Tải bản đầy đủ (.docx) (77 trang)

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ sử DỤNG vốn lưu ĐỘNG của CÔNG TY cổ PHẦN đầu tư và xây DỰNG THÀNH CÔNG 68

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (403.15 KB, 77 trang )

1

MỞ ĐẦU
- Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu:

Khi đưa ra các quyết đinh về kinh doanh, sau mục đích tồn tại của
doanh nghiệp, yếu tố hiệu quả luôn được các nhà quản trị đặt lên hàng đầu.
Các chủ sở hữu cũng luôn mong đợi đồng vốn của mình đem ra đầu tư được
sử dụng hiệu quả nhất, mạng lại những lợi ích lớn nhất từ cùng lượng vốn.
Vốn lưu động là một trong hai bộ phân quan trọng của vốn kinh doanh, công
tác đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động, dự báo xu hướng phát
triển trong tương lai và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn lưu động là rất cần thiết.
Trong tình hình hiện nay, nền kinh tế khủng hoảng, đặc biệt là các
doanh nghiệp trong ngành bất động sản, xây dựng và vật liệu xây dựng phải
đối mặt với rất nhiều khó khăn, thậm chí đứng trên bờ vực phá sản. Việc phân
tích và đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng trở
nên cấp thiết.
- Đối tượng và mục đích nghiên cứu:

Luận văn tốt nghiệp với đề tài “GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ
XÂY DỰNG THÀNH CÔNG 68” nghiên cứu thực trạng hiệu quả sử dụng
vốn lưu động của Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Thành Công nhằm đề
xuất những giải pháp khả thi nhất về nâng cao hiệu quả sử dụng Vốn lưu động
của Công ty trên cơ sở tình hình kinh doanh thực tế Công ty cũng như tình
hình kinh tế chung, cùng với rất nhiều hoạt động khác giúp nâng cao hiệu quả
hoạt động kinh doanh của Công ty, góp phần đưa Công ty vượt qua khó khăn
hiện tại.



2

- Phạm vi nghiên cứu:

Luận văn trình bày những phân tích, đánh giá Vốn lưu động của Công
ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Thành Công 68 trong năm 2011 và 2012 xét
trên mối liên hệ với đặc điểm kinh tế - kĩ thuật đặc thù Ngành Vật liệu xây
dựng.
- Phương pháp nghiên cứu:

Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng gồm: Phương pháp so sánh,
phương pháp phân tích nhân tố, phương pháp liên hệ đối chiếu, phương pháp
Dupont.
- Kết cấu của luận văn tốt nghiệp:

Luận văn tốt nghiệp gồm 3 chương:
CHƯƠNG I:
LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN
LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP
CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG THÀNH CÔNG 68
CHƯƠNG III:
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG THÀNH CÔNG 68


CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP

1.1.
Vốn lưu động và nguồn hình thành vốn lưu động
1.1.1. Khái niệm


Khái niệm
Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế có tên riêng, có trụ sở giao dịch ổn
định, được đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích
thực hiện các hoạt động kinh doanh. Trong nền kinh tế quốc dân mỗi doanh
nghiệp được coi là một tế bào với nhiệm vụ chính là tiến hành hoạt động sản
xuất kinh doanh nhằm tạo ra các sản phẩm hàng hóa, lao vụ, dịch vụ cung cấp
cho xã hội.
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, ngoài sức lao động, tư liệu
lao động doanh nghiệp cần có đối tượng lao động. Trong quá trình tham gia
vào hoạt động sản xuất kinh doanh, đối tượng lao động được biểu hiện dưới
hình thái là tài sản lưu động của doanh nghiệp. Tài sản lưu động của doanh
nghiệp gồm 2 bộ phận: tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu
thông.
- TSLĐ sản xuất: gồm một bộ phận là vật tư dự trữ để đảm bảo cho quá
trình sản xuất được liên tục như: nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên
liệu… và một bộ phận là những sản phẩm dở đang trong quá trình sản xuất
như: sản phẩm dở dang, bán thành phẩm… và những tư liệu lao động không
đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định như các công cụ, dụng cụ nhỏ.
- TSLĐ lưu thông: là những tài sản lưu động nằm trong quá trình lưu
thông của doanh nghiệp như: thành phẩm trong kho chờ tiêu thụ, vốn bằng
tiền, vốn trong thanh toán…


Trong quá trình sản xuất kinh doanh, TSLĐ sản xuất và TSLĐ lưu
thông luôn thay thế chỗ cho nhau, vận động không ngừng nhằm đảm bảo cho

quá trình tái sản xuất được diễn ra liên tục và thuận lợi.
Để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra thường
xuyên, liên tục đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng tài sản lưu động nhất
định. Do đó, để hình thành nên các tài sản lưu động, doanh nghiệp phải ứng ra
một số vốn tiền tệ nhất định đầu tư vào các tài sản đó. Số vốn này được gọi là
vốn lưu động của doanh nghiệp.
Như vậy: Vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn ứng ra để hình
thành nên các tài sản lưu động nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh của
doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên, liên tục. Vôn lưu động luân
chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần và được thu hồi toán bộ, hoàn thành
một vòng luân chuyển khi kết thúc một chu kì kinh doanh.
VLĐ còn là công cụ phản ánh, đánh giá quá trình vận động của vật tư.
Trong doanh nghiệp sự vận động của vốn phản ánh sự vận động của vật tư. Số
VLĐnhiều hay ít là phản ánh số lượng vật tư, hàng hóa dự trữ ở các khâu
nhiều hay ít. VLĐ luân chuyển nhanh hay chậm còn phản ánh số lượng vật tư
sử dụng tiết kiệm hay không. Thời gian nằm ở khâu sản xuất và khâu lưu
thông hợp lý hay không hợp lý. Bởi vậy, thông qua tình hình luân chuyển
VLĐ có thể kiểm tra, đánh giá kịp thời đối với các mặtmua sắm, dự trữ, sản
xuất và tiêu thụ sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp.


