Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Giải pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên mầm non thành phố móng cái, tỉnh quảng ninh đáp ứng chuẩn nghề nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 122 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

BÙI LAN PHƯƠNG

GIẢI PHÁP
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN
MẦM NON THÀNH PHỐ MÓNG CÁI, TỈNH QUẢNG NINH
ĐÁP ỨNG CHUẨN NGHỀ NGHIỆP
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60140114

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Văn Mã

HÀ NỘI, 2015


ii

LỜI CẢM ƠN
Với lòng kính trọng sâu sắc và tình cảm chân thành tác giả xin trân trọng
cảm ơn:
Các thầy giáo, cô giáo Phòng Sau đại học - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
2, đã trực tiếp giảng dạy và góp ý cho tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên
cứu và hoàn thành luận văn. Các đồng chí lãnh đạo, chuyên viên Phòng Giáo dục &
Đào tạo thành phố Móng Cái, các đồng chí cán bô ̣ quản lý, giáo viên các trường
mầm non thành phố Móng Cái đã tạo điều kiện cung cấp thông tin, tư liệu giúp đỡ
tác giả trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Đặc biệt tác giả xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đối với PGS.


TS. Nguyễn Văn Mã người đã nhiệt tình, trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tác giả
nghiên cứu hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đến tất cả bạn bè đồng nghiệp và
người thân đã động viên, giúp đỡ tác giả hoàn thiện luận văn.
Mặc dù trong quá trình nghiên cứu, thực hiện luận văn, tác giả đã dành nhiều
thời gian, tâm huyết. Nhưng chắc chắn, luận văn không thể tránh khỏi những hạn
chế. Kính mong nhận được sự cảm thông, chia sẻ của quý thầy giáo, cô giáo, các
bạn bè, đồng nghiệp.

Hà Nội, tháng 6 năm 2015
Tác giả

Bùi Lan Phương


iii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác. Tôi cũng xin cam đoan rằng các
thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc

Hà Nội, tháng 6 năm 2015
Tác giả

Bùi Lan Phương


iv


MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn…………………………………………………………………………………………...……...i
Lời cam đoan………………………………………………………………………………………....…...ii
Mu ̣c lu ̣c…………………………………………………………...………………………………………...iii
Danh mu ̣c các bảng………………………………………….………………………..………...……..vii
Danh mu ̣c các hình………………………………………….………………………..………...……..viii
Danh mu ̣c các chữ viế t tắ t………………………..……………………………………………...……ix
MỞ ĐẦU
1. Lý do cho ̣n đề tài………………………………………………………….................................……..1
2. Mu ̣c đích nghiên cứu……………………………………………………………………………..….3
3. Nhiê ̣m vu ̣ nghiên cứu…………………………………………...…………………………………...3
4. Khách thể và đố i tươ ̣ng nghiên cứu……...…………………..………………………………….4
5. Pha ̣m vi nghiên cứu………………………………………………………………………………….4
6. Giả thuyế t khoa ho ̣c……...…………………..…………………….……..………………………….4
7. Phương pháp nghiên cứu……….............................………………………………………………..4
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG
GIÁO VIÊN MẦM NON
1.1. Tổng quan nghiên cứu về quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên mầ m non...….7
1.2. Mô ̣t số khái niệm cơ bản liên quan đế n vấ n đề nghiên cứu……………...……...11
1.2.1. Giáo viên và giáo viên mầ m non .................................................................... 11
1.2.2. Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường ............................................... 11
1.2.3. Bồi dưỡng và quản lý hoa ̣t đô ̣ng bồ i dưỡng.................................................... 13
1.2.4. Chuẩn nghề nghiệp và chuẩ n nghề nghiê ̣p giáo viên mầ m non ...................... 14
1.3. Vị trí , yêu cầu đối với giáo dục mầm non hiện nay………………………………..….15
1.3.1. Trường mầm non trong hệ thống giáo dục quốc dân ...................................... 15
1.3.2. Yêu cầu đối với giáo du ̣c mầ m non hiện nay .................................................. 16
1.4. Mô ̣t số vấ n đề về hoa ̣t đô ̣ng bồ i dưỡng giáo viên mầ m non theo Chuẩ n nghề

nghiê ̣p………………………………………………………………………………………………………19


v
1.4.1.Ý nghĩa và sự cần thiết của hoạt động bồ i dưỡng giáo viên mầ m non theo
Chuẩ n nghề nghiê ̣p .................................................................................................... 19
1.4.2. Mục tiêu của hoa ̣t đô ̣ng bồi dưỡng giáo viên mầ m non .................................. 21
1.4.3. Nội dung bồi dưỡng giáo viên mầ m non ........................................................ 22
1.5. Nô ̣i dung quản lý hoa ̣t đô ̣ng bồi dưỡng giáo viên mầ m non đáp ứng Chuẩ n nghề
nghiê ̣p………………………………………………………………………………………………..……..23
1.5.1. Tổ chức nghiên cứu Chuẩ n nghề nghiê ̣p giáo viên mầ m non………………..…..23
1.5.2. Xây dựng kế hoa ̣ch bồi dưỡng giáo viên mầ m non theo Chuẩ n nghề
nghiê ̣p……………………………………………………………………………………………………....23
1.5.3. Tổ chức triể n khai hoa ̣t đô ̣ng bồ i dưỡng giáo viên mầ m non………………..…..25
1.5.4. Chỉ đa ̣o hoa ̣t đô ̣ng bồ i dưỡng giáo viên mầ m non…………….……………..…..26
1.5.5. Kiể m tra, giám sát hoa ̣t đô ̣ng bồ i dưỡng giáo viên mầ m non………………..…..27
1.5.6. Đảm bảo các điề u kiê ̣n cho hoa ̣t đô ̣ng bồ i dưỡng giáo viên mầ m non………..28
1.6. Những yếu tố tác đô ̣ng đến quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên mầ m non..29
1.6.1. Yếu tố chủ quan .............................................................................................. 29
1.6.2. Yếu tố khách quan ........................................................................................... 30
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG GIÁO
VIÊN MẦM NON THÀNH PHỐ MÓNG CÁI, TỈNH QUẢNG NINH
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, tin
̀ h hin
̀ h kinh tế - xã hội, GD&ĐT Thành phố
Móng Cái, Tỉnh Quảng Ninh………………………………………………………………………..33
2.1.1. Về vi ̣trí điạ lý và điề u kiê ̣n tự nhiên ............................................................... 33
2.1.2.. Về kinh tế - văn hóa, xã hô ̣i ........................................................................... 33
2.1.3. Về giáo du ̣c và đào ta ̣o .................................................................................... 34
2.2. Thực trạng giáo du ̣c mầ m non Thành phố Móng Cái, Tỉnh Quảng Ninh…...…..36

