Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

đề cương thảo luận môn luật sở hữu trí tuệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.28 KB, 10 trang )

BUỔI THẢO LUẬN THỨ NHẤT VÀ THỨ HAI:
KHÁI QUÁT VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ, QUYỀN TÁC GIẢ - QUYỀN LIÊN
QUAN
I. Mục đích yêu cầu
- Sinh viên (SV) hiểu được nội dung của các phần lý thuyết trước đó liên
quan đến khái niệm cơ bản về SHTT, quyền SHTT cũng như đối tượng
của quyền SHTT tại Việt Nam theo quy định của pháp luật chuyên
ngành.
- Phát huy cách thức làm việc nhóm của SV, dựa trên việc phân nhóm của
các môn trước đây (khoảng 9-10SV/nhóm) các thành viên của nhóm có
khả năng tương tác với nhau, cũng như tương tác với giáo viên phụ trách
cao hơn.
- Rèn luyện kỹ năng phân tích tổng hợp của SV. Trên cơ sở bài thảo luận
được đưa trước cho SV, SV có sự chuẩn bị chu đáo từ trước
- Rèn luyện kỹ năng thuyết trình và nói trước đám đông. Đây là một trong
các yêu cầu đặt ra đối với SV luật. Theo đó, trong giờ thảo luận khi có
yêu cầu thì SV sẽ trình bày một hoặc một vài nội dung thảo luận.
II. Tài liệu cần đọc
- Trường Đại học Luật TPHCM, Giáo trình Luật sở hữu trí tuệ, NXB
Hồng Đức, 2012;
- Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật sở hữu trí tuệ, NXB
CAND, 2012;
- Lê Nết, Quyền sở hữu trí tuệ, NXB Đại học quốc gia, 2006;
- Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết, Nguyễn Hồ Bích Hằng, Luật dân sự Việt
Nam, NXB Đại học quốc gia 2007;
- Và các tài liệu tham khảo khác (khuyến khích SV tìm hiểu trong danh
mục tài liệu tham khảo môn luật sở hữu trí tuệ trên trang web của
trường, mục Khoa luật dân sự).
III. Tiêu chí đánh giá
1. Hình thức (1 điểm)
- Trình bày nội dung ngắn gọn;


- Diễn đạt chặt chẽ, logic;
- Không sai chính tả và các lỗi văn phạm, các lỗi đánh máy thường gặp
như không viết hoa, không có khoảng trống trước các dấu câu…
2. Tài liệu tham khảo (2 điểm)
1
1
- SV căn cứ vào danh mục tài liệu tham khảo đối với môn luật sở hữu trí
tuệ để tìm cho mình những nội dung liên quan.
- Khuyến khích SV có nguồn tài liệu phong phú có sự đầu tư nghiêm túc
cho bài viết của mình.
- Không sử dụng các nguồn thông tin không chính thống (sẽ không được
tính điểm), hoặc những nguồn thông tin không thể kiểm chứng được.
3. Nội dung (7 điểm)
IV. Thời hạn nộp bài:
Vào đầu mỗi buổi thảo luận, các nhóm nộp bài là sản phẩm cụ thể sau khi đã
làm việc nhóm cho GV thảo luận.
Chế tài: nhóm nào không nộp đúng thời hạn, thì coi như không nộp bài và
không có điểm đối với bài tập cuối kỳ.
V. Nội dung thảo luận:
A. Câu hỏi tự luận
Câu hỏi 1. Quyền sở hữu trí tuệ và quyền sở hữu những tài sản hữu hình khác
biệt như thế nào?
Câu hỏi 2. Thế nào là nguyên tắc “độc quyền sử dụng” quyền sở hữu trí tuệ?
Nguyên tắc này có được áp dụng trong mọi trường hợp để bảo vệ quyền sở hữu
trí tuệ của chủ sở hữu không? Cho ví dụ minh họa
Câu hỏi 3. Thế nào là cơ chế “đồng bảo hộ”? Cho ví dụ minh họa
Câu hỏi 4. Hãy phân tích mối liên hệ giữa quyền tác giả và quyền liên quan
đến quyền tác giả. Và cho ví dụ minh họa mối liên hệ này
B. Bài tập
Bài tập số 1. Nghiên cứu Bản án số 1549/2010/DS-KDTM-ST ngày 27/9/2010

