Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Lời văn nghệ thuật tùy bút nguyễn tuân sau 1954

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (821.57 KB, 89 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2

NGUYỄN VĂN OANH

LỜI VĂN NGHỆ THUẬT TÙY BÚT
NGUYỄN TUÂN SAU 1954
Chuyên ngành: Lí luận văn học
Mã số: 60 22 01 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Hà Công Tài

HÀ NỘI, 2015


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến PGS. TS. Hà Công Tài,
người đã tận tình hướng dẫn, định hướng cho tôi trong suốt quá trình thực hiện
đề tài.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy, cô giáo trong Khoa Ngữ văn
đã từng dạy dỗ tôi, Thư viện trường - nơi tôi tìm được nhiều kiến thức và tài
liệu hỗ trợ cho việc làm luận văn, Phòng Sau ddại học Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội 2 - nơi tổ chức khóa học.
Tôi xin cảm ơn Trường THCS Yên Lạc, gia đình, bạn bè và các đồng chí
đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học
tập và hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày 05 tháng 12 năm 2015
Học viên



Nguyễn Văn Oanh


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan tất cả các dữ liệu và kết quả nghiên cứu trong luận
văn này là kết quả nghiên cứu của bản thân tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.
TS. Hà Công Tài, là sản phẩm khoa học trung thực và không trùng lặp với
các đề tài khác. Tôi cũng xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện
luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều
được ghi rõ nguồn gốc. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 05 tháng12 năm 2015
Học viên

Nguyễn Văn Oanh


MỤC LỤC
Mở đầu...........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề ...........................................................................................3
3. Mục đích nghiên cứu .................................................................................7
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................7
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................7
6. Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................8
7. Đóng góp của luận văn...............................................................................8
8. Bố cục của luận văn ……………………………………………………...9
Nội dung ....................................................................................................... 9
Chƣơng 1. Lời văn nghệ thuật và quá trình sáng tác tùy bút Nguyễn
Tuân

1.1. Lời văn nghệ thuật..................................................................................9
1.2. Tùy bút..................................................................................................14
1.3. Nguyễn Tuân và thể loại tùy bút...........................................................16
Chƣơng 2. Kiểu lời văn nghệ thuật tùy bút của Nguyễn Tuân
2.1. Lời văn miêu tả.....................................................................................24
2.1.1. Lời văn tả nhân vật............................................................................24
2.1.2. Lời văn tả thiên nhiên........................................................................31
2.2. Lời văn kể.............................................................................................42
2.3. Lời triết lí, bình luận.............................................................................47
Chƣơng 3. Nghệ thuật kiến tạo lờ văn tùy bút Nguyễn Tuân
3.1. Ngôn ngữ tùy bút Nguyễn Tuân...........................................................52
3.2. Nhịp điệu lời văn..................................................................................68
3.3. Giọng điệu lời văn nghệ thuật tùy bút Nguyễn Tuân...........................72


3.3.1. Giọng điệu lời văn …………………………………………........ . 72
3.3.2. Giọng điệu trữ tình............................................................................73
3.3.3. Giọng điệu trang trọng. ....................................................................76
3.3.4. Giọng điệu suy tư, hoài niệm. .................................................... .....77
3.2.5. Giọng điệu mỉa mai...........................................................................78
Kết luận .....................................................................................................80
Tài liệu tham khảo ............................................................................... ..82


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lời văn nghệ thuật là một trong những phạm trù quan trọng của lí luận
văn học, được bàn đến trong nhiều công trình lí luận và nghiên cứu văn học.
Trong công trình nghiên cứu "Những vấn đề thi pháp của Đôxtôiepxki",

M.Bakhtin dành một chương để bàn về lời văn nghệ thuật. Lời văn nghệ thuật
là yếu tố đầu tiên của tác phẩm văn học, là thước đo trình độ sáng tạo của nhà
văn. Những tài năng lớn bao giờ cũng tạo cho mình một lời văn nghệ thuật
riêng độc đáo khiến người đọc không thể bỏ qua hoặc xem nhẹ khi đánh giá
một tác phẩm cũng như toàn bộ sự nghiệp sáng tác.
Trong nền Văn học Việt Nam hiện đại, Nguyễn Tuân (1910 - 1987) là
nhà văn có một khối lượng tác phẩm đồ sộ với nhiều thể loại - kết quả của
một cuộc đời lao động cống hiến cho nghệ thuật - một thế giới tâm hồn phong
phú, nhiều cung bậc. Đến với tác phẩm Nguyễn Tuân, người đọc dường như
bị cuốn hút bởi những những con chữ đầy thú vị. Để đi sâu vào thế giới nghệ
thuật của ông, để có thể tìm được những thông điệp hàm ẩn bên trong.
Nguyễn Tuân trở thành một hiện tượng trong nền Văn học Việt Nam
hiện đại chính là bởi cái tôi chan hòa với thế giới nghệ thuật không trộn lẫn
của ông. Cái chất khinh bạc, lãng tử phiêu lưu bang bạc trong tác phẩm dưới
nhiều hình thức khác nhau. Có thể nói Nguyễn Tuân đã thể hiện trọn vẹn, độc
đáo hình tượng cái tôi của mình trong tác phẩm. Đó là một cái tôi vận động,
trưởng thành cùng với sự vận động của lịch sử Việt Nam từ trước đến sau
Cách mạng tháng Tám 1945.
Tùy bút là thể văn hiện rõ nhất phong cách tác giả bởi nó cho phép
người viết tự do bày tỏ cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ của mình trước các hiện
tượng và vấn đề của đời sống. Nói đến tùy bút không thể không kể đến tùy
bút của Thạch Lam, Vũ Bằng, Chế Lan Viên, Hoàng Phủ Ngọc Tường... mỗi


2
nhà văn có một đặc điểm riêng in dấu con người, cốt cách và cá tính của họ.
Nhưng với những gì mà thực tế trải nghiệm, chúng ta có thể khẳng định,
Nguyễn Tuân là nhà tùy bút số một của văn học Việt Nam. Tùy bút đã trở
thành một bộ phận đặc biệt quan trọng trong văn nghiệp của Nguyễn Tuân,
làm nên tên tuổi Nguyễn Tuân và chính Nguyễn Tuân - người nghệ sĩ tài hoa