2.2.1. Quy mô giáo du ̣c mầ m non ............................................................................. 36
2.2.2. Chấ t lươ ̣ng giáo du ̣c mầ m non ........................................................................ 37
2.2.3. Đô ̣i ngũ giáo viên mầ m non Thành phố Móng Cái, Tỉnh Quảng
Ninh…………………………………………………………………………………………………………38
2.3. Thực trạng hoạt động bồi dưỡng giáo viên mầ m non Thành phố Móng Cái,
Tỉnh Quảng Ninh theo Chuẩ n nghề nghiê ̣p…………………………………….………………44


vi
2.3.1. Nhu cầu của giáo viên, cán bô ̣ quản lý giáo du ̣c về hoạt động bồi dưỡng giáo
viên mầ m non ............................................................................................................ 44
2.3.2. Nội dung bồi dưỡng giáo viên mầ m non tại Thành phố Móng Cái, Tỉnh
Quảng Ninh ............................................................................................................... 45
2.3.3. Hình thức và phương pháp bồi dưỡng ........................................................... 48
2.3.4. Các điều kiện để thực hiện hoạt động bồi dưỡng............................................ 51
2.3.5. Kế t quả bồ i dưỡng giáo viên ta ̣i thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh ....... 51
2.4. Thực trạng quản lý hoạt động giáo viên mầ m non Thành phố Móng Cái, Tỉnh
Quảng Ninh theo Chuẩ n nghề nghiê ̣p…………………………………….……………….........52
2.4.1. Quản lý xây dựng và triển khai kế hoạch bồi dưỡng giáo viên mầ m non theo
Chuẩ n nghề nghiê ̣p .................................................................................................... 52
2.4.2. Quản lý về nội dung, phương pháp và hình thức bồi dưỡng giáo viên mầ m
non theo Chuẩ n nghề nghiê ̣p ..................................................................................... 54
2.4.3. Quản lý các điề u kiê ̣n đáp ứng yêu cầu cho hoạt động bồi dưỡng ................. 55
2.4.4. Quản lý kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng giáo viên mầ m non
theo Chuẩ n nghề nghiê ̣p ............................................................................................ 56
2.5. Đánh giá chung…………………………………………………………….……………….........58
2.5.1. Thuận lợi ......................................................................................................... 58
2.5.2. Khó khăn ......................................................................................................... 58
2.5.3. Thời cơ - cơ hội ............................................................................................... 60
2.5.4. Thách thức ....................................................................................................... 60

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN
MẦM NON THÀNH PHỐ MÓNG CÁI, TỈNH QUẢNG NINH ĐÁP ỨNG
CHUẨN NGHỀ NGHIỆP
3.1. Nguyên tắc xây dựng các giải pháp bồi dưỡng đội ngũ giáo viên mầ m
non……………………………………………………………………………………………………..…....63
3.1.1. Bám sát mục tiêu phát triển ............................................................................. 63
3.1.2. Đảm bảo tính kế thừa ...................................................................................... 63
3.1.3. Đảm bảo tính thực tiễn .................................................................................... 64
3.1.4. Đảm bảo tính khả thi ....................................................................................... 64
3.1.5. Đảm bảo tính đồng bộ và toàn diện ................................................................ 65


vii
3.2. Giải pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên mầ m non Thành phố Móng
Cái, Tỉnh Quảng Ninh đáp ứng yêu cầ u Chuẩ n nghề nghiê ̣p……………………………..65
3.2.1. Giải pháp 1. Nâng cao nhận thức của cán bô ̣ quản lý giáo du ̣c và giáo viên về
tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng giáo viên đáp ứng Chuẩ n nghề nghiê ̣p. .... 65
3.2.2. Giải pháp 2. Chỉ đa ̣o xây dựng kế hoa ̣ch bồ i dưỡng giáo viên mầ m non gắ n
với yêu cầ u Chuẩ n nghề nghiê ̣p. ............................................................................... 71
3.2.3. Giải pháp 3. Đổ i mới công tác quản lý nội dung, hình thức, phương pháp bồ i
dưỡng giáo viên mầ m non ......................................................................................... 75
3.2.4. Giải pháp 4. Tăng cường hiê ̣u quả hoa ̣t đô ̣ng của bô ̣ phâ ̣n cố t cán phu ̣ trách
công tác bồ i dưỡng đô ̣i ngũ giáo viên mầ m non đáp ứng Chuẩ n nghề nghiê ̣p. ........ 81
3.2.5. Giải pháp 5. Đổ i mới công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động bồ i dưỡng giáo
viên mầ m non.. .......................................................................................................... 83
3.2.6. Giải pháp 6. Tăng cường quản lý các điều kiện cần thiết cho hoạt động bồ i
dưỡng giáo viên mầ m non…………………………………………………………………………...86
3.2.7. Mối quan hệ của các giải pháp……………………………………………………….……89
3.3. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất…...….…...90
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận…………………………………………………………………………95
2. Khuyến nghị…………………………………………………………………….96
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


viii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Quy mô phát triể n số lớp, số ho ̣c sinh
Bảng 2.2. Tuổi đời đội ngũ giáo viên năm học 2014-2015
Bảng 2.3. Bảng tổ ng hơ ̣p kế t quả khảo sát về phẩ m chấ t, kiế n thức và ki ̃ năng
của GVMN thành phố Móng Cái, tin
̉ h Quảng Ninh
Bảng 2.4. Kế t quả đánh giá GVMN theo Chuẩ n nghề nghiê ̣p năm ho ̣c 20142015
Bảng 2.5. Nhu cầu của đội ngũ CBQL, giáo viên về hoạt động bồi dưỡng
Bảng 2.6. Nhu cầu về nội dung bồi dưỡng GVMN
Bảng 2.7. Nhu cầu về hình thức bồi dưỡng GVMN
Bảng 2.8. Nhu cầu về phương pháp bồi dưỡng GVMN
Bảng 2.9. Đánh giá kế t quả đa ̣t đươ ̣c trong công tác bồ i dưỡng đôi ngũ GVMN
Bảng 2.10. Tổ ng hơ ̣p tự đánh giá công tác quản lý lâ ̣p kế hoa ̣ch, triể n khai kế
hoa ̣ch bồ i dưỡng đô ̣i ngũ GVMN theo Chuẩ n nghề nghiê ̣p
Bảng 2.11. Nhận thức mức độ kiểm tra, đánh giá hoa ̣t đô ̣ng bồ i dưỡng
Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm về tính cấp thiết của các giải pháp
Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các giải pháp


ix

DANH MỤC CÁC HÌ NH


Hình 2.1. Kế t quả đánh giá GVMN theo Chuẩ n nghề nghiê ̣p năm ho ̣c
2014-2015
Hình 3.1. Nô ̣i dung giải pháp đổ i mới công tác quản lý nô ̣i dung, hình
thức, phương pháp bồ i dưỡng GVMN


x

BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BDTX :