Đặc điểm
Trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh do bị chi
phối bởi các đặc điểm của tài sản lưu động nên VLĐ của doanh nghiệp có các
đặc điểm sau:
- VLĐ trong quá trình chu chuyển luôn thay đổi hình thái biểu hiện.
VLĐ của doanh nghiệp thường xuyên vận động, chuyển hóa lần lượt qua


nhiều hình thái khác nhau. Đối với doanh nghiệp sản xuất, VLĐ từ hình thái

ban đầu là tiền được chuyển hóa sang hình thái vật tư dự trữ, sản phẩm dở
dang, thành phẩm hàng hóa, khi kết thúc quá trình tiêu thụ lại trở về hình thái
ban đầu là tiền. Đối với doanh nghiệp thương mại, sự vận động của VLĐ
nhanh hơn từ hình thái vốn bằng tiền chuyển hóa sang hình thái hàng hóa và
cuối cùng chuyển về hình thái tiền. Quá trình hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp diễn ra liên tục không ngừng, nên sự tuần hoàn của VLĐ cũng diễn ra
liên tục, lặp đi lặp lại có tính chất chu kỳ tạo thành sự chu chuyển của VLĐ.
Trong quá trình kinh doanh, VLĐ chu chuyển không ngừng nên tại một thời
điểm nhất định, VLĐ thường xuyên có các bộ phận cùng tồn tại dưới các hình
thái khác nhau trong các giai đoạn mà vốn đi qua.
- VLĐ chu chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần và được hoàn lại
khi kết thúc chu kỳ kinh doanh. Trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh, toàn
bộ giá trị của VLĐ được chuyển dịch một lần vào giá trị sản phẩm và được
thu hồi toàn bộ ngay trong một lần khi kết thúc chu kỳ kinh doanh tạo nên sự
tuần hoàn của VLĐ.
- VLĐ hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ kinh doanh. Do
hoạt động của doanh nghiệp diễn ra thường xuyên liên tục nên sự tuần hoàn
của VLĐ cũng được lặp đi lặp lại có tính chất chu kỳ tạo thành sự chu chuyển
của VLĐ.
Tóm lại: VLĐ là điều kiện vật chất không thể thiếu được của quá trình
tái sản xuất. Muốn cho quá trình tái sản xuất được liên tục, doanh nghiệp phải
có đủ tiền vốn đầu tư vào các hình thài khác nhau của VLĐ, khiến cho các
hình thái có mức tồn tại hợp lý và đồng bộ với nhau. Như vậy sẽ tạo điều kiện
cho chuyển hóa hình thái của vốn trong quá trình luân chuyển được thuận lợi,
góp phần tăng tốc độ luân chuyển VLĐ, tăng hiệu suất sử dụng VLĐ và
ngược lại. Ngoài ra thông qua quá trình luân chuyển VLĐ còn đánh giá một


cách kịp thời với các mặt mua sắm, dự trữ sản xuất và tiêu thụ của doanh
nghiệp.

1.1.2. Phân loại vốn lưu động

Để quản lý VLĐ được tốt cần phải phân loại VLĐ. Dựa theo tiêu thức
khác nhau, có thể chia VLĐ thành các loại khác nhau. Thông thường có một
số cách phân loại chủ yếu sau đây:
Dựa theo hình thái biểu hiện:



Theo cách này VLĐ được chia thành 2 loại:
- Vốn bằng tiền và các khoản phải thu:
+ Vốn bằng tiền gồm: Tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng và các tổ
chức tài chính và tiền đang chuyển, các khoản đầu tư ngắn hạn về chứng
khoán.
+ Các khoản phải thu: Chủ yếu là các khoản phải thu từ khách hàng thể
hiện ở số tiền mà các khách hàng nợ doanh nghiệp phát sinh trong quá trình
bán hàng, cung cấp dịch vụ dưới hình thức bán trước trả sau. Ngoài ra còn có
các khoản ứng trước cho người bán, các khoản phải thu khác như thuế giá trị
gia tăng được khấu trừ, tạm ứng…
- Vốn về hàng tồn kho: Là khoản VLĐ có hình thái biểu hiện bằng hiện
vật cụ thể, chi tiết thành các khoản: nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên
liệu , phụ tùng thay thế, vồn về cung cụ, dụng cụ, vốn về sản phẩm dở dang,
vốn về chi phí trả trước và vốn thành phẩm hàng hóa.
Việc phân loại VLĐ theo cách này tạo điều kiện thuận lợi cho việc
xem xét đánh giá mức tồn kho dự trữ, khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
Đồng thời, thông qua cách phân loại này cũng có thể tìm các biện pháp phát
huy chức năng các thành phần vốn và biết được kết cấu VLĐ theo hình thái
biểu hiện để định hướng điều chỉnh hợp lý, có hiệu quả.



