Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

Nghiên cứu kỹ thuật gieo ươm cây bần chua (sonneratia caseolaris(l ) engl ) ở vườn ươm vùng cát huyện quảng điền, tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.77 MB, 67 trang )

TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Xu thế công nghiệp hóa – hiện đại hóa đã mang lại cho cuộc sống của con
người sự sung túc về vật chất tuy nhiên kèm theo đó là sự suy thoái môi trường
nghiêm trọng. Thiên tai bảo lũ xuất hiện ngày càng nhiều cả về số lượng và chất
lượng. Ý thức được điều này công cuộc khắc phục, bảo vệ môi trường càng ngày
càng được chú trọng. Rừng ngập mặn nói chung và cây Bần Chua nói riêng với
những tác dụng to lớn của mình trong phòng hộ, cải thiện môi trường, duy trì đa
dạng sinh học.vv..Đã được quan tâm đầu tư nhằm phát triển và bảo tồn. Trong
những năm gần đây nhu cầu giống cây Bần Chua rất lớn tuy nhiên do kỹ thuật
gieo ươm cây Bần chua còn hạn chế dẫn đến một số vùng không đáp ứng đủ nhu
cầu về giống. Do vậy trong bài khóa luận tốt nghiệp này tôi muốn “Nghiên cứu
kỹ thuật gieo ươm cây Bần chua (Sonneratia caseolaris(L.) Engl.) ở vườn
ươm vùng cát huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế ”. Nhằm góp phần
hoàn thiện kỹ thuật gieo ươm cây Bần chua hiệu quả và cung cấp nguồn giống
phục vụ gây trồng thử nghiệm tại khu vực phía Bắc phá Tam Giang. Đồng thời
để tìm hiểu sự tác động của rừng Bần đến đời sống của người dân chúng tôi
cũng tiến hành điều tra tình hình khai thác gây trồng của người dân đối với rừng
Bần tại xã Quảng Hải, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình.
Với các mục tiêu đánh giá mức độ thành công khi gieo ươm cây Bần
Chua ở nơi có môi trường khác với nơi sinh sống của loài. Xác định các nhân tố
gây hại đến cây Bần chua khi gieo ươm ở vùng sinh thái đất cát và biện pháp
phòng chống. Xác định mức ảnh hưởng của chế độ tưới nước và giá thể đến sinh
trưởng và phát triển của cây Bần chua ở giai đoạn vườn ươm. Đề xuất bổ sung
kỹ thuật sản xuất giống cây Bần chua để phục vụ hoạt động trồng rừng ngập
mặn và đánh giá được thực trạng khai thác sử dụng, gây trồng và ý thức bảo vệ
rừng Bần của người dân tại xã Quảng Hải, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình.
Chúng tôi đã tiến hành đề tài bằng phương pháp: Thu thập các tài liệu thứ cấp có
liên quan tới vấn đề nghiên cứu, thừa kế các tài liệu khác như báo cáo khoa học,
các đề tài liên quan. Bố trí các thí nghiệm đồng nhất nhưng khác nhau về các
yếu tố nghiên cứu như giá thể, chế độ tưới, phương pháp tưới nhằm tìm ra các
công thức tốt nhất cho việc gieo ươm cây Bần Chua. Đồng thời Phỏng vấn


người dân địa phương bằng hệ thống câu hỏi được soạn sẵn tập trung vào việc
thu thập các số liệu về vai trò của cây Bần Chua đối với đời sống của người dân,
thực trạng gây trồng và sử dụng, quản lý và bảo vệ cây Bần Chua.
Qua quá trình triển khai đề tài chúng tôi thu được các kết quả như sau: Về
phẩm chất hạt giống. Hạt giống cây Bần chua có kích thước và trọng lượng


tương đối nhỏ hơn các loài cây khác. Độ thuần của hạt khá cao. Hạt Bần Chua
thích ứng với việc kích thích bằng nước ở nhiệt độ 400C.
Về tỷ lệ nảy mầm: trong điều kiện bố trí thí nghiệm là có dàn che và hệ
thống phun tưới nước tự động các giá thể cho tỷ lệ nảy mầm cao bao gồm: Đất
cát nội đồng và đất mùn tầng B + trấu.
Về ảnh hưởng của giá thể đến sinh trưởng của cây con: Loại giá thể cho
sinh trưởng chiều cao của cây Bần chua cao nhất là bầu gồm 40% đất thịt, 15%
phân chuồng hoai và 30% đất cát, 15% biochar. Các loại giá thể khác nhau
không có sự ảnh hưởng đến số lá của cây con.
Về ảnh hưởng của loại nước tưới đến sinh trưởng của cây con: Loại nước
tưới cho sinh trưởng chiều cao của cây con lớn nhất là Tưới bằng nước ngọt tự
nhiên khai thác tại chỗ có bổ sung hàm lượng muối . Các loại nước tưới khác
nhau không có sự ảnh hưởng đến số lá của cây con.
Về ảnh hưởng của phương pháp tưới đến sinh trưởng của cây con.
Phương pháp tưới cho sinh trưởng chiều cao của cây con lớn nhất là tưới ngập
nước. Các phương pháp tưới khác nhau không có sự ảnh hưởng đối vơi sự tăng
trưởng số lá của cây con.
Tình hình khai thác và bảo vệ. Qua quá trình điều tra, khảo sát chúng tôi
nhận thấy cây Bần chua phân bố ở một số xã ở thị xã Ba Đồn tỉnh Quảng Bình
như: Quảng Lộc, Quảng Tân, Quảng Trung, Quảng Hải, Quảng Tiên. Các rừng
Bần ở đây phân bố ven bờ của sông Gianh. Đặc biệt là người dân tại xã Quảng
Hải có cuộc sống gắn bó chặt chẻ với rừng Bần. Họ có ý thức tốt trong việc bảo
vệ rừng bần cũng như khai thác các giá trị khác nhau mà rừng bần đem lại. Tuy

nhiên tình hình gây trồng ở đây chưa được chú trọng quan tâm đầu tư đúng
mức.
Đề tài vẫn còn nhiều thiếu sót và một vài yếu tố quan trọng vẩn chưa thể
nghiên cứu chuyên sâu nên chúng tôi có một số kiến nghị như sau: Trong quá
trình thí nghiệm ở vườn ươm tại Quảng Điền chúng tôi nhận thấy loài Bần chua
khá thích hợp với các giá thể có bổ sung một lượng biochar nhất định. Tuy nhiên
trong phạm vi nghiên cứu của đề tài chúng tôi chưa thể bố trí thí nghiệm để tìm
ra lượng biochar tốt nhất. Vì vậy cần có những nghiên cứu chuyên sâu hơn
nhằm tìm ra loại giá thể có lượng biochar thích hợp. Trong phạm vi nghiên cứu
của đề tài chúng tôi thí nghiệm ảnh hưởng của loại nước tưới đến sinh trưởng
của cây con. Với loại nước tưới là nước ngọt tự nhiêm tại chổ có bổ sung hàm
lượng muối chúng tôi đã lựa chọn tỷ lệ muối là 10 ‰. Tuy nhiên hàm lượng


muối khác nhau sẽ ảnh hưởng khác nhau đến sự sinh trưởng của cây con. Vì vậy
cần có những nghiêm cứu chuyên sâu hơn nhằm tìm ra hàm lượng muối thích
hợp cho cây trong giai đoạn gieo ươm. Nên có thêm những nghiên cứu chuyên
sâu hơn về chế độ che bóng cho cây con.
Về phần điều tra phỏng vấn chúng tôi có một số kiến nghị như sau: Trong
quá trình điều tra chúng tôi nhận thấy trữ lượng Bần Chua tại xã Quảng Hải là
khá lớn tuy nhiên vẫn chưa có các biện pháp quản lý chặt chẻ nhằm bảo vệ rừng.
Để cây Bần chua phát triển lâu dài cần có những chính sách quản lý phù hợp.
Là một xã nằm giữa lòng sông Gianh, tuy nhiên cây Bần Chua chỉ phân
bố ở một số vùng. Vì vậy hằng năm ở đây vẫn hứng chịu nhiều thiệt hại do bảo
lũ. Theo điều tra của chúng tôi có sự khác biệt rõ rệt về thiệt hại của những vùng
có rung và không có rừng Bần. Việc nhân giống, xúc tiến tái sinh và trồng thêm
cây Bần tại địa phương là rất cần thiết.


