Tải bản đầy đủ (.docx) (55 trang)

Luận Văn Thiết Kế Website Cổng Thông Tin Tỉnh Quảng Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.58 MB, 55 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Công nghệ mạng Internet/Intranet đang phát triển mạnh mẽ và xu
hướng ứng dụng các dịch vụ thông tin thương mại trên nền tảng đó ngày càng phát
triển.
Dịch vụ web ứng dụng không chỉ được áp dụng vào các trang thông tin trực
tuyến mà ngày còn được ứng dụng vào các lĩnh vực thươngng mại điện tử như
trang cung cấp dịch vụ, sản phẩm, cổng mua bán online, cổng thanh toán điện tử,
hệ thống game online…, những dịch vụ đó ngày càng làm cho các giá trị gia tăng
trên internet ngày càng phong phú và đa đạng, mang lại hiệu quả kinh tế xã hội và
giảm thời gian chi phí cho người sử dụng
Một vấn đề dễ nhận thấy là khi tìm kiếm thông tin về một cơ quan tổ chức
thì người sử dụng thường phải tìm kiếm trên nhiều trang khác nhau và gép nối
chúng lại với nhau gây lãng phí thời gian và công sức tìm kiếm
Mục đích nhằm tạo ra một địa chỉ tìm kiếm thông tin nội bộ tỉnh tốt nhất
cho bạn đọc, các độc giả sẽ dễ dàng tìm các điểm du lịch các địa điểm vui chơi
giải trí mua sắm hay các cơ quan hành pháp của tỉnh Quảng Ninh hay các thông
tin thời sự khác
Chính vì lẽ đó nên em đã chọn đề tài có tên là Thiết Kế Website Cổng
Thông Tinh Tỉnh Quảng Ninh làm đề tài luận văn tốt nghiệp.

1


ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

MỤC LỤC


CHƯƠNG I- THỰC TIỄN KHÁCH QUAN CỦA VIỆC ỨNG DỤNG
WEB
1. . CÁC NỀN TẢNG ỨNG DỤNG



1.1 Các dòng hệ điều hành cho nền tảng web
1.1.2 Hệ điều hành Unix

a, Tổng quan
Unix hay UNIX là một hệ điều hành máy tính viết vào những năm 1960 và
1970 do một số nhân viên của công ty AT&T Bell Labs bao gồm Ken
Thompson, Dennis Ritchie và Douglas McIlroy.Từ góc nhìn người dùng
chuyên nghiệp và lập trình viên, hệ thống Unix có đặc điểm là thiết kế theo
module, đôi khi còn được gọi là triết lý Unix, nghĩa là hệ điều hành cung cấp
một tập hợp các công cụ đơn giản, và mỗi công cụ chỉ thực hiện những chức
năng giới hạn và được định nghĩa rõ ràng, với hệ thống file hợp nhất là phương
tiện chính để giao tiếp và phần lập trình vỏ và ngôn ngữ lệnh kết hợp các công
cụ để thực hiện các chức năng phức tạp.
Ngày nay hệ điều hành Unix được phân ra thành nhiều nhánh khác nhau, nhánh
của AT&T, nhánh của một số nhà phân phối thương mại và nhánh của những tổ
chức phi lợi nhuận.
Unix có thể chạy trên nhiều loại máy tính khác nhau, từ những máy tính cá
nhân cho đến các máy chủ dịch vụ. Nó là một hệ điều hành đa nhiệm (có thể
cùng lúc thực hiện nhiều nhiệm vụ) hỗ trợ một cách lý tưởng đối với các ứng
dụng nhiều người dùng. Unix được viết bằng ngôn ngữ lập trình C, một ngôn
ngữ rất mạnh và mềm dẻo. Unix hỗ trợ các ứng dụng mạng và hỗ trợ nhiều môi
trường lập trình khác nhau. Với hàng trăm lệnh và một số lượng rất lớn các tùy
chọn, Unix thực sự là một khó khăn đối với người mới bắt đầu. Với sự phát
triển của các shell Unix hệ điều hành này đã trở nên phổ dụng hơn trong lĩnh
vực điện toán.
Vì Bell Laboratories bị cấm không cho phép tiếp thị Unix vì lệnh chống độc
quyền đối với AT&T nên Unix đã được cung cấp miễn phí cho các trường đại
học trên toàn Bắc Mỹ từ năm 1976. Năm 1979 Đại học California tại Berkeley
đã xây dựng một phiên bản của Unix dùng cho các máy tính VAX. Sau khi đã

được ưa thích trong các lĩnh vực công nghệ, AT&T đã giành được quyền tiếp
thị đối với Unix và đã cho ra đời System V vào năm 1983. Cho đên nay Unix
vẫn được sử dụng rất rộng rãi trong thị trường dành cho máy chủ. Đã có nhiều
phiên bản phát triển khác nhau, trong đó có Linux.

3


Unix là một trong những hệ điều hành 64 bit đầu tiên. Hiện nay Unix được sử
dụng bởi nhiều công ty tập đoàn lớn trên thế giới vì mức độ bảo mật của nó
tương đối cao.
b, Lịch sử
- UNIX bắt nguồn từ một đề án nghiên cứu trong Bell Labs của AT&T vào
năm 1969. Lúc đó Ken Thomson, Dennis Ritchie và những người khác nữa
làm ra trên máy PDP-7 một thứ mà bây giờ gọi là UNIX. Chữ UNIX ban đầu
viết là Unics là một kiểu chơi chữ của các tác giả khi so sánh sản phẩm của
họ với hệ điều hành Multics lúc bấy giờ. Unics là chữ viết tắt của Uniplexed
Information and Computing System.
Trong 10 năm đầu, việc phát triển UNIX giới hạn bên trong Bell Labs là chính.
Những phiên bản trong thời gian này được gọi là Version n (Vn) và được chạy
trên PDP-11 (16-bit) rồi kế đó là VAX (32-bit).
Năm 1973, V4 được viết bằng C. Đây là sự kiện đáng chú ý nhất trong lịch sử hệ
điều hành này vì nó làm cho UNIX có thể được chuyển sang các phần cứng mới
trong vòng vài tháng.
Năm 1976, V6 được phát miễn phí cho các trường đại học.
Năm 1979, V7 được phát hành rộng rãi với giá $100 cho các trường đại học và
$21,000 cho những thành phần khác. V7 là phiên bản căn bản cho các phiên bản
sau này của UNIX.
Sau khi phát hành V7, AT&T lập ra UNIX Support Group (USG) để khai thác
UNIX như là một sản phẩm thương mại. Sau này USG đổi thành UNIX System

Laboratories (USL). Bell Labs và USL cùng tiếp tục phát triển UNIX. Các phiên
bản System III và System V của USL được phát hành rộng rãi và gây ảnh hưởng
chính đến các hệ thống sau này. Trong khi đó đóng góp của Bell Labs là các
công cụ phát triển như SCCS, và named pipes.
c, BSD
- Từ năm 1977, Computer Systems Research Group (CSRG) của trường đại
học California, Berkeley được quyền sử dụng code của UNIX để phát triển ra
nhãn hiệu UNIX khác là BSD (Berkeley Software Distribution). BSD phát
triển từ version 1 đến version cuối cùng 4.4 năm 1992.
-

Khi AT&T bắt đầu khai thác UNIX như sản phẩm thương mại thì tiền bản
quyền UNIX tăng lên nhanh chóng làm cho Berkeley phải đặt kế hoạch thay
mã nguồn của AT&T bằng mã riêng. Việc này tốn rất nhiều thời gian và
không kịp hoàn thành khi Berkeley bị ngưng tài trợ nghiên cứu hệ điều hành,
CSRG giải tán.

