Tải bản đầy đủ (.doc) (104 trang)

ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN NHẰM SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN PHỤC VỤ CHO PHÁT TRIỂN NÔNG LÂM NGHIỆP TỈNH KON TUM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 104 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

----------

NGUYỄN THỊ THỦY

ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN NHẰM SỬ DỤNG HỢP LÝ
TÀI NGUYÊN PHỤC VỤ CHO PHÁT TRIỂN NÔNG LÂM NGHIỆP TỈNH KON TUM
Chuyên ngành : Địa lý tự nhiên
Mã số

: 62.44.02.17

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÍ

Người hướng dẫn khoa học: TS. Đặng Xuân Phong

HÀ NỘI, 2014


LỜI CẢM ƠN
Với tất cả tình cảm chân thành của mình, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
nhất tới TS. Đặng Xuân Phong - Phó trưởng phòng kế hoạch tài chính - Viện Hàn
lâm khoa học và công nghệ Việt Nam - người Thầy tâm huyết đã tận tình chỉ bảo và
hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sự giúp đỡ của các đồng chí cán bộ thuộc Viện Địa lý
- Viện hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam đã tận tình giúp đỡ, tạo mọi điều
kiện thuận lợi trong suốt quá trình tôi thực hiện đề tài luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy cô giáo Trường Đại học sư phạm Hà
Nội, các Thầy cô giáo khoa Địa lí đặc biệt tôi xin cảm ơn các Thầy cô giáo trong tổ


Địa lí tự nhiên - những người đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong quá trình
học tập và làm luận văn.
Tôi xin cảm ơn Sở Tài nguyên và Môi trường Tỉnh Kon Tum, Ủy ban nhân
dân tỉnh Kon Tum đã tạo điều kiện thuận lợi cung cấp nguồn tài liệu quan trọng cho
tôi trong quá trình làm luận văn.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp luôn bên cạnh tôi
để động viên và giúp đỡ tôi, tiếp thêm tinh thần và nghị lực để tôi hoàn thành luận
văn này.
Hà Nội, tháng 10 năm 2014
Học viên

Nguyễn Thị Thủy


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BVMT
CQ
ĐGCQ
ĐKTN
KT - XH
NCCB
SDHLTN và BVMT
TNTN

Bảo vệ môi trường
Cảnh quan
Đánh giá cảnh quan
Điều kiện tự nhiên
Kinh tế - xã hội
Nghiên cứu cơ bản

Sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường
Tài nguyên thiên nhiên


MỤC LỤC
Bảng 2.1. Diện tích tự nhiên các huyện, thành phố tỉnh Kon Tum...........................18
Bảng 2.2. Phân loại kiểu thời tiết theo độ ẩm............................................................21
Bảng 2.3. Dân số các huyện, thành phố các năm 2005-2009....................................32
Bảng 2.4. Dự báo phát triển dân số và lao động tỉnh Kon Tum,...............................33
Bảng 2.5. Diễn biến chuyển dịch cơ cấu lao động Kon Tum qua các năm...............33
Bảng 2.6. Bảng hệ thống phân loại các cảnh địa lí....................................................39
Bảng 2.7. Bảng hệ thống phân loại các dạng địa lí....................................................39
Bảng 2.8: Hệ thống phân loại của Phạm Hoàng Hải và nnk (1997).........................40
Bảng 2.9: Hệ thống phân loại CQ áp dụng cho lãnh thổ Kontum.............................44
Bảng 2.10. Bản chú giải hệ thống các đơn vị cảnh quan tỉnh Kon Tum...................45
Bảng 3.1. Thang điểm 4 bậc trong đánh giá CQ tỉnh Kon Tum................................59
Bảng 3.2. Bảng chỉ tiêu đánh giá cảnh quan phục vụ cho mục đích phát triển rừng
phòng hộ đầu nguồn...................................................................................................64
Bảng 3.3. Bảng chỉ tiêu đánh giá cảnh quan cho mục đích phát triển rừng sản
xuất(khai thác, kinh doanh rừng)...............................................................................66
Bảng 3.4. Kết quả đánh giá tổng hợp các chỉ tiêu cho phát triển lâm nghiệp...........68
Bảng 3.5. Tổng hợp kết quả đánh giá các CQ cho sản xuất lâm nghiệp...................71
Bảng 3.6. Phân cấp chỉ tiêu đánh giá cho sản xuất nông nghiệp...............................72
Bảng 3.7. Tổng hợp đánh giá riêng các chỉ tiêu của cảnh quan đối với sản xuất nông
nghiệp..........................................................................................................................74
Bảng 3.8. Kết quả đánh giá tổng hợp các chỉ tiêu.....................................................75
cho phát triển nông nghiệp.........................................................................................75
Bảng 3.9. Tổng hợp kết quả đánh giá các CQ cho sản xuất nông nghiệp.................78
Bảng 3. 10. Bảng tổng hợp kết quả đánh giá cho từng ngành sản xuất....................79
Bảng 3.11. Kết quả đánh giá tổng hợp từng loại cảnh quan cho phát triển nông - lâm

nghiệp..........................................................................................................................80


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Diện tích tự nhiên các huyện, thành phố tỉnh Kon Tum 18
Bảng 2.2. Phân loại kiểu thời tiết theo độ ẩm 21
Bảng 2.3. Dân số các huyện, thành phố các năm 2005-2009 32
Bảng 2.4. Dự báo phát triển dân số và lao động tỉnh Kon Tum, 33
Bảng 2.5. Diễn biến chuyển dịch cơ cấu lao động Kon Tum qua các năm 33
Bảng 2.6. Bảng hệ thống phân loại các cảnh địa lí 39
Bảng 2.7. Bảng hệ thống phân loại các dạng địa lí 39
Bảng 2.8: Hệ thống phân loại của Phạm Hoàng Hải và nnk (1997) 40
Bảng 2.9: Hệ thống phân loại CQ áp dụng cho lãnh thổ Kontum 44
Bảng 2.10. Bản chú giải hệ thống các đơn vị cảnh quan tỉnh Kon Tum 45
Bảng 3.1. Thang điểm 4 bậc trong đánh giá CQ tỉnh Kon Tum 59
Bảng 3.2. Bảng chỉ tiêu đánh giá cảnh quan phục vụ cho mục đích phát triển rừng
phòng hộ đầu nguồn 64
Bảng 3.3. Bảng chỉ tiêu đánh giá cảnh quan cho mục đích phát triển rừng sản
xuất(khai thác, kinh doanh rừng) 66
Bảng 3.4. Kết quả đánh giá tổng hợp các chỉ tiêu cho phát triển lâm nghiệp. 68
Bảng 3.5. Tổng hợp kết quả đánh giá các CQ cho sản xuất lâm nghiệp 71
Bảng 3.6. Phân cấp chỉ tiêu đánh giá cho sản xuất nông nghiệp 72
Bảng 3.7. Tổng hợp đánh giá riêng các chỉ tiêu của cảnh quan đối với sản xuất nông
nghiệp 74
Bảng 3.8. Kết quả đánh giá tổng hợp các chỉ tiêu 75
cho phát triển nông nghiệp 75
Bảng 3.9. Tổng hợp kết quả đánh giá các CQ cho sản xuất nông nghiệp 78
Bảng 3. 10. Bảng tổng hợp kết quả đánh giá cho từng ngành sản xuất 79
Bảng 3.11. Kết quả đánh giá tổng hợp từng loại cảnh quan cho phát triển nông - lâm
nghiệp 80



