Tải bản đầy đủ (.docx) (87 trang)

Nghiên cứu việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa ở phường tứ hạ, thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1019.91 KB, 87 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ

Khoa Tài Nguyên Đất & Môi trường Nông nghiệp

KHÓA LUẬN

TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:

Nghiên cứu việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi
nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa ở phường Tứ Hạ, thị xã
Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế

Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Thị Thanh Trúc

Lớp

: Quản lý Đất đai 45B

Giáo viên hướng dẫn : ThS. Lê Đình Huy
Thời gian thực tập

: Từ 05/01 đến 08/05/2015

Địa điểm thực tập

: Phòng Tài nguyên và môi trường thị xã
Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế


Bộ môn

: Quản lý Tài nguyên và môi trường

Năm 2015
1


2


DANH MỤC CÁC BẢNG

3


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

4


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

5

Ý nghĩa

CNH-HĐH


Công nghiệp hóa-hiện đại hóa

HĐND

Hội đồng nhân dân

UBND

Ủy ban nhân dân

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

CN

Công nghiệp

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

GPMB

Giải phóng mặt bằng

HTX

Hợp tác xã


KHKT - CN

Khoa học kỹ thuật – công nghệ

NĐ - CP

Nghị định – Chính phủ

ĐTH

Đô thị hóa



Nghị định

TT - BXD

Thông tư – Bộ xây dựng

TBCN

Tư bản chủ nghĩa

XHCN

Xã hội chủ nghĩa


MỤC LỤC


6


PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1.Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là nước có nền nông nghiệp truyền thống và chiếm tỷ trọng lớn
trong cơ cấu sử dụng đất, nhưng do quá trình phát triển kinh tế xã hội mà diện
tích đất nông nghiệp đang ngày càng bị suy giảm nghiêm trọng.
Chuyển đổi mục đích sử dụng đất là thay đổi mục đích sử dụng đất theo
quy hoạch sử dụng đất được duyệt bằng quyết định hành chính khi người sử
dụng đất có yêu cầu. Chính phủ nước ta quan tâm bảo vệ diện tích đất nông
nghiệp từ khi công nghiệp hóa, đô thị hóa mới bắt đầu. Tuy nhiên diện tích đất
nông nghiệp bị thu hồi chính thức trong khoảng 10 năm qua đã là hơn 3000 km2.
Phường Tứ Hạ là một đơn vị hành chính gắn liền với quá trình hình thành và
phát triển của thị xã Hương Trà. Trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử,
phường Tứ Hạ vẫn không ngừng phát triển. Tứ Hạ có vai trò là trung tâm chính
trị - kinh tế - văn hoá - xã hội và khoa học kỹ thuật, là động lực phát triển của thị
Trong quá trình phát triển, dưới tác động của quá trình đô thị hóa, phường Tứ
Hạ đã có những bước chuyển dịch mạnh mẽ, từ một địa phương thuần nông,
nguồn thu chính của người dân chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp đã trở thành địa
phương có cơ cấu kinh tế đa dạng, trong đó đẩy mạnh phát triển công nghiệp,
xây dựng, dịch vụ là hướng mũi nhọn. Quá trình đô thị hóa trong những năm
qua đã dẫn đến việc nhiều diện tích đất nông nghiệp được chuyển đổi mục đích
sử dụng đất, chuyển sang sử dụng cho các mục đích phi nông nghiệp khác nhau
như: Xây dựng đường giao thông, khu công nghiệp, khu dân cư, các công trình
cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội khác,… Vì vậy, việc đánh giá ảnh hưởng của
quá trình đô thị hóa đến việc chuyển đổi sử dụng đất nông nghiệp sang đất phi
nông nghiệp của phường là việc cần thiết, tạo cơ sở cho việc hoạch định các

chính sách sử dụng đất nói riêng và chính sách phát triển kinh tế, xã hội nói
chung, góp phần phát triển xã hội một cách bền vững và lâu dài.
Xuất phát từ những vấn đề trên được sự đồng ý của Khoa Tài nguyên đất
và Môi trường nông nghiệp, cùng với sự giúp đỡ của thầy giáo ThS. Lê Đình
Huy, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu việc chuyển đổi đất nông
nghiệp sang đất phi nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa ở phường Tứ Hạ,
thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế”.
7


1.2. Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá tình hình đô thị hóa trên địa bàn phường Tứ Hạ.
- Đánh giá ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến tình hình chuyển đổi sử
dụng đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp trên địa bàn phường Tứ Hạ.
- Đề xuất những giải pháp, kiến nghị về việc sử dụng đất hợp lý, góp phần
quản lý sử dụng đất bền vững.
1.3. Yêu cầu của đề tài
- Những tài liệu, số liệu thu thập, thừa kế, thống kê được phải đầy đủ,
chính xác, có tính pháp lý cao.
- Nắm rõ các thông tin chi tiết quá trình đô thị hóa trên địa bàn nghiên cứu
cũng như các kiến thức chuyên môn liên quan phục vụ nghiên cứu đề tài.
- Các phương pháp nghiên cứu đã đề ra phải được sử dụng trong việc
nghiên cứu đề tài.
- Các số liệu điều tra, thu thập để phục vụ cho đề tài phải mang tính
khách quan, trung thực, chính xác và đầy đủ.
- Những đề xuất giải pháp, kiến nghị phải dựa trên tình hình thực tiễn của
địa bàn nghiên cứu, có tính khả thi cao và phù hợp với xu hướng của thời đại.