4


-

BSD UNIX và AT&T UNIX là hai dòng chính của UNIX. BSD giúp cho
UNIX trở nên phổ biến và có nhiều đóng góp về mặt kỹ thuật như: csh,
termcap, curses, vi, TCP/IP socket, long file name, symbolic link.

d, Các hãng phát triển khác
- Workstation: Trong thập niên 1980, các hãng khác (chủ yếu là các hãng chế
tạo workstation) cũng thực hiện các UNIX của riêng họ dựa vào bản quyền
của AT&T. Đó là Sun với SunOS, DEC với Ultrix, HP với HP-UX, IBM với

AIX, Silicon Graphics với IRIX, Microsoft với Xenix, SCO với SCOXenix, SCO-UNIX. Năm 1985, Sun giới thiệu NFS.
- Free UNIX: Ngoài ra còn có những bản UNIX không cần license chạy trên
PC, trong đó thường gặp nhất là Linux. Linux nguyên thủy được viết bởi
Linus Torvalds ở Helsinki, bây giờ được phát triển tiếp bởi một cộng đồng
rất đông.
- Một bản UNIX free khác là FreeBSD, bắt nguồn từ BSD.
Các version khác nhau của UNIX làm cho UNIX trở nên không thống nhất. Do
đó, các tiêu chuẩn được hình thành để phần nào chuẩn hoá UNIX. Các tiêu
chuẩn đó thường là do một nhóm các hãng liên minh lại đặt ra, ví dụ OSF,
X/Open. IEEE đưa ra POSIX (Portable Operating System Interface). Sau khi
tham gia OSF, DEC ngừng phát triển Ultrix, chỉ làm ra UNIX theo tiêu chuẩn
OSF/1 của OSF.
Năm 1992, AT&T bán quyền khai thác UNIX cho Novell. Novell được quyền
thu tiền bản quyền trên mỗi bản UNIX của các hãng khác bán ra. Novell phát
hành sản phẩm UNIX tên là UnixWare. Cuối năm 1993, Novell nhường quyền
khai thác nhãn hiệu UNIX lại cho X/Open. UnixWare được bán lại cho SCO.
e, Thiết kế
Lịch sử phát triển gắn chặt với ngôn ngữ C. Ngôn ngữ C được thiết kế
cho UNIX và được thực hiện đầu tiên trên UNIX. Hầu hết các chương trình
ứng dụng trên UNIX được viết bằng C.
f, Multiplatform
Đặc tính multiplatform có từ rất sớm, gần như từ đầu. Được thực hiện
trên hầu hết các máy từ 16-bit đến 64-bit.
g, 64-bit
Mặc dù hầu hết các processor mới ngày nay có hoặc sẽ có kiến trúc 64bit, các hệ điều hành lại chậm chân hơn. Một trong những lý do là chưa có
nhiều chương trình ứng dụng đòi hỏi khả năng 64-bit. Xu hướng hiện nay của
các hệ điều hành nói chung, trong đó có UNIX là cung cấp khả nâng 64-bit để
nâng cao thành tích của các chương trình ứng dụng.
Khả năng 64-bit gồm có:
5



File system lớn hơn hạn chế 4GB của 32-bit. Trong khía cạnh này sự thay đổi
từ 32-bit lên 64-bit không lớn đối với hệ điều hành và chương trình ứng dụng.
File lớn: Thay đổi này ảnh hưởng đáng kể đến ứng dụng vì vấn đề tương thích
binary code.
64-bit networking: NFS version 3 dùng số 64-bit để chỉ kích thước file. Kích
thước file có thể lên đến 263-1 bytes và truy xuất file với offset 64-bit.
Bộ nhớ vật lý: Hệ điều hành quản lý được hơn 4GB bộ nhớ vật lý, đem lại lợi
ích khi nhiều ứng dụng chạy cùng lúc cần nhiều hơn 4GB bộ nhớ (mỗi ứng
dụng không dùng quá 4GB) và kích thước bộ nhớ vật lý thật sự lớn hơn 4GB.
Lợi ích đó là hệ điều hành không phải swap memory.
Bộ nhớ ảo: Cho phép mỗi ứng dụng truy xuất hơn 4GB bộ nhớ ảo. Chức năng
này sẽ tăng thành tích cho các ứng dụng cần dữ liệu lớn hơn 2-4GB.
Trong tương lai việc định địa chỉ 64-bit có thể dùng để tạo ra một mô hình bộ
nhớ phẳng trải ra trên nhiều máy trong mạng (cluster), như vậy việc phát triển
các ứng dụng phân tán sẽ đơn giản hơn.
h, Symmetrical multi processor và cluster
Hầu hết các hãng làm UNIX đều cung cấp khả năng multi processor và
những thread của cùng một ứng dụng có thể thực hiện đồng thời trên những
processor khác nhau. Những hệ điều hành UNIX có thể làm việc có hiệu quả
đến vài chục processor.
i, Quản lý đĩa cứng
Các khả năng dưới đây mới có trên một số UNIX:
Tự động khôi phục dữ liệu trong file system sau khi có sự cố: Journaled File
System.
- Tự động di chuyển file giữa các physical volume để cân bằng hoạt động của
các volume.
- Undelete.
- Defragmentation.

- Parallel file system: tận dụng khả năng SMP để xử lý nhiều yêu cầu I/O cùng
lúc trên nhiều processor.
1, Networking
- UNIX cung cấp khả năng networking rất mạnh, đặc biệt trong việc kết nối
giữa các hệ thống từ nhiều nhà sản xuất khác nhau. Giao thức chuẩn là
TCP/IP. Xu hướng hiện nay là:
-

Kết nối với PC LAN: Novell NetWare và Windows NT.
Cung cấp các giao thức liên quan đến Internet: PPP, SMTP, POP3, IMAP4,
HTTP.
2,Bảo mật
- Các hãng đã thực hiện các khả năng an toàn đến mức C2 theo tiêu chuẩn của
National Computer Security Center (Mỹ). Xu hướng hiện nay là, song song
-

6


với việc cung cấp thêm các công cụ trợ giúp. Một số hãng nâng mức an toàn
lên mức B.
3,Công cụ quản lý hệ thống
- Trước đây UNIX nổi tiếng là kém về các công cụ quản lý hệ thống. Người
quản trị hệ thống phải sửa rất nhiều các thông số khó nhớ, khó hiểu trong rất
nhiều configuration file nằm rải rác trong máy.
-

Hiện nay nhiều công cụ quản lý theo kiểu GUI đã giúp người quản trị hệ
thống rất nhiều. Xu hướng chung là tạo ra một bộ công cụ để quản lý hệ
thống một cách tiện lợi dễ dàng.


