PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1.
Đặt vấn đề
Việt Nam là một nước nằm ở vùng nhiệt đới có độ ẩm cao rất phù hợp với
sự phát triển của nhiều loại vi sinh vật và chính vì thế con người và động vật dễ
dàng bị mắc các bệnh truyền nhiễm. Hằng năm, các bệnh truyền nhiễm ở vật
nuôi, đặc biệt là bệnh lở mồm long móng, bệnh tụ huyết trùng, bệnh Newcastle
và bệnh do Salmonella gây thiệt hại rất lớn cho ngành chăn nuôi nước ta.
Bệnh lở mồm long móng (LMLM) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính lây
lan mạnh, nhanh và rộng của các loài động vật móng guốc chẻ đôi (trâu, bò, lợn,
dê, cừu). Bệnh LMLM gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp
đến các hoạt động thương mại, đặc biệt là việc buôn bán gia súc và sản phẩm
động vật; bệnh được Tổ chức Thú y Thế giới (OIE) xếp đầu danh mục bảng A
các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở gia súc [1], [6].
Bệnh LMLM gây ra bởi loài virus thuộc họ Picornaviridae, giống
Aphthovirus. Virus có 7 chủng là chủng A, O, C, SAT1, SAT2, SAT3 và Asia1
nhưng có chủng phụ được phân biệt bằng miễn dịch học và huyết thanh học,
chúng có độc lực khác nhau [5], [7]. Thời gian gần đây, có nhiều bằng chứng
cho thấy rằng có thể trong nguồn virus LMLM gây bệnh ở Việt Nam đã xuất
hiện các chủng/serotype/ topotype mới làm phức tạp hóa chương trình khống
chế bằng vaccine và khoanh vùng dịch tễ học, cần chẩn đoán, xét nghiệm kịp
thời để khống chế [9].
Quảng Ninh là một huyện của tỉnh Quảng Bình, phía Nam giáp huyện Lệ
Thủy, phía Bắc giáp thành phố Đồng Hới, phía Đông giáp biển Đông, phía Tây
là dãy Trường Sơn, giáp biên giới Lào. Sông ngòi chính chảy qua huyện này chủ
yếu là sông Long Đại, một chi lưu của sông Nhật Lệ. Huyện Quảng Ninh có
tuyến quốc lộ 1A chạy qua, đường Hồ Chí Minh, đường sắt Bắc-Nam chạy qua
khu vực trung du của huyện. Trung tâm huyện nằm cách 12 km về phía nam
của sân bay Đồng Hới. Địa hình Quảng Ninh hẹp và dốc từ phía Tây sang phía
Đông, 85% tổng diện tích tự nhiên là đồi núi. Toàn bộ diện tích được chia thành
vùng sinh thái cơ bản: Vùng đồi núi, vùng bán sơn địa, vùng đồng bằng và ven
biển, tập quán chăn nuôi trâu bò của người dân vùng núi chủ yếu chăn thả tự do
trong rừng, rất khó kiểm soát và triển khai biện pháp tiêm phòng. Mặt khác, do thời
tiết khắc nghiệt, đặc biệt là lũ lụt, mạng lưới giao thông giao lưu hàng hoá BắcNam, vận tải xuất, nhập khẩu, quá cảnh và luân chuyển hàng hoá nội tỉnh thuận lợi
1
nên việc buôn bán vận chuyển gia súc rất phát triển. Đây cũng là điều kiện phát
sinh và lây lan mạnh dịch bệnh cho gia súc, nhất là dịch bệnh lở mồm long
móng [49].
Trong những năm gần đây, bệnh LMLM thường xuyên xảy ra trên địa bàn
các tỉnh Bắc Trung bộ. Sáu tháng đầu năm 2014 trong vùng Bắc Trung bộ bệnh
LMLM đã xảy ra tại 15 xã, 10 huyện, 03 tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Trị và Nghệ An
làm mắc bệnh 219 con (63 con trâu, 138 con bò), chết và tiêu huỷ 03 con. Quảng
Bình là một tỉnh tiếp giáp, nguy cơ nhiễm dịch bệnh LMLM là rất cao, song
chưa có báo cáo về dịch bệnh. Đáng lưu ý, theo điều tra cuối tháng 6/2014 dịch
LMLM bắt đầu xuất hiện tại tại một số thôn thuộc xã Vạn Ninh, huyện Quảng
Ninh, Quảng Bình gây bệnh cho đàn trâu bò của địa phương này, có nguy cơ lây
lan trên diện rộng [4].
Chương trình quốc gia của nước ta hiện nay chỉ sử dụng vaccine type O.
Trong khi diễn biến dịch bệnh LMLM ở nước ta hiện nay đang diễn biến phức
tạp, đặc biệt trong vùng Bắc Trung bộ có sự lưu hành cả 2 type O và A sẽ là vấn
đề khó khăn cho chiến lược Quốc gia và các tỉnh trong vùng về phòng chống
bệnh lở mồm long móng, nhiều khi ổ dịch đã tiêm phòng vẫn tái mắc làm cho
người dân không tin tưởng vào việc tiêm phòng [5].
Từ thực tế đó, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Giám sát huyết
thanh học và xác định một số yếu tố nguy cơ gây bệnh lở mồm long móng
trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình”.
1.2.
Mục tiêu
- Xác định được sự lưu hành của virus LMLM thông qua phát hiện kháng
thể 3ABC ở trâu, bò nuôi tại huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.
- Xác định một số yếu tố nguy cơ làm phát sinh và lây lan dịch LMLM ở
trâu, bò trên địa bàn nghiên cứu.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Cung cấp thông tin và số liệu cụ thể, cùng những luận chứng khoa học
về sự lưu hành của virus LMLM ở trâu, bò trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh
Quảng Bình.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài đánh giá đúng tình hình dịch bệnh, mức
độ lưu hành virus LMLM trên địa bàn nghiên cứu, làm cơ sở cho các nhà chăn
nuôi, cơ quan quản lý nhà nước về thú y đưa ra giải pháp, xây dựng kế hoạch
phòng chống dịch hiệu quả.
2
PHẦN 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Tổng quát về bệnh LMLM
2.1.1. Giới thiệu chung về bệnh LMLM
Bệnh lở mồm long móng có nhiều tên gọi khác nhau:
-
Foot and mouth disease (tiếng Anh)
-
Aphtae Epizooticae (tiếng La tinh)
-
Feivre Aphteuse (tiếng Pháp)
-
Feivre Aftosa (tiếng Tây Ban Nha)
Bệnh lở mồm long móng là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm của động vật
móng guốc chẵn như: trâu, bò, lợn, dê, hươi, nai…[1], [6], [7]. Sự nguy hiểm
của bệnh là khả năng lây lan rất nhanh, rất mạnh. Sự lây lan không chỉ do tiếp
xúc giữa động vật khỏe với động vật mắc bệnh mà còn qua nhiều con đường kể
cả qua không khí. Vì vậy, bệnh thường phát thành đại dịch gây thiệt hại về chăn
nuôi, ảnh hưởng đến kinh tế xã hội nhiều nước thuộc nhiều châu lục trên thế
giới. Do bệnh không lây lan sang người nên đôi khi công tác phòng chống dịch
bệnh không nhận được sự hưởng ứng và tham gia tích cực của cộng đồng.
Bệnh thường gây thiệt hại lớn cho các loài gia súc chăn nuôi cao sản như
bò sữa, bò thịt, lợn hướng nạc. Gia súc mắc bệnh thường giảm tăng trọng, giảm
sản lượng sữa và là động vật mang trùng, vì vậy các nước có nền chăn nuôi,
kinh tế phát triển rất quan tâm. Mặc dù xuất hiện như một loại bệnh nhẹ, có tỷ lệ
tử vong thấp ngoại trừ những con vật non, từ 2-5% đối với gia súc trưởng thành
và 20-50% ở đàn gia súc như bê, nghé, lợn con. Ở gia súc sinh sản, bệnh LMLM
làm sảy thai khoảng 25% động vật có chửa, sản lượng sữa giảm 50% do viêm vú
và lượng sữa thu được phải trải qua nhiều khâu khử trùng phức tạp mới sử dụng
được. Điều này cho thấy sự thiệt hại rất trầm trọng về kinh tế do bệnh LMLM
gây ra [46].
Bệnh LMLM được đặt ở vị trí số 2 bảng A trong danh mục các bệnh
truyền nhiễm ở gia súc vì khi dịch bệnh xảy ra gây hậu quả nghiêm trọng cho
nền kinh tế, xã hội cũng như các vấn đề về môi trường ở khu vực có dịch.
