Tải bản đầy đủ (.docx) (44 trang)

Những nét đặc trưng trong văn hóa kinh doanh của nhật bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (375.37 KB, 44 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ- LUẬT
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
----------

BÀI TIỂU LUẬN

NHỮNG NÉT ĐẶC TRƯNG TRONG VĂN
HÓA KINH DOANH CỦA NHẬT BẢN
Môn học: VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
GVHD: TS. Phan Đình Quyền
Lớp: K12407B
Thực hiện đề tài: Nhóm 1


Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2015


DANH SÁCH NHÓM


MỤC LỤC


CHƯƠNG 1.

KHÁI QUÁT NỀN VĂN HÓA NHẬT BẢN

1.1 Lịch sử
Hình tượng nổi bật trong quá trình hình thành và phát triển của Nhật Bản là “Samurai”
- Võ sĩ đạo.


“Samurai”, “nhóm vũ trang” là “nhóm những người có chung một nghề nghiệp”.
“Samurai” thường hay xuất hiện trong những sách lịch sử của Nhật Bản với tên gọi “Võ sĩ”.
Người ta cho rằng, hình thái đầu tiên của “Samurai” chính là “nhóm vũ trang” được thuê để
bảo vệ trang viên của quý tộc vào khoảng thế kỉ thứ 8, thứ 9. Dần dần, đội ngũ này trở nên
mạnh hơn, và khoảng thế kỉ thứ X, thế kỉ XI, họ đã có được thực lực vượt trội hơn cả những
quý tộc vốn là ông chủ của họ. Đến cuối thế kỉ thứ XII, họ chiếm được thực quyền từ tay
quý tộc, và hầu như đã có thể xây dựng được một chính quyền trung ương tập trung quyền
lực gọi là Mạc Phủ Kamakura, một chính quyền thống trị trên khắp nước Nhật. Cũng vì thế,
những nhà lãnh đạo tối cao của Nhật Bản lúc bấy giờ không phải là thiên hoàng ở vị trí cao
nhất trong giới quý tộc, mà quyền lực này thời đó thuộc về người đứng đầu trong lực lượng
võ sĩ và được gọi là “Tướng quân”. Nói là “nhóm vũ trang” song đây không đơn thuần là
một lực lượng quân sự, mà là một “đội ngũ có tri thức” được trang bị đầy đủ các kiến thức.
Chính quyền nhà võ gọi là Mạc phủ Kamakura này kéo dài khoảng 150 năm, và xây dựng
nên một hệ thống luật pháp cùng những quy định riêng, gọi là “Luật của nhà võ”. Những
luật lệ này quy định cách sống cũng như các triết lý cơ bản đối với tập thể những người
cùng làm công việc của một “võ sĩ”, với các nội dung kỉ luật cá nhân hà khắc, có thể nói là
“tự hành xác”. Luật cũng có đề ra triết lý cơ bản của người võ sĩ, đó là cách sống coi danh
dự lớn hơn lợi lộc, “Sống không thể chịu nhục”. Có nghĩa là, thời này, người ta đã có quan
điểm về việc nếu phải chịu nhục, thà chết còn hơn, và cũng đã hình thành cách sống với tâm
niệm dù có phải hi sinh bản thân, cũng phải bảo vệ được danh dự của gia đình. Cách sống
và suy nghĩ như vậy đã trở thành yếu tố chủ đạo chi phối xã hội Nhật Bản với nhiều mức độ
khác nhau trong vòng gần 800 năm, đến khi đại chiến thế giới lần thứ hai kết thúc.
Sự thua trận của Nhật Bản trong Đại chiến thế giới lần thứ II khiến Nhật Bản chỉ còn
lại đống tro tàn và nhục nhã, bên cạnh đó là bị ràng buộc bởi rất nhiều cam kết bất lợi. Điều
5


này khiến cả nước Nhật gắn kết lại, làm hết sức mình trong sự nghiệp phát triển kinh tế.
Trong thời kì này dấy lên trong xã hội Nhật Bản sự tôn vinh lao động xả thân vì doanh nhân
và vì xã hội. Người Nhật Bản coi trọng lao động hơn tất cả, gắn bó với doanh nhân hơn với

gia đình của mình, đặt tất cả sự nghiệp của mình cho sự thành công của tổ chức. Cạnh tranh
và hiệp tác được thúc đẩy song hành. Hàng chục năm qua đi, những phẩm chất đó đã trở
thành những nét mới, bền chắc và định hình thành Văn hóa Doanh nghiệp Nhật Bản. Không
ai nghi ngờ gì nét văn hóa đó đã giúp nhiều doanh nhân Nhật Bản gặt hái được nhiều thành
công, Nhật Bản trở thành cường quốc thứ II trong nền kinh tế thế giới.
1.2 Địa lý
Nhật Bản là một nước nằm ngoài khơi bờ phía đông lục địa châu Á, gồm bốn đảo lớn
là Honshu, Hokkaido, Kyushu và Shikoku, cùng 4000 đảo nhỏ với tổng diện tích là 377.829
km2, ngang với diện tích của bang California của Mĩ. Quần đảo Nhật Bản được tạo thành từ
các ngọn núi cao nổi lên từ một dãy núi nằm sâu dưới biển Thái Bình Dương, vì vậy 80%
diện tích đất nước là vùng núi trong khi vùng bình nguyên thường nhỏ và hẹp, đất dành cho
trồng trọt là rất ít. Các dãy nũi chạy dọc suốt đất nước, mà đa phần là núi lửa, hiện nay có
khoảng hơn 80 ngọn núi lửa đang hoạt động, đi theo đó là những trận động đất được đánh
giá là xảy ra nhiều hơn bất cứ nước nào trên thế giới.
Khí hậu đất nước tương đối ôn hòa, nhìn chung có thể phân biệt ra bốn mùa khá rõ rệt,
và bốn vùng khí hậu – vùng duyên hải Nhật Bản có nhiều tuyết về mùa đông, vùng duyên
hải Thái Bình Dương có nhiều mưa trong mùa hè, vùng sâu trong lục địa có lượng mưa ít
hơn và vùng các đảo phía Nam trời ấm quanh năm. Sự khác biệt về khí hậu được phản ảnh
trong nếp sống của người dân ở những vùng khác nhau.
Các đặc điểm trên đã tạo nên một nước Nhật có rất ít tài nguyên, nguyên liệu, lượng
mưa tuy nhiều song lại tập trung ở những thời gian ngắn trong năm, độ dốc của địa hình lại
lớn nên hầu như lượng mưa này đổ ra biển, nên không được sử dụng vào thủy điện. Một đất
nước vốn dĩ nghèo nàn về tài nguyên, có nhiều thiên tai, kinh tế chủ yếu là nông - ngư
nghiệp và sự ảnh hưởng của Tam Giáo Đồng Nguyên du nhập nên người Nhật Bản coi
trọng: Tinh thần tập thể - Hài hòa Thiên Nhân Địa - Đề cao sự hợp lí - Sự ứng xử theo thứ
tự coi trọng Lễ, Tín, Nghĩa, Trí, Nhân. Xã hội Nhật Bản tự biết mình thiếu rất nhiều các
6


