Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Đề bài So sánh cơ chế quản lý tài chính trong tổ chức công và cơ chế quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.62 KB, 10 trang )

Đề bài: So sánh cơ chế quản lý tài chính trong tổ chức công và cơ chế quản lý tài
chính đối với đơn vị sự nghiệp

Bài làm
I. Cơ chế quản lí tài chính đối với tổ chức công:
1.Tự chủ sử dụng biên chế:
+ Được quyết định việc sắp xếp, phân công cán bộ, công chức theo vị trí công việc
để bảo đảm hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của cơ quan.
+ Được điều động cán bộ, công chức trong nội bộ cơ quan
+ Trường hợp sử dụng biên chế thấp hơn so với chỉ tiêu được giao, cơ quan vẫn
được bảo đảm kinh phí quản lí hành chính theo chỉ tiêu biên chế được giao
+ Được hợp đồng thuê khoán công việc và hợp đồng lao động đối với một số chức
danh theo quy định của pháp luật trong phạm vi nguồn kinh phí quản lí hành chính
được giao
2.Tự chủ kinh phí:
Kinh phí quản lí hành chính giao cho cơ quan thực hiện chế độ tự chủ từ các nguồn
sau:
- Ngân sách nhà nước
- Các khoản phí, lệ phí được để lại theo chế độ quy định
- Các khoản thu hợp pháp khác heo quy định của pháp luật
Hằng năm nguồn kinh phí từ NSNN cấp cho cơ quan hành chính được xác định
trên cơ sở chỉ tiêu biên chế được cấp có thẩm quyền giao, định mức phân bổ dự
toán ngân sách tính trên biên chế, các khoản chi hoạt động nghiệp vụ đặc thù theo
chế độ quy định và tình hình thực hiện dự toán năm trước. Với các cơ quan TW,
các Bộ thì định mức phân bổ dự toán chi NSNN do Thủ Tướng Chính phủ quyết
định, còn đối với các cơ quan thuộc các Bộ, các cơ quan TW do Bộ trưởng, thủ
1


trưởng cơ quan TW quy định trên cơ sở cụ thể hóa định mức phân bổ dự toán chi
ngân sách


Với các khoản thu từ phí, lệ phí được để lại và các khoản thu khác : Việc xác định
định mức phí, lệ phí được trích lại đảm bảo hoạt động phục vụ căn cứ vào các văn
bản do cơ quan có thẩm quyền quy định
Các khoản kinh phí được giao thực hiện chế được tự chủ trong cơ quan hành chính
gồm: tiền lương, tiền công, phụ cấp lương, các khoản đóng góp theo lương …Chi
tuyên truyền liên lạc, chi hội nghị, công tác phí trong nước, chi đoàn đi công tác và
đón các đoàn, chi mua sắm tài sản, trang thiết bị, phương tiện, vật tư, các khoản
chi có tính chất thường xuyên khác và những khoản chi phục vụ cho công tác thu
phí và lệ phí theo quy định
Ngoài kinh phí quản lí hành chính được giao để thực hiện chế độ tự chủ trên, hằng
năm cơ quan hành chính còn được NSNN bố trí kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ
nhưng không thực hiện chế độ tự chủ như: Chi mua sắm sửa chữa , chi đóng niên
liễm, vốn đối ứng các dự án theo hiệp định với các tổ chức quốc tế , chi thực hiện
những nhiệm vụ có tính chất đột xuất được cấp có thẩm quyền giao, kinh phí thực
hiện chương trình mục tiêu quốc gia , kinh phí thực hiện tinh giản biên chế
Quản lí và sử dụng kinh phí được giao:
- Trong quá trình lập dự toán cơ quan thực hiện chế độ tự chủ phải lập dự toán
trong đó phân ra chi ngân sách quản lí hành chính đề nghị giao thực hiện chế độ tự
chủ và dự toán ngân sách giao không thực hiện chế độ tự chủ dự toán
- Căn cứ vào tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao, thủ trưởng cơ quan thực
hiện chế độ tự chủ chủ động bố trí sử dụng kinh phí theo nội dung, yêu cầu các
công việc được giao cho phù hợp để hoàn thành nhiệm vụ đảm bảo tiết kiệm, hiệu
quả

2


- Cơ quan thực hiện chế độ tự chủ được vận dụng các chế độ chi tiêu tài chính
hiện hành để thực hiện các nhiệm vụ, nhưng không được vượt quá mức chi tối đa
do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định


