Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

Thiết kế sản phẩm kệ để tivi đầu đĩa tại công ty cổ phần chế biến gỗ thừa thiên huế ( HUWOCO )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (853.21 KB, 74 trang )

MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ………………………………………………… 1
PHẦN 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ………………………………... 2
2.1.

Lý thuyết về thiết kế sản phẩm mộc.

2.1.1. Sơ lược về lịch sử ngành thiết kế nói chung và ngành thiết kế mộc nói
riêng ...……………………………………………………………... 3
2.1.2. Khái niệm về thiết kế sản phẩm mộc ……………………………… 4
2.1.3. Nhiệm vụ của thiết kế sản phẩm mộc ……………………………...
2.1.4. Đặc điểm của thiết kế sản phẩm mộc……………………………….
2.1.5. Nguyên tắc thiết kế sản phẩm mộc………………………………….
2.1.5.1. Nguyên tắc thực dụng……………………………………………
2.1.5.2. Nguyên tắc dễ chịu………………………………………………
2.1.5.3. Nguyên tắc an toàn về chịu lực………………………………….
2.1.5.4. Nguyên tắc về nghệ thuật………………………………………..
2.1.5.5. Nguyên tắc về công nghệ………………………………………..
2.1.5.6. Nguyên tắc về kinh tế……………………………………………
2.1.5.7. Nguyên tắc thống kê……………………………………………..
2.2.

Tình hình sản xuất, tiêu thụ hàng mộc trên Thế Giới…………...

2.2.1. Ở EU…………………………………………………………………
2.2.2. Ở Hoa Kỳ…………………………………………………………….
2.2.3. Ở Mêhicô…………………………………………………………….
2.2.4. Ở Đan Mạch…………………………………………………………
2.2.5. Ở Nhật Bản…………………………………………………………..
2.3.



Tình hình sản xuất và tiêu thụ hàng mộc của Việt Nam…………

2.3.1. Các sản phẩm gỗ xuất khẩu………………………………………...
2.3.2. Gỗ mỹ nghệ ở Việt Nam……………………………………………
2.3.3. Nguyên liệu gỗ……………………………………………………..
PHẦN 3: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


3.1 Mục tiêu…………………………………………………………….
3.1.1. Mục tiêu chung……………………………………………………
3.1.2. Mục tiêu cụ thể……………………………………………………
3.2. Nội dung nghên cứu………………………………………………..
3.3. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………..
3.3.1. phương pháp thu thập số liệu thứ cấp………………………………
3.3.2. phương pháp thu thập số liệu sơ cấp………………………………..
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU……………………………………
4.1. Tìm hiểu chung về công ty Cổ Phần Chế Biến Gỗ Thừa Thiên huế
4.1.1. Quá trình hình thành và phát triển…………………………………
4.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty……………………………………
4.1.3. Tình hình lao động của công ty……………………………………
4.2. Quá trình sản xuất và kinh doanh…………………………………
4.2.1. Một số định mức trong sản xuất tại công ty.………………………
4.2.2. Khảo sát về nguồn nguyên liệu……………………………………..
4.2.3. Sơ đồ bố trí máy móc trong xưởng gia công chính…………………
4.2.4. Trang thiết bị, máy móc…………………………………………….
4.2.5. Quy trình sản xuất ………………………………………………….
4.2.6. Sản phẩm của công ty. ……………………………………………..
4.2.6.1. Đồ gỗ nội thất……………………………………………………..
4.2.6.2. Đồ gỗ ngoại thất…………………………………………………...

4.2.7. Thị trường tiêu thụ sản phẩm………………………………………..
4.2.8. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty..…………………………..
4.3. Thiết kế sản phẩm kệ để Tivi – Đầu đĩa…………………………
4.3.1. Lựa chọn nguyện liệu để thiết kế……………………………………
4.3.2. Thiết kế sản phẩm……………………………………………………
4.3.2.1. Tạo dáng sản phẩm………………………………………………
4.3.2.2. Các phương án thiết kế tạo dáng sản phẩm………………………
4.3.2.3. Lựa chọn phương án thiết kế……………………………………
4.3.3. Thiết kế kết cấu……………………………………………………


4.3.4. Lựa chọn kích thước………………………………………………
4.3.5. Thiết kế chi tiết……………………………………………………
4.3.5.1. Yêu cầu của thiết kế chi tiết…………………………………….
4.3.5.2. Các bản vẻ chi tiết………………………………………………
4.3.5.3. Quy trình, số lượng máy móc để sản xuất ra sản phẩm………...
4.3.6. Tính toán công nghệ………………………………………………
4.3.6.1. Tính toán nguyên liệu…………………………………………...
4.3.6.2. Tính toán vật liệu phụ……………………………………………
4.3.7. Dự toán giá thành sản phẩm……………………………………….
4.3.7.1. Chi phí mua nguyên liệu chính. …………………………………
4.3.7.2. Chi phí mua vật liệu phụ…………………………………………
4.3.7.3. Chi phí khác………………………………………………………
4.3.7.4. Giá thành suất xưởng của sản phẩm………………………………
4.4. Phân tích ưu nhược điểm của dây chuyền công nghệ…………….
4.5. Biện pháp hạ giá thành sản phẩm………………………………….
PHẦN 5: KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ…………………
5.1.

Kết luận …………………………………………………………. 50


5.2.

Tồn tại ……………………………………………………………

5.3.

Khuyến nghị ……………………………………………………..


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Phần 1. Đặt vấn đề
Xoay quanh những vấn đề làm sao để nâng cao chất lượng sản phẩm, mẫu mã
của sản phẩm, phù hợp với mục đích, thị hiếu, nhu cần ngày càng cao của khách
hàng. Để làm được việc đó điều trước tiên phải thay đổi dây chuyền sản xuất,
trang máy móc thiết bị, kiểu dáng mẫu mã phải mang tính đột pha mới lạ.
Phần 2. Tổng quan về nghiên cứu
Ở phần này đưa ra những
- khái niệm về thiết kế sản phẩm mộc Là nhằm tạo ra giá trị vật chất và giá
trị tinh thần cho xã hội.
- Nhiệm vụ của thiết kế sản phẩm mộc là tạo điều kiện vật chất thuận lợi,
dễ chịu cho đời sống và làm việc của con người; làm thỏa mãn yêu cầu
tinh thần của mọi người.
- Đặc điểm thiết kế sản phẩm mộc là sự kết hợp tính thực dụng, tính khoa
học và tính nghệ thuật; kết hợp vật chất và tinh thần.
-

Nguyên tắc thiết kế sản phẩm mộc: Phải mang tính thực dụng,phải dễ
chịu, phải đảm bảo an toàn về tính chịu lực của sản phẩm, tính nghệ thuật,
tính công nghệ, tính kinh tế và tính hệ thống của thiết kế sản phẩm mộc.


- Tình hình tiêu thụ sản phẩm mộc trên Thế Giới.
-

tình hình tiêu thụ sản phẩm mộc của Việt Nam nói chung và tỉnh Thừa
Thiên Huế nói riêng.