8



PHẦN 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận của các vấn đề nghiên cứu
2.1.1. Đất đai

2.1.1.1. Khái niệm về đất và đất đai
- Khái niệm về đất:
Đất là một phần của vỏ trái đất, nó là lớp phủ lục địa mà bên dưới nó là đá
và khoáng sinh ra nó, bên trên là thảm thực bì và khí quyển. Đất là lớp mặt tơi
xốp của lục địa có khả năng sinh ra sản phẩm của cây trồng. Đất là lớp phủ thổ
nhưỡng, là một vật thể tự nhiên mà nguồn gốc của hợp thể tự nhiên đó là do hợp
điểm của bốn thể tự nhiên khác của hành tinh là thạch quyển, khí quyển, thủy
quyển và sinh quyển. Sự tác động qua lại của bốn quyển trên và thổ quyển có
tính thường xuyên và cơ bản [7].
- Khái niệm về đất đai:
Luật đất đai 2003 của Việt Nam quy định: Đất đai là tài nguyên quốc gia
vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu
của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở
kinh tế, văn hóa, xã hội an ninh và quốc phòng. Việc phân loại đất ở Việt Nam
theo hai cách: Phân loại đất theo thổ nhưỡng (theo khoa học đất) và phân loại
theo mục đích sử dụng đất. Từ 1/7/2004 theo quy định của Luật đất đai 2003,
đất đai được chia thành 3 loại: Đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa
sử dụng [6].
2.1.1.2. Vai trò của đất đai đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
- Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá: Đất đai là kho tài nguyên
khoáng sản cung cấp cho mọi nhu cầu sử dụng của con người.
- Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt: Đất đai là điều kiện vật chất chung
nhất đối với mọi ngành sản xuất và hoạt động của con người, vừa là đối tượng
lao động (cho môi trường để tác động như: Xây dựng nhà xưởng, bố trí máy

móc, làm đất...) vừa là phương tiện lao động (mặt bằng cho sản xuất, dùng để
gieo trồng, nuôi gia súc...).
- Đất đai là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống: Đất đai
là cơ sở của mọi hình thái sinh vật sống trên lục địa thông qua việc cung cấp các
9


môi trường sống cho sinh vật và gen di truyền để bào tồn giống cho thực vật,
động vật và các cơ thể sống cả trên và dưới mặt đất.
- Đất đai là địa bàn phân bố các khu dân cư.
- Đất đai là địa bàn xây dựng các cơ sở, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc
phòng [7].
2.1.2. Đất nông nghiệp

2.1.2.1. Khái niệm đất nông nghiệp
- Đất nông nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí
nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối và mục đích
bảo vệ, phát triển bền vững, bao gồm: Đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp,
nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác [7].
2.1.2.2. Đặc điểm đất nông nghiệp
- Đất nông nghiệp là sản phẩm tự nhiên: Đất đai xuất hiện, tồn tại ngoài ý
chí và nhận thức của con người, là sản phẩm của tự nhiên, có trước lao động, là
điều kiện tự nhiên của lao động.
- Đất nông nghiệp có sự cố định về vị trí: Đất đai hoàn toàn cố định vị trí
trong sử dụng (khi sử dụng không thể di chuyển từ chỗ này sang chỗ khác).
- Đất nông nghiệp có sự giới hạn về số lượng: Đất đai là tài nguyên hạn chế
về số lượng, diện tích đất (số lượng) bị giới hạn bởi ranh giới đất liền trên mặt
địa cầu.
- Đất nông nghiệp có độ phì nhiêu: Đất đai không đồng nhất về chất lượng,
hàm lượng chất dinh dưỡng, các tính chất lý, hoá.

- Đất nông nghiệp là tư liệu sản xuất không thể thay thế trong ngành nông
nghiệp: Đây là đặc điểm quan trọng phân biệt nông nghiệp với công nghiệp.
Không thể có sản xuất nông nghiệp nếu không có đất đai.
- Đất nông nghiệp có khả năng tăng tính sản xuất: Đất đai là tư liệu sản
xuất vĩnh cửu (không phụ thuộc vào tác động của thời gian). Nếu biết sử dụng
hợp lý, đặc biệt là trong sản xuất nông - lâm nghiệp, đất sẽ không bị hư hỏng,
ngược lại có thể tăng tính chất sản xuất (độ phì nhiêu) cũng như hiệu quả sử
dụng đất [7].
2.1.2.3. Phân loại đất nông nghiệp
Theo quy định của Ðiều 13 Luật đất đai 2003 nhóm đất nông nghiệp bao
gồm các loại đất:
10


- Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa, đất đồng cỏ dùng vào chăn
nuôi, đất trồng cây hàng năm khác
- Đất trồng cây lâu năm
- Đất rừng sản xuất
- Đất rừng phòng hộ
- Đất rừng đặc dụng
- Đất nuôi trồng thủy sản
- Đất làm muối
- Đất nông nghiệp khác bao gồm đất làm nhà nghỉ, lán, trại cho người lao
động trong cơ sở sản xuất, đất xây dựng kho và nhà để chứa nông sản, thuốc bảo
vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và
đất xây dựng công trình khác của người sử dụng đất không nhằm mục đích kinh
doanh mà công trình đó không gắn liền với đất ở [6].
2.1.2.4. Vai trò của đất nông nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
- Cung cấp lương thực, thực phẩm: Thực tế cho thấy rằng xã hội càng ngày
phát triển thì yêu cầu lương thực và thực phẩm ngày càng tăng nhanh... Loại