đã truyền vào đấy toàn bộ nội lực của mình. Ông đã thổi hồn vào nó và đem
lại cho thể văn này một sắc diện mới, một sức sống và linh hồn mới.
Nguyễn Tuân là một trong số ít những nhà văn có quá trình sáng tác
đều tay và đạt được những thành tựu xuất sắc ở cả hai thời kỳ trước và sau
Cách mạng tháng Tám 1945. Ông đã gặt hái được những thành tựu xuất sắc ở
thể văn tùy bút- thể văn sở trường đối với nghệ sĩ tài năng. Trong suốt cuộc
đời lao động nghệ thuật không mệt mỏi của mình, Nguyễn Tuân đã sáng tạo
nên những thiên tùy bút làm say lòng bạn đọc nhiều thế hệ như: Một chuyến
đi, Chiếc lư đồng mắt cua, Tóc chị Hoài, Tùy bút I, Tùy bút II, Đường vui,
Tình chiến dịch, Sông Đà, Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi...
Dường như Nguyễn Tuân chỉ có thể gắn bó với thể văn nào thật sự tự do
và chấp nhận những cảm xúc đậm màu sắc chủ quan. Trong tay ông, thể tùy
bút đã đạt đến đỉnh cao nghệ thuật và khả năng ghi nhận đời sống. Không chỉ
được độc giả quan tâm và say mê đón nhận, tùy bút Nguyễn Tuân còn trở
thành đề tài nghiên cứu của các nhà nghiên cứu, phê bình văn học. Trước kia,
đặc biệt là những năm gần đây đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về tùy
bút của Nguyễn Tuân với nhiều cách tiếp cận khác nhau. Lựa chọn đề tài “Lời
văn nghệ thuật tùy bút Nguyễn Tuân sau 1954 ” chúng tôi muốn kế thừa, phát
triển kết quả nghiên cứu của những người đi trước. Từ đó, góp thêm tiếng nói
của mình để có một cái nhìn hệ thống, toàn diện hơn về những thông điệp
hàm ẩn bên trong lừi văn tùy bút, để hiểu đầy đủ hơn phong cách nghệ thuật
độc đáo của nhà văn.


3
Đối với công tác giảng dạy, Nguyễn Tuân là một trong những tác giả
tiêu biểu được chọn giảng ở nhiều cấp học trong nhà trường hiện nay, đặc biệt
đối với các trường đại học, cao đẳng. Vì vậy, tìm hiểu Lời văn nghệ thuật tùy
bút Nguyễn Tuân là một cách để hiểu sâu sắc tài năng và những cống hiến của
ông cho văn học, cho cuộc đời, góp phần làm cho công tác giảng dạy và học

tập văn chương Nguyễn Tuân trong nhà trường ngày càng tốt hơn.
2. Lịch sử vấn đề
Hơn một nửa thế kỷ qua, từ khi Nguyễn Tuân xuất bản tác phẩm đầu tay
Một chuyến đi cho đến hôm nay, văn chương và con người của ông luôn trở
thành đề tài gây sự chú ý cho người đọc nói chung và cho các nhà nghiên cứu
nói riêng. Đã có nhiều công trình đi sâu nghiên cứu về cuộc đời, con người và
các sáng tác của nhà văn trong cả hai thời kỳ trước và sau Cách mạng Tháng Tám.
Trước hết phải kể đến bài viết của GS. Phong Lê trong bài Nguyễn
Tuân trong tùy bút (In trong Tác gia văn xuôi hiện đại sau 1945, Nxb Khoa
học Xã hội, Hà Nội 1977). Trong bài viết này, trên cơ sở so sánh cái “tôi”
Nguyễn Tuân trước Cách mạng, Giáo sư nhận xét những biến chuyển của cái
“tôi” nhà văn sau Cách mạng tháng Tám và khẳng định: “tùy bút Sông Đà đã
đánh dấu một sự chuyển biến rõ rệt, đó là một Nguyễn Tuân “say sưa với
thiên nhiên và con người Tây Bắc, một Nguyễn Tuân xuề xòa, giản dị không
ai ngỡ trí thức mà cứ nhầm là một anh nhân viên trong các tổ khảo sát địa
chất” [15, tr.69]. Giáo sư còn nhấn mạnh: “Nguyễn Tuân, qua Sông Đà, từ
Sông Đà đang có một đà say mê cuộc sống mới” [15, tr.70]. Theo GS. Phong Lê,
cái “tôi” Nguyễn Tuân đến với cuộc kháng chiến chống Mỹ lại có những chuyển
biến mới: cái tôi ấy lại đánh giặc, chĩa ngòi bút vào giặc lái Mỹ, đánh chúng ở
“tầm gần” và ở cả “tầm xa”. Ở đây người viết khẳng định tùy bút: “Nguyễn
Tuân cho ta một hình ảnh khá rõ về bản thân nhà văn trên bước đường phát
triển Cách mạng” [15, tr.76]. Bài viết còn chỉ ra những biến đổi trong tinh


4
thần dân tộc của Nguyễn Tuân: cái “tôi” nhà văn trước Cách mạng không
phải không có tinh thần dân tộc nhưng còn ít ỏi.“Ông chỉ biết yêu chỉ một
chàng Nguyễn với quan điểm duy mỹ của ông. Sau cách mạng dần dần thấy
một Nguyễn Tuân mới, ý thức dân tộc được phát huy, không thấy “Thiếu quê
hương”, cái tôi cũ chuyển thành cái tôi mới - Cái tôi công dân nghệ sĩ” [15, tr.76].

GS. Nguyễn Đăng Mạnh trong bài Thể tài tùy bút của Nguyễn Tuân
(Trích trong lời giới thiệu cuốn Tuyển tập Nguyễn Tuân, tập 1, Nxb Văn học,
Hà Nội, 1981) đã làm rõ mối quan hệ giữa thể văn tùy bút với sự nghiệp sáng
tạo nghệ thuật và dấu ấn độc đáo cũng như sở trường của nhà văn Nguyễn
Tuân. Ông khẳng định “cá tính và phong cách của Nguyễn Tuân tự tìm đến
thể tài tùy bút như là một tất yếu. Trong văn học, có lẽ đây là thể tài chủ quan
nhất và tự do nhất”. Theo tác giả bài viết, nhiều người đã viết dăm ba bài tùy
bút, bút ký chắc không ít, nhưng trở thành một nhà tùy bút, chỉ chuyên viết
tùy bút, tạo ra cho mình một sự nghiệp văn chương chủ yếu bằng bút ký, tùy
bút có lẽ chỉ có ở Nguyễn Tuân. Giáo sư còn đưa ra những nhận xét về đặc
điểm nổi bật của tùy bút Nguyễn Tuân như: “Tùy bút Nguyễn Tuân có nhiều
yếu tố truyện”,“Tùy bút Nguyễn Tuân mang đậm chất ký”, “Tùy bút Nguyễn
Tuân đúng là tùy bút, hết sức tự do”, “Tùy bút Nguyễn Tuân giàu tính trữ tình”.
Nghĩa là tác giả được phép trực tiếp bộc lộ cảm nghĩ của mình và thông qua cái
“tôi” chủ quan để phản ánh hiện thực.
Tác giả Hà Văn Đức trong bài Tùy bút của Nguyễn Tuân sau Cách
mạng tháng Tám (Một số đặc điểm thể loại) in trong tập Năm mươi năm văn
học Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám (Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
1996) đã đưa ra nhiều đánh giá sâu sắc về những đặc điểm của tùy bút
Nguyễn Tuân xét về mặt thể loại. Bài viết đã khẳng định:“Đọc tùy bút
Nguyễn Tuân, ta nhận thấy cái “tôi” bản ngã được thể hiện một cách rõ nét.
Các nhân vật trong tùy bút của ông dù “tên gọi khác nhau” nhưng thực chất