điều kiện nhưng cần phải khẳng định mình, nên có khuynh hướng du nhập và cải hóa những

gì du nhập vào để chúng biến thành Kiểu Nhật Bản. Bởi vậy Văn hóa Doanh nghiệp Nhật
Bản có sự giao thoa đỉnh cao các yếu tố Tây / Đông/ Nhật Bản. Tuy nhiên đến một lúc nào
đó sự phát triển làm cho chiếc áo đó bộc lộ nhiều bất cập và mâu thuẫn. Tất cả cái đó cũng
phản ánh trong tính cách phức tạp của người Nhật Bản.
Bên cạnh đó, mặc dù nghèo về tài nguyên thiên nhiên, hầu như phải nhập khẩu hoàn
toàn từ bên ngoài lượng khoáng sản dùng trong sản xuất nhưng sự tăng trưởng kinh tế của
Nhật là không thể phủ định. Điều này được nhận định rằng việc coi nguồn nhân lực như một
nguồn tài nguyên sẵn có và biết phát huy một cách hiệu quả nguồn tài nguyên này là chìa
khóa cho mọi thành công của doanh nghiệp Nhật Bản.
1.3 Ngôn ngữ
Tiếng Nhật là một ngôn ngữ được hơn 130 triệu người sử dụng ở Nhật Bản và những
cộng đồng dân di cư Nhật Bản khắp thế giới. Nó là một ngôn ngữ chắp dính (khác biệt với
tiếng Việt vốn thuộc vào loại ngôn ngữ đơn lập phân tích cao) và nổi bật với một hệ thống
các nghi thức nghiêm ngặt và rành mạch, đặc biệt là hệ thống kính ngữ phức tạp thể hiện
bản chất thứ bậc của xã hội Nhật Bản, với những dạng biến đổi động từ và sự kết hợp một
số từ vựng để chỉ mối quan hệ giữa người nói, người nghe và người được nói đến trong
cuộc hội thoại. Kho ngữ âm của tiếng Nhật khá nhỏ, với một hệ thống ngữ điệu rõ rệt theo
từ.
Tiếng Nhật được viết trong sự phối hợp ba kiểu chữ: Hán tự hay Kanji và hai kiểu
chữ đơn âm mềm Hiragana và đơn âm cứng Katakana. Kanji dùng để viết các từ Hán
(mượn của Trung Quốc) hoặc các từ người Nhật dùng chữ Hán để thể hiện rõ nghĩa.
Hiragana dùng để ghi các từ gốc Nhật và các thành tố ngữ pháp như trợ từ, trợ động từ,
đuôi động từ, tính từ… Katakana dùng để phiên âm từ vựng nước ngoài, trừ tiếng Trung và
từ vựng của một số nước dùng chữ Hán khác.
Từ vựng Nhật chịu ảnh hưởng lớn bởi những từ mượn từ các ngôn ngữ khác. Một số
lượng khổng lồ các từ vựng mượn từ tiếng Hán, hệ ngôn ngữ Ấn-Âu, chủ yếu là tiếng Anh
hay tiếng Hà Lan …

7



Ngôn ngữ Nhật Bản có nhiều mặt hạn chế (rất ít các nguyên âm, phụ âm luôn đặt trước
nguyên âm, một tỉ trọng lớn từ ngữ gốc ngoại nhập được thể hiện dưới dạng chữ Kanji và
chữ Katakana) góp phần khiến người Nhật Bản rất cẩn trọng khi phát biểu, thể hiện chính
kiến, và thường thông qua thái độ ngầm định, những yếu tố phi ngôn ngữ, sự nỗ lực thể hiện
của bản thân để điền vào chỗ trống của ngôn từ. Bởi vậy để hiểu họ thường phải kết hợp
nghe họ nói, quan sát những gì họ thể hiện và thấu hiểu tính cách của họ.
1.4 Tôn giáo
Theo truyền thống Nhật Bản, tôn giáo không phải là một tổ chức tách biệt với cuộc
sống hàng ngày mà gắn liền với mọi khía cạnh trong cuộc sống kinh tế và xã hội. Các lễ
nghi theo suốt cuộc đời một con người, từ lúc sinh ra đến lúc lập gia đình và xuống cõi âm.
Tôn giáo có ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều lĩnh vực như tư tưởng, kiến trúc, văn hóa-nghệ
thuật của người Nhật.
Có thể nói Nhật Bản là một trong những quốc gia phức tạp nhất thế giới về tôn
giáo. Ba tôn giáo lớn của Nhật Bản là Thần đạo (Shinto), Phật giáo và Cơ đốc giáo (bao
gồm tin lành và thiên chúa giáo). Nét đặc biệt ở tôn giáo Nhật là có những người một lúc
theo hai hoặc ba đạo. Người Nhật đến lễ ở các đền của đạo Shinto (Thần đạo) vào năm
mới, đi thăm các chùa chiền của đạo phật vào mùa xuân nhưng tổ chức tiệc tùng và tặng quà
nhau vào dịp lễ Noel theo cách của đạo Thiên chúa. Các đám cưới thường được tổ chức
theo nghi lễ của thần đạo hoặc đạo thiên chúa. Nhưng thủ tục ma chay lại tiến hàng theo
nghi lễ của đạo phật.
Thần đạo có nguồn gốc từ thuyết vật linh của người Nhật cổ. Thần đạo cho rằng cây
cối, loài vật trong thiên nhiên đều có quỉ thần nên phải được thờ cúng, dạy người ta phải tôn
trọng thiên nhiên, khuyên bảo con người sống hài hòa với thiên nhiên. Các vị thần Shinto
(kami) được thờ cúng trong các ngôi đền đặc trưng bởi những chiếc cổng và hành lang bằng
gỗ sơn đỏ. Mọi vật mọi hiện tượng đều được coi là có kami và như vậy có nhiều vị thần
Shinto. Tư tưởng của đạo Shinto đi sâu vào đời sống của người dân nước này. Đó là sự hài
hòa trong nếp sống đã tạo nên những nét đặc biệt trong giao thiệp của con người Nhật Bản.
Biểu hiện thường thấy rõ nhất là cách cúi chào của họ, bằng cách gập người xuống và hạ độ
thấp tùy thuộc vào địa vị xã hội của hai người. Đây là một dấu hiệu quan trọng để bày tỏ sự

8


kính trọng và cũng được coi như một nghệ thuật bới nếu không phải là người Nhật thì rất
khó thành thạo nghi thức này trừ khi đã nghiên cứu cẩn thận.
Nếu người Nhật cho rằng Thần đạo chăm lo cuộc sống hiện tại của họ thì Phật giáo lại
lo cho cuộc sống của họ sau khi chết. Trong suốt lịch sử phát triển lâu dài ở Nhật Bản, Phật
giáo không chỉ đơn thuần là một tôn giáo mà còn góp phần đáng kể vào việc làm giàu nền
nghệ thuật và vốn tri thức của Nhật Bản.
Bên cạnh đó còn phải kể đến Cơ đốc giáo. Một tôn giáo đươc truyền vào Nhật Bản từ
nửa cuối thế kỷ XVI và được phát triển đến đầu thế kỷ XVII. khi trong nước có nhiều xung
đột, không ổn định và được chào đón bởi những người đang cần một biểu tượng tinh thần
mới, cũng như những người hi vọng làm giàu trong buôn bán hay hy vọng tiếp thu kỹ nghệ
mới đặc biệt là kỹ nghệ sản xuất vũ khí của Tây phương. Tôn giáo này đã tạo ra một luồng
gió mới thổi vào xã hội phong kiến Nhật bản. Nó đã đóng góp một phần rất lớn vào việc tạo
nên một nước Nhật Bản cường thịnh như hiện nay.
Ngoài ra, người Nhật cũng coi trọng Khổng giáo, nhưng trên thực tế thì Khổng giáo
đối với người Nhật có tư cách như chuẩn mực đạo đức hơn là một tôn giáo. Đạo khổng du
nhập vào Nhật rất sớm từ đầu thế kỷ thứ VI, kết hợp với tinh thần tôn vinh giới Võ Sĩ Đạo
như là một đẳng cấp hàng đầu: Võ sĩ - Trí thức - Công Nông - Thương nhân, đã làm nên
một xã hội đẳng cấp kiểu Nhật Bản với tư tưởng đề cao Lễ - Tín - Nghĩa - Trí – Nhân, ảnh
hưởng lớn tới nếp suy nghĩ và cách xử sự của người Nhật, giúp Nhật Bản tạo ra thiết chế
chính trị chặt chẽ và tạo ra một xã hội có đẳng cấp trên dưới. Cho đến nay có nhiều thay
đổi, nhưng tinh thần đó vẫn biểu hiện rất mạnh trong các mối quan hệ xã hội và các tổ chức
của Nhật Bản thể hiện: Tôn ti trật tự, " Công ty mẹ và con ". “Hội sở và chi nhánh”," Khách
hàng và người bán hàng”…
CHƯƠNG 2.

