Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Cưỡng bức tình dục trong hôn nhân (nghiên cứu trường hợp tại xã Gia Vượng, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình và phường Tứ Liên, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 116 trang )


1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





NGUYỄN THỊ KIM DUNG





Cưỡng bức tình dục trong hôn nhân - Nghiên cứu
trường hợp tại xã Gia Vượng, huyện Gia Viễn, tỉnh
Ninh Bình và phường Tứ Liên, Quận Tây Hồ, Hà Nội


























Luận văn thạc sỹ Nguyễn Thị Kim Dung


2
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ……………………………………………………… 5
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ……………………………………………….5
2. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI………………7
2.1. Ý nghĩa lý luận………………………………………………………….7
2.2. Ý nghĩa thực tiễn ………………………………………………………… …7
3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU……………………………………………… 7
4. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU……………………………………… …7
5. ĐỐI TƢỢNG, KHÁCH THỂ, PHẠM VI, MẪU NGHIÊN CỨU… 8
5.1. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………… 8
5.2. Khách thể nghiên cứu 8
5.3. Phạm vi nghiên cứu 8
5.4. Mẫu nghiên cứu 8
6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 8

6.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi 8
6.2. Phương pháp thảo luận nhóm tập
trung………………………………………………………………………………….10
6.3. Phương pháp phỏng vấn sâu 11
6.4. Phương pháp phân tích tài liệu 12
6.5. Phương pháp quan sát 12
7. NHỮNG KHÓ KHĂN GẶP PHẢI CÓ THỂ LÀM HẠN CHẾ KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU 12
7.1. Sự né tránh bàn đề chủ đề cưỡng bức tình dục trong hôn nhân 12
7.2. Hạn chế về lực lượng nghiên cứu 13
8. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU……14
9. KHUNG LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU…………………………… 15
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI…… 15
Luận văn thạc sỹ Nguyễn Thị Kim Dung


3
1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 15
2. PHƢƠNG PHÁP LUẬN…………………………………………… 157
3. CƠ SỞ LÝ LUẬN…………………………………………………….19
3.1. Các khái niệm được sử dụng trong luận văn 19
3.2. Những lý thuyết được sử dụng trong luận văn 22
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CƯỠNG BỨC TÌNH DỤC TRONG HÔN
NHÂN 29
1. VÀI NÉT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 29
1.1. Lý do lựa chọn địa bàn nghiên cứu 29
1.2. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu 30
2. THỰC TRẠNG CƢỠNG ÉP TÌNH DỤC TRONG HÔN NHÂN 33
2.1. Mức độ cưỡng bức tình dục trong hôn nhân 33
2.2. Tâm trạng và quan niệm của người trong cuộc – những phụ nữ đã

từng bị cưỡng bức tình dục 37
2.3. Quan điểm của Nam giới về cưỡng bức tình dục trong hôn
nhân 45
2.4. Quan điểm và thái độ của chính quyền địa phương 52
2.5. Mối liên hệ giữa cưỡng bức tình dục trong hôn nhân và các hình thức bạo lực gia
đình đối với phụ nữ 58
3. NGUYÊN NHÂN CỦA CƢỠNG BỨC TÌNH DỤC TRONG HÔN
NHÂN 57
3.1. Các nguyên nhân từ nam giới 58
3.2. Các nguyên nhân từ gia đình 64
3.3. Các nguyên nhân từ cộng đồng 67
3.4. Xã hội 69
4. HẬU QUẢ CỦA CƢỠNG BỨC TÌNH DỤC TRONG HÔN
NHÂN 80
4.1. Đối với người bị cưỡng bức 77
Luận văn thạc sỹ Nguyễn Thị Kim Dung


4
4.2. Đối với người cưỡng bức 83
4.3. Đối với gia đình 85
4.4. Đối với xã hội 88
KẾT LUẬN – KHUYẾN NGHỊ………………………………………… 89
1. KẾT LUẬN……………………………………………………………89
2. KHUYẾN NGHỊ…………………………………………………… 90
2.1. Về cách tiếp cận lồng ghép 90
2.2. Về việc nâng cao nhận thức 90
2.3. Về luật pháp 91
2.4. Về hoạt động tập huấn 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………92

PHỤ LỤC………………………………………………………………… 96









Luận văn thạc sỹ Nguyễn Thị Kim Dung


5



MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
“Bạo lực chống lại phụ nữ là biểu hiện của các quan hệ quyền lực
không bình đẳng về mặt lịch sử giữa nam giới và nữ giới, điều đó dẫn tới sự
thống trị và phân biệt dối xử của nam giới đối với phụ nữ và ngăn cản sự tiến
bộ mọi mặt của phụ nữ” (United Nations 1995)
Trước năm 1993, phần lớn các Chính phủ coi bạo lực chống lại phụ nữ
chủ yếu là vấn đề riêng tư giữa các cá nhân (United Nations 1996). Tuy nhiên
trong những thập kỷ gần đây, xóa bỏ tình trạng phân biệt đối xử đối với phụ
nữ đã trở thành một trong những nội dung quan trọng của cuộc đấu tranh vì
quyền con người của phụ nữ. Phụ nữ có quyền bình đẳng với nam giới trên
tất cả các lĩnh vực là nội dung được ghi nhận trong hệ thống pháp luật quốc tế
và hệ thống pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới.

Bạo lực gia đình đối với phụ nữ là một trong những hình thức của bạo
lực chống lại phụ nữ. Các nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy bạo lực gia
đình là một hiện tượng có tính chất toàn cầu và hiện đang tác động đến
khoảng 20-50% toàn bộ phụ nữ trên thế giới. “Phần lớn bạo lực chống lại
phụ nữ xảy ra trong gia đình và người gây ra bạo lực gần như luôn luôn là
đàn ông” (WHO 1998). Bạo lực gia đình ngày càng được nhìn nhận như
“một trở ngại đối với sự bình đẳng và là sự vi phạm không thể chấp nhận
được đối với nhân phẩm con người”
1
.
Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên ký Công ước về xóa bỏ
mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ của Liên Hiệp Quốc

1
Vũ Mạnh Lợi và cộng sự: “Việt Nam- Bạo lực trên cơ sở giới”. Hà nội, 11/1999, trang
16
Luận văn thạc sỹ Nguyễn Thị Kim Dung