của Tòa án nhân dân TPHCM về Tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ.
Câu hỏi:
1. Ai là tác giả ca khúc “Mật đắng tình yêu” và “Giấc mơ vô vọng”?
2. Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả số 1101/2008/QTG và số
1102/2008/QTG được đề cập trong bản án có phải là căn cứ xác định việc
bảo hộ quyền tác giả hay không? Nêu cơ sở pháp lý.
3. Ai là chủ sở hữu quyền tác giả đối với hai ca khúc trên?
4. Thỏa thuận giữa ông Điền Kim Trọng và bà Nguyễn Thanh Uyên Trang là
thỏa thuận gì? Cơ sở pháp lý? Bà Trang có những quyền gì đối với ca khúc
“Mật đắng tình yêu”?
2
2
5. Sau khi cho phép bà Trang sử dụng độc quyền ca khúc “Mật đắng tình yêu”,
ông Trọng có những quyền gì đối với ca khúc này? Cơ sở pháp lý.
6. Nhuận bút là gì? Các quy định cơ bản của pháp luật về vấn đề nhuận bút.
7. Có những hành vi xâm phạm quyền tác giả nào? Nêu cơ sở pháp lý.
8. Phía nguyên đơn đã đưa ra những yêu cầu gì? Tòa án giải quyết ra sao?
Quan điểm của anh/chị về hướng giải quyết trên.
9. Nhận xét về tư cách chủ thể của ông Lê Trọng Nghĩa trong:
- Mối quan hệ với ông Trọng, bà Trang về việc hòa âm, phối khí;
- Hợp đồng thực hiện và biên tập album ký với ông Đăng.
Bài tập số 2. Nghiên cứu tình huống sau:
Từ tháng 12/1977 ông Nguyễn Thanh viết ký sự “Biệt động Sài Gòn”
được đăng liên tục 30 kỳ trên Báo quan đội nhân dân và ký sự “Người con gái
Sài Gòn” được đăng 22 kỳ trên Báo quân đội nhân dân, Nhà xuất bản Thanh
niên đã in thành sách “Những chiến sỹ biệt động” và Nhà xuất bản tổng hợp
TPHCM xuất bản sách “Người con gái Sài Gòn” cũng vào năm 1977.
Đầu năm 1982, ông Phương lúc đó là Biên kịch thuộc biên chế của
Hãng phim truyện Việt Nam, được ban giám đốc Hãng phim yêu cầu thực hiện
một số bộ kịch bản phim 2 tập về đề tài biệt động ở Sài Gòn trước năm 1975.

Để phục vụ cho việc sáng tác, đoàn công tác của Hãng phim truyện Việt Nam,
ông Phương với tư cách là người trực tiếp viết kịch bản đã đi thực tế và thu
thập tư liệu về biệt động Sài Gòn. Sau khi ông trình bày đề cương, giải pháp
dựng truyện đã được đoàn công tác nhất trí thông qua để viết kịch bản. Sau đó
ông Phương về Hà Nội và đến tìm gặp ông Nguyễn Thanh để hợp tác. Ông
Nguyễn Thanh bắt tay vào viết, do kế hoạch gấp nên viết đến đâu ông Phương
đến lấy bản thảo đến đó. Sau khi ông Phương đem bản thảo về trình lãnh đạo
Hãng phim truyện Việt Nam, Hãng yêu cầu ông Phương viết lại. Bản thảo của
ông Thanh khoảng gần 400 trang trên giấy học sinh, còn bản thảo do ông
Phương viết khoảng 190 trang đánh máy bằng giấy pôluga mỏng, lấy tên
“Những thiên thần ra trận” sau đó được Cục điện ảnh duyệt mang tên “Biệt
động Sài Gòn”.
Câu hỏi:
1. Kịch bản phim “Biệt động Sài Gòn” có phải là tác phẩm được chuyển thể từ
nội dung của ký sự “Biệt động Sài Gòn” và ký sự “Người con gái Sài Gòn”
không? Vì sao?
2. Ông Phương và Ông Thanh có phải là đồng tác giả đối với kịch bản phim
“Biệt động Sài Gòn” hay không? Vì sao?
3
3
3. Việc ông Phương cầm bản thảo của ông Thanh về và chỉnh sửa lại theo ý
kiến của mình và đặt lại tên tác phẩm mà không hỏi ý kiến của ông Thanh thì
có vi phạm quyền tác giả của ông Thanh hay không? Vì sao?
4. Trong trường hợp ông Thanh yêu cầu hãng phim truyện Việt Nam trả tiền
nhuận bút nhưng hãng phim truyện Việt Nam cho rằng mình không biết ông
Thanh là ai. Hãng phim truyện Việt Nam là người giao nhiệm vụ sáng tạo tác
phẩm cho ông Phương nên sẽ trả tiền nhuận bút cho ông Phương. Thỏa thuận
giữa ông Phương và ông Thanh như thế nào thì ông Thanh sẽ là người yêu cầu
ông Phương trả tiền nhuận bút? Lập luận của hãng phim truyện Việt Nam là
đúng hay sai, nếu:

- Ông Thanh và ông Phương đồng thời là người đứng tên là tác giả của tác
phẩm phim “Biệt động Sài gòn”.
- Ông Phương là người đứng tên tác giả của tác phẩm.
4
4
BUỔI THẢO LUẬN THỨ BA:
QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP – SÁNG CHẾ, KIỂU DÁNG CÔNG
NGHIỆP
I. Mục đích yêu cầu
- Sinh viên (SV) hiểu được nội dung của các phần lý thuyết trước đó liên
quan đến khái niệm cơ bản về SHTT, quyền SHTT cũng như đối tượng
của quyền SHTT tại Việt Nam theo quy định của pháp luật chuyên
ngành.
- Phát huy cách thức làm việc nhóm của SV, dựa trên việc phân nhóm của
các môn trước đây (khoảng 9-10SV/nhóm) các thành viên của nhóm có
khả năng tương tác với nhau, cũng như tương tác với giáo viên phụ trách
cao hơn.
- Rèn luyện kỹ năng phân tích tổng hợp của SV. Trên cơ sở bài thảo luận
được đưa trước cho SV, SV có sự chuẩn bị chu đáo từ trước
- Rèn luyện kỹ năng thuyết trình và nói trước đám đông. Đây là một trong
các yêu cầu đặt ra đối với SV luật. Theo đó, trong giờ thảo luận khi có
yêu cầu thì SV sẽ trình bày một hoặc một vài nội dung thảo luận.
II. Tài liệu cần đọc
- Trường Đại học Luật TPHCM, Giáo trình Luật sở hữu trí tuệ, NXB
Hồng Đức, 2012;
- Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật sở hữu trí tuệ, NXB
CAND, 2012;
- Lê Nết, Quyền sở hữu trí tuệ, NXB Đại học quốc gia, 2006;
- Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết, Nguyễn Hồ Bích Hằng, Luật dân sự Việt
Nam, NXB Đại học quốc gia 2007;

- Và các tài liệu tham khảo khác (khuyến khích SV tìm hiểu trong danh
mục tài liệu tham khảo môn luật sở hữu trí tuệ trên trang web của
trường, mục Khoa luật dân sự).
III. Tiêu chí đánh giá
1. Hình thức (1 điểm)
- Trình bày nội dung ngắn gọn;
- Diễn đạt chặt chẽ, logic;
- Không sai chính tả và các lỗi văn phạm, các lỗi đánh máy thường gặp
như không viết hoa, không có khoảng trống trước các dấu câu…
2. Tài liệu tham khảo (2 điểm)
- SV căn cứ vào danh mục tài liệu tham khảo đối với môn luật sở hữu trí
tuệ để tìm cho mình những nội dung liên quan.
5
5
- Khuyến khích SV có nguồn tài liệu phong phú có sự đầu tư nghiêm túc
cho bài viết của mình.
- Không sử dụng các nguồn thông tin không chính thống (sẽ không được
tính điểm), hoặc những nguồn thông tin không thể kiểm chứng được.
3. Nội dung (7 điểm)
IV. Thời hạn nộp bài:
Vào đầu mỗi buổi thảo luận, các nhóm nộp bài là sản phẩm cụ thể sau khi đã
làm việc nhóm cho GV thảo luận.
Chế tài: nhóm nào không nộp đúng thời hạn, thì coi như không nộp bài và
không có điểm đối với bài tập cuối kỳ.
V. Nội dung thảo luận:
Bài tập số 1. Nghiên cứu tình huống sau đây:
Năm 2002, Công ty TNHH Trường Sanh (huyện Thuận An, tỉnh Bình
Dương) do bà Tôn Hải Đường làm giám đốc liên doanh với ông Kou Chi
Sheng (Đài Loan - Trung Quốc) thành lập Công ty Nhã Quán chuyên sản xuất,
kinh doanh áo quan. Sản phẩm chủ yếu là để xuất khẩu (đến 80%), còn lại tiêu

