Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

Nghiên cứu lựa chọn giống bầu (Lagenaria siceraria) chịu mặn làm gốc ghép cho dưa hấu (Citrullus lanatus)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.18 MB, 79 trang )

PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Những thiệt hại do điều kiện bất lợi của môi trường, ví dụ như khô hạn,
ngập úng, mặn, phèn, nóng, lạnh… đã ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất
các sản phẩm nông nghiệp của thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng.
Mặn ảnh hưởng rất lớn đến năng suất cây trồng. Đã có nhiều nghiên cứu ở các
mức độ khác nhau chẳng hạn như nghiên cứu chuyển gen, lai tạo các giống
cây trồng để tạo ra các giống mới, thích nghi với điều kiện bất lợi của môi
trường mà vẫn cho năng suất ổn định. Một trong những phương pháp được
ứng dụng là sử dụng giống cây ghép trong quá trình tạo giống và sản xuất. Sử
dụng giống cây ghép là một trong các kỹ thuật cốt yếu trong sản xuất một số
loại rau ở nhiều vùng trên thế giới, trong đó gốc ghép là một giống cây có khả
năng chịu mặn tốt [11], [28], [29], [34].
Kỹ thuật ghép lần đầu tiên được ứng dụng tại Hàn Quốc và Nhật Bản
trong những năm 20 ở dưa hấu ghép trên gốc bầu. Hiện nay, hơn 95% dưa
hấu và dưa thơm (oriental melon) sản xuất ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài
Loan được ghép trên gốc bầu hoặc bí [38], [50], [64].
Dưa hấu ghép đã bước đầu du nhập và được trồng ứng dụng ở một số
vùng của nước ta. Kỹ thuật ghép dưa hấu trên gốc bầu từ Trung Quốc được
một số nông dân huyện Cao Lộc tỉnh Lạng Sơn ứng dụng sản xuất cây ghép
cho nông dân trong vùng. Để hạn chế dưa hấu chết, nông dân tỉnh Long An
cũng tiến hành ghép dưa hấu trên gốc bầu để sản xuất cây giống dưa hấu. Với
hình thức sản xuất tự phát, công tác tuyển chọn giống gốc ghép đặc biệt đối
với cây giao phấn trong họ bầu bí chưa được chú ý. Tỉ lệ sống và khả năng
sinh trưởng của cây ghép do nông dân tự sản xuất không đồng đều và còn phụ
thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bầu bí có khả năng chịu được độ mặn
cao, bộ rễ lan rộng nên thích nghi cao với điều kiện của khí hậu nhiệt đới gió
1



mùa. Đây là ưu điểm có thể khai thác dùng làm gốc ghép cho sản xuất dưa
hấu ở vùng đất nhiễm mặn [47], [51].
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi đã chọn đề tài: “Nghiên cứu
lựa chọn giống bầu (Lagenaria siceraria) chịu mặn làm gốc ghép cho dưa
hấu (Citrullus lanatus)”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định được một số chỉ tiêu sinh trưởng, sinh lý, hóa sinh của 4
giống bầu.
- So sánh, đánh giá được khả năng chịu mặn của 4 giống bầu nghiên cứu.
- Lựa chọn được giống bầu chịu mặn tốt nhất làm gốc ghép cho dưa hấu.
3. Nội dung nghiên cứu
- Thu thập 4 giống bầu và tiến hành gieo trồng
- Xác định một số chỉ tiêu sinh lí, hóa sinh, sinh trưởng của 4 giống bầu
trong điều kiện gây mặn.
4. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa lí luận: Đề tài nghiên cứu tiếp tục bổ sung cho lý thuyết về
khả năng chịu mặn của thực vật nói chung và cây bầu nói riêng.
- Ý nghĩa thực tiễn: Các nghiên cứu của đề tài là cơ sở cho hướng chọn
tạo giống chống chịu điều kiện mặn. Kết quả nghiên cứu góp phần xác định
giống bầu có khả năng chịu mặn tốt để làm gốc ghép cho dưa hấu.

