Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

Thiết kế bộ bàn ghế xếp bằng gỗ dùng ngoài trời tại xí nghiệp chế biến gỗ vinafor đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (683.91 KB, 66 trang )

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Gỗ và lâm sản là loại nguyên liệu được con người sử dụng từ rất lây đời,
các sản phẩm làm từ gỗ vô cùng đa dạng, phong phú về chủng loại, kiểu dáng,
chất lượng cũng ngày một nâng cao nên luôn được người dùng ưa chuộng. Một
trong những sản phẩm từ gỗ được sử dụng nhiều nhất đó là bàn ghế. Bàn ghế bao
gồm bàn ghế trong nhà và bàn ghế ngoài trời, chúng được sử dụng tại các không
gian khác nhau nên kết cấu cũng như vật liệu cũng khác nhau rõ rệt. Điều đó đòi
hỏi người kỹ sư phải lựa chọn các phương án thiết kế phù hợp cho mỗi loại sản
phẩm mộc. Xuất phát từ những yêu cầu trên và được sự đồng ý của nhà trường,
Khoa Lâm Nghiệp trường Đại Học Nông Lâm Huế và ban lãnh đạo Xí nghiệp chế
biến gỗ Vinafor Đà Nẵng. Tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thiết kế bộ Bàn Ghế
xếp bằng gỗ dùng ngoài trời tại Xí nghiệp chế biến gỗ Vinafor Đà Nẵng”.
Mục tiêu của tôi khi nghiên cứu đề tài này là bước đầu làm quen với quá
trình sản xuất ra một sản phẩm mộc. Học hỏi được các kinh nghiệm trong quá
trình thiết kế và sản xuất tại xí nghiệp thực tập. Từ đó, tôi có thể thiết kế được
một sản phẩm của bản thân có hình dáng đẹp, kết cấu và chi tiết đầy đủ, sản
phẩm phải có ý nghĩa thực tế, có thể đưa vào sản xuất và sử dụng.
Đề tài nghiên cứu của tôi có nội dung cụ thể và được thực hiện trong suốt
quá trình thực tập tại công ty. Từ việc hình thành ý tưởng thiết kế, xem xét, lựa
chọn phương án thích hợp đến việc thực hiện ý tưởng đó trên bản vẽ. Các yêu tố
về hình dáng và kết cấu của sản phẩm cũng phải được thể hiện rõ ràng. Sau quá
trình thiết kế sơ bộ, thiết kế được hình dáng và kích thước các chi tiết trên bản
vẽ thì tính toán chịu lực và các yếu tố vật liệu phụ trợ, các mối nối, liên kết, kết
cấu bên trong. Sau đó phải tính toán giá thành hợp lý và bố trí máy móc, nhân lực
sản xuất thường xuyên.
Để thực hiện được các mục tiêu trên, tôi dựa vào phương pháp nghiên cứu
cụ thể, trước hết phải điều tra, thu thập các số liệu cần thiết về nguyên liệu, máy
móc và các phụ kiện cần thiết cho quá trình sản xuất, những thông tin này phần
lớn được thu thập từ xí nghiệp, ngoài ra còn có thể tìm hiểu thêm thông qua
mạng internet, báo chí và các tài liệu liên quan. Sau khi điều tra thu thập được
các số liệu cần thiết thì cần xử lí các số liệu đó, có thể căn cứ vào các sản phẩm


tương đồng để lựa chọn các yếu tố cần thiết cho bản thân. Số liệu sơ cấp, thứ
cấp và bản vẽ được xữ lý, trình bày bằng các phần mềm như word, excel,
autocad, 3D max,…để hoàn thành bài báo cáo.

1


Sau quá trình tìm hiểu và nghiên cứu tại xí nghiệp tôi đã tìm hiểu được cơ
cấu tổ chức của công ty, quy trình sản xuất ra một sản phẩm hoàn chỉnh. Nhờ việc
học hỏi được rất nhiều kiến thức về thiết kế và thực tế sản xuất, tôi đã thiết kế được
sản phẩm của mình từ việc tham khảo các sản phẩm của xí nghiệp cũng như qua sự
chỉ bảo tận tình của các anh chị phòng kỷ thuật. Từ đó, tôi đã thiết kế chi tiết của bộ
bàn ghế, kết cấu cũng như phụ kiện cần thiết cho bộ sản phẩm của mình, dự toán
được giá thành sản phẩm và chi phí phát sinh.
Sản phẩm bàn ghế xếp ngoài trời có kết cấu đơn giản, có khà năng thu xếp
lại khi không sử dụng hoặc vận chuyển đến địa điểm khác. Kết cấu bộ bàn ghế
dạng thanh, có thể lắp ráp tại xí nghiệp sản xuất cũng như tại nơi sử dụng với
những dụng cụ đơn giản, do đó có thể tiết kiệm được không gian vận chuyển.
Tôi đã tính toán khả năng chịu lực và các trạng thái chịu lực đặc biệt nên ghế
đảm bảo yêu cầu cơ bản.
Giá thành cho bộ sản phẩm là 1.543.284 VND trương đối phù hợp với
mặt hàng xuất khẩu và sử dụng bình dân. Giá thành này đã bao gồm thuế VAT
và lợi nhuận của xí nghiệp.
Trong suốt quá trình thực tập tại xí nghiệp, tôi nhận thấy xí nghiệp còn
tồn tại một số vấn đề về kiểm tra chất lượng sản phẩm như cần chú trọng công
đoạn xẻ gỗ và sấy gỗ để tăng tỉ lệ lợi dụng gỗ. Đồng thời, xí nghiệp cần quản lý
chặt chẻ hơn khâu kiểm tra chất lượng nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra,
nhiều đơn hàng bị trả lại do chất lượng sản phẩm không đảm bảo. Ngoài ra,
nguồn lao động cũng là vấn đề mà xí nghiệp đang quan tâm. Số lượng lao động
thay đổi theo từng thời gian và không ổn định ảnh hưởng đến quá trình sản xuất

của xí nghiệp, nếu số lượng lao động không đảm bảo có thể làm trễ đơn hàng
sản xuất.
Trên đây là bản tóm tắt các nội dung chính của luận văn. Kính mời thầy
cô và các bạn xem bản luận văn hoàn chỉnh.

2


PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ xa xưa con người đã biết sử dụng gỗ tự nhiên để làm nhà cửa, làm
thuyền và các mục đích khác nhằm đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt hằng ngày,
chính vì lẽ đó mà gỗ trở nên thân thiết với con người hơn. Trải qua bao thăng
trần của lịch sử, các sản phẩm đồ mộc vẫn luôn được con người yêu chuộng sử
dụng và cải tiến về mọi mặt. Đồ mộc dần trở thành một phần không thể thiếu
trong cuộc sống con người.
Nước ta là một trong những nước có nhiều rừng tự nhiên và đất đai, khí
hậu thích hợp cho trồng rừng nên nguồn tài nguyên gỗ vô cùng phong phú và đa
dạng. Sản phẩm đồ gỗ của việt Nam đã xuất khẩu sang 120 quốc gia và vùng
lãnh thổ, trong đó các thị trường chủ lực là EU, Mỹ, Nhật Bản. Trong những
năm qua, ngành xuất khẩu sản phẩm gỗ chế biến và nội thất đã đạt được nhiều
kết quả, kim ngạch xuất khẩu luôn đạt mức tăng trưởng mạnh, trở thành một
trong số 10 mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam và vẫn còn nhiều tiềm
năng chưa được khai thác.
Kinh tế ngày càng phát triển làm cho nhu cầu của con người ngày một tăng
lên. Các cuộc cách mạng về vật liệu mới mở ra nhiều hướng phát triển đồng thời
cùng mang tới không ít khó khăn cho ngành chế biến. Tuy nhiên, những sản phẩm
làm từ gỗ tự nhiên vẫn luôn được người dùng ưa chuộng vì tính an toàn, bảo vệ
môi trường,… Các loại sản phẩm đồ mộc bây giờ không chỉ đáp ứng các nhu cầu
đời sống sinh hoạt mà ngoài các công năng sẳn có, các sản phẩm này phải có hình