Dựa theo vai trò của VLĐ đối với quá trình sản xuất kinh



doanh:
Dựa theo căn cứ trên, VLĐ của doanh nghiệp có thể chia thành các loại
chủ yếu sau:
- VLĐ trong khâu dự trữ sản xuất: Bao gồm giá trị các khoản nguyên
vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, động lực, phụ tùng thay thế, công cụ
dụng cụ.
- VLĐ trong khâu trực tiếp sản xuất: Bao gồm các khoản giá trị sản
phẩm dở dang, bán thành phẩm, các khoản chi phí chờ kết chuyển.
- VLĐ trong khâu lưu thông: Bao gồm vốn thành phẩm, vốn bằng tiền,
vốn trong thanh toán (gồm những khoản phải thu và các khoản tiền tạm ứng
trước phát sinh trong quá trình mua vật tư hàng hóa hoặc thanh toán nội bộ),
các khoản vốn đầu tư ngắn hạn về chứng khoán, cho vay ngắn hạn…
Cách phân loại này cho phép biết được kết cấu VLĐ theo vai trò. Từ
đó giúp cho việc đánh giá tình hình phân bổ VLĐ trong các khâu của quá
trình luân chuyển vốn, thấy được vai trò của từng thành phần vốn đối với quá
trình kinh doanh. Trên cơ sở đó đề ra các biện pháp tổ chức quản lý thích hợp
nhằm tạo ra một kết cấu VLĐ hợp lý, tăng được tốc độ luân chuyển VLĐ.
1.1.3. Kết cấu vốn lưu động và các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu vốn lưu
động của doanh nghiệp
Kết cấu VLĐ là quan hệ tỷ lệ giữa các thành phần VLĐ chiếm trong
tổng số VLĐ tại một thời điểm nhất định. Ở các doanh nghiệp khác nhau thì
kết cấu VLĐ cũng không giống nhau, thậm chí tại một doanh nghiệp ở các
thời điểm khác nhau thì kết cấu VLĐ cũng khác nhau. Việc nghiên cứu kết
cấu VLĐ sẽ giúp ta thấy được tình hình phân bổ VLĐ và tỷ trọng mỗi khoản
VLĐ trong các giai đoạn luân chuyển cũng như giúp ta hiểu rõ hơn những đặc
điểm riêng về VLĐ mà mình đang quản lý và sử dụng. Từ đó xác định đúng



đắn trọng điểm quản lý VLĐ và tìm mọi biện pháp tối ưu để nâng cao hiệu
quả sử dụng VLĐ trong từng điều kiện cụ thể.
Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu VLĐ, tuy nhiên có thể chia
làm 3 nhóm nhân tố chủ yếu sau đây:
- Các nhân tố về mặt cung ứng, dự trữ vật tư, thành phẩm:
+ Khoảng cách giữa các doanh nghiệp với nhà cung cấp: ảnh hưởng
đến việc dự trữ nguyên vật liệu, vật tư của doanh nghiệp, khoảng cách càng
lớn doanh nghiệp càng phải dự trữ vật tư nhiều để giảm thiểu chi phí vận
chuyển.
+ Khả năng cung cấp của thị trường: nếu thị trường đang trong giai
đoạn khan hiếm hàng hóa thì doanh nghiệp phải dự trũ nhiều vật tư để đảm
bảo sản xuất kinh doanh được diễn ra bình thường và liên tục. Ngược lại, nếu
thị trường luôn đáp ứng đầy đủ nhu cầu nguyên vật liệu, hàng hóa của doanh
nghiệp thì doanh nghiệp không phải dự trữ nhiều.
+ Kỳ hạn giao hàng và khối lượng vật tư mỗi lần cung cấp: ký hạn dài,
khối lượng vật tư nhiều thì doanh nghiệp phải dự trữ nhiều và ngược lại.
+ Tính thời vụ của chủng loại vật tư: đối với nguyên vật liệu theo mùa
thì lượng hàng tồn kho sẽ lớn vào thời điểm thu hoạch và sẽ ít vào thời điểm
cuối vụ.
+ Khoảng cách giữa doanh nghiệp với các đơn vị mua: nếu khoảng
cách càng gần thì doanh nghiệp càng dễ tiêu thụ hàng hóa cho nên lượng hàng
hóa dự trữ cũng giảm đi.
+ Hợp đồng giao bán và khối lượng hàng hóa bán ra
+ Hàng hóa tiêu thụ có tính chất thời vụ: ảnh hưởng đến khối lượng tồn
kho của doanh nghiệp trong mỗi thời điểm.
- Những nhân tố về mặt sản xuất:



+ Đặc điểm kỹ thuật công nghệ thường ảnh hưởng đến vốn sản phẩm
dở dang, công nghệ càng cao thì sản phẩm dở dang càng ít.
+ Mức độ phức tạp của quy trình công nghệ sản xuất: nếu quy trình sản
xuất càng phức tạo thì sản phẩm dở dang càng nhiều và ngược lại.
+ Độ dài của chu kỳ sản xuất.
+ Trình độ tổ chức sản xuất của doanh nghiệp.
- Những nhân tố về mặt thanh toán: các nhân tố tổ chức thu hồi tiền
hàng, tình hình chấp hành kỷ luật thanh toán giữa các đơn vị, phương thức
thanh toán trong hợp đồng kinh tế, chính sách tín dụng, thương mại đều ảnh
hưởng đến tỷ trọng vốn trong thanh toán.
1.1.4. Nguồn hình thành vốn lưu động của doanh nghiệp

Trong nền kinh tế thị trường, để biến những ý tưởng kinh doanh thành
hiện thực đòi hỏi phải có một lượng VLĐ nhằm hình thành nên TSLĐ cần
thiết cho hoạt động của doanh nghiệp để đạt được mục tiêu đề ra. Do đó,
doanh nghiệp cần phải tổ chức nguồn vốn, lựa chọn huy động từ nguồn nào
với số lượng là bao nhiêu để đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu VLĐ của
doanh nghiệp. Để tổ chức và lựa chọn hình thức huy động vốn một cách thích
hợp, có hiệu quả hay nói cách khác là tìm nguồn tài trợ cần có sự phân loại
nguồn vốn. Dựa vào tiêu thức nhất định có thể chia nguồn vốn lưu động của
doanh nghiệp thành nhiều loại khác nhau. Thông thường người ta căn cứ vào
thời gian huy động và sử dụng nguồn vốn. Dựa vào tiêu thức này, nguồn VLĐ
của doanh nghiệp được chia thành 2 bộ phận: Nguồn VLĐ thường xuyên và
nguồn VLĐ tạm thời.
- Nguồn VLĐ thường xuyên: là nguồn vốn ổn định, có tính chất dài
hạn để hình thành hay tài trợ cho TSLĐ thường xuyên cần thiết trong hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn vốn này có thể huy động từ nguồn


