Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

Tìm hiểu tác động của trồng keo lai đến sinh kế của người dân xã châu hạnh huyện quỳ châu tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 51 trang )

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một nước có địa hình đa dạng, hơn 2/3 lãnh thổ là đồi núi
cho nên có rất nhiều rừng, nhưng với nên kinh tế thị trường thì tài nguyên
rừng đang có xu hướng suy giảm mạnh. Để bảo vệ rừng, cải thiện sinh kế của
người dân, giảm áp lực vào rừng tự nhiên nước ta với chính sách giao đất
giao rừng cho người dân quản lý, bảo vệ rừng và phát triển kinh tế hộ từ cây
lâm nghiệp có hiệu quả, bền vững và phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Nâng
cao độ che phủ rừng và tăng năng suất, chất lượng và giá trị của rừng; cơ cấu
lại ngành theo hướng nâng cao giá trị gia tăng; đáp ứng cơ bản nhu cầu gỗ, lâm
sản cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Tạo thêm việc làm, nâng cao thu
nhập cho người dân có cuộc sống gắn với nghề rừng, góp phần xóa đói, giảm
nghèo, đảm bảo an ninh, quốc phòng.
Tiếp tục áp dụng cơ chế, chính sách phát triển rừng theo dự án trồng mới
5 triệu ha rừng. Trong giai đoạn 2011-2015. Đến nay cả nước đã giao được
11,340 triệu ha rừng cho các doanh nghiệp và người dân quản lý. Tính riêng hộ
gia đình, cá nhân đã giao tổng cộng 3,428 triệu ha rừng. Về cơ bản Việt Nam đã
chuyển đổi căn bản cơ chế rừng tập trung vào Nhà nước trước đây sang
cơ chế quản lý mới đa dạng về chủ rừng, đặc biệt là khẳng định chủ trương
tiếp tục giao rừng tự nhiên cho các hộ gia đình, cá nhân.
Ở huyện Quỳ Châu việc giao đất, giao rừng cho người dân đang được tổ
chức tốt, với tổng diện tích đất lâm nghiệp là 86.671,9 ha, chiếm 81,9% tổng
diện tích tự nhiên( trong đó: Đất rừng xuất 55.140,7 ha chiếm 63,2%; Đất rừng
phòng hộ 20.542,9 ha chiếm 23,7%; Đất rừng đặc dụng: 988,3 ha) . Rừng Quỳ
Châu có diện tích lớn, phong phú về chủng loại cây trồng, tỷ lệ che phủ khá cao
78%, độ chê phủ cả nước 42%. tính riêng ở xã Châu Hạnh vào năm 2014 thì xã
đã giao đất giao rừng cho người dân quản lý và bảo vệ, phát triển kinh tế rừng
với diện tích hơn 1.000 ha và người dân đã trồng rừng kinh tế được hơn 322 ha.
Phần lớn diện tích rừng người dân được giao quản lý đều tiến hành trồng rừng
keo. Theo như chính quyền địa phương thì cây keo là hướng phát triển chính của
xã trong những năm gần đây khi mà cây keo luôn là thu nhập chính của các hộ


dân. Bản thân các hộ gia đình cũng cho rằng trồng keo mang lại cho họ một hiệu
quả kinh tế cao. Với tầm quan trọng của cây keo với chủ trương giao đất rừng
cho người dân quản lý và sản xuất nên hiện nay, trên địa bàn xã Châu hạnh diện
tích rừng keo ngày một tăng lên. Để giúp chúng ta có cái nhìn toàn cảnh hơn về
1


thực trạng trồng keo và tác động của trồng keo đến sinh kế của người dân từ đó
có định hướng phát triển trồng keo phù hợp, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài "Tìm hiểu tác động của trồng keo lai đến sinh kế của người dân xã Châu
Hạnh - Huyện Quỳ Châu - Tỉnh Nghệ An"
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng trồng keo tại xã Châu Hạnh - Huyện Quỳ Châu Tỉnh Nghệ An từ 2012-2014.
- Đánh giá tác động của trồng keo đối với sinh kế của người dân xã Châu
Hạnh - Huyện Quỳ Châu - Tỉnh Nghệ An.
- Tìm hiểu những yếu tố thuận lợi và khó khăn của người dân trong hoạt
động trồng keo.

2


PHẦN 2: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Giới thiệu chung về cây keo
Nguồn gốc
Chi Keo (danh pháp khoa học: Acacia) là một chi của một số loài cây thân
bụi và thân gỗ có nguồn gốc tại đại lục cổ Gondwana, thuộc về phân họ Trinh
nữ (Mimosoideae) thuộc họ Đậu (Fabaceae), lần đầu tiên được Linnaeus miêu tả
năm 1773 tại châu Phi. Hiện nay, người ta biết khoảng 1.300 loài cây keo trên
toàn thế giới, trong đó khoảng 950 loài có nguồn gốc ở Australia, và phần còn

lại phổ biến trong các khu vực khô của vùng nhiệt đới và ôn đới ấm ở cả hai bán
cầu, bao gồm châu Phi, miền nam châu Á, châu Mỹ. Tuy nhiên, chi Acacia
dường như là không đơn ngành. Phát hiện này đã dẫn tới sự chia tách Acacia
thành 5 chi mới, xem thêm bài Danh sách các loài cây keo.
Loài sinh trưởng xa nhất về phía bắc của chi này là Acacia greggii (keo
vuốt mèo), đạt tới 37°10' vĩ bắc ở miền nam Utah, Hoa Kỳ; loài sinh trưởng xa
nhất về phía nam là Acacia dealbata (keo bạc), Acacia longifolia (keo bờ biển
hay keo vàng Sydney), Acacia mearnsii (keo đen) và Acacia melanoxylon (keo
gỗ đen), đạt tới 43°30' vĩ nam ở Tasmania, Australia, trong khi Acacia caven đạt
tới vĩ độ tương tự như thế về phía nam, tại khu vực đông bắc tỉnh Chubut,
Argentina. Trong tiếng Anh, các loài ở Australia gọi chung là wattle (cây keo
Úc), còn các loài châu Phi và châu Mỹ gọi chung là acacia (cây keo). [5]
Đặc điểm
Lá của các loài keo nói chung là loại lá hình lông chim phức. Tuy nhiên, ở
một số loài đặc biệt ở Australia và các đảo trên Thái Bình Dương thì các lá chét
bị triệt tiêu và các cuống lá có dạng phẳng và bẹt, hướng lên trên, có tác dụng
giống như lá; chúng được gọi là cuống dạng lá. Hướng thẳng đứng của các
cuống dạng lá bảo vệ cho các loài cây này không bị quá nóng do ánh sáng dữ
dội của Mặt Trời, do chúng chắn ít ánh sáng hơn so với các lá cây nằm ngang.
Một số loài (chẳng hạn Acacia glaucoptera) thiếu cả lá lẫn cuống dạng lá, nhưng
có cành dạng lá, là một phần của thân cây đã biến đổi thành dạng tương tự như
lá để có chức năng quang hợp.
Các hoa nhỏ có 5 cánh hoa rất nhỏ, gần như ẩn kín trong các nhị hoa dài
và được phân bổ trong các cụm hoa dày dặc dạng hình cầu hay hình trụ; chúng
có màu vàng hay màu kem ở một số loài, một số loài khác thì màu hơi trắng hay
3


thậm chí là tía (chẳng hạn Acacia purpureapetala) hoặc đỏ (trong loài được trồng
gần đây Acacia leprosa).[5]