2.1.2. Lịch sử bệnh LMLM
Lần đầu tiên trên thế giới bệnh LMLM được Fracstorius phát hiện và mô
tả ở Italia vào năm 1514, sau đó bệnh lan sang nhiều nước ở châu Âu. Virus
3
LMLM được hai nhà khoa học Đức là Loefler và Frosch phân lập lầu đầu tiên
vào năm 1897 [39]. Cho đến năm 1922, hai nhà khoa học Pháp Vallée và Carée
lần đầu tiên phát hiện ra sự tồn tại của hai type virus gây bệnh LMLM ở bò được
gọi là type O (phân lập được tại vùng Oisée – Pháp) và type A (phân lập được
tại vùng Ardène – Pháp) có trong đàn bò nhập từ Đức. Năm 1926, hai nhà khoa
học Đức là Waldmann và Trautwein đã phân lập được 3 type virus LMLM và
đặt tên là A, B, C [2]. Nhưng sau đó các nhà khoa học thấy rằng hai type A và B
có đặc tính giống với 2 type O và A mà hai nhà khoa học Pháp đã phân lập được
trước đó. Cho đến năm 1952, các nhà khoa học trên thế giới đã thống nhất gọi
các type là O, A, C [16]. Những type SAT1, SAT2, SAT3 (Southern African
Teritoties) tìm thấy ở Nam Phi và được giám định tại viện nghiên cứu Pirbright
(Anh) trên các bệnh phẩm bò ở miền Nam và Bắc Rhodesia. Các type này chủ
yếu có trên lục địa Châu Phi (Nam, Trung và Đông Phi, Saudan, Ai cập…) phổ
biến nhất là các type SAT1. Cuối cùng, type Asia 1 do Brooksby và Rogere
(1957) tìm thấy ở Pakistan, đây là type hay gây bệnh phổ biến ở lục địa Châu Á
(cận Đông, Ấn Độ, Pakistan, Thái Lan, Trung Quốc, Lào, Hồng Kông…) [2].
2.2. Tình hình dịch bệnh LMLM trong nước và trên thế giới
2.2.1. Tình hình dịch bệnh LMLM ở trên thế giới
Bệnh LMLM đã xuất hiện ở nhiều nước thuộc Châu Á, Châu Phi, Mỹ La
tinh và Châu Âu. Điển hình là trong những năm 1981-1985, dịch xuất hiện ở 80
nước, gây nên tổn thất lớn cho nền kinh tế của những nước này [45]. Năm 1997,
dịch xảy ra ở lợn trên toàn lãnh thổ Đài Loan, gây thiệt hại nặng nề về kinh tế và
để lại hậu quả xấu cho ngành chăn nuôi lợn trong nhiều năm. Các nước Nhật
Bản và Hàn Quốc là những nước từ lâu không có bệnh LMLM nhưng đến năm
2000 đã xuất hiện bệnh này [12]. Tại Châu Âu năm 2001, dịch đầu tiên xảy ra ở
Anh, sau đó lan sang Pháp, Hà Lan, Ireland qua con đường vận chuyển gia súc.
Từ khi ngừng việc sử dụng vaccine ở các nước thuộc Liên minh Châu Âu (EU)
1991, đã có những ổ dịch nhỏ xảy ra ở Italia 1993; Hy Lạp 1994-1996; Nga
1995. Tính đến tháng 4 năm 2000 ở Nga đã phát hiện một ổ dịch tại một làng ở
Viễn Đông, 625 trong số 965 con lợn của đàn bị mắc bệnh, 111 con bị chết do
virus LMLM type O gây ra. Nga tiếp tục dùng vaccine xung quanh Moscow vì ở
đây có sân bay quốc tế và gần các nhà máy sản xuất vaccine. Việc tiêm phòng
cũng được tiến hành dọc theo biên giới phía Nam của Nga. Từ những bằng
chứng vừa nêu, có thể khẳng định chưa bao giờ Châu Âu hoàn toàn không có
dịch bệnh LMLM. Các ổ dịch nổ ra lặp đi lặp lại, một số đó được khẳng định và
một số vẫn chưa có bằng chứng xác đáng. Nguyên nhân chính của việc tái phát
4
các vụ dịch được cho là do sự di chuyển bất hợp pháp gia súc sống từ vùng
Anatolia của Thổ Nhĩ Kỳ vào phần lãnh thổ của Thổ Nhĩ Kỳ ở Châu Âu [2], [17].
Trong thập kỷ 90 và trong khoảng 8 năm trở lại đây tại Nam Mỹ, Chile,
Guyana, Suriname không thấy bệnh LMLM cho thấy đã có những tiến bộ đáng
kể về hiệu quả của các chương trình khống chế bệnh LMLM. Mặc dù các bằng
chứng đưa ra kém thuyết phục hơn nhưng một số nước khác như Argentina,
Paraguay, Uruguay, Bolivia, Colombia, Brazil… cũng rất cố gắng trong việc
phòng chống bệnh LMLM với kết quả làm giảm thiểu số lượng ổ dịch được
công bố [47].
Tại Châu Á, virus LMLM thuộc type O và A có mặt ở hầu hết các nước
vùng Trung Đông, cùng với sự thâm nhập của type Asia 1 vào Saudi Arabia. Ở
Ấn Độ số lượng đầu gia súc là rất lớn, ước tính 164 triệu cừu, dê; 200 triệu bò;
80 triệu trâu… việc khống chế bệnh LMLM là rất khó. Virus type O, A, C, Asia
1 lưu hành khắp nơi và những cố gắng của người chăn nuôi bò sữa tìm cách
khống chế bệnh một cách riêng rẽ đều không đem lại kết quả. Hơn nữa các nước
láng giềng như Pakistan, Bhutan, Nepal, Bangladesh đã làm lây nhiễm nhiều
chủng loại virus LMLM của họ cho Ấn Độ [40].
Trung Quốc và Việt Nam là hai nước láng giềng, có chung đường biên
giới rất dài, là nước thường xuyên có bệnh LMLM, việc buôn bán trao đổi
hàng hóa giữa Việt Nam và Trung Quốc, nhất là việc buôn bán vận chuyển
trái phép động vật và sản phẩm động vật là nguyên nhân lây lan dịch bệnh
giữa hai nước [50].
Ở khu vực Đông Nam Á, một số nước có dịch như Lào, Campuchia, Thái
Lan, Myanmar, Philippines, Malaysia và Viêt Nam đã chịu những thiệt hại rất
lớn do dịch gây ra. Ở Thái Lan, khi bị dịch này, chính phủ đã chi mỗi năm hàng
triệu USD để khống chế dịch. Ngoài ra, Liên Hợp Quốc còn hỗ trợ thêm 36 triệu
USD để thành lập Trung tâm chẩn đoán LMLM để định chủng virus, nghiên cứu
dịch tễ và sản xuất vaccine. Thái Lan đã có 7/9 vùng kinh tế đã sạch bệnh và ở 7
vùng này vẫn xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật và nông sản đi nhiều nước
với số lượng lớn. Indonesia đã thanh toán được bệnh này từ năm 1983,
Phillippines đã được Tổ chức Thú ý Thế giới OIE công nhận an toàn ở vùng
Mindanao, Visay và Luzon [41].
Theo báo cáo tình hình dịch bệnh LMLM hàng tháng trên thế giới của tổ
chức FAO vào tháng 6 năm 2013, từ năm 2010 đến 2013 sự lưu hành của virus
LMLM được chia làm 7 vùng (pool) tùy thuộc vào đặc điểm của virus. Các
5
nước thuộc vùng Đông Nam Á và Trung Quốc thuộc vùng 1 (pool 1). Virus
LMLM có 07 serotype : O, A, Asia 1, SAT 1, SAT 2, SAT3 và C, từ 2004
không phát hiện được serotype C. Virus LMLM lưu hành tại vùng 1 và vùng 2
là O, A và Asia 1, nhưng đặc điểm của các virus này là khác nhau giữa hai vùng
[48].
Virus LMLM type A/ASIA Sea - 97 đã lưu hành trong khu vực giữa
Đông Á vào năm 2012 - 2013. Phân tích di truyền của loại virus LMLM type A
(A GDMM -CHA - 2013- S ( LVRI )) thu thập vào tháng 3 năm 2013 từ gia súc
và lợn ở Bắc Trung Quốc (Quận Chengbey, Tây Ninh, Thanh Hải ) và kiểu gen
của một virus phân lập ở Nga (A/Zabaikalsky/RUS/2013) được lấy mẫu vào
tháng ba năm 2013 từ gia súc vùng Molodezhny, huyện Priargunsky,
Zabaikalsky kray, Đông - Nam Liên bang Nga (gần biên giới Trung Quốc) cho
thấy có mối quan hệ di truyền gần gũi (đặc tính di truyền của cả hai chủng có tỷ
lệ tương đồng 99,06 % trong vùng mã hóa VP1) [48]. Sự lưu hành virus LMLM
thành các vùng theo đặc điểm của virus trên thế giới từ 2010-2013 được trình
bày trong bản đồ hình 2.1.
Hình 2.1. Sự lưu hành virus LMLM thành các vùng theo đặc điểm của virus
trên thế giới từ 2010-2013 [48]
6
Nhiều nước trên thế giới đã thanh toán được bệnh dịch LMLM như
Australia, New Zealand, các nước thuộc quần đảo Thái Bình Dương, các nước
thuộc EU, các nước thuộc vùng Bắc Trung Mỹ. Các nước trên đều phải thực
hiện một chương trình quốc gia về tiêm phòng nhiều năm, kiểm dịch và các biện
pháp khác theo quy định của Tổ chức Thú y thế giới [41].
