Tải bản đầy đủ (.doc) (137 trang)

Dạy học các thành phần chính của câu ở Tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.98 MB, 137 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Mục tiêu môn Tiếng Việt ở Tiểu học
Môn tiếng Việt ở trường Tiểu học nhằm hình thành và phát triển ở HS cả
bốn kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp
trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua việc dạy và học
tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác tư duy. Môn tiếng Việt cung
cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người,
văn hóa, văn học của Việt Nam và nước ngoài. Môn tiếng Việt còn bồi
dưỡng tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng,
giàu đẹp cuả tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt
Nam xã hội chủ nghĩa.
1.2. Vai trò của các thành phần chính trong câu
Thành phần chính của câu là một trong những vấn đề được quan tâm
trong dạy học câu ở Tiểu học. Thành phần chính bao gồm chủ ngữ và vị
ngữ. Các thành phần chính có tác dụng rất quan trọng trong việc cấu tạo
câu và đảm bảo câu được trọn nghĩa. Câu có đủ thành phần chính thì lời nói
có nội dung tường minh, có cấu tạo độc lập. Do vai trò quan trọng của
thành phần chính trong câu như vậy nên các bài học về thành phần chính
của câu có ý nghĩa quan trọng đối với việc hình thành kĩ năng sử dụng lời
nói của học sinh. Kĩ năng đó được hiện thực hoá qua việc dùng từ đặt câu,
sử dụng câu để tạo lời (nói, viết) và tiếp nhận (nghe, đọc) trong giao tiếp.
Như vậy, việc hiểu cấu tạo câu, sử dụng câu đúng và hay, phù hợp với các
nhân tố giao tiếp là điều quan trọng khiến cho việc sử dụng lời nói thành
công. Trong thực tế, học sinh đã nói được câu có đầy đủ thành phần cấu
tạo. Tuy nhiên, đây là do cảm quan bản ngữ đem lại chứ không phải bắt
nguồn từ những kiến thức các em đã được học. Nếu các em hiểu biết đầy

1



đủ hơn về cấu tạo, chức năng của các thành phần chính của câu; nếu được
luyện tâp nhiều hơn với các bài tập vừa sức và có tính ứng dụng cao, các
em sẽ tạo lời và tiếp nhận lời nói một cách chủ động hơn, các phát ngôn có
sự liên kết chặt chẽ hơn.
1.3. Thực trạng dạy học thành phần chính của câu ở Tiểu học
Cho đến nay, vẫn còn nhiều khó khăn về lí thuyết cũng như thực tiễn
giảng dạy trong nhà trường. Vì những kiến thức ngữ pháp, trong đó có kiến
thức về thành phần chính của câu có tính khái quát, trừu tượng cao mà tư
duy của học sinh Tiểu học còn mang tính cụ thể. Trong SGK Tiếng Việt,
các bài học về thành phần chính của câu gồm 12 bài ở lớp 4 (không kể
những bài học có liên quan), chiếm một tỉ lệ không lớn trong chương trình
Luyện từ và câu. Trong thực tiễn, các bài học này đã cung cấp cho học sinh
những kiến thức sơ giản về thành phần chính. Học sinh đã biết thế nào là
chủ ngữ, vị ngữ; biết cấu tạo, ý nghĩa ngữ pháp của chủ ngữ, vị ngữ….Tuy
nhiên, các em cũng có những hạn chế nhất định khi học về câu: Nhận diện
chưa đúng các thành phần câu; nhận diện đúng nhưng không hiểu sự tương
ứng về nghĩa với cấu trúc câu; nói viết câu thiếu, thừa thành phần chính…
Vì vậy, tìm biện pháp giúp các em giảm bớt những hạn chế đó là một việc
cần thiết nhưng rất khó đối với giáo viên. Hơn nữa, giáo viên dạy học có
nhiều trình độ khác nhau, kiến thức về thành phần chính của câu của giáo
viên còn hạn chế. Do đó, vấn đề đặt ra là để nâng cao hiệu quả dạy học
thành phần chính của câu ở phân môn Luyện từ và câu, giáo viên cần có
những biện pháp khai thác đồng bộ của quá trình dạy học, cụ thể là khai
thác trên các bình diện nội dung, phương pháp và phương tiện dạy học.
Xuất phát từ những lý do khách quan và chủ quan trên, chúng tôi đã
chọn đề tài “Dạy học các thành phần chính của câu ở Tiểu học” làm
luận văn tốt nghiệp của mình.

2



2. Lịch sử nghiên cứu
2.1. Vấn đề về thành phần câu
* Từ đầu thế kỉ XX đến năm 1950 có 3 khuynh hướng
- Mô phỏng ngữ pháp truyền thống trong nhà trường nước Pháp
Trong giai đoạn sơ khai của ngữ pháp học Việt Nam (đầu thế kỉ XX cho
đến những năm 1950), xu hướng chủ yếu là mô phỏng ngữ pháp nhà trường
nước Pháp. Các tác giả trong giai đoạn này thường đồng nhất thành phần
câu trong tiếng Việt với các thành phần câu trong tiếng Pháp mà không hề
đặt ra vấn đề: Thành phần câu là gì?
Ví dụ: Tiếng Pháp có những thành phần gì thì tiếng Việt có những thành
phần ấy, đó là:
le subjet (chủ từ )
le verbe (động từ)
le complement(túc từ)
Theo hướng này có Trà Ngân, Trần Trọng Kim, Bùi Kỉ, Phạm Duy
Khiêm, Phạm Tất Đắc, Bùi Đức Tịnh. Đây là khuynh hướng “từ bản vị”
đồng nhất thành phần câu với “từ loại”: le verbe ( động từ cũng tức là vị
ngữ), le complement (túc từ cũng là bổ ngữ).
Hạn chế khuynh hướng này là do mô phỏng tiếng Pháp – một ngôn ngữ
không cùng loại hình với tiếng Việt mà các tác giả đã không phát hiện ra
những đặc trưng riêng của câu tiếng Việt .
- Khuynh hướng “cú bản vị”
Đây là khuynh hướng du nhập vào Việt Nam thông qua cuốn ngữ pháp
tiếng Trung Quốc với nhan đề : “Tân ước quốc ngữ văn” của Lê Cẩm Hy.
Đại biểu khuynh hướng này có Phan Khôi, Nguyễn Lân. Phan Khôi viết:
“Lấy tổ chức câu làm gốc, làm phần chính trong việc giảng dạy ngữ pháp.
Bắt đầu từ câu ngắn rồi đến câu dài, câu đơn đến dấu kép…Từ đó mới tùy