6
(CEDAW) và Chương trình hành động Bắc Kinh. Điều này cho thấy chính
phủ Việt Nam đã nhận thức được tầm quan trọng của việc xóa bỏ nạn bạo lực
chống lại phụ nữ nói chung và bạo lực gia đình đối với phụ nữ nói riêng đối
với sự phát triển của phụ nữ, đối với mục tiêu bình đẳng giới.
Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, bạo lực gia đình đã được đề
cập đến trên các phương tiện truyền thông đại chúng, nhiều nghiên cứu về
bạo lực gia đình được thực hiện, các mô hình phòng chống bạo lực gia đình
đối với phụ nữ được áp dụng ở các địa phương.
Tuy nhiên, trong 3 hình thức bạo lực gia đình được đề cập đến là: bạo
lực thể chất, bạo lực tình thần và bạo lực tình dục thì hình thức bạo lực tình

dục dường như ít được “quan tâm” hơn cả bởi tính chất nhạy cảm của nó.
Trong nền văn hóa Việt Nam, tình dục là vấn đề ít được các cặp vợ
chồng thảo luận một cách cởi mở. Những nghiên cứu hiện nay về phụ nữ Việt
Nam cho thấy người phụ nữ thường được mô tả là tương đối “thụ động”
trong quan hệ tình dục. Họ có vẻ chấp nhận và chịu đựng trong quan hệ tình
dục với chồng hơn là tham gia một cách chủ động trong quan hệ này. Do vậy,
cưỡng bức tình dục trong hôn nhân thường khó được nhận biết bởi nó bị che
lấp bởi những chuẩn mực đạo đức, những quan niệm về đức hạnh của phụ nữ
. Cưỡng bức tình dục không chỉ gây ra những tổn thương về mặt thể xác mà
còn gây ra những hậu quả về tinh thần đối với người phụ nữ cũng như ảnh
hưởng tới hạnh phúc gia đình.
Trên cơ sở đó, tác giả lựa chọn đề tài: “Cưỡng bức tình dục trong hôn
nhân - Nghiên cứu trường hợp tại xã Gia Vượng, huyện Gia Viễn, tỉnh
Ninh Bình và phường Tứ Liên, Quận Tây Hồ, Hà Nội” làm đề tài luận văn
nhằm tìm hiểu thực trạng của vấn đề cưỡng bức tình dục trong hôn nhân tại
nông thôn và đô thị Việt Nam, nguyên nhân của vấn đề này cũng như những
hậu quả đối với người phụ nữ và cuộc sống gia đình.
Luận văn thạc sỹ Nguyễn Thị Kim Dung


7
2. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Ý nghĩa lý luận
Phòng chống bạo lực với phụ nữ trong gia đình nói chung và vấn đề
cưỡng bức tình dục trong hôn nhân nói riêng được rất nhiều ngành khoa học
và tổ chức xã hội quan tâm nghiên cứu. Việc vận dụng các kiến thức xã hội
học vào nghiên cứu chủ đề trên sẽ góp phần làm phong phú thêm lý thuyết
của khoa học xã hội học.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Cưỡng bức tình dục trong hôn nhân là một vấn đề có tính “nhạy cảm”

nhất là trong một xã hội mà các chuẩn mực, giá trị vẫn chịu ảnh hưởng của
quan niệm Nho giáo. Nghiên cứu góp phần đưa ra một bức tranh rõ nét về
thực trạng về hiện tượng cưỡng bức tình dục trong hôn nhân-một biểu hiện
của sự vi phạm quyền con người. Kết quả nghiên cứu góp phần lý giải mức
độ phổ biến, các hình thức của cưỡng bức tình dục trong hôn nhân; nguyên
nhân dẫn đến cưỡng bức tình dục và hậu quả. Từ đó, nghiên cứu đưa ra một
số kết luận và khuyến nghị làm cơ sở cho các tổ chức xã hội có cùng mối
quan tâm cũng như đưa ra một vài khuyến nghị có tính khả thi .
3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Mục đích của đề tài là tìm hiểu thực trạng vấn đề cưỡng bức tình dục
trong hôn nhân (tại một vùng nông thôn Bắc bộ và một phường của thành phố
Hà Nội), từ đó tìm ra các nguyên nhân và hậu quả cũng như đề xuất một số
khuyến nghị, giải pháp nhằm giải quyết vấn đề này.
4. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
4.1. Tìm hiểu quan niệm và hành vi tình dục của nam giới và phụ nữ
trong gia đình.
4.2. Tìm hiểu và phân tích mối liên hệ giữa cưỡng bức tình dục trong
hôn nhân và các hành vi bạo lực gia đình khác.
4.3. Tìm hiểu và phân tích các nguyên nhân và hậu quả của vấn đề
cưỡng bức tình dục trong hôn nhân.
Luận văn thạc sỹ Nguyễn Thị Kim Dung


8
4.4. Tìm hiểu kiến thức và hành vi của lãnh đạo chính quyền đối với
vấn đề cưỡng bức tình dục trong hôn nhân.
4.5. Đưa ra kết luận và đề xuất một số khuyến nghị, giải pháp nhằm
giải quyết vấn đề cưỡng bức tình dục trong hôn nhân.
5. ĐỐI TƢỢNG, KHÁCH THỂ, PHẠM VI, MẪU NGHIÊN CỨU
5.1. Đối tượng nghiên cứu: Cưỡng bức tình dục trong hôn nhân

5.2. Khách thể nghiên cứu
- Phụ nữ và nam giới đã có gia đình trong độ tuổi từ 20-55
- Nạn nhân và thủ phạm của bạo lực gia đình chống lại phụ nữ.
- Cán bộ chính quyền, đoàn thể
5.3. Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian: từ 06/2007 đến 7/2008
- Không gian: nghiên cứu chọn mẫu tại xã Gia Vượng huyện Gia
Viễn, tỉnh Ninh Bình, và phường Tứ Liên, Quận Tây Hồ, thành
phố Hà Nội.
5.4. Mẫu nghiên cứu
- 400 bảng hỏi
- 6 thảo luận nhóm với người dân, cán bộ chính quyền đoàn thể
- 26 phỏng vấn sâu với nam giới gây bạo lực gia đình, phụ nữ là
nạn nhân và nhóm cán bộ chính quyền đoàn thể.
6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu đã sử dụng kết hợp các phương pháp định tính và định
lượng để thu thập thông tin. Các phương pháp cụ thể bao gồm:
6.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Nhằm tìm hiểu mức độ phổ biến và nhận thức của nam giới và phụ nữ
đã lập gia đình, chúng tôi đã tiến hành phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.
Một bảng hỏi ngắn gọn với 15 câu hỏi đã được xây dựng. Việc chọn mẫu
được tiến hành như sau: Dựa trên danh sách các hộ gia đình do các cộng tác
Luận văn thạc sỹ Nguyễn Thị Kim Dung


