Tải bản đầy đủ (.doc) (127 trang)

CHẤT TRỮ TÌNH TRONG VĂN XUÔI CỦA MA VĂN KHÁNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (548.21 KB, 127 trang )

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Chu Văn Sơn người đã tận tình hướng
dẫn tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng sau đại học, các
thầy cô giáo tổ văn học Việt Nam hiện đại, Khoa Ngữ văn, Trường Đại học
Sư phạm Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
học tập và làm luận văn.
Hà Nội, tháng 7 năm 2013
Học viên

Tạ Thị Long


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong nền văn xuôi đương đại Việt Nam, Ma Văn Kháng là nhà văn
có nhiều đóng góp rất tiêu biểu. Với phong cách lao động nghiêm túc, không
ngừng tìm tòi, đổi mới trong sáng tạo nghệ thuật, ông đã khẳng định được vị
trí vững chắc của mình trên văn đàn. Sáng tác của ông được đánh giá cao ở
cả thể loại tiểu thuyết và truyện ngắn.
Ma Văn Kháng là nhà văn viết nhiều và viết khoẻ. Từ truyện ngắn đầu
tay - Phố cụt đăng trên báo Văn nghệ năm 1961, cho đến nay Ma Văn
Kháng đã có đến 20 tập truyện ngắn, 12 cuốn tiểu thuyết và 4 truyện viết cho
thiếu nhi. Tên tuổi của nhà văn được bạn đọc biết đến từ giai đoạn văn học
trước 1975 qua một loạt những tập truyện ngắn viết về đề tài miền núi như:
Xa phủ (1969), Bài ca trăng sáng (1972), Góc rừng xinh xắn (1972),
Người con trai họ Hạng(1972), Mùa mận hậu (1972), Cái móng ngựa
(1973) đã khẳng định tài năng, tâm huyết của nhà văn và góp phần làm cho
bức tranh hiện thực cuộc sống được phản ánh trong nền văn học hiện đại
Việt Nam trở nên phong phú,đa dạng. Nhưng, có giá trị tư tưởng nghệ thuật
cao và để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng độc giả nhiểu thế hệ phải kể tới


những sáng tác của ông giai đoạn sau 1975. Từ Gió rừng (1976), Đồng bạc
trắng hoa xòe (1978), Mưa mùa hạ (1980) Mùa lá rụng trong vườn
(1982), Vùng biên ải (1983) đến Đám cưới không có giấy giá thú (1989),
Côi cút giữa cảnh đời (1989) …, tên tuổi của Ma Văn Kháng càng được
đông đảo bạn đọc biết đến bởi không chỉ ở vốn hiểu biết dồi dào mà còn ở
một cách thể hiện mới mẻ. Ma Văn Kháng cứ lặng lẽ bền bỉ tìm kiếm, khám
phá những tầng vỉa, nguồn mạch mới của hiện thực đời sống con người và
gặt hái những thành công liên tiếp qua những tập truyện ngắn: Ngày đẹp
trời (1986), Heo may gió lộng (1992), Trăng soi sân nhỏ (1995), Ngoại
thành (1996), Một chiều giông gió (1998)… Và trong số đó có nhiều tác
phẩm đã đạt được những giải thưởng cao.

2


Với quan niệm viết văn là việc “đào bới bản thể ở chiều sâu tâm hồn”,
Ma Văn Kháng đã tạo cho mình một tiếng nói, một phong cách nghệ thuật
riêng. Các sáng tác của ông không chỉ đặt ra và lý giải những vấn đề có ý
nghĩa dân tộc mà còn mang ý nghĩa nhân sinh sâu sắc như: vấn đề hôn nhân
gia đình, tình yêu, tâm linh, những vấn đề về nghệ thuật, vai trò sứ mệnh của
văn chương cũng như người cầm bút… Ma Văn Kháng là nhà văn không
ngừng đổi mới trong sáng tạo nghệ thuật, vì thế các sáng tác của ông vừa
mới mẻ, hiện đại lại vừa quen thuộc, gần gũi với văn học truyền thống.
Chính vì thế, lâu nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về các sáng tác của
ông. Một trong những vẻ đẹp bàng bạc trong văn Ma Văn Kháng là chất trữ
tình. Nó đem lại cho mỗi câu chuyện của ông một nét duyên dáng, góp phần
tạo nên sức hấp dẫn cho văn xuôi của ông. Ai đã từng đọc tác phẩm của ông,
thì ít nhiều đều có cẩm nhận về nó. Rất tiếc cho đến nay vẫn chưa có một
công trình chuyên biệt nào đặt ra nghiên cứu vấn đề này một cách trực diện
và toàn diện. Với mong muốn góp thêm tiếng nói vào sự khẳng định đặc

điểm nghệ thuật trong sáng tác của Ma Văn Kháng, chúng tôi lựa chọn đề
tài: “Chất trữ tình trong văn xuôi của Ma Văn Kháng”. Nghiên cứu thành
công vấn đề này, luận văn sẽ góp phần khẳng định tài năng, sự độc đáo của
Ma Văn Kháng trong văn xuôi nói riêng, trong văn học hiện đại Việt Nam
nói chung.
Việc nghiên cứu, tìm hiểu chất trữ tình trong văn xuôi của Ma Văn
Kháng cũng là một cơ hội để người viết luận văn làm giàu vốn văn chương
của bản thân và rèn luyện các thao tác nghiên cứu khoa học cũng như các kĩ
năng khảo sát, hệ thống, phân tích tác phẩm…
2. Lịch sử vấn đề
Qua quá trình tìm hiểu về Ma Văn Kháng, chúng tôi nhận thấy hầu hết
các ý kiến đều khẳng định tính trữ tình thấm đượm trong sáng tác của nhà
văn. Tuy nhiên, xét một cách tổng quát thì phần lớn các ý kiến đưa ra đều là
các đánh giá, nhận định mang tính khái quát về chất trữ tình trong văn xuôi
Ma Văn Kháng.
3


Ma Văn Kháng là một nhà văn tài năng với phong cách trữ tình riêng.
Với bài viết Đọc Xa Phủ, đăng trên báo Nhân Dân ngày 5-7-1970, ngay sau
khi tập truyện ngắn đầu tiên ra đời, Ma Văn Kháng đã lọt vào tầm ngắm của
giới phê bình. Tính cho đến thời điểm hiện nay, việc tìm hiểu và khám phá
văn chương của ông thật phong phú và đa dạng. Đã có nhiều công trình
nghiên cứu, nhiều bài báo, nhiều ý kiến đánh giá của giáo sư, tiến sĩ, các nhà
nghiên cứu phê bình, nhà thơ nhà văn được đăng tải trên cá sách báo, tạp chí:
như Bùi Hiển, Trần Đăng Xuyền, Lã Nguyên, Nguyễn Ngọc Thiện, Bùi Việt
Thắng, Trần Bảo Hưng, Trần Cương, Trần Đăng Khoa, Nguyễn Văn Toại,
Ông Văn Tùng…Mỗi người có một cách nói, cách phê bình đánh giá, song
nhìn chung các tác giả đều ghi nhận những đóng góp của Ma Văn Kháng và
chỉ ra những điểm còn hạn chế của ngòi bút này. Đây là tư liệu vô cùng quý

giá với nhiều ý nghĩa gợi dẫn đối với người viết luận văn khi đi vào tìm hiểu
Ma Văn Kháng. Do phạm vi nghiên cứu đề tài, luận văn đặc biệt chú ý đến
những bài viết nói về chất trữ tình trong văn xuôi của Ma Văn Kháng.
Trong số những nhà nghiên cứu về Ma Văn Kháng, có lẽ Trần Cương
là người có nhận định sớm nhất, khái quát nhất về chất trữ tình trong sáng
tác của Ma Văn Kháng. Trên Báo Nhân dân chủ nhật (6/10/1985) Trần
Cương với bài viết Mùa lá rụng trong vườn một đóng góp mới của Ma
Văn Kháng có nhận định sau: “Một phong cách trữ tình, trầm tĩnh và sâu
lắng, một đôi khi nông nhiệt say sưa, đậm đà hương vị văn hóa dân tộctruyền thống đã thấm nhuần trong cách cảm, điệu nghĩ và quyết định giọng
điệu chính của từng tác phẩm. Ma Văn Kháng có tài trong miêu tả, dựng
người, dựng chuyện và nhân vật của anh nhiều khi hiện ra rõ ràng, sắc nét y
như trong hội họa. Càng ngày, sự kết hợp giữa miêu tả và biểu hiện ở Ma
Văn Kháng càng thêm nhuần nhị. Cùng với văn chương duyên dáng và trong
sáng (có gọt rũa nhưng không cầu kỳ, kiểu cách theo lối “làm văn”) cùng
với các thủ pháp nghệ thuật đã được vận dụng một cách thuần thục như
dùng ẩn dụ, so sánh, liên tưởng, lập thế tương phản, song hành, sử dụng đối
4