2.2.2. Tình hình dịch bệnh LMLM ở Việt Nam
Ở Việt Nam, bệnh được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1898 tại Nha
Trang , sau đó dịch lan ra cả nước. Từ trước năm 2003 chỉ có virut LMLM typ
O các topotyp O1 Manisa, ME-SA (Pan-Asia) hoặc Cathay ở lợn, sau đó virut
typ A và Asia 1 lần lượt xuất hiện [8]. Cùng thời gian này bệnh xuất hiện ở các
nước lân cận như Lào, Campuchia, Thái Lan…
Trong gần trọn một thế kỷ, bệnh này đã tồn tại và phát triển trên địa bàn
107 trong tổng số 229 huyện thuộc 26 tỉnh, gây nên hàng trăm ổ dịch, làm cho
hàng chục vạn trâu, bò và lợn bị bệnh.
Từ đầu năm 2009-2010 dịch đã xảy ra ở 221 xã thuộc 84 huyện của 26
tỉnh, thành phố với tổng số 7519 gia súc mắc bệnh, 416 con phải tiêu hủy. Trong
số gia súc mắc bệnh gồm: Trâu 2993 con, bò 4085 con và lợn 494 con. Dịch
LMLM xảy ra trên địa bàn các tỉnh Bắc Trung bộ (Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa
Thiên Huế, Quảng Trị), Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên (Quảng Nam,
Quảng Ngãi, Phú Yên, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông); các tỉnh miền núi phía
Bắc (Lào Cai, Yên Bái, Bắc Cạn, Hà Giang, Tuyên Quang, Quảng Ninh, Sơn
La, Lạng Sơn). Dịch xảy ra trên quy mô rộng vào tháng 9/2009, cao điểm nhất
có 90 ổ dịch xuất hiện trong tháng, sau đó ổ dịch đã giảm trong các tháng tiếp
theo [15].
Dịch LMLM đã xảy ra trên diện rộng tại một số tỉnh: Đăk Lăk (15 xã của
9 huyện/thị với 583 con bò, 24 con trâu mắc bệnh), Kon Tum (35 xã của 7
huyện/thị với 701 con trâu, 747 con bò, 66 con lợn mắc bệnh), Nghệ An (21 xã
của 7 huyện/thị với 314 con trâu, 285 con bò, 121 con lợn mắc bệnh), Hà Giang
(23 xã của 5 huyện/thị với 51 con trâu và 318 con bò mắc bệnh), Quảng Ninh
(11 xã của 4 huyện với 201 con trâu mắc bệnh), Quảng Ngãi (10 xã của 4
huyện/thị với 249 con bò mắc bệnh). Đáng lưu ý là dịch LMLM đã tái phát và
dây dưa kéo dài tại một số tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Nghệ An, Hà Tĩnh, Tuyên
Quang, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ninh, Quảng Nam [15].
Kon Tum: Diễn ra từ ngày 9/1/2009 kéo dài đến tháng 3/2009. Trong đợt
này số xã có dịch là 34 xã thuộc 6 huyện với tổng số gia súc mắc bệnh là 1140
gia súc (401 con trâu, 673 con bò và 66 con lợn). Số gia súc chết và tiêu hủy là
185 con (12 con trâu, 72 con bò và 66 con lợn).
7
Gia Lai: Từ 27/4/2009 đến cuối tháng 5/2009, trong đợt dịch này có 1 xã
thuộc 1 huyện có dịch với 70 gia súc mắc bệnh. Từ 27/9/2009 đến cuối tháng
10/2009 có 3 xã thuộc 2 huyện có dịch với tổng gia súc mắc bệnh là 5 con trâu,
118 con bò.
Hà Tĩnh: Ngày 24/9/2009 dịch đã xảy ra ở 1 xã thuộc 1 huyện có dịch với
số gia súc mắc bệnh là 9 con trâu, bò. Ngày 5/8/2009 đến đầu 2010, dịch đã xảy
ra tại 5 huyện với 17 xã có dịch với tổng số gia súc mắc bệnh là 309 con (99 con
trâu, 162 con bò và 48 con lợn).
Nghệ An: Từ đầu năm 2009- 2010, có 16 xã thuộc 5 huyện có dịch với
tổng số 298 con trâu, 281 con bò va 121 con lợn [15].
Hiện nay, Virus LMLM type O hiện lưu hành tại các tỉnh: Bắc Kạn , Bắc
Ninh, Cà Mau, Cao Bằng, Đăk Lăk, Hà Tĩnh, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Long An,
Nghệ An, Phú Yên, Quảng Nam, Quảng Trị, Sơn La, Tiền Giang, Thanh Hóa và
Vĩnh Long. Virus LMLM type A hiện lưu hành chủ yếu tại các tỉnh: Hà Tĩnh
(mẫu được lấy tại thị xã Hồng Lĩnh và huyện Can Lộc), Thanh Hóa (huyện
Quảng Xương), Quảng Nam (huyện Tây Giang) và Quảng Trị (huyện Triệu
Phong) [51].
Thời gian gần đây, có nhiều bằng chứng cho thấy rằng có thể trong nguồn
virus LMLM gây bệnh ở Việt Nam đã xuất hiện các chủng/serotype/ topotype
mới làm phức tạp hóa chương trình khống chế bằng vaccine và khoanh vùng
dịch tễ học.
2.3. Đặc điểm sinh học của virus LMLM
2.3.1. Đặc điểm cấu trúc chung của virus thuộc họ Picornaviridae
Đây là virus nhỏ không có áo ngoài, đối xứng khối 20 mặt đều, đường
kính 22 - 30 nm. Capsid có mặt ngoài nhẵn, tròn, lõi gồm RNA một sợi dương,
duỗi thẳng, dài 7,5 - 8,5 kb, và protein VPg liên kết với RNA.
Genome cấu tạo từ 1 phân tử RNA một sợi dương trực tỏa, phân tử lượng
2,4 - 2,7 x 106 (khoảng 7,5 - 8,5 kb), có chuỗi poly-A ở đầu 3', còn đầu 5' kết
hợp cộng hóa trị với phân tử protein VPg có phân tử lượng khoảng 2.400 Da.
RNA virus có tính cảm nhiễm.
Capsid các Picornavirus cấu thành từ 60 tiểu đơn vị protein (protomer) có
thành phần từ 4 loại protein cấu trúc virus (VP1, VP2, VP3 và VP4). Bốn loại
protein cấu trúc này có được nhờ phân cắt một protein khổng lồ duy nhất.
Protomer (tiểu đơn vị protein) có phân tử lượng từ 80 đến 97 kDa, nhưng cũng
có loại virus có sự phân cắt không hoàn toàn [10].
8
2.3.2. Đặc điểm hình thái, cấu tạo của virus LMLM
Virus gây bệnh LMLM là loại virus nhỏ nhất thuộc họ Picornavirideae,
nhóm Aphthovirus, có kích thước 20-30 nm, có cấu trúc đa diện 30 mặt đều, hạt
virus chứa 30% acid nucleic, là một đoạn RNA. Vỏ capsid có 60 đơn vị gọi là
capsome, mỗi capsome có 4 loại protein (VP1, VP2, VP3, VP4) trong đó VP1
có vai trò quan trọng nhất trong việc gây bệnh, cũng như là loại kháng nguyên
chính tạo kháng thể chống lại virus gây bệnh LMLM [19]. Vì thế, người ta đã
tiến hành giải trình tự 1 phần hoặc toàn bộ gen mã hoá VP1 để phân chia chúng
thành các serotype và các subtype [37]. Sự sai khác về bộ gen là nguyên nhân
tạo ra các biến type, đặc biệt thông qua sự đa dạng của phân tử VP1. Hình thái
và cấu trúc của virus LMLM được trình bày ở hình 2.2.
A. Virus LMLM dưới kính
hiển vi điện tử
B. Mô hình cấu trúc
của hạt virion LMLM
D. Hạt virion của virus LMLM
(Nguồn:ology.w
isc.edu/virusworld/images/fmdv1qgc.jpg)
C. Cấu tạo kháng
nguyên
E. Cấu trúc kháng nguyên virus
LMLM
(Nguồn:chemsoctrans.o
rg/bst/035/0594/bst0350594f01.htm)
F. Sơ đồ cấu trúc gen của virus LMLM
Hình 2.2. Hình thái và cấu trúc của virus LMLM
9
Hằng số lắng (S) của hạt virus như sau: Hạt virus hoàn chỉnh (virion) có
hằng số lắng 140S; phần vỏ capsid không có RNA là 75S; mảnh protein của
capsid bao quanh RNA (dài 8 kilobases) là 12S khi bị tác động bởi nhiệt độ, môi
trường acid hoặc nồng độ ion thấp.
Virus LMLM là loại virus không có vỏ bọc, lớp ngoài cùng của chúng
được cấu tạo bởi một màng lipid [43]. Do vậy chúng có sức đề kháng cao đối
với các loại dung môi hữu cơ (như cồn, ete…). Tuy nhiên, virus LMLM lại rất
mẫn cảm với ánh sáng mặt trời, acid, formol…
2.3.3. Phân loại virus LMLM
Bệnh gây ra bởi chủng virus thuộc họ Picornaviridae, nhóm Aphthovirus.