thụ trong nước và được nhiều trại hòm biết đến. Ban đầu, do thiếu hiểu biết về
pháp luật sở hữu trí tuệ nên đã kê khai sai, sử dụng tên liên doanh Nhã Quán để
đăng ký bảo hộ KDCN và đã được cấp văn bằng bảo hộ cho mẫu áo quan do bà
Tôn Hải Đường sáng tác. Tuy nhiên, sau đó, Nhã Quán đã ký bản thỏa thuận
công nhận quyền sở hữu công nghiệp với kiểu dáng áo quan thuộc về Trường
Sanh và ký hợp đồng chuyển nhượng lại “quyền nộp đơn đăng ký bảo hộ kiểu
dáng công nghiệp”. Ngược lại, Trường Sanh ủy quyền (không quy định thời
hạn) cho Nhã Quán được phép sử dụng những mẫu áo quan trên. Đến năm
2007, chị Tạ Thị Kim Phượng (con gái bà Tôn Hải Đường) đứng ra thành lập
Công ty Ý Thiên và được Trường Sanh chuyển nhượng lại quyền sở hữu công
nghiệp những kiểu dáng áo quan trên. Vì vậy, Ý Thiên tuyên bố quyền sở hữu
hợp pháp duy nhất và ngăn chặn Nhã Quán không được sản xuất, kinh doanh
xâm phạm KDCN những mẫu áo quan trên.
Câu hỏi:
1. Người nào là tác giả của mẫu áo quan được cấp văn bằng bảo hộ?
2. Chủ thể nào đã đăng ký và được cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công
nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp là áo quan?
3. Chủ thể nào được phép sử dụng những mẫu áo quan trên?
6
6
4. Công ty Trường Sanh có quyền ký hợp đồng chuyển nhượng lại quyền sở
hữu công nghiệp đối với kiểu dáng áo quan trên cho Công ty Ý Thiên hay
không? Vì sao?
5. Ý Thiên ngăn chặn không cho Nhã Quán được sản xuất, kinh doanh mẫu áo
quan trên có phù hợp với quy định của pháp luật không? Cơ sở pháp lý.
Bài tập số 2. Nghiên cứu Bản án số 96/2010/KDTM-PT ngày 03/6/2010 về việc
Tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ của Tòa án nhân dân tối cao.
Câu hỏi:
1. Ngành nghề đăng ký kinh doanh của công ty TNHH Thành Đồng là gì?
2. Sáng chế “Bạt chắn nắng mưa tự cuốn” do ai tạo ra? Sáng chế này đã

được đăng ký bảo hộ chưa?
3. Bạt chắn nắng mưa tự cuốn do ai sử dụng đầu tiên? Người sử dụng này có
đi đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp không?
4. Phân tích tính mới của sáng chế, kiểu dáng công nghiệp. Một sáng chế,
kiểu dáng công nghiệp được một chủ thể khác sử dụng trước khi được đăng
ký bảo hộ có làm mất tính mới của sáng chế, kiểu dáng công nghiệp hay
không? Vì sao?
5. Việc Công ty Thành Đồng đã đăng ký bảo hộ sáng chế, kiểu dáng công
nghiệp đối với “bạt chắn nắng mưa tự cuốn” thì Cơ sở Ngọc Thanh có biết
hay không? Cơ sở Ngọc Thanh có nghĩa vụ phải biết hay không? Cơ sở pháp
lý.
6. Nêu những điều kiện của quyền sử dụng trước đối với sáng chế, kiểu dáng
công nghiệp? Cơ sở pháp lý?
7. Cơ sở Ngọc Thanh khi sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp “bạt
chắn nắng mưa tự cuốn” có được Công ty Thành Đồng đồng ý hay không?
Đoạn nào của bản án thể hiện điều này?
8. Cơ sở Ngọc Thanh sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp “bạt chắn
nắng mưa tự cuốn” có thỏa mãn các điều kiện của quyền sử dụng trước đối
với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp hay không?
9. Suy nghĩa của anh, chị về cách giải quyết của Tòa án.
7
7
BUỔI THẢO LUẬN THỨ TƯ
QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP – NHÃN HIỆU
I. Mục đích yêu cầu
- Sinh viên (SV) hiểu được nội dung của các phần lý thuyết trước đó liên
quan đến khái niệm cơ bản về SHTT, quyền SHTT cũng như đối tượng
của quyền SHTT tại Việt Nam theo quy định của pháp luật chuyên
ngành.
- Phát huy cách thức làm việc nhóm của SV, dựa trên việc phân nhóm của