Bồi dưỡng thường xuyên

CBQL :

Cán bộ quản lý

GDMN :

Giáo dục mầm non

GD&ĐT :

Giáo dục và đào tạo

GDTX :

Giáo dục thường xuyên


GVMN :

Giáo viên mầm non

QLGD :

Quản lý giáo dục

THPT :

Trung học phổ thông

UBND :

Uỷ ban nhân dân

CSVC :

Cơ sở vâ ̣t chấ t


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do cho ̣n đề tài
Đội ngũ giáo viên là yếu tố nòng cốt quyết định chất lượng giáo dục đào tạo.
Trong bối cảnh đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam thì vai trò của
người giáo viên càng quan trọng. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên là vấn đề
cấp thiết hiện nay.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII
khẳng định: "Muốn tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa thắng lợi phải phát triển
mạnh giáo dục và đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát
triển nhanh và bền vững" trong đó “Đội ngũ nhà giáo là nhân tố quyết định chất
lượng giáo dục, chỉ có xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo mới tạo ra
bước đột phá để đổi mới “Căn bản và toàn diện” giáo dục và đào tạo [7]. Vì thế, để
nâng cao chất lượng giáo dục thì trước hết chúng ta phải “Xây dựng quy hoạch, kế
hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục gắn với nhu
cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng và hội nhập quốc tế.
Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo từng cấp học và trình độ đào tạo” [2].
Thực tiễn phát triển giáo dục thế giới cho thấy, các nước đều có khuynh hướng
chuẩn hóa. Theo khuynh hướng này các nội dung và hoạt động của quản lý giáo dục
cũng được chuẩn hóa, trong đó có vấn đề chuẩn nghề nghiệp giáo viên được đặc
biệt quan tâm. Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về chuẩn hóa, hiện đại
hóa trong lĩnh vực QLGD nhằm tiếp cận khoa học QLGD hiện đại, hòa nhập với
khu vực và thế giới, Bộ GD&ĐT đã ban hành Quy định Chuẩ n nghề nghiê ̣p giáo
viên các bậc học, cấp học, trong đó có Chuẩ n nghề nghiê ̣p giáo viên mầm non [5].
Chuẩn nghề nghiệp GVMN là hệ thống các yêu cầu cơ bản mà GVMN phải đạt
được nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục mầm non. Vì vậy người giáo viên phải
không ngừng học tập và rèn luyện để nâng cao mức độ đáp ứng của mình với chuẩ n
nghề nghiê ̣p đã quy định.
Tuy nhiên, mức đô ̣ đáp ứng chuẩ n nghề nghiê ̣p của đô ̣i ngũ GVMN ở nước ta
chưa thực sự tương xứng với yêu cầ u phát triể n kinh tế – xã hô ̣i hiê ̣n nay. Để thực


2

hiện đầy đủ tất cả các tiêu chí đặt ra trong chuẩ n nghề nghiê ̣p giáo viên mầ m non
không phải là việc dễ dàng bởi nhiề u nguyên nhân khách quan và chủ quan, mô ̣t
trong những nguyên nhân cơ bản đó chin

́ h là công tác quản lý hoa ̣t đô ̣ng bồ i dưỡng
GVMN theo yêu cầu của Chuẩ n nghề nghiê ̣p.
Trong những năm vừa qua, nhận định được tầm quan trọng của việc áp dụng
đánh giá xếp loại GVMN theo Chuẩ n nghề nghiê ̣p, các cấp quản lý giáo dục thành
phố Móng Cái - tỉnh Quảng Ninh đã chú ý đến công tác chỉ đa ̣o triể n khai áp du ̣ng
Chuẩ n nghề nghiê ̣p vào đánh giá xế p loa ̣i GVMN. Tuy nhiên, mức đô ̣ đáp ứng
Chuẩ n nghề nghiê ̣p của GVMN thành phố còn rấ t ha ̣n chế , công tác bồi dưỡng và
quản lý hoạt động bồi dưỡng còn thể hiê ̣n nhiề u bấ t câ ̣p. Trong khi đó cuố i năm
2014, nhiề u GVMN đươ ̣c nhâ ̣n vào làm giáo viên hơ ̣p đồ ng ta ̣i các trường mầm non
trên địa bàn thành phố đều là những giáo viên trẻ, vừa mới được đào tạo qua lớp
Trung cấp mầm non hệ tại chức ngắn hạn, kinh nghiê ̣m thì còn thiế u, trình đô ̣ đào
ta ̣o còn chưa đáp ứng đươ ̣c với yêu cầ u đổ i mới. Mô ̣t số lớp bồ i dưỡng đô ̣i ngũ
GVMN về tư tưởng chính tri,̣ về kiế n thức chăm sóc giáo du ̣c trẻ đã đươ ̣c tổ chức
hằng năm nhằ m nâng cao chấ t lươ ̣ng đô ̣i ngũ GVMN tuy nhiên hiê ̣u quả chưa cao.
Trước những yêu cầ u mới ngày càng cao đố i với đô ̣i ngũ GVMN trong giai đoa ̣n
hiê ̣n nay, để Chuẩ n nghề nghiê ̣p GVMN thực sự đi vào cuô ̣c số ng và phát huy hiê ̣u
quả như mong muố n cầ n phải có sự thay đổ i trong công tác quản lý bồ i dưỡng đô ̣i
ngũ GVMN theo Chuẩ n nghề nghiê ̣p.
Qua khảo sát bước đầu cho thấy, đã có mô ̣t số những nghiên cứu về công tác
bồ i dưỡng GVMN, đánh giá xế p loa ̣i GVMN theo Chuẩn nghề nghiệp hay nâng cao
mức đô ̣ đáp ứng Chuẩ n nghề nghiê ̣p của GVMN [1], [14], [24], [25], [26], [30]. Các
đề tài trên đã nghiên cứu các khía cạnh khác nhau trong công tác quản lý, phát triển
đội ngũ giáo viên mầm non, đáp ứng với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của
từng địa phương. Hầ u hế t các đề tài đề u chỉ ra rằ ng cầ n phải có sự thay đổ i, đổ i mới
hay tăng cường công tác quản lý bồ i dưỡng đô ̣i ngũ GVMN để đáp ứng với các yêu
cầ u của Chuẩ n nghề nghiê ̣p: tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức của
cán bộ quản lý, giáo viên các trường mầm non; tổ chức các hoạt động bồ i dưỡng