thoại v.v… tất cả những cái đó, không bộn bề rối rắm, mà được điều hành
nhịp nhàng cân đối bởi một tư duy nghệ thuật cần mẫn sắc sảo, đã mang lại
cho tác phẩm của Ma Văn Kháng một giá trị đích thực, một phẩm chất nghệ
thuật không thể trộn lẫn”.
Tác giả Bùi Việt Thắng trong bài viết Nhà văn cuộc dấn thân tìm
đường trên báo Văn học tuổi trẻ số tháng 10- 2009 đã nhận xét như sau:
“Ma Văn Kháng là nhà văn có ý thức chăm chút câu chữ và đó cũng chính
sức hấp dẫn có được của tác phẩm. Tôi muốn gọi Ma Văn Kháng là một
“nhà lãng mạn”. Ông là nhà văn mài miết đi tìm chất thơ của đời sống và
cố gắng chuyển nó vào trong tác phẩm bằng một lối văn giàu nhịp điệu.”
Chất trữ tình đã được nhận thấy và được đề cập đây đó trong các công

trình nghiên cứu nghiên cứu phê bình. Tùy từng phạm vi tiếp cận mà mỗi
nhà nghiên cứu đề cập đến chất trữ tình ở các mức độ khác nhau. Chất trữ
tình được thể hiện qua những trang văn miêu tả cảnh thiên nhiên và các nhà
nghiên cứu cũng đưa ra những nhận định quanh chất trữ tình về thiên nhiên
trong các sáng tác của Ma Văn Kháng. Một tiểu thuyết nữa mà khi ra đời
cũng có nhiều ý kiến đánh giá khác nhau đó là Mưa mùa hạ của Tô Hoài
trên Báo Văn nghệ số 154 (4/9/1983) với bài viết Đọc Mưa mùa hạ cũng
có nhận xét như sau: “Khung cảnh Mưa mùa hạ diễn ra giữa những con
người và sinh hoạt một thành phố có một con sông chảy qua. Ma Văn Kháng
vốn có ngòi bút điêu luyện trữ tình. Nhưng ở tiểu thuyết Mưa mùa hạ tác giả
đã không dừng lại ở vẻ đẹp dòng sông mà Ma Văn Kháng đã đi vào yêu cầu
những vấn đề khoa học và lịch sử đời sống con sông trên cơ sở phong cảnh
tuyệt vời của một vùng đất nước và lao động chống thiên nhiên truyền thống
của dân tộc ta.” Đặng Hiển với bài viết Một chiều dông gió, một bài ca lao
động, một niềm tin ở con người và sự sống trên Báo Giáo dục và thời đại
chủ nhật số 20 ngày 18/05/2003 có khẳng định như sau: “Ma Văn Kháng là
nhà văn thiên về chủ nghĩa hiện thực nghiêm ngặt nhưng ở văn ông vẫn dạt
dào cảm xúc và cả chất lãng mạn, nó cuốn hút chính bản thân tác giả và tất
5


nhiên, cùng với sự mới lạ của tình tiết, cũng cuốn hút luôn người đọc.
Những đoạn văn tả cảnh dông gió, hình ảnh cánh bướm đậu trên dây phơi
có bộ quần áo xinh đẹp duyên dáng của cô gái, rồi khuôn trăng đầy đặn vừa
nhô lên sau những trảng cát trắng dịu trong bữa cơm ăn của Tua, Thoa và
đồng đội cùng vầng trăng, khối vàng tròn đầy lơ lửng trong câu chuyện của
Tua về thời thơ ấu, là những chi tiết đẫm chất lãng mạn, chất thơ. Về nhân
vật, chỉ với vài nét miêu tả ngoại hình, cử chỉ, hành động và câu nói của
nhân vật, tác giả đã khắc họa được rõ nét nhân vật (Tua, Hợi , Thoa). Về
cách kể chuyện, kết cấu đầu cuối tương ứng có dụng ý nghệ thuật, ở đầu

đoạn dông gió là hiện tượng của tự nhiên mang ý nghĩa biểu tượng và tính
chất dự báo, ở cuối đoạn là sự hồi tưởng tiếc nuối. Cách để cho nhân vật
Thoa xuất hiện sau và không rõ lai lịch cũng là một cách gây bất ngờ đông
thời để khoảng trống cho sự suy đoán, sự tưởng tượng và suy nghĩ của người
đọc, càng làm tăng thêm sự hấp dẫn của truyện”.
Tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn ra đời được coi là đỉnh cao, là
dấu mốc quan trọng đánh dấu sự chuyển biến của nhà văn vì có nhiều đóng
góp cả về nội dung và hình thức nghệ thuật, đã chứng tỏ sự thâm nhập vững
vàng của nhà văn vào xã hội thành thị đang biến động nơi có những con
người đang dần biến chất, tha hóa. Ở đó, mỗi con người cần có sự quan tâm
chăm sóc lẫn nhau của các thành viên, của gia đình và của cả xã hội. Tác
phẩm cũng đưa ra một cách nhìn mới của nhà văn đối với truyền thống dân
tộc bao đời của người Việt. Truyền thống văn hóa gia đình là cội nguồn nuôi
dưỡng tinh thần, bảo vệ con người tránh xa điều xấu nhưng nay xã hội đã đổi
mới chúng ta cần giữ gìn những cái tốt đẹp và cũng cần loại bỏ những gì
không phù hợp. Chất trữ tình man mác trong tác phẩm này đọng lại khá đậm
ở một số nhân vật cảm động như chị Hoài, Phượng, Vân... Trần Cương đã
nhận ra được điều này khi viết: “Là những trang viết cảm động. Nâng niu
trân trọng và đồng cảm sâu xa từ trong mỗi việc làm, mỗi ý nghĩ, mỗi hành
vi nho nhỏ ở những nhân vật này, ngòi bút của tác giả đã tỏ ra tinh tế, làm
6


gia tăng chất nhân văn vốn đã là nền tảng của tác phẩm này”. (Mùa lá rụng
trong vườn một đóng góp mới của Ma Văn Kháng trên báo Nhân dân chủ
nhật (6/10/1985).
Cũng bàn luận về tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn, trên tạp chí văn
học số 3-1986 Nguyễn Vân Thanh có bài Một mảnh đời trong cuộc sống
hôm nay qua “Mùa lá rụng trong vườn”: “Ngôn ngữ trong Mùa lá rụng
trong vườn giản dị trong sáng, sinh động và đầy hình ảnh. Mỗi nhân vật đều

có giọng nói riêng, bộc lộ tính cách của họ” hay như: “Cuối cùng bao trùm
lên ba trăm trang Mùa lá rụng trong vườn là tác phẩm đã khơi gợi vào dòng
chảy của cuộc sống chúng ta hôm nay đã lẩy ra được một mảng tươi nguyên
của cuộc sống đó, gợi cho ta biết bao suy nghĩ về nó; lo lắng băn khoăn về
nó; và cũng hi vọng tin yêu ở nó. Từ đó đặt ra cho mỗi chúng ta một thái độ
sống, một trách nhiệm sống”.
Cũng bàn luận về tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn, tác giả Trần
Đăng Xuyền cũng có những nhận xét trong cuốn sách Nhà văn hiện thực
đời sống và cá tính sáng tạo như: “Ma Văn Kháng đánh dấu bước tiến của
tiểu thuyết Ma Văn Kháng. Nhân vật của anh có cá tính, có sự phát triển
tính cách. Ngôn ngữ nhân vật – tiêu biểu là Lý- “sặc sỡ sắc màu, lung linh,
góc cạnh”, rất gần với ngôn ngữ đời sống. Ma Văn Kháng là nhà văn yêu
quý thiên nhiên. Những cảnh vật, qua ngòi bút chấm phá của anh trở nên
sống động có linh hồn”.
Khi tiểu thuyết Đám cưới không có giấy giá thú ra đời- 1989 một lần
nữa tác phẩm của ông lại được đưa ra để xem xét. Có nhiều sự khen chê,
đánh giá khác nhau. Trên Tạp chí Văn nghệ quân đội số 6-1990 Trần Bảo
Hưng với bài viết “Đám cưới không có giấy giá thú” hay là những nghịch
lý đau xót của thực tại có nhận định. Có thể nói những nhận định này giúp
cho người đọc hiểu rõ hơn về cái nhìn của người kể chuyện, mà ở đây tức là
nhà văn Ma Văn Kháng với cái nhìn mang đậm chất trữ tình : “Có thể nói
không ngoa rằng Ma Văn Kháng đã đề xuất ra rất nhiều tinh lực và tâm
7


