Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Vấn đề môi trường ở vùng kinh tế trọng điểm phía nam sau 10 năm hình thành và phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.29 KB, 4 trang )

Tóm tắt bài báo: “Vấn đề môi trường ở vùng kinh tế trọng điểm phía
nam sau 10 năm hình thành và phát triển”
- Th.s Huỳnh Đức Thiện
- Tạp chí phát triển kinh tế - Số 253 - tháng 11/2011
I. Lý do, tính cần thiết của bài báo
- Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam (VKTTDPN) là 1 trong 3 vùng kinh tế lớn và
có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất cả nước;
- VKTTĐPN là vùng đi đầu trong sự nghiệp Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa của
cả nước;
- Là vùng tập trung nhiều vốn đầu tư và là vùng phát triển năng động nhất;
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, trong những năm gần đây sự phát
triển ngày càng mạnh mẽ trong sản xuất công nghiệp của Vùng đã gây nên tình
trang ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trong toàn vùng.
Vậy, nguyên nhân của vấn đề đó nằm ở đâu? Cần có giải pháp gì đưa ra để xử lý?
Thông qua bài báo này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ được thực trạng của vấn đề này và
đưa ra những giải giáp đề xuất để vùng có thể Phát tiển được một cách bền vững.
II. Mục tiêu của bài báo
-

Phân tích hiện trạng ô nhiễm nguồn nước, không khí, chất thải rắn trên địa
bàn các tỉnh, thành phố VKTTĐPN
Đề xuất một số giải pháp thích hợp đề VKTTĐPN trở thành một vùng kinh
tế phát triển bền vững, có sự hài hòa, giữa tăng trưởng kinh tế, tiến bộ và
môi trường sống trong lành, tốt đẹp.

III. Phương pháp nghiên cứu của bài báo và các chỉ tiêu chính
-

Phương pháp thống kê, phân tích;
Phương pháp điều tra xã hội học;
Phương pháp mạng lưới;


Phương pháp đánh giá nhanh trên cơ sở hệ số ô nhiễm của WHO;
Phương pháp tổng hợp, so sánh.


IV. Nội dung chính của bài báo phản ánh.
A.Thực trạng ô nhiễm môi trường ở VKTTDPN
1. Ô nhiễm nước sông
- Hệ thống sông Đồng Nai, ở 1 số đoạn sông, hồ như thác Cam Ly, hồ Trị An nồng
độ Oxy hòa tan trong nước đã giảm ở mức kỷ lục và kéo dài kèm theo mùi hôi thối
nồng nặc bốc lên;
- Các khu vực hạ lưu sông Đồng Nai, tình trạng suy thoái nguồn nước đang rất
nghiêm trọng, ô nhiễm hữu cơ, dầu và vi sinh liên tục gia tăng, chất lượng nước
sinh hoạt không đạt chuẩn;
Nguyên nhân:
-

Chủ yếu là do các Khu công nghiệp trong vùng chưa xử lý nước thải trước
khi thải ra sông hoặc xử lý nhưng chưa đạt chuẩn đã thải ra
Do khối lượng nước sinh hoạt lớn trực tiếp đổ ra sông

2.Ô nhiễm nước thải công nghiệp, y tế
- Gần 50% KCN chưa xây dựng hoàn chỉnh hệ thống nhà máy xử lý nước thải tập
trung và hệ thống kết nối giữa các doanh nghiệp;
- Về phía ngành y tế, còn ¾ bệnh viện chưa có hệ thống xử lý chất thải và có hệ
thống nhưng xử lý chưa đạt chuẩn;
- Trung bình tại tại các KCN lượng chất thải được thải ra khoảng 60.000 m3/
ngày;
- Hầu như lượng chất thải được thải trực tiếp với khối lượng lớn;
- Hệ thống cơ sở hạ tầng xử lý chất thải còn chậm, công tác kiểm tra còn hạn chế.
3.Ô nhiễm không khí

