Tải bản đầy đủ (.docx) (95 trang)

Phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần cao su đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (579.1 KB, 95 trang )

Phân Tích bảo cáo tài chính

GVHD: ThS. Hoàng Thị Kim Thoa

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CPLV

Chi phí lãi vay

DTT

Doanh thu thuần

GVHB

Giá vốn hàng bán

HTK

Hàng tồn kho

NPT

Nợ phải trả

LN

Lợi nhuận


LNTT

Lợi nhuận trước thuế

LNST

Lợi nhuận sau thuế

TS

Tài sản

TSDH

Tài sản dài hạn

TSCĐ

Tài sản cố

VCSH

Vốn chủ sở hữu


Phân Tích bảo cáo tài chính

GVHD: ThS. Hoàng Thị Kim Thoa

DANH MỤC BẢNG



Phân Tích bảo cáo tài chính

GVHD: ThS. Hoàng Thị Kim Thoa

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

DANH MỤC SƠ ĐỒ


Phân Tích bảo cáo tài chính

GVHD: ThS. Hoàng Thị Kim Thoa

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài

Trong thời buổi kinh tế hội nhập, các doanh nghiệp phát triển ngày một
hùng mạnh rộng khắp, cạnh tranh lẫn nhau làm cho nền kinh tế nước ta ngày
một phát triển. Để đưa ra các quyết định đúng đắn trong quản lý và điều hành
hoạt động kinh doanh, đảm bảo doanh nghiệp hoạt động có lợi nhuận, phát triển
lợi nhuận từ đó nâng cao vị thế của doanh nghiệp mình, doanh nghiệp phải tiến
hành phân tích tình hình tài chính. Mối quan tâm của các đối tượng sử dụng báo
cáo tài chính cũng như các quyết định của từng đối tượng đó chỉ phù hợp và
được đáp ứng khi tiến hành phân tích báo cáo tài chính. Phân tích báo cáo tài
chính là một công cụ đắc lực giúp cho các nhà quản lý doanh nghiệp và các bên
có liên quan đến doanh nghiệp thấy rõ được thực trạng của doanh nghiệp, tình
hình hoạt động kinh doanh, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán… của doanh
nghiệp. Vì vậy, để đưa ra các quyết định kinh tế đúng đắn, đòi hỏi các nhà quản

lý, các nhà đầu tư, các nhà tài trợ, các cơ quan chức năng nắm rõ tình hình tài
chính của doanh nghiệp.
Xuất phát từ thực tiễn đó và nhận thức được tầm quan trọng của việc phân
tích báo cáo tài chính, em xin lựa chọn chủ đề cho bài tập lớn: “Phân tích báo
cáo tài chính Công ty Cổ Phần Cao su Đà Nẵng”.
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài

Ba mục tiêu cơ bản cần đạt được qua việc phân tích báo cáo tài chính:
- Hệ thống hoá cơ sở lí luận về phân tích báo cáo tài chính trong doanh
-

nghiệp và một số vấn đề liên quan.
Phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng.
Đánh giá và nêu một số giải pháp thực tế nhằm cải thiện tình hình tài
chính tại công ty.

3. Đối tượng nghiên cứu

SVTH: Hồ Thị Mẫn Hiên

4


Phân Tích bảo cáo tài chính

GVHD: ThS. Hoàng Thị Kim Thoa

Đối tượng nghiên cứu của bài tập lớn này là các báo cáo tài chính của
Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng năm 2013, 2014 bao gồm: Bảng cân đối kế
toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết

minh báo cáo tài chính, báo cáo của Ban Giám đốc, cùng một số tài liệu liên
quan khác.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Số liệu được thu thập qua báo cáo tài chính đã

được kiểm toán trên trang web chính thức của Công ty Cổ phần Cao su
-

Đà Nẵng.
Phạm vi về thời gian: Số liệu được thu thập từ báo cáo tài chính năm

-

2013, 2014 của công ty.
Phạm vi về nội dung: Đề tài đi sâu vào phân tích các báo cáo tài chính của
công ty, phân tích các chỉ số tài chính, từ đó đưa ra nguyên nhân và các

giải pháp thích hợp trong tương lai.
5. Phương pháp nghiên cứu
• Phương pháp thu thập thông tin:
- Nguồn dữ liệu thứ cấp:
Thu thập một số tài liệu cũng như thông tin chung về DRC trên website,
tài liệu liên quan, các báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh,
tình hình nhân sự, cơ sở vật chất, thống kê khách hàng các năm qua.
-

Sách tạp chí học thuật ngữ chuyên ngành, đề tài nghiên cứu liên quan,

-


luận văn các khóa trước…
Thư viện: Thư viện trường Đại học Kinh tế Huế, tạp chí, tài liệu nghe

-

nhìn, các luận văn…
Các bộ máy tìm kiếm trên mạng.

• Phương pháp chung:
- Phân tích theo chiều ngang: Là việc tính toán số tiền chênh lệch, tỉ lệ phần

trăm chênh lệch của năm nay so với năm trước. Từ đó, đưa ra sự so sánh,
phân tích về quy mô của công ty. Được sử dụng để phân tích quy mô của
SVTH: Hồ Thị Mẫn Hiên

5


Phân Tích bảo cáo tài chính

GVHD: ThS. Hoàng Thị Kim Thoa

tài sản và nguồn vốn trong bảng cân đối kế toán: phân tích quy mô của
các chỉ tiêu trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và báo cáo lưu
-

chuyển tiền tệ.
Phân tích theo chiều dọc: Trong phân tích theo chiều dọc, tỷ lệ phần trăm
được sử dụng để chỉ mối quan hệ của các bộ phận khác nhau so với tổng
số trong báo cáo. So sánh tầm quan trọng của các thành phần nào đó trong

hoạt đọng kinh doanh của doanh nghiệp và trong việc chỉ ra những thay

-

đổi quan trọng về kết cấu của một năm so với năm tiếp theo.
Phân tích các chỉ số tài chính: Phân tích chỉ số là một phương pháo quan
trọng để thấy được các mối quan hệ có ý nghĩa giữa hai thành phần của


-

một báo cáo tài chính.
Phương pháp đặc thù:
Phương pháp so sánh: Là đối chiếu các chỉ tiêu kinh tế có cùng một nội
dung, một tính chất tương tự để xác định xu hướng và mức độ biến động
của các chỉ tiêu đó.
So sánh giữa số thực tế kỳ phân tích và số thực tế của kỳ kinh doanh trước

nhằm xác định rõ xu hướng thay đổi, tình hình hoạt động tài chính của doanh
nghiệp. Từ đó, đánh giá tốc độ tăng hoặc giảm của các hoạt động tài chính của
doanh nghiệp.
-

Phương pháp Dupont: Vận dụng mô hình Dupont để phân tích mối liên hệ
giữa các chỉ tiêu tài chính nhằm phát hiện những nhân tố đã ảnh hưởng

-

đến chỉ tiêu phân tích.
Phương pháp loại trừ: Xác định các nhân tố ảnh hưởng bằng cách khi xác

định ảnh hưởng của các nhân tố này thì loại trừ ảnh hưởng của các nhân tố

kia.
6. Kết cấu đề tài
Phần I: Đặt vấn đề.
Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu.
Chương 1: Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng.
Chương 2: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện tình hình tài chính.
SVTH: Hồ Thị Mẫn Hiên

6


Phân Tích bảo cáo tài chính

GVHD: ThS. Hoàng Thị Kim Thoa

Phần II: Kết luận và kiến nghị.