9



CHƯƠNG 1.

VĂN HÓA NHẬT BẢN VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA
VĂN HÓA TRONG KINH DOANH

2.1 Những nét đặc trưng trong văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản
2.1.1 Những nguyên nhân làm nên tính đặc trưng trong văn hóa doanh nghiệp Nhật
Bản
Sự phân thứ bậc mang tính “ đẳng cấp”. Đạo Khổng du nhập vào Nhật Bản từ rất
sớm cùng với tinh thần Võ Sĩ Đạo đã hình thành từ lâu. Tất cả đã tạo nên một xã hội
đẳng cấp kiểu Nhật Bản với tư tưởng đề cao Nhân – Nghĩa – Lễ – Trí – Tín . Cho đến
nay , dù có nhiều thay đổi nhưng tinh thần đó vẫn tồn tại trong các mối quan hệ xã hội
và tổ chức ở Nhật Bản . Tất cả được thể hiện qua “ tôn ti trật tự”, “công ty mẹ công ty
con” , hội sở và chi nhánh – quan hệ cấp trên cấp dưới .
Một đất nước vốn nghèo nàn về tài nguyên , có nhiều thiên tai , kinh tế chủ yếu
là nông – ngư nghiệp nên người Nhật Bản rất coi trọng tinh thần tập thể , hài hòa Nhân
– Thiên – Địa , đề cao sự hợp lý . Xã hội Nhật Bản biết mình thiếu các điều kiện nhưng
muốn khẳng định mình vì thế có khuynh hướng du nhập và cải biến theo kiểu Nhật
Bản . Bởi vậy văn hóa doanh nhân Nhật Bản có sự giao thoa đỉnh cao của văn hóa châu
Âu – châu Á – Nhật Bản .
Ngôn ngữ có nhiều mặt hạn chế ( như rất ít các nguyên âm, Phụ âm luôn đặt
trước nguyên âm, một tỉ trọng lớn từ ngữ gốc ngoại nhập được thể hiện dưới dạng chữ
Kanji và chữ Katakana ) góp phần khiến người Nhật Bản rất cẩn trọng khi phát biểu, thể
hiện chính kiến, và thường thông qua thái độ ngầm định, những yếu tố phi ngôn ngữ, sự
nỗ lực thể hiện của bản thân để điền vào chỗ trống của ngôn từ. Bởi vậy để hiểu họ
thường phải kết hợp nghe họ nói, quan sát những gì họ thể hiện và thấu hiểu tính cách
của họ.
2.1.2 Những nét đặc trưng văn hóa
Do hoàn cảnh lịch sử của Nhật Bản và những tác động của tình hình kinh tế,

chính trị - xã hội đã tạo ra cho VHDN Nhật Bản những nét đặc trưng riêng, phân biệt
với VHDN của các quốc gia khác. VHDN Nhật Bản có 4 đặc trưng chủ yếu nhất đựợc
coi là những nhân tố làm nên sự thần kỳ cho các doanh nghiệp Nhật Bản đó là: Quản lý
10


theo chủ nghĩa tập thể, chế độ tuyển dụng suốt đời, chế độ đãi ngộ theo thâm niên công
tác và tổ chức công hội. Bên cạnh các giá trị chủ yếu đó, VHDN Nhật Bản ngày nay
còn được biết đến với đặc trưng về tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất, chất
lượng đã góp phần đáng kể vào sự thành công của các doanh nghiệp Nhật Bản ngày
nay.


Quản lý theo chủa nghĩa tập thể- tính trọng tập thể
Phương thức quản lý lấy chữ “hòa” làm tư tưởng chủ đạo trong xây dựng doanh

nghiệp. Mỗi người đều phải đặt “hòa” của tập thể ở vị trí thứ nhất, dung hợp chủ trương
của cá nhân và lợi ích của cá nhân. Tập thể có thể từ một gia đình mở rộng tới thôn
trang, sau đó mở rộng tới quy mô doanh nghiệp và thậm chí là phạm vi một quốc gia.
Doanh nghiệp Nhật Bản cho rằng doanh nghiệp là người và người lại là chủ thể của
doanh nghiệp. Doanh nghiệp Nhật Bản chủ trương, doanh nghiệp là cộng đồng có tổ
chức, mỗi thành viên của nội bộ phải cùng tham gia với doanh nghiệp về các quyết sách
kinh doanh. Trên thực tế, kinh doanh là từ trên cơ sở “kinh doanh theo chủ nghĩa dân
tộc” mà tiến hóa nên. Kinh doanh theo chủ nghĩa tập thể dùng “quản lý tình cảm” với
thống nhất và hòa hữu thay cho “quản lý hợp đồng” kiểu Mỹ, làm cơ sở cho mối liên hệ
giữa các thành viên trong nội bộ doanh nghiệp.
Kinh doanh theo chủ nghĩa tập thể biểu hiện ở việc toàn thể mọi nhân viên đều tham
gia quản lý. Ví dụ quyết sách tập thể, quản lý chất lượng toàn diện... Trong phương thức
ấy mọi quyết sách trọng đại đều cần có các nhân viên của các bộ phận thảo luận đầy đủ
sau đó lãnh đạo cấp cao đưa ra quyết định cuối cùng, bởi từ dưới lên trên các tầng lớp

cùng suy nghĩ, sẽ có nhiều ý kiến sáng tạo, lợi ích tìm ra càng nhiều, càng rộng.