-

UNIX còn cung cấp những công cụ quản lý hệ thống hữu hiệu dựa trên giao
diện kiểu ký tự. Những công cụ như vậy cho phép quản lý hệ thống từ xa qua
telnet một cách hiệu quả.

1.1.2 Hệ điều hành windows

Microsoft Windows là tên của các dòng phần mềm hệ điều hành độc quyền
của hãng Microsoft. Lần đầu tiên Microsoft giới thiệu một môi trường điều hành
mang tên Windows (Cửa sổ) là vào tháng 11 năm 1985 với những tính năng
thêm vào Hệ điều hành đĩa từ Microsoft giao diện dụng hộ đồ hoạ (Graphical
User Interfaces, gọi tắt là GUI) - đang được sự quan tâm cao vào thời điểm này
đồng thời để cạnh tranh với hãng Apple Inc.
Tính đến tháng Tư 2014, các phiên bản Windows gần đây nhất dành cho
máy tính cá nhân, điện thoại thông minh, hệ thống máy chủ và thiết bị nhúng là
Windows 8.1, Windows Phone 8.1, Windows Server 2012 R2 và Windows
Embedded 8.
Các phiên bản windows đầu tiên
Tháng Chín năm 1981, Chase Bishop, một kĩ sư tin học đã thiết kế mẫu thiết bị
điện tử đầu tiên và dự án "Interface Manager" được bắt đầu. Nó được công bố
vào tháng Mười Một 1983 dưới cái tên "Windows" (cửa sổ), nhưng Windows
1.0 lại không được ra mắt cho đến Tháng Mười Một 1985.[3] Windows 1.0
được cho là cạnh tranh với hệ điều hành của Apple nhưng lại ít phổ biến hơn.
Windows 1.0 không phải là một hệ điều hành hoàn chỉnh, đúng hơn, nó là bản
mở rộng của MS-DOS. Giao diện của Windows 1.0 thường được biết đến với
7



cái tên MS-DOS Executive. Các tiện ích bao gồm Máy tính, Lịch, Cardfile
(trình quản lý thông tin cá nhân), trình xem bộ nhớ tạm, Đồng hồ, Bảng điều
khiển (Control Panel), Notepad, Paint (Vẽ), Trò chơi Reversi, Dòng lệnh và
Viết. Windows 1.0 không cho phép chồng xếp các cửa sổ. Chỉ có một số hộp
thoại mới được chồng lên các cửa sổ khác.
Windows 2.0 ra mắt vào Tháng Mười Hai 1987 và còn phổ biến hơn người tiền
nhiệm. Các tính năng bao gồm cải thiện giao diện và quản lý bộ nhớ.[cần dẫn
nguồn]Windows 2.0 cho phép các cửa sổ xếp chồng lên nhau. Sự thay đổi này
khiến Apple cáo buộc Microsoft vi phạm bản quyền của Apple.[4][5] Windows
2.0 còn thêm vào các phím tắt bằng bàn phím và có thể sử dụng với bộ nhớ
ngoài.
Windows 2.1 ra mắt với 2 phiên bản: Windows/286 và Windows/386.
Windows/386 sử dụng chế độ ảo hóa 8086 của Intel 80386 để chạy nhiều
chương trình DOS. Windows/286, đúng như tên gọi, chạy trên Intel 8086 và
Intel 80286. Nó chạy trên chế độ thực nhưng có thể dùng vùng bộ nhớ lớn.
1.2 Phần mềm webserver
1.2.1 IIS

a.Tổng quan về IIS
- IIS là từ viết tắt của từ Internet Information Servicesvà nó là một trình
chủ Webserver
- Được đính kèm với các phiên bản của Windows
- Gồm nhiều dịch vụ khác nhau như Web Server, FTP Server
· IIS được dùng để:
- Xuất bản một website trên Internet
- Tạo ra các giao dịch thương mại điện tử
Chia sẻ file dữ liệu thông qua giao thức TCP
- Cho phép người ở xa có thể truy xuất database
b. Nhiệm vụ của IIS :
Tiếp nhận yêu cầu của máy trạm và đáp ứng lại yêu cầu đó bằng cách gửi về

máy trạm những thông tin mà máy trạm yêu cầu.
· Các dịch vụ trong IIS:
- WWW (World Wide Web)
- FTP (File transfer Protocol)
- Gopher
ð Cả 3 dịch vụ này đều sử dụng kết nối theo giao thức TCP/IP.
c. Hoạt động của IIS
- IIS sử dụng các giao thức mạng phổ biến là HTTP và FTP (File Transfer
8


Protocol) và một số giao thức khác như SMTP, POP3,… để tiếp nhận yêu cầu
và truyền tải thông tin trên mạng với các định dạng khác .
- Một trong những dịch vụ phổ biến nhất của IIS mà chúng ta quan tâm là
dịch vụ WWW (World Wide Web), nói tắt là dịch vụ Web.
- Dịch vụ Web sử dụng giao thức HTTP để tiếp nhận yêu cầu (Requests)
của trình duyệt Web (Web browser) dưới dạng một địa chỉ URL (Uniform
Resource Locator) của một trang Web và IIS phản hồi lại các yêu cầu bằng
cách gửi về cho Web browser nội dung của trang Web tương ứng.
d.Quy tắc bảo mật trong IIS Sercurity
- Tìm xem những gì mà nhà quản trị cần phải bảo vệ trong hệ thống, cũng như
là tìm hiểu xem là cần phải bảo vệ từ những địa điểm nào.
- Quyết định các phân luồng, xem xét các tiến trình đang tiếp diễn và tìm xem
tiến trình nào làm suy yếu hệ thống để tối ưu hệ thống.
=> Cần chắc chắn rằng nó có tác động đáng giá cho việc phát triển các việc
bảo mật này.
- Ai là người được phép sử dụng tài nguyên
- Các mục đích của việc sử dụng tài nguyên
- Ai là người được chứng thực cho việc sử dụng các kết nối và sử dụng trên.
- Ai có thể là người có thể quản trị hệ thống

- Quyền lợi và nhiệm vụ của người dùng trong hệ thống là gì.
- Quyền lợi và nhiệm vụ của nhà quản trị ngược lại đối với các người dùng
trong hệ thống.
- Cần phải làm gì với các thông tin nhạy cảm
1.2.2 Apache