hàng hóa chỉ có thể được cung cấp thông qua quá trình sản xuất nông nghiệp.
- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp: Thông qua quá trình sản xuất đất
nông nghiệp cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến nông sản.
- Cung cấp ngoại tệ cho nền kinh tế: Đất nông nghiệp tạo ra các sản phẩm
nông sản. Một phần các sản phẩm này dùng để xuất khẩu. Như vậy thông qua
việc xuất khẩu nông sản, đất nông nghiệp đã góp phần cung cấp ngoại tệ cho
nền kinh tế.
- Sử dụng đất nông nghiệp góp phần bảo vệ đất, bảo vệ môi trường: Việc sử
dụng đất nông nghiệp đúng và hợp lý sẽ góp phần bảo vệ và cải tạo chất lượng
lượng đất. Bên cạnh đó còn góp phần tăng độ che phủ, giảm hiện tượng xói
mòn, rửa trôi nhờ vậy sẽ góp phần rất lớn trong việc bảo vệ đất, bảo vệ môi
trường [7].
2.1.3. Đất phi nông nghiệp

2.1.3.1. Khái niệm đất phi nông nghiệp
Đất phi nông nghiệp là đất đang được sử dụng không thuộc nhóm đất nông
nghiệp bao gồm: Đất ở, đất chuyên dùng, đất tôn giáo, tín ngưỡng, đất nghĩa
11


trang, nghĩa địa, đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng, đất
phi nông nghiệp khác [7].
2.1.3.2. Phân loại đất phi nông nghiệp
Theo quy định của Ðiều 13, Luật đất đai năm 2003 nhóm đất phi nông
nghiệp bao gồm các loại đất:
- Ðất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tạo đô thị.
- Ðất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp.
- Ðất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh.
- Ðất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất xây dựng khu công
nghiệp, đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất - kinh doanh, đất sử dụng cho

hoạt động khoáng sản, đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm.
- Ðất sử dụng vào mục đích công cộng gồm: Đất giao thông, thủy lợi, đất
xây dựng các công trình văn hóa, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao phục
vụ lợi ích công cộng, đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, đất
xây dựng các công trình công cộng khác theo quy định của chính phủ.
- Ðất có các cơ sở tôn giáo sử dụng.
- Ðất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ.
- Ðất làm nghĩa trang, nghĩa địa.
- Ðất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng [6].
2.1.3.3. Vai trò của đất phi nông nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
Trong đời sống con người, đất phi nông nghiệp có những vai trò sau:
- Là nơi cư trú của con người: Trên mặt đất, con người xây dựng nhà ở,
thành phố, làng mạc, khu dân cư và sinh sống trên đó.
- Là nơi con người xây dựng các công trình trên mặt đất, trong lòng đất để
phục vụ cho cuộc sống của con người.
- Là nguồn tài nguyên khoáng sản quý giá cho con người, cung cấp các loại
quặng, than, kim loại và phi kim, đất để sản xuất vật liệu xây dựng (cát, sỏi, đá,
gạch, làm đồ gốm)…
Như vậy, đất phi nông nghiệp tham gia vào tất cả các ngành sản xuất vật
chất của đời sống kinh tế, phục vụ xã hội loài người. Đất phi nông nghiệp và
cùng với các điều kiện tự nhiên khác là một trong những cơ sở quan trọng nhất
để hình thành các vùng kinh tế trọng điểm, là nguồn lực cơ bản để tiến hành
12


công nghiệp hoá - hiện đại hoá nền kinh tế [7].

13



2.1.4. Đô thị

2.1.4.1. Khái niệm đô thị
Đô thị là một khu vực cư trú của loài người, đối với mỗi quốc gia và vùng
lãnh thổ (vùng liên tỉnh, vùng tỉnh, huyện,…) đô thị có quy mô diện tích nhỏ so
với toàn vùng nhưng trình độ phát triển của đô thị mạnh về nhiều mặt và có vai
trò quan trọng đối với các vùng xung quanh.
Theo Luật quy hoạch đô thị năm 2009, đô thị là khu vực tập trung dân cư
sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông
nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa hoặc chuyên ngành,
có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc một vùng
lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố, nội
thị, ngoại thị của thị xã, thị trấn.
Căn cứ Điều 6 của Nghị định số 42/2009/NĐ – CP ngày 07/05/2009 của
Chính phủ quy định về việc phân loại đô thị và thông tư số 34/2009/TT – BXD
ngày 30/09/2009 của Bộ xây dựng quy định chi tiết về một số nội dung của Nghị
định 42/2009/NĐ - CP, một đơn vị hành chính để được gọi là đô thị khi có các
tiêu chuẩn cơ bản sau:
- Chức năng đô thị là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành,
cấp quốc gia, cấp vùng liên tỉnh, cấp tỉnh, cấp huyện hoặc là một trung tâm của
vùng trong tỉnh, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước
hoặc một vùng lãnh thổ nhất định.
- Quy mô dân số toàn đô thị tối thiểu phải đạt 4.000 người trở lên, bao
gồm dân số thường trú và dân số tạm trú đã quy đổi khu vực nội thị và khu vực
ngoại thị.
- Mật độ dân số phù hợp với quy mô, tính chất và đặc điểm của từng loại
đô thị và được tính trong phạm vi nội thành, nội thị và khu phố xây dựng tập
trung của thị trấn, tối thiểu là 2.000 người/km2.
- Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp được tính trong phạm vi ranh giới nội thành,
nội thị, khu vực xây dựng tập trung phải đạt tối thiểu 65% so với tổng số lao động.

