Tải bản đầy đủ (.docx) (109 trang)

Sự biến đổi phong tục hôn nhân của người Dao Tiền tại xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.56 MB, 109 trang )

B GIO DC V O TO
TRNG I HC S PHM H NI
--------@&?--------

NGUYN TRUNG DUY

Sự biến đổi phong tục hôn nhân của ngời Dao Tiền
tại xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ

Chuyờn ngnh : Vit Nam hc
Mó s

: 60.22.01.13

LUN VN THC S VIT NAM HC

Ngi hng dn khoa hc: TS. ng Hoi Thu

H Ni - 2015

LI CAM OAN
1


Luận văn hoàn thành bởi cá nhân dưới sự hướng dẫn của TS Đặng Hoài
Thu và các thầy cô giáo trường Đại học Sư Phạm Hà Nội. Tác giả cam kết không
sao chép từ các đề tài khác.
Các tài liệu tham khảo, số liệu được trích dẫn, sử dụng và phân tích trong
luận văn đều được nêu đầy đủ nguồn gốc bao gồm tên tài liệu, tên tác giả, tên nhà
xuất bản và năm sản xuất trong mục Tài liệu tham khảo.
Hà Nội, tháng 07 năm 2015



TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Trung Duy

LỜI CẢM ƠN
2


Để hoàn thành bản luận văn này, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân,
tôi luôn nhận được sự giúp đỡ tận tình của nhiều cá nhân và tập thể.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo TS Đặng Hoài Thu
người đã tận tình chỉ bảo hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trường Đại học Sư
Phạm Hà Nội, khoa Việt Nam học đã tạo mọi điều kiện thuận trong quá trình
học tập và đóng góp những ý kiến quý báu để tôi hoàn thành luận văn.
Xin cảm ơn gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên tôi
trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp
Hà Nội, tháng 07 năm 2015

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Trung Duy

3


MỤC LỤC

4



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ĐHQGHN
ĐHSPHN
KHXH
KTTT
KT – XH
NXB
PGS.TS
TCCN
TCH
THCS
THPT
TS
VHTT
VQG
XHH

5

Đại học quốc gia Hà Nội
Đại học sư phạm Hà Nội
Khoa học xã hội
Kinh tế thị trường
Kinh tế - xã hội
Nhà xuất bản
Phó giáo sư. Tiến sĩ
Trung cấp chuyên nghiệp
Toàn cầu hóa

Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
Tiến sĩ
Văn hóa thông tin
Vườn quốc gia
Xã hội học


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam có một nền văn hóa có truyền thống lâu đời. Trong suốt tiến
trình lịch sử với trên 4000 năm lịch sử, nước ta vẫn không ngừng vun đắp và
xây dựng nền văn hóa truyền thống của dân tộc. Trong chiều dài ấy, những
người bản địa trên mảnh đất Việt Nam đã xây dựng được một cơ tầng văn hóa
có giá trị vô cùng độc đáo, nó được coi như là nền văn hóa phát triển cao. Nền
văn hóa bản địa ấy còn tiếp nhận và biến đổi nhiều giá trị văn hóa ngoại lai để
chuyển hóa thành văn hóa của mình. Không chỉ tiếp nhận văn hóa ngoại lai,
mà bản thân mảnh đất này cũng tiếp nhận và thu nạp những chủ thể văn hóa
bên ngoài vào nước ta. Đó chính là cộng đồng những tộc người tới tụ cư. Lực
lượng này chủ yếu là nhóm thiểu số vùng phía nam Trung Quốc, như nhóm
ngôn ngữ Tạng Miến, Mông – Dao...Chính sự du nhập, tụ cư của các tộc
người qua thời gian, mà hiện nay trên lãnh thổ nước ta có hơn 54 tộc người
anh em. Mặc dù thời gian tụ cư là khác nhau, nhưng những cộng đồng người
này đã và đang tạo lên một nền văn hóa phong phú và đa dạng. Sự đa dạng ấy
thể hiện mạnh mẽ qua nét sinh hoạt văn hóa vật chất và tinh thần, cùng với đó
là văn hóa tổ chức cộng đồng.
Người Dao như ta biết là một trong số những cộng đồng thiểu số của
Trung Quốc, do hoàn cảnh lịch sử đã thiên di tới nước ta. Họ đến nước ta vào
khoảng thời gian nào còn chưa được xác định, nhưng họ là nhóm người từ
phía Tây Nam Trung Hoa vào nước ta. Sau khi vào họ di chuyển theo nhiều

hướng khác nhau, chính điều đó trên cơ sở vốn văn hóa truyền thống, kết hợp
với yếu tố văn hóa mới tại địa bàn cư trú, người Dao đã hình thành và xây
dựng những nét văn hóa vô cùng đa dạng và đặc sắc. Việc ngày nay người
Dao (Mán), chia thành nhiều nhóm Dao khác nhau, mỗi nhóm lại mang trong
mình những nét văn hóa vừa giống nhau, nhưng cũng đầy riêng biệt, trong đó
6


nhóm Dao Tiền tại Xuân Sơn tỉnh Phú Thọ là biểu hiện cho sự quy định của
điều kiện tự nhiên và văn hóa vùng tộc người.
Nhưng xã hội là một mô hình luôn luôn vận động và tác động lên nhau.
Cùng với những vận động tự nhiên, với các chính sách đồng bộ của Đảng và
nhà nước góp phần thúc đẩy quá trình giao lưu và tác động lẫn nhau giữa các
vùng văn hóa không ngừng gia tăng. Những chủ trương ấy của Đảng và Nhà
nước tập trung vào những địa phương và đơn vị khó khăn trong cả nước, chứ
không mang tính chất đồng bộ trong cả nước. Chính trong quá trình này
những vùng văn hóa ấy có điều kiện phát triển. Sự phát triển ấy, cũng đồng
thời là quá trình giao lưu văn hóa và tiếp xúc văn hóa giữa các vùng, các tộc
người với nhau. Xuân Sơn nơi cư trú của cộng đồng người Dao, người
Mường cũng được hưởng và bắt đầu tiếp xúc với những nét văn hóa mới. Quá
trình giao lưu văn hóa này tạo ra một sự xung đột văn hóa mạnh mẽ, vì vậy đã
tạo ra sự khác biệt, hay nói cách khác, những tác động ấy làm thay đổi những
giá trị truyền thống của vùng. Điều đó cho thấy, người Dao một tộc người có
nền văn hóa tuy đặc sắc, nhưng không thể nằm ngoài quy luật vận động và
biến đổi dưới sự tác động mạnh mẽ từ bên ngoài, đặc biệt là luồng văn hóa
trong xu hướng kinh tế thị trường, toàn cầu hóa.
Trong đó phong tục hôn nhân là biểu hiện tiêu biểu nhất. Qua vấn đề
hôn nhân, ta có thể nhìn thấy tổng quát nhất những thay đổi ấy. Vấn đề này
được thể hiện thông qua trước hết là quan niệm, suy nghĩ của cộng đồng
người Dao cho đến sinh hoạt cộng đồng, văn hóa vật chất lẫn tinh thần nơi