9
viên dân số cung cấp, chúng tôi lựa chọn các gia đình có các cặp vợ chồng
trong độ tuổi cần thu thập. Sau đó, số hộ gia đình được chia đều cho số mẫu
cần lấy. Khi đã xác định được khoảng cách mẫu, chúng tôi tiếp tục lựa chọn
ngẫu nhiên có chủ đích dựa trên danh sách sao cho số nam giới và số phụ nữ

được mời trả lời là bằng nhau và không có cặp vợ chồng nào cùng được hỏi.
Kết quả thu được 396 bảng hỏi (200 bảng tại Hà Nội và 196 bảng tại Ninh
Bình) với các đặc điểm cụ thể như sau:
 Giới tính: nam: 192 (48,5%); nữ: 204 (51,5%)
 Độ tuổi
Độ tuổi
Số người (tỷ lệ)
Dưới 20 tuổi
16 người (4 %)
Từ 20 – 35 tuổi
188 (47,5%)
Từ 36-50 tuổi
144 người (36,4%)
Trên 50 tuổi
48 người (12,1%)
 Số con trong gia đình
Số con trong gia đình
Số người (tỷ lệ)
Chưa có con
18 người (4,5%)
1 con
60 người (15,2%)
2 con
252 người (63,6%)
3 con
36 người (9,1%)
Nhiều hơn 3 con
30 người (7,6%)
 Số năm kết hôn
Số năm kết hôn

Số người (tỷ lệ)
1-5 năm
62 người (15,7%)
Luận văn thạc sỹ Nguyễn Thị Kim Dung


10
6-10 năm
84 người (21,2%)
11- 15 năm
104 người (26,3%)
16-20 năm
40 người (10,1%)
Trên 20 năm
106 người (26,7%)

 Trình độ học vấn
- Cấp 1: 34 người (8,6%)
- Cấp 2: 130 người (32,8%)
- Cấp 3: 112 người (28,3%)
- Trung cấp, cao đẳng: 82 người (20,7%)
- Đại học: 30 người (7,6%)
- Sau Đại học: 8 người (2%)
 Nghề nghiệp
- Nông nghiệp: 160 người (40,4%)
- Buôn bán nhỏ: 80 người (20,2%)
- Cán bộ nhà nước: 156 (39.4%)
- Nghề khác: 8 (làm việc tại công ty tư nhân) (2%)
6.2. Phương pháp thảo luận nhóm tập trung
6 cuộc thảo luận nhóm tập trung đã thực hiện tại 2 địa bàn nghiên cứu

với 1) nhóm người dân ở các địa phương, đó là nam giới và phụ nữ đã có gia
đình (2 nhóm nam và 2 nhóm nữ); 2) Nhóm lãnh đạo xã/phường và các ban
ngành đoàn thể tại địa phương.
Luận văn thạc sỹ Nguyễn Thị Kim Dung


11
Địa điểm chủ yếu để tiến hành các thảo luận nhóm tập trung là tại hội
trường UBND xã/phường.
6.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
Mục tiêu chung của phương pháp phỏng vấn sâu nhằm giúp người
nghiên cứu hiểu sâu, hiểu kỹ về vấn đề cưỡng bức tình dục trong hôn nhân.
Phương pháp phỏng vấn sâu bán cấu trúc được sử dụng trong toàn bộ cuộc
nghiên cứu. Các bảng hướng dẫn phỏng vấn sâu được xây dựng chi tiết cho
từng đối tượng để đảm bảo thu được thông tin đầy đủ phục vụ cho nghiên
cứu. Người phỏng vấn tự do hoàn toàn trong cách dẫn dắt cuộc phỏng vấn,
đặt trình tự các câu hỏi và cách thức đặt câu hỏi nhằm thu thập được thông tin
mong muốn. Trong quá trình phỏng vấn, cá nhân nào am hiểu về vấn đề nào
trong nghiên cứu, thì điều tra viên tập trung hỏi sâu cá nhân này về vấn đề đó.
Việc chọn người để phỏng vấn có chủ định, đó là những người có liên quan
đến mục tiêu nghiên cứu. Cụ thể trong nghiên cứu này chúng tôi đã tiến hành
26 phỏng vấn sâu với:
- 2 Chủ tịch Hội Phụ nữ xã/phường
- 2 đại diện lãnh đạo UBND
- 2 nhân viên y tế.
- 10 phụ nữ có gia đình đã từng bị bạo lực gia đình
- 10 nam giới đã có gia đình và từng có hành vi bạo lực gia đình
Do tính chất “nhạy cảm” của chủ đề nên việc lựa chọn phụ nữ là nạn
nhân của bạo lực gia đình và nam giới là thủ phạm rất khó khăn. Đầu tiên
chúng tôi lựa chọn dựa trên danh sách do Hội phụ nữ cung cấp. Do đó hầu

hết các trường hợp được xác định đều là bạo lực thể xác trong gia đình. Tiếp
đó chúng tôi sử dụng phương pháp quả bóng tuyết để tiếp tục lựa chọn thêm
những người được phỏng vấn. Tức là khi phỏng vấn một nạn nhân của bạo
lực gia đình, chúng tôi hỏi họ về những trường hợp giống như họ và họ sẽ
giới thiệu cho chúng tôi trường hợp đó. Mặt khác, hai nghiên cứu viên nam
Luận văn thạc sỹ Nguyễn Thị Kim Dung


12
có kinh nghiệm cũng được mời cộng tác để phỏng vấn và điều hành các thảo
luận với nhóm nam giới.
6.4. Phương pháp phân tích tài liệu
Nhằm thu thập các thông tin liên quan đến chủ đề nghiên cứu, ngay từ
khi bắt đầu xây dựng đề cương nghiên cứu đến trước khi viết báo cáo chúng
tôi đã tiến hành thu thập các tài liệu có liên quan. Các tài liệu đó bao gồm:
- Các công trình nghiên cứu, tạp chí, kỷ yếu hội thảo của một số tổ chức
làm việc về vấn đề bạo lực trong gia đình và bạo lực tình dục, sức khoẻ
tình dục…
- Các bài viết, số liệu, công trình nghiên cứu được đăng trên các tạp chí
Khoa học như tạp chí Xã hội học, tạp chí Cộng sản, báo Gia đình Xã
hội… và các website trong nước và quốc tế trên mạng Internet
- Các báo cáo của địa bàn nghiên cứu có liên quan đến chủ đề nghiên
cứu.
6.5. Phương pháp quan sát
Phương pháp quan sát cũng được sử dụng trong suốt quá trình nghiên
cứu để nhằm hiểu rõ hơn các thông tin qua thái độ, cử chỉ, hành vi cũng như
môi trường và hoàn cảnh của người cung cấp thông tin.
7. NHỮNG KHÓ KHĂN GẶP PHẢI CÓ THỂ LÀM HẠN CHẾ
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
7.1. Sự né tránh bàn đề chủ đề cưỡng bức tình dục trong hôn nhân