3



vị trí và chức vụ của từng từ mà quy nhập nó vào loại thành phần nào” (31,
158-159).
Hạn chế của khuynh hướng này là không cần nghiên cứu thành phần câu
mà chỉ nhìn vào vị trí là có thể quy được thành thành phần câu.
- Khuynh hướng dùng phương pháp phân tích thành tố trực tiếp:
Theo khuynh hướng này có các tác giả Lê Văn Lý, L.C. Thompson,
M.B.Emeneau…Họ đã áp dụng phương pháp của ngôn ngữ học cấu trúc
vào việc miêu tả câu Tiếng Việt. Lê Văn Lý đã đưa ra bảng từ chứng đi với
A (là danh từ), B (là động từ), B’ (là tính từ), C (gồm những từ loại khác
nhau) như:
AAAAAA

: Sáng cháo gà, tối cháo vịt.

CCCCCCCCC

: Dù sao chăng nữa cũng tại chúng mày cả.

AB

: Nước chảy.

AB’

: Nhà cao.

AC


: Xe tôi.

ABA

: Mẹ về chợ.

ABA

: Nam muốn ăn.

Có thể nói Lê Văn Lý chỉ để đề cập đến khả năng kết hợp có tính chất cơ
giới, hình thức của các từ loại tiếng Việt còn thành phần câu thực chất là gì
thì chưa đề cập một cách xác đáng.
I.U.K.Leekomxev đưa ra hồ sơ đầy đủ các thành phần của câu đơn tiếng
Việt theo phương pháp phân tích thành tố trực tiếp:
(E1 – (E2 – (E3 – ((E5 – (E6 – (E7 – (E9 – E8)) – E6) – E4).
Trong đó E1: từ tình thái, E2: trạng ngữ chỉ thời gian, E3: trạng ngữ địa
điểm (không có giới từ), E4: trạng ngữ địa điểm (có giới từ ), E5 – E6 (Chủ
ngữ - vị ngữ ), E7 – E8 – E9 (Các từ làm các loại bổ ngữ) (Dẫn theo
Nguyễn Văn Hiệp).

4


* Từ năm 1980 đến nay có khuynh hướng dựa vào chức năng và ý nghĩa
Từ những năm 1980 trở lại đây, vấn đề thành phần câu được đề cập
nhiều hơn về phương diện lí thuyết. Dưới hình thức phát biểu này hay
khác, các nhà nghiên cứu đều nhất trí cho thành phần câu thuộc phạm trù
chức năng. Các thành phần câu cần phân biệt nhau theo vai trò tổ chức mô
hình câu và tôn ti tầng bậc. Các thành phần hoạt động là trong hệ thống

quan hệ của các yếu tố tham gia cấu thành câu. Chúng hoạt động như
những bộ phận thường trực của câu và như các tín hiệu của tổ chức câu.
Theo hướng này có các tác giả Lưu Vân Lăng, Nguyễn Minh Thuyết, Lê
Xuân Thại, Hoàng Trọng Phiến, Nguyễn Văn Hiệp, Diệp Quang Ban, Lê
Cận, Phan Thiều, Nguyễn Kim Thản…
2.2. Vấn đề dạy thành phần chính của câu ở Tiểu học
Về vấn đề dạy thành phần chính của câu ở Tiểu học cũng được đề cập
trực tiếp trong một số tài liệu tham khảo, giáo trình, chuyên đề giảng dạy.
Đầu tiên, phải kể đến Giáo trình Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở
Tiểu học 2 của tác giả Lê Phương Nga. Trong Giáo trình, tác giả đã trình
bày Phương pháp dạy học của từng phân môn, trong đó có phân môn
Luyện từ và câu. Giáo trình đã cung cấp, trang bị cho HS một số kiến thức
về từ và câu sơ giản, cần thiết, vừa sức đối với các em. Thành phần câu
được nghiên cứu trong sự gắn bó thống nhất với các bộ phận của chương
trình LTVC như từ, cấu tạo từ, từ loại, câu, các kiểu câu và liên kết câu
theo nguyên tắc tích hợp (24, 59).
Trong Giáo trình Bồi dưỡng HS giỏi Tiếng Việt ở Tiểu học (Lê Phương
Nga 2009) với chương 3: Bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng Tiếng Việt cho HS
giỏi, tác giả đã chia phạm vi kiến thức và kĩ năng Tiếng Việt cần bồi dưỡng
cho HS thành 17 mạch. Trong đó mạch kiến thức, kĩ năng thứ 11 là về
thành phần câu (cấu tạo câu) – kĩ năng nhận diện thành phần câu, viết câu
đúng cấu tạo. Tác giả đã nêu rõ: “Dạy học các thành phần câu ở Tiểu học

5


nhằm cung cấp cho HS các kiến thức về cấu tạo ngữ pháp của câu và giúp
các em có kĩ năng phân tích các thành phần câu, viết câu đầy đủ các thành
phần và đảm bảo sự tương hợp về nghĩa giữa các thành phần câu” (16,41).
Cũng như các nội dung bồi dưỡng HS giỏi khác, mạch kiến thức, kĩ năng