đây. Do đó, chủ đề biến đổi hôn nhân trong bối cảnh hiện nay là vấn đề cần
được quan tâm đặc biệt hơn. Những biến đổi ngày càng diễn ra mạnh mẽ đi từ
quan niệm tới những nghi lễ, tập tục lâu đời. Sự tác động từ bên ngoài một
mặt là những biến đổi hợp lý, mặt khác cũng có những biến đổi đã và đang
làm mất đi những giá trị bao đời của tộc người Dao. Trước bối cảnh đó chúng
7


ta cần nghiên cứu để có những biện pháp nhằm bảo tồn cũng như điều chỉnh
sao cho phù hợp với thuần phong mỹ tục của mỗi tộc người, trong đó có
người Dao Tiền tại Xuân Sơn.
Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài “Sự biến đổi phong tục hôn nhân của
người Dao Tiền tại xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ”, để nghiên
cứu . Đây là cơ sở ban đầu đánh giá những thay đổi, đưa ra nguyên nhân của
những thay đổi trong phong tục hôn nhân, nhằm góp phần bảo tồn và giữ gìn
truyền thống văn hóa trong phong tục hôn nhân của người Dao ở Xuân Sơn.
2. Lịch sử nghiên cứu
Kể từ khi nước ta giành được độc lập, cả nước hoàn toàn thống nhất,
Đảng và nhà nước luôn ý thức được cần phải thống nhất cộng đồng các dân
tộc. Do đó việc nghiên cứu và tìm hiểu về các tộc người thiểu số dần được
chú trọng và đi sâu vào nghiên cứu. Trong đó, có những tộc người được
nghiên cứu nhiều và mang tính chất chuyên sâu như về người Mường Nói như
vậy không phải các tộc người khác không được nghiên cứu nhiều như thế.
Bởi do những hạn chế về phương tiện đi lại và địa hình chia cắt nên việc
nghiên cứu vẫn còn những hạn chế và chưa khái quát hết những đặc điểm cư
trú lẫn tập quán của cộng đồng các tộc người. Người Dao mà cụ thể là nhóm
Dao Tiền tại Xuân Sơn – Phú Thọ, cũng nằm trong số những vùng đất còn
hạn chế trong việc nghiên cứu như vậy.
2.1.


Nghiên cứu về người Dao và nhóm Dao Tiền.
Lịch sử nghiên cứu về người Dao cũng như nhóm Dao Tiền đã khá lâu,

đặc biệt là từ giai đoạn sau độc lập. Để đáp ứng nhu cầu mới của xã hội, một
xã hội thống nhất, một xã hội trong tình hình mới, các công trình về người
Dao lần lượt được xuất bản trong đó có những công trình mang tính chuyên
sâu cũng có những công trình mang tính khái quát. Nhưng như đã phân tích
trong phần trên, do đặc điểm địa hình của mỗi vùng, mỗi khu vực lại là một
8


sự khu biệt nhất định. Do đó mỗi nhóm người hay tộc người lại có những sự
khác nhau nhất định, song về cơ bản vẫn là những nét chung, bản sắc của tộc
người Dao từ xa xưa vẫn được giữ gìn vào bảo lưu qua thời gian.
Trong số rất nhiều công trình nghiên cứu về người Dao tiếp cận dưới
góc độ dân tộc học có một số công trình tiêu biểu như: “Người Dao ở Việt
Nam” của tác giả Bế Viết Đẳng(chủ biên), “Người Dao trong cộng đồng dân
tộc Việt Nam” của tác giả Đỗ Quang Tụ, “Các dân tộc Mông Dao góc nhìn đa
chiều từ địa lý dân tộc học lịch sử - sinh thái nhân văn miền núi phía Bắc Việt
Nam” của các tác giả Hà Thị Thu Thủy và Dương Quỳnh Phương (2012),
“Trang phực cổ truyền của người Dao” của tác giả Nguyễn Khắc Tụng
(2011), “Đặc trưng văn hóa truyền thống 54 dân tộc Việt Nam” của GS
Hoàng Nam (2013)…
Các cuốn sách này, phần nào đó đã phản ánh một cách khái quát nhất
về người Dao ở Việt Nam trong đó có nhóm Dao Tiền. Trong đó:
Nhóm tác giả Bế Viết Đẳng, Nguyễn Khắc Tụng, Nông Trung, Nguyễn
Nam Tiến với tác phẩm “Người Dao ở Việt Nam” đã cơ bản khái quát, mô tả
những vấn đề cốt lõi trong việc giải mã một tộc người. Tác giả đã đi vào tìm
hiểu nguồn gốc, tên gọi, số dân, cho tới phân nhóm người rồi phân tích các
hình thái kinh tế, sinh hoạt vật chất, sinh hoạt xã hội, tục lệ chủ yếu, tôn giáo

tín ngưỡng…văn học nghệ thuật.
Trong đó, cuốn “Các dân tộc Mông Dao góc nhìn đa chiều từ địa lý
các dân tộc học lịch sử - sinh thái nhân văn miền núi phía Bắc Việt Nam” của
tác giả Hà Thị Thu Thủy và Dương Quỳnh Phương, Vũ Như Vân, cũng chỉ ra
khái quát về lịch sử của cộng đồng tộc người Dao qua lịch sử cho đến đương
đại, với những mặt tôn giáo tín ngưỡng, tự nhiên, văn hóa, xã hội truyền
thống và các luật tục hương ước. Nhưng nhóm tác giả vẫn chưa đề cập tới