Cưỡng bức tình dục trong hôn nhân là một chủ đề nhạy cảm và khó
khăn trong việc thu thập thông tin, trong quá trình tiến hành nghiên cứu,
chúng tôi gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận với các khách thể nghiên
cứu để lấy thông tin. Câu trả lời khẳng định ban đầu rất phổ biến mà chúng
tôi thu được thường là không có một trường hợp cưỡng bức tình dục trong
hôn nhân. Các đại diện lãnh đạo UBND nơi chúng tôi tiến hành thu thập
thông tin đều khăng khăng rằng ở địa phương của họ không xảy ra chuyện
Luận văn thạc sỹ Nguyễn Thị Kim Dung


13
đó. Và khi chúng tôi dẫn chứng một số trường hợp thì họ đã từ chối trả lời và
chuyển trách nhiệm đó cho các ban ngành khác.
Để thu thập được thông tin, chúng tôi đã không thể nói rõ mục tiêu
nghiên cứu với những người cung cấp thông tin vì khi tiến hành nghiên cứu
thử chúng tôi đã thất bại khi thu thập thông tin và vấp phải sự phản ứng
mạnh mẽ đối với chủ đề được coi là nhạy cảm này. Chúng tôi đã phải khéo
léo nói rằng nghiên cứu của chúng tôi nhằm tìm hiểu thực trạng về sức khoẻ
tình dục, tuy nhiên các nội dung và đối tượng thu thập thông tin vẫn được
đảm bảo như trong đề cương nghiên cứu đã đề ra. Trước sự không hợp tác từ
phía lãnh đạo địa phương, chúng tôi đã cộng tác với các cán bộ dân số và cán
bộ Hội Phụ nữ tại các địa phương này.
Khi tiến hành nghiên cứu thử các phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm,
chúng tôi cũng thấy rằng cụm từ “cưỡng bức tình dục trong hôn nhân” đã gây
ra sự khó chịu ở nhóm nam giới tham gia cung cấp thông tin, do đó họ không
có tâm lý muốn trả lời hoặc thảo luận những vấn đề liên quan. Và để khắc
phục khó khăn này chúng tôi đã phải sửa cụm từ “cưỡng bức tình dục trong
hôn nhân” thành “quan hệ tình dục không mong muốn trong hôn nhân”.
Những nam giới tham gia phỏng vấn được giải thích rằng quan hệ tình dục
không mong muốn trong hôn nhân là việc một người vẫn quan hệ tình dục

với vợ khi đã nhận thấy vợ không mong muốn việc quan hệ đó. Việc sửa đổi
tên gọi đã cho kết quả là nam giới đã cộng tác với nhà nghiên cứu một cách
tích cực và cởi mở hơn trước đó. Tuy nhiên đối với một số trường hợp, khi
chúng tôi nhận thấy nam giới rất cởi mở, thì chúng tôi vẫn sử dụng cụm từ
“cưỡng bức tình dục trong hôn nhân”.
7.2. Hạn chế về lực lượng nghiên cứu
Ban đầu, tác giả đã mời hai nghiên cứu viên nữ cùng tham gia nghiên
cứu, tuy nhiên trong nghiên cứu thử, chúng tôi đã gặp khó khăn khi lấy thông
tin từ nam giới bởi sự khác biệt về giới tính và sự khó khăn khi bàn luận chủ
đề tình dục giữa những người khác giới. Do đó khi tiến hành nghiên cứu, hai
nghiên cứu viên nam có kỹ năng về thu thập thông tin và kinh nghiệm nghiên
Luận văn thạc sỹ Nguyễn Thị Kim Dung


14
cứu trên lĩnh vực này đã được mời tham gia hướng dẫn thảo luận và phỏng
vấn với nhóm nam giới và một nghiên cứu viên nữ cùng với tác giả phỏng
vấn nhóm phụ nữ.
Trong suốt quá trình thu thập thông tin, chúng tôi đã gặp một số trường
hợp mà người nói không cho ghi âm, không cho ghi chép, không cho hỏi lại
thông tin nếu chúng tôi không kịp nghe hoặc nhớ. Tuy nhiên vì nhóm nghiên
cứu bao giờ cũng gồm ít nhất hai người nên chúng tôi đã duy trì được các
cuộc “cùng nhớ lại” và ghi chép tương đối kết quả. Những thông tin này là
một bổ sung quý giá cho nhiều trường hợp không dùng được máy ghi âm. Nó
được chính xác hóa nhờ sự kết hợp thảo luận giữa những người trong nhóm
phỏng vấn.
8. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Khi bắt đầu tiến hành nghiên cứu, tác giả đã đặt ra các câu hỏi nghiên cứu:
- Cưỡng bức tình dục trong hôn nhân có phải là một hiện tượng phổ biến
không? Có sự khác biệt gì giữa nông thôn và thành phố?

- Nguyên nhân của hiện tượng cưỡng bức tình dục trong hôn nhân là gì? Và
những hậu quả của nó ra sao?
Từ những câu hỏi nghiên cứu trên, tác giả đã đi đến các giả thuyết nghiên cứu
sau:
8.1. Cưỡng bức tình dục trong hôn nhân xảy ra phổ biến tại các gia
đình ở nông thôn và đô thị
8.2. Cưỡng bức tình dục có mối liên hệ với các hành vi bạo lực bạo
lực gia đình đối với phụ nữ.
8.3. Nguyên nhân của cưỡng bức tình dục là sự bất bình đẳng giới
trong gia đình, các định kiến giới liên quan đến vấn đề tình dục trong
hôn nhân và sự khác nhau trong quan điểm về tình dục giữa vợ và
chồng.
8.4. Cưỡng bức tình dục trong hôn nhân ảnh hưởng đến sức khỏe của
người vợ, tâm lý của người chồng và cuộc sống gia đình.
Luận văn thạc sỹ Nguyễn Thị Kim Dung