-Nhìn chung tại địa bàn TP.HCM và tỉnh Đồng Nai chất lượng không khí diễn biến
khá tốt trừ nồng độ ozon trong không khí tăng nhẹ. Đặc biệt quan ngại là nồng độ
chì tăng 1,25 lần;


- Chất lượng không khí tại các khu đô thị Đồng Nai đang có dấu hiệu ô nhiễm nhẹ
cho các chất bụi lơ, độ ồn… đang vượt mức tiêu chuẩn
Nguyên nhân: Chủ yếu là do khí thải của các phương tiện giao thông, bụi phát sinh
từ đường giao thông và các hoạt động xây dựng
4.Ô nhiễm chất thải rắn
- Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trong VKTTĐPN rất lớn;
- Khối lượng chất thải rắn Công nghiệp phát sinh toàn vùng khoảng 571 tấn/ngày;
- Chất thải nguy hại hàng năm trong Vùng là 30.000 – 200.000 tấn, chủ yếu là chất
thải chứa dầu;
- Đã đầu tư các khu xử lý rác thải nhưng kinh phí đầu tư còn ít và chưa được triển
khai rộng toàn vùng;
- Khối lượng chất thải rác sinh hoạt phát sinh trên toàn tỉnh chủ yếu đổ ra các bãi
rác hở, phương thức xử lý thủ công kém hiệu quả;
- Ở nông thôn, ý thức người dân còn kém, hiểu biết chưa nhiều;
- Chưa hình thành được bộ máy tổ chức, quản lý mang tính thống nhất, toàn diện.
B.Những giải pháp đề xuất
1. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường
- Phải xác định rõ tầm quan trọng của công tác quản lý Nhà nước trong việc bảo về
môi trường;
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật
trong lĩnh vực BVMT.
2. Phòng ngừa những tác động xấu đối với môi trường
- Phương châm phải lấy phòng ngừa và hạn chế những tác động xấu đến môi
trường là chủ yếu;
- Cần phải xem xét chặt chẽ đảm bảo yêu cầu về môi trường trong việc quy hoạch,

đầu tư và cấp phép;


- Đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản, xây dựng các trung tâm quan trăc và lỹ thuật
môi trường;
- Khuyến khích ứng dụng và phát triển các công nghệ sản xuất sạch, thân thiện với
môi trường
3.Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động môi trường và áp dụng các biện pháp kinh tế
trong bảo vệ môi trường
- Huy động tham gia, đóng góp của toàn xã hội trong vấn đề bảo vệ môi trường;
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền , giáo dục về vấn đề bảo vệ MT.
4. Tạo sự chuyển biến trong đầu tư bảo vệ môi trường
- Quán triệt các quan điểm của Đảng trong việc phát triển kinh tế gắn liền vwois
bảo vệ môi trường;
- Xem xét tăng chi ngân sách cho sự nghiệp môi trường.
V. Kết luận của bài báo.
Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ có ý nghĩa rất quan trọng nhằm đảm bảo sức khỏe
và cuộc sống của nhân dân, góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội
của vùng kinh tế trọng điểm. Tuy nhiên, đây còn là nhiệm vụ vừa phức tạp và vừa
cấp bách nên cần có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ tạo của các cấp có thẩm quyền và
sự tham gia tích cực mặt trận Tổ quốc, cơ quan đoàn thể và sự hưởng ứng của nhân
dân nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, tích cực đối với công tác bảo vệ môi
trường, quyết tâm xây dựng VKTTĐPN mới trở thành vùng kinh tế phát tiển bền
vững.
VI. Ưu nhược điểm của bài báo
-

-

Ưu điểm:

+ Chỉ rất rõ thực trạng và nguyên nhân gây Ô nhiễm của vùng;
+ Đưa ra giải pháp hết sức rõ ràng.
Nhượn điểm:
+ Chưa đưa ra những cảnh báo , hậu quả đến tương lai nếu không tích cực
quan tâm đến việc bảo vệ môi trưởng của vùng.



×