9


những tác động cũng như thay đổi trong các vấn đề của người Dao nói chung
và về vấn đề hôn nhân nói riêng.
Sự chuyên sâu về trang phục là cuốn “Trang phục cổ truyền của người
Dao ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Khắc Tụng và Nguyễn Anh Cường cũng
đi sâu vào mảng trang phục trong các hoạt động như: lễ hội, hoạt động sản
xuất của người Dao…Tác giả còn đi vào mô tả trang phục của nam giới, nữ
giới cho đến những thầy cúng của người Dao một cách khá chi tiết, đồng thời
cũng mô tả cách tạo ra nguyên liệu, các công đoạn chế tác ra sản phẩm. Đó là
những công trình nghiên cứu về người Dao trên lãnh thổ Việt Nam trong đó
có nhóm người Dao Tiền.
Khi nghiên cứu về từng nhóm người Dao trong phong tục hôn nhân đã
có những cuốn như: “Nghi lễ trong việc cưới việc tang của người Dao Khâu”
của tác giả Tẩn Kim Phu, “Đám cưới người Dao Tuyển” của tác giả Trần Hữu
Sơn(2011), Lễ cưới người Dao ở Nga Hoàng… Riêng với vấn đề hôn nhân,
cơ bản qua những công trình nghiên cứu trên cho thấy tục lệ hôn nhân của các
nhóm Dao là có phần gần giống nhau, nhưng vẫn có sự khác biệt. Gần đây,
trong quá trình nghiên cứu về người Dao trong tình hình mới, có một số công
trình cũng đi vào nghiên cứu, phản ánh chi tiết về các nhóm Dao. Đặc biệt
những công trình này đã đồng thời phản ánh đến vấn đề hôn nhân và những

dấu hiệu biến đổi hôn nhân của người Dao. Như:
Lý Hành Sơn với cuốn “Các nghi lễ chủ yếu trong đời người của nhóm
Dao Tiền ở Ba Bể - Bắc Kạn” (2001) trong đề tài cấp nhà nước của mình là
công trình nghiên cứu cụ thể nhất, sâu sắc nhất về người Dao Tiền về các mặt
địa lý, tôn giáo tín ngưỡng, phong tục tập quán cũng như nhiều vấn đề khác.
Điều đặc biệt trong đề tài của mình tác đã đề cập tới những “biến đổi” của
nhóm người Dao Tiền trong bối cảnh hiện nay. Như: “quan niệm về kết hôn
với người khác nhóm hay khác tộc; tục “chẩu công” không mang tính bắt
10


buộc; các lễ vật được lược bỏ bớt; bỏ một số kiêng kỵ như gặp hoẵng kêu, cây
đổ dọc đường không coi là điềm xấu” [20;161]
Còn với “Người Dao trong cộng đồng dân tộc Việt Nam” của các tác
giả Đỗ Quang Tụ và Nguyễn Liễn (2010), đã phản ánh rằng: “Hôn nhân –
hôn lễ Dao hiện nay, đã được cải biến một phần cho phù hợp với hoàn cảnh
xã hội và tâm lý nguyện vọng lớp trẻ, giảm thủ tục và kiêng kỵ phiền hà với
các điều kiện khắt khe để nam nữ khác tộc có thể kết hôn chung. Trong
trường hợp khác tuổi mà đôi bạn trẻ vẫn kiên quyết lấy nhau thì cũng tháo gỡ
bế tắc bằng lễ “cải sát” đơn giản hơn”. [25;149]
Đối với tác giả Nguyễn Thế Dũng (2007), “Đời sống văn hóa của cộng
đồng người Dao ở Lào Cai trong thời kỳ đổi mới 1986 – 2007” cho hay
“Quan hệ hôn nhân có những thay đổi theo chiều tích cực là giảm bớt những
yếu tố mê tín, bói xem giờ, giảm bớt sức của trong cưới xin”.[2;122]
Ngoài ra trên các trang điện tử cũng có một số bài viết liên quan tới vấn đề
hôn nhân của người Dao Tiền. Song vẫn chưa thống nhất như trong một số bài:
“Tục cạy cửa ngủ thăm của người Dao Tiền”, được trang
WWW.dulichphutho.com tổng hợp.



một

bài

báo

khác

“người

Dao



Phú

Thọ”

trang

WWW.honvietquochoc.com phản ánh rằng “Sau khi ngủ thăm mà cô gái có
thai, già làng cho gọi tất cả các anh từng ngủ với cô đến để hỏi. Cô gái là
người chỉ ra ai là người…để lấy làm chồng”.
Hay bài “Khám phá tục cạy cửa ngủ thăm” bài này của trang
dẫn từ Cinet có đoạn cho rằng: trong tục ngủ
thăm “không được làm điều gì thiếu trong sạch” ý nói trong ngủ thăm không
được quá giới hạn.
Như vậy qua ba bài báo trên ta có thể thấy vấn đề “ngủ thăm” trong
hôn nhân của người Dao cũng chưa được rõ ràng. Với các công trình vừa nêu
11



trên, đã phần nào nêu bật ra được về người Dao cũng như nhóm người Dao
Tiền. Nhưng đó là trên các địa bàn khác nhau. Còn với nhóm người Dao Tiền
tại xã Xuân Sơn, do nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Sơn, chính vì
vậy điều kiện sống và những tập tục cũng sẽ có những biến đổi cho phù hợp
với điều kiện môi sinh. Hơn nữa trong bối cảnh hiện nay với các chương trình
quốc gia đã góp phần giúp cho nơi đây có những thay đổi đáng kể, trong đó
có vấn đề nghi lễ hôn nhân.
2.2.

Nghiên cứu về địa bàn xã Xuân Sơn – Tân Sơn – Phú Thọ
Trong vấn đề nghiên cứu địa bàn, tác giả Nguyễn Thị Thu Hằng

(2008), trong luận văn Thạc Sĩ khoa học Lịch Sử, Trường Đại học sư phạm
Hà Nội, “Kinh tế - Xã hội người Dao ở xã Xuân Sơn – Tân Sơn – Phú Thọ” đã
khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã Xuân Sơn. Đồng thời
tác giả cũng dựa vào sự tác động của kinh tế xã hội ấy đã chỉ ra những biến
đổi trong dân cư, nguồn lao động, phân hóa xã hội, hôn nhân gia đình. Riêng
vấn đề hôn nhân vẫn chưa thật sự rõ ràng.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu thực trạng biến đổi trong phong tục hôn nhân của
người Dao Tiền và những nguyên nhân của sự biến đổi ấy. Trên cơ sở đó đưa
ra một số giải pháp cho vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống
của người Dao Tiền ngày càng đặc sắc và phù hợp với bối cảnh xã hội mới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Phân tích thực trạng biến đổi trong phong tục hôn nhân của người Dao
Tiền.
Tìm hiểu những nguyên nhân của sự biến đổi trong phong tục hôn nhân

của người Dao Tiền.