Apache hay là chương trình máy chủ HTTP là một chương trình dành
cho máy chủ đối thoại qua giao thức HTTP. Apache chạy trên các hệ điều hành tương
tự như Unix, Microsoft Windows, Novell Netware và các hệ điều hành khác. Apache
đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của mạng web thế giới (tiếng
Anh: World Wide Web).
Khi được phát hành lần đầu, Apache là chương trình máy chủ mã nguồn mở
duy nhất có khả năng cạnh tranh với chương trình máy chủ tương tự của Netscape
Communications Corporation mà ngày nay được biết đến qua tên thương mại Sun
Java System Web Server. Từ đó trở đi, Apache đã không ngừng tiến triển và trở thành
một phần mềm có sức cạnh tranh mạnh so với các chương trình máy chủ khác về mặt
hiệu suất và tính năng phong phú. Từ tháng 4 năm 1996, Apache trở thành một
chương trình máy chủ HTTP thông dụng nhất. Hơn nữa, Apache thường được dùng để

9


so sánh với các phần mềm khác có chức năng tương tự. Tính đến tháng 1 năm 2007
thì Apache chiếm đến 60% thị trường các chương trình phân phối trang web
Apache được phát triển và duy trì bởi một cộng đồng mã nguồn mở dưới sự
bảo trợ của Apache Software Foundation. Apache được phát hành với giấy phép
Apache License và là một phần mềm tự do và miễn phí.
2. TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG WEB
2.1 Tại việt nam
2.1.1 Khối nhà nước


Hiện nay hầu hết các cơ quan tổ chức chính phủ đều có Website đại diện của mình .
WEBSITE CÁC TỔ CHỨC VÀ CƠ QUAN NHÀ NƯỚC

Quốc hội
( />
Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt nam

Đảng cộng sản
Đảng cộng sản – có một thư viện online về các tác phẩm kinh
( />điển của Mác, Lê nin và Hồ chủ tịch
Bộ Ngoại giao
Bộ ngoại giao – Tin tức, chính sách đối ngoại, tuần báo Quốc
( />tế, báo Quê hương – dân IIR không thể không biết site này
Bộ Văn hoá
Bộ Văn hoá
( />Bộ Giáo dục
Bộ Giáo dục và Đào tạo
( />Bộ thương mại
Bộ thương mại
( />Tổng
cục
địaTổng cục địa chính =>Bản đồ chi tiết của Tp.Hà nội,Hồ Chí
chính( />Minh..
Đài truyền hình Việt nam. Bạn có muốn biết tối nay sẽ có phim
VTV( />gì không? VTV3 ra đời như thế nào? Xem tin tức thời sự trực
tuyến..
Đài phát thanh Việt nam : Bạn sẽ phải bất ngờ vì trang này
Đài phát thanh Việt nam
phong phú và thú vị hơn bạn có thể tưởng tượng đấy: Thơ ca,

( />truyện và rất nhiều mục khác
Đài truyền hình Hà nội
Đài truyền hình Hà nội
( />Đài truyền hình HCM
Đài truyền hình HCM
( />Hội nhập quốc tế
Một trang về Kinh tế của Bộ Ngoại giao
( />Mạng Khoa học & Công nghệ
Mạng Khoa học & Công nghệ: Thông tin, tài liệu…tất cả
( />những gì liên quan đến ngành khoa học của tương lai
Bộ Khoa học & Công nghệ
Bộ Khoa học & Công nghệ
( />Liên Hợp Quốc
Liên Hợp Quốc tại Việt nam
( />10


Ủy ban chứng khoán Nhà nước
( />Tổng cục Hải quan
( />Tổng cục Du lịch
( />Business.gov.vn
( />
Uỷ ban chứng khoán Nhà nước
Tổng cục Hải quan Việt Nam
Tổng cục Du lịch Việt Nam
Trung tâm thông tin Doanh nghiệp Việt Nam

WEBSITE CÁC BỘ BAN NGÀNH KHÁC

Bộ Khoa học công nghệ

( />Bộ Giao thông vận tải
( />Bộ Kế hoạch – Đầu tư
( />Bộ NN-PTNT
( />Bộ Tài chính
( />Bộ Tài nguyên – môi trường
( />Bộ Văn hoá Thể thao và du lịch
( />Bộ Y Tế
( />Tổng cục Thống kê
( />
Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam
( />Ngân hàng nhà nước
( />Cục xúc tiến thương mại (VIETRADE)
( />Cục Sở hữu trí tuệ
( />Trung tâm dự báo KTTV TW
( />Cải cách hành chính
( />Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
( />Thủ tướng chính phủ
( />Thông tấn xã Việt Nam
( />
2.1.2 Khối tư nhân
CÁC TRANG WEB VỀ KINH DOANH, TÀI CHÍNH

CafeF

Thời báo kinh tế

Diễn đàn kinh tế

Thời báo Kinh tế SG


Diễn đàn doanh nghiệp

Gafin.vn

Báo Đầu tư

Kinh doanh Vnexpress

Tài chính Vnexpress

Sài gòn tiếp thị

Vietstock

F319 -Diễn đàn CK

Doanh nhân -VNE

Doanh nhân – CafeF
11


Cẩm nang kinh doanh

Học làm giàu

Câu chuyện kinh doanh

Linkedin





TRANG TIN TỨC BÁO CHÍ TIẾNG VIỆT
Đây là danh sách các trang tin tức hàng đầu Việt Nam, các trang báo điện tử với các
chuyên mục phong phú như kinh tế, xã hội, khoa học-giáo dục, công nghệ thông tin, văn
hoá-giải trí, thể thao, du lịch, tình hình thế giới….

Vnexpress.net

Dân trí

Vietnamnet

Thanh niên

Người lao động

Tuổi trẻ

Hà Nội Mới

Báo mới

Tuần Việt Nam

VnMedia

Người đưa tin


Vietnamplus

Báo Lao động

CafeF

Việt báo

Tin tức Yahoo!