dáng, mẫu mã đẹp, chất lượng đảm bảo và phù hợp với túi tiền của người tiêu
dùng. Điều đó đồng nghĩa với việc người kĩ sư chế biến phải luôn tìm tòi, sáng
tạo ra cái mới, cải thiện những cái củ để các sản phẩm đồ mộc ngày càng hoàn
thiện về mọi mặt. Phải làm sao có được sản phẩm với chất lượng tốt nhất cho
khách hàng, vừa phải đảm bảo giá thành phù hợp.
Một trong các sản phẩm đồ mộc mà các kĩ sư thiết kế hướng đến đó là các
sản phẩm bàn ghế từ gỗ, ván hoặc kết hợp từ nhiều loại vật liệu với nhau. Bàn
ghế bao gồm bàn ghế trong nhà và bàn ghế ngoài trời, chúng được sử dụng tại
các không gian khác nhau nên kết cấu cũng như vật liệu cũng khác nhau rõ rệt.
Các sản phẩm ngoại thất thì ngoài các yêu cầu về hình dáng kế cấu như các sản
phẩm ngoại thất thì còn phải chú ý đến yếu tố khả năng chống chịu với môi
trường, có thể sử dụng hóa chất hoặc các loại sơn phủ để hổ trợ thêm. Bàn ghế
làm bằng gỗ là vật dụng thân thuộc với mọi gia đình bởi tính tiện dụng, màu sắc
3


hài hóa và mang tính thiên nhiên, hơn nữa đồ mộc có rất nhiều ưu điểm nổi bật so
với các loại vật liệu khác. Một số loại gỗ có khả năng chóng nóng, tính hàn, giúp
cho cơ thể con người mát mẻ hơn, khi sử dụng có cảm giác thoải mái; một số loại
gỗ còn được ví như các loại thuốc trị các bệnh về xương, khớp. Ngoài ra sử dụng
đồ mộc còn phù hợp với phong thủy của gia đình. Với những công dụng đó, đồ
mộc cho đến bây giờ vẫn luôn được con người ưa chuộng sử dụng.
Được sự đồng ý của nhà trường, Khoa Lâm Nghiệp trường Đại Học Nông
Lâm Huế và ban lãnh đạo Xí nghiệp chế biến gỗ Vinafor Đà Nẵng. Tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài: “Thiết kế bộ Bàn Ghế xếp bằng gỗ dùng ngoài trời tại
Xí nghiệp chế biến gỗ Vinafor Đà Nẵng”.

4



PHẦN 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1 Lịch sử phát triển nghề mộc ở nước ta
Nghề mộc ở Việt Nam đã ra đời từ xa xưa. Nhiều dân tộc ở vùng núi phía
Tây Bắc - Việt Bắc nước ta từ lâu đã ở trong những căn nhà sàn nhỏ bằng gỗ và
tre nứa đan ghép. Các dân tộc Tây Nguyên cũng sống trên các loại nhà rông
bằng những cây gỗ to nguyên khối và cao lớn. Dân tộc Kinh ở miền trung, miền
bắc có kiểu nhà gỗ ba gian với nhiều đồ dùng hàng ngày bằng gỗ như phản gỗ
để nằm nghỉ, khung cửi, chày cối, đũa, bát gỗ,…
Nghề mộc nước ta bắt đầu tựu hình vào thế kỷ thứ X, bắt đầu từ thời Nhà
Đinh, sau khi vua Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân lập nên Nước Đại Cồ Việt.
Theo sử sách còn ghi lại, ông tổ của Nghề Mộc là Ninh Hữu Hưng. Ninh
Hữu Hưng (936 - 1020), quê ở thôn Chi Phong, xã Trường Yên, Hoa Lư, tỉnh
Ninh Bình. Khi Vua Đinh Tiên Hoàng tuyển thợ giỏi về giúp triều đình, ông
được Vua giao cho việc xây dựng cung điện trong kinh thành và được phong
cho chức Công tượng lục phủ Giám sát tướng quân.
Đến Nhà Tiền Lê, Ninh Hữu Hưng càng được trọng dụng. Một lần nhà
vua Lê Đại Hành đi qua vùng Cái Nành (Nam Định ngày nay), Vua đã cho ông
ở lại đất này. Từ đó, Ninh Hữu Hưng đem con cháu tới đây an cư lạc nghiệp.
Ngày nay, vùng đất này là thôn La Xuyên, của xã Yên Ninh, huyện Ý Yên, Nam
Định. Ninh Hữu Hưng còn là ông tổ của Nghề chạm khắc gỗ, khảm xà cừ, khảm
trai lên đồ gỗ.
Qua nhiều giai đoạn lịch sử, nghề Mộc dần lan tỏa ra nhiều vùng miền trong
cả nước. Sau này, có rất nhiều làng nghề Mộc được hình thành tại từng địa phương.
2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hàng mộc trên thế giới
Trong những năm gần đây, tình trạng suy thoái kinh tế kéo dài làm cho
mức tiêu thụ hàng hóa của các nước giảm sút đáng kể. Các thị trường xuất khẩu
chủ lực là EU, Mỹ, Nhật Bản cũng giảm dần các đơn đặt hàng.Từ tháng 3/2013,
EU áp dụng “quy định về trách nhiệm giải trình” đối với đồ gỗ nhập khẩu vào
thị trường này.Theo đó, các doanh nghiệp phải chứng minh được nguồn gốc hợp

pháp của gỗ và sản phẩm gỗ.
Nhiều nhà máy chế biến gỗ tại Ý, Đức, Mỹ đã đóng cửa hoặc thu hẹp sản
xuất do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế; đồ gỗ Trung Quốc đang bị Mỹ áp thuế
5


chống bán phá giá cao nhất, làm mất lợi thế cạnh tranh. Trong bối cảnh đó,
ngành gỗ Việt Nam càng có nhiều cơ hội để mở rộng thị trường trị giá 300 tỷ
USD mỗi năm.
Ngành chế biến gỗ trên thế giới cũng đang dần chuyển dịch theo hướng
công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Sản xuất đồ gỗ gắn liền với máy móc hiện đại
cho sản lượng và chất lượng cao hơn nhiều so với sản xuất đồ mộc truyền thống
bằng thủ công, sản phẩm có tính chính xác cao và giá thành giảm nhiều do tiết
kiệm được thời gian sản xuất và chi phí thuê nhân công.
2.3. Tình hình sản xuất, kinh doanh sản phẩm đồ mộc của Việt Nam
Tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam
Nước ta là một thị trường lớn, nhiều tiềm năng với dân số gần 100 triệu
người. Hiện đang là thị trường của làng nghề và của các doanh nghiệp chế biến
gỗ vừa và nhỏ. Đồ gỗ nội thất, đồ gỗ mỹ nghệ và gỗ phục vụ xây dựng là những
nhóm sản phẩm được tiêu thụ mạnh.
Ngành chế biến gỗ của Việt Nam không ngừng phát triển với khoảng 3.900
doanh nghiệp chế biến lâm sản khác nhau. Trong đó khoảng 95% số doanh nghiệp
là sở hữu tư nhân, 5% số doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước. Các doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) chỉ chiếm 10% về số lượng nhưng lai chiếm
chiếm 35% về khả năng xuất khẩu hàng hóa đồ mộc do các doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài (FDI) đều có công nghệ sản xuất hiện đại, chất lượng sản phẩm
cao và ổn định. Có 26 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào chế biến gỗ ở Việt Nam
như Đài Loan, Hàn Quốc, Anh, Nhật Bản, Trung Quốc,…
Các doanh nghiệp chế biến lâm sản phân bố không đồng đều, 70% doanh
nghiệp tập trung ở Duyên Hải Miền Trung và Đông Nam Bộ, Tp. HCM, Đồng

