Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

So sánh một số giống ngô nếp trong vụ xuân 2015 tại xã ba vinh, huyện ba tơ, tỉnh quảng ngãi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 47 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ

Khoa Nông học

KHOÁ LUẬN

TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
So sánh một số giống ngô nếp trong vụ Xuân 2015 tại xã Ba
Vinh, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi

Sinh viên thực hiện

: Phạm Văn Chay

Lớp

: Nông Học 45

Thời gian thực tập

: Từ tháng 02 đến tháng 05/2015

Địa điểm thực tập

: Xã Ba Vinh, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi

Giáo viên hướng dẫn : T.S Nguyễn Đình Thi
Bộ môn

: Sinh lý sinh hóa thực vật



NĂM 2015


Lời Cảm Ơn
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa
luận tốt nghiệp tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của các
thầy cô trong khoa Nông học Trường Đại học Nông Lâm Huế,
các cá nhân, tập thể đã tạo điều kiện để tôi được học tập và hoàn
thành khóa luận tốt nghiệp.
Đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban lãnh đạo
trường Đại Học Nông Lâm Huế và quý thầy cô giáo đã nhiệt tình
dạy dỗ, dìu dắt tôi trong suốt thời gian học tập ở trường. Tôi xin
chân thành cảm ơn tập thể cán bộ viên chức Uỷ ban nhân dân xã Ba
Vinh, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình thực tập để phục vụ đề tài.
Để hoàn thành báo cáo tốt nghiệp này ngoài sự nổ lực của bản
thân, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ của gia đình, bạn bè
và quý thầy cô giáo. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
tới thầy giáo TS. Nguyễn Đình Thi đã nhiệt tình giúp đỡ tôi về
kinh nghiệm cũng như chuyên môn để tôi hoàn thành báo cáo
khóa luận tốt nghiệp này.
Mặc dù đã có sự cố gắng và nỗ lực nhưng còn nhiều hạn chế về
kinh nghiệm, kiến thức nên đề tài không thể tránh khỏi những thiếu
sót và hạn chế, vì vậy kính mong sự giúp đỡ, góp ý kiến và thông
cảm của quý thầy cô giáo và bạn bè.
Một lần nữa, tôi xin gửi đến quý thầy cô giáo, người thân, bạn
bè lời chúc sức khoẻ và thành đạt. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Huế , ngày 01 tháng 05 năm 2015
Sinh viên

Phạm Văn Chay


MỤC LỤC
MỤC LỤC............................................................................................................3
DANH MỤC BẢNG ...........................................................................................7
PHẦN 1.................................................................................................................1
MỞ ĐẦU...............................................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài...............................................................................................................1
1.2. Mục tiêu của đề tài......................................................................................................................2

PHẦN 2.................................................................................................................3
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.................................................3
2.1. Giá trị của cây ngô.......................................................................................................................3
2.1.1. Giá trị dinh dưỡng.................................................................................................................3
2.1.2. Giá trị kinh tế........................................................................................................................4
2.2. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới và trong nước......................................................................6
2.2.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới.....................................................................................6
2.2.2. Tình hình sản xuất ngô trong nước.......................................................................................7
2.3. Một số kết quả nghiên cứu và chọn tạo giống ngô nếp trên thế giới và Việt Nam......................8
2.3.1. Tình hình nghiên cứu cây ngô nếp trên Thế giới...................................................................8
2.3.2. Tình hình nghiên cứu cây ngô nếp tại Việt Nam...................................................................9

PHẦN 3...............................................................................................................12
VẬT LIỆU,NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................12
3.1. Vật liệu nghiên cứu....................................................................................................................12
3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu.................................................................................................12
4. Nội dung nghiên cứu....................................................................................................................12
5. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................................................12
5.2.1.Phương pháp bố trí thí nghiệm............................................................................................12

5.2.2.Mật độ gieo trồng và lượng phân bón.................................................................................12
5.2.3.Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi...................................................................13

PHẦN 4...............................................................................................................15
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................................15
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội..............................................................................................15
4.1.1 Điều kiện tự nhiên...............................................................................................................15
4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội.......................................................................................................16
4.1.2.1. Dân số lao động và việc làm.........................................................................................16


4.1.3 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế..............................................................................17
4.2. Thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các giống ngô nếp...................18
4.3. Sự tăng trưởng chiều cao cây của các giống..............................................................................21
Bảng 4.3. $chiều cao cây ở các giai đoạn sinh trưởng và phát triển..................................................21
(Đơn vị tính: cm)..............................................................................................................................21
4.4. Sự tăng trưởng về lá của các giống............................................................................................23
Giống................................................................................................................................................25
Ngày TN...........................................................................................................................................25
HN90................................................................................................................................................25
(đ/c)..................................................................................................................................................25
HN89................................................................................................................................................25
Nếp nù..............................................................................................................................................25
HN86................................................................................................................................................25
VN2..................................................................................................................................................25
MX6.................................................................................................................................................25
14 25
Số lá..................................................................................................................................................25
5,0 25
5,4 25

5,8 25
5,5 25
5,8 25
Tăng..................................................................................................................................................25
2,0 25
1,9 25
2,0 25
1,6 25
2,0 25
21 25
Số lá..................................................................................................................................................25
7,5 25
7,2 25
7,7 25
8,2 25
8,2 25
Tăng..................................................................................................................................................25


2,5 25
1,8 25
1,9 25
2,7 25
2,4 25
28 25
Số lá..................................................................................................................................................25
9,6 25
9,4 25
9,6 25
11,0 25

11,7 25
Tăng..................................................................................................................................................25
2,1 25
2,2 25
1,9 25
2,8 25
3,5 25
35 25
Số lá..................................................................................................................................................25
13,0 25
12,3 25
13,4 25
13,6 25
14,4 25
Tăng..................................................................................................................................................25
3,4 25
2,9 25
3,8 25
2,6 25
2,7 25
42 25
Số lá..................................................................................................................................................25
17,2 25
15,2 25
18,0 25


18,1 25
18,1 25
Tăng..................................................................................................................................................25

4,2 25
2,9 25
4,6 25
4,5 25
3,7 25
49 25
Số lá..................................................................................................................................................25
20,2 25
18,6 25
21,5 25
21,3 25
22,6 25
Tăng..................................................................................................................................................25
3,0 25
3,4 25
3,5 25
3,2 25
4,5 25
4.5. Một số chỉ tiêu hình thái về thân lá và bắp của các giống..........................................................26
4.6. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống ngô................................................28
4.7. Đánh giá phẩm chất của các giống ............................................................................................30