12


Đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa
truyền thông của người Dao Tiền
4. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sự biến đổi trong phong tục hôn
nhân của Người Dao Tiền.
5. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Không gian: Xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ.
Thời gian

: Từ năm 2000 đến nay.

6. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, tôi đã sử các phương pháp:
 Phương pháp liên ngành. Phương pháp liên ngành giúp tác giả có cái nhìn
chung và bao quát về dân tộc học, lịch sử, địa lý, văn hóa tộc người để tìm ra
điều kiện cư trú, sự ảnh hưởng của tộc người vào điều kiện tự nhiên và những
tác động mang tính giao thoa trong vùng của họ.
 Phương pháp điền dã dân tộc học. Là phương pháp mà tác giả dùng trong việc
khảo sát điền dã thực địa để thu thập tài liệu, tiếp xúc với người Dao Tiền tại
xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ.
 Phương pháp so sánh, thống kê. Trước và sau chuyến điền dã thực tế, với
nguồn tư liệu chuẩn xác tác giả tiến hành thống kê số liệu trên mảng kinh tế,
điều kiện sống của người dân. Thống kê bảng hỏi, thống kê phần trăm, tỉ lệ
các vấn đề được đặt ra trong bảng hỏi. Ngoài ra, dựa trên số liệu ấy, có những

sự so sánh giữa trước ảnh hưởng từ cột mốc năm 2000 so với trước năm 2000
để thấy sự thay đổi trong đời sống kinh tế, văn hóa…đặc biệt là vấn đề hôn
nhân. Và sự khác nhau giữa tập quán trong hôn nhân của người Dao ở Xuân
Sơn với vùng khác và chỉ ra nguyên nhân của sự khác biệt ấy.

13


 Phương pháp tổng hợp, tôi thực hiện trong quá trình thu thập các tài liệu qua
sách, báo, tạp chí, qua các trang mạng trên internet…Dựa trên những tài liệu
đó, giúp hình dung một cách rõ nét đời sống tập quán cư trú, sinh hoạt của
người Dao Tiền tại Xuân Sơn. Dựa vào đó lên kế hoạch cho những chuyến
thực tế tại địa bàn.
7. Kết cấu của luận văn
Trong luận văn, ngoài phần mở đầu và phần kết luận, phần nội dung
của luận văn được chia làm ba chương.
Chương 1: Lý luận chung về hôn nhân và khái quát về người Dao Tiền
ở xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ
Chương 2: Những biểu hiện biến đổi trong phong tục hôn nhân của
người Dao Tiền tại xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ
Chương 3: Nguyên nhân biến đổi và giải pháp nhằm phát huy giá trị
văn hóa trong phong tục hôn nhân của người Dao Tiền
8.

Những đóng góp mới của tác giả
Thông qua đề tài, tác giả đã chỉ ra những nét mới trong vấn đề nghiên
cứu về người Dao Tiền. Trong đó:
Thứ nhất, đề tài nhận diện về sự biến đổi trong nghi lễ hôn nhân của
người Dao Tiền
Thứ hai, luận văn phân tích nguyên nhân của sự biến đổi nghi lễ hôn

nhân của người Dao Tiền ở xã Xuân Sơn.
Thứ ba, đề tài chỉ ra những giải pháp nhằm điều chỉnh những thủ tục
phiền hà lạc hậu không thích hợp, và giữ lại những giá trị đặc sắc của người
Dao Tiền.

14


Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HÔN NHÂN VÀ KHÁI QUÁT VỀ
NGƯỜI DAO TIỀN Ở XÃ XUÂN SƠN, HUYỆN TÂN SƠN,
TỈNH PHÚ THỌ

1.1.1.

1.1. Lý luận chung về hôn nhân
Khái niệm hôn nhân
Hôn nhân đã và đang là chủ đề được khai thác và nghiên cứu rất nhiều.
Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay với nhiều thay đổi thì hôn nhân càng cần
được hiểu sâu sắc và chi tiết hơn. Nhưng trước hết chúng ta cần hiểu hôn
nhân qua một số khái niệm. Việc xem xét những khái niệm này giúp hiểu hôn
nhân truyền thống khi chưa thay đổi là loại hình hôn nhân như thế nào để có
thể phân biệt những biến đổi hiện nay.
Trong Cơ sở văn hóa Việt Nam tác giả Trần Ngọc Thêm đã viết: “Hôn
nhân là công cụ duy nhất và thiêng liêng để duy trì dòng dõi và phát triển
nguồn nhân lực” [24; 143]. Vậy theo như tác giả hôn nhân là công cụ duy
nhất để phát triển nguồn nhân lực và đó là một điều thiêng liêng. Xét trong
một tiến trình lịch sử Việt Nam ta có thể thấy, nước ta là một quốc gia nông
nghiệp mà công việc thì gồm nhiều công đoạn. Điển hình là việc trồng lúa
nước chúng ta cần người cấy, người thồ mạ hay gánh mạ ra đồng. Vậy thì
công việc cấy là của người phụ nữ, còn việc gánh mạ nặng hơn là về người

đàn ông. Tiếp đó là quá trình chăm bón là công việc mà cần cả sự tham gia
của cả hai phía. Khi đi gặt thì cần có công đoạn gặt, xén, bó, gánh, thồ, đập
lúa với hiện đại là tuốt lúa…Vậy thì với nhiều công đoạn như thế hẳn nhiên
phải cần nhiều người. Mà đặc biệt việc cấy thì con nước có đợt của nó nếu
không cấy nhanh và đúng thì, lúa sẽ không thể phát triển nhanh. Gặt lúa cũng
vậy, nếu gặt không nhanh thì lúa quá chín dẫn đến rụng nhiều, hay là phụ
thuộc vào thời tiết nếu mưa xuống mà trong thời gian vài ngày thì số lúa trên
đồng sẽ đổ dẫn đến mộng, còn số lúa ở nhà cũng mộng do không phơi được.
15