- Hệ thống công trình hạ tầng đô thị gồm hệ thống công trình hạ tầng kỹ
thuật và hệ thống công trình hạ tầng xã hội:
+ Hệ thống công trình hạ tầng xã hội: nhà ở, công trình dịch vụ, y tế, văn
hóa, giáo dục, nghiên cứu khoa học, thể dục thể thao và các công trình phục vụ
lợi ích công cộng khác.
14


+ Hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật: Giao thông, cấp điện và chiếu
sáng công cộng, hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước, công viên cây xanh, xử
lý các chất thải, nghĩa trang, thông tin, bưu chính viễn thông.
- Kiến trúc, cảnh quan đô thị: Việc xây dựng phát triển đô thị phải theo
quy chế quản lý kiến trúc đô thị được duyệt, có các khu đô thị kiểu mẫu, các
tuyến phố văn minh đô thị, có các không gian công cộng phục vụ đời sống tinh
thần của dân cư đô thị, có tổ hợp kiến trúc hoặc công trình kiến trúc tiêu biểu
mang ý nghĩa quốc tế, quốc gia và phù hợp với môi trường, cảnh quan thiên nhiên.
Đối với những đô thị ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo thì quy
mô dân số và mật độ dân số có thể thấp hơn, nhưng tối thiểu phải đạt 50% tiêu
chuẩn quy định, các tiêu chuẩn khác phải đảm bảo tối thiểu 70% mức tiêu chuẩn
quy định so với các loại đô thị tương đương.
2.1.4.2. Phân loại và phân cấp quản lý đô thị
- Phân loại đô thị
Đô thị được phân thành 6 loại như sau: Loại đặc biệt, loại I, loại II, loại III,
loại IV và loại V được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định công nhận.
+ Đô thị loại đặc biệt là thành phố trực thuộc Trung ương có các quận nội
thành, huyện ngoại thành và các đô thị trực thuộc.
+ Đô thị loại I, loại II là thành phố trực thuộc Trung ương có các quận nội
thành, huyện ngoại thành và có thể có các đô thị trực thuộc, đô thị loại I, loại II
là thành phố thuộc tỉnh có các phường nội thành và các xã ngoại thành.
+ Đô thị loại III là thành phố hoặc thị xã thuộc tỉnh có các phường nội

thành, nội thị và các xã ngoại thành, ngoại thị.
+ Đô thị loại IV là thị xã thuộc tỉnh có các phường nội thị và các xã ngoại thị.
+ Đô thị loại IV, đô thị loại V là thị trấn thuộc huyện có các khu phố xây
dựng tập trung và có thể có các điểm dân cư nông thôn [2].
2.1.4.3. Vai trò của đô thị trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội
Đô thị tượng trưng cho thành quả kinh tế, văn hóa của một quốc gia, là
sản phẩm mang tính kế thừa của nhiều thế hệ cả về cơ sở vật chất kỹ thuật và
văn hóa.
Đô thị là một bộ phận của nền kinh tế quốc dân có vai trò thúc đẩy sự phát
triển kinh tế - xã hội của cả nước, có khả năng tiếp nhận các thành tựu khoa học
15


kỹ thuật của khu vực và trên thế giới.
Đô thị luôn giữ vai trò quan trọng cho sự phát triển, dẫn dắt các cộng
đồng nông thôn đi trên con đường tiến bộ văn hóa.
2.1.5. Đô thị hóa

2.1.5.1. Khái niệm về đô thị hóa
- Ðô thị hóa là quá trình tập trung dân cư vào các đô thị, là sự hình thành
nhanh chóng các điểm dân cư trên cơ sở phát triển sản xuất và đời sống. Ðô thị
hóa chứa đựng nhiều hiện tượng và biểu hiện khác nhau trong quá trình phát
triển.
- Quá trình ðô thị hóa là quá trình công nghiệp hóa đất nước nên đô thị hóa
thường được coi là sự công nghiệp hóa
- Ðô thị hóa không chỉ diễn ra trong một vùng, một quốc gia mà ảnh hưởng
của nó tới phạm vi toàn cầu [9].
2.1.5.2. Đặc điểm đô thị hóa
Quá trình đô thị hóa thể hiện ở 3 đặc điểm chính:
- Tăng nhanh dân số thành thị

- Dân cư tập trung vào các thành phố lớn và cực lớn
Số lượng các thành phố có trên 1 triệu người ngày càng nhiều. Hiện nay
toàn thế giới có hơn 270 thành phố từ 1 triệu dân trở lên, 50 thành phố có số dân
vượt quá 5 triệu người.
- Lối sống thành thị phổ biến rộng rãi
Cùng với sự phát triển của quá trình đô thị hóa, lối sống thành thị được phổ
biến rộng rãi và có ảnh hưởng đến đời sống của dân cư nông thôn về nhiều mặt [9].
2.1.5.3. Vai trò của đô thị hóa
- Đô thị hóa làm thay đổi cơ cấu lao động trong các khu vực kinh tế. Cơ
cấu lao động trong xã hội thường được phân theo 3 khu vực:
+ Khu vực I, khu vực kinh tế nông, lâm, thủy sản thuộc địa bàn nông
thôn. Trong quá trình đô thị hóa khu vực này giảm dần.
+ Khu vực II, khu vực kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Trong
quá trình đô thị hóa, khu vực này phát triển không ngừng về số lượng và chất
lượng. Sự phát triển của nó mang tính quyết định trong quá trình đô thị hóa.
16