về thành phần câu được xây dựng theo nguyên tắc thực hành và được thiết
kế thành hệ thống bài tập. Các bài tập để luyện về các thành phần câu bao
gồm các dạng: Bài tập yêu cầu HS chỉ ra các thành phần câu; bài tập yêu
cầu kết hợp các thành phần câu để tạo câu; bài tập thêm các thành phần câu
để tạo câu; bài tập yêu cầu đặt câu với từ, cụm từ giữ chức vụ thành phần
câu đã cho; bài tập yêu cầu giải thích về nghĩa của câu gắn với thành phần
câu; bài tập chữa câu sai do thiếu thành phần hoặc không tương hợp thành
phần câu. Đặc biệt, tác giả đã chỉ ra những điểm tạo ra thú vị của từng kiểu
dạng bài tập thành phần câu và chỉ ra những điểm cần lưu ý khi hướng dẫn
HS thực hiện những bài tập này.
Giáo trình Tiếng Việt 3 (Lê A, Phan Phương Dung, Đặng Kim Nga) đã
khái quát đầy đủ về ba bình diện của câu: ngữ pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng.
Trong đó có bàn về vấn đề bình diện ngữ pháp của câu nghiên cứu các kiểu
câu (gọi là cú pháp câu), cú pháp câu nghiên cứu đặc điểm, chức năng của
các thành phần chính: chủ ngữ và vị ngữ. Thành phần chính của câu hay
còn gọi là thành phần nòng cốt. Các tác giả đã định nghĩa: Thành phần
nòng cốt của câu là những thành phần đảm bảo cho câu được trọn nghĩa và
thực hiện được chức năng giao tiếp, cả trong trường hợp câu tồn tại tách
biệt với văn cảnh hoặc hoàn cảnh sử dụng” (1, 80).
Bộ sách Hỏi – đáp về dạy học Tiếng Việt 2, 3, 4, 5 do Nguyễn Minh
Thuyết chủ biên hỏi – đáp về vấn đề dạy học Tiếng Việt nói chung và các
phân môn nói riêng. Trong đó có những câu hỏi về cấu tạo của các kiểu câu
kể Ai là gì? Ai thế nào? Ai làm gì?. Vì cấu tạo của các câu kể là hai thành
phần chính của câu nên chủ ngữ và vị ngữ được dạy lồng ghép với các kiểu

6


câu kể. Hỏi – đáp về kiểu câu chính là hỏi – đáp về thành phần chính của
câu. Bộ sách đã đáp ứng nhu cầu của độc giả đề nghị giới thiệu một số nét

về các kiểu câu kể Ai là gì? Ai thế nào? Ai làm gì? và nêu rõ mục đích, yêu
cầu, phương pháp giảng dạy của các kiểu câu đó ở lớp 2, 3, 4.
Trong luận văn thạc sĩ 2007 của Nguyễn Thị Kim Oanh “Tổ chức dạy
học kiểu câu Ai thế nào? theo hướng tích cực hóa hoạt động của HS” đã chỉ
ra tiêu chí về cấu tạo và ý nghĩa của chủ ngữ, vị ngữ cũng như quan hệ giữa
chủ ngữ và vị ngữ trong kiểu câu Ai thế nào? (31, 19).
Ngoài ra, còn phải kể đến một số Sách tham khảo về phân môn LTVC ở
tiểu học theo chương trình mới như: Vở Luyện từ và câu nâng cao 4
(2004); Tiếng Việt 4 nâng cao (2005); 35 đề ôn luyện Tiếng Việt 4 (2008);
Trò chơi học tập Tiếng Việt ở tiểu học (2008) (Lê Phương Nga chủ biên)…
Trong các cuốn sách này có một số kiểu bài tập và trò chơi về thành phần
chính cho HSTH.
Nhìn chung, các tài liệu nghiên cứu mà chúng tôi được biết đã đề cập
đến khá nhiều phương diện của thành phần câu nói chung và thành phần
chính của câu nói riêng. Đó vừa là định hướng, vừa tạo điều kiện thuận lợi
để chúng tôi thực hiện đề tài. Chính vì vậy, trong luận văn này, chúng tôi sẽ
tiếp thu các kết quả của các nhà nghiên cứu đi trước để làm sáng tỏ những
vấn đề mà chúng tôi quan tâm.
3. Mục đích nghiên cứu
Thông qua việc khảo sát nội dung và thực tiễn dạy học các thành phần
câu, luận văn đề xuất các biện pháp dạy học các thành phần chính của câu
ở Tiểu học. Đề tài góp phần trang bị, cung cấp cho giáo viên kiến thức,
phương pháp dạy học các thành phần chính của câu; giúp học sinh có hứng
thú với các bàì học liên quan đến các thành phần chính của câu nhằm nâng
cao hiệu quả quá trình dạy học.

7


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Luận văn này nghiên cứu về thành phần chính của câu (chủ ngữ, vị ngữ)
và việc dạy học thành phần chính của câu trong các bài học Luyện từ và
câu lớp 4.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt mục đích nghiên cứu, luận văn có những nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Tìm hiểu cơ sở lí luận của việc dạy học các thành phần chính của câu ở
Tiểu học.
- Khảo sát nội dung SGK về các thành phần chính của câu trong chương
trình Tiểu học.
- Khảo sát thực trạng dạy học các thành phần chính của câu ở Tiểu học.
- Đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học các thành phần chính
của câu ở lớp 4.
- Tổ chức thực nghiệm để đánh giá tính khả thi của các biện pháp đã được
đề xuất .
6. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết các vấn đề mà đề tài đặt ra, trong luận văn này chúng tôi
đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Sưu tầm, đọc, phân tích các tài liệu có
liên quan đến lịch sử vấn đề, nhiệm vụ dạy học các thành phần chính của
câu ở tiểu học để hệ thống hóa cơ sở lí luận cho đề tài.
- Phương pháp điều tra, khảo sát: Khảo sát bài làm của học sinh, phỏng
vấn giáo viên Tiểu học, dự giờ để quan sát việc sử dụng phối hợp các biện
pháp nâng cao hiệu quả dạy học các thành phần chính của giáo viên Tiểu
học.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Nghiên cứu đề tài này chúng tôi dạy
thực nghiệm một số tiết về các thành phần chính của câu trong phân môn