5
vẫn mang rõ hình bóng chủ quan của tác giả”. Hà Văn Đức cũng đã chỉ rõ:
“Tùy bút Nguyễn Tuân hấp dẫn người đọc trước hết bởi những trang viết
chân thực với lượng thông tin phong phú, đa dạng, chính xác”. Đặc sắc của
tùy bút Nguyễn Tuân theo tác giả chính là “giàu chất hiện thực, mang tính
thời sự cao”, chất trữ tình đậm đà được kết hợp với chất trí tuệ sắc sảo với

những liên tưởng phong phú, táo bạo, bất ngờ... lối hành văn, cách dẫn dắt
chuyện hết sức tự nhiên..., giàu hình tượng, giàu nhạc điệu và đầy chất thơ...
sử dụng mặt mạnh của nhiều ngành nghệ thuật khác nhau: âm nhạc, hội họa,
điện ảnh... để làm tăng thêm khả năng biểu hiện của văn chương... Kết thúc
bài viết, tác giả đã khẳng định: “Với thể loại tùy bút, Nguyễn Tuân đã đạt
được những thành công rực rỡ, cả ở giai đoạn trước và sau Cách mạng
tháng Tám”.
Nhà phê bình Vương Trí Nhàn, trong bài Nguyễn Tuân: Tên tuổi còn
mãi với thể tùy bút (Tạp chí Văn học, số 6, 1997), cũng đã khẳng định: “Sự
chín đẹp của văn tài Nguyễn Tuân là những cống hiến của ông trên phương
diện thể loại. Trước sau Nguyễn Tuân sống chết với tùy bút. Một người đọc
bình thường cũng dễ dàng cảm thấy rằng những tùy bút của ông có mét khí
hậu riêng, ở đó có một giọng điệu bao trùm, khiến nhiều bài viết, bịt tên tác
giả đi, người ta vẫn biết chắc trừ phi ông Nguyễn ra, không ai viết nổi”. Bài
viết còn nhấn mạnh, tùy bút là thể văn có nguồn gốc từ xưa nhưng công đầu
vẫn thuộc về Nguyễn Tuân. Ông là người “khai sơn phá thạch” cho thể tài
này và gắn bó với nó. Tùy bút là một phần trong cuộc đời của nhà văn.
Những bài nghiên cứu về Nguyễn Tuân đã cung cấp cho chúng tôi thông
tin toàn diện và sâu sắc về nhà văn. Mỗi người có cách tiếp cận và đánh giá tùy
bút Nguyễn Tuân theo những chiều hướng khác nhau. Tuy vậy, chúng tôi vẫn
nhận thấy có điểm chung như sau:
Các ý kiến đều khẳng định: Nguyễn Tuân trước sau gắn bó thủy
chung với thể tài tùy bút, ông có sở trường về tùy bút và chỉ ở thể văn này


6
ông mới bộc lộ rõ nhất cái tôi của chính mình. Đó là một cái tôi khinh bạc,
lãng tử, tài hoa, say thú xê dịch... Cái tôi ấy vận động, trưởng thành qua hai
giai đoạn trước và sau Cách mạng Tháng Tám, gắn với những bước ngoặt
to lớn của lịch sử dân tộc Việt Nam. Trong đó, đáng chú ý nhất là bài viết

của ba tác giả Phong Lê, Hà Văn Đức và Vương Trí Nhàn.
Các bài viết đã chỉ ra những đặc điểm của tùy bút Nguyễn Tuân trên
nhiều góc độ theo cách nhìn nhận, đánh giá riêng. Tuy nhiên, phần lớn đều
khẳng định: tùy bút Nguyễn Tuân có yếu tố truyện, đậm chất kí, hết sức tự do
và giàu tính trữ tình, rất chân thực và lượng thông tin vô cùng phong phú.
Trong đó, đáng chú ý nhất là bài viết của hai tác giả Nguyễn Đăng Mạnh và
Hà Văn Đức.
Khi tìm hiểu tùy bút Nguyễn Tuân, chúng tôi đặc biệt quan tâm tới lời
văn, bởi trước hết "lời văn tác phẩm văn học chẳng những biểu hiện đặc điểm
cá tính và bản chất xã hội của nhân vật, mà còn trực tiếp tạo nên những khái
quát nghệ thuật", góp phần hình thành sắc diện, tình điệu tác phẩm, tích cực
thể hiện "nhiệm vụ tối cao của tác phẩm" . Bàn đến lời văn nghệ thuật "tức là
bàn đến ngôn ngữ nghệ thuật trong tính toàn vẹn, cụ thể, và sinh động của
nó", "có thể liệt vào ngành siêu ngôn ngữ học", "chuyên nghiên cứu những
khía cạnh của đời sống, của lời nói" .
Nhờ các từ của lời văn nghệ thuật, mà nhà văn tái hiện được những nét
cá thể, cùng các chi tiết đời sống của các nhân vật. Chính những nét chi tiết
ấy, sẽ làm nên cái "thế giới cụ thể" của tác phẩm. Đồng thời nhờ sắc thái ý
nghĩa khác nhau và những liên hệ cú pháp - ngữ điệu của chúng, các nhà văn
biểu hiện thái độ xúc cảm và tư tưởng của mình. Lời văn nghệ thuật vừa có ý
nghĩa hình tượng, lại vừa có giá trị biểu cảm và hàm xúc.
Điều trên đây càng cho thấy việc nghiên cứu đề tài Lời văn nghệ thuật
tùy bút Nguyễn Tuân sau 1954 là cần thiết và có ý nghĩa lí luận - thực tiễn


7
thiết thực, nhằm đánh giá, ghi nhận những đóng góp của ông vào tiến trình
phát triển nền văn học Việt Nam hiện đại.
3. Mục đích nghiên cứu
- Chỉ ra những đặc sắc về lời văn nghệ thuật trong tùy bút của Nguyễn Tuân.