PHẦN I: MỞ ĐẦU

Rừng ngập mặn (RNM) là hệ sinh thái ven biển điển hình ở vùng biển
nhiệt đới và Á nhiệt đới, nơi giao thoa giữa đất liền và biển, ở đó nguồn phù sa,
trầm tích được bồi tụ theo thời gian tạo nên một môi trường sống lý tưởng
nhưng cũng đầy thách thức cho các loài sinh vật[3].
RNM có tác dụng to lớn trong việc bảo vệ bờ biển, cố định bãi lầy, mở
rộng diện tích lục địa, đồng thời là tài nguyên quý giá về nhiều mặt: gỗ, than,
tanin, bột giấy, rượu, cánh kiến đỏ…RNM còn là môi trường sống của nhiều
loài động vật có giá trị như: tôm, cua, cá, sò huyết, khỉ, chim, lợn rừng, nai,
sóc…[1] RNM cung cấp hàng năm một lượng vật rơi rụng khá lớn để làm giàu
cho đất rừng và vùng cửa sông ven biển kế cận. Nguồn thức ăn phong phú, đa
dạng cung cấp cho các loài hải sản là xác hữu cơ thực vật còn gọi là mùn bã hữu
cơ, đó là sản phẩm của quá trình phân hủy xác thực vật gồm lá, cành, chồi, rễ,...
RNM không những là nguồn cung cấp thức ăn mà còn là nơi cư trú, nuôi dưỡng
con non của nhiều loài thủy sản có giá trị. RNM cũng là trạm dừng chân và nơi
cư trú của rất nhiều loài chim nước di cư; một số loài cá, tôm, cua…trong vòng
đời của chúng có một hoặc nhiều giai đoạn bắt buộc phải sống trong các vùng
nước nông, cửa sông có RNM[3].
Tuy nhiên, hiện nay do sự gia tăng dân số, sức ép về kinh tế, hạn chế hiểu
biết về vai trò của RNM đối với môi trường sống, sự phát triển tự phát của hoạt
động nuôi trồng thủy sản, khai hoang đất ven biển làm ruộng lúa, ruộng muối và
sự phát triển nhanh chóng cơ sở hạ tầng của các đô thị ven biển đã gây suy thoái
hệ sinh thái RNM ven biển Việt Nam nói chung và ở Thừa Thiên Huế nói riêng.
Thừa Thiên Huế là địa phương có thời tiết khắc nghiệt. Hằng năm vào
mùa lụt, bão, nước biển xâm nhập sâu vào đất liền, gây xói lỡ nhiều vùng đất
ven biển, ven phá, cuốn trôi nhiều nhà cửa, vườn tược, cây cối, ao hồ nuôi trồng
thủy sản, gây thiệt hại lớn về tính mạng, tài sản của nhà nước và người dân.
Trước tình hình khí hậu toàn cầu đang có những biến đổi lớn, bất lợi đối với
cuộc sống của con người thì vai trò của rừng ngập mặn ngày càng quan trọng.
Các khu vực ven biển của tỉnh sẽ an toàn hơn nếu có các đai RNM làm nhiệm vụ
phòng hộ ở bên ngoài chắn sóng, hạn chế xói lỡ, bảo vệ bờ biển[2]. Mặt khác,

RNM tại Thừa Thiên Huế không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ
vùng ven bờ, hạn chế ảnh hưởng bất lợi của lụt, bão mà còn góp phần tạo ra
những sinh cảnh đẹp bên phá Tam Giang - Cầu Hai và góp phần làm phong phú
đa dạng sinh học thủy vực.
1


Trước thực tế này việc trồng rừng để khôi phục và phát triển thêm RNM ở
Việt Nam cũng như tại Thừa Thiên Huế là việc làm cần thiết và cấp bách.Trong
những năm gần đây được sự giúp đỡ của một số tổ chức quốc tế và sự quan tâm
của chính phủ Việt Nam, sự tham gia tích cực có hiệu quả của các chuyên gia về
RNM đã lựa chọn được nhiều loài cây trồng RNM thích hợp sinh trưởng tốt, vừa
có tác dụng bảo vệ đê biển, cải thiện và tạo môi trường sống tốt cho các loài
thủy sản có giá trị. Trong đó cây Bần chua là một trong những loài có giá trị về
kinh tế lẫn phòng hộ.
Bần chua có tên khoa học là Sonneratia caseolaris, là loài cây nằm trong
hệ sinh thái rừng ngập ven biển. So với một số lòai cây ngập mặn ven biển khác
Bần chua Sonneratia có những đòi hỏi khác biệt về môi trường sống. Chúng
thường mọc thành những quần thụ lớn ở những vùng cửa sông ngập có một mùa
nước ngọt trong năm. Cũng có khi mọc chung với những lòai cây khác như:
Trang, Sú, Giá… sự phong phú của quần thụ này phụ thuộc vào độ mặn của
nước biển và mức độ dao động của thủy triều. Bần được xem như lòai cây rất
quan trọng cho việc phòng hộ chống xói lở ở vùng bãi biển cửa sông do có
nhiều đặc điểm sinh thái ưu việt. Trong những năm gần đây nhu cầu giống cây
Bần chua rất lớn tuy nhiên do kỹ thuật gieo ươm cây Bần chua còn hạn chế dẫn
đến một số vùng không đáp ứng đủ nhu cầu về giống. Do vậy trong bài khóa
luận tốt nghiệp này tôi muốn “Nghiên cứu kỹ thuật gieo ươm cây Bần chua
(Sonneratia caseolaris(L.) Engl.) ở vườn ươm vùng cát huyện Quảng Điền,
tỉnh Thừa Thiên Huế”. Nhằm góp phần hoàn thiện kỹ thuật gieo ươm cây Bần
chua hiệu quả và cung cấp nguồn giống phục vụ gây trồng thử nghiệm tại khu

vực phía Bắc phá Tam Giang.

2


PHẦN 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Trên thế giới
2.1.1. Tên và phân loại
• Tên
Tên khoa học: Sonneratia caseolaris (L.) Engl.
Tên tiếng Anh: Apple Mangrove, Crabapple Mangrove.
Tên đồng nghĩa: Sonneratia rubra Oken, Sonneratia acida L.F, Rhizophora
caseolaris L.
• Các loài tương cận:
Sonneratia alba Sm. (Bần trắng).
Sonneratia griffithii/S. alba/S. neglecta: (Bần ổi).
Sonneratia ovata Backer: (Bần trứng).[12]
• Phân loại khoa học:
Giới (regnum): Thực vật (Plantae)
Ngành (Division): Thực vật có hoa (Angiospermae)
Lớp (Class): Hai lá mầm thực sự (Eudicots)
Lớp (Class): Phân lớp Hoa hồng (tạm) (Rosids)
Bộ (ordo): Sim (Myrtales).
Họ (familia): Bần (Sonneratiaceae)/Bằng lăng (Lythraceae)
Chi (genus): Bần (Sonneratia L.F.)
Loài (species): Bần chua (Sonneratia caseolaris )
Chi Bần (danh pháp khoa học: Sonneratia) là một Chi của thực vật có
hoa trong họ Bằng lăng (Lythraceae). Trước đây Sonneratia được đặt trong họ
Bần (Sonneratiaceae), bao gồm cả Sonneratia và chi Phay (Duabanga), nhưng
hiện nay hai chi này được đặt trong các phân họ chứa chính chúng của họ Bằng

lăng (Lythraceae). Tên khoa học của chi này còn là Blatti do James Edward
Smith đặt, nhưng Sonneratia có độ ưu tiên cao hơn. Chúng là các loài cây thân
gỗ sinh sống trong các cánh rừng tràm đước ven biển.
Chi Sonneratia chứa khoảng 14-16 loài, trong đó loài quan trọng là cây Bần
Chua (Sonneratia caseolaris (L.) Engl.) và cây Bần ổi (Sonneratia alba).[11]
2.1.2. Phân bố
Là một loài cây rừng ngập mặn nên sự phân bố của cây Bần Chua gắn liền
với sự phân bố của rừng ngập mặn trên thế giới. Rừng ngập mặn có vai trò rất to
lớn trong việc đảm bảo cân bằng sinh thái cho vùng đất ngập nước ven biển
đồng thời đảm bảo ổn định của đới bờ biển. Bần là một cây đi tiên phong trước,
khi môi trường bùn mặn như ở cửa sông thường ngập nước mới bắt đầu thành
lập, giử vai trò ổn định môi trường nhờ hệ thống rể trải rộng liên kết để giử bùn
được liên tục bồi đấp[8]. Đối với nghiên cứu Phan Nguyên Hồng, (1987) RNM
phân bố chủ yếu ở vùng xích đạo và nhiệt đới hai bán cầu.