Phần 3. Mục tiêu, nội dung và phương pháp nghiên cứu
- Mục tiêu: khảo xác dây chuyền công nghệ sản xuất của công ty rồi từ đó
đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và giá trị
kinh tế.
- Nội dung: Điều tra về nguyên liệu, tìm hiểu về không gian phục vụ cho
đối tượng sản phẩm cần thiết kế, Đề xuất các phương án thiết kế, Lựa
chọn phương án thiết kế tối ưu nhất, Xác định các phương pháp liên kết
các chi tiết của sản phẩm , Xác định dây chuyền công nghệ và yêu cầu
công nghệ, phụ liệu để
sản xuất sản phẩm đó, Tính toán chi phí để sản xuất ra một sản phẩm, Xác định
giá trị của một sản phẩm, từ đó xem xét nếu đưa ra thị


trường thì có thể phù hợp không.
- Phương pháp nghiên cứu
Phần 4. Kết quả nghiên cứu
-

Khái quát về Công Ty cổ Phần Chế Biến Gỗ Thừa Thiên Huế

Dự án thành lập công ty Cổ Phần Chế Biến Gỗ Thừa Thiên Huế được triển khai
vào năm 2002 theo quyết định số 419/QĐ-TC-CTXL của sở xây dựng tỉnh Thừa
Thiên Huế trực thuộc công ty xây lắp tỉnh Thừa Thiên Huế

Do yêu cầu của tình hình đổi mới, ngày 28 tháng 9 năm 2006 theo quyết định số
2063/QĐ-UBND của ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, xí nghiệp chế biến
gỗ Phú Bài trực thuộc công ty xây lắp tỉnh Thừa Thiên Huế được chuyển đổi
thành công ty cổ phần chế biến gỗ Thừa Thiên Huế (huwoco)
- Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty, tình hình lao động của công ty
- Quá trình sản xuất và kinh doanh của công ty, trang máy móc thiết bị, thị
trường tiêu thụ sản phẩm
- Thiết kế kệ để Tivi – Đầu đĩa: Thiết kế sản phẩm, Lựa chọn nguyên liệu
để thiết kế, Thiết kế kết cấu, Kiểm tra độ bền sản phẩm, Thiết kế chi tiết,
Tính toán công nghệ, Các dạng phế liệu phát sinh trong quá trình gia công,
Tính toán nguyên phụ liệu, Tính toán vật liệu liên kết
- Tính toán giá thành: Chi phí mua nguyên liệu chính, Chi phí vật liệu trong
công đoạn sơn phủ bề mặt, Chi phí vật liệu liên kết, Chi phí khác
-

Gía thành sản phẩm tủ để Tivi – Đầu đĩa

-

Biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất và giảm giá thành sản phẩm

- Biện pháp bảo vệ sản phẩm và tăng tuổi thọ sử dụng
Phần 5. Kết luận và khuyến nghị
- Kết luận: trong thời gian thật tập tại công ty đã cho tôi được rất nhiều kinh
nghiêm bổ ích cho bản thân trong quá trình thật tập cũng như cho công
việc sau này
- Khuyến nghị: đưa ra nhừn góp ý cho công ty nhằm nâng cao chất lượng
sản phẩm và giá tri kinh tế cho công ty.



PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay khi xã hội đang ngày càng đi lên, cuộc sống người dân đang
ngày càng ổn định thì nhu cầu của họ về tiêu dùng cũng đòi hỏi rất cao. Tìm
hiểu về một số mặt hàng mộc mỹ nghệ, mộc gia dụng trên thi trường ta biết
được nhu cầu về các mặt hàng này là rất cao. Mang ý nghĩa về thẩm mỹ cùng
với công nghệ chà nhám, trang sức, đánh bóng,…. Đã tạo sự thu hút của người
tiêu dùng về mặt hàng này. Được làm hầu hết từ gỗ nên nó mang đặc tính thân
thiện, gần gủi với môi trường, ngoài ra gỗ là loại vật liệu đặc biệt mà tạo hóa đã
ban tặng cho muôn loài với các tính chất vô cùng quý giá: Có vân thớ, màu sắc
đẹp, có thể chịu các lực cơ học như: Kéo, nén, uốn, cách điện, nhẹ và có thể nổi
khi ở dưới nước,…. Do đó các sản phẩm từ gỗ cũng mang một ý nghĩa rất lớn và
có giá trị về nhiều mặt. Cũng vì thế mà từ xa xưa đến nay, các sản phẩm mộc từ
gỗ luôn xuất hiện và gắn bó mật thiết với cuộc sống thường nhật của con người.
Thực trạng hiện nay cho thấy, các mặt hàng từ gỗ trên thị trường ngày
càng ít được sự ủng hộ, ưa chuộng của người tiêu dùng và dần dần bị thay thế
bởi các loại vật dụng khác. Vấn đề trên cũng là điều mà các doanh nghiệp sản
xuất mặt hàng này đang rất lo lăng. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó một
phần do máy móc, thiết bị phần lớn bị lạc hậu chưa theo kịp công nghệ mới.
Kiểu dáng mẫu mã chưa thể hiện được tính đột pha. Các lổi sản phẩm trong quá
trình sản xuất, gia công vẩn chưa khắc phục được, sản phẩm không đảm bảo
được chất lượng yêu cầu. Để đưa ra giãi pháp cho các khuyết điểm trên tôi tiến
hành thực hiện bài báo cáo tốt nghiệp của mình với đề tài: “ Thiết kế sản phẩm
kệ để Tivi – Đầu đĩa tại công ty Cổ Phần Chế Biến Gỗ Thừa Thiên Huế
( HUWOCO )


PHẦN 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Lý thuyết về thiết kế sản phẩm mộc

2.2.1. Khái niệm về thiết kế sản phẩm mộc
Thiết kế: Được hiểu là ý đồ và kế hoạch. Tiếng anh là “design”. Là thể
hiện ý tưởng kết cấu bằng bản vẽ.
Thiết kế đồ mộc: Tức là tiến hành ý tưởng kết cấu, lập phương án cho ý
tưởng và biểu đạt thông tin thể hiện phương án kết cấu cho ý tưởng đó. Thiết kế
sản phẩm mộc cần được hiểu là nhằm tạo ra giá trị vật chất và giá trị tinh thần
cho xã hội. để có hai giá trị đó, sản phẩm thiết kế cần có các thuộc tính cơ bản
như tính thực dụng, tính nghệ thuật, tính khoa học và tính kinh tế (gọi tắt là tính
khoa học). Tính thực dụng được thể hiện bởi 4 yếu tố chính là: yếu tố công
năng, yếu tố độ bền và độ tin cậy trong sử dụng, yếu tố Ergonomics, và yếu tố
thích hợp với điều kiện sử dụng. Tính nghệ thuật bao gồm các yếu tố của thiết
kế tạo hình như: Yếu tố hình thức hay hình thái thuộc về hình dáng, yếu tố màu
sắc, yếu tố trang sức bề mặt, yếu tố chất liệu và văn hóa trong thiết kế. Tính
khoa học gồm các yếu tố: yếu tố công nghệ tạo sản phẩm, yếu tố kết cấu và liên
kết, yếu tố sử dụng vật liệu, và yếu tố kinh tế.
2.1.2. Nhiệm vụ của thiết kế sản phẩm mộc
Nhiệm vụ của thiết kế sản phẩm mộc là tạo điều kiện vật chất thuận lợi, dễ
chịu cho đời sống và làm việc của con người; làm thỏa mãn yêu cầu tinh thần
của mọi người. Từ ý nghĩa này, thiết kế sản phẩm mộc là thiết kế một loại
phương thức sinh hoạt.
Người thiết kế sản phẩm mộc ngoài việc nắm vững lý luận thiết kế,
phương pháp, phương tiện cơ bản và tri thức liên quan ra, còn cần yêu cuộc
sống, trải nghiệm cuộc sống, và tràn đầy nhiệt tình tham gia vào công tác thiết
kế, nổ lực nâng cao năng lực tổng hợp của bản thân.
2.1.3. Đặc điểm của thiết kế sản phẩm mộc
Đồ mộc là sự kết hợp tính thực dụng, tính khoa học và tính nghệ thuật; kết
hợp vật chất và tinh thần. Thiết kế đồ gia dụng liên quan đến rất nhiều lĩnh vực
thị trường, tâm lý, Ergonomics, vật liệu, kết cấu, công nghệ, mỹ học, tập quán,
văn học,……, người thiết kế phải có tri thức chuyên sâu, rộng và năng lực vận