Nai, Bình Dương và Quảng Nam – Đà Nẵng, Bình Định, Hà Nội, Bắc Ninh, Phú
Thọ, Quảng Ninh và Đồng Bằng Sồng Hồng chiếm 30%. Trong đó trên 90% tổng
số doanh nghiệp ở quy mô nhỏ và siêu nhỏ. Chi có Khoảng 5,5% số doanh
nghiệp ở quy mô vừa và khoảng 4,2% số doanh nghiệp có quy mô lớn. Một số
khu vực đã hình thành một số tập đoàn, khu, cụm công nghiệp chế biến gỗ lớn.
Hiện đồ gỗ đã trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực đứng thứ 5 của Việt
Nam sau dầu thô, dệt may, giày dép và thủy sản. Sự phát triển này đã đưa Việt
Nam vượt Indonesia và Thái Lan trở thành một trong hai nước xuất khẩu đồ gỗ
đứng đầu Đông Nam Á. Chất lượng sản phẩm đồ gỗ Việt Nam luôn được nâng
cao, có khả năng cạnh tranh được với các nước trong khu vực.
6


Hầu hết các sản phẩm đồ gỗ của các doanh nghiệp Việt Nam chịu sự cạnh
tranh gay gắt từ các doanh nghiệp của Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia,
Malaysia, các nước Đông Âu và Mỹ La Tinh. Chỉ tính riêng Trung Quốc đã có
trên 50,000 cơ sở sản xuất với hơn 50 triệu nhân công và sản xuất với doanh số
gần 20 tỷ USD.
Thị trường xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam đã có nhiều biến chuyển mạnh
mẽ, sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam có mặt ở 120 quốc gia và vùng lãnh thổ trên
thế giới, với các chủng loại sản phẩm đa dạng, từ hàng trang trí nội thất trong
nhà, hàng ngoài trời, đến các mặt hàng dăm gỗ… Kim ngạch xuất khẩu gỗ liên
tục tăng nhanh và phát triển không ngừng.
Tình hình xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ở nước ta 9 tháng đầu năm 2014
Khả năng xuất khẩu đồ mộc của nước ta luôn đạt mức tăng trưởng cao.
Năm 2012 đạt 4,57 tỷ USD, tăng gần 200% so với năm 2007. Năm 2013 dự kiến
đạt 5,3 tỷ tăng 12 % so với năm 2012.
Theo thống kê từ Tổng cục Hải quan, 9 tháng năm 2014, xuất khẩu gỗ và
sản phẩm gỗ đã đạt 4,45 tỷ USD, tăng 15,1% so với cùng kỳ năm 2013. Tại hầu
hết các thị trường, kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ đều có sự tăng

trưởng, trong đó Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường dẫn đầu về kim ngạch với 1,6 tỷ
USD, chiếm 36,1% tổng kim ngạch.
Nhật Bản là thị trường xuất khẩulớn thứ 2, đạt 0,7 tỷ USD, tăng 22,0% so
với cùng kỳ, chiếm 15,9% tổng kim ngạch. Thị trường Trung Quốc dù có sự sụt
giảm 10,2% so với cùng kỳ 2013 nhưng lại là thị trường lớn thứ 3 với tổng trị
giá xuất khẩu trong 9 tháng năm 2014 đạt 0,6 tỷ USD, chiếm 14,4% tổng kim
ngạch xuất khẩu của gỗ.
Gỗ và các sản phẩm từ gỗ hiện xếp thứ 7 trong 10 mặt hàng XK lớn nhất
hiện nay của Việt Nam. Theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFORES),
với tốc độ phát triển bình quân 2 chữ số liên tục nhiều năm, ngành chế biến xuất
khẩugỗ Việt Nam đang chạm đích mục tiêu 6,5 tỷ USD cho năm 2014.
Thực tế, từ nhiều năm qua, ngành chế biến và xuất khẩu sản phẩm gỗ đã
có những bước phát triển vượt bậc. Nếu như năm 2000, giá trị xuất khẩucác sản
phẩm gỗ của Việt Nam mới ở mức khiêm tốn là 214 triệu USD thì đến năm
2004, kim ngạch đã lần đầu tiên vượt mốc 1 tỷ USD (1,154 tỷ USD).
Suốt giai đoạn 2001-2012, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm gỗ của Việt
Nam tiếp tục tăng theo hướng năm sau luôn cao hơn năm trước (trừ năm 2009).
7


Năm 2013, kim ngạch xuất khẩugỗ tiếp tục tăng 19,2%, đạt 5,7 tỷ USD, chiếm
khoảng 1,5% thị phần toàn cầu. Với thị phần này, Việt Nam đã trở thành quốc
gia đứng thứ 6 thế giới, đứng thứ 2 châu Á và đứng đầu Đông Nam Á về xuất
khẩugỗ và các sản phẩm từ gỗ.
Cùng với sự tăng trưởng về kim ngạch xuất khẩu, thị trường xuất khẩucác
sản phẩm gỗ cũng không ngừng được mở rộng. Nếu năm 2003, sản phẩm gỗ
Việt Nam chỉ xuất khẩuvào hơn 6 quốc gia và vùng lãnh thổ thì đến nay đã có
mặt tại trên 120 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Ngoài Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc là 3 thị trường chính đang chiếm
khoảng 70% tổng kim ngạch xuất khẩu, đồ gỗ Việt Nam còn được xuất khẩu

mạnh sang các nước Hàn Quốc, Úc và Canada,…
Sở dĩ đồ gỗ Việt Nam có thể đạt tăng trưởng nhanh và xâm nhập được
vào các thị trường lớn là do có chất lượng tốt, mẫu mã cải tiến, giá cả hấp dẫn.
Ngoài ra, nhu cầu tiêu thụ đồ gỗ thế giới luôn cao.Hiện tại, quy mô thị trường đồ
gỗ thế giới đang ở mức 300 tỷ USD/năm. Trong khi đó, kim ngạch XK đồ gỗ và
gỗ của Việt Nam vẫn ở mức thị phần khiêm tốn 1 - 1,5%.
Bảng 2.1: Kim ngạch xuất khẩu tại 10 nước 9 tháng đầu năm 2014
Thị trường xuất khẩu
Hoa Kỳ
Nhật Bản
Trung Quốc
Hàn Quốc
Anh
Úc
Canada
Đức
Pháp
Hồng Kông
Tổng kim ngạch

9 tháng đầu năm 2014
(USD)
1.605.916.716
706.020.984
643.121.024
359.423.873
198.861.255
110.200.620
110.101.022
75.025.554

72.144.815
61.300.023
4.453.013.044

So 9T/2014 với cùng kì
2013 (% +/- KN)
14,4
22,0
-10,2
55,1
27,4
22,9
28,6
12,9
31,1
12,1
15,1

8


Thời cơ vàng cho xuất khẩu đồ gỗ cũng đến khi Việt Nam chuẩn bị ký kết
hàng loạt những hiệp định quan trọng như Hiệp định Đối tác tự nguyện Việt
Nam - EU (VPA/FLEGT), Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái
Bình Dương (TPP), FTA Việt Nam – EU,… Dự kiến, việc ký kết VPA/FLEGT
sẽ diễn ra vào nửa đầu năm 2015.
2.4. Cơ sở lý thuyết
2.4.1. Khái niệm về thiết kế sản phẩm mộc
Sản phẩm mộc là các loại đồ vật làm từ gỗ được chế tạo để phục vụ đời
sống của con người.