3


Theo ông Achim Steier (1987) cho biết hiện nay có khoảng 150.000
km RNM được tìm thấy tại 123 nước trên thế giới. Khu vực tập trung RNM lớn
nhất thế giới là Indonesia chiếm 21%, Brazil có 9% và Úc là 7%. Tuy nhiên theo
một nghiên cứu của Hutechings và Seager (1987) cho rằng diện tích rừng ngập
mặn trên thế giới là 15.429.000 ha, trong đó 6.246.000 ha nằm ở Châu Á nhiệt
đới và Châu Đại Dương, 5.781.000 ha nằm ở vùng Châu Mỹ nhiệt đới cá
3.402.000 ha thuộc Châu Phi.
Dựa vào việc tính toán trên bản đồ và công nghệ viễn thám ( Spalding và
cộng sự, (1997) lại thống kê thấy diện tích vùng ngập mặn trên thế giới là
181.077 km2 và được phân bố theo bảng 2.1.
Bảng 2.1. Diện tích rừng ngập mặn trên thế giới
Vùng

Diện tích (km2)
Tỷ lệ (%)
2

Nam và Đông Nam Ắ
Australia
Châu Mỹ
Tây Phi
Đông Phi và Trung Đông
Tổng

75.137

41,5

18.789
49.096

10,4
27,1

27.9995
10.024
181.007

15,5
5,5
100

(Nguồn : Spalding, Blasco, Field, 1997)

Trên phạm vi toàn cầu, Wash (1974) cho rằng sự phân bố của địa lý của
RNM chia làm hai khu vực chính là Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương bao
gồm Nhật Bản, Philipin, Ấn Độ, Đông Nam Ắ, bờ biển Hồng Hải, Đông Phi và khu
vực 2 là Tây Phi và Châu Mỹ bao gồm bờ biển Châu Phi ở Đại Tây Dương.
Cây Bần là loài cây rừng ngập mặn nhiệt đới, có nguyên sản ở vùng Nam
Á và Đông Nam Á, được phát tán rộng khắp Châu Á , Châu Phi và Châu Đại
dương.
Cụ thể chúng có nguồn gốc từ Bangladesh, Sri Lanka, Nam Á Châu, Phi
Luật Tân và Úc Châu. Tại Ấn độ những rừng ngập nước chạy dọc theo bờ biển
của bán đảo Ấn độ và trong đảo Andaman và Nicobar. Ở Tích Lan, được gặp
trong vùng Tây Nam.
Hiện nay các nước có nhiều cây Bần mọc hoang và được trồng như: Châu Phi,
Sri- Lanka, Mianma, Thái Lan, Việt Nam, Campuchia, Philippin, Indonesia, Timor,
Đảo Hải Nam (Trung Quốc), Đông Bắc Australia và một số nước ở Châu Đại dương
như Niughnia, New Guinea, Solomon Islands, New Hebrides…(Little, 1983)[15].

4


Ghi chú :

Khu vực có cây Bần Chua

Hình 2.1. Một số vùng phân bố của Bần Chua trên thế giới.[15]
2.2. Ở Việt Nam
Tên:
• Tên khoa học: Sonneratia caseolaris (L.) Engl.
• Tên gọi khác: Bần sẻ, Bần dĩa (Nam Bộ), Thủy liễu.
2.2.1. Phân bố
Ở Việt Nam cây Bần mọc hoang và được trồng ở rừng ngập mặn ven biển

từ Bắc vào Nam nơi có nhiều bùn và bải bồi. Ở Miền Bắc cây Bần mọc thành
rừng gần như thuần loài ven bờ biển và vùng cửa sông như ở Hải Phòng, Nghệ
An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Ở Miền Nam cây Bần là thành phần chính yếu của
các rừng ngập mặn tự nhiên ven biển và chúng mọc dày đặt ven sông rạch ở
ĐBSCL.
Là một loài cây ngập mặn vì vậy sự phân bố của cây Bần chua gắn liền
chặt chẻ với sự phân bố của cây ngập mặn. Hệ sinh thái RNM phân bố dọc bờ
biển Việt Nam thuộc 28 tỉnh và thành phố. Phan Nguyên Hồng (1999) đã chia
vùng phân bố RNM Việt Nam thành 4 khu vực với 12 tiểu khu và xác định điều
kiện sinh thái cho từng tiểu khu:
1/. Khu vực I: Ven biển Đông Bắc. Quần thể cây ngập mặn ở đây tương đối đa
dạng và có khả năng chịu mặn cao với các loài như Đâng, Trang, Mắm, Vẹt…
vv. Là một loài cây với biên độ muối hẹp nên ở khu vực I nhìn chung cây Bần
Chua chỉ phân bố rải rác và không phải là loài cây chiếm ưu thế ở vùng này.
Khu vực này được chia làm 3 tiểu khu.

5


• Tiểu khu 1: Từ Móng Cái đến Cửa Ông, bờ biển dài khoảng 55km. Tiểu
khu này gồm lưu vực cửa sông Kalong, lưu vực vịnh Tiên Yên – Hà Cối và
vùng ven bờ cửa sông Tiên Yên – Ba Chẽ.
• Tiểu khu 2: Từ Cửa Ông đến Cửa Lục, bờ biển dài khoảng 44km.
• Tiểu khu 3: Từ Cửa lục đến mũi Đồ Sơn, Bờ biển dài khoảng 55km.
2/. Khu vực II: Ven biển đồng bằng Bắc bộ.
Khu vực này được chia làm 2 tiểu khu.
• Tiểu khu 1: Từ mũi Đồ Sơn đến cửa sông Văn Úc. Ở tiểu khu này quần thể
Bần Chua chiếm ưu thế hỗn giao với Sú, Ô rô ở tầng dưới. Cây chỉ cao 5-10m.
• Tiểu khu 2: Từ cửa sông Văn Úc đến Lạch Trường thuộc khu bồi tụ của
hệ sông Hồng. Ở tiểu khu này quần thể Bần Chua được hình thành trên các cửa

sông. Trên các lạch là quần thể sú và Ô rô...vv..Các quần thể này ở dạng cây bụi
và thấp cằn cỗi.
3/. Khu vực III: Ven biển trung bộ từ mũi Lạch Tường đến mũi Vũng Tàu.
Khu vực này được chia làm 3 tiểu khu.
• Tiểu khu 1: Từ Lạch Trường đến mũi Ròn.
Ở đây quần thể cây Bần Chua chiếm ưu thế xuất hiện ở trong cửa sông,
dọc theo sông, chiều cao trung bình 6-8m. Tầng dưới là Ô rô, sú, Ráng, Giá…
phía nam tỉnh Hà Tĩnh, ở phía trong cửa sông xuất hiện quần thể Mắm, Đâng,
Sú, Vẹt dù và quần thể Bần Chua chiếm ưu thế.
• Tiểu khu 2: Từ Ròn đến mũi đèo Hải Vân.
• Tiểu khu 3: Từ đèo Hải Vân đến mũi Vũng Tàu.
4/. Khu vực IV: Ven biển Nam Bộ. Khu vực này được chia làm 4 tiểu khu.
• Tiểu khu 1: Từ mũi Vũng Tàu đến cửa sông Soài Rạp. (ven biển Đông Nam Bộ).
• Tiểu khu 2: Từ cửa sông Soài Rạp đến cửa sông Mỹ Thanh ( ven đồng
Bằng sông Cửu Long).
• Tiểu khu 3: Từ cửa sông Mỹ Thanh đến cửa sông Bảy Háp ( ven biển
Tây Nam bán đảo Cà Mau).
• Tiểu khu 4: Từ cửa sông Bảy Háp ( mũi Bà Quan) đến mũi Nãi, Hà
Tiên ( ven biển phía Tây bán đảo Cà Mau) [7]
2.3. Đặc điểm hình thái
• Thân: Bần Chua thuộc loài thân gổ đại mộc, có nhiều cành. Cây gỗ
cao 10-15m, có khi cao tới 25m. Cành non màu đỏ, 4 cạnh, có đốt phình to. Gổ
xốp, bở, vỏ thân chứa nhiều tanin.
• Rễ: Rễ gốc to, khỏe, mọc sâu trong đất bùn. Từ rễ mọc ra nhiều rễ
thở, bất hay Cạt bần (Nam Bộ) thành từng khóm quanh gốc.
• Lá: Lá đơn, mọc đối, dày, giòn, hơi mọng nước, hình bầu dục hoặc
trái xoan ngược hay trái xoan thuôn, thon hẹp thành cuống ở góc, cụt hay tròn ở
chóp, dai, dài 5-10cm, rộng 35-45mm. Cuống và một phần gân chính màu đỏ,
gân giữa nổi rõ ở cả 2 mặt, cuống dài 0,5 - 1,5cm.
• Hoa: Cụm hoa ở đầu cành, có 2-3 hoa, rộng 5cm, có cuống hoa ngắn.