15
9. KHUNG LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU
















CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO-1997), bạo lực tình dục được
nhận thấy như một vấn đề ưu tiên trong các vấn đề sức khỏe cộng đồng và
nhân quyền bởi vì vấn đề này tồn tại ở nhiều nước trên thế giới và gây ảnh
hưởng lớn đến sức khỏe của người phụ nữ. Cưỡng bức tình dục trong hôn
nhân là một hình thức bạo lực đối với phụ nữ, nó không chỉ ảnh hưởng đến
sức khỏe về mặt thể chất mà cả về mặt tinh thần. Do vậy, trên thế giới đã có
rất nhiều bài viết khoa học đề cập đến vấn đề này.
Bài báo “Bạo hành tình dục với phụ nữ: một vấn đề toàn cầu” (1999),
tác giả Randall đã nhấn mạnh rằng bạo lực tình dục nằm ở cốt lõi của mối

Bối cảnh kinh tế-xã hội

Bất bình đẳng giới
trong gia đình
Các định kiến giới liên
quan đến vấn đềtình
dục trong hôn nhân

Cƣỡng bức tình dục
trong hôn nhân
Các hành vi
bạo lực gia
đình đối với
phụ nữ

Sự khác nhau về quan
điểm, kiến thức tình
dục giữa vợ và chồng
Luận văn thạc sỹ Nguyễn Thị Kim Dung


16
quan hệ không bình đẳng giữa nam với nữ và nó ảnh hưởng rất lớn đến sức
khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục của người phụ nữ. Bài báo cũng chỉ ra
rằng các định kiến giới và sự thống trị quyền lực của nam giới đã nuôi dưỡng
và làm trầm trọng hơn tình trạng cưỡng bức tình dục trong hôn nhân
2

Bài báo “Cưỡng bức tình dục” trong “Báo cáo dân số” của Tổ Chức Y
Tế Thế Giới về chủ đề bạo lực chống lại phụ nữ số 4 năm 1999 cho biết kết
quả của một nghiên cứu định lượng về nguy cơ lây nhiễm HIV của phụ nữ ở
15 quốc gia cho thấy nhiều phụ nữ là nạn nhân của sự cưỡng ép tình dục
trong hôn nhân. Thậm chí nhiều người trong số họ đã bị chồng đánh đập để
ép quan hệ tình dục
3
.
Ở Việt Nam, vấn đề bạo lực gia đình mới được nghiên cứu trong
khoảng 10 năm trở lại đây. Tuy nhiên vẫn chưa có những nghiên cứu ở diện
rộng, đặc biệt thiếu vắng những nghiên cứu riêng biệt về bạo lực tình dục
trong gia đình.
Năm 1997, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tiến hành một nghiên cứu
về bạo lực gia đình. Trong nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu sử dụng các
số liệu thứ cấp lấy từ báo chí và các cơ quan khác nhau tại ba tỉnh: Hà Nội,
Hà Tây và Thái Bình làm cơ sở phân tích. Nghiên cứu này đã chỉ ra được
rằng bạo lực gia đình tỏ ra khá phổ biến, tuy nhiên nghiên cứu chưa cung cấp

được những thông tin toàn diện về bạo lực gia đình cũng như bạo lực tình dục
trong gia đình.
Năm 1998, Lê Thị Phương Mai (Hội đồng Dân số) đã thực hiện một
nghiên cứu về bạo lực và hậu quả của nó đối với sức khỏe sinh sản. Nghiên
cứu này đã đề cập đến vấn đề cưỡng bức tình dục trong hôn nhân như là một
biểu hiện của bạo lực gia đình. Mặc dù vậy, các khái niệm cũng như cảm
nhận về cưỡng bức tình dục trong gia đình của cả hai giới không được đề cập
đến.

2
Global Forum for health research, 1999
3
Population Report, Series L, Number 11, 1999, trang 9

Luận văn thạc sỹ Nguyễn Thị Kim Dung


17
Trong nghiên cứu “Bạo lực trên cơ sở giới ở Việt Nam” do Ngân hàng
Thế giới và các nhà nghiên cứu của Viện Xã hội học thực hiện năm 1999,
khía cạnh bạo lực tình dục trong gia đình đã được đề cập đến qua các phần về
các hình thức biểu hiện của các ngược đãi liên quan đến tình dục và vấn đề
cưỡng bức làm tình. Mặc dù vậy, những nội dung này chỉ chiếm một phần rất
nhỏ trong nghiên cứu và các nhà nghiên cứu vẫn chưa chỉ rõ được quan niệm
và hành vi tình dục của nam giới, từ đó có cái nhìn toàn diện về vấn đề này.
Năm 2002, nghiên cứu về “Sự im lặng của phụ nữ và sự hòa thuận
trong gia đình: Thái độ và hành vi tình dục của phụ nữ nông thôn có gia
đình” của Vũ Song Hà-(Công ty tư vấn Đầu tư Y tế) đã phát hiện ra rằng hầu
hết phụ nữ nghĩ rằng họ không có quyền từ chối đòi hỏi tình dục của chồng
mình. Cho dù không có hứng thú hoặc nhu cầu thì họ vẫn chiều theo ý chồng

để giữ gìn sự hòa thuận trong gia đình. Nghiên cứu đã không xem xét các
quan niệm và hành vi tình dục của nam giới để biết được rằng nam giới nghĩ
gì và cảm thấy như thế nào khi họ nhận ra vợ mình đang phải chịu đựng khi
quan hệ với chồng, đây chính là điểm then chốt để khám phá quá trình hình
thành và sự tồn tại của cưỡng bức tình dục trong hôn nhân.
Năm 2003, nghiên cứu của Phan Thị Thu Hiền về cưỡng bức tình dục
trong hôn nhân tại một vùng nông thôn của Quảng Trị đã cho thấy một bức
tranh tương đối rõ ràng về thực trạng của vấn đề này. Nghiên cứu đã chỉ ra
rằng bất bình đẳng giới là nguyên nhân gốc rễ của bạo lực và cưỡng bức tình
dục trong hôn nhân. Những nguyên nhân của vấn đề này được tìm hiểu bao
gồm: 1) các quan niệm văn hoá về nam tính và nữ tính đã ảnh hưởng đến mối
quan hệ quyền lực trong gia đình cũng như quan hệ tình dục giữa vợ và
chồng; 2) Sự hạn chế kiến thức về tình dục và sự thiếu cởi mở trong trao đổi
về tình dục giữa vợ và chồng. Các hậu quả của vấn đề cưỡng bức tình dục đối
với vợ, chồng cũng được đề cập đến trong nghiên cứu. Tuy nhiên nghiên cứu
được tập trung nhìn nhận dưới góc độ y tế nhiều hơn là góc độ xã hội và địa
bàn nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở một vùng nông thôn.
Luận văn thạc sỹ Nguyễn Thị Kim Dung