Thời báo kinh tế

24h

Kênh 14

Báo đất việt

Giaoduc.net.vn

Kienthuc.net.vn

Tin mới

Link Hay

CÁC TRANG WEB NGHE NHẠC ONLINE

Zing mp3


Nhạc của tui

Nhạc vui

Keeng.vn
12


Nhạc số

Sàn nhạc

Nghe nhạc.info

Zing star

Nghe nhạc vàng

VN88 DJ

Nhạc không lời tuyển chọn

Nhạc thiền

Tình khúc bất hủ

Nhạc Giáng sinh

Nhạc dance, DJ


Yan.vn

CÁC TRANG WEB VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN, TIN HỌC

Tinh tế

Số Hóa

GenK

Nhịp sống số

PC World

ICT News

Voz forum

Diễn đàn tin học

Dohoavn

Photoshop online

Hosting miễn phí

Danh bạ hosting

Thế giới SEO


Updatesofts

GameK

Game thủ

CÁC TRANG WEB VỀ KHOA HỌC, GIÁO DỤC VÀ HỌC TẬP

Wikipedia Việt

Thông tin khóa học

Tiếng Anh 360

TED.com Tiếng Việt

Tài liệu Học tiếng Anh

Coursera – Khóa học miễn phí

Khoahoc.com.vn

Khoa học Vnexpress

Sống đẹp

Câu chuyện ý nghĩa

Wikihow.com


Udemy -Học miễn phí

Kiến thức thành công

Quora – Mạng hỏi đáp

Ngoài ra còn nhiều lĩnh vực khác như các diễn đàn các Bloger các trang web dịch vụ ,
tra cứu …vv cho thấy tình hình ứng dụng web tại Việt Nam đang diễn ra rất mạnh mẽ
với nhiều mảng nhiều hình thức tiếp cận, qua đó góp phần tạo nên 1 môi trường ảo
hóa các kiến thức các mô hình giải trí và đặc biệt là cầu nối giữa các cơ quan ban
13


nghành tổ chức chính phủ nhà nước với người dân qua đó giải quyết những vấn đề thủ
tục hay giải đáp thắc mắc của nhân dân tốt hơn.

CHƯƠNG II. UBND TỈNH QUẢNG NINH VÀ HỆ THỐNG CUNG CẤP
THÔNG TIN CHO UBND TỈNH QUẢNG NINH
2.1 CƠ CẤU VÀ CHỨC NĂNG CUNG CẤP THÔNG TIN CỦA UBND
TỈNH QUẢNG NINH
2.1.0 Cơ cấu tổ chức

+ Thường trực tỉnh ủy

Đồng
chí: NGUYỄN
VĂN
Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh

ĐỌC


Đồng chí: ĐỖ THỊ HOÀNG
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy

Đồng chí: NGUYỄN ĐỨC LONG
Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND
tỉnh

14


Đồng chí: VŨ HỒNG THANH
Phó Bí thư Tỉnh uỷ

+ Ban Thường vụ Tỉnh ủy
Ban chấp hành tỉnh ủy
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13

14
15
16
17
18
19
20
21
22

Họ và tên
Nguyễn Văn Đọc
Đỗ Thị Hoàng
Nguyễn Đức Long
Đặng Huy Hậu
Đỗ Thông
Lê Thị Bích Hường
Vũ Ngọc Giao
Đỗ Vũ Chung
Nguyễn Quang Điệp
Nguyễn Đình Tuấn
Vũ Hồng Thanh
Vũ Chí Thực
Đỗ Phương Thuấn
Lê Đức Thái
Ngô Hoàng Ngân
Vi Ngọc Bích
Đoàn Văn Chỉnh
Trần Xuân Cương
Nguyễn Mạnh Cường

Vũ Xuân Diện
Phạm Văn Điệt
Ngô Văn Đức

23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38

Nguyễn Hữu Giang
Nguyễn Mạnh Hà
Lê Thị Hạnh
Nguyễn Như Hiền
Nguyễn Thị Huân
Cao Tường Huy
Kiều Quốc Huy
Nguyễn Văn Hưởng
Vũ Văn Khánh

Nguyễn Xuân Ký
Đỗ Thị Lan
Trần Đức Lâm
Trần Văn Lâm
Hà Quang Long
Đào Thanh Lưỡng
Nguyễn Văn Minh

Chức vụ, đơn vị công tác
Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy
Phó Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch UBND tỉnh
Phó Chủ tịch UBND tỉnh
Phó Chủ tịch UBND tỉnh
Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy
Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy
Trưởng Ban Dân vận Tỉnh uỷ
Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy
Phó Bí thư Tỉnh ủy
Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh
Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh
Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phong tỉnh
Bí thư Đảng uỷ Than Quảng Ninh
Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh
Bí thư Huyện ủy Vân Đồn
Ủy viên Thường trực HĐND tỉnh
Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường
Giám đốc Sở Y tế
Chủ tịch UBMTTQ tỉnh

Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh
Giám đốc Sở Nông nghiêp & Phát triển
nông thôn
Giám đốc Sở Công thương
Giám đốc Sở Nội vụ
Phó Chủ tịch HĐND tỉnh
Bí thư Huyện ủy Đông Triều
Bí thư Huyện ủy Bình Liêu
Chánh Thanh tra tỉnh
Chánh Văn phòng Tỉnh ủy
Giám đốc Sở Giao thông - Vận tải
Bí thư Thành uỷ Móng Cái
Bí thư huyện uỷ Ba Chẽ
Bí thư Thành ủy Hạ Long
Phó Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy
Giám đốc Sở VH - Thể thao & Du lịch
Bí thư Đảng ủy khối các cơ quan tỉnh
Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư

15


39
40
41
42
43
44
45
46

47
48

Phạm Nho
Vũ Liên Oanh
Nguyễn Thành Phố
Dương Thái Sơn
Đỗ Văn Lực
Lê Xuân Tặng
Nguyễn Đức Thành
Nguyễn Văn Thành
Vũ Đức Thành
Nguyễn Chí Thăng

49
50
51
52
53
54

Nguyễn Thế Thịnh
Tạ Duy Thịnh
Vũ Thị Thu Thủy
Chu Văn Tuyển
Nguyễn Mạnh Tuấn
Lê Quang Tùng

Bí thư Huyện ủy Hoành Bồ
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo

Bí thư UBND thành phố Uông Bí
Giám đốc Sở Tư pháp
Phó Giám đốc Công an tỉnh
Bí thư Thị ủy Quảng Yên
Trưởn Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh
Phó Chủ tịch UBND tỉnh
Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân
Bí thư Thành ủy Cẩm Phả
Giám đốc Sở Lao động - Thương binh & Xã
hội
Giám đốc Sở Khoa học - Công nghệ
Phó Chủ tịch UBND tỉnh
Giám đốc Trường Chính trị Nguyễn Văn Cừ
Giám đốc Sở Xây dựng
Phó Chủ tịch UBND tỉnh