3


GVMN phù hợp thực tế; tăng cường công tác quản lý của người Hiê ̣u trưởng nhà
trường; ta ̣o môi trường và đô ̣ng lực để thúc đẩ y giáo viên …
Có thể thấ y, vấ n đề tăng cường công tác quản lý bồ i dưỡng GVMN theo
Chuẩ n nghề nghiê ̣p thực sự cầ n thiế t, đă ̣c biê ̣t đố i với mô ̣t thành phố vùng biên giới
như thành phố Móng Cái. Công tác quản lý bồ i dưỡng GVMN theo Chuẩ n nghề
nghiê ̣p cầ n đươ ̣c chú tro ̣ng theo hướng: xây dựng kế hoạch bồi dưỡng bám sát với
các yêu cầu, tiêu chí của Chuẩ n nghề nghiê ̣p, trên cơ sở đánh giá những tiêu chí,
yêu cầu nào mà giáo viên chưa đạt để có các giải pháp bồi dưỡng theo từng thời
gian cụ thể và đưa vào trong kế hoạch; có sự đổi mới trong công tác quản lý nội
dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng cho phù hợp với tinh thần đổi mới căn
bản, toàn diện nền giáo dục theo tinh thần của Nghị quyết 29/NQ-TƯ. Ngoài ra để
có bước đột phá trong việc quản lý nâng cao chất lượng giáo viên mầm non cần có
sự đổi mới trong công tác kiểm tra như định kì hàng năm tổ chức kiểm tra khảo sát
năng lực GVMN và dứt khoát điều chuyển công tác hoặc cho nghỉ hưu sớm đối với
các trường hợp không đủ điều kiện.
Chính vì thế, làm thế nào để tìm ra các giải pháp nhằm đổi mới công tác quản
lý hoạt động bồi dưỡng GVMN thành phố Móng Cái đáp ứng Chuẩ n nghề nghiê ̣p
và đưa vào áp dụng thành công trong thực tế là vấn đề chúng tôi vô cùng trăn trở và
lựa chọn làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc bồi dưỡng GVMN theo Chuẩ n
nghề nghiê ̣p từ đó đề xuất các giải pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng GVMN thành
phố Móng Cái, Tỉnh Quảng Ninh đáp ứng yêu cầu Chuẩ n nghề nghiê ̣p, góp phần
nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên bậc học mầm non của thành phố.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận quản lý hoạt động bồi dưỡng GVMN
- Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên các trường mầm
non thuộc thành phố Móng Cái, Tỉnh Quảng Ninh theo Chuẩ n nghề nghiê ̣p



4

- Đề xuất những giải pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên các trường
mầm non thành phố Móng Cái, Tỉnh Quảng Ninh đáp ứng yêu cầu của Chuẩ n nghề
nghiê ̣p giáo viên bậc học mầm non hiện nay.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu
Các trường mầm non thuộc thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Các giải pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên các trường mầm non
thành phố Móng Cái, Tỉnh Quảng Ninh đáp ứng yêu cầ u Chuẩ n nghề nghiê ̣p
5. Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài tập trung nghiên cứu các giải pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo
viên theo Chuẩ n nghề nghiê ̣p tại 17 trường mầ m non công lập thuộc 17 xã, phường
trên địa bàn thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.
- Số liệu nghiên cứu được thu thập thông tin từ năm học 2012-2013 đến năm
học 2014-2015
6. Giả thuyết khoa học
Tổng kết thực tiễn hoạt động quản lý bồi dưỡng giáo viên mầm non của thành
phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, chỉ ra những bài học thành công và mặt hạn chế sẽ
góp phần là cơ sở khoa học để xây dựng quy trình quản lý bồi dưỡng giáo viên trong
các trường mầm non theo chuẩn nghề nghiệp của Bộ GD&ĐT.
Đề xuất được mô ̣t số giải pháp đổi mới công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng
giáo viên mầm non theo Chuẩn nghề nghiệp tại thành phố có tính khả thi sẽ góp phần
nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên và nâng cao chất
lượng đội ngũ giáo viên mầm non đáp ứng các yêu cầu của Chuẩn nghề nghiệp giáo
viên mầm non.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận

- Sưu tầm sách, tài liệu khoa ho ̣c, các văn bản Chỉ thi,̣ Nghi ̣ quyế t của Đảng,
Chin
̉ h ủy, HĐND, UBND tin
̉ h Quảng Ninh và Đảng ủy,
́ h Phủ, Bô ̣ GD&ĐT, Tin


5

HĐND, UBND thành phố Móng Cái về Chuẩ n nghề nghiê ̣p, về bồ i dưỡng, về quản
lý bồ i dưỡng giáo viên theo Chuẩ n nghề nghiê ̣p. Trên cơ sở đó phân tích, tổng hợp
để xây dựng cơ sở lý luận của vấ n đề quản lý bồ i dưỡng GVMN theo Chuẩ n nghề
nghiê ̣p.
- Sử du ̣ng phương pháp khái quát hóa để xác định hệ thống khái niệm về giáo
viên và GVMN; về quản lý, QLGD và quản lý nhà trường; về bồ i dưỡng và quản lý
hoa ̣t đô ̣ng bồ i dưỡng; về Chuẩ n và Chuẩ n nghề nghiê ̣p GVMN
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra viế t: Dùng các phiếu trưng cầ u ý kiế n để tìm hiể u, khảo
sát, thu thâ ̣p thông tin cầ n thiế t về công tác quản lý bồ i dưỡng GVMN trên điạ bàn
thành phố Móng Cái… Từ đó phân tić h, tổ ng hơ ̣p đánh giá thực tra ̣ng công tác quản
lý bồ i dưỡng GVMN ta ̣i điạ bàn thành phố
- Phương pháp phỏng vấ n: trao đổi trực tiếp lãnh đạo phòng, chuyên viên
phòng GD&ĐT, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, GVMN trên điạ bàn thành phố Móng
Cái…nhằm thu thập các thông tin cần thiết về công tác quản lý bồ i dưỡng GVMN
theo Chuẩ n nghề nghiê ̣p.
- Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm: Thu thập và nghiên cứu
kinh nghiệm về quản lý hoạt động bồi dưỡng GVMN theo Chuẩ n nghề nghiê ̣p của
các trường mầm non trên địa bàn thành phố Móng Cái, trên cơ sở đó phân tích ưu
điểm, nhược điểm và rút ra kết luận sư phạm cần thiết.
- Phương pháp quan sát: Quan sát các hoa ̣t đô ̣ng chăm sóc giáo du ̣c trẻ ở các

