Tải bản đầy đủ (.pptx) (53 trang)

VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG THÔN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.51 MB, 53 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

TIỂU LUẬN
VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG THÔN
Nhóm 07


MỞ ĐẦU
Nước ta là nước nông nghiệp, phần lớn sống dựa vào nông nghiệp và có tới hơn 70% dân số
làm nông nghiệp. Vì thế mà Đảng và Nhà nước ta đã xác định phát triển kinh tế Nông nghiệp - Nông
thôn là một vấn đề trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là sự cần thiết, trong quá trình đổi mới.
Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam chiếm vị trí rất quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội của đất
nước. Chính vì lẽ đó mà nhà nước đã có nhiều chính sách thúc đẩy kinh tế nông thôn cũng như phát
triển toàn diện nông thôn Việt Nam mô hình mới.


Vai trò của kinh tế nông thôn trong thời kì quá độ nên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Vấn đề cơ bản và hết sức quan trọng của việc phát triển kinh tế –xã hội nông thôn là xác
định cơ cấu kinh tế nông thôn hợp lý,làm cơ sở tiền đề cho việc khai thác và sử dụng có hiệu
quả các nguồn lực,tạo điều kiện phát triển nhanh các ngành kinh tế nông thôn,góp phần thực
hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế _xã hội đất nước.Đặc biệt đối với Việt Nam là
một nước nông nghiệp với gần 80%dân số sống ở nông thôn và khoảng 70%lao động xã hội
làm việc trong khu vực này,nông thôn còn chiếm tới 90%diện tích đất đai của cả nước.Chính vì
thế mà vấn đề trên càng có ý nghiã to lớn hơn


Vai trò của kinh tế nông thôn trong thời kì quá độ nên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
1.Nông nghiệp:
1.1.Cung cấp lương thực,thực phẩm cho xã hội.


Nhu cầu ăn là nhu cầu cơ bản ,hàng đầu của con người .Xã hội có thể thiếu nhiều loại sản
phẩm nhưng không thể thiếu lương thực,thực phẩm cho xã hội.Do đó,việc thỏa mãn các nhu
cầu vê lương thực,thực phẩm trở thành điều kiên quan trọng để ổn định xã hội,ổn định kinh
tế.Sự phát triển của nông nghiệp có ý nghĩa quyết định đối với việc thỏa mãn nhu cầu này. Đảm
bảo nhu cầu về lương thực ,thực phẩm không chỉ là yêu cầu duy nhấtcủa nông nghiệp, mà còn
là cơ sở phát triển các mặt khác của đời sống kinh tế xã hội



Vai trò của kinh tế nông thôn trong thời kì quá độ nên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
1.2.Cung cấp nguyên liệu để phát triển công nghiêp nhẹ.
Các ngành công nghiệp nhẹ như : chế biến lương thực thực phẩm,chế biến hoa quả ,
công nghiệp dệt, giấy đường … phải dựa vào nguồn nguyên liệu chủ yếu từ nông nghiệp. Quy
mô ,tốc độ tăng trưởng của các nguồn nguyên liệu là nhân tố quan trọng quyết định quy mô,tốc
độ tăng trưởng của các ngành công nghiệp này.


Vai trò của kinh tế nông thôn trong thời kì quá độ nên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
1.3.Cung cấp một phần vốn để công nghiệp hóa
Công nghiệp hóa đất nước là nhiệm vụ trung tâm trong suốt cả thời kì quá độ nên chủ
nghĩa xã hội.Để công nghiệp hóa thành công, đất nước phải giải quyết rất nhiều vấn đề và phải
có vốn . Là nước nông nghiệp ,thông qua việc xuất khẩu nông sản phẩm,nông nghiệp, nông
thôn có thể góp phần giải quyết nhu cầu vốn cho nền kinh tế.


Vai trò của kinh tế nông thôn trong thời kì quá độ nên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
1.4. Nông nghiệp, nông thôn là thị trường quan trọng của các ngành công nghiệp và dịch vụ
Với những nước lạc hậu,nông nghiệp,nông thôn tập trung phần lớn lao động và dân cư,
do đó đây là thị trường quan trọng của công nghiệp và dịch vụ.Nông nghiệp, nông thôn càng
phát triển thì nhu cầu về hàng hóa tư liệu sản xuất như : thiết bị nông nghiệp, điện năng phân

bón… càng tăng đồng thời các nhu cầu về dịch vụ cho sản xuất nông nghiệp như: vốn, thông tin
và giao thông vận tải … cũng ngày càng tăng.


Vai trò của kinh tế nông thôn trong thời kì quá độ nên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
1.5.Phát triển nông nghiệp nông thôn là cơ sở ổn định kinh tế chính trị ,xã hội
Nông thôn là khu vực kinh tế rộng lớn, tập trung phần lớn dân cư của đất nước.Phát
triển kinh tế nông thôn,một mặt đảm bảo nhu cầu lương thực , thực phẩm cho xã hội ;nguyên
liệu cho công nghiệp nhẹ ;là thị trường của công nghiệp và dịch vụ … Do đó, phát triển kinh tế
nông thôn là cơ sở ổn định , phát triển nông thôn trực tiếp nâng cao đời sống vật chất ,tinh
thần cho dân cư nông thôn .