PHỤ LỤC CÁC LOẠI SƠ ĐỒ VÀ BẢN ĐỒ
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14

Tên sơ đồ, bản đồ
Bản đồ hành chính tỉnh Kon Tum
Bản đồ địa mạo tỉnh Kon Tum
Bản đồ thủy văn tỉnh Kon Tum
Bản đồ mật độ dân số tỉnh Kon Tum
Bản đồ đất tỉnh Kon Tum
Bản đồ thảm thực vật tỉnh Kon Tum
Sơ đồ quy trình nghiên cứu thành lập bản đồ cảnh quan tỉnh Kon Tum
Bản chú giải hệ thống các đơn vị cảnh quan tỉnh Kon Tum
Bản đồ cảnh quan sinh thái tỉnh Kon Tum
Quy trình đánh giá theo hướng thích nghi sinh thái

Bản đồ đánh giá cho phát triển ngành lâm nghiệp tỉnh Kon Tum
Bản đồ đánh giá cho phát triển ngành nông nghiệp tỉnh Kon Tum
Bản đồ định hướng phát triển ngành nông – lâm nghiệp tỉnh Kon Tum
Bản đồ định hướng sử dụng hợp lý không gian lãnh thổ tỉnh Kon Tum


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quy hoạch hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường theo hướng
phát triển bền vững cho bất kì lãnh thổ nào luôn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu
và có liên quan đến nhiều ngành khoa học, trong đó khoa học địa lí giữ vai trò trọng
tâm. Kết quả đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội là những
tư liệu khoa học quan trọng cho việc đề xuất các định hướng trong qui hoạch.
Để phát triển kinh tế - xã hội của một lãnh thổ lâu dài và bền vững thì vấn đề
sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và khai thác có
hiệu quả các nguồn lực là những vấn đề hết sức quan trọng.
Công tác điều tra cơ bản và nghiên cứu tổng hợp lãnh thổ ở nước ta đang
được triển khai ở nhiều cấp với qui mô khác nhau. Các đặc điểm về tính chất, qui
luật phân hóa không gian và diễn biến theo thời gian của các nguồn tài nguyên đã
được điều tra, nghiên cứu một cách cụ thể. Vấn đề đặt ra trong khai thác và sử dụng
tài nguyên của các lãnh thổ và khu vực hiện nay là phải nghiên cứu mức độ khai
thác một cách hợp lí nhất các nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường sinh thái.
Để có cơ sở khoa học cho việc lựa chọn lãnh thổ thích hợp nhất đối với các
mục tiêu sử dụng khác nhau, đánh giá cảnh quan luôn là khâu đặc biệt quan trọng
không chỉ làm tăng giá trị và hiệu quả của công tác điều tra cơ bản điều kiện tự
nhiên và tài nguyên thiên nhiên mà còn nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên và phát
triển nguồn tài nguyên đúng với tiềm năng của vùng. Đặc biệt, trong chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng lãnh thổ, của nước ta trước đây và sau này,
vấn đề sử dụng hợp lý các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, tận dụng và
khai thác có hiệu quả các nguồn lực đó cho mục đích phát triển kinh tế là vấn đề hết

sức quan trọng. Vì vậy, nghiên cứu đánh giá cảnh quan địa lý là một hướng tiếp cận
có hiệu quả đối với quá trình sử dụng hợp lý lãnh thổ. Để giải quyết vấn đề này,
một trong những công việc quan trọng cần được quan tâm, tham gia của các nhà
Địa lý nói chung và các nhà nghiên cứu cảnh quan nói riêng là nghiên cứu, xem xét,

1


đánh giá một cách đầy đủ, đồng bộ các nguồn lực tự nhiên, điều kiện tự nhiên của
các vùng, các miền phục vụ phát triển kinh tế cho hợp lý và đúng tiềm năng.
Kon Tum là một tỉnh cực bắc của Tây Nguyên; phía bắc tiếp giáp với tỉnh
Quảng Nam; phía đông tiếp giáp với các tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định; phía tây
tiếp giáp với tỉnh Attapeu (Lào) trên tuyến biên giới dài 58km và khoảng 50km biên
giới tiếp giáp với Campuchia; phía nam giáp tỉnh Gia Lai thuận lợi thông thương
với các nước láng giềng và các vùng bằng giao thông vận tải đường bộ.
Tuy lãnh thổ Kon Tum có vị trí địa chính trị chiến lược quan trọng để phát
triển kinh tế, an ninh quốc phòng và có nhiều tiềm năng tự nhiên: đất đỏ ba dan màu
mỡ, mạng lưới sông ngòi dày đặc, rừng nguyên sinh còn nhiều.... nhưng Kon Tum
vẫn chưa đạt tốc độ phát triển đúng với tiềm năng của nó. Việc phát triển nông
nghiệp là chính nhưng năng suất chưa cao; cơ cấu cây trồng chưa đa dạng, việc qui
hoạch vùng nông - lâm nghiệp chưa đạt hiệu quả, hiện đại hóa nông thôn diễn ra
chậm...
Việc khai thác tài nguyên thiên nhiên mặc dù đã có qui hoạch nhưng chưa có
đánh giá chi tiết, việc khai thác sử dụng vẫn chưa chú ý đến sự phát triển bền vững
và gây ra nhiều hậu quả: thoái hóa đất bạc màu, đa dạng sinh học suy giảm làm mất
nguồn gen quí hiếm, mực nước ngầm hạ thấp gây thiếu nước cho sản xuất và sinh
hoạt.... Do vậy, việc đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên
phục vụ khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên là rất cần thiết.
Từ thực tế trên, em chọn đề tài nghiên cứu:” Đánh giá cảnh quan nhằm sử
dụng hợp lý nguồn tài nguyên phục vụ cho việc phát triển nông - lâm nghiệp

của tỉnh Kon Tum".
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
2.1. Mục tiêu
- Nghiên cứu điều kiện phát sinh và đặc điểm sinh thái cảnh quan của Tỉnh Kon Tum.
- Thành lập bản đồ sinh thái cảnh quan tỉnh Kon Tum nhằm phát hiện và phân chia
ra các đơn vị cảnh quan có tính đồng nhất tương đối trong lãnh thổ làm cơ sở phục
vụ định hướng qui hoạch phát triển nông - lâm nghiệp của tỉnh