Đài hợp ở gốc, có 6 thùy dày và dai, mặt ngoài màu lục, mặt trong màu tím
6


hồng. Cánh tràng 6, màu trắng đục, hình dải, thuôn về hai đầu. Nhị có chỉ hình
sợi, bao phấn hình thận. Bầu hình cầu dẹt, vòi dài, đầu hơi tròn.
• Quả: Quả mọng hơi nạc, khi còn non cứng, dòn, khi chín quả mọng,
thịt quả mềm, ruột chứa nhiều hạt. Quả có đường kính 5-10 cm, cao 2-3 cm, gốc
có thùy đài xòe ra, bẹp, màu xanh, quả bì dày, nạc vị chua chua với phần dưới
như hình ngôi sao.
• Hạt: Hạt nhiều, dẹt.
2.4. Thành phần hóa học
2.4.1. Trong thân
- Vỏ thân và gỗ chứa archin (emodin), archinin (chrysophanic acid).
Trong quả có chất màu, archin và archicin.Vỏ thân chứa nhiều tanin (10-20%)
có thể dùng thuộc da.Trong vỏ thân có chất Emodin và axit chrysophanic có thể
làm các chất màu trong thực phẩm và thuốc thô (Perry, 1980).
- Gỗ bần xốp, tỷ lệ bột giấy thu hồi khoảng 52,7% (trong đó có 8,5%
lignin, 17,6% pentosan có màu nâu).Ngoài ra trong gổ và vỏ thân cây bần có có
hai chất archin (C15H10O5) và archinin (C15H14O12) có thể khai thác làm chất màu
thực phẩm (CSIR,1976).[16]
2.4.2. Trong quả bần chín có:
Có hàm lượng pectin 11% ở dạng chất trong suốt (ZMB).Có 2
chất flavono2ïdes chống oxy hóa được phân lập là:lutéoline và lutéoline 7-Oglucoside[16]
2.5. Đặc điểm sinh thái
Là một loại cây rừng ngập mặn nên cây Bần Chua có những đặc điểm
thích nghi với hệ sinh thái đặc trưng của rừng ngập mặn. Theo nghiên cứu của
ông Phan Nguyên Hồng (1991) thì cây rừng ngập mặn ở Việt Nam được chia
làm hai loại. Loại có biên độ muối rộng và loại có biên độ muối hẹp.
• Loại có biên độ muối rộng gồm:

- Nhóm chịu mặn cao (10-35 ‰) gồm một số loài mắm, đâng, đưng,dà
quánh, vẹt trụ…
- Nhóm chịu độ mặn cao trung bình: (15-30‰) có đước,vẹt,tách, vẹt
dù,sú…
- Nhóm chịu mặn tương đối thấp (7-20‰) có trang, vẹt, tách, ô rô, quao
nước , cốc kèn…
• Loại có biên độ muối hẹp gồm:
- Nhóm cây mọng nước , chịu độ mặn cao (20-33‰) có bần trắng , bần ổi
- Nhóm cây thảo mọng nước chịu mặn cao (25-30‰) có muốn biển, sam
biển, hến hải nam
- Nhóm cây nước lợ điển hình (có độ mặn 5-15‰ hoặc thấp hơn )gồm
dừa nước, bần chua, mái dầm…
- Nhóm cây nước lợ sống trên cạn, độ mặn thấp (1-10‰) từ nội địa phát
tán ra vùng nước lợ [5]
7


- Như vậy cây Bần Chua là loài thích hợp với vùng nước lợ, khả năng
chịu mặn tương đối kém hơn so với các loại cây ngập mặn khác như đước, mắm,
vẹt..vv…
2.5.1. Nhiệt độ
Cây Bần Chua phân bố phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận xích đạo
nên môi trường không khí, nhiệt độ có những yếu tố đặc trưng. Ở những nơi có
biên độ nhiệt thích hợp và ít giao động, cây Bần Chua có điều kiện sinh trưởng
và phát triển tốt, cho nên khi phát tán, hạt giống có điều kiện nảy mầm tối ưu
nhất. Ngược lại ở những nơi có biên độ nhiệt giao động lớn thì quá trình sinh
trưởng sẽ diễn ra chậm cho nên cũng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phân bố
của cây Bần Chua.
Các loài cây ngập mặn thường phong phú và kích thước lớn nhất ở vùng
xích đạo và nhiệt đới ẩm. Cận xích đạo là những nơi có nhiệt độ không khí cao,

biên độ nhiệt hẹp. Nhiệt độ thích hợp cho hoạt động sinh lý của vùng ngập mặn
là 25-280C, nếu nhiệt độ có thay đổi trong môi trường quá cao hay quá thấp cũng
ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây. Ở Việt Nam số lượng, cũng
như kích thước loài cây ngập mặn ở miền nam thường phong phú cũng như to
hơn so với miền bắc, nhất là vùng nam bộ. Vì nhiệt độ vùng nam bộ thường 25280C, biên độ nhiệt hẹp trong khi đó ở miền bắc thường chịu ảnh hưởng nhiệt độ
thấp vào mùa đông và nhiệt độ cao vào mùa hè.
Ngoài ra cường độ ánh sáng cũng là một nhân tố quan trọng đến sinh
trưởng và phát triển của cây Bần Chua. Cường độ ánh sáng thích hợp cho cây
sinh trưởng và phát triển là 3000-3800 kcal/m2/ngày(Aksornkoae,1993)[8]
2.5.2. Môi trường nước, lượng mưa
Môi trường nước cũng là yếu tố quan trọng trong sự phát triển của cây
Bần Chua, nó cung cấp chất dinh dưỡng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tái sinh
và phát tán hạt giống. Trong môi trường này thì lượng mưa đóng vai trò quan
trọng trong việc duy trì độ mặn để hạt giống và loài cây ngập mặn ở những khu
vực khác có điều kiện lưu trú và nảy mầm. Sự phân bố tối ưu của các loài cây ở
vùng xích đạo như Trung Mỹ, Malaysia, quần đảo Indonesia..vv. cây Bần Chua
phát triển ở những nơi mà lượng mưa hằng năm từ 1800-3000 mm
(Aksonrnkoae 1993)[14]. Còn ở vùng nhiệt đới cây Bần Chua phát triển ở
những nơi có nhiều mưa như Thái Lan, Australia. Với những vùng ít mưa số
lượng, kích thước loài suy giảm.
Ở ven biển Nam Bộ, nhiệt độ bình quân ở Cà Mau và Vũng Tàu chênh
lệch nhau rất ít ( chỉ 0,70C) nhưng lượng mưa ở Cà Mau là 2360(mm/năm) nhiều

8


hơn vũng tàu 1.375 (mm/năm) nên rừng ngập mặn nói chung và cây Bần Chua
nói riêng đều phong phú và đa dạng hơn.
2.5.3. Thể nền
Các loài ngập mặn sống ở thể nền ngập nước định kỳ khác nhau như sét,

bùn, cát thô lẫn sỏi đá, bùn ở cửa sông bờ biển, đất than bùn. Tuy nhiên RNM
phát triển rộng nhất trên thể nền bùn sét có mùn bã hữu cơ . Loại đất này thường
gặp dọc bờ biển, tam giác châu thổ, các cửa sông hình phểu và vịnh kín sóng.
Sự phân bố các loài ngập mặn có liên quan rất nhiều đến hàm lượng O 2,
SO2, độ mặn của thể nền. Nói chung cây ngập mặn sinh trưởng tốt ở môi trường
còn thoáng khí, loài cây có rể thở như bần vẫn có khả năng thích nghi với môi
trường yếm khí.
2.5.4. Địa hình
RNM phát triển ở vùng bờ biển nông,ít sóng ,gió như trong vịnh các cửa
sông hình phểu, sau các mũi đất, eo biển hẹp hoặc dọc bờ biển có các đảo che
chắn ở ngoài.
Cây Bần mọc ở đầm lầy nước lợ thành các quần thụ gần thuần loài hoặc
hỗn giao với các loài Trang, Sú, Mấn, Cóc. Ở Đồng Bằng sông cửu long thường
mọc ven các kênh rạch hay xen lẫn trong những đám dừa nước [7].
2.5.5. Tác động của đòng nước Đại dương
Nghiên cứu những đặc điểm của thủy triều liên quan đến sự sinh trưởng
và phát triển của rừng ngập mặn Việt Nam và một số nước Đông Nam Á. Phan
Nguyên Hồng (1991) có nhận xét khi điều kiện khí hậu và đất không có sự khác
nhau lớn, thì vùng có chế độ bán nhập triều cây sinh trưởng tốt hơn vùng có chế
độ nhật triều.
Biên độ triều ảnh hưởng rỏ rệt đến sự phân bố của cây, các lưu vực có
biên độ triều thấp như miền trung trung bộ và tây bắc bán đảo Cà Mau (0,5-1m)
khả năng vận chuyển và trầm tích nguồn giống kém, do đó cây phân bố ở phạm
vi rất hẹp. Chỉ nơi có biên độ triều cao trung bình 2-3m, địa hình bằng phẳng thì
cây phân bố sâu rộng vào đất cao.
2.6. Giá trị của cây Bần Chua
2.6.1. Giá trị phòng hộ và bảo vệ môi trường
Với đường bờ biển dài, xói mòn luôn là vấn đề nghiêm trọng ở Việt Nam.
Ở những vùng đầu nguồn , đất dốc, đặc biệt là vùng đới bờ ven biển nơi chịu tác
động mạnh mẽ của triều cường, gió, bảo hằng năm. Là một loại cây ngập mặn

nên Bần Chua có nhiều giá trị phòng hộ, đặc biệt là chống xói mòn, sạt lở.
Ngoài ra cây Bần Chua còn có vai trò chắn sóng, lắng phù sa, lấn biển làm giảm
độ muối và độ phèn trong đất và cải thiện khí hậu.
Bảo vệ được các công trình trọng yếu như đê biển ven bờ, kè đá.vv..từ đó
bảo vệ được tài sản ven bờ, đồng ruộng, làng mạc và cả sinh mạng con người ở
bên trong đất liền khi triều cường, sóng biển dâng cao, sóng thần.