Vai trò của kinh tế nông thôn trong thời kì quá độ nên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
2. Công nghiệp
2.1: Phát huy năng lực nội sinh, khai thác kịp thời những lợi thế vốn có ở nông thôn.
Công nghiệp hóa nông thôn lá quá trình biến đổi kinh tế nông thôn duới sự tác động kép
của quá trình biến đổi tự nó hay còn gọi là năng lực nôi sinh và quá trình tác động của Nhà
nước các cấp trung ương, địa phương và cơ sở.Ơ những trình độ phát triển nhất định ,bản
thân nông thôn bao giờ cũng tự hàm chứa những xu hướng và những điều kiện biến đổi của
chính nó và được bộc lộ ra duới dạng là những nhu cầu biến đổi khách quan của nền kinh tế
nông thôn



Vai trò của kinh tế nông thôn trong thời kì quá độ nên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
2.2. Tạo ra sự phát triển cân đối các ngành vùng của kinh tế nông thôn
Trong quá trình công nghiệp hóa, phát triển các ngành công nghiệp nông thôn phù hợp
với các điều kiện cụ thể từng nơi sẽ tạo ra mối liên hệ phía sau sản xuất nông nghiệp.Nghĩa là
một lực hút của các nhu cầu sẽ được tạo ra từ phía các ngành công nghiệp chế biến để kích

thích nông nghiệp phát triển cững chắc theo chiều sâu.Mặt khác, phát triển công nghiệp nông
thôn cũng góp phần hình thành các mối liên kết phía trước sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy sự
hình thành và phát triển các ngành dịch vụ.


Vai trò của kinh tế nông thôn trong thời kì quá độ nên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Chính vì vậy, phát triển các ngành công nghiệp nông thôn trong giai đoạn đầu thời kì công
nghiệp hóa là cách đi vững chắc tạo nên các liên kết ngành và liên kết vùng, cho phép khai
thác tối đa năng lực nội sinh của nền kinh tế .


Vai trò của kinh tế nông thôn trong thời kì quá độ nên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
2.3.Phân bổ lại lao động và dân cư, tạo việc làm tại chỗ , tăng thu nhập và sức mua cho thị
trường nông thôn
Việc làm cho người lao động là vấn đề kinh tế xã hội phổ biến và luôn mang tính thời ở
mọi quỗc gia, bởi vì đảm an toàn việc làm là một trong những yếu tố cơ bản đảm bảo phát triển
bền vững.Trong nhiều năm qua, Nhà nước đã thực hiện một hệ thống chính sách đồng bộ về
khuyến khích đầu tư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ,đa dạng hóa ngành nghề … nên đã tạo thêm
hàng triệu chỗ làm việc mỗi năm.


Vai trò của kinh tế nông thôn trong thời kì quá độ nên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
2.4. Phát triển công nghiệp nông thôn góp phần hiện đại hóa nông thôn,xây dựng nông thôn
mới
Để đáp ứng yêu cầu phát triển các ngành công nghiệp nông thôn, kết cấu hạ tầng ở nông
thôn như hệ thống giao thông, điện, nước thông tin liên lạc,các tụ điểm hay trung tâm giao
lưu kinh tế … phải ngày càng được nâng cấp và phát triển.Ngược lại,công nghiệp nông thôn
ngày càng phát triển sẽ tạo điều kiện để tích lũy xây dựng kết cấu hạ tầng của vùng nông



Vai trò của kinh tế nông thôn trong thời kì quá độ nên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
2.5. Phát triển công nghiệp nông thôn là cơ hội để củng cố,tăng cường và phát huy những giá
trị văn hóa truyền thống dân tộc.
Phát triển các ngành nghề công nghiệp nông thôn, đặc biệt là các ngành nghề thủ công
truyền thống, sẽ góp phần củng cố, tăng cường, phát huy những truyền thốngvăn hóa quý báu
của dân tộc,thể hiện ở các mặt hàng được chế biến, chế tác bằng tay khéo léo,khối óc tinh tế
của những người thợ thủ công Việt Nam,giới thiệu những nét đẹp và độc đáo của văn hóa Việt
Nam với thế giới.Do vậy nói đến lơị thế và để phát huy lợi thế của Việt Nam là nguồn lao động
dồi dào,truyền thống cần cù,khéo tay của họ thì nhất thiết phải chú trọng phát triển công
nghiệp nông thôn,đặc biệt của tiểu thủ công nghiệp truyền thống.


Vai trò của kinh tế nông thôn trong thời kì quá độ nên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
3.Dịch vụ
Kinh tế nông thôn là một khu vực kinh tế của đất nước, bao gồm nhiều ngành nghề phát
triển gắn bó hũư cơ với nhau và mỗi ngành nghề có vai trò nhất định trong phát triển kinh tế
nông thôn.Thương mại dịch vụ là một ngành kinh tế quan trọng,là một bộ phận cấu thành
kinh tế nông thôn ở nước ta trong quá trình công nghiệp hóa.Tùy theo từng giai đoạn phát
triển kinh tế nông thôn,vai trò của các ngành dịch vụ biểu hiện khác nhau.