2


2.2. Nhiệm vụ
- Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài. Xác định cơ sở khoa
học và phương pháp nghiên cứu đề tài.
- Thu thập các dữ liệu, số liệu, tài liệu, bản đồ có liên quan ở vùng nghiên cứu.
- Phân tích đặc điểm, sự phân hóa các hợp phần tự nhiên, xây dựng hệ thống phân
loại cảnh quan và thành lập bản đồ cảnh quan tỉnh Kon Tum tỉ lệ 1: 1.000.000 làm
cơ sở để đánh giá cho các loại hình sản xuất nông - lâm nghiệp chủ yếu trên lãnh
thổ nghiên cứu.
- Đánh giá cảnh quan tỉnh Kon Tum cho mục đích phát triển nông - lâm nghiệp.
- Đề xuất một số định hướng khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên, tổ chức không
gian phát triển nông - lâm nghiệp theo hướng bền vững tỉnh Kon Tum.
3. Phạm vi nghiên cứu
3.1. Về không gian
Bao gồm toàn bộ diện tích tỉnh Kon Tum.
3.2. Về nội dung
- Nghiên cứu sự phân hóa điều kiện tự nhiên trong địa bàn tỉnh Kon Tum để thành
lập bản đồ cảnh quan tỉ lệ 1: 1.000.000.
- Luận văn chỉ dừng lại ở mức nghiên cứu, đánh giá dạng cảnh quan tỉnh Kon Tum.
Từ đó, xác định mức độ thuận lợi hay không thuận lợi của từng dạng cảnh quan đối

với sản xuất nông, lâm nghiệp và đề xuất định hướng không gian phát triển bền
vững cho lĩnh vực nông, lâm nghiệp tỉnh Kon Tum.
4. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu
4.1. Quan điểm nghiên cứu
4.1.1. Quan điểm hệ thống
Quan điểm hệ thống là quan điểm khoa học chung, phổ biến và đặc trưng của
Địa lý học. Các đơn vị lãnh thổ địa lý tự nhiên là một hệ thống phức tạp gồm các
hợp phần tự nhiên cấu thành có tác động tương hỗ lẫn nhau thông qua các dòng vật
chất, năng lượng và thông tin. Bản thân mỗi hệ thống không tồn tại một cách độc

3


lập mà là bộ phận của một hệ thống lớn hơn [2]. Quan điểm này cho phép nhìn nhận
cảnh quan tỉnh Kon Tum như là một hệ thống hoàn chỉnh và thống nhất bao gồm
nhiều hợp phần cấu trúc có mối quan hệ chặt chẽ với nhau (nền đá, địa hình, khí
hậu, thổ nhưỡng, sinh vật...). Các bộ phận này luôn có sự tác động tương hỗ lẫn
nhau trong quá trình tồn tại và phát triển của cảnh quan. Đồng thời, các cảnh quan
cũng luôn có sự biến đổi do các động lực phát triển bên trong cũng như các tác động
của nhân tố bên ngoài thuộc hệ thống lớn hơn mà cảnh quan đó tồn tại. Nghiên cứu
cảnh quan theo quan điểm này để có những định hướng sử dụng cho mục đích phát
triển mà không ảnh hưởng đến sự phát triển của các hệ thống xung quanh [10].
4.1.2. Quan điểm tổng hợp
Dựa trên cơ sở các kết quả phân tích toàn diện, đồng bộ về các điều kiện tự
nhiên, tài nguyên thiên nhiên và KT - XH với quy luật phân hóa, cũng như các mối
quan hệ tương tác của các hợp phần, của thể tổng hợp địa lý để nghiên cứu đánh giá
cảnh quan thiên nhiên một khu vực. Đây là một quan điểm hữu dụng cho việc qui
hoạch lãnh thổ, bảo vệ tài nguyên môi trường tiến tới phát triển bền vững. Các đơn
vị cảnh quan là kết quả tổng hợp của sự tác động tương hỗ giữa các hợp phần địa lý
tự nhiên và nhân tạo. Vì vậy, khi nghiên cứu cần phải đứng trên quan điểm tổng

hợp để thấy được mối quan hệ và sự tác động qua lại của các hợp phần và tính toán
hiệu quả kinh tế của các mô hình này. Quan điểm này là cơ sở để đánh giá tổng hợp
và dự báo khả năng sử dụng các đơn vị cảnh quan trên địa bàn tỉnh Kon Tum và đề
xuất các định hướng sử dụng hợp lý chúng.
4.1.3. Quan điểm lịch sử
Các hợp phần địa lý tự nhiên tồn tại và phát triển theo quy luật riêng và chịu
sự chi phối của các hợp phần tự nhiên khác. Chúng có quá trình phát sinh, phát triển
và biến đổi không ngừng theo thời gian. Trong từng giai đoạn lịch sử khác nhau,
chúng bị biến đổi dưới các tác động tự nhiên và nhân tác. Muốn xác định đúng
nguồn gốc phát sinh, động lực phát triển, nguyên nhân biến đổi và dự báo xu thế
phát triển trong tương lai của các cảnh quan, không thể không vận dụng quan điểm

4


lịch sử. Đây cũng là cơ sở để đưa ra định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên và
không gian lãnh thổ.
4.1.4. Quan điểm phát triển bền vững
Phát triển bền vững là phát triển hài hòa cả về kinh tế, văn hóa, xã hội, môi
trường và tài nguyên thiên nhiên để đáp ứng những nhu cầu của thế hệ hiện tại nhưng
không làm giảm chất lượng cuộc sống của các thế hệ tương lai [11]. Đây là quan
điểm xuyên suốt trong hầu hết các kế hoạch phát triển của quốc gia hay lãnh thổ.
Khi tiến hành nghiên cứu cảnh quan tỉnh Kon Tum nhằm phục vụ phát triển
nông - lâm nghiệp của tỉnh thì quan điểm phát triển bền vững đã thể hiện ngay trong
tên gọi của đề tài. Đây là mục tiêu quan trọng vì phát triển kinh tế thông thường
không chú ý đến hậu quả của việc khai thác cạn kiệt tài nguyên và gây ra tình trạng
mất cân bằng sinh thái môi trường. Vì thế, phát triển kinh tế trên quan điểm phát
triển bền vững sẽ tạo lợi thế lâu dài cho sự phát triển của tỉnh trong tương lai.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
4.2.1. Phương pháp thu thập, tổng hợp và xử lý số liệu

Quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi tiến hành thu thập có chọn lọc, tiếp cận
và sử dụng các kết quả mà đề tài thu thập, điều tra khảo sát được bao gồm các báo
cáo, bản đồ về đặc điểm điều kiện tự nhiên (địa chất, địa mạo, khí hâu, khí tượng,
địa chất thủy văn, thổ nhưỡng thảm thực vật), kinh tế - xã hội tỉnh Kon Tum: tổng
số dân, cơ cấu lao động, cơ cấu sử dụng đất....Bên cạnh đó, để tiến hành xây dựng
bản đồ cảnh quan, việc cần thiết là phải thu thập và chỉnh biên cơ sở giữ liệu các
bản đồ hợp phần tỉ lệ 1: 1.000.000 tại khu vực nghiên cứu.
Các tài liệu, số liệu đã thu thập sẽ được thống kê, phân tích chọn lọc, xử lý
để phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Những tài liệu thông tin luôn được bổ sung,
cập nhật, đảm bảo cơ sở cho việc sử lý, phân tích, đánh giá các vấn đề cho nội dung
nghiên cứu.
4.2.2. Phương pháp bản đồ và hệ thống thông tin địa lý
Đây là phương phá đặc thù và rất quan trọng trong địa lý, được sử dụng
trong suốt quá trình nghiên cứu. Với việc sử dụng các phần mềm: Mapinfo 10.0;

