Tải bản đầy đủ (.doc) (122 trang)

Phân tích công tác tạo nguồn thu mua nguyên liệu của nhà máy tinh bột sắn hướng hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (858.25 KB, 122 trang )

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian học tập ở Phân hiệu Đại học Huế tại Quảng Trị, được
sự dẫn dắt của các thầy, cô giáo trong Phân hiệu cũng như sự nhiệt tình, tận tụy
của giáo viên trường Đại học Kinh tế Huế, em đã học được nhiều kiến thức
chuyên môn từ các thầy, cô giáo.
Được sự phân công của khoa quản trị kinh doanh và được sự đồng ý của
giáo viên hướng dẫn – cô giáo Phan Thị Thanh Thủy, em đã thực hiện đề tài “
Phân tích công tác tạo nguồn thu mua nguyên liệu của Nhà máy tinh bột sắn
Hướng Hóa.
Để hoàn thành tốt khóa luận này. Em xin chân thành cảm ơn đến các thầy,
cô giáo đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong thời gian qua.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến cô giáo Phan Thị Thanh Thủy. Cô
luôn hướng dẫn, giúp đỡ em nhiệt tình trong quá trình em thực tập để em hoàn
thành tốt đợt thực tập cuối khóa và hoàn thành tốt đề tài.
Em cũng xin chân thành cảm ơn các bác, các cô chú, anh chị trong công ty
cổ phần – tổng công ty Thương Mại Quảng Trị đã hướng dẫn, chỉ bảo em có
thêm nhiều kinh nghiệm thực tế trong quá trình thực tập. Đặc biệt là các anh chị
trong phòng tài chính – kế toán đã tạo điều kiện cho em thu thập số liệu để hoàn
thành tốt đề tài.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, giúp
đỡ em hoàn thành tốt đề tài này. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn tất cả
mọi người.

1


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
HTX

: Hợp tác xã



VN

: Việt Nam

TC – KT

: Tài chính – Kế toán

TM

: Thương mại

TNHH MTV

: Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

KCS

: Kiểm tra chất lượng

TX

: Thị xã

TP

: Thành phố

CBCNV


: Cán bộ công nhân viên

HĐND – UBND

: Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân

2


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ

3


DANH MỤC SƠ ĐỒ

4


DANH MỤC BẢNG

MỤC LỤC

5


PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Lí do chọn đề tài
Hoạt động tạo nguồn, thu mua nguyên liệu là khâu cơ bản và mở đầu, ảnh hưởng

trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp, đặc biệt đối với các nhà máy
chế biến sản xuất.
Để có nguồn hàng tốt và ổn định, doanh nghiệp phải tổ chức tốt công tác tạo
nguồn. Tổ chức công tác tạo nguồn thu mua là toàn bộ những hoạt động nghiệp vụ
nhằm tạo ra nguồn hàng để doanh nghiệp đảm bảo sản xuất và cung ứng kịp thời, đồng
bộ, đúng chất lượng, quy cách, cỡ loại, màu sắc cho các nhu cầu của khách hàng. Có
thể nói khâu quyết định khối lượng hàng bán ra, cũng như tính ổn định và kịp thời của
việc cung ứng hàng hóa của doanh nghiệp phần lớn phụ thuộc vào công tác tạo nguồn
thu mua.
Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa Quảng Trị có quy mô và năng suất hoạt động
cao trên địa bàn tỉnh. Trong những năm qua, Nhà máy cung cấp mặt hàng tinh bột sắn
không chỉ trong nước mà còn ngoài nước. Vì vậy, đối với Nhà máy hoạt động tạo
nguồn thu mua rất quan trọng. Trong điều kiện kinh doanh gay gắt và biến động
nhanh, mạnh các nhu cầu trên thị trường thì việc tạo nguồn, thu mua của Nhà máy đòi
hỏi phải nhanh và có tầm nhìn xa, quan sát rộng.
Thấy được sự cần thiết và tầm quan trọng của công tác tạo nguồn thu mua
nguyên liệu đối với Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa, tôi chọn đề tài “Phân tích công
tác tạo nguồn thu mua nguyên liệu của Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa” để tiến hành
nghiên cứu.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Phân tích công tác tạo nguồn, thu mua nguyên liệu của Nhà máy tinh bột sắn
Hướng Hóa, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác tạo nguồn, thu mua
nguyên liệu của Nhà máy.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
• Hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác tạo nguồn, thu mua nguyên liệu của
doanh nghiệp.

6



• Mô tả quy trình, chính sách tạo nguồn, thu mua nguyên liệu của Nhà máy tinh
bột sắn Hướng Hóa.
• Đánh giá công tác tạo nguồn thu, mua nguyên liệu của Nhà máy qua số liệu thứ cấp.
• Khảo sát ý kiến đánh giá của nhà cung ứng về công tác tạo nguồn thu mua
nguyên liệu của Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa..
• Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tạo nguồn, thu mua nguyên
liệu cho Nhà máy trong thời gian tới.
1.3. Đối tượng & phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Công tác tạo nguồn, thu mua nguyên liệu của Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
• Phạm vi thời gian:
- Đối với số liệu thứ cấp: Số liệu thứ cấp trong 3 năm 2012 – 2014.
- Đối với số liệu sơ cấp: Điều tra nhà cung ứng nguyên liệu cho Nhà máy được
thực hiện từ tháng 01/2015 đến tháng 05/2015.
• Phạm vi không gian: Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa và vùng nguyên liệu của
Nhà máy trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Phương pháp thu thập số liệu
1.4.1.1. Dữ liệu thứ cấp
 Thu thập thông tin từ các webside: Tailieu.vn, google.com, 123.doc, …
 Thu thập các đề tài, sách báo, công trình nghiên cứu đã được thực hiện liên
quan đến đề tài nghiên cứu.
 Thu thập thông tin từ công ty Thương Mại Quảng Trị về: Bảng báo cáo kết quả
kinh doanh, bảng kê thu mua sắn, tình hình lao động, tình hình tiêu thụ, bảng giá thu
mua cho từng huyện, nhu cầu nguyên liệu của Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa qua 3
năm 2011-2014.
1.4.1.2. Dữ liệu sơ cấp
 Các thông tin thu thập

- Thông tin về đối tượng được điều tra: Họ tên, địa chỉ, độ tuổi, giới tính, thu nhập.
- Các thông tin liên quan đến việc hợp tác giữa nhà cung ứng với Nhà máy: sản
lượng cung cấp, thời gian hợp tác, lý do lựa chọn, kênh thông tin biết đến, …