Thiết kế được hiểu là ý đồ và kế hoạch, tiếng Anh là “design”. Thiết kế
sản phẩm mộc là sự thể hiện toàn bộ quá trình của tư tưởng và kế hoạch mang
tính sáng tạo thông qua bản vẽ trước khi sản xuất ra sản phẩm nhằm thỏa mãn
nhu cầu sử dụng, tâm lý và thị giác của con người. Từ các bản thiết kế đó, người
thợ thi công được sản phẩm giống như thiết kế.
2.4.2. Nhiệm vụ của thiết kế sản phẩm mộc
Thiết kế bao gồm ý tưởng và kế hoạch thực hiện ý tưởng đó bằng bản vẽ.
Nhiệm vụ của việc thiết kế sản phẩm mộc là phải tạo được cấu trúc hình dáng
của sản phẩm, thể hiện được kích thước, các mối liên kết giữa các chi tiết, các ý
tưởng được cụ thể hóa trên bản vẽ bằng ngôn ngữ mà người thi công có thể hiểu
được, gia công được các chi tiết liên quan và thuận lợi trong việc lắp ráp các chi
tiết với nhau.
Nhiệm vụ của thiết kế đồ mộc:
Thiết lập được bản vẽ thiết kế hoàn chỉnh phục vụ cho công đoạn thi công
sản phẩm đó. Yêu cầu đối với bản vẽ là phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chí đặt ra.
Yêu cầu đối với người thiết kế:
Nắm vững lý luận thiết kế, phương pháp, phương tiện cơ bản và tri thức
liên quan đến thiết kế.
Hiểu biết nguyên tắc và các quy định trong linh vực thiết kế.
Có hiểu biết chuyên môn về lĩnh vực thiết kế.
Có khả năng phân tích kết cấu, bản vẽ và các đặc tính của sản phẩm thiết kế.
Phải có kỹ năng vẽ kỹ thuật để thực hiện các bản vẽ thiết kế.
Cần có kinh nghiệm trong cuộc sống và tích cực say mê công tác thiết kế.
9


2.4.3. Đặc điểm của thiết kế sản phẩm mộc
Đồ mộc là một loại hàng hóa nên phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thị
trường. Vì vậy, khi thiết kế đồ mộc cần thiết kế đến nhiều lĩnh vực như thị
trường, tâm lý, Ergonomics, vật liệu, kết cấu, công nghệ, thẩm mỹ, tập quán, văn

hoá,… Người thiết kế cần hiểu biết rộng, có kiến thức chuyên sâu và năng lực
vận dụng tổng hợp những tri thức này, đồng thời phải có khả năng truyền đạt
những ý tưởng và kỹ năng đọc bản vẽ, kỹ năng vẽ.
2.4.4. Nguyên tắc thiết kế sản phẩm mộc
Để có được một sản phẩm mộc tốt, đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu về
công năng, thẩm mỹ cũng như yêu cầu về kinh tế thì nhất thiết phải tuân thủ
theo các nguyên tắc trong thiết kế sản phẩm mộc.
Tính thực dụng
Tính thực dụng của đồ gia dụng thể hiện trên giá trị sử dụng của nó. Yêu
cầu đầu tiên của thiết kế sản phẩm là phải phù hợp với công dụng trực tiếp của
nó, có thể thỏa mãn được một số yêu cầu nhất định nào đó của người sử dụng,
mà nó cũng phải có được tính chắc chắn, tuổi thọ cao; đồng thời hình dáng kích
thước của đồ gia dụng cũng cần phải phù hợp với đặc trưng hình dạng của con
người, thích hợp với những điều kiện về sinh lý của con người, thoả mãn được
những nhu cầu sử dụng khác nhau và đem những tính năng của nó để hạn chế
được đến mức tối đa sự mệt mỏi của con người, tạo ra những điều kiện thuận lợi,
thoải mái cho con người trong sinh hoạt cũng như trong công việc.
Nguyên tắc đảm bảo công năng được chú ý nhiều nhất trong quá trình
tính toán nguyên vật liệu và các giải pháp liên kết, kết cấu sản phẩm.
Tính nghệ thuật
Tính nghệ thuật của đồ gia dụng thể hiện ở giá trị thưởng thức đối với nó.
Yêu cầu đối với thiết kế sản phẩm ngoài nhằm thoả mãn những tính năng về sử
dụng ra, nó cũng cần phải tạo ra được cái đẹp cho con người thưởng thức khi sử
dụng hoặc chiêm ngưỡng nó. Tính nghệ thuật của đồ gia dụng được biểu hiện
chủ yếu ở các mặt như tạo hình, trang sức, màu sắc,… Do vậy, thiết kế đồ gia
dụng yêu cầu phải phù hợp với tính lưu hành của thời đại, thể hiện được đặc
trưng thịnh hành của xã hội, để thường xuyên và kịp thời thúc đẩy sự tiêu dùng
sản phẩm, cũng như làm thoả mãn được những yêu cầu của thị trường.

10



Tính kinh tế
Đồ mộc là một trong những mặt hàng giao dịch lớn trên thị trường trong
và ngoài nước, do đó khi thiết kế cần nhấn mạnh được tính thương phẩm và tính
kinh tế đối với đồ gia dụng, cần phải xem xét đến các mặt như: nguyên vật liệu,
kết cấu, gia công,… Để thiết kế ra được những sản phẩm có giá thành thấp, thiết
kế ra được những sản phẩm đồ gia dụng thích hợp cho việc bán hàng, đạt được
yêu cầu về chất lượng tốt, ngoại hình đẹp, tiêu hao nguyên liệu ít, cũng như
những yêu cầu về môi trường.
Tính công nghệ
Tính công nghệ của sản phẩm mộc thể hiện ở chỗ thiết kế phải có đường
nét mộc mạc, kết cấu đơn giản, gia công thuận tiện, vật liệu sử dụng và công nghệ
gia công phải thỏa mãn các yêu cầu sau: đa dạng hóa vật liệu (gồm nguyên vật
liệu và vật liệu trang trí); linh kiện lắp ráp hóa (có thể tháo lắp hoặc gấp xếp); tiêu
chuẩn hóa sản phẩm (quy cách hóa, hệ thống hóa và thông dụng hóa linh kiện);
liên tiếp hóa gia công (thực hiện cơ giới hóa và tự động hóa, giảm bớt tiêu hao
sức lao động, giảm giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu suất lao động sản xuất).
Tính an toàn
Tức là vừa yêu cầu các sản phẩm có đủ cường độ lực học và tính ổn định,
vừa yêu cầu sản phẩm có tính môi trường. Nghĩa là vừa thỏa mãn các yêu cầu
của người sử dụng, vừa có lợi cho sự an toàn và sức khỏe của người sử dụng,
không làm tổn thương và độc hại đối với con người. Hay nói cách khác là dựa
vào yêu cầu của “sản phẩm xanh” để thiết kế và chế tạo thành “đồ mộc xanh”.
Trừ chỉ tiêu tính năng lực học trong bản thân sản phẩm có thể phù hợp với tiêu
chuẩn quy định, thỏa mãn công năng sử dụng và công năng tinh thần thì thiết kế
sản phẩm mộc phải có khả năng lợi dụng nguyên liệu tốt nhất, giảm ô nhiễm
môi trường và thỏa mãn yêu cầu của người sử dụng. Đồng thời trong quá trình
sản xuất, sử dụng, xử lý thu hồi, không ô nhiễm môi trường và không có hại cho
sức khỏe của con người.