17


+ Khu vực III, khu vực dịch vụ, quản lý và nghiên cứu khoa học. Khu vực
này phát triển cùng với sự phát triển của đô thị, nó góp phần nâng cao chất
lượng trình độ đô thị hóa.
Tóm lại, ba khu vực lao động trên biến đổi theo hướng giảm khu vực I,
phát triển số lượng và chất lượng ở khu vực II, III nhằm thỏa mãn nhu cầu sản
xuất ngày càng phát triển, chất lượng cuộc sống ngày càng cao của cuộc sống.
- Đô thị hóa làm số dân sống trong đô thị ngày càng tăng. Đây là yếu tố
đặc trưng nhất của quá trình đô thị hóa. Dân cư sống trong khu vực nông thôn sẽ
chuyển thành dân cư sống trông đô thị, lao động chuyển từ hình thức lao động

khu vực I sang khu vực II, III, cơ cấu lao động chuyển từ lao động nông nghiệp
sang lao động công nghiệp, dịch vụ.
- Đô thị hóa gắn liền với việc hình thành và phát triển các khu công
nghiệp, làm thay đổi cục diện sản xuất, phương thức sản xuất.
- Đô thị hóa tạo ra hệ thống không gian đô thị. Cùng với sự phát triển các
trung tâm đô thị, các khu dân cư với nhiều loại quy mô đã tạo thành các vành đai
đô thị, các chùm đô thị và các vành đai, các chùm đô thị này đều phát triển.
- Đô thị hóa góp phần phát triển trình độ văn minh của quốc gia nói chung
và văn minh đô thị nói riêng. Đô thị hóa phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển các
cơ sở văn hóa, giáo dục, phát triển sự giao lưu trong nước và nước ngoài. Đô thị
là điều kiện để tiếp nhận nền văn minh thì từ bên ngoài và phát triển nền văn
minh trong nước [18].
2.1.5.4. Tính tất yếu của quá trình đô thị hóa
Bất cứ một quốc gia nào, dù là phát triển hay đang phát triển, khi chuyển
biến từ nền kinh tế xã hội bằng con đường phát triển thương mại, dịch vụ, tiểu
thủ công nghiệp, xây dựng phát triển và tăng trưởng thì đều gắn liền với ĐTH.
Trong lịch sử cận đại, ĐTH trước hết là hệ quả trực tiếp của quá trình
công nghiệp hóa TBCN và sau này là kết quả của quá trình cơ cấu lại các nền
kinh tế theo hướng hiện đại hóa. Nhìn chung, từ góc độ kinh tế, ĐTH là một xu
hướng tất yếu của sự phát triển.
ĐTH là một quy luật khách quan, phù hợp với đặc điểm tình hình chung
của mỗi quốc gia và là một quá trình mang tính lịch sử, toàn cầu và không thể
đảo ngược của sự phát triển xã hội.
Quy mô dân số ngày càng tăng, đòi hỏi phải đáp ứng cả về mặt vật chất và
tinh thần như: nâng cao thu nhập, cơ sở hạ tầng, vui chơi giải trí,… góp phần
18


đẩy nhanh tốc độ ĐTH.
Nhu cầu vật chất ngày càng tăng lên tỷ lệ với mức tăng thu nhập, đòi hỏi

cơ sở hạ tầng phải đáp ứng đủ. Từ đó nảy sinh nhu cầu ĐTH, phát triển kinh tế
đáp ứng nhu cầu cuộc sống con người.
2.1.5.5. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến đời sống xã hội
- Ảnh hưởng tích cực: Đô thị hóa không những góp phần đẩy nhanh tốc độ
tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động mà còn làm
thay đổi sự phân bố dân cư và lao động, thay đổi các quá trình sinh, tử và hôn
nhân ở các đô thị…..
- Ảnh hưởng tiêu cực: Đô thị hóa nếu không xuất phát từ công nghiệp hóa,
không phù hợp cân đối với quá trình đô thị hóa thì việc chuyển cư ồ ạt từ nông
thôn ra thành phố sẽ làm cho nông thôn mất đi một phần lớn nhân lực. Trong khi
đó thì nạn thiếu việc làm, nghèo nàn ở thành phố càng phát triển, điều kiện sinh
hoạt ngày càng thiếu thốn, môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng, từ đó dẫn đến
nhiều hiện tượng tiêu cực trong đời sống kinh tế - xã hội [9].
2.2. Cơ sở thực tiễn của các vấn đề nghiên cứu
2.2.1. Tình hình đô thị hóa trên thế giới và ở Việt Nam

2.2.1.1. Tình hình đô thị hóa trên thế giới
Đô thị hóa phát triển mạnh trên quy mô toàn cầu làm tăng số lượng các đô
thị lớn, tăng nhanh dân số đô thị và tỷ lệ thị dân. Hiện nay, xu hướng phát triển
của thế giới là biến trái đất thành một hành tinh chủ yếu bao gồm các đô thị
(hành tinh bê tông). Đến thế kỉ XXI, khi dân số đạt mức ổn định, thì số dân cư
nông thôn thật là nông dân sẽ chỉ là một thiểu số ít ỏi. Dân số đô thị thế giới
2005 đạt tới 47% tổng dân số, ước tính đến 2025 là 61%.
Vào năm 1900, đã có 220 triệu cư dân thành thị (chiếm 13%) trên toàn thế
giới. Những thành phố đông dân nhất thế giới thuộc về Bắc Mỹ và Châu Âu.
Cuối thế kỷ XX chỉ có 3 thành phố Tôkyo, New York và Los Angeles là những
thành phố công nghiệp.
Trong năm 2011 trên thế giới có 796 khu dân cư đô thị có từ 500.000
người trở lên, 205 khu dân cư đô thị có từ 2.000.000 người trở lên, 65 khu dân
cư đô thị có từ 5.000.000 người trở lên, 27 siêu thành phố với dân số 10.000.000

người được xác định. Các siêu thành phố từ 10 triệu dân trở lên sẽ tiếp tục phát
triển, hầu hết mọi người sẽ sống trong các đô thị cỡ trung từ 500.000 người hoặc
19


ít hơn.