Vai trò của nhà nước trong việc phát triển kinh tế nông thôn
1.Nội dung phát triển kinh tế nông thôn
1.1.Chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế ở nông thôn theo hướng công nghiệp hóa hiện đại
hóa
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhiệm vụ trung tâm trong suốt cả thời kì quá độ lên chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam. Một trong ba nội dung cơ bản của công nghiệp hóa là xây dựng cơ cấu
ngành kinh tế hợp lý .Kinh tế nông thôn là một bộ phận của nền kinh tế, vì vậy xây dựng cơ cáu

các ngành kinh tế nông thôn theo yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa là tất yếu khách quan.


Vai trò của nhà nước trong việc phát triển kinh tế
nông thôn
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa có
nghĩa là cơ cấu các ngành kinh tế phải thay đổi theo hướng :
Giảm dần tỷ trọng của ngành nông nghiệp,tăng dần tỷ trọng tiểu thủ công nghiệp, công
nghiệp chế biến và dịch vụ.Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên, năng suất
lao động và hiệu quả thấp.Trong khi đó,phát triển tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp chế biến
và dịch vụ vừa có ý nghĩa to lớn trong việc tạo việc làm cho người lao động, vừa làm tăng hiệu
quả cho kinh tế nông thôn, nâng cao thu phập, mức sống cho dân cư nông thôn.


Vai trò của nhà nước trong việc phát triển kinh tế
nông thôn
1.2.Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ trong nông nghiệp nông thôn
Công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước đòi hỏi phải trang bị kỹ thuật cho các ngành của
nền kinh tế theo hướng hiện đại hóa.Việc ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ vào sản xuất
nông nghiệp thể hiện tập trung ở những lĩnh vực : Cơ giới hóa, thủy lợi hóa, điện khí hóa, phát
triển công nghệ sinh học…
Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học –công nghệ vào nông nghiệp nông thôn chụ sự tác
động mạnh mẽ của các nhân tố thị trường :giá cả các yếu tố đầu vào, đầu ra; vốn liếng thông
tin… Do vậy rất cần có sự hỗ trợ của nhà nước đến việc phát triển nông thôn.


Vai trò của nhà nước trong việc phát triển kinh tế
nông thôn
1.3. Xây dựng quan hệ sản xuất phù hơp
Kinh tế hộ nông dân:là hình thức kinh tế phổ biến ở nông thôn trong các làng nghề, trong

các hoạt động dịch vụ và trong hoạt động sản xuất nông nghiệp .Kinh tế hộ nông dân có vai trò
to lớn trong việc khai thác các tiềm năng vốn ,sức lao động…Do đó kinh tế hộ nông dân có vai
trò quan trọng việc phát triển lực lượng sản xuất và tồn tại lâu dài trong quá trình công nghiệp
hóa,hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế hộ,kinh
tế trang trại phát triển sản xuất hàng hóa với quy mô ngày càng lớn.


Vai trò của nhà nước trong việc phát triển kinh tế
nông thôn
Kinh tế nhà nước: Khi lực lượng sản xuất trong nông nghiệp còn thấp kém,kinh tế hộ gia
đình là hình thức tổ chức sản xuất có nhiều ưu thế hơn so với các hình thức khác.Do quy mô
nhỏ, kinh tế hộ gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm đầu ra và giải quyết các yếu
tố đầu vào như giống ,thủy lợi ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ … Trong khi doanh
nghiệp nhà nước có nhiều ưu thế hơn trong lĩnh vực này.Do đó ,kinh tế nhà nước ở nông thôn
trong lĩnh vực dịch vụ dưới các hình thức: trạm giống ,công ty bảo vệ thức vật…là hết sức cần
thiết đối với nông nghiệp nông thôn.


Vai trò của nhà nước trong việc phát triển kinh tế
nông thôn
Kinh tế tập thể :với nhiều kình thức hợp tác đa dạng,mà nòng cốt là hợp tác xã,dựa trên
sở hữu của các thành viên và sở hữu tập thể, liên kết rộng rãi những lao động ,các hộ sản
xuất,kinh doanh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc các thành phần kinh tế.Kinh tế tập thể lấy
lợi ích kinh tế làm chính.Hoạt động của kinh tế tập thể theo nguyên tắc tự chủ,tự chụi trách
nhiệm.Phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp,nông thôn trên cơ sở đảm bảo quyền tự
chủ kinh tế hộ,trang trại, hỗ trợ đắc lực cho kinh tế hộ, trang trại phát triển.


Vai trò của nhà nước trong việc phát triển kinh tế
nông thôn

Kinh tế tư nhân: là lực lượng quan trọng và năng động trong cơ chế thị trường,có khả
năng về vốn liếng ,về tổ chức quản lý,về kinh nghiệm sản xuất … Nhà nước có chính sách hỗ
trợ hướng dẫn kinh tế tư nhân phát triển.


×