Các loài thường có gai, đặc biệt ở các loài sinh trưởng trong khu vực khô
cằn. Chúng thường là các cành bị ngắn đi, cứng và sắc, hoặc đôi khi là lá kèm
dạng lá biến hóa thành. Các ví dụ: Acacia armata là cây gai Kangaroo ở
Australia, Acacia giraffae, là cây gai lạc đà ở châu Phi. Tại Trung Mỹ, Acacia
sphaerocephala (cây gai bò) và Acacia spadicigera, các lá kèm tương tự như gai
lớn thường rỗng và cung cấp nơi làm tổ cho các loài kiến, chúng ăn các chất
được tiết ra trên cuống lá và các loại thức ăn kỳ dị ở chóp lá chét; ngược lại
chúng bảo vệ cho cây chống lại các loài côn trùng ăn lá.
Tại Australia, các loài keo bị ấu trùng của một số loài nhậy thuộc họ
Hepialidae phá hoại, chẳng hạn các loài thuộc chi Aenetus như A. ligniveren.
Chúng đào hang theo chiều ngang vòng quanh thân cây, sau đó theo chiều đứng
xuống dưới. Các ấu trùng khác cùng thuộc bộ Lepidoptera cũng được ghi nhận
là phá hoại Acacia, như bướm đuôi nâu, Endoclita malabaricus và nhậy củ cải.
Các loài ấu trùng ăn lá của một số loài thuộc họ Bucculatricidae cũng phá hoại
lá keo: chẳng hạn Bucculatrix agilis chỉ ăn lá của cây Acacia horrida hay
Bucculatrix flexuosa chỉ ăn lá cây Acacia nilotica.[5]
2.1.2. Keo lai
Keo lai (Acacia hybrid) là sự kết hợp giữa hai loài: keo lá tràm (Acacia
Auriculiormis) và Keo tai tượng (Acacia Mangium) và được tuyển chọn từ
những cây đầu dòng có năng suất cao. Cây có nguồn gốc ở Australia, được trồng
phổ biến ở Đông Nam Á, ở Việt Nam cây được trồng rộng rãi trên toàn quốc
trong những năm gần đây. Cây mọc tốt ở hầu hết các dạng đất, thích nghi nhất là
ở các tỉnh từ Quảng Bình trở vào. Cho đến nay, Keo lai đã được khẳng đinh là
loài cây có khả năng chịu đựng được khô hạn, tăng trưởng nhanh và ưu việt hơn
Keo lá tràm kể cả trên đất cát nghèo dinh dưỡng. Cây Keo lai có sức sinh trưởng
nhanh hơn cầy bố mẹ. Nhằm hạn chế tình trạng phân ly của giống lai, Keo lai
thường được tạo cây con bằng phương pháp vô tính (giâm hom).[6]
Cây có thể cao đến 25 - 30 m, đường kính lên đến 60 - 80 cm. Cây ưa
sáng, mọc nhanh, có khả năng cải tạo đất, chống xói mòn, chống cháy rừng. Gỗ
thẳng, màu vàng trắng có vân, có giác lõi phân biệt, gỗ có tác dụng nhiều mặt:

kích thước nhỏ làm nguyên liệu giấy, kích thước lớn sử dụng trong xây dựng,
đóng đồ mộc mỹ nghệ, hàng hóa xuất khẩu.

4


- Điều kiện gây trồng:
+ Yêu cầu lượng mưa từ 1.500 - 2.500 mm/năm. Mọc tốt trên đất có độ pH từ 3 - 7.
+ Nhiệt độ bình quân: 220C, tối thích từ 24 – 280C, giới hạn 400C.
+ Đất đai: chủ yếu trồng trên các loại đất ferali, tầng dày tối thiểu 75 cm,
tối ưu: 4 - 50 cm. Đất phù sa cổ, đất xám bạc màu, đất phèn lên luống không bị
ngập nước đều có thể trồng được.
+ Do keo lai giâm hom chủ yếu là rễ bàng nên độ dầy tầng đất đối với
rừng trồng nguyên liệu trong 5 - 7 năm tiến hành khai thác không nhất thiết phải
có độ dày tầng đất ≥ 40 - 50 cm. Nhưng trong điều kiện cụ thể, Keo giâm hom
không được trồng trên các loại đất sau đây:
Đất trơ sỏi đá, tầng đất mỏng, độ sâu < 20 cm.
Đất cát trắng, đất cát di động.
Đất nhiễm mặn, thường xuyên ngập úng.
Đất bị đá ong hóa.
2.1.3. Công dụng, giá trị của cây keo
Ngoài những giá trị về mặt môi trường mà cây keo lai mang lại cho đời
sống của người dân như phủ xanh đất đồi núi, nâng cao chất lượng không khí thì
cây keo còn mang lại hiệu quả kinh tế cho ngươi dân. Cây keo thu hoạch gỗ để
bán cho những người thu mua với giá trị sản lượng rơi vào khoảng 130-180
m3/ha và giá trị kinh tế của nó rơi vào khoảng 190-210 nghìn đồng với 1 m 3 gỗ.
Ngoài ra thì người dân còn tiến hành tỉa thưa các cành nhỏ để lấy củi hoặc làm
bột giấy, một số cây được làm giống.
2.1.4. Chu kỳ kinh doanh của cây keo
 Định nghĩa chu kỳ kinh doanh

Theo nghĩa chung thì chu kỳ kinh doanh được hiểu là sự biến động của
các hoạt động kinh tế ngắn hạn trong một thời kỳ nhất định, trong đó các giai
đoạn tăng trưởng và các giai đoạn suy giảm luân chuyển lẫn nhau không ngừng.
Theo Arthur Burns và Wesley Mitchell đã đưu ra một định nghĩa về chu
kỳ kinh doanh như sau: “Chu kỳ kinh doanh là một loại dao động được nhận
thấy trong các hoạt động kinh tế tổng hợp của những quốc gia mà tổ chức công
việc chủ yếu của họ diễn ra trong các đơn vị sản xuất kinh doanh: một chu kỳ
gồm có các quá trình mở rộng sản xuất xuất hiện vào các khoảng thời gian giống
5


nhau ở rất nhiều hoạt động kinh tế, kế theo là các giai đoạn giảm sút, thu hẹp và
các giai đoạn phục hồi tương tự mà những giai đoạn này hợp nhất vào giai đoạn
mở rộng của chu kỳ tiếp theo; quá trình thay đổi liên tiếp này thường xuyên diễn
ra nhưng không mang tính định kỳ; độ dài của các chu kỳ kinh doanh thường từ
hơn 1 năm tới 10 hoặc 20 năm; chúng không thể chia được thành các chu kỳ
ngắn hơn mà những chu kỳ này có những đặc tính tương tự với biên độ dao
động xấp xỉ của chính chúng .”[7]
 Chu kỳ kinh doanh cây keo
Cây keo là một loại cây sinh trưởng nhanh so với các loài cây gỗ đang
được sử dụng ở nước ta hiện nay. Tùy vào mục đích khai thác của người dân mà
chu kỳ cây keo cũng thay đổi. Nếu người dân trồng keo để lấy gỗ nhỏ dùng cho
công nghiệp làm giấy thì trên lý thuyết chu kỳ của cây keo sẽ keo dài từ 8-10
năm là tốt nhất, lúc đó cây keo cho năng suất từ 150-190m 3/ha. Còn nếu người
dân sử dụng vào mục đích lấy gỗ lớn thì lúc cây keo ở tuổi thứ 20 thì đạt kích
thước thân từ 35-39 cm tuy nhiên theo tính toán thì trồng cây keo với mục đích
lấy gỗ lớn thì nên thu hoạch vào năm thứ 16-17 là hợp lý nhất, khi đó keo đạt
kích thước là 32 cm [8]
2.1.5. Khái quát thiết kế trồng rừng keo
 Mật độ trồng rừng

Mật độ trồng là 1650 cây/ha, trong đó: cây cách cây 2m, hàng cách hàng 3m.
Ở những nơi có độ dốc thấp từ 0-15 0, trong 2 năm đầu có thể trồng xem
cây lương thức, hoa màu. Những nơi có độ dốc từ 16-20 0, có thể trồng cây nông
nghiệp không có củ để thu sản phẩm trung gian và hạn chế thực bì có hại, cỏ dại
phát triển cạnh tranh với cây trồng, thuận lợi cho công tác chăm sóc, bảo vệ, góp
phần cải tạo đất, nhưng phải cách gốc cây trồng >1.0m và tuyệt đối không ảnh
hưởng xấu đến sinh trưởng của cây trồng, nếu độ dốc cao 21-25 0 thì không được
phép trồng xen cây nông nghiệp
 Tiêu chuẩn của cây con
Cây con được tạo trong túi bầu PE có kích thước 9x14cm tại vườn ươm từ
3-3,5 tháng tuổi, phải đạt tiêu chuẩn: Chiều cao vút ngọn từ 25-35cm, đường
kính cổ rễ từ 3-4mm. Cây con phát triển bình thường, bỗ rễ phát triển tốt, không
sâu bệnh, không vàng úa hoặc cụt ngọn, không bị vỡ bầu.
 Phương thức trồng: Trồng thuần loài
 Phương pháp trồng: Trồng bằng cây con được tạo trong túi bầu PE.
6