- Ghi nhận những đóng góp quý giá của Nguyễn Tuân đối với nền văn
học nước nhà, đồng thời khẳng định một hướng tiếp cận có hiệu quả trong
nghiên cứu và thưởng thức văn học.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Dựa trên cơ sở lí luận về lời văn nghệ thuật, luận văn của chúng tôi sẽ
nghiên cứu một cách hệ thống những đặc sắc về lời văn nghệ thuật trong tùy
bút của Nguyễn Tuân sau 1954.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Lời văn nghệ thuật tùy bút Nguyễn Tuân sau 1954.
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung khảo sát hai tập tùy bút: Sông
Đà, Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi và các bài tuỳ bút viết về cảnh sắc và hương vị đất nước.
- Chúng tôi chọn Tuyển tập Nguyễn Tuân, do tác giả Lữ Huy Nguyên
tuyển chọn, Nxb Văn học 1996, làm đối tượng khảo sát chính để viết luận văn
này. Bên cạnh đó, chúng tôi còn tham khảo một số sáng tác tùy bút của các
tác giả cùng thời như Tô Hoài, Vũ Bằng, để tiện cho việc lí giải, phân tích
những luận điểm.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong luận văn chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu văn
học cùng các thủ pháp như sau:
- Phương pháp thống kê - phân loại
- Phương pháp so sánh - đối chiếu
- Phương pháp hình thức.
- Phân tích, tổng hợp


8
7. Đóng góp của luận văn
- Đề tài luận văn là sự tiếp nối những công trình khoa học nghiên cứu
về tác giả Nguyễn Tuân. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu chúng tôi cố
gắng tìm ra điểm mới về lời văn nghệ thuật tùy bút Nguyễn Tuân - một lĩnh

vực còn chưa được quan tâm một cách đầy đủ và hệ thống.
- Khảo sát và lý giải một cách có hệ thống về đặc điểm của Lời văn
nghệ thuật tùy bút, góp phần khẳng định thành công của tác giả ở thể loại này.
- Nguyễn Tuân là một trong những tác giả có tác phẩm được chọn
giảng ở trường phổ thông nên kết quả nghiên cứu hi vọng là một tư liệu tham
khảo, giúp ích cho công tác giảng dạy của giáo viên.
8. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính gồm ba chương
Chương 1: Lời văn nghệ thuật và tùy bút của Nguyễn Tuân.
Chương 2: Kiểu lời văn nghệ thuật tùy bút Nguyễn Tuân.
Chương 3: Ngôn ngữ, giọng điệu lời văn nghệ thuật Nguyễn Tuân.


9
NỘI DUNG
Chƣơng 1
LỜI VĂN NGHỆ THUẬT VÀ TÙY BÚT CỦA NGUYỄN TUÂN
1.1. Lời văn nghệ thuật
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, lời văn nghệ thuật là "dạng phát ngôn
được tổ chức một cách nghệ thuật, tạo thành cơ sở ngôn từ của văn bản nghệ
thuật, là hình thức ngôn từ nghệ thuật của tác phẩm văn học" [8, tr.161].
Thuật ngữ lời văn nghệ thuật rất gần nghĩa với các thuật ngữ ngôn ngữ,
ngôn ngữ nghệ thuật, ngôn ngữ văn học, lời văn. Đây là những thuật ngữ có
nét nghĩa tương đồng nhưng không hoàn toàn đồng nhất với nhau nên cần có
sự phân biệt.
Ngôn ngữ là "hệ thống ngữ âm, những từ và quy tắc kết hợp chúng mà
những người trong cùng một cộng đồng dùng làm phương tiện để giao tiếp”
[34, tr.666]. Đó mới là chất liệu của tác phẩm văn học chứ chưa phải là lời
văn nghệ thuật, hình thức của chỉnh thể thẩm Mỹ trọn vẹn. Từ ngôn ngữ đến
lời văn nghệ thuật là cả quá trình lao động công phu, gian khổ của nhà văn.

Có thể ví ngôn ngữ như tấm vải còn lời văn nghệ thuật là bộ y phục nhà thiết
kế đã hoàn thành.
Ngôn ngữ nghệ thuật "là một hệ thống các phương thức, phương tiện
tạo hình, biểu hiện, hệ thống các quy tắc thông báo bằng tín hiệu thẩm Mỹ của
một ngành, một sáng tác nghệ thuật. Người ta có thể nói đến ngôn ngữ ba lê,
ngôn ngữ chèo, ngôn ngữ điện ảnh. Cũng có thể nói đến ngôn ngữ nghệ thuật
của sáng tác văn học trên cấp độ đó" [37, tr.186].
Ngôn ngữ văn học là thuật ngữ dùng để "chỉ một cách khái quát các
hiện tượng ngôn ngữ được dùng một cách chuẩn mực trong các văn bản Nhà
nước, trên báo chí, đài phát thanh, trong văn hoá, văn học và khoa học" [3, tr.149].


10
Như vậy, các thuật ngữ ngôn ngữ nghệ thuật, ngôn ngữ văn học có nội hàm
rộng hơn thuật ngữ lời văn nghệ thuật.
Cũng cần phân biệt hai thuật ngữ lời văn và lời văn nghệ thuật. Theo lí
luận văn học có nhiều dạng lời văn: "lời văn nghệ thuật, lời văn luật pháp, cũng
như lời văn sách vở và ca hát của nhà thờ trong một số thời đại" [39, tr.145].
Lời văn nghệ thuật chỉ là một dạng trong đó. Vì vậy phải dùng thuật ngữ lời
văn nghệ thuật mới khu biệt rõ lời văn trong tác phẩm văn học. Nếu muốn
dùng lời văn thay thế lời văn nghệ thuật theo lối rút gọn thì phải đặt trong văn
cảnh cụ thể.
Trong thực tế sử dụng, sự phân biệt giữa lời văn nghệ thuật với các
thuật ngữ ngôn ngữ, ngôn ngữ văn học, ngôn ngữ nghệ thuật và lời văn chỉ
mang tính chất tương đối. Do có nét nghĩa trùng nhau nên chúng vẫn thường
được sử dụng thay thế hoặc tương đương. Song việc phân biệt các thuật ngữ
như trên sẽ giúp người đọc ý thức rõ lời văn nghệ thuật là ngôn ngữ mang
tính toàn vẹn, cụ thể, sinh động, có giá trị thẩm Mỹ trong tác phẩm văn học
chứ không phải ngôn ngữ trong các hoạt động giao tiếp khác hoặc ngôn ngữ
ở dạng chất liệu của sáng tác văn học.

