Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP ĐẾN VĂN HÓA GIA ĐÌNH TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.13 KB, 11 trang )

1

TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP ĐẾN VĂN HÓA GIA ĐÌNH
TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM HIỆN NAY
VÕ VĂN DŨNG
PHẠM THỊ PHƯƠNG THẢO

Tóm tắt
Quá trình hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay đã và đang tác động không nhỏ
đến văn hóa gia đình truyền thống. Sự biến đổi này đã tạo điều kiện cho gia đình
truyền thống Việt Nam hội nhập, phát triển; nhưng mặt khác lại làm lung lay những
truyền thống tốt đẹp vốn có của gia đình. Như vậy, quá trình hội nhập đã đặt văn hóa
gia đình truyền thống Việt Nam trước nhiều thách thức và phải lựa chọn một khuôn
mẫu phù hợp với sự phát triển của thế giới. Khuôn mẫu đó vừa mang giá trị truyền
thống tốt đẹp vốn có của dân tộc, vừa tiếp thu được những nét mới mang tính tiến bộ
của nhân loại.
Abstract
THE EFFECTS OF INTEGRATION PROCESS TO THE CULTURE OF
TRADITIONAL VIETNAMESE FAMILY TODAY
The process of international integration in Vietnam nowadays has a significant impact
on the culture of the traditional family. This change has created a great opportunity for
Vietnamese traditional family in integration, development. On the other hand it has shaken the
fine traditions of family. Thus, the integration process has placed the culture of traditional
Vietnamese family into many challenges ahead and require it to choose a suitable template for
the development of the world. That pattern both has good traditional values of the nation and
requires new features progressive nature of humanity.

Keyword- Từ khóa
Effects- Tác động
Integration- Thách thức
Culture- Văn hóa




2

Traditional families- Gia đình truyền thống
Change- Thay đổi
Relationships- Các mối quan hệ
NỘI DUNG
1. Những nhân tố khách quan của quá trình hội nhập tác động đến văn hóa
gia đình truyền thống Việt Nam hiện nay
Quá trình xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay cần phải nghiên cứu sự tác động
chính đến gia đình truyền thống nhằm góp phần vào mục tiêu “xây dựng gia đình ấm
no, tiến bộ, hạnh phúc, thực sự là tế bào lành mạnh của xã hội, là môi trường quan
trọng, trực tiếp giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách”1.
Có thể khẳng định rằng, quá trình hội nhập hiện nay thì gia đình vừa đóng vai trò
là chủ thể để chi phối xã hội, vừa trở thành khách thể chịu sự tác động của xã hội. Sự
tác động đó được thể hiện ở các mặt như:
Tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đã tạo ra nhiều cơ hội và điều kiện để gia đình truyền thống Việt
Nam phát triển. Tuy nhiên, nó cũng đặt gia đình truyền thống Việt Nam trước nhiều
khó khăn, thách thức. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã làm thay đổi cuộc sống, các
giá trị, các chuẩn mực truyền thống vốn có của gia đình Viêt Nam và hình thành nên
một hệ thống giá trị chuẩn mực mới. Như vậy, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã
chuyển kinh tế gia đình tự túc tự cấp sang kinh tế hàng hóa. Quá trình chuyển đổi này
đã làm biến đổi quá trình sản xuất và lối sống của gia đình truyền thống Việt Nam.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã làm cho cơ cấu, quy mô, các mối quan hệ và chức
năng của gia đình thay đổi. Sự thay đổi đó đã làm xuất hiện nhiều kiểu, loại gia đình
khác nhau như gia đình đồng giới, gia đình ghép đôi, gia đình một mẹ một con, v.v.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã hình thành nên lối sống mới ở gia đình Việt Nam, lối
sống mới này đã làm cho chế độ gia trưởng mất dần thay vào đó là sự giải phóng cá nhân

mà ở đó con người có nhiều sự lựa chọn sao cho phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng, lối
sống của họ.
1

Đảng Cộng Sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà
Nội, tr. 77.