3


II. Cơ chế quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp

Đây là loại hình cơ chế tự chủ ,tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ,tổ
chức bộ máy,biên chế ,tài chính và được quy định rõ tại nghị định số 43/2006/NĐCP quy định quyền tự chủ, tự chịu trác nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ
máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
1.Tự chủ nhiệm vụ:
Đơn vị sự nghiệp thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc xác định
nhiệm vụ, xây dựng kế hoạch và tổ chức hoạt động, gồm:
1. Đối với nhiệm vụ nhà nước giao hoặc đặt hàng, đơn vị được chủ động quyết định
các biện pháp thực hiện để đảm bảo chất lượng, tiến độ.
2. Đối với các hoạt động khác, đơn vị được quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về
những công việc sau:
a) Tổ chức hoạt động dịch vụ phù hợp với lĩnh vực chuyên môn, khả năng của đơn
vị và đúng với quy định của pháp luật;
b) Liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân để hoạt động dịch vụ đáp ứng nhu
cầu của xã hội theo quy định của pháp luật.
3. Đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động, đơn vị tự bảo đảm một phần chi
phí hoạt động (theo quy định tại Điều 9 Nghị định này), tuỳ theo từng lĩnh vực và
khả năng của đơn vị, được:
a) Quyết định mua sắm tài sản, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất từ quỹ phát triển
hoạt động sự nghiệp, vốn huy động, theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê
duyệt;
b) Tham dự đấu thầu các hoạt động dịch vụ phù hợp với lĩnh vực chuyên môn của
đơn vị;
4



c) Sử dụng tài sản để liên doanh, liên kết hoặc góp vốn liên doanh với các tổ chức,
cá nhân trong và ngoài nước để đầu tư xây dựng, mua sắm máy móc thiết bị phục
vụ hoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị theo quy định
hiện hành của nhà nước.
4. Bộ quản lý ngành, lĩnh vực chủ trì phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng
dẫn thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ đối với lĩnh
vực sự nghiệp thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
2.Tổ chức bộ máy:
1. Về thành lập mới: đơn vị sự nghiệp được thành lập các tổ chức sự nghiệp trực
thuộc để hoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao; phù hợp
với phương án tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy
và biên chế và tự bảo đảm kinh phí hoạt động (trừ những tổ chức sự nghiệp mà
pháp luật quy định thẩm quyền này thuộc về Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ
trưởng Bộ quản lý ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh).
2. Về sáp nhập, giải thể: các đơn vị sự nghiệp được sáp nhập, giải thể các tổ chức
trực thuộc (trừ những tổ chức sự nghiệp mà pháp luật quy định thẩm quyền này
thuộc về Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ quản lý ngành, Chủ tịch
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh).
3. Chức năng, nhiệm vụ cụ thể và quy chế hoạt động của các tổ chức trực thuộc do
Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp quy định (trừ những tổ chức sự nghiệp mà pháp luật
quy định thẩm quyền này thuộc về Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ
quản lý ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh).
3.Tự chủ về biên chế:
1. Đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động, được tự quyết định biên
chế. Đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động và đơn vị sự
nghiệp do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động, căn cứ chức
5



năng, nhiệm vụ được giao, nhu cầu công việc thực tế, định mức chỉ tiêu biên chế và
khả năng tài chính của đơn vị, Thủ trưởng đơn vị xây dựng kế hoạch biên chế hàng
năm gửi cơ quan chủ quản trực tiếp để tổng hợp, giải quyết theo thẩm quyền.
2. Thủ trưởng đơn vị được quyết định ký hợp đồng thuê, khoán công việc đối với
những công việc không cần thiết bố trí biên chế thường xuyên; ký hợp đồng và các
hình thức hợp tác khác với chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước để đáp
ứng yêu cầu chuyên môn của đơn vị.
4.Tự chủ về tài chính:
1. Căn cứ vào nhiệm vụ được giao và khả năng nguồn tài chính, đối với các khoản
chi thường xuyên quy định tại khoản 1 Điều 22 Nghị định này, Thủ trưởng đơn vị
được quyết định một số mức chi quản lý, chi hoạt động nghiệp vụ, nhưng tối đa
không vượt quá mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
2. Căn cứ tính chất công việc, Thủ trưởng đơn vị được quyết định phương thức
khoán chi phí cho từng bộ phận, đơn vị trực thuộc.
3. Quyết định đầu tư xây dựng, mua sắm mới và sửa chữa lớn tài sản thực hiện theo
quy định của pháp luật và quy định tại Nghị định này.