8



Luyện từ và câu lớp 4 để đánh giá tính khả thi của các biện pháp đã đề
xuất.
- Phương pháp thống kê toán học: Chúng tôi sử dụng toán thống kê để
phân tích kết quả điều tra thực trạng, kết quả thực nghiệm ở lớp thực
nghiệm và lớp đối chứng.
7. Giả thuyết khoa học
Có thể nâng cao hiệu quả học tập các thành phần chính của câu cho
HSTH bằng cách khai thác các biện pháp tác động trên bình diện nội dung
dạy học, tổ chức dạy học, sử dụng đa dạng, linh hoạt phương tiện dạy học
tích cực. Từ đó nâng cao năng lực sử dụng câu cho HSTH.
8. Những đóng góp của luận văn
- Điều chỉnh ngữ liệu của một số bài tập về các thành phần chính của câu
cho đảm bảo tính khoa học, nhất quán; phù hợp với mục tiêu dạy học và
trình độ nhận thức của HS lớp 4.
- Điều chỉnh, bổ sung bài tập về các thành phần chính của câu cho đảm bảo
tính khoa học, nhất quán; phù hợp với mục tiêu dạy học và trình độ nhận
thức của HS lớp 4.
- Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả các bài học về các thành
phần chính của câu ở lớp 4.
9. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung luận văn gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc dạy học các thành phần
chính của câu ở Tiểu học .
Chương 2. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học thành phần chính
của câu lớp 4
Chương 3. Thực nghiệm sư phạm

9



PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY HỌC
THÀNH PHẦN CHÍNH CỦA CÂU Ở TIỂU HỌC
1.1. Câu - thành phần chính trong câu
1.1.1. Câu
a. Khái niệm câu
Trong hoạt động giao tiếp, đơn vị thông báo nhỏ nhất có thể sử dụng là
câu. Trong lịch sử ngôn ngữ học, đã tồn tại nhiều quan niệm về câu. Có thể
nêu một số định nghĩa tiêu biểu sau:
Theo tác giả Diệp Quang Ban: “Câu là đơn vị nghiên cứu ngôn ngữ có
cấu tạo ngữ pháp (bên trong và bên ngoài) tự lập và ngữ điệu kết thúc,
mang một ý nghĩ tương đối trọn vẹn hay thái độ, sự đánh giá của người nói
hoặc có thể kèm theo thái độ, sự đánh giá của người nói, giúp hình thành
và biểu hiện, truyền đạt tư tưởng, tình cảm. Câu đồng thời là đơn vị thông
báo nhỏ nhất bằng ngôn ngữ” (4,107).
Tác giả Cao Xuân Hạo trong cuốn “Sơ thảo ngữ pháp chức năng
Tiếng Việt” cho rằng: “Câu được coi là đơn vị ngôn ngữ lớn nhất trong
mối quan hệ ngữ pháp (hình thức), hoàn toàn không lệ thuộc vào tình
huống và ngữ cảnh. Mỗi câu nói là một hoạt động do một nhu cầu nhất
định của sự giao tiếp thúc ép hay kích thích nên, và bao giờ cũng mang
một ý nghĩa biểu hiện và logic nhất định nhằm gây nên một tác dụng nhất
định đối với người nghe, và trong thực tế của hoạt động ngôn ngữ không
có câu độc lập với tình huống giao tiếp” (18,12).
Qua các định nghĩa về câu của các nhà nghiên cứu, có thể rút ra những
đặc điểm sau đây:

10



- Câu là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, là loại đơn vị
không có sẵn trong ngôn ngữ, là kết hợp tự do của những đơn vị có sẵn (từ,
cụm từ cố định) hoặc của những đơn vị không có sẵn (các kiểu cụm từ tự do).
- Câu chứa đựng một nội dung thông báo, thể hiện một ý tương đối trọn vẹn.
b. Câu và phát ngôn
Mỗi câu luôn gắn với một tình huống cụ thể, nhằm mục đích giao tiếp cụ
thể, biểu hiện một ý nghĩa cụ thể. Câu cụ thể đó gọi là phát ngôn. Nói rõ
hơn, phát ngôn chính là câu trong hoạt động giao tiếp. Cùng một câu
nhưng có những câu có nhiều dụng ý khác nhau. Ví dụ: Em đi đâu đấy? có
mục đích để hỏi, có khi đó là một lời chào.
1.1.2. Các thành phần chính của câu
Câu có nòng cốt và có thể có bộ phận ngoài nòng cốt. Ở dang phổ biến,
nòng cốt của câu gồm hai thành phần chính là chủ ngữ và vị ngữ.
a. Chủ ngữ
a1. Khái niệm
Chủ ngữ là một trong hai thành phần chính của câu có quan hệ qua lại
với thành phần vị ngữ, nêu lên đối tượng mà đặc trưng hay quan hệ của nó
được nói đến ở vị ngữ (1, 81).
a2. Cấu tạo của chủ ngữ
Chủ ngữ được cấu tạo bởi một từ hoặc một cụm từ .
* Chủ ngữ có cấu tạo là một từ
Trong câu Tiếng Việt, chủ ngữ thường do danh từ hoặc đại từ đảm
nhiệm.
(1) Biển luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời.
( Vũ Tú Nam)
(2) Minh Huệ là tác giả bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”.
(3) Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng.
( Tô Hoài)


11


Các thực từ khác như: động từ, tính từ, số từ, cũng có thể làm chủ ngữ
nhưng ít được sử dụng.
(4) Thi đua là yêu nước. Lao động là vinh quang .
(5) Mười ba là con số người ta hay kiêng.
(6) Đối với chúng mình thì thế là sung sướng.
(Nam Cao)
(7) Trông về phía sau, đây là Quan Thánh, kia là chùa Trấn Quốc .
(Theo Phan Kế Bính)
* Chủ ngữ có cấu tạo là một tổ hợp từ:
Tổ hợp từ được hiểu là một kiến trúc gồm nhiều từ có quan hệ với nhau.
Các loại tổ hợp từ sau có thể làm chủ ngữ trong câu Tiếng Việt .
- Cụm từ chính phụ:
+ Cụm danh từ :
(8) Cái màu xanh cần lao ấy gợi bao yêu thương và yên tĩnh trong tâm hồn.
( Theo Thúy Lan)
(9) Một trăm cây bạch dương giống nhau cả trăm.
(Tô Hoài)
(10) Em gái tôi tên là Kiều Phương.
(Tạ Duy Anh)
+ Cụm động từ:
(11) Soi sáng cho cảnh vật vắng lặng chìm đắm lúc bấy giờ là hơi sương
bàng bạc.
(12) Vẽ đi vẽ lại cái trứng còn là cách luyện mắt cho tinh, luyện cho
tay dẻo.
(Theo Xuân Yên)
+ Cụm tính từ:
(13) Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.