huyết vào cuốn tiểu thuyết Đám cưới không có giấy giá thú, tác phẩm có lẽ
là tâm đắc nhất của anh, tính cho đến thời điểm nay. Với gần hai chục nhân
vật các, Ma Văn Kháng đã phác họa khá sâu sắc và tinh tế bộ mặt tinh thần
của xã hội trong mấy chục năm qua. Ngòi bút của anh đau đớn, xót xa, đôi
khi phẫn uất mà không hằn học, mà không u ám bởi anh vẫn luôn trân trọng

lý tưởng vẫn yêu quý, tin tưởng vào người thiện, việc thiện”. Báo Văn nghệ
đã phải tổ chức một hội thảo riêng về tác phẩm này. Phải khẳng định rằng
Ma Văn Kháng đã dũng cảm khi đặt bút lật xới mặt trái của xã hội trong một
môi trường vẫn được xem là trong sạch nhất. Phải chăng xuất phát từ sự bức
xúc của một nhà giáo từng đứng trên bục giảng nay thấy quá nhiều những cái
xấu, sự bất công nên nhà văn đã mạnh dạn lên tiếng phê phán gay gắt vào
nơi vốn được coi là chốn thiêng liêng cao cả, vào hình ảnh của những người
thầy vốn được coi trọng đề cao. Nhưng thực chất cuốn sách không chỉ bó
hẹp ở phạm vi một ngôi trường, ở những người thầy mà nó còn mang ý
nghĩa sâu rộng hơn, ở nhiều tầng lớp người khác nhau, ở phạm vi toàn xã
hội. Giáo sư Phan Cự Đệ nhận xét về cuộc đời thầy giáo Tự: Trong tiểu
thuyết Đám cưới không có giấy giá thú, nhà văn Ma Văn Kháng đã phản
ánh được cái bi kịch của một nhà giáo, một trí thức: anh ta lúc thì đóng vai
một nhà hiền triết, nhân cách cao cả và thánh thiện nhưng lại bị ném vào
một môi trường mà các già trị tinh thần đang bị đảo lộ, một môi trường bị ô
nhiễm, bị băng hoại về đạo đức và nhân phẩm... Bên cạnh những đánh giá
nhận xét chung về tác phẩm, nhiều nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một số
cách tân trong tiểu thuyết của ông. Nhà nghiên cứu Hà Minh Đức trong Hội
thảo về tiểu thuyết Đám cưới không có giấy giá thú cho rằng nhiều tác
phẩm có giá trị, có chiều sâu nhưng vẫn bộc lộ nhược điểm là chất chính
luận, triết luận tuy sắc sảo nhưng còn bị lạm dụng tạo cho độc giả sự nặng
nề.
Cũng bàn luận về tiểu thuyết Đám cưới không có giấy giá thú, Trần
Đăng Xuyền trong cuốn Nhà văn hiện thực đời sống và cá tính sáng tạo,
8


trước hết, tác giả đã tiếp cận và đưa ra nhận xét tiểu thuyết “Những trang
viết của tác giả đã gieo vào lòng người đọc thương cảm đối với những người
chân chính bị ngược đãi và thái độ căm phẫn đối với những kẻ bất lương”.

Ông còn đưa ra nhận xét về chất thơ trong tiểu thuyết: “Ngòi bút vốn giầu
chất thơ của tác giả, ít nhiều gợi được cảm hứng khi mô tả những cảnh sinh
hoạt thành phố, tiếc thay lại thiếu uyển chuyển khi thể hiện các mối quan hệ
xã hội, con người”.
Lã Nguyên trong bài báo Khi nhà văn đào bới bản thể ở chiều sâu
tâm hồn (về truyện ngắn Ma Văn Kháng) có nhận xét về truyện ngắn Ma
Văn Kháng có hình hài, diện mạo rất riêng. Không nên nghĩ thể loại chỉ là
câu chuyện hình thức, mà trước hết là vấn đề nội dung. Nó thể hiện một thái
độ, một cách cắt nghĩa, một kiểu quan hệ của nhà văn với con người và đời
sống. Sáng tác của Ma Văn Kháng gợi dậy ở người đọc tình cảm xót xa, vừa
giận, vừa thương: xót xa những kiếp người không được làm người, thương
cho sự hoang sơ mông muội và giận thay cho sự bạo tàn, man rợ mang
“hình sắc của thời mới khai thiên”. Cuộc sống vốn giàu chất thơ, nhưng
phải thiết tha yêu sống, ta mới phát hiện ra vẻ đẹp của nó. Ma Văn Kháng
nhận ra vẻ đẹp trong dòng chảy tự nhiên của đời sống qua âm thanh những
tiếng rao của đội ngũ những người làm dịch vụ, các thứ nghề lặt vặt, linh
tinh. Nghe những tiếng rao đi qua cửa mà nhà văn “hình dung ra đó là dòng
chảy sinh động, tươi vui, trong đó người giao tiếp với người thật bình đẳng,
nồng nàn”. Tác phẩm gợi dậy ở người đọc niềm vui, nỗi buồn như chính
cuộc đời đầy những buồn vui. Quan trọng hơn, thiên truyện mài sắc cái nhìn
của ta, để ta thêm yêu cuộc sống ngay ở cả những nơi lấm láp nhất, nhiều luỵ
tục nhất.
Đến các tập truyện ngắn tuy ý kiến đáng giá không còn nhiều như ba
tiểu thuyết trên. Tuy nhiên trong bài Đọc các sáng tác miền núi của Ma
Văn Kháng, nghĩ về trách nhiệm của một số nhà văn trước một đề tài
lớn của Nguyễn Văn Toại trên Tạp chí Văn học số 5-1983, tác giả chủ yếu
9


đánh giá nội dung phản ánh cuộc sống mới, con người mới ở miền núi của

nhà văn. Một điều đáng lưu ý là tác giả đã phát hiện ra: truyện ngắn Ma
Văn Kháng giàu tứ và tình. Cũng đồng tình với ý kiến của Nguyễn Văn
Toại, tác giả Bùi Việt Thắng với bài viết Ngày đẹp trời trên báo Nhân dân
11-1-1987 cũng nhận thấy rằng truyện ngắn Ma Văn Kháng có cốt truyện dễ
kể, dễ nhớ nhưng không lấy cốt truyện làm mục đích, cốt truyện của Ma Văn
Kháng có xu hướng nới rộng kích tấc để tạo sự liên tưởng. Với bài viết này,
tác giả tập trung vào nhận định tập truyện ngắn theo cấu tứ trong truyện:
Truyện Ngày đẹp trời như là điểm tựa, là ánh sáng xuyên suốt. Tập sách nếu
như có 7/9 truyện trong tập sách làm người đọc xúc động theo chiều hướng
gay cấn và cái điều day dứt về tình đời, tình người thì Ngày đẹp trời được
viết theo một ý tưởng nên thơ như có lần tác giả đã tâm sự: “trong khi bám
vào những gì xảy ra hôm nay tôi vẫn tin vào những gì tận sâu xa trong nhân
dân, đất nước”.
Đến tập Heo may gió lộng với ý kiến của Trần Bảo Hưng trên Báo
Văn nghệ số 47 (20/11/1993) có bài viết Đọc Heo may gió lộng của Ma
Văn Kháng nhận định khái quát về biểu hiện trữ tình trong tập truyện ngắn
này: “Hầu hết những truyện ngắn trong tập “Heo may gió lộng đều buồn,
đều xót xa, đều để lại trong ta dư vị cay đắng khi đọc, nhưng buồn mà
không nản, vì thái độ rất rõ ràng của nhà văn. Anh ghê tởm những cái,
những kẻ xấu xa và hết sức trân trọng những người tốt, việc tốt. Ngay ở
những kẻ xấu, anh vẫn gạn lọc những điều có thể tốt cho họ. Và những
người tốt ở trên đời này đâu có thiếu. Bà mẹ (Mảnh đạn), Thược (Thắp một
tuần hương), Thúy (Heo may gió lộng)… vẫn là những đốm sáng khiến
chúng ta ấm lòng”. Về mặt nghệ thuật, tác giả nhận thấy Ma Văn Kháng
thường sử dụng bút pháp kể chuyện hoặc là ở ngôi thứ nhất với tư cách của
người kể chuyện: “Bút pháp này tạo điều kiện cho người ta nhìn ngắm, miêu
tả sự việc, con người một cách khách quan, nhưng dễ đơn điệu, nhất là khi
cần đi sâu phát hiện sự đa dạng trong tâm lý của nhân vật. Nhưng Ma Văn
10