Chế độ tuyển dụng suốt đời- thích tính ổn định
Chế độ tuyển dụng suốt đời của các doanh nghiệp cũng có hình thức ký hợp đồng,

nhưng công nhân viên chức khi vào doanh nghiệp thì thường làm việc cho tới khi nghỉ
hưu mới thôi. Nhân viên đem một đời mình giao cho doanh nghiệp, ví dụ có nảy sinh bất
mãn với doanh nghiệp thì tập quán xã hội cũng buộc họ không dễ dàng từ chức. Bên
cạnh đó, doanh nghiệp cũng không tùy tiện cho nhân viên thôi việc bởi sợ ảnh hưởng tới
thanh danh của doanh nghiệp và do chịu áp lực từ quan niệm của xã hội. Chỉ cần nhân
11


viên tuân thủ đúng những quy tắc của doanh nghiệp, không vi phạm hay làm loạn kỷ
luật, hoặc doanh nghiệp chưa bị phá sản hay đóng cửa thì doanh nghiệp rất ít cho nhân
viên thôi việc.
Chế độ này mang lại những lợi ích lớn cho bản thân doanh nghiệp. Giữa doanh
nghiệp và nhân viên xây dựng được mối quản hệ ổn định, điều này rất có lợi cho việc
phát huy tính tích cực công tác của nhân viên bởi họ không lo bị sa thải, vì thế có tác
dụng nâng cao hiệu suất công việc của nhân viên. Doanh nghiệp cũng có kế hoạch bồi
dưỡng huấn luấn cho nhân viên mà không lo nhân viên sẽ bỏ sang các doanh nghiệp
khác. Chế độ này còn giúp làm giảm những mâu thuẫn phát sinh giữa nhân viên và
doanh nghiệp, những xung đột cũng được điều hòa nhanh chóng hơn. Với bản thân
doanh nghiệp để có thể phát huy được hết tác dụng của hình thức tuyển dụng này thì
doanh nghiệp phải không ngừng cải thiện trình độ quản lý và những chế độ, chính sách
cho nhân viên.


Chế độ đãi ngộ theo thâm niên công tác- trọng cá nhân

Do sự khác biệt về triết học quản lý, nếu như ở các quốc gia phương Tây, thực hiện

chế độ trả lương theo năng lực làm việc thì ở Nhật Bản thâm niên công tác được lấy làm
thước đo đánh giá.
Theo chế độ này, căn cứ theo quá trình độ, tuổi tác, thâm niên, năng lực, hiệu quả...
mà xác định hình thức đãi ngộ cho nhân viên. Chế độ này có tác dụng rất lớn đối với
việc kích thích tính tích cực, củng cố lòng trung thành, ngăn ngừa việc nhân viên bỏ
việc, dung hòa những mẫu thuẫn xảy ra giữa doanh nghiệp và nhân viên. Chế độ này
hiện vẫn đang được áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp Nhật Bản.


Triết lý kinh doanh- Triết lý 5S
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, áp dụng triết lý 5S, từ một đất nước nghèo nàn, bị

tàn phá nặng nề sau chiến tranh, sau 30 năm Nhật bản đã trở thành một cường quốc
đứng thứ hai thế giới.
5S là chữ cái đầu của các từ theo tiếng Nhật là: “Seri”, “Seiton”, “Seiso”, “Seiketsu”
và “Shitsuke”. Theo tiếng Việt là: “sàng lọc”, “sắp xếp”, “sạch sẽ”, “săn sóc” và “sẵn

12


sàng”. Theo tiếng Anh là: “Sort”, “Set in order”, “Standardize”, “Sustaint” và “Selfdiscipline” (Hình 2.1).
-

Seri (Sàng lọc): Là xem xét, phân loại, chọn lựa và loại bỏ những thứ không
cần thiết tại nơi làm việc.
Seiton (Sắp xếp): Là bố trí, sắp đặt mọi thứ ngăn nắp theo trật tự hợp lý để dễ

-


dàng, nhanh chóng cho việc sử dụng.
Seiso (Sạch sẽ): Là giữ gìn vệ sinh tại nơi làm việc, máy móc, thiết bị để đảm

-

bảo môi trường, mỹ quan tại nơi làm việc.
Seiketsu (Săn sóc): Là liên tục duy trì, cải tiến nơi làm việc bằng cách liên tục

-

thực hiện các bước ở trên: Sàng lọc, Sắp xếp, sạch sẽ.
Shitsuke (Sẵn sàng): Là tạo thói quen tự giác tuân thủ nghiêm ngặt các qui định
tại nơi làm việc.

5S là nền tảng cơ bản để thực hiện các hệ thống đảm bảo chất lượng xuất phát từ
quan điểm: Nếu làm việc trong một môi trường lành mạnh, sạch đẹp, thoáng đãng, tiện
lợi thì tinh thần sẽ thoải mái hơn, năng suất lao động sẽ cao hơn và có điều kiện để việc
áp dụng một hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả hơn. Việc ứng dụng 5S là liên tục để
có thể thu được những hiệu quả đáng kể. Cách thức tiến hành 5S trong doanh nghiệp

Hình 2.1
13




Tư tưởng Kaizen
Trong tiếng Nhật Kaizen có nghĩa là cải tiến mà không cần những chi phí lớn, đó là


những cải tiến hàng ngày được thực hiện liên tục và đòi hỏi ý thức tham gia của mọi
thành viên trong doanh nghiệp từ lãnh đạo cho tới nhân viên cấp thấp nhất. Khi không
có sự nỗ lực cải tiến liên tục thì sự xuống cấp là không tránh khỏi. Do đó, thậm chí khi
đổi mới tạo ra một chuẩn mực hoạt động mới tồn tại thì mức hoạt động mới cũng sẽ suy
giảm nếu như chuẩn mực này không được bổ sung và cải tiến liên tục. Do vậy, bất cứ
khi nào đổi mới đạt được thì nó phải được tiếp nối với các hoạt động của Kaizen để duy
trì và cải tiến nó. Thông thường, có hai cách tiếp cận để nâng cao năng suất trong các
công ty:
Cách tiếp cận từng bước – Kaizen và cách tiếp cận mang tính đột phá - Đổi mới.
Trên thực tế, các công ty Nhật thường chú trọng thực hiện Kaizen hoặc chương trình có
sự tham gia của nhân viên vì các chương trình này nằm trong tầm kiểm soát của các cán
bộ quản lý, ít tốn kém và nó giúp nâng cao chất lượng công việc, ghi nhận sự tham gia
của nhà quản lý, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và giảm chi phí hoạt động.
Thiên hướng của Kaizen là luôn hướng đến các giá trị tinh thần mang lại cho bản thân
doanh nghiệp và các nhân viên của doanh nghiệp, tạo ra các giá trị tiềm năng về tiến bộ
và phát triển. Trong khi Kaizen là một quá trình liên tục thì đổi mới thường là hiện tượng
tức thời, mang tính đột phá và gây ra những tác động mạnh cho doanh nghiệp.
-

So sánh Kaizen và đổi mới
Nội dung

Kaizen
Dài hạn nhưng không gây
Tính hiệu quả
ấn tượng
Nhịp độ
Các bước nhỏ
Khung thời gian Liên tục và gia tăng
Thay đổi

Dần dần và nhất quán
Cách tiếp cận

Nỗ lực của tập thể

Liên quan

Tất cả mọi người

Cách thức
Bí quyết
Yêu cầu

Duy trì và cải tiến
Bí quyết truyền thống
Đầu tư chút ít
14

Đổi mới
Ngắn hạn nhưng không
gây ấn tượng
Các bước lớn
Cách quãng
Đột ngột và dễ thay đổi
Ý tưởng và nỗ lực cá
nhân
Một và người được lựa
chọn
Đột phá và xây dựng
Đột phá kĩ thuật

Đầu tư lớn


Định hướng
Đánh giá

Con người
Quá trình và nỗ lực

Công nghệ
Kết quả đối với lợi nhuận

2.1.3 Thực trạng
VHDN Nhật Bản ngày nay có thể coi là sự pha trộn giữa văn hóa truyền thống
dân tộc và pha trộn có chọn lọc những kinh nghiệm của các quốc gia châu Âu, người Mỹ
và một phần khá lớn nguyên nhân của những thành công là nhờ thích ứng và cải tiến
trong nước. Chiến lược tối ưu đã được đưa ra là sưu tầm và cóp nhặt những công nghệ
được coi là tốt nhất, có đặc trưng chất lượng cao nhất, thiết kế hoàn hảo nhất sau đó
chạy đua để chiếm lĩnh thị trường thế giới. Trên thực tế, Nhật Bản đã làm được điều đó
và khiến cả thế giới phải kinh ngạc.
2.1.3.1 Cấp độ thực tế hữu hình


Kiến trúc trụ sở- Quan niệm ẩn về không gian
Kiến trúc trụ sở của các doanh nghiệp luôn được quan tâm vì đó là môi trường để

nhân viên làm việc và sáng tạo. Các xí nghiệp, văn phòng làm việc của Nhật Bản bao
giờ cũng được giữ sạch sẽ, gọn gàng.