12


- Cụm từ đẳng lập.
(14) Tre, nứa, trúc, mai, vầu giúp người trăm công ngàn việc khác nhau.
(Thép Mới)
- Chủ ngữ là cụm từ cố định
(15) Chỉ tay năm ngón là thói thường của những kẻ có quyền lực.
(16) Rán sành ra mỡ là bản tính của người keo kiệt.
- Chủ ngữ là cụm từ C – V
(17) Từng tảng mây khói đen là là hạ thấp xuống mặt kênh làm tối sầm
mặt đất.
(Đoàn Giỏi)
a3. Vị trí của chủ ngữ
Thông thường, chủ ngữ đứng trước vị ngữ như đã thấy ở các ví dụ từ (1)
đến (17). Nhưng do mục đích tu từ, vị ngữ có thể đứng trước chủ ngữ.
Ví dụ:

Rực rỡ// những làng. Vàng tươi// mái rạ.
VN

CN

VN

CN

( Tố Hữu)
Bạc phơ// mái tóc người cha.

VN

CN
( Tố Hữu)

Rất đẹp// hình anh lúc nắng chiều.
VN

CN
( Tố Hữu)

b. Vị ngữ
b1. Khái niệm
Vị ngữ là một trong hai thành phần chính của câu, có quan hệ qua lại
với thành phần chủ ngữ, nêu lên đặc trưng hoặc quan hệ của đối tượng
mà chủ ngữ biểu thị (1, 82),

13


b2. Cấu tạo của vị ngữ
Về mặt nghĩa, vị ngữ thường nêu đặc trưng (về hành động, trạng thái,
tính chất của vật, hiện tượng được nói đến ở chủ ngữ hoặc quan hệ của nó
với sự vật khác. Do đó, về cấu tạo, vị ngữ thường là động từ, cụm động từ,
tính từ, cụm tính từ, cụm chủ - vị…
Sau đây là những dạng cấu tạo cụ thể của vị ngữ:
* Vị ngữ là động từ - cụm động từ
(18) Cây lan, cây huệ, cây hồng nói chuyện bằng hương bằng hoa.
( Trần Mạnh Hảo)
(19) Vào đêm trước ngày khai trường, mẹ không ngủ được.

( Theo Thúy Lan)
(20) Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc .
( Hồ Chí Minh)
* Vị ngữ là tính từ - cụm tính từ:
(21) Cùng trên một mảnh vườn, sao lời cây ớt cay, lời cây sung chát, lời
cây cam ngọt, lời cây móng rồng thơm như mít chín.
( Trần Mạnh Hảo)
(22) Thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc cả trong nội dung và nghệ thuật
biểu hiện.
( Ngữ văn 12, tập 1)
* Vị ngữ có cấu tạo : là + Danh từ (cụm danh từ)
(23) Những đêm trăng sáng, dòng sông là một đường trăng lung linh
dát vàng.
( Trích Đất nước ngàn năm)
(24) Nguyễn Trãi là khí phách của dân tộc, là tinh hoa của dân tộc.
( Phạm Văn Đồng)
(25) Bồ các là bác chim ri.
Chim ri là dì sáo sậu .

14


(26) Sách là báu vật không thể thiếu đối với mỗi người.
( Theo Thành Mĩ)
Tuy nhiên, trong ngữ cảnh cụ thể, có thể bỏ là trước danh từ.
(27) Cô ấy là người thành phố Vinh.
* Vị ngữ là cụm từ đẳng lập
(28) Chúng em lao động tốt, học tập tốt.
* Vị ngữ là cụm chủ - vị
(29) Cái chàng Dế Choắt, người/ gầy gò và dài lêu nghêu như một gã

nghiện thuốc phiện.
(Tô Hoài)
(30) Người nào người nấy, mặt/ xanh như tàu lá chuối.
* Vị ngữ là cụm từ cố định
(30) Anh ta mèo mù vớ cá rán.
(31) Ông ấy rán sành ra mỡ.
(32) Phen này anh ta chuột sa chĩnh gạo.
Trong những trường hợp vị ngữ có cấu tạo là động từ, cụm động từ,
tính từ, cụm tính từ, cụm từ đẳng lập, cụm từ chủ vị, cụm từ cố định… thì
vị ngữ có ý nghĩa khái quát là biểu hiện đặc trưng của sự vật nêu ở chủ ngữ
(hoạt động, trạng thái, tính chất, đặc điểm…)
b3. Vị trí của vị ngữ:
Vị ngữ thường đứng liền sau chủ ngữ, giữa chủ ngữ và vị ngữ thường
không có dấu câu.
(33) Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn.
(Thép Mới)
Tuy nhiên để phục vụ cho mục đích tu từ nào đó, có thể dùng một trong
các cách sau:
- Đặt vị ngữ trước chủ ngữ :
(34) Vinh quang thay Tổ quốc chúng ta!

15


(35) Thật vĩ đại cái trầm lặng đầy tin tưởng của những con người!
( Thép Mới)
- Dùng dấu phẩy ngăn cách chủ ngữ với vị ngữ:
(36) Cối xay tre, nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc.
( Thép Mới)
Ở ví dụ (36), dấu phẩy tách chủ ngữ với vị ngữ thứ nhất khiến cho số