 Xử lý thực bì
Xử lý thực bì toàn diện trên toàn bộ diện tích thiết kế trồng rừng, chiều
cao gốc phát >10cm, tiến hành băm nhở cành nhánh và rải đều trên diện tích
trồng để giữ ấm, tăng độ phì cho đất và chống xói mòn đất. Thời gian xử lý thực
bì phải hoàn tất trước tháng 10 để kịp làm đất và trồng rừng, không được đốt
thực bì.
 Kỹ thuật làm đất
- Phương thức làm đất
Làm đất bằng thủ công và cục bộ theo hố. Hố phải bố trí theo đường đồng
mức và phân bố theo hình nanh sấu.
- Pháp làm đất:
Tiến hành dẫy cỏ và cuốc cục bộ theo hố trồng với diện tích 1 m 2/hố, cuốc

xới với chiều sâu > 15cm, nhặt hết đá lẫn, rễ cây và đào hố ngay tâm diện tích
cuốc cục bộ.
- Đào và lấp hố, bón phân
Hố đào ngay giữa diện tích cuốc cục bộ, có kích thước (40x40x40) cm,
đào lớp tầng mặt riêng, nhặt hết đá lẫn, rễ cây trong hố.
Lấp hố và bón phân: sau khi đào hố xong từ 1-2 tuần, tiến hành lấp hố.
Khi lấp hố phải lấp lớp đất mặt xuống dưới, tầng đất dưới lên trên, khi lấp ½ hố
thì tiến hành bóp hỗn hợp phân và trộn đều với đất trong hố với liều lượng gồm:
200g phân hữu cơ vi sinh + 100g phân NPK/ hố, sau đó tiếp tục lấp đất đầy hố.
Công việc đào và lấp hố phải thực hiện xong trước khi trồng 2-4 tuần.
 Kỹ thuật trồng
- Thời vụ trồng:
Trồng vào mùa mưa từ giữa tháng 9 đến tháng 2 năm sau, không trồng
vào những ngày mưa bão lớn, nên trồng trước 9h sáng hoặc sau 3h chiều vào
những ngày nắng (chú ý nên trồng vào những ngày râm nắng)
- Vận chuyển cây con và trồng cây:
Khi vận chuyển cây con tránh sự va đập làm tổn thương cơ giới, nên vận
chuyển cây con vào những ngày râm mát.
- Kỹ thuật trồng cây:

7


Khi trồng dùng cuốc moi rộng giữa lòng hố sâu 15-20 cm, dùng dao rạch
vỏ bầu nhưng không làm vỡ kết cấu ruột bầu. Sau đó đặt cây ngay ngắn giữa hố
sao cho mặt bầu thấp hơn mặt đất tự nhiên quanh hố từ 1-2cm, sau đó tiến hành
lấp đất, nén chặt và vun gốc cho cây trồng theo hình mâm xôi để tránh nước
mưa ứ đọng trong hố.
 Chăm sóc và bảo vệ
- Chăm sóc: Rừng trồng được chăm sóc liên tục trong 3 năm

+ Năm thứ nhất:
Lần 1 sau khi trồng vài tuần, tiến hành kiểm tra tỷ lệ sống để tiến hành tra
dặm những gốc cây bị chết. Phát quang trên toàn bộ diện tích trồng, làm cỏ và
vun gốc cho cây trồng vào tháng 4 – 6. Thi công đường lô, khoảnh.
Lần 2 vào tháng 9 – 12. Ngoài nội dung như lần 1, còn tiến hành cuốc cục
bộ quanh gốc cây trồng với đường kính 0,6- 0,8m, đồng thời bón thúc mỗi gốc
100g phân NPK. Đồng thời tiến hành tỉa thân cành phát triển không đúng mục
đích kinh doanh.
+ Năm thứ 2: Số lần và nội dung các lần chăm sóc cũng như lần 1 nhưng
có thêm công đoạn tỉa thân và tỉa cành.
Tỉa thân: Những cây có nhiều thân, chọn một thân chính và dùng kéo cắt
bỏ những thân, cành phát triển không đúng mục đích kinh doanh.
Tỉa cành: Trên các cây có nhiều cành nhánh, tỉa tất cả các cành ở đoạn 1/3
chiều dài thên tính từ mặt đất lên phía trên.
+ Năm thứ 3: Chăm sóc một lần vào tháng 8 -10. Nội dung:: Phát dọn
thực bì, loại bỏ cây leo bu bám trên cây trồng kết hợp với tỉa cành. Xăm xới vun
gốc đường kính 0,8 – 1m. Thi công đương lô, khoảnh.
 Bảo vệ
Thường xuyên tuần tra bảo vệ, phát hiện và phòng trừ sâu bệnh hại. Cắm
các loại bảng nghiêm cấm thả gia súc, nghiêm cấm mang lửa vào rừng trồng
trong mùa khô, tích cực phòng chống cháy rừng. [4]
2.2. Rừng trồng và vai trò của nó trong kinh tế xã hội
- Khái niệm sản xuất lâm nghiệp Lâm nghiệp là một ngành kinh tế kỹ
thuật đặc thù bao gồm tất cả các hoạt động gắn liền với sản xuất hàng hóa và
dịch vụ từ rừng như gây trồng, khai thác, vận chuyển,… và cung cấp các dịch vụ
môi trường có liên quan đến rừng.
8


- Khái niệm về tài nguyên rừng và các loại rừng Theo từ điển lâm nghiệp

thì rừng là một quần xã sinh vật, trong đó cây rừng (gỗ hoặc tre nứa) chiếm ưu
thế. Quần xã sinh vật phải có diện tích đủ lớn và có mạt độ cây nhất định để
giữa quần xã sinh vật với môi trường, giữa các thành phần của quần xã sinh vật
có mối quan hệ hữu cơ hình thành nên một hệ sinh thái. Thông thường, người ta
có thể căn cứ vào nhiều hình thức khác nhau để phân loại rừng, cụ thể: Căn cứ
vào nguồn gốc hình thành rừng: Rừng nguyên sinh, rừng thứ sinh và rừng trồng.
Căn cứ vào tổ thành rừng: Rừng thuần loài và rừng hỗn loài Căn cứ vào đặc tính
sử dụng rừng: Rừng đặc dụng, rừng sản xuất và rừng phòng hộ. Tài nguyên
rừng, là tài nguyên thiên nhiên có thể phục hồi được, tích tụ lâu ngày trong rừng,
bao gồm tài nguyên bề mặt của rừng. Rừng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối
với con người, và các sinh vật.
 Rừng kinh doanh
- Khái niệm rừng kinh doanh Rừng kinh doanh: Là loại rừng do con
người tạo nên bằng cách trồng mới trên đất chưa có rừng trồng hoặc trồng lại
rừng trên đất trước đây đã có rừng, được trồng nhằm mục đích chính là cung
cấp nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và nhu cầu gia dụng với
năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao. Trồng thâm canh rừng kinh tế
phải căn cứ vào vùng sinh thái, điều kiện đất đai, khí hậu tại nơi trồng rừng
để chọn loại cây trồng đáp ứng từng mục tiêu kinh doanh cụ thể. Rừng kinh tế
có chu kỳ tối đa là 15 năm.
2.3. Sinh kế
2.3.1. Khái niệm sinh kế
Khái niệm sinh kế được hiểu rất rộng và được sử dụng trong những bài viết
về nghèo đói và phát triển nông thôn nhưng ý nghĩa của nó trong mỗi bối cảnh
cụ thể là khác nhau. Chính sự khác nhau đó dẫn đến khái niệm sinh kế chỉ có thể
được hiểu một cách tương đối trong điều kiện cụ thể.
Sinh kế của một hộ gia đình, hay một cộng đồng còn được gọi là kế sinh
nhai hay phương kế kiếm sống của hộ gia đình hay cộng đồng đó. Theo
Chamber và Conway (1992), sinh kế bao gồm khả năng (capacity), tài sản
(assets - các nguồn dự trữ, các nguồn tài nguyên, quyền được bảo vệ và tiếp cận)

và các hoạt động cần có cho một cách thức kiếm sống. Do vậy, theo Ellis
(2000) một sinh kế bao gồm tài sản (tự nhiên, phương tiện vật chất, con người,
tài chính và vốn xã hội), các hoạt động, và việc tiếp cận đến các tài sản và các
hoạt động này (qua thể chế, quan hệ xã hội), tất cả cùng nhau xác định sự sống
mà cá nhân hay hộ gia đình nhận được [9].
9