SVTH: Hồ Thị Mẫn Hiên

7


Phân Tích bảo cáo tài chính

GVHD: ThS. Hoàng Thị Kim Thoa

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH

TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU ĐÀ NẴNG
Tình hình cơ bản và tổ chức công tác kế toán tại Công ty Cổ phần

1.1.

Cao su Đà Nẵng
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty.
Tên Công ty

: Công ty cổ phần cao su Đà nẵng

Tên tiếng Anh : Danang rubber joint stock company
Tên thương mại : DRC
Trụ sở chính

: 01 Lê văn Hiến - Phường Khuê Mỹ - Quận Ngũ Hành Sơn
Thành phố Đà Nẵng

Điện thoại

: 0511.3950824 – 3954942 – 3847408

Fax

: 0511.3836195 – 3950486

Email

:


Website

: />
-

Tháng 12/1975, nhà máy cao su Đà Nẵng ra đời, tiền thân từ một xưởng

đắp vỏ xe ô tô của quân đội chính quyền Sài Gòn trước 30/4/1975.
- 10/10/2005, Công ty Cao su Đà Nẵng được chuyển thành Công ty cổ phần
Cao su Đà Nẵng theo Quyết định số 3241/QĐ-BCN của Bộ Công nghiệp.
- 01/01/2006, Công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng chính thức đi vào hoạt động
với vốn điều lệ là: 49.000.000.000 đồng.
- 29/12/2006, chính thức niêm yết và giao dịch trên Sàn giao dịch chứng
khoán thành phố Hồ Chí Minh với vốn điều lệ 92.475.000.000 đồng.
- 28/05/2007, niêm yết bổ sung số cổ phiếu phát hành để chi trả cổ tức, nâng
tổng số vốn điều lệ lên 130.385.520.000 đồng.
- 05/08/2008, phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ đông và niêm yết bổ sung,
vốn điều lệ lên 153.846.240.000 đồng.
- Tháng 06/2010, phát hành cổ phiếu chi trả cổ tức, nâng vốn điều lệ lên
307.692.480.000 đồng.
- Tháng 6/2011, phát hành cổ phiếu chi trả cổ tức, nâng vốn điều lệ lên
SVTH: Hồ Thị Mẫn Hiên

8


Phân Tích bảo cáo tài chính

GVHD: ThS. Hoàng Thị Kim Thoa


461.538.650.000 đồng.
- Tháng 06/2012, phát hành cổ phiếu thưởng và cổ phiếu chi trả cổ tức, nâng
vốn điều lệ lên 692.289.450.000 đồng.
- Năm 2013, tăng vốn điều lệ lên 830.738.490.000 đồng. Đưa vào khai thác
nhà máy lốp Radial toàn thép đầu tiên tại Việt Nam, giai đoạn 1 công suất
30.000 lốp/năm.
1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty
1.1.2.1.
Chức năng
Hoạt động kinh doanh chính của Công ty là sản xuất, kinh doanh, xuất
nhập khẩu các sản phẩm cao su và vật tư thiết bị cho ngành công nghiệp cao su;
Chế tạo, lắp đặt thiết bị ngành công nghiệp cao su; Kinh doanh thương mại, dịch
vụ tổng hợp. Sản phẩm sản xuất của công ty là đa dạng và phong phú nhưng
chiếm tỷ trọng lớn vẫn là sản phẩm săm lốp ô tô. Công ty sản xuất các loại lốp
siêu trường, siêu trọng phục vụ công trình và khai thác mỏ, trọng lượng trên 2
tấn/1chiếc lốp. Đây là sản phẩm tại Việt Nam chỉ có công ty cổ phần cao su Đà
Nẵng sản xuất duy nhất . Ngoài ra công ty còn sản xuất các sản phẩm phục vụ
cho tiêu dùng như săm lốp xe đạp, săm lốp xe máy, săm lốp ô tô phục vụ xe tải v
à các công ty lắp ráp trong cả nước. Công ty còn sản xuất các sản phẩm cao su
kỹ thuật phục vụ các nghành công nghiệp khác.
1.1.2.2.
Nhiệm vụ
- Nghiên cứu khoa học, công nghệ để phục vụ cho chiến lược phát triển dài
-

hạn của công ty
Nghiên cứu khả năng sản xuất, nhu cầu thị trường, kiến nghị và đề xuất

-


những vướng mắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Quản lý và đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên để phù hợp với yêu cầu

-

của hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Góp phần tạo công ăn việc làm cho xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống
cho cán bộ công nhân viên công ty.

SVTH: Hồ Thị Mẫn Hiên

9


Ph dv sau BH
Ph
XK
iền
Nam
ng Phòng bán hàng nội địa

Đội kiến thiết
nội bộ
XN Cơ khí
XN năng
lượng
Ban bảo
lao động
Phòng kỹ thuạt
cơ hộ

năng
Ban Đầu tư
ISO
XN Săm lốpXN
xeSăm
đạp lốp
XM ô tôPhàng kỹ thuậtBan
Ph
cao
su
XN Radial
Ph kế hoạch – vật
tưXN Cán luyện
XN đắp lốp ô tô
KCS

Ph T.C nhân sự
Ph lao động tiền lương
Ph Hành chính

Phân Tích bảo cáo tài chính

SVTH: Hồ Thị Mẫn Hiên

GVHD: ThS. Hoàng Thị Kim Thoa

1.1.3. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty:
1.1.3.1.
Cơ cấu tổ chức:


Sơ đồ 1.1. Cơ cấu tổ chức Công ty CP Cao Su Đà Nẵng

10


Phòng Tài chính kế toán

CN Miề
CN Miền Bắc

Phân Tích bảo cáo tài chính

GVHD: ThS. Hoàng Thị Kim Thoa

Chức năng, nhiêm vụ của các bộ phận:
-

Đaị hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ): Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất quyết định
mọi vấn đề quan trọng của Công ty theo Luật Doanh nghiệp và theo Điều lệ
Công ty, bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, có trách nhiệm thảo

-

luận và phê duyệt các chủ trương, chính sách của công ty.
Hội đồng quản trị (gồm có 7 thành viên): HĐQT là cơ quan quản lý Công ty có
toàn quyền nhân danh Công ty để giải quyết mọi vấn đề liên quan đến mục đích,
quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc ĐHĐCĐ quyết định, có trách

-


-

nhiệm định hướng chiến lược phát triển và phương án đầu tư của Công ty.
Ban kiểm soát (gồm 3 thành viên): Do ĐHĐCĐ bầu, thay mặt cổ đông kiểm soát
mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành của công ty.
Bộ máy điều hành:
+ Tổng giám đốc công ty: do HĐQT bổ nhiệm, chịu trách nhiệm về các
quyền, nhiệm vụ được giao.
+ Các Phó tổng giám đốc: là người giúp việc cho Giám đốc, các Phó giám đốc.
Kế toán trưởng: giúp việc cho Giám đốc về các hoạt động có liên quan đến công
tác tài chính, kế toán, thống kê, hạch toán Kinh tế tại công ty.
1.1.3.2.
Bộ máy quản lý tại công ty:
Hệ thống quản lý của công ty bảo hộ bộ máy quản lý chịu trách nhiệm
trước Hội đồng quản trị và trực thuộc sự lãnh đạo của Hội đồng quản trị. Công
ty có một Tổng giám đốc điều hành, các Phó Tổng giám đốc điều hành, một Kế
toán trưởng và các chức danh khác do hội đồng quản trị bổ nhiệm. Việc bổ
nhiệm, miễn nhiệm và bão nhiệm các chức danh nêu trên được thực hiện bằng
Nghị quyết Hội đồng quản trị thông qua một cách hợp thức.
1.1.4. Tình hình tổ chức công tác kế toán của công ty:
1.1.4.1.
Tổ chức bộ máy kế toán:

-

Kế toán trưởng: là người chịu trách nhiệm cao nhất về công tác kế toán tại Ban
giám đốc công ty, chỉ đạo thực hiện công tác kế toán và thống kê tại Công ty.
Cuối kỳ tập hợp sổ sách báo cáo trước hội đồng quản trị về tình hình kinh tế tài
chính của công ty. Tham gia trong công tác tổ chức sắp xếp cán bộ và bộ máy kế
toán của cơ quan Công ty và các đơn vị trực thuộc.


SVTH: Hồ Thị Mẫn Hiên

11


Phân Tích bảo cáo tài chính

-

GVHD: ThS. Hoàng Thị Kim Thoa

Phó phòng kiêm kế toán TSCĐ: là người chịu trách nhiệm về công tác kế toán
trước kế toán trưởng, lập kế hoạch tài chính, theo dõi tình hình tăng giảm, biến
động toàn bộ TSCĐ của công ty, hằng năm đăng kí với chi cục thuế về việc tăng

-

giảm nguồn khấu hao.
Kế toán tiền: theo dõi tình hình tiền gửi, tiền vay ngân hàng, quỹ tiền mặt.
Kế toán tiêu thụ: Xác định doanh thu, lập bảng kê nộp thuế, theo dõi và thanh

-

toán công nợ với người mua.
Kế toán vật tư và tiền lương: theo dõi tình hình nhập xuất tồn kho vật liệu, công cụ
dụng cụ, tính giá vật liệu nhập xuất, phân bổ vào chi phí sản xuất đồng thời theo

-


dõi phân tích và lập bảng tổng hợp tiền lương hàng tháng trong Công ty.
Kế toán giá thành: có nhiệm vụ tập hợp chi phí và tính giá thành.
Kế toán thanh toán: theo dõi các khoản thanh toán, quan hệ giao dịch với các

-

ngân hàng.
Thống kê tổng hợp: lập báo cáo thống kê từng ngày, tổng hợp sản lượng hàng
tháng, lên báo cáo sản lượng theo quy định của Tổng cục Thống kê theo dõi sản
phẩm nhập kho hàng tháng, tính giá trị tổng sản lượng. Theo dõi công nợ với

-

khách hàng, rút mức dư nợ hàng ngày.
Thủ quỹ: có nhiệm vụ thu và chi tiền, lên cân đối và rút ra số dư tiền mặt trong
ngày, quản lý két tiền.
1.1.4.2.
Tổ chức vận dụng chế độ kế toán:
 Chính sách kế toán áp dụng tại doanh nghiệp:
a. Kì kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán
Niên độ kế toán của Công ty bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày
31/12 hằng năm.

SVTH: Hồ Thị Mẫn Hiên

12


Phân Tích bảo cáo tài chính


GVHD: ThS. Hoàng Thị Kim Thoa

b. Đơn vị tiền tệ được sử dụng trong kế toán
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là đồng Việt Nam (VND).
 Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng

a. Chế độ kế toán áp dụng
Công ty áp dụng chế độ kế Việt Nam ban hành theo Quyết định số
15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 và Thông tư số 244/2009/TT-BTC ngày
31/12/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính.
b. Tuyên bố về việc tuân thủ Chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán
Công ty đã áp dụng các Chuẩn mực kế toán Việt Nam và các văn bản
hướng dẫn chuẩn mực do Nhà nước đã ban hành.
Các báo cáo tài chính (Bảng cân đối kế toán, Bảng báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh báo cáo tài chính)
được lập và trình bày theo đúng mọi quy định của từng chuẩn mực, thông tư
hướng dẫn thực hiện chuẩn mực và Chế độ kế toán hiện hành đang áp dụng.
c. Hình thức kế toán áp dụng
Công ty áp dụng hình thức kế toán Nhật kí chung.
 Các chính sách kế toán chủ yếu áp dụng

Các chính sách này được trình bày rõ ràng ở mục IV về các chính sách kế
toán áp dụng trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính bao gồm các nguyên tắc sau:
a. Nguyên tắc ghi nhận các khoản tiền và tương tiền.