vốn chủ sở hữu, phát hành trái phiếu dài hạn hoặc có thể vay dài hạn từ các

ngân hàng hay các tổ chức tài chính tín dụng.
Nguồn VLĐ thường xuyên của doanh nghiệp tại một thời điểm có thể
xác định theo công thức sau:
NVLĐTX = NVDH - TSDH
Hoặc có thể xác định bằng công thức sau:
NVLĐTX = Tài sản lưu động - Nợ ngắn hạn
Nguồn VLĐ thường xuyên tạo ra một mức độ an toàn cho doanh
nghiệp trong kinh doanh, làm cho tình trạng tài chính của doanh nghiệp được
đảm bảo vững chắc hơn. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, sử dụng nguồn
VLĐ thường xuyên để tài trợ cho TSLĐ thì doanh nghiệp phải trả chi phí cao
hơn cho việc sử dụng vốn. Do vậy, đòi hỏi nhà quản lý doanh nghiệp phải
xem xét tình hình thực tế của doanh nghiệp để có quyết định phù hợp trong
việc tổ chức vốn.
- Nguồn VLĐ tạm thời: là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn (dưới 1
năm) doanh nghiệp có thể sử dụng để đáp ứng các yêu cầu có tính chất tạm
thời phát sinh trong hoạt động kinh doanh của daonh nghiệp. Nguồn vốn tạm
thời thường bao gồm: vay ngắn hạn ngân hàng và các tổ chức tín dụng, các nợ
ngắn hạn khác. Nguồn VLĐ tạm thời được xác định như sau:
Nguồn VLĐ tạm thời = Tổng tài sản - Nguồn vốn thường xuyên
Hoặc:
Nguồn VLĐ tạm thời = TSLĐ - Nguồn VLĐ thường xuyên
Việc phân loại này giúp nhà quản lý xem xét huy động các nguồn VLĐ
một cách phù hợp với thời gian sử dụng của các yếu tố cần thiết cho quá trình
kinh doanh để nâng cao hiệu quả tổ chức và sử dụng VLĐ.
1.1.5. Nhu cầu VLĐ và các phương pháp xác định nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp
∗ Nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp


Nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp là thể hiện số vốn tiền tệ cần thiết
doanh nghiệp phải trực tiếp ứng ra để hình thành một lượng dự trữ hàng tồn

kho và khoản cho khách hàng nợ sau khi đã sử dụng khoản tín dụng của nhà
cung cấp và các khoản nợ phải trả khác có tính chất chu kì có thể xác định
theo công thức sau:
Nhu cầu VLĐ

=

Mức dự trữ HTKKhoản phải thu KH
Khoản phải trả NCC

+

-

Số VLĐ doanh nghiệp phải trực tiếp ứng ra tùy thuộc nhu cầu
VLĐ lớn hay nhỏ trong từng thời kỳ kinh doanh. Trong công tác quản lý
VLĐ, một vấn đề quan trọng là phải xác định được nhu cầu VLĐ cần thiết
tương ứng với một quy mô và điều kiện kinh doanh nhất định.
Nhu cầu VLĐ thường xuyên cần thiết tối thiểu là số vốn tính ra phải đủ
để đảm bảo cho quá trình tái sản xuất tiến hành một cách liên tục đồng thời
thực hiện chế độ tiết kiệm một cách hợp lý. Việc xác định đúng đắn và hợp lý
nhu cầu VLĐ thường xuyên có ý nghĩa rất quan trọng, đó là cơ sở để tổ chức
tốt các nguồn tài trợ, thông qua đó doanh nghiệp có thể đáp ứng kịp thời đầy
đủ VLĐ giúp tiến hành hoạt động kinh doanh bình thường và liên tục. Nếu
nhu cầu VLĐ xác định quá thấp sẽ gây nhiều khó khăn cho công tác tổ chức
đảm bảo vốn, làm gián đoạn quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp, khó
khăn về tài chính chỉ có thể giải quyết bằng việc đi vay với lãi suất cao. Điều
này làm tăng rủi ro tài chính, giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Ngược lại nếu
nhu cầu vốn tính quá cao dẫn đến tình trạng thừa vốn, gây ứ đọng vật tư, hàng
hóa sử dụng vốn lãng phí, vốn chậm luân chuyển và phát sinh nhiều chi phí

không hợp lý, làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp dẫn đến làm giảm hiệu
quả sử dụng vốn.


Như vậy xác định đúng đắn nhu cầu VLĐ trong quá trình kinh doanh
giúp nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ.


Các phương pháp xác định nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp
Tùy theo đặc điểm kinh doanh và điều kiện cụ thể của doanh nghiệp
trong từng thời kỳ mà có thể lựa chọn áp dụng các phương pháp khác nhau để
xác định nhu cầu VLĐ. Việc xác định nhu cầu VLĐ thường xuyên của doanh
nghiệp là một vấn đề phức tạp. Hiện nay có 2 phương pháp chủ yếu các định
nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp là: Phương pháp trực tiếp và phương pháp
gián tiếp.
Phương pháp trực tiếp
Nội dung cơ bản của phương pháp này là: Căn cứ vào các yếu tố ảnh
hưởng trực tiếp đến lượng VLĐ doanh nghiệp phải ứng ra để xác định nhu
cầu VLĐ thường xuyên.
Việc xác định nhu cầu VLĐ theo phương pháp này có thể thực hiện
theo trình tự sau:
- Xác định nhu cầu vốn để dự trữ hàng tồn kho cần thiết cho hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp.
- Xác định chính sách tiêu thụ sản phẩm và khoản tín dụng cung cấp
cho khách hàng.
- Xác định các khoản nợ phải trả cho nhà cung cấp.
- Tổng hợp xác định nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp.
Phương pháp gián tiếp
Nội dung của phương pháp này là căn cứ vào thống kê kinh nghiệm để
xác định nhu cầu vốn. Có thể chia làm 2 trường hợp:

Trường hợp 1: Là dựa vào kinh nghiệm thực tế của các doanh nghiệp
cùng loại trong ngành để xác định nhu cầu vốn cho doanh nghiệp mình.