Kháng đã tỏ ra thành thục, anh tận dụng đến mức tối đa ưu điểm của bút
pháp này, và với năng lực quan sát, với những triết lý bật lên một cách
khách quan từ tình huống truyện… tất cả đã tạo nên sự lấp lánh, cái duyên
riêng của truyện ngắn Ma Văn Kháng. Với Heo may gió lộng một lần nữa
Ma Văn Kháng lại đón nhận được sự đồng cảm và yêu mến của đông đảo
bạn đọc”.
Năm 1995, Ma Văn Kháng đã cho ra tập truyện ngắn Trăng soi sân
nhỏ, tập truyện này cũng giàu chất trữ tình của nhà văn. Bùi Hiển với Vẻ đẹp
thuần khiết trong “Trăng soi sân nhỏ” vào tháng 12/1995 đã nhận xét khái
quát về tuyển tập này: “Có lẽ cho rằng, suy cho cùng, tác giả vốn mang một
sự nhạy cảm quá mức trước một số cảnh oan trái hoặc khốn cùng người đời.
Và vì thế, cuốn sách này nên đọc, cần phải đọc, để mỗi người suy ngẫm, tự
xét mình qua những rung động thầm kín nhất cũng như qua những hành vi
bên ngoài, nhằm rút ra những kết luận cho riêng mình trong cách ứng xử
với đồng bào, đồng loại”.
Với một sức viết lớn, năm1999 Ma Văn Kháng lại cho ra tập truyện
ngắn Một chiều dông gió, vào năm 2010 tiếp tục tái bản. Phạm Ngọc Hà trên
Báo Văn nghệ trẻ số 13, Chủ nhật (28/03/1999) với bài viết Vài suy nghĩ
về Một chiều dông gió của Ma Văn Kháng đã có nhận xét sau: “Với một
truyện ngắn khác thường cần phải có một lối viết không bình thường như
vậy. Câu chữ của Ma Văn Kháng dường như không lúc nào được phép yên
ổn cả, chúng cứ như nhảy bổ ra khỏi trang giấy, mỗi câu là một dấu ấn.
Những câu văn tả chiều dông có cái đồ sộ, hoành tráng, pha chút kì dị.
Đoạn hồi tưởng quá khứ khá bẳn gắt, chát chúa với những triết lý. Mạch
văn trở nên nhẹ nhàng lãng mạn đầy chất thơ ở đoạn cô gái xuất hiện. Phần
kết, câu văn trở về với vẻ thô nhám, gân guốc ban đầu. Quả là một lối viết
uyển chuyển phong cách!”. Nhận định này, đã gợi mở cho chúng tôi nét mới
khi nghiên cứu, bên cạnh việc làm nổi bật được chất văn trữ tình, ngọt ngào


11


cần chỉ ra được tâm trạng, cảm xúc tinh tế. Chính điều này, sẽ làm trang văn
Ma Văn Kháng gắn với hiện thực cuộc sống và sâu lắng hơn.
Ngoài các bài viết và những nhận định như đã trình bày, chúng ta
không thể không kể đến những công trình nghiên cứu với những đánh giá
xác đáng, khái quát và khoa học về văn xuôi Ma Văn Kháng. Một công trình
nghiên cứu khá dày dặn về truyện ngắn Ma Văn Kháng là luận văn thạc sĩ
Phạm Mai Anh (Đại học Sư phạm Hà Nội, 1997): Đặc điểm truyện ngắn
Ma Văn Kháng từ sau 1980. Tác giả khá công phu khảo sát nhiều yếu tố
nghệ thuật như cốt truyện, kết cấu, nhân vật, ngôn ngữ và chỉ ra nhiều đặc
điểm nghệ thuật của truyện ngắn Ma Văn Kháng như: lối kết cấu mở, nghệ
thuật đặc tả nhân vật, sự phối hợp lời kể, lời tả, lời thuyết minh luận bàn…
Hạn chế của luận văn là ở chỗ, tác giả chỉ quan tâm đến những yếu tố nghệ
thuật đó như là một hệ thống khép kín, tĩnh tại, không có quan hệ với nhau.
Những vấn đề luận văn đưa ra chỉ là những đặc điểm nổi bật trên phương
diện nghệ thuật chứ chưa có sự bao quát toàn diện giá trị nghệ thuật chung
của truyện ngắn Ma Văn Kháng.
Mức độ đánh giá của các ý kiến nhận định về sáng tác của Ma Văn
Kháng khá phong phú. Tuy nhiên phần lớn các ý kiến chúng tôi đã trình bày
là những nhận xét khái quát hoặc mới đề cập đến một số biểu hiện trữ tình
trong một vài tập truyện ngắn và một số tiểu thuyết của Ma Văn Kháng. Các
ý kiến nhận đó, dù gián tiếp hay trực tiếp nhận định về văn phong trữ tình
cảu nhà văn, thì cũng đều là cơ sở gợi mở cho chúng tôi tìm hiểu cụ thể và
sâu hơn về chất trữ tình trong văn xuôi Ma Văn Kháng. Tiếp thu những ý
kiến đánh giá tổng quát của các tác giả nghiên cứu, phê bình, chúng tôi đi
vào nghiên cứu chất trữ tình trong tiểu văn xuôi của Ma Văn Kháng ở cấp độ
chi tiết, cụ thể qua các tác phẩm. Đồng thời, chúng tôi mong muốn chỉ ra
được những phẩm chất riêng biệt và những đóng góp mới về văn phong và

những biểu hiện của chất trữ tình từ hệ thống hình thức đến nội dung, trong
các sáng tác của nhà văn, nhà giáo Ma Văn Kháng. Tuy đã được đề cập ít
nhiều, nhưng cho đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu chuyên biệt và hệ
12


thống về vấn đề chất trữ tình trong sáng tác Ma Văn Kháng. Đó là lý do để
người viết đi tiếp đối với vấn đề này.
3. Nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Nhiệm vụ
- Luận văn tập trung nghiên cứu chất trữ tình trong văn xuôi Ma Văn
Kháng một cách cụ thể, toàn diện và có hệ thống.
- Tập trung khảo sát, phân tích và làm sáng tỏ những biểu hiện của
chất trữ tình và phương thức thể hiện nó trong tiểu thuyết và truyện ngắn Ma
Văn Kháng.
- Trên cơ sở đó khẳng định vị trí và những đóng góp của Ma Văn
Kháng vào thể loại tiểu thuyết, truyện ngắn nói riêng và tiến trình phát triển
của văn xuôi Việt Nam nói chung .
3.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là những biểu hiện phong phú đa dạng của
chất trữ tình trong văn xuôi Ma Văn Kháng từ nội dung cho đến hình thức.
- Đối tượng khảo sát là các sáng tác sau:
Đám cưới không có giấy giá thú.
Mùa lá rụng trong vườn.
Mưa mùa hạ.
Tập truyện ngắn Một chiều giông gió, Heo may gió lộng, Ngày đẹp
trời, Trăng soi sân nhỏ, Tập truyện ngắn Ma Văn Kháng tập 3 ( Nhà
xuất bản văn hóa-thông tin- 2001)
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thống kê