7


- Đánh giá của nhà cung ứng về công tác tạo nguồn thu mua nguyên liệu của Nhà
máy qua 3 năm.
 Đối tượng được điều tra: Những người cung cấp sắn cho Nhà máy trong vòng 3
năm trở lại đây trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
 Phương pháp điều tra: Phỏng vấn cá nhân bằng bảng hỏi.
 Kích thước mẫu và phương pháp chọn mẫu.
- Kích thước mẫu: Do hạn chế về thời gian và kinh phí tôi tiến hành khảo sát 100
đơn vị hiện đang cung ứng nguyên liệu sắn cho Nhà máy Hướng Hóa.
- Phương pháp chọn mẫu phán đoán được áp dụng: Theo đúng nguyên tắc nên
điều tra toàn bộ các đơn vị cung ứng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, nhưng theo thực tế
cho thấy sản lượng sắn mà các đơn vị cung ứng nằm trên địa bàn huyện Hướng Hóa
cung cấp cho Nhà máy chiếm tỉ trọng cao nhất, do đó tôi chỉ tiến hành điều tra trên địa
bàn huyện Hướng Hóa. Do điều kiện thời gian và chi phí có hạn tôi không thể tiến
hành điều tra toàn bộ huyện Hướng Hóa, vì thế trong 10 xã trồng sắn của huyện tôi chỉ
điều tra mỗi xã 10 đơn vị cung ứng sắn.
- Số phiếu phát ra: 100
- Số phiếu thu vào: 100
- Số phiếu hợp lệ: 100
 Thiết kế bảng câu hỏi
Gồm 3 phần:
Phần 1: Thông tin về đơn vị cung ứng
Phần 2: Đánh giá công tác tạo nguồn thu mua sắn của công ty
Phần 3: Thông tin cá nhân

Các biến quan sát sử dụng thang đo khoảng 5 mức độ, ngoài ra trong bảng hỏi
còn sử dụng thang đo định danh.
1.4.2. Phương pháp phân tích dữ liệu
• Thống kê tần số, tính toán giá trị trung bình.
• Kiểm định One Sample T test kiểm định mức độ hài lòng của tổng thể.
Giả thuyết kiểm định:
H0: Đánh giá của người cung cấp về công tác tạo nguồn và thu mua sắn của Nhà
máy = Giá trị kiểm định (Text value)
H1: Đánh giá của người cung cấp về công tác tạo nguồn và thu mua sắn của Nhà
máy # Giá trị kiểm định (Text value).
• Phần mềm xử lý dữ liệu SPSS.
• Phương pháp phân tích ma trận SWOT.
8


1.5. Kết cấu của luận văn
Phần 1: Đặt vấn đề.
Phần 2: Nội dung và kết quả nghiên cứu.
Phần 3: Kết luận và kiến nghị.

9


PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm nguồn hàng, tạo nguồn và thu mua
Trong tình hình kinh doanh như hiện nay, sự cạnh tranh diễn ra ngày càng phức
tạp, không chỉ là việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau, mà sự
cạnh tranh còn diễn ra gay gắt với doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp trong

nước. Điều này yêu cầu các doanh nghiệp phải đảm bảo cho hoạt động kinh doanh có
hiệu quả cao. Đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp không những không ngừng cải
tiến công nghệ mà còn phải nâng cao và đảm bảo về mặt chất lượng, số lượng, kịp thời
gian yêu cầu, thuận lợi cho khách hàng và thu được lợi nhuận về cho công ty, doanh
nghiệp. Mặt khác, nhờ vào việc dự trữ hàng hóa, mạng lưới thu mua rộng nên doanh
nghiệp có thể đảm bảo đủ số lượng nguồn hàng để có thể cung cấp cho khách hàng
cũng như các đối tác của công ty, doanh nghiệp. Tuy nhiên trên thực tế không phải lúc
nào doanh nghiệp cũng cung cấp đủ số lượng hàng hóa cho khách hàng, hoặc số lượng
hàng hóa trong kho dự trữ quá nhiều trong khi các đơn hàng đặt mua thì rất ít, điều này
đồng nghĩa với việc nếu số hàng dự trữ quá lâu mà vẫn chưa bán hết sẽ gây ra rủi ro
trong việc hư hỏng hàng, điều này cũng tổn thất về chi phí bảo quản, diện tích bảo
quản…hay làm mất uy tính với khách hàng, giảm doanh thu của doanh nghiệp. Để
khắc phục những rủi ro và có thể cung cấp hàng hóa cho khách hàng, các đối tác một
cách ổn định, kịp thời với nhu cầu của khách hàng, doanh nghiệp cần phải thực hiện
công tác tạo nguồn thu mua, khai thác, kí kết hợp đồng mua hàng… làm cho khách
hàng hài lòng về chất lượng, số lượng, cũng như thời gian giao hàng.
Trong hoạt động kinh doanh, tạo nguồn hàng là toàn bộ các hình thức, phương
thức và điều kiện của doanh nghiệp tác động đến lĩnh vực sản xuất, khai thác hoặc
nhập khẩu để sản xuất và cung ứng cho các khách hàng (Hoàng Hữu Hòa, 2015).
Theo PGS.TS Hoàng Minh Đường – Nguyễn Thừa Lộc (2005): “Nguồn hàng của
doanh nghiệp là toàn bộ khối lượng và cơ cấu hàng hóa thích hợp với nhu cầu của khách
hàng đã và có khả năng mua được trong kỳ kế hoạch (thường là kỳ kế hoạch năm)”
10


Nguồn hàng tốt hay không phụ thuộc vào công tác tạo nguồn hay phụ thuộc vào
những hoạt động nghiệp vụ nhằm tạo ra nguồn hàng để doanh nghiệp đảm bảo việc
cung ứng đầy đủ, đồng bộ, đúng quy cách, cỡ loại, màu sắc...
Với sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp, của nền kinh tế như hiện nay,
các nhu cầu trên thị trường cũng theo đó không ổn định, do đó đòi hỏi các doanh