Virus có 2 đặc tính quan trọng là tính đa type và tính dễ biến đổi kháng nguyên.
Virus LMLM có 7 type là type A, O, C, SAT1, SAT2, SAT3 và Asia 1, các type
khác nhau có độc lực khác nhau [2], [7]. Những virus này thường biến hóa
không ngừng thành những chủng phụ mới có khác biệt về tính kháng nguyên,
tồn tại bền vững, đã có hơn 70 phân type được xác định , vì vậy phải thường
xuyên chẩn đoán định chủng virus chính xác qua xét nghiệm tại phòng thí
nghiệm thì mới chọn được loại vaccine thích hợp để phòng cho từng vùng và
từng thời kỳ. Các type virus LMLM gây những triệu chứng lâm sàng giống
nhau, nhưng không có miễn dịch bảo hộ chéo với nhau. Đây chính là một khó
khăn về kỹ thuật và gây tốn phí lớn về kinh tế trong việc sản xuất vaccine phòng
bệnh thích hợp cho từng khu vực dịch.
Phương pháp phân loại virus chủ yếu dựa trên kháng nguyên. Cho đến
nay chưa phát hiện thêm type nào mới nhưng các chủng virus LMLM do có
genome là RNA nên liên tục có sự biến đổi tạo ra các subtype mới. Trước đây
các subtype thường được ký hiệu bằng số mũ như O 1, A32…thì nay người ta
thống nhất ký hiệu là O1, A32…[8]
2.3.4. Đặc tính kháng nguyên của virus LMLM
Virus có cấu trúc kháng nguyên một sợi, không có tính sinh kháng thể và
đặc tính kháng nguyên nhưng có vai trò trong gây nhiễm. Những protein tạo nên
capside có tính chất kháng nguyên và tạo nên kháng thể, gồm 4 loại: VP1, VP2,
VP3, VP4. VP1, VP2, VP3 tạo nên một bề mặt của khối 20 mặt đối xứng (phân
tử 12S) còn VP4 là protein bên trong capside. VP1 ở ngoài cùng tham gia trong
việc cố định virus trên những tế bào và tạo nên một trong những yếu tố cấu trúc
sinh miễn dịch cơ bản. VP1 đóng vai trò quan trọng trong việc gây bệnh và là
kháng nguyên chính tạo ra kháng thể chống lại bệnh LMLM [19].
10
Các type và subtype có kháng nguyên bề mặt khác nhau và chúng không
có miễn dịch chéo. Mặt khác, bản chất virus là ARN, với áp lực của hệ thống
miễn dịch, virus có thể biến đổi về vật chất di truyền lẫn kháng nguyên bề mặt
làm xuất hiện chủng mới [1].
2.3.5. Độc lực của virus LMLM
Độc lực biểu hiện mức độ cụ thể của tính gây bệnh. Đương nhiên, đại
lượng này không chỉ diễn tả hay đánh giá đặc tính của mầm bệnh nói chung mà
là đặc tính đối với loại cơ thể ký chủ cụ thể. Như vậy, độc lực còn nói lên khả
năng chống đỡ của ký chủ cụ thể đối với mầm bệnh xác định. Một mầm bệnh có
thể có độc lực cao đối với cá thể này hay loài này nhưng lại có độc lực thấp hoặc
không có độc lực đối với cá thể khác hay loài khác [11].
Đối với virus LMLM, mọi chủng virus đều được coi là cường độc, không
có chủng nhược độc. Về mặt lâm sàng, động vật nhiễm virus có thể biểu hiện
triệu chứng lâm sàng dưới nhiều mức độ khác nhau, từ nặng đến nhẹ hay thậm
chí là ở thể ẩn. Ngay trong cùng một ổ dịch (do cùng một loại virus gây ra), ta
có thể thấy nhiều dạng bệnh khác nhau [19].
Ở virus LMLM, tính kháng nguyên và độc lực là hai phạm trù hoàn toàn
độc lập với nhau. Đối vói một số virus khác, khi bị nhược độc thì tính kháng
nguyên có khả năng giảm đi hoặc khả năng gây bệnh cho một loài động vật này
có thể gắn liền với một tính kháng nguyên riêng biệt nào đó. Virus LMLM
không có các đặc điểm trên. Do vậy, ta có thể thấy các hiện tượng sau: một
chủng virus có cùng một tính kháng nguyên lần này hoặc nơi này thì chỉ gây
bệnh cho lợn nhưng lần khác hoặc nơi khác thì lại chỉ gây bệnh cho bò hay cho
cả hai loài.
2.3.6. Nuôi cấy và lưu giữ virus LMLM
Virus LMLM là virus có tính hướng thượng bì, nên nhiều tác giả đã nuôi
cấy chúng trên da của thai lợn, thai bò còn sống (giữ thai sống bằng phương
pháp nhân tạo).
Nếu nuôi cấy virus trên động vật thí nghiệm như thỏ, chuột lang,
chuột nhắt trưởng thành thì virus hay bị biến đổi và thường mất đặc tính
gây bệnh [17].
Nuôi cấy trên màng niệu của nang trứng thì kết quả không chắc chắn, có
khi được có khi không.
Tổ chức để nuôi cấy thích hợp nhất cho virus LMLM là thượng bì lưỡi bò
trưởng thành, lưỡi phải lấy ngay khi mổ bò, giữ lạnh ở 2-3ºC và chỉ sử dụng
11
được trong vòng 8 ngày. Phương pháp này cho kết quả tốt và ưu điểm là độc lực
của virus sau nhiều lần tiếp đời vẫn cao đối với bò và động vật thí nghiệm. Do
đó, người ta thường dùng phương pháp này để chế vaccine vô hoạt.
Ngoài ra, có thể nuôi cấy virus LMLM trên môi trường tế bào. Tốt nhất là
tế bào lấy từ tuyến yên của bò hoặc của lợn, thận bê hoặc cừu non hoặc các dòng
tế bào mẫn cảm như tế bào BHK (Baby Hamster Kidney). Sau khi cấy virus vào
các môi trường tế bào này, để tủ ấm 37ºC trong 24-72 giờ, virus sẽ làm huỷ hoại
tế bào nuôi [27].
2.3.7. Sức đề kháng của virus LMLM
Virus LMLM là loại không có vỏ bọc, do vậy chúng có sức đề kháng cao
đối với các dung môi hữu cơ (cồn, ete…). Điều này có ý nghĩa thực tiễn là
không nên dùng cồn để sát khuẩn vì virus LMLM không bị cồn phá hủy. Virus
bền vững trong khoảng 7- 7.7, nhanh chóng bị vô hoạt ở nhiệt độ cao hoặc thấp
(pH<2 hoặc pH>11). Virus mất hoàn toàn khả năng phơi nhiễm ở pH<6 [19].
Virus tồn tại dai dẳng qua các năm ở vùng nhiễm bệnh (chuồng trại, bãi
chăn,…), 10-12 tuần trên các quần áo, thức ăn, 1 tháng trên lông.
Virus kém chịu nhiệt. Nhiệt độ từ 30-37 ºC virus sống 4-9 ngày, ở 6070ºC thì virus chết sau 5-10 phút, đun sôi 100 ºC virus chết ngay. Trong mặt đất
ẩm, virus có thể duy trì độc lực 42 ngày về mùa hè, 146-163 ngày về mùa đông.
Trong tủy xương, nước bọt virus có thể sống 40 ngày. Virus có thể tồn tại lâu
trong da muối và thịt đông lạnh [6].
Tuy nhiên, virus LMLM bị phá hủy nhanh bởi ánh sáng mặt trời, acid,
NaOH, formol, glutaraldehyde, gốc phenol… nên có thể dùng các loại acid nhẹ
như dấm ăn, phèn chua, chanh, khế, acid lactic… để diệt virus LMLM ở các vết
thương trên cơ thể của động vật bệnh và sử dụng thuốc sát trùng dạng NaOH,
formol, glutaraldehyde, gốc phenol… để tiêu độc khử trùng môi trường và vật
dụng chăn nuôi. Trong thực tiễn, người ta dùng NaOH 0,5% để sát trùng thân
thể gia súc và người, còn dùng dung dịch NaOH 1% để sát trùng dụng cụ, khi
dùng cho thêm sữa vôi 5% [37].
2.4. Dịch tễ học bệnh LMLM
2.4.1. Động vật cảm nhiễm
Virus LMLM gây bệnh tự nhiên ở các loài động vật có móng guốc chẵn
(trâu, bò, heo, dê, cừu,…). Người và động vật ăn thịt cũng có thể mắc bệnh
LMLM. Tuy nhiên, bệnh LMLM ở người không có ý nghĩa về mặt lâm sàng và
bệnh lý.
12
Động vật ở các lứa tuổi đều có thể mắc bệnh, nhưng gia súc non thường
mắc bệnh nặng hơn gia súc trưởng thành [27].
