Tải bản đầy đủ (.doc) (78 trang)

ha phương đánh giá công tác cấp GCNQSDĐ trên địa bàn huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình giai đoạn 2010 – 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1017.94 KB, 78 trang )

LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập, rèn luyện tại Trường Đại học Nông Lâm Huế và thực
tập tốt nghiệp tại Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Quảng Ninh, tỉnh
Quảng Bình, tôi đã hoàn thành đề tài “Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình giai
đoạn 2010 – 2014”.
Để hoàn thành đề tài này, tôi xin xhân thành cảm ơn Ban Giám hiệu
Trường Đại học Nông Lâm Huế, Ban chủ nhiệm Khoa và các Thầy Giáo, Cô
giáo trong khoa Tài nguyên đất và Môi trường nông nghiệp đã dạy dỗ và truyền
đạt những kiến thức quý báu cho tôi.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo Tiến sĩ Phạm Hữu
Tỵ, đã trực tiếp hướng dẫn tận tình, chu đáo cho tôi trong suốt thời gian thực
tập.
Xin chân thành cảm ơn Phòng Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân
cùng người dân địa phương tại huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình đã giúp đỡ
tôi trong suốt thời gian thực tập tại địa phương.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã động viện, giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực tập tốt nghiệp.
Do còn nhiều hạn chế về kinh nghiệm và kiến thức thực tiễn nên không thể
tránh khỏi những thiếu sót vì vậy tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của quý
thầy cô giáo và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!


DANH MỤC BẢNG BIỂU


DANH MỤC NHỮNG CỤM TỪ VIẾT TẮT

CHXHCN


: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

GCNQSDĐ

: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

GCN

: Giấy chứng nhận

TNMT

: Tài nguyên môi trường

NĐ-CP

: Nghị định – Chính phủ

TT-BTNMT

: Thông tư - Bộ tài nguyên môi trường

UBND

: Ủy ban nhân dân

HĐND

: Hội đồng nhân dân


VPĐKQSDĐ : Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất
TNGT

: Tai nạn giao thông

ANTT

: An ninh trật tự

VH-TT

: Văn hóa – thông tin

TDTT

: Thể dục thể thao

PTTT

: Phát thanh truyền hình

TNGT

: Tai nạn giao thông


DANH MỤC HÌNH ẢNH


MỤC LỤC



PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013 đã nêu: “ Đất đai là tài
nguyên đặc biệt của quốc gia, là nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được
quản lý theo pháp luật.Tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất,
công nhận quyền sử dụng đất. Người sử dụng đất được chuyển quyền sử dụng
đất, thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của luật. Quyền sử dụng đất
được pháp luật bảo hộ”. Hiện nay, quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa
đang được diễn ra mạnh mẽ mà đất đai thì có hạn về diện tích, điều đó làm cho
các quan hệ đất đai thay đổi với tốc độ chóng mặt và ngày càng phức tạp.Vì vậy,
công tác đăng ký, cấp GCNQSDĐ là một vấn đề hết sức quan trọng và là một
trong 15 nội dung của công tác quản lý Nhà nước về đất đai nhằm thiết lập mối
quan hệ giữa Nhà nước và người sử dụng đất, là cơ sở để Nhà nước quản lý chặt
chẽ toàn bộ quỹ đất trong phạm vi cả nước, đảm bảo đất đai được sử dụng hợp
lý, tiết kiệm, đúng mục đích và đạt hiệu quả cao. Mặt khác, nó còn tạo điều kiện
thuận lợi cho người dân yên tâm sử dụng đất ổn định, lâu dài góp phần ổn định
kinh tế, chính trị, xã hội.
Trong những năm qua, công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn đã
đạt được một số kết quả nhất định, đất đai từng bước sử dụng có hiệu quả, đúng
quy định của pháp luật và trở thành nguồn lực quan trọng góp phần thúc đẩy
phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Cấp GCNQSDĐ là một nhiệm vụ có ý nghĩa rất quan trọng trong quản lí
đất đai được xác định là một nhiệm vụ trọng tâm, một chỉ tiêu quan trọng để
đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, có ý nghĩa đặc
biệt quan trọng đối với công tác quản lý nhà nước về đất đai và phục vụ yêu cấu
quản lý.
Những năm gần đây, công tác đăng ký đất đai, cấp GCNQSDĐ ngày càng
được quan tâm và đã đạt được những kết quả nhất định, đất đai từng bước được

ổn định, quản lý chặt chẽ và có hiệu quả hơn.
Bên cạnh những mặt đạt được thực tế công tác này ở một số địa phương
còn rất nhiều bất cập, khó khăn. Huyện Quảng Ninh thuộc tỉnh Quảng Bình
cũng không nằm ngoài thực tế chung đó.Mặc dù trong thời gian qua các cấp, các
ban ngành đã có sự đầu tư quan tâm nhưng các vấn đề trên vãn chưa được giải
quyết một cách triệt để.
1


Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của vấn đề qua thực tế tại địa
phương, đồng thời được sự đồng ý của Khoa Tài Nguyên Đất và Môi Trường
Nông Nghiệp – Trường Đại học Nông Lâm Huế và dưới sự hướng dẫn của thầy
giáo TS Phạm Hữu Tỵ tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá công tác cấp
GCNQSDĐ trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2010
– 2014”.
1.2. Mục tiêu của đề tài
- Tìm hiểu và nắm chắc những quy định của Nhà nước về công tác đăng ký
và cấp GCNQSDĐ.
- Tìm hiểu thực trạng, đánh giá tiến độ đăng ký và cấp GCNQSDĐ trên địa
bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.
- Đánh giá quy trình cấp GCNQSDĐ trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh
Quảng Bình.
- Tìm hiểu nguyên nhân của các trường hợp chưa được cấp GCNQSDĐ đối
với loại đất ở đô thị, đất ở nông thôn, đất sản xuất nông nghiệp và đất lâm
nghiệp từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục và đẩy nhanh tiến độ cấp
GCNQSDĐ trên địa bàn huyện.
- Củng cố kiến thức và nâng cao hiểu biết, làm quen với công việc quản lý
Nhà nước về đất đai.
1.3. Yêu cầu của đề tài
- Nắm được Luật Đất đai 2003, 2013, các văn bản pháp lý và các văn bản

dưới Luật có liên quan đến công tác cấp GCNQSDĐ.
- Thu thập các số liệu về công tác QLNN liên quan đến công tác cấp
GCNQSDD.
- Các số liệu thu thập được phải chính xác, trung thực, khách quan và khoa
học.
- Nắm được quy trình, trình tự cấp GCNQSDĐ.
- Phân tích đầy đủ, chính xác về thực trạng và tiến độ cấp GCNQSDĐ trên
địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.
- Đưa ra các kiến nghị, giải pháp có tính khả thi về việc quản lý, sử dụng và
cấp GCNQSDĐ.

2


PHẦN II. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận của công tác đăng ký và cấp GCNQSDĐ
2.1.1. Khái niệm chung về đất đai
* Khái niệm:
- Theo VV.Docutraiep (1846 -1903): Đất trên bề mặt lục địa là một vật thể
thiên nhiên được hình thành do sự tác động tổng hợp của 5 yếu tố: Sinh vật, đá
mẹ, địa hình, khí hậu và thời gian, đối với trồng trọt thì có thêm yếu tố con
người [1].
- Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất bao gồm tất cả các yếu
tố cấu thành của môi trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt đó như: khí hậu
bề mặt, thổ nhưỡng, địa hình, mặt nước, các lớp trầm tích sát bề mặt, cùng với
khoáng sản và nước ngầm trong lòng đất, tập đoàn động thực vật, trạng thái định
cư của con người và các kết quả của con người trong qúa khứ và hiện tại để lại.
- Ngoài ra còn có nhiều định nghĩa khác nữa nhưng tùy theo lĩnh vực mà
người ta có thể định nghĩa đất đai theo nhiều cách khác nhau.
* Phân loại đất đai:

a. Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất: Đất trồng cây hàng năm
gồm đất trồng lúa, đất đồng cỏ dùng vào chăn nuôi, đất trồng cây hàng năm
khác; đất trồng cây lâu năm; đất rừng sản xuất; đất rừng phòng hộ; đất rừng đặc
dụng; đất nuôi trồng thuỷ sản; đất làm muối; đất nông nghiệp khác theo quy
định của Chính phủ;
b. Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất: Đất ở gồm đất ở tại nông
thôn, đất ở tại đô thị; đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp;
đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; đất sản xuất, kinh doanh phi nông
nghiệp gồm đất xây dựng khu công nghiệp; đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản
xuất, kinh doanh; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây
dựng, làm đồ gốm; đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông, thuỷ
lợi; đất xây dựng các công trình văn hoá, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao
phục vụ lợi ích công cộng; đất có di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh; đất
xây dựng các công trình công cộng khác theo quy định của Chính phủ; đất do các
cơ sở tôn giáo sử dụng; đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ
họ; đất làm nghĩa trang, nghĩa địa; đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước
chuyên dùng; đất phi nông nghiệp khác theo quy định của Chính phủ;
c. Nhóm đất chưa sử dụng bao gồm các loại đất chưa xác định mục đích sử
dụng [2].
3


2.1.2. Quản lý nhà nước về đất đai
a. Khái niệm
Quản lý Nhà nước về đất đai là tổng hợp các hoạt động của cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền để bảo vệ quyền sở hữu Nhà nước về đất đai, cũng như bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất thông qua 15 nội dung quy
định tại Điều 22 Luật đất đai 2013. Nhà nước đã nghiên cứu toàn bộ quỹ đất của
từng vùng từng địa phương dựa trên cơ sở các đơn vị hành chính để nắm chắc
hơn về cả số lượng và chất lượng. Đưa ra các phương án về quy hoạch, kế