Bao gồn tiền mặt , tiền gửi ngân hàng và tiền đang chuyển
Các khoản tương đương tiền là các khoản đầu tư ngắn hạn có thời gian thu
hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng kể từ ngày mua, có khả năng chuyển đổi dễ
dáng thnahf một lượng tiền xác định và không có nhiều rủi ro trong chuyển đổi
thành tiền.

b. Nguyên tắc ghi nhận ngoại tệ
Các ngoại tệ được chuyển đổi sang đồng Việt Nam theo tỷ giá thực tế tại
thời điểm phát sinh giao dịch ngoại tệ của Ngân hàng thương mại nơi Công ty
có giao dịch phát sinh. Các tài khoản có số dư ngoại tệ được chuyển đổi sang

SVTH: Hồ Thị Mẫn Hiên

13


Phân Tích bảo cáo tài chính

GVHD: ThS. Hoàng Thị Kim Thoa

đồng Việt Nam theo tỷ giá mua vào của ngân hàng thương mại nơi ncoong ty
mở tài khoản công bố tại tại thời điểm kết thúc niên độ kế toán
c. Nguyên tắc ghi nhận các khoản phải thu
Các khoản phải thu trình bày trên báo cáo tài chính theo giá trị ghi sổ các
khoản phải thu khách hàng và phải thu khác
Dự phòng nợ phải thu khó đòi thể hiện phần giá trị dự kiến bị tổn thất do
các khoản phải thu không được khách hàng thanh toán phát sinh đối với số dư
các khoản phải thu tại thời điểm kết thúc niên độ kế toán
d. Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho

Hàng tồn kho được ghi nhận theo giá thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần
có thể thực hiện được. Giá gốc bao gồm chi phí mua, chi phí chế biến và các chi
phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và
trạng thái hiện tại. Giá trị thuần có thể thực hiện được là giá bán ước tính trừ đi
chi phí ước tính để hoàn thành hàng tồn kho và chi phí ước tính cần thiết cho
việc tiêu thụ chúng. Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ được xác định theo phương

pháp bình quân gia quyền và được hạch toán theo phương pháp kê khai thường
xuyên.
Dự phòng giảm gía hàng tồn kho được lập vào thời điểm cuối năm là số
chênh lệch giữa giá gốc của hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện
được.
e. Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao tài sản cố định.

Nguyên giá
Tài sản cố định hữu hình được phản ánh theo nguyên giá trừ đi khấu hao
lũy kế. Nguyên giá bao gồm giá mua và toàn bộ các chi phí mà công ty bỏ ra để
có được TSCĐ tính đến thời điểm đưa TSCĐ đó vào trạng thái sẵn sàng sử
dụng. Các chi phí phát sinh sau khi ghi nhận ban đầu chỉ được ghi tăng thêm
nguyên giá TSCĐ nếu các chi phí này chắc chắn làm tăng lợi ích kinh tế trong
tương lai do sử dụng tài sản đó. Các chi phí không thỏa mãn điều kiện trên được
ghi nhận là chi phí trong kì

SVTH: Hồ Thị Mẫn Hiên

14


Phân Tích bảo cáo tài chính

GVHD: ThS. Hoàng Thị Kim Thoa

Khấu hao được trích theo phương pháp đường thẳng. Thời gian khấu hao
được ước tính như sau:
Nhà cửa vật kiến trúc
05 – 25 năm
Máy móc thiết bị

03 – 20 năm
Phương thiện vận tải
06 – 10 năm
Thiết bị, dụng cụ quản lý
03 năm
 Tài sản cố định vô hình
Quyền sử dụng đất
TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất bao gồm:
+ Quyền sử dụng đất được nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất hoặc nhận
chuyển nhượng quyền sử dụng đát hợp pháp
+ Quyền sử dụng đất thuê trước ngày có hiệu lực Luật Đất đai năm 2003
mà đã tar tiền thuê đất cho cả thời gian thuê hoặc đã trả trước tiền thuê đất cho
nhiều năm mà thới hạn thuê đất đã được trả tiền còn lại ít nhất năm là 05 năm và
được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Quyền sử dụng đất không có thời hạn thì không có khấu hao
Các tài sản cố định vô hình khác phản ánh theo nguyên giá trừ đi khấu hao
lũy kế. Tính theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian hữu dụng ước
tính của tài sản:
Loại tài sản
Thời gian khấu hao(năm)
Phần mềm máy tính
3-5 năm
f. Nguyên tắc ghi nhận chi phí trả trước dài hạn
Chi phí trả trước dài hạn phản ánh các chi phí thực tế đã phát sinh nhưng có
liên quan đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều niên độ kế toán.
Chi phí trả trước dài hạn được phân bổ trong khoảng thời gian mà lợi ích kinh tế
được dự kiến tạo ra
g. Nguyên tắc ghi nhận các khoản phải trả và chi phí trước
Được ghi nhận cho số tiền phải trả trong tương lai liên quan đến hàng háo
và dịch vụ đã nhận được không phụ thuộc vào việc công ty đã nhận được hóa

đơn của nhà cung cấp hay chưa
h. Nguyên tắc ghi nhận chi phí đi vay
Các chi phí đi vay trong giai đoạn đầu tư xây dựng công trình xây dựng cơ
bản dở dang được tính vào giá trị của tài sản đó. Khi công trình được hoàn thành

SVTH: Hồ Thị Mẫn Hiên

15


Phân Tích bảo cáo tài chính

GVHD: ThS. Hoàng Thị Kim Thoa

thì chi phí đi vay được tính vào chi phí tài chính trong kỳ. Tất cả các chi phí đi
vay khác được ghi nhận vào chi phsi tài chính trong ký phát sinh.
i. Nguyên tắc ghi nhận doanh thu
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi có khả năng
thu được các lợi ích kinh tế và có thể xác định được một cách chắc chắn, đồng
thời thỏa mãn điều kiện sau:
Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi những rủi ro đáng kể và quyền sở
hữu về sản phẩm đã được chuyển giao cho người mua và không còn khả năng
đáng kể nào làm thay đổi quyết định của hai bên về giá bán và khả năng trả lại
hàng.
Doanh thu cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi đã hoàn thành dịch vụ.
Trường hợp dịch vụ được thực hiện trong nhiều kỳ kế toán thì việc xác định
doanh thu trong từng kỳ được căn cứ vào tỷ lệ hoàn thành dịch vụ tài ngày kết
thúc năm tài chính
Doanh thu hoạt động tài chính được ghi nhận khi doanh thu được xác định
tương đối chắc chắn và có khả nanwng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch đó

 Tiền lãi được ghi nhận trên cơ sở thời gian và lãi suất thực tế
 Cổ tức và lợi nhuận được chia được ghi nhận khi công ty được quyền nhận cổ
tức hoặc được quyền nhận lợi nhuận từ việc góp vốn

1.2.
Phân tích tình hình tài chính của công ty
1.2.1. Phân tích cơ cấu và biến động tài sản

Tài sản luôn là yếu tố đầu vào quan trọng, tham gia vào quá trình hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Quy mô của tài sản thể hiện khả năng,
tiềm lực kinh tế của doanh nghiệp.
Cơ cấu tài sản là chỉ tiêu phản ánh tỷ trọng của từng bộ phận tài sản chiếm
trong tổng số tài sản của doanh nghiệp. Để phân tích cơ cấu và biến động tài sản
của công ty DRC chúng ta cùng nghiên cứu bảng số liệu và các biểu đồ sau đây.