Lời văn nghệ thuật có vai trò đặc biệt quan trọng. Nó là hình thức vật
chất duy nhất cho sự tồn tại nội dung tác phẩm. Nhờ lớp lời văn mà toàn bộ
thế giới nghệ thuật được định hình. Từ yếu tố trực tiếp, đầu tiên, duy nhất ấy
người đọc có cơ sở tìm hiểu, khám phá thế giới hình tượng và các lớp nội
dung ý nghĩa của văn bản nghệ thuật.
Nghiên cứu Mỹ học, đi sâu vào phân tích mối quan hệ giữa nội dung và
hình thức nghệ thuật, Hê-ghen đã từng khẳng định rằng, trong một tác phẩm
nghệ thuật, không có cái gì lại không có quan hệ cốt tử với nội dung và không
biểu hiện nội dung. Trong mối quan hệ đó, hình thức tác phẩm không phải là
chiếc vỏ ngoài thuần tuý mà là phương thức tồn tại và phương tiện biểu hiện


11
của nội dung. So với các yếu tố hình thức khác lời văn nghệ thuật được đánh
giá là yếu tố thứ nhất của hình thức tác phẩm, yếu tố mang tính nội dung sâu
sắc và trực tiếp nhất. "Cả hình tượng nhân vật, bức tranh phong cảnh, cốt
truyện, kết cấu, chủ đề, cảm hứng, quan niệm nghệ thuật về thế giới và con
người... chỉ được nắm bắt nhờ những hình thức của ngôn từ” [10, tr.70].
Lời văn nghệ thuật còn là phương tiện biểu hiện trực tiếp và rõ nét
phong cách nhà văn. M.B.Khrapchenko đã từng lưu ý các nhà phong cách học
cần coi trọng lời văn nghệ thuật bởi "ý nghĩa của nó không phải là những cơ
sở đầu tiên của tác phẩm văn học mà còn như là hiện tượng của phong cách"
[17, tr.191]. Vì vậy, hiểu rõ lời văn nghệ thuật sẽ có điều kiện hiểu tư tưởng
nghệ thuật, thế giới nghệ thuật và phong cách nhà văn.
Lời văn nghệ thuật được xây dựng bằng chất liệu ngôn từ và các yếu tố
bộ phận nhưng không phải là kết quả sự gắn kết thành phần và phương tiện
một cách giản đơn. Từ chất liệu và các yếu tố bộ phận, nhà văn phải dày công
kết hợp, sáng tạo mới có được lời văn nghệ thuật, hình thức ngôn từ của tác
phẩm văn học mang tính cụ thể sinh động, phù hợp với nội dung sáng tác, có
giá trị thẩm Mỹ cao. Do đó, tìm hiểu lời văn nghệ thuật cần phát hiện dược lí

do nào đã liên kết phát ngôn trở thành lời văn. Người đọc vừa phải đi sâu "cắt
lớp" từng bộ phận thành phần, phương tiện của lời văn nghệ thuật, vừa có
nhiệm vụ khám phá mối quan hệ hệ thống của nó. Về cơ bản, cần tập trung
vào các phương diện sau:
Phương thức tổ chức lời văn:
Lời văn nghệ thuật là một hệ thống cấu trúc chức năng. Mỗi yếu tố bộ
phận của nó đều góp phần hiện thực hoá tư tưởng nghệ thuật của nhà văn, bởi
"tư tưởng nghệ thuật không chứa đựng trong bất Kỳ trích đoạn dẫu cho gọn
ghẽ nào, mà được diễn đạt trong toàn bộ cấu trúc nghệ thuật” (I.U.M.Lót-man);
"Mỗi tư tưởng nghệ thuật được diễn đạt bằng những lời lẽ đặc thù, sẽ đánh


12
mất ý nghĩa, bị mất giá khủng khiếp khi trơ trọi một mình và thiếu đi sự liên
kết mà nó hiện diện ở đó”(L.Tôn-xtôi). Để tạo nên hình thức ngôn từ tương
ứng với nội dung sáng tác, phản ánh tư tưởng nghệ thuật của mình, nhà văn
phải lựa chọn các yếu tố cần thiết từ "kho" nguyên liệu bề bộn rồi sắp xếp,
liên kết lại theo những phương thức nhất định. Những phương thức đó quy
định cách thức sử dụng phương tiện và sắp xếp thành phần lời văn nghệ thuật
theo ý đồ sáng tạo của nhà văn. Lời văn nghệ thuật của mỗi tác giả, tác phẩm
có thể do một hoặc một số phương thức tổ chức nhất định. Ví dụ như phương
thức giễu nhại trong lời văn Số đỏ của Vũ Trọng Phụng, phương thức tạo
khoảng cách trong lời văn của Nam Cao, phương thức tập Kiều, dẫn Kiều
trong bài thơ Kính gửi cụ Nguyễn Du của Tố Hữu v.v... Các nguyên tắc có khi
lộ diện, có khi lại chìm trong mạch ngầm văn bản không dễ nhận ra. Vì vậy,
cái khó nhất khi nghiên cứu lời văn nghệ thuật không phải là thẩm định các
yếu tố trong cấu trúc của nó, mà là tìm ra nguyên tắc chi phối sự hiện diện của
mỗi yếu tố trong văn bản. Thực tế cho thấy, chiếm lĩnh phương tiện lời văn là
một việc, hiểu được lời văn nghệ thuật là một việc khác. Người ta có thể hiểu
ngôn ngữ tác phẩm mà vẫn không hiểu được lời văn của nó. Nếu chỉ chú ý

phân tích các phương tiện ngôn ngữ nhà văn đã sử dụng, tập trung vào từ đắt,
câu hay mà chưa nhận ra nguyên tắc tổ chức chúng, sẽ không thoát khỏi hiện
tượng "thấy cây mà không thấy rừng". L.Tôn-xtôi cũng đã từng khẳng định,
cần có những người "thường xuyên hướng dẫn độc giả trong cái mê lộ bất tận
của những mối liên kết, nơi tựu thành bản chất của nghệ thuật và theo những
quy luật vốn là nền tảng của những mối liên kết ấy” [41, tr.31]. Vì vậy, tìm
hiểu phương thức tổ chức lời văn có ý nghĩa quan trọng hàng đầu khi nghiên
cứu lời văn nghệ thuật.
Các thành phần của lời văn:
Từ điển thuật ngữ văn học đã chỉ rõ "Lời thơ, lời trần thuật, lời nhân
vật, lời thoại trong kịch và các dạng của chúng đều là các bộ phận tạo thành


13
lời văn nghệ thuật" [32, tr.130]. Trong đó "thành phần cơ bản của lời văn
nghệ thuật là lời gián tiếp (của người kể chuyện, người trần thuật) và lời trực
tiếp (của nhân vật)"' [35, tr.130].
Lời gián tiếp là toàn bộ lời văn của tác giả, của người trần thuật, hoặc
người kể chuyện" [35, tr.335]. Chức năng của nó "giúp cho các sự vật hiện
tượng như ngoại hình, tình trạng, môi trường, phong cảnh, sự kiện... vốn
không biết nói, được nói lên trong tác phẩm" [35, tr.330]. Về tên gọi, có
người gọi đây là lời trần thuật, miêu tả, lời tác giả. Các cách gọi ấy đều chấp
nhận được một cách ước lệ vì tất cả đều do tác giả viết nên. Trong thực tế
nghiên cứu, lời gián tiếp thường được gọi là lời trần thuật.
Lời trực tiếp của nhân vật có thể là lời đối thoại hoặc lời độc thoại. Lời
trực tiếp thực hiện nhiều chức năng: chức năng phản ánh hiện thực ở ngoài
nhân vật - chức năng như một hành động, sự kiện đối với nhân vật khác chức năng biểu hiện thế giới bên trong của nhân vật. Lời độc thoại nội tâm là
dạng đặc biệt của lời trực tiếp, đóng vai trò chính trong việc phản ánh nội tâm
nhân vật.
Các thành phần lời văn có tỉ lệ và vai trò khác nhau trong mỗi thể loại