3

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã làm cho cá nhân được giải phóng, vai trò, vị
thế của người phụ nữ đã dần được khẳng định trong gia đình và ngoài xã hội, kinh tế
gia đình cũng đã có sự thay. “Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã tạo điều kiện
cho mỗi cá nhân phát huy được tính sáng tạo, tìm tòi trong việc tạo ra những giá trị
mới phù hợp với điều kiện của xã hội”2. Tuy nhiên, công nghiệp hóa, hiện đại hóa
cũng đặt gia đình trước những thách thức mới như; áp lực công việc, tính không bền
vững của hôn nhân, sự phân hóa giàu nghèo giữa các gia đình, v.v…
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã tạo ra áp lực công việc, nhu cầu làm việc để
nuôi sống bản thân và gia đình đã làm cạn kiệt thời gian dành cho việc chăm sóc gia
đình, tạo ra sự bất bình đẳng mới trong gia đình như bất bình đẳng về công việc nội
trợ, giáo dục con cái; bạo lực về tình dục, v.v. Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện
đại hóa mọi hoạt động của con người đều tập trung vào công việc, thu nhập, giáo dục
và các hoạt động khác dẫn đến động chăm sóc các thành viên gia đình bị bỏ quên hoặc
chỉ dành rất ít thời gian. Đối tượng bị lãng quên là những người sống phụ thuộc như
trẻ em, người già, người đau ốm. Hội nhập đã làm cho người phụ nữ dần được giải
phóng khỏi vai trò người nội trợ trong gia đình, tham gia bình đẳng với nam giới vào
các hoạt động kiếm thu nhập nhưng mặt trái của nó mang lại cũng là vấn đề cần phải
quan tâm như sự chăm sóc gia đình thường được giao cho người giúp việc hoặc phó
mặc cho nhà trường. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tính không bền
vững của hôn nhân.

Trong quan niệm của gia đình truyền thống của người Việt Nam thì trai gái đến
tuổi phải lập gia đình và phải sinh con. Tuy nhiên, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đã làm cho một số người không muốn kết hôn, không muốn sinh con. Vì họ muốn
dành toàn bộ thời gian, công sức và trí tuệ cho công việc chuyên môn, sáng tạo và đáp
ứng những nhu cầu. Chúng ta có thể thấy rõ vấn đề này thông qua các hiện tượng xã hội
như: hiện nay ngày càng có nhiều phụ nữ chọn lối sống độc thân để không vướng bận vào
công việc gia đình; các hình thức chung sống như sống thử, hôn nhân theo hợp đồng, gia
đình không con, gia đình đồng tính luyến ái, v.v tăng nhanh. Do vậy, hiện nay gia đình
2

Võ Văn Dũng- Võ Tú Phương (2013), Xây dựng gia đình Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Tạp chí Văn hóa
Nghệ thuật, Số 352, tr. 40.


4

truyền thống đang bị tác động bởi quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sự tác động
này có cả hướng tích cực lẫn tiêu cực. Do vậy việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa
gia đình truyền thống Việt Nam là một tất yếu.
Sự tác động của công cuộc đổi mới đất nước đến gia đình truyền thống Việt
Nam. Công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng tại Đại hội Đảng
Cộng sản Việt Nam lần thứ VI, tháng 12 năm 1986 với nội dung đổi mới là một sự
nghiệp cách mạng to lớn, toàn diện và sâu sắc nhằm thực hiện mục tiêu “Dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh” tiến bước vững chắc lên chủ nghĩa
xã hội. Thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc 28 năm qua chứng minh
đường lối đổi mới của Đảng ta là đúng đắn, phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Đường
lối đổi mới đã mang lại sự phát triển cho đất nước, trong đó có yếu tố gia đình. Công
cuộc đổi mới không chỉ làm cho đời sống vật chất, đời sống tinh thần của cá nhân và
gia đình được nâng cao, mà còn tạo ra điều kiện thuận lợi gia đình phát huy vai trò
của mình đối với xã hội. Việc phát huy vai trò của gia đình được thể hiện rõ nét nhất