SVTH: Hồ Thị Mẫn Hiên

16


Phân Tích bảo cáo tài chính

GVHD: ThS. Hoàng Thị Kim Thoa

Biểu đồ 2.1: Biến động tài sản của công ty giai đoạn 2012-2014
Qua bảng số liệu phân tích và biểu đồ biến động, ta thấy quy mô tài sản
của doanh nghiệp giai đoạn 2012 – 2014 có nhiều sự thay đổi, cụ thể như sau:
Tổng giá trị tài sản của công ty năm 2012 là 2.478.090.044.222 đồng, năm 2013
tổng tài sản là 3.187.737.313.229 đồng, so với năm 2012 tăng 709.647.269.007
đồng tương ứng tăng 28,64%, đây là sự tăng đáng kể. Tuy nhiên sang năm 2014,

giá trị tổng tài sản đã có xu hướng giảm nhẹ, cụ thể là tổng tài sản đã giảm
50.334.219.877 đồng so với năm 2013 tương ứng giảm 1,58%, một tỷ lệ giảm
thấp. Nhìn vào biến động trên ta có thể thấy được quy mô về vốn của công ty đã
tăng đáng kể từ năm 2013, quy mô sản xuất kinh doanh của công ty đã được mở
rộng, nhưng đã có xu hướng chững lại và giảm nhẹ trong năm 2014.
Trong năm 2013, tài sản ngắn hạn chiếm 40,79%, tài sản dài hạn chiếm
59,21% trong tổng tài sản của công ty. Qua năm 2014, cơ cấu tài sản vẫn có xu
hướng biến đổi như năm 2013, nghĩa là tài sản ngắn hạn có xu hướng giảm so
với tài sản dài hạn, cụ thể: tỷ trọng tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản năm 2014
là 35,42% và tỷ trọng tài sản dài hạn là 64,58%.

SVTH: Hồ Thị Mẫn Hiên

17


Phân Tích bảo cáo tài chính

GVHD: ThS. Hoàng Thị Kim Thoa

Bảng 2.1 : Bảng cơ cấu và biến động tài sản công ty giai đoạn 2012 - 2014
Năm 2012
Chỉ tiêu

Năm 2013

Năm 2014

So sánh


Số tiền

%

Số tiền

%

Số tiền

%

1.044.042.991.451

42,13

1.300.161.829.534

40,79

1.111.181.687.544

75.550.179.665

7,24

54.436.758.037

4,19


20.550.179.665

27,20

32.436.758.037

Năm 2013/2012

Năm 2014/2013

+/-

%

+/-

%

35,42

256.118.838.083

24,53

(188.980.141.990)

(14,54)

84.697.754.611


7,62

(21.113.421.628)

(27,95)

30.260.996.574

55,59

59,59

35.697.754.611

42,15

11.886.578.372

57,84

3.260.996.574

10,05

TÀI SẢN
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN
I. Tiền và các khoản tương
đương tiền
1. Tiền
2. Các khoản tương đương

tiền
III. Các khoản phải thu
ngắn hạn

55.000.000.000

72,80

22.000.000.000

40,41

49.000.000.000

57,85

(33.000.000.000)

(60,00)

27.000.000.000

122,73

211.922.629.104

20,30

335.632.876.786


25,81

295.806.115.759

26,62

123.710.247.682

58,38

(39.826.761.027)

(11,87)

1. Phải thu khách hàng

151.899.336.160

71,68

257.035.050.387

76,58

267.967.971.275

90,59

105.135.714.227


69,21

10.932.920.888

4,25

2. Trả trước cho người bán

60.879.336.160

28,73

78.178.702.157

23,29

27.919.711.808

9,44

17.299.365.997

28,42

(50.258.990.349)

(64,29)

3. Các khoản phải thu khác
4. Dự phòng phải thu ngắn

hạn khó đòi

2.208.057.434

1,04

3.496.594.445

1,04

2.977.170.105

1,01

1.288.537.011

58,36

(519.424.340)

(14,86)

(3.063.823.849)

(1,45)

(3.077.470.203)

(0,92)


(3.058.737.429)

(1,03)

(13.646.354)

0,45

18.732.774

(0,61)

IV. Hàng tồn kho

712.406.624.020

68,24

901.364.221.066

69,33

715.555.630.090

64,40

188.957.597.046

26,52


(185.808.590.976)

(20,61)

1. Hàng tồn kho

712.406.624.020

100,00

901.364.221.066

100,00

715.555.630.090

100

188.957.597.046

26,52

(185.808.590.976)

(20,61)

V. Tài sản ngắn hạn khác

44.163.558.662


4,23

8.727.973.645

0,67

15.122.187.084

1,36

(35.435.585.017)

(80,24)

6.394.213.439

73,26

1. Chi phí trả trước ngắn hạn

396.960.883

0,90

8.001.680.869

100,00

15.053.254.078


99,54

7.604.719.986

1915,74

7.051.573.209

88,13

2. Thuế GTGT được khấu trừ

41.964.691.069

95,02

-

-

68.933.006

0,46

(41.964.691.069)

(100,00)

68.933.006


3. TSNH khác

1.801.906.710

4,08

726.292.776

8,32

-

-

(1.075.613.934)

(59,69)

(726.292.776)

(100)

B. TÀI SẢN DÀI HẠN

1.434.047.052.771

57,87

1.887.575.483.695


59,21

2.026.221.405.808

64,58

453.528.430.924

31,63

138.645.922.113

7,35

II. Tài sản cố định

1.406.077.336.476

98,05

1.845.903.064.757

97,79

1.992.667.483.984

98,34

31,28


146.764.419.227

7,95

1. Tài sản cố định hữu hình

176.405.174.005

12,55

1.716.450.988.789

92,99

1.921.384.363.055

96,42

873,02

204.933.374.266

11,94

Nguyên giá

736.272.572.820

439.825.728.281
1.540.045.814.78

4
1.617.492.294.16
7

SVTH: Hồ Thị Mẫn Hiên

2.353.764.866.987

2.644.584.040.189

18


Phân Tích bảo cáo tài chính

Giá trị hao mòn luỹ kế

GVHD: ThS. Hoàng Thị Kim Thoa

(559.867.398.815)