nghiệp không những phải thực hiện tốt công tác tạo nguồn, thu mua hàng mà còn phải
nhanh nhạy, có tầm nhìn chiến lược phù hợp theo nhu cầu của khách hàng. Muốn làm
được như vậy cần phải thực hiện tốt các nội dung sau:
- Xác định nhu cầu của khách hàng về khối lượng, cơ cấu mặt hàng, quy cách, cỡ
loại, thời gian, giá cả mà khách hàng có thể chấp nhận.
- Chủ động nghiên cứu và tìm hiểu khả năng của các đơn vị cung ứng để đặt
hàng, kí kết hợp đồng mua hàng.
- Có các biện pháp cần thiết để tạo điều kiện và tổ chức thực hiện tốt công tác thu
mua, vận chuyển, giao nhận, đưa hàng về doanh nghiệp sao cho có lợi nhất.
1.1.2. Phân loại nguồn hàng
1.1.2.1. Theo khối lượng hàng hóa mua được
• Nguồn hàng chính: Là nguồn hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng khối
lượng hàng mà doanh nghiệp mua được để cung ứng cho các khách hàng trong kỳ.
• Nguồn hàng phụ mới: Là nguồn hàng chiếm tỷ trọng nhỏ trong khối lượng hàng
mua được. Khối lượng thu mua của nguồn hàng này không ảnh hưởng lớn đến khối
lượng hoặc doanh số bán của doanh nghiệp.
• Nguồn hàng trôi nổi: Là nguồn hàng trên thị trường mà doanh nghiệp có thể
mua được do các đơn vị tiêu dùng không dùng đến hoặc do các đơn vị kinh doanh
thương mại khác bán ra. Với nguồn hàng này, cần xem xét kỹ chất lượng hàng hoá, giá
cả hàng hoá cũng như nguồn gốc xuất xứ. Nếu khách hàng có nhu cầu, doanh nghiệp
cũng có thể mua để tăng thêm nguồn hàng.
1.1.2.2. Theo nơi sản xuất ra hàng hóa
• Nguồn hàng sản xuất trong nước: Bao gồm tất cả các loại hàng hoá do các
doanh nghiệp sản xuất đặt trên lãnh thổ đất nước sản xuất ra được doanh nghiệp
thương mại mua vào. Người ta có thể chia nguồn hàng sản xuất trong nước theo ngành
sản xuất như: Nguồn hàng do các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp sản xuất ra (công
11


nghiệp khai thác, công nghệ chế biến, gia công lắp ráp, tiểu thủ công nghiệp...) hoặc

công nghiệp trung ương, công nghiệp địa phương, công nghiệp có yếu tố nước ngoài.
Nguồn hàng do các doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp sản xuất ra
(bao gồm doanh nghiệp quốc doanh, hợp tác xã, các trang trại và hộ gia đình)...
• Nguồn hàng nhập khẩu: Những hàng hoá trong nước chưa có khả năng sản xuất
được hoặc sản xuất trong nước còn chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng thì cần phải
nhập khẩu từ nước ngoài.
• Nguồn hàng tồn kho: Là nguồn hàng còn lại của kỳ trước hiện còn tồn kho.
Nguồn hàng này có thể là nguồn theo kế hoạch dự trữ quốc gia (dự trữ của Chính phủ)
để điều hoà thị trường, nguồn hàng tồn kho của các doanh nghiệp; nguồn hàng tồn kho
ở các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh (hàng đã sản xuất ra và nhập kho đang nằm
chờ tiêu thụ) và các nguồn hàng tồn kho khác.
1.1.2.3. Theo điều kiện địa lý
• Theo các miền của đất nước: Miền Bắc, miền Trung, miền Nam. Các vùng có
nhu cầu, đặc điểm khác nhau về tiêu dùng, giao thông vận tải khác nhau (đường ô tô,
đường sắt, đường thủy…).
• Theo cấp tỉnh, thành phố: Ở các đô thị có công nghiệp tập trung, có các trung
tâm thương mại, có các sàn giao dịch, sở giao dịch và thuận lợi thông tin mua bán
hàng hoá - dịch vụ.
• Theo các vùng: Nông thôn, trung du, miền núi.
1.1.3. Vai trò của tạo nguồn thu mua đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
1.1.3.1. Vị trí của nghiệp vụ tạo nguồn thu mua
Trong hoạt động kinh doanh thương mại, tạo nguồn thu mua là khâu hoạt động
nghiệp vụ kinh doanh đầu tiên, khâu mở đầu cho hoạt động lưu thông hàng hóa. Nếu
doanh nghiệp không thu mua được hàng hay mua hàng không đáp ứng được yêu cầu
thì doanh nghiệp sẽ không có hàng để bán. Nếu mua phải hàng xấu hay không đủ số
lượng, chất lượng, không đúng thời gian yêu cầu thì doanh nghiệp sẽ bị ứng động hàng
hóa, vốn lưu động lưu chuyển chậm, doanh thu không bù đắp được chi phí, …, nếu
trong tình trạng như vậy thì doanh nghiệp sẽ không có lãi.
1.1.3.2. Tác dụng của công tác tạo nguồn thu mua
Nếu làm tốt công tác tạo nguồn thu mua thì sẽ có tác động tích cực đối với hoạt

12


động kinh doanh của doanh nghiệp trên nhiều khía cạnh.
• Thứ nhất: Nguồn hàng là điều kiện quan trọng của hoạt động kinh doanh, nếu
không có nguồn hàng thì doanh nghiệp không tiến hành kinh doanh được. Do đó,
doanh nghiệp phải chú ý thích đáng đến tác dụng của nguồn hàng và phải đảm bảo
công tác tạo nguồn thu mua đúng vị trí của nó, đồng thời phải đáp ứng đúng các yêu
cầu sau: Tạo nguồn thu mua phải phù hợp với nhu cầu của khách hàng về số lượng,
chất lượng, quy mô, kiểu cách, kích cỡ, màu sắc, phù hợp với không gian và thời gian
giao hàng.
• Thứ hai: Tạo nguồn thu mua phải phù hợp với nhu cầu của khách hàng, giúp
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành kịp thời, đẩy mạnh được tốc
độ lưu chuyển hàng hóa, rút ngắn thời gian lưu thông hàng hóa, tạo điều kiện cho
doanh nghiệp bán hàng nhanh, thu hút được nhiều khách hàng, đảm bảo doanh nghiệp
thương mại thực hiện việc cung ứng hàng liên tục, ổn định, không đứt đoạn.
• Thứ ba: Làm tốt công tác tạo nguồn giúp cho hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp đảm bảo tính ổn định, chắc chắn, hạn chế sự bấp bênh; đặc biệt hạn chế việc
thừa, thiếu, ứ động, chậm luân chuyển, hàng kém phẩm chất, …
• Thứ tư: Tạo nguồn và thu mua tốt giúp cho hoạt động tài chính của doanh
nghiệp thuận lợi về nhiều mặt: Thu hồi vốn nhanh, có tiền bù đắp các khoản chi phí
kinh doanh, thuận lợi để mở rộng kinh doanh, tăng thêm thu nhập cho người lao động
và thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế đối với cơ quan Nhà nước cũng như việc chịu trách
nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
1.1.4. Hình thức thu mua nguyên liệu sắn
Có bốn phương thức phổ biến sau:
• Thu mua thông qua mạng lưới thương nhân nhỏ.
• Thu mua theo hình thức ký kết hợp đồng giữa doanh nghiệp với hộ nông dân.
• Thu mua thông qua hợp đồng giữa doanh nghiệp với các hợp tác xã, tổ, nhóm,
chủ hợp đồng là tổ chức, cá nhân đại diện cho nông dân.