Theo tổ chức DFID thì sinh kế có thể được mô tả là một tập hợp của việc sử
dụng các nguồn lực thực hiện các hoạt động để sống. Các nguồn lực có thể bao
gồm kỹ năng và khả năng (vốn con người) của một cá nhân, đất đai, tiết kiệm và
trang thiết bị (vốn tự nhiên, tài chính và vật chất), các nhóm hỗ trợ chính thức
hay các mạng lưới không chính thức hỗ trợ cho việc thực thi hoạt động (vốn xã
hội). Đó là sự kết hợp các hoạt động được thực hiện để sử dụng các nguồn lực
để duy trì cuộc sống.
Sinh kế bền vững là khi nó có khả năng liên tục duy trì hay củng cố mức
sống ở hiện tại mà không làm huỷ hoại cơ sở các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Để có được điều này, sinh kế bền vững phải có khả năng vượt qua và hồi phục
sau các áp lực và sốc (ví dụ như các tai hoạ thiên nhiên hay suy thoái kinh tế).
Khái niệm sinh kế và sinh kế bền vững được hiểu là tập hợp các nguồn lực
và khả năng mà con người có được, kết hợp với những quyết định và hoạt động
mà họ thực thi nhằm để kiếm sống cũng như để đạt được các mục tiêu và ước
nguyện của họ. Các nguồn lực mà con người có được bao gồm vốn con người,
vốn xã hội, vốn vật chất, vốn vốn tự nhiên, vốn tài chính.
Như vậy sinh kế được hiểu một cách đơn giản là hệ thống các hoạt động để
có thể tạo ra thu nhập và tập hợp các nguồn vốn để hỗ trợ cho người dân thực
hiện các hoạt động tạo thu nhập đó, và đây cũng là khái niệm được áp dụng
trong nghiên cứu này.
2.3.2 Khái niệm sinh kế bền vững
Khái niệm sinh kế lần đầu tiên được đề cập trong báo Brundland(1987) tại

hội nghị thế giới vì môi trường và phát triển. Một sinh kế được cho là bền vững
khi con người có thể đối phó và khắc phục được những áp lực và cú sốc. Đồng
thời có thể duy trì hoặc nâng cao khả năng và tài sản ở cả hiện tại và trong tương
lai mà không gây tổn hại đến cơ sở các nguồn tài nguyên thiên nhiên. [9]
2.3.3 Các nguồn vốn sinh kế
2.3.3.1. Nguồn vốn con người
Đây là nhân tố quan trọng nhất. Nó có vai trò quyết định đối với việc sử
dung có hiệu quả, quyết định khả năng của một cá nhân, một hộ gia đình sử
dụng và quản lí các nguồn vốn khác. Nguồn lực con người thể hiện kĩ năng, kiến
thức, năng lực để lao động, và cùng với sức khỏe, thời gian và khả năng làm
việc giúp con người theo đuổi những chiến lược sinh kế khác nhau và đạt được
mục tiêu sinh kế của mình. Ở mức hộ gia đình thì nguồn lực con người là yếu tố
10


về số lượng và chất lượng lao động sẵn có. Tuỳ theo quy mô hộ, cấu trúc nhân
khẩu và số lượng người không thuộc diện lao động, giới tính của các thành viên,
giáo dục, tình trạng sức khỏe...mà khả năng lao động của họ là khác nhau. [9]
2.3.3.2. Nguồn vốn tài chính
Đây là yếu tố trung gian cho sự trao đổi có ý nghĩa quan trọng đối với việc
sử dụng thành công các yếu tố/tài sản khác. Nguồn tài chính nghĩa là các nguồn
lực tài chính (chủ yếu là tiền mặt và các khoản tài chính tương đương) mà con
người sử dụng để đạt được mục tiêu sinh kế của mình. Có hai nguồn tài chính cơ
bản, đó là nguồn vốn sẵn có và nguồn vốn vào thường xuyên, nguồn sẵn có như:
tiết kiệm, tiền gửi ngân hàng, vật nuôi, khoản vay tín dụng và nguồn vốn vào
thường xuyên như: trợ cấp, các khoản tiền chuyển nhượng từ nhà nước hoặc các
khoản tiền gửi, của người thân chuyển về, tiền lương hưu.
2.3.3.3. Nguồn vốn vật chất
Đề cập đến tài sản do con người tạo nên và các dạng tài sản vật chất. Nguồn
vốn vật chất bao gồm cơ sở hạ tầng cơ bản và công cụ sản xuất hàng hóa cần

thiết để hỗ trợ sinh kế, như giao thông, hệ thống cấp nước và năng lượng, nhà ở
và các đồ dùng, dụng cụ trong gia đình, các cộng cụ máy móc phục vụ sản xuất.
Cơ sở hạ tầng được hiểu là một loại hàng hóa công cộng sử dụng mà không cần
trả phí trực tiếp, bao gồm những thay đổi trong môi trường vật chất mà chúng
giúp con người đáp ứng nhu cầu cơ bản của mình và đem lại nhiều lợi ích hơn.
Công cụ sản xuất hàng hóa là những công cụ và thiết bị mà con người sử
dụng để hoạt động mang lại năng suất cao hơn. Các công cụ đó có thể do một cá
nhân hay nhóm người sở hữu, cũng có thể thuê hoặc mua, phổ biến là đối với
các thiết bị phức tạp.
2.3.3.4. Nguồn vốn xã hội
Là các tiềm lực xã hội mà con người vạch ra nhằm theo đuổi các mục tiêu sinh
kế của mình. Các mục tiêu này được phát triển thông qua các mạng lưới và các mối
liên kết với nhau, tính đoàn hội của các nhóm chính thức; và mối quan hệ dựa trên
sự tin tưởng, sự trao đổi, và ảnh hưởng lẫn nhau. Đề cập đến mạng lưới và mối
quan hệ, các tổ chức xã hội và các nhóm chính thức cũng như phi chính thức mà
con người tham gia để từ đó được những kết quả sinh kế.
2.3.3.5. Nguồn vốn tự nhiên
Nguồn vốn tự nhiên bao gồm những yếu tố thuộc về tự nhiên như đất,
nước và các nguồn tài nguyên được con người sử dụng để làm phương tiện kiếm
11


sống. Khi xem xét đến nguồn vốn tự nhiên cần chú ý đến các tài nguyên có thể
phục hồi được và các tài nguyên không thể phục hồi được để làm cơ sở để phát
triển các hoạt động nông nghiệp cũng như phi nông nghiệp.
Như vậy sinh kế con người bao gồm năm loại nguồn vốn khác nhau, mỗi
nguồn vốn đóp góp nhất định vào khả năng tạo thu nhập của nông hộ và sự bền
vững sinh kế của người dân. Tuy nhiên trong phạm vi đề tài này chỉ chú trọng
tập trung vào vốn tự nhiên và vốn tài chính của người dân dân. Cụ thể là những
chỉ tiêu về đất đai, thu nhập, việc làm.[9]