Công thức tổng quát của phương pháp này như sau:
M1
VLĐ0 x

=

Vnc

x

(1+t%)

M0

Trong đó:

VLĐ0 : Vốn lưu động bình quân kỳ báo cáo.
M0 : Tổng mức luân chuyển của năm báo cáo
M1: Tổng mức luân chuyển của năm kế hoạch
K1 - Ko
t%

=

x 100
Ko


K0 , K1 : Kỳ luân chuyển VLĐ năm báo cáo, năm kế hoạch.
Trường hợp 2: Dựa vào tình hình thực tế sử dụng VLĐ ở thời kỳ vừa qua của
doanh nghiệp để xác định nhu cầu chuẩn về VLĐ cho các thời kỳ tiếp theo.
Công thức: Vnc = M1 x (Td + Tt )
Trong đó:
Td : Tỷ lệ nhu cầu VLĐ theo doanh thu thuần ở năm báo cáo.
Tt : Tỷ lệ tăng(giảm) nhu cầu VLĐ do thay đổi của các nhân tố.

Tt =

n

Ni x Hi



—————

i=1

M0

Ni : Số ngày tăng(giảm) về dự trữ, phải thu, phải trả do thay đổi của các nhân
tố.
Hi : Số bình quân 1 ngày về chi phí vật tư, hàng hóa, phải thu, phải trả của kỳ
đã xác định tỷ lệ nhu cầu vốn.
i: Số nhân tố thay đổi ( i = 1→n )



1.2.
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp
1.2.1. Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp

Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các
nguồn lực xã hội để đạt được kết quả cao nhất với chi phí nguồn lực thấp
nhất. Xuất phát từ những nguyên lý chung như vậy, trong lĩnh vực vốn kinh
doanh định ra hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Hiệu quả sản xuất kinh
doanh được đánh giá trên hai góc độ: Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội.
Trong phạm vi quản lý doanh nghiệp hiệu quả kinh tế được quan tâm nhiều
hơn. Do vậy các nguồn lực kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực
của doanh nghiệp có tác động rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp. Việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh nói
chung và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng mang tính thường
xuyên và bắt buộc đối với các doanh nghiệp.
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp là một phạm trù kinh
tế phản ánh trình độ khai thác, sử dụng và quản lý vốn lưu động làm cho đồng
vốn sinh lợi tối đa nhằm mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là tối đa hoá
giá trị tài sản của chủ sở hữu. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động được lượng hoá
thông qua hệ thống các chỉ tiêu về khả năng sinh lợi, vòng quay vốn lưu động,
tốc độ luân chuyển vốn, vòng quay hàng tồn kho, nợ phải thu. Nó chính là
quan hệ giữa đầu ra và đầu vào của quá trình kinh doanh hay là quan hệ giữa
toàn bộ kết quả kinh doanh với toàn bộ chi phí của quá trinh kinh doanh đó
được xác định bằng thước đo tiền tệ.
Vì vậy, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động có ý nghĩa hết sức
quan trọng đối với quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi nó
không những đem lại hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp và người lao động
mà nó còn ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế quốc dân và toàn xã



hội. Chính vì thế các doanh nghiệp phải luôn tìm ra các biện pháp phù hợp để
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
1.2.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp
1.2.2.1.
Chỉ tiêu đánh giá hiệu suất sử dụng vốn lưu động

Để đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ trong các doanh nghiệp, thường sử
dụng các chỉ tiêu chủ yếu sau:
Tốc độ luân chuyển VLĐ



Tốc độ luân chuyển VLĐ được biểu hiện bằng 2 chỉ tiêu:
- Số vòng quay VLĐ: Chỉ tiêu này cho biết trong một thời kỳ nhất định,
VLĐ quay được bao nhiêu vòng.
Tổng mức luân chuyển VLĐ
Số vòng quay VLĐ =

(Doanh thu thuần bán hàng trong kỳ)

Vốn lưu động bình quân
Hiện nay tổng mức luân chuyển VLĐ được xác định bằng doanh thu

bán hàng của doanh nghiệp trong kỳ.
Chỉ tiêu cho biết: Số ngày cần thiết để vốn lưu động quay được một
vòng, Thời gian của một vòng luân chuyển càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển
của vốn lưu động càng lớn và làm rút ngắn chu kỳ kinh doanh, vốn quay vòng
hiệu quả hơn.
- Kỳ luân chuyển VLĐ:Chỉ tiêu này phản ánh số ngày bình quân cần
thiết để VLĐ thực hiện được 1 lần luân chuyển.

Công thức tính như sau:
Trong đó:
K: là kỳ luân chuyển vốn lưu động.
N: Số ngày trong kỳ (tính chẵn một năm là 360 ngày, một quý là 90 ngày, một
tháng là 30 ngày).


L: số lần luân chuyển vốn lưu động.
VLĐ: Số vốn lưu động bình quân sử dụng trong kỳ, được xác định bằngphương
pháp bình quân số học.
Tốc độ luân chuyển VLĐ trong kì nhanh hay chậm cho thấy tình hình
tổ chức các mặt mua sắm, dự trữ vật tư, hàng hóa của doanh nghiệp có hợp lý
không. Vòng quay VLĐ càng nhanh, kỳ luân chuyển VLĐ càng được rút
ngắn thì chứng tỏ tốc độ luân chuyển VLĐ càng nhanh, hiệu quả sử dụng
VLĐ doanh nghiệp càng cao và ngược lại.
− Mức tiết kiệm VLĐ do tăng tốc độ luân chuyển

Chỉ tiêu này phản ánh số vốn lưu động có thể tiết kiệm được do tăng tốc độ
luân chuyển vốn lưu động ở kỳ so sánh so với kỳ gốc.
Công thức tính:
VTK = Mức luân chuyển VLĐ bình quân/ngày × Số ngày luân chuyển rút ngắn
M1

VTK

=

x

(K1-K0)


360

hoặc =M1/L1 – M1/L0
Trong đó:
Vtk : Số vốn lưu động có thể tiết kiệm (-) hay phải tăng thêm do ảnh hưởng
của tốc độ luân chuyển vốn lưu động kỳ so sánh so với kỳ gốc.
M1 : Tổng mức luân chuyển kỳ so sánh.
K1 , K0 : Kỳ luân chuyển VLĐ kỳ so sánh, kỳ gốc.
L1 , L0 : Số lần luân chuyển VLĐ kỳ so sánh, kỳ gốc.