Chính vì vậy việc làm nông nghiệp cần phải có nhiều người. Hơn nữa ở thời
điểm ngày mùa ngoài những công việc liên quan mùa màng, còn là những
công việc trong gia đình như trông trẻ, thổi cơm, làm việc vườn tược cũng cần
người. Do vậy mà hơn lúc nào hết việc tác giả Trần Ngọc Thêm đề cập tới
việc cần người cho sản xuất, sức lao động là điều hoàn toàn đúng. Còn trong
sự “thiêng liêng” ta có thể hiểu, chế độ phụ quyền trong gia đình người Việt
đặc biệt là người Kinh rất cần một người con trai để nối dõi tông đường, hay
là người gánh vác trách nhiệm trong gia đình sau khi trưởng thành cũng như
người cao niên không còn. Chính vì vậy mà tác giả của khái niệm hôn nhân
trên đã khái quát lên hôn nhân qua hai đặc trưng sản xuất và linh thiêng để nói
về vấn đề hôn nhân.
Trong khi đó ở ấn phẩm Từ điển tiếng Việt của Ủy ban Khoa học xã
hội xuất bản năm 1977 định nghĩa “hôn nhân là việc trai gái kết hợp vợ
chồng với nhau”. Theo quan điểm này chúng ta thấy nó cũng đúng bởi hôn
nhân chính là việc kết hôn hay là đến với nhau của cặp đôi nào đó và sau kết
hôn họ chính thức là vợ chồng.
Đối với tác giả Đỗ Thúy Bình trong “Hôn nhân và gia đình các dân tộc
Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam” năm 1994 coi “Hôn nhân là một thể chế xã hội
luôn luôn là đối tượng của sự kiểm soát xã hội, còn trong xã hội có giai cấp

là đối tượng của luật pháp”. Khi đứng trên góc độ chính trị, hôn nhân lại là
một thể chế trong đó việc kết hôn và xây dựng gia đình thông qua hôn nhân
nhằm kiểm soát dân số đồng thời quản lý người dân, nhằm mục đích phục vụ
cho đất nước trong trường hợp cần thiết ví như quân sự, chiến tranh.
Cũng chủ đề ấy, trong Giáo trình luật hôn nhân và gia đình Việt Nam
xuất bản năm 2012 do NXB Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam đã đưa ra
một định nghĩa khá phù hợp với tình hình thực tế đó là “Hôn nhân là sự cam
kết chung sống giữa những người trưởng thành khác giới được sự phê chuẩn
16


của pháp luật” [15;306]. Định nghĩa này phần nào đã lột tả được những cơ sở,
nguyên tắc của vấn đề hôn nhân trong bối cảnh hiện nay. Trước hết đó là sự
cam kết của những người trưởng thành, nó phù hợp với yêu cầu về độ tuổi kết
hôn là những người đã lớn và đủ nhận thức, phát triển đầy đủ, đó còn là sự
cam kết tình nguyện đến với nhau thông qua nhiều vấn đề trong đó có tình
yêu đôi lứa. Thứ hai, việc kết hôn này dựa trên quan điểm hôn nhân khác giới,
chứ không phải là (hôn nhân đồng giới) sẽ được nói ở phần sau. Cuối cùng đó
là phải được sự công nhận và phê chuẩn của pháp luật. Đây là một trong
những thủ tục cơ bản của những người muốn tiến tới hôn nhân, bởi việc đăng
ký kết hôn là thủ tục mà tại đó những người đã đăng ký thì được coi là vợ
chồng và có thể sống với nhau. Còn những cặp không thông qua kết hôn thì
chưa được coi là vợ chồng mà đứng trên phía luật pháp thì bị coi là vi phạm
pháp luật. Do vậy việc thông qua thủ tục đăng ký kết hôn là điều cần thiết.
Chính vì thế định nghĩa trên là hoàn toàn phù hợp, hợp lý đối với bối cảnh xã
hội đã qua và hiện tại.
1.1.2. Các kiểu hôn nhân
Trong tiến trình lịch sử phát triển của loài người, đặc biệt là vấn đề hôn
nhân đã diễn ra nhiều thay đổi. Mỗi một thời kỳ, lại có những hình thái hôn
nhân khác nhau, nó cũng thể hiện quan niệm của con người trong hoàn cảnh

lịch sử ấy. Vậy, với tiến trình lịch sử lâu dài đó, loài người đã trải qua nhiều
hình thái hôn nhân, trong đó tiêu biểu hơn cả là những hình thái sau:
1.1.2.1. Hôn nhân một vợ một chồng
Theo Enghen hôn nhân một vợ một chồng thời đại văn minh: “tính chất
hôn nhân giai đoạn này quy định chủ yếu đến việc thừa kế tài sản và những
đặc quyền xã hội. Chế độ một vợ một chồng là hình thức xã hội đầu tiên
không dựa trên thắng lợi của sở hữu tư nhân đối với sở hữu cộng sản nguyên
thủy và tự phát. Sự thống trị của người chồng trong gia đình, sự sinh đẻ ra

17


những đứa con chỉ có thể là con của người chồng và được thừa hưởng tài sản
của người ấy” [14; 203]
Cũng theo tác giả Đặng Cảnh Khanh, Đặng Thị Lan Anh: “một người
chồng có thể kết hôn với nhiều người vợ hoặc một người vợ được phép kết
hôn với nhiều người chồng. Là thành quả của cuộc cách mạng xã hội chuyển
từ chế độ xã hội không có giai cấp sang chế độ tư hữu có giai cấp (bắt đầu từ
xã hội chiếm hữu nô lệ đến xã hội phong kiến) trong liên minh hôn nhân này
tồn tại những yếu tố chung như con cái, tài sản”. [14; 203].
Qua những nhận định trên ta thấy rằng hình thái hôn nhân một vợ một
chồng ra đời khi mà xã hội văn minh ra đời. Loại hình này ra đời trước tiên ở
các nước phương tây, nơi công nghiệp phát triển cũng là thành trì đầu tiên của
loại hình hôn nhân này. Điều kiện để ra đời và hình thành kiểu hôn nhân đó
phụ thuộc vào sự phát triển và tiến bộ của loài người. Dĩ nhiên phương tây
nơi có nền khoa học tiên tiến đi đầu, là nơi khởi nguồn của các cuộc cách
mạng khoa học công nghệ, thì việc ra đời hình thái này như một điều tất yếu.
Với thế giới, hình thái hôn nhân trên cũng nhanh chóng hình thành và phát
triển mạnh mẽ. Hiện nay với sự phát triển không ngừng của xã hội, loại hình
1.1.2.2.


hôn nhân này đã và đang là hình thái tiêu biểu, nòng cốt trong xã hội.
Hôn nhân nhiều vợ nhiều chồng
Đây là hình thức hôn nhân đa thê, đa phu tồn tại trong xã hội xưa.
“Chế độ đa thê là kiểu hôn nhân đang tồn tại trong một số xã hội, có những
quy định cho phép một người đàn ông lấy nhiều người phụ nữ làm vợ. Trong
loại hình hôn nhân này đi đôi với chế độ gia trưởng ở đó đàn ông có quyền
lực, đàn bà bị phụ thuộc vào sự giàu có và uy tín nam giới” [14; 203].
Còn hôn nhân đa phu cũng theo tác giả, “khác với hôn nhân đa thê, hôn
nhân đa phu tán đồng việc một người phụ nữ lấy nhiều người đàn ông làm
chồng. Đây là một hình thức hôn nhân gắn liền với chế độ mẫu hệ với quyền
lực của người phụ nữ”. [14; 203].

