Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

Ứng dụng kỹ thuật quản lý rủi ro trong công tác tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ hải quan đối với hàng nhập khẩu kinh doanh tại cục hải quan hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (443.67 KB, 61 trang )

Học viện tài chính

Luận văn tốt nghiệp

LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các số
liệu kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình
thực tế của đơn vị thực tập

Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Anh

Luận văn tốt nghiệp

Nguyễn Thị Anh


Học viện tài chính

Luận văn tốt nghiệp

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN...............................................................................................i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT................................................................v
1.Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................3
5. Kết cấu luận văn............................................................................................3
CHƯƠNG 1.......................................................................................................4
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÍ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG


HẢI QUAN.......................................................................................................4
1.1. Khái quát chung về quản lý rủi ro và kỹ thuật quản lý rủi ro trong hoạt
động hải quan....................................................................................................4
1.1.1. Khái niệm................................................................................................4
1.1.2. Lợi ích của việc ứng dụng kỹ thuật QLRR trong hoạt động hải quan....5
Có thể thấy các kỹ thuật QLRR đang ngày càng đem lại những hiệu quả thiết
thực đối với cả cơ quan hải quan và doanh nghiệp. Từ đó có thể có một cái
nhìn rõ hơn về mục tiêu tạo thuận lợi thương mại. Những lợi ích đó được thể
hiện như sau:......................................................................................................5
1.2. Kỹ thuật quản lý rủi ro...............................................................................7
1.2.2.2. Hồ sơ doanh nghiệp:...........................................................................12
2.1.3. Cơ cấu tổ chức.......................................................................................22
2.1.3.1. Cơ cấu chung của Cục........................................................................22
2.1.3.2. Cơ cấu tổ chức phịng QLRR.............................................................24
2.2. Tình hình hoạt động chung tại Cục Hải quan Hà Nội..............................24
2.2.1. Kết quả đạt được....................................................................................24
2.3. Tình hình triển khai ứng dụng kỹ thuật quản lý rủi ro trong công tác tiếp
nhận và kiểm tra hồ sơ Hải quan đối với hàng nhập khẩu kinh doanh tại Cục
Hải quan Hà Nội..............................................................................................26
2.3.1. Kết quả đạt được....................................................................................26
2.3.1.1. Tình hình áp dụng quy trình Quản lý rủi ro......................................27

Luận văn tốt nghiệp

Nguyễn Thị Anh


Học viện tài chính

Luận văn tốt nghiệp


Dựa theo quy trình quản lý rủi ro của WCO và để phù hợp với tình hình thực
tiễn của Việt Nam, Tổng cục Hải quan đã ra quyết định số 35/2009/QĐTCHQ quy định về áp dụng quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan đối với hàng
hóa xuất khẩu,nhập khẩu thương mại, trong đó có quy định về quy trình quản
lý rủi ro áp dụng cho Hải quan Việt Nam.......................................................27
Theo quyết định 35/2009/QĐ-TCHQ, quy trình quản lý rủi ro đang được thực
hiện theo 4 bước: Thu thập thông tin, xác định rủi ro; Phân tích, đánh giá rủi
ro, Xử lý rủi ro;Theo dõi, kiểm tra và điều chỉnh, bổ sung nội dung, chương
trình áp dụng quản lý rủi ro.............................................................................27
Quy trình quản lý rủi ro và mối quan hệ giữa các bước được thể hiện như sau:
.........................................................................................................................28
2.3.1.4. Tình hình kiểm tra hải quan đối với hàng nhập khẩu kinh doanh......30
2.3.1.5. Tình hình vi phạm pháp luật hải quan và chấp hành pháp luật của
doanh nghiệp...................................................................................................31
2.3.1.6. Tổ chức bộ máy và cơ chế hoạt động liên quan ứng dụng kỹ thuật
QLRR..............................................................................................................32
2.3.1.7. Về công tác tổ chức triển khai kỹ thuật QLRR tại Cục Hải quan Hà
Nội:..................................................................................................................32
2.3.1.8 Về công tác thu thập thông tin QLRR.................................................33
2.3.1.9. Về ứng dụng CNTT phục vụ kỹ thuật QLRR :..................................33
2.3.1.10. Về công tác nâng cao năng lực quản lý rủi ro cho cán bộ công chức
thuộc Cục hải quan Hà Nội.............................................................................34
2.3.2 Những hạn chế cịn tồn tại.....................................................................34
2.3.2.1. Cơng tác tổ chức thực hiện ứng dụng kỹ thuật QLRR :.....................34
2.3.2.2 Tình hình phân luồng tờ khai :............................................................35
2.3.2.3. Tình hình chuyển luồng :....................................................................36
2.3.2.4. Tình hình kiểm tra hồ sơ hải quan:.....................................................36
2.3.2.5. Cơng tác thu thập, cung cấp, xử lý thông tin hỗ trợ ứng dụng kỹ thuật
QLRR tại Cục :................................................................................................37
2.3.2.6. Ứng dụng CNTT phục vụ kỹ thuật QLRR :.......................................37

2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế...........................................................38
2.3.3.1 Nguyên nhân khách quan....................................................................38
Luận văn tốt nghiệp