Sản phẩm- Quan hài tới thẫm mỹ và sự hoàn hảo
Các sản phẩm luôn là đối tượng được các doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm chú

ý. Mỗi sản phẩm không chỉ đơn giản là sản phẩm mà nó còn gắn với một ý nghĩa,
một điều gì đó khiến sản phẩm của doanh nghiệp trở nên đặc thù. Nét tiêu biểu của
các sản phẩm của Nhật Bản là sự nhỏ gọn, trang nhã, chất lượng cao.


Các nghi lễ
Nhật Bản là một quốc gia có rất nhiều nghi lễ đặc trưng, do vậy trong doanh

nghiệp cũng có nhiều nghi lễ, như nghi lễ động viên, nghi lễ bắt đầu công việc của
các doanh nghiệp... Với các cuộc họp do hội đồng quản trị doanh nghiệp tổ chức để
các nhân viên với vào nghề tham gia thì các nhân viên thường được khuyến khích hát
các bài hát của Công ty với thái độ sắc thái khỏe khoắn, lạc quan hay hô to các khẩu
hiệu mang tính triết lý của Công ty với sự thống nhất.


Giai thoại
15


Trong mỗi doanh nghiệp thường có những câu chuyện kể được truyền tụng về
những người sáng lập nên các doanh nghiệp, về những người đã có những đóng góp
to lớn, làm nên những kỳ tích để tên tuổi Công ty được lưu danh. Trong lĩnh vực kinh
tế có thể kể đến những dự án, người sán lập như: Máy tính Fujitsu, xe máy Honđa,
xe thể thao Nissan, máy bơm nước Aiwa , máy ảnh kỹ thuật số của Casio, máy giặt
Sanyo, máy photocopy của Canon... Hầu như doanh nghiệp nào cũng có những giai
thoại của mình, diều này khiến các nhân viên hiểu về truyền thống lịch sử của doanh
nghiệp và có lòng tự hào với doanh nghiệp.

2.1.3.2 Cấp độ các giá trị và nguyên tắc


Triết lí kinh doanh
Có thể nói rất hiếm các doanh nghiệp Nhật Bản không có triết lí kinh doanh. Điều

này có ý nghĩa như mục tiêu xuyên suốt, có ý nghĩa định hướng lâu dài. Thông qua
triết lý kinh doanh, doanh nghiệp tôn vinh một hệ giá trị chủ đạo xác định nền tảng
cho sự phát triển. Bên cạnh đó các doanh nghiệp Nhật Bản sớm ý thức được tính xã
hội hóa ngày càng tăng của hoạt động sản xuất kinh doanh , nên triết lí kinh doanh
còn có ý nghĩa như một thương hiệu, cái bản sắc của doanh nghiệp.
Tổ chức sản xuất kinh doanh năng động và độc đáo Các doanh nhân Nhật Bản
luôn đề cao chất lượng thỏa mãn nhu cầu khách hàng, các cam kết kinh doanh , đi
trước thị trường và kết hợp hài hòa các lợi ích. Cải tiến liên tục, ở từng người, từng
bộ phận trong các doanh nhân Nhật Bản để tăng tính cạnh tranh của doanh nhân và
thỏa mãn khách hàng tốt hơn.
Một ví dụ điển hình có thể kể đến đó là hệ thống sản xuất Toyota nổi tiếng cho tới
nay vẫn còn được áp dụng một cách rộng rãi, được biết đến nhiều hơn với cái tên
Just In Time – J.I.T (thường được dịch là sản xuất tức thời hay hệ thống vừa đủ). Kết
quả mà J.I.T đưa lại là sự cắt giảm mạnh mẽ đầu tư trong các bảng kiểm kê, tất cả
hầu như tụt xuống dưới mức giới hạn dưới. Các nhà cung cấp giao hàng đúng thời
hạn để đáp ứng nhu cầu hiện thời về vật liệu và phụ tùng. Chính ưu điểm mà người ta
dễ nhận thấy nhất của quá trình này, sẽ đưa J.I.T trở thành yếu tố góp phần chính cho
việc giảm giá thành, mang lại hiệu quả trong sản xuất.
16




Sáng kiến và cải tiến trong các doanh nghiệp - Trọng động

Những sáng kiến và cải tiến ở các doanh nghiệp Nhật Bản phần lớn đều có được

thông qua hệ thống Kaizen Teian (dựa trên triết lý Kaizen – một trong những đặc
trưng của VHDN Nhật Bản). Những cải tiến này đều do các nhân viên đóng góp, với
sự khuyến khích của các doanh nghiệp. Việc huấn luyện, khuyến khích nhân viên
thường xuyên đóng góp sáng kiến được xem là một phần công việc bắt buộc của nhà
quản lý, nhằm giúp đội, nhóm, tổ của anh hay chị ta suy nghĩ về công việc của mình
và tìm cách thực hiện công việc tốt hơn.
Theo thống kê, trong năm 2003 Nhật Bản đã có 580.000 sáng kiến của nhân viên
đóng góp cho Công ty. Theo các báo cáo của hãng sản xuất xe hơi Toyota, trong
những năm gần đây, mỗi nhân viên của Toyota trung bình đóng góp 50-60 sáng kiến
mỗi năm. Trong đó, có đến 99% ý kiến đề xuất của nhân viên thông qua Kaizen
Teian đã được thực hiện . Triết lý Kaizen đã tạo cho nhân viên thói quen tư duy hằng
ngày để cải tiến công việc của chính họ, góp phần tích cực vào sự phát triển bền
vững của công ty.


Sự duy trì các mối quan hệ - Quan niệm ẩn về tách bạch và nhập nhằng
Các doanh nghiệp Nhật Bản luôn chú ý đến việc xây dựng mạng lưới giao tiếp

bởi quan niệm rằng mạng lưới này chính là nguồn sức mạnh của các nhà quản lý
trong tương lai. Trước đây, việc liên kết các quan hệ trên cơ sở cùng học các trường
đại học, đồng hương hay những tiêu chí cố định khác là một phần bất biến trong đời
sống các doanh nghiệp Nhật Bản. Nhưng trải qua thời gian, quan niệm này đã thay
đổi, sự duy trì các mối quan hệ ngày nay thường trên cơ sở các ngành nghề kinh
doanh, đối tác. Người Nhật cho rằng việc duy trì liên tục mối quan hệ là rất cần thiết,
nếu có sự ngắt quãng trong quan hệ sẽ khó có thể giúp ích cho những công việc sau
này khi cần mối quan hệ đó.



