Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

ĐỀ CƯƠNG THẢO LUẬN THÀNH PHỐ HCM HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.4 KB, 7 trang )

ĐỀ CƯƠNG THẢO LUẬN
HỌ VÀ TÊN: NGUYỄN NGỌC NAM
Ghi chú

Nội dung
Câu hỏi 1: Đồng chí hãy phân tích một yếu tố tạo ra nguồn lực phát triển thành phố Hồ Chí
Minh và liên hệ thực tiễn địa phương, cơ quan đơn vị công tác?
A. Chủ đề: Nguồn lực phát triển thành phố Hồ Chí Minh
B. Trọng tâm và giải quyết vấn đề:
- Các yếu tố cơ bản tạo ra nguồn lực phát triển thành phố Hồ Chí Minh.
- Con người – một yếu tố quan trọng tạo ra nguồn lực phát triển thành phố Hồ Chí Minh.
1. Các yếu tố cơ bản tạo ra nguồn lực phát triển thành phố Hồ Chí Minh.
- Yếu tố tự nhiên (Vị trí - địa hình, khí hậu, sông ngòi – kinh rạch, hệ sinh thái – thổ nhưỡng).
- Nguồn lực kinh tế - xã hội thành phố (Hệ thống hạ tầng cơ sở, con người).
2. Con người – Nguồn nhân lực mang yếu tố quyết định đối với sự phát triển thành phố
Hồ Chí Minh.
- Dân số đông tạo cho thành phố nguồn lao động dồi dào (khoảng trên 7 triệu dân thuộc thành
phố Hồ Chí Minh và khoảng trên 3 triệu dân đang nhập cư. Tỷ lệ dân số Sài Gòn – TPHCM
chiếm 10% dân số cả nước.
- Thuộc dân số vàng do độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ 70% (Từ 16 - 17 tuổi đến dưới 60 tuổi).
- Chất lượng dân số lao động cao. Phần lớn được đào tạo chuyên ngành từ các trường Trung
học, Cao đẳng, Đại học ....; Đội ngũ Cán bộ - Công nhân kỹ thuật có trình độ chuyên môn, tay
nghề cao chiếm tỷ lệ 40% cả nước.
- Nguồn nhân lực giữ vai trò, vị trí quyết định, thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững cho
Sài Gòn – thành phố Hồ Chí Minh, Nam bộ và cả nước.
- Là tài sản vô giá, tài nguyên thiên nhiên duy nhất động lực phát triển của thành phố.
- Con người là nhân tố quan trọng nhất trong việc cải tạo môi trường, biến đất hoang thành
đồng ruộng, thành đất ở, đất xây dựng.
- Với số dân đông tạo cho thành phố trở thành nơi tiêu thụ lớn, thúcđẩy sự phát triển kinh tế
để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ
C. Liên hệ thực tiễn tại Trung tâm Y tế dự phòng quận Thủ Đức:


- Đội ngũ y bác sĩ của trung tâm y tế dự phòng - nguồn nhân lực giữ vai trò quan trọng trong
công tác phòng chống dịch bện; chăm sóc, bảo vệ sức khỏe ban đầu và nâng cao sức khỏe
người dân trên địa bàn cũng như đóng góp vào sự phát triển chung của ngành y tế quận nhà.
- Nguồn nhân lực của trung tâm được hình thành trên cơ sở các cá nhân có vai trò khác nhau
(Bác sĩ, Dược sĩ, Y sĩ, Điều dưỡng, Nữ hộ sinh, Kỹ thuật viên, cử nhân, kỹ sư,….) và được
liên kết với nhau theo các mục tiêu nhất định. Mỗi cá nhân lại có đặc điểm, tiềm năng thế
mạnh phát triển khác nhau.
Vì vậy, để nâng cao chất lượng cho nguồn nhân lực này đơn vị cần phải thực hiện một số
giải pháp sau:
1/ Phải thu hút được nguồn nhân lực chất lượng:
a/ Phải đánh giá được thực trạng sử dụng nhân viên tại các bộ phận nhằm xác định những vị
trí, công việc nào cần tuyển thêm người.
b/ Trong kế hoạch tuyển dụng hằng năm hoặc lâu dài: Phải phân tích được số lượng cần tuyển
trên cơ sở vị trí công việc và các tiêu chí thống nhất khi tuyển dụng (chú trọng người có năng
lực làm việc thực tiễn, tránh dựa trên bằng cấp)
2/ Duy trì và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực bằng cách:
- Tạo điêu kiện cho nhân viên được phát huy tôi đa các năng lực cá nhân: Bố trí đúng vị trí
công việc
- Xây dựng môi trường làm việc tích cực, chú trọng đến việc nâng cao năng lực của nhân
viên, đảm bảo nhân viên có các kỹ năng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cần thiết để hoàn
thành tôt công việc được giao và tạo điều kiện cho nhân viên được phát triển tối đa các năng
lực cá nhân. Để làm được điều này đơn vị cần thường xuyên tổ chức các hoạt động huấn
luyện, đào tạo kỹ năng thực hành, bồi dưỡng nâng cao trình độ và cập nhật kiến thức quản lý,
kỹ thuật công nghệ cho cán bộ quản lý và cán bộ chuyên môn nghiệp vụ.