2.4. Kết quả sinh kế
2.4.1. Khái niệm
Kết quả sinh kế được khái niệm là những mục tiêu và ước nguyện đạt được.
Đó là những điều mà con người muốn đạt được trong cuộc sống cả trước mắt và
lâu dài.
2.4.2. Những yếu tố cần đạt được của kết quả sinh kế
Sự hưng thịnh hơn: thu nhập cao hơn và ổn định hơn, cơ hội việc làm tốt
hơn, kết quả của những công việc mà người dân đang thực hiện tăng lên. Nhìn
chung lượng tiền thu được của hộ gia đình tăng lên.
Đời sống được nâng cao: Ngoài tiền và những thứ mua được bằng tiền, người
ta còn đánh giá đời sống bằng giá trị của những hàng hóa phi vật chất khác. Sự
đánh giá về đời sống của người dân chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố. Ví dụ
căn cứ vào vấn đề giáo dục và y tế cho các thành viên trong gia đình được đảm
bảo, các điều kiện sống tốt, khả năng tiếp cận các dịch vụ tốt, sự an toàn của đời
sống vật chất và tinh thần…
Khả năng tổn thương giảm: Người nghèo luôn phải sống trong trạng thái dễ
bị tổn thương. Do vậy, sự ưu tiên của họ có thể là tập trung cho bảo vệ gia đình
khỏi những đe dọa tiềm ẩn, thay vì phát triển tối đa những cơ hội của mình. Việc
giảm khả năng có trong ổn định giá cả thị trường, an toàn sau các thảm họa của
tự nhiên, khả năng kiểm soát dịch bệnh gia súc…
An ninh lương thực được củng cố: An ninh lương thực là một vấn đề cốt lõi
trong sự tổn thương và đói nghèo. Việc tăng cường an ninh lương thực có thể
được thực hiện thông qua đảm bảo khả năng tiếp cận nguồn tài nguyên đất, nâng
cao và ổn định thu hoạch mùa màng, đa dạng hóa sản xuất, tăng việc làm phi
nông nghiệp,...
12


Sử dụng bền vững hơn cơ sở nguồn tài nguyên thiên nhiên. Sử dụng môi
trường là một mối quan tâm mang ý nghĩa quan trọng và hỗ trợ cho các kết quả

sinh kế khác.
2.5. Cơ sở thực tiễn
 Thực trạng trồng keo lai tại huyện Quỳ Châu
Lâm nghiệp là thế mạnh của huyện Quỳ châu với tổng diện tích đất lâm
nghiệp là 86.671,9 ha, chiếm 81,9% tổng diện tích tự nhiên (trong đó: Đất rừng
xuất 55.140,7 ha; Đất rừng phòng hộ 20.542,9 ha; Đất rừng đặc dụng: 988,3
ha) . Rừng Quỳ Châu có diện tích lớn, phong phú về chủng loại cây trồng, tỷ lệ
che phủ khá cao 78%, độ che phủ cả nước 42%, huyện có tổng tổng có đến 11
xã, 1 thị trấn.
Tiềm năng tài nguyên rừng ở Quỳ Châu còn khá lớn về cả diện tích và trữ
lượng, đặc biệt là nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất thủ công nghiệp như:
Lùng, nứa và có thể phát triển công nghiệp chế biến lâm sản tại chỗ. Với đặc thù
về đất đai, khí hậu Quỳ Châu thích hợp để trồng các loại cây lâm nghiệp chủ yếu
là cây keo.
Nguồn lao động của huyện nhìn chung dồi dào. Tuy nhiên, nhu cầu về
công việc hiện tại là khá căng thẳng đòi hỏi tay nghề, trình độ chuyên môn nên
người dân ở đây chủ yếu thất nghiệp hoặc làm nông. Nên từ khi mô hình trồng
keo phát triển trên địa bàn huyện thì đã giải quyết được việc làm cho người dân.
Người dân bắt đầu chuyển qua trồng rừng kinh tế rất nhiều

13


PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Các hộ trồng keo tại xã Châu Hạnh, Huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi về không gian

Đề tài tiến hành nghiên cứu tại hai thôn Hoa Hải và Định Tiến của xã
Châu Hạnh là những thôn có diện tích trồng keo lớn của xã.
* Phạm vi về thời gian
Thời gian thực hiện đề tài từ 1/2015 – 5/2015.
* Phạm vi nội dung nghiên cứu
Đề tài tiến hành nghiên cứu tác động của cây keo đối với sinh kế hộ gia
đình xã Châu Hạnh, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An, được thực hiện hướng vào
nhóm người dân trồng keo trên địa bàn 2 thôn Hoa Hải và thôn Định Tiến của xã
Châu Hạnh
3.2. Nội dung nghiên cứu
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Châu Hạnh, huyện Quỳ Châu
tỉnh Nghệ An
- Thực trạng trồng keo của xã và các hộ khảo sát
- Tác động của trồng keo đối với sinh kế hộ gia đình
- Những khó khăn, thuận lợi của người dân trong quá trình trồng keo tại xã
- Giải pháp phát triển trồng keo
3.3. Phương pháp nguyên cứu
3.3.1. Phương pháp chọn điểm
Xã Châu Hạnh là một trong những xã vùng núi có diện tích rừng keo khá lớn của
huyện Quỳ Châu . Do đó, đây là xã đại diện cho việc trồng rừng keo giúp tiến hành
nghiên cứu đề tài.
14


3.3.2. Phương pháp thu thập thông tin
* Thu thập thông tin thứ cấp:
Số liệu thứ cấp được thu thập từ các sách báo, báo cáo khoa học, tài liệu
nghiên cứu, tạp chí, liên quan đến tác động của trồng keo đến sinh kế người dân
của xã nhằm thu thập các thông tin về thực trạng trồng keo tại xã, các báo cáo
kinh tế xã hội của xã từ năm 2012-2014 của xã nhằm thu thập các thông tin liên

quan đến đề tài.
* Thu thập thông tin sơ cấp:
+ Phỏng vấn người am hiểu: Nghiên cứu phỏng vấn sâu với các đối tượng
lhacs nhau nhằm thu thập các thông tin liên quan đến tác động của việc phát triển
trồng keo. thứ nhất phỏng vấn phó chủ tịch xã, trưởng ban lâm nghiêp, trưởng bản
và người dân của xã thu thập các thông tin liên quan, tác động của keo tới sinh kế
hay đời sống của người dân và những khó khăn, thuận lợi của trồng keo.
+ Thảo luận nhóm: Đề tài tiến hành thảo luận 1 nhóm (gồm 9 người: trưởng
bản, người am hiểu trồng keo của xã và 7 hộ gia đình) trồng keo nhằm thu thập
các thông tin về tác động của trồng keo tới đời sống người dân, những khó khăn
và thuận lợi trong trồng keo của hộ cũng như giải pháp phát triển trồng keo.
+ Phỏng vấn hộ: Đề tài tiến hành phỏng vấn ngẫu nhiên 30 hộ, bằng bảng
hỏi bán cấu nhằm lấy thông tin liên quan đến thực trạng trồng keo tác động của
trồng keo đến đời sống hộ, và những khó khăn, thuận lợi của hộ trong quá trình
trồng keo.
3.3.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
- Các số liệu định tính sẽ được phân tích và đánh giá
- Các số liệu định lượng về hiệu quả kinh tế sẽ được xử lý bằng phần
mềm Excel.

15


PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội xã Châu Hạnh huyện Quỳ Châu
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lý và đặc điểm địa hình của xã

Hình 4.1. Bản đồ hành chính huyện Quỳ Châu, Nghệ An
* Vị trí địa lý:

Quỳ Châu là huyện vùng Tây Bắc của Nghệ An, cách thành phố Vinh
145km theo Quốc Lộ 48. Quỳ Châu có tọa độ địa lý 19006' đến 19047' vĩ độ Bắc,
1040542' đến 105017' kinh độ Đông, tổng diện tích tự nhiên là 105.765,6 ha.
Quỳ Châu có ranh giới chung với:
- Phía Bắc giáp Huyện Quế Phong và tỉnh Thanh Hóa
- Phía Nam giáp Huyện Quỳ Hợp và Huyện Con Cuông
- Phía Đông giáp huyện Nghĩa Đàn và tỉnh Thanh Hóa
- Phía Tây giáp huyện Quế Phong và huyện Tương Dương
Quỳ Châu có 12 đơn vị hành chính cấp xã, 03 trung tâm cụm xã, Quỳ Châu
có tuyến quốc lộ 48 đi qua dài 39 km, đường tỉnh lộ từ Châu Thôn đi Tân Xuân
qua trung tâm huyện dài 15 km và 9 tuyến đường huyện lộ
16