PHẦN 5...............................................................................................................31
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ...............................................................................32
5.1. Kết luận.....................................................................................................................................32
5.2. Đề nghị......................................................................................................................................32

PHẦN 6...............................................................................................................32
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................33
PHẦN 7...............................................................................................................34

PHỤ LỤC..........................................................................................................34


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Thành phần hóa học của hạt ngô ....................................................3
Bảng 2.2. Thành phần hóa học của các phần chính trong hạt ngô ................4
Bảng 2.3. Thành phần hóa học của cây ngô xanh ............................................5
Bảng 2.4. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới từ năm 2008- 2013................6
Bảng 2.5. Diện tích, năng suất, sản lượng ngô ở Việt Nam từ 2008 – 2013....7
Bảng 2.6. Tình hình sản xuất ngô tại tỉnh Quảng Ngãi năm 2008 – 2013......8
Bảng 4.1: Tình hình dân số làm nông nghiệp xã Ba Vinh, huyện Ba Tơ.....17
Bảng 4.2. Thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của
các giống ngô nếp...............................................................................................19
Bảng 4.4. Tốc độ ra lá của các giống................................................................25
Bảng 4.5. Một số chỉ tiêu hình thái về thân lá và bắp của các giống............26
Bảng 4.6. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống........28
Hình 4.1. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây....................................................22
Hình 4.2. Năng suất bắp tươi thực thu của các giống....................................30


PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây ngô (Zea mays L.) là một trong những cây lương thực quan trọng của
con người chỉ đứng sau lúa mì và lúa gạo. Ngô là cây lương thực góp phần nuôi
sống 1/3 dân số thế giới. Với vai trò làm lương thực cho con người (17% tổng
sản lượng), thức ăn cho chăn nuôi (66%), nguyên liệu cho công nghiệp (5%) và
xuất khẩu (trên 10%). Ngô đã trở thành cây trồng cây lương thực bảo đảm an
ninh lương thực, góp phần chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp theo hướng trồng trọt
sang chăn nuôi, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp và sản phẩm hàng hóa

cho xuất khẩu ở nhiều nước và trên phạm vi toàn thế giới.
Hiện nay ngô còn được sử dụng như là một loại thực phẩm có giá trị và
đang có xu thế tăng nhanh trên thế giới. vì chúng thuộc loại thực phẩm sạch giàu
dinh dưỡng. Người ta sử dụng ngô bao tử, ngô nếp, ngô đường làm thực phẩm
ăn tươi (luộc, nướng), chế biến thành các món ăn có giá trị dinh dưỡng và đem
lại giá trị kinh tế cao. Với cây ngô nếp, nhờ tinh bột có thành phần chủ yếu là
amylopectin, có giá trị dinh dưỡng cao, giàu lizin và triptophan, vì vậy nó là
nguồn lương thực quý và nguồn nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm. Hiện
nay có rất nhiều quốc gia, trung tâm nghiên cứu, các công ty, các nhà chọn
giống đầu tư nhiều cho việc chọn tạo các loại ngô thực phẩm. Gần đây, vai trò
của cây ngô nếp được nâng lên nhờ những thành tựu trong việc nghiên cứu và
mở rộng những giống nếp lai cho năng suất khá cao nhưng vẫn giữ được chất
lượng đặc biệt của giống ngô nếp bản địa.
Ba Vinh là mảnh đất không cằn, đa số là đất bazan và đá được bao bọc bởi
dòng sông Nước Nẻ trong xanh hiền hòa. Từ lâu ở nơi đây đã được đông đảo
đồng bào dân tộc H’rê sinh sống, quanh năm suốt tháng công việc chính của họ
là trồng lúa, bắp (ngô), và khoai ….. cũng từ đó tục thờ cúng hay còn gọi là “
Ngày lễ rước Thần lúa – Thần bắp( ngô) về chòi” và một số tục lệ khác xuất
hiện tạo nên sự đậm đà bản sắc văn hóa của dân tộc.
Và cũng chính những cây lương thực ấy một thời hào hùng đã nuôi các chiến
sĩ “ du kích Ba Tơ” để đấu tranh chống giặc ngoại xâm . Từ đó bắp(ngô) nếp từ
lâu đã được nhân dân coi là loại thực phẩm quý của người dân bản địa. Chắc tại vì
phù sa màu mỡ của sông Nước Nẻ đã góp phần tạo nên vị ngon ngọt, dẻo thơm
1


của ngô nếp mà tiếng địa phương gọi là “Bóp dếch”. Từ những bắp (ngô) này,
người dân H’rê đã chế biến nên món cơm ghé ngô, xôi bắp và ngô nướng, ngô
luộc xứ Quảng dân dã nhưng vị thơm ngon, ngọt dẻo của nó sẽ làm thực khách
nhớ mãi.Bây giờ giống ngô nếp “Bóp dếch” không còn nữa vì đây là giống ngô

địa phương, năng suất thấp, mà nếu còn thì cũng đã bị thoái hóa vì trải qua quá
trình trồng trọt, quá trình giao phấn tự do lâu đời mà không có sự chọn lọc gìn giữ
trong sản xuất nên các giống ngô này đã bị lẫn tạp nhiều, năng suất giảm, phẩm
chất giảm. Chính vì vậy, nếu không kịp tìm giống ngô nếp khác thay thế thì trong
tương lai không xa, diện tích trồng ngô sẽ bị thay thế bằng những loại cây trồng
khác đánh mất đi truyền thống phong tục tốt đẹp của địa phương. Để tìm ra giống
ngô nếp mới cho địa phương nhằm góp phần nâng cao thu nhập kinh tế cho
người dân và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của người H’rê , tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài : “So sánh một số giống ngô nếp trong vụ Xuân 2015 tại xã
Ba Vinh , huyện Ba Tơ , tỉnh Quảng Ngãi” để tuyển chọn ra giống ngô phù hợp
với điều kiện tự nhiên cho quê hương Ba Tơ,tỉnh Quảng Ngãi.
1.2. Mục tiêu của đề tài
Đánh giá và so sánh sự sinh trưởng và phát triển của các giống ngô nếp, từ
đó chọn được giống ngô nếp có triển vọng phục vụ cho các nghiên cứu tiếp theo
và cho nhân dân có thêm lựa chọn trong canh tác.