Phương pháp này được sử dụng để thống kê các sáng tác của Ma Văn
Kháng và các yếu tố của tác phẩm có liên quan đến việc thể hiện chất trữ tình.
4.2. Phương pháp hệ thống
Coi sáng tác của Ma Văn Kháng là một chỉnh thể, mỗi tác phẩm là
một yếu tố của hệ thống; đồng thời cũng là hệ thống riêng. Vì vậy, có thể
thấy chất trữ tình trong sáng tác của Ma Văn Kháng được thể hiện trong một
13


hệ thống chỉnh thể cũng như trong từng tác phẩm. Phương pháp hệ thống
giúp người viết tái lập lại chất trữ tình của sáng tác Ma Văn Kháng trong tính
hệ thống của nó.
4.3. Phương pháp phân tích – tổng hợp
Người viết sử dụng phương pháp này nhằm phân tích các yếu tố trong
tác phẩm, tổng hợp lại để làm nổi bật chất trữ tình qua văn xuôi Ma Văn
Kháng. Bên cạnh đó, chúng tôi vận dụng phương pháp này để xây dựng các
luận điểm, luận cứ của luận văn.
4.4. Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh giúp người viết đối chiếu chất trữ tình trong các
chặng đường sáng tác của Ma Văn Kháng để thấy rõ những chuyển động của
nó; mặt khác phương pháp này cũng giúp người viết đối chiếu Ma Văn
Kháng với một vài tác giả khác để làm nổi bật những nét riêng của ông.
5. Đóng góp của luận văn
- Lần đầu tiên chất trữ tình trong văn xuôi Ma Văn Kháng được tiến
hành kháo sát một cách trực diện và toàn diện.
- Chúng tôi hi vọng đã góp phần giúp người đọc không chỉ cảm nhận
được chất trữ tình trong văn xuôi Ma Văn Kháng, mà còn chỉ ra được những
cơ sở hình thức tạo nên chất trữ tình ấy.
- Từ đó góp thêm tiếng nói để khẳng định vị trí, vai trò cũng như tài
năng của Ma Văn Kháng trong văn xuôi hiện đại Việt Nam hiện đại.

6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung luận văn
gồm có 4 chương:
Chương 1: Chất trữ tình và quan niệm của Ma Văn Kháng về chất trữ
tình của văn xuôi
Chương 2: Chất trữ tình trong văn xuôi Ma Văn Kháng, nhìn từ thế
giới nhân vật
Chương 3: Chất trữ tình trong văn xuôi Ma Văn Kháng
14


, nhìn từ phương tiện nghệ thuật

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CHẤT TRỮ TÌNH VÀ QUAN NIỆM CỦA MA VĂN
KHÁNG VỀ CHẤT TRỮ TÌNH CỦA VĂN XUÔI
1.1 Chất trữ tình
Có thể nói, khái niệm “trữ tình” có rất nhiều cách hiểu khác nhau.
Điều này còn tùy thuộc vào quan điểm của từng người, từng nghề. Trong đời
sống nói chung, với những người không chuyên sâu trong lĩnh vực văn hóa
nghệ thuật thì “trữ tình” được giới hạn trong một khái niệm hẹp, chỉ sự nên
thơ, trau chuốt, chỉ cái đẹp- buồn- chan chứa cảm xúc…đó là trữ tình. Trong
lĩnh vực văn hóa nghệ thuật nói chung, thì khái niệm trữ tình được hiểu ở nội
hàm rộng hơn.
Theo cuốn Từ điển Tiếng Việt: chất trữ tình có thể hiểu là tổng thể
nói chung những tính chất, thuộc tính cơ bản của sự vật, sự việc “có nội
dung phản ánh hiện thực đời sống bằng cách biểu hiện những ý nghĩ, xúc
cảm, tâm trạng riêng của con người, kể cả bản thân người nghệ sĩ trước
cuộc sống”.
Còn theo Từ điển thuật ngữ văn học: trữ tình là có nội dung “phản

ánh đời sống bắng cách bộc lộ trực tiếp ý thức con người, nghĩa là con
người tự cảm thấy mình qua những ấn tượng, ý nghĩ, cảm xúc chủ quan của
mình đối với thế giới nhân sinh”.
Hiểu một cách cụ thể hơn, nói đến chất trữ tình là nói đến cảm xúc,
tâm trạng, tâm tư, tình cảm, đến với giới tinh thần của con người. Với đặc
trưng cơ bản là bộc lộ tình cảm, trữ tình hướng đến khả năng biểu cảm ở
ngay tổ chức bên trong của ngôn ngữ con người, truyền cho nó sự xúc động
và tính chủ quan. Nói cách khác, chất trữ tình là biểu hiện của phương thúc
trữ tình nói chung. Vì thế, nguyên tắc cơ bản trong việc chiếm lĩnh hiện thực

15


của phương thức trữ tình cũng được bộc lộ ở chất trữ tình đó là phương thức
chủ quan.
Chất trữ tình còn là khái niệm chỉ phẩm chất của việc biểu hiện những
“chất liệu có tính trữ tình” đó là tác phẩm văn chương. Các tác phẩm “trình
bày trực tiếp cảm xúc, tâm trạng, ý nghĩ của con người nên xúc động trữ
tình bao giờ cũng mang thời hiện tại. Ngay cả khi tác phẩm trữ tình nói về
quá khứ, nói về những chuyện đã qua, xúc động trữ tình vẫn được xuất hiện
như một trạng thái sống động, một quá trình đang diễn ra. Nhờ đặc điểm
này mà những rung động thầm kín mang tính chất chủ quan, cá nhân, thậm
chí cá biệt của tác giả dễ dàng được người đọc tiếp nhận như những rung
động của chính bản thân họ”[]. Trong các sáng tác văn học mang tính trữ
tình, nhân vật luôn trực tiếp tự bộc bạch, thổ lộ, giãi bày suy nghĩ, tâm trạng
của mình; hoặc là được miêu tả, soi chiếu từ điểm nhìn bên trong. Giọng
điệu đầy xúc cảm, mang màu sắc chủ quan rõ nét. Lời văn biểu hiện chất trữ
tình rất hàm súc, gợi cảm.
Như chúng ta đã biết, nói đến tác phẩm trữ tình không phải chỉ nói đến
thơ trữ tình, dù nó là tiêu biểu nhất. Bên cạnh thơ trữ tình còn có tùy bút, thơ

văn xuôi, truyện ngắn trữ tình, tiểu thuyết trữ tình. Sở dĩ có thể khẳng định
như vậy là bởi đến một mức độ nào đó, sự xâm nhập của chất trữ tình vào
văn xuôi sâu sắc sẽ cho ra thể tài văn xuôi trữ tình. Đó là kết quả của cả quá
trình phát triển lâu dài của lich sử văn học. Sự giao thoa thể tài làm cho công
việc sáng tác của các nhà văn trở nên phong phú và sinh động hơn.
Theo quan niệm của lý luận văn học Nga – Xô viết “bất kỳ một tác
phẩm văn học nào cũng không nằm ngoài cái khung ba phương thức – thể
loại: trữ tình, tự sự và kịch. Cụ thể, là một tác phẩm văn học, nếu không là
thơ thì sẽ là văn xuôi (văn xuôi nghệ thuật – để phân biệt với văn xuôi chính
luận và các dạng văn xuôi khắc mà ta không thể đưa vào trong cùng khái
nệm “văn học”) hoặc là kịch”[]. Cái nhìn mang tính phân loại của lý luận
như vậy, nhưng trên thực tế, đã, đang và sẽ tiếp tục hình thành những tác
16


phẩm mà ta không thể chia ra rõ ràng rằng chúng là đại diện của bất cứ thể
loại nào.
Nhà thơ Đức Bese có nói rằng: “Khi nào bầu trời thơ ca rạng rỡ
nhất? Sau cơn giông, sau xung đột” (Câu nói này được viết trong chuyên
luận “Cấu tứ trong thơ trữ tình”). Như vậy xung đột không chỉ là đặc
trưng loại biệt của kịch mà cả thơ và văn đều có dự phần. Nói cách khác,
chất trữ tình bay bổng không chỉ là thuộc tính đặc trưng của thơ mà cả kịch
và văn xuôi đều không thể thiếu. Sự tác động qua lại. chuyển hóa lẫn nhau
giữa các thể loại văn học không chỉ làm cho thể loại trở nên phong phú, đa
dạng mà còn ngày càng khẳng định những đặc trưng có tính loại biệt của các
thể loại “Thể loại sống bằng hiện tại, nhưng luôn nhớ quá khứ của mình,
khởi thủy của mình” (M.Bakhơtin).
Sự kết hợp trên nhiều phương diện giữa thơ và văn xuôi (đặc biệt là
truyện ngắn) trong cùng một tác phẩm tiềm tàng khả năng mang lại sự đa
dạng về sắc thái thẩm mỹ cho tác phẩm. Tất nhiên, sự đa dạng ấy có thực là