20


Sự gia tăng dân số đô thị thế giới hiện nay chủ yếu tập chung ở các nước
đang phát triển. Năm 1990 quá nữa dân số đô thị thế giới (61%) tập trung ở các
nước đang phát triển.
Theo dự đoán dân số đô thị của Liên hợp quốc, dân số đô thị thế giới năm
2025 sẽ tập trung ở các nước đang phát triển gấp 4 lần ở các nước phát triển và
trong thời gian ngắn có thể đạt tới con số hơn 4 tỷ người vào năm 2025. Trong
khi đó dân số đô thị ở các nước kinh tế phát triển tăng lên chậm, chỉ tăng từ 881
triệu 1990 lên 1177 triệu năm 2025.
Tuy nhiên, trong số đó còn có 47 quốc gia kém phát triển nhất là những
nước ở trong tình trạng kinh tế nghèo nàn, lạc hậu có tốc độ đô thị hóa thấp, năm
1970 tỷ lệ thị dân đạt có 13%, đến năm 1990 là 20% với 103 triệu dân đô thị, tốc
độ gia tăng trung bình là 4,95%/ năm.
Đô thị hóa là không thể tránh khỏi, không thể dừng lại vậy nên vì lợi ích
và xu thế nhân loại, để phát triển trên thế giới phải chuẩn bị cho quá trình đô thị
tăng vọt [20].
2.2.1.2. Tình hình đô thị hóa ở Việt Nam
Đô thị hóa là quá trình tất yếu đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, đặc
biệt là các nước châu Á, trong đó có Việt Nam. Nền kinh tế càng phát triển thì
quá trình đô thị hóa diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh. Đô thị hóa góp phần
đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của khu vực, nâng cao đời sống nhân dân.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, quá trình đô thị hóa cũng phát sinh
nhiều vấn đề cần giải quyết như: vấn đề việc làm cho nông dân mất đất, phương
pháp đền bù khi giải phóng mặt bằng, cách thức di dân, giãn dân,…
Quá trình đô thị hóa ở Việt Nam có thể khái quát thành 3 thời kì với những
đặc trưng nổi bật của mỗi một thời kì ứng với biến đổi nhất định về bộ mặt đô
thị.
- Thời kì trước năm 1945
Đô thị trong thời kì này mang đặc trưng của chế độ phong kiến, thuộc địa.
Quy mô của đô thị còn nhỏ hẹp và cơ sở hạ tầng chưa phát triển.
Khi thực dân Pháp chưa xâm chiếm nước ta, đô thị chủ yếu là thành, phủ
của vua chúa, là trung tâm hành chính, thương mại trên cơ sở những thành lũy,
lâu đài. Đô thị lúc này chịu sự chi phối rất lớn bởi nền kinh tế nông nghiệp tự
nhiên và tự cung tự cấp. Những manh mún về sản xuất hàng hóa và buôn bán
21


còn rất nhỏ lẻ. Điều này ảnh hưởng tới sự phát triển của đô thị.
Nửa đầu thế kỷ XX, người Pháp đã mở đầu cho quá trình ĐTH Việt Nam
thông qua việc thiết lập một mạng lưới đô thị - trung tâm hành chính thương mại
và công nghiệp khai thác ở cả 3 miền Bắc - Trung - Nam. Để phục vụ cho mục
đích của mình chúng khai thác, bóc lột mọi thứ. Xây dựng những điểm giao
thông quan trọng, xây dựng thành phố mới. Đô thị Việt Nam giai đoạn này mang
hơi hướng đậm nét của Pháp, giữ vai trò là trung tâm hành chính, nơi trú ngụ
của bộ máy chính quyền thực dân phong kiến. Chính điều này đã làm thay đổi
hoạt động sản xuất nông nghiệp mang tính truyền thống của Việt Nam. Cơ sở hạ
tầng được đầu tư, thành phố được mở rộng. Năm 1933, Hải Phòng đã trở thành
một thành phố cảng sầm uất, Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh có mức tăng đột
ngột về dân số kể từ năm 1943.
Thời kì 1945 – 1975
Có thể xem giai đoạn này là đặc biệt trong quá trình đô thị hóa ở Việt Nam.