* Đặc điểm địa hình, địa mạo
- Quỳ Châu là huyện của địa hình hiểm trợ, nhiều núi cao bao bọc tạo nên
những thung lũng nhỏ và hẹp nằm trong địa bàn của các đới kiến tạo, đới năng Pù
Huống, nếp lõm song hiếu nên địa hình có nhiều lớp lượn sóng theo hướng từ Tây
Bắc xuống Đông Nam. Các khe suối đổ về sông hiếu, sông hiếu nằm ở giữa chạy
từ Tây sang Đông tạo thành địa hình lòng máng. Địa hình có thể phân ra như sau:
- Dạng địa hình thung lũng bằng phân bố rải rác ở các bãi bồi dọc theo các
con sông và một số khe suối (Châu Bình, Châu Tiến, Châu bính) diện tích ít, chỉ
chiếm khoảng 1% diện tích tự nhiên của huyện.
- Dạng địa hình đồi: Có diện tích chiếm khoảng 25% diện tích tự nhiên của
toàn huyện, phân bố chủ yếu dọc theo quốc lộ 48 và nằm ở triền núi. Phần lớn là
dạng đồi lượn sóng có độ cáo 170 - 200m.
-Dạng địa hình núi: Có diện tích chiếm khoảng 74% diện tích tự nhiên
toàn huyện, trong đó có khoảng 57% là núi thấp từ 170 - 1.000m, còn lại là núi
cao trên 1.000m (đỉnh Bù Lô Cô 1.124m, đỉnh Pù Huống, đỉnh Pù Khang
1.085m).

Nhìn chung, địa hình của quỳ châu chủ yếu là núi cao, độ dốc tương đối
lớn. Các dòng sông hẹp và dốc gây khó khăn cho phát triển giao thông vận tải
đường sông và hạn chế khả năng điều hòa nguồn nước mặt trong các mùa phục vụ
cho canh tác nông nghiệp. Tuy nhiên, hệ thống sông ngòi có độ dốc lớn, với nhiều
thác lớn nhỏ là tiềm năng rất lớn cần được khai thác để phát huy thủy điện nhỏ.
* Đặc điểm khí hậu
Khí hậu Quỳ Châu mang đặc điểm chung của vùng miền là nhiệt đới gió
mùa, có mùa nắng nóng, mùa lạnh và ẩm.
- Chế độ nhiệt: Các yếu tố khí hậu trung bình nhiều năm cho thấy, sự
chênh lệch nhiệt độ giữ các tháng trong năm khá cao. Từ tháng 11 đến tháng 4
năm sau nhiệt độ cao nhất là 390C, nhiệt độ thấp nhất là 100C. Từ tháng 5 đến
tháng 10, nhiệt độ cao nhất là 430C, nhiệt độ thấp nhất là 180C.
- Chế độ mưa: Quỳ Châu là huyện có lượng mưa trung bình so với các
huyện khác ở vùng núi Tây Bắc. Lượng mưa bình quân hằng năm giao động từ
800 - 1200mm/năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa mưa từ
tháng 5 đến tháng 10, tháng mưa nhiều nhất là các tháng 8,9 có lượng mưa từ 220
- 540mm/tháng và thường gây lũ lụt
17


- Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí có sự chênh lệch giữ các tiểu vùng
và theo mùa. Độ ẩm không khí trung bình hàng năm dao động từ 85-90%. Chênh
lệch giữa độ ẩm trung bình tháng cao nhất và tháng thấp nhất chỉ ở mức 2 - 5%:
Vùng có đới ẩm cao nhất là phía Bắc, vùng có độ ẩm thấp nhất là vùng núi phía
Tây của huyện.
- Chế độ gió: Nằm trong vùng chịu ảnh hưởng một phần gió Tây Nam từ
tháng 4 đến tháng 8, gây kho nống một số vùng trên huyện. Quỳ Châu là huyện
có tốc độ gió thấp nhất so với các huyện trong tỉnh, ít bị ảnh hưởng của bão, thi
thoảng có lốc xoay cục bộ.
Nhìn chung, thời tiết khí hậu Quỳ Châu không mấy thuận lợi, chế độ nhiệt

trong năm biến động lớn, thời gian nắng nóng dài, về mùa khô lượng mưa thấp
nên hạn hán làm hạn chế sinh trưởng và phát triển của cây trồng vật nuôi: Mùa
mưa thường có lốc xoáy, mưa đá, lũ ống, lũ quét, phát sinh dịch bệnh, ảnh hưởng
không nhỏ đến sản xuất và đời sống của nhân dân trên địa bàn.
4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội của xã
Châu Hạnh là một xã có đa phần người dân làm nông nghiệp, với một nền
kinh tế thuần nông. Trong nhiều năm qua nền kinh tế của xã cũng đang phát triển
hơn trước và đã có nhiều sự đổi khác, nhưng bắt đầu có mô hình trồng keo tại địa
phương nên tình hình nền kinh tế của người dân được cải thiện rất đáng kể với thu
nhập bình quân của hộ trước đây mỗi năm từ
* Tình hình dân số lao động xã
Xã Châu Hạnh có tổng dân số 1.673 hộ, với 7.313 khẩu với 2.958 lao động
chiếm 40,4% dân số. Trong đó hộ làm nông nghiệp có 1.515 hộ chiếm 90% tổng
số hộ. còn 10% là hộ phi nông nghiệp.
Bảng 4.1. Đặc điểm về nhân khẩu và lao động của xã Châu Hạnh
Chỉ Tiêu
Tổng số hộ

ĐVT

Qui mô

Hộ

1.673,00

Tổng số nhân khẩu

Người


7.313,00

Tổng số lao động

Người

2.958,00

Hộ nông nghiệp

Hộ

1.515,00

Hộ phi nông nghiệp

Hộ

158,00

Tỷ lệ hộ nghèo

%

32,15

(Nguồn: Báo cáo kinh tế xã hội xã Châu Hạnh, năm 2014)
18



* Tình hình sản xuất nông nghiệp
Mặc dù là nơi có hướng phát triển theo lâm nghiệp với mục tiêu trồng
rừng sản xuất để mang lại hiệu quả kinh tế cho hộ dân mà đối tượng cây trồng
được hướng đến ở đây là cây keo nhưng do đặc thù của cây lâm nghiệp dài
ngày, khi mà người dân phải bỏ ra một chi phí đáng kể để đầu tư trồng và chăm
sóc keo những năm đầu mà không thu lợi nhuận thì các cây nông nghiệp ngắn
ngày như là giải pháp để ổn định đời sống của hộ dân cũng như có chi phí để
đầu tư trồng keo. Trên địa bàn của xã có 398 ha trồng lúa với năng suất 50tạ/ha,
người dân còn trồng 81ha ngô với 298,85 ha mía. Ngoài cây lương thực chủ yếu
ra người dân của xã Châu Hạnh còn trồng một số cây hoa màu như cây khoai,
cây lạc, các loại rau... góp phần đem lại thu nhập cho người dân trang trải cuộc
sống hằng ngày và để đầu tư cho trồng rừng sản xuất.
* Tình hình cơ bản về cơ sở hạ tầng
Về cơ sở hạ tầng, hiện tại trên địa bàn huyện đã có đường giao thông liên
thôn, đường xá đi lại thuận lợi cho sản xuất cũng như giao thương. Đường bê
tông được cứng hóa hoặc nhựa hóa là 19 km. Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất
đầy đủ với hệ thống tưới tiêu bằng công trình thủy lợi, 19.000m kênh mương, 08
đập tưới và 01 hồ chứa nước phục vụ tưới tiêu . Trong đó : Đã được bê tông hóa
đến 15.000m ,còn lại 4.000m chưa được bê tông hóa chủ yếu là các đoàn kênh
nhánh , kênh tưới phụ. Tỷ lệ hộ dùng điện trên đại bàn xã đạt tỉ lệ 100%, đảm
bảo phục vụ tốt đời sống của người dân nơi đây.
Ở xã đã có trạm xá với đầy đủ trang thiết bị nhằm phục vụ, chăm sóc
bệnh nhân của xã. Hệ thống giáo dục các cấp từ tiểu học.
Các công trình xã hội cũng đã đang được trỉnh khai xây dựng như trung
tâm văn hóa xã, thôn, khu thể thao của xã, chợ, bưu điện... phục vụ đầy đủ đời
sống vật chất cũng như tinh thần của người dân.
4.2. Thực trạng trồng keo của xã Châu Hạnh
Châu Hạnh với người dân chủ yếu là dân tộc thiểu số đời sống người dân
đa số dựa vào thiên nhiên để khai thác (gỗ, nứa, lùng, măng....), các loại cây
khác và người dân làm nông nghiệp. Do khai thác rừng quá nên rừng ngày càng

cạn kiệt, đời sống người dân vất vả hơn vì nguồn thu từ rừng giảm. Để phát triển
kinh tế dựa vào lâm nghiệp đồng thời phủ xanh đồi núi trọc thì xã đã triển khai
chương trình gia đất giao rừng cho người dân bảo vệ và phát triển kinh tế tăng
thu nhập hộ để cải thiện đời sống.
19