lượng âm tiết ở mỗi thành phần câu cân đối (kết hợp với cách phối âm
bằng/ trắc), tạo cảm nhận về nhịp quay đều đặn nhưng nặng nề, kéo dài của
cối xay tre.
c. Vai trò của chủ ngữ và vị ngữ :
Trong giao tiếp bằng ngôn ngữ thì câu là đơn vị quan trọng nhất. Nói gì,
viết gì đều phải nói, phải viết thành câu. Nghĩa hoàn chỉnh của câu là tính
hoàn chỉnh của cả một quá trình tư duy, quá trình thông báo diễn ra trong
một hoàn cảnh giao tiếp nhất định. Quá trình đó thường được biểu thị bằng
một cấu tạo ngữ pháp bao gồm hai thành phần là “phần đề” và “phần
thuyết”. Ở phần lớn các câu, phần đề chính là chủ ngữ và phần thuyết chính
là vị ngữ. Hai phần ấy chi phối đồng thời phụ thuộc lẫn nhau. Câu nói về
điều gì, đó là vai trò quan trọng của phần đề; nhưng câu nói gì, đó là vai trò
của phần thuyết. Hai phần gắn bó với nhau thành một cấu tạo ngữ pháp
chặt chẽ, gọi là nòng cốt của câu.
Như vậy, chủ ngữ và vị ngữ có tác dụng rất quan trọng trong việc cấu
tạo câu và đảm bảo cho câu được trọn nghĩa. Chính vì thế, chủ ngữ và vị
được đưa vào dạy Tiếng Việt ở tiểu học và được quan tâm đặc biệt.
Câu có đủ thành phần chính thì lời nói có nội dung tường minh, có cấu
tạo độc lập, sinh động và liên kết chặt chẽ. Do vai trò quan trọng của thành
phần chính trong câu như vậy nên các bài học về thành phần chính của câu
có ý nghĩa quan trọng đối với việc hình thành kĩ năng sử dụng lời nói của
học sinh. Kĩ năng đó được hiện thực hoá qua việc dùng từ đặt câu, sử dụng

16


câu để tạo lời (nói, viết) và tiếp nhận (nghe, đọc) trong giao tiếp. Như vậy,
việc hiểu cấu tạo câu, sử dụng câu đúng và hay, phù hợp với các nhân tố
giao tiếp là điều quan trọng khiến cho việc sử dụng lời nói thành công.
1.2. Nội dung dạy học, thực trạng dạy học các thành phần chính của

câu ở tiểu học:
1.2.1. Nội dung dạy học các thành phần chính của câu ở Tiểu học:
Ở Tiểu học, nội dung dạy học về các TPCCC được giới thiệu liên tục và
rất hệ thống từ lớp 2 đến lớp 5 theo các định hướng giao tiếp, tích hợp và
tích cực hóa hoạt động của HS – định hướng chung của SGK tiếng Việt
Tiểu học. Trong chương trình, bài tập được sử dụng thường xuyên với tư
cách là một phương tiện chủ đạo để hình thành năng lực ngôn ngữ cho HS.
Ở lớp 2 không có bài cung cấp tri thức mới. Hệ thống các bài học Luyện
từ và câu là những bài học thực hành các kĩ năng đọc, viết, nghe, nói thông
qua các bài tập có tình huống giao tiếp. Qua đó, củng cố cho HS một số tri
thức sơ giản về các kiểu câu Ai là gì?, Ai làm gì?, Ai thế nào?. HS được
làm quen với các kiến thức ngữ pháp qua bài dạy về các kiểu câu này. Các
bài tập đặt câu hỏi cho bộ phận trả lời câu hỏi Ai? Con gì? Cái gì? chính là
đặt câu hỏi cho bộ phận chủ ngữ; đặt câu hỏi trả lời cho bộ phận Là gì?
Làm gì? Thế nào? là đặt câu hỏi trả lời cho bộ phận vị ngữ. Mặc dù không
gọi tên rõ ràng là dạy về chủ ngữ, vị ngữ nhưng đây chính là tiền đề để HS
nhận biết các TPC của câu. Có 11 bài Luyện từ và câu có kiến thức, kĩ
năng liên quan đến dạy học các TPC của câu. Có thể xem bảng thống kê ở
trang 24, 25.
Ở lớp 3, HS tiếp tục được củng cố các kiến thức và kĩ năng đã hình thành
ở lớp 2 về đặt câu đơn trần thuật theo mẫu Ai là gì?, Ai làm gì?, Ai thế
nào?. Câu được chia thành bộ phận chính thứ nhất và bộ phận chính thứ
hai. Cũng giống như mục đích của các bài dạy ở lớp 2, hai bộ phận chính
của câu không được gọi tên cụ thể là chủ ngữ và vị ngữ nhưng đây cũng

17


chính là tiền đề để HS nhận biết chủ ngữ, vị ngữ và tập sử dụng câu.
Chương trình Luyện từ và câu lớp 3 ở Học kì I có 9 tiết dạy về từ và câu có

liên quan đến dạy học các TPCCC, chủ yếu là các bài ôn tập, nằm rải rác ở
các tuần 1, 2, 4, 7, 8, 11, 12, 14, 17.
Ở lớp 4, các kiến thức về chủ ngữ và vị ngữ lồng ghép vào ba kiểu câu Ai
làm gì?, Ai thế nào?, Ai là gì? Bộ phận chủ ngữ và vị ngữ gắn với một kiểu
câu kể cụ thể. Câu kể Ai làm gì? nêu lên hoạt động của người hoặc sự vật
khác; câu kể Ai thế nào? nêu lên đặc điểm, tính chất, trạng thái của sự vật;
câu kể Ai là gì? dùng để giới thiệu, nhận định.
Đến lớp 5, các kiến thức, kĩ năng về TPCCC được tích hợp qua bài
dạy về câu ghép. Câu ghép gồm nhiều vế, mỗi vế có cấu tạo giống câu
đơn (đủ chủ ngữ và vị ngữ). Nhận diện vế câu ghép là nhận diện được
chủ ngữ và vị ngữ.
Như vậy, có thể thấy nội dung dạy học các TPCCC được dạy trình bày
theo hướng liên thông từ lớp 2 đến lớp 5. Bài học về nghĩa của từ (từ chỉ sự
vật; từ chỉ hoạt động, trạng thái; từ chỉ đặc điểm, tính chất) là tiền đề cho
việc dạy từ loại. Kiến thức về từ loại là tiền đề để cho HS học về thành
phần câu và kiểu câu. Từ loại được dạy gắn với chức năng làm thành phần
câu. Trả lời cho câu hỏi Ai? (bộ phận chủ ngữ) là danh từ; trả lời cho câu
hỏi Làm gì? (bộ phận vị ngữ) là động từ chỉ hoạt động; trả lời cho câu hỏi
Thế nào? (bộ phận vị ngữ) là tính từ và động từ chỉ trạng thái; trả lời cho
câu hỏi Là gì? (bộ phận vị ngữ) là cụm danh từ hoặc cụm động từ. Như
vậy, chủ ngữ thường là danh từ, vị ngữ có thể là động từ, cụm động từ; tính
từ, cụm tính từ; danh từ, cụm danh từ. Đến lượt mình, kiến thức về các kiểu
câu lại được dạy gắn với tình huống nói năng tương ứng: Câu Ai là gì?
dùng để giới thiệu, nhận định; câu Ai làm gì? dùng để miêu tả hoạt động;
câu Ai thế nào? dùng để miêu tả đặc điểm, trạng thái. Nếu tiếp tục phân
tích, ta sẽ thấy nội dung dạy học về câu ghép được hình thành trên cơ sở