2. Tài sản cố định vô hình

1.422.434.026

Nguyên giá

3.722.868.506

Giá trị hao mòn luỹ kế

(2.300.434.480)
3. Chi phí xây dựng cơ bản dở
dang
1.228.249.728.445
IV. Các khoản đầu tư tài
chính dài hạn
8.180.686.655

(637.313.878.198)
0,10

1.076.496.898

(723.199.677.134)
0,06

948.463.564

(77.446.479.383)
0,05

(345.937.128)

(24,32)

(128.033.334)

(11,89)

4.011.518.506


4.011.518.506

288.650.000

(2.935.021.608)

(3.063.954.942)

(89,55)

(58.040.921.705)

(45,21)

87,35

128.375.579.070

6,95

70.334.657.365

3,53

(634.587.128)
(1.099.874.149.3
75

0,57


5.166.687.923

0,27

4.910.281.202

0,24

(3.013.998.732)

(36,84)

(256.406.721)

(4,96)

(25,80)

0

0,00

(256.406.721)

28,39

1. Đầu tư dài hạn khác
2. Dự phòng giảm giá đầu tư
tài chính dài hạn


8.180.686.655

100,00

6.069.881.035

117,48

6.069.881.035

123,62

(2.110.805.620)

-

-

(903.193.112)

(17,48)

(1.159.599.833)

-23,62

(903.193.112)

V. Tài sản dài hạn khác


19.789.029.640

1,38

36.505.731.015

1,93

28.643.640.622

1,41

16.716.701.375

84,47

(7.862.090.393)

(21,54)

1. Chi phí trả trước dài hạn

19.789.029.640

100,00

36.505.731.015

100,00


28.597.952.122

99,84

16.716.701.375

84,47

(7.907.778.893)

(21,66)

-

-

-

-

45.688.500

0,16

-

-

45.688.500


3.187.737.313.229

100,00

3.137.403.093.352

100

709.647.269.007

28,64

(50.334.219.877)

2. Tài sản dài hạn khác
TỔNG CỘNG TÀI SẢN

2.478.090.044.222 100,00

SVTH: Hồ Thị Mẫn Hiên

19

(1,58)


Phân Tích bảo cáo tài chính

1.2.1.1.


GVHD: ThS. Hoàng Thị Kim Thoa

Cơ cấu và biến động tài sản ngắn hạn trong giai đoạn 2012-2014
Tài sản ngắn hạn tại công ty chiếm tỷ trọng khá tương đương tài sản dài

hạn trong tổng tài sản và có xu hướng giảm nhẹ trong giai đoạn 2012 - 2014, cụ
thể: năm 2012 tài sản ngắn hạn có giá trị 1.044.042.991.451 đồng, chiếm
42,13% trong tổng tài sản, năm 2013 dù đã tăng giá trị tài sản ngắn hạn lên
1.300.161.829.534 đồng tương ứng tăng 24.53% so với năm 2012 nhưng tỷ
trọng trong tổng tài sản năm 2013 lại giảm chỉ còn 40,79% do tốc độ tăng của tài
sản dài hạn cao hơn tài sản ngắn hạn. Tỷ trọng tài sản ngắn hạn tiếp tục giảm
trong năm 2014 khi khoản mục này chỉ còn chiếm 35,42% trong tổng tài sản với
giá trị là 1.111.181.687.544 đồng tương ứng tốc độ giảm 14,54%.
Ta thấy rằng chiếm tỷ trọng cao trong nhóm tài sản ngắn hạn là chỉ tiêu
Các khoản phải thu và Hàng tồn kho. Trong đó hàng tồn kho chiếm tỷ trọng cao
nhất là 69,33% năm 2013 và 64,4% năm 2014, tiếp theo đó là khoản phải thu
với tỷ trọng trong hai năm 2013 và 2014 lần lượt là 25,81% và 26,62%, tiền và
tương đương tiền với tỷ trọng năm 2013 là 4,19% và tăng lên 7,62% trong năm
2014, và cuối cùng là tài sản ngắn hạn khác với 0,67% năm 2013 và 1,36% năm
2014. Vì vậy mà sự biến động của tài sản ngắn hạn về mặt tuyệt đối chủ yếu
chịu sự tác động của hai chỉ tiêu là hàng tồn kho và khoản phải thu, còn hai
khoản mục còn lại chiếm tỷ trọng nhỏ.
Năm 2013 giá trị tài sản ngắn hạn tăng 256.118.838.083 đồng so với
năm 2012 tương ứng với tốc độ tăng là 24,53% do hai chỉ tiêu khoản phải thu,
hàng tồn kho đều tăng mạnh, chỉ tiêu tiền và các khoản tương đương tiền và chỉ
tiêu tài sản ngắn hạn khác giảm nhưng không đáng kể. Cho thấy rằng mức độ
chấp nhận rủi ro của công ty cao cho những tài sản dạng tài chính, tỷ trọng
khoản phải thu cao dễ dẫn đến tình trạng bị chiếm dụng vốn. Bên cạnh đó, công
ty có tỷ trọng tiền và tương đương tiền thấp thì khả năng thanh toán của công ty

cũng không được đảm bảo ở mức an toàn. Nhưng đến năm 2014, khoản mục tài
sản ngắn hạn đạt giá trị là 1.111.181.687.544 đồng, đã giảm 188.980.141.990

SVTH: Hồ Thị Mẫn Hiên

20


Phân Tích bảo cáo tài chính

GVHD: ThS. Hoàng Thị Kim Thoa

đồng tương ứng tốc độ giảm 14,54% so với năm 2013, có sự biến động ngược
lại với năm 2013 là do hai chỉ tiêu chiếm tỷ trọng cao trong nhóm tài sản ngắn
hạn là khoản phải thu và hàng tồn kho đã có xu hướng giảm.
a. Tiền và tương đương tiền

Khoản mục Tiền và tương đương tiền, có xu hướng giảm mạnh và chiếm
tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu tài sản, điều này ảnh hưởng đến khả năng thanh toán
nhanh của doanh nghiệp. Năm 2012, giá trị này là 75.550.179.665 đồng, chiếm
7,24% trong cơ cấu tổng tài sản ngắn hạn. Sang năm 2013, giá trị này giảm
xuống còn 54.436.758.037 đồng, như vậy đã giảm 21.113.421.628 đồng tương
ứng với tốc độ giảm 27,95%. Nguyên nhân tiền và tương đương tiền giảm qua
hai năm có thể là do công ty dùng tiền và tương đương tiền trả nợ người bán,
hoặc là do các hoạt động chính của công ty theo những khoản chi lớn và bán sản
phẩm theo hợp đồng lớn nên lượng tiền mặt giữ ở công ty không nhiều. Mặc
khác, có thể công ty dùng tiền mua mua nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng
hóa, mua tài sản cố định phục vụ cho dự án xây dựng nhà máy Radial toàn thép.
Tiền và tương đương tiền là tài sản có tính thanh khoản cao nhất, nó có thể
chuyển đổi thành tiền một cách nhanh chóng và ít gặp rủi ro khi chuyển đổi.