Mức độ mẫn cảm giữa các loài không giống nhau. Các loài động vật
móng guốc có độ mẫn cảm ngang nhau nhưng mức độ phát bệnh lâm sàng khác
nhau. Trâu bò mắc bệnh nhiều nhất, bệnh thường biểu hiện rõ và nặng hơn, sau
đó đến lợn và sau cùng là dê cừu. Chó mèo rất ít khi nhiễm bệnh, ngựa và gia
cầm, chim không mắc bệnh nhưng người ta có thể gây bệnh cho vịt, voi, lạc đà
và nhiều loại sơn dương cũng mắc bệnh. Trong phòng thí nghiệm, chuột lang,
chuột bạch, chuột đồng, chuột Hamster dễ cảm nhiễm. Khía da bàn chân của
chuột lang rồi chà xát bệnh phẩm có virus lên thì sau 12-24 giờ quan sát thấy có
nổi mụn nhỏ, màu đỏ, có thủy thũng, đau chỗ khía, sau 48-72 giờ thấy nổi mụn
nước đặc trưng, nhiễm trùng toàn thân, xuất hiện nhiều mụn ở miệng, lưỡi, lợi
và có tình trạng thần kinh với triệu chứng tê liệt, co giật [19], [23].
2.4.2. Chất chứa virus
Ở cơ thể động vật bị bệnh, virus LMLM có nhiều ở trong các bệnh tích
đặc hiệu, các mụn nước, các dịch mụn nước và màng bọc mụn. Virus chứa nhiều
nhất trong mụn sơ phát nhưng sẽ không còn độc lực vào ngày thứ 4 sau khi vỡ
ra. Virus được thải ra ngoài qua nước miếng lẫn dịch mụn và mảnh ngoại bị của
mụn bị vỡ ra trên niêm mạc lưỡi và miệng. Mụn nước ở chân, đầu vú và các nơi
khác như sữa, nước tiểu, nước mắt, nước mũi…thì chứa ít virus hơn và có thể
kéo dài 11-13 ngày.
Ở lợn, virus tồn tại rất nhiều ở hầu và họng. Chính vì vậy mà nguy cơ
virus thải ra đường hô hấp là rất cao [35].
Tường, nền, máng ăn, độn lót chuồng, rơm cỏ, các đồ vật dụng cụ chăn
nuôi và chuồng nuôi động vật bệnh đều có thể chứa virus. Sự lan tràn của virus
là do chất bài tiết và bài xuất có trước khi xuất hiện triệu chứng lâm sàng [2].
2.4.3. Đường xâm nhập
Virus LMLM có thể xâm nhập vào cơ thể động vật cảm nhiễm bằng nhiều
con đường.
Theo Lê Anh Phụng (2006), trong tự nhiên, hai con đường xâm nhập
chính của virus là đường hô hấp và đường tiêu hóa. Ngoài ra, virus còn xâm
nhập qua vết thương, qua đường sinh dục,…[3].
Ở đường hô hấp, sau khi virus phát triển ở vùng cuống họng, virus lan
sang vùng kế cận, vào hệ thống tuần hoàn và hệ lâm ba dẫn tới các tế bào, cơ
13
quan khắp cơ thể. Trong phòng thí nghiệm, người ta gây cảm nhiễm bằng cách
tiêm nội bì và có hiệu quả nhất. Bò và lợn, tiêm virus ở nội bì niêm mạc lưỡi.
Chuột lang thì tiêm vào nội bì gan bàn chân. Những đường tiêm bắp thịt, dưới
da, tĩnh mạch,… cho kết quả không chắc chắn và đòi hỏi liều virus cao hơn [2].
2.4.4. Đường truyền lây
Bệnh có thể truyền trực tiếp giữ động vật ốm và động vật khỏe, lây truyền
qua phân, nước tiểu, dụng cụ chăn nuôi. Chó mèo, gia cầm không mắc bệnh
nhưng cũng là môi giới truyền mầm bệnh. Bệnh có thể lây truyền qua phương
tiện vận tải như xe máy, ô tô. Ngoài ra, động vật khỏi bệnh luôn là nguồn
gieo rắc mầm bệnh, do đó thời gian dịch bệnh kéo dài khó dập tắt ở một địa
phương [7].
Dịch lây lan mạnh là do việc buôn bán vận chuyển động vật, sản phẩm
động vật từ các nước láng giềng qua biên giới vào nước ta và giữa các vùng
miền trong cả nước. Việc giao lưu buôn bán càng được đẩy mạnh, các hoạt động
kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ chưa đúng quy trình dịch bệnh càng có
điều kiện phát triển. Ngoài ra, bệnh còn phát do đưa động vật măc bệnh từ các ô
dịch về địa phương để nuôi hoặc giết mổ, qua thức ăn, nước uống.
Sự lây lan từ lợn sang bò hoặc từ bò sang bò thường qua đường không
khí. Virus có thể tồn tại trong không khí một thời gian dài. Tốc độ gió và hướng
gió là những yếu tố quan trọng trong việc lây lan mầm bệnh qua không khí.Theo
đường không khí, virus LMLM có thể phát tán với khoảng cách 60 km ở đất liền
và 200 km ở biển so với nơi xảy ra [44].
Ở vùng dịch, các ổ dịch xảy ra mang tính chất chu kỳ. Dịch xảy ra rồi
lắng xuống do đàn gia súc hết miễn dịch, bệnh phát triển thành dịch và bất ngờ
bùng lên từ ổ dịch nhỏ khi đàn gia súc trở nên mẫn cảm [6]. Dịch thường bùng
phát sau những trận mưa lũ kéo dài, dưới tác động của thời tiết, khí hậu của
vùng địa lý.
Thời kì nung bệnh thường từ 1-3 ngày sau khi gây bệnh thực nghiệm, 2-7
ngày hoặc 11 ngày khi gây bệnh trong tự nhiên [21].
Virus LMLM xâm nhập vào động vật chủ theo đường hô hấp hoặc
theo vết xước trên da, đầu tiên chúng nhân lên với số lượng nhỏ tại nơi xâm
nhập [34].
Vùng yết hầu của động vật nhai lại được coi như vùng sinh bệnh ban đầu
của virus LMLM, sau đó virus LMLM xâm nhập vào tổ chức lympho vùng hầu
14
hay các hạch liên quan rồi đi vào máu. Sau khi vào máu, virus LMLM được đưa
tới các vị trí thứ cấp gồm các cơ quan tuyến, các hạch lympho khác và biểu mô
quanh miệng, chân, nơi phát sinh các mụn nước. Mụn nước dày đặc sẽ xuất hiện
ở viền móng, vòm khẩu cái, mõm, lưỡi, đầu vú.
Sau khi mụn vỡ, những vết tích trên thượng bì nhanh chóng được lấp
bằng, không để lại sẹo do tế bào Manpighi vẫn nguyên vẹn. Mụn nước chỉ loét
khi nhiễm khuẩn kế phát, vi khuẩn sinh mủ, gây hoại tử xâm nhập gây bệnh lý
cục bộ ăn sâu vào trong, có khi gây bại huyết, con vật có thể chết.
Virus có thể xâm nhập vào phôi thai qua đường tuần hoàn con mẹ, nên gia
súc chửa thường sẩy thai [20].
2.5. Triệu chứng, bệnh tích của bệnh lở mồm long móng
2.5.1. Triệu chứng
Thời gian nung bệnh từ 2-7 ngày.
Trâu bò: Triệu chứng lâm sàng thay đổi tùy theo thời gian mắc bệnh.
Khi mắc bệnh trâu bò sốt cao 40-41,5ºC kéo dài trong 2-3 ngày. Con vật
lờ đờ, uể oải, kém ăn, lông dựng, bứt rứt, khó chịu và run rẩy cơ. Khi đã tạo
mụn nước ở miệng, lưỡi, bờ và kẽ móng, con vật có biểu hiện lâm sàng đặc
trưng: Nhai nhóp nhép, run môi, chảy nước dãi liên tục như bọt xà phòng, run
chân và đi khập khiễng, đứng lên nằm xuống khó khăn. Khi các mụn nước vỡ ra
có màu vàng nhạt, thân nhiệt hạ xuống bình thường. Quan sát thấy mụn nước và
sau này là vết loét ở mõm, lưỡi, xoang miệng, núm vú và trên da giữa móng trên
và móng dưới của bàn chân [24].
Trâu bò cái thấy xuất hiện mụn nước ở núm vú, đầu vú làm vú bị sưng, da
tấy đỏ và đau. Ở bê nghé bệnh có thể nặng hơn, con vật sốt cao 41-43°C viêm
ruột, viêm phổi làm cho con vật khó thở chết. Ở nuôi trâu, bò sữa thì bệnh gây
thiệt hại hết sức nghiêm trọng, lượng sữa cạn dần [20].
Ở lợn: Con vật sốt cao 41-43°C, xuất hiện các mụn nhỏ ở miệng, bọng
nước, sau vỡ ra, có màu đỏ xám, có phủ lớp bựa, ở quang móng chân mọc các
mụn nước giống như ở miệng. Nếu là con cái thì mụn mọc quanh núm vú, bệnh
nặng thì loét dạ dày và nhiễm khuẩn kế phát.
Ở dê, cừu: Bệnh thường nhẹ, mụn mọc ở miệng rất nhỏ và biến mất rất
nhanh, có khi không rõ, mụn ở chân tương tự như bò.