dụng tổng hợp những tri thức này, đồng thời còn phải có năng lực truyền đạt ý
tưởng và phương án thiết kế.
2.1.4. Nguyên tắc thiết kế sản phẩm mộc
Thiết kế sản phẩm mộc giỏi cần kết hợp hoàn hảo công năng, vật liệu, kết
cấu, tạo hình, công nghệ, văn hóa hàm bên trong, cá tính rõ ràng và kinh tế.
Thường thì giá trị của thiết kế cần vượt qua giá trị của vật liệu hoặc trang sức
của nó. Thiết kế hoàn hảo không dựa vào trang sức sau khi tạo thành để thực
hiện mà là tổng hợp các nhân tố ấp ủ trước đó mà thành và được qua khảo
nghiệm của thời gian và thay đổi nơi sử dụng.
Thiết kế sản phẩm mộc cần tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
2.1.4.1. Nguyên tắc thực dụng
Tính thực dụng là điều kiện quan trọng đầu tiên của thiết kế đồ gia dụng.
Thiết kế đồ gia dụng trước tiên phải thỏa mái công dụng trực tiếp của nó, thích
ứng yêu cầu riêng của người sử dụng. Như bàn ăn Phương Tây có thể kiểu dài vì
thường do cách để đồ ăn, còn bàn ăn dài thì không thể phù hợp tập quán ăn của
người Trung Quốc. Nếu đồ gia dụng không thể thỏa mãn yêu cầu công năng vật
chất cơ bản thì dù ngoại quan có đẹp nhất cũng không có ý nghĩa gì.
2.1.4.2. Nguyên tắc dễ chịu
Tính dễ chịu là nhu cầu của sinh hoạt chất lượng cao, sau khi giải quyết
có, không có vấn đề, ý nghĩa quan trọng của tính dễ chịu sẽ thể hiện rõ, đây
cũng là thể hiện quan trọng của giá trị thiết kế. Muốn thiết kế ra đồ gia dụng dễ
chịu phải phù hợp nguyên lý của Egonomics, phải quan sát và phân tích tỉ mỉ
đời sống. Như vật liệu và thiết kế kết cấu của giường ngủ phải xem xét trọng lực
và phân bố khi người nằm, và tiến hành nghiên cứu sâu đối với giấc ngủ, lấy
tính dễ chịu tất yếu của nó để loại bỏ nhiều nhất mệt mỏi của con người, đảm
bảo chất lượng của giấc ngủ.
2.1.4.3. Nguyên tắc an toàn về chịu lực
An toàn là yêu cầu cơ bản đảm bảo chất lượng của đồ gia dụng, thiết kế
đồ gia dụng thiếu cường độ và tính ổn định, hậu quả của nó là tai nạn. Muốn

đảm bảo được an toàn, phải có nhận thức đầy đủ đối với tính năng cơ học của
vật liệu, chiều thớ và khả năng thay đổi có thể xảy ra, để xác định chính xác kích
thước mặt cắt ngang của chi tiết, cụm chi tiết, và khi thiết kế kết cấu,thiết kế
điểm nối tiến hành tính và đánh giá khoa học. Như giới hạn bền kéo theo chiều


ngang của gỗ thấp hơn rất nhiều theo chiều dọc của gỗ, khi nó ở vị trí chịu lực
quan trọng trong đồ gia dụng sẽ có thể bị nứt ra, lại như gỗ có tính năng trương
nở, co rút, nếu dùng tấm gỗ tự nhiên mặt rộng để làm tâm lỏi cửa và khi dùng
keo cố định giá khung thì rất dễ làm cho giá khung bị bung ra hoặc tấm lỏi bị giá
khung xé ra. Ngoài kết cấu và tính an toàn lực học ra, an toàn trên hình thái của
nó cũng rất quan trọng, như khi trên bề mặt tồn tại vật nhọn sắc có khả năng gây
thương tích cho người, khi một chân bàn vượt ra khỏi mặt bàn có thể làm cho
người vấp ngã.
2.1.4.4. Nguyên tắc nghệ thuật
Tính nghệ thuật là nhu cầu tinh thần của con người, hiệu quả nghệ thuật
của thiết kế đồ gia dụng sẽ thông qua cảm quan của người tạo ra hàng loạt phản
ứng sinh lý, từ đó đưa đến nhửng ảnh hưởng mạnh đối với tâm lý của con người.
Mỹ quan tư duy đứng sau thực dụng, nhưng quyết không thể bên nặng bên nhẹ,
quan trọng là cái gì đẹp? Làm thế nào để sáng tạo hiệu quả của đẹp? Dù quyển
sách này sẽ giới thiệu quy luật mỹ học liên quan, nhưng đẹp không phải là lầu
cát trên không, phải bám rễ trong thuộc tính tự nhiên do công năng, vật liệu, văn
hóa mang đến. Chế tác mềm mại không phải là đẹp, đẹp còn có đẹp mãi mãi và
đẹp lưu hành phổ biến, thiết kế đồ gia dụng cần cố gắng theo đuổi cái đẹp mềm
mại, nhưng nhìn từ giá trị hàng hóa, ý nghĩa hiện thực của cái đẹp lưu hành phổ
biến cũng không thể không coi trọng.
2.1.4.5. Nguyên tắc công nghệ
Công nghệ là nhu cầu của chế tác sản xuất, dưới tiền đề đảm bảo chất
lượng, nâng cao hiệu suất, giảm giá thành sản phẩm, tất cả các chi tiết, cụm chi
tiết đều cần thỏa mãn yêu cầu gia công cơ giới hoặc sản xuất tự động hóa. Đồ

gia dụng kết cấu cố định cần xem xét có thể thực hiện lắp ráp cơ giới hóa, tự
động hoá được không; đồ gia dụng kiểu tháo rời cần xem xét sử dụng dụng cụ
đơn giản nhất có thể nhanh chóng lắp ráp được đồ gia dụng thành sản phẩm phù
hợp yêu cầu chất lượng. Có người cho rằng đồ gia dụng thượng hạng cần phải là
sản phẩm công nghệ thủ công đầy cá tính, sản phẩm công nghệ thủ công của các
nhà chế tác nổi tiếng có thể giá trị xác thực không đẹp, nhưng ở mặt thị trường
vô cùng hạn hẹp, năng suất chế tác thủ công không thể đáp ứng được do không
xem xét tính năng thông dụng của chi tiết, cụm chi tiết, cho nên vấn đề độ chính
xác kích thước rất dễ nổi bật, và khi muốn sản xuất đồ gia dụng số lượng lớn,