ĐVT: Ha

(Nguồn: Báo cáo kinh tế xã hội từ năm 2012- 2014)
Biểu đồ 4.1. Thực trạng diện tích trồng keo của xã
Với thực trạng trồng rừng hiện nay của xã đang ngày càng phát triển số
diện tích trồng keo ngày càng tăng nhanh và diện tích đất được phủ xanh đồi núi
trọc cũng đã tăng lên đáng kể như vào năm 2012 diện tích trồng keo của xã đạt
542 ha, năm 2014 trồng được 956 ha, từ số liêu đó cho thấy diện tích trồng keo
đang tăng lên rất nhanh và đang trên đà phát triển mạnh.
Sau khi tiếp thu kế hoạch giao đất giao rừng cho người dân thì xã đã triển
khai giao đất cho các hộ có nhu cầu nhận đất lâm nghiệp. Với 1.673 hộ với hơn
600 hộ làm nông nghiệp và 1061 có nhu cầu sự dụng đất lâm nghiệp thì số hộ được
cấp đất rừng là 566 hộ với 2.012 ha. số hộ được tạm giao 140 hộ với 1.093 ha.
Từ biểu đồ cho ta thấy diện tích trồng keo của xã đang ngày càng tăng lên từ
năm 2012 đến 2014 tăng từ 542 ha lên 956 ha. Điều đó cho thấy người dân ngày
càng có xu hướng phát triển kinh tế, tăng thu nhập bằng sản xuất lâm nghiệp.

Biểu đồ 4.2. Biến động đất đai của xã giai đoạn 2012- 2014
20


Theo kết quả điều tra trên cho thấy diện tích đất lâm nghiệp tăng lên rất
nhanh từ năm 2012 diện tích nông nghiệp chiếm 70% so với tổng diện tích của

cả xã đã tăng lên 81,9% vào năm 2014. Như vậy chỉ trong 3 năm diện tích lâm
nghiệp đã tăng lên 11,9% với kết quả này cho thấy người dân đã đầu tư vào lâm
nghiệp rất nhiều đặc biết đất lâm nghiệp chủ yếu là trồng keo để tăng thu nhập
cho hộ gia đình.
Với sự tăng nhanh chóng của đất lâm nghiệp thì đất nông nghiệp cũng có
xu huớng tăng nhưng tăng không đáng kể. Cụ thể như diện tích nông nghiệp từ
năm 2012 đến 2014 là 3,5% lên 5,0% tổng diện tích. Số diện tích tăng lên chủ
yếu để phục vụ trồng mía, tạo thu nhập hàng năm cho các hộ dân, số diện tích
nông nghiệp tăng lên để phục vụ trồng mía vì trong những năm gần đây giá mía
bán ra của người dân tăng nên người dân dẫ tăng thêm diện tích trồng mía với
mục đích tăng thu nhập cho gia đình, mặc dù diện tích mía tăng lên nhưng diện
tích trồng lúa nước lại giảm xuống vì sự biến đổi khí hậu đã tác động đến nhiệt
độ cũng như gây ra thiên tai nhiều hơn hạn hán, lũ lụt đã dẫn đến nhiều nhà bị
mất mùa, trắng tay, để khắc phục điều đó người dân đã chuyển 1 phần diện tích
trồng lúa qua trồng rễ hương. Nhưng diện tích lúa nước giảm xuống thì diện tích
lúa khô lại tăng lên, vì người dân ở đây tận dụng năm đâu của trồng keo để trồng
xen kẽ với lúa, nên dù diện tích lúa nước của người dân giảm nhưng người dân
không bị thiếu lương thực vì đã trồng thêm được lúa khô trên đồi (rừng).
Theo kết quả điều tra cho thấy toàn bộ diện tích canh tác của người dân
đã tăng lên rất nhiều và số diện tích tăng lên đó chủ yếu là để trồng keo phát
triển kinh tế hộ, điều đó đồng nghĩa với đất chưa sự dựng của xã đã giảm đi rất
nhanh chóng thay vào đó là những cây trồng lâu năm ngày càng phát triển. Cụ
thể là vào năm 2012 thì diện tích đất chưa sự dụng của xã còn rất cao là 24,9%
so với tổng diện tích của xã nhưng đến năm 2014 thì diện tích đất chưa sự dụng
đã giảm xuống con 10,5%. Điều đó cho thấy trong 3 năm diện tích đất chưa sự
dụng giảm 14,4%, không những đất chưa sự dụng giảm, ngay cả những cánh
rừng tự nhiên bị chặt phá nặng nề có nguy cơ bị suy thoái của xã cũng như
huyện đã được phủ xanh. Số rừng trồng tăng lên rất nhanh mỗi năm cả xã tăng
lên trên 100 ha.
Phần lớn người đân ở đây sống dựa vào nông nghiệp nên cuộc sống rất

khó khăn, công việc không đều lúc đầu vụ và cuối vụ việc rất nhiều nhưng thiếu
nguồn lao động, nhưng lúc giữa vụ thì lại không có việc mấy nên người dân ở
đây nhàn rỗi không có việc làm. vì muốn tìm thêm thu nhập cho gia đình thì rất
nhiều thành niên bỏ làng đi làm ăn xa để kiếm thêm thu nhập nên từ đó người
21


dân ở trong thôn chia làm 2 phần, 1 là những người trên 30 tuổi chủ yếu làm
nghề nông, 2 là những người từ 18 đến 30 tuổi sẽ đi làm ăn xa như vào nam
hoặc ra bắc, đi nước ngoài nên những người ở nhà chủ yếu là người già nên gây
ảnh hưởng lớn đến việc thu hoạch cuối vụ hoặc đầu mùa sẽ gây khó khăn vì
thiếu lao động sản xuất.
Từ khi xã và thôn có mô hình trồng keo thì đã tạo ra công ăn việc làm cho
những người dân ở đây, không chỉ những người ở nhà có việc làm và có thêm
thu nhập mà ngay cả những người đi làm ăn xa cũng đã bắt đầu về quê làm ăn,
từ khi trồng keo thì người dân nơi đây cần rất nhiều lao đông quanh năm. Nên
người đân có thể đi làm thuê lúc mùa vụ đang nhàn rỗi, cũng là tăng thêm thu
nhập cho gia đình, việc làm chăm sóc keo cũng không cần những người có
chuyên môn tay nghề cao mà cần những người có kinh nghiệm và cần cù chịu khó.
Từ đó cho ta thấy với mô hình trồng keo đã phần nào giải quyết được việc
làm cho người dân trong xã hạn chế được 1 lượng lớn người thất nghiệp và sự di
cư ra thành phố ngày càng tăng như hiện nay.
4.3. Thực trạng trồng keo lai của các hộ khảo sát
4.3.1. Đặc điểm của các hộ khảo sát
Để đánh giá tác động của trồng keo đến sự phát triển kinh tế và cải thiện
sinh kế của người dân tôi tiến hành điều tra 30 hộ trên địa bàn 2 thôn là Hoa Hải
và Định Tiến. Nơi đây người dân sống bằng nhiều nguồn khác nhau trong đó có
trồng rừng sản xuất để đem lại thu nhập cho gia đình. Đặc điểm các hộ khảo sát
được mô tả bảng 2.
Bảng 4.2.Thông tin chung của hộ khảo sát

Tiêu chí
TB tuổi

Trên nghèo

Nghèo

( N= 20)

(N= 10)

46,35

35,89

TB Trình độ học vấn

1,20

1,00

TB Nhân khẩu

4,95

4,60

TB Lao động/ hộ

2,35


1,70

114.35

54.00

Tổng thu nhập/hộ/năm

(Nguồn: Phỏng vấn hộ 2015)