6


III. Uư điểm và hạn chế của hai cơ chế
Ưu điểm :
Cơ chế quản lý tài chính đối với đơn vị sự ngiệp
-Thực hiện được quyền tự chủ, không phụ thuộc về nhiệm vụ, tổ chức, biên chế,
tài chính
-Phát huy mọi khả năng của đơn vị để cung cấp dịch vụ với chất lượng cao cho
xã hội; tăng nguồn thu nhằm từng bước giải quyết thu nhập cho người lao động.
- Huy động mọi đóng góp của mọi cộng đồng xã hội để phát triển các hoạt động
sự nghiệp, hạn chế ngân sách nhà nước.
- Bảo đảm cho các đối tượng chính sách - xã hội, đồng bào dân tộc thiểu số,

vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn được cung cấp các dịch vụ tốt hơn
Hạn chế:
- Các hoạt động, kinh phí của các tổ chức công không ổn định
- Đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí trong tổ chức, biên chế, tài chính vì vậy
khoản chi nhiều hơn khoản chi trong đơn vị nhà nước
- Phải chi nhiều Các khoản chi phí, nộp thuế và các khoản nộp khác theo quy định
Không tiết kiệm được các khoản kinh phí
Cơ chế quản lý tài chính đối với cơ quan nhà nước:
Ưu điểm:
- Các hoạt động,cho kinh phí của nhà nước ổn định

7


-Thúc đẩy việc sắp xếp, tổ chức bộ máy tinh gọn, thực hành tiết kiệm, chống
lãng phí trong việc sử dụng lao động, kinh phí quản lý hành chính.
- Nâng cao hiệu suất lao động, hiệu quả sử dụng kinh phí quản lý hành chính,
tăng thu nhập cho cán bộ, công chức.
kinh phí tiết kiệm được, cuối năm chưa sử dụng hết được chuyển sang năm sau tiếp
tục sử dụng
Hạn chế:
- Nguồn kinh phí ít, Phụ thuộc quá nhiều vào ngân sách nhà nước
- Tiền lương, thưởng, phụ cấp được hưởng ít

8


IV. Nhận xét và kết luận
Trong hơn 20 năm đổi mới, cải cách và mở cửa, các chủ thể sản xuất kinh doanh
trong nền kinh tế đã có những bước trưởng thành đáng kể, trong đó có sự góp phần

không nhỏ của việc được tự chủ tài chính. Cái “mạch” chung của công cuộc cải
cách kinh tế là mở rộng quyền tự chủ, đã và đang dẫn đến nhiều kết quả tốt đẹp
thấy rõ, góp phần giải phóng sức sản xuất. Tác dụng tích cực của cơ chế tự chủ tài
chính ai cũng thấy rõ: Sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm đã thực sự khơi dậy tính năng
động sáng tạo không chỉ trong kinh tế mà còn trong nhiều lĩnh vực hoạt động khác
của đời sống xã hội.
Quản lý tài chính là một bộ phận, một khâu của quản lý kinh tế xã hội và là khâu
quản lý mang tính tổng hợp. Quản lý tài chính được coi là hợp lý, có hiệu quả nếu
nó tạo ra được một cơ chế quản lý thích hợp, có tác động tích cực tới các quá trình
kinh tế xã hội theo các phương hướng phát triển đã được hoạch định. Việc quản lý,
sử dụng nguồn tài chính ở các đơn vị sự nghiệp có liên quan trực tiếp đến hiệu quả
kinh tế xã hội do đó phải có sự quản lý, giám sát, kiểm tra nhằm hạn chế, ngăn
ngừa các hiện tượng tiêu cực, tham nhũng trong khai thác và sử dụng nguồn lực tài
chính đồng thời nâng cao hiệu quả việc sử dụng các nguồn tài chính.
Từ thực tế quản lí cho thấy, chúng ta cần thúc đẩy khu vực sự nghiệp công phát
triển nhanh, mạnh và bền vững, nâng cao số lượng, chất lượng dịch vụ công, đáp
ứng tốt hơn các yêu cầu phát triển nhanh, mạnh và bền vững, nâng cao số lượng,
chất lượng dịch vụ công, đáp ứng tốt hơn các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; tạo
môi trường cạnh tranh bình đẳng, tăng cường thu hút đầu tư từ các thành phần kinh
tế khác; đồng thời tạo điều kiện cơ cấu lại NSNN, dành thêm nguồn lực để chăm lo
tốt hơn cho các đối tượng chính sách, người nghèo, các đối tượng bảo trợ xã hội.Từ
đó đặt ra mục tiêu cần phải đổi mới toàn diện, tái cơ cấu các đơn vị sự nghiệp công;
đẩy mạnh việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị sự nghiệp,
bao gồm cả về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và về tài chính; đơn vị
9


càng tự chủ cao về tài chính thì được tự chủ cao trong triển khai thực thi nhiệm vụ,
tổ chức bộ máy, nhân sự và phân bổ, sử dụng các nguồn tài chính; phân định rõ các
nhóm đơn vị và loại hình dịch vụ sự nghiệp công để có bước đi và lộ trình phù hợp

xóa bỏ bao cấp qua giá, từng bước tính đủ chi phí; Nhà nước hỗ trợ trực tiếp cho
các đối tượng chính sách sử dụng dịch vụ sự nghiệp công; đổi mới phương thức chi
từ ngân sách cho các đơn vị sự nghiệp theo hướng tăng cường thực hiện phương
thức đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ trên cơ sở hệ thống định mức kinh tế - kỹ
thuật.

10



×