2.1.1Chức năng quyền hạn
Vị trí và chức năng
1. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh là cơ quan chuyên môn, ngang Sở, là bộ máy giúp
việc của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh (bao gồm cả Phó Chủ
tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh).
2. Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh có chức năng tham mưu tổng hợp, giúp Ủy ban
nhân dân tỉnh tổ chức các hoạt động chung của Ủy ban nhân dân tỉnh; tham mưu, giúp
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, điều hành các hoạt động chung của bộ máy
hành chính ở địa phương; bảo đảm cung cấp thông tin phục vụ công tác quản lý, chỉ
đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và thông tin
cho công chúng theo quy định của pháp luật; bảo đảm các điều kiện vật chất kỹ thuật
cho hoạt động của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
3. Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản
riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Uỷ ban nhân dân

tỉnh, sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Văn phòng Chính
phủ.
Nhiệm vụ, quyền hạn
Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định
tại Nghị định số 13/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ quy định
tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
1. Tham mưu tổng hợp, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh
16


a) Xây dựng, quản lý chương trình công tác của Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định
của pháp luật.
b) Theo dõi, đôn đốc các Sở, các cơ quan ngang Sở, cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh (sau
đây gọi tắt là Sở, ngành); Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau
đây gọi tắt là Uỷ ban nhân dân cấp huyện), các cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện chương
trình công tác và Quy chế làm việc của Uỷ ban nhân dân tỉnh.
c) Phối hợp thường xuyên với các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, các cơ
quan, tổ chức liên quan trong quá trình chuẩn bị và hoàn chỉnh các đề án, dự án, dự
thảo văn bản quy phạm pháp luật trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định theo
quy định của pháp luật.
d) Thẩm tra về trình tự, thủ tục chuẩn bị và có ý kiến đánh giá độc lập đối với các đề
án, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, các báo cáo quan trọng theo chương
trình công tác của Ủy ban nhân dân tỉnh và các công việc khác do các Sở, ngành, Ủy
ban nhân dân cấp huyện, các cơ quan, tổ chức liên quan trình Ủy ban nhân dân tỉnh.
đ) Xây dựng các đề án, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và các báo cáo
theo sự phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh.
e) Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, các cơ quan, tổ
chức liên quan chuẩn bị nội dung, phục vụ phiên họp thường kỳ, bất thường, các cuộc
họp và hội nghị chuyên đề khác của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân

tỉnh.
g) Chủ trì, điều hòa, phối hợp việc tiếp công dân giữa các cơ quan tham gia tiếp công
dân tại Trụ sở tiếp công dân của tỉnh; quản lý, bảo đảm điều kiện vật chất cho hoạt
động của Trụ sở tiếp công dân của tỉnh.
2. Tham mưu tổng hợp, giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
a) Xây dựng, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và đôn đốc thực hiện chương
trình công tác năm, 6 tháng, quý, tháng, tuần của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; kiến
nghị với Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh những nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm cần tập
trung chỉ đạo, điều hành các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, các cơ quan, tổ chức
liên quan trong từng thời gian nhất định.
b) Kiến nghị với Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp
huyện, các cơ quan, tổ chức liên quan xây dựng cơ chế, chính sách, các đề án, dự án, dự
thảo văn bản pháp luật để trình cấp có thẩm quyền quyết định.
c) Thẩm tra về trình tự, thủ tục chuẩn bị và có ý kiến đánh giá độc lập đối với các đề án, dự
án, dự thảo văn bản, báo cáo theo chương trình công tác của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
và các công việc khác do các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, các cơ quan, tổ chức
liên quan trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
17


d) Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, các cơ quan, tổ
chức liên quan hoàn chỉnh nội dung, thủ tục, hồ sơ và dự thảo văn bản để trình Chủ
tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định đối với những công việc thường xuyên
khác.
đ) Chủ trì làm việc với lãnh đạo cơ quan, các tổ chức, cá nhân liên quan để giải quyết
những vấn đề thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh mà các Sở, ngành,
Ủy ban nhân dân cấp huyện còn có ý kiến khác nhau theo ủy quyền của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh.
e) Chủ trì soạn thảo, biên tập hoặc chỉnh sửa lần cuối các dự thảo báo cáo, các bài
phát biểu quan trọng của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

g) Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo thực hiện các Quy chế phối hợp công
tác giữa Ủy ban nhân dân tỉnh với các cơ quan của Đảng, Hội đồng nhân dân, Ủy ban
Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, Tòa án nhân dân tỉnh, Viện Kiểm
sát nhân dân tỉnh.
h) Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh kiểm tra thực hiện những công việc thuộc thẩm
quyền kiểm tra của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đối với các Sở, ngành, Hội đồng nhân
dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện, các cơ quan, tổ chức liên quan để báo cáo và kiến nghị
với Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh các biện pháp cần thiết nhằm đôn đốc thực hiện và bảo
đảm chấp hành kỷ cương, kỷ luật hành chính.
i) Đề nghị các Sở, ngành, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện, các cơ
quan, tổ chức liên quan báo cáo tình hình, kết quả thực hiện các văn bản chỉ đạo, điều
hành của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
k) Được yêu cầu các Sở, ngành, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện, các
cơ quan, tổ chức liên quan cung cấp tài liệu, số liệu và văn bản liên quan hoặc tham
dự các cuộc họp, làm việc để nắm tình hình, phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của
Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
l) Tham mưu các vấn đề liên quan đến công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công
dân theo quy định của pháp luật.
3. Bảo đảm thông tin phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân
dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
a) Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất với Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh;
thông tin để các thành viên Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các cơ quan thuộc Ủy ban
nhân dân tỉnh, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện, các cơ quan
Đảng, Nhà nước và các cơ quan, tổ chức liên quan về tình hình kinh tế - xã hội của địa
phương, hoạt động của Ủy ban nhân dân tỉnh, công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
18


b) Cung cấp thông tin cho công chúng về các hoạt động chủ yếu, những quyết định

quan trọng của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; những sự kiện
kinh tế, chính trị, xã hội nổi bật mà dư luận quan tâm theo quy định của pháp luật và
chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
c) Thực hiện nhiệm vụ phát ngôn của Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định của pháp
luật.
d) Quản lý, xuất bản và phát hành Công báo tỉnh.
đ) Quản lý và duy trì hoạt động mạng tin học của Ủy ban nhân dân tỉnh.
e) Quản lý, cung cấp, cập nhật thông tin lên Cổng thông tin tổng hợp của Cổng thông
tin điện tử Quảng Ninh; quản lý tổ chức và hoạt động Trang Thông tin điện tử của Văn
phòng Ủy ban nhân dân tỉnh.
4. Bảo đảm các điều kiện vật chất, kỹ thuật cho hoạt động của Ủy ban nhân dân tỉnh,
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
5. Xây dựng, ban hành các văn bản thuộc thẩm quyền của Văn phòng Ủy ban nhân
dân tỉnh theo quy định của pháp luật.
6. Tổ chức việc phát hành và quản lý các văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch
Ủy ban nhân dân tỉnh.
7. Tổng kết, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về công tác văn phòng đối với Văn
phòng các Sở, ngành, Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp huyện.
8. Tổ chức nghiên cứu, thực hiện và ứng dụng các đề tài nghiên cứu khoa học.
9. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế; thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính
sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật; đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với
cán bộ, công chức, viên chức thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh.
10. Quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp của
Ủy ban nhân dân tỉnh.