• Thu mua tại các chợ đầu mối bán buôn nông sản.
• Ngoài ra còn có một số hình thức như: Một số doanh nghiệp, Hiệp hội đã xây
dựng hệ thống liên kết từ người sản xuất, người thu gom và các tác nhân khác trong
phân phối một số mặt hàng sắn; Nông dân kí gửi sắn tại các doanh nghiệp, ứng tiền
trước và thanh toán trừ dần.
13


Thu mua theo hình thức tự do: Mua bán theo hình thức tự do không có hợp
đồng được đánh giá là có nhiều điểm mạnh, phù hợp với thói quen và tập quán mua
bán truyền thống của nông dân nên nó được áp dụng phổ biến hiện nay. Tuy nhiên,
giao dịch mua bán hình thức này có một số điểm hạn chế. Phân tích sâu theo chuỗi tiếp
thị và chuỗi giá trị, trong hình thức giao dịch này chứa đựng một khâu trung gian
không làm thay đổi hình thái hiện vật, không nâng cao chất lượng sản phẩm, nhưng
vẫn tăng giá chủ yếu để đảm bảo lợi nhuận của các tác nhân trung gian. Giao dịch theo
hình thức này người sản xuất chưa tiếp cận sát với nhà chế biến, nhà xuất khẩu. Các
nhà chế biến, xuất khẩu không quản lý được chất lượng sản phẩm, nên thông thường
sản phẩm làm ra có chất lượng không cao.
Thu mua theo hình thức hợp đồng văn bản: Thu mua theo hình thức hợp đồng
văn bản (kể cả hợp đồng trực tiếp giữa doanh nghiệp với từng hộ và hợp đồng với
HTX, tổ, nhóm hộ nông dân) có nhiều ưu thế, cụ thể là: Ổn định vùng nguyên liệu, ổn
định và đồng đều về chất lượng sản phẩm, ổn định khách hàng, từ đó tạo điều kiện cho
doanh nghiệp ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh. Hình thức này trong thực tế
còn nhiều hạn chế như: Quy mô sản xuất của hộ nông dân quá nhỏ, phân tán gây khó
khăn cho giao dịch của doanh nghiệp; doanh nghiệp chưa chú trọng đầu tư và hướng
dẫn kỹ thuật để phát huy lợi thế về năng suất cao và chất lượng sản phẩm tốt.
Thu mua tại các chợ đầu mối: Bước đầu hình thành, một số chợ đã phát huy tác
dụng của một trung tâm thương mại, giao dịch ở chợ đầu mối có nhiều lợi thế. Tuy
nhiên hiện nay ở nước ta, các chợ đầu mối mới xây dựng, hoạt động giao dịch chỉ giới
hạn mua bán buôn giữa các doanh nghiệp và thương gia trong nước, giao dịch theo

hình thức giao ngay, chưa có giao dịch thứ cấp và thị trường giao sau. Các hoạt động
giao dịch mua bán hàng hóa đều do thương nhân đảm nhận. Các công ty kinh doanh
chợ chưa tham gia vào giao dịch, chỉ thực hiện một số hoạt động dịch vụ như cho thuê
mặt bằng, bốc dỡ hàng hóa, bảo vệ an ninh.
1.1.5. Quy trình tạo nguồn thu mua của doanh nghiệp

14


(Nguồn: Hoàng Minh Đường, Nguyễn Thừa Lộc, 2002, Giáo trình quản trị
doanh nghiệp thương mại, tập 1)
Sơ đồ 1: Quy trình tạo nguồn và mua hàng
• Xác định nhu cầu của khách hàng
Tạo nguồn và mua hàng của doanh nghiệp phải nhằm mục đích là thỏa mãn nhu
cầu của khách hàng, tức là phải bán được hàng. Bán hàng được nhanh, nhiều thì sẽ
tăng được lợi nhuận cao, đồng thời vốn kinh doanh sẽ sử dụng có hiệu quả. Thực chất
của kinh doanh là mua để bán, chứ không phải mua cho chính mình. Vì vậy, vấn đề
đầu tiên và hết sức quan trọng đối với bộ phận tạo nguồn thu mua ở doanh nghiệp là
phải nghiên cứu nhu cầu của khách hàng về tất cả các nội dung sau:
 Số lượng, trọng lượng hàng hóa
 Cơ cấu mặt hàng
 Quy cách, cỡ loại
 Kiểu dùng, mẫu mã, màu sắc
 Thời gian, địa điểm bán hàng
 Giá cả hàng hóa và dịch vụ
 Xu hướng của khách hàng đối với mặt hàng đang kinh doanh, các mặt hàng
tiên tiến hơn, hiện đại hơn và hàng thay thế
 Khả năng đáp ứng trên thị trường của các đối thủ cạnh tranh…
• Nghiên cứu và lựa chọn nhà cung cấp
 Nghiên cứu thị trường nguồn hàng, doanh nghiệp phải nắm bắt được khả năng

của các nguồn cung ứng loại hàng về: Số lượng, chất lượng, thời gian và địa điểm của
đơn vị nguồn hàng. Doanh nghiệp cũng cần nghiên cứu, xác định rõ đơn vị nguồn
hàng là người trực tiếp sản xuất kinh doanh hay là doanh nghiệp trung gian, địa chỉ,
15