các môn trước đây (khoảng 9-10SV/nhóm) các thành viên của nhóm có
khả năng tương tác với nhau, cũng như tương tác với giáo viên phụ trách
cao hơn.
- Rèn luyện kỹ năng phân tích tổng hợp của SV. Trên cơ sở bài thảo luận
được đưa trước cho SV, SV có sự chuẩn bị chu đáo từ trước
- Rèn luyện kỹ năng thuyết trình và nói trước đám đông. Đây là một trong
các yêu cầu đặt ra đối với SV luật. Theo đó, trong giờ thảo luận khi có
yêu cầu thì SV sẽ trình bày một hoặc một vài nội dung thảo luận.
II. Tài liệu cần đọc
- Trường Đại học Luật TPHCM, Giáo trình Luật sở hữu trí tuệ, NXB
Hồng Đức, 2012;
- Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật sở hữu trí tuệ, NXB
CAND, 2012;
- Lê Nết, Quyền sở hữu trí tuệ, NXB Đại học quốc gia, 2006;
- Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết, Nguyễn Hồ Bích Hằng, Luật dân sự Việt
Nam, NXB Đại học quốc gia 2007;
- Và các tài liệu tham khảo khác (khuyến khích SV tìm hiểu trong danh
mục tài liệu tham khảo môn luật sở hữu trí tuệ trên trang web của
trường, mục Khoa luật dân sự).
III. Tiêu chí đánh giá
1. Hình thức (1 điểm)
- Trình bày nội dung ngắn gọn;
- Diễn đạt chặt chẽ, logic;
- Không sai chính tả và các lỗi văn phạm, các lỗi đánh máy thường gặp
như không viết hoa, không có khoảng trống trước các dấu câu…
2. Tài liệu tham khảo (2 điểm)
- SV căn cứ vào danh mục tài liệu tham khảo đối với môn luật sở hữu trí
tuệ để tìm cho mình những nội dung liên quan.
- Khuyến khích SV có nguồn tài liệu phong phú có sự đầu tư nghiêm túc
cho bài viết của mình.

8
8
- Không sử dụng các nguồn thông tin không chính thống (sẽ không được
tính điểm), hoặc những nguồn thông tin không thể kiểm chứng được.
3. Nội dung (7 điểm)
IV. Thời hạn nộp bài:
Vào đầu mỗi buổi thảo luận, các nhóm nộp bài là sản phẩm cụ thể sau khi đã
làm việc nhóm cho GV thảo luận.
Chế tài: nhóm nào không nộp đúng thời hạn, thì coi như không nộp bài và
không có điểm đối với bài tập cuối kỳ.
V. Nội dung thảo luận:
Bài tập số 1. Nghiên cứu Bản án số 706/DSST ngày 16/4/2004 về việc Tranh
chấp quyền sở hữu nhãn hiệu hàng hóa.
Câu hỏi:
1. Nhãn hiệu là gì? Phân tích điều kiện bảo hộ nhãn hiệu?
2. Trong bản án trên, chủ thể nào được Nhà nước bảo hộ đối với nhãn hiệu
“Ánh Hồng và hình”? Cơ sở pháp lý?
3. Phân tích khả năng phân biệt của nhãn hiệu. Hai nhãn hiệu “Ánh Hồng và
hình” và “Ánh Hằng và hình” có đảm bảo khả năng phân biệt của nhãn hiệu
hay không? Cơ sở pháp lý?
4. Việc sử dụng nhãn hiệu “Ánh Hằng và hình” có xâm phạm quyền sở hữu của
chủ sở hữu nhãn hiệu“Ánh Hồng và hình” không? Vì sao?
5. Giả sử bạn là luật sư bảo vệ cho bị đơn, hay đưa ra những ý kiến tư vấn thích
hợp.
Bài tập số 2. Nghiên cứu Bản án số 1388/2012/KDTM-ST ngày 13/9/2012 về
việc Tranh chấp xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Câu hỏi:
1. Ai là chủ sở hữu nhãn hiệu “INTERBRAND”? Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu
theo pháp luật Việt Nam?
2. Trình bày các tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng. Trong bản án, Tòa án đã

dựa vào các tiêu chí nào để đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng?
3. Cơ sở xác lập quyền sở hữu đối với nhãn hiệu? Nhãn hiệu nổi tiếng? Nêu cơ
sở pháp lý.
4. Nhãn hiệu INTERBRAND có phải là nhãn hiệu nổi tiếng hay không, trên
phạm vi thế giới và Việt Nam?
9
9
5. Bị đơn đã có những hành vi xâm phạm nào? Nêu cơ sở pháp lý.
6. Tòa án đã áp dụng chế tài gì để xử lý hành vi xâm phạm?

10
10

×