CHƯƠNG III – XÂY DỰNG CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ QUẢNG
NINH Portal
3.1 Nền tảng công nghệ
3.1.1 Ngôn ngữ lập trình web


Hiện tại, có hàng ngàn ngôn ngữ lập trình khác nhau, tuy nhiên có rất ít
trong số đó là được nhiều người biết đến và sử dụng phổ biến. Các công ty công nghệ
thường xuyên tuyển dụng những nhà lập trình có kinh nghiệm trong việc viết phần
19


mềm bằng các ngôn ngữ lập trình thông dụng phù hợp với phần mềm và hệ thống mà
họ đang sử dụng như: PHP, CSS, HTML, JAVA…, nhưng em chọn ngôn ngữ PHP vì
tính hữu dụng của nó và khả năng phát triển. PHP là chữ viết tắt của “Personal Home
Page” do Rasmus Lerdorf tạo ra năm 1994, PHP bắt đầu được sử dụng trong môi
trường chuyên nghiệp và nó trở thành “PHP: Hypertext Preprocessor”
Thực chất PHP là ngôn ngữ kịch bản nhúng trong HTML, nói một cách đơn
giản đó là một trang HTML có nhúng mã PHP, PHP có thể được đặt rải rác trong
HTML.
PHP là một ngôn ngữ lập trình được kết nối chặt chẽ với máy chủ, là một công
nghệ phía máy chủ (Server-Side) và không phụ thuộc vào môi trường (crossplatform). Đây là hai yếu tố rất quan trọng, thứ nhất khi nói công nghệ phía máy chủ
tức là nói đến mọi thứ trong PHP đều xảy ra trên máy chủ, thứ hai, chính vì tính chất
không phụ thuộc môi trường cho phép PHP chạy trên hầu hết trên các hệ điều hành
như Windows, Unix và nhiều biến thể của nó... Đặc biệt các mã kịch bản PHP viết
trên máy chủ này sẽ làm việc bình thường trên máy chủ khác mà không cần phải chỉnh
sửa hoặc chỉnh sửa rất ít.
Khi một trang Web muốn được dùng ngôn ngữ PHP thì phải đáp ứng được tất
cả các quá trình xử lý thông tin trong trang Web đó, sau đó đưa ra kết quả ngôn ngữ
HTML.
Khác với ngôn ngữ lập trình, PHP được thiết kế để chỉ thực hiện điều gì đó sau
khi một sự kiện xảy ra (ví dụ, khi người dùng gửi một biểu mẫu hoặc chuyển tới một
URL).
Thiết kế Web động có rất nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau để lựa
chọn, mặc dù cấu hình và tính năng khác nhau nhưng chúng vẵn đưa ra những kết quả
giống nhau. Chúng ta có thể lựa chọn cho mình một ngôn ngữ: ASP, PHP, Java, Perl...

và một số loại khác nữa. Vậy tại sao chúng ta lại nên chọn PHP. Rất đơn giản, có
những lí do sau mà khi lập trình Web chúng ta không nên bỏ qua sự lựa chọn tuyệt vời
này.
PHP được sử dụng làm Web động vì nó nhanh, dễ dàng, tốt hơn so với các giải
pháp khác.
PHP có khả năng thực hiện và tích hợp chặt chẽ với hầu hết các cơ sở dữ liệu
có sẵn, tính linh động, bền vững và khả năng phát triển không giới hạn.
20


Đặc biệt PHP là mã nguồn mở do đó tất cả các đặc tính trên đều miễn phí, và
chính vì mã nguồn mở sẵn có nên cộng đồng các nhà phát triển Web luôn có ý thức
cải tiến nó, nâng cao để khắc phục các lỗi trong các chương trình này
PHP vừa dễ với người mới sử dụng vừa có thể đáp ứng mọi yêu cầu của các lập
trình viên chuyên nghiệp, mọi ý tuởng của các bạn PHP có thể đáp ứng một cách xuất
sắc.
Cách đây không lâu ASP vốn được xem là ngôn ngữ kịch bản phổ biến nhất,
vậy mà bây giờ PHP đã bắt kịp ASP, bằng chứng là nó đã có mặt trên 12 triệu
Website.
Vì PHP là ngôn ngữ của máy chủ nên mã lệnh của PHP sẽ tập trung trên máy
chủ để phục vụ các trang Web theo yêu cầu của người dùng thông qua trình duyệt.
Sơ đồ hoạt động:
Máy khách
hàng

Yêu cầu URL

Máy chủ

HTML


Web

HTML
PHP

Gọi mã kịch bản

Khi người dùng truy cập Website viết bằng PHP, máy chủ đọc mã lệnh PHP và
xử lí chúng theo các hướng dẫn được mã hóa. Mã lệnh PHP yêu cầu máy chủ gửi một
dữ liệu thích hợp (mã lệnh HTML) đến trình duyệt Web. Trình duyệt xem nó như là
một trang HTML têu chuẩn. Như ta đã nói, PHP cũng chính là một trang HTML
nhưng có nhúng mã PHP và có phần mở rộng là HTML. Phần mở của PHP được đặt
trong thẻ mở <?php và thẻ đóng ?> .Khi trình duyệt truy cập vào một trang PHP,
Server sẽ đọc nội dung file PHP lên và lọc ra các đoạn mã PHP và thực thi các đoạn
mã đó, lấy kết quả nhận được của đoạn mã PHP thay thế vào chỗ ban đầu của chúng
trong file PHP, cuối cùng Server trả về kết quả cuối cùng là một trang nội dung HTML
về cho trình duyệt

21


3.1.2 Hệ quản trị CSDL MySQL
MySQL là ứng dụng cơ sở dữ liệu mã nguồn mở phổ biến nhất hiện nay
(theo www. mysql. com) và được sử dụng phối hợp với PHP. Trước khi làm việc với
MySQL cần xác định các nhu cầu cho ứng dụng.
MySQL là cơ sở dữ có trình giao diện trên Windows hay Linux, cho phép người sử
dụng có thể thao tác các hành động liên quan đến nó. Việc tìm hiểu từng công nghệ
trước khi bắt tay vào việc viết mã kịch bản PHP, việc tích hợp hai công nghệ PHP và
MySQL là một công việc cần thiết và rất quan trọng.