và mỗi tác phẩm văn học. Hiệu quả nghệ thuật của chúng phụ thuộc rất nhiều
vào sở trường và năng lực sáng tạo của nhà văn.
Các phương tiện của lời văn nghệ thuật:
Khi xây dựng tác phẩm, nhà văn phải vận dụng toàn bộ các khả năng
và phương tiện diễn đạt của ngôn ngữ toàn dân. Các bình diện ngữ âm (hiệp
vần, thanh điệu), các phương tiện từ vựng (thực từ, hư từ...), cú pháp (câu
đơn, câu phức, câu rút gọn, câu đặc biệt...), các phương tiện và biện pháp tu từ
(nhân hoá, so sánh, tượng trưng, liệt kê, trùng điệp...) đều có khả năng kiến
tạo lời văn nghệ thuật. Ở mỗi tác giả, tác phẩm, các phương tiện đó lại được
vận dụng sáng tạo, linh hoạt để tạo nên hình thức ngôn từ độc đáo, không bao
giờ lặp lại.


14
Những vấn đề cơ bản về lời văn nghệ thuật được nêu trên là cơ sở giúp
chúng tôi đi sâu tìm hiểu, khám phá lời văn nghệ thuật tùy bút Nguyễn Tuân.
khám phá mối quan hệ giữa tư tưởng nghệ thuật và lời văn nghệ thuật, xác
định vai trò của lời văn nghệ thuật đối với thế giới nghệ thuật và phong cách
nghệ thuật của nhà văn.
1.2. Tùy bút
Từ điển văn học định nghĩa: “Tùy bút là một thể loại văn xuôi phái sinh
từ thể loại kí, gần với bút kí nhưng cách viết tự do và tùy hứng nhiều hơn. Nhà
văn dựa vào sự lôi cuốn của cảm hứng, có thể nói từ sự việc này sang sự việc
khác, từ liên tưởng này sang liên tưởng kia để bộc lộ những cảm xúc, những
tâm tình, phát biểu những suy nghĩ, những nhận xét về con người và cuộc đời.
Bản ngã của nhà văn được thể hiện trong tùy bút gần như trong thơ trữ tình”
[11, tr.888]. Cùng quan niệm đó, Hà Văn Đức lấy tùy bút của Nguyễn Tuân
làm ví dụ cũng đã đưa ra suy nghĩ của mình “Tùy bút là một thể loại có lối
viết tương đối tự do, phóng khoáng. Nhà văn tùy theo ngọn bút đưa đẩy, có
thể đi từ việc này sang việc khác, từ liên tưởng này sang liên tưởng nọ để bộc

lộ những nhận thức, suy nghĩ và cảm xúc của mình về đối tượng được phản
ánh. Ở thể loại tùy bút, cái tôi bản ngã của nhà văn được thể hiện gần như
trong thơ trữ tình”[5, tr.23]. Có thêm rất nhiều định nghĩa nữa được đưa ra,
tuy nhiên thật khó để tìm được được một định nghĩa hết sức hoàn chỉnh, bao
quát hết toàn bộ đặc trưng của thể loại tùy bút.
Từ hai định nghĩa tiêu biểu trên chúng ta có thể thấy tùy bút là một loại
kí trữ tình tiêu biểu, trữ tình nhất trong các loại văn xuôi.
Giống tên gọi thể loại - mạch văn trong tùy bút hết sức tự do, nhà văn
không phải tuân theo một quy tắc viết nào về mặt thi pháp, giọng điệu, ngôn
ngữ. Tuy nhiên, điều đáng lưu ý - khi viết tùy bút là người viết không nên,
không được lẫn lộn lối viết phóng khoáng với lối viết tản mạn, tùy tiện. Bởi vì


15
“những sự việc, những con người trong tùy bút tuy có thể không kết thành
một hệ thống theo một cốt truyện hay theo một tư duy luận lí chặt chẽ nhưng
tất cả vẫn phải tuân theo trật tự của dòng cảm xúc, cái logic bên trong của cảm
hứng tác giả” [11, tr.1889].
Với tùy bút “Người viết thường mượn cớ thuật lại một sự kiện, một
mẩu chuyện nào đó mà mình có trải qua để nhân đấy nêu lên những vấn đề
này khác mà bàn bạc, mà nghị luận, triết lí ném ra những suy nghĩ của mình
một cách, thoải mái, phóng túng” [18, tr.162]. Yếu tố quan trọng của tùy bút
chính là cảm xúc của tác giả. Gắn với cảm xúc nên tùy bút cũng từ đó mà rất
thơ, rất trữ tình, có những tác phẩm tùy bút được coi như những bài thơ văn
xuôi như tùy bút của Xuân Diệu, Thép Mới… Vì lẽ đó mà dấu ấn của cái tôi
cá nhân in đậm rõ nét trong các trang tùy bút.
Là một thể loại tôn trọng sự tự do trong cảm xúc của nhà văn nhưng
không phải là tùy tiện, phóng túng, tự do đã làm cho tùy bút tưởng như là dễ
viết nhưng viết hay, viết ấn tượng thì không mấy ai đạt được kể cả những nhà
văn tên tuổi ở những thể loại khác. “Tùy bút đòi hỏi nhiều ở người viết về sự

hiểu biết rộng rãi, sự già dặn về kinh lịch và vốn sống thực tế, sự sâu sắc về tư
tưởng và tình cảm” [4, tr.150]. Sự việc được kể lọc qua cách nhìn của chủ thể
thẩm Mỹ vẫn phải chân thực. “Giá trị của tùy bút là ở những suy nghĩ thâm
trầm sâu sắc rút ra từ những sự việc tưởng như riêng tư, bình thường. Sức lôi
cuốn của nó còn ở ngôn ngữ chứa đựng nhiều hình ảnh bất ngờ Kỳ thú và sự
khám phá chất thơ của cuộc sống” [11, tr.888]. Tùy bút cũng có kết cấu hết
sức tự do, thường ít khi tuân theo một trật tự nào mà thường là tùy theo cảm
xúc của người viết mà như chúng ta đã nói ở trên là “từ liên tưởng này sang
liên tưởng nọ” nhưng không vì thế mà mất đi cái mạch cảm xúc của nhà văn.
Trong lịch sử văn học Việt Nam, đã có những trang tùy bút thật sự xuất sắc
như ở giai đoạn văn học trung đại phải kể đến Vũ trung tùy bút của Phạm
Đình Hổ. Tuy nhiên với tác phẩm này chúng ta thấy nổi bật chất kí sự và