Trong giai đoạn này, đất nước đang bị chia cắt làm hai miền, do vậy, đô thị hóa
ở hai miền Nam Bắc cũng khác nhau.
- Miền Bắc: Vào năm 1954, miền Bắc bước vào thời kì khôi phục và phát
triển đất nước, dân số đô thị chiếm 7,4%. Đến năm 1960: 8,9%. Năm 1965:
9,8%. Năm 1972: 10,5%. Những năm thập kỷ 60, miền Bắc Việt Nam đi vào
quá trình CNH XHCN. CNH đã có tác động đến việc gia tăng quá trình ĐTH.
Năm 1965, tỷ lệ ĐTH đạt tới 17,2%. Dân cư ở các thành phố, thị xã cũ di tản
nay trở về làm ăn, buôn bán và sinh sống. Ngoài các thành phố, thị xã cũ còn
phát triển thêm nhiều thành phố công nghiệp mới như: Việt Trì, Thái Nguyên,
thành phố cảng được mở rộng và phát triển.
- Miền Nam: Đang trong chiến tranh, bị bọn thực dân đàn áp, khủng bố,
đặc biệt là chiến tranh bình định nông thôn của đế quốc Mỹ và chính quyền tay
sai Sài Gòn làm cho nông dân miền Nam phải chạy vào thành phố tị nạn. Đây
còn được gọi là “đô thị hóa cưỡng bức” chính điều này làm cho tỷ lệ dân số đô
thị miền Nam tăng từ 10% năm 1960 lên 30% vào đầu những năm 1965.
Từ giữa năm 1960 đến năm 1975, cuộc chiến xảy ra ác liệt, diễn biến hai
quá trình “giải ĐTH” ở miền Bắc và “ĐTH cưỡng bức” ở miền Nam trong đó
quá trình thứ hai chiếm ưu thế và làm tăng giá trị tỷ lệ ĐTH của cả nước lên đến
21,5% vào năm 1975.
Thời kì sau năm 1975
22


Đất nước thống nhất, bước vào thời kì khôi phục đất nước trên tất cả các
lĩnh vực, phát triển công nghiệp hóa đất nước. Các thành phố và đô thị trong cả
nước từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mở rộng hoạt động sản xuất. Dưới
tác động của công cụ đổi mới, cải tổ nền kinh tế theo hướng thị trường thì cơ cấu
kinh tế, cơ cấu xã hội, cơ cấu lao động, nghề nghiệp cũng như những khuôn mẫu
của đời sống đô thị đã và đang diễn ra những biến đổi quan trọng.
Quá trình ĐTH đã có những chuyển biến nhanh hơn, đặc biệt trong những

năm gần đây tình hình CNH – HĐH đang diễn ra mạnh mẽ. Tốc độ ĐTH ở Việt
Nam đang diễn ra khá nhanh: 18,5% (năm 1989), 20,5% (năm 1979), 23,65%
(năm 1999) và 25% (năm 2004). Về số lượng đô thị, năm 1990 cả nước mới có
khoảng 500 đô thị lớn nhỏ, đến năm 2000 đã có 649 đô thị, trong đó: 2 đô thị có
quy mô dân số trên 3 triệu người, 15 đô thị quy mô dân số từ 25 vạn đến 3 triệu
người, 74 đô thị có quy mô dân số từ 5 vạn đến 25 vạn người và các đô thị còn
lại có quy mô dân số dưới 5 vạn người [19].
Tuy vậy ĐTH ở Việt Nam còn ở mức thấp so với khu vực và trên thế giới.
ĐTH cũng làm nảy sinh những mặt tiêu cực sau:
Việc mở rộng không gian đô thị đang có nguy cơ làm giảm diện tích đất
nông nghiệp. Theo Hội nông dân Việt Nam, trong quá trình xây dựng, các khu
công nghiệp, khu đô thị, cơ sở hạ tầng, mỗi năm Việt Nam có gần 200 nghìn ha
đất nông nghiệp bị chuyển mục đích sử dụng đất.
Dân số đô thị tăng nhanh đã làm hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị bị quá tải,
đặc biệt là tình trạng yếu kém của hệ thống cấp nước, thoát nước, thu gom và xử
lý chất rắn…
Phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật:
- Xây dựng và duy trì bộ khung bảo vệ thiên nhiên trên địa bàn cả nước.
- Khai thác và sử dụng hợp lý các tài nguyên thiên nhiên vào mục đích cải
tạo đô thị.
- Có biện pháp xử lý, tái sử dụng các chất thải sinh hoạt và sản xuất bằng
công nghệ thích hợp.
2.2.2. Chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp

2.2.2.1. Thực trạng và kinh nghiệm chuyển đổi đất ở một số nước trên thế giới
* Trung Quốc
Trung Quốc là nước dân chủ nhân dân có dân số đông nhất thế giới
23