2


Chương I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giới thiệu chung về cây bầu
1.1.1. Nguồn gốc, phân loại và đặc điểm hình thái của cây bầu
Cây bầu (Lagenaria siceraria), thuộc họ Bầu bí (Cucurbitaceace), bộ
Sổ (Dilleniales) - có nguồn gốc từ châu Mỹ.
Đặc điểm của cây bầu: có tua cuốn phân nhánh, thân lá phát triển mạnh

và có tính phân nhánh lớn do đó khi canh tác phải bấm ngọn, làm giàn. Lá
mềm mọc cách có phiến tròn, gân lá hình chân vịt, cuống lá thường chia thùy
chân vịt, không có lá kèm. Thân lá thường phủ lông cứng, nhất là khi còn non.
Bộ rễ bầu rất phát triển, lan rộng, có khả năng ra nhiều rễ bất định ở đốt, hoa
đơn tính, cùng cây hay khác cây. Hoa to với 5 cánh màu trắng, hoa cái có bầu
noãn hạ, hoa đực có cuống rất dài, hoa thụ phấn nhờ gió và côn trùng. Quả có
hình dạng và kích thước rất khác nhau, thường là hình trụ, dài 50 - 100 cm, có
quả hình nậm rượu, hoặc dài như quả bí đao, vỏ màu lục nhạt, vỏ ngoài quả
thường cứng rắn, vỏ giữa dầy và mọng nước, đôi khi hóa xốp. Hạt có lá mầm
dầy và chứa nhiều dầu, không có nội nhũ [35].
- Bầu Sao: quả hình trụ, dài 40 - 60 cm, vỏ màu xanh nhạt điểm những
đốm trắng. Bầu Sao thích nghi với điều kiện đất rộng nên được trồng phổ
biến hơn bầu Thước. Một số nơi trồng bầu Sao bò trên đất, bầu vẫn cho quả
nhưng quả ngắn. Bầu Sao chứa nhiều hạt, hạt già màu nâu sậm với nhiều
lông tơ trắng.
- Bầu Thúng hay bầu Nậm: quả có hình dáng như nậm rượu với phần
dưới phình to, quả nhiều ruột và hạt nên ít được người tiêu dùng ưa chuộng.
- Bầu Trắng: Trồng phổ biến ở Tiền Giang và vùng phụ cận thành phố
Hồ Chí Minh. Bầu cho quả ngắn, từ 30 - 40cm, hình trụ. Bầu Trắng rất sai
quả, từ 30 - 40 quả/cây, phẩm chất ngon. Bầu có thể leo giàn hay bò lan trên
mặt đất [51], [64].

3


1.1.2. Nhu cầu về nước, nhiệt độ, ánh sáng, đất và chất dinh dưỡng của cây
bầu
- Nhiệt độ: Bầu là cây thích nghi với điều kiện nóng ẩm, nhiệt độ thích
hợp ban ngày 220C – 280C, ban đêm 180C. Cây bầu không chống chịu được
với sương muối. Các thời kỳ sinh trưởng và phát triển khác nhau của cây đòi

hỏi nhiệt độ không khí và đất nhất định.
- Ánh sáng: Bầu là cây ưa sáng, cường độ ánh sáng tối thiểu để cây sinh
trưởng là 2.000 - 3.000 lux, chịu ảnh hưởng quang chu kỳ. Ngày dài, khí hậu
nóng thích hợp hình thành hoa đực nhưng làm chậm sự xuất hiện hoa cái.
Ở cường độ ánh sáng thấp hơn, hô hấp gia tăng trong khi quang hợp bị
hạn chế, sự tiêu phí chất dinh dưỡng bởi hô hấp cao hơn lượng vật chất tạo ra
bởi quang hợp, do đó cây sinh trưởng kém.
- Nước: Yêu cầu nước của cây trong quá trình dinh dưỡng không giống
nhau. Khi cây ra hoa đậu quả và quả đang phát triển là lúc cây cần nhiều nước
nhất, đất quá khô hoa và quả non dễ rụng; đất thừa nước, hệ thống rễ cây bị
tổn hại và cây trở nên mẫn cảm với sâu bệnh. Lượng nước tưới còn thay đổi
tùy thuộc vào liều lượng phân bón và mật độ trồng.
- Đất và chất dinh dưỡng: Cây bầu có thể trồng trên nhiều loại đất khác
nhau nhưng thích hợp nhất vẫn là đất thịt pha cát, nhiều mùn hay đất phù sa,
đất bồi giữ ẩm và thoát nước tốt và chứa tối thiểu là 1,5% chất hữu cơ. Đất
chua hơn phải bón thêm vôi. Cây bầu thích hợp với nhiều loại đất nhưng tốt
nhất là đất thoát nước, giàu mùn và pH từ 5,5 - 6,8 [1], [9].
1.2. Tính chống chịu với tác nhân mặn của thực vật
Cơ thể và môi trường có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Hoạt động
sống của thực vật phụ thuộc vào các yếu tố của môi trường. Trong quá trình
sống, thực vật đã hình thành được nhu cầu xác định đối với môi trường sống,
đồng thời mỗi cơ thể thực vật cũng tạo được khả năng thích nghi với các nhân
tố biến đổi. Khả năng thích nghi của cơ thể đối với tác nhân của môi trường
4