Tính khoa học
Sản phẩm mộc ngày nay không chỉ là sản phẩm sinh hoạt đơn giản nữa,
nó ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đời sống sinh hoạt nhằm nâng cao
hiệu quả công việc và nghỉ ngơi; nó còn sử dụng vô cùng tiện lợi và thoải mái.
Vì thế, thiết kế sản phẩm mộc phải xoay quanh các mục tiêu trên, đi sâu vào
nghiên cứu và ứng dụng các nguyên lý cơ bản tương quan với tâm sinh lý môi
trường học, mỹ học kỹ thuật, “ergonomics”, thiết kế công nghiệp. Căn cứ vào
11


quy luật phát triển khoa học kỹ thuật và ứng dụng vật liệu, thiết bị, công nghệ,
phương pháp gia công tiên tiến hiện đại, tính đến nguyên tắc lợi dụng kế thừa
vật liệu, làm cho sản phẩm mộc từ sản phẩm thủ công nghiệp trở thành sản
phẩm có tính khoa học cao và hiệu quả trong sử dụng công việc hàng ngày.
Tính hệ thống
Thể hiện ở 3 phương diện: tính đồng bộ, là chỉ sản phẩm và môi trường
nội thất cùng với các đồ gia dụng hay đồ trưng bày khác có tính bổ sung và hài
hòa khi sử dụng động bộ, kết hợp mật thiết công năng sử dụng và hiệu quả tổng
thể của môi trường nội thất và sản phẩm mộc. Tính tổng hợp, là thiết kế sản
phẩm mộc phải thuộc về thiết kế công nghiệp, công việc thiết kế không chỉ là vẽ
bản vẽ kết cấu sản phẩm và bản vẽ phối cảnh, mà tiến hành thiết kế toàn hệ
thống từ công năng sản phẩm, tạo hình, kết cấu, vật liệu, công nghệ, lắp ráp
đóng gói, tiêu chuẩn hóa.
Tính sáng tạo
Tính sáng tạo chính là điểm nhấn trong thiết kế sản phẩm mộc, tạo nên sự
mới mẻ cho sản phẩm mộc. Tính sáng tạo thể hiện được phong cách, cái tôi của
người thiết kế. Việc phát triển thêm những tính năng mới, những hình thức mới,
vật liệu mới, kết cấu mới, kỹ thuật mới của đồ gia dụng đều là quá trình mà
người thiết kế thông qua tư duy sáng tạo và việc ứng dụng những biện pháp kỹ
thuật mới tạo ra.

Như vật tính sáng tạo của sản phẩm mộc thể hiện ở chỗ thường xuyên đổi
mới hình thức, vật liệu, kết cấu và kỹ thuật năng mở rộng công năng của sản phẩm.
Tính lâu dài
Khi thiết kế đồ gia dụng bắt buộc phải xem xét đến nguyên tắc lợi dụng
liên tục đối với nguồn tài nguyên gỗ. Cụ thể mà nói thì nó chính là việc lợi dụng
tốt nhất đối với những loại gỗ mọc nhanh, gỗ có đường kính nhỏ, giảm thấp
lượng tiêu hao của gỗ có đường kính lớn. Đối với những loại gỗ quý hiếm thì
cần lợi dụng khả năng tạo ván mỏng để dán mặt đối với ván nhân tạo, nâng cao
tỷ lệ lợi dụng đối với những loại gỗ quý, cần phải có kế hoạch khai thác và điều
tiết hợp lý đối với những loại gỗ quý này, để đảm bảo được môi trường sinh tồn
cho con người cũng như khả năng lợi dụng được tốt nhất nguồn tài nguyên gỗ.
2.4.5. Các nguyên lý tạo dáng sản phẩm mộc
Tạo dáng sản phẩm mộc là một trong những công đoạn đặc biệt quan
trọng trong quá trình thiết kế sản phẩm. Giá trị của mỗi sản phẩm không chỉ
12


được đánh giá qua độ bền, chức năng mà còn phải có chất lượng thẩm mỹ. Mỗi
sản phẩm đều được tạo nên từ một hình dáng, kết cấu và kích thước nhất định.
Với mỗi hình dáng đó tập hợp các đường nét, cấu tạo được tổ hợp, sản phẩm
được thể hiện theo hình dáng riêng và được con người cảm nhận trên điều kiện
không gian nhất định.
Để đạt được yêu cầu đó, khi thiết kế tạo dáng sản phẩm mộc cần chú ý
đến việc vận dụng các nguyên lý cơ bản sau:
+ Các kích thước cần thiết cho nhu cầu sử dụng , trong đó các kích thước
của người đã được tiêu chuẩn hóa là cơ sở chính cho việc xác định kích thước
sản phẩm.
+ Sử dụng nguyên vật liệu hợp lý sẽ làm tăng giá trị sử dụng cũng như giá
trị kinh tế của sản phẩm.
+ Sự phân chia các phần trên bề mặt gây được cảm giác về sự cân bằng.

+ Sự hài hòa màu sắc hay tương phản hợp lý sẽ làm tăng vẽ thẩm mỹ của
sản phẩm.
+ Chú ý đến tỷ lệ các sản phẩm và mối tương quan đồng bộ (như giữa ghế và bàn).
+ Các yếu tố xung quanh môi trường sử dụng ảnh hưởng đến cảm giác
của con người.

13


PHẦN 3:
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Mục tiêu nghiên cứu
− Thiết kế được sản phẩm bàn ghế gỗ sử dụng ngoài trời, phù hợp với các
gia đình bình dân với mẫu mã đẹp, đảm bảo độ bền và an toàn khi sử dụng.
− Thiết kế được sản phẩm đồ mộc có tính thực tế và có thể đưa vào sản
xuất, sử dụng.
− Tính toán được các yếu tố cần thiết như tỉ lệ lợi dụng gỗ, tỉ lệ phế phẩm
và các dạng khuyết tật xảy ra trong quá trình sản xuất. Đảm bảo được các kết
cấu chịu lực của sản phẩm, đảm bảo tính thẩm mỹ và phù hợp với xu thế của
thời đại.
− Xác định được các ưu điểm của sản phẩm, cải thiện được các nhược
điểm và thiết kế kích thước và kết cấu phù hợp với yêu cầu của khách hàng.
− Tính toán được lượng nguyên liệu cần thiết, giá thành của nguyên
luyện, phụ kiện để xác định giá thành của sản phẩm, vừa đem lại lợi nhuận vừa
đảm bảo tính cạnh tranh trên thị trường.
3.2. Nội dung nghiên cứu
− Tìm hiểu khái quát tình hình sản xuất của xí nghiệp chế biến gỗ đang
thực tập, nhìn nhận các điểm mạnh yếu để lựa chọn hướng đi phù hợp.
− Tìm hiểu quy trình sản xuất sản phẩm mộc của công ty.
− Tìm hiểu về nguyên liệu làm sản phẩm, máy móc hiện có, các phương

pháp gia công.
− Đề xuất các phương án, hướng thiết kế dựa trên việc tìm hiểu cơ bản tại xí
nghiệp kết hợp với các nguồn khác như mạng internet hoặc các anh chị khóa trên.
− Đánh giá các phương án thiết kế và lựa chọn phươn án thiết kế hiệu quả
và phù hợp với bản thân
− Tiến hành thiết kế ý tưởng trên bản vẽ, tính toàn và sản xuất thử nghiệm.
− Thiết kế kỹ thuật bộ bàn ghế xếp bằng gỗ.
− Tính toán khả năng chịu lực và các yếu tố vật liệu phụ trợ, các mối nối,
liên kết, kết cấu bên trong.
14