9


Rừng ngập mặn giúp giảm 50% - 90% năng lượng của sóng thần. Theo
nghiên cứu của các nhà khoa học thì trong các khu rừng ngập mặn cao, tốc độ
sóng giảm trên 100 m khoảng 20 % chiều cao cột sóng (Mazda và cộng sự ,
1997). Một nghiên cứu khác của Phan Nguyên Hồng, độ cao sóng biển giảm
mạnh khi đi qua rừng ngập mặn, với mức biến đổi từ 75% đến 85%, từ 1,3m
xuống 0,2-0,3m. Không chỉ giữ vai trò làm lá phổi xanh cho trái đất, RNM nói
chung và cây Bần Chua nói riêng còn là những “bức tường xanh” có tác dụng
phòng hộ trước gió và sóng biển.
Đánh giá những thiệt hại do các cơn bảo gây ra trong những năm qua thì
nơi nào RNM được trồng và bảo vệ tốt thì các đê biển vùng đó vẫn vững vàng
trước sóng gió lớn, dù đê biển được đắp từ đất nện, trong khi đó những tuyến đê
biển được xây dựng kiên cố bằng bê tông hay kè đá nhưng rừng ngập mặn bị
chặt phá thì bị tan vỡ.Trong đợt sóng thần ngày 26/12/2004 đã khiến hơn 2 triệu
người ở 13 quốc gia Châu Ắ và Châu Phi bị thiệt mạng, môi trường bị tàn phá
nặng nề, nhưng kết quả khảo sát của IUCN (Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên thế
giới) và UNEP ( chương trình môi trường thế giới) cùng các nhà khoa học khác
cho thấy những làng xóm ở phía sau vùng có RNM với bang rừng rộng gần như
còn nguyên vẹn vì năng lượng sóng đã bị giảm đi 50% -90% nên thiệt hại về
người rất thấp hoặc không bị tổn thất.
RNM hạn chế lũ lụt cho các vùng lân cận, nạp và tiết nước ngầm, lắng

đọng trầm tích độc tố, cố định chất dinh dưỡng, hạn chế hiện tượng phú dưỡng.
Tạo cảnh quan, môi trường tốt thuận lợi cho các loại hình du lịch, nghĩ
dưỡng. Làm lá chắn tốt cho nhiệm vụ bảo vệ an ninh, quốc phòng.
2.6.2. Sản xuất sinh khối và duy trì đa dạng sinh học
Mở rộng diện tích đất liền và đất canh tác. Ở các cửa sông lớn RNM có
thể cố định phù sa để mỗi năm lấn dần ra biển, diện tích đất phía trong được rửa
mặn và phèn chuyển dần thành đất canh tác.
Chủng loại các loài sinh vật tăng nhờ có nơi cư trú, nơi sinh sản và nguồn
thức ăn dồi dào.
2.6.3. Giá trị kinh tế
• Giá trị thực phẩm
Các bộ phận của cây bần được dùng làm rau. Lá non và búp hoa cây Bần
được dùng làm rau sống.Quả Bần non (bần chát) và quả Bần già (bần chua) đượng
dùng làm rau. Quả bần chát và bần chua được xắt mỏng để dùng làm rau ghém, dùng
riêng hoặc trộn với các loại rau tập tàn khác. Đặc biệt là ăn với mắm cá sặc, mắm cá
linh, mắm ruốc..vv... Quả bần chín rục dầm trong đĩa nước mắm, sẽ có món nước
mắm bần vừa ngon và vừa hấp dẫn, cách chế biến rất đơn giản, chỉ cầm dầm nát quả
bần trong nước mắm, thêm gia vị như bột ngọt, ớt, đường. Quả bần chín được làm
10


chất chua để nấu canh chua, nấu lẫu chua. Ở Philippines nông dân ven biển dùng
quả bần chín để lên men ủ thành một loại giấm chua từ quả bần (Crabapple vinegar)
để dùng nấu ăn trong gia đình.
Ngoài ra quả Bần chín được chế thành chất phụ gia thực phẩm. Một chất
thạch trong suốt có thể được chế biến từ trái Bần có chứa chất pectine để làm
chất kết dính.
Ở Đông Phi, lá được sử dụng như thức ăn gia súc lạc đà (Field, 1995).
• Làm dược liệu
Theo Đông y: Quả Bần có vị chua của phó mát, tính mát.Có tác dụng tiêu

viêm, giảm đau. Lá có vị chát, có tác dụng cầm máu.Cũng được sử dụng làm
thuốc đắp vào chỗ viêm tấy vì bong gân [9].
Ở Ấn Độ, người ta dùng dịch quả lên men làm thuốc ngăn chặn của chứng
xuất huyết. Hay dùng lá giã ra, thêm tí muối, làm thuốc đắp tốt các vết thương
đụng giập và vết thương nhẹ. (Perry, 1980).
Ở Malaixia, người ta giã lá lẫn với cơm làm thuốc đắp chữa bí tiểu tiện.
(Perry, 1980). Ở Miến Điện, người dân dùng trái bần nghiền nát thành thuốc dán
hay bột nhảo đắp lên gọi là thuốc dán Đông Phương, trộn với muối, đắp lên
những vết cắt và những vết bầm (ứ máu) tím. (Perry, 1980) [17].
Ở Mả Lai, dùng bần chín để trị những ký sinh trùng trong ruột, giun,
sán. Ăn Bần chín để trị ho và dùng lá bần non nghiền nát để trị các bệnh thiếu
máu giảm tiểu cầu (hématurie) và bệnh đậu mùa variole. (Perry, 1980).
Nước ép bần lên men đã có thể dùng để cầm máu.Đồng thời hoa bần đâm
nát, vắt nước điều trị bệnh tiểu ra máu. [14].
• Các công dụng khác
Cây Bần còn có những công dụng khác như rễ thở (bất) dùng làm nút
chai. Gỗ bở chỉ dùng đóng đồ nhỏ, làm củi đun, làm bột giấy, bột giấy chế biết
từ gổ bần thích hợp trong việc chế biến loại giấy kraft. Cành đã rụng lá dùng và
chất chà nhử cá và làm củi đun.
Các nghiên cứu sinh khối rừng ngập mặn ở Philippines cho biết sản lượng
khai thác trắng cây bần qua luân kỳ 10 năm được 157 tấn chất khô/ha, trong đó
gổ bần chiếm 74,4 tấn/ha và sản lượng bột giấy thu hồi trên 30 tấn/ha.
Nghiên cứu rừng ngập mặn ở Thái Lan cho biết thu hoạch gổ bần từ cành
tái sinh hàng năm có thể đạt 20 tấn gổ/ha/năm và tỷ bột giấy thu được trên 50%.
Gổ Bần thuộc loại gổ nặng (800kg/m3), được dùng trong kỹ nghệ đóng
tàu vì gổ có đặc tính kháng loài hà sâu đục thuyền ở biển.Tuy nhiên gổ cũng có
tính ăn mòn kim loại, có lẽ trong gổ bần có chứa giàu khoáng chất.[19]
Hoa bần trong bầu nhụy chứa một chất ngọt phong phú cho loài ong mật.
( Backer và Steenis, 1951)