18



kiến thức, kĩ năng về câu đơn. Nhờ sự liên thông, xâu chuỗi đó, kiến thức
và kĩ năng tiếng Việt của HS hình thành một cách hệ thống và bền vững.
* Bảng thống kê các bài học liên quan đến TPCCC ở Tiểu học
Chúng tôi đã khảo sát các bài học về TPCCC trong SGK TV các lớp 2,
3, 4, 5. Sau đây là bảng thống kê các bài học về thành phần chính của câu
hoặc những bài học có nội dung liên quan.
- Lớp 2:
Lớp 2
1

Chủ điểm
Bạn bè

Tuần
3

Tên bài học
Từ chỉ sự vật.
Câu kiểu Ai là gì?

2

Trường học

5

Tên riêng và cách viết tên riêng .
Câu kiểu Ai là gì?

3


Cha mẹ

4

13

Từ ngữ về công việc gia đình.

14

Câu kiểu Ai làm gì?
MRVT: Từ ngữ về tình cảm gia

Anh em

đình. Câu kiểu Ai làm gì?
Từ chỉ đặc điểm.

5
6

15

Câu kiểu Ai thế nào?

16

MRVT: Từ chỉ tính chất.


17

Câu kiểu Ai thế nào?
MRVT: Từ ngữ về vật nuôi.

Bạn trong nhà
7

Câu kiểu Ai thế nào?
- Lớp 3:
Lớp 3
1
2
3

Chủ điểm
Mái ấm
Cộng đồng
Quê hương

Tuần
4

Tên bài học
MRVT: Gia đình.

8

Ôn tập câu Ai là gì?
MRVT: Cộng đồng


11

Ôn tập câu Ai làm gì?
MRVT: Quê hương.
Ôn tập câu Ai làm gì?

19


4

Anh em một nhà

14

Ôn tập về từ chỉ đặc điểm. Ôn tập
câu Ai thế nào?

5

Thành thị và nông thôn

17

Ôn tập về từ chỉ đặc điểm. Ôn tập
câu Ai thế nào? Dấu phẩy.

- Lớp 4:
Lớp 4

1
2
3
4

Chủ điểm
Tiếng sáo diều

Người ta là hoa đất

Tuần
18

Tên bài học
Câu kể Ai làm gì?

19
20

Vị ngữ trong câu kể Ai làm gì?
Chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì?
Luyện tập về câu kể Ai làm gì?

5
6

21

Câu kể Ai thế nào?
Vị ngữ trong câu kể Ai thế nào?


7

22

Chủ ngữ trong câu kể Ai thế

8
9
10

Vẻ đẹp muôn màu

25

nào?
Câu kể Ai là gì?
Vị ngữ trong câu lể Ai là gì?
Chủ ngữ trong câu kể Ai là gì?

26

Luyện tập về câu kể Ai là gì?

24

Những người quả cảm
11

So sánh với nội dung luyện câu của chương trình CCGD, ta thấy có một số

điểm đáng lưu ý sau đây:
- Các khái niệm ngữ pháp trong SGK hiện hành đơn giản hơn nhiều so với
chương trình CCGD, đặc biệt là các kiến thức về thành phần câu. SGK hiện
hành chỉ giới thiệu cho HS hai thành phần chính của câu là chủ ngữ và vị
ngữ và một thành phần là trạng ngữ ). Trong SGK CCGD ngoài ba thành
phần kể trên, còn có các thành phần hô ngữ, bổ ngữ và định ngữ.
- SGK CCGD giới thiệu các kiểu câu đơn (câu bình thường), câu đặc biệt,
câu rút gọn, câu ghép (câu ghép đẳng lập, câu ghép chính phụ)…SGK hiện

20


hành chú trọng dạy về các kiểu câu phân loại theo mục đích nói, những
kiểu câu được nghiên cứu từ góc độ sử dụng: chia câu thành câu đơn và câu
ghép. Câu đơn được chia thành câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu khiến. Các
kiểu câu Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào? được giới thiệu trong phạm vi câu
kể. Câu ghép được chia thành câu ghép có từ chỉ quan hệ và câu ghép
không có từ chỉ quan hệ. Đây là cách tiếp cận phản ánh khá rõ mục tiêu của
môn học là rèn kĩ năng sử dụng tiếng Việt.
* Các dạng bài tập về thành phần chính của câu ở Tiểu học
Kết quả khảo sát SGK Tiếng Việt Tiểu học cho thấy hệ thống bài tập
trong sách khá phong phú về số lượng và đa dạng về kiểu loại.
- Ở SGK TV lớp 2 có 13 bài tập về câu có nội dung liên quan đến TPCCC.
- Ở SGK TV lớp 3 có 10 bài tập về câu có nội dung liên quan đến TPCCC.
- Ở SGK TV lớp 4 có 22 bài tập về TPCCC.
- Ở SGK TV lớp 5 có 22 bài tập về câu có nội dung liên quan đến TPCCC.
Theo tác giả Lê Phương Nga (31, 88), chúng tôi thống kê các bài tập về
câu có nội dung liên quan đến TPCCC và bài tập về TPCCC thành các
bảng dưới đây:


BẢNG 1.1: CÁC DẠNG BÀI TẬP VỀ CÂU TRONG PHÂN MÔN
LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 2, 3
Loại bài

Lớp 2

Lớp 3

tập
1. Sắp xếp từ thành câu
Bài tập

VD: Chọn và sắp xếp từ ở ba

21


cấu trúc

nhóm sau thành câu:
1

2

3

anh

khuyên bảo anh


chị

chăm sóc

chị

em

trông nom

em

chị em

giúp đỡ

nhau

Mẫu:
Ai

Làm gì?