16
truyện kí nhiều hơn là tùy bút. Đến giai đoạn văn học hiện đại, khi nói đến tùy
bút, chúng ta phải nhắc tới tên tuổi của Nguyễn Tuân, - “Người ấy phải có thể tài
ấy” [34, tr.9]. Với những tác phẩm như Tùy bút 1, Tùy bút 2, Tóc chị Hoài, Chiếc
lư đồng mắt cua (Giai đoạn trước 1945) và những tác phẩm như Tùy bút kháng
chiến và hòa bình, Sông Đà, Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi… (sau 1945), Nguyễn Tuân
đã thực sự làm nên một phong cách tùy bút rất đặc biệt cho riêng mình.
1.3. Nguyễn Tuân và thể tùy bút
Nguyễn Tuân (10 tháng 7 năm 1910 - 28 tháng 7 năm 1987) là một nhà
văn nổi tiếng của Việt Nam. Sách giáo khoa hiện hành xếp ông vào một trong
9 tác gia của văn học Việt Nam hiện đại. Ông quê ở xã Nhân Mục (tên nôm là
Mọc), thôn Thượng Đình, nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân,
Hà Nội. Ông sinh trưởng trong một gia đình nhà Nho khi Hán học đã tàn.
Nguyễn Tuân học đến cuối bậc Thành chung (tương đương với cấp Trung học
cơ sở hiện nay) thì bị đuổi vì tham gia một cuộc bãi khóa phản đối mấy giáo
viên Pháp nói xấu người Việt (1929). Sau đó ít lâu ông lại bị tù vì "xê dịch"

qua biên giới không có giấy phép. Ở tù ra, ông bắt đầu viết báo, viết văn.
Nguyễn Tuân cầm bút từ khoảng đầu những năm 1930, nhưng nổi tiếng từ
năm 1938 với các tác phẩm tùy bút, bút ký có phong cách độc đáo như Vang
bóng một thời, Một chuyến đi... Năm 1941, Nguyễn Tuân lại bị bắt giam một
lần nữa vì giao du với những người hoạt động chính trị. Năm 1945, Cách
mạng tháng Tám thành công, Nguyễn Tuân nhiệt tình tham gia cách mạng và
kháng chiến, trở thành một cây bút tiêu biểu của nền văn học mới. Từ 1948
đến 1958, ông giữ chức tổng thư ký Hội Văn nghệ Việt Nam. Các tác phẩm
chính sau cách mạng của Nguyễn Tuân là tập tùy bút Sông Đà (1960), một số
tùy bút chống Mỹ (1965-1975) .
Nguyễn Tuân yêu Việt Nam với những giá trị văn hóa cổ truyền của
dân tộc. Ông yêu tha thiết tiếng Việt, những kiệt tác văn chương của Nguyễn
Du, Đoàn Thị Điểm, Tú Xương, Tản Đà..., những nhạc điệu hoặc ca từ của


17
các lối hát ca trù hoặc dân dã mà thiết tha, những nét đẹp rất riêng của Việt
Nam. Ở Nguyễn Tuân, ý thức cá nhân phát triển rất cao. Ông viết văn trước
hết để khẳng định cá tính độc đáo của mình, tự gán cho mình một chứng bệnh
gọi là "chủ nghĩa xê dịch". Lối sống tự do phóng túng của ông không phù hợp
với chế độ thuộc địa (hai lần bị tù). Nguyễn Tuân là con người rất mực tài
hoa. Tuy chỉ viết văn nhưng ông còn am hiểu nhiều môn nghệ thuật khác: hội
hoạ, điêu khắc, sân khấu, điện ảnh... Ông còn là một diễn viên kịch nói và là
một diễn viên điện ảnh đầu tiên ở Việt Nam.Ông thường vận dụng con mắt
của nhiều ngành nghệ thuật khác nhau để mài sắc khả năng quan sát, diễn tả
của nghệ thuật văn chương. Nguyễn Tuân là một nhà văn biết quý trọng thật
sự nghề nghiệp của mình. Đối với ông, nghệ thuật là một hình thái lao động
nghiêm túc, thậm chí "khổ hạnh" và ông đã lấy chính cuộc đời cầm bút hơn
nửa thế kỷ của mình để chứng minh cho quan niệm ấy.
Nguyễn Tuân không phải là nhà văn thành công ngay từ những tác

phẩm đầu tay. Ông đã thử bút qua nhiều thể loại: Thơ, bút ký, truyện ngắn
hiện thực trào phúng. Nhưng mãi đến đầu năm 1938, ông mới nhận ra sở
trường của mình và thành công xuất sắc với các tác phẩm: Một chuyến đi,
Vang bóng một thời, Thiếu quê hương, Chiếc lư đồng mắt cua.
Tác phẩm Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám chủ yếu xoay
quanh ba đề tài: "chủ nghĩa xê dịch", vẻ đẹp "vang bóng một thời", và "đời
sống truỵ lạc". Nguyễn Tuân đã tìm đến lí thuyết "chủ nghĩa xê dịch" này
trong tâm trạng bất mãn và bất lực trước thời cuộc. Nhưng viết về "chủ nghĩa
xê dịch", Nguyễn Tuân lại có dịp bày tỏ tấm lòng gắn bó tha thiết của ông đối
với cảnh sắc và phong vị của đất nước mà ông đã ghi lại được bằng một ngòi
bút đầy trìu mến và tài hoa.
Không tin tưởng ở hiện tại và tương lai, Nguyễn Tuân đi tìm vẻ đẹp của
quá khứ còn "vang bóng một thời". Ông mô tả vẻ đẹp riêng của thời xa xưa


18
với những phong tục đẹp, những thú tiêu dao hưởng lạc lành mạnh và tao nhã.
Tất cả được thể hiện thông qua những con người thuộc lớp người nhà Nho tài
hoa bất đắc chí, tuy đã thua cuộc nhưng vẫn không chịu quy thuận về với xã
hội thực dân (như Huấn Cao - Chữ người tử tù). Nguyễn Tuân cũng hay viết
về đề tài đời sống truỵ lạc. Ở những tác phẩm này, người ta thường thấy có
một nhân vật "tôi" hoang mang bế tắc. Trong tình trạng khủng hoảng, tinh
thần ấy vẫn chợt lóe lên từ cuộc đời nhem nhuốc, phàm tục những khát khao
về một thế giới tinh khiết, thanh cao (Chiếc lư đồng mắt cua).
Với những sáng tác trước Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Tuân luôn thể
hiện là một nghệ sĩ tài tử, ngông nghênh, kiêu bạc với cuộc đời, bất mãn với xã
hội.
Từ sau Cách mạng tháng Tám 1945, ông chân thành đem ngòi bút phục
vụ cuộc chiến đấu của dân tộc. Nhưng Nguyễn Tuân luôn luôn có ý thức phục
vụ trên cương vị của một nhà văn, đồng thời vẫn muốn phát huy cá tính và