11


Bần chua cũng được sử dụng làm củi , nó tạo ra rất nhiều nhiệt, tro và
muối. [19]
2.6.4. Giá trị văn hóa
Cây Bần Chua đã gắn liền với cuộc sống bà con nam bộ. Hình thành nên
một vùng văn hóa sông nước đậm đà bản sắc dân tộc. Cây Bần Chua thấp
thoáng trong những câu hò ru con hay ca giao tục ngữ. Đã đi vào ký ức tuổi thơ
của con người nơi đây những ký ức đẹp không thể phai mờ.
Bà con Nam bộ đã dành cho cây bần một tâm tình ưu ái. Trong các câu ca dao,
họ mượn hình ảnh cây bần để thổ lộ tấm lòng của mình với nhiều cung bậc cảm
xúc khác nhau, từ đó tạo nên nhận thức thẩm mỹ khá mới lạ về loài cây này:
“Muốn ăn mắm sặc bần chua
Chờ mùa nước nổi ăn cho đã thèm”.
Xuất phát từ cái tên nghe quá đói khổ “Bần” mà người Nam bộ đã đặt
câu đố về nó:
“Giống chi toàn là giống đực
Thiếu tứ bề cam cực chung thân?”
Từ kiếp bình sinh “thiếu tứ bề” ấy mà tác giả bình dân đã mượn trái bần
để nói lên số phận hẩm hiu của người phụ nữ:
“Thân em như trái bần trôi
Sóng dập gió dồi biết tắp vào đâu?”.
Cây bần còn là cái để người ta so sánh sự sang hèn:
“Không thương em hổng có cần
Trầm hương khó kiếm chớ đước bần thiếu chi”.[14]
Cây bần còn là biểu vật của sự nhớ thương, là mật hiệu của tình yêu:
“Chiều chiều xuống bến ba lần
Trông em không thấy thấy bần xơ rơ”
“Lẻ đôi em chịu lẻ đôi

Hoa tàn em cũng đợi, bần trôi em cũng chờ”.[14]
(Nguồn Đặng Duy Khôi-Báo Cần Thơ)
2.6.5. Một số nghiên cứu ứng dụng của cây Bần Chua ở Việt Nam

12


• Từ loại nguyên liệu có sẵn ở Đồng bằng Nam Bộ là rễ bần, hai tác giả
La Vũ Thùy Linh và Trương Ngọc Đức (Trường Đại học Tôn Đức Thắng) đã
nghiên cứu sản xuất thành công than hoạt tính. Các tác giả cho biết, công trình
đã xác định được đặc trưng của rễ bần và sản xuất thành công than hoạt tính với
điều kiện than hóa ở 450C trong 3 giờ và hoạt hóa bằng cách tẩm muối cacbonat
và nung trong môi trường CO2 ở nhiệt độ 800°C trong khoảng 1 giờ... Kết quả
cho thấy than hoạt tính từ rễ bần có thể thay thế các loại than hoạt tính trên thị
trường trong xử lý nước, xử lý môi trường, hấp phụ, khử mùi và màu.[18]
• Bà Cúc ở Trà Vinh đã chế biến thành công loại bột bần lên men cả
tháng không hư. Bà Cúc mạnh dạn lập cơ sở chế biến bột bần Thủy Tiên với đặc
sản bột bần và mứt bần, cung ứng cho thị trường. Năm 2009, ngành chức năng
tỉnh Trà Vinh hỗ trợ cho bà mua máy móc để chế biến. Cũng trong năm này, sản
phẩm mứt bần và bột lẩu bần của bà Cúc được công nhận bảo hộ nhãn hiệu độc
quyền. Điều này không chỉ mang lại thêm nguồn thực phẩm mà còn tạo thêm
nguồn thu nhập cho người dân địa phương. Bà Cúc cho biết mỗi ngày cơ sở
Thủy Tiên thu mua từ 100 - 400 kg bần chín do người dân mang tới bán, giá từ
4.000 đồng/kg tùy thời điểm.
2.7. Các mối đe dọa đến cây bần chua hiện tại
Suy giảm diện tích do hoạt động canh tác cũng như mở rộng diện tích
nuôi trồng thủy hải sản. Việt Nam có gần nửa triệu ha RNM tự nhiên vào năm
1943, đến năm 2000 diện tích RNM chỉ còn khoảng hơn 150.000 ha, trong đó
gần 80% là rừng mới trồng. Từ năm 1987 cho dến nay RNM bị mất hơn 200.000
ha, phần lớn là rừng tự nhiên có giá trị cao. Trong khi đó diện tích nuôi trồng

thủy sản đã tăng thêm 1,1 triệu ha vào năm 2003. Diện tích đất trồng lúa ở Đồng
Bằng Sông Cửu long tăng từ 2,062 triệu ha (1976) lên 3,815 tiệu ha (2004)
thông qua hoạt động khai hoang từ đồng cỏ và rừng ngập nước.
Lỡ đất và vùi lấp do sóng biển, thay đổi chế độ thủy triều, khai thác gỗ
củi, đốt than thiếu kế hoạch, thiếu kiểm soát, sâu hại.
Ô nhiễm môi trường biển và ven bờ bởi các loại chất thải (công nghiệp,
nông nghiệp và sinh hoạt ) và sự cố tràn dầu.
Công tác quản lý tài nguyên còn nhiều bất cập, hệ thống quản lý còn chưa
hoàn thiện, chức năng nhiệm vụ còn chưa rõ ràng, chồng chéo thiếu sự phối hợp.
Nhận thức của người dân dịa phương về tác dụng phòng hộ của loài bần
còn hạn chế nên chưa tận dụng dược nguồn lực bảo vệ của người dân địa phương.
2.8. Một số nghiên cứu về cây Bần Chua tại Việt Nam

13


Theo luận văn thạc sỷ khoa học nông nghiệp của Châu Hoàn Vinh với đề
tài là “ Nghiên cứu hiện trạng và kỹ thuật nhân giống một số loài cây rừng ngập
mặn tại tỉnh Thừa Thiên Huế” thì cây Bần Chua có khả năng tái sinh bằng chồi
khá tốt. Sau khi nghiên cứu tác giả đã tìm ra được 4 công thức cho tỷ lệ hom
ra rễ tốt nhất là:
+ Công thức: 100% đất tầng B và IBA 500ppm.
+ Công thức: 100 % đất tầng B và IBA 1000ppm.
+ Công thức: 50% đất tầng B + 50% bùn ngập mặn và IPA 500ppm.
+ Công thức: 50% đất tầng B + 50% bùn ngập mặn và IPA 500ppm.
Và rút ra được kết luận:
- Giá thể và nồng độ chất kích thích sinh trưởng IBA không tác động đến
số lượng chồi của hom cây Bần chua.
- Công thức giá thể 25% đất tầng B + 75 % bùn ngập mặn và 100% Bùn
ngập mặn cho chiều cao hom cây Bần Chua lớn nhất.

Như vậy ngoài khả năng tái sinh bằng hạt ra, chúng ta cũng có thể sử
dụng hom nhằm gây trồng và phát triển vốn cây rừng.
PHẦN 3: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Mục tiêu
3.1.1. Mục tiêu chung
Góp phần hoàn thiện quy trình kỹ thuật sản xuất giống cây Bần Chua để
phục vụ trồng rừng ngập mặn.
3.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá mức độ thành công khi gieo ươm cây Bần chua ở nơi có môi
trường khác với nơi sinh sống của loài.
- Xác định các nhân tố gây hại đến cây Bần chua khi gieo ươm ở vùng
sinh thái đất cát và biện pháp phòng chống.
- Xác định mức ảnh hưởng của chế độ tưới nước và giá thể đến sinh
trưởng và phát triển của cây Bần chua ở giai đoạn vườn ươm.
- Đề xuất bổ sung kỹ thuật sản xuất giống cây Bần chua để phục vụ hoạt
động trồng rừng ngập mặn.
- Đánh giá được thực trạng khai thác sử dụng, gây trồng và ý thức bảo vệ
rừng Bần của người dân tại xã Quảng Hải, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình.
3.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
14


3.2.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu
3.2.1.1. Đối tượng nghiên cứu:
Cây Bần Chua . Tên khoa học :Sonneratica caseolaris (L.) Engl.
Họ : Sonneratiaceae.
3.2.1.2. Vật liệu nghiên cứu:
- Giống: hạt giống thu hái trong các tháng 9-11 tại huyện Quảng Trạch,
tỉnh Quảng Bình, sơ chế bằng cách ủ chín quả, chà lấy hạt đem đãi sạch, hong
khô và cất trữ theo phương pháp bảo quản khô thông thường.