Câu hỏi 2: Quá trình mở đất, lập chính quyền của người Việt Nam trên đất Sài Gòn diễn ra
như thế nào? Đồng chí có suy nghĩ, nhận định như thế nào về vấn đề này?
A. Chủ đề: Quá trình hình thành Sài Gòn – Gia Định
B. Trọng tâm và giải quyết vấn đề:

- Quá trình mở đất, lập chính quyền của người Việt Nam trên đất Sài gòn.
- Suy nghĩ, nhận định của cá nhân về vấn đề này.
1. Mở đất:
- Bối cảnh lịch sử: Những nhóm cư dân bản địa (chủ nhân) của vùng đất Đồng Nai – Bến
nghé có thể là những tộc người: Mạ, Stiêng, Mnông, Chro…
- Từ thế kỷ thứ I (sau công nguyên) đến thế kỷ thứ VII: Đồng Nai – Bến Nghé chịu ảnh
hưởng, chi phối bởi quốc gia Phù Nam và nằm trong vùng tranh chấp giữa quốc gia Phù Nam
và quốc gia Lâm Ấp (Champa).
- Từ thế kỷ thứ VII đến thế kỷ XVI, Đồng Nai - Bến Nghé chịu ảnh hưởng, tác động một
cách tương đối bởi quốc gia Chân Lạp
- Niên đại: Vào khoảng nửa cuối thế kỷ XVI trở đi, những nhóm lưu dân người Việt đầu tiên
đến Đồng Nai – Bến Nghé lập nghiệp và sống xen kẻ với cư dân bản địa.
- Diễn biến: Những người Việt bao gồm tầng lớp bình dân và quan lại từ vùng đất Đàng
Trong và một số từ Đàng Ngoài vượt biển ra đi và đặt chân lên đất Đồng Nai - Bến Nghé tiến
hành công cuộc khai phá, mở mang bờ cõi và phát triển kinh tế – xã hội. Người Việt đến
Đồng Nai – Bến Nghé chủ yếu là vì kinh tế. Họ đi tìm vùng đất mới để làm ăn, sinh sống và
tạo dựng cơ nghiệp mới.
- Vai trò của lưu dân người Việt: Những người lưu dân Việt tiên phong đi trước khai phá, mở
mang, làm biến đổi kinh tế - xã hội, tạo ra những tiền đề, yếu tố quan trọng cho các chúa
Nguyễn sau này đến lập chính quyền, mở mang bờ cõi đất nước
- Vai trò của phong kiến họ Nguyễn: Từ đầu thế kỷ XVII trở đi, các chúa Nguyễn từng bước
chuẩn bị những cơ sở, điều kiện để chuẩn bị lập phủ Gia Định, đặt chủ quyền lên đất Đồng
Nai – Bến Nghé.
+ Năm 1620, chúa Nguyễn lập được quan hệ mật thiết với triều đình Chân Lạp.
+ Năm 1623, chúa Nguyễn lập trạm thuế thương chính ở Sài Gòn.
+ Năm 1679, chúa Nguyễn lập đồn dinh Tân Mỹ ở Sài Gòn.
- Ý nghĩa các mốc thời gian: Qua ngót một thế kỷ (từ cuối XVI đến cuối XVII), người Việt
đến khai phá đất Đồng Nai – Bến Nghé; sau đó các chúa Nguyễn đến xây dựng cơ sở lập
chính quyền. Cuối XVII, Sài Gòn đã “chín mùi” cho sự ra đời một bộ máy nhà nước, đơn vị
hành chính.