18
Năm 2006, nghiên cứu về Gia đình Việt Nam tại 6 tỉnh thành phố của
Việt Nam do Trung tâm Nghiên cứu Giới, Gia đình và Môi trường trong phát
triển phối hợp với Uỷ ban các Vấn đề xã hội của Quốc hội cũng đã cho thấy
hiện tượng cưỡng bức tình dục có xảy ra trong gia đình. Có tới gần 30% số
người được hỏi cho rằng trong cuộc sống vợ chồng có xảy ra chuyện “một
trong hai người không muốn mà vẫn phải chiều người kia”. Nghiên cứu đã
chỉ ra mực độ bạo lực tình dục trong gia đình, thực trạng về nhận thức của
cộng đồng đối với vấn đề này cũng như thái độ của vợ khi chồng có bạo lực
tình dục. Kết quả nghiên cứu này cho thấy phần nào bức tranh về hiện tượng

cưỡng bức tình dục trong hôn nhân xét từ quan điểm của các nhà xã hội học.
Tuy nhiên do đây là một nghiên cứu tổng hợp nên chưa các vấn đề lý giải
một cách cụ thể.
Ngoài các nghiên cứu trên, còn có nhiều bài viết về vấn đề cưỡng bức
tình dục trong hôn nhân cũng đã được đề cập trên các tạp chí chuyên ngành
(như tạp chí Xã hội học, Tạp chí Luật…), các báo cũng như trên mạng
Internet. Tuy nhiên những bài viết này phần lớn chỉ mang tính chất mô tả
thực trạng và chưa phân tích chi tiết về nguyên nhân gốc rễ cũng như đưa ra
được những giải pháp cụ thể.
2. PHƢƠNG PHÁP LUẬN
Luận văn được viết dựa trên cơ sở phương pháp luận là chủ nghĩa duy
vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng nhìn các hiện tượng xã hội trong mối
quan hệ nhân quả: mọi hiện tượng trong xã hội không tồn tại độc lập mà luôn
tương tác, ảnh hưởng lẫn nhau. Do đó, khi nghiên cứu hiện tượng, vấn đề xã
hội cần đặt chúng trong môi trường xác định, trong sự tương tác giữa hiện
tượng, vấn đề đó với hiện tượng, vấn đề khác.
Chủ nghĩa duy vật lịch sử nhìn các hiện tượng xã hội trong một quá
trình: mọi hiện tượng trong xã hội không tồn tại một cách bất biến mà luôn
luôn vận động, có sự hình thành, phát triển và tiêu vong. Do đó, khi nghiên
Luận văn thạc sỹ Nguyễn Thị Kim Dung


19
cứu một hiện tượng, vấn đề xã hội nào thì cần xem xét nó trong một quá trình
và đặt nó trong một giai đoạn lịch sử nhất định.
3. CƠ SỞ LÝ LUẬN
3.1. Các khái niệm được sử dụng trong luận văn
 Gia đình
Theo điều 8 luật “Hôn nhân và gia đình” của Quốc hội nước cộng hoà

xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X (kỳ họp thứ 7, ngày 09/06/2000) thì: “Gia
đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết
thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền
giữa họ với nhau”
Các nhà xã hội học đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về gia đình,
nhưng định nghĩa sau đây được sử dụng trong luận văn: “Gia đình là một
nhóm xã hội hình thành trên cơ sở các quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết
thống hoặc nuôi dưỡng tuy không có quan hệ máu mủ. Các thành viên trong
gia đình gắn bó với nhau về trách nhiệm và quyền lợi (kinh tế, văn hoá, tình
cảm ). Giữa họ có những ràng buộc có tính pháp lý được nhà nước thừa
nhận và bảo vệ, đồng thời có những quy định rõ ràng về quyền được phép và
những cấm đoán trong quan hệ tình dục giữa các thành viên gia đình”
4

 Bạo lực chống lại phụ nữ
Định nghĩa về bạo lực chống lại phụ nữ được chúng tôi sử dụng là định
nghĩa đang được sử dụng rất rộng rãi trên thế giới do Đại hội đồng Liên hiệp
quốc thông qua năm 1993, theo đó “ Bất kỳ một hành động bạo lực dựa trên
cơ sở giới nào dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến những tổn hại về thân thể,
tình dục hay tâm lý hay những đau khổ của người phụ nữ, bao gồm cả sự đe
dọa có những hành động như vậy, sự cưõng bức hoặc sự tước đoạt tự do một
cách tùy tiện, dù nó xảy ra ở nơi cộng cộng hay trong cuộc sống riêng tư”
(Liên Hiệp Quốc, 1993)
 Bạo lực gia đình

4
Chung Á- Nguyễn Đình Tấn, “Nghiên cứu xã hội học”. Nhà xuất bản Chính trị Quốc
gia Hà Nội- 1996, trang 190.
Luận văn thạc sỹ Nguyễn Thị Kim Dung



20
Bạo lực gia đình là các hành vi bạo lực xảy ra trong phạm vi gia đình,
đó là sự xâm phạm và ngược đãi về thân thể, tinh thần hay tình cảm giữa các
thành viên trong gia đình. Bạo lực gia đình là sự lạm dụng quyền lực, một
hành động sử dụng vũ lực nhằm hăm doạ hoặc đánh đập một người thân
trong gia đình để điều khiển hay kiểm soát người đó
5

 Bạo lực gia đình chống lại phụ nữ
Hình thức phổ biến nhất của sự ngược đãi phụ nữ trên thế giới là “bạo
lực gia đình” hay là sự ngược đãi về thân thể, tinh thần và /hoặc về tình dục
đối với người phụ nữ gây ra bởi những người bạn tình hay đàn ông thân thiết
của họ (Heise, 1994)
Theo nhận định của Tổ chức Y tế Thế giới năm 1998: “ Phần lớn bạo
lực chống lại phụ nữ xảy ra trong gia đình và người gây ra bạo lực luôn luôn
là nam giới, thường là người chồng/người tình hoặc chồng cũ/người tình cũ,
hay những người đàn ông quen biết của phụ nữ”
6

 Cƣỡng bức tình dục trong hôn nhân
Cưỡng bức tình dục trong hôn nhân có thể do chồng hoặc vợ gây ra.
Trong bài viết “Cưỡng ép tình dục trong hôn nhân” của tác giả Hoàng
Bá Thịnh, trong tạp chí Xã hội học số 4/2006, “cưỡng ép tình dục trong hôn
nhân” được hiểu phần lớn là chồng cưỡng hiếp vợ hay đôi khi được hiểu một
cách chuẩn hơn trong mối quan hệ giới: cưỡng hiếp vợ chồng. Cưỡng ép tình
dục trong hôn nhân được hiểu là những hành vi bạo lực về tình dục trong mối
quan hệ vợ chồng
7
.