2


PHẦN 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Giá trị của cây ngô
2.1.1. Giá trị dinh dưỡng
Thành phần hóa học của cây ngô có giá trị đáng kể. Trong hạt ngô có
chứa đấy đủ các chất dinh dưỡng, hàm lượng protein hạt ngô trung bình là 8 –
10%, tinh bột là 66 – 69%, lipit là 5 – 7% phụ thuộc vào giống, điều kiện thời
tiết, thổ nhưỡng.
Bảng 2.1. Thành phần hóa học của hạt ngô
(ĐVT: %).
Thành phần hóa học


Ngô nếp

Ngô tẻ

Nước

14,7

13,6

Chất có đạm

9,2

9,5

Chất béo

5,2

5,2

Tinh bột

65,3

68,0

Chất xơ


3,2

3,6

Chất khoáng

1,3

1,3

Sinh tố

0,1

0,1

Các chất khác

0,4

0,3

Cộng toàn hạt

100,0

100,0

(Nguồn: Cao Đắc Điểm, 1988 )

Cứ 100 kg ngô hạt cho khoảng 20 – 21 kg gluten, 73 – 75 kg bột, tách
mầm và ép được 1,8 – 2,8 kg dầu ăn và gần 4 kg khô dầu. Phôi ngô chiếm
khoảng 10% khối lượng hạt,trong phôi có các loại khoáng,vitamin và khoảng
30 – 45% dầu.[8].

3


Bảng 2.2. Thành phần hóa học của các phần chính trong hạt ngô
(ĐVT :%)
Thành phần hóa học

Vỏ hạt

Nội nhủ

Mầm

Protein

3,7

8,0

18,4

Chất xơ

1,0


0,8

33,2

Chất xơ khô

86,7

2,7

8,8

Tro

0,8

0,3

10,5

Tinh bột

7,3

87,6

8,3

Đường


0,3

0,6

10,8
(Nguồn: Watson, 1987)

Những bộ phận chính của hạt ngô có thành phần hóa học khác nhau. Hàm
lượng gluxit và protein của hạt ngô phụ thuộc rất lớn vào phôi nhủ, còn chất béo
và protein có số lượng ít hơn. Chất xơ khô trong hạt phân bố chủ yếu ở vở hạt.
Đầu của phôi ngô có lượng axit béo tương đối cao (Bresani và công sự 1990;
Weber 1987).
2.1.2. Giá trị kinh tế
Ngô được trông rộng rãi trên thế giới do vai trò quan trọng của nó trong
nền kinh tế, điều này được chứng minh bằng 670 mặt hang khác nhau của các
ngành lương thực, công nghiệp, công nghệ y dược và công nghiệp nhẹ. [8]
• Ngô làm lương thực cho con người
Ngô là cây lương thực nuôi sống gần 1/3 số dân trên thế giới, tất các nước
trồng ngô nói chung đều ăn ngô ở mức độ khác nhau. Toàn thế giới sử dụng
21% sản lượng ngô làm lương thực cho người. Các nước Trung Mỹ,Nam Mỹ,
Nam Á và Châu Phi sử dụng ngô làm lương thực chính. Các nước Đông Nam
Phi sử dụng 85% sản lượng ngô làm lương thực cho người. Tây Trung Phi 80%,
Bắc Phi 42%, Tây Á 27%, Nam Á 75%, Đông Nam Á và Thái Bình Dương
39%, Đông Á 30%, Trung Mỹ và Caribe 61%, Nam Mỹ 12% Đông Âu và Liên
Xô(cũ) 4%, các nước thị trường chung phát triển 14%. Nếu như ở Châu  khẩu
phần ăn cở bản là bánh mì, khoai tây, sữa; châu Á : cơm (gạo), cá, rau xanh thì ở
châu Mỹ - La Tinh là bánh ngô, đậu đỗ và ớt. Vì vậy, trên phạm vi thế giới mà
nói ngô sẽ vẫn còn là cây lương thực rất quan trọng,[8], [5].

4



• Ngô làm thức ăn gia súc
Ngô là thức ăn giàu năng lượng, là thành phần quan trọng trong thức ăn
hỗn hợp cho gia súc và gia cầm. Ngô là cây thức ăn gia súc quan trọng nhất hiện
nay. Hầu như 70% chất dinh dưỡng trong thức ăn hỗn hợp là từ ngô, điều đó nói
lên ngô rất phổ biến trên thế giới.
Bảng 2.3. Thành phần hóa học của cây ngô xanh
( ĐVT : % )
Thành phần
Độ ẩm
Protein
Lipit thô
Xenluloza
Tro

Thân
73,6
1,3
0,4
9,9
1,1


68,9
3,2
0,7
8,6
3,2


Cây không bắp
77,3
1,3
0,4
6,0
1,4

Cây ủ chua
1,65
0,84
5,39
1,80

Lá bi bắp xanh
63,5
1,8
0,4
11,9
1,5

(Nguồn: Slusanschi, 1957)
Thành phần chính của ngô là tinh bột và đường, chiếm tới 80% trong chất
khô. Tỷ lệ chất béo trong hạt ngô tương đối cao (4 – 6%), chủ yếu tập trung
trong mầm ngô 8 – 12%, xơ 1,5 – 3%. Gia súc, gia cầm tiêu hóa tốt các chất
dinh dưỡng trong hạt ngô (90%). Giá trị năng lượng của ngô tương đói cao
khoảng 3100 – 3200 kcal ứng với 13 – 13,5 MJ năng lượng trao đổi trong 1 kg
chất khô. Ngoài việc cung cấp chất tinh, ngô còn là cây thức ăn xanh và ủ chua
lí tưởng cho đại gia súc, đặc biệt là bò sữa. Thông thường để sản xuất 1 kg sữa
bò cần 5 kg thức ăn ủ tươi bằng ngô, 1kg thịt bò tươi cần 2,5 kg ngô hạt, 1 kg
thịt lợn hơi cần 3kg ngô hạt, 1 kg thịt gia cầm cần 2,3 kg ngô hạt, 1 kg ngô hạt

tương đương 1,3 – 1,4 đơn vị thức ăn. [8]
• Ngô làm thực phẩm
Những năm gần đây cây ngô còn là cây thực phẩm, người ta dùng bắp ngô
bao tử làm rau cao cấp (ngô bao tử). Sở dĩ ngô rau được ưa dùng vì nó sạch và
có hàm lượng dinh dưỡng cao. Các thể loại ngô nếp, ngô đường (ngô ngọt) được
dùng để ăn tươi (luộc, nướng) hoặc đóng hộp làm thực phẩm xuất khẩu. [8]