Mục đích sử dụng cơ sở dữ liệu bao gồm các chức năng như: lưu trữ (storage),
truy cập (accessibility), tổ chức (organization) và xử lí (manipulation).
Lưu trữ: Lưu trữ trên đĩa và có thể chuyển đổi dữ liệu từ cơ sở dữ liệu này sang cơ sở
dữ liệu khác, nếu bạn sử dụng cho quy mô nhỏ, bạn có thể chọn cơ sở dữ liệu nhỏ
như: Microsoft Exel, Microsoft Access, MySQL, Microsoft Visual FoxPro… Nếu ứng
dụng có quy mô lớn, bạn có thể chọn cơ sở dữ liệu có quy mô lớn như: Oracle, SQL
Server…
Truy cập: Truy cập dữ liệu phụ thuộc vào mục đích và yêu cầu của người sử
dụng, ở mức độ mang tính cục bộ, truy cập cơ sỏ dữ liệu ngay trong cơ sở dữ liệu với
nhau, nhằm trao đổi hay xử lí dữ liệu ngay bên trong chính nó, nhưng do mục đích và
yêu cầu người dùng vượt ra ngoài cơ sở dữ liệu, nên bạn cần có các phương thức truy
cập dữ liệu giữa các cơ sở dử liệu với nhau như: Microsoft Access với SQL Server,
hay SQL Server và cơ sở dữ liệu Oracle....
Tổ chức: Tổ chức cơ sở dữ liệu phụ thuộc vào mô hình cơ sở dữ liệu, phân tích và
thiết kế cơ sở dữ liệu tức là tổ chức cơ sở dữ liệu phụ thuộc vào đặc điểm riêng của
từng ứng dụng. Tuy nhiên khi tổ chức cơ sở dữ liệu cần phải tuân theo một số tiêu
chuẩn của hệ thống cơ sở dữ liệu nnhằm tăng tính tối ưu khi truy cập và xử lí.
Xử lí: Tùy vào nhu cầu tính toán và truy vấn cơ sở dữ liệu với các mục đích khác
nhau, cần phải sử dụng các phát biểu truy vấn cùng các phép toán, phát biểu của cơ sở
dữ liệu để xuất ra kết quả như yêu cầu. Để thao tác hay xử lí dữ liệu bên trong chính
cơ sở dữ liệu ta sử dụng các ngôn ngữ lập trình như: PHP, C++, Java, Visual Basic…
Loại dữ liệu numeric
Kiểu dữ liệu số nguyên
Loại
Range
Tinyint
-127->128 hay 0.. 255

Bytes
1


Diễn giải
Số nguyên rất nhỏ
22


Smallint

-32768->32767 hay 0.. 2

Số nguyên nhỏ

Mediumint

65535
-8388608->838860

3

Số nguyên vừa

Int

hay 0.. 16777215
-231->231-1 hay 0.. 232-1

4

Số nguyên


Bigint

-263->263-1 hay 0.. 264-1

8

Số nguyên lớn

Kiểu dữ liệu số chấm động
Loại
Float

Range
phụ thuộc số thập phân

Bytes
4

Diễn giải
Số thập

phân

dạng Single hay
Double
Số thập

Float(M, D)

±1. 175494351E-38


2

phân

Double(M, D)

±3. 40282346638
±1. 7976931348623157308 8

dạng Single
Số thập phân

±2. 2250738585072014E-

dạng Double

308
Float(M[, D])

Số chấm động lưu
dưới dạng char

Loại dữ liệu kiểu Date and Time
Kiểu dữ liệu Date and Time cho phép bạn nhập dữ liệu dưới dạng chuỗi ngày
tháng hay dạng số.
Dữ liệu kiểu số nguyên
Loại
Date
Time


DateTime

Range
1000-01-01

Diễn giải
Date trình bày dưới dạng

00:00:00

yyyy-mm-dd.
Time trình bày dưới dạng

23:59:59

hh:mm:ss.

1000-01-01

Date và Time trình bày dưới

00:00:00

dạng yyyy-mm-dd hh:mm:ss.
23


9999-12-31
TimeStamp[(M)]


Year[(2|4)]

23:59:59
1970-01-01

TimeStamp trình bày dưới

00:00:00

dạng yyyy-mm-dd hh:mm:ss.

1970-2069

Year trình bày dưới dạng 2 số

1901-2155

hay 4 số

Trình bày đại diện của TimeStamp
Loại hiển thị
--------------------------------------------------------------TimeStamp

YYYYMMDDHHMMSS

TimeStamp (14)

YYYYMMDDHHMMSS


TimeStamp (12)

YYMMDDHHMMSS

TimeStamp (10)

YYMMDDHHMM

TimeStamp (8)

YYYYMMDD

TimeStamp (6)

YYMMDD

TimeStamp (4)

YYMM

TimeStamp (2)

YY

----------------------------------------------------------------(Y=năm, M=tháng, D=ngày)
Loại dữ liệu String
Kiểu dữ liệu String chia làm 3 loại: loại thứ nhất như char (chiều dài cố định)
và varchar (chiều dài biến thiên); loại thứ hai là Text hay Blob, Text cho phép lưu
chuỗi rất lớn, Blob cho phép lưu đối tượng nhị phân; loại thứ ba là Enum và Set.
Kiểu dữ liệu String

Loại

Range

Diễn giải

Char

1-255

Chiều dài của chuỗi lớn nhất 255 ký tự.

Varchar

characters
1-255

Chiều dài của chuỗi lớn nhất 255 ký tự.

Tinyblob

characters
28-1

Khai báo cho Field chứa kiểu đối tượng nhị phân cỡ 255
characters
24


Tinytext


28-1

Khai báo cho Field chứa kiểu chuỗi cỡ 255 characters.

Blob

216-1

Khai báo cho Field chứa kiểu blob cỡ 65, 535

Text

16

2 -1

Mediumblo

24

2 -1

b

characters..
Khai báo cho Field chứa kiểu chuỗi dạng văn bản cỡ 65,
535 characters.
Khai báo cho Field chứa kiểu blob vừa khoảng 16, 777,
215 characters


Mediumtext

224-1

Khai báo cho Field chứa kiểu chuỗi dạng văn bản vừa
khoảng

32

Longblob

2 -1

Longtext

32

2 -1

16,

777,

215

characters
Khai báo cho Field chứa kiểu blob lớn khoảng 4, 294,
967, 295 characters.
Khai báo cho Field chứa kiểu chuỗi dạng văn bản lớn

khoảng 4, 294, 967, 295 characters.

Các thao tác cập nhật dữ liệu:
- SELECT (Truy vấn mẫu tin):Select dùng để truy vấn từ một hay nhiều bảng
khác nhau, kết quả trả về là một tập mẫu tin thỏa mãn các điều kiện cho trước
nếu có, cú pháp của phát biểu SQL dạng SELECT như sau:
SELECT<danh sách các cột>
[FROM<danh sách bảng>]
[WHERE<các điều kiện ràng buộc>]
[GROUP BY<tên cột/biểu thức trong SELECT>]
[HAVING<điều kiện bắt buộc của GROUP BY>]
[ORDER BY<danh sách các cột>]
[LIMIT FromNumber |ToNumber]
-

INSERT(Thêm mẫu tin):
Cú pháp: INSERT INTO Tên_bảng VALUES(Bộ_giá_trị)

-

UPDATE(Cập nhật dữ liệu):
Cú pháp: UPDATE TABLE Tên_bảng
SET Tên_cột=Biểu_thức,...
25


×