2. Nguyễn Hữu Cảnh lập chính quyền tại phủ Gia Định (02/1698)
- Diễn biến: Tháng 2, mùa Xuân năm Mậu Dần 1698, chúa Nguyễn Phúc Chu cử Lễ Thành
Hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam kinh lược. Ông “Lấy đất Nông Nại đặt làm phủ Gia Định,
lập xứ Đồng Nai làm huyện Phước Long, dựng dinh Trấn Biên, lập xứ Sài Gòn làm huyện
Tân Bình, dựng dinh Phiên Trấn. Mỗi dinh đặt chức Lưu thủ, Cai bộ và Ký lục để cai trị”. Sau
khi lập phủ Gia Định, chúa Nguyễn còn cho đắp chiến lũy kết hợp các con sông để bố phòng,
bảo vệ Sài Gòn.
- Sài Gòn giữ vị trí, vai trò rất quan trọng: Sau khi phủ Gia Định được thành lập, dinh Phiên
Trấn (Sài Gòn) trở thành một trung tâm chính trị – hành chính, trung tâm kinh tế, thương mại
của cả vùng, một chiến luỹ quân sự, có nhiều phố chợ buôn bán, một bến cảng xuất nhập khẩu
lớn, gắn bó mật thiết với sự phát triển của toàn miền Nam.
C. Suy nghĩ, nhận định của cá nhân về vấn đề này:
- Ngay từ khi di dân, khai khẩn xuống mảnh đất phương Nam, Cha ông ta đã có ý thức rõ
ràng về tầm quan trọng về chính trị, kinh tế của nó và có những bước xác lập để khẳng định
chủ quyền Quốc Gia khi còn là miền đất chưa có chủ.
- Trong suốt chiều dài lich sử mở mang bờ cõi, chống thù trong giặc ngoài qua từng gia đoạn,
Cha ông ta đã đổ bao mồ hôi, nước mắt, xương máu để có được như ngày hôm nay.
Vì vậy mỗi cá nhân chúng ta phải không ngừng học tập, nâng cao trình độ chuyên môn và
vận dụng được vào thực tiễn góp phần của mình vào công cuộc xây dựng và bảo vệ một đất
nước Việt Nam phồn thịnh nói chung và thành phố hồ Chí Minh rói riêng./.
Câu hỏi 3: Đồng chí hãy phân tích, đánh giá một đặc điểm nổi bật của Đảng bộ thành phố Hồ


Chí Minh? Liên hệ thực tiễn với Đảng bộ địa phương, cơ quan, đơn vị công tác?
A. Chủ đề: Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh (03 thời kỳ với 12 đặc điểm)
B. Trọng tâm và giải quyết vấn đề:
- Khái quát 12 đặc điểm nổi bật qua 03 thời kỳ của Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh.
- Phân tích một đặc điểm nổi bật của Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh.
1. Khái quát 12 đặc điểm nội bật của Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh.
- Thành lập vào trung tuần tháng 3 năm 1930.