Ngô cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp

Ngoài việc ngô làm nguyên liệu chính cho các nhà máy thức ăn gia súc
tổng hợp, ngô còn là nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất rượu, cồn, tinh bột,
dầu, glucoza, bánh kẹo. Bột ngô chiếm tỉ lệ 65 – 83% khối lượng hạt (chủ yếu
5


nằm ở nội nhũ) làm nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp gia công bột.
Tinh bột ngô sử dụng trong công nghiệp chế biến các loại đường. Tinh bột ngô
dùng trong công nghiệp chế biến rượu, bia, đồ giải khát. Trong công nghiệp y
dược dùng ngô để bào chế glucoza, penicillin, ngô non dùng để sản xuất
vitamin… So với tổng lượng protein trong hạt ngô, glutelin chiếm khoảng 30%,
glutelin là hợp chất rất quan trọng trong công nghệ mì sợi và bánh mì. Dầu ngô
tinh khiết dùng trong y học, dầu ăn, dầu thô làm dầu sơn, xà phòng. [8] Ngô
non, ngô đường đóng hộp để xuất khẩu, thân, lõi bắp dùng làm giấy, làm sợi,
làm nguyên liệu trong sinh hoạt hay đốt lò sấy nông sản; lá bi làm giấy cuốn
thuốc lá, làm thảm, làm chiếu bẹ ngô, lõi bắp dùng làm giá thể nuôi nấm công
nghiệp hoặc tách chiết nguyên liệu chế tạo nylon, cao su nhân tạo…


Ngô là nguồn hàng hóa xuất khẩu


Trên thị trường quốc tế, ngô đứng đầu trong danh sách những mặt hàng có
khối lượng hàng hóa giao dịch ngày cành tăng, tỉ trọng lưu thông lớn, thị trường
tiêu thụ rộng, sự cạnh tranh giữa các nước có sản lượng ngô hàng hóa ngày càng
gay gắt. Thu nhập ngoại tệ từ ngô luôn là nguồn lợi lớn đối với nhiều nước. [3]
Hằng năm, lượng ngô xuất khẩu trên thế giới khoảng 70 triệu tấn. Đó là nguồn
lợi của các nước xuất khẩu.Các nước xuất khẩu chính là Mỹ, Pháp, Achentinan,
Trung Quốc, Thái Lan, các nước nhập khẩu chính là Nhật Bản, Hàn Quốc, Châu
Phi, Mehico…
2.2. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới và trong nước
2.2.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới
Trên thế giới, cây ngô đứng thứ thứ ba về diện tích, thứ hai về sản lượng và
thứ nhất về năng suất.
Bảng 2.4. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới từ năm 2008- 2013
Năm
Diện tích (ha)
Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn)
2005
148.035.323
48,2
713.682.311
2006
146.740.686
48,2
706.846.590
2007
158.390.008
49,9
790.115.394
2008

162.689.152
51,1
830.611.273
2009
158.743.228
51,7
820.202.618
2010
164.029.760
51,9
851.270.850
2011
172.256.930
51,5
887.854.782
2012
178.551.622
48,9
872.791.598
2013
184.192.053
55,2
1016.736.092
(Nguồn: , 2013)[11]
6


Cho đến nay tình hình sản xuất ngô của thế giới đã có những bước phát
triển không ngừng về cả diện tích, năng suất và sản lượng.
Qua bảng 2.4 cho thấy nhìn chung diện tích, năng suất và sản lượng ngô có

xu hướng tăng. Sản lượng ngô trên thế giới đạt 713,7 triệu tấn trên diện tích
148,0 triệu ha với năng suất 48,2 tạ/ha. Đến năm 2013 sản lượng ngô đạt 1016,7
triệu tấn được thu hoạch trên diện tích 184,2 triệu ha. Đây là những con số vô
cùng ấn tượng mà không phải loại cây trồng nào cũng có được. Theo TS. Phan
Xuân Hào, sở dĩ năng suất ngô tăng nhanh trong những năm qua là do việc phát
hiện ra ưu thế lai trong chọn tạo giống cây trồng mà ngô là đối tượng thành công
điển hình trong số các cây trồng lương thực, đồng thời không ngừng cải thiện
các biện pháp kỹ thuật canh tác.
2.2.2. Tình hình sản xuất ngô trong nước.
Diện tích, năng suất và sản lượng ngô ở nước ta tăng từ năm 2005 đến năm
2013 được thể hiện ở bảng 2.5
Bảng 2.5. Diện tích, năng suất, sản lượng ngô ở Việt Nam từ 2008 – 2013
Năm

Diện tích (ha)

Nãng suất (tạ/ha)

Sản lượng (tấn)

2005

1.052.600

36,0

3.787.100

2006


1.033.100

37,3

3.854.500

2007

1.096.100

39,3

4.303.200

2008

1.440.200

31,8

4.573.100

2009

1.089.200

40,1

4.371.700


2010

1.126.391

40,9

4.606.800

2011

1.121.255

43,1

4.835.717

2012

1.118.221

43,0

4.803.196

2013

1.170.322

44,354


5.190.895

(Nguồn: , 2013). [11]
Hiện nay, cây ngô ở nước ta không ngừng được tăng nhanh cả diện tích,
năng suất và sản lượng.
Qua bảng 2.5 cho thấy năm 2005 sản lượng ngô chỉ vào khoảng 3,8 tấn/ha
trên diện tích 1,1 triệu ha với sản lượng 36 tạ/ha, nhưng đến năm 2013, diện tích
ngô ở nước ta đạt 1,2 triệu ha, sản lượng 5,2 triệu tấn, năng suất tăng đáng kể đạt
44,4 tạ/ha. Kết quả trên có được nhờ sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước và
các chính sách hổ trợ để mở rộng diện tích trồng ngô trước yêu cầu của công tác
7


đảm bảo an ninh lương thực, nhờ sử dụng giống mới và áp dụng nhiều tiến bộ
khoa học kĩ thuật trong canh tác cây ngô nên diện tích, năng suất, sản lượng cây
ngô ở nước ta tăng đáng kể.