Tiền và tương đương tiền chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản giúp công ty chủ
động trong sản xuất kinh doanh nhưng nếu dự trữ nhiều tiền sẽ làm vòng quay
của tài sản chậm, hiệu quả sử dụng vốn sẽ không cao. Nhưng nếu dự trữ ít quá
cũng sẽ không đảm bảo được khả năng thanh toán. Trong trường hợp công ty
DRC, ta thấy các khoản như vay ngắn hạn cũng có xu hướng tăng từ
117.176.806.771 đồng năm 2012 lên đến 544.334.100.930 đồng trong năm
2013. Đồng thời chưa có khoản nợ dài hạn đến hạn trả nào vào năm 2013.
Nhưng với số tiền và tương đương tiền là 54.436.758.037 đồng thì công ty vẫn
chưa đảm bảo khả năng thanh toán ở mức an toàn. Vì vậy để giải quyết vấn đề
này chắc chắn công ty phải huy động vốn từ nguồn khác.

SVTH: Hồ Thị Mẫn Hiên

21


Phân Tích bảo cáo tài chính

GVHD: ThS. Hoàng Thị Kim Thoa

Và sang đến năm 2014, khoản mục này đã tăng mạnh trở lại khi đạt giá
trị 84.697.754.611 đồng, tăng 30.260.996.574 đồng so với năm 2013 tương ứng
tốc độ tăng 55,59%, tỷ trọng trong nhóm tài sản ngắn hạn cũng tăng lên thành
7,62%. Nhìn vào bảng thuyết minh báo cáo tài chính năm 2014 ta thấy trong
khoản mục này tiền mặt và các khoản tương đương tiền tăng mạnh chính là lí do
giải thích cho việc khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền năm 2014
tăng đột biến so với năm 2013. Điều này có thể giúp công ty có khả năng thanh
toán tốt hơn, nhưng vốn bằng tiền quá lớn sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng
vốn của công ty.
b. Các khoản phải thu ngắn hạn


Đến chỉ tiêu các khoản phải thu thì năm 2012 tỷ trọng này là 20,30%,
sang năm 2013 tăng lên 25,81%, góp phần làm cho tổng TSNH tăng theo. Cụ
thể, Năm 2012, giá trị này là 211.922.629.104 đồng, đến năm 2012 giá trị này
tăng lên 335.632.876.786 đồng, tức đã tăng 123.710.247.682 đồng tương ứng
tốc độ tăng là 58,38%. Điều này cho thấy đây là một biến động lớn về khoản
phải thu tại công ty, thể hiện lượng khách hàng của công ty có sự gia tăng,
chứng tỏ công ty kinh doanh có hiệu quả, nới lỏng chính sách bán chịu. Nhưng
khoản phải thu tăng không phải là dấu hiệu hoàn toàn tốt, điều này ảnh hưởng
đến chính sách thu hồi nợ, rủi ro không thu hồi được nợ, và tình trạng chiếm
dụng vốn. Chính vì vậy công ty cần chú trọng hơn công tác thu hồi nợ nhằm
giảm lượng vốn bị chiếm dụng cũng như giảm khó khăn cho tình hình tài chính
của công ty. Năm 2013 trả trước người bán tăng lên 78.178.702.157 đồng, tức
đã tăng 17.299.642.798 đồng so với 2012 do trong năm này công ty đã mua
hàng tồn kho dự trữ.
Năm 2014, khoản phải thu lại giảm 39.826.761.027 đồng so với năm 2013
tương ứng tốc độ giảm 11,87% khi đạt giá trị 295.806.115.759 đồng. Tuy khoản
mục các khoản phải thu giảm nhưng chỉ tiêu phải thu khách hàng tiếp tục tăng,
nguyên nhân là do chỉ tiêu trả trước người bán đã có sự giảm mạnh khi tốc độ

SVTH: Hồ Thị Mẫn Hiên

22


Phân Tích bảo cáo tài chính

GVHD: ThS. Hoàng Thị Kim Thoa

giảm đến 64,29% so với năm 2013. Như vậy tình trạng bị chiếm dụng vốn của

công ty vẫn tiếp tục diễn ra và có xu hướng tăng. Vì vậy công ty nên cân nhắc
đến vấn đề các chính sách thu hồi vốn để hoạt động hiệu quả hơn.
c. Hàng tồn kho

Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu tài sản ngắn hạn, năm
2013 chiếm 69,33% trong tổng tài sản ngắn hạn. Chỉ tiêu này năm 2013 đạt giá
trị là 901.364.221.066 đồng, tăng 188.957.597.046 đồng so với năm 2012, tương
ứng tốc độ tăng 26,52%. Giá trị hàng tồn kho năm 2013 tăng mạnh do công ty
phải dự trữ thêm nguyên vật liệu để sản xuất lốp radial, đồng thời tăng tồn kho
lốp ô tô bias phục vụ công tác tiêu thụ năm 2014 trong điều kiện di dời Xí
nghiệp ô tô. Việc tích trữ quá nhiều hàng tồn kho có thể sẽ gây khó khăn cho
công ty, tốn chi phí bảo quản, gây ứ đọng vốn, dẫn đến lãng phí vốn cho hoạt
động kinh doanh, ảnh hưởng khả năng thanh toán của công ty nhưng lại là cơ
hội để tăng doanh thu khi có những đơn đặt hàng với số lượng lớn hoặc khi các
mặt hàng khan hiếm trên thị trường, Vậy để đảm bảo cho quá trình kinh doanh
được tiến hành không bị gián đoạn, đòi hỏi công ty phải xác định được lượng
hàng tồn kho dự trữ hợp lý.
Năm 2014, hàng tồn kho đạt giá trị 715.555.630.090 đồng, giảm
185.808.590.976 đồng so với năm 2013 tương ứng tốc độ giảm 20,61%, tuy
nhiên đây vẫn là chỉ tiêu chiếm tỷ trọng cao nhất trong nhóm tài sản ngắn hạn
với 64,40%. Nhìn vào bảng thuyết minh báo cáo tài chính ta có thể thấy nguyên
nhân chính của việc giảm này là do sự giảm mành của nguyên vật liệu và thành
phẩm. Trong năm 2014, dự án sản xuất lốp Radial, một trong những dự án lớn
nhất của công ty đang được đẩy mạnh nên đã sử dụng nhiều nguyên vật liệu đã
được tích trữ trong năm 2013.
d. Tài sản ngắn hạn khác