trường mầ m non để đánh giá năng lực, trình độ, nghiệp vụ sư phạm của GVMN với
các hình thức:
+ Quan sát không tham dự: lâ ̣p phiế u hỏi
+ Quan sát có tham dự: Tham quan cơ sở vâ ̣t chấ t, trang thiế t bi ̣ nhà trường;
Dự các buổ i ho ̣p hô ̣i đồ ng trường, các buổ i sinh hoa ̣t chuyên môn, các buổ i đánh giá
xế p loa ̣i GVMN theo Chuẩ n nghề nghiê ̣p; Nghiên cứu các sản phẩ m của các CBQL
(văn bản chỉ đa ̣o, kế hoa ̣ch triể n khai tổ chức thực hiê ̣n nhiê ̣m vu ̣ quản lý bồ i dưỡng
GVMN theo Chuẩ n nghề nghiê ̣p…)


6

7.3. Nhóm phương pháp hỗ trợ khác
- Phương pháp thống kê toán ho ̣c: Sử du ̣ng mô ̣t số công thức thố ng kê toán ho ̣c
như tiń h tỉ lê ̣ phầ n trăm, tiń h trung bin
̀ h cô ̣ng…để thố ng kê số lươ ̣ng, chấ t lươ ̣ng về
đô ̣i ngũ giáo viên, kế t quả đánh giá giáo viên theo chuẩ n nghề nghiê ̣p, kế t quả khảo
nghiệm tính khả thi, tính cấ p thiế t của các giải pháp…
- Phương pháp khảo nghiệm: Trưng cầu ý kiến của CBQL và giáo viên các
trường mầm non về tính khả thi của các giải pháp, đánh giá kết quả thu được.


7

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ
HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN MẦM NON
1.1. Tổng quan về quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên mầ m non
1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài
Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều coi hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo

viên là vấn đề cơ bản trong phát triển giáo dục. Việc tạo điều kiện để mọi người có
cơ hội học tập, học tập thường xuyên, học tập suốt đời qua đó kịp thời bổ sung kiến
thức và đổi mới phương pháp giảng dạy để phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã
hội là phương châm hành động của các cấp quản lý giáo dục.
Ở Ấn Độ vào năm 1988 đã quyết định thành lập hàng loạt các trung tâm học
tập trong cả nước nhằm tạo cơ hội học tập suốt đời cho mọi người. Việc bồi dưỡng
giáo viên được tiến hành ở các trung tâm này đã mang lại hiệu quả rất thiết thực.
Đại đa số các trường sư phạm ở Úc, Niu Di-lân, Ca-na-đa ... đã thành lập các
cơ sở chuyên bồi dưỡng giáo viên để tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên tham gia
học tập nhằm không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Ở Phi-líp-pin, công tác nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên không tiến hành
tổ chức trong năm học mà tổ chức bồi dưỡng thành từng khóa học trong thời gian
ho ̣c sinh nghỉ hè.
Tại Nhật Bản, việc bồi dưỡng và đào tạo lại cho đội ngũ giáo viên, cán bộ
QLGD là nhiệm vụ bắt buộc đối với người lao động sư phạm. Tùy theo thực tế của
từng đơn vị, từng cá nhân mà cấp QLGD đề ra các phương thức bồi dưỡng khác
nhau trong một phạm vi theo yêu cầu nhất định.
Tại Triều Tiên, một trong những nước có chính sách rất thiết thực về bồi
dưỡng và đào tạo lại cho đội ngũ giáo viên. Nhà nước đã đưa ra “Chương trình bồi
dưỡng giáo viên mới” để bồi dưỡng đội ngũ giáo viên được thực hiện trong 10 năm
và “Chương trình trao đổi” để đưa giáo viên đi tập huấn ở nước ngoài.
Tại Liên Xô (cũ) các nhà nghiên cứu quản lý giáo dục như: M.I.Kônđacốp,


8

P.V. Khuđôminxki... đã rất quan tâm tới việc nâng cao chất lượng dạy học thông
qua các giải pháp quản lý có hiệu quả. Họ cho rằng kết quả toàn bộ hoạt động của
nhà trường phụ thuộc rất nhiều vào việc tổ chức đúng đắn và hợp lý công tác quản
lý bồi dưỡng, phát triển đội ngũ.

Ở Xinh-ga-po việc đánh giá giáo viên được đặc biệt coi trọng. Hệ thống đánh
giá giáo viên được sử dụng để giúp giáo viên nâng cao kĩ năng của mình. Bồi dưỡng
thường xuyên, đào tạo vừa học vừa làm được thiết kế cho phù hợp với nhu cầu phát
triển năng lực của đội ngũ. Mọi người đều có cơ hội được học tập và làm việc để
giúp họ phát triển hơn nữa.
Ta ̣i Đức, các bang đề u có chuẩ n đào ta ̣o giáo viên. Chuẩ n gồ m 4 liñ h vực năng
lực là da ̣y ho ̣c, giáo du ̣c, đánh giá, đổ i mới và phát triể n. Bồ i dưỡng giáo viên do
các bang và trường thực hiê ̣n với nhiề u chương trình, nhiề u cấ p đô ̣ bồ i dưỡng đa
da ̣ng, có hê ̣ thố ng tư vấ n hỗ trơ ̣, có ma ̣ng bồ i dưỡng trên Internet.
Như vâ ̣y có thể nhâ ̣n thấ y rằng ở các nước trên thế giới vấ n đề bồ i dưỡng giáo
viên rấ t đươ ̣c quan tâm, ta ̣o điề u kiê ̣n để giáo viên có cơ hô ̣i đươ ̣c cập nhật hóa kiến
thức và kỹ năng nghề nghiệp cho phù hơ ̣p với những thay đổ i của thời đa ̣i.
1.1.2. Những nghiên cứu ở trong nước
Ta ̣i đấ t nước Viê ̣t Nam của chúng ta, trong quá trình phát triển của lịch sử dựng
nước và giữ nước, vai trò của giáo dục luôn đồng hành đối với sự thăng trầm của đất
nước, nó luôn giữ một vai trò quan trọng không thể thiếu được. Với truyền thống
“Tôn sư trọng đạo” người thầy luôn có một vị trí xã hội cao, được xã hội kính trọng.
Từ xa xưa ông cha ta đã dạy: “Muốn sang thì bắc cầu Kiều, muốn con hay chữ thì
yêu lấy thầy”; “ Không thầy đố mày làm nên”, không có thầy giáo thì sẽ không có
giáo dục. Điều đó nhắc nhở mọi người phải quan tâm mọi mặt và toàn diện đến giáo
dục mà chủ thể đóng vai trò quan trọng nhất đó chính là đội ngũ giáo viên.
Vấn đề phát triển giáo dục và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đã được
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra trong thư gửi các cán bộ, các thầy giáo, cô giáo, công
nhân viên, ho ̣c sinh, sinh viên nhân dịp bắt đầu năm học mới ngày 16 tháng 10 năm
1968 rằng: “Giáo dục nhằm đào tạo những người kế tục sự nghiệp cách mạng to