hoạch sử dụng đất để phân bổ hợp lý nguồn tài nguyên đất đai. Đảm bảo đất
được giao đúng đối tượng, sử dụng đúng mục đích, phù hợp với quy hoạch, kế
hoạch, sử dụng có hiệu quả ở hiện tại và bền vững trong tương lai, tránh hiện
tượng phân tán đất và đất bị bỏ hoang hóa [3].
b. Vai trò quản lý nhà nước về đất đai:
Quản lý Nhà nước về đất đai có vai trò rất quan trọng cho sự phát triển kinh
tế, xã hội, và đời sống nhân dân. Cụ thể là:
- Thông qua hoạch định chiến lược, quy hoạch, lập kế hoạch phân bổ đất
đai có cơ sở khoa học nhằm phục vụ cho mục đích kinh tế, xã hội của đất nước;
bảo đảm sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm, đạt hiệu quả cao. Giúp cho Nhà
nước quản lý chặt chẽ đất đai, giúp cho người sử dụng đất có các biện pháp hữu
hiệu để bảo vệ và sử dụng đất đai có hiệu quả.
- Thông qua công tác đánh giá phân hạng đất, Nhà nước quản lý toàn bộ đất
đai về số lượng và chất lượng để làm căn cứ cho các biện pháp kinh tế -xã hội có
hệ thống, có căn cứ khoa học nhằm sử dụng đất có hiệu quả.
- Thông qua việc ban hành và tổ chức thực hiện pháp luật đất đai (văn bản luật
và dưới luật) tạo cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền lợi chính đáng của hộ gia đình, các
tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp, cá nhân trong những quan hệ về đất đai.
- Thông qua việc ban hành và thực hiện hệ thống chính sách về đất đai như
chính sách giá, chính sách thuế, chính sách đầu tư ...Nhà nước kích thích các tổ
chức, các chủ thể kinh tế, các cá nhân sử dụng đầy đủ, hợp lý, tiết kiệm đất đai
nhằm nâng cao khả năng sinh lợi của đất, góp phần thực hiện mục tiêu kinhtế
-xã hội của cả nước và bảo vệ môi trường sinh thái.
- Thông qua việc kiểm tra, giám sát quản lý và sử dụng đất, Nhà nước nắm
chắc tình hình sử dụng đất đai, phát hiện những vi phạm và giải quyết những vi
phạm pháp luật về đất đai [3].
4


2.1.3. Nội dung của hồ sơ địa chính

.Hồ sơ địa chính là hồ sơ phục vụ quản lý nhà nước đối với việc sử dụng
đất, làm cơ sở để bảo hộ quyền hợp pháp của người sử dụng đất. Đây là hệ
thống các tài liệu chứa đựng các thông tin về tự nhiên, kinh tế, xã hội và pháp lý
của các thửa đất trong mỗi đơn vị hành chính cấp xã [8].
Hồ sơ địa chính bao gồm các tài liệu dạng giấy hoặc dạng số thể hiện
thông tin chi tiết về từng thửa đất, người được giao quản lý đất, người sử dụng
đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, các quyền và thay đổi quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất
Hồ sơ địa chính bao gồm: Bản đồ địa chính; Sổ địa chính; Sổ mục kê đất
đai; Sổ theo dõi biến động đất đai; Sổ cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và
tài sản khác gắn liền với đất.
a. Bản đồ địa chính
Bản đồ địa chính là bản đồ thể hiện các yêu cầu tự nhiên của thửa đất và
các yếu tố địa lý có liên quan đến sử dụng đất lập theo đơn vị hành chính xã,
phường, thị trấn, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận.
Bản đồ địa chính là thành phần của hồ sơ địa chính phục vụ thống nhất
quản lý nhà nước về đất đai.Bộ Tài nguyên Môi trường chỉ đạo việc khảo sát, đo
đạc, lập và quản lý hồ sơ địa chính trong phạm vi cả nước.Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh tổ chức thực hiện việc khảo sát, đo đạc, lập và quản lý hồ sơ địa chính tại
địa phương.
Bản đồ địa chính được quản lý, lưu trữ tại cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh,
cơ quan quản lý đất đai cấp huyện và Ủy ban Nhân dân cấp xã.
Nội dung bản đồ địa chính thể hiện chi tiết đến từng thửa đất theo yêu cầu công
tác quản lý nhà nước đối với đất đai như vị trí, ranh giới, hình thể của thửa đất.
b. Sổ địa chính là sổ được lập cho từng đơn vị xã, phường, thi trấn để ghi
các thửa đất và các thông tin về thửa đất đó.
c. Sổ mục kê đất đai là sổ được lập cho từng đơn vị xã, phường, thị trấn để
ghi các thửa đất và các thông tin liên quan đến thửa đất.
d. Sổ theo dõi biến động đất đai là sổ được lập để theo dõi các trường hợp
có thay đổi trong sử dụng đất gồm thay đổi kích thước và hình dạng thửa đất,

người sử dụng đất, mục đích sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất, quyền và nghĩa
vụ của người sử dụng đất.
5


e. Sổ cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
Sổ cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là
sổ được lập để theo dõi, quản lý việc cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài
sản khác.
gắn liền với đất cho các đối tượng sử dụng đất, sở hữu tài sản gắn liền với
đất [8].
2.1.4. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
a. Khái niệm về GCNQSDĐ
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác
gắn liền với đất là giấy chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho
người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đât [8].
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác
gắn liền với đất được cấp cho người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở
và tài sản khác gắn liền với đất theo một mẫu thống nhất trong cả nước do Bộ
Tài nguyên Môi trường phát hành.
b. Ý nghĩa của GCNQSDĐ
GCNQSDĐ là chứng thư pháp lý quan trọng xác lập mối quan hệ hợp pháp
giữa nhà nước với người sử dụng đất, người sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất.
Việc cấp GCNQSDĐ với mục đích để Nhà nước tiến hành các biện pháp
quản lý Nhà nước đối với đất đai, để người sử dụng đất yên tâm khai thác tốt
mọi tiềm năng của đất, đồng thời phải có nghĩa vụ bảo vệ, cải tạo nguồn tài
nguyên đất cho các thế hệ sau.Thông qua việc cấp GCN QSDĐ để Nhànước

nắm chắc và quản lý chặt chẽ toàn bộ quỹ đất của quốc gia [3].
c. Những quy định về cấp GCNQSDĐ
Theo Điều 98 Luật đất đai 2013, cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và
tài sản khác gắn liền với đất gồm những quy định sau:
1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác
gắn liền với đất được cấp theo từng thửa đất. Trường hợp người sử dụng đất
đang sử dụng nhiều thửa đất nông nghiệp tại cùng một xã, phường, thị trấn mà
có yêu cầu thì được cấp một Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất chung cho các thửa đất đó.
6


2. Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu
chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ tên của
những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản
khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận; trường hợp các
chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một Giấy chứng nhận và trao
cho người đại diện.
3. Người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất được
nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
Trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với
đất không thuộc đối tượng phải thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc được miễn,
được ghi nợ nghĩa vụ tài chính và trường hợp thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm
thì được nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài
sản khác gắn liền với đất ngay sau khi cơ quan có thẩm quyền cấp.
4. Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác
gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng thì phải ghi cả họ, tên vợ và

họ, tên chồng vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và
tài sản khác gắn liền với đất, trừ trường hợp vợ và chồng có thỏa thuận ghi tên
một người.
Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà
ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng mà Giấy chứng nhận đã cấp chỉ ghi
họ, tên của vợ hoặc chồng thì được cấp đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất để ghi cả họ, tên
vợ và họ, tên chồng nếu có yêu cầu.
5. Trường hợp có sự chênh lệch diện tích giữa số liệu đo đạc thực tế với số
liệu ghi trên giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này hoặc Giấy chứng nhận
đã cấp mà ranh giới thửa đất đang sử dụng không thay đổi so với ranh giới thửa
đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất, không có tranh chấp với
những người sử dụng đất liền kề thì khi cấp hoặc cấp đổi Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất diện tích
đất được xác định theo số liệu đo đạc thực tế. Người sử dụng đất không phải nộp
tiền sử dụng đất đối với phần diện tích chênh lệch nhiều hơn nếu có.
7


Trường hợp đo đạc lại mà ranh giới thửa đất có thay đổi so với ranh giới
thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất và diện tích đất đo đạc
thực tế nhiều hơn diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất thì phần diện
tích chênh lệch nhiều hơn (nếu có) được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại
Điều 99 của Luật này [4].
d. Các trường hợp được cấp GCNQSDĐ
Điều 99 Luật đất đai 2013 quy định:
1. Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở
và tài sản khác gắn liền với đất cho những trường hợp sau đây:

a) Người đang sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại
các điều 100, 101 và 102 của Luật này;
b) Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ sau ngày Luật này có
hiệu lực thi hành;
c) Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng
cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; người nhận
quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất để thu
hồi nợ;
d) Người được sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành đối với tranh chấp
đất đai; theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành
án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố
cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành;
đ) Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất;
e) Người sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế
xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;
g) Người mua nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất;
h) Người được Nhà nước thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; người
mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;
i) Người sử dụng đất tách thửa, hợp thửa; nhóm người sử dụng đất hoặc các
thành viên hộ gia đình, hai vợ chồng, tổ chức sử dụng đất chia tách, hợp nhất
quyền sử dụng đất hiện có;
k) Người sử dụng đất đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận bị mất.
8


2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này [4].
đ. Điều kiện để được cấp GCNQSDĐ
Điều 100 Luật Đất đai 2013
1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định mà có một trong các loại

giấy tờ sau đây thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất:
a) Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm
1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai
của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời
Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam;
b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày
15 tháng 10 năm 1993;
c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản
gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;
d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với
đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận
là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
đ) Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở
thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;
e) Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ
cấp cho người sử dụng đất;
g) Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993
theo quy định của Chính phủ.
2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ quy
định tại khoản 1 Điều này mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy
tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan, nhưng
đến trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành chưa thực hiện thủ tục chuyển
quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật và đất đó không có tranh chấp thì
được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.

9



3. Hộ gia đình, cá nhân được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của
Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án, văn bản công
nhận kết quả hòa giải thành, quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo
về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành thì được cấp
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất; trường hợp chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện theo
quy định của pháp luật.
4. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê
đất từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà
chưa được cấp Giấy chứng nhận thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; trường hợp chưa thực
hiện nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện theo quy định của pháp luật.
5. Cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có công trình là đình, đền, miếu,
am, từ đường, nhà thờ họ; đất nông nghiệp quy định tại khoản 3 Điều 131 của
Luật này và đất đó không có tranh chấp, được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có
đất xác nhận là đất sử dụng chung cho cộng đồng thì được cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất [4].
e. Thẩm quyền cấp GCNQSDĐ
Điều 105 Luật Đất đai 2013 quy định:
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo ;
người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
thực hiện dự án đầu tư; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được ủy quyền cho cơ quan tài nguyên và môi
trường cùng cấp cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở
và tài sản khác gắn liền với đất.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân,

cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn
liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
3. Đối với những trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận, Giấy chứng
nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng
mà thực hiện các quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với
đất hoặc cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà
10


ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng thì do cơ quan tài nguyên
và môi trường thực hiện theo quy định của Chính phủ [4].
f. Các trường hợp không được cấp GCNQSDĐ
Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
đất đai vừa được Chính phủ ban hành, có 7 trường hợp không được cấp
GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở vài tài sản khác gắn liền với đất như sau:
7 trường hợp không cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất gồm:
1- Tổ chức, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao đất để quản lý thuộc các
trường hợp quy định tại Điều 8 của Luật Đất đai.
2- Người đang quản lý, sử dụng đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích
của xã, phường, thị trấn.
3- Người thuê, thuê lại đất của người sử dụng đất, trừ trường hợp thuê, thuê
lại đất của nhà đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng trong khu công
nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
4- Người nhận khoán đất trong các nông trường, lâm trường, doanh nghiệp
nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng phòng hộ, ban quản lý rừng đặc dụng.
5- Người đang sử dụng đất không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
6- Người sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng đã có thông báo

hoặc quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
7- Tổ chức, Ủy ban nhân dân cấp xã được Nhà nước giao đất không thu
tiền sử dụng đất để sử dụng vào mục đích xây dựng công trình công cộng gồm
đường giao thông, công trình dẫn nước, dẫn xăng, dầu, khí; đường dây truyền tải
điện, truyền dẫn thông tin; khu vui chơi giải trí ngoài trời; nghĩa trang, nghĩa địa
không nhằm mục đích kinh doanh [5].
2.2. Cơ sở lí luận của công tác đăng ký đất đai, cấp GCNQSDĐ
Công tác đăng ký đất đai, cấp GCNQSDĐ được Đảng và Nhà nước quan
tâm chỉ đạo thông qua hệ thống các văn bản pháp luật sau:
- Hiến pháp năm 2013 của Nhà Nước CHXHCN Việt Nam;
- Luật Đất đai 2013;
11


- Luật Đất đai 1993;
- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính
phủ về thi hành Luật Đất đai;
- Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ
về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác
gắn liền với đất;
- Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 của Chính phủ quy định bổ
sung về việc cấp GCNQSDĐ;
- Công văn chỉ đạo số 636/UBND ngày 13/11/2012 về việc đẩy nhanh công
tác cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
- Công văn số 405/STNMT-ĐKĐĐ ngày 30/03/2015 của Sở TNMT về
việc báo cáo việc giả quyết khó khăn cho người dân về cấp GCNQSDĐ, quyền
sở hữu nhà ở tại đô thị;
- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều,
khoản của Luật Đất đai số 45/2013/QH13 quy định về cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

- Và nhiều văn bản pháp luật khác trong lĩnh vực đất đai. Đây là cơ sở
pháp lý để cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triển khai các chính sách đất đai
của Đảng và Nhà nước, là căn cứ để so sánh đối chiếu việc quản lý và sử dụng
đất trên thực tế.

12


PHẦN III. ĐỐI TƯỢNG, PHAM VI, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Công tác cấp GCNQSDĐ trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng
Bình giai đoạn 2010 – 2014.
- Các trường hợp chưa được cấp giấy, nguyên nhân, giải pháp.
- Ảnh hưởng của các trường hợp trên đến đời sống, kinh tế của các hộ gia
đình, cá nhân.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Đề tài được tiến hành trên toàn địa bàn huyện Quảng
Ninh, tỉnh Quảng Bình.
- Phạm vi thời gian:
+ Thời gian thu thập số liệu: Công tác cấp GCNQSDĐ tại huyện Quảng
Ninh giai đoạn 2010 – 2014.
+ Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 05/01/2015 đến ngày 08/05/2015.
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội huyện Quảng
Ninh.
- Đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất huyện Quảng Ninh.
- Đánh giá công tác cấp GCNQSDĐ trên địa bàn huyện Quảng Ninh giai
đoạn 2010 – 2014.
- Đưa ra các giải pháp đẩy nhanh tiến độ cấp GCNQSDĐ qua quá trình

phỏng vấn.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu thứ cấp
Thu thập các thông tin, bảng biểu, báo cáo, số liệu, tài liệu cần thiết liên
quan đến công tác cấp GCNQSDĐ tại phòng TNMT huyện.Đây là các tài liệu
có sẵn, chưa qua xử lý chỉ dùng để tham khảo và đánh giá khái quát.
3.4.2. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu sơ cấp
Gồm các tài liệu, số liệu thứ cấp đã qua xử lý, qua quá trình phỏng vấn thực tế.
13


- Phỏng vấn hộ gia đình: Phỏng vấn các trường hợp chưa được cấp
GCNQSDĐ trong đó có 20 hộ đất ở đô thị, 20 hộ đất ở nông thôn, 20 hộ đất sản
xuất nông nghiệp và 20 hộ đất lâm nghiệp.
- Phỏng vấn sâu: Chọn ra một vài hộ có điều kiện đặc biệt về đời sống, kinh
tế trong tổng số hộ trên để điều tra vì sao các hộ đó chưa được cấp
GCNQSDĐ.Lập hộp câu hỏi chi tiết về các trường hợp đó để làm rõ vấn đề.
3.4.3. Phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu, số liệu
Từ các thông tin, tài liệu, số liệu thu thập được chọn lọc các thông tin có
liên quan đến công tác cấp GCNQSDĐ tiến hành phân tích từng vấn đề sau đó
tổng hợp và rút ra được kết luận chung cho các vấn đề để tìm ra biện pháp xử lý.