18


Hai hình thái hôn nhân đa thê và đa phu là thực trạng về một xã hội
mang màu sắc phong kiến. Loại hình hôn nhân này tồn tại trong xã hội mà tại
đó chỉ xảy ra khi người đàn ông nắm quyền hoặc người phụ nữ nắm quyền
cũng giống như gia đình phụ quyền và gia đình mẫu quyền, khi quyền lực
nghiêng về bên nào thì bên đó có quyền lấy nhiều vợ hoặc nhiều chồng.
Trường hợp đa phu hiếm gặp, còn trường hợp đa thê, là vấn đề mà bất kỳ xã
1.1.2.3.

hội nào trên khắp thế giới đều có.
Hôn nhân đồng tính và giới thứ 3
Hôn nhân đồng giới (lesbiens): “Đó là sự chung sống như vợ chồng của
hai người cùng giới tính”. [14; 204].
Vấn đề hôn nhân đồng giới xét về tính lịch sử đã có từ lâu, nhưng cho
đến đầu thế kỷ XXI mới là thời điểm nở rộ và ngày càng phổ biến. Hiện nay

trên thế giới đã có những quốc gia công nhận và ghi vào luật về hôn nhân
đồng giới, họ công nhận quyền của những người đồng giới. Trong khi đó vẫn
có những quốc gia chưa công nhận, trong đó có Việt Nam. “Luật hôn nhân và
gia đình Việt Nam năm 1986 ở Việt Nam chưa quy định, song thực tế xã hội
hiện nay đã xuất hiện trường hợp các cặp vợ chồng đồng giới chung sống với
nhau. Điều đó đòi hỏi phải có sự điều chỉnh pháp luật, do vậy luật hôn nhân
và gia đình năm 2000 đã bổ sung thêm cấm kết hôn giữa những người cùng
giới tính. Từ thực tế trên cho thấy hôn nhân đồng giới vẫn còn là vấn đề mới,
tại đó mỗi quốc gia chưa có những chính sách để áp dụng và quy định quyền
hạn và nghĩa vụ, trách nhiệm của những người thuộc giới thứ ba. Nhưng sự
nở rộ của hôn nhân đồng giới hiện nay cho thấy, sự tác động trong môi trường
TCH – KTTT hiện nay sẽ không ngừng thúc đẩy sự phát triển của giới thứ ba.
Bởi trong xu thế TCH, các quốc gia đã và đang ngày càng gần nhau hơn.
Dưới nền công nghệ phát triển, KTTT ngày một thâm nhập sâu vào mỗi quốc
gia, vùng lãnh thổ. Chính điều đó đã đưa nhiều luồng văn hóa khác nhau trên
khắp mọi miền thế giới đến với từng con người, ở mọi ngóc ngách trên thế
19


giới. Sự truyền tải ấy dần dần đánh thức vào bản năng và tâm tư của một bộ
phận người và trở thành một xu thế, sự sản sinh hôn nhân đồng giới hay giới
thứ ba ở khắp mọi nơi ngày một tăng là điều tất yếu. Hiện nay, hầu như mọi
quốc gia vùng lãnh thổ đều có những hiện tượng này, nếu như các quốc gia có
luật pháp bảo hộ thì hiện tượng này diễn ra công khai, còn đối với những
nước chưa công nhận quyền và nghĩa vụ của họ, thì hiện tượng này vẫn trong
tình trạng hoạt động ngầm. Dù sao cũng phải thấy rằng vấn đề giới thứ ba là
vấn đề mới, ngày càng mang tính phổ biến và công khai hơn, cần có những
giải pháp hợp lý trong việc giải quyết vấn đề này.
1.1.2.4. Hôn nhân tạm thời
Hôn nhân thử hay hôn nhân tạm thời là hình thức “các đôi nam nữ

chung sống trong quan hệ tình dục với nhau nhưng không kết hôn. Hai người
chung sống với nhau trong một thời gian nào đó để nhằm tìm hiểu và thỏa
mãn một số nhu cầu về tình cảm nhu cầu tình dục…sau đó đi đến quyết định
đi đến hôn nhân hoặc không hôn nhân”.[14; 204]. Đây là loại hình mà hiện
nay rất phổ biến. Tại Việt Nam hiện tượng “hôn nhân tạm thời” xuất hiện chủ
yếu ở lứa tuổi trẻ, tại Việt Nam còn được gọi là “sống thử”. Hiện tượng sống
thử đã xuất hiện được một thời gian, hiện nay đã và đang trở thành xu thế
trong giới trẻ hiện nay.
Vấn đề hôn nhân tạm một mặt đáp ứng nhu cầu tìm hiểu và thỏa mãn
nhu cầu sinh lý, thì hôn nhân tạm còn là vấn đề mang tính xã hội. Biểu hiện rõ
nét nhất của hôn nhân tạm thời hiện nay đó là đi ngược lại với văn hóa ứng xử
của người Việt. Vấn đề sống thử cũng đang đứng trước nhiều thực trạng như
bạo lực trong hôn nhân tạm thời với các vụ giết người, đánh đập bạn gái diễn
ra hàng ngày hàng giờ xuất hiện trên các mặt báo. Báo động hơn nữa là vấn
đề nạo phá thai, bỏ rơi con của những người con gái “trót dại”. Chính hiện
tượng hôn nhân tạm thời này đang làm cho giá trị nhân đạo và văn hóa ứng xử
truyền thống người Việt đi xuống.
20


1.2.