rất đa dạng và phong phú. Bằng cách biến đổi hình thái, giải phẫu hoặc trao
đổi chất, thực vật có thể tránh được những tác nhân bất lợi của môi trường.
Tùy đặc điểm của từng loài, giống mà chúng có phản ứng khác nhau với các
stress môi trường với mức độ thiệt hại khác nhau như: một số loài không bị

ảnh hưởng nhiều, một số loài bị tổn thương nhưng một số loài lại bị chết [13],
[21], [22].
1.2.1. Cơ chế chịu mặn ở cấp độ phân tử
Đất mặn chứa nhiều ion Na+, Cl-, sunfat, borat, liti… Các ion này đều
gây độc cho cây. Những đặc điểm giúp cho thực vật thích nghi với điều kiện
mặn như: phát triển tuyến muối ở Limonium sp., phát triển tế bào mô biểu bì
chứa không bào dự trữ muối ở Mesembryanthemum crystallium, dẫn đến tăng
cường lượng nước sử dụng có hiệu quả khi phát triển theo hướng quang hợp
C4. Ở cây lúa nước, nồng độ muối trong đất cao sẽ làm giảm diện tích lá [10],
[27]. Muối tích tụ ở các lá già, lá già cuộn lại, héo và chết dần mang theo
lượng muối nhất định. Những cây lúa chịu mặn chỉ còn lại lá non có hàm
lượng muối ít hơn.
Nồng độ muối trong môi trường cao làm ức chế sự hấp thụ nước, ảnh
hưởng đến khả năng đóng mở khí khổng và lượng khí CO 2 hấp thụ vào tế bào
lá cây… gây tổn thương mô tế bào thực vật. Những thay đổi trong trao đổi
chất thường dẫn đến sự gia tăng một số chất liên quan đến điều chỉnh áp suất
thẩm thấu trong tế bào như glyxin betain, prolin, ectoin… Tuy nhiên, sự điều
chỉnh này chỉ đòi hỏi tăng cường của một trong những enzim trong con đường
tổng hợp hoặc chuyển hóa các chất đó. Sự điều tiết các ion cũng liên quan đến
một số lượng nhỏ các gen. Khoảng 21000 gen ở Arabidopsis thực hiện chức
năng chủ yếu trong quá trình phát triển cá thể của thực vật, hình thành hoa,
phát triển quả và hạt, nhưng chỉ có một số lượng nhỏ các gen phản ứng với
điều kiện mặn [22], [24].

5


Trong vùng bị mặn muối kéo dài như ven biển, những cây có khả năng
chịu mặn thích nghi với môi trường sống đều có những thay đổi sâu sắc trong
quá trình trao đổi chất cũng như có các cơ chế chống chịu thích hợp. Các biến

đổi đó thường đi theo các hướng sau đây:
-

Loại bỏ các dạng oxi hoạt hóa sinh ra trong điều kiện mặn.
Tăng cường các chất điều chỉnh áp suất thẩm thấu.
Kiểm soát sự hấp thụ ion Na+, K+, Ca2+ và hấp thụ nước.
Sinh tổng hợp một số protein có khả năng chống chịu mặn.