- Cơ sở, chỗ dựa, đảm bảo an toàn cho các cơ quan lãnh đạo của Trung ương.
- Hoàn thành vai trò là một trong những trung tâm của cách mạng Việt Nam.
- Góp phần quyết định thắng lợi cách mạng tháng Tám-1945 ở Sài Gòn-Nam bộ.
- Đi trước, mở đầu cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
- Hoàn thành vai trò là chiến trường phối hợp, góp phần thắng lợi của cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp.
- Hoàn thành xuất sắc vai trò là chiến trường chiến lược, địa bàn trọng điểm trong kháng
chiến chống Mỹ cứu nước.
- Về đích sau cùng, quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước bằng
chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng.
- Luôn giữ vững ổn định chính trị, trật tự xã hội.
- Xây dựng phát triển thành phố Hồ Chí Minh thành trung tâm kinh tế lớn nhất nước, trung
tâm kinh tế hàng đầu của đất nước.
- Không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
- Xây dựng, củng cố, ngày càng hoàn thiện hệ thống chính trị.
2. Đảng bộ thành phố góp phần cùng Xứ Ủy Nam Kỳ đưa quyết định thắng lợi Cách
mạng tháng tám năm 1945 ở thành phố và cả Nam bộ.
- Quá trình khôi phục lại lực lượng cách mạng sau cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ đã đưa đến hai hệ
thống Xứ Ủy là Tiền Phong và Giải Phóng. Tuy có những khác nhau trong xây dựng lực
lượng và phương pháp cách mạng, nhưng cả hai hệ thống này đã có nhiều đóng góp quan
trọng vào quá trình chuẩn bị mọi mặt cho cuộc khởi nghĩa giành chính quyền khi thời cơ đến.
- Trong cao trào tiền khởi nghĩa trên phạm vi cả nước (sau 09/3/1945), Sài Gòn – Chợ lớn và
Gia Định đã tạo ra Thanh niên tiền phong là một tổ chức quần chúng chính trị Cách mạng đã
tập hợp và rèn luyện quần chúng yêu nước hình thành nên sức mạnh vô cùng to lớn cho cuộc
khởi nghĩa.
- Cuộc khởi nghĩa thắng lợi đã đóng góp nhiều bài học có giá trị:
+ Góp phần quyết định thắng lợi hoàn toàn Cách mạng Tháng Tám trên cả Nam Bộ, góp
phần quyết định thắng lợi hoàn toàn Cách mạng Tháng Tám trên cả Nam Bộ.
+ Quyết định thắng lợi cuối cùng 3 trung tâm chính trị ở Việt nam: Hà Nội (19/8), Huế
(23/8), Sài Gòn (25/8).

+ Quá trình từ tiền khởi nghĩa đến khởi nghĩa tháng tám thành công ở Sài Gòn – Chợ lớn,
Gia Định là quá trình có ý nghĩa lịch sử đối với tiến trình cách mạng lâu dài ớ phía Nam từ
đó đến nay.
+ Cuộc khởi nghĩa có những đặc điểm riêng và nhân tố thắng lợi quan trọng.
+ Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý giá cho thành phố và nhiều địa phương khác trong
quá trình đấu tranh cách mạng, xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.
C. Liên hệ thực tiễn với Đảng bộ địa phương, cơ quan, đơn vị công tác: Cấp Ủy Đảng của
Trung tâm Y tế dự phòng quận Thủ Đức.
- Bám sát các chủ trương, chính sách của TW Đảng, của Đảng bộ thành phố, của Đảng bộ
quận Thủ Đức và các chỉ đạo của ngành, Sở Y tế:
+ Để giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên: Cấp Ủy trung tâm và cấp Ủy bệnh viện quận
đã chủ động tham mưu cho Đảng bộ quận trong việc triển khai công tác khám bảo hiểm y tế
tại 12 trạm y tế phường thuộc trung tâm và để bảo đảm cho công tác này phía bệnh viện đã cử
các bác sĩ của bệnh viện luân phiên xuống các trạm.
Tuy còn nhiều vấn đề cần hoàn thiện, nhưng Thủ Đức là quận đầu tiên và duy nhất hiện nay
triển khai công tác bảo hiểm y tế và phủ kín bác sĩ trên 12 trạm y tế phường. Thiết nghĩ đây
cũng là kinh nghiệm thiết thực cho các quận khác vận dụng.
+ Để nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh tại trạm y tế xã phường, thị trấn đến năm
2020 theo đề án 5002/QĐ-SYT: Cấp Ủy Đảng của trung tâm đã có nghị quyết, chỉ đạo lập kế


hoạch cho các bác sĩ tham gia học các lớp “Bác sĩ Gia đình” để chuẩn bị sẵn nguồn nhân lực
cần thiết khi đề án được nhân rộng./.