5


Arcgis... trong nghiên cứu sẽ tạo ra một cách nhìn trực quan hơn, cho phép ta nắm
bắt một cách khái quát và nhanh chóng về khu vực nghiên cứu, để từ đó vạch ra các
tuyến khảo sát chi tiết, điểm khảo sát đặc trưng cho vùng nghiên cứu. Để đánh giá
tổng hợp các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên theo đơn vị lãnh thổ không
thể không thành lập bản đồ cảnh quan. Đề tài sẽ tiến hành xây dựng bản đồ cảnh
quan tỉ lệ 1: 1.000.000 cho khu vực nghiên cứu dựa trên cơ sở phân tích các bản đồ
thành phần: bản đồ địa mạo, bản đồ đất, bản đồ hiện trạng sử dụng đất....
4.2.3. Phương pháp phân tích và đánh giá cảnh quan
Những nguồn tài liệu liên quan tới khu vực nghiên cứu, đã được thu thập và
xử lý, cần phải tiến hành phân tích và đánh giá tổng hợp để đưa ra những nhận xét
và những hướng phát triển đúng đắn nhất phù hợp với tiềm năng vốn có của vùng
cần nghiên cứu. Đây là phương pháp rất quan trọng không chỉ trong nghiên cứu địa

lý mà với tất cả các ngành khoa học.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Góp phần hoàn thiện phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu đánh giá cảnh
quan phục vụ cho phát triển nông - lâm nghiệp ở cấp tỉnh tại một vùng kinh tế Tây
Nguyên.
- Trên cơ sở đánh giá tổng hợp ĐKTN - TNTN, đề tài sẽ đưa ra các định hướng và
giải pháp sát với thực tế góp phần vào việc phát triển kinh tế của vùng.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục thì nội dung của
luận văn gồm 3 chương
Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của nghiên cứu cảnh quan
Chương II: Các nhân tố thành tạo và đặc điểm cảnh quan tỉnh Kon Tum
Chương III: Đánh giá cảnh quan nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên
phục vụ cho việc phát triển nông - lâm nghiệp của tỉnh Kon Tum.

6


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I.
CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN CHO PHÁT
TRIỂN NÔNG - LÂM NGHIỆP
1. 1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
1.1.1. Các công trình nghiên cứu cảnh quan trên thế giới
Hướng nghiên cứu địa lý tự nhiên tổng hợp trên thế giới có từ rất sớm, cùng
với sự phát triển của khoa học Địa lý, đến cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX được coi
là giai đoạn đặt nền móng cho sự hình thành khái niệm cảnh quan trong bối cảnh
địa lý học có sự phát triển phức tạp và cùng phát triển ở hai nước Nga và Đức. Các
công trình về nghiên cứu cảnh quan tiêu biểu ở Nga trong giai đoạn này của các tác
giả: Docutraev, Isatsenko, Klexnic....Đây là những lý luận và cơ sở về khoa học

cảnh quan làm tiền đề cho những nghiên cứu cảnh quan tiếp sau phục vụ thực tiễn.
Ở Đức, Z.Passarge (1867 - 1958) đã công bố công trình lý thuyết về địa lý cảnh
quan vào năm 1943, độc lập với các nghiên cứu ở Nga. Từ đó đến nay, trường phái
này vẫn là một trong các trung tâm nghiên cứu cảnh quan và quy hoạch cảnh quan
lớn của thế giới. Sau này khi khoa học về cảnh quan được kết hợp với bộ môn sinh
thái học thì nó được phát triển rộng rãi, đặc biệt là ở Tây Âu và Châu Mỹ.
Khoa học về cảnh quan và những công trình phân tích, đánh giá tổng hợp
cảnh quan đã được phát triển từ rất sớm (khoảng giữa những năm 50 của thế kỷ
XX) đã kế thừa những nền tảng, lý luận khoa học của trường phái Nga Xô Viết và
các trường phái khác như Anh, Đức. Với sự tiếp thu có hệ thống và vận dụng một
cách mềm dẻo trong điều kiện cụ thể, các kết quả nghiên cứu cảnh quan trong nước
đã và đang xâm nhập vào thực tiễn góp phần định hướng, qui hoạch sử dụng hợp lý
lãnh thổ.
Những công trình nghiên cứu của các nhà địa lý Liên Xô cũ về sử dụng tài
nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường có giá trị to lớn cả về thực tiễn và phương

7


pháp luận. Docutraev là người đầu tiên thực hiện nguyên tắc tổng hợp trong nghiên
cứu các điều kiện tự nhiên của các địa phương cụ thể. Ông cho rằng, cần phải “Tôn
trọng và nghiên cứu toàn bộ thiên nhiên một cách thống nhất toàn vẹn và không chia
cắt, chứ không tách rời chúng ra từng phần". Ông coi bản chất của sự tìm hiểu tự
nhiên là nghiên cứu các mối liên hệ phát sinh, những tác động tương hỗ có tính qui luật
giữa các sự vật và hiện tượng trong thiên nhiên. Sau Docutraev các nhà Địa lý khác
thuộc trường phái của ông như: A.N.Kraxnov, L.S.Becgo, G.F.Moooorrodov...dựa trên
học thuyết về thể tổng hợp địa lý đã đề xuất cơ sở đánh giá đất đai nông nghiệp một
cách khoa học, tổ chức hợp lý lãnh thổ...[1], [7], [14], [15].
Với quan điểm xác định cảnh quan thiên nhiên như là một miền, trong đó đặc
điểm địa hình, khí hậu, thực vật và lớp phủ thổ nhưỡng hợp nhất với nhau thành

một thể toàn vẹn, thống nhất. Vào năm 1913, L.S.Becgo đã lần đầu tiên đưa vào
khoa học địa lý khái niệm “Cảnh quan", ông cho rằng, chính cảnh quan là đối tượng
nghiên cứu của địa lý. Đến năm 1931, L.S.Becgo công bố tác phẩm “Các đới cảnh
quan địa lý Liên Xô” (tập 1) - một công trình nổi tiếng, là cơ sở để hoàn thiện lý
luận cảnh quan. Năm 1963, Annhenxkaia và nnk, đã trình bày rõ cách phân chia các
đơn vị cảnh quan trong tuyển tập “Cảnh quan học". Năm 1967, F.N.Milkov đã đề
cập đến các tổng thể thiên nhiên trên Trái đất với tên gọi là các “tổng thể cộng sinh”
mà sau đó D.L.Arman gọi là “hệ địa” trong công trình “khoa học về cảnh quan”
(1975). "Khoa học về cảnh quan” là một loại tiểu luận về các đề tài lí thuyết và
phương pháp được sắp xếp theo một trình tự lôgic rõ ràng [1].
Tiếp đó, các nhà khoa học Địa lý Xô Viết giai đoạn giữa thế kỷ XX như:
X.V.Kalexnic,