15
Ở người: Người cũng có thể mắc bệnh do tiếp xúc với con vật bị bệnh và
biểu hiện triệu chứng: sốt, mụn mọc ở đầu ngón tay, bàn tay, cánh tay, có khi
một nửa trên người hay ở mặt, chân, đùi, vú, mụn ở người rất ngứa, gãi nhiều,
có khi mụn nhỏ li ti ở lợi, viêm miệng. Bệnh có thể kéo dài 10 ngày đến 3 tuần.
Trường hợp nặng, người có thể nôn mửa, tiêu chảy [7].
2.5.2. Bệnh tích
Bệnh ở đường tiêu hóa thì niêm mạc có mụn loét ở miệng, lợi, phía trong
má, mép chân răng, lưỡi, hầu, thực quản, dạ múi khế, dạ cỏ, ruột non, có khi có,
những mảng xuất huyết, thối nát, tụ huyết. Ở bộ máy hô hấp bệnh gây viêm khí
quản, cuống phổi, màng phổi và phổi. Cơ tim biến chất, mềm, dễ nát, có vết
xám, trắng nhạt hay vàng nhạt (tim có vằn) do mắc bệnh nhiều lần. Màng tim
sung, có nước trong hay hơi đục. Màng tâm nhĩ có chấm xuất huyết đỏ bằng đầu
đinh ghim, lá lách sưng đen, chân xuất hiện mụn nước ở kẽ móng, móng long ra
đằng sau. Khi con vật chết do biến chứng, thường thấy các bệnh tích mưng mủ
và tự hoại, nhất là ở các ngón chân, thối xương, thối gân, sưng khớp xương.
Những con vật khỏi bệnh, có thể có những vết sẹo ở miệng, niêm mạc màu
hồng, chỗ sẹo không có màu trong 2-3 tháng sau khi khỏi bệnh [2].
A. Hoại tử cơ tim vằn da hổ
B. Vết loét ở lợi
C. Nghé có dấu hiệu xùi bọt mép
D. Vết loét ở lưỡi
16
E. Vết loét ở kẽ chân
F. Vết loét ở lưỡi
G. Vết loét ở vú
F. Xùi bọt mép
Hình 2.3. Triệu chứng lâm sàng, bệnh tích bệnh LMLM trâu bò
2.6. Chẩn đoán
2.6.1. Chẩn đoán lâm sàng
Chẩn đoán lâm sàng bệnh LMLM có thể thực hiện khi bệnh xảy ra tại khu
vực đã được xác định là có dịch LMLM. Hoặc căn cứ các đặc điểm dịch tễ như:
tốc độ lây lan nhanh, tỷ lệ mắc cao, tỷ lệ chết thấp, động vật móng guốc chẵn
đều mắc bệnh.
Bệnh LMLM có những triệu chứng rõ rệt dễ phân biệt với các bệnh khác
với những triệu chứng đặc trưng như con vật sốt cao, chảy nước bọt nhiều, có
biểu hiện què, có các mụn nước ở niêm mạc miệng, lợi, chân răng, lưỡi, kẽ
móng, gờ móng, ở vú. Những gia súc mới khỏi bệnh thì trên niêm mạc miệng,
lợi, chân răng, lưỡi, kẽ móng... có các vết sẹo. Đối với lợn da trắng, có thể xuất
hiện các vệt đen trên móng chân màu trắng, thông thường lợn mắc bệnh dễ bị tụt
móng chân hơn bò. Tuy nhiên việc chẩn đoán lâm sàng thường bị nhầm với các
bệnh khác như: viêm miệng mụn nước, bệnh mụn nước lợn, bệnh dịch tả trâu
bò, bệnh tiêu chảy do virus của bò, bệnh đậu bò. Khi trâu bò mắc bệnh, chẩn
đoán thông qua triệu chứng lâm sàng là tương đối chính xác, ở lợn thì cần phải
chẩn đoán phân biệt với các bệnh mụn nước [25].
17
2.6.2. Chẩn đoán phòng thí nghiệm
Tại những nơi chưa bao giờ xảy ra dịch LMLM, triệu chứng lâm sàng
chỉ có tính chất định hướng trong chẩn đoán và nhất thiết phải dùng biện pháp
chẩn đoán bằng xét nghiệm trong phòng thí nghiệm để khẳng định bệnh.
Bệnh phẩm thích hợp để phân lập virus LMLM là biểu mô và dịch tiết ở
các mụn nước chưa vỡ hoặc mới vỡ. Lượng tối thiểu phải từ 3-5g tổ chức tươi.
Để phát hiện kháng thể thì bệnh phẩm là máu những con nghi mắc bệnh
với lượng 3-5 ml, để máu đông chắt lấy huyết thanh. Bệnh phẩm phải được bảo
quản ở nhiệt độ lạnh.
Mẫu giám sát lưu hành virus là mẫu dịch hầu họng (Probang) bảo quản
trong dung dịch BHI, MEM:
2.6.2.1. Chẩn đoán virus học
Dùng huyễn dịch bệnh phẩm (mụn nước, biểu mô...) nuôi cấy trên tế bào
mẫn cảm (tế bào thận bê, BHK-21...), tiêm cho động vật thí nghiệm (chuột lang,
bê, vv..), tiêm nội bì lưỡi bò trưởng thành, rồi theo dõi sự biến đổi của tế bào
hoặc triệu chứng, bệnh tích của động vật thí nghiệm để xác định bệnh phẩm có
chứa virus LMLM không.
2.6.2.2. Chẩn đoán bằng các phản ứng trung hoà virus
Trong cơ thể động vật mắc bệnh, virus gây bệnh kích thích sản sinh ra
kháng thể tương ứng, kháng thể này có khả nămg trung hoà chính virus kích
thích sinh ra nó, làm virus không còn khả năng gây bệnh thí nghiệm và phá hủy
tế bào mẫn cảm.
Căn cứ vào có hay không có sự biến đổi tế bào sau khi cấy hỗn hợp kháng
nguyên-kháng thể để xác định con vật không hay có bị bệnh và bị bệnh do type
virus LMLM nào.
Phản ứng trung hoà virus thường rất nhạy và đặc hiệu, chỉ cần 2- 3 ngày
là có kết quả nhưng nếu lượng huyết thanh ít, hiệu giá thấp, dương tính giả có
thể xảy ra.
2.6.2.3. Chẩn đoán bằng phản ứng kết hợp bổ thể (KHBT)
Phản ứng KHBT được thực hiện nhờ hệ thống dung huyết và hệ thống
dung khuẩn với sự tham gia của bổ thể. Bởi vì, sự dung khuẩn mắt thường
không nhìn thấy được, do vậy phải dùng hệ thống dung huyết để đánh giá kết
quả qua quan sát bằng mắt thường.
18
- Huyết thanh miễn dịch của từng type được chế trên chuột lang bằng
phương pháp gây tối miễn dịch. Tiêm vaccine LMLM của từng type virus
LMLM khác nhau vào trong da dưới gan bàn chân chuột lang (mỗi type một
chuột) hai lần mỗi lần cách nhau một tháng, sau đó lấy máu, chắt huyết thanh có
chứa kháng thể.
- Kháng nguyên là máu gia súc nghi mắc bệnh LMLM hoặc bệnh phẩm
cấy vào trong môi trường tổ chức lấy từ tuyến yên của bò hoặc của lợn, tế bào
thận bê hoặc thận cừu non hoặc các dòng tế bào có độ nhạy tương đương, khi tế
bào xuất hiện nhưng dấu hiệu bệnh tích tế bào thì lấy dịch làm phản ứng kết hợp
bổ thể [27].
2.6.2.4. Chẩn đoán bằng phản ứng ELISA
Đây là một phương pháp có độ nhạy và độ chính xác cao [33], [36],
[38], [42].
* Nguyên lý
Phản ứng ELISA dùng kháng thể hoặc kháng kháng thể gắn enzym cho
kết hợp trực tiếp hoặc gián tiếp với kháng nguyên, rồi cho cơ chất vào.
Nếu kháng thể tương ứng với kháng nguyên thì kháng thể hoặc kháng
kháng thể gắn enzym không bị rửa trôi, enzym sẽ phân giải cơ chất để tạo màu,
khi có màu trong quang phổ kế thì sẽ định lượng được mức độ phản ứng.
* Phân loại phản ứng ELISA
Phản ứng ELISA được phân thành ba loại chính như sau:
- Phản ứng ELISA trực tiếp (direct ELISA): Dùng kháng thể gắn enzym
để xác định kháng nguyên nghi cố định trên đĩa chuyên dụng.
- Phản ứng ELISA gián tiếp (indirect ELISA): Dùng kháng nguyên chuẩn
và kháng kháng thể gắn enzym để phát hiện kháng thể nghi.
- Phản ứng sandwich ELISA gồm 2 loại:
+ Phản ứng Sandwich ELISA trực tiếp (direct Sandwich ELISA): Kháng
nguyên chuẩn được kẹp giữa kháng thể chuẩn và kháng thể gắn emzym.
+ Phản ứng Sandwich ELISA gián tiếp (indirect Sandwich ELISA):
Kháng nguyên chuẩn được kẹp giữa kháng thể chuẩn và kháng thể nghi, sau đó
kháng thể nghi được nhận diện bằng kháng kháng thể loài gắn enzym.