Nguyễn Thị Anh


Học viện tài chính

Luận văn tốt nghiệp

2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan :.....................................................................40
3. 1 Phương hướng và mục tiêu phát triển ứng dụng kỹ thuật quản lý rủi ro tại
Cục Hải quan Hà Nội .....................................................................................42
Từ những thực trạng ứng dụng kỹ thuật QLRR trên Cục Hải quan Hà Nội đã
xác định được những mục tiêu trong thời gian tới và các giải pháp cụ thể cần
thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng kỹ thuật Quản lý rủi ro trong
công tác tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ hải quan đối với hàng nhập khẩu kinh
doanh nói riêng cũng như đối với toàn bộ nghiệp vụ hải quan trong toàn đơn
vị nói chung.....................................................................................................42
3.1.1. Phương hướng phát triển và nhiệm vụ..................................................42
3.1.2. Mục tiêu trước mắt (giai đoạn 2013- 2015):.........................................43
3.1.3. Mục tiêu lâu dài (đến năm 2020 và những năm tiếp theo) :..................44
3.2. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng kỹ thuật Quản lý rủi ro
trong công tác tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ Hải quan đối với hàng nhập khẩu
kinh doanh tại Cục Hải quan Hà Nội..............................................................44
3.2.1. Từng bước áp dụng Chiến lược Quản lý rủi ro :...................................44
3.2.5. Nâng cao chất lượng, hiệu quả ứng dụng kỹ thuật QLRR, giảm tỷ lệ
kiểm tra hải quan:............................................................................................47
3.3.2. Nâng cấp cơ sở hạ tầng, CNTT và trang bị các công cụ, thiết bị kỹ thuật

phục vụ kiểm tra, kiểm soát hải quan..............................................................52
3.3.3 Tăng cường hợp tác quốc tê về ứng dụng kỹ thuật QLRR:....................53
KẾT LUẬN.....................................................................................................54

Luận văn tốt nghiệp

Nguyễn Thị Anh


Học viện tài chính

Luận văn tốt nghiệp

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
QLRR: Quản lý rủi ro
HQ: Hải quan
TT: Thông tư
QĐ:Quyết định
TP: Thành phố
DN: Doanh nghiệp
TTHQ: Thủ tục hải quan
TTHQĐT: thủ tục hải quan điện tử
KTSTQ: Kiểm tra sau thông quan
HQĐT: Hải quan điện tử
XNK: Xuất nhập khẩu
NKD: Nhập kinh doanh
CBCC: Cán bộ công chức
CNTT: Công nghệ thông tin
t.tin: Thông tin
WCO: Tổ chức Hải quan thế giới

WTO: Tổ chức thương mại thế giới
C/O: Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Luận văn tốt nghiệp

Nguyễn Thị Anh


Học viện tài chính

Luận văn tốt nghiệp

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ứng dụng kỹ thuật QLRR là yêu cầu cấp thiết đối với ngành Hải quan.
Trong bối cảnh tồn cầu hóa như hiện nay, với sự gia tăng về khối lượng cơng
việc và và ứng phó với những sự thay đổi đột biến của nền kinh tế ngành đang
nỗ lực tìm các biện pháp hữu hiệu nhất để tạo thuận lợi thương mại, đồng thời
kiểm soát chặt chẽ quá trình tuân thủ pháp luật trong điều kiện nguồn lực
không thay đổi. Vấn đề đặt ra đối với ngành Hải quan là làm sao vừa có thể
kiểm tra, kiểm sốt được tất cả hàng hóa xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh vừa
tạo thơng thống cho hoạt động thương mại quốc tế với nguồn lực có hạn. Để
giải quyết vấn đề này, ngành Hải quan đang từng bước thực hiện cải cách và
hiện đại hóa để nâng cao năng lực quản lý, chất lượng phục vụ của Hải quan
nhằm tạo thuận lợi cho các hoạt động xuất nhập khẩu nói chung của doanh
nghiệp. Trong đó, việc áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro đóng vai trị rất quan
trọng, là giải pháp tối ưu cho Hải quan Việt Nam trong tiến trình hiện đại hóa
và hội nhập quốc tế.
Trong điều kiện thực hiện cải cách hiện đại hóa ngành Hải quan cũng
như mở rộng thủ tục hải quan điện tử như hiện nay thì kỹ thuật quản lý rủi ro

đóng vai trị như là điều kiện tiên quyết, là phần không thể tách rời. Trong xây
dựng chiến lược phát triển ngành Hải quan đến năm 2020, ứng dụng kỹ thuật
Quản lý rủi ro được coi là phần quan trọng tạo nền tảng cho việc triển khai
thủ tục hải quan điện tử, tự động hóa các khâu thủ tục hải quan và Hải quan
một cửa.
Xuất phát từ tình hình thực tiễn tại Cục Hải quan Hà Nội qua quá trình
thực tập và nhận thức được tầm quan trọng của công tác ứng dụng kỹ thuật
Quản lý rủi ro tại Cục Hải quan Hà Nội, em xin tiến hành luận văn tốt nghiệp
nghiên cứu về “Ứng dụng kỹ thuật quản lý rủi ro trong công tác tiếp nhận và
kiểm tra hồ sơ hải quan đối với hàng nhập khẩu kinh doanh tại Cục Hải quan
Hà Nội”

Nguyễn Thị Anh

30

Lớp CQ47/05.02


Học viện tài chính

Luận văn tốt nghiệp

2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn về ứng dụng kỹ
thuật QLRR để đánh giá những thành quả đạt được và những tồn tại trong
việc ứng dụng kỹ thuật QLRR trong công tác tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ hải
quan đối với hàng nhập khẩu kinh doanh tại Cục Hải quan Hà Nội từ đó tìm
ra ngun nhân và đề xuất giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả của
việc ứng dụng kỹ thuật QLRR trong các hoạt động nghiệp vụ Hải quan nói

chung và cơng tác tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ hải quan nói riêng tại Cục Hải
quan Hà Nội .
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
-Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu hoạt động ứng dụng của kỹ thuật QLRR
và các vấn đề liên quan khác đến ứng dụng kỹ thuật QLRR trong công tác tiếp
nhận và kiểm tra hồ sơ hải quan đối với hàng nhập khẩu kinh doanh tại Cục
Hải quan Hà Nội.
-Phạm vi nghiên cứu
Quản lý rủi ro là một phương pháp tiến hành công việc không phải là
nội dung một nghiệp vụ cụ thể, vì vậy quản lý rủi ro có mặt ở hầu hết ở mọi
lĩnh vực nghiệp vụ hải quan và đã có những hiệu quả cụ thể. Như vậy có
nghĩa là quản lý rủi ro có thể được áp dụng trong tất cả các nghiệp vụ hải
quan bao gồm: thủ tục hải quan, kiểm tra hải quan, giám sát hải quan, kiểm
sốt hải quan, kiểm tra sau thơng quan, cơng tác thơng tin tình báo, điều tra
chống bn lậu và đặc biệt quan trọng trong thủ tục hải quan điện tử.
Về nội dung,trong khuôn khổ luận văn chỉ nghiên cứu một mảng cụ thể
của quản lý rủi ro là trong khâu tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ hải quan đối với
hàng nhập khẩu kinh doanh tại Cục Hải quan Hà Nội.
Về thời gian,luận văn chỉ tập trung phân tích và nghiên cứu quản lý rủi
ro trong tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ hải quan từ năm 2010 đến nay