Câu hỏi 4: Đồng chí hãy phân tích một tính cách văn hóa nổi trội của con người Sài Gòn -


thành phố Hồ Chí Minh mà mình tâm đắc? Cho biết suy nghĩ của đồng chí về thực trạng đời
sống văn hóa của người dân thành phố Hồ Chí Minh hiện nay?
A. Chủ đề: Tính cách văn hóa của người dân Sài Gòn – thành phố Hồ Chí Minh

B. Trọng tâm và giải quyết vấn đề:
Phân tính một tính cách văn hóa nổi trội của người dân Sài Gòn – thành phố Hồ Chí
Minh - Tính trọng nghĩa, khinh tài.
- Trong quá trình phát triển, không chỉ đương đầu với thú dữ, điều kiện tự nhiên hoang sơ mà
còn chống lại kẻ thù hai chân để tồn tại. Từ đó tính cách của người Sài Gòn-thành phố Hồ Chí
Minh là trọng người biết hy sinh cho cộng đồng, dũng cảm, anh hùng, không sợ khó khăn,
đùm bọc tương trợ nhau.
- Nghĩa tình cũng là đặc trưng văn hóa rõ nét, sâu sắc của người dân thành phố. Được vun đắp
theo chiều dài lịch sử hình thành và phát triển hơn 300 năm tạo nên nhân cách lành mạnh, tiến
bộ, vừa hội tụ, vừa lan tỏa
- Tính trọng nghĩa, khinh tài, trong giai đoạn hiện nay có nhiều biến đổi do điều kiện kinh tế,
giao lưu văn hóa, khoa học-kỹ thuật. Con người thành phố cần quý trọng sức lao động, tiền
của vốn liếng tích lũy để công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước.
- Tuy nhiên, trong quá trình phát triển nó cũng nảy nở những mặt trái nếu không nhận thức
đúng và vận dụng phù hợp
C. Đánh giá về thực trạng đời sống văn hóa của người dân thành phố Hồ Chí Minh hiện
nay:
- Bên cạnh những gương sáng điển hình trong lao động – sản xuất, gương người tốt việc tốt
của đại bộ phận người dân đang ngày đêm đóng góp cho sự phát triển của thành phố, dưới tác
động của những mặt trái kinh tế thị trường và toàn cầu về văn hóa ngày càng sâu rộng cũng
đã xuất hiện một bộ phận không nhỏ người dân có lối sống lệch lạc, sống thiếu lý tưởng, giảm
sút niềm tin, thiếu ý thức chấp hành pháp luật; có lối sống thực dụng, đua đòi, lãng phí, có
biểu hiện tiêu cực trong đạo đức, lối sống, cá biệt có một số thanh niên sa vào tệ nạn xã hội,
tội phạm.
- Các phương tiện thông tin, báo chí, truyền hình, internet thời gian qua đã phản ánh nhiều
hình ảnh phản cảm về cách cư xử, ăn mặc lố lăng của thanh niên, học sinh-sinh viên “Ngắn
trước, rách sau” “Siêu mỏng”, rồi các “Hót girls, hót boy”; truy cập các trang Web độc hại,
Chát Nude, đua xe, quan hệ tình dục ở lứa tuổi thanh niên, học sinh-sinh viên…đang có chiều
hướng gia tăng.
- Một bộ phận thanh niên nhất là giới sinh viên, học sinh lại hướng hoạt động của mình vào

việc vui chơi mang tính hưởng thụ, nhiều khi vô bổ, ít chú ý đến việc mở mang kiến thức và
hoàn thiện nhân cách. “Tớ chỉ thích điện thoại nào đời mới...”, “Phim Hàn Quốc đang chiếu
tới tập...”, “Hàng hiệu hợp thời ở chỗ...”. Tuy vậy, họ là những con người rất năng động, hứng
thú với những hoạt động vui chơi, giải trí, hưởng thụ những thú vui của tuổi trẻ, thể hiện một
lối sống tiêu dùng "sành điệu". Lắm khi “ăn chơi” kiểu bạt mạng đến quên cả lối về.
Văn hóa của người dân thành phố hiện nay, dù có mặt này mặt khác, tiêu cực và hạn chế,
nhưng bao giờ cũng vươn tới văn hóa của sự sáng tạo và đổi mới. Chính sự vượt qua các lề
thói, khuôn phép cũ đã tạo nên sự đa dạng đặc trưng trong đời sống văn hóa của thành phố./.