nguồn lực, khả năng sản xuất – công nghệ và nghiên cứu cả chính sách tiêu thụ hàng
hóa của đơn vị nguồn hàng. Cần phải kiểm tra kỹ lưỡng tính xác thực, uy tính, chất
lượng của loại hàng và chủ hàng.
 Sau khi nghiên cứu về thị trường nguồn hàng, doanh nghiệp sẽ tiến hành lựa
chọn nhà cung cấp phù hợp nhất. Đây chính là bước quan trọng, nó quyết định sự chắc
chắn và ổn định của nguồn hàng. Thiết lập mối quan hệ truyền thống, trực tiếp, lâu dài
với các bạn hàng tin cậy là yếu tố tạo nên sự ổn định trong nguồn cung ứng đối với các
doanh nghiệp.
 Có nhiều phương pháp phát triển thị trường nguồn hàng, đặc biệt là nguồn
hàng mới. Thông qua nghiên cứu, khảo sát thực tế, thông qua hội chợ - triển lãm
thương mại, thông qua các trung tâm giới thiệu hàng hóa, các báo chí, tạp chí thương
mại và chuyên ngành, …Việc lựa chọn bạn hàng tùy thuộc rất lớn vào mối quan hệ
truyền thống, tập quán và phát triển kinh tế - thương mại trong nước và nước ngoài.
• Tổ chức giao dịch, đàm phán để kí hợp đồng mua hàng
 Đàm phán là quá trình gặp gỡ với nhà cung ứng (đối tác) để bàn bạc, thỏa
thuận và đi đến thống nhất về đơn hàng. Quá trình đàm phán vừa mang tính khoa học,
vừa mang tính nghệ thuật. Doanh nghiệp nên đưa ra những tiêu chí, nội dung phù hợp
với khả năng của doanh nghiệp đối với các đối tác trong quá trình đàm phán.
 Khi kết thúc quá trình đàm phán, hai bên nên ký kết hợp đồng mua bán hàng
hóa. Đây chính là cam kết mua bán của hai bên thể hiện những quy định, yêu cầu,
nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi bên.
• Theo dõi và thực hiện giao hàng
Trong quá trình mua bán hàng hóa, để hàng hóa được đảm bảo chất lượng hơn,
hai bên có thể cử nhân viên kiểm tra đến công ty của đối tác để trực tiếp kiểm tra quy

trình sản xuất hàng hóa, như vậy có thể tránh sai sót hơn trong quá trình sản xuất. Tuy
nhiên, thực tế lại cho thấy rằng việc kiểm tra không mang lại hiệu quả lớn nhất, mà
quan trọng là do ý thức của con người thể hiện trong việc thực hiện nghiêm túc hợp
đồng, như vậy sẽ tạo được uy tính cho công ty sản xuất, đồng thời giúp hàng hóa của
công ty đứng vững trên thị trường.
• Đánh giá kết quả mua hàng
Thường so sánh về các chỉ tiêu sau:
 Số lượng và cơ cấu hàng hóa thực hiện được so với kỳ kế hoạch và so với hợp
đồng đã ký với người cung ứng.
16


 Tiến độ nhập hàng về doanh nghiệp so với hợp đồng đã kí và với nhu cầu thị
trường.
 Chi phí tạo nguồn và mua hàng so với định mức, so với kế hoạch, so với cùng
kì năm trước.
 Lợi nhuận thực hiện so với kế hoạch và năm trước.
Ngoài ra, phải xem xét các yếu tố về sự ổn định, độ tin cậy và sự thỏa mãn nhu
cầu của nguồn hàng so với nhu cầu của thị trường để có kết luận toàn diện.
• Xử lý tổn thất nếu có
Khi người mua nhận hàng nếu gặp các sự cố về: Thiếu hụt hàng hóa, hàng không
đảm bảo chất lượng, hàng hư hỏng vượt tỷ lệ cho phép, …, lúc này phải báo ngay cho
người bán, người vận chuyển, người bốc dỡ hàng để trao đổi tìm ra phương án giải
quyết phù hợp nhất.
1.1.6. Các chính sách và biện pháp phát triển vùng nguyên liệu
1.1.6.1. Chính sách giá
Giá nguyên liệu phụ thuộc lớn vào mùa thu hoạch, địa điểm và chất lượng.
Tương ứng với đặc điểm của mỗi vùng nguyên liệu, sẽ có chính sách giá khác nhau.
Ngoài ra, để duy trì vùng nguyên liệu thì doanh nghiệp có các chính sách giá bảo hiểm
riêng cho từng vùng nhằm đảm bảo hiệu quả sản xuất và duy trì vùng nguyên liệu. Tuy

nhiên, các chính sách giá mua nguyên liệu phụ thuộc lớn vào giá đầu ra sản phẩm sản
xuất của các doanh nghiệp.
Chính sách bảo hiểm: Thời gian sản xuất nguyên liệu dài, chịu nhiều rủi ro biến
động thời tiết, sâu bệnh và giá cả trên thị trường. Để đảm bảo duy trì ổn định sản
lượng nguyên liệu, các doanh nghiệp thu mua nguyên liệu tiến hành xác định sản
lượng trên vùng nguyên liệu. Giá thành sản xuất nguyên liệu là căn cứ để tính toán xác
định mức giá bảo hiểm đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh cho người sản xuất
nhằm giữ vững và duy trì vùng nguyên liệu.
Chính sách giá mùa vụ: Đặc điểm của nguyên liệu sắn là thu hoạch tập trung
theo mùa vụ, gây ra thừa nguyên liệu vào chính vụ và thiếu nguyên liệu ở thời điểm
trái vụ. Để khắc phục và duy trì ổn định vùng nguyên liệu, các doanh nghiệp chế biến
sử dụng giá theo mùa vụ để hạn chế phát triển vùng nguyên liệu ở thời điểm chính vụ
hoặc khuyến khích phát triển vùng nguyên liệu vào thời điểm trái vụ.
17


Chính sách giá theo cự ly vận chuyển: Vùng nguyên liệu phân bố ở nhiều cự ly
khác nhau. Trong lúc đó, phần lớn các doanh nghiệp chế biến tổ chức thu mua tại các
nhà máy chế biến, do đó chi phí vận chuyển ở các vùng nguyên liệu ở xa cao hơn các
vùng nguyên liệu ở gần, làm cho hiệu quả sản xuất kinh doanh của các vùng nguyên
liệu ở xa thấp hơn các vùng nguyên liệu ở gần. Để duy trì hiệu quả sản xuất kinh
doanh của người sản xuất, các doanh nghiệp nên định giá thu mua khác nhau cho mỗi
vùng nguyên liệu, hoặc thông qua chính sách trợ cước vận chuyển hoặc tính trực tiếp
vào giá thu mua.
1.1.6.2. Chính sách tín dụng
Trong giai đoạn đầu phát triển vùng nguyên liệu, tâm lý người sản xuất còn e dè,
thiếu mạnh dạn trong việc đầu tư vốn vào sản xuất nguyên liệu. Để phát triển vùng
nguyên liệu, các doanh nghiệp chế biến khắc phục tâm lý trên thông qua chính sách tín
dụng hỗ trợ lãi suất về vốn sản xuất. Hình thức tín dụng hoặc ứng vốn sản xuất hoặc
vật tư, giống, công chăm sóc và thu hoạch, cuối vụ thu hoạch bán sản phẩm lại cho các