Khái quát về người Dao Tiền ở xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú
Thọ

1.2.1. Vài nét về xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn
1.2.1.1. Vị trí địa lý
Xuân Sơn là xã vùng sâu, vùng xa, xã đặc biệt khó khăn của huyện Tân
Sơn tỉnh Phú Thọ. Xã nằm lọt trong vùng lõi của vườn quốc gia Xuân Sơn.
Chính vì thế điều kiện đi lại cũng như khả năng phát triển là vô cùng khó

khăn. Theo lộ trình di chuyển theo các hướng, Xuân Sơn cách Hà Nội 120
km, cách Việt Trì 80km. Trên địa bàn xã, hiện tại có tổng số 281 hộ với 1140
nhân khẩu có 4 khu hành chính là các xóm Lạng, Dù, Lấp, Cỏi trước năm
2006 có xóm Lùng Mằng nhưng sau đó thực hiện dự án 661 về việc bảo vệ
vùng lõi vườn quốc gia xóm Lùng Mằng di chuyển xuống khu tái định cư mới
Xuân Đài…Trung tâm xã là xóm Dù. Tại địa bàn xã chủ yếu là người Dao và
người Mường. Người Dao cư trú tại hai xóm Dù và xóm Cỏi, còn người
Mường cư trú tại xóm Lấp và xóm Lạng. Ngoài ra người Mường cũng cư trú
với vài nóc nhà tại xóm Dù.
Về vị trí tiếp giáp, phía Đông giáp với xã Xuân Đài, phía tây giáp Phù
Yên tỉnh Sơn La và huyện Đà Bắc tỉnh Hòa Bình, phía bắc giáp xã Đồng Sơn
và Tân Sơn huyện Tân Sơn, phía Nam giáp xã Kim Thượng huyện Tân Sơn.
Xã có tổng diện tích tự nhiên là : 6.560.05 ha.
Chính bởi nằm trong vùng lõi của vườn quốc gia, do đó Xuân Sơn
mang đầy đủ những đặc điểm về điều kiện tự nhiên của vườn. Trong đó về địa
hình xã nằm trong khu vực có hệ thống núi đá vôi có độ cao từ 700 đến
1.300m, là khu vực có nhiều hang đá. Bên cạnh đó tại khu vực cư trú của
người Dao Tiền tại Xuân Sơn diện tích đất thịt chỉ chiếm một phần nhỏ đề
trồng lúa. Việc nằm trong vùng vườn quốc gia, với địa hình và khí hậu mang
tính chất đặc trưng của vùng núi mà sự đa dạng sinh học của khu vực là rất
cao như đặc trưng của vườn quốc gia. Theo số liệu của vi.wikipedia.org thì
21


vườn quốc gia Xuân Sơn trên địa bàn chính là xã Xuân Sơn có:“1.179 loài
thực vật có mạch thuộc 650 chi và 175 họ trong đó có 52 loài thuộc ngành
quyết và ngành hạt trần. Có 91 loài cá, 75 loài bò sát và lưỡng cư, 241 loài
chim và 76 loài thú. Xuân Sơn cũng nằm trong vùng giao tiếp của hai luồng
thực vật Mã lai và Hoa Nam, chính vì vậy hệ thực vật ở Xuân Sơn cũng hết
sức đa dạng như các loài re, dẻ, sổi và mộc lan chiếm ưu thế. Ngoài ra, ở đây

còn có các loài tiêu biểu cho khu vực Tây Bắc như táu muối, táu lá dối, sao
mặt quỷ và chò chỉ, chò vảy, nghiến, dổi, vẩu đắng, kim giao. Xuân Sơn còn
là kho giống bản địa, kho cây thuốc khổng lồ, đặc biệt là cây rau sắng mọc tự
nhiên có mật độ cao nhất miền Bắc”. Do nằm trong vùng lõi của vườn quốc
gia, nên người dân cần bảo vệ nguồn tài nguyên của rừng. Cộng với vị trí cư
trú đặc biệt tại vùng núi cao, khu vực rừng lõi của vườn quốc gia, mà địa hình
đi lại khó khăn đặc biệt là sự thất thường của thời tiết cũng như khí hậu mà
Xuân Sơn gặp không ít những khó khăn trong việc trồng trọt và chăn nuôi
trên địa bàn.
1.2.1.2.

Thành phần dân cư
Địa bàn Xuân Sơn là nơi cư trú của hai tộc người là người Mường và
Người Dao Tiền. Người Mường là cư dân bản địa có mặt ở đây đầu tiên, là
những người khai phá canh tác trước tiên trên vùng đất Xuân Sơn. Người
Mường hiện nay cư trú ở hai xóm chính là xóm Lấp và xóm Lạng, ngoài ra
người Mường còn cư trú với gần chục hộ trên địa bàn xóm Dù. Còn người
Dao Tiền cư trú ở hai xóm Dù và xóm Cỏi. Người Dao Tiền vào khoảng
những năm 60 – 70 của thế kỷ XX mới về tụ cư tại đây, theo sự vận động “hạ

sơn” của các cấp các ngành.
1.2.1.3. Điều kiện kinh tế
Như đã giới thiệu về điều kiện thổ nhưỡng tại Xuân Sơn, tuy là vùng
vườn quốc gia với địa hình chủ yếu là núi đá vôi. Nhưng tại đây có điều đặc
biệt là sự song song tồn tại của đất thịt và núi đá vôi, đây chính là điều đặc
22


biệt tạo ra cảnh quan vô cùng đa dạng của vườn quốc gia. Chính điều đó cũng
là một trong những thuận lợi để người dân nơi đây có thể trồng một số loại

hoa màu cây lương thực nhằm phục vụ nhu cầu đời sống xã hội. Từ những
điều kiện tiềm năng đó người dân đã tận dụng để phát triển nông nghiệp và
cây công nghiệp lâu năm và sản xuất một số nghề thủ công trong giới hạn tự
cung tự cấp.
Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp:
- Về trồng trọt, theo số liệu tổng kết trong năm 2014 của xã tổng kết: xã đã
trồng được 82 ha lúa với năng xuất 46 tạ/ha, sản lượng 377 tấn, đạt 93,8% kế
hoạch. Trồng được 25,6 ha ngô, đạt năng xuất 42 tạ/ha, sản lượng 107,5 tấn.
Diện tích gieo trồng sắn là 11 ha và 5,5 ha lạc. Như vậy, so với năm 2010 tức
là sau 4 năm Xuân Sơn đã đạt được những tiến bộ và tăng trưởng đáng kể.
- Trong khi đó, ở lĩnh vực chăn nuôi tỉ lệ gia tăng vật nuôi qua từng năm của xã
là tương đối khả quan như năm 2014 số vật nuôi của mỗi đàn như: đàn trâu
347 con, đàn bò là 349 con, đàn lợn là 1742 con, đàn dê là 71 con và đàn gia
cầm là 4.563 con. So với năm 2010 các đàn là có tỉ lệ gia tăng như đến năm
2014 đàn trâu tăng 2 con, đàn lợn tăng 542 con, đàn gia cầm tăng 1.363 con.
Qua số liệu thống kê trên ta thấy đàn lợn và đàn gia cầm là có tỷ lệ tăng về số
con nhanh hơn cả. Đó là nhờ những vật nuôi đó gần nhà nên được sự quan
tâm chăm sóc của người dân, chính vì thế sự gia tăng về số con là điều tất
yếu. Có điều đặc biệt là sự xuất hiện của một giống mới là dê. Nếu như trong
năm 2010 chưa có thì đến năm 2014 số lượng dê đã là 71 con và được chăn
nuôi thả hoặc nuôi trong khu riêng biệt. Với những số liệu trên không phải là
tất cả các vật nuôi đều tăng trưởng, đặc biệt có những đàn chăn nuôi của bà
con nhân dân như nuôi trâu và bò có tỉ lệ giảm hay chững lại. Nếu như tỉ lệ
đàn trâu chỉ tăng 2 con sau 4 năm thì đàn bò giảm mạnh từ 380 con năm 2010
xuống còn 349 con năm 2014. Vậy sự suy giảm của đàn bò này nguyên nhân