sản phẩm thủ công hầu như không có cách nào đảm bảo tính nhất quán và tính
ổn định của chất lượng của một loại sản phẩm, sản phẩm thủ công cũng khó trở
thành sản phẩm chu đáo của thị trường đồ gia dụng. Tính công nghệ của thiết kế
đồ gia dụng còn biểu hiện khi thiết kế cần cố gắng sử dụng chi tiết tiêu chuẩn,
cùng với việc thâm nhập và mở rộng hợp tác phân công xã hội hóa, chuyên môn
hóa, hợp tác hóa sản xuất đã trở thành xu thế tất yếu của ngành đồ gia dụng. Vì
phương thức hợp tác này có thể đạt được bổ xung ưu thế cho nhau, tạo điều kiện
phát triển sâu của một lỉnh vực nào đó của xí nghiệp. Sử dụng chi tiết tiêu chuẩn
có thể đơn giản hóa sản xuất, rút ngắn quá trình chế tác của đồ gia dụng, giảm
chi phí chế tạo.
2.1.4.6. Nguyên tắc kinh tế
Tính kinh tế trực tiếp ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh trên thị trường
sản phẩm đồ gia dụng. Đồ gia dụng tốt không nhất định là đồ gia dụng quý,
nhưng tính kinh tế nói ở đấy cũng không có ý nhắm mắt chạy theo giá rẻ, mà
cần lấy so sánh giá trị công năng, tất giá trị công trình làm chuẩn thiết kế. Điều
này yêu cầu người thiết kế nắm vửng phương pháp phân tích giá trị, một mặt
phải tránh quá thừa công năng, mặt khác phải lấy con đường kinh tế nhất để
thực hiện mục tiêu công năng theo yêu cầu. Như dùng vật liệu cao cấp để chế
tác sản phẩm sử dụng một lần thì lãng phí. Ngược lại, nếu trong một sản phẩm

cao cấp có vật liệu chất lượng kém hoặc khi chế tác giảm thấp yêu cầu thì sẽ làm
cho giá của bản thân nó giảm mạnh, đây cũng là một loại lãng phí, và tuyệt đối
không thể nói là thể hiện của tính kinh tế.
2.1.4.7.Nguyên tắc hệ thống
Tính hệ thống của đồ gia dụng thể hiện ở hai mặt, một là tính đồng bộ,
hai là hệ thống thay đổi linh hoạt của tiêu chuẩn hóa.
Tính đồng bộ là chỉ đồ gia dụng không sử dụng độc lập mà là tính nhịp
nhàng và tính bổ sung cho nhau khi sử dụng đồng bộ các đồ gia dụng khác ở nội
thất. Vì thế, khái niệm rộng của thiết kế đồ gia dụng cần mở rộng đến hiệu quả
cảm giác và công năng sử dụng của toàn bộ môi trường nội thất.
Hệ thống thay đổi linh hoạt tiêu chuẩn hóa nhắm vào sản xuất, tiêu thụ,
nhu cầu xã hội và tính hiệu quả cao, chất lượng cao của sản xuất hiện đại công
nghiệp hóa của số lượng ít, chủng loại sản phẩm nhiều luôn là một mâu thuẫn
lớn gây khó khăn cho ngành đồ gia dụng. Trong tình huông này, thiết kế đồ gia


dụng dễ đi nhầm vào hai đường rẽ, một cách làm là lẩn tránh mâu thuẩn, tức là
không thiết kế tỉ mỉ mà là đem phác thảo thiết kế chưa hoàn thiện giao trực tiếp
cho công nhân sản xuất, cho công nhân tiến hành phát huy tự do, kết quả cuối
cùng của nó ở trạng thái mất khống chế. Một loại tình huống khác là người thiết
kế lặp đi lặp lại công tác thiết kế kết cấu giản đơn và đơn điệu, tiêu tốn rất nhiều
tinh lực của nhân viên thiết kế, lại khó tránh khỏi sai sót. Hơn nửa, đối với nhân
viên thiết kế, do thiếu tính cạnh tranh và tính vươn lên, dễ làm cho tư tưởng họ
xơ cứng, giết chết tính sáng tạo của họ và chán ngán không còn hứng thú để sản
xuất.
Con đường để giải phóng người thiết kế ra khỏi lao động lặp đi lặp lại cơ
giới là tiến hành thiết kế hệ thống hóa, lấy một số lượng nhất định chi tiết, cụm
chi tiết và modul đồ gia dụng tiêu chuẩn hóa cấu thành một loại hệ thống đồ gia
dụng nào đó của xí nghiệp, thông qua tổ hợp có hiệu quả của nó để thỏa mãn các
loại yêu cầu, lấy bất biến ứng vạn biến, đem sản phẩm không tiêu chuẩn giảm

đến giới hạn thấp nhất, phương pháp làm này có thể đồng thời làm dịu áp lực do
chủng loại sản phẩm quá nhiều, số lượng quá ít gây cho hệ thống sản xuất
Thiết kế đồ gia dụng khi tư duy kết cấu không thể chăm chăm nhìn cục
bộ mà phải đứng ở trên cao mới nhìn được ra xa, mang trong lòng toàn bộ, còn
khi thiết kế cụ thể phải có cách thâm nhập vào từng thao tác của các lỉnh vực cụ
thể loại bỏ tâm lý bộp chộp.
2.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ hàng mộc trên thế giới
2.2.1.Ở thị trường EU
Liên minh Châu Âu (EU) là một thị trường rất hấp dẫn. Đây là một thị
trường thống nhất, cho phép hàng hóa, vốn, dịch vụ và con người có thể di
chuyển một cách tự do giữa các nước thành viên. EU còn là một thị trường rộng
lớn của 25 quốc gia thành viên với dân số khoảng 456,4 triệu người.
Với sự gia nhập của mười quốc gia mới từ ngày 1 tháng 5 năm 2004, đến
nay các nước EU bao gồm : Đức, Italia, Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Hà Lan, Bỉ,
Lux-Xăm-Bua, Áo, Thủy Điển, Hi Lạp, Đan Mạch, Phần Lan, Bồ Đào Nha, Ai
Len, Ba Lan, Hung- Ga- Ri, Tiệp Khắc, Slovakia, Slovania, Estonia, Latvia,
Lithuania, Malta và đảo Sip.
EU là nhà nhập khẩu đồ nội thất hàng đầu thế giới, năm 2002 tổng kinh
ngạch nhập khẩu của 25 quốc gia thành viên EU là 24,731 tỷ EUR, chiếm trên


50% tổng kinh ngạch nhập khẩu đồ nội thất trên thế giới. Đức là nước nhập khẩu
lớn nhất trong khối EU (6,149 tỷ EUR), tiếp đến là Anh (4,163 tỷ EUR), Pháp
(3,49 tỷ EUR),……
2.2.2. Ở thị trường Mỹ
Thị trường nội thất của Mỹ trong những năm qua có tốc độ tăng trưởng ổn
định. Theo bộ trượng thương mại Mỹ, nhập khẩu nội thất của Mỹ đã tăng trưởng
200%, trong thời gian từ năm 1996-2001. Khoảng 40% sản phẩm đồ nội thất
được bán trên thị trường Mỹ được nhập khẩu từ nước ngoài, trong đó Trung
Quốc là nước xuất khẩu hàng đầu. ViệtNam cũng có sự gia tăng xuất khẩu mạnh