(1.339.700.000 người – Số liệu thống kê tháng 4/2011). Trong hơn 20 năm cải
cách kinh tế, mức tăng trưởng thu nhập của Trung Quốc đạt 9,7% năm, được
xếp vào nước có mức tăng trưởng cao hàng đầu thế giới, khoảng 250 triệu người
dân Trung Quốc đã được đưa lên khỏi mức đói, nghèo. Trong kỳ tích đó, nông
nghiệp đã đóng một phần quan trọng, không chỉ giải quyết tốt các nhu cầu thiết
yếu mà nó còn tạo ra cơ sở căn bản cho quá trình công nghiệp hóa.
Trong vòng 21 năm tốc độ tăng trưởng bình quân của giá trị sản lượng
nông nghiệp bình quân của Trung Quốc đạt 6,5% mức cao nhất đạt được năm
1984 là 12,3% vượt qua tốc độ phát triển trung bình của thế giới trong thời gian
đó. Năm 1999, sản lượng nông nghiệp Trung Quốc tiếp tục tăng về mọi mặt, sản
lượng lương thực, bông và hạt có dầu lần lượt là 508,39 triệu tấn, 3,83 triệu tấn
và 26,012 triệu tấn, tăng tương ứng 66,7%, 76,7% và 400% so với năm 1978.
Nhờ đó, tình trạng thiếu hụt triền miên các sản phẩm nông nghiệp chính cuối
cùng đã chấm dứt. Vấn đề thiếu hụt lương thực đã từng gây khó khăn cho nông
dân Trung Quốc hàng trăm năm qua, cuối cùng đã được giải quyết.
Số lượng doanh nghiệp ở thành phố tăng lên đã thúc đẩy sự phát triển mạnh
mẽ của nền kinh tế nông nghiệp. Năm 1987, giá trị sản lượng bình quân của
khối doanh nghiệp thành phố đã vượt các trang trại, năm 1990, các doanh nghiệp
thành phố đã thu về 13 tỉ USD từ xuất khẩu, bằng 23,8 giá trị bình quân quốc gia
về ngoại tệ thu được từ xuất khẩu. Hàng ngàn thành phố đóng vai trò quan trọng
trong việc xóa bỏ sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn, thu nhập ròng bình
quân đầu người của nông dân đã tăng từ 134 nhân dân tệ vào năm 1978 lên
2.210 nhân dân tệ vào năm 1999.
Hiện Trung Quốc đã ở giai đoạn có thể thúc đẩy xây dựng nông nghiệp
hiện đại vì có nhiều điều kiện thuận lợi trong đó về tổng thể đã có thể thực hiện
“lấy công nghiệp thúc đẩy nông nghiệp, lấy thành thị dẫn dắt nông thôn”.
Quá trình chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp ở Trung
Quốc đã làm cho đất canh tác của nông dân giảm đi đáng kể, hiện nay đất canh
tác bình quân đầu người của Trung Quốc chỉ bằng 1/3 mức bình quân trên thế
giới. Vì vậy, cần có chính sách và giải pháp phù hợp và hạn chế tối đa việc

chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp nhằm tạo sự hài hòa,
không mất cân đối trong quá trình phát triển của đất nước [9].
* Nhật Bản
Nhật Bản là nước tiến hành cải cách sớm nhất ở Châu Á, quá độ từ nền
phong kiến tiểu nông với tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn lên công nghiệp hóa
24


Trong nông nghiệp, khoa học kỹ thuật nông nghiệp được Nhật Bản coi là
biện pháp hàng đầu ngay từ thế kỷ IXX, không giống như các nước phương tây
áp dụng công nghệ thu hút nhiều vốn, mà Nhật Bản chú trọng các công nghệ thu
hút lao động và tiết kiệm đất như kỹ thuật tưới tiêu, kỹ thuật lai tạo giống, cách
sử dụng phân bón nên năng suất cây trồng nâng cao, hạ tầng nông nghiệp rất
được quan tâm và cùng với đó là việc ban hành các chính sách khuyến khích
phát triển sản xuất đã tạo ra động lực thúc đẩy nông dân áp dụng khoa học công
nghệ tăng năng suất cây trồng. Đất đai được chia cho mọi nông dân tạo nên tầng
lớp nông dân sở hữu nhỏ ruộng đất.
Thành công to lớn trong phát triển kinh tế của Nhật Bản đó là thực hiện
chính sách phi tập trung công nghiệp, đưa sản xuất công nghiệp về nông thôn
làm cho cơ cấu kinh tế nông thôn thay đổi, tỷ lệ đóng góp của các ngành phi
nông nghiệp trong thu nhập của cư dân nông thôn ngày càng tăng (năm 1950 là
29%, năm 1990 là 85%), năm 1990 phần thu nhập từ phi nông nghiệp cao hơn 56 lần phần thu từ nông nghiệp.
Nhật Bản là nước có nền công nghiệp hàng hóa hiện đại hàng đầu thế giới,
tuy mức tăng dân số khá thấp (0,7 - 1,5%), nhưng đất đai chật hẹp, tài nguyên
thiên nhiên nghèo nàn, chính vì thế mà chính phủ Nhật Bản đã có chính sách
phù hợp trong phát triển công nghiệp như phát triển các ngành công nghiệp thu
hút lao động, phân bố các ngành công nghiệp, các nhà máy về nông thôn và từ
đó đã làm cho thu nhập từ phi nông nghiệp từ nông thôn tăng nhanh và đã giải
quyết được một lượng lớn lao động ở nông thôn.
Đến đầu thập kỷ 1970, Nhật Bản hoàn thành công nghiệp hóa và hướng

kinh tế sang dịch vụ hóa, các doanh nghiệp Nhật Bản chuyển sang đầu tư ra
nước ngoài và đã gặt hát được nhiều thành công rất to lớn [9].
* Đài Loan
Đài Loan là nước cộng hòa với diện tích tự nhiên 36.000 km 2, dân số là 23
triệu người. Cuối những năm của thập niên 60, kinh tế nông nghiệp Đài Loan đã
đạt đến điểm huy động hết lao động sẵn có ở nông thôn. Thu nhập của nông hộ
được bổ sung một phần lớn từ thu nhập phi nông nghiệp, chính sách phân phối
thu nhập công bằng ở nông thôn được thực hiện, hiện tượng phân hóa giàu
nghèo cơ bản được giải quyết, cơ giới hóa được áp dụng rộng rãi trong nông
nghiệp, sản lượng nông nghiệp không ngừng tăng lên, xuất khẩu nông sản
phát triển.
Trong quá trình công nghiệp hóa, Đài Loan đã không tránh khỏi những
25


×