14


PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của huyện Quảng
Ninh, tỉnh Quảng Bình
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
Huyện Quảng Ninh nằm ở vĩ độ từ 17 004’ đến 17026’ vĩ độ Bắc và từ

106017’ đến 106048’ độ kinh Đông.
- Phía Bắc giáp huyện Bố Trạch và thành phố Đồng Hới;
- Phía Nam giáp huyện Lệ Thuỷ;
- Phía Đông giáp Biển Đông;
- Phía Tây giáp nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào.
Ở vào vị trí trung độ của cả nước, có các tuyến giao thông huyết mạch của
quốc gia đi qua, có bờ biển dài 17km. Quảng Ninh có điều kiện thuận lợi trong
tiếp cận và tiếp thu những công nghệ và phương thức quản lý tiên tiến, giao lưu
thông thương với các địa phương trong và ngoài nước [6].

Hình 4.1. Sơ đồ vị trí địa lý huyện Quảng Ninh tỉnh Quảng Bình
4.1.2. Địa hình, địa mạo
Quảng Ninh nằm ở phía Đông dãy Trường Sơn, độ dốc nghiêng dần từ Tây
sang Đông. Địa hình của huyện có thể phân thành 4 dạng như sau:
15


- Địa hình vùng rừng núi:
Bao gồm vùng núi cao chiếm 83,72% tổng diện tích tự nhiên. Đây là vùng
có địa hình hiểm trở với nhiều dãy núi đá vôi là vùng có nguồn tài nguyên rừng
phong phú với nhiều loại gỗ quý hiếm như: mun, lim, gụ, sến, táu và đa dạng về
thực vật, động vật.
- Địa hình vùng đồi:
Huyện Quảng Ninh có tổng diện tích 119.169,19 ha, trong đó diện tích
vùng đồi núi 92.940 ha chiếm 78% ổng diện tích tự nhiên. Từ Tây Bắc xuống
Tây Nam, phía Bắc sông Long Đại địa hình đồi thấp, đồi bát úp. Từ Nam sông
Long Đại trở vào, địa hình thung lũng với nhiều hợp thuỷ nhỏ xen kẽ với đồi
thấp và núi đá vôi. Đây là vùng thuận lợi cho việc phát triển kinh tế vườn đồi,
cây công nghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi đại gia súc.
- Vùng đồng bằng;

Có diện tích chiếm 9,5% tổng diện tích tự nhiên, chiều ngang hẹp bị chia
cắt bởi 2 con sông Kiến Giang và Long Đại hợp thành sông Nhật Lệ tạo ra 3 tiểu
vùng địa hình , có điều kiện phát triển nông nghiệp toàn diện.
- Vùng đất cát ven biển:
Chạy dọc bờ biển với chiều dài 17km, địa hình gồ ghề vời nhiều đụn cát và
cồn cát xen lẫn các vùng bằng phẳng. Đây là vùng tiếp giáp với biển Đông nên
có điều kiện nuôi trồng thuỷ, hải sản tập trung thâm canh dạng trang trại, trồng
cây lâm nghiệp và các mô hình phát triển kinh tế khác như dịch vụ, du lịch... [6].
4.1.3. Khí hậu
Huyện Quảng Ninh nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa, với đặc
trưng của khí hậu vùng Bắc Trung Bộ có mùa đông lạnh, mưa nhiều; mùa hè
nóng, mưa ít;
* Nhiệt độ:
- Nhiệt độ trung bình năm: 25,10C
- Nhiệt độ cao nhất trong năm: khoảng 40,1 - 40,60C (vào tháng 6, tháng 7)
- Nhiệt độ thấp nhất trong năm: khoảng 7,8 - 9,40C (vào tháng 12, tháng 1)
- Tổng tích ôn trong năm 9160,60C. Biên độ ngày và đêm 5 - 80C.
- Số giờ nắng trung bình trong ngày là 5,9 giờ.

16


* Chế độ mưa:
Tổng lượng mưa năm 2009 là 2.142,8mm, phân bố không đồng đều theo
vùng và theo mùa. Mùa khô nóng, từ tháng 4 đến tháng 8, mưa ít, lượng mưa
chiếm 31,6% lượng mưa cả năm. Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12, mưa nhiều,
lượng mưa chiếm tới 68,4% lượng mưa cả năm, lũ thường xảy ra trên diện rộng
vào mùa này.
Số ngày mưa trung bình ở Quảng Ninh khá cao lên tới 122 ngày. Tần suất
những trận mưa lớn trên 300mm trong 24h, mưa nhiều trong các tháng 9; 10; 11.

Tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 9 (911,4mm), tháng có lượng mưa thấp
nhất là tháng 4 (44mm).
* Độ ẩm không khí:
Độ ẩm không khí hàng năm ở Quảng Ninh khá cao (83,2%), ngay trong
những tháng khô hạn nhất của mùa hè (mùa có gió Tây Nam) độ ẩm trung bình
tháng vẫn thường xuyên trên 69% (riêng những ngày có gió Tây Nam độ ẩm
tương đối thấp).
Thời kỳ có độ ẩm cao nhất ở Quảng Ninh thường xảy ra vào những tháng
cuối mùa đông, khi khối không khí cực đới lục địa tràn về qua đường biển và
khối không khí nhiệt đới biển Đông luân phiên hoạt động gây ra mưa phùn nên
độ ẩm không khí rất lớn, thường trên 85%.
* Lượng bốc hơi:
Tổng lượng bốc hơi ở Quảng Ninh năm 2014 lên đến 1.201,7mm. Trong
mùa lạnh do nhiệt độ không khí thấp, độ ẩm tương đối cao, ít gió, áp lực không
khí lại lớn nên lượng bốc hơi nhỏ, có nghĩa là trong thời kỳ này thời tiết rất ẩm,
đối chiếu với lượng mưa lượng bốc hơi chỉ chiếm 1/3.
Về mùa nóng, do nhiệt độ không khí cao, ẩm độ thấp, gió lớn, áp lực không
khí giảm nên cường độ bốc hơi lớn. Lượng bốc hơi trong các tháng 4; 5; 6; 7; 8
lớn hơn lượng mưa, vì vậy vào thời kỳ này thường xảy ra khô hạn, ảnh hưởng đến
sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi, và mọi sinh hoạt của người dân.
* Gió bão:
Trên địa bàn huyện Quảng Ninh, trung bình hàng năm có 2 đến 3 cơn bão
ảnh hưởng trực tiếp, tác động đến các vùng đất ven biển. Bão thường xuyên xuất
hiện từ tháng 7 đến tháng 11, gây nhiều tác hại ảnh hưởng xấu đến sản xuất và
đời sống nhân dân trong huyện.
17


Chế độ gió ảnh hưởng tới chế độ nhiệt và có sự phân bố rõ theo mùa. Cụ thể:
Gió mùa Đông Bắc: ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến Quảng Ninh từ

tháng 9 đến tháng 4 năm sau. Gió mùa Đông Bắc làm giảm nhiệt độ từ 4 – 60c so
với bình quân nên ảnh hưởng không tốt đến sản xuất nông nghiệp và đời sống.
Gió Tây Nam khô nóng xuất hiện từng đợt, tổng số ngày có gió Tây Nam ở
Quảng Ninh là 30 – 40 ngày/năm thường bắt đầu từ tháng 4, kết thúc vào tháng
8, cao điểm là tháng 7. Gió Tây Nam khô nóng gây hậu quả không tốt đến đời
sống và sản xuất [6].
4.1.4. Thuỷ văn
Hệ thống sông suối của Quảng Ninh có khá nhiều với mật độ 1÷1,2
km/km2. Sông Long Đại và sông Kiến Giang bắt nguồn từ phía Tây dãy Trường
Sơn hợp thành sông Nhật Lệ chảy về hướng Đông đổ ra biển Đông. Sông Lệ Kỳ
là sông nội vùng ngắn hẹp, do đặc điểm của sông suối trên địa bàn như vậy nên
ảnh hưởng rất lớn đến chế độ tưới tiêu, độ mặn, phèn và việc sử dụng đất của
huyện. Ngoài ra, còn có các hồ, đập chứa nước với dung tích lớn.
Trong mùa mưa lũ, nước chảy dồn ứ từ các sườn núi xuống các thung lũng
hẹp, triều cường, nước sông lên rất nhanh gây lũ, ngập lụt lớn trên diện rộng.
Ngược lại về mùa khô, nước sông xuống thấp, dòng chảy trong các tháng kiệt rất
nhỏ. Hầu hết các con sông ở Quảng Ninh chịu ảnh hưởng trực tiếp của mưa lũ ở
thượng nguồn và chế độ thuỷ triều ở hạ lưu. Vì vậy, ở các vùng đất thấp ở hạ lưu
các con sông thường bị nhiễm mặn ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Tuy
nhiên, có thể vận dụng đặc điểm này để quy hoạch phát triển nuôi trồng thuỷ sản
nước mặn lợ [6].
4.1.5. Các nguồn tài nguyên
a. Tài nguyên đất
Theo kết quả điều tra nghiên cứu về đất của Viện Quy hoạch và thiết kế
nông nghiệp - Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, trên địa bàn Quảng
Ninh có 8 nhóm đất chính được phân theo hai vùng đồi núi và đồng bằng cụ thể:
* Nhóm đất vùng đồi núi
a. Đất xám:
Phần lớn diện tích đất đồi núi ở huyện Quảng Ninh được xếp vào nhóm đất
xám (Acrisols), diện tích khoảng 67.017 ha, chiếm 56,27% diện tích tự nhiên.

Trong đó:
18


- Đất xám cơ giới nhẹ: được hình thành trên các loại đá mẹ có thành phần cơ
giới nhẹ như đá cát, granit, sa phiến… với tổng diện tích 290 ha, chiếm 0,24%
diện tích tự nhiên, chiếm 0,43% diện tích đất xám.
- Đất xám bạc màu: Được hình thành trên các loại mẫu chất đá mẹ, có thành
phần cơ giới nhẹ, cấp hạt sét bị rửa trôi mạnh với tổng diện tích 114 ha chiếm
0,10% diện tích tự nhiên.
- Đất xám Feralit: được hình thành trên các loại đá mẹ nghèo kiềm, có thành
phần cơ giới từ thịt nhẹ đến sét. Đất xám feralit có diện tích khoảng 65.957 ha
chiếm 55,38% diện tích tự nhiên, chiếm 98,42% diện tích đất xám, phân bố trên
nhiều dạng địa hình khác nhau, từ những dạng bằng thấp ven hợp thuỷ, các dạng
đồi thấp thoải đến địa hình núi cao dốc.
- Đất xám kết von: Được hình thành do sản phẩm phong hoá của đá mẹ, có
thành phần cơ giới nhẹ dưới thảm thực vật thưa thớt, nơi có mực nước ngầm gần
mặt đất, chịu tác động định kỳ của chế độ rửa trôi theo chiều ngang và chiều
thẳng đứng vào mùa mưa và chế độ bốc hơi vào mùa khô. Đất xám kết von có
diện tích 384ha, chiếm 0,32% diện tích tự nhiên.
- Đất xám mùn trên núi: diện tích 272 ha, chiếm 0,23% diện tích tự nhiên.
thường được hình thành ở độ cao từ 900m trở lên, khí hậu lạnh và ẩm ướt vùng
dưới, thảm thực vật tốt, địa hình dốc cao, hiểm trở. Đất có thành phần cơ giới thịt
trung bình. Đất có hàm lượng lân và kali dễ tiêu nghèo. Loại đất này có độ phì tự
nhiên khá, nhưng đất ở cao, địa hình hiểm trở, đi lại rất khó khăn, hướng sử dụng
loại đất này là khoanh nuôi bảo vệ rừng.
b. Nhóm đất có tầng mỏng
- Nhóm đất có tầng mỏng chiếm tỷ lệ thấp 0,82% diện tích tự nhiên. Được
hình thành trong điều kiện địa hình chia cắt, dốc, thảm thực vật che phủ thấp,
không có biện pháp và công trình phòng chống xói mòn. Loại đất này là loại đất