phong cách độc đáo của mình. Ông đã đóng góp cho nền văn học mới nhiều
trang viết hay ca ngợi quê hương đất nước, ca ngợi nhân dân lao động trong
chiến đấu và sản xuất.
Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân quả là độc đáo và sâu sắc.
Trước Cách mạng tháng Tám, phong cách này có thể thâu tóm trong một chữ
"Ngông". Mỗi trang viết của Nguyễn Tuân đều muốn chứng tỏ tài hoa uyên
bác. Và mọi sự vật được miêu tả dẫu chỉ là cái ăn, cái uống, vẫn được quan
sát một cách tinh tường từ phương diện văn hoá của nó. Sau Cách mạng, ông
không đối lập giữa quá khứ, hiện tại và tương lai. Văn Nguyễn Tuân bao giờ
cũng vậy, vừa đĩnh đạc cổ kính, vừa trẻ trung hiện đại.
Do cá tính và phong cách riêng, Nguyễn Tuân tìm đến thể tài tuỳ bút
như một tất yếu. Cả cuộc đời cầm bút, Nguyễn Tuân trung thành với lối chơi
ấy. Tuỳ bút là sở trường của Nguyễn Tuân và tài năng ấy cũng được ông phát


19
huy cao độ. Chỉ có thể văn xuôi tự do phóng túng này mới giúp nhà văn mặc
sức phô bày những cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng, những tài hoa và sự uyên
bác của mình một cách tự nhiên thoải mái. Tên tuổi của nhà văn gắn liền với
thể loại tuỳ bút.
Đọc tuỳ bút Nguyễn Tuân, người ta thường bắt gặp ở đó những điều
thú vị, bởi nhà văn đã trải lên trên mặt giấy một lượng tri thức phong phú, đa
dạng, chính xác về nhiều ngành khoa học, nghệ thuật và nhiều lĩnh vực khác
thông qua những liên tưởng vô cùng độc đáo với một vốn ngôn từ hết sức
phong phú và linh hoạt. Ông vốn xuất thân là một nhà báo có vốn sống, vốn
hiểu biết sâu rộng cùng với cái thú “xê dịch” dường như đã trở thành một nhu
cầu không thể thiếu trong đời sống của nhà văn. Nguyễn Tuân đã từng quan
niệm: đi là để “thay đổi thực đơn” cho con mắt và đời sống tinh thần. Thế
nên, qua những trang tuỳ bút có thể thấy ông có mặt ở nhiều nơi, quan tâm
đến nhiều vấn đề của cuộc sống. Chính vì vậy mà tuỳ bút của Nguyễn Tuân

bao giờ cũng có độ thông tin rất cao và chính xác. Nhiều bài tuỳ bút đã cung
cấp cho người đọc lượng kiến thức đa dạng cả về lịch sử, điạ lý, địa chất, hội
hoạ, âm nhạc, thậm chí là trên cả những lĩnh vực như thể thao, quân sự.
Đọc tuỳ bút Nguyễn Tuân, chúng ta nhận thấy cái Tôi bản ngã được
thể hiện một cách rõ nét ở nhiều nhân vật trong tác phẩm. Ông sử dụng đại từ
nhân xưng ngôi thứ nhất “Tôi” và thậm chí các nhân vật khác, mặc dù tên gọi
có thể thay đổi nhưng trên thực tế vẫn mang rõ hình bóng chủ quan của tác
giả. Tuỳ bút của Nguyễn Tuân không chỉ trình bày những cảm xúc, suy nghĩ
chủ quan, mà trong một chừng mực nhất định, nhà văn còn mô tả, khắc hoạ
tính cách nhân vật, tạo nên những cảnh, những cốt truyện đơn giản.
Tuỳ bút của Nguyễn Tuân còn rất giàu chất hiện thực, mang tính thời sự
cao. Ông thường viết về những con người thực với những việc thực mà có khi
chỉ là những câu chuyện trên đường “xê dịch”, hoặc cũng có khi là những con


20
người mà ông đã từng gặp gỡ, quen biết họ để rồi chính họ đã trở thành “tri
kỉ” với ông trên những trang viết. Nhất là những trang tuỳ bút kháng chiến, ở
giai đoạn này Nguyễn Tuân đã hoà mình vào cuộc kháng chiến vĩ đại của
nhân dân. Ông đã “xê dịch” trên mọi nẻo đường kháng chiến, gặp gỡ tiếp xúc
với bao con người kháng chiến, với những sự kiện chính trị nóng hổi, những
nhiệm vụ của cách mạng. Đọc tuỳ bút của Nguyễn Tuân dù ở giai đoạn nào
thì người đọc cũng thấy dồi dào chất thơ và giàu chất trữ tình. Chất trữ tình
đậm đà ấy được kết hợp với chất trí tuệ sắc sảo đã tạo nên nét độc đáo riêng
biệt của Nguyễn Tuân. Qua các thiên tuỳ bút, nhà văn trò chuyện với bạn đọc
không chỉ bằng trái tim nghệ sĩ giàu cảm xúc, mà còn bằng trí tuệ sáng suốt
của một con người từng trải, lịch lãm có học vấn rộng về nhiều lĩnh vực, có
tác phong nghiên cứu điều tra tường tận, tỉ mỉ. Đó cũng là ý thức trách nhiệm
của người cầm bút, ý thức của một người làm khoa học, cái tâm của người
nghệ sĩ. Vì thế mà ông luôn giữ được tình cảm cũng như sự tin yêu, mến mộ

của bạn nghề và bạn đọc.
Tính chất đa nghĩa cũng là mặt mạnh trong phong cách tuỳ bút của
Nguyễn Tuân. Đọc tuỳ bút của Nguyễn Tuân, cái đầu của người đọc thực sự
phải làm việc, phải nghiền ngẫm suy nghĩ, phải có cùng một hướng tư duy
nghệ thuật với nhà văn thì mới có thể cảm nhận hết được cái hay cái đẹp trong
mỗi trang viết. Nói một cách hình ảnh như nhà nghiên cứu Hà Văn Đức đã so
sánh thì “tuỳ bút Nguyễn Tuân giống như một khối ru-bi mà nhìn ở mặt nào,
khía cạnh nào người đọc cũng thấy sự toả sáng” [5, tr.141].
Đặc sắc trong tuỳ bút Nguyễn Tuân còn thể hiện ở “cái tài kể chuyện rất
vui, rất hóm và có duyên” của ông. Văn Nguyễn Tuân viết tự nhiên như
“người nói chuyện”. Ông trò chuyện với bạn đọc một cách thoải mái chân
tình, có khi điềm đạm thẳng thắn nghiêm trang, nhưng nhiều khi lại vui nhộn,
linh hoạt kiểu tán gẫu nói trạng, đưa lại cho người đọc những trang viết không


×