1.2.1.1. Loại bỏ các dạng oxy hoạt hóa
Trong môi trường mặn, hạn và lạnh, tế bào thực vật đều bị mất nước và
tạo ra nhiều dạng oxi hoạt hóa trong tế bào. Dạng oxi hoạt hóa có những tác
động lớn đến tế bào và cơ thể của thực vật: làm khí khổng đóng lại; gây tổn
thương cho các đại phân tử như lipit, protein trên màng tế bào; gây tổn
thương ADN; làm thất thoát các chất như ion K+ và gây chết tế bào.
- Dạng oxi hoạt hóa tác động lên tế bào: gây tổn thương cho các đại
phân tử như: lipit và protein trên màng tế bào, tạo ra các gốc tự do, làm tổn
thương màng tế bào chất, làm thay đổi sự lưu chuyển các ion, ức chế hoạt tính
bơm H+, tăng độ thấm của màng, suy giảm khả năng màng và tăng lượng ion
Ca2+ vào tế bào.
- Dạng oxi hoạt hóa tác động và gây tổn thương lên ADN: làm đột biến
ADN như mất đoạn hoặc những hiệu ứng di truyền bất lợi khác; tác động lên
lục lạp và hệ quang hợp bằng cách làm giảm cường độ phiên mã, dịch mã của
rubisco. Nếu cây trồng thích nghi được với điều kiện mặn muối thì cây phát
triển bình thường, ngược lại, khô héo và chết.
- Dạng oxi hoạt hóa tác động lên lipit: gây tổn thương cho màng, làm
mất khả năng kiểm soát tính thấm của màng.
- Dạng oxi hoạt hóa tác động lên protein: làm biến đổi những điểm đặc
biệt nhạy cảm, các vị trí amino axit quyết định hoạt tính của protein, làm ngắt
đoạn chuỗi peptit, thay đổi điện tích. Các protein mất đi chức năng sinh học
6



và cuối cùng chúng trở thành điểm “nóng” để cho các proteaza dễ nhận biết
và phân hủy.
- Tác dụng của dạng oxi hoạt hóa : tuy nhiên, không phải dạng oxi hoạt
hóa luôn có hại. Dạng oxi hoạt hóa được tế bào sản sinh ra khi mầm bệnh
xâm nhập để tiêu diệt các tế bào gây bệnh và nó kết hợp với enzim chống oxi
hóa như một dạng tín hiệu, hoạt hóa các phản ứng của cơ thể để kháng bệnh.
Như vậy, dạng oxi hoạt hóa sinh ra đa số gây hại cho cây trồng. Do đó,
hệ thống bảo vệ cây trồng nhằm loại bỏ dạng oxi hoạt hóa được thực hiện nhờ
các chất chống oxi hóa tồn tại trong các bào quan. Các chất này bao gồm các
enzim và các hợp chất chống oxi hóa không có bản chất enzim. Các chất
chống oxi hóa không có mặt ở tất cả các vị trí trong tế bào mà phụ thuộc vào
các hệ thống bảo vệ của các loài khác nhau, chúng có thể biểu hiện ở những
bào quan nhất định. Các enzim và các chất chống oxi hóa không có bản chất
enzim hầu hết trong các bào quan nhưng phân bố khác nhau: chủ yếu tập
trung trong không bào (73%) và lục lạp (17%), sau đó đến tế bào chất (5%),
apoplast (4%) và ti thể (1%). Hầu như chúng không có trong nhân tế bào [22].
1.2.1.2. Tăng cường các chất điều chỉnh áp suất thẩm thấu
Sự tăng cường áp suất thẩm thấu được phát hiện thấy trong nhiều
trường hợp như hạn hán, mặn muối và lạnh giá. Mặn muối bên ngoài môi
trường sẽ tạo nồng độ dung dịch rất cao, giữ lại nước và nước không thể hấp
thụ vào tế bào thực vật, gây ra khan hiếm nước trầm trọng trong tế bào. Sự
tăng cường các chất điều chỉnh áp suất thẩm thấu như prolin, chuyển hóa các
dạng mono xacarit, polyol được cảm ứng trong điều kiện này.
Đặc biệt trong điều kiện mặn, thực vật còn tăng cường tổng hợp glyxin
betain. Glyxin betain có thể tăng đến nồng độ 45mM để chống chịu mặn.
Chúng dễ dàng được tổng hợp từ những chất có ở lượng đáng kể trong quá
trình trao đổi chất ở cây nhờ sự điều tiết các hệ enzim mới. Glyxin betain
được tổng hợp từ colin qua hai phản ứng được xúc tác nhờ colin