trong lĩnh vực kinh tế. Dưới sự tác động mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, nhiều
giá trị văn hóa truyền thống trong gia đình Việt Nam đang có những vận động và biến
đổi, trách nhiệm của cá nhân, nhân cách mỗi người được nâng lên. Sự đổi mới đã làm
cho con người khắc phục dần tư duy cảm tính tiến đến tư duy lý tính, lành mạnh. Đất
nước đổi mới đã kích thích tăng năng suất lao động, sự tìm tòi, sáng tạo của cá nhân
luôn được khuyến khích. Từng bước hình thành nhân cách tự chủ, đủ bản lĩnh, năng
động, thích nghi và sáng tạo. Bên cạnh đó quá trình mở cửa cũng tác động mạnh mẽ
đến đời sống gia đình truyền thống Việt Nam, đặt gia đình trước những thử thách,
sóng gió như: các mối quan hệ truyền thống trong gia đình vốn tốt đẹp và bền vững
ngày càng trở nên lỏng lẻo; nhiều quan điểm, cách sống, lối sống, lệch chuẩn đang
xuất hiện; xu hướng chạy theo lối sống thực dụng, sùng bái đồng tiền, đề cao lợi ích cá
nhân, v.v dẫn đến tình trạng con cháu bất hiếu với ông bà, cha mẹ; vợ chồng bất hòa,
bạo lực thường xuyên diễn ra; anh em từ nhau, v.v. Tất cả các vấn đề đó đang đẩy lùi
các giá trị vốn có của gia đình truyền thống Việt Nam như: tình thương, sự bao dung,
lòng nhân ái, sự chia sẻ, v.v.
Sự tác động của quá trình hội nhập văn hóa đến gia đình truyền thống Việt Nam


5

hiện nay. Quá trình giao lưu văn hóa đã làm cho văn hóa gia đình có những biến đổi
nhất định, có những nét văn hóa tốt đẹp vốn có của gia đình đang dần bị lãng quên, nó
được biểu hiện rõ nét trong những vấn đề như: quan hệ ứng xử giữa vợ chồng; trong
quan niệm về hôn nhân; trong giáo dục con cái, v.v.
Trong gia đình truyền thống Việt Nam, mối quan hệ giữa vợ chồng là mối quan
hệ mang tính nền tảng cho sự ổn định và phát triển gia đình. Việc cân bằng mối quan
hệ này là một yếu tố quyết định để giữ vững hạnh phúc gia đình. Nếu như trước đây
người chồng có vai trò quyết định mọi việc, còn người vợ chỉ có vai trò tham khảo; thì
đến nay ở các thành phố lớn quyền quyết định mọi việc trong gia đình đến việc đối
nội, đối ngoại có xu hướng cân bằng. Việc nội trợ và giáo dục con cái trước đây

thường được giao cho người phụ nữ thì hiện nay được người chồng đã bắt đầu có sự
chia sẻ, v.v. Sự biến đổi này cho thấy quá trình hội nhập đã có những tác động tích cực
đến văn hóa gia đình.
Hôn nhân được coi là điều hệ trọng trong đời của mỗi con người. Nếu như trước
đây cho rằng việc hôn nhân là do cha mẹ sắp đặt, cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy thì đến
nay việc tiến tới hôn nhân được xác lập bằng một quá trình tìm hiểu, yêu nhau và đi
đến việc quyết định kết hôn. Như vậy việc hôn nhân được xuất phát từ tinh thần tự
nguyện của cá nhân khi đã trưởng thành. Sau khi kết hôn, giới trẻ hiện nay có xu
hướng ra ở riêng để tự lập để thoát khỏi sự phụ thuộc vào gia đình, v.v. Đây là xu
hướng tiến bộ, nhưng bên cạnh đó cũng xuất hiện một số hạn chế nhất định như: xu
hướng sống thử trước hôn nhân có xu hướng gia tăng, “chúng tôi đã tiến hành khảo sát
100 sinh viên hệ cao đẳng và đại học năm thứ 2 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa về tình
trạng sống thử trước hôn nhân, kết quả thu được 13,8% sinh viên cho rằng, họ đã có
quá trình sống thử”3; xu hướng ly hôn gia tăng làm ảnh hưởng nhận thức, tình cảm,
quan niệm, lối sống của con cái; Sự tự lâp thái quá của thế hệ trẻ đang đẩy một bộ
phận không nhỏ người già đến tình trạng cô đơn trong cuộc sống; thực trạng yêu
cuồng sống vội, kết hôn theo lối thực dụng đã và đang làm suy thoái truyền thống tốt
đẹp văn hóa gia đình vốn có.
3