mẽ, đạt tới 110 triệu USD năm 2003 so với 10 triệu năm 2001.
Không chỉ nhập khẩu, Mỹ cũng là nước xuất khẩu gỗ và đồ gỗ hàng đầu Thế
Giới và ngành công nghiệp gỗ của Mỹ cũng rất nằng động. Tổng số các công ty
chế biến gỗ ở Mỹ lên tới 86.000 công ty, trong đó có khoảng 19.000 công ty sản
xuất gỗ, 53.000 công ty sản xuất đồ gỗ và 14.000 công ty chế tạo nội thất.
Oregon là bang sản xuất đồ gỗ lớn nhất nước Mỹ, trong khi bang North Caronia
là bang sản xuất đồ nội thất lớn nhất nước Mỹ. Ngành công nghiệp gỗ của nước
Mỹ rất chủ động trong việc xuất khẩu và kinh ngạch xuất khẩu trung bình hằng
năm đạt 5-6 tỷ USD. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, mức độ năng động
của ngành công nghiệp gỗ bị giãm sút, nguyên nhân chủ yếu vì hàng hóa Mỹ bị
đột ngột giảm giá do giá lao động cao và tỷ giá Đô La Mỹ ngày càng cao so với
nhiều đồng tiền khác.
2.23. Ở thị trường Mêhicô
Hiên nay ngành gỗ nội thất của Mêhicô chiếm khoảng 0,4% GDP của
Mêhicô nói chung và 1,8% GDP của ngành công nghiệp sản xuất của Mêhicô
nói riêng.
Do chi phí đầu tư vào cao và thiếu công nghệ nên ngành đồ nội thất gỗ của
Mêhicô chỉ đạt mức tăng trưởng sản xuất 2% vào năm 2007. Các sản phẩm đầu
vào dùng cho sản xuất đồ nội thất gỗ ở Mêhicô năm 2007 chủ yếu là ở trong
nước ( chiếm 60% đối vớ gỗ, 61% đối với các thành phần kim loại, 74% đối với
vãi), số còn lại nhập khẩu từ thị trường bên ngoài. Năm 2007, Mêhicô từ sản
xuất phục vụ tiêu dùng trong nước đạt khoảng 75% lượng đồ nội thất gỗ gia
đình, 10% đồ nội thất văn phòng vaf15% đồ nội thất trong các cơ sở bao gồm
khách sạn, nhà hàng, trường học,….


Theo số liệu của INEGI ( Cơ quan địa lý và thống kê quốc gia Mêhicô), ở
Mêhicô có khoảng 1.100 cơ sở sản xuất đồ nội thất gỗ sử dụng 3.3% lực lượng
lao động trên cả nước
2.2.4.Ở thị trương Đan Mạch

Đan Mạch là một trong những thị trường sản xuất đồ mộc nội thất hàng
đầu của thế giới và là cửa ngõ vào của các nước trong cộng đồng Châu Âu.
Công nghiệp sản xuất đồ nội thất của Đan Mạch nổi tiếng về chất lượng và kiểu
cách. Các thiết kế đồ gỗ của Đan Mạch được biết đến nhiều trên thế giới với các
sản phẩm thủ công tinh xảo hay sủ dụng công nghệ hiện đại. Năm 2007, sản
xuất đồ nội thất của Đan Mạch đạt giá trị 2.083 triệu EUR, trong đó hơn 80% là
xuất khẩu, với 450 công ty vừa và nhỏ, tuyển dụng 16.000 lao dộng. các nhà sản
xuất đồ nội thất Đan Mạch tập trung chủ yếu ở khu vực Jutland và Salling
Peninsula, sử dụng các loại gỗ phổ biến là Sồi, Tần bì, gỗ Tếch và gỗ Thông.
Các nhà sản xuất đồ Song Mây, gỗ Tếch, Gụ và gỗ Cứng ở vùng nhiệt đới gần
như phụ thuộc hoàn toàn vào nhà cung cấp nước ngoài. Tổng giá trị sản xuất đồ
nội thất của Đan Mạch năm 2003 giảm do nhu cầu trong nước và nước ngoài
giảm. Tuy nhiên từ năm 2004, sản xuất đã tăng trở lại chủ yếu do sản xuất đồ
trang bị cho bếp, phòng ăn và phòng khách tăng.
Theo thống kê của EUR Stat, giá trị sản xuất đồ nội thất của Đan Mạch
năm 2007 được chia thành các nhóm sản phẩm: Đồ trang bị phòng bếp chiếm
28%, phòng ngủ 24%, phòng ăn và phòng khách 21%, cấu kiện 13% và đồ cho
các mục đích khác chiếm 7%, đồ không bọc phủ chiếm 6%.
2.2.5. Ở thị trường Nhật Bản
Nhật bản là một thị trường mở quy mô lớn và dân số 127 triệu người có
mức sống khá cao (GDP theo đầu người năm 2001 là 32.585 USD) và GDP năm
2001 là 4,413 tỷ USD. Nhật Bản là một trong những nước có nền công nghiệp
phát triển mạnh và đứng hàng đầu thế giới. Nhưng do đặc điểm về địa lý, Nhật
Bản là một trong những nước rất hiếm về tài nguyên thiên nhiên, ngoại trừ
nguồn hải sản, do đó hầu hết các sản phẩm gia dụng, trang trí nội thất, ngoại thất
đều phải nhập khẩu.
Xu hướng tiêu dùng và sính đồ ngoại của người Nhật Bản ngày càng gia
tăng và sức tiêu thụ của thị trường này rất lớn, vào khoảng 3.000 tỷ Yên, bao
gồm cả hàng gia dụng, trong đó đồ gỗ nhập khẩu chiếm 37% thị phần tại thị



trường Nhật. Nhật Bản là thị trường tiêu thụ sản phẩm gỗ lớn nhất Thế Giới.
Đặc biệt trong xã hội công nghiệp với mức độ rất cao hiện nay, người Nhật ngày
càng có nhu cầu sử dụng đồ vật bằng chất liệu gỗ thay thế các vật liệu sắt, nhôm,
….Nhập khẩu các mặt hàng đồ gỗ nội thất có su hướng tăng trưởng khá nhanh ở
Nhật còn do quá trình chuyển sản xuất các đồ gỗ giá rẻ sang các khu vực Đông
Nam Á là nơi có nhân công rẻ, nguồn nguyên liệu dồi dao, chi phí nhập khẩu
thấp và đặc biệt là nổ lực của các nhà nhập khẩu Nhật Bản giãm chi phi trong
khâu phân phối đã cho phép giãm giá bán đồ gỗ nhập khẩu.
2.3

Tình hình sản xuất, tiêu thụ hàng mộc của Việt Nam

Ngành chế biến gỗ của Việt Nam đang phát triển với tốc độ nhanh trong những
năm gần đây, vươn lên là một trong 7 mặt hàng đem lại kinh ngạch xuất khẩu
hàng gỗ chế biến lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á . Hiện cả nước có khoảng
2.000 doanh nghiệp chế biến gỗ với năng lực chế biến 2,2 – 2,5 triệu mét khối
gỗ tròng mỗi năm, trong đó có 450 công ty chuyên sản xuất khẩu ( 120 công ty
chuyên sản xuất đồ ngoài trời và 330 công ty sản xuất hàng nội thất)
Hầu hết các sản phẩm đồ gỗ của các doanh nghiệp Việt Nam chịu sự cạnh
tranh gây gắt từ các doanh nghiệp Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Malaysia,
các nước Đông Âu và Mỹ La Tinh. Chỉ tính riêng Trung Quốc đã có trên 50.000
cơ sở sản xuất với hơn 50.000 công nhân và sản xuất với doanh số gần 20 tỷ
USD.
Thị trường xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam đã có nhiều chuyển biến mạnh
mẽ trong những năm gần đây, từ chỗ tập trung vào các thị trường trung chuyển
như : Đài Loan, Singapore, Hàn Quốc,….. Để tái xuất khẩu sang nước thứ ba,
đến nay đã xuất khẩu trực tiếp sang các thị trường của người tiêu dùng. Hiện tại,
các sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam có mặt ở 120 quốc gia và vùng lảnh thổ trên
Thế Giới, với các chủng loại sản phẩm đa dạng, từ hàng trang trí nội thất trong

nhà, hàng ngoài trời,…. Đến các mặt hàng dăm gỗ. Kinh ngạch xuất khẩu gỗ
liên tục tăng. Chỉ tính riêng các mặt hàng gỗ và đồ gỗ được sản xuất trên dây
chuyền công nghiệp, năm 1998 mới đạt 135 triệu USD, ước lên tới 1 tỷ USD
năm 2004.
Trong những năm tới, ngoài việc duy trì và phát triển các thị trường
truyền thống ( cả thị trường trung chuyển và thị trường người tiêu dùng trực tiếp