A.A.Grigoriev,

N.A.Xontxev,

V.N.Xukatxev,

B.B.Polunov,

V.I.Prokaev, V.X.Preobrajenxki và A.G.Isatsenko tiếp tục hoàn thiện về lý luận và
thực tiễn nghiên cứu cảnh quan cho phục vụ mục đích phát triển nền kinh tế quốc
dân. Cùng thời gian này, hướng nghiên cứu sự phân chia bề mặt Trái Đất, phân hóa
lớp vỏ địa lý được phát triển mạnh mẽ, “Cảnh quan được xác định như một đơn vị
cơ sở dựa trên sự thống nhất các quy luật phân hóa địa đới và phi địa đới”
(A.G.Isatsenko). Mặc dù quan niệm về cảnh quan còn khác nhau nhưng hầu hết các

8



nhà địa lý Xô Viết đều coi “cảnh quan” là một thực thể tự nhiên, là các “thể tổng
hợp tự nhiên” ở các cấp khác nhau [14].
Nghiên cứu mối quan hệ giữa cảnh quan học với các ngành khoa học khác
cũng có nhiều đại diện xuất sắc. Trước hết phải kể đến B.B.Pôlunov - người sáng
lập môn "Địa hóa học cảnh quan” vào thập niên 40 của thế kỷ XX tại Liên Xô, mà
sau đó công trình cùng tên “Địa hóa học cảnh quan” cũng được công bố bởi
A.I.Perelman. Trong tác phẩm này, A.I.Perelman đã thể hiện một số phương pháp
nghiên cứu mới - nghiên cứu cảnh quan trên quan điểm địa hóa. Sau đó, tiếp tục có
thêm một hướng nghiên cứu cảnh quan khác trên quan điểm địa vật lý được biết đến
quan công trình “Địa vật lý cảnh quan” do tập thể các nhà khoa học thuộc Viên hàn
lâm khoa học Liên Xô công bố, do I.P.Geraximov làm chủ biên.
Sau trường phái cảnh quan của Liên Xô, ở Anh, Pháp, Đức, Mỹ cũng ra đời
một trường phái nghiên cứu cảnh quan nhưng có một vài khác biệt trong hướng
nghiên cứu. Trong đó đáng chú ý là hướng nghiên cứu địa sinh thái cảnh quan. Đây
là sự kết hợp lý thuyết địa sinh thái với cảnh quan học thể hiện trong công trình
“Phong cảnh địa lý tự nhiên toàn cầu” của G.Bertran (Pháp) vào năm 1968. Ông
coi phong cảnh là một bộ phận sinh thái có thể nhận thấy ở cảnh quan. Vì thế mà ở
Pháp, thuật ngữ “phong cảnh” được sử dụng thay cho thuật ngữ cảnh quan [22].
Nhìn chung, các nhà nghiên cứu trên thế giới về lĩnh vực sử dụng hợp lý tài
nguyên, đặc biệt là của các nhà địa lý Xô Viết có giá trị cao về mặt lí luận.
1.1.2. Nghiên cứu cảnh quan ở Việt Nam
Nghiên cứu cảnh quan ở Việt Nam mới chỉ tiến hành trong vài thập niên gần
đây nhưng đã để lại nhiều công trình có giá trị. Đầu tiên phải kể đến sự đóng góp to
lớn, có công đầu trong nghiên cứu cảnh quan là Nguyễn Đức Chính và Vũ Tự Lập.
Đây được coi như là giáo trình cơ bản cho sinh viên chuyên ngành cảnh quan. Tác
giả đã trình bày về phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu cảnh quan, hệ
thống phân vị và phân loại cảnh quan; khái quát đặc điểm của tất cả các mặt tự
nhiên và phân tích mối quan hệ giữa chúng trên lãnh thổ Miền Bắc Việt Nam.
Trong tác phẩm này, tác giả đã nhấn mạnh rằng nghiên cứu cảnh quan không những


9


chỉ là sự kế thừa, phân tích có chọn lọc các kết quả nghiên cứu chuyên ngành, mà
còn là độc lập nghiên cứu từ khảo sát thực địa cho đến phân tích các tài liệu, tư liệu
thu thập được.
Lê Bá Thảo với “Thiên nhiên Việt Nam” (1977) và “Việt Nam - lãnh thổ và
các vùng kinh tế” (2000) cũng là những tác phẩm có giá trị cao về phân vùng địa lý
tự nhiên lãnh thổ Việt Nam.
Khoa học cảnh quan nước ta phát triển mạnh từ những năm 1990 trở lại đây
với hàng loạt các công trình, tác phẩm. Đóng góp to lớn cho sự phát triển của lĩnh
vực này phải kể đến các công trình của tập thể tác giả Viện Địa lý - Viện hàn lâm
khoa học và công nghệ Việt Nam, các tác giả Trường Đại học khoa học tự nhiênĐại học quốc gia Hà Nội.
Theo hướng nghiên cứu cơ bản có “Cơ sở cảnh quan học của việc sử dụng
hợp lý tài nguyên thiên nhiên bảo vệ môi trường lãnh thổ Việt Nam” (1997) của các
tác giả Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Thượng Hùng, Nguyễn Ngọc Khánh. Tác phẩm
này đã đề cập khá đầy đủ về những biến đổi của tự nhiên nói chung và cảnh quan
nói riêng dưới các tác động của con người, đưa ra các giải pháp sử dụng hợp lý tài
nguyên và bảo vệ môi trường. Theo hướng tiếp cận sinh thái có “Vấn đề lí luận và
phương pháp đánh giá tổng hợp tự nhiên cho mục đích sử dụng lãnh thổ - ví dụ
vùng Đông Nam Bộ” (1988) của Phạm Hoàng Hải, “Các vùng địa lý sinh thái Việt
Nam”(1992) do Phạm Hoàng Hải và nnk thực hiện; “Về hướng tiếp cận sinh thái
nghiên cứu cảnh quan nhiệt đới gió mùa Việt Nam” (1991) của Phạm Hoàng Hải;
“Nghiên cứu cảnh quan sinh thái Việt Nam cho mục đích sử dụng hợp lý và bảo vệ
môi trường” (1993) do các cán bộ Viện Địa lý - Viện KHCN Việt Nam thực hiện,
”Nghiên cứu cảnh quan sinh thái nhiệt đới gió mùa Việt Nam phục vụ cho mục đích
sử dụng hợp lý lãnh thổ và bảo vệ môi trường” (1993) do tác giả Nguyễn Thượng
Hùng và nnk thực hiện; “Đánh giá cảnh quan theo hướng tiếp cận kinh tế sinh thái”
của Nguyễn Cao Huần cũng là một tài liệu có tính khái quát và lí luận cao.