Theo nguồn của nhóm tác giả nghiên cứu về “văn hóa phương đông và ý nghĩa của nó đối với việc giáo dục đạo đức cho
sinh viên trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa”.


6

Việc giáo dục con cái theo hình thức áp đặt vào khuôn phép mà không căn cứ
vào nhu cầu và nguyện vọng của con cái trước đây đang dần bị đẩy lùi và thay vào đó
là giáo dục theo hướng chia sẻ, tôn trọng, bình đẳng, nêu gương, v.v. Tuy nhiên, việc
giáo dục con cái không phải nơi nào cũng giống nhau; nếu như ở một số thành phố lớn

các bậc cha mẹ giáo dục con cái theo xu hướng gợi mở thì ở vùng sâu, vùng xa quan
niệm giáo dục con cái theo xu hướng gia trưởng vẫn còn tồn tại. Có thể thấy rằng, văn
hóa hội nhập đã tác động đến gia đình truyền thống Việt Nam theo nhiều xu hướng
khác nhau. Trong những năm gần đây kiểu gia đình biến đổi theo xu hướng: kiểu gia
đình hạt nhân tiếp tục chiếm số đông, kiểu gia đình mở rộng giảm và gia đình một thế
hệ tăng, đồng thời ngày càng xuất hiện những hộ độc thân. Sự tác động đó không chỉ
cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho cá nhân và gia đình, mà còn tạo ra những
điều kiện thuận lợi phát huy vai trò của gia đình đối với sự phát triển của xã hội. Tuy
nhiên, vẫn còn đó những bất cập mà chúng ta cần phải quan tâm.
2. Nhân tố chủ quan của quá trình hội nhập tác động đến văn hóa gia đình
truyền thống Việt Nam hiện nay
Sinh thời Hồ Chí Minh rất quan tâm đến gia đình vì theo Người “nhiều gia đình
cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới
tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình”4. Quan điểm đó được Đảng và Nhà nước kế thừa
và phát huy. Vấn đề này được thể hiện qua các chủ trương, chính sách của Đảng.
Trong văn kiện Đại hội VII của Đảng nhấn mạnh “gia đình là tế bào của xã hội, là cái
nôi thân yêu nuôi dưỡng cả đời người, là môi trường quan trọng giáo dục nếp sống và
hình thành nhân cách. Các chính sách của nhà nước phải chú ý tới xây dựng gia đình
ấm no, hòa thuận tiến bộ, nâng cao ý thức và nghĩa vụ gia đình đối với mọi lớp
người”5. Do vậy, đời sống vật chất và văn hóa gia đình đã được cải thiện, nhiều hộ gia
đình ở nông thôn đã xây được nhà cửa khang trang và sắm sửa những tiện nghi sinh
hoạt. Phát triển đa dạng các hình thức sở hữu, việc ban hành bộ luật đầu tư nước
ngoài nhằm khuyến khích các nhà tư bản đầu tư vốn và kỹ thuật vào nước ta đã phát
triển nhanh chóng công nghiệp, giải quyết số lượng lớn việc làm cho người lao động,
4

Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 9, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 523.