) để thông qua đó uy tín và chất lượng của sản phẩm gỗ xuất khẩu Việt Nam tiếp
cận nhanh hơn tới người tiêu dùng, ngành gỗ Việt Nam sẽ tập trung phát triển
mạnh một số thị trường mục tiêu, có nền kinh tế phát triển ổn định, sức mua ổn
định và nhu cầu liên tục tăng, các thể chế và kinh doanh, thương mại hoàn thiện,
hệ thống phân phối rộng khắp và năng động, bao gồm: EU, Mỹ, Nhật Bản, Cộng
Hòa Liên Bang Nga.
Khách hàng chủ đạo đối với các sản phẩm gỗ Việt Nam được xác định là
nhà nhập khẩu và các nhà phân phối. Thực tế năng lực tài chính tiếp thị, nghiên
cứu thị trường và phát triển sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam còn yếu,
nên nếu trực tiếp thiết lập các kênh phân phối, mạng lưới tiêu thụ và nghiên cứu
nhu cầu phát triễn của thị trường sẽ thực sự khó khăn đối với mỗi doanh nghiệp.
Việc sử dụng những kênh phân phối hiên có và khả năng phát triển thị trường
của các nhà phân phối và nhập khẩu các thị trường lớn và giải pháp hữu hiệu
nhất để tăng sản lượng thâm nhập thi trường đồng thời tiết kiệm chi phí cho
công tác tiếp thị.
2.3.1. Xuất khẩu sản phẩm gỗ
Thị trường Mỹ sẽ là thị trường xuất khẩu chủ lực của đồ gỗ Việt Nam trong
năm nay, trong khi thị trường truyền thống là EU sẽ suy giảm, thậm chí có thể
tăng trưởng âm. Nguyên nhân do kể từ tháng 3/2013, EU áp dụng “quy định về
trách nhiêm giải trình” đối với đồ gỗ nhập khẩu vào thị trường này. Theo đó, các
doanh nghiệp phải chứng minh được nguồn gốc hợp pháp của gỗ và sản phẩm
gỗ. Bất kì lô hàng gỗ hay sản phẩm gỗ nào mà doanh nghiệp nhập khẩu mua

phải được sản xuất theo quy định hiện hành của luật pháp tại quốc gia khai thác
gỗ và theo quy chế của EU về gỗ.
Quy chế của EU về gỗ là một văn bản pháp lý của EU trong đó áp dụng
quy định cấm nhập khẩu gỗ có nguồn gốc bất hợp pháp vào thị trường này. Quy
chế của EU về gỗ đặt ra các thủ tục bắt buộc đối với các doanh nghiệp kinh
doanh gỗ ở EU nhằm giãm thiểu nguy cơ buôn bán gỗ bất hợp pháp. Quy chế
này áp dụng cho cả gỗ nhập khẩu và gỗ sản xuất trong nước thuộc liên minh. Do
đó, các doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam bắt buộc phải chấp hành quy
định này và cách tốt nhất là đàm phán kỹ với các nhà nhập khẩu sản phẩm, cung
cấp cho họ đầy đủ thông tin về sản phẩm, vì khi đó trách nhiệm giải trình sẽ
thuộc về các nhà nhập khẩu.


Theo hiệp hội ngành công nghiệp đồ gỗ ASEAN, hiện nay Việt Nam đang
là nước dẫn đầu về xuất khẩu đồ gỗ ở Đông Nam Á. Tuy nhiên, các doanh
nghiệp phần lớn tập trung sản xuất theo các đơn đặt hàng từ nước ngoài, phần
lớn các khâu từ thiết kế sản phẩm đến phân phối đều phụ thuộc khách hàng.
Điều này khiến sự cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp giãm sút. Việc xây
dựng hệ thống tiếp thị và phân phối sản phẩm đòi hỏi đầu tư rất nhiều chi phí và
nhân lực, nhưng trong tình hình tài chính hiện nay hầu hết các doanh nghiệp
Việt Nam đều không đủ sức.
3.2.2. Các sản phẩm gỗ xuất khẩu
Sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam từ chổ chỉ là sản phẩm thô ( gỗ
tròn, gỗ xẻ) đã phát triển lên một trình độ gia công cao hơn, áp dụng công nghệ
tẩm, sấy, trang trí bề măt…. Xuất khẩu các sản phẩm hoàn chỉnh, sản phẩm có
giá trị gia tăng về công nghệ và lao động. Có thể chia các sản phẩm gỗ xuất
khẩu của Việt Nam thành 4 nhóm chính:
Nhóm thứ nhất: Nhóm sản phẩm đồ mộc ngoài trời bao gồm các loại bàn
ghế, giường, ghế băng, dù che nắng, ghế xích đu,….. Làm hoàn toàn từ gỗ hay
gỗ kết hợp với các vật liệu khác như: Săt, nhôm, nhựa…..

Nhóm thứ hai: Nhóm sản phẩm đồ mộc trong nhà bao gồm các loại bàn
ghế, giường tủ, giá kệ sách, đồ chơi, ván sàn…. Làm hoàn toàn từ gỗ hay gỗ kết
hợp với các loại vật liệu khác như: Da, vải….
Nhóm thứ ba: Nhóm đồ mỹ nghệ chủ yếu từ gỗ rừng tự nhiên bao gồm
bàn, ghế, tủ… Áp dụng các công nghệ cham, khắc, khảm.
Nhóm thứ tư: Sản phẩm dăm gỗ sản xuất từ gỗ rừng trồng mọc nhanh.
Hiện nay, hàng gỗ chế biến xuất khẩu sang thị trương Mỹ chủ yếu là bàn ghế
ngoài trời làm từ gỗ cứng trong khi hàng tới thị trường Nhật Bản và EU chủ yếu
là đồ dùng trong nhà làm từ gỗ mền.
2.3.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hàng mộc của tỉnh Thừa Thiên Huế
Thừa Thiên Huế là một trong những tỉnh có ngành công nghiệp chế biến
gỗ đang phát triễn của nước ta. Trong những năm gần đây tỉnh Thừa Thiên Huế
đã thành lập nhiều khu công nghiệp như: Khu công nghiệp Phú Bài, khu công
nghiệp Phong Điền, khu công nghiệp Tứ Hạ, khu công nghiệp La Sơn, khu công
nghiệp Phú Đa. Nơi đây có nhiều công ty chế biến gỗ được thành lập như: Công


ty TNHH Ngọc Anh, địa chỉ: Khu công nghiệp Phú Bài, Hương Thủy, Thừa
Thiên Huế.
Công ty cổ phần chế biến gỗ Thừa Thiên Huế, địa chỉ: Lô A1, Khu công nghiệp
Phú Bài – tỉnh Thừa Thiên Huế.
Công ty TNHH xuất nhập khẩu Trúc Thư, địa chỉ: Khu công nghiệp Phú Bài,
Hương Thủy, Thừa Thiên Huế.
Công ty chế biến gỗ SCANVIWOOD chi nhánh tại Huế, địa chỉ: Khu 8 thị trấn
Phú Bài, Hương Thủy, Thừa Thiên Huế.
Các công ty này sản xuất chủ yếu theo đơn đặt hàng, sản phẩm xuất khẩu là chủ
yếu.
Thị trường gỗ tại Thừa Thiên Huế gồm hai ngành chính: Đồ gỗ và đồ dăm.
Ngành đồ gỗ nhập khâu phần lớn gỗ để chế biến và gỗ địa phương chủ yếu được
sử dụng cho ngành công nghiệp sản xuất gỗ dăm.