Tuy nhiên dựa trên những kết quả nghiên cứu trên thế giới và ở Việt
Nam, trong khuôn khổ luận văn tôi chỉ tập trung nghiên cứu cưỡng bức tình

5
Hoàng Bá Thịnh, “Bạo lực giới trong gia đình Việt Nam và vai trò của truyền thông
đại chúng trong sự nghiệp phát triển phụ nữ”, Trung tâm nghiên cứu Giới- Gia đình và
Môi trường trong phát triển, Nhà xuất bản Thế giới 2005, trang 17.
6
Vũ Mạnh Lợi và cộng sự: “Việt Nam- Bạo lực trên cơ sở giới”. Hà nội, 11/1999,
trang 1.
7
Hoàng Bá Thịnh, “Cưỡng ép tình dục trong hôn nhân”, Tạp chí Xã hội học số 4 năm
2006, trang 59.
Luận văn thạc sỹ Nguyễn Thị Kim Dung


21
dục trong hôn nhân giữa vợ và chồng và người chồng là người gây ra, do đó
tôi sử dụng khái niệm cưỡng bức tình dục của Phan Thị Thu Hiền, theo đó
“Cưỡng bức tình dục trong hôn nhân được hiểu là: bất cứ hành vi nào của
người chồng dùng để làm cho vợ chấp nhận quan hệ tình dục với chồng khi
người vợ không hề mong muốn. Hành động ép buộc tình dục của người
chồng làm cho phụ nữ không có cơ hội từ chối, vì nếu họ từ chối thì họ sẽ
phải gánh chịu sự xâm hại về mặt thể chất hoặc tinh thần”
8
.
 Sức khỏe tình dục
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2002: Sức
khoẻ tình dục là trạng thái thoải mái về thể chất, cảm xúc, tâm thần và xã hội
liên quan đến tình dục; sức khoẻ tình dục không chỉ có nghĩa là không có

bệnh tật. Sức khoẻ tình dục đòi hỏi một cách tiếp cận tích cực và nghiêm túc
đối với tình dục và các mối quan hệ tình dục, những thú vui tình dục và
những trải nghiệm tình dục an toàn và không có ép buộc tình dục
9

 Bình đẳng giới
Theo điều 5, Luật Bình đẳng giới: “Bình đẳng giới là việc nam nữ có
vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của
mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về
thành quả của sự phát triển đó.”


 Định kiến giới
Theo điều 5, Luật Bình đẳng giới: “Định kiến giới là nhận thức, thái độ
và đánh giá thiên lệch, tiêu cực về đặc điểm, vị trí, vai trò và năng lực của
nam và nữ”
10

 Vai trò giới

8
Phan Thị Thu Hiền, “Cưỡng bức tình dục trong hôn nhân tại một vùng nông thôn Quảng
Trị”, Nhà Xuất bản Thế Giới, 2005 – Tr 16.
9
Định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới năm 2002 – />health/gender/sexual_health.html
10
Luật Bình đẳng giới, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, năm 2006.
Luận văn thạc sỹ Nguyễn Thị Kim Dung



22
Vai trò giới là các công việc mà phụ nữ và nam giới thực hiện với tư
cách là nam hay nữ
11

Các vai trò giới bao gồm:
+) Vai trò sinh sản, nuôi dưỡng: Bao gồm trách nhiệm sinh đẻ, nuôi
con và những công việc nhà cần thiết để duy trì và tái sản xuất sức lao động
(nó không chỉ bao gồm tái sản xuất sinh học mà còn có cả chăm lo. duy trì
lực lượng lao động hiện tại và lực lượng lao động trong tương lai)
+) Vai trò sản xuất: Bao gồm các công việc nhằm tạo ra thu nhập bằng
tiền hoặc hiện vật để tiêu dùng hoặc trao đổi. Ví dụ công việc đồng áng của
nhà nông, làm công nhân, làm thuê, buôn bán v.v
+) Vai trò cộng đồng: Bao gồm các công việc thực hiện ở ngoài cộng
đồng, nhằm phục vụ cho cuộc sống chung của mọi người. Ví dụ làm vệ sinh
đường làng ngõ xóm, quyên góp, vận động kế hoạch hoá gia đình, tham gia
Hội đồng Nhân dân
Các vai trò giới là trách nhiệm và hoạt động khác nhau mà nam giới và
phụ nữ phải đảm nhiệm trên thực tế ví dụ phụ nữ làm việc nhà, nam giới làm
quản lý. Vai trò về giới có thể thay đổi giữa nam và nữ.
12

2.1. Những lý thuyết được sử dụng trong luận văn
2.1.1. Lý thuyết xã hội hoá vai trò giới
Theo lý thuyết này, vai giới, tương quan giới là kết quả của quá trình
xã hội hoá cá nhân. Các cấu trúc hành vi, tình cảm và thái độ đặc thù cho mỗi
giới đã có sẵn trong xã hội trước khi đứa trẻ chào đời. Kể từ khi lọt lòng cho
đến lúc mất đi, con người không ngừng tiếp thu và làm theo các cấu trúc giới
đang tồn tại một cách khách quan. Trẻ em nam và trẻ em nữ bắt chước, học
tập các cách ứng xử theo khuôn mẫu quy định một cách tương ứng đối với

nam hay nữ.