một giá trị hay không và giá trị đến đâu thì còn tùy thuộc vào chính năng lực
của người viết. Sự kết hợp, trộn lẫn, xuyên thấm lẫn nhau giữ chất trữ tình
của thơ và văn xuôi thực ra không chỉ dừng lại ở hình thức “kể chuyện bằng
thơ” hay “đưa thơ vào trong truyện” mà “nằm ở bề sâu hơn, nó còn là sự
hoán đổi “cái nhìn bên trong” của các thể loại”[]. Và đây là điều, trong một
số trường hợp, có quan hệ mật thiết với cá tính sáng tạo của nhà văn. Sự giao
thoa giữa những yếu tố hình thức và “cái nhìn bên trong” của các thể loại
khác nhau trong cùng một tác phẩm, ở những mức độ đậm nhạt nhất định, đã
cho ra đời sản phẩm “là nó nhưng không đồng thời là nó” khá đặc sắc.
Khác với loại hình văn xuôi hiện thực phê phán, trào phúng, tả thực,
văn xuôi trữ tình là một loại hình kết hợp thể tài. Nó dung nạp những tố chất,
những thể loại khác nhau tạo thành thể loại mới, khó tách biệt rạch ròi. Có
thể nói, nó được manh nha từ những tiền đề gợi ý của phương thức trữ tình.
“Đây là hình thức thơ trong văn xuôi bởi có sự xâm thực khá mạnh của các
17


yếu tố thơ vào văn xuôi, khiến văn xuôi tự sự trở thành những áng văn xuôi
đầy ám gợi và quyến rũ. Tính lưỡng phân ở cấp độ đồng đẳng giữa thơ và
văn xuôi cũng như sự đan xen giữ yếu tồ hiện thực và lãng mạn, giữ tính tự
sự và trữ tình đã dệt nên đặc trưng thẩm mỹ riêng biệt, khó lẫn cho loại hình
này”[].
Tác phẩm văn xuôi nhất là truyện ngắn đích thực không bao giờ là
những câu chuyện không đáng nói- “vặt vãnh” mà mỗi chi tiết dù nhỏ bé
cũng ẩn tàng hơi thở của cuộc sống thời đại, nỗi đau, niềm khao khát hạnh
phúc của nhân thế… Những cách tân, sáng tạo cảu các nhà văn bậc thầy về
truyện ngắn đã khẳng định rằng, truyện ngắn, về tính chất của nó rất gần với
thơ, thậm chí có thể nói rằng, truyện ngắn là một dạng “cấu trúc đặc biệt của
thơ”. Về điều này, K.Pauxtôpxki có ý kiến rất hay: “… Cái chính là ở chỗ
khi văn xuôi đã đạt được tới mức hoàn thiện toàn mỹ thì về bản chất nó đã

sự thật là thơ”. Và chính những truyện ngắn của ông đã chứng minh ý tưởng
đó: được cảm hứng trữ tình sâu lắng dẫn dắt, những câu chuyện rất giản dị
mà Pauxtôpxki kể ra đã mất đi cái chất nôm na ngày thường của nó mà lấp
lánh cái kỳ diệu của những tứ thơ thể hiện những nỗi niềm ưu tư, trắc ẩn về
số phận con người, thời đại.
Cần lưu ý rằng, cái ý nghĩa thơ được nói đến ở đây phải được hiểu là
chất trữ tình sâu lắng của những tình huống truyện, của những tâm trạng
nhân vật trong truyện ngắn (chứ không phải là những sự cầu kỳ trong câu
văn, sự lòe loẹt trong tả cảnh…), nó còn là sự cao đẹp của tư tưởng thẩm mỹ
có sức mạnh chắp cánh mà nâng cao tâm hồn người đọc thoát khỏi những sự
níu kéo của cái “trần tục” ở đời thường và vươn tới những ý tưởng đầy nhân
văn và sáng tạo. Với ý nghĩa ấy, chất trữ tình của truyện ngắn chính là sự bộc
lộ ý nghĩ, xúc cảm, tâm trạng của con người và qua đó thể hiện cái tâm trong
sáng mà đầy nặng tình cảm, sự ưu thời mẫn thế của nhà văn.
Chất trữ tình là “hạt nhân” của tác phẩm văn xuôi nói chung và truyện
ngắn nói riêng. Về cơ bản nó cũng có những biểu hiện như trữ tình trong thơ18


đó là sự bao trùm của cái nhìn trữ tình đối với thế giới, là sự giãi bày tâm
trạng của nhân vật. Đó còn là sự đong đầy cảm xúc trong giọng điệu. Nhưng
bản thân yếu tố mới lạ của tác phẩm văn xuôi, đặc biệt là truyện ngắn không
chỉ dừng lại ở biểu hiện chất trữ tình mà còn phải tạo nên được sự cuốn hút
đối với người đọc vào những sự kiện đang diễn một cách đầy biến động của
thời đại. Hơn nữa, yếu tố mới lạ còn là sự xâu chuỗi cái đời thường và những
cái lớn lao thành một cấu trúc nghệ thuật hoàn chỉnh đặc biệt ngắn gọn, cô
đọng của truyện ngắn khiến cho cái cụ thể và cái trừu tượng, cái cá biệt và cái
điển hình ở truyện ngắn khác hẳn tiểu thuyết: nó hòa vào nhau, dường như là
một để tạ nên sức cuốn hút mạnh mẽ ở người đọc- đọc liền một mạch. Chính ở
cách đọc truyện ngắn này, một lần nữa cho ta thấy cái phẩm chất gắn bó với
thơ của nó: mạch cảm hứng không đứt đoạn và truyện ngắn hay là những

truyện ngắn cấu trúc theo một cái tứ độc đáo như của tứ thơ vậy.
Như vậy, khi đạt tới đỉnh cao sáng tạo, thơ và truyện ngắn đã gặp nhau
hoàn thành một tác phẩm đặc sắc, tinh tế, tràn đầy xúc cảm. Đây chính là đầu
mối để ta lần tìm về đặc trưng loại biệt của thể loại truyện ngắn. Bởi vì, chỉ
có đứng ở nơi hội tụ của sáng tạo nghệ thuật này, ta mới nhìn rõ những “quy
luật vàng” của thể loại truyện ngắn.
Bên cạnh những nét cơ bản đã trình bày, có thể nói truyện ngắn không
chỉ là dạng thức đặc biệt của nhà thơ, mà còn là tiểu thuyết được cô gọn lạidạng thức độc đáo của tiểu thuyết. Với ý nghĩa này, nếu nói truyện ngắn là
một thể loại văn học khó nhất là hoàn toàn có cơ sở. Ở truyện ngắn, mỗi câu
chữ, mỗi dấu chấm phẩy đều phải được chọn lọc tới mức tinh xảo, hoàn mỹ.
Ngôn ngữ của văn xuôi phải là thứ ngôn ngữ kim cương tuân theo những
quy luật khắc nghiệt. Cho nên ta sẽ dễ dàng tìm thấy không ít những ý kiến
về đặc trưng của thể loại truyện ngắn gần với quan niệm trên… Theo chúng
tôi hiểu, toàn bộ truyện ngắn là một bức tranh toàn cảnh về cả thời đại. Từ
những mảnh tường như rất nhỏ bé, nó góp phần tạo nên cả tấm chân dung
hoàn chỉnh. Truyện ngắn còn giống như tranh khắc gỗ, lao động nghệ thuật ở
19


đây đòi hỏi chặt chẽ, cô đọng, tinh tế, nét vẽ phải chính xác. Rõ ràng sự kết
hợp giữa các yếu tố thuộc những thể loại khác nhau đã đem đến cho truyện
ngắn nói chung và truyện ngắn trữ tình nói riêng những ưu thế mới của kiểu
cấu trúc tác phẩm hiện đại. Đặc biệt đi sâu vào tìm hiểu truyện ngắn trữ tình,
chúng tôi thấy biểu hiện của sự giao thoa thể tài rất rõ nét. Cụ thể, ở truyện
ngắn trữ tình- tính tự sự giảm dần, tính trữ tình tăng lên. Tác giả Bùi Việt
Thắng trong cuốn: “Truyện ngắn- những vấn đề lý thuyết và thực tiễn thể
loại” đã khẳng định: Truyện ngắn trữ tình là truyện ngắn gần với thơ vì
trong đó có sự phối hợp giữa việc diễn tả cảm xúc trữ tình với kể chuyện.
Cấu trúc truyện rất lỏng lẻo– sự lỏng lẻo cố ý để làm cho truyện co dãn linh
hoạt phù hợp với việc thể hiện các sắc thái tâm lý, tình cảm của con người