-

Tốc độ luân chuyển khoản phải thu:
Vòng quay khoản phải thu


Doanh thu trong kỳ (DT có thuế)
Vòng quay các khoản phải thu =

Số dư bình quân các khoản phải
thu

Chỉ tiêu cho biết mức hợp lý của số dư các khoản phải thu và hiệu quả
của việc đi thu hồi nợ.Nếu các khoản phải thu được thu hồi nhanh thì số vòng
luân chuyển của các khoản phải thu sẽ nâng cao và vốn của công ty ít bị
chiếm dụng.
Nếu số vòng luân chuyển các khoản phải thu quá cao sẽ không tốt vì có
thể ảnh hưởng đến khối lượng hàng tiêu thụ do phương thức thanh toán quá

chặt chẽ.
-

Kỳ thu tiền trung bình:

Kỳ thu tiền trung bình (ngày)

Số dư bình quân các khoản phải thu
Doanh thu bán hàng bq một ngày

=

-

trong kỳ
Chỉ tiêu này cho thấy để thu hồi các khoản phải thu cần một thời
gian là bao nhiêu. Nếu số ngày này mà lớn hơn thời gian bán chịu quy
định cho khách hàng thì việc thu hồicác khoản phải thu là chậm và
ngược lại.


Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho


-

Số vòng quay hàng tồn kho:
Giá vốn hàng bán
Vòng quay hàng tồn kho =
Hàng tồn kho bình quân


Chỉ tiêu này

phản ánh số vòng quay hàng tồn kho luân chuyển trong kỳ. Số vòng quay
hàng tồn kho càng cao thì đánh giá là tốt, chỉ cần đầu tư một lượng nhỏ hàng
tồn kho mà vẫn đạt doanh thu cao.
-

Số ngày một vòng quay hàng tồn kho
Phản ánh số ngày trung bình một vòng quay hàng tồn kho.
Số ngày trong kỳ

Số ngày một vòng quay HTK
=

Vòng quay hàng tồn kho
Thường lấy thời gian của kỳ phân tích là một năm hay 360 ngày.

Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động
∗ Hàm lượng VLĐ(mức đảm nhiệm VLĐ)

1.2.2.2.

Là số VLĐ cần thiết để đạt được 1 đồng doanh thu thuần về tiêu thụ sản
phẩm.
Công thức tính như sau:
Vốn lưu động bình quân
Hàm lượng vốn lưu động =

Doanh thu thuần bán hàng trong

kỳ

Chỉ tiêu này phản ánh để có được 1 đồng doanh thu thuần về bán hàng
cần bao nhiêu VLĐ. Chỉ tiêu này càng nhỏ thì càng cần ít số đồng VLĐ để
đạt được 1 đồng doanh thu nghĩa là hiệu quả sử dụng VLĐ càng cao và ngược
lại.




Tỷ suất lợi nhuận VLĐ:
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng VLĐ có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi

nhuận trước thuế (sau thuế). Chỉ tiêu này càng cao cho thấy hiệu quả sử dụng
VLĐ càng cao và ngược lại.
Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động =

LNTT/LNST
VLĐ bình quân

Trong đó:
VLĐ bình quân = (VLĐ đầu kì + VLĐ cuối kì) : 2
Chỉ tiêu này cho biết: Cứ một đồng vốn lưu động tham gia vào hoạt động sản
xuất kinh doanh thì tạo ra nhiều đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng lớn càng
tốt.
1.2.2.3.

Mối quan hệ giữa hiệu quả sử dụng vốn lưu động và hiệu suất sử dụng vốn
lưu động trong doanh nghiệp
Để phân tích mối quan hệ giữa hiệu quả sử dụng vốn lưu động và hiệu

suất sử dụng vốn lưu động, ta dựa trên phương trình sau:
Tỉ suất LNST
trên VLĐ

=

Tỉ suất LNST
trên DTT

X

Số vòng quay vốn
lưu động

Từ phương trình ta thấy Hiệu quả sử dụng VLĐ được phản ánh qua chỉ
tiêu Tỉ suất lợi nhuận trên VLĐ tỉ lệ thuận với Hiệu suất sử dụng vốn lưu
động trong trường hợp doanh nghiệp kinh doanh có lãi, tức là mỗi đồng
doanh thu thu về bù đắp được chi phí bỏ ra và bao gồm cả một khoản lợi
nhuận. Hay nói cách khác, khi lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp trong một
thời kì lớn hơn không, hiệu suất VLĐ càng cao thì hiệu quả sử dụng VLĐ
càng lớn. Và khi trình độ quản lý doanh thu chi phí càng cao, lợi nhuận sau


thuế trên doanh thu thuần càng lớn thì việc tăng hiệu suất sử dụng vốn lưu
động sẽ làm thay đổi hiệu suất sử dụng vốn lưu động càng nhiều.
Vì vậy để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, trước hết các doanh
nghiệp phải thực hiện công tác quản lý doanh thu – chi phí, đảm bảo mỗi
đồng chi phí bỏ ra cho hoạt động sản xuất kinh doanh đều thu về hơn một
đồng doanh thu; đồng thời, áp dụng các biện pháp nâng cao hiệu suất sử dụng
vốn lưu động.