Bên cạnh các công trình lý luận về cảnh quan sinh thái, các nhà cảnh quan và
các nhà Địa lý tổng hợp đã nghiên cứu và thành lập hàng loạt bản đồ cảnh quan các

10


khu vực: Bản đồ cảnh quan Việt Nam 1: 1.000.000 (Phạm Hoàng Hải); Bản đồ cảnh
quan sinh thái (Nguyễn Văn Minh chủ biên); Loạt bản đồ cảnh quan khu vực và các
tỉnh được các tác giả này thành lập ở các tỉ lệ khác nhau (Bắc Ninh, Thái Bình, Cao
Bằng, Lạng Sơn, Nghệ An, Đồng bằng sông Hồng...). Điều đặc biệt ở các công trình
của các tác giả này là đã đưa chỉ tiêu thảm thực vật hiện đại (đã bị biến đổi) vào hệ
thống phân loại để phù hợp với xu thế trên thế giới hiện nay. Đó là các nghiên cứu
tự nhiên dưới góc độ cảnh quan sinh thái, lấy tiêu điểm là tác động của con người
và thảm thực vật. Ở đây có nét khác biệt so với các hệ thống phân loại trước thiên
về các yếu tố tự nhiên, mang tính phát sinh nhiều hơn.
Ngoài ra còn một số lượng lớn các đề tài luận án tiến sĩ đã bảo vệ thành công
trong nước như “Đặc điểm cảnh quan sinh thái và phương hướng sử dụng hợp lý
tài nguyên thiên nhiên vùng gò đồi Quảng Bình”(1996) của Nguyễn Văn Vinh;
“Đánh giá đất đai đồi núi Nghệ An và đề xuất các mô hình sử dụng đất đai cho
nông - lâm nghiệp (10 huyện miền núi)”(2000) của Đào Khang; “Đánh giá tổng hợp
môi trường tự nhiên phục vụ quy hoạch sử dụng đất nông - lâm nghiệp tỉnh Lai
Châu”(2002) của Nguyễn Thị Ngọc Khanh; “Nghiên cứu cảnh quan sinh thái dải
ven biển đồng bằng sông Hồng phục vụ cho việc sử dụng hợp lý lãnh thổ “(2004)
của Phạm Thế Vĩnh, “Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ định hướng sử
dụng đất đai nông - lâm nghiệp vùng đồi núi Thừa-Thiên Huế"
(2005) của Lê Năm...
1.1.3.Nghiên cứu cảnh quan tại tỉnh Kon Tum
Cảnh quan tỉnh Kon Tum đã và đang được nghiên cứu bởi tập thể cán bộ
Viện hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam - Viện Địa lý với đề tài: “Nghiên
cứu đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng biên giới Việt Lào

(tỉnh Kon Tum và Attapeu) phục vụ cho quy hoạch các khu dân cư và phát triển bền
vững".
Để xây dựng khu dân cư và mô hình phát triển kinh tế, các nhà nghiên cứu
đã thành lập bản đồ cảnh quan cho 4 huyện của tỉnh Kon Tum gồm: Ngọc Hồi, Đăk

11


Lei, San xai và Phu Vong (Lào) phục vụ cho qui hoạch dân cư vùng biên giới do
Viện Địa lý - Viện hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam thực hiện.
1.2. Cơ sở lý luận về nghiên cứu đánh giá cảnh quan cho phát triển nông lâm nghiệp.
1.2.1. Quan niệm về cảnh quan
Từ cảnh quan là tên gọi khá cổ của một ngành khoa học địa lý hoàn chỉnh,
được sử dụng để biểu thị tư tưởng chung về một tập hợp quan hệ tương hỗ của các
hiện tượng khác nhau trên bề mặt Trái Đất.
Nền móng của cảnh quan học đã được xây dựng từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế
kỷ XX trong các công trình nghiên cứu, sự phân chia địa lý tự nhiên bề mặt Trái
Đất của các nhà Địa lý kinh điển Nga: V.V.Docutraev, L.C.Berge, G.N.Vưxotxki,
G.F Morozov, ....; ở Đức: Passarge, A.Httner; ở Anh: E.J.Gerbertson và các nhà địa
lý Mỹ, Pháp...Song việc nghiên cứu sự phân chia bề mặt Trái Đất dẫn đến việc hình
thành học thuyết về các qui luật phân hóa lãnh thổ lớp vỏ địa lý chỉ được phát triển
mạnh mẽ sau chiến tranh thế giới thứ II, khi đó cảnh quan được xác định như một
“đơn vị cơ sở dựa trên sự thống nhất các qui luật phân hóa địa đới và phi địa đới"
(A.G.Isatsenko,1953) [11]. Quá trình phát triển đó thể hiện ở sự xác định khái niệm
cảnh quan trong các định nghĩa của các tác giả ở các thời gian khác nhau - đánh dấu
mỗi thời điểm phát triển của khái niệm cũng như của học thuyết cảnh quan như sau:
“Cảnh quan địa lý là một tập hợp hay nhóm các sự vật, hiện tượng, trong đó
đặc biệt là địa hình, khí hậu, nước, đất, lớp phủ thực vật và giới động vật cũng như
hoạt động của con người hòa trộn với nhau vào một thể thống nhất hòa hợp, lặp lại
một cách điển hình trên một đới nhất định nào đó của Trái Đất”(L.C.Berge,1931) [7].

Năm 1948, N.A.Xolsev đưa ra định nghĩa sau: “Cảnh quan địa lý được gọi
là một lãnh thổ đồng nhất về mặt phát sinh, trong đó có sự lặp lại một cách điển
hình và có quy luật của một và chỉ một tập hợp liên kết tương hỗ gồm: Cấu trúc địa
chất, dạng địa hình, nước mặt và nước ngầm, vi khí hậu, các biến chứng đất, các
quần xã thực vật - động vật".

12


Trong “Cơ sở cảnh quan học và phân vùng địa lý tự nhiên”(1965).
A.G.Isatsenko viết “Cảnh quan là một phần riêng biệt về mặt phát sinh của một
phần cảnh quan, một đới cảnh quan hay nói chung của một đơn vị phân vùng lớn
bất kỳ, đặc trưng bằng sự đồng nhất cả tương quan địa đới lẫn phi địa đới, có một
cấu trúc riêng và một cấu tạo hình thái riêng”[14].
Sau đó N.A.Xolsev lại đưa ra các điều kiện chủ yếu cho các cảnh quan độc
lập (cá thể) như sau:
- Lãnh thổ mà các cảnh quan hình thành phải trên nền địa chất đồng nhất.
- Sau khi cải tạo nền, lịch sử phát triển tiếp theo của cảnh quan phải đồng
nhất về không gian.
- Phải có một khí hậu đồng nhất trong phạm vi của cảnh quan, trong đó mọi
biến đổi của các điều kiện khí hậu đều đồng dạng. Cảnh quan là một hệ thống cấu
tạo có qui luật của các tổng thể tự nhiên bậc thấp [18].
Theo hướng đó, khi nghiên cứu cảnh quan địa lý miền Bắc Việt Nam, Vũ Tự
Lập (1976) có định nghĩa:”Cảnh quan địa lý là một địa tổng thể được phân hóa ra
trong phạm vi một đới ngang ở đồng bằng và một đai cao ở miền núi, có một cấu
trúc thẳng đứng đồng nhất về nền địa chất, về kiểu địa hình, kiểu khí hậu, kiểu thủy
văn, về đại tổ hợp thổ nhưỡng và đại tổ hợp thực vật và bao gồm một tập hợp có qui
luật của những dạng địa lý và những đơn vị cấu tạo nhỏ khác theo một cấu trúc
ngang đồng nhất".
Năm 1991, A.G.Isatsenko đưa ra định nghĩa ngắn gọn hơn “Cảnh quan là

một địa hệ thống nhất về mặt phát sinh, đồng nhất về các dấu hiệu địa đới và phi địa
đới, bao gồm một tập hợp đặc trưng của các hệ địa liên kết bậc thấp”[14].
Qua các định nghĩa trên cho thấy, có ba quan niệm về cảnh quan mà sau đó
được áp dụng để chỉ các hình thức cảnh quan khác nhau phụ thuộc vào các quan
niệm của người nghiên cứu.
1.2.2. Quan niệm cảnh quan là một khái niệm chung
Theo quan niệm này, cảnh quan đồng nghĩa với khái niệm các tổng hợp thể
tự nhiên lãnh thổ, các địa tổng thể ở bất kỳ cấp nào và có thể sử dụng cho bất kỳ