(…). Bộc lộ tính chủ quan, sự suy tư của nhà văn đời sống vì thế cần đến
một lối kể chuyện tự do (…). Trong kiểu truyện ngắn tâm tình, sự cảm thụ
thiên nhiên trong toàn bộ các giác quan là một đặc điểm trong cách miêu tả
của nhà văn”[]. Ở loại hình truyện ngắn này “văn xuôi là sợi cốt còn thơ là
sợi ngang”[].
Đồng tình với quan điểm trên của Bùi Việt Thắng, Phạm Thị Thu
Hương đã nhận định: Truyện ngắn trữ tình “có kết cấu gần với cấu tứ thơ
trữ tình. Truyện ngắn trữ tình thường đi sâu miêu tả một cách tinh tế những
phản ứng của tâm thức đối với “kinh nghiệm sống[] (chữ dùng của Nguyễn
Tuân). Ý nghĩa của truyện thường gắn với không khí, tâm trạng bàng bạc
trong tác phẩm.
Soi chiếu cơ sở lý thuyết về sự giao thoa thể tài vào quá trình phát
triển của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX. “Chúng ta chứng kiến sự xích
lại gần nhau giũa thơ và văn xuôi… Sự xích lại gần làm cho văn xuôi của
chúng ta thêm nồng ấm, run rẩy, nhiều chất hội họa, cô đọng hơn trong
những ẩn dụ thấm vào từng câu, từng đoạn. Việc xích lại gần thơ làm cho
văn xuôi trở nên vừa sâu sắc, vừa dễ hiểu hơn. Thứ dòng cháy này cần cho
mọi truyện ngắn, nó giúp cho truyện có thể ngắn gọn mà vẫn súc tích”[ ]
20


(nhận định của Kuranốp). Phần lớn truyện ngắn trữ tình đều xuất hiện sau
năm 1936. Và từ 1936- 1945, truyện ngắn trữ tình mới thực sự trở thành một
dòng văn học với số lượng tác giả, tác phẩm đáng kể, và trong phong cách
của họ đã có sự định hình. Những nhà văn tiêu biểu sáng tác truyện ngắn trữ
tình giai đoạn này là: Thạch Lam, Xuân Diệu, Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh, Đỗ
Tốn… Đặc biệt, ở giai đoạn này có một số tác phẩm với mức độ đậm đặc
của chất trữ tình đã làm cho áng văn xuôi gần như không còn khoảng cách
với thơ. Vậy tác phẩm văn xuôi như thế nào được gọi là giàu chất thơ? Nói
tác phẩm văn xuôi có chất thơ có nghĩa là tác giả của tác phẩm ấy bằng

phương tiện nghệ thuật đã tạo nên những rung động thơ bằng văn xuôi. Sự
giao thoa giữa văn xuôi và thơ chính là chất trữ tình trong văn xuôi.Nếu như
nhân vật, cốt truyện là yếu tố cần để tạo nên cái khung sườn cho một tác
phẩm văn xuôi thì chất trữ tình là yếu tố đủ giúp cho tác phẩm tác động
mạnh mẽ nhất vào tâm hồn người đọc, làm rung lên nơi đó những nhịp đập
của cảm xúc. Để tạo ra chất thơ trong tác phẩm, nhà văn hướng những trang
viết của mình tới đối tượng thẩm mỹ là cái đẹp trong cuộc sống. Có thể là vẻ
đẹp của thiên nhiên với những phong cảnh còn giữ nguyên cái vẻ hoang sơ,
tinh khiết ban đầu. Một số đoạn trong tùy bút Người lái đó sông Đà vừa dữ
dội vừa trữ tình của Nguyễn Tuân, rất nhiều tác phẩm trong hai tập Trường
ca và Phấn thông vàng của Xuân Diệu cũng có những đặc điểm này. Đồng
thời với sự gia tăng yếu tố tâm tình, truyện trữ tình giảm thiểu đến mức tối
đa các yếu tố tự sự như cốt truyện, sự kiện, hành động… Chính vì vậy,
những truyện ngắn như: Dưới bóng hoàng lan (Thạch Lam), Tỏa nhị Kiều
(Xuân Diệu) tất cả đều được xem là tác phẩm thơ- văn xuôi.
Có thể nói, tiến trình văn học hiện đại đã chứng kiến sự xâm nhập của
văn xuôi và thơ ca, thậm chí lấn chiếm lãnh địa độc quyền của thơ ca. Song
sự xâm nhập theo chiều ngược lại của thơ và văn xuôi, cũng không phải là
hiếm và điều này được coi như là dấu hiệu biến đổi tất yếu của phương thức
tự sư hiện đại khiến cho phương thức tự sự gần với thơ hơn. Và một trong
21


những đặc điểm của văn xuôi trữ tình đó là tránh xa những cốt truyện gay
cấn, những xung đột căng thẳng, đã từ chối việc kiên nhẫn lần theo sự hình
thành các tính cách tuần tự, lớp lang mà thiên về nắm bắt những khoảnh
khắc đáng nhớ của đời người: một cuộc gặp gỡ bất ngờ, một tình huống ngẫu
nhiên, sự vỡ lẽ, một trải nghiệm đắng cay, những giằng xé nội tâm, những
hồi ức và kỉ niệm gợi thức, những khát vọng nhân bản.
Nói đến chất trữ tình trong văn xuôi không có nghĩa là nói đến sự áp

đảo, lấn át của trữ tình hay là sự trữ tình hóa phương thức tự sự mà ở đây là
nói đến sự hòa trộn, đan xen giữa chất thực và chất thơ, giữa bút pháp hiện
thực và lãng mạn, làm cho văn xuôi trở nên uyển chuyển, tinh tế, thực mà ảo,
rõ ràng mà mơ hồ không chịu yên phận ở một khuôn khổ đã định sẵn.
Trải qua bao thăng trầm thời gian và quá trình vận động của nền văn
học, dòng văn xuôi trữ tình vẫn là mảnh đất màu mỡ cho nhiều nhà văn hiện
đại khám phá, tiêu biểu như: Đỗ Chu, Nguyễn Thành Long, Nguyên Ngọc,
Anh Đức, Nguyễn Minh Châu, Lê Minh Khuê, Lưu Quang Vũ, Nguyễn
Ngọc Tư, Nguyễn Huy Thiệp.
Những khám phá và cơ sở lí thuyết trên về sự kết hợp thể tài, chính là
tiền đề gợi mở cho chúng tôi tiếp tục hành trình tìm hiểu văn xuôi trữ tình
của Ma Văn Kháng. Từ sự giao thoa thể tài, qua nghiên cứu truyện ngắn và
tiểu thuyết của Ma Văn Kháng, chúng tôi mong muốn làm sáng tỏ nét đặc
sắc- “Chất trữ tình trong văn xuôi Ma Văn Kháng”.
1.2 Quan niệm của Ma Văn Kháng về chất trữ tình của văn xuôi
Sự nghiệp cầm bút của Ma Văn Kháng được nhen nhóm từ những
ngày ông là nhà giáo rồi làm thư kí bí thư tỉnh ủy, nhà báo ở vùng đất Lào
Cai mà ông gọi đó là những năm tháng tập rèn. Hơn hai mươi năm tích lũy
như con ong đam mê hút nhụy dâng mật ngọt cho đời. Những năm tháng ấy
đã chuẩn bị cho nhà văn mọi mặt, từ vốn sống đến tư duy nhận thức, bản lĩnh
nghệ thuật… Chính trong quãng đời này song song với hành trình sáng tạo
nghệ thuật, Ma Văn Kháng đã đúc kết cho mình những quan niệm lí luận khá
22