Tinh thần không ngừng học hỏicông nghệ từ các quốc gia khác - Sự kết hợp văn
hóa Đông- Tây
Lịch sử ghi nhận Nhật Bản là một quốc gia không ngừng học hỏi những công

nghệ tiến bộ của các quốc gia khác. Quá trình phát triển công nghệ của Nhật Bản như
17


lịch sử chạy đua không ngừng cùng sự phát triển của loài người. Từ những năm 50
sự phát triển công nghệ luôn song hành với sự phát triển thần kỳ của Nhật Bản. Dù
có những quan điểm cho rằng các doanh nghiệp Nhật Bản đã không sáng tạo mà là
sao chép, bởi trước đây khuynh hướng chính trong phát triển kỹ thuật của các doanh
nghiệp Nhật Bản là áp dụng, sàng lọc và nâng cấp công nghệ nước ngoài. Tuy nhiên,
không ai có thể phủ nhận rằng Nhật Bản đã sao chép một cách “quá tài tình” những
công nghệ ấy, biến những công nghệ tưởng chừng như chỉ phát triển ở một quy mô
nhỏ trở thành những triết lý, để rồi cả thế giới khi nhắc đến đều coi Nhật Bản mới là
quốc gia đã thực sự sinh ra những triết lý đó.
2.1.3.3 Các quan niệm và giả định cơ bản
Khi so sánh giữa VHDN các nước có thể dễ dàng nhận thấy không VHDNcủa
quốc gia nào có thể mạnh mẽ như ở Nhật Bản do Nhật Bản là một quốc gia coi trọng
văn hóa truyền thống và những quan niệm ngầm định này lại thường xuất phát từ văn
hóa dân tộc. Những quan niệm này rất khó thay đổi bởi đây là một phần trong tính
cách, lối sống của tập thể.


Chủ nghĩa tập thể - Quan niệm về mối quan hệ giữa người với người
Đơn độc, xa lạ và tách biệt với nhóm người là nỗi sợ hãi của người Nhật Bản. Vì

vậy, chủ nghĩa tập thể với nghĩa tận tụy và đồng hóa hoàn toàn với một nhóm người
trở thành một giá trị văn hóa. Chủ nghĩa tập thể bắt đầu từ thời trước với những quan

hệ gia đình gần gũi. Chủ nghĩa gia đình của Nhật Bản là một giá trị cơ bản được
phản ánh trong nhiều mặt của quản lý như chế độ làm việc suốt đời, nhấn mạnh thời
gian phục vụ, khuynh hướng gia trưởng nói chung đối với quản lý nhân sự đôi khi
được đề cập đến như chủ nghĩa tập đoàn phúc lợi. Tận tình và chung thành với nhóm
mình tham gia được coi là đúng đắn và tốt đẹp, được tận hưởng vinh quang mà tập
thể đạt được.


Ý thức trách nhiệm - Quan niệm về bản chất con người
Có sự bắt buộc đối với những người dân Nhật Bản thực hiện nghĩa vụ của họ,

người ta phải đền đáp một đặc ân hoặc một sự giúp đỡ bất kể khi nào có thể làm
được. Vấn đề này cũng mở rộng ra đối với vấn đề xã hội và kinh doanh. Nghĩa vụ
18


của mỗi người là trở thành một người làm công tận tình, trung thành với doanh
nghiệp đã cho họ việc làm. Một điều quan trọng khác đó là những người Nhật Bản
trong thâm tâm luôn nghĩ tới việc tránh làm mất mặt mình, gia đình hoặc bất cứ tập
đoàn nào liên quan.


Sự siêng năng trong công việc - Quan niệm ẩn về thời gian
Người Nhật là những người rất chăm chỉ, điều đó trở thành một nét đặc trưng của

con người Nhật Bản được cả thế giới biết đến. Nhiều nhân viên trong các doanh
nghiệp Nhật Bản tiếp tục công việc sau khi đã hết giờ làm việc bình thường, họ về
nhà rất muộn và chỉ có vài giờ nghỉ ngơi để chuẩn bị cho ngày làm việc hôm sau.



Sự tuân phục - Quan niệm về mối quan hệ giữa người với người
Hiếm có ở một quốc gia nào mà sự tuân phục của nhân viên đối với nhà lãnh đạo

lại mạnh mẽ như ở Nhật Bản. Các nhân viên thể hiện một sự tuân phục tuyệt đối với
cấp trên, sự tôn trọng với những người có kinh nghiệm trong doanh nghiệp. Điều này
được lý giải từ những quan niệm đặc trưng trong VHDN Nhật Bản, nhân viên phải có
sự biết ơn, tôn kính với những người đã cho mình việc làm, tạo cho mình nguồn thu
nhập để nuôi sống gia đình.


Đối nhân xử thế khéo léo - Quan niệm về mối quan hệ giữa người với người
Trong quan hệ, người Nhật Bản chấp nhận những sai lầm, nhưng không cho phép

lặp lại và tinh thần sửa chữa luôn thể hiện ở kết quả cuối cùng. Người Nhật Bản có
qui tắc bất thành văn trong khiển trách và phê bình như sau: Người khiển trách là
người có uy tín, được mọi người kính trọng và chính danh " Không phê bình khiển
trách tùy tiện, vụn vặt, chỉ áp dụng khi sai sót có tính hệ thống, gây lây lan, có hậu
quả rõ ràng ". Phê bình khiển trách trong bầu không khí hòa hợp, không đối đầu.


Làm việc nhóm
Trong các doanh nghiệp Nhật Bản làm việc nhóm trở nên rất điển hình, nói rằng

người Nhật Bản dường như ở một mình thì họ không chịu được nhưng nếu tập trung
quá đông thì họ cũng không chịu được. Một nhà văn hóa nhân loại học của Nhật Bản
có nói rằng: “Ở Nhật Bản không có những bữa tiệc lớn, chỉ có nhiều những tập hợp
có tính cá nhân, tập hợp của những quan hệ có thể sưởi ấm nhau bằng da thịt mà
19



thôi”. Quy mô nhóm có tính lý tưởng là nhóm từ 5-7 người, điều này được giải thích
bởi tập quán làm việc trong các công xưởng nhỏ và các gia đình có dưới 5 người của
Nhật Bản trước đây.


Sự cần kiệm - Quan niệm về bản chất con người
Sự cần kiệm trong công việc rất phổ biến trong các doanh nghiệp Nhật Bản, các

nhân viên tiết kiệm từ những điều nhỏ nhặt nhất, biết thu vén cho doanh nghiệp,
không vì lợi ích cá nhân. Các doanh nghiệp Nhật Bản dù to hay nhỏ đều chú trọng
tiết kiệm từ việc dùng điện thoại, điện chiếu sáng, đồ dùng văn phòng... tới tiết kiệm
nguyên vật liệu, bảo quản chu đáo không để thất thoát sản phẩm. Điều này được giải
thích vì Nhật Bản là một nước có lịch sử về thiên tai, động đất, bão tố nên xu hướng
tiết kiệm để lo cho những khi khó khăn trở thành một nét văn hóa. Cùng với việc du
nhập các giá trị hiện đại, sự cần kiệm trong các doanh nghiệp Nhật Bản cũng đã có
xu hướng giảm đi, tuy nhiên theo nhiều chuyên gia thì tỉ lệ tiết kiệm của Nhật Bản
vẫn luôn ở mức cao so với doanh nghiệp các nước khác.
2.2 Các giá trị thái độ đặc thù
2.2.1 Tôn trọng thứ bậc và địa vị- Quan niệm về khoảng cách quyền lực
Sự phân thứ bậc mang tính “đẳng cấp”: Đạo Khổng du nhập vào Nhật Bản từ rất
sớm, kết hợp với tinh thần tôn vinh giới võ sĩ đạo như một đẳng cấp hang đầu: Võ sĩTrí thức- Công nông- Thương nhân, đã làm nên một xã hội đẳng cấp kiểu Nhật Bản với
tư tưởng đề cao Lễ- Tín- Nghĩa- Trí- Nhân. Cho đến nay tinh thần đó vẫn biểu hiện rất
mạnh trong các mối quan hệ xã hội và các tổ chức của Nhật Bản thể hiện: Tôn ti trật tự
“ Công ty mẹ và con”. Hội sở và chi nhánh- Quan hệ cấp trên cấp dưới “Lớp trước và
lớp sau” Khách hàng và người bán hàng. Sắc thái tôn ti trật tự trong xã hội Nhật Bản
thể hiện rất rõ trong ngôn ngữ xưng hộ và hình thức chào hỏi đối với từng đối tượng xã
hội cụ thể, đối với người lớn tuổi hay người có địa vị thì phải dung ngôn ngữ khiêm
nhường. Người Nhật không có quan niệm về sự “bình đẳng” giống như các nước khác.
Điều này ảnh hưởng nhiều đến việc giao tiếp kinh doanh, biết được người đối tác
ở vị trí cao hay thấp để cư xử cho đúng chuẩn mực là điều cần chú ý, cũng như vấn đề