Nguyễn Thị Anh

30

Lớp CQ47/05.02


Học viện tài chính


Luận văn tốt nghiệp

4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở tổng kết thực tiễn kết hợp với
những lý luận đã được học, đồng thời cũng sử dụng các phương pháp phân
tích, thống kê, so sánh, tổng hợp để hoàn thành được mục đích nghiên cứu.
5. Kết cấu luận văn
Ngồi các phần mở đầu,phần danh mục tài liệu, danh mục ký hiệu và
các phụ lục kèm theo thì luận văn được kết cấu thành 3 chương:
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KỸ THUẬT QUẢN LÝ RỦI
RO TRONG LĨNH VỰC HẢI QUAN
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG QUẢN LÝ RỦI RO
TRONG CÔNG TÁC TIẾP NHẬN VÀ KIỂM TRA HỒ SƠ HẢI QUAN
ĐỐI VỚI HÀNG NHẬP KHẨU KINH DOANH TẠI CỤC HẢI QUAN HÀ
NỘI
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ỨNG
DỤNG KỸ THUẬT QUẢN LÝ RỦI RO TRONG CÔNG TÁC TIẾP NHẬN
VÀ KIỂM TRA HỒ SƠ HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG NHẬP KHẨU KINH
DOANH TẠI CỤC HẢI QUAN HÀ NỘI
Với khoảng thời gian thực tập ngắn, việc tiếp thu hết tất cả các kiến
thức cũng như tìm hiểu thực tế cịn hạn chế nên luận văn của em không tránh
khỏi những sai sót nhất định. Vì thế em kính mong nhận được các ý kiến đóng
góp từ các giảng viên trong khoa Thuế - Hải quan để luận văn được hoàn
thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, hướng dẫn, sự chỉ bảo nhiệt
tình của Thạc sỹ. Nguyễn Thị Minh Hịa cùng các cán bộ cơng tác tại Phịng
Quản lý rủi ro - Cục Hải quan Hà Nội đặc biệt là anh Hồng đã tận tình giúp
đỡ em hồn thành luận văn này.


Hà Nội, ngày 06 tháng 05 năm 2013
Sinh viên: Nguyễn Thị Anh

Nguyễn Thị Anh

30

Lớp CQ47/05.02


Học viện tài chính

Luận văn tốt nghiệp

CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÍ RỦI RO TRONG HOẠT
ĐỘNG HẢI QUAN
1.1. Khái quát chung về quản lý rủi ro và kỹ thuật quản lý rủi ro
trong hoạt động hải quan
1.1.1. Khái niệm
Theo quy định của pháp luật Việt Nam , khái niệm rủi ro trong hoạt
động nghiệp vụ hải quan được hiểu là “ nguy cơ tiềm ẩn các việc không tuân
thủ pháp luật về Hải quan trong thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh
hàng hóa; xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải”.
“Rủi ro trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về Hải quan ” là những nguy
cơ tiềm ẩn khả năng và hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật Hải quan và
các quy định liên quan đến lĩnh vực quản lý hải quan.
“Quản lý rủi ro” là việc áp dụng có hệ thống các biện pháp, quy trình
nghiệp vụ và các thơng lệ nhằm giúp cơ quan Hải quan bố trí, sắp xếp nguồn
lực hợp lý để tập trung quản lý có hiệu quả đối với các lĩnh vực, đối tượng

được xác định là rủi ro. Dưới góc độ quản lý, Quản lý rủi ro là một phương
pháp để phát hiện ra những yếu tố gây ảnh hưởng xấu đến hiệu quả công tác
quản lý từ đó thay đổi cách xem xét và hành động nhằm loại trừ hoặc làm
giảm sự ảnh hưởng của những yếu tố trên. Như vậy, Quản lý rủi ro là tập hợp
các công việc cần tiến hành để nhận diện, xác định khả năng, mức độ xảy ra
của rủi ro và áp dụng các biện pháp để kiểm sốt đối với rủi ro đó. Cơ quan
Hải quan có thể áp dụng Quản lý rủi ro dựa trên việc thu thập, phân tích, đánh
giá thơng tin về các tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động xuất khẩu, nhập
khẩu, quá cảnh hàng hóa; xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải.
“Kỹ thuật Quản lý rủi ro” là một chu trình quản lý mang tính logic và
hệ thống từ thiết lập bối cảnh, xác định - phân tích - đánh giá - xử lý và quản
trị rủi ro cũng như gắn rủi ro với tác động của nó (hay còn gọi là phương
pháp Quản lý rủi ro).Trong những năm qua, ngành Hải quan đã xây dựng và
đưa vào áp dụng một số kỹ thuật nghiệp vụ cơ bản về quản lý rủi ro phù hợp
với tiêu chuẩn chung của hải quan thế giới và thực tế Việt Nam, như:

Nguyễn Thị Anh

30

Lớp CQ47/05.02


Học viện tài chính

Luận văn tốt nghiệp

- Danh mục rủi ro;
- Hồ sơ quản lý rủi ro; hồ sơ quản lý doanh nghiệp .
- Bộ Tiêu chí quản lý rủi ro