22


Kết quả bảng 2 cho thấy: Số khẩu bình quân của hai loại hộ tại xã có sự
chênh lệch không đáng kể, nhóm hộ trên nghèo 4,95 khẩu/hộ,nhóm hộ nghèo 4,60
khẩu/hộ. Bình quân số lao động của các hộ ở điểm nghiên cứu là 2 - 3 lao động/ hộ,
tương ứng với các nhóm hộ trên nghèo, nghèo lần lượt là 2,35: 1,70 lao động/hộ.
Có sự khác nhau rõ rằng giữ a số lao động trong hộ gia đình, hộ trên nghèo có số
lao động nhiều hơn 1 người so với hộ nghèo. Dẫn đến thu nhập của các nhóm hộ
cũng khác nhau rõ rệt. Hộ nghèo thu nhập chỉ 54.00 triệu đồng/năm, trong khi đó
hộ khá có thu nhập lớn hơn rất nhiều, trên 114.35 triệu/năm.
Trình độ văn hóa của chủ hộ không có sự khác biệt lớn giữa các nhóm hộ,
phần lớn đã học I và một phần nhỏ học đến cấp III. Điều này tạo điều kiện cản
trở cho công việc của họ. Nên công việc chủ yếu của họ là công việc tay chân
nặng nhọc với thu nhập thấp hơn người làm việc bằng chất xám, công việc nhẹ
nhàng thu nhập cao hơn.
4.3.2. Cơ cấu sự dụng đất của các hộ khảo sát
Bảng 4.3. Cơ cấu sự dụng đất của các nhóm hộ khảo sát
ĐVT: Ha

Loại hộ

Trên nghèo

Nghèo

Chung

(N= 20)

( N= 10)

(N= 30)

Đất trồng trọt

1,63

0,95

1,41

Đất rừng

6,85

3,20

5,63


Đất nuôi trồng thủy sản

0,00

0,00

0,00

Tổng đất sản xuất

8,53

3,95

7,00

(Nguồn: phỏng vấn hộ 2015)
Bảng 4 cho thấy các hộ chủ yếu trồng rừng và sản xuất nông nghiệp chứ
không nuôi trồng thủy sản. Diện tích đất sản xuất trung bình của hộ là 7,00 ha.
Xét trên từng nhóm hộ, diện tích đất sản xuất của hộ trên nghèo đạt 8,53 ha, diện
tích của hộ nghèo là 3,95 ha, từ đó có thể thấy sự chênh lệch nhiều diện tích đất
sản xuất ở hộ trên nghèo và hộ nghèo. Tổng diện tích đất sản xuất cũng như tổng
diện tích đất rừng của các hộ khảo sát cũng có sự khác biệt. Hộ trên nghèo có
diện tích đất trồng rừng lớn nhất với 6,85 ha, đến hộ nghèo 3,20 ha, với trung
bình 5,63 ha rừng trên mỗi hộ. Diện tích trồng trọt có sự chênh lệch không quá
lớn với hộ trên nghèo 1,63 ha, hộ nghèo 0,95 ha, trung bình 1,41 ha trên mỗi hộ.
4.4. Kết quả và hiệu quả sản xuất
23



Bảng 4.4: Mức độ đầu từ trồng rừng keo của các hộ điều tra
ĐVT:Nghìn đồng/ha
SST

Loại chi phí

1
2
3
4

CP đào hố và trồng
CP giống
CP phân bón
CP chăm sóc
Tổng CP

Hộ trên nghèo
Hộ nghèo
( N=20 )
( N= 10 )
Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 1 Năm 2 Năm 3
2.000
0
0
2.000
0
0
2.100
0

0
2.100
0
0
2.000
1.000
0
2.000
0
0
6.000
4.000
2.000
6.000
4.000
0
12.100 5.000
2.000 12.100 4.000
0
(Nguồn : Phỏng vấn hộ 2015)

Qua bảng mức đầu tư trồng keo của các hộ điều tra trên cho thấy cca chi
phí của hộ trên nghèo và hộ nghèo gần như tương đương nhau, năm 1 là năm
các hộ phải đầu tư nhiều vốn nhất, hộ trên nghèo và hộ nghèo đều có mức đầu tư
giống nhau là 12.1 triệu cho năm đầu tiên chi vao các chi phí như cp đào hố
trồng, là 2 triệu, chi phí giống trên 2 triệu, chi phí phân bón 2 triệu, chi phí chăm
sóc 6 triệu (làm cỏ, phát chồi..)
Vào năm 2 của chu kỳ thì hộ trên nghèo phải bỏ thêm chi phí phân bón
cho keo và chăm sóc với mức là 5 triệu cho năm 2. Còn hộ nghèo chỉ mất thêm
chi phí chăm sóc 4 triệu và họ không bỏ phân cho keo nữa.

Năm 3 là năm cây bắt đầu cứng cắp và ít phải bỏ công chăm sóc hay bón
phân nhiều, hộ trên ngheo bỏ thêm 2 triệu đêt chăm sóc keo vào năm 3 như (tỉa
cành, phát...) còn hộ nghèo họ không bỏ thêm chi phí cho năm 3 nữa
Bảng 4.5: Thu nhập trồng keo lai của nhóm hộ khảo sát
Loại hộ

ĐVT

Trên nghèo
(N=20)

Nghèo
(N=10)

Năng suất

Tấn/ha

150

132

Diện tích

(ha)

6,85

3,20


Sản lượng

Tấn

1.027,5

422,4

Thu nhập hộ/ha

Triệu đồng

70.000

65.000

Chi phí hộ/ha

Triệu đồng

19.100

16.100

Lợi nhuận hộ/ha

Triệu đồng

50.900


48.900

(Nguồn: Phỏng vấn hộ 2015)

24


Sau khi khảo sát các hộ nghiên cứu, năng suất cây keo của hộ trên nghèo là
150 tấn/ha, với diện tích trung bình mỗi hộ khá là 6,85 ha keo lai đối với 1 hộ gia
đình thì sau 1 chu kỳ kinh doanh (6 năm) thu nhập khoảng 70 triệu/ha và lợi
nhuận của mỗi ha là 50.9 triệu. Năng suất hộ nghèo thấp hơn với 132 tấn/ha và
với diện tích trung bình mỗi hộ là 3,20 ha keo đối với 1 hộ gia đình thì sau 1 chu
kỳ kinh doanh (6 năm) thu nhập khoảng 65 triệu/ha với lợi nhuận mỗi ha 48.9
triệu. Với giá bán này thì người dân sẽ được thương lái đến mua tận nơi người
dân không bị mất thêm chi phí chặt, bóc, chở, bán nữ mà tất cả do thương lái
đứng ra đảm nhiệm.
4.5. Tác động của trồng keo đến sinh kế nông hộ
4.5.1. Tác động đến đất đai
Nguồn vốn tự nhiên bao gồm những yếu tố thuộc về tự nhiên như đất,
nước và các nguồn tài nguyên được con người sử dụng để làm phương tiện kiếm
sống. Trong đó đất đai là một nguồn vốn tự nhiên hết sức quan trọng đối với đời
sống con người.
Việc xây dựng và phát triển mô hình trồng keo trên địa bàn đã tác động
không nhỏ đến đất đai của các hộ. Vì lúc trước đất đai màu mỡ, địa hình khá
bằng phẳng dễ canh tác thì người dân chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp, còn
những đất đồi núi khó canh tác hoa màu thì đa số để hoang đất không canh tác,
Nhưng từ khi có mô hình trồng keo thì người dân nơi đây đã tận dụng được
những nguồn đất bỏ trống và đất rừng tự nhiên đã bị khai thác và ngày càng suy
thoái để sự dụng trồng keo, nên từ lúc có mô hình trồng keo thì diện tích đất
canh tác của người dân đã tăng lên đáng kể, giảm số đất bỏ trống và phủ xanh

đồi núi trọc ở địa phương được rất nhiều. Sự tác động của trồng keo đến đất đai
của hộ được thể hiện qua bảng
ĐVT: Ha

( Nguồn: Phỏng vấn hộ 2014)
Biểu đồ 4.3. Biến động đất của hộ trồng keo trong 3 năm từ 2012 - 2014
25


×