5


Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb. Sự thật, Hà Nội, tr 13


7

thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra nhanh chóng. Những thay
đổi này góp phần thay đổi các quy tắc của chuẩn mực gia đình truyền thống trong
quan hệ gia đình. Nghị quyết của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng
sản Việt Nam nhấn mạnh: “Tiếp tục kiềm chế tốc độ tăng dân số, phấn đấu đạt chỉ tiêu
về dân số trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001 – 2010. Chú trọng
nâng cao chất lượng dân số và phân bố dân cư hợp lý giữa các vùng; xây dựng các qui
hoạch và chính sách thích hợp nhằm đáp ứng xu thế chuyển dịch cơ cấu dân số ở nông
thôn và thành thị. Đưa công tác dân số, gia đình và trẻ em ở các cấp đi vào nề nếp, vào
từng gia đình, có chiều sâu và mang tính bền vững” 6. Mục tiêu của chính sách dân số
mà Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X là xây dựng gia đình bình đẳng, ít con, khỏe
mạnh no ấm, tiến bộ và hạnh phúc, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của nhân
dân. Đây là chủ trương hết sức thiết thực nhằm giúp các thành viên trong gia đình có
nhiều thời gian cho công việc, chuyên môn và hưởng thụ các giá trị văn hóa tinh thần,
đặc biệt là nâng cao được quyền bình đẳng cho phụ nữ.
Đảng ta luôn nhất quán tư tưởng chiến lược “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” 7.
Giáo dục là mục tiêu và nhiệm vụ chủ yếu trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực có
đầy đủ năng lực và phẩm chất, thực sự trung thành với lý tưởng của Đảng và của dân
tộc trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tư tưởng chiến lược về giáo dục của
Đảng ta cho thấy trong quá trình xây dựng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta cần đặc biệt tập trung đến vấn đề giáo dục đào tạo
con người. Đó không chỉ là vấn đề mang tính lý luận, mà còn mang ý nghĩa thực tiễn
sâu sắc. Chính sách giáo dục có ảnh hưởng lớn đến việc xây dựng gia đình. Mục tiêu
của chính sách giáo dục là phải kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và địa
phương cư trú. Nhà nước đã đưa ra nhiều chính sách giáo dục như: phổ cập tiểu học
không mất tiền, miễn giảm học phí cho những học sinh-sinh viên gia đình chính sách và

gia đình khó khăn, mở rộng các hệ đào tạo, các loại hình đào tạo nhằm thu hút mọi
người tham gia học tập nhằm nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ. Trong những năm qua
Đảng và Nhà nươc luôn tích cực tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế thông qua
6

Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 125.

7

Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb. Sự thật, Hà Nội, tr 96


8

việc ký kết và cam kết thực hiện nhiều văn bản liên quan đến luật pháp quốc tế về
quyền phụ nữ và quyền trẻ em. Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ban
hành đã tác động sâu sắc đến gia đình truyền thống Việt Nam.
Để các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước thực thi một cách có hiệu
quả thì phải có quy định của pháp luật. Luật Hôn nhân và gia đình là bộ luật căn bản,
có ảnh hưởng toàn diện, trực tiếp nhất đến đời sống gia đình. Năm 2000, Quốc hội
nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 9 tháng 06
năm 2000 và chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2001, có tất cả 13
chương và 110 điều, trong đó nhấn mạnh vai trò, nhiệm vụ của Luật Hôn nhân và gia
đình trong việc xây dựng gia đình: “Luật hôn nhân và gia đình có nhiệm vụ góp phần
xây dựng, hoàn thiện và bảo vệ hôn nhân gia đình tiến bộ, xây dựng chuẩn mực pháp
lý cho các ứng xử của các thành viên trong gia đình, kế thừa và phát huy truyền thống
đạo đức tốt đẹp của gia đình Việt Nam, nhằm xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng,
tiến bộ, hạnh phúc, bền vững”8. Luật Hôn nhân và gia đình đã nêu cao sự tự do về giới,
về tinh thần tự nguyện trong quan hệ hôn nhân và xóa bỏ những quan niệm lạc hậu, hũ
tục trước đây để từ đó xây dựng nên gia đình bình đẳng, tự nguyện, tiến bộ và văn