9

lớn của Đảng và nhân dân ta, do đó các ngành, các cấp Đảng và chính quyền địa

phương phải thực sự quan tâm hơn nữa đến sự nghiệp này, phải chăm sóc nhà
trường về mọi mặt, đẩy sự nghiệp giáo dục của ta lên những bước phát triển mới"
(dẫn theo [25]).
Có thể thấ y đươ ̣c rằ ng, trong giáo dục, giáo viên luôn luôn đóng một vai trò
chủ đạo, then chốt, là nhân tố quyết định đến chất lượng và hiệu quả của quá trình
giáo dục. Để có đội ngũ giáo viên đủ mạnh, đáp ứng được nhu cầu đổi mới giáo dục
hiện nay, vấn đề bồi dưỡng giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp là hết sức quan trọng
và cần thiết.
Trước năm 1975, vấn đề bồi dưỡng giáo viên chưa được nghiên cứu sâu và có hệ
thống.
Sau năm 1975, các Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IV, V, đặc biệt là Đại hội
VI với đường lối đổi mới, đã mở ra một giai đoạn mới cho quá trình phát triển của
sự nghiệp giáo dục. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban chấp hành
Trung ương Đảng đã coi việc phát triển bồ i dưỡng đội ngũ giáo viên như là một giải
pháp trọng tâm để phát triển sự nghiệp giáo dục “bồ i dưỡng đô ̣i ngũ nhà giáo và cán
bô ̣ quản lý giáo du ̣c gắ n với nhu cầ u phát triể n kinh tế – xã hô ̣i, bảo đảm an ninh quố c
phòng và hô ̣i nhâ ̣p quố c tế ”[2]. Đề án của Chính phủ về xây dựng nâng cao chất
lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ Quản lý giáo dục giai đoạn (2010-2015) đều đề cập
đến nhiệm vụ xây dựng đội ngũ giáo viên mầm non.
Sau hơn 25 năm đổ i mới, đã có nhiề u tác giả bàn về lý luận giáo dục, lý luận
dạy học như: “Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý giáo dục” của tác giả
Trần Kiểm; “Quản lý giáo dục – Một số vấn đề về lý luận và thực tiễn” của nhóm
tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Nguyễn Trọng Hậu, Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Sỹ
Thư ; “Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo dục” của tác giả Nguyễn
Ngọc Quang, ‘Giáo dục Việt Nam” của tác giả Phạm Minh Đường. Các tác giả nêu
trên đã nghiên cứu khái niê ̣m, bản chấ t, vai trò của quản lý giáo du ̣c mô ̣t cách tương
đố i cu ̣ thể . Các tác giả đã làm rõ mu ̣c tiêu, nô ̣i dung, phương pháp của quản lý giáo


10


du ̣c như là cơ sở lý luâ ̣n cho các vấ n đề nghiên cứu về bồ i dưỡng đô ̣i ngũ giáo viên
nhằ m đảm bảo nâng cao chấ t lươ ̣ng giáo du ̣c. [9], [10], [13], [15], [16], [22].
Bên ca ̣nh đó trong những năm gần đây, có khá nhiề u công trình nghiên cứu về
công tác quản lý, phát triển, bồ i dưỡng đội ngũ giáo viên ở các cấ p ho ̣c, bâ ̣c ho ̣c.
Đă ̣c biê ̣t từ khi Bô ̣ GD&ĐT đưa ra các Quy đinh
̣ về Chuẩ n nghề nghiê ̣p giáo viên,
mô ̣t số giải pháp nhằ m quản lý bồ i dưỡng, phát triể n đô ̣i ngũ giáo viên đáp ứng yêu
cầ u Chuẩ n nghề nghiê ̣p đã đươ ̣c nghiên cứu và áp du ̣ng. Tuy nhiên do Chuẩn nghề
nghiệp giáo viên mầm non mới được ban hành trong vài năm gần đây nên những công
trình nghiên cứu theo hướng chuẩn hóa và từng bước phát triển đội ngũ giáo viên mầm
non đáp ứng chuẩn nghề nghiệp còn hạn chế. Mới có một vài tác giả nghiên cứu về
quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp như: đề tài “Biện pháp
quản lý đội ngũ giáo viên trường mẫu giáo Kim Đồng 4, quận Lê Chân, thành phố
Hải Phòng theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non”của tác giả Dương Thị
Hoàng Anh ([25]), “Quản lý hoạt động bồ i dưỡng giáo viên mầ m non Thành phố
Uông Bí – Tỉnh Quảng Ninh theo chuẩn nghề nghiê ̣p” của tác giả Lê Thị Tích
([24]),, "Quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên các trường mầm non
huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội theo chuẩn nghề nghiệp" của tác giả Chu Vân
Trang ([25]),… Các đề tài đó đã đưa ra được mô ̣t số biê ̣n pháp quản lý hoa ̣t đô ̣ng bồ i
dưỡng giáo viên mầm non nhằm đáp ứng Chuẩn nghề nghiệp như: nâng cao nhận thức
cho đội ngũ giáo viên mầm non về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng giáo viên
theo Chuẩn nghề nghiệp, đổi mới quản lý hoạt động lên lớp của giáo viên và hoạt động
học tập của trẻ, chỉ đạo xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên mầm non theo Chuẩn
nghề nghiệp, đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động bồi
dưỡng… Tuy nhiên mô ̣t số biê ̣n pháp về đổ i mới quản lý hoa ̣t đô ̣ng trên lớp của giáo
viên và hoa ̣t đô ̣ng ho ̣c tâ ̣p vui chơi của trẻ, xây dựng đô ̣i ngũ giáo viên cố t cán cho hoa ̣t
đô ̣ng bồ i dưỡng giáo viên còn mang tính điạ phương, chưa thực sự phù hợp khi triể n
khai áp du ̣ng tới tấ t cả các tỉnh thành trong cả nước do đă ̣c thù vùng miề n khác nhau;
mô ̣t số đề tài mới chỉ dừng lại ở việc đưa ra biện pháp xây dựng kế hoa ̣ch, tổ chức triể n