doanh nghiệp chế biến khấu trừ nợ đầu tư. Thường thì thời gian hỗ trợ lãi suất kéo dài
từ khi sản xuất đến khi kết thúc vụ thu hoạch.
Khi vùng nguyên liệu phát triển trên diện rộng, chính sách tín dụng này có chiều
hướng chuyển dần sang các Nhà cung ứng nguyên liệu nông sản nhằm kích thích sự
phát triển của hệ thống lưu thông, đáp ứng kịp thời vật tư cho người sản xuất. Doanh
nghiệp chế biến chỉ giữ lại các vùng nguyên liệu có diện tích lớn, có ảnh hưởng chính
đến sự biến động vùng nguyên liệu.
1.1.6.3. Chính sách về đầu tư
• Đầu tư về giống mới và tăng cường công tác khuyến nông
Sự đa dạng hóa cây trồng và cạnh tranh về diện tích phát triển vùng nguyên liệu
ngày càng trở nên khó khăn hơn. Do đó tăng sản lượng hàng hóa trong giai đoạn tới
được xác định chủ yếu dựa vào tăng năng suất cây trồng. Để đạt được mức tăng năng
suất này trong một thời gian ngắn cần phải tuyển chọn, thử nghiệm và đầu tư giống
cây trồng mới cho hộ sản xuất, đồng thời tăng cường công tác khuyến nông để đảm
bảo được sản xuất đúng quy trình kĩ thuật.
• Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng tại các vùng nguyên liệu tập trung
18


Cơ sở hạ tầng tại các vùng nguyên liệu đóng vai trò rất quan trọng trong việc
cung ứng vật tư sản xuất và thu mua nguyên liệu. Cơ sở hạ tầng tốt giúp các hộ sản
xuất giảm chi phí vận chuyển, sử dụng được máy móc tiên tiến trong công tác trồng,
chăm sóc và thu hoạch, đồng thời rút ngắn thời gian lưu thông hàng hóa trên đường.
Ngược lại, cơ sở hạ tầng kém, thời gian lưu thông dài làm giảm chất lượng hàng hóa
và tăng chi phí vận chuyển. Để rút ngắn thời gian lưu thông, giảm chi phí vận chuyển
hàng hóa và phát triển vùng nguyên liệu bền vững, các doanh nghiệp chế biến nên đầu
tư cơ sở hạ tầng tại các vùng nguyên liệu tập trung, nơi có sản lượng nguyên liệu nông
sản lớn.
• Xây dựng mô hình điểm về vùng nguyên liệu có năng suất chất lượng cao,
thử nghiệm giống mới và chuyển giao kỹ thuật công nghệ

Để duy trì và phát triển vùng nguyên liệu bền vững, các doanh nghiệp chế biến
nên đẩy mạnh công tác xây dựng mô hình điểm về vùng nguyên liệu có hiệu quả kinh
tế cao nhằm quảng bá và đẩy mạnh công tác phát triển diện tích. Ngoài ra, mô hình
điểm là nơi thử nghiệm và tuyển chọn giống có năng suất và hiệu quả kinh tế nhằm
chuyển giao kỹ thuật và giống mới trong sản xuất đại trà.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Khái quát về tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn trên toàn thế giới
Hiện nay, sắn được trồng trên 100 quốc gia trên toàn thế giới với các quy mô
cạnh tranh rất khác nhau. Sản lượng sắn trên thế giới trong nhiều năm trở lại đây duy
trì tương đối ổn định. Sắn là loài cây lương thực quan trọng thứ ba sau lúa mì và lúa
gạo. Tại Châu Phi, Châu Á, Mỹ Latinh, hàng triệu người sử dụng sắn như nguồn lương
thực chủ yếu đảm bảo an ninh lương thực. Đồng thời, sắn cũng là thức ăn cho cây gia
súc, cây nhiên liệu sinh học, cây hàng hóa xuất khẩu quan trọng trên thế giới và cả
Việt Nam.
Sắn là loài cây dễ trồng, ít vốn đầu tư, dễ chế biến xuất khẩu, đạt lợi nhuận và lợi
thế cạnh tranh cao. Sản phẩm sắn rất thông dụng để chế biến xăng sinh học, bột ngọt,
thực phẩm, bánh kẹo, mì ăn liền, ván ép, si rô, nước giải khát, phụ gia dược phẩm. So
với nhiều loại cây khác, sắn có khối lượng sản phẩm và giá trị năng lượng trên một
đơn vị diện tích cao hơn.
19


Năm 2011, tổng sản lượng sắn trên thế giới đạt 250,2 triệu tấn củ tươi, tăng 6%
so với năm trước. Sự gia tăng sản lượng mạnh mẽ này bởi ngành chế biến nguyên liệu
công nghiệp, nguyên liệu sinh học etanol sử dụng sắn làm nguyên liệu đầu vào tại các
quốc gia Đông Nam Á cùng với nhu cầu lương thực tăng tại Châu Phi, trong đó
Nigeria là quốc gia sản xuất sắn hàng đầu thế giới. Năm 2011, sản lượng sắn của
Nigeria xấp xỉ 40 triệu tấn, tăng 4% so với năm trước. Quốc gia có sản lượng sắn thứ
hai là Brazil. Năm 2011, sản lượng sắn của nước này trên 26 triệu tấn, tăng 8% so với
năm trước. Indonesia, Cộng hòa Công gô và Thái Lan là ba quốc gia có sản lượng sắn

tiếp theo trên thế giới. Các nước còn lại trong nhóm 10 quốc gia có sản lượng sắn hàng
nhất thế giới bao gồm: Angola, Ghana, Việt Nam, Ấn Độ, Mozambic…. 10 quốc gia
có sản lượng sắn hàng đầu thế giới chiếm 75% tổng sản lượng sắn trên toàn thế giới. Ở
Thái Lan, Việt Nam, Indonesia, sắn trở thành một loại cây công nghiệp hàng năm,
quan trọng và được thu mua để chế biến thành các sản phẩm xuất khẩu.
Diện tích, năng suất và sản lượng sắn trên thế giới có chiều hướng gia tăng từ
năm 1995 đến nay (Bảng 1). Từ năm 1995 – 2011, sản lượng sắn trên thế giới tăng
89,72 triệu tấn, năng suất tăng 2,97 tấn/ha, diện tích tăng 3,18 triệu ha.