- Giá thể: nền đất các và các loại giá thể sẵn có tại dịa điểm nghiên cứu.
- Phân bón: các loại phân bón thông dụng như phân chuồng hoai, biochar,
NPK, phân vi sinh..vv.. đang được sử dụng tại vùng cát huyện Quảng Điền.
- Nước tưới: ngước ngầm khai thác từ giếng khoan tưới trực tiếp qua ống tưới
nhựa mềm hay từ bể chứa trung gian nhờ hệ thống phun sương bán tự động.
3.2.2. Phạm vi nghiên cứu
- Lĩnh vực nghiên cứu: Chọn và sản xuất giống cây rừng ngập mặn.
- Địa điểm/ địa bàn nghiên cứu: Đề tài được tiến hành tại vườn ươm của
Cơ sở liên kết nghiên cứu tài nguyên vùng cát thuộc thôn Cổ Tháp, xã Quảng
Lợi, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Thời gian nghiên cứu: 5/1/2015 – 5/2015
3.3. Nội dung nghiên cứu
3.3.1.Khảo sát một số đặc điểm khu vực nghiên cứu
+ Đặc điểm tự nhiên khu vực nghiên cứu.
- Vị trí địa lý, địa hình
- Đất đai
- Khí hậu, Thủy văn.
+ Đặc điểm của vườn ươm nơi triển khai đề tài.
- Vị trí, địa hình
- Đất đai
- Nguồn nước.
- Các yếu tố môi trường có liên quan khác
15


3.3.2. Nghiên cứu phẩm chất gieo ươm của hạt giống Bần chua
- Độ thuần lô hạt
- Kích thước hạt.
- Trọng lượng 1000 hạt.
- Tỷ lệ nảy mầm

3.3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể đến sinh trưởng cây con
- Ảnh hưởng của đặc điểm ruột bầu đến chiều cao của cây con.
- Ảnh hưởng của đặc điểm ruột bầu đến số lá của cây con.
3.3.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ nước tưới đến sinh trưởng của cây con
+ Loại nước tưới
• Nước ngọt tự nhiên khai thác tại chỗ
• Nước ngọt tự nhiên khai thác tại chỗ có bổ sung hàm lượng muối
3.3.5. Nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp tướiđến sinh trưởng của cây con
• Tưới ngập (tưới thấm)
• Tưới cạn.
3.3.6. Thực trạng gây trồng và ý thức bảo vệ rừng Bần của người dân tại xã
Quảng Hải, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình
- Thực trạng gây trồng.
- Ý thức bảo vệ của người dân.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Thu thập các tài liệu thứ cấp có liên quan tới vấn đề nghiên cứu, thừa kế
các tài liệu khác như báo cáo khoa học, các đề tài liên quan.
3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
3.4.2.1. Nghiên cứu khả năng nảy mầm của hạt giống
+ Nghiên cứu một số chỉ tiêu về phẩm chất hạt giống:
- Xác định chỉ tiêu kích thước hạt giống: Trong lô hạt giống, tiến hành lấy
ngẫu nhiên 3 lần lặp, mỗi lần lấy 30 hạt giống. Sử dụng thước kẹp đến milimet
để đo kích thước hạt giống.

16


- Xác định chỉ tiêu độ thuần hạt giống: Trong lô hạt giống, lấy ngẫu nhiên
300g hạt giống. Tiến hành tách hạt giống khỏi các tạp chất. Sau khi tách được

hạt khỏi các tạp chất tiến hành cân lại với độ chính xác 0,01 g. Độ thuần của lô
hạt giống được tính theo công thức:

- Xác định chỉ tiêu trọng lượng của 1000 hạt : đếm 1000 hạt cây với 3 lần
lặp sau đó tiến hành cân lại 1000 hạt với độ chính xác 0,01 g. Lấy số trung bình
của ba lần cân.

Ld1: trọng lượng của 1000 hạt trong lần đếm 1
Ld2: trọng lượng của 1000 hạt trong lần đếm 2
Ld3: trọng lượng của 1000 hạt trong lần đếm 3
+ Nghiên cứu khả năng nảy mầm của hạt giống:
Hạt giống trước khi đem gieo được xử lý bằng nước nóng, ngâm hạt vào
nước nóng ở các mức nhiệt khác nhau ( 400C; 600C) trong 4 giờ. Sau đó, vớt tiến
hành gieo vào luống đã chuẩn bị sẵn để kiểm tra khả năng nảy mầm của hạt
giống. Mỗi biện pháp xử lý được thực hiện với 1000 hạt giống với 3 lần lặp.
+ Xác định tỉ lệ nảy mầm (G%):
Tỉ lệ nảy mầm được tính theo công thức:

3.4.2.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của loại nước tưới và thành phần ruột bầu đến
sinh trưởng của cây con ở giai đoạn vườn ươm
+ Nghiên cứu ảnh hưởng của loại nước tưới đến sinh trưởng của cây con
ở giai đoạn vườn ươm.
Ảnh hưởng của loại nước tưới đến sinh trưởng của cây Bần Chua ở giai
đoạn vườn ươm được thực hiện với 2 công thức:
• (1) Đối chứng (tưới bằng nước ngọt tự nhiên tại chổ)
• (2) Tưới bằng nước ngọt tự nhiên khai thác tại chỗ có bổ sung hàm
lượng muối.
17



Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên 1 yếu
tố với 3 lần lặp lại. Mỗi công thức được tiến hành trên 40 cây. Thời gian theo
dõi và đánh giá được tiến hành trong 3 tháng từ tháng 2 đến tháng 4. Sử dụng
thước kẻ đơn vị milimet để đo chiều cao vút ngọn và đếm sinh trưởng số lá cây
con. Kết quả đo đếm ghi vào phiếu lập sẵn để xử lý, so sánh và đánh giá.
+ Nghiên cứu ảnh hưởng của đặc điểm ruột bầu đến sinh trưởng cây con.
Thí nghiệm đánh giá ảnh hưởng của ruột bầu đến sinh trưởng của cây Bần
chua ở giai đoạn vườn ươm được nghiên cứu trên 3 công thức:
1/ CT1: Bầu gồm 40% đất thịt,15% phân chuồng hoai và 30% đất cát, 15%
biochar.
2/ CT2: Bầu gồm 40% đất thịt, 5% phân vi sinh và 35% đất cát, 20% biochar.
3/ CT3: Bầu đất cát
- Cây con được cấy trong bầu làm bằng nilong, kích thước bầu 12 x 20 cm.
- Luống đặt bầu là luống đất, nền luống rộng 1,2 m. Trên nền luống có lót
nilong để giữ nước tưới theo các công thức thí nghiệm.
- Thí nghiệm được lặp lại 3 lần, mỗi công thức 90 cây, 30 cây/lần lặp.
- Bảo đảm đồng nhất các yếu tố khác cần thí nghiệm, chỉ thay đổi yếu tố cần
thí nghiệm.
- Thời gian theo dõi và đánh giá được tiến hành trong 3 tháng từ tháng 2
đến tháng 4. Sử dụng thước kẻ đơn vị milimet để đo chiều cao vút ngọn, thước
kẹp kính banme để đo đường kính cổ rể cây con. Kết quả đo đếm ghi vào phiếu
lập sẵn để xử lý, so sánh và đánh giá.

18


3.5. Phương pháp theo dõi tăng trưởng chiều cao thân cây
• Chiều cao cây đo cố định 15 ngày một lần và đo tất cả các cây thí
nghiệm. Công thức tính tăng trưởng về và chiều cao là:
+ Tăng trưởng về chiều cao:

= Hn+1 - Hn
Hn+1: chiều cao đo lần thứ n+1
Hn: chiều cao đo lần thứ n
3.5.1. Phương pháp xử lý số liệu
Tất cả các số liệu đo đếm về sinh trưởng đường kính, chiều cao của cây
Bần chua ở các giai đoạn tuổi khác nhau trên các công thức thí nghiệm được xử
lý bằng phương pháp thống kê. Việc phân tích và đánh giá kết quả thí nghiệm
được xử lý thông qua phần mềm Stagraphic 3.0 và phần mềm Excel trong bộ
Office 2013.
3.5.2. Phương pháp phỏng vấn điều tra
Phỏng vấn người dân địa phương: hệ thống câu hỏi được soạn sẵn tập
trung vào việc thu thập các số liệu về vai trò của cây Bần Chua đối với đời sống
của người dân, thực trạng gây trồng và sử dụng, quản lý và bảo vệ cây Bần Chua.