- Quy trình quản lý rủi ro áp dụng trong thủ tục hải quan truyền thống
và thủ tục hải quan điện tử;
- Cơ chế thu thập thông tin phản hồi từ trong quá trình thực hiện thủ tục
hải quan và các hoạt động nghiệp vụ khác
1.1.2. Lợi ích của việc ứng dụng kỹ thuật QLRR trong hoạt động hải
quan
Có thể thấy các kỹ thuật QLRR đang ngày càng đem lại những hiệu
quả thiết thực đối với cả cơ quan hải quan và doanh nghiệp. Từ đó có thể có
một cái nhìn rõ hơn về mục tiêu tạo thuận lợi thương mại. Những lợi ích đó
được thể hiện như sau:
+ Đối với hoạt động quản lý của ngành Hải quan :
- Phân bổ nguồn nhân lực phù hợp, hiệu quả hơn; giảm tải khối lượng
cơng việc trong q trình làm thủ tục hải quan. Ứng dụng kỹ thuật Quản lý rủi
ro tạo điều kiện cho cán bộ Hải quan chỉ tập trung nguồn lực vào những lô
hàng trọng điểm, dựa trên các rủi ro được xác định, đánh giá từ đó giảm bớt
gánh nặng và sức ép của việc quá tải công việc nhờ giảm bớt được các thủ
tục, giảm tỷ lệ kiểm tra.
- Tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Mặc dù kiểm tra thực tế
hàng hóa ít hơn nhưng tính chuyên nghiệp và hiệu suất làm việc của Hải quan
được nâng cao, giúp gia tăng số thuế thu được từ Doanh nghiệp.
- Giảm bớt thời gian thông quan, giải phóng hàng; giảm tỷ lệ kiểm tra
thực tế hàng hóa, tăng tỷ lệ phát hiện vi phạm pháp luật Hải quan.
- Giúp nâng cao năng lực kiểm tra, kiểm sốt của ngành Hải quan đồng
thời nâng cao tính tn thủ pháp luật của Doanh nghiệp. Trên nền tảng ứng
dụng kỹ thuật Quản lý rủi ro, Hải quan ngày càng rút ngắn thời gian thơng
quan và giải phóng hàng, đặc biệt là với những lô hàng được phân vào luồng
Xanh. Điều này là động lực rất lớn để các doanh nghiệp tuân thủ tốt pháp luật,
đảm bảo cho hàng hóa của mình được lọt vào luồng Xanh.
Nguyễn Thị Anh


30

Lớp CQ47/05.02


Học viện tài chính

Luận văn tốt nghiệp

- Tạo điều kiện cải thiện, tăng cường mối quan hệ cộng tác giữa Hải
quan và doanh nghiệp. Ngành Hải quan thông qua áp dụng kỹ thuật Quản lý
rủi ro hỗ trợ tuân thủ, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong hoạt động xuất
nhập khẩu. Về phần mình, doanh nghiệp trong cơ chế áp dụng Quản lý rủi ro
cần tăng cường năng lực chấp hành pháp luật và hợp tác cung cấp, trao đổi
thông tin với cơ quan Hải quan để góp phần xây dựng môi trường tuân thủ
pháp luật hải quan.
+ Đối với doanh nghiệp :
- Cắt giảm chi phí giao dịch do 80-90% hàng hóa sẽ được giải phóng
trong vịng vài giờ, vì vậy tiết kiệm được rất nhiều chi phí cho doanh nghiệp.
- Góp phần làm giảm các thủ tục hành chính, giảm sự can thiệp của cán
bộ Hải quan vào hoạt động thương mại, tài chính và du lịch. Nhờ đó doanh
nghiệp khơng bị lệ thuộc vào thủ tục hành chính, giảm chi phí phát sinh, đặc
biệt là loại trừ các điều kiện làm nảy sinh việc gây phiền hà, sách nhiễu của
cán bộ Hải quan.
- Tạo cơ chế cạnh tranh công bằng cho doanh nghiệp trên nền tảng tuân
thủ pháp luật. Các doanh nghiệp tuân thủ pháp luật Hải quan được thơng quan
nhanh, giảm chi phí và thuận lợi trong quá trình hoạt động của mình.
1.1.3. Nguyên tắc áp dụng kỹ thuật Quản lý rủi ro
Thứ nhất, về cơ bản cơ quan hải quan áp dụng QLRR là nhằm tạo
thuận lợi đối với các tổ chức, cá nhân chấp hành tốt pháp luật về hải quan;

đồng thời kiểm soát chặt chẽ các đối tượng không tuân thủ các quy định của
pháp luật.
Thứ hai, Cơ quan hải quan thực hiện thu thập, phân tích thơng tin,
đánh giá rủi ro ở các giai đoạn trước, trong và sau thông quan theo các tiêu
chí được xác định trong từng thời điểm, phù hợp với quy định của pháp luật
về hải quan, điều kiện và khả năng thực tế để ra quyết định việc kiểm tra,
giám sát, kiểm tra sau thông quan, kiểm soát hải quan đối với hàng hoá xuất
khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá
cảnh theo các trường hợp: không tuân thủ pháp luật hải quan; có dấu hiệu vi
phạm pháp luật hải quan; kết quả phân tích, đánh giá xác định mức độ rủi ro
cao và qua lựa chọn ngẫu nhiên.
Nguyễn Thị Anh

30

Lớp CQ47/05.02


Học viện tài chính

Luận văn tốt nghiệp

Thứ ba, Cơ quan hải quan áp dụng miễn kiểm tra đối với các đối
tượng chấp hành tốt các quy định của Luật hải quan
Thứ tư, Cơ quan Hải quan áp dụng quản lý rủi ro theo Quy trình và
các quy định về quyền
Thứ năm,Các quá trình nghiệp vụ hải quan phải được xây dựng và áp
dụng dựa trên các quy định về áp dụng QLRR.
1.2. Kỹ thuật quản lý rủi ro
1.2.1. Danh mục rủi ro