13


đơn vị phân loại hoặc đơn vị phân vùng địa lý tự nhiên nào. Quan niệm này coi
cảnh quan như những thành phần khác nhau như: thổ nhưỡng, thủy văn, khí
hậu...Do đó khi tiến hành nghiên cứu, đánh giá cảnh quan, nhất định phải xuất phát
từ các quan điểm tổng hợp và quan điểm hệ thống. Tuy nhiên, các sử dụng quan
niệm cảnh quan này không cho thấy giới hạn về lãnh thổ, không có trật tự phân cấp
lôgic của các cấp cảnh quan. Các đại diện như: Minkov, Armand, Prokaev...[7].
1.2.3. Lý luận về đánh giá cảnh quan cho nông - lâm ngư nghiệp: Đơn vị đánh
giá là loại cảnh quan
Đánh giá CQ thực chất là đánh giá tổng hợp các tổng thể TN cho mục đích
phát triển cụ thể nào đó.
Đánh giá tổng hợp tài nguyên là hết sức phức tạp, vì đây là một bộ môn khoa
học liên ngành, gồm nhiều đối tượng khác nhau nên phương pháp luận và phương
pháp nghiên cứu phải tập hợp nhiều đối tượng riêng biệt.
Đối tượng đánh giá CQ không chỉ là các địa tổng thể mà cả các mối quan hệ
giữa các hợp phần tự nhiên và ngay cả kinh tế - xã hội.
Nhiệm vụ đánh giá phụ thuộc vào từng mục đích đánh giá, dựa vào các đặc
điểm về ĐKTN và các mối quan hệ về các hệ thống nêu trên để tìm ra hướng khai
thác và sử dụng tài nguyên đạt hiệu quả cao nhất, đồng thời phát huy được tiềm

năng TN, KT - XH của lãnh thổ.
Vị trí của đánh giá CQ có ý nghĩa hết sức quan trọng, nhất là các hoạt động
phát triển kinh tế, giúp các nhà quản lý, quy hoạch đưa ra quyết định phù hợp với
từng đơn vị, lãnh thổ cụ thể.
Đánh giá CQ là bước trung gian giữa nghiên cứu cơ bản và qui hoạch sử
dụng tài nguyên.
Nghiên cứu
cơ bản

Đánh giá CQ

Sử dụng hợp lý tài
nguyên và BVMT

1.2.4. Hướng đánh giá cảnh quan phục vụ sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên
Sự phát triển ngày một mạnh mẽ của các ngành sản xuất nói riêng, những
tiến bộ của xã hội nói chung trong giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội hiện nay

14


đang làm phong phú, đa dạng thêm mối quan hệ nhiều chiều của hệ thống “tự nhiên
- xã hội". Các dạng tài nguyên thiên nhiên ngày càng được khai thác triệt để, mạnh
mẽ cho nhiều mục đích khác nhau. Tuy nhiên, trong thực tế sự khai thác này nhiều
khi quá mạnh, vượt quá khả năng tự điều chỉnh và phục hồi của các dạng tài
nguyên, dẫn đến hậu quả to lớn là sự suy thoái tự nhiên và điều kiện môi trường của
hành tinh chúng ta.
Vấn đề sử dụng, khai thác hợp lý các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên
nhiên đang trở nên cấp thiết và ngày càng quan trọng. Trong đó, trước hết đã nảy
sinh một nhu cầu cần có sự đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên, tài nguyên

thiên nhiên lãnh thổ, xây dựng các cơ sở khoa học sử dụng hợp lý chúng. Việc
nghiên cứu đánh giá này đã thúc đẩy sự phát triển của khoa học địa lý, làm cho nó
ngày càng gần với thực tế, phát triển kinh tế theo lãnh thổ, làm cho vai trò của địa lý
ứng dụng ngày càng được xác lập rõ ràng và tính cấp thiết của nó ngày một cao
hơn. Thực tế cho thấy rằng, trong hầu hết các công trình nghiên cứu, quy hoạch sử
dụng hợp lý nguồn tài nguyên, các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của các lãnh
thổ từ trước tới nay, một phần nội dung lớn không thể thiếu và có ý nghĩa khoa học,
thực tiễn hết sức quan trọng đó là công tác đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên,
tài nguyên thiên nhiên theo lãnh thổ nghiên cứu cho mục đích thực tiễn cụ thể. Tuy
nhiên, cần nhấn mạnh rằng, đánh giá tổng hợp tự nhiên là một công việc hết sức
quan trọng nhưng cũng hết sức khó khăn, là một bộ môn khoa học liên ngành: tự
nhiên, kinh tế - xã hội. Do đó, đối tượng , phương pháp và nguyên tắc của từng hợp
phần riêng nên chúng cũng phức tạp, đa dạng [18].
Nói tóm lại, đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên
là công việc hết sức phức tạp, nó xác định tiềm năng tự nhiên trong mối liên quan
chặt chẽ với các đặc trưng của mỗi một thể chế xã hội, trình độ nhận thức khoa học
- kỹ thuật của xã hội đó, thông qua việc sử dụng, khai thác các dạng tài nguyên, các
điều kiện tự nhiên của lãnh thổ. Nội dung của công tác đánh giá tổng hợp điều kiện
tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên có thể khái quát thành mô hình sau:

15


Đặc trưng của các

Đặc điểm sinh thái công trình đặc trưng kỹ

đơn vị tổng hợp tự

thuật - công nghiệp của các ngành sản xuất.


nhiên lãnh thổ

ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP
Xác định mức độ thích hợp của các
tổng thể tự nhiên đối với các mục đích
thực tiễn cụ thể

Đề xuất các kiến nghị sử dụng hợp lý
tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi
trường
Sơ đồ đánh giá tổng hợp ĐKTN và TNTN