minh góp phần to lớn vào sự nghiệp đổi mới đất nước. Bên cạnh đó còn có Luật
bình đẳng giới; Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; Luật phòng, chống bạo lực
gia đình, v.v…
Sự tác động của chính trị, tư tưởng. Thông qua các cuộc vận động xây dựng gia
đình văn hóa, lấy xây dựng gia đình văn hóa làm nền tảng để xây dựng một xã hội tiến
bộ, lành mạnh, từng bước đẩy lùi tệ nạn xã hội. Các sở, ngành, đoàn thể và địa phương
đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, trong đó có việc thành lập các mô hình câu lạc
bộ gia đình hạnh phúc, hội, tổ chức, các lớp bồi dưỡng kiến thức hôn nhân gia đình,
v.v với các khẩu hiệu như “Ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo, anh em
thuận hoà, vợ chồng nhân ái” mang đậm nét truyền thống của gia đình Việt Nam.
Khuyến khích, động viên các thành viên trong gia đình sống có trách nhiệm và tích
cực tham gia các hoạt động xã hội. Công tác chính trị tư tưởng đã góp phần vào việc
phòng chống bạo lực gia đình, xóa đói giảm nghèo.
8

. Lê Minh (2000), Gia đình và phát triển phụ nữ, Nxb. Lao động, Hà Nội, tr.8.


9

3. Kết luận
Hồ Chí Minh cho rằng “hạt nhân của xã hội là gia đình. Chính vì muốn xây dựng
chủ nghĩa xa hội mà phải chú ý hạt nhân cho tốt” 9. Như vậy, việc gìn giữ các giá trị văn
hóa truyền thống trong mỗi gia đình chính là góp phần bảo tồn, phát huy văn hóa dân
tộc. Trong quá trình hội nhập bên cạnh việc tác động tích cực đến văn hóa gia đình
truyền thống thì vẫn còn đó những vấn đề đặt ra cần giải quyết kịp thời. Đó là vấn đề
về cấu trúc, chức năng và vai trò của gia đình; khoảng cách giàu nghèo ngày càng
tăng; sự tan vỡ nhanh chóng của nhiều gia đình trẻ; sự xuất hiện lối sống thực dụng,
ích kỷ, đòi hỏi tự do cá nhân, v.v… đã và đang phá vỡ những giá trị đạo đức tốt đẹp
vốn có của gia đình truyền thống. Do vậy, việc nghiên cứu sự tác động của quá trình

hội nhập để giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá tốt đẹp của gia đình Việt Nam
hiện nay là yêu cầu bức thiết của toàn xã hội. Để làm được điều đó trước hết chúng ta
cần phải có phương hướng cụ thể; đồng thời có những giải pháp thiết thực nhằm phát
huy được truyền thống tốt đẹp vốn có của gia đình Việt Nam, nhưng cũng phải tiếp
thu có chọn lọc những giá trị của văn hóa gia đình trên thế giới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Võ Văn Dũng- Võ Tú Phương (2013), Xây dựng gia đình Việt Nam thời kỳ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, Số 352.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII,
Nxb. Sự thật, Hà Nội.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
4. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI,
Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, tr. 77.
5. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 9, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
6. Lê Minh (2000), Gia đình và phát triển phụ nữ, Nxb. Lao động, Hà Nội.

9

Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 523.


10

7. Theo nguồn của nhóm tác giả nghiên cứu về “văn hóa phương đông và ý nghĩa của
nó đối với việc giáo dục đạo đức cho sinh viên trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa”.


11


THÔNG TIN TÁC GIẢ
1. Võ Văn Dũng, học vị ThS, trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Nha
Trang, 52 Phạm Văn Đồng, phường Vĩnh Hải, Tp Nha Trang, Khánh Hòa.
Điện thoại 0948 666 159
Email:
3. Phạm Thị Phương Thảo, học vị Cử nhân, trường mầm non Võ Trứ, phường Phước
Tiến, tp. Nha Trang, Khánh Hòa.



×