Câu hỏi 5: Đồng chí hãy phân tích, chứng minh vai trò, vị trí của nền kinh tế thành phố Hồ


Chí Minh đối với sự phát triển kinh tế Nam bộ và cả nước?
A. Chủ đề: Kinh tế thành phố Sài Gòn - Hồ Chí Minh đối với Nam bộ và cả nước
B. Trọng tâm và giải quyết vấn đề:
- Vai trò, vị trí của nền kinh tế thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm đối với Nam bộ và cả
nước.
- Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế lớn vào bậc nhất của cả nước.
1. Vai trò, vị trí của nền kinh tế thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm đối với Nam bộ và
cả nước:
- Nền kinh tế thành phố có sự phát triển toàn diện, phong phú và đa dạng trên từng loại ngành
nghề, lĩnh vực khác nhau.
- Kinh tế thành phố là nền kinh tế “mở” gắn kết chặt chẽ với khu vực và quốc tế.
- Là nền kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường phát triển mạnh mẽ. Phát triển từ rất sớm, nhanh
và liên tục (Kinh tế thành phố luôn duy trì tăng trưởng ở mức cao trong nhiều năm liên tục.
Nếu trước thời kỳ đổi mới, trong 10 năm (1976 - 1985), tổng sản phẩm nội địa (GDP) của
thành phố chỉ tăng bình quân 2,7%/năm, thì trong giai đoạn 1991-2010, thành phố là một
trong rất ít địa phương có tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hai con số trong suốt 20 năm.
Từ năm 2011 đến nay, thành phố cũng đạt mức tăng trưởng kinh tế xấp xỉ 10%/năm, gấp 1,6
lần mức bình quân chung của cả nước theo đánh giá của đồng chí VƯƠNG ĐÌNH HUỆ Ủy

viên T.Ư Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương)
- Nền kinh tế phát triển liên tục với nhịp độ ngày càng cao, thời kì sau luôn cao hơn thời kì
trước.
- Trong nền kinh tế thành phố lĩnh vực thương mại, xuất – nhập khẩu giữ vai trò hết sức quan
trọng, tạo điều kiện thúc đẩy nền kinh tế những vùng xung quanh phát triển theo./.
2. Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế lớn vào bậc nhất của cả nước:
- Đối với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, kinh tế thành phố Hồ Chí Minh vừa đóng vai trò
hạt nhân vừa vai trò đầu tàu.
- Thành phố có hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển tương đối quy mô và đồng bộ: đường sắt,
đường thuỷ, đường bộ, đường không.
- Thành phố có nhiều kinh nghiệm trong phát triển kinh tế hàng hóa.
- Thành phố có điều kiện địa lí tự nhiên hết sức thuận lợi tạo điều kiện cho sự phát triển kinh
tế: ít bão, khí hậu ôn hòa, giữa vùng miền Đông Nam bộ giàu nguyên liệu và vùng Tây Nam
bộ giàu lương thực, thực phẩm, …
- Nguồn nhân lực đa dạng và phong phú, tập trung đội ngũ lao động có chất xám cao chiếm
trên 40% cả nước.
- Thành phố có tiềm năng rất lớn về huy động các loại nguồn vốn: vốn đầu tư từ nước ngoài
FBI, vốn từ kiều bào ở nước ngoài gửi về, vốn huy động từ trong dân qua ngân hàng, vốn từ
Trung ương đầu tư lại cho thành phố.
- Đảng và Nhà nước cũng đã đánh giá và khẳng định qua Nghị quyết 20-NQ/TƯ xác định vị
trí của thành phố rõ hơn, cao hơn - đó là "thành phố lớn nhất nước", là trung tâm lớn không
chỉ về kinh tế mà còn cả văn hóa, khoa học - công nghệ, giáo dục, y tế, có vị trí chính trị quan
trọng của cả nước./.




×