16


CHƯƠNG II.
CÁC NHÂN TỐ THÀNH TẠO VÀ ĐẶC ĐIỂM CẢNH QUAN TỈNH KON TUM
2.1. Đặc điểm các yếu tố tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên tỉnh Kon Tum.
2.1.1. Vị trí địa lý
Kon Tum là một tỉnh miền núi vùng cao biên giới, nằm ở phía bắc Tây
Nguyên trong tọa độ địa lý từ 107 020'15'' đến 108032'30'' kinh độ Đông và từ
13055'10'' đến 15027'15'' vĩ độ Bắc. Kon Tum có diện tích tự nhiên 9690,46 km 2
chiếm 3,1% diện tích toàn quốc, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam (chiều dài ranh giới
142km); phía Nam giáp tỉnh Gia Lai (203 km), phía Đông giáp Quảng Ngãi (74km);
phía Tây giáp hai nước Lào và Campuchia (có chung đường biên giới dài 280,7km).
Phần lớn lãnh thổ Kon Tum nằm ở phía Tây dãy Trường Sơn, địa hình có hướng thấp
dần từ bắc xuống nam và từ đông sang tây, rất dốc ở phía bắc (với điển hình là khối
núi Ngọc Linh cao 2598m) và thoải ở phía nam (đồi và núi thấp Sa Thầy).
Với vị trí này, Kon Tum nằm trong vùng nội chí tuyến á xích đạo với hai lần

Mặt Trời đi qua thiên đỉnh trong một năm, trị số cán cân bức xạ trong năm trên
75kcalo / cm2, tổng số giờ nắng trong năm khá cao đạt 2374 giờ/năm, lượng bức xạ
tổng cộng (có mây) đạt 168,6 kcal/cm 2 và tổng nhiệt độ năm trên 8500 0C, thuộc đới
rừng gió mùa á xích đạo với hệ số thủy nhiệt trên 1,5, chịu ảnh hưởng của cả hai
đới: á đới rừng gió á xích đạo không có mùa khô rõ rệt kéo dài (từ 16 0B đến 140B)
và á đới rừng gió mùa á xích đạo có mùa khô rõ rệt kéo dài (phía nam vĩ độ 14 0B.
Hệ sinh vật phát triển mạnh mẽ và phong phú, lớp phủ thổ nhưỡng đa dạng. Đây
cũng là nơi có lợi thế về mở rộng quan hệ quốc tế với nước bạn Lào và Campuchia.
Về hành chính, tỉnh Kon Tum có 1 thành phố, 8 huyện, 6 thị trấn, 10 phường
và 81 xã.. Cụ thể diện tích các huyện, thành phố xem bảng 2.1.

17


Bảng 2.1. Diện tích tự nhiên các huyện, thành phố tỉnh Kon Tum
Diện tích(km2)
432,98
1495,26
506,41
857,69
845,72
911,35
1381,16
844,54
2415,35
9690,46

Huyện, thành phố
Thành phố Kon Tum
Huyện Đắk Glei

Huyện Đắk Tô
Huyện Tu Mơ Rông
Huyện Đắk Hà
Huyện Kon Rẫy
Huyện Kon Plong
Huyện Ngọc Hồi
Huyện Sa Thầy
Toàn tỉnh
2.1.2. Đặc điểm địa chất Kon Tum

Lãnh thổ Kon Tum nằm trong đơn vị kiến tạo có nền móng kết tinh tuổi cổ
nhất nước ta. Khu vực có chế độ kiến tạo khá mạnh mẽ, đặc biệt là sự nâng lên của
địa khối Kon Tum. Nhìn chung, cấu trúc địa chất của vùng có dạng vòm nâng khối
tảng mà chính giữa là các thành tạo địa chất có tuổi cổ nhất, xung quanh là các đơn
vị có tuổi trẻ hơn. Đơn vị địa khối này lại bị phức tạp hóa bởi các khối xâm nhập
granit cũng như các hoạt động phun trào núi lửa và các hoạt động ngoại sinh. Các
thành tạo đá ở Kon Tum bao gồm một số loại chủ yếu sau:
Các thành tạo biến chất bao gồm chủ yếu là Granite 2 Mica dạng pocfia hạt
vừa, dạng gơai, granit biotit có muscovit dạng pocfia hạt lớn, dạng gownai với diện
tích lớn nhất lãnh thổ Kon Tum. Chúng là thành phần chủ yếu cấu tạo nên vùng rìa
phía đông, phía bắc và gần như toàn bộ phần trung tâm của lãnh thổ, điển hình là
khối núi Ngọc Linh ở phía bắc lãnh thổ.
Các thành tạo trầm tích biến chất gồm chủ yếu là phiến sét chiếm diện tích
nhỏ ở phía tây thuộc địa phận huyện Sa Thầy, Ngọc Hồi.

18


Các thành tạo badan: trong phạm vị tỉnh Kon Tum, có hai loại badan: badan
cổ tuổi Plicen muộn, phân bố ở cao nguyên Măng Đen (Kon Plong) với tổng diện

tích 500km2 và badan trẻ tuổi Pleistocen sớm với tổng diện tích khoảng 100 km 2 ở
nam Kon Tum.
Các thành tạo trầm tích: rất phức tạp, có tuổi từ Pleistonxen giữa đến
Holocen hiện đại với nhiều nguồn gốc khác nhau: trầm tích sông tạo nên nhiều dạng
địa hình: đồng bằng phù sa, bãi bồi ven sông, đầm lầy....Ngoài ra, còn có thành tạo
trầm tích đệ tứ không phân chia, nguồn gốc tàn tích và sườn tích, thành phần chủ
yếu là cuội, sạn hoặc sét bị laterit màu vàng loang nổ.
Nền địa chất là nhân tố đóng vai trò quyết định quá trình hình thành, phát
triển và phân hóa đa dạng của cảnh quan. Kon Tum có lịch sử phát triển lâu dài, cấu
trúc địa chất phức tạp, hình thành nhiều dạng địa hình khác nhau, là cơ sở phân chia
các lớp, phụ lớp cảnh quan, làm đa dạng cấu trúc cảnh quan lãnh thổ. Kon Tum có
thành phần thạch học phức tạp; quá trình phong hóa tạo nên nhiều loại đá mẹ khác
nhau, trong điều kiện khí hậu nóng ẩm và thay đổi theo các đơn vị địa hình đã tạo
nên nhiều đơn vị địa mạo - thổ nhưỡng. Sự phân hóa đa dạng của thổ nhưỡng kết
hợp với lớp phủ thực vật hiện tại đã hình thành trên lãnh thổ Kon Tum nhiều loại
cảnh quan khác nhau.
2.1.3. Điều kiện địa hình - địa mạo
Phần lớn tỉnh Kon Tum nằm ở phía Tây dãy Trường Sơn, địa hình thấp dần từ
Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây, rất dốc ở phía Bắc và thoải ở phía nam. Địa
hình Kon Tum khá đa dạng bao gồm: đồi núi, cao nguyên, và vùng trũng xen kẽ nhau.
Địa hình núi bao gồm vùng núi cao và núi trung bình, núi thấp tây nam Ngọc
Linh. Về căn bản đây là phần khối nhô Kon Tum thượng hoạt động như một cái
khiên với những vận động thẳng đứng quan trọng và có cấu tạo từ các đá cổ tiền
Cambri đến cổ sinh hạ. Do ảnh hưởng tân kiến tạo, mà địa hình có đặc điểm chia cắt
mạnh, tập trung nhiều đỉnh cao nhọn, sườn dốc. Các dãy núi có hướng bắc - nam,
đông bắc - tây nam với đỉnh Ngọc Linh (2588m) và các đỉnh khác cao trên 2000m
như: Ngọc Phan (2251m), Ngọc Niay (2259m), Ngọc Krinh (2025m). Dãy Ngọc

19



×