− Sau đó phải tính toán giá thành hợp lý và bố trí máy móc nhân lực sản xuất
thường xuyên.
− Đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất tại xí nghiệp.
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu.
− Điều tra, thu thập các số liệu cần thiết về nguyên liệu, máy móc và các
phụ kiện cần thiết cho quá trình sản xuất.
− Tìm hiểu và thu thập số liệu liên quan qua mạng internet và báo chí.
− Tìm hiểu thêm từ các văn bản, báo cáo kinh doanh cua công ty, phỏng
vấn nhân viên của xí nghiệp để vừa nắm bắt được tình hình tại các phòng ban và
xưởng sản xuất.
− Tiến hành khảo sát các sản phẩm cùng loại về công năng, kiểu dáng, các
mối liên kết, kết câu sản phẩm,… trong công tri cũng như trên thị trường để
đánh giá những điểm mạnh, yếu. Từ đó có đúc kết được một số kinh nghiệp, đề
xuất, giải pháp thiết kế cho sản phẩm của bản thân.
3.3.3. Phương pháp xử lý số liệu
− Xử lý các số liệu thu thập được, căn cứ vào các sản phẩm có tương đồng
về kích thước, các mối liên kết, nguyên liệu,… để lựa chọn các yếu tố cần thiết

cho sản phẩm của bản thân.
− Từ các số liệu trên, tiến hành chắt lọc, lựa chọn loại nguyên liệu, máy
móc, các mối liên kết (mộng, keo, đinh vít), các nguyên phụ liệu cho sản phẩm.
− Hình thành ý tưởng và tiến hành thiết kế trên bản vẽ. Sử dụng một số
phần mềm như word, excel, autocal, 3D max,…để hoàn thành bài báo cáo.

15


PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Khái quát về Công ty cổ phần Vinafor Đà Nẵng
Công ty cổ phẩn Vinafor Đà Nẵng có trụ sở tại số 42 – đường Lạc Long
Quân - khu Công nghiệp Hoà Khánh – Thành phố Đà Nẵng. Là vùng trọng
điểm của khu vực miền Trung, nơi thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà
đầu tư và cũng là nơi thu hút khá nhiều nguồn lao động từ các tỉnh lân cận. Khu
vực này có nguồn tài nguyên Lâm Nông sản, đặc sản rừng phong phú, nơi tập
trung ba cảng biển lớn và các sân bay quốc tế tại Đà Nẵng, Huế, Quy Nhơn,
Vinh. Đó là những điều kiện rất thuận lợi cho việc vận chuyển và đi lại.
Công ty cổ phần Vinafor Đà Nẵng là thành viên của công ty lâm nghiệp
Việt Nam (thuộc NN & PTNT) chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực trồng rừng,
bảo vệ rừng và chế biến lâm sản. Công ty cổ phần Vinafor Đà Nẵng được thành
lập trên cơ sở cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là công ty sản xuất và xuất
nhập khẩu Lâm sản Đà Nẵng theo quyết định số 7013/QĐ/BNN-TCCB ngày
31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn. Công ty là
đơn vị hạch toán độc lập, hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
số 3203000045 ngày 10 tháng 6 năm 2002 do sở kế hoach và đầu tư thành phố
Đà Nẵng cấp, luật doanh nghiệp , điều lệ công ty và các quy định pháp lý hiện
hành có liên quan. với vốn điều lệ 20.182.500.000 VND trong đó Tổng công ty
lâm nghiệp Việt Nam chiếm 51% vốn điều lệ. Công ty có 6 đơn vị trực thuộc

gồm: khách sạn Sơn Trà 1, khách sạn Sơn Trà 2, Xí nghiệp chế biến gỗ Vinafor
Đà Nẵng, Chi nhánh công ty cổ phần Vinafor Đà Nẵng tại thành phố Hồ Chí
Minh, Xí nghiệp bảo quản lâm sản, Xí nghiệp lâm nghiệp.
Xí nghiệp chế biến gỗ Vinafor Đà Nẵng là một trong những nhà sản xuất
và xuất khẩu gỗ hàng đầu tại Miền Trung Việt Nam. Công ty đã áp dụng thành
công hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000 và hệ thống CoC để đảm bảo
rằng các sản phẩm của công ty đáp ứng các yêu cầu của khách hàng về cả chất
lượng và vấn đề bảo vệ môi trường.Với sự phát triển của công ty và nhu cầu về
hàng hoá của khách hàng ngày càng tăng. Để đáp ứng được nhu cầu đó, xí
nghiệp chế biến gỗ Vinafor Đà Nẵng đã có hai nhà máy chế biến với diện tích
60.000 m2, hàng trăm công nhân có tay nghề, quy trình xử lý gỗ đạt tiêu chuẩn
cao, trang thiết bị máy móc công nghệ tiên tiến, với nguồn nguyên liệu và phụ
kiện kim khí nhập khẩu theo tiêu chuẩn Châu Âu. Lĩnh vực hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty là: tư vấn thiết kế, sản xuất lắp đặt và thi công sản phẩm
16


đồ gỗ nội thất, ngoại thất xuất khẩu, tiêu dùng trong nước. Cung cấp các sản
phẩm nội thất nhà bếp, phòng khách, phòng ngủ, chung cư cao cấp, nội thất
hàng rời theo thiết kế cho các khu du lịch, nhà hàng, khách sạn, resort, cà phê,
biệt thự, nhà ở tư nhân, văn phòng, showroom,…
Xí nghiệp đã thiết lập được mối quan hệ hợp tác kinh tế bền vững với các
khách hàng tại Châu Á và Châu Âu cụ thể như: Đức, Đan Mạch, Hà Lan, Ý,
Pháp, Hy Lạp, Thái Lan, Malaysia, Hồng Kông,…
4.2. Cơ cấu tổ chức của xí nghiệp
Nhận xét: Quan sát sơ đồ cơ cấu tổ chức của xí nghiệp, ta thấy rằng xí
nghiệp được tổ chức khá chặt chẽ, bộ máy quản lý được phân thành các phòng
ban theo chuyên quyền hạn chức năng, thể hiện trách nhiệm phạm vi rõ ràng của
từng thành viên. Cấp dưới chịu sự chỉ đạo, báo cáo trực tiếp lên cấp trên và chịu
sự quản lý của các bộ phận chức năng. Ta còn thấy các bộ phận từ cấp trên đến

cấp dưới điều tham gia vào hoạt động kinh doanh, các phòng có mối quan hệ
chức năng với nhau, hỗ trợ, bổ sung, tham mưu cho nhau và điều chịu sự quản
lý của các cấp quản trị cao hơn lãnh đạo, giám sát. Mọi thông tin từ trên đưa
xuống cũng như từ dưới đưa lên điều nhằm phản ánh chính xác tình hình trong
xí nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi, dể dàng cho việc ra quyết định. Mọi khiếu nại
từ bên trong và bên ngoài điều được giải quyết nhanh gọn, phát huy kịp thời tính
năng động của cơ sở và sự hiểu biết về cơ sở của cấp lãnh đạo xí nghiệp.