Trong cơ cấu tài sản của công ty thì tài sản ngắn hạn khác chiếm một tỷ
trọng rất nhỏ nhưng lại biến động khá thất thường. Tỷ trọng năm 2012 là 4,23%,


SVTH: Hồ Thị Mẫn Hiên

23


Phân Tích bảo cáo tài chính

GVHD: ThS. Hoàng Thị Kim Thoa

sang năm 2013 khoản mục này chiếm 0,67% trong nhóm tài sản ngắn hạn. Năm
2012, chỉ tiêu này đạt giá trị 44.163.558.662 đồng và vào năm 2013 giảm
35.435.585.017 đồng tương ứng tốc độ giảm 80,24%, đạt giá trị là
8.727.973.645 đồng. Tuy nhiên vào năm 2014, khoản mục này tăng lên
15.122.187.084 đồng, tốc độ tăng 73,26% do sự tăng đột biến của chỉ tiêu chi
phí trả trước ngắn hạn.
1.2.1.2.

Cơ cấu và biến động của tài sản dài hạn trong giai đoạn 2012-2014
Tài sản dài hạn của công ty chiếm tỷ trọng trong tổng tài sản cao hơn so

với tài sản ngắn hạn và có xu hướng tăng dần qua các năm, cụ thể: năm 2012 tài
sản dài hạn có giá trị 1.434.047.052.771 đồng chiếm 57,87% trong tổng tài sản,
năm 2013 giá trị tài sản dài hạn đạt mức 1.887.575.483.695 đồng, tăng
453.528.430.924 đồng tương ứng tốc độ tăng 31,63% so với năm 2012 và chiếm
59,21% trong tổng tài sản, năm 2014 chỉ tiêu này tiếp tục tăng khi đạt giá trị đến
2.026.221.405.808 đồng, tăng 138.645.922.113 đồng so với năm 2013 với tốc
độ tăng 7,35%, vẫn chiếm tỷ trọng cao hơn so với tài sản ngắn hạn trong tổng tài
sản với 64,58%. Nguyên nhân của việc tài sản dài hạn tăng nhanh do sự gia tăng
nhanh của tài sản cố định và tài sản dài hạn khác.
Đầu tiên, các khoản phải thu dài hạn trong năm 2013 cũng không có.

Cho thấy chính sách bán chịu của công ty là chỉ trong ngắn hạn. Công ty không
bị các công ty khác chiếm dụng vốn trong dài hạn. Nhưng nếu chính sách bán
chịu bị thắt chặt thì cũng ảnh hưởng phần nào đến doanh thu của doanh nghiệp.
Thứ hai, cũng là chỉ tiêu ảnh hưởng nhất đến tài sản dài hạn của công ty
là tài sản cố định. Qua năm 2013 giá trị này tăng thêm 439.825.728.281 đồng
tương ứng tốc độ tăng 31,28% đưa tài sản cố định đạt 1.845.903.064.757 đồng
chiếm 97,79% trong tổng tài sản dài hạn. Năm 2014, chỉ tiêu tài sản cố định tiếp
tục tăng khi đạt giá trị 1.992.667.483.984 đồng, tăng 146.764.419.227 đồng so
với năm 2013 tương ứng tốc độ tăng 7,35%. Cụ thể:
+ Biến động tài sản cố định hữu hình

SVTH: Hồ Thị Mẫn Hiên

24


Phân Tích bảo cáo tài chính

GVHD: ThS. Hoàng Thị Kim Thoa

Tài sản cố định hữu hình của công ty chiếm tỷ trọng rất cao trong cơ cấu
tài sản cố định và có xu hướng tăng dần qua các năm, cụ thể:
Năm 2013 tài sản cố định hữu hình là 1.716.450.988.789 đồng tăng
1.540.045.814.784 đồng tương ứng tốc độ tăng 873,02% so với năm 2012, năm
2014 giá trị này tiếp tục tăng thêm 204.933.374.266 đồng tương ứng tốc độ tăng
11,94% đưa tài sản cố định hữu hình đạt giá trị 1.921.384.363.055 đồng, chiếm
96,42% trong nhóm tài sản cố định. Nguyên nhân chỉ tiêu này tăng lên là do việc
mua mới nhiều máy móc thiết bị và phương tiện vận tải truyền dẫn nhằm phục
vụ cho việc khánh thành nhà máy mới vào ngày 29/06/2013 và ký hợp đồng với
Stamford Tires International tiêu thụ 10.000 lốp Radial/ tháng.

+ Biến động tài sản cố định vô hình
Tài sản cố định vô hình chiếm một tỷ trọng rất nhỏ, không đáng kể và có
xu hướng giảm dần trong cơ cấu tài sản của công ty. Năm 2013, có xu hướng
tiếp tục giảm, nó tiếp tục giảm 345.937.128 đồng xuống còn 1.076.496.898 đồng
tương ứng tốc độ giảm 24,32%. Chỉ tiêu này tiếp tục giảm 128.033.334 đồng,
tốc độ giảm 11,89% và đạt giá trị 948.463.564 đồng. Tuy có xu hướng giảm
nhưng chỉ tiêu này chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu tài sản dài hạn nên có thể
nói tốc độ giảm này không đáng kể.
+ Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
Năm 2013 chi phí xây dựng cơ bản dở dang là 128.375.579.070 đồng, so
với năm 2012 giảm 1.099.874.149.375 đồng tương ứng tốc độ giảm 89,55%.
Năm 2014, chỉ tiêu này tiếp tục giảm 58.040.921.705 đồng tương ứng tốc độ
giảm 45,21%, đạt giá trị 70.334.657.365 đồng. Nguyên nhân giảm chủ yếu là do
DRC gần như hoàn thành đầu tư cho giai đoạn 1 cho dự án Radial: dự án di dời
xí nghiệp săm lốp ô tô từ Bắc Mỹ An vào khu công nghiệp Liên Chiểu.
Cuối cùng, trong tài sản dài hạn còn khoản mục là Đầu tư tài chính dài
hạn, ta thấy Công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng chỉ đầu tư dài hạn vào Công ty Cổ
phần Philips Carbon Black Việt Nam. Năm 2014 công ty giữ nguyên mức đầu tư

SVTH: Hồ Thị Mẫn Hiên

25


×