23


là từ đâu? Qua thực tế địa bàn Xuân Sơn ta có thể thấy được đàn trâu và bò

của địa phương được chăn thả theo lối “thả rông” tức là thả không có nơi nuôi
cố định. Trong khi đó như chúng ta biết địa bàn vùng núi ở độ cao 700m đến
1300m nhiệt độ thay đổi theo ngày và đêm. Sự chênh lệch nhiệt độ có thể lên
tới 10 độ. Nếu là mùa đông nhiệt độ có thể là xuống âm. Thế nhưng với cách
nuôi truyền thống thả rông vài ngày mới tìm và cho ăn muối thì hiển nhiên sự
mất mát và sụt giảm về tỷ lệ đàn Bò là điều dễ hiểu. Còn với đàn Trâu sở dĩ
vẫn còn có tăng trưởng với số lượng khiêm tốn là do người dân nuôi theo hai
cách thả rông và nuôi theo khu tập trung. Đàn trâu của xã theo lời của anh
Bàn Văn H xóm Dù thì trâu của Xuân Sơn và có khi cả Xuân Đài được nuôi
tại một khu “khu trại” mà ở đó có thể cung cấp cỏ và thức ăn cho chúng, đến
khi mùa vụ cần trâu thì lên tìm và dắt về làm sản xuất nông nghiệp. Xong vụ
lại đưa lại chỗ nuôi chung, và 3 đến 4 ngày đi thăm một lần.
Về các nghề tiểu thủ công nghiệp và một số nghề khác về cơ bản không
có số liệu bởi:
Thứ nhất, do người dân mới chỉ đủ làm để tự phục vụ mình chưa có để
bán hay kinh doanh, mặt khác nếu muốn bán thì phải có chợ, nhưng Xuân
Sơn thì không có, tại vùng này một tuần chỉ có chợ Xuân Đài mở vào thứ 7.
Trước đây khi chưa có chợ Xuân Đài người dân phải đi chợ “Ngã ba vèo” ở
Tân Phú rất xa. Bên cạnh đó, tỉ lệ hàng hóa tại xuôi đã được bán trên địa bàn
khá nhiều. Qua thực tế đa phần người dân mặc quần áo như người xuôi, thỉnh
thoảng chúng ta vẫn gặp một số cụ bà cao tuổi đội khăn của cười Dao Tiền
hay mặc váy.
Thứ hai, bởi địa bàn xã nằm lọt trong vùng lõi của vườn quốc gia, bản
thân người ở địa phương di chuyển đi các xóm khác nhau đã là một việc khó
khăn, mà so với vùng gần nhất là Xuân Đài hay các xã quanh vẫn là vùng
ngoại biên của vườn quốc gia, do đó cũng không cần tới hàng hóa tiểu thủ
24


công, còn nếu ra tới thị trấn hay vùng trung tâm thì càng xa. Chính vì thế

nghề tiểu thủ công nghiệp vẫn không thể phát triển. Trong một thời gian tới,
khi dự án du lịch được mở ra thì nghề tiểu thủ công của xã sẽ được phục hồi
và phát triển trở lại, song cũng có thể là mất nghề.
Đối với loại hình cây công nghiệp, do Xuân Sơn là vùng lõi vườn quốc
gia nên việc trồng chặt cây là không có, mà hơn hết phải thực hiện dự án 661
VQG là trồng và bảo vệ rừng được đẩy mạnh. Với vùng biên như Xuân Đài
thì việc trồng cây công nghiệp lâu năm vẫn được phân chia cho người dân và
ban quản lý cùng thực hiện.
Tại xã Xuân Sơn hiện nay, đang bắt đầu có dịch vụ du lịch sơ khai. Tại
xóm Dù ở nhà ông Bàn Xuân Lâm chủ tịch xã đã xây dựng hệ thống phòng
nghỉ khép kín để phục vụ khách du lịch như [Phụ lục 3], hay có thể là khách
tìm hiểu về người Dao, có thể là những khách tìm hiểu về hệ rừng bên động
thực vật trong các hoạt động nghiên cứu khoa học. Chính nhờ vậy mà hoạt
động kinh doanh nhà nghỉ của ông có điều kiện mở và hoạt động. Mặt khác
việc có khách lên thăm tìm hiểu về rừng hay tộc người tạo điều kiện cho một
bộ phận nhỏ không nhiều người quen rừng và địa bàn có thể dẫn đi tham quan
tìm hiểu và được hưởng những mức thù lao nhất định. Tuy vậy do chỉ là sơ
khai nên mức thu nhập đó của địa phương là không thể hệ thống hóa thành số
liệu được.
Từ thực tế trên ta thấy, kinh tế của địa phương có xu hướng tăng
trưởng, đặc biệt với sự ra đời của loại hình dịch vụ, hi vọng về lâu dài sẽ góp
phần tạo nên những nét tươi mới cho địa phương. Hiện tại chúng chưa đủ để
kích thích sự phát triển của xã, vậy nên kinh tế của địa phương về cơ bản vẫn
là tự cung tự cấp hoạt động thiên về lối sản xuất truyền thống. Đời sống của
người dân vẫn còn vô cùng khó khăn, khi được hỏi, “đời sống của gia đình
hiện nay như thế nào”[Phụ lục 1] với các mức trả lời là: Có của ăn của để, đủ
25



×