17


CHI ỦY

CÔNG ĐOÀN

P.P. Tổ chức
Kế hoạch
hành chính

Tổ
Xẻ

Tổ
Bốc
xếp
Chú thích:

GIÁM ĐỐC
P.GIÁM ĐỐC


P.

P.
Kế toán

Tổ
sấy

Tổ

chế

Tổ
tinh
chế

P.Kỷ
Kinh
thuậtDoanh

Tổ
phun
màu

ĐOÀN T.NIÊM

P.Kỷ thuật

P.Kế hoạch


Tổ
lắp
ráp

Tổ
xông
khói

Tổ
hoàn
thiện

Tổ

điện

Quan hệ trực tuyến.
Quan hệ chức năng.
Hình 4.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của xí nghiệp

18


4.3 Đặc điểm môi trường kinh doanh của xí nghiệp
Lĩnh vực kinh doanh
Công ty Vinafor Đà Nẵng chuyên kinh doanh các lĩnh vực sau:
− Trồng rừng nguyên liệu Công nghiệp và khai thác hàng Lâm Nông sản.
− Sản xuất sản phẩm gỗ từ rừng trồng và rừng tự nhiên: Đồ mộc ngoài trời,
trang trí nội thất (khả năng sản xuất hàng xuất khẩu là 15 container/tháng).
− Kinh doanh, nhập khẩu và xuất khẩu máy móc, thiết bị vật tư, hàng tiêu dùng,…

− Dịch vụ Khách sạn, du lịch và lữ hành trong và ngoài nước.
− Xí nghiệp chế biến gỗ vinafor là một bộ phận của Công ty, xí nghiệp
chuyên sản xuất các sản phẩm mộc nội – ngoại thất. Nguyên liệu chủ yếu từ gỗ
bạch đàn, gỗ keo, gỗ bạch dương, gỗ teak,…
Đặc điểm về khách hàng
Các mặt hàng của công ty chủ yếu xuất khẩu đi các nước trên thế giới, khách
hàng nội đị chiểm tỷ trọng rất nhỏ nhưng đang ngày càng tăng thêm như: anh Sơn
Tropicol, cửa hàng Trung Dũng,… và các khách hàng nhỏ lẻ như: hộ dân, hộ gia
đình trên địa bàn thành phố.
Thị trường xuất khẩu chủ yếu: Nhật Bản, Đài Loan, Thái Lan, Hà Lan, Đan
Mạch, Pháp, Italy, Đức,…
Thị trường nhập khẩu chính: Malaysia, Indonesia, Đức, Nga, Lào, Philipin,
Hàn Quốc, Braxin, Nam Phi, Papua New Guinea,…
Đặc điểm về thị trường tiêu thụ
Xí nghiếp chế biến gỗ Vinafor Đà Nẵng đã xác định cho mình hai thị trường
chính: thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu. Trong đó thị trường xuất khẩu là thị
trường chính của doanh nghiệp chiếm 90%, còn lại là thì trường nội địa chiếm 10%.

19


4.4. Tình hình sản xuất kinh doanh tại xí nghiệp
4.4.1. Tình hình sử dụng lao động của xí nghiệp
Bảng 4.1: Tình hình nguồn lao động tại xí nghiệp
Chỉ tiêu

Tổng số lao động

Năm 2013


Năm 2014

4 tháng đầu
Năm 2015

Số
lượng

%

Số lượng

%

Số lượng

%

320

100

292

100

226

100


Phân Theo tính chất lao động
Lao động trực tiếp

157

49.06

173

59.25

150

66.37

Lao động gián tiếp

163

50.94

119

40,75

76

33.63

Nam


214

66.88

190

65.07

151

66.81

Nử

106

33.12

102

34.93

75

33.19

Dưới 25

114


35.62

97

33.22

69

30.53

25 – 40

140

43.75

120

41.1

87

38.5

Trên 40

66

20.63


75

25.68

70

30.97

Phân theo giới tính

Phân theo độ tuổi

Nhận xét:
Do đặc thù công việc tại xí nghiệp phụ thuộc nhiều vào đơn đặt hàng từ các
đối tác, tình hình tiêu thụ hàng hóa tại các nước nên số lượng lao động biến động
nhiều trông các thời điểm của năm. Số lượng lao động gián tiếp thường thấp hơn
lao động trực tiếp, tuy nhiên tỉ lệ lao động gián tiếp của xí nghiệp vẫn ở mức cao
chiếm từ 40% - 50% tổng số lao động của xí nghiệp. 4 tháng đầu năm 2015 lượng
công nhân giảm đáng kể do đây là thời gian các nước châu âu mỹ đang kỳ nghỉ hè,
đơn đạt hàng giảm đáng kể trong thời gian này nên lượng lao động cũng được cắt
giảm theo.
Tỉ lệ lao động nam – nữ có sự chênh lệch khá lớn do tính chất công việc và
ngành nghề hoạt động kinh doanh. Phần lớn lao động nữ chỉ làm công tác văn
20


phòng, tạp vụ, vệ sinh hay lao động nhẹ trong các phân xưởng như đánh bóng gỗ,
đóng thùng, gia công.
Độ tuổi của người lao động trong xí nghiệp không chênh lệnh lắm, lao động

trẻ dưới 25 tuổi chủ yếu là lao động gián tiếp, công nhân tại các phân xưởng sản
xuất, là lớp lao động được đào tạo cho thời gian tới do chưa có nhiều kinh nghiệm.
Lao động từ 25 đến 40 tuổi có số lượng lớn hơn 2 nhóm kia. Người lao động ở độ
tuổi này hầu hết là những người vừa có sức khỏe vừa có kinh nghiệm, phù hợp với
tính chất tương đối nặng nhọc của công việc, xí nghiệp không cần tốn thời gian và
chi phí đào tạo. Người lao động có độ tuổi trên 40 là những người đã gắn bó thời
gian dài với xí nghiệp, họ là những công nhân lành nghề, nhiều kinh nghiệm tại các
phòng ban và xưởng sản xuất.
4.4.2. Quá trình sản xuất kinh doanh
Nguyên liệu
Tất cả các nguyên liệu của công ty điều được thu mua theo kế hoạch sản xuất
kinh doanh của xí nghiệp, nguồn nguyên liệu luôn đảm bảo có chứng chỉ FCS hoặc
chứng nhận rừng trồng hoặc chứng nhận khai thác hợp pháp. Điều này giúp cho xí
nghiệp có lợi thế trong việc xuất khẩu sang các thị trường như Hòa Kỳ (Áp dụng
đạo luật Lacey) hay cộng đồng chung Châu Âu (Áp dụng hiệp định FLEGT) về
nguồn gốc của gỗ nguyên liệu trong sản xuất hàng mộc.
Đối với gỗ nguyên liệu: Tùy theo yêu cầu của sản phẩm mà nguyên liệu xí
nghiệp nhập về bao gồm cả nguyên liệu từ rừng tự nhiên và từ rừng trồng. Nguồn
nguyên liệu chủ yếu của xí nghiệp chủ yếu được khai thác từ các lâm trường được
phép khai thác trong khu vực và thu mua từ những kho rừng trồng của người dân
khu vực Miền trung – Tây nguyên.
Nguyên liệu chủ yếu được sử dụng trong chế biến tại xí nghiệp chủ yếu là gỗ
keo, bạch đàn, chò, xoan đào, kiền kiền,…các loại ván nhân tạo và nguyên liệu
nhập khẩu như: gỗ teak, bạch dương, tần bì,…
Hiện nay nguyên liệu chủ yếu được nhập về đưới dạng ván nguyên liệu thay
cho việc nhập gỗ nguyên liệu như trước đây. Gỗ nguyên liệu được nhập về chủ yếu
là các loại gỗ quý có giá trị cao như gỗ teak, chò, bạch dương, tần bì,…
Thiết bị máy móc và công tác tổ chức tại xưởng
21