monoxygenaza và betain andehyt dehydrogenaza.
7


1.2.1.3. Các protein kiểm soát hấp thụ ion Na+, K+, Ca2+ và hấp thụ nước
Đối với các cây chịu mặn, việc kiểm soát sự hấp thụ các ion và nước
đóng vai trò then chốt trong việc hạn chế sự xâm nhập của ion Na + và Cl-.
Vận chuyển nước và ion qua màng đều do các protein hoặc các phức hệ
protein đảm nhiệm. Cơ chế kiểm soát việc gia tăng sự biểu hiện cũng như
hoạt hóa các protein hoặc các phức hệ protein rất phức tạp và tiến hành theo
nhiều bước. Trên màng tế bào có hệ thống các chất làm nhiệm vụ vận chuyển
các ion và các chất hữu cơ nhỏ khác qua màng. Các chất vận chuyển đó bao
gồm các bơm, các chất mang và các kênh vận chuyển. Các bơm là các enzim
dạng ATPaza vận chuyển các proton H+ và Na+ qua màng tế bào. Các proton
thường vận chuyển thụ động qua màng tế bào. Các chất mang ion hoặc chất
hòa tan nhỏ qua màng tế bào theo hướng vào nguyên sinh chất gọi là chất
mang cùng chiều, hoặc ra khỏi nguyên sinh chất gọi là chất mang ngược
chiều. Chất mang đều là protein hoặc các phức hệ protein. Các kênh vận
chuyển nước và các chất ion K+, Ca2+ và ion thành dòng.
Aquaporin, protein chuyển nước qua màng đóng vai trò quan trọng
trong việc kiểm soát sự hấp thụ nước qua màng tế bào trong điều kiện bình
thường cũng như khi gặp hạn, lạnh, mặn…
P-ATPaza là protein có khoảng lượng phân tử khoảng 100kDa. Hoạt
tính của enzim này ở các cây chịu mặn đều tăng khi gặp điều kiện mặn. Đây
chính là bơm proton H+ qua màng sinh chất.
Vận chuyển ion K+ qua màng tế bào nhờ có chất mang và kênh vận
chuyển K+ được xảy ra thường xuyên. Ion K + có lượng đáng kể trong tế bào
chất và đóng vai trò quan trọng trong dinh dưỡng của cây, điều tiết sự phát
triển cũng như quá trình sinh lý trong cây. Ion Na + có thể xâm nhập vào tế bào
qua kênh vận chuyển K+ này. Ion Na+ từ nguyên sinh chất có thể đi vào không

bào nhờ có chất mang đối chiều Na +/H+. Protein này xúc tác cho phản ứng
thay thế chuyển ion Na+ bằng H+ qua màng và đóng vai trò quan trọng trong
8