11
Website của Uỷ ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ,
12
Tài liệu tập huấn Giới và Bình đẳng giới – Viện Sức khoẻ Sinh sản và Gia đình , 2007
Luận văn thạc sỹ Nguyễn Thị Kim Dung


23
Việc giáo dục vai giới theo mô hình “tam tòng tứ đức” là một ví dụ
điển hình của tác động văn hoá- xã hội và sự học hỏi đối với việc hình thành
vai giới của phụ nữ trong xã hội. Quan niệm giáo dục vai giới như vậy đã góp
phần hình thành tư tưởng “trọng nam khinh nữ” khá phổ biến trong không ít
gia đình và các cá nhân (cả nam lẫn nữ). Nhìn chung, lý thuyết này nhấn
mạnh yếu tố tâm lý- xã hội (bắt chước; giáo dục) của sự phát triển vai giới và
quan hệ giới.
Lý thuyết xã hội hoá vai trò giới được vận dụng trong luận văn để giải
thích nguyên nhân dẫn đến hiện tượng cưỡng bức tình dục trong hôn nhân, bổ
sung thêm cho cách giải thích theo mô hình sinh thái. Cưỡng bức tình dục
trong hôn nhân là một hình thức của bạo lực gia đình – một biểu hiện của sự
bất bình đẳng về quyền lực trong gia đình. Bạo lực gia đình là một hành vi
thu nhận được thông qua quan sát và giao tiếp với cá nhân và các thiết chế xã
hội. Các hành vi cũng như những động cơ ngầm ẩn bên trong thủ phạm như:
chống lại ai? làm như thế nào? ở đâu? khi nào? đều do học hỏi mà có. Bạo
lực gia đình nói chung, cưỡng bức tình dục trong hôn nhân nói riêng và sự
ủng hộ cho hành vi này đã được thủ phạm học hỏi qua quan sát trực tiếp
trong cộng đồng hoặc từ chính những người thân trong gia đình mình như bố
hoặc anh/ em trai hay bạn bè. Về phía nạn nhân, lý thuyết này có ý nghĩa
trong việc giải thích sự chịu đựng sống trong bạo lực của nạn nhân. Sự nhẫn

nhịn đó chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực
trong gia đình và cưỡng bức tình dục trong hôn nhân. Ngoài ra, lý thuyết xã
hội hoá vai trò giới còn góp phần giải thích hậu quả đối với trẻ em khi chúng
sống trong môi trường bạo lực tại chính ngôi nhà mình.


2.1.2. Mô hình sinh thái
13

Các nhà nghiên cứu đang ngày càng có xu hướng sử dụng "Khung sinh
thái học" “hay mô hình sinh thái” để tìm hiểu sự tác động, ảnh hưởng lẫn

13
Population Report, Series L, Number 11, 1999, trang 8
Luận văn thạc sỹ Nguyễn Thị Kim Dung


24
nhau của các nhân tố cá nhân, hoàn cảnh và văn hoá-xã hội với nguyên nhân
của bạo lực. Trong mô hình này, bạo lực gia đình là do sự tác động lẫn nhau
của các nhân tố ở các cấp độ khác nhau của môi trường xã hội




















Mô hình này gồm 4 vòng tròn đồng tâm. Vòng tròn trong cùng mô tả
nhân tố sinh học và lịch sử cá nhân mà mỗi cá nhân thể hiện trong hành vi
của mình.
Vòng tròn thứ hai mô tả bối cảnh trực tiếp mà trong đó bạo lực xảy ra -
thường là gia đình hay các mối quan hệ thân quen
Xã hội
Cộng
đồng
Gia đình
Cá nhân
thủ phạm
 Các chuẩn
mực thừa
nhận quyền
kiểm soát
của nam giới
đối với phụ
nữ
 Sự chấp
nhận bạo

lực như là
một cách để
giải quyết
mâu thuẫn
 Quan điểm
nam giới có
quyền thống
trị, kiêu
hãnh và
hung hãn
 Các vai trò
giới cứng
nhắc


 Sinh ra là
nam giới
 Chứng
kiến bạo
lực gia
đình khi
còn là đứa
trẻ
 Không có
cha hoặc
bị cha chối
bỏ
 Bị lạm
dụng khi
còn là một

đứa trẻ
 Uống
rượu
 Nghèo đói,
tình trạng,
điều kiện kin
tế-xã hội
thấp
 Có liên quan
đến các
nhóm tội
phạm
 Tình trạng
đơn độc của
phụ nữ và
gia đình
 Mâu thuẫn
vợ chồng
 Nam giới
kiểm soát tài
sản và ra
quyết định
trong gia
đình.
Luận văn thạc sỹ Nguyễn Thị Kim Dung


25
Vòng tròn thứ ba mô tả cấu trúc xã hội và thiết chế xã hội, chính thức
và không chính thức, mà trong đó các mối quan hệ gắn vào đó như: mối quan

hệ xóm giềng, nơi làm việc, mạng lưới xã hội và nhóm có chung một đặc
điểm nào đó – nhóm đồng đẳng (ví dụ như nhóm đồng nghiệp, đồng trang
lứa )
Vòng tròn ngoài cùng mô tả môi trường kinh tế và xã hội bao gồm cả
những chuẩn mực văn hoá.
Những nghiên cứu diện rộng cho thấy có một số nhân tố ở mỗi cấp độ
có thể làm gia tăng nguy cơ bạo lực của người chồng với người vợ.
 Cấp độ cá nhân bao gồm: bị lạm dụng hoặc từng chứng kiến bạo
lực gia đình khi còn là một đứa trẻ, không có cha hoặc bị cha chối bỏ,
thường xuyên uống rượu.
 Ở cấp độ gia đình và các mối quan hệ thân quen, các nghiên cứu
lát cắt văn hoá đã chỉ ra sự kiểm soát của cải, việc ra các quyết định trong
gia đình và mâu thuẫn vợ chồng là những nhân tố nguy cơ dẫn đến bạo
lực.
 Ở cấp độ cộng đồng, các nhân tố như: tình trạng đơn độc của
phụ nữ, thiếu sự giúp đỡ của xã hội, sự liên kết của các nhóm nam giới …
đã dung túng và hợp thức hoá bạo lực do nam giới gây ra dự báo sự gia
tăng của tình trạng bạo lực
 Ở cấp độ xã hội, các nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng bạo
lực gia đình phổ biến nhất ở những nơi các vai trò giới được xác định một
cách cứng nhắc và bị ép phải tuân theo và ở những nơi mà quan niệm về
nam tính gắn liền với tính ngoan cố, danh dự đàn ông và sự thống trị.
Các chuẩn mực văn hoá khác có liên hệ với bạo lực bao gồm: sự nhẫn
nhịn chịu đựng sự ngược đãi về thể xác của phụ nữ và trẻ em, chấp nhận bạo
lực như là một biện pháp để dàn xếp mối bất hoà cá nhân và quan điểm cho
rằng nam giới có "quyền sở hữu" đối với phụ nữ.
14


14

Population Report, Series L, Number 11, 1999, trang 8

×