huấn luyện đội ngũ bán hàng.
20


2.2.2 Đánh giá cao lòng trung thành- Quan niệm về bản chất của sự thật và chân lý
Những người lao động Nhật thường làm việc cho một công ty, công sở suốt đời.
Họ được xếp hạng theo bề dày công tác. Trong các công ty của Nhật luôn có tổ chức
công đoàn. Lòng trung thành đối với công ty và cấp trên được xem như một phẩm chất
đạo đức cao quý. Vì vậy mà luôn cố gắng tạo được một niềm tin cho nhân viên đối với
một doanh nghiệp, văn hóa doanh nghiệp kiểu Nhật đã tạo cho công ty một không khí
làm việc như một gia đình, các thành viên gắn bó với nhau chặt chẽ và được sự quan
tâm của lãnh đạo. Doanh nghiệp là một chủ thể thống nhất. Người Nhật quan tâm đến
lợi ích doanh nghiệp và người làm trong doanh nghiệp, thay vì chỉ quan tâm đến lợi
nhuận như ở phương Tây. Sự thống nhất giữa doanh nghiệp và người làm trong doanh
nghiệp đã tạo cho nhận viên lòng trung thành cao, nó ảnh hưởng đến quá trình quản trị
doanh nghiệp.
2.2.3 Coi trọng sự hòa thuận- Trọng giá trị chung
Đối với người Nhật, tỏ thái độ bất đồng được xem là thô thiển, họ thích nói nhẹ
nhàng, lịch sự. Có quan niệm cho rằng giá trị quan trọng nhất với người Nhật là chữ
“hòa”, “hòa” tức là cùng chung sống yện ổn, không xích mích với nhau. Tránh tiếp xúc
một cách trực tiếp với nhau ngay từ đầu để tránh xung đột và gia tranh trở thành tư
tường cơ bản của người Nhật, thấm thuần trong từng hành động và tập quán của họ.
 Khi giao tiếp với người Nhật cần chú ý tới hành động và cảm xúc của họ hơn lời nói.

Trong giao tiếp người Nhật không muốn có sự đối đầu, họ tin tưởng vào sự thỏa
hiệp và hòa giải. Họ sẽ nói ra cảm xúc thật của họ vì muốn duy trì mối quan hệ hòa
thuận. Trong giao dịch làm ăn luôn mong có sự hợp tác lâu dài bền vững nên họ tìm
hiểu rất kỹ về đối tác. Người Nhật không quen với việc tranh luận vì họ không muốn
tách mình ra khỏi tập thể.
 Khi hợp tác với Nhật, chúng ta cần cung cấp đầy đủ thông tin về doanh nghiệp cũng


như xây dựng những văn phòng đại diện, trung tâm triển lãm đồng thời xây dựng
mối quan hệ tốt đẹp, trong quá trình giao dịch tránh gây sự giận dữ, phải giữ sự hòa
khí, xây dựng sự tin tưởng và luôn nở nụ cười về phía Nhật để việc hợp tác trở nên
dễ dàng hơn.
21


2.2.4 Trong giao dịch làm ăn với người Nhật
Tạo một thiện cảm ban đầu rất quan trọng trong công việc cũng như sinh hoạt,
người Nhật không muốn bị lãng quên. Trao một tấm danh thiếp để tự giới thiệu mình
rất quan trọng vì là thông điệp chính thức giúp hai bên dễ dàng nói chuyện với nhau
hơn.
2.2.4.1 Giá trị của danh thiếp và việc trao danh thiếp
Ở Nhật, việc trao nhận danh thiếp là một thủ tục bắt buộc khi gặp gỡ và mang
tính chất quan trọng vì thế mà chúng ta phải thật chú ý điểm này để tạo được ấn
tượng tốt với họ, bạn sẽ được xem là bất lịch sự khi có hành vi không đúng khi trao
nhận danh thiếp. Khi chào hỏi làm quen lần đầu tiên, người Nhật luôn trao đổi danh
thiếp cho nhau, phải giữ gìn danh thiếp đó cẩn thận để thể hiện sự tôn trọng của mình
với người sẽ gặp. Không được nhét vào túi mà phải cẩn thận cho vào sổ danh thiếp,
ví đựng danh thiếp, trong trường hợp đang nói chuyện thì đặt danh thiếp đó lên bàn.
Người Nhật nhìn danh thiếp, nhận biết tên công ty và chức vụ của người đang đối
thoại để thể hiện thái độ và sử dụng kinh ngữ phù hợp với địa vị của người đó.
Một số nguyên tắc khi trao nhận danh thiếp của người Nhật:
-

Phải trao danh thiếp bằng hai tay, ngửa mặt có chữ lên.
Phải cất danh thiếp trong chỗ đựng, hộp danh thiếp.
Trao danh thiếp ngay khi gặp lần đầu.
Quan trọng là nhớ nhìn vào danh thiếp trước khi cất.

Luôn mang theo danh thiếp.
Không được cất danh thiếp trong túi quần.

2.2.4.2 Về giờ giấc - Quan niệm ẩn về thời gian
Với quỹ thời gian eo hẹp của cuộc sống công nghiệp, công chức Nhật rất quan
tâm tới vấn đề thời gian nếu có cuộc hẹn. Họ tỏ ra khó chịu khi phải đợi và rất mất
cảm tình với người sai hẹn. Bạn có thể đánh mất cơ hội khi trễ hẹn với người Nhật.
Đúng giờ thể hiện tinh thần trách nhiệm, lối sống khoa học và sự chuyên nghiệp
trong công việc của một người.
Một số quy tắc đúng giờ của người Nhật:
-

Nhân viên trong công ty Nhật luôn được yêu cầu phải giữ đúng hẹn, không
được để khách hàng chờ.
22


-

Việc đến trước giờ hẹn 5 phút được xem là văn hóa tối thiểu của người đi

-

làm.
Hẹn qua điện thoại trước khi đến công ty được xem như một phép lịch sự.
Nếu vì một lí do nào đó bạn không thể đến công ty đúng giờ thì bạn cần

-

thông báo qua điện thoại.