Tình hình sản xuất ngô tại tỉnh Quảng Ngãi

Bảng 2.6. Tình hình sản xuất ngô tại tỉnh Quảng Ngãi năm 2008 – 2013
Nãm

Diện tích (nghìn ha)

Nãng suất (ta/ha)

Sản lượng (nghìn tấn)

2001


1,4

24,3

3,4

2002

1,4

27,9

3,9

2003

1,3

30,0

3,9

2004

1,4

30,0

4,2


2005

1,8

28,3

5,1

2006

1,8

40,0

7,2

2007

1,7

38,2

6,5

2008

1,6

33,1


5,3

(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2014)
Cùng với cả nước tăng về diện tích, năng suất và sản lượng thì Quảng Ngãi
cũng tăng từ năm 2001 – 2005 trong khoảng năm 2001 – 2004 diện tích tăng
chậm và có khi giảm. Dao dộng 1,3 – 1,4 nghìn ha, nhưng năng suất vẫn tăng
đạt năng suất từ 24,3 – 30,0 tạ/ha và sản lượng tăng từ 3,4 – 4,2 nghìn tấn.
Giai đoạn 2005 – 2008 diện tích trồng ngô ở Quảng Ngãi giảm từ 1,8 nghìn
ha xuống 1,6 nghìn ha và năng suất cũng tăng đến 40,0 tạ/ha rồi giảm xuống
33,1 tạ/ha kéo theo sản lượng ngô của tỉnh Quảng Ngãi giảm xuống 5,3 nghìn
tấn. [10].
2.3. Một số kết quả nghiên cứu và chọn tạo giống ngô nếp trên thế giới và
Việt Nam
2.3.1. Tình hình nghiên cứu cây ngô nếp trên Thế giới
Ở trên thế giới hiện nay nhu cầu sử dụng giống ngô nếp làm thực phẩm
đang có xu hướng tăng mạnh. Vì vậy, nhiều quốc gia, công ty, viện nghiên cứu
và các nhà khoa học đang đầu tư mạnh vào việc chọn tạo ra các giống ngô nếp
lai năng suất cao và chất lượng tốt. Kết quả bước đầu đã chọn tạo ra nhiều giống
ngô nếp lai có năng suất và chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu của thị trường,
nhưng giá cả của các giống ngô nếp lai còn khá cao.
Hiện nay, Trung Quốc có khoảng hơn 900 giống ngô nếp địa phương. Các
8


tỉnh sản xuất nhiều ngô nếp là Quảng Tây, Vân Nam, Tứ Xuyên, Quế Châu
(Ministry of Agriculture, 1995). Gần đây Trung Quốc đã tạo ra nhiều giống ngô
nếp lai cho năng suất cao và chất lượng ngon. Ví dụ: giống nếp lai đơn màu
trắng JYE 101, cho năng suất bắp tươi 15 tấn/ha, giống nếp lai đơn tím
Jingkenou 218 (12 tấn bắp tươi/ha), nếp trắng Jingkenou 2000 (13 tấn bắp

tươi/ha), giống nếp tím trắng Jingtianzihuanou và giống nếp trắng lai đơn
Yahejin 26 cho năng suất bình quân tới 20 tấn bắp tươi/ha (Hội nghị ngô châu Á
lần thứ 9 tại Bắc Kinh tháng 9/2005). Các giống nếp lai Yumiko 601, Yomeitou
602,606… của Quảng Châu chất lượng cũng khá ngon.
Mỹ là nước trồng ngô nếp nhiều nhất trên thế giới (hằng năm có khoảng
290.000 ha), phần lớn tập trung ở miền trung Illois và Indiana, phía bắc Iowa,
phía nam Minnesota và Nebraska (U.S and Council.,2001). Hầu hết diện tích
được trồng bằng giống nếp vàng. Năng suất của ngô nếp ở Mỹ cũng biến động
tùy thuộc vào đất trồng, trung bình đạt từ 65-75% so với ngô tẻ thường. Gần
đây, Thái Lan cũng đã tạo ra được một số giống ngô nếp lai đơn như 268 của
công ty Đông Tây, Wax-44 (Syngenta) cũng phát triển khá nhanh trên thị trường
Việt Nam. Tuy nhiên giá giống rất cao, khoảng 200.000- 220.000 đồng/kg.
2.3.2. Tình hình nghiên cứu cây ngô nếp tại Việt Nam.
Trong những năm gần đây nhu cầu sử dụng ngô nếp ăn tươi, luộc, nướng,
nấu chè… đang ngày càng gia tăng, vì chúng thuộc loại thực phẩm sạch, giàu
dinh dưỡng. Việc sản suất cây ngô nếp mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người
sản xuất, nhưng do hiện nay các giống ngô nếp địa phương đang dần bị thoái
hóa vì vậy nhu cầu sử dụng ngô nếp là rất lớn. Trước thực trạng đó, các nhà
chọn tạo giống của nước ta đã có những mối quan tâm trong việc chọn tạo giống
ngô nếp lai phục vụ sản xuất. Ở nước ta, tập đoàn giống ngô nếp địa phương khá
phong phú nhiều chủng loại có thời gian sinh trưởng khác nhau và phẩm chất
tốt. Cùng với việc nhập nội các giống ngô nếp của nước ngoài đã tạo ra nguồn
vật liệu phong phú cho việc chọn tạo giống ngô nếp lai mới phù hợp với điều
kiện của Việt Nam. Trong những năm gần đây nước đã có nhiều công trình
nghiên cứu chọn tạo giống ngô nếp lai và bước đầu đã có hiệu quả cho nhất định
người trồng ngô.
Tác giả Ngô Hữu Tình và các cộng sự đã chọn tạo ra giống ngô nếp hỗn
hợp qua 3 giai đoạn: Năm 1976 lai giữa các nguồn nếp trắng khác nhau tạo ra
quần thể nếp trắng làm nền. Năm 1984 đưa vào quần thể nền 12 nguồn gen của
một giống ngô nếp địa phương, sau đó chọn lọc theo phương pháp bắp trên hàng