vững vàng. Những ý kiến của nhà văn là ý kiến của một người sáng tác trình
bày quan điểm chủ quan của mình, chú ý được điều này, người đọc sẽ sàng
lọc và tiếp thu được những gì tâm huyết mà nhà văn gửi gắm trong những
trang viết của mình.
Trong Phút giây huyền diệu (tiểu luận và bút ký về nghề văn) với

bài viết Truyện ngắn, đôi điều tản mạn, ông có nói ý này: “Trước hết, tạng
tôi là tạng truyện thế sự nhưng đậm đà chất trữ tình. Chỉ những nội dung
nào có cơ hội để tôi bộc lộ xúc động, tốt nhất là thấp thoáng chút tâm linh
sâu kín, có điều kiện đi sâu vào ngóc nghách tâm tình con người, thì tôi mới
có cảm hứng sáng tác. Tôi không thể viết được những truyện chỉ có nguyên
cái lõi cuả cốt truyện, của sự thật. Bao giờ, trong truyện ngắn của tôi cũng
ẩn náu ở đâu đó một bóng hình ẩn dụ (không khí mùa thu, một ánh trăng…).
Nó là phông màn. Nó là bối cảnh để tuyện ngắn diễn ra (Ngẫu sự, Heo may
gió lộng… là ví dụ).
Tiếp theo trong bài Tôi viết truyện ngắn San Cha Chải tác giả đã
cho biết tình huống tình cờ ngẫu nhiên đến với tác giả đó là trên phụ san của
tuần báo Văn nghệ một bài thơ hay của nhà văn Lý Biên Cương và tác giả đã
mừng vui đến run rẩy như được sự trợ giúp của thần linh “Bài thơ đã cho tôi
một giọng kể, cái bí kíp của truyện ngắn; cái giọng kể hồn nhiên chất phác,
giàu bản sắc dân gian. Và thế là giai điệu của bản nhạc đã được cất lên
ngay từ những dòng mở đầu”, rồi lại “cái lối xưng hô mình mình ta ta tha
thiết suồng sã, hơi xưa cũ, cái giọng kể nhẩn nha ấy là cái giọng vàng, cũng
là giọng kể của dân ca, xem ra rất thích hợp với nội dung câu chuyện này.
Và điệu nhạc một khi đã tìm thấy rồi, đã cất lên rồi, thì sẽ cứ thế ỏ ê theo
các dòng chữ cho đến khi chấm hết câu chuyện:
Người San cha chải mình nghe Pao khóc, nói: Đó là tiếng khóc lớn
khôn của Pao”. Theo tác giả tự thú thì để viết ra truyện ngắn San Cha Chải
thì là sự “ngẫu nhiên, ngẫu nhiên và ngẫu nhiên”.

23


Để hiểu quan niệm của Ma Văn Kháng về chất trữ tình trong văn xuôi
chúng ta còn cần chú ý tới vai trò mà tác giả gửi gắm vào trong tác phẩm.
“Với tôi, điều kiện sinh tử cho một tác phẩm, nói cách khác, bí quyết thành

công mà tôi cố theo đuổi khi viết truyện ngắn, kể cả tiểu thuyết là: văn xuôi
nghệ thuật đích thực chính là thứ văn xuôi thấm đẫm chất trữ tình. Trữ tình
là cái phẩm chất ám ảnh, gây âm hưởng lâu bền, ngân nga mãi trong lòng
bạn đọc. Nó là cái hồn cốt của câu chuyện. Nó là cái chiều sâu thẳm của
nhân vật. Không có nó thì câu chuyện sẽ nông choèn và nhân vật chỉ là hình
nộm, robot vô hồn, hành động mà không có tâm hồn. Nó cũng là dấu ấn
riêng, không thể trộn lẫn của mỗi tác giả. Chất trữ tình chi phối người viết
ngay từ khi chọn lựa đề tài, khi viết dòng đầu tiên. Câu văn mở đầu là câu
gieo nhạc cho toàn bài. Thậm chí, chất trữ tình thể hiện ngay ở nhan đề câu
chuyện mang tính ẩn dụ. Ví dụ như: Một chiều dông gió, Heo may gió lộng,
Mưa mùa hạ, Mùa lá rụng trong vườn, Thanh minh trời trong sáng… Nói
một cách đơn giản và dễ hiểu: Trữ tình là cảm xúc tràn trề, chan chứa của
người viết thể hiện trong toàn bộ văn bản, trong chọn đề tài nội dung, trong
từng chi tiết và trong hơi văn, trong giọng điệu, trong mỗi ngôn từ, đặc biệt
là trong giọng điệu, và trong mỗi ngôn từ được chọn lựa. Chứ không phải
trữ tình chỉ đơn thuần là một thủ pháp nghệ thuật. Văn xuôi nghệ thuật là
thứ văn có tình, có xúc cảm, sau mỗi câu chữ dọc được cái tình của người
viết. Đó cũng có thể gợi là chất văn của tác giả.
Chất trữ tình trong văn xuôi của Ma Văn Kháng thấu triệt. quán xuyến
ở toàn bộ văn bản. Theo ông nó là cái tình đời, tình người, là sự rung động
của con tim thể hiện ở toàn bộ văn bản, đặc biệt được nhấn mạnh ở những
điểm sau:
1. Sự chú trọng miêu tả thế giới nội tâm, đời sống tình cảm, tinh thần
của nhân vật trong suốt quá trình hành động.
2. Chủ đề câu chuyện bao giờ cũng là một nỗi khắc khoải nào đó trong
tâm tưởng con người mà câu chuyện đặt ra. Không có nó câu chuyện nhạt
24


nhẽo và trôi tuột đi, không thể giăng mắc trong lòng bạn đọc. Một văn bản

văn xuôi có chất trữ tình là một câu chuyện đọc xong người đọc phải ngẩn
ngơ và suy ngẫm. Trong bài Truyện ngắn đôi điều tản mạn tác giả đã chia
sẻ “với tôi, điều kiện sinh tử cho một truyện ngắn, hay nói bí quyết của nó
mà tôi luôn cố gắng thực hiện chính là ở chỗ: phải có được những yếu tố
nghệ thuật gây được âm hưởng lâu bền khi bạn đọc rời trang sách. Vâng,
một truyện ngắn còn ngân nga, còn lưu giữ ảnh hình, còn dư vang, đồng
thời cũng là một truyện ngắn duyên dáng mang cá tính riêng, thể hiện sức
sáng tạo riêng, là dấu ấn để phân biệt anh và tác giả khác. Nó là cái tài
năng độc đáo riêng biệt không thể lẫn, khiến cho anh không giống người
kia, dẫu rằng có kể lại chung một cốt truyện”.
3. Điểm nhấn là miêu tả tâm lý, tâm tình nhân vật. Trong đó chú trọng
tìm tòi ngôn ngữ chính xác, phù hợp, nói cho đúng tâm trạng nhân vật. Ở
những loại truyện này, cốt truyện không phải là điều tác giả quan tâm. Sức
hấp dẫn của truyện nằm ở diễn biến tâm lý nhân vật. Ở đây nhà văn sử dụng
yếu tố trữ tình như một thủ pháp nghệ thuật, bên cạnh thủ pháp tả và kể.
4. Những đoạn văn trữ tình biện luận ngoại đề bộc lộ tư tưởng cảm
xúc của tác giả. Đây là một đặc điểm riêng thấy có ở các truyện của Ma Văn
Kháng, theo nhận xét của nhiều nhà lý luận phê bình. Vẫn tiếp trong bài
Truyện ngắn, đôi điểu tản mạn tác giả có nói như sau: “Trong truyện ngắn
Ngày chủ nhật mưa ngâu của tôi, ngoài các nhân vật và câu chuyện về cái
nhân tình thế thái đã diễn ra, mưa cũng trở thành một đối tượng miêu tả.
Mưa không chỉ là phông màn bối cảnh. Mưa còn là một yếu tố nghệ thuật
tham gia trực tiếp vào sự giãi bày chủ đề. Mưa tí tách, rả rích, sụt sùi, lắc
thắc, tỉ tê, thắc thỏm. Mưa lên cơn hờn, cơn tủi, cơn dỗi, cơn đau. Mưa đưa
hồn người vào cơn phiêu du nơi non Bồng nước Nhược. Mưa buồn giọt
ngắn, giọt dài, mơ hồ như ảo hình cuối tháng bẩy ta, gợi nhớ câu chuyện ả
Chức chàng Ngưu buồn thê thiết. Mưa trở thành nhạc điệu, không khí, thành

25



×