Danh mục rủi ro (trong hoạt động nghiệp vụ hải quan): là tập hợp các
khả năng tiềm ẩn không tuân thủ pháp luật hải quan (rủi ro), do cơ quan hải
quan xác định để tập trung quản lý trong từng giai đoạn cụ thể.
Danh mục rủi ro được chi tiết và mã hóa để thống nhất tên gọi và xác
định cụ thể các rủi ro cần quản lý trong q trình làm thủ tục hải quan đối với
hàng hố xuất khẩu, nhập khẩu thương mại.
Căn cứ vào Danh mục rủi ro, các đơn vị hải quan, công chức hải quan
thực hiện thu thập, phân tích thơng tin, rà sốt, xác định, đánh giá rủi ro và áp
dụng các biện pháp quản lý theo quy định, hướng dẫn cụ thể áp dụng quản lý
rủi ro trong thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thương
mại.
Định kỳ tháng 12 hàng năm, Tổng cục Hải quan thực hiện rà soát, đánh
giá, điều chỉnh, bổ sung Danh mục rủi ro nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế áp
dụng quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan đối với hàng hố xuất khẩu, nhập
khẩu thương mại.
Các rủi ro khơng quy định trong Danh mục được xác định, phân tích,
đánh giá và xử lý theo quy định hiện hành của pháp luật về hải quan, quy
trình thủ tục hải quan và các biện pháp nghiệp vụ kiểm tra, kiểm soát hải quan
đối với từng trường hợp cụ thể.

Nguyễn Thị Anh

30

Lớp CQ47/05.02


Học viện tài chính

Luận văn tốt nghiệp


1.2.2 Hồ sơ quản lý rủi ro; hồ sơ quản lý doanh nghiệp .
Theo quy đinh, Hồ sơ quản lý rủi ro bao gồm các nội dung sau:
- Danh mục rủi ro trong quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hố
xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh,
quá cảnh;
- Kết quả đánh giá mức độ rủi ro theo danh mục rủi ro được xác định;
- Các tiêu chí phân tích định hướng hoạt động kiểm tra, giám sát, kiểm
soát hải quan;
- Biện pháp xử lý và chỉ dẫn nghiệp vụ nhằm hỗ trợ quá trình xử lý rủi
ro;
- Các yêu cầu phản hồi thông tin;
- Bộ chỉ tiêu thơng tin phản ánh tình trạng hoạt động của doanh
nghiệp;
- Bộ tiêu chí đánh giá doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật hải quan;
- Bộ tiêu chí đánh giá, phân loại mức độ rủi ro của doanh nghiệp;
- Các tổ hợp xác định rủi ro của doanh nghiệp dựa trên kết quả phân
tích, đánh giá rủi ro.
Bao gồm 2 loại hồ sơ : Hồ sơ rủi ro và Hồ sơ Doanh nghiệp.
1.2.2.1. Hồ sơ rủi ro
Tại hệ thống thông tin hồ trợ QLRR trong TTHQ đối với hàng nhập
khẩu kinh doanh, Phân hệ thu thập hồ sơ rủi ro phục vụ mục đích thu thập
thơng tin và tạo hồ sơ rủi ro. Gồm 4 vai trò của người sử dụng : cán bộ thu
thập, cán bộ phân công, cán bộ phân tích và cán bộ phê duyệt.

Nguyễn Thị Anh

30

Lớp CQ47/05.02



Học viện tài chính

Luận văn tốt nghiệp

Mơ hình nghiệp vụ :
(1) Cán bộ thu thập

Cán bộ thu thập

Nhập mới
thông tin thu
thập
Thơng tin
thu thập
rủi ro

Tìm kiếm thơng
tin thu thập

Sửa đổi t.tin
thu thập
Xóa t.tin
thu thập
Tìm kiếm t.tin
thu thập (trạng
thái gửi phân
cơng)


(2) Cán bộ phân công

Phân
công

Cán bộ phân
công

Phân
công lại

Hủy phân
công

Nguyễn Thị Anh

30

Lớp CQ47/05.02


Học viện tài chính

Luận văn tốt nghiệp

(3) Cán bộ phân tích
Thơng tin chờ xử lý
Tìm kiếm
TTTT


Xác lập hồ sơ
từ ttin TT

Hồ sơ rủi ro

Cán bộ
phân
tích

Sửa đổi hồ sơ
RR
Loại bỏ hiệu
lực
Tìm kiếm
HSRR h/lực
Tìm kiếm

Xóa hồ sơ
xác lập

Tạo mới

(4) Cán bộ phê duyệt
Phê duyệt hồ sơ
Cán bộ phê duyệt

Phê duyệt loại bỏ hiệu lực hồ sơ RR
Tìm kiếm thơng tin hồ sơ RR

Nguyễn Thị Anh


30

Lớp CQ47/05.02


Học viện tài chính

Luận văn tốt nghiệp

* Nguyên tắc quản lý hồ sơ rủi ro được quy định như sau:
- Hồ sơ quản lý rủi ro được tổ chức xây dựng, ứng dụng, quản lý theo
hai (02) hình thức: hồ sơ giấy và cơ sở dữ liệu rủi ro; để phục vụ việc thu
thập, cập nhật, tra cứu, khai thác thơng tin về rủi ro đối với hàng hố xuất
khẩu, nhập khẩu thương mại trong toàn ngành Hải quan.
- Việc xây dựng, ứng dụng, quản lý hồ sơ quản lý rủi ro được thực hiện
theo hai (02) Phiên bản: Phiên bản hồ sơ quản lý rủi ro cấp Tổng cục và Phiên
bản hồ sơ quản lý rủi ro cấp Cục Hải quan tỉnh, thành phố.
- Cục Điều tra chống buôn lậu chủ trì việc quản lý, kiểm sốt cơ sở dữ
liệu rủi ro; căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của từng cấp, đơn vị và công chức
hải quan để thực hiện cấp quyền truy cập, khai thác, sử dụng thơng tin trong
cơ sở dữ liệu một cách có hiệu quả và bảo mật thông tin trong hệ thống.
-Cục Hải quan tỉnh, thành phố khi phát hiện rủi ro hoặc đối tượng rủi ro
mới xuất hiện trên địa bàn, phải tiến hành phân tích, đánh giá, cập nhật hồ sơ
quản lý rủi ro cấp Cục, đồng thời phải cập nhật ngay thông tin rủi ro vào cơ
sở dữ liệu rủi ro của ngành để kịp thời chia sẻ các thông tin, dấu hiệu về rủi
ro.
* Biểu mẫu hồ sơ rủi ro
Việc xây dựng và quản lý hồ sơ rủi ro được thực hiện theo biểu mẫu
thống nhất trong toàn ngành, bao gồm:

- Báo cáo xác lập hồ sơ rủi ro: Áp dụng khi xác lập hồ sơ rủi ro trình
lãnh đạo có thẩm quyền phê duyệt.
- Phiếu đăng ký rủi ro: Áp dụng đăng ký rủi ro để theo dõi quản lý.
- Báo cáo kết quả phân tích, đánh giá rủi ro: Báo cáo nội dung kết quả
phân tích, đánh giá rủi ro.
- Kế hoạch xử lý rủi ro: Áp dụng khi xây dựng và báo cáo phương án
kế hoạch xử lý rủi ro.
- Chỉ dẫn dấu hiệu rủi ro: Chỉ dẫn các rủi ro định hướng hoạt động
phân tích rủi ro tại các đơn vị tác nghiệp.
- Báo cáo kết quả theo dõi, đánh giá rủi ro.
Nguyễn Thị Anh

30

Lớp CQ47/05.02


Học viện tài chính

Luận văn tốt nghiệp

1.2.2.2. Hồ sơ doanh nghiệp:
Phân hệ thu thập hồ sơ DN phục vụ mục đích thu thập thơng tin và tạo
lập hồ sơ DN. Gồm 2 người sử dụng đó là cán bộ thu thập và cán bộ phân
tích/ phê duyệt.
Nội dung của 1 hồ sơ DN gồm có thơng tin chung; thơng tin thành
viên; thơng tin tài chính; thơng tin chấp hành tốt PL; thông tin KTSTQ; thông
tin mối quan hệ DN; các thông tin khác về DN.

Nguyễn Thị Anh


30

Lớp CQ47/05.02


Học viện tài chính

(1)

Luận văn tốt nghiệp

Cán bộ thu thập
Nhập mới
t.tin thu thập
Sửa/ Xóa
t.tin thu thập

Cán bộ
thu thập

Tìm kiếm
t.tin thu thập

(2)

Cán bộ phân tích / Phê duyệt

Tìm kiếm
thơng tin thu

thập

Cán bộ
phân
tích/ phê
duyệt

Nguyễn Thị Anh

Phân tích/
sửa đổi
thơng tin thu
Phêthập
duyệt

30

Lớp CQ47/05.02


Học viện tài chính

Luận văn tốt nghiệp

1.2.3. Bộ Tiêu chí quản lý rủi ro
1.2.3.1. Khái niệm Tiêu chí quản lý rủi ro
Tiêu chí quản lý rủi ro trong hoạt động hải quan: là những đặc điểm về
dấu hiệu của việc chấp hành pháp luật hải quan có thể xảy ra trong hoạt động
xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; được cơ quan Hải
quan lựa chọn, phân tích, tổng hợp để phục vụ công tác quản lý Nhà nước về

hải quan.
Bộ tiêu chí quản lý rủi ro là tập hợp các Tiêu chí quản lý rủi ro, được
cơ quan Hải quan phân tích, phân loại và tổng hợp để đánh giá về khả năng,
mức độ vi phạm pháp luật hải quan có thể xảy ra nhằm phục vụ thơng quan,
kiểm tra sau thơng quan, phịng, chống bn lậu, vận chuyển trái phép hàng
hoá qua biên giới và các hành vi khác vi phạm pháp luật về hải quan. Bộ tiêu
chí rủi ro bao gồm các tiêu chí khác nhau về chủng loại hàng hóa, doanh
nghiệp và lịch sử tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp, trị giá hàng hóa, thuế
suất, đích đến và nước xuất xứ, phương thức vận tải và tuyến đường đi, ...
Việc xây dựng bộ tiêu chí rủi ro dựa rất nhiều vào việc thu thập, phân
tích và xử lý thơng tin tình báo. Thơng tin tình báo có thể thu thập từ nhiều
nguồn. Một trong những nguồn thông tin quan trọng hiện nay là cơ sở dữ liệu
Mạng lưới kiểm soát Hải quan (CEN) của Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO)
dành cho Hải quan các nước thành viên.
Hàng hóa sau khi được phân tích, đánh giá mức độ rủi ro sẽ được phân
luồng để thông quan. Theo tài liệu kỹ thuật số 12 của UNCTAD thì hệ thống
ASYCUDA áp dụng cho quản lý rủi ro phân 4 luồng :
Luồng xanh lá cây -> Giải phóng ngay hàng hóa mà khơng cần kiểm tra
Luồng vàng -> Kiểm tra chi tiết hồ sơ
Luồng đỏ -> Kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa
Luồng xanh da trời -> Kiểm tra ở giai đoạn sau thơng quan
Tuy nhiên, ở nhiều nước (trong đó có Việt Nam) ứng dụng kỹ thuật
quản lý rủi ro, hệ thống chỉ phân làm 3 luồng là xanh lá cây, vàng và đỏ.