Bảng 4.2: Thiết bị máy móc xí nghiệp năm 2013
STT Tổ

Tên máy, thiết bị sử dụng

1

Xẻ

Cưa vòng nằm, cưa xăng, cơ cấu ròng rọc…

2

Sấy

Lò sấy, hệ thống sấy, xe nâng…

3

Sơ chế

Cưa vòng đứng, cưa đĩa, bào 2 mặt, bào 4 mặt, nhám thùng…

4

Kết cấu

Cưa đĩa, oval âm, oval dương, khoan đứng, khoan nằm, khoan
dàn, toupie, router, chà nhám…


5

Cơ điện

Hệ thống máy mài dao, máy khoan…

6

Hoàn thiện

Máy nhám chuổi, nhám cạnh..

7

Lắp ráp

Súng bắn đinh, khoan tay, súng bắn vis…

8

Phun màu

Súng phun sơn, súng bắn đinh…

Có thể nói với trang thiết bị máy móc khá đầy đủ và cách thức quản lý tổ
chức sản xuất hợp lý là yếu tố góp phần không nhỏ nâng cao chất lượng sản phẩm,
đảm bảo tiến độ giao hàng và tiết kiệm được chi phí sản xuất. Số lượng máy móc
của xí nghiệp tương đối đầy đủ, có thể đáp ứng được các đơn hàng của khách. Tuy
nhiên, một số loại máy móc đã sử dụng lâu nên độ chính xác cũng như khả năng

hoạt động không ổn định, các máy này chỉ hoạt động cầm chừng trong thời gian
chờ thay thế.
Trong phân xưởng, quản đốc thông qua các tổ, mỗi tổ làm nhiệm vụ của một
khâu công nghệ lớn và trong mỗi tổ là các khâu công nghệ chi tiết hơn. Do trong
quá trình sản xuất, số lượng công nhân có thể thay đổi do nhiều yếu tố, nên người
công nhân trực tiếp sản xuất cũng được bố trí hợp lý sao cho phù hợp với chức
năng của máy móc và có thể linh động khi kế hoạch sản xuất thay đổi.

22


Mặt bàng phân xưởng sản xuất
Mặt bằng được bố trí để thuận tiện cho quá trình sản xuất và diện tích mặt
bằng hiện có của xí nghiệp. Bải gỗ tròn được bố trí tại cửa phụ của xí nghiệp để
thuận tiện cho quá trình nhập nguyên liệu, kế tiếp là phân xưởng xẻ để rút ngắn
thời gian và công vận chuyển, sau khi xẻ thì gỗ nguyên liệu được đưa vào kho để
chứa và mang đi sấy. Có 2 phân xưởng sản xuất chính. Phân xưởng 1 đảm nhận
nhiệm vụ sơ chế, tạo phôi và gia công thô, phun sơn, ngâm tẩm, xử lý hóa chất;
phân xưởng 2 đảm nhận công đoạn tinh chế lại và lắp ráp, sơn phủ đóng gói và
hoàn thiện sản phẩm. Khu văn phòng được bố trí gần cổng và đường lớn để thuận
tiện cho đi lại và làm việc của nhân viên. Khu vực vệ sinh được bố trí xem kẻ nhau,
lòng ghép gần các khu vực sản xuất và khu văn phòng để thuận thiện cho người lao
động. Khu nhà ăn được bố trí tách biết với các xưởng sản phẩm để đảm bảo vệ sinh
chung và đảm bảo chất lượng bửa ăn. Nhà xe được bố trí gần cổng ra và để tiện cho
tổ bảo vệ quản lí và thuận tiện cho công nhân và người lao động đi lại.
Nhà
ăn

Khu
văn

phòng

Bãi gỗ tròn

Cổng

Xưởng xẻ
Kho gỗ
Lò sấy 1

Hút
bụi

Lò sấy 3

N
h
à
x
e

Phân xưởng sản xuất 2
WC

Lò sấy 2
Phân Xưởng sản xuất 1

Lò sấy 4

Tổ

bảo
vệ

Kho
Hóa
chất

Hình 4.2: Mặt bằng nhà xưởng

23


Khu vực
sơn PU

Kiểm hàng

Tổ nội
thất

Tổ xẻ

Kho hàng

Tổ lắp ráp

Tổ sấy

Tổ kết cấu


Tổ
hoàn
thiện

Tổ
phun
màu

Kho
hóa
chất

Tổ sơ chế
Tổ cơ điện
Hình 4.3: Mặt bằng phân xưởng sản xuất
4.5. Quy trình sản xuất sản phẩm mộc của xí nghiệp
Thiết lập quy trình sản xuất là thiết kế các bước của công nghệ gia công của
sản xuất sản phẩm. Nếu thiết lập quy trình một cách hợp lý có tính logic cao thì sẽ
tăng năng suất, chất lượng của sản phẩm trong quá trình lao động, không làm gián
đoạn quá trình sản xuất. Quy trình công nghệ bao gồm nhiều khâu và công đoạn,
mỗi công đoạn đều được tính toán chi tiết, cụ thể các yếu tố để nhằm xác định các
mục tiêu cần đạt được. Các quy trình công nghệ được thiết lập sao cho đi vào từ
khâu nguyên liệu và đầu cuối là sản phẩm hoàn chỉnh được đóng gói và nhập vào
kho hay xuất đi. Quy trình sản xuất phải tuân thủ theo nguyên tắc dòng nước chảy,
nghĩa là các khâu không được chồng chéo lên nhau không gây gián đoạn cho nhau.
Phải biết xác định khâu nào nên thực hiện trước, khâu nào làm sau để đảm bảo tính
logic. Có như vậy quá trình sản xuất mới được xuyên xuốt, thống nhất và hệ thông
hoạt động có tổ chức.

24



Quy trình sản xuất của một công ty hay xí nghiệp có ảnh hưởng tới năng
xuất, chất lượng sản phẩm cũng như doanh thu của xí nghiệp. vì vậy việc xác lập
quy trình sản xuất hợp lý và hiệu quả là vô cùng quan trọng. Quy trình sản xuất sản
phẩm mộc của Xí nghiệp chế biến gỗ Vinafor Đà Nẵng được áp dụng theo quy
trình sau:
Quy trình sản xuất phân xưởng xẻ, sấy, sơ chế:
Gỗ tròn
Chi tiết

Gỗ xẻ

Ván tấm

Sấy
Kho
Tổ sơ chế 1
Rập phôi lọng

Cắt ngang
Kho sơ chế 1

Bào hai mặt
Tu-bi hai
mặt

Rong thẳng

Bào 4 mặt

Nhập kho sơ chế 2
(Nguồn: Phòng Kỹ thuật)

Hình 4.4: Sơ đồ quy trình sản xuất phân xưởng xẻ, sấy, sơ chế.

25


×