1.2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của

doanh nghiệp
1.2.3.1.
Những nhân tố khách quan
-

Chính sách kinh tế của Đảng và nhà nước: Các chính sách vĩ mô của nhà
nước trong nền kinh tế thị trường là điều tất yếu nhưng chính sách vĩ mô của
nhà nước tác động một phần không nhỏ tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh
nghiệp. Chẳng hạn như nhà nước tăng thuế thu nhập của doanh nghiệp, điều
này làm trực tiếp làm suy giảm lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp, chính
sach cho vay đều có thể làm tăng hoặc giảm hiệu quả sử dụng vốn của doanh
nghiẹp. Bên cạnh đó các quy định của nhà nước về phương hướng định hướng
phát triển của các ngành kinh tế đèu ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn của
doanh nghiệp.

-

Tác động của thị trường: Kinh tế thị trường là một sự phát triển chung của xã
hội nhưng trong nó có những mặt trái tồn tại và khi cơ chế thị trường mới
được linh hoạt, nhạy bén bao nhiêu thì mặt trái của nó lài là những thay đổi
liên tục đến chóng mặt. Gía cả của các đồng tiền bị mất giá nghiêm trọng, lạm
phát lại vẫn thường xuyên xảy ra. Đương nhiên vốn của doanh nghiệp bị mất
dần.


Chúng ta biết rằng cạnh tranh là quy luật vốn có của nền kinh tế thị
trường. Do vậy, doanh nghiệp không ngừng nâng cao chất lượng, hạ giá thành
sản phẩm có như vậy doanh nghiệp mới có thể thắng trong cạnh tranh, mở

rộng tiêu thụ sản phẩm. Chúng ta biết rằng thị trường tiêu thụ sản phẩm có rác
động rất lớn tới việc hiệu quả sử dụng vốn cua doanh nghiệp. Nếu thị trường
ổn định sẽ là tác nhân tích cực thúc đẩy cho doanh nghiệp tái sản xuất mở
rộng và mở rộng thị trường.
-

Tác động của tiến bộ khoa học kỹ thuật: Khi khoa học kỹ thuật phát triển đến
tốc độ đỉnh cao trong thời đại văn minh này như một sự kỳ diệu thị trường
công nghệ biến động không ngừng và chênh lệch về trình độ công nghệ giữa
các nước là rất lớn. Mặt khác nó đặt doanh nghiệp vào môi trường cạnh tranh
gay gắt ngày càng khốc liệt.
Do đó, để sử dụng vốn có hiệu quả doanh nghiệp phải xem xét đầu tư vào
công nghệ nào và phải tính đến hao mòn vô hình do phát triển không ngừng
của tiến bộ khoa học kỹ thuật.

-

Tác động của môi trường tự nhiên: Đó là toàn bộ các yếu tố tự nhiên tác động
đến doanh nghiệp như khí hậu, thời tiết, môi trường. Các điều kiện làm việc
trong môi trường tự nhiên phù hợp sẽ tăng năng suất lao động và từ đó tăng
hiệu quả công việc.
Ngoài ra có một số nhân tố mà người ta thường gọi là nhân tố bất khả
kháng như thiên tai, dịch hoạ gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh
doanh. Từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn.

-

Tác động của chu kỳ sản xuât kinh doanh: Đây là một đặc điểm quan trọng
gắn trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Nếu chu ký ngắn,



doanh nghiệp sẽ thu hồi vốn nhanh nhằm tái tạo, mở rộng sản xuất kinh
doanh. Ngựơc lại nếu chu kỳ sản xuất dài doanh nghiệp sẽ chịu một gánh
nặng ứ đọng vốn và lãi phải trả cho các khoản vay.
-

Tác động của công nghệ sản phẩm: Sản phẩm của doanh nghiệp là nơi chứa
đựng chi phí và việc tiêu thụ sản phẩm mang lại doanh thu cho doanh nghiệp.
Vị thế của sản phẩm trên thị trường nghĩa là sản phẩm đó mang tính cạnh
tranh hay độc quyền, được người tiêu dùng ưa chuộng hay không sẽ quyết
định tới lượng hàng bán ra và giá cả đơn vị sản phẩm. Chính vì ảnh hưởng tới
lượng hàng hoá bán ra và giá cả của chúng mà sản phẩm ảnh hưởng lớn tới lợi
nhuận và doanh thu. Từ đó làm ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn. Dovậy
trước khi quyết định sản phẩm hay ngành nghề kinh doanh, doanh nghiệp cần
phải nghiên cứu kỹ nhu cầu của thị trường và chu kỳ sống của sản phẩm. Có
như vậy doanh nghiệp mới mong thu được lợi nhuận.
1.2.3.2. Những nhân tố chủ quan

-

Trình độ đội ngũ cán bộ công nhân viên: Yếu tố con người là yếu tố quyết
định nhất trong việc đảm bảo sử dụng vốn có hiệu quả trong doanh nghiệp.
Công nhân sản xuất có tay nghề cao, có kinh nghiệm, có khả năng tiếp thu
công nghệ mới, phát huy được tính sáng tạo trong công việc, có ý thức giữ gìn
và bảo quản tái sản xuất trong quá trình lao động, tiết kiệm trong sản xuất, từ
đó tăng hiệu quả sử dụng vốn.