Nguyễn Thị Anh

30

Lớp CQ47/05.02



Học viện tài chính

Luận văn tốt nghiệp

1.2.3.2. Phân loại tiêu chí Quản lý rủi ro
Các tiêu chí rủi ro chủ yếu để quản lý Nhà nước về hải quan ở Việt
Nam bao gồm :
- Bộ tiêu chí quy định;
- Bộ tiêu chí phân tích;
- Bộ tiêu chí tính điểm rủi ro;
- Bộ tiêu chí lựa chọn ngẫu nhiên.
Có một số cách phân loại các tiêu chí quản lý rủi ro, tiêu biểu là :
- Thứ nhât, phân loại theo: các tiêu chí ưu tiên ; các tiêu chí đánh giá
tuân thủ ; các tiêu chí đánh giá rủi ro được.
- Thứ hai, phân loại theo : các tiêu chí tĩnh ; tiêu chí động ; tiêu chí lựa
chọn xác suất.
Hiện nay Hải quan Việt Nam sử dụng các tiêu chí theo cách phân loại
thứ hai trong các hoạt động nghiệp vụ áp dụng quản lý rủi ro.
* Hệ thống phân tích, đánh giá rủi ro
Hệ thống phân tích, đánh giá rủi ro hỗ trợ phân luồng, lựa chọn đối
tượng kiểm tra trên cơ sở hồ sơ rủi ro được cập nhật thông tin từ các lĩnh vực
nghiệp vụ hải quan sau: từ hoạt động xuất nhập khẩu thương mại, phương
tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chuyển cảng; từ công tác Kiểm
tra sau thông quan; từ thông tin tình báo; từ cơng tác Điều tra chống bn lậu;
từ hệ thống cơ sở dữ liệu của ngành hải quan và doanh nghiệp; và Đội ngũ
cán bộ để triển khai thực hiện kỹ thuật quản lý rủi ro.
1.2.4. Quy trình quản lý rủi ro áp dụng trong thủ tục hải quan truyền
thống và thủ tục hải quan điện tử;
Kỹ thuật Quản lý rủi ro (hay phương pháp quản lý rủi ro) là một quy

trình mang tính logic và hệ thống, có tính chất lặp đi lặp lại, bao gồm 6 bước:
Thiết lập bối cảnh, xác định rủi ro, phân tích rủi ro, đánh giá rủi ro, xử lý rủi
ro và theo dõi đánh giá. Trong hoạt động hải quan quy trình quản lý rủi ro
cũng được thực hiện theo 6 bước trên và mối quan hệ giữa các bước được
biểu diễn ở hình dưới đây:
Nguyễn Thị Anh

30

Lớp CQ47/05.02


Học viện tài chính

Luận văn tốt nghiệp

Bước
Bước 1.
1.
Thiết
Thiết lập
lập bối
bối
cảnh
cảnh
Bước
Bước 2.
2.
Xác
Xác định

định
rủi
rủi ro
ro

Bước
Bước6.
6.
Theo
Theodõi
dõi-đánh
đánhgiá
giálại
lại

Bước
Bước 5.
5.
Xử
Xử lý
lý rủi
rủi
ro
ro
rủi
rủi ro
ro

Bước
Bước 4.

4.
Đánh
Đánh giá
giá
rủi
rủi ro
ro

Bước
Bước 3.
3.
.Phân
.Phân tích
tích rủi
rủi
ro
ro

1.2.5. Cơ chế thu thập thơng tin phản hồi từ trong quá trình thực
hiện thủ tục hải quan và các hoạt động nghiệp vụ khác
Việc tiến hành thu thập thơng tin được thực hiện tuỳ theo tính chất, đặc
điểm của từng loại thông tin và nguồn thông tin. Một số cách thức chủ yếu áp
dụng trong hoạt động thu thập thông tin phục vụ quản lý rủi ro tại Cục Hải
quan tỉnh, thành phố, như sau:
- Tổng hợp thông tin vi phạm từ:
+ Hệ thống thông tin vi phạm của ngành Hải quan;
+ Vụ việc vi phạm xảy ra trên địa bàn Cục Hải quan tỉnh, thành phố, do
Đội Kiểm sốt, Chi cục Kiểm tra sau thơng quan và Chi cục Hải quan phát
hiện.
+ Các vụ việc vi phạm do các Cục Hải quan tỉnh, thành phố khác phát

hiện, xử lý;
+ Các vụ việc vi phạm trong lĩnh vực hải quan do cơ quan chức năng
phát hiện, xử lý: qua phối hợp trao đổi thông tin với các đơn vị chức năng
hoặc từ các phương tiện thông tin đại chúng.
- Tổng hợp thông tin về dấu hiệu vi phạm trên địa bàn hoặc ngồi địa
bàn, thơng qua:
+ Tra cứu dữ liệu rủi ro trên hệ thống thông tin hỗ trợ quản lý rủi ro;

Nguyễn Thị Anh

30

Lớp CQ47/05.02


Học viện tài chính

Luận văn tốt nghiệp

+ Các văn bản cảnh báo hoặc chỉ đạo nghiệp vụ liên quan đến những
nguy cơ vi phạm pháp luật hải quan;
+ Thông tin phản hồi về dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan từ Chi
cục Hải quan và Chi cục Kiểm tra sau thông quan về các khả năng vi phạm
pháp luật hải quan;
+ Trao đổi với các đơn vị nghiệp vụ trong và ngoài ngành Hải quan;
+ Tiến hành khảo sát, nghiên cứu thực tế; lấy ý kiến của công chức có
kiến thức, kinh nghiệm làm thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải
quan; tổng hợp các kinh nghiệm và kết quả tác nghiệp…;
+ Hợp tác quốc tế về trao đổi thông tin với đơn vị Hải quan nước láng
giềng.