khai kế hoa ̣ch bồi dưỡng mà chưa đề cập đến việc xây dựng kế hoạch cần phải bám


11

sát với các yêu cầu, tiêu chí của Chuẩn nghề nghiệp; một số đề tài đưa ra biện pháp
phải đổi mới công tác kiể m tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng nhưng chưa thể hiê ̣n rõ
nô ̣i dung biê ̣n pháp và cách thực hiê ̣n biê ̣n pháp.
1.2. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến vấn đề nghiên cứu
1.2.1. Giáo viên và giáo viên mầm non
*. Giáo viên
“Giáo viên được hiểu là nhà giáo giảng dạy ở các cơ sở giáo dục mầm non,
giáo dục phổ thông và giáo dục nghề nghiệp” (Theo Luật giáo dục) [23].
*. Giáo viên mầm non
Chương V - Điều 34 - Điều lệ trường mầ m non đã khẳng định: Giáo viên mầm
non là người làm nhiệm vụ nuôi dưỡng - chăm sóc - giáo dục trẻ em trong nhà
trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập [4].
Với nhiê ̣m vu ̣ ấ y, GVMN chính là người thầy đầu tiên đặt nền móng cho việc
đào tạo nhân cách con người cho xã hội tương lai. Nhân cách con người trong xã
hội tương lai như thế nào phụ thuộc rất nhiều vào nền móng này [12].
Trong trường mầm non, người giáo viên giữ vai trò chủ đạo trong việc tổ chức
các hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ. Người giáo viên không chỉ là người thầy mà
họ còn là người mẹ hiền thứ hai, người bạn lớn tuổi đáng tin cậy và gần gũi nhất đối
với trẻ.
1.2.2. Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường
*. Quản lý
Theo Nguyễn Ngọc Quang: Quản lý là sự tác động có mục đích, có kế hoạch
của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động (nói chung là khách thể quản
lý) nhằm thực hiện được những mục tiêu dự kiến [22].
C. Mác nói: Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến

hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng cần đến mô ̣t sự chỉ đạo để điều
hòa những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự
vận động của toàn bộ cơ chế sản xuất …Một người độc tấu vĩ cầm thì tự mình điều
khiển lấy mình, còn mô ̣t dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng [17].


12

Harold Koontz cho rằng: Quản lý là một nghê ̣ thuâ ̣t nhằ m đa ̣t đươ ̣c mu ̣c tiêu
đã đề ra thông qua viê ̣c điề u khiể n, chỉ huy, phố i hơ ̣p, hướng dẫn hoa ̣t đô ̣ng của
những người khác [11].
Từ những quan niệm về quản lý đã nêu trên ta có thể hiểu: Quản lý là mô ̣t quá
trình tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý
mô ̣t cách hơ ̣p quy luâ ̣t nhằ m đạt được mục tiêu chung.
*. Quản lý giáo dục
Có nhiều quan niệm khác nhau về quản lý giáo dục:
Theo Nguyễn Thi ̣ Mỹ Lô ̣c và cô ̣ng sự, QLGD là quá trình thực hiện có định
hướng và hợp quy luật các chức năng kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra
nhằm đạt tới mục tiêu giáo dục đã đề ra [16].
Theo Nguyễn Ngọc Quang, QLGD thực chất là tác động đến nhà trường, làm cho
nó tổ chức tối ưu được quá trình dạy học, giáo du ̣c thể chất theo đường lối nguyên lý
giáo du ̣c của Đảng, quán triệt được những tính chất nhà trường Xã hô ̣i chủ nghiã Việt
Nam, bằng cách đó tiến tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái chất lượng mới [22].
Theo Trần Kiểm, quản lý giáo dục thực chất là những tác động của chủ thể
quản lý vào quá trình giáo dục (được tiến hành bởi tập thể giáo viên và học sinh, với
sự hỗ trợ đắc lực của các lực lượng xã hội) nhằm hình thành và phát triển toàn diện
nhân cách học sinh theo mục tiêu đào tạo của nhà trường [15].
Những khái niê ̣m nêu trên về QLGD tuy có những cách diễn đa ̣t khác nhau
nhưng đề u thể hiê ̣n mô ̣t quan điể m chung về QLGD đó là quá trin
̀ h tác động có mục

đích, có đinh
̣ hướng phù hơ ̣p với quy luâ ̣t khách quan của chủ thể quản lý ở các cấ p
lên đố i tươ ̣ng quản lý nhằ m đưa hoa ̣t đô ̣ng giáo du ̣c của từng cơ sở và của toàn bô ̣
hê ̣ thố ng giáo dục tới mục tiêu đã đinh.
̣
*. Quản lý nhà trường
Theo Đặng Thành Hưng, quản lý trường học là quản lý giáo dục tại cấp cơ sở
trong đó chủ thể quản lý là các cấp chính quyền và chuyên môn trên trường, các nhà
quản lý trong trường do hiệu trưởng đứng đầu, đối tượng quản lý chính là nhà
trường như một tổ chức chuyên môn- nghiệp vụ, nguồn lực quản lý là con người, cơ


13

sở vật chất kỹ thuật, tài chính, đầu tư khoa học-công nghệ và thông tin bên trong
trường và được huy động từ bên ngoài trường dựa vào luật, chính sách, cơ chế và
chuẩn hiện có [13].
Theo Phạm Minh Hạc, quản lý nhà trường là thực hiện đường lối giáo dục của
Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo
nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục. Mục tiêu đào tạo đối với ngành
giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh [10].
Như vậy, quản lý nhà trường thực chấ t là tác đô ̣ng có đinh
̣ hướng, có kế hoa ̣ch
của chủ thể quản lý lên tấ t cả các nguồ n lực nhằ m đẩ y ma ̣nh hoa ̣t đô ̣ng của nhà
trường theo nguyên lý giáo du ̣c nhằ m đa ̣t mu ̣c tiêu giáo du ̣c. Quản lý nhà trường
chính là quản lý giáo dục trong một phạm vi xác định đó là đơn vị giáo dục là nhà
trường. Do vâ ̣y, công tác QLGD nói chung, quản lý nhà trường nói riêng, gồ m có
các hoa ̣t đô ̣ng quản lý trong nhà trường và quản lý các quan hê ̣ giữa nhà trường với
xã hô ̣i.
1.2.3. Bồi dưỡng và quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên

*. Bồi dưỡng
Theo các tài liệu của UNESCO, bồi dưỡng là quá trình cập nhật, bổ sung kiến
thức, kỹ năng, thái độ để nâng cao năng lực trình độ, phẩm chất của người lao động
về một lĩnh vực hoạt động mà người lao động đã có một trình độ năng lực chuyên
môn nhất định qua một hình thức đào tạo nào đó.
Từ điển Tiếng Việt cho rằng: “Bồi dưỡng là làm cho tăng thêm năng lực hoặc
phẩm chất” [18].
Như vậy, bồi dưỡng là nhằm mu ̣c đích nâng cao năng lực, phẩm chất và năng
lực chuyên môn để người lao động có cơ hội củng cố, mở rộng, và nâng cao hệ
thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo chuyên môn, nghiệp vụ đã có, từ đó nâng cao chất
lượng hiệu quả công việc đang làm.
*. Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên
Theo Đỗ Tiến Đạt, bồi dưỡng giáo viên là đào tạo lại, đổi mới, cập nhật kiến
thức, kĩ năng nghề nghiệp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc đang làm.


14

Đó là một dạng đào tạo đặc biệt, là giai đoạn tất yếu tiếp theo của quá trình đào tạo
liên tục, tiếp nối, thường xuyên trong cuộc đời nghề nghiệp của người giáo viên
(dẫn theo [25]).
Như vậy, bồi dưỡng giáo viên thực chấ t là quá trin
̀ h bổ sung tri thức, ki ̃ năng
để nâng cao trình đô ̣ chuyên môn, phẩ m chấ t nhà giáo, năng lực da ̣y ho ̣c qua hình
thức đào ta ̣o nào đó.
Quản lý hoạt động bồ i dưỡng giáo viên là quá trình xây dựng kế hoạch, tổ
chức, chỉ đạo thực hiện việc cập nhật kiến thức, củng cố, mở mang và trang bị một
cách có hệ thống những tri thức, kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên
trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ. Quản lý đảm bảo thực
hiện các chức năng quản lý trong quá trình tổ chức bồ i dưỡng giáo viên, từ chức

năng lập kế hoạch, tổ chức, điều khiển đến khâu kiểm tra đánh giá để hoạt động bồ i
dưỡng giáo viên đạt được mục tiêu và hiệu quả.
1.2.4. Chuẩn và Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầ m non
*. Chuẩn
Theo Bách khoa toàn thư về giáo dục quốc tế, chuẩn là mức độ ưu việt cần
phải có để đạt được những mục đích đặc biệt, là cái đo xem điều gì phù hợp; là trình
độ mong muốn thực tế hoặc mang tính xã hội.
Theo từ điển Tiếng Việt, “Chuẩn là cái căn cứ để đố i chiế u” [18].
Theo “Hướng dẫn thực hiê ̣n chuẩ n kiế n thức, ki ̃ năng của chương trình giáo
du ̣c phổ thông” ở phầ n giới thiê ̣u chung có ghi: Chuẩn là những yêu cầu, tiêu chí
(gọi chung là yêu cầu) tuân theo những nguyên tắc nhất định, được dùng để làm
thước đo đánh giá hoạt động, công việc, sản phẩm của lĩnh vực nào đó. Đạt được
những yêu cầu của chuẩn là đạt được mục tiêu mong muốn của chủ thể quản lý hoạt
động, công việc, sản phẩm đó (dẫn theo [14]).
Như vậy, có thể hiểu: Chuẩn là yêu cầu, tiêu chí có tính nguyên tắc, công khai
và mang tính xã hội được đặt ra bởi quyền lực hành chính và cả chuyên môn để làm
thước đo đánh giá trình độ đạt được về chất lượng, hoạt động công việc... trong lĩnh
vực nhất định, theo mong muốn của chủ thể quản lý nhằm đáp ứng nhu cầu của


15

người sử dụng.
*. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầ m non
Quy định về Chuẩn nghề nghiệp GVMN đươ ̣c ban hành kèm theo Quyết định
số 02/2008/QĐ-BGDĐT ngày 22 tháng 01 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo, trong đó tại điều 2 và điề u 4 có ghi:
“Chuẩ n nghề nghiê ̣p GVMN là hệ thống các yêu cầu cơ bản về phẩm chất
chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức; kỹ năng sư phạm mà GVMN cần phải đạt
được nhằm đáp ứng mục tiêu GDMN”.

“Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non (sau đây gọi tắt là Chuẩn) gồm 3 lĩnh
vực: phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức và kỹ năng sư phạm. Mỗi lĩnh
vực gồm có 5 yêu cầu.
Yêu cầu của Chuẩn là nội dung cơ bản, đặc trưng thuộc mỗi lĩnh vực của
Chuẩn đòi hỏi người giáo viên phải đạt được để đáp ứng mục tiêu của giáo dục
mầm non ở từng giai đoạn. Mỗi yêu cầu gồm có 4 tiêu chí được quy định cụ thể tại
các Điều 5, 6, 7 của văn bản này.
Tiêu chí của Chuẩn là nội dung cụ thể thuộc mỗi yêu cầu của Chuẩn, thể hiện
một khía cạnh về năng lực nghề nghiệp giáo viên mầm non..” [5].
1.3. Vị trí , yêu cầu đối với giáo dục mầm non hiện nay
1.3.1. Trường mầ m non trong hệ thống giáo dục quốc dân
GDMN là một bộ phận cấu thành không thể tách rời của hệ thống giáo dục.
Quản lý GDMN giúp cho việc thực hiện mục tiêu của ngành học là phát triển
GDMN phù hợp với điều kiện và yêu cầu của từng vùng miền, đối tượng của nó là
các cơ sở GDMN, trong đó có đội ngũ nhà giáo. Cũng như các ngành học khác
trong hệ thống giáo dục quốc dân, GDMN cũng có mạng lưới quản lý từ cấp Bộ
xuống các trường, lớp mầm non.
Điều 1,2 Điều lệ trường mầ m non đã quy định về vị trí, nhiệm vụ và quyền hạn
của trường mầm non như sau:
Về vi ̣trí: trường mầ m non là đơn vị cơ sở của GDMN trong hệ thống giáo dục
quốc dân của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do ngành giáo dục quản lý.


×