20


Bảng 1: Diện tích (Areas), năng suất (Yield) và sản lượng (Production) sắn trên
thế giới từ năm 1995 – 2011

Nguồn: http:/cayluongthuc.blogspot.com
Ở khu vực Đông Nam Á, ba nước xuất khẩu sắn hàng đầu là : Thái Lan, Việt
Nam, Indonesia. Trong đó, Thái Lan chiếm 60 – 85% lượng xuất khẩu sắn toàn cầu ở
những năm gần đây, kế đến là Việt Nam và Indonesia. Gần đây sắn Campuchia cũng
đã trở thành một mặt hàng nông sản xuất khẩu triển vọng. Trung Quốc hiện là nước
nhập khẩu sắn lớn nhất thế giới để làm cồn sinh học, tinh bột biến tính, thức ăn gia súc
và dùng trong công nghiệp thực phẩm dược liệu. Thị trường xuất khẩu sắn chủ yếu của
Thái Lan là Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản và cộng đồng Châu Âu với tỷ trọng xuất
khẩu sắn khoảng 40% bột và tinh bột sắn, 25% là sắn lát và sắn viên.
Theo nghiên cứu thị trường sắn toàn cầu của Tổ chức Lương thực và Nông
nghiệp Quốc tế (FAO) và Viện Nghiên cứu Chính sách Lương thực thế giới (IFPRI),
với tầm nhìn đến năm 2020 thì lúc đó sản lượng sắn toàn cầu ước tính đạt 275,10 triệu
tấn, trong đó sản xuất sắn chủ yếu ở các nước đang phát triển là 274,7 triệu tấn, các
nước đã phát triển là 0,4 triệu tấn. Mức tiêu thụ sắn ở các nước đang phát triển dự báo
đạt 254,6 triệu tấn, tăng 20,5 triệu tấn so với các nước đã phát triển. Khối lượng sản

phẩm sắn toàn cầu sử dụng làm lương thực thực phẩm dự báo nhu cầu là 176,3 triệu
tấn và thức ăn gia súc 53,4 triệu tấn. Tốc độ tăng hàng năm của nhu cầu sử dụng sắn
làm lương thực thực phẩm và thức ăn gia súc đạt tương ứng là 1,98% và 0,95%. Châu
Phi vẫn là khu vực dẫn đầu sản lượng sắn toàn cầu với dự báo sản lượng năm 2020 sẽ
21


đạt 168,6 triệu tấn. Châu Mỹ la tinh giai đoạn 1993 – 2020, ước tính tốc độ tiêu thụ
sản phẩm sắn tăng hàng năm là 1,3%. (Hoàng Kim 2013a).
1.2.2. Vài nét về ngành sắn Việt Nam
1.2.2.1. Tình hình thị trường sắn nước ta trong những năm gần đây
Trong năm 2010, Trung Quốc là thị trường đầu ra lớn nhất cho các sản phẩm sắn
xuất khẩu của Việt Nam, chiếm tới 94,8% tổng kim ngạch xuất sắn lát và 90% tổng
kim ngạch xuất khẩu tinh bột sắn. Tuy nhiên đến tháng 6/2014, Việt Nam xuất khẩu
85% sản lượng sắn sang thị trường Trung Quốc, mức sản lượng giảm so với những
năm trước. Tính đến 20/6, Việt Nam xuất khẩu 1760 triệu tấn, giảm 14% so với năm
ngoái và 35% so với năm 2012. Trước sự ảm đạm của thị trường và lượng tồn kho lớn,
nhiều doanh nghiệp Việt Nam chấp nhận bán lỗ với mức giá 420 đô la/1 tấn. Trước
tình hình đó, nhiều doanh nghiệp buộc dừng sản xuất hoặc sản xuất cầm chừng, còn
các doanh nghiệp thương mại gần như phải dừng hoạt động kinh doanh hoàn toàn.
Như chúng ta đã biết, trong những năm trước đây, Trung Quốc là thị trường đầu ra lớn
nhất cho các sản phẩm sắn ở nước ta, và điều đó mặc định chúng ta đã phụ thuộc chủ
yếu vào duy nhất một thị trường Trung Quốc. Mặt khác, trong những năm gần đây,
tình hình tranh chấp giữa Trung Quốc và Việt Nam về vấn đề biển đông rất gay gắt,
những cuộc tranh chấp liên tục diễn ra làm cho mối quan hệ giữa hai nước ngày càng
tụt dốc; thêm vào đó, phía Trung Quốc cho rằng mức giá bán hàng của Thái Lan đưa
ra hấp dẫn hơn Việt Nam. Vì vậy, Trung Quốc gia tăng việc mua hàng từ Thái Lan và
giảm lượng đặt hàng đối với Việt Nam.
Tháng 09/2014, Việt Nam đã xuất khẩu 198,2 nghìn tấn sắn và các sản phẩm từ
sắn, trị giá 76,9 triệu USD, giảm 7,9% về lượng và giảm 0,2% về trị giá so với tháng

8/2014, trong đó xuất khẩu sắn giảm 30,5% về lượng và giảm 29,6% về trị giá tương
đương với 52,7 nghìn tấn, trị giá 13,5 triệu USD. Tính chung quý III/2014, cả nước đã
xuất khẩu 656,6 nghìn tấn, trị giá 39,9 triệu USD, tăng 65,3% về lượng và tăng 39,9%
về trị giá so với quý III/2013. Như vậy, tính từ đầu năm cho đến hết tháng 9/2014, Việt
Nam đã xuất khẩu 2,44 triệu tấn sắn và các sản phẩm từ sắn, trị giá 814,5 triệu USD,
tăng 0,7% về lượng nhưng giảm 0,9% về trị giá so với cùng kỳ, trong đó xuất khẩu 1,3
triệu tấn sắn, trị giá 324,4 triệu USD, giảm 7,4% về lượng và giảm 8,1% về trị giá.
22


Hiện tại, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu sắn và sản phẩm chủ yếu của Việt
Nam, chiếm 85,5% tổng lượng xuất khẩu, đạt 2,1 triệu tấn, trị giá 689,1 triệu USD,
tăng 0,8% về lượng nhưng giảm 1,76% về trị giá so với 9 tháng 2013.
Đứng thứ hai là thị trường Hàn Quốc, tuy nhiên xuất khẩu sang thị trường này
đều giảm cả về lượng và trị giá, giảm lần lượt 23,3% và giảm 22,52%, tương đương
với 142,3 nghìn tấn, trị giá 39 triệu USD.
Philippin là thị trường đứng thứ 3, đạt 50,9 triệu tấn, trị giá 21,9 triệu USD, tăng
0,06% về lượng và tăng 22,62 về trị giá.
Đối với thị trường Nhật Bản, tuy đứng thứ tư trong bảng xếp hạng, nhưng lại là
thị trường có tốc độ xuất khẩu tăng trưởng mạnh.
Đáng chú ý là thị trường xuất khẩu sắn và sản phẩm sắn trong 9 tháng năm 2014
có thêm thị trường Malaixia với 25,4 nghìn tấn, trị giá 10,7 triệu USD.
Bảng 2: Tình hình xuất khẩu các sản phẩm sắn và tinh bột sắn của Việt Nam
sang một số thị trường chính ở khu vực Châu Á trong 9 tháng/2014
Đơn vị tính: Lượng (tấn), trị giá (USD)
Thị trường