19
* Ứng dụng phản ứng ELISA trong chẩn đoán bệnh LMLM
- Phản ứng ELISA phát hiện kháng nguyên virus LMLM
Phương pháp ELISA thường được sử dụng để xác định sự có mặt của
kháng nguyên virus LMLM trong mẫu bệnh phẩm lấy từ gia súc bị nghi ngờ
nhiễm virus.
Kháng nguyên của virus LMLM có thể xác định bằng phương pháp
ELISA trực tiếp từ mẫu bệnh phẩm biểu mô hay dịch tiết ở các mụn nước chưa
vỡ hoặc mới vỡ.
Còn mẫu được lấy từ nơi chứa ít virus hay chất lượng mẫu không đảm
bảo thì trước khi định type virus bằng phương pháp ELISA sẽ tiến hành nuôi cấy
virus trên môi trường tế bào sau đó phân lập virus từ môi trường nuôi cấy.
- Phản ứng ELISA phát hiện kháng thể kháng virus LMLM
Phương pháp ELISA cũng được sử dụng để phát hiện và giám định các
serotype của virus LMLM trong huyết thanh gia súc. Trong phản ứng, mỗi đĩa
ELISA chỉ làm với một type virus LMLM chuẩn, để phát hiện kháng thể nghi
trong huyết thanh của gia súc cần chẩn đoán.
Có thể sử dụng cả ba phương pháp ELISA để phát hiện kháng thể kháng
virus LMLM. Nhưng hiện nay phương pháp Sandwich ELISA gián tiếp thường
được sử dụng phổ biến hơn cả. Bởi vì, kĩ thuật ELISA này có thuận lợi hơn hẳn
các phản ứng thông thường khác do có tính đặc hiệu rất cao, rất nhạy lại kinh tế
vì nhiều ứng dụng:
+ Trong chẩn đoán phát hiện bệnh, với phương pháp Sandwich ELISA
gián tiếp chúng ta có thể phát hiện và định type kháng nguyên virus LMLM từ
mẫu bệnh phẩm biểu mô, dịch tiết hay có thể phát hiện kháng thể và giám định
serotype virus LMLM từ mẫu bệnh phẩm huyết thanh.
+ Đối với gia súc đã tiêm phòng vaccine, để đánh giá khả năng đáp ứng
miễn dịch của gia súc sau tiêm phòng cũng như hiệu quả sử dụng vaccine người
ta cũng sử dụng phương pháp Sandwich ELISA gián tiếp để định lượng kháng
thể kháng virus LMLM.
Phương pháp LPB - ELISA (Liquid Phase Blocking ELISA)
Trong chẩn đoán huyết thanh học, phương pháp Sandwich ELISA gián
tiếp được sử dụng nhiều nhất hiện nay trên thế giới là phương pháp LPB ELISA. Phương pháp này được nghiên cứu và đưa ra lần đầu tiên bởi Hamblin
20
và cộng sự vào năm 1986. Độ nhạy của phản ứng LPB - ELISA tương đương
với phản ứng trung hòa virus nhưng lại không phải nuôi cấy tế bào trong xét
nghiệm. Do đó, đây là một phương pháp xét nghiệm hiệu quả, an toàn và ít tốn
kém hơn so với phương pháp trung hòa virus rất nhiều.
Kỹ thuật chẩn đoán này cho kết quả nhanh trong vòng 3-4 giờ, không phụ
thuộc môi trường mô, tỷ lệ phần trăm dương tính giả thấp. Do có thể sử dụng
kháng nguyên vô hoạt nên xét nghiệm được với số lượng chủng virus nhiều hơn.
Hiện nay, để thuận lợi cho việc chẩn đoán tại các phòng thí nghiệm, người
ta đã sản xuất các bộ kít chẩn đoán dựa trên kỹ thuật LPB - ELISA. Các thành
phần và nguyên liệu cho phản ứng vẫn có thể thực hiện được xét nghiệm dễ
dàng. Có hai loại bộ kít đã được sản xuất là bộ kít LPB - ELISA bao gồm bộ
kháng thể chuẩn để phát hiện 7 serotype virus và bộ kít LPB - ELISA phát hiện
3 hoặc 4 serotype virus LMLM.
Hiện bộ kít LPB - ELISA chẩn đoán đang được sử dụng tại Việt Nam
gồm bộ kháng thể chuẩn để phát hiện 4 serotype virus O, A, C và Asia1.
* Phương pháp NSP - ELISA (Non Structural Protein ELISA)
Những năm trước đây tổ chức Thú y thế giới (OIE) vẫn còn chưa có
hướng dẫn quy trình chính thức để phân biệt gia súc bị nhiễm virus (sau khi đã
lành bệnh) với gia súc đã tiêm phòng vaccine LMLM. Các phương pháp huyết
thanh học chính thức được hướng dẫn chỉ để định lượng kháng thể kháng
protein cấu trúc (Structural proteins – SP) của virus LMLM, nhưng không thể
phân biệt kháng thể tạo ra do gia súc nhiễm bệnh LMLM hay do tiêm phòng
vaccine.
Tìm các phương pháp huyết thanh học có thể phân biệt kháng thể có trong
huyết thanh của gia súc bị nhiễm virus LMLM với kháng thể có trong huyết
thanh của gia súc được tiêm phòng vaccine là trọng tâm nghiên cứu trong nhiều
thập niên qua.
Trong những năm gần đây, người ta đã nghiên cứu và tìm ra được một
phương pháp phát hiện được kháng thể có trong huyết thanh của gia súc bị
nhiễm virus LMLM, kể cả những con vật đã được tiêm phòng vaccine. Đây là
phương pháp ELISA định lượng kháng thể kháng kháng nguyên không cấu trúc
(Non-structural Proteins-NSP) của virus LMLM trong huyết thanh gia súc.
Phương pháp này được gọi là phương pháp NSP - ELISA.
21
Phương pháp NSP-ELISA được dùng trong chẩn đoán phân biệt kháng
thể trong huyết thanh của gia súc do bị nhiễm virus LMLM tự nhiên với kháng
thể trong huyết thanh của gia súc do tiêm phòng vaccine.
Phương pháp NSP-ELISA dựa trên nguyên lý sau: Sau khi virus LMLM
nhiễm vào cơ thể gia súc, quá trình nhân lên của virus sẽ diễn ra. Trong quá
trình này, virus vừa tạo ra các thành phần để tái tạo thành các hạt virus mới, vừa
tạo ra các thành phần không tham gia kết hợp thành các hạt virus mới mà chỉ
đóng vai trò các enzym giúp cho quá trình nhân lên. Các thành phần kết hợp
thành bản thân các hạt virus có tính kháng nguyên gọi là kháng nguyên cấu trúc
(SP). Các thành phần không tham gia kết hợp thành các hạt virus mới có tính
kháng nguyên gọi là kháng nguyên không cấu trúc (NSP).
Trong đó một số kháng nguyên không cấu trúc có khả năng kích thích gia
súc tạo ra kháng thể với số lượng lớn và tồn tại nhiều tháng trong huyết thanh
gia súc (nhất là trâu bò) đã nhiễm bệnh. Còn gia súc được tiêm phòng vaccine,
đặc biệt những loại vaccine vô hoạt có độ tinh khiết cao (đã được loại bỏ những
kháng nguyên không cấu trúc) sẽ chỉ sản sinh kháng thể đặc hiệu chống virus
LMLM chứ không có kháng thể kháng lại kháng nguyên không cấu trúc. Vì vậy,
việc phát hiện kháng thể đặc hiệu kháng kháng nguyên không cấu trúc cho phép
kết luận gia súc đang bị nhiễm virus LMLM.
Phương pháp NSP – ELISA được sử dụng chẩn đoán cho nhiều loại gia
súc như trâu bò, dê, cừu. Kháng nguyên không cấu trúc xuất hiện sớm nhất sau 8
ngày nhiễm virus ở trâu bò và 10 ngày ở dê cừu. Với việc phát hiện kháng thể
đặc hiệu kháng kháng nguyên không cấu trúc của virus LMLM, chúng ta có thể
xác định được động vật nhiễm virus LMLM với bất kỳ serotype nào, cả những
con chưa tiêm hay đã tiêm phòng vaccine, những con không có triệu trứng lâm
sàng, thậm chí cả ngay khi ổ dịch nổ ra 1 năm.
Phương pháp NSP-ELISA hoàn toàn nhạy khi sử dụng chẩn đoán cho một
đàn gia súc với số lượng lớn. Nhiều bộ kít chẩn đoán dựa trên kĩ thuật NSPELISA của các hãng khác nhau trên thế giới đã được sản xuất và sử dụng.
Nhưng đến 10/2001 sau nhiều nghiên cứu và thử nghiệm, Tổ chức thú y thế giới
(OIE) đã chính thức công nhận bốn bộ kít chẩn đoán có độ chính xác và đặc hiệu
cao trong chẩn đoán xác định gia súc nhiễm virus LMLM tự nhiên với kháng thể
trong huyết thanh của gia súc do tiêm phòng vaccine là: Chekit- FMD-3ABC
của Bommeli Diagnostics, FMDV NSP ELISA của UBI, Ceditest FMDV - NS
của Cedi Diagnostics, Priocheck®FMDV NS của Prionics.