Chị em
Giúp đỡ nhau
(TV2, T1, tr.116)
2. Lựa chọn từ đặt câu
VD: Chọn từ thích hợp rồi đặt
câu với từ ấy để tả:
a. Mái tóc của ông (hoặc bà)

em: bạc trắng, đen nhánh, hoa
râm,…
b. Tính tình của bố (hoặc mẹ)
em: hiền hậu, vui vẻ, điềm đạm,

c. Bàn tay của em bé; mũm mỉm,
trắng hồng, xinh xắn,…
d, Nụ cười của anh (hay chị)
em: tươi tắn, rạng rỡ, hiền
lành…
Mẫu:
Ai

Thế nào?

Mái tóc của

bạc trắng

ông em

22


3. Đặt câu theo đề tài cho 1. Đặt câu với đề tài cho
trước

trước.

VD: Em hãy đặt câu theo mẫu:


VD: Dựa theo nội dung các

a. Giới thiệu trường em

bài tập đọc đã học ở tuần 3,

b.Giới thiệu một môn học mà tuần 4, hãy đặt câu theo mẫu
Ai là gì? để nói về:
em yêu thích
a. Bạn Tuấn trong truyện
c. Giới thiệu làng (xóm, bản, ấp,
Chiếc áo len.
buôn, sóc, phố của em)
b. Bạn nhỏ trong bài thơ
Mẫu:
Quạt cho bà ngủ.
Ai
Là gì?
c. Bà mẹ trong truyện
Môn học em
Là môn
Người mẹ.
yêu thích

Tiếng Việt

d. Chú chim sẻ trong
truyện Chú sẻ và bông hoa
bằng lăng

VD2: Đặt câu Ai thế nào?
để miêu tả:
a. Một bác nông dân.
b. Một bông hoa trong
vườn.
c. Một buổi sớm mùa
đông.
Mẫu: Buổi sớm hôm nay
lạnh cóng tay.

Bài tập
tìm (phát

- Trả lời câu hỏi cho từng bộ
phận câu.

hiện, nhận VD: Dựa vào tranh trả lời câu
diện) bộ

hỏi:

phận câu

a. Em bé thế nào? (xinh, đẹp, dễ

23


theo yêu
cầu.


thương…)
b. Con voi thế nào? (khỏe, to,
chăm chỉ, …)
c. Những quyển vở thế nào?
(đẹp, nhiều màu, xinh xắn,…)
d. Những cây cau thế nào? (cao,
thẳng, xanh tốt,…)
(TV2, T1, tr.122)
- Tìm bộ phận câu theo yêu - Tìm bộ phận câu theo
cầu

yêu cầu.

VD: Tìm các bộ phận câu trả VD: Tìm các bộ phận của
lời cho từng câu hỏi Ai? Làm câu:
gì?

- Trả lời câu hỏi “Ai? (cái

a. Chi đến tìm bông cúc màu gì?, con gì?)?”
xanh.

- Trả lời câu hỏi “Là gì?”

b. Cây xòa cành ôm cậu bé.

a. Thiếu nhi là măng non

c. Em học thuộc đoạn thơ.


của đất nước.

d. Em làm ba bài tập toán

b. Chúng em là học sinh

Ai?
M: Chi

Làm gì?
đến tìm bông

cúc màu xanh
(TV2, T1, tr. 108)
- Đặt câu hỏi cho từng bộ
phận câu.
VD: Đặt câu hỏi cho bộ phận in
đậm dưới đây.:

tiểu học.
c. Chích bông là bạn của
trẻ em.
- Đặt câu hỏi cho từng bộ
phận câu.
VD: Đặt câu hỏi cho bộ
phận câu in đậm:
a. Cây tre là hình ảnh thân

a. Trâu cày rất khỏe


thuộc của làng quê Việt

24


b. Ngựa phi nhanh như bay.

Nam.

c.Thấy một chú ngựa béo tốt b. Thiếu nhi là những chủ
đang ăn cỏ, sói thèm rõ dãi.

nhân tương lai của Tổ

d. Đọc xong nội quy, Khỉ Nâu quốc.
cười khành khạch.

c. Đội Thiếu niên Tiền

(TV2, T2, tr. 45)

phong Hồ Chí Minh là tổ
chức tập hợp và rèn luyện
thiếu niên Việt Nam.
(TV3, T1, tr. 16)

Bài tập đặt câu theo mẫu là nhóm bài tập được sử dụng để rèn luyện
kĩ năng tạo lập cấu trúc câu cho HS lớp 2-3. Đồng thời, qua các mẫu câu cụ
thể HS hình thành được biểu tượng về các kiểu câu cơ bản trong tiếng Việt:

Ai là gì?, Ai thế nào?, Ai làm gì?. Loại bài tập này xuất hiện rất nhiều, phân
bố ở tất cả các kì của lớp 2-3, ở lớp 2 nhiều hơn vì giai đoạn này HS bắt
đầu được làm quen với các kiểu câu. Các bài tập này đều đưa ra các mẫu
câu cụ thể để HS phân tích, nắm vững mẫu và sau đó mới tạo lập các câu
phù hợp với mẫu đã cho. Mẫu câu mà SGK đưa ra cho HS vừa có tác dụng
cụ thể hóa yêu cầu bài tập, giảm độ khó của các bài tập tạo câu, lại tiêu
biểu cho các kiểu câu cơ bản trong tiếng Việt.
Bài tập tìm (phát hiện, nhận diện) bộ phận câu theo yêu cầu dạy cho HS
sử dụng các thành phần câu trong hoạt động nói, viết. Mỗi thành phần
chính trong câu đều có các chức năng ngữ pháp - ngữ nghĩa nhất định.
Phương pháp đặt và trả lời câu hỏi là phương pháp cụ thể hóa các chức
năng đó bằng các dấu hiệu hình thức tương ứng, để HS nhỏ dễ nhận diện,
dễ nhớ và vận dụng. Nhóm bài tập này rèn luyện cho HS kĩ năng sử dụng
các thành phần chủ ngữ và vị ngữ. Đây chính là ý đồ của SGK, cho HS làm

25


×