xấu nhất vì vậy cần được sử dụng hợp lý. Trước hết phải nhanh chóng phủ xanh
bằng thảm thực vật đa dạng phù hợp với môi trường sinh thái để bảo vệ môi
trường đất, giữ ẩm, giữ mùn phục hồi độ phì nhiêu của đất.
* Nhóm đất vùng đồng bằng
a. Nhóm đất cát và cồn cát trắng vàng
- Cồn cát vàng: Loại đất này thường có sườn dốc đứng về phía đất liền và
thoải dần về phía biển. Gió biển thổi cuốn các hạt cát từ sườn thoải rơi xuống
sườn dốc đứng và lấp dần vào bên trong đất liền. Phân bố ở các xã Gia Ninh, Võ
19


Ninh và Hải Ninh. Đất có thành phần dinh dưỡng thấp, hiện nay đang trồng phi
lao, phần còn lại là hoang hoá, hướng sử dụng là trồng rừng phòng hộ chống cát
bay di động để bảo vệ vùng nội đồng, giữ nguồn nước ngọt cho sản xuất và sinh
hoạt của dân cư trong vùng.
- Đất cát biển trung tính ít chua: Phân bố ở địa hình thấp bằng, diện tích
580ha, chiếm 0,49% diện tích tự nhiên, chiếm 7,46% diện tích đất cát, tập trung
ở các xã Gia Ninh, Võ Ninh. Gồm 3 loại đất phụ: Đất cát biển trung tính ít chua
điển hình, diện tích 180 ha, chiếm 31,03%; Đất cát biển trung tính ít chua glây
nông, diện tích 50 ha, chiếm 8,62%; Đất cát biển trung tính ít chua glây sâu,
diện tích 350 ha, chiếm 60,34% diện tích đất cát biển trung tính ít chua.
b. Đất nhiễm mặn: diện tích 150 ha, chiếm 0,13% diện tích tự nhiên. Đất
được hình thành từ những phù sa sông, biển được lắng đọng trong môi trường
nước biển. Đất có thành phần cơ giới ít biến động giữa các tầng.
c. Đất phèn: Gồm 2 loại (đất phèn hoạt động sâu và đất phèn hoạt động
nông mặn trung bình), diện tích 1.720 ha, chiếm 1,44% diện tích tự nhiên, được
hình thành do sản phẩm bồi tụ phù sa với vật liệu sinh phèn (xác thực vật chứa
lưu huỳnh: Pyrite) phát triển mạnh ở môi trường đầm mặn, khó thoát nước.
d. Đất phù sa: Diện tích 4.350 ha, chiếm 3,65% diện tích đất tự nhiên, có 2
loại đất chính và 6 đơn vị đất phụ, cụ thể:

- Đất phù sa trung tính ít chua, diện tích 1.920 ha, chiếm 1,61% diện tích
đất tự nhiên, chiếm 44,14% diện tích đất phù sa, có 2 loại đất phụ là đất phù sa
trung tính ít chua điển hình và đất phù sa trung tính ít chua glây nông.
- Đất phù sa chua, diện tích 2.430 ha, chiếm 2,04% diện tích đất tự nhiên,
chiếm 55,86% diện tích đất phù sa, có 4 loại đất phụ là đất phù sa chua điển
hình, đất phù sa chua cơ giới nhẹ, đất phù sa chua glây nông, đất phù sa chua
glây sâu.
- Các loại đất trong nhóm đất phù sa được hình thành trên các trầm tích
sông suối, hiện tại quá trình thổ nhưỡng xảy ra yếu, đất còn thể hiện rõ đặc tính
xếp lớp có vật liệu phù sa (Fluvic), do sự bồi đắp hàng năm bởi các cấp hạt khác
nhau và hàm lượng chất hữu cơ khác nhau. Trong trường hợp sự lắng đọng phù
sa đồng đều thì tính phân lớp khó xác định. Hàm lượng cacbon hữu cơ của các
lớp đất ở độ sâu 125 cm lớn hơn 0,2%.
e. Nhóm đất glây: diện tích 100 ha, chiếm 0,08% diện tích tự nhiên, được
hình thành ở địa hình thấp, bão hoà nước mạch thường xuyên, loại đất này có
20


×