việc điều hòa pH nguyên sinh chất tế bào, nồng độ Na + và sức căng của tế
bào. Hoạt tính của chất mang đối chiều Na +/H+ tăng khi gặp mặn được phát
hiện thấy trong các mô tế bào, không bào song song cùng với hoạt tính của
ATPaza. Đây là cơ chế điều tiết nồng độ ion Na + trong nguyên sinh chất: khi
nồng độ ion Na+ lên cao, ion Na+ sẽ được vận chuyển vào không bào dự trữ,
không gây độc cho tế bào và ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất khác.
Enzim Ca2+-ATPaza phân bố trên màng nguyên sinh chất, lưới nội chất,
vỏ lục lạp và màng không bào. Dạng Ca 2+-ATPaza trên màng nguyên sinh có
khối lượng phân tử khoảng 130kDa và có vùng gắn calmodulin. Calmodulin
là thụ thể đơn giản gắn với ion có bản chất protein và khối lượng phân tử
khoảng từ 15-17kDa. Calmodulin hoạt hóa cho các enzim Ca 2+-ATPaza. Ca2+ATPaza trên lưới nội chất có khối lượng phân tử khoảng 110kDa. Enzim dạng
này không phụ thuộc vào calmodulin. Bơm Ca 2+ phần lớn theo hướng chuyển
ion Ca2+ ra khỏi nguyên sinh chất. Ion Ca 2+ còn được vận chuyển qua màng tế
bào nhờ các kênh vận chuyển đặc hiệu. Tăng lượng ion Ca 2+ trong tế bào cải
thiện được khả năng chịu mặn của cây: làm tăng pH của không bào, hoạt hóa
chất mang đối chiều Na+/H+. Việc kiểm soát nghiêm ngặt nồng độ ion Ca 2+
trong nguyên sinh chất và các bào quan như không bào, ti thể và lưới nội bào
chứng tỏ vai trò quan trọng của ion này trong khả năng phản ứng chịu mặn
của cây.
Như vậy, yếu tố mặn muối gây ra hiện tượng hạn sinh lý cho cây. Phản
ứng chống chịu của cây đều được hoạt hóa qua các con đường dẫn truyền tín
hiệu như trong trường hợp cây gặp hạn. Các cây chịu mặn có các gen điều hòa
chống chịu. Các gen này được chia ra thành các nhóm khác nhau như trao đổi
photphoinosit, sinh tổng hợp các chất điều hòa áp suất thẩm thấu, giải độc oxy
hoạt hóa, chuyển các chất qua màng, trao đổi chất hoocmon và truyền tín hiệu

phản ứng chống chịu với các điều kiện ngoại cảnh bất lợi hạn, mặn… [22].

9


1.2.2. Cơ chế chịu mặn ở mức độ cơ thể
Cơ chế chịu mặn bao gồm các nhóm sau:
• Hiện tượng ngăn chặn muối: Cây không hấp thu một lượng muối dư
thừa nhờ khả năng hấp thu có chọn lọc.
• Hiện tượng tái hấp thu: Cây hấp thu một lượng muối thừa nhưng được
tái hấp thu trong mạch libe, Na+ không chuyển vị đến chồi thân.
• Chuyển vị từ rễ đến chồi : Tính chịu mặn được phối hợp với một mức
độ cao về điện phân ở rễ lúa, và mức độ thấp về điện phân ở chồi, làm cho sự
chuyển vị Na+ trở nên ít hơn từ rễ đến chồi.
• Hiện tượng ngăn cách từ lá đến lá: Lượng muối dư thừa được chuyển
từ lá non sang lá già, muối được định vị tại lá già không có chức năng, không
thể chuyển ngược lại.
• Chống chịu ở mô: Cây hấp thu muối và được ngăn cách trong các
không bào của lá, làm giảm ảnh hưởng độc hại của muối đối với hoạt động
sinh trưởng của cây.
• Ảnh hưởng pha loãng: Cây hấp thu muối nhưng sẽ làm loãng nồng độ
muối nhờ tăng cường tốc độ phát triển nhanh và gia tăng hàm lượng nước
trong chồi. Tất cả những cơ chế này đều nhằm hạ thấp nồng độ Na + trong các
mô chức năng, do đó làm giảm tỉ lệ Na + /K+ trong chồi (< 1) [38], [41], [44],
[45], [48].
Axit abxixic (ABA) được xem như một yếu tố rất quan trọng của cây
trồng phản ứng với những stress gây ra do mặn, do nhiệt độ cao. Do đó ABA
còn được xem như là gen cảm ứng (inducible genes) trong cơ chế chống chịu
mặn của cây trồng [21].
G. Joshi (1975), Phan Nguyên Hồng (1991) dựa vào khả năng điều

chỉnh muối trong cơ thể đã chia thực vật chịu mặn thành ba nhóm:
- Nhóm cây cản muối (salt-excluding) gồm các họ Đước
(Rhizophoraceae).
10