22
- Phương pháp 3ABC - ELISA
Một trong những phương pháp chẩn đoán dựa vào việc xác định kháng
nguyên không cấu trúc được sử dụng rộng rãi trên thế giới và đem lại hiệu quả
cao là phương pháp 3ABC-ELISA. Phương pháp chẩn đoán này nhằm xác định
kháng nguyên không cấu trúc 3ABC của virus LMLM. 3ABC được xác định là
một trong những kháng nguyên có khả năng kích thích gia súc sinh đáp ứng
miễn dịch cao nhất. Phương pháp 3ABC - ELISA được Bergmann cùng các
cộng sự nghiên cứu, đưa ra lần đầu tiên vào năm 1993 đã thu được nhiều thành
công khi ứng dụng rộng rãi ở Nam Mỹ.
Bộ kít thương mại được xây dựng dựa trên kĩ thuật 3ABC-ELISA được
sử dụng phổ biến trong các phòng thí nghiệm này là bộ Chekit–FMD-3ABC của
Bommeli Diagnostics – Thụy Sỹ. Bộ kít này có những ưu điểm:
+ Cho phép phát hiện kháng thể 3ABC ở bò và cừu bị nhiễm virus
LMLM với bất kỳ serotype nào sau 10-14 ngày và kéo dài 1 năm với độ chính
xác tới 99,95%. Vì vậy, khi kết quả dương tính ta có thể kết luận trâu, bò bị
nhiễm virus LMLM.
+ Dễ sử dụng do các thành phần phản ứng đã có sẵn, đồng thời phương
pháp tiến hành đơn giản.
+ Kiểm tra khối lượng mẫu lớn trong thời gian ngắn.
+ Mỗi lần làm xét nghiệm có thể kiểm tra các mẫu của nhiều loài (trâu,
bò, cừu).
2.6.2.5. Chẩn đoán bằng kỹ thuật RT- PCR
Kỹ thuật PCR (Polymerase Chain Reaction) được Kary Mullis và cộng sự
phát minh ra vào năm 1985. Kỹ thuật PCR là một phương pháp tạo dòng invitro,
cho phép khuếch đại một đoạn DNA đặc hiệu từ một hệ gen phức tạp và tương
đối dài, mà không cần đến việc tách và nhân dòng (cloning). Với những virus
thuộc loại virus RNA thì phải tiến hành thêm phản ứng sao chép ngược nhờ vào
men sao chép ngược RT (Reverse Transcriptase) để chuyển RNA thành DNA.
Sau đó tiến hành phương pháp PCR như các quy trình thông thường [39]. Do đó
kỹ thuật này được gọi là RT- PCR.
2.6.2.6. Phương pháp Realtime PCR
Nguyên lý phản ứng Realtime PCR
Phản ứng Realtime PCR là một kỹ thuật PCR sử dụng các đặc điểm của
quá trình sao chép DNA. Trong phản ứng PCR truyền thống, sản phẩm khuếch
23
đại được phát hiện qua phân tích điểm kết thúc bằng cách điện di DNA trên gel
agarose khi phản ứng kết thúc. Ngược lại, RT-PCR cho phép phát hiện và định
lượng sự tích lũy DNA khuếch đại ngay khi phản ứng đang xảy ra. Khả năng
này được phát hiện nhờ bổ sung vào phản ứng những phân tử phát huỳnh quang.
Những hóa chất phát huỳnh quang bao gồm thuốc nhuộm liên kết DNA và
những trình tự gắn huỳnh quang liên kết đặc hiệu với primer gọi là probe. Khi
DNA tương hợp với primer thì quá trình sao chép sẽ xảy ra và sự gia tăng lượng
tín hiệu huỳnh quang tỷ lệ với sự gia tăng lượng DNA. Khi sử dụng máy
Realtime PCR, hệ thống ghi được tín hiệu huỳnh quang khi quá trình khuyếch
đại xảy ra. Ban đầu tín hiệu huỳnh quang còn ở tín hiệu nền ta không thể phát
hiện sự gia tăng tín hiệu cho dù có quá trình khuyếch đại và sản phẩm đã tăng
theo hàm mũ. Đến một thời điểm xác định, sản phẩm khuếch đại đã tạo ra đủ tín
hiệu huỳnh quang có thể phát hiện được. Chu kỳ này được gọi là chu kỳ ngưỡng
Ct (Cycle of threshold). Đây cũng là giá trị để đánh giá kết quả phản ứng.
Virus lở mồm long móng có vật chất di truyền là RNA nên trong phản
ứng Realtime PCR có thêm quá trình sao chép ngược từ RNA sang DNA gọi là
Reverse trancription nên phương pháp này gọi là Realtime RT- PCR.
Nguyên lý hoạt động của Probe
Có nhiều loại hóa chất phát huỳnh quang dựa trên primer và probe, hóa
chất được sử dụng trong phản ứng Realtime RT-PCR là Taqman Probe, Taqman
Probe được sử dụng như một trình tự oligonucleotide đặc hiệu, gắn chất huỳnh
quang gọi là mẫu dò Taqman Probe, cùng với các primer.
Taqman Probe gắn một chất huỳnh quang ở đầu 5’ và một chất hấp phụ
huỳnh quang ở đầu 3’. Khi còn nguyên vẹn, tín hiệu của chất phát huỳnh quang
bị hấp phụ do nó nằm gần chất hấp phụ. Trong giai đoạn kết hợp bắt gặp và kéo
dài DNA trong phản ứng khuếch đại, probe liên kết với trình tự đích và hoạt
động 5’- 3’ exonuclease đặc hiệu cho DNA mạch đôi của Taq sẽ cắt đứt đầu gắn
chất huỳnh quang. Kết quả chất huỳnh quang bị tách khỏi chất hấp phụ và tín
hiệu huỳnh quang phát ra tỷ lệ với lượng sản phẩm khuyếch đại trong mẫu [28].
2.7. Phòng và trị bệnh
2.7.1. Phòng bệnh
2.7.1.1. Vệ sinh phòng bệnh [25], [26]
Phải áp dụng triệt để các biện pháp vệ sinh và thực hiện nghiêm ngặt quy
định về phòng chống bệnh LMLM ở gia súc.
24
Kiểm dịch ở biên giới, phòng chống không để bệnh ở một số nước khác
lan vào nội địa, khi có bệnh dịch ở vùng biên giới giáp Việt Nam, phải đình chỉ
vận chuyển động vật, sản phẩm động vật qua biên giới vào Việt Nam với bất kì
hình thức nào.
Khai báo ngay khi có dịch hoặc nghi có dịch LMLM.
Cách ly triệt để gia súc ốm, điều trị tích cực, sau khi khỏi 45 ngày mới
cho nhập đàn nếu số lượng gia súc mắc bệnh nhiều.
Thực hiện tích cực việc bao vây dập tắt ổ dịch bằng mọi biện pháp. Xử lý
triệt để gia súc mắc bệnh bằng cách tiêu diệt hoàn toàn tránh lây lan ra diện
rộng, có thể đem gia súc đi chôn ở nơi xa dân cư hoặc thiêu đốt.
Tiêu độc định kỳ môi trường, nơi liên quan đến chăn nuôi động vật, nhất
là vùng ổ dịch cũ hoặc nơi phát sinh để diệt mầm bệnh. Xử lý vệ sinh thú y triệt
để các phương tiên vận chuyển thức ăn chăn nuôi, vật dụng (quần áo) và nước
uống.
Sử dụng các chất sát trùng như NaOH 2%, formol 1-2%, Prophyl 0,5%,
Biodine 0.33%, Halamid 0,5%, Antec 1%,… để tiêu độc khử trùng.
Vận chuyển và giết mổ: Cấm mua bán, xuất nhập động vật trong vùng có
dịch. Việc mua bán, giết mổ phải có sự đồng ý của các cơ quan chức năng có
thẩm quyền.
2.7.1.2. Phòng bệnh bằng vaccine
Để có hiệu quả tiêm phòng phải sử dụng các loại vaccine LMLM có hiệu
lực, tương đồng về tính kháng nguyên chống các chủng virus đang gây bệnh
hoặc đe dọa gây bệnh.Yêu cầu phải tiêm đúng type/ subtype. Tốt nhất nên định
kỳ tiêm phòng vaccine LMLM, 2 lần/năm [26].
2.7.2. Điều trị
* Sử dụng huyết thanh miễn dịch
Huyết thanh miễn dịch tức là lấy huyết thanh của động vật khỏi bệnh để
điều trị cho động vật bị bệnh. Đối với trâu bò, tiêm dưới da 120-150 ml/ ngày
tùy theo trọng lượng [20].
* Điều trị
Việc điều trị chủ yếu là chữa trị các triệu chứng (các vết thương ở miệng,
vùng rìa móng, giảm sốt…) và sử dụng các loại kháng sinh để ngăn ngừa phụ
nhiễm và các biến chứng xảy ra trên gia súc.
25