-

Trình độ cán bộ quản lý cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả sử dụng

vốn của doanh nghiệp. Có quản lý về mặt nhân sự tốt mới đảm bảo có được
một đội ngũ lao động có năng lực thực hiện nhiệm vụ, sắp xếp lao động hợp
lý thì mới không bị lãng phí lao động. Điều đó giúp doanh nghiệp nâng cao


hiệu quả sử dụng vốn. Trình độ quản lý về mặt tài chính là hết sức quan trọng.
Trong quá trình hoạt động, việc thu chi phải rõ ràng, tiết kiệm, đúng việc,
đúng thời điểm thì mới có thể nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh
nghiệp. Trình độ quản lý còn thể hiện ở quản lý hàng tồn kho, quản lý khâu
sản xuất, quản lý khâu tiêu thụ.
-

Trình độ tổ chức sản xuất kinh doanh: Đây là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp
đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Qúa trình sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp phải trải qua 3 giai đoạn là cung ứng, sản xuất và tiêu thụ.
+ Cung ứng là quá trình chuẩn bị các yếu tố đầu vào cho quá trình sản
xuất như nguyên vật liệu, lao động, nó bao gồm mua dữ trữ. Để đảm bảo hiệu
quả kinh doanh thì chất lượng hàng hoá phải đảm bảo, chi phí mua hình giảm
đến mức tối ưu. Còn mục tiêu của dự trữ hàng đảm bảo cho quá trình sản xuất
kinh doanh không bị gián đoạn.
+ Khâu sản xuất: Trong giai đoạn này phải sắp xếp dây truyền sản xuất
cũng như công nhân sao cho sử dụng máy móc thiết bị có hiệu quả nhất, khai
thác tối đa công suất, thời gian làm việc của máy móc đảm bảo kế hoạch sản
xuất sản phẩm.
+ Tiêu thụ sản phẩm là khâu quyết định đến hiệu quả kinh doanh. Vì vậy
doanh nghiệp phải xác định giá bán tối ưu và có những biện pháp thích hợp
để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nhanh chóng. Khâu nay quyết định đến doanh
thu, là cơ sở để tái sản xuất.

-


Việc xác định cơ cấu vốn và nhu cầu vốn:
+ Việc xác định cơ cấu vốn: cơ cấu vốn đầu tư mang tính chủ quan có tác
động đến hiệu quả sử dụng vốn. Tỉ trọng các khoản vốn đầu tư cho tài sản


đang dùng và sử dụng có ích cho hoạt động sản xuất kinh doanh là cao nhất
thì mới là cơ cấu vốn tối ưu. Phải đảm bảo cân đối giữa vốn cố định và vốn
lưu động trong tổng vốn kinh doanh nghiệp. Phải đảm bảo tỷ lệ thích hợp
giữa vốn cố định tích cực và vốn cố định không tích cực. Phải đảm bảo tính
đồng bộ giữa các công đoạn của quá trình sản xuất để phát huy tối đa hiệu quả
công suất về thời gian và số lượng.
+ Việc xác định nhu cầu vốn:
Nhu cầu vốn của một doanh nghiệp tại bất cứ thời điểm nào cũng bằng
chính tổng số tài sản mà doanh nghiệp cần phải có để đảm bảo cho hoạt động
kinh doanh. Việc xác định nhu cầu vốn là hết sức quan trọng.
Do chất lượng của việc xác định nhu cầu vốn thiếu chính xác hay chính
xác cũng ảnh hưởng đến tình trạng thừa hoặc thiếu hoặc đủ vốn cho hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thừa hay thiếu vốn đều là nguyên
nhân hay biểu hiện việc sử dụng vốn kém hiệu quả. Ngược lại, xác định nhu
cầu vốn phù hợp thực tế sử dụng vốn sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn.
-

Các mối quan hệ của doanh nghiệp: Đó là quan hệ giữa doanh nghiệp với
khách hàng và quan hệ giữa doanh nghiệp với nhà cung cấp. Các mối quan hệ
này rất quan trọng, nó có ảnh hưỏng tới nhịp độ sản xuất, khả năng phân phối
sản phẩm, lượng hàng tiêu thụ … là những vấn đề trực tiếp tác động tới lợi
nhuận của doanh nghiệp. Nếu các mối quan hệ trên được diễn ra tốt đẹp thì
quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mới diễn ra thường xuyên

liên tục, sản phẩm làm ra mới tiêu thụ được nhanh chóng, khẳng định vị thế
của doanh nghiệp trên thị trường.


CHNG 2
THC TRNG HIU QU S DNG VN LU NG CA CễNG
TY C PHN U T V XY DNG THNH CễNG 68
2.1. Tng quan v Cụng ty C phn u t v Xõy dng Thnh Cụng 68
2.1.1.
Quỏ trỡnh hỡnh thnh v phỏt trin Cụng ty C phn u t v

Xõy dng Thnh Cụng 68
Gii thiu chung
Tên Công ty: Công ty Cổ phần Đầu T Và Xây Dựng Thành Công 68.
Tên giao dịch: THANH CONG 68 CONSTRUCTION ANDINVESTMENT
JOINT STOCK COMPANY.
Tên viết tắt : TASCO68.,JSC
Địa chỉ: K1 - CT2 - Khu ĐTM Bắc Linh Đàm- Đại Kim - Hoàng Mai - Hà
Nội.
Văn phòng đại diện: K1 - CT2 - KĐTM Bắc Linh Đàm - Hoàng Mai - Hà
Nội.
Điện thoại: 04.22158271
Fax: 04.62662608
Giám đốc (ông) : Phạm Văn Dũng
Tại chi nhánh ngân hàng Đầu t và phát triển Nam Hà Nội
Tài khoản ngân hàng số : 21310000082513
Mã số thuế
: 0102222178
Quỏ trinh thanh lõp va phỏt trin




Cụng ty C phn u t v Xõy dng Thnh Cụng 68 c thnh lp nm
2004 vi tờn Xng sn xut gch Block thuc Cụng ty C phn Thnh
Cụng.
Cựng vi s phỏt trin ca Cụng ty C phn Thnh Cụng thỏng 1 nm
2005 Xng sn xut v kinh doanh gch Block, vt liu xõy dng c
chuyn thnh xớ nghip sn xut v kinh doanh vt liu xõy dng trc thuc
Cụng ty C phn Thnh Cụng nay l Cụng ty C phn TASCO.


×