9


cải tiến qua 3 chu kì chọn lọc đã tạo được giống ngô nếp hỗn hợp. Giống có
năng suất trung bình 25-30 ta/ha, hạt màu trắng, bắp dài 12 đến 15cm, khả năng
chống sâu đục thân, chịu hạn và chịu rét trung bình, được công nhận vào năm
1989. [2].
Tác giả Trần Hồng Uy, Phan Xuân Hào và các cộng sự đã tạo thành công
giống ngô nếp lai ngắn ngày VN2 từ các nguồn ngô nếp khác nhau. Ngô nếp S2,
ngô nếp Tây Ninh, ngô nếp Quảng Nam-Đà Nẵng, ngô nếp Thanh Sơn-Vĩnh
Phú. Giống ngô nếp VN2 chống chịu với điều kiện bất thuận, ít nhiễm sâu bệnh
phạm vi thích ứng rộng, năng suất cao, chất lượng ngon, dẻo thơm, hạt trắng
đục, bắp to, nhiều hành hạt, hàm lượng protein đặc biệt là lysine cao. [9].
Nhóm tác giả Nguyễn Hữu Hòa, Nguyễn Hồng Ân, Đặng Văn Vinh,
Nguyễn Minh Chương đã chọn tạo thành công giống ngô nếp MX2 từ tổ hợp lai
SNCO6 x SN1 và giống ngô nếp MX4 từ tổ hợp lai SNCO7 x SN1. [1].
Phạm Thị Rịnh và cộng sự ở phòng nghiên cứu ngô Viện khoa học kĩ thuật
miền nam đã tạo được giống ngô nếp thụ phấn tự do cải tiến N-1 từ 2 quần thể
ngô nếp nù địa phương Đồng Nai và An Giang .N-1 đã được công nhận giống
quốc gia năm 2004.[7].
Các tác giả Lê Quý Kha, Phan Xuân Hào, Lương Văn Vàng và các cộng sự
đã chọn tạo thành công giống ngô nếp lai không quy ước LSB4 (tổ hợp lai VN2
x NTQ 2) bằng lai đỉnh một số dòng thuần với một số giống ngô nếp thụ phấn
tự do.[4].
Nhóm tác giả Nguyễn Thế Hùng, Nguyễn Thiện Huyên, Nguyễn Văn Lộc,
Bùi Mạnh Cường dựa trên các đặc điểm nông sinh học và năng suất của 64
nguồn vật liệu ngô nếp có nguồn gốc từ các vùng địa lí khác nhau (miền bắc
Việt Nam, Lào) từ năm 2005 – 2008, 22 nguồn vật liệu ưu tú được tuyển chọn
để đánh giá đa dạng di truyền phân nhóm ưu thế lai phục vụ công tác chọn tạo
giống. Kết quả phân tích đa dạng di truyền phân nhóm ưu thế lai cho thấy, ở hệ

số tương đồng di truyền là 0,38, các nguồn vật liệu ngô nếp chia làm 6 nhóm
chính: Nhóm I chỉ có nguồn vật liệu duy nhất là W10, nhóm II chỉ có 1 nguồn
vật liệu là W16, nhóm III gồm 8 nguồn vật liệu: W3, W5, W22, W21, W8, W9,
W12, W18, Nhóm IV gồm 4 nguồn vật liệu: W2, W15, W20, W17, Nhóm V
gồm 5 nguồn vật liệu: W4, W6, W7, W11, W13, Nhóm VI gồm 3 nguồn vật
liệu: W1, W14, W19. Kết quả đánh giá các tổ hợp lai đã kết luận được các cặp
lai W1 x W16, W1 x W9, W1 x W2 có các đặc điểm hình thái đẹp, năng suất,
chất lượng cao. Tổ hợp lai W1 x W16 có năng suất cao nhất đạt 53,33 tạ/ha, cao
10


hơn so với giống đối chứng MX4 và 2 tổ hợp lai W1 x W9 (41,0 tạ/ha), W1 x
W2 (39,1 tạ/ha) có năng suất tương đương với đối chứng (41,9 tạ/ha). [6]
Một số nghiên cứu khác của Trần Văn Minh và cộng sự của Khoa Nông
học – trường Đại học Nông Lâm Huế( 2006)công bố công trình nghiên cứu duy
trì bảo tồn những giống ngô nếp địa phương chất lượng cao được nhiều cơ quan
nghiên cứu trong nước và các nhà khoa học quan tâm, đã phục tráng và bảo tồn
thành công giống ngô nếp Cồn Hến của Thừa Thiên Huế nhằm bảo vệ giống ngô
nếp quý hiếm của miền Trung nước ta, sau 5 năm nghiên cứu, tác giả và các
đồng nghiệp đã phục tráng được giống ngô nếp Cồn Hến, tách chọn ra những
dòng thuần từ giống ngô nếp Cồn hến giữ lại đặc điểm bản chất quý hiếm của nó
và đang tiến hành lai tạo với một số giống ngô nếp khác nhằm tạo ra các tổ hợp
lai có năng suất và phẩm chất tốt phục vụ sản xuất.[11].

11


PHẦN 3
VẬT LIỆU,NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Vật liệu nghiên cứu

Vật liệu nghiên cứu bao gồm 5 giống ngô nếp (HN89, Nếp Nù, HN86,
VN2, MX6) và 1 giống HN90 dùng làm đối chứng
3.

Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: Thí nghiệm thực hiện trong vụ Xuân 2015.
- Ngày gieo: 9/2/2014

- Địa điểm thực hiện nghiên cứu: Thôn Phân Vinh, xã Ba Vinh, huyện Ba
Tơ, tỉnh Quảng Ngãi.
4.

Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu sự sinh trưởng và phát triển của các giống ngô nếp thí nghiệm
- Đánh giá một số đặc trưng hình thái cây và bắp các giống thí nghiệm.
- Nghiên cứu các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống .

5.

Phương pháp nghiên cứu

Thí nghiệm được bố trí, chăm sóc và theo dõi theo đúng Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống ngô
(QCVN 01-56 : 2011/BNNPTNT).
5.2.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm gồm 6 công thức, mỗi công thức là 1 giống được bố trí theo
kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên (RCBD) 3 lần nhắc lại .
- Diện tích thí nghiệm: 250m2
- Diện tích mỗi ô thí nghiệm: 10,8m2 (1,8m x 6m)
- Diện tích ô thí nghiệm: 162m2

- Diện tích bảo vệ: 38m2
5.2.2. Mật độ gieo trồng và lượng phân bón
- Mật độ
+ Mật độ: 66.667 cây/ha
+ Khoảng cách: Hàng cách hàng: 60cm x 60cm, cây cách cây: 25cm x 25cm.
12