Chế biến dăm gỗ ở tỉnh Thừa Thiên Huế là một trong những ngành công nghiệp
sản xuất hàng xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng mạnh, giá trị xuất khẩu cao và có
thị trường tiêu thụ ổn định.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có ba doanh ghiệp chuyên sản xuất,
chế biến dăm gỗ nguyên liệu là: Công ty liên doanh trồng và chế biến cây
nguyên liệu giấy xuất khẩu Thừa Thiên Huế, công ty CP CBLS xuất khẩu Pisico
Huế và công ty TNHH chaiyoo AA Việt Nam ở xã Lộc Tiến, Huyện Phú Lộc.
sản lượng gỗ dăm của 3 doanh nghiệp đều phục vụ xuất khẩu, thị trường tiêu thụ
tập trung vào các nước như: Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc.
Năm 2010 sản lượng dăm gỗ xuất khẩu trên toàn tỉnh đạt 385,1 nghìn tấn đạt giá
trị xuất khẩu 35,62 triệu USD, chiếm 14,4% trong tổng giá trị xuất khẩu của
toàn tỉnh.
Tiếp bước đà tăng trưởng khả quan của năm trước, năm 2011 các doanh nghiệp
chế biến dăm gỗ đã sản xuất dăm gỗ nguyên liệu xuất khẩu lên 514 nghìn tấn,
tăng 33,5%. Đồng thời các doanh nghiệp chế biến dăm gỗ ở Thừa Thiên Huế
tiếp tục mở rộng nhà xưởng, xây dựng thêm bãi chứa gỗ, dăm gỗ, đầu tư thêm
dây chuyền dăm gỗ và các máy móc thiết bị hổ trợ khác để tăng năng lực sản
xuất sản phẩm nhằm đạt được kế hoạch đề ra.
2.3.4. Nguyên liệu gỗ


Nguồn nguyên liệu cho sản phẩm gỗ xuất khẩu từ chổ dựa vào rừng tự nhiên là
chính đã chuyễn sang dựa vào nguồn gỗ nhập khẩu và gỗ rừng trồng. Theo số
liệu của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, diện tích rừng tự nhiên hiện
có của Viêt Nam là 9.44 triệu ha, trữ lượng 720.9 triệu m3 gỗ. Để bảo vệ môi
trường và đảm bảo sự phát triển bền vững, chính phủ đã giới hạn khai thác gỗ từ
những rừng tự nhiên tại địa phương chỉ khoảng 300.000 m3 mổi năm trong giai
đoạn 2000 đến 2010, chủ yếu để phục vụ cho nhu cầu xây dựng, sản xuất đồ gỗ
trong nước ( 250.000 m3) và sản xuất hàng mỹ nghệ xuất khẩu (50.000 m3). Bộ
Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn cũng đang triển khai chương trình trồng

mới 5 triệu ha rừng và cho đến năm 2010 Viêt Nam sẽ có thêm 2 triệu ha rừng
phòng hộ, rừng đặc dụng và 3 triệu ha rừng sản xuất.
Để bù đắp sự thiếu hụt về nguyên liệu gỗ rừng tự nhiên, hàng năm Việt Nam
phải nhập khẩu khoảng 250.000 đến 300.000 m3 gỗ từ các nước lân cận và tăng
cường sử dụng gỗ rừng trồng, ván nhân tạo để sản xuất hàng xuất khẩu. Nguồn
gỗ nhập khẩu từ các nước Đông Nam Á như : Campuchia, Lào, Indonesia,
Malaysia thường không ổn định do chính sách lâm sản của các quốc gia này
luôn luôn thay đổi, trong khi nguồn nhập khẩu từ các quốc gia khác như: New
Zealand, Australia, Thụy Điển, Đan Mạch, Phần Lan, Canada, Mỹ, Châu Phi lại
cách xã về địa lý nên giá thành nguyên liệu bị đội lên rất cao, giảm khả năng
cạnh tranh của sản phẩn Việt Nam.


PHẦN 3
MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CƯU
3.1 Mục tiêu
3.1.1 Mục tiêu chung
Khảo sát dây chuyền công nghệ sản xuất ra sản phẩm kệ để Tivi – Đầu đĩa
tại CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN GỖ THỪA THIÊN HUẾ (HUWOCO) có
kiểu dáng đẹp mắt, có tính thẩm mĩ cao, tinh tế, đáp ứng được yêu cầu của
khách hàng mà vẩn đảm bảo được chất lượng sản phẩm. Từ đó tìm ra các biện
pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và giá trị kinh tế.
3.1.2 Mục tiêu cụ thể
- Tạo ra những sản phẩm đảm bảo yêu cầu thẩm mỹ, khả năng chịu lực tốt,
đáp ứng được yêu cầu khách hàng đề ra.
- Bổ sung sản phẩm mặt hàng mới, hấp dẫn, phù hợp với túi tiền của khách
hàng.
- Góp phần phát triển kinh tế nhanh chóng và bền vững cho công ty cũng
như cho cá nhân.
- Tìm hiểu được tình hình sản xuất tại công ty.

- Xác định được quy trình sản xuất sản phẩm.
- Xác định được tỉ lệ lợi dụng gỗ ở từng công đoạn.
- Xác định được lượng dư gia công.
- Tính toán được giá thành sản phẩm.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng sản
phẩm.
3.2. Nội dung nghiên cứu
- Điều tra về nguyên liệu: Loại nguyên liệu, nguồn gốc nguyên liệu, kích
thước nguyên liệu (dài, rộng), chất lượng nguyên liệu (tốt, xấu)…
- Tìm hiểu về không gian phục vụ cho đối tượng sản phẩm cần thiết kế:
+ Xác định được loại hình không gian (như là phong khách, phòng ngủ
hoặc ở ngoài trời)
+ Xác định kích thước không gian (theo 3 chiều dài, rộng, cao)
+ Tìm hiểu về sự trang trí và bố trí các vật dụng trong không gian


- Đề xuất các phương án thiết kế
Từ những tìm hiểu về không gian phục vụ cho đối tượng cần thiết kế, ta tiến
hành đề xuất các phương án thiết kế:
+ Phương án thiết kế 1:
+ Phương án thiết kế 2:
+ Phương án thiết kế 3:
- Lựa chọn phương án thiết kế tối ưu nhất:
Từ những phương án thiết kế đã nêu, ta lựa chon một phương án tối ưu nhất. Sau
đó, chọn các vật liệu để sản xuất sản phẩm đó. Xác định các kích thước của sản
phẩm cần thiết kế và kích thước từng chi tiết của sản phẩm đó.
+ Xác định kích thước của sản phẩm
+ Xác định kích thước của từng chi tiết
+ Tính lượng dư gia công cho từng chi tiết
- Xác định các phương pháp liên kết các chi tiết của sản phẩm (mộng,

đinh, vít…)
- Xác định dây chuyền công nghệ và yêu cầu công nghệ, phụ liệu để
sản xuất sản phẩm đó.
+ Xác định dây chuyền công nghệ để sản suất sản phẩm (các khâu sản
xuất, các máy móc thiết bị….)
+ Xác định các phụ liệu để sản xuất sản phẩm (vít, gương, keo…)
- Tính toán chi phí để sản xuất ra một sản phẩm:
+ Tỉ lệ lợi dụng gỗ (cho tất cả các khâu sản xuất)
+ Tính toán chi phí cho công nhân sản xuất
+ Tính toán các loại vật tư, phụ liệu phục vụ cho sản xuất
+ Tính toán giá thành sản phẩm
- Xác định giá trị của một sản phẩm, từ đó xem xét nếu đưa ra thị
trường thì có thể phù hợp không
3.3. Phường pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp


Thu thập tài liệu về quá trình hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức,
nguyên liệu, thiết bị máy móc, tài liệu về sản phẩm và thị trường chính của công
ty Cổ Phần Chế Biến Gỗ Thừa Thiên Huế.
3.3.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
- Điều tra đo đếm trực tiếp
- Theo dõi nhân công, phân tích nguồn nguyên liệu
- Khấu hao theo quy định của nhà máy
- Tiêu hao năng lượng
- Tiêu hao vật liệu sơn: Sơn,PU, đinh vít,…


PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Khái quát về Công Ty cổ Phần Chế Biến Gỗ Thừa Thiên Huế
4.1.1. Qúa trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty Cổ Phần Chế Biến Gỗ Thừa Thiên Huế (HUWOCO) có tên tiếng
anh là “Thua Thien Hue Wood Processing Joint Stock Company”, có trụ sở
chính tại: Lô A1 Khu Công Nghiệp Phú Bài, Hương Thủy, Thừa Thiên Huế.
Điện thoại: 0543.863470, FAX: 0543.863653. Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh của công ty Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Tỉnh Thừa Thiên Huế cấp số:
3103000197. Công ty có một vị trí thuận lợi về giao thông đường bộ (gần quốc
lộ 1A), đường hàng không (sân bay Phú Bài) và đường thủy (Cảng Chân Mây)
cho quá trình thu mua nguyên liệu và vận chuyển hàng hóa của công ty được
thuận lợi.
Dự án thành lập công ty Cổ Phần Chế Biến Gỗ Thừa Thiên Huế được triển
khai vào năm 2002 theo quyết định số 419/QĐ-TC-CTXL của sở xây dựng tỉnh
Thừa Thiên Huế với mức đầu tư là 2 triệu USD, công xuất dự tính dự án đi vào
hoạt động là 10.000m3/ngày. Nhưng đến khi hoàn thành thì mức dầu tư dự án là
20 tỷ đồng, trong đó nhà xưởng, vật dụng….. Là 14 tỷ đồng, máy móc, thiết bị
…. Là 6 tỷ đồng. Dự án đị vào hoạt động chính thức ngày 26 tháng 03 năm 2003
Do yêu cầu của tình hình đổi mới, ngày 28 tháng 9 năm 2006 theo quyết
định số 2063/QĐ-UBND của ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, xí nghiệp
chế biến gỗ Phú Bài trực thuộc công ty xây lắp tỉnh Thừa Thiên Huế được
chuyển đổi thành công ty cổ phần chế biến gỗ Thừa Thiên Huế nhằm tạo cho
công ty tính độc lập, tự chủ, khai thác hết tiềm năng của doanh nghiệp và hoạt
động kinh doanh ngày càng hiệu quả.
Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty là: Chế biến gỗ và sản xuất
các sản phẩm gỗ, trang trí đồ ngoại thất cho công trình xây dựng, kinh doanh
mua bán các loại gỗ, kinh doanh vận tải hàng hóa.
4.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty
Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty cổ phần chê biến gỗ Thừa Thiên Huế:



ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ
ĐÔNG

BAN KIỂM SOÁT

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC PHỤ
TRÁCH KT-SX

PHÒNG TÀI
VỤ

PHÒNG KẾ
HOẠCH
KINH
DOANH

XƯỞNG TINH CHẾHOÀN THIỆN

XƯỞNG SƠ CHẾ

- TỔ PHA SẼ
- TỔ BỐC XẾP
- TỔ LUỘC SẤY

PHÒNG KỸ

THUẬT

- TỔ ĐỊNH HÌNH
- TỔ ĐỊNH VỊ
- TỔ CHÀ NHÁM
- TỔ LẮP RÁPNGUỘI

- TỔ SƠN – DẦU
- TỔ ĐÓNG GÓI

Hình 1. Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty cổ phần chế biến gỗ Thừa Thiên Huế
: Quan hệ chỉ đạo trực tuyến
: Quan hệ chuyên môn, nghệp vụ
4.1.3. Tình lao động của công ty
Lao động là một trong những yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất và có ý
nghĩa quyết định trong mọi hoạt động của doanh nghiệp với việc sáng tạo và sử
dụng các yếu tố khác của quá trình sản xuất. Do đó cần được quan tâm bồi


dưỡng, đào tạo và tuyển dụng lao động một cách hợp lý. Cơ cấu lao động của
công ty được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 1. Tình hình lao động của công ty
Phân loại

Theo giới tính

Theo trình độ

Nam


Nữ

Đại
học

Cao Lao động
Lao động
đẳng có tay nghề phổ thông

Tổng
số lao
động

Năm 2012

130

100

20

5

55

150

230

Năm 2013


120

130

9

11

75

155

250

Năm 2014

135

155

25

8

85

172

290


( Nguồn: Từ phòng nhân sự của công ty)
Qua bảng số liệu trên cho thấy: Tỷ lệ nam nữ trong công ty không có sự
chênh lệch nhau. Tỷ lệ nam và nữ kha cân bằng điều này làm cho không mất cân
đối trong lao động sản xuất mà ngược lại nó rất phù hợp với tính chất ngành
nghề sản xuất của công ty. Với cơ cấu lao đôngj phân theo trình độ ta thấy, đội
ngũ lao động có trình độ đại học, lao động có tây nghề tăng qua các năm cho
thấy công ty rất quan tâm đến yếu tố con người trong quá trình sản xuất.
4.2. Quá trình sản xuất và kinh doanh
4.2.1. Một số định mức trong sản xuất tại công ty
Qua tìm hiểu trực tiếp tại công ty tôi đã thu được một số định mức như sau:
+ Định mức phun keo là 0.286 (Kg/m2)
+ Định mức keo là 8 (Kg/m3)
4.2.2. Khảo sát về nguồn nguyên liệu
Nguồn nguyên liệu của công ty khá phong phú chủ yếu là gỗ tròn, gỗ xẻ chưa
sấy, gỗ xẻ đã sấy, các chi tiết thô đã sấy. Theo khảo sát thì công ty hiện đang
sản xuất các sản phẩm mà nguồn nguyên liệu được thu mua từ trong nước như:
Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, và các tỉnh Tây Nguyên,…. Hay cũng
được nhập khẩu từ các thị trường nước ngoài như: Lào, Malaxia,
Inđônêxia…. .Các loại gỗ của công ty thu mua về khá phong phú, đa dạng và
đều được thu mua từ các rừng có chứng nhận FSC (Forest Stewardship
Council).
Bảng 2. Nguyên liệu gỗ được sử dụng tại công ty (bao gồm gỗ tròn và gỗ xẻ)


STT

1

Loại gỗ


STT

Loại gỗ

Chò VN

Bạch đàn grandis NON FSC

Chò VN (tươi)

Bạch đàn grandis FSC tươi

Chò xót

Bạch đàn grandis

Chò Lào

Bạch đàn Microcorut

2

Teak Bờ Biển Ngà

3

Dầu 991

Bạch đàn PNG tươi


Dầu New

Bạch đàn Duy Tài

Keo NO FSC tươi

Bạch đàn Ngọc Anh

Keo NO FSC

Bạch đàn Diversicolor

Keo lai

Thông 3 lá

4

Keo Thành Phát (tươi)

6

7

Keo Trí Tín
Keo Mỹ Yên (tươi)

Bạch đàn cladocalyx non FSC


Thông 5 lá
Gỗ thông xẻ hộp nhập khẩu

8

Vền Vện (Anisoptera
cochinchinesis)

4.2.3. Sơ đồ bố trí máy móc trong xưởng gia công chính


×