- Tra cứu, kết xuất thông tin dữ liệu từ các hệ thống thơng tin trong và
ngồi ngành, cụ thể :
Hệ thống thông tin, dữ liệu của ngành:
+Hệ thống thông tin hỗ trợ quản lý rủi ro;
+ Hệ thống thông tin mã số doanh nghiệp (T2c);
+ Hệ thống thông tin vi phạm pháp luật hải quan;
+ Hệ thống thông tin quản lý tờ khai xuất nhập khẩu;
+ Hệ thống thơng tin kế tốn thuế;
+ Hệ thống thơng tin giá (GTT22);
+ Hệ thống quản lý hàng gia công;
+ Hệ thống quản lý sản xuất hàng xuất khẩu.
Các nguồn thông tin khác
+Văn bản quy định về chính sách quản lý, chính sách thuế đối với hàng
hố xuất khẩu, nhập khẩu;
+Cơng văn, báo cáo trong và ngoài ngành liên quan hoạt động xuất
khẩu, nhập khẩu;
+Vụ việc vi phạm pháp luật hải quan được phát hiện và xử lý tại các
đơn vị trong và ngoài ngành Hải quan;
Nguyễn Thị Anh

30

Lớp CQ47/05.02


Học viện tài chính

Luận văn tốt nghiệp

+Các đơn vị trong và ngồi ngành cung cấp;

+Hợp tác trao đổi thơng tin với Tổ chức Hải quan quốc tế, khu vực và
Hải quan các nước;
+Kết quả kiểm tra sau thông quan;
+Thông tin trước khi hàng hố cập cảng (manifest);
+Cơng chức hải quan thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát,
kiểm sốt hải quan;
+Hợp tác, trao đối thơng tin với doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất
khẩu, nhập khẩu;
+Thông tin từ phương tiện thơng tin đại chúng;Các nguồn thơng tin
khác có liên quan
- Nghiên cứu, khai thác, thu nhận thông tin liên quan từ các phương
tiện thông tin đại chúng, thông tin đường dây nóng, cộng đồng doanh
nghiệp...

Nguyễn Thị Anh

30

Lớp CQ47/05.02


Học viện tài chính

Luận văn tốt nghiệp

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG KỸ THUẬT QUẢN LÝ RỦI RO TRONG
CÔNG TÁC TIẾP NHẬN VÀ KIỂM TRA HỒ SƠ HẢI QUAN ĐỐI VỚI
HÀNG NHẬP KHẨU KINH DOANH TẠI CỤC HẢI QUAN HÀ NỘI
2.1. Vài nét sơ lược về Cục Hải quan Hà Nội

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Cục Hải quan Hà Nội
Cùng với sự ra đời của ngành Hải quan, ngày 14/12/1954, Bộ Công
Thương đã ra Nghị định 136/BCT/KB/NĐ thành lập Sở Hải quan Trung ương
thuộc Bộ Công thương với bộ máy tổ chức gồm 4 văn phòng của Sở và 13
phịng, đội trực thuộc.
Trong điều kiện khó khăn của những tháng đầu kết thúc chiến tranh,
việc tăng cường cho Sở Hải quan Hà Nội một lực lượng đông đảo để quản lý
Hải quan trên địa bàn mở rộng, cho thấy hoạt động của Hải quan Hà Nội thời
kỳ này có vị trí rất quan trọng, góp phần đắc lực trong việc kiểm tra, giám sát,
kiểm soát và thu thuế xuất nhập, chống buôn lậu, đảm bảo chủ quyền thương
mại của chính quyền nhà nước non trẻ.
Ngày 22/6/1955 Bộ Công Thương đã ra Nghị định số
154/BCT/KB/NĐ sát nhập Sở Hải quan Hà Nội vào Sở Hải quan Trung ương.
Do yêu cầu chuyển hướng nhiệm vụ Hải quan, một số đơn vị thuộc Sở Hải
quan Hà Nội được giải thể, một số sát nhập vào Sở Hải quan Hải Phòng.
Thời kỳ 1960-1975, hoạt động của Phòng Hải quan Hà Nội trong
thời kỳ này chủ yếu tập trung vào làm thủ tục giám sát quản lý đối với hàng
viện trợ và hàng XNK theo các Hiệp định, Nghị định thư trao đổi với các
nước XHCN anh em theo phương thức “thu bù chênh lệch ngoại thương”

Nguyễn Thị Anh

30

Lớp CQ47/05.02


Học viện tài chính

Luận văn tốt nghiệp


Giai đoạn 1976-1985, đất nước hồn tồn giải phóng, hoạt động xuất
nhập khẩu ngày càng mở rộng ,vì vậy Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan
(ông Nguyễn Tài) đã ký Quyết định số 101/TCHQ/TCCB ngày 03/8/1985
thành lập Hải quan thành phố Hà Nội trực thuộc Tổng cục Hải quan để thống
nhất quản lý toàn bộ các đơn vị Hải quan trên địa bàn Hà Nội. Lúc đầu, tổ
chức bộ máy Hải quan TP Hà Nội gồm có 3 phịng và 4 đơn vị Hải quan cửa
khẩu với chỉ tiêu biên chế là 225 người. Việc tách Cục Hải quan TP Hà Nội
khỏi cơ quan Tổng cục là một chủ trương đúng đắn để thực hiện nghị
định139/HĐBT ngày 20/10/1984 của Hội đồng Bộ trưởng, đồng thời cũng là
một yêu cầu khách quan, tất yếu, đáp ứng nguyện vọng của Đảng bộ và nhân
dân thủ đô; từ đấy đánh dấu sự phát triển nhanh chóng, ổn định và vững chắc
của một tổ chức Hải quan trọng yếu cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương.
Cho đến nay Cục Hải quan Hà Nội đã tiếp tục phát triển với những
bước đi vững mạnh trên nền tảng phát triển của đất nước với 7 phòng, 1 Chi
cục Kiểm tra sau thơng quan và 1 Đội Kiểm sốt trực thuộc.Cơ quan Cục đã
có trụ sở làm việc khang trang, trụ sở các chi cục cũng đã và đang được đầu
tư xây dựng lại và đang từng bước được trang bị các phương tiện kỹ thuật
hiện đại (máy soi, camera, hệ thống máy tính…) lực lượng cán bộ, cơng chức
Hải quan thành phố Hà Nội được tăng cường cả về số lượng và chất lượng.
Đảng bộ Cục Hải quan TP Hà Nội trực thuộc Thành uỷ có 21 đảng bộ, chi bộ
trực thuộc với 480 đảng viên. Đồn thanh niên có 12 chi đồn với 162 đồn
viên. Cơng đồn cơ sở có 21 cơng đồn bộ phận với 100% cán bộ, cơng chức
là đồn viên cơng đồn.

Nguyễn Thị Anh

30


Lớp CQ47/05.02


×