- Phân bón/ha:
+ Bón lót (thời kì chuẩn bị đất), 5 - 10 tấn phân chuồng + 400kg supe Lân
+ Bón thúc lần1 (khi cây có 3 - 4 lá thật), 120 kg urê + 50 kg KCl
+ Bón thúc lần 2 (khi cây có 9 - 10 lá thật), 120 kg urê + 50 kg KCl
+ Bón thúc lần 3 (khi ngô xoắn nõn), 120 kg urê.
5.2.3. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi
- Thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng, phát triển
+ Ngày gieo: Ngày tiến hành gieo hạt
+ Ngày mọc: Ngày có trên 50% số cây mọc.
+ Ngày 3 – 4 lá: Khi có 50% số cây có 3 - 4 lá.
+ Ngày 7 – 9 lá: Khi có 50% số cây có 3 – 4 lá.
+ Ngày xoắn ngọn: Khi có 50% số cây xoắn ngọn.
+ Ngày trổ cờ: Khi có 50% cây trổ cờ.
+ Ngày tung phấn: Khi có 50% cây tung phấn.
+ Ngày phun râu: Khi có 50% cây phun râu dài 2 – 3 cm.
+ Ngày chín sữa: Khi có 50% số cây có bắp chin sữa.
- Chiều cao cây (cm): Đo từ gốc đến đỉnh mút lá cao nhất của các cây theo dõi
- Số lá (lá): Theo dõi 7 ngày/lần, bắt đầu theo dõi sau mọc 14 ngày. Dùng
sơn đánh dấu lá thứ 5 (kể cả lá mầm) và lá thứ 10 của các cây theo dõi.
- Hình thái thân lá và bắp
+ Chiều cao cây cuối cùng (cm): Đo sát gốc đến điểm phân nhánh của
bông cờ của các cây theo dõi

+ Chiều cao đóng bắp (cm): Đo từ gốc sát mặt đất đến mắt đóng bắp trên
cùng của các cây theo dõi.
+ Đường kính lóng gốc (cm): Đo đường kính lóng sát mặt đất của các cây
theo dõi.
+ Diện tích lá đóng bắp (cm2): Đo chiều dài và chiều rộng của lá đóng bắp
thứ nhất, chiều rộng đo ở vị trí rồng nhất của lá, chiều dài đo ở phiến lá của các
cây theo dõi. Đo lúc ngô chín sữa và tính theo công thức:
S=DxRxK
13


Trong đó:
S: Diện tích lá đóng bắp (cm2)
D: Chiều dài lá (cm)
R: Chiều rộng lá (cm)
K: Hệ số (0,75)
+ Chiều dài bắp (cm): Đo chiều dài từ đầu đến mút bắp của các cây theo dõi.
+ Đường kính bắp (cm): Đo đường kính ở giữa bắp của các cây theo dõi
lúc thu hoạch.
- Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
+ Số hàng hạt/bắp (hàng): Đếm số hàng hạt ở giữa bắp của các cây theo
dõi lúc thu hoạch.
+ Số hạt/hàng (hạt): Đếm số hạt của hàng có độ dài trung bình trên bắp của
các cây theo dõi.
+ Năng suất bắp tươi (tạ/ha): Thu hoạch và tính năng suất.

14


PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
4.1.1 Điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lý
Ba Vinh là xã miền núi nằm về phía Bắc của huyện Ba Tơ, cách trung tâm
thị trấn Ba Tơ (trung tâm huyện) khoảng 15,0 km, được giới hạn bởi tọa độ địa
lý từ 14045’17’’ vĩ độ bắc, 108048’07’’ kinh độ đông. Với các giới cận:
- Phía đông giáp: Xã Ba Liên ,huyện Ba Tơ.
- Phía Tây giáp : TT Ba Tơ và xã Ba Thành, huyện Ba Tơ.
- Phía Nam giáp: TT Ba Tơ và xã Ba Trang, huyện Ba Tơ.
- Phía Bắc giáp: Xã Ba Điền, huyện Ba Tơ.
Diện tích tự nhiên toàn xã là 3.032,45 ha, chiếm khoảng 2,68% tổng diện
tích tự nhiên toàn huyện.
* Địa hình
Là xã thuộc huyện miền núi, có địa hình rừng núi, có địa hình rừng núi ít
bằng phẳng, núi cao thấp đột biến, quá trình xói mòn, rửa trôi tương đối lớn.
Tuy nhiên vẫn có những triền đất có địa hình tương đối bằng phẳng, được hình
thành ven các con sông, suối trên địa bàn xã.
* Khí hậu - thời tiết
Thời tiết khí hậu xã Ba vinh mang các đặc điểm thất thường của khí hậu
miền Trung : Nóng ẩm, nóng nhiều, mưa nhiều chia làm hai mùa rõ rệt.
- Mùa khô: Tập trung chủ yếu vào đầu tháng 3 đến cuối tháng 9. Trong
khoảng thời gian này có xuất hiện gió phơn Tây Nam nóng khô làm nhiệt độ
tăng cao, nhiệt độ trung bình các tháng này từ 25-30 0C có khi lên tới 40-410C.
Lượng mưa vào các tháng này thường không ổn định, độ ẩm bình quân vào
khoảng 75% gây khó khăn cho sản xuất.
- Mùa mưa: bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, do ảnh hưởng của
không khí lạnh từ phía bắc tràn xuống và sự xuất hiện của gió mùa đông bắc làm
nhiệt độ giảm mạnh và trời trở rét, thỉnh thoảng xuất hiện những đợt rét đậm kéo
dài. Nhiệt độ vào mùa này trung bình khoảng 20-25 0C và thấp nhất khoảng

15


150C. Lượng mưa tập trung lớn nhất từ tháng 10 đến tháng 12 do ảnh hưởng của
bão và áp thấp nhiệt đới, chiếm từ 51-56% tổng lượng mưa cả năm. Độ ẩm trung
bình của mùa này vào khoảng 90% và số ngày nắng là rất ít.
* Thủy văn
Chế độ thủy văn của xã chịu ảnh hưởng chính của sông Liên và suối Nước
Ren, suối Nước Vơ…
Sông Liên là một trong những con sông lớn trong tỉnh, là nơi bắt nguồn của
sông Vệ. Sông chảy từ hướng Tây sang Đông, moduyn dòng chảy khoảng
72,41/s/km2. Sông chảy xuyên qua các huyện Ba Tơ, Nghĩa Hành, Mộ Đức, Tư
Nghĩa, đổ ra Cửa Lỡ (An Chuẩn ,Đức Lợi ,Mộ Đức) và cửa Cổ Lũy ,Tư Nghĩa.
Hệ thống sông suối của xã thường ngắn, độ dốc dòng chảy lớn, nước lũ dồn
về nhanh hay có lũ quét. Trong mùa khô dòng chảy nhỏ, gây khô hạn.
Lượng dòng chảy nằm trên địa bàn xã Ba Vinh tuy lớn nhưng phân bố
không đồng đều giữa các tháng và mùa mưa trong năm, cũng như giữa năm này
với năm khác.
Trong năm, lượng dòng chảy chỉ tập trung chủ yếu vào mùa mưa lũ (chiếm
60 – 70% lượng dòng chảy cả năm), còn vào mùa khô lượng dòng chảy ở đây rất
hạn chế.
Sông suối không mang ý nghĩa về giao thông đường thủy, nhưng hệ thống
sông suối của huyện lại là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho cây trồng và phục
vụ dân sinh.
4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
4.1.2.1. Dân số lao động và việc làm
* Dân số
Theo số liệu thống kê dân số toàn xã đầu năm 2013 có 1.712 người với 452
hộ. Mật độ dân số 56,1 người/km2.
Tổng số người trong độ tuổi lao động trên toàn xã là 923 người chiếm