9T/2014
Lượng


trị giá

9T/2013
Lượng

trị giá

so sánh (%)
Lượng trị giá

Tổng KN

2.485.040 814.524.187 2.458.329 820.331.861

1,09

-0,71

Trung Quốc

2.125.115 689.159.723 2.108.183 701.526.359

0,80

-1,76

Hàn Quốc

142.394


39.090.202

185.735

50.449.973

-23,33

-22,52

Philippin

50.972

21.985.453

50.943

17.929.510

0,06

22,62

Nhật Bản

31.122

8.993.020


4.007

1.974.150

676,69

355,54

Đài Loan
18.968
8.062.066
37.727 16.858.474 -49,72 -52,18
Nguồn: Thống kê sơ bộ của Tổ chức Hải Quan về thị trường xuất khấu sắn và
sản phẩm 9 tháng 2014
Ngoài thị trường Trung Quốc ra, các thị trường Tây Phi, Châu Á, Nam Á có xu
hướng tăng lên. Theo số liệu của Tổng Cục Hải quan Việt Nam, tính đến hết thàng 9
năm 2014, tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng tinh bột sắn của Việt Nam sang các
nước khu vực Châu Phi, Tây Á, Nam Á đạt khoảng 14,7 triệu USD, tăng 31,3% so với
cùng kỳ năm 2013.
23


Bảng 3: Tình hình xuất khẩu các sản phẩm sắn và tinh bột sắn của Việt Nam
sang một số thị trường chính ở khu vực Châu Phi, Tây Á, Nam Á trong 9
tháng/2014
9T/2014

9T/2013

Tăng/Giảm (%)


United Arab Emirates (UAE)

3.151.448

1.847.777

70,55

Ấn Độ

3.001.423

3.698.097

-18,84

Bangladesh

2.235.167

1.973.162

13,28

Nam Phi

1.629.524

1.481.759


9,97

Qatar

1.182.388

-

-

Pakistan

1.053.124

246.335

327,52

Kuwait

1.001.174

220.800
353,43
Nguồn: Tổng Cục Hải quan

Bên cạnh những thị trường trên, Việt Nam còn xuất khẩu tinh bột sắn sang
Senegal, Tanzania, Ai Cập, Kenya, Nigeria…, tuy nhiên kim ngạch còn thấp.
Việc đa dạng hóa thị trường xuất khẩu sẽ góp phần hạn chế sự phụ thuộc quá

nhiều vào một thị trường truyền thống, hạn chế tình trạng doanh nghiệp Việt Nam bị
ép giá. Để tìm kiếm đối tác, đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm sắn, doanh nghiệp cần
tích cực liên hệ với cơ quan Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài cũng như
Đại sứ quán các nước Châu Phi, Tây Á, Nam Á tại Hà Nội; tham gia các hội chợ, triễn
lãm quốc tế lớn, các hội thảo, các diễn đàn doanh nghiệp,….
1.2.2.2. Diện tích trồng sắn và sản lượng trong những năm gần đây
Theo TS Nguyễn Văn Lang, Chủ tịch Hiệp hội sắn VN, diện tích trồng sắn Việt
Nam là 600.000 ha, năng suất bình quân đạt 17,6 tấn/ha, phân bố chủ yếu ở vùng
Trung du miền núi phía Bắc, Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung, Đông Nam Bộ.
Tiến sĩ Nguyễn Văn Lang cho biết thời gian qua Việt Nam liên tục áp dụng những tiến
bộ khoa học - kĩ thuật vào canh tác, nghiên cứu những nguồn gen, giống sắn mới cho
năng suất cao như: KM94, KM98-1, 3MQ37-26, trong đó giống sắn KM94 được trồng
nhiều nhất. Với điều kiện tự nhiên và khí hậu phù hợp cho sinh trưởng và phát triển,
sắn được trồng chủ yếu trên đất cát, đất nhiều sỏi đá, đất dốc. Cây sắn có đặc tính dễ
trồng, ít kén đất, dễ thu hoạch, chế biến, lợi nhuận cao và chi phí thấp. Về tình hình
chế biến và tiêu thụ sắn, theo số liệu của Hiệp hội sắn VN, cả nước có 100 nhà máy
24


sản xuất tinh bột sắn quy mô công nghiệp, trong đó có 7 nhà máy chế biến cồn từ tinh
dầu sắn. Định hướng phát triển ngành sắn VN trong thời gian tới TS Nguyễn Văn
Lạng cho rằng trước hết cần quy hoạch ổn định vùng nguyên liệu (khoảng 600.000
ha), không nên mở rộng diện tích trồng sắn quá mức. Tiếp đến là tạo vùng nguyên liệu
tốt bằng các giống mới kết hợp với các biện pháp thâm canh phù hợp đảm bảo năng
suất trên 30 tấn/ha. Bên cạnh đó, cần chú trọng đầu tư công nghệ chế biến sâu sau tinh
bột để sản xuất etanol, giảm và tiến tới không xuất khẩu sắn lát (sắn thô) ra thị trường.
“Chính phủ cần có cơ chế chính sách phù hợp về tài chính, khoa học, công nghệ,
khuyến nông và quảng bá thương hiệu ngành sắn một cách hợp lý để đưa cây sắn trở
thành một trong những cây trồng chủ lực cho xuất khẩu nông nghiệp VN”, TS Lạng
nhấn mạnh.

Theo số liệu công bố mới nhất của Bộ Nông nghiệp, diện tích trồng sắn cho đến
hết ngày 15/10/2014 đạt 501 ngàn ha, tăng 3,9% so với cùng kì năm trước. Trong đó,
diện tích gieo trồng sắn tại các tỉnh miền Nam đạt 334,4 nghìn ha, tăng 6,3% so với
cùng kỳ năm trước, ngược lại diện tích gieo trồng ở các tỉnh miền Bắc giảm 0,8% so
với cùng kỳ, đạt 166,6 nghìn ha. Nhìn chung trong hai năm 2013, 2014 diện tích trồng
sắn ở nước ta tăng và giảm ở mức chênh lệch không cao; chỉ riêng vùng Tây Ninh sản
lượng sắn tăng nhanh lên 13548 trong vòng một năm.
Bảng 4: Diện tính gieo trồng sắn tại một số tỉnh trọng điểm tính đến ngày
15/10/2014

Nguồn: AgroMonitor Tổng hợp từ số liệu của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
1.2.2.3. Tình hình diện tích và sản lượng trồng sắn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
25


×