Giao hàng cho khách đúng giờ được coi là một nguyên tắc bất di bất dịch.
Công ty nào không giao kịp cho khách hàng được xem như gây trở ngại
cho khách hàng, đánh mất tín nhiệm và uy tín của mình trước khách hàng.
Vì vậy các công ty Nhật luôn cố gắng khắc phục tất cà các khó khăn để
giao hàng đúng hẹn.

2.2.4.3 Nghệ thuật chiêu đãi khách
Ăn uống là thông lệ chung của các doanh nhân, sự tương tác từ hai bên trong
bữa tiệc còn quan trọng hơn cả thức ăn. Không nên mang vợ đến những buổi tiệc
này, người chủ tiệc ở Nhật thường là đàn ông và họ không bao giờ mang phu nhân
theo họ. Người Nhật vẫn trọng nam hơn nữ, nên chúng ta thường ít thấy đối tác kinh
doanh là nữ. Các buổi tiệc thường được chiêu đãi vào buổi tối, có rất nhiều thức ăn
và rượu uống thoải mái, và đây là lúc họ nói lên cảm xúc thật của mình.
2.2.4.4 Thái độ im lặng- Kìm nén cảm xúc
Người Nhật có khuynh hướng nghi ngờ lời nói và quan tâm hơn đến hành
động, họ sử dụng im lặng như một cách để giao tiếp và họ tin rằng nói ít thì tốt hơn
nói quá nhiều. Trong buổi thương thảo, người có vụ trí cao nhất thường ít lời nhất và
những gì người đó nói ra là quyết định sau cùng, im lặng cũng là cách không muốn
làm mất lòng người khác.
Vì người Nhật có ý thức tự trọng cao nên họ đặc biệt tránh trở thành kẻ lố
bịch, không đúng mực, khiếm nhã khi giao tiếp.
Phụ nữ Nhật khi nói chuyện với người không quen biết thì họ phải im lặng và
nhìn đi chỗ khác, đó được coi là hành vi đức hạnh, còn nếu nhìn chăm chú sẻ được
coi là người không đứng đắn, thiếu đức hạnh vì hành vi đó được coi như lời mời gọi
dẫn tới sự thân mật. Điều này cũng có thể gây cản trở trong giao tiếp, dễ gây hiểu
lầm.
23


2.2.5


Tinh thần làm việc chăm chỉ, hiệu quả, tính kỷ luật cao- Bản chất con người
Nền kinh tế Nhật Bản phát triển vượt trội và hùng mạnh không phải nhờ vào sự

may mắn hay ngẫu nhiên, Để tạo được các thành quả đó, đương nhiên phải xuất phát từ
những ý kiến mới, những tư duy mới, sáng tạo . Đặc biệt đó chính là nhờ vào tinh thần
đoàn kết và phong cách làm việc của người Nhật.
Phong cách làm việc của người Nhật còn gắn liền với tính nguyên tắc, kỉ luật
được thể hiện mọi nơi, mọi lúc, đặc biệt là trong công việc. Khi làm việc. Cái gì đã là
nguyên tắc thì cứ thế mà làm, không có ngoại lệ. Nếu bạn có phải giải quyết một thủ tục
nào đó mà bị thiếu một thứ giấy tờ, tốt nhất đừng trình bày, kể lể dài dòng mất thời giờ
mà nên quay về hoàn thành đầy đủ những thứ theo quy định, chắc chắn sẽ được giải
quyết.
Tính nguyên tắc của người Nhật còn thể hiện ở sự tuân thủ pháp luật một cách tự
giác. Ví dụ việc chấp hành tín hiệu giao thông chẳng hạn. Cho dù đêm khuya thanh
vắng, không một bóng người, đèn đỏ vẫn là đèn đỏ, phải đỗ lại. Kể cả ô tô, xe máy,
người đi bộ đều chấp hành nghiêm chỉnh.
Thái độ làm việc theo tác phong công nghiệp là đặc điểm nổi bật và được đánh
giá cao của người Nhật. Họ đặt công việc lên hàng đầu, trong các doanh nghiệp hay
công sở ý thức chấp hành kỷ luật rất nghiêm túc.
Cần cù cũng là một yếu tố để chọn lựa lao động nước ngoài, Việt Nam lại là một
trong những nước đáp ứng được yêu cầu này nên rất thuận lợi trong việc xuất khẩu lao
động sang Nhật.
2.2.6 Trọng nam khinh nữ
Cho dù chính phủ đã cố gắng ban hành nhiều điều luật để làm giảm sự phân biệt
nam nữ nhưng tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn còn khá phổ biến trong xã hội, tỷ lệ phụ
nữ nghỉ việc sau khi kết hôn là khá lớn, vai trò đi làm đa số vẫn là nam giới, nên chúng
ta rất ít gặp những đối tác kinh doanh là nữ. Điều này cũng ảnh hưởng đến một số mặt
trong giao tiếp kinh doanh.


24


2.2.7 Giá trị trong việc tặng quà - Quan niệm tách bạch và nhập nhằng
Người Nhật rất thích tặng quà cho nhau, điều này ảnh hưởng đến qua trình xây
dựng mối quan hệ với đối tác.
Người Nhật cũng rất xem trọng việc tặng quà trong các dịp lễ Tết, và xem đó là
luật bất thành văn, vấn đề hình thức gói quà cũng được xem trọng hơn giá trị bên trong
của món quà. Với người Nhật, việc tặng tiền bị xem là thô lỗ, tiền mặt là loại quà cáp
quy chuẩn trong đám cưới hay cho trẻ con trong dịp đầu năm mới. Trong lần gặp gỡ đầu
tiên, một món quá thay cho lời chào cũng rất được hoan nghênh, nếu bạn quản trị một
công ty Nhật thì tặng quà cũng là một cách để quan tâm tót tới nhân viên.
2.3 Thói quen và ứng xử
2.3.1 Các kiểu cúi người khi chào
Cúi người khi chào là một tập quán đặc biệt của người Nhật. Có ba kiểu cúi chào,
phân chia dựa vào mức độ quan hệ giữa người chào và người đối diện. Tùy vào địa
điểm, thời gian và hoàn cảnh. Đầu tiên là kiểu “chào nhẹ” khi gặp khách hay cấp trên ở
hành lang, đầu chỉ hơi cúi chào. Thứ hai là kiểu “chào bình thường”, cúi người thấp hơn
một chút khi chào tương đối trịnh trọng. Cuối cùng là kiểu “chào lễ phép”, cúi người
thấp hẳn xuống, dùng khi chào một khách trịnh trọng. Không cúi đầu mà phải để thẳng
lưng và hơi gập người ở chỗ thắt lưng mới đúng phong cách người Nhật. Cách để tay
của nam và nữ cũng khác nhau, nam giới để tay ở hai bên hông còn nữ giới để tay phía
trước người trông sẽ trang trọng và đẹp hơn.
2.3.2

Cách ứng xử qua điện thoại.
Các công ty Nhật Bản thường có quan điểm cho rằng cách ứng xử qua điện thoại

của nhân viên là một tiêu chuẩn để người ngoài đánh giá công ty, có khi còn ảnh hưởng
đến sự thành bại trong công việc. Khi có điện thoại đến, phải cầm máy ngay trong vòng

một, hai tiếng chuông và xưng tên công ty, không được để khách chờ. Trường hợp nếu
bận công việc mà sau ba tiếng chuông mới nhấc máy thì câu nói đầu tiên là xin lỗi. Khi
gọi điện thoại phải cố gắng nói ngắn gọn nội dung công việc để không làm mất thời gian
của người nghe, thậm chí cần phải ghi những điều cần nói trước khi bấm số.

25


×