53,91% dân số. Trong đó lao động nông lâm nghiệp là 831 người và lao động
phi nông lâm nghiệp là 92 người.
Nguồn nhân lực dồi dào nhưng đa số là đồng bào dân tộc thiểu số , tập
quán sản xuất lạc hậu, chủ yếu là lao động phổ thông , chưa được đào tạo cơ bản
qua các trường , lớp cũng như các cơ sở sản xuất. Quỹ lao động sử dụng chưa có
hiệu quả, thời gian nông nhân của người lao động trong sản xuất nông lâm
16


nghiệp còn lãng phí. Tuy nhiên, họ rất cần cù, chịu khó, tính cộng đồng cao, có
lòng tin vào Đảng và Nhà nước.
Bảng 4.1: Tình hình dân số làm nông nghiệp xã Ba Vinh, huyện Ba Tơ
Chỉ tiêu

Ðơn vị tính Năm 2010 Năm 2011

Năm 2012

Tổng số dân

Người

4.624

6.819

7.183

Tổng số nam


Người

2.316

3.267

3.325

Tổng số nữ

Người

2.308

3.552

3.858

%

1.04%

1.04%

1.05%

Tỷ lệ gia tăng tự nhiên

(Nguồn: UBND xã Ba Vinh năm 2010-2012)
4.1.3 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

* Lĩnh vực nông nghiệp
Khu vực kinh tế nông nghiệp của xã Ba vinh vẫn giữ vai trò chủ đạo trong
nền kinh tế của xã, giá trị sản xuất của ngành chiếm tỷ trọng cao với các ngành
còn lại.
Trong nông nghiệp, từng bước chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi , đầu
tư sản xuất gắn với chế biến sản phẩm, tích cực phủ xanh đất trống đồi trọc , làm
giàu vốn rừng , bảo vệ ảnh quan môi trường. Đã quan tâm phát triển một số laoij
cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện sinh thái, thổ nhưỡng của xã nhằm đa
dạng hóa các sản phẩm nông lâm nghiệp.
*Về trồng trọt
Cây lương thực trên địa bàn xã chủ yếu là lúa, ngô, sắn và rau đậu các loại
Năm 2013 tổng sản lượng cây có hạt đạt 725,5 tấn, bình quân lương thực đầu
người đạt 417kg / năm. Cụ thể một số loại cây trồng chủ yếu năm 2013 như sau:
- Lúa: Diện tích gieo trồng 187,87 ha, sản lượng đạt 704,5 tấn, năng suất
trung bình đạt 37,5 tạ, ha/năm.
- Ngô: Diện tích gieo trồng 3,00 ha.
- Sắn: Diện tích gieo trồng 10,00 ha.
- Khoai lang: Diện tích gieo trồng 12,00 ha.
- Lạc: Diện tích gieo trồng 48,00 ha
- Đậu các loại: Diện tích gieo trồng là 3,00 ha
17


Theo thống kê đầu năm 2013, diện tích trồng cây lâu năm trên địa bàn xã
là 19,00 ha. Tuy nhiên việc đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật, ứng dụng các biện
pháp thâm canh tăng vụ vào sản xuất, mở rộng diện tích còn chậm , chưa rộng
khắp và đến nay sản phẩm thu hoạch chưa có chế biến công nghiệp đã ảnh
hưởng không nhỏ đến giá trị sản xuất của ngành
4.2. Thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các
giống ngô nếp

Sinh trưởng và phát triển của cây là một quá trình sinh lý tổng hợp, nó có
liên quan chặt chẽ với nhau và ảnh hưởng đến năng suất cuối cùng. Sinh trưởng,
phát triển là quá trình tăng nhanh về lượng như: Tăng về chiều cao, số lá, hình
thành bông cờ, bắp và tích lũy chất khô. Nghiên cứu các giai đoạn sinh trưởng,
phát triển của các giống ngô cho phép ta xác định được thời gian hoàn thành các
giai đoạn của chúng trong các điều kiện khác nhau. Bởi thời gian sinh trưởng của
các giống không chỉ phụ thuộc vào đặc tính của từng giống mà còn phụ thuộc
nhiều vào các yếu tố như: Điều kiện ngoại cảnh, thời vụ gieo trồng, đất đai và chế
độ thâm canh…. Trên cơ sở đó để có thể tác động đến các biện pháp kỹ thuật,
thời vụ gieo trồng, chăm sóc, đất đai, chế độ nước một cách hợp lý cho từng vùng
nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao và sử dụng nước tiết kiệm. Như vậy, thời gian
sinh trưởng của cây trồng nói chung và cây ngô nói riêng đều phải trải qua các
giai đoạn khác nhau. Mỗi giai đoạn đều có một đặc điểm sống riêng và yêu cầu
các biện pháp chăm sóc khác nhau. Nghiên cứu thời gian hoàn thành các giai
đoạn sinh trưởng, phát triển của các giống ngô có ý nghĩa rất lớn trong sản xuất,
nắm bắt được đặc điểm sinh trưởng, phát triển từng giai đoạn để từ đó có những
biện pháp chăm sóc phù hợp để đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao. Qua theo
dõi thí nghiệm khảo nghiệm cơ bản chúng tôi thu được số liệu ở bảng sau:
Từ bảng 4.1 chúng tôi có nhận xét sau:
Thời kỳ mọc mầm: Thời gian này cây ngô bắt đầu mọc, do đó phụ thuộc
nhiều vào nhiệt độ, độ ẩm đất, độ thoáng trong đất, sức sống của hạt giống và độ
sâu gieo hạt. Cây mầm ở giai đoạn này chưa hút chất dinh dưỡng từ đất mà chủ
yếu sử dụng nguồn dinh dưỡng chứa trong nội nhũ của hạt giống. Nhiệt độ thích
hợp thời kỳ này là 25 – 30oC, độ ẩm 70 – 80%.
Từ bảng số liệu ta thấy thời gian từ gieo đến mọc của 5 giống ngô nếp
(HN89, Nếp nù, HN86, VN2, MX6) và giống Nếp HN90 là khá giống nhau (7
ngày sau gieo) trừ nếp nù sau 1 ngày .

18



×