19


PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội huyện Quảng Điền.
4.1.1 Điều kiện tự nhiên.
4.1.1.1. Vị trí địa lí.
QuảngĐiền là một huyện phía Bắc tỉnh Thừa Thiên Huế, cách thành phố
Huế khoảng 10-15km, Phía Đông và Nam giáp huyện Hương Trà, phía Tây và
Tây-Bắc giáp huyện Phong Điền, phía Bắc và Đông-Bắc giáp biển Đông. Với
giới hạn đó, Quảng Điền nằm gọn trong khoảng 16030’58” - 16040’13” vĩ độ
Bắc và 107021’38” - 107034’ kinh độ Đông.
Toàn huyện được tổ chức theo 11 đơn vị hành chính, trong đó có 1 thị
trấn và 10 xã, đó là: Thị trấn Sịa và 10 xã gồm: Quảng Thái, Quảng Lợi, Quảng
Ngạn, Quảng Công, Quảng Phước, Quảng An, Quảng Thành, Quảng Vinh,
Quảng Phú, Quảng Thọ.Phía nam huyện Quảng Điền có sông Bồ chảy ngang

qua, sông Bồ là lưu vực quan trọng của sông Hương , bắt nguồn từ phía đông A
Lưới chảy qua địa phận 2 huyện Phong Điền, Hương Trà làm ranh giới chia 2
huyện trên, sau đó tiếp tục chảy qua địa phận huyện Quảng Điền rồi đổ vào sông
Hương ở ngã ba Sình. Đây là con sông cung cấp nguồn nước ngọt và bù đắp phù
sa cho địa phận của huyện.
4.1.1.2. Khí hậu thời tiết.
Thừa Thiên Huế nói chung và huyện Quảng Điền nói riêng có mùa mưa
lệch pha so với hai miền Nam- Bắc. Mùa mưa ở đây trùng với mùa Đông- lạnh.
- Nằm gọn trong vùng nhiệt đới gió mùa, địa hình vừa có duyên hải, vừa
có cao nguyên, khí hậu Thừa Thiên Huế nói chung và Quảng Điền nói riêng có 2
mùa rõ rệt:
- Mùa khô từ tháng 3 đến tháng 8, chịu ảnh hưởng gió Tây Nam nên
không khí khô nóng, oi bức.
- Mùa mưa từ tháng 9 năm trước đến tháng giêng năm sau. Tháng 9-10
thường kéo theo lũ lụt. Tháng 11 mưa giai dẵng. Nhiệt độ trung bình là 25 0C,
nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất là 29,4 0C. Nhiệt độ lúc cao nhất là 39,90C
và lúc thấp nhất là 8,80C. Các tháng 7,8,9,10 thường hay có bão.
- Do cấu tạo địa hình có độ dốc từ Tây sang Đông khá lớn (15 độ) cùng
các đợt gió mùa kèm theo mưa lớn bị chặng lại ở đèo Hải Vân, Thừa Thiên Huế
nói chung và huyện Quảng Điền nói riêng luôn luôn phải chịu sự đối xử tương

20


đối khắc nghiệt của thiên nhiên “ chưa mưa đã úng, chưa nắng đã hạn” ở một số
vùng độ ẩm trung bình dao động 81%-86%.
- Tuy vậy với những điều kiện tự nhiên thời tiết như trên đã tạo ra nhiều
điều kiện thuận lợi cho Huyện Quảng Điền phát triển kinh tế, đặc biệt là trồng
trọt và nuôi trồng thủy sản.
4.1.1.3. Địa hình đất đai, thổ nhưỡng.

Tổng diện tích của huyện là 16,07 km 2. Hình thành 3 vùng:vùng trọng
điểm lúa lưa vực sông Bồ, vùng đất cát nội đồng và vùng đầm phá ven biển.
Tổng chiều dài bờ biển 12 km và vùng đầm phá có diện tích 4,414 ha. Đất nông
nghiệp 5.996,6 ha, diện tích đất lâm nghiệp 2.368 ha.
Quảng Điền là một vùng đất thấp trũng, vựa lúa của tỉnh, chiếm diện tích
hơn 8684ha. Đây là địa bàn quần tụ dân cư rất sớm, đời sống cư dân chủ yếu là
kinh tế nông nghiệp như các xã Quảng Thọ, Quảng Phước, Quảng Phú, Quảng
An, Quảng Thành,...
Vùng cát nội đồng, diện tích 4718ha, đại bộ phận đất cua phèn, úng ngập
về mùa mưa, khô hạn mùa nắng. Đời sống dân cư chủ yếu là nông nghiệp, kết
hợp một số cây công nghiệp như Quảng Lợi, Quảng Thái...Vùng cát biển , đầm
phá, diện tích 2292ha, đất trơ trọi, đại bộ phận là đất cát trắng, nghèo dinh
dưỡng. Đời sống dân cư chủ yếu là ngư nghiệp. Vùng này còn đang trỗi dậy việc
triển khai kinh tế nuôi trồng hải sản (nuôi tôm, cua xuất khẩu...).
Khu vực nghiên cứu bao gồm ba loại đất chính
• Đất cát bạc trắng: là loại đất cát trong phạm vi từ mặt đất tới độ sâu 125
cm có tầng bạc trắng E (albic) có độ dày ít nhất 50 cm. Từ mặt đất đến độ sâu 10
cm không có tính gley hay tính vôi. Đất cát bạc trắng được xem là loại đất có
nhiều hạn chế nhất so với các đơn vị đất cát khác: nghèo kiệt hữu cơ và dưỡng
chất, thành phần cơ giới thô chiếm tuyệt đối, khả năng trao đổi cation rất thấp
dẫn đến khả năng giữ ẩm và giữ màu rất kém, tầng nước ngầm sâu, dễ bị khô
hạn. Ngoài ra tầng mặt của đất cát bặc trắng có phản ứng môi trường đất rất
chua và hầu như không có vật liệu mịn. Do đó loại đất này ít có khả năng phát
triển cây nông nghiệp.
• Đất cồn cát chưa phát triển: Đất cát chưa phát triển (AR.pr) được hình
thành trên các bãi đụn cát mới được hình thành, hoặc luôn di chuyển bởi gió và
nước, cột đất chưa kịp phân bị, thường chưa có thảm phủ thực vật hoặc chỉ mới
phát triển môt thời gian ngắn rồi biến mất do sự di chuyển của tầng đất mặt. ở
vùng ven biển Thừa Thiên Huế, phần lớn đất cát chưa phát triển có địa hình cao,
21



mực nước ngầm rất sâu, khô nóng vào mùa khô và thường bị dy chuyển bởi gió
hoặc mưa vào mùa bão. Đất này chủ yếu phân bố ở vùng ven biển huyện Quảng điền.
• Đất cát điểm hình:là loài đất cát, ngoài tầng A màu xám nhạt không có
tầng chẩn đoán nào khác. Không có tính sắt, không có đặc tính gley từ 0-100cm
và không có đặc tính vôi. Đất cát phân bố điển hình ở địa hình trung bình cao.
Đất này có tính thoát nước tốt, không bị úng khi mưa và chịu sự rửa trôi trực di
khá mạnh. Hầu hết diện tích đất cát điển hình đang còn hoang hóa, hoặc sử dụng
để trồng rừng sản xuất.
4.1.2 Đặc điểm kinh tế- xã hội
4.1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế.
Quảng Điền vốn là một huyện từ xưa có nhiều ngành thủ công truyền
thống, tuy có một số nghề ngày nay đã mai một (như trồng dâu, nuôi tằm,dệt
lụa,..) nhưng có một số nghề vẫn tồn tại và phát triển như đan lát ở Bao La, làng
tươi nón ở Ô Sa, nuôi vịt đàn, ấp trứng ở Thủ Lễ, làm bún ở Thanh Cần, mộc nề
vùng Sịa, Tây Ba, trồng rau màu ở Thành Trung... Từ nền kinh tế đó, đã tạo nên
nhiều chợ lớn, nhỏ và có nơi đã thành trung tâm mua bán, lưu thông có tiếng
như Sịa, Tây Ba... những vùng đất vệ tinh gắn bó với kinh đô Huế một thời.
4.1.2.2. Về tình hình xã hội.
- Giáo dục: Trong thời gian qua, các đơn vị đã chủ động trong việc cải
tiến, đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề, công tác
soạn giảng, chấm chữa , công tác khảo sát chất lượng học tập của học sinh để có
kế hoạch phụ đạo, bồi dưỡng đối với học sinh yếu kém; một số đơn vị có điều
kiện về cơ sỡ vật chất trang thiết bị dạy học đã động viên giáo viên tích cực ứng
dụng công nghệ thông tin vào dạy học nhằm không ngừng nâng cao chất lượng
giáo dục.
Quan tâm đầu tư mua sắm thêm các trang thiết bị dạy học phục vụ cho
hoạt động chuyên môn của các đơn vị trường học.
Công tác giáo dục hướng nghiệp cho khối học sinh THCS cũng đã được

Phòng Giáo dục phối hợp với trung tâm khoa học kỹ thuật hướng nghiệp huyện
để huy động học sinh trên địa bàn huyện tham gia học nghề và tổ chức thi nghề
cho các em.
Nhìn chung công tác giáo dục luôn được các cấp, các ngành quan tâm .
Đến thời điểm hiện nay , tình hình đội ngũ , cơ sỡ vật chất, trang thiết bị cho dạy
học đáp ứng tôt yêu cầu giáo dục huyện.
22


×