- Nhóm cây tiết muối ra ngoài (salt-excreting): có tuyến tiết muối gồm
các loài thuộc chi Mắm (Avicennia), Ôrô (Acanthus) và Sú (Aegiceras).
- Nhóm cây tích tụ muối (salt-accumulating): tích tụ muối ở lá già sắp
rụng gồm các loài thuộc chi Bần (Sonneratina), chi Cóc (Lummitzera) và Giá
(Excceraria agallocha L.)… Những loài cây chịu mặn không có tuyến tiết
muối thích ứng bằng sự pha loãng dịch tế bào, không bào có nồng độ NaCl
cao, có mô nước và lớp tế bào hạ bì phát triển. Sự mọng nước ở lá cây của các
loài cây chịu mặn là một đặc điểm thích ứng chứng tỏ không thể loại trừ muối
bằng rễ mà muối vẫn tích lũy trong những mô lá. Thực vật chịu mặn tích lũy
muối thường lắng đọng Na + và Cl- trong thân vỏ và trong lá già. Na + và Clđược tích lũy với nồng độ cao ở các lá già lão hóa của cây chịu mặn, sau đó lá
cây rụng đi. Bằng cách này, một lượng muối tích lũy trong cây được đào thải
ra khỏi mô trao đổi chất. Đối với loài rụng lá ở chi Xu (Xylocarpres), sự rụng
lá hàng năm có thể là cơ chế loại muối thừa trước khi bắt đầu mùa sinh trưởng
mới và mùa ra quả [54].
Bằng chứng cho sự thích ứng với môi trường mặn là sự phát triển mạnh
mẽ khả năng mọng nước ở hầu hết các loài cây chịu mặn. Đó cũng là điều giải
nghĩa cho sự cân bằng muối. Quang hợp của cây bị ức chế trong điều kiện
nồng độ muối cao của môi trường sống. Sống trong môi trường có độ mặn
cao các loài cây chịu mặn đã hình thành một số đặc điểm thích nghi theo
hướng tăng áp suất thẩm thấu để tăng cường khả năng hút nước từ đất vào cây
hoặc thu nhận các muối không có giá trị dinh dưỡng vào cơ thể và tự điều
chỉnh bằng cách sử dụng một phần các chất hoạt động thẩm thấu để nâng cao
sức hút nội tại [17], [18], [20], [23], [54].
Như vậy, cơ chế chịu mặn của thực vật rất phức tạp, nó không chỉ về

thành phần sinh hóa trong tế bào, sự điều chỉnh của các gen.

11


1.2.3. Một số nghiên cứu về thực vật chịu mặn
1.2.3.1. Một số nghiên cứu về thực vật chịu mặn trên thế giới
Veli Uygur (2009), nghiên cứu sự sinh trưởng và hàm lượng một số
nguyên tố khoáng của cây trong điều kiện mặn. Tác giả tiến hành nghiên cứu
trên 7 giống bầu khác nhau làm gốc ghép cho dưa hấu trong 30 ngày gây mặn,
ở nồng độ muối 0 dSm-1, 4 dSm-1, 8 dSm-1, 12 dSm-1, 16 dSm-1 thấy rằng:
chiều cao, khối lượng tươi của cây giảm dần khi tăng nồng độ muối; khối
lượng khô của cây đạt giá trị cao nhất khi cây sống ở điều kiện 16 dSm -1
NaCl; sự tích lũy các ion K+, Ca++ của cây tỉ lệ thuận với nồng độ muối [67].
Năm 2012, Fatih Karaca tiến hành nghiên cứu trên 23 giống bầu làm
gốc ghép cho dưa hấu đã cho thấy các cây ghép trồng trong điều kiện mặn có
khả năng sinh trưởng tốt, năng suất và phẩm chất cao thể hiện: số lượng lá,
khối lượng tươi và khối lượng khô của cây, khối lượng quả, hàm lượng chất
dinh dưỡng có trong quả của cây dưa hấy ghép trên gốc bầu cao hơn hẳn so
với cây dưa hấu không được tiến hành ghép [50].
Rafiq Ahmad và Rizwana Jabeen (2005), tiến hành đánh giá sự sinh
trưởng của giống bầu Lagenaria siceraria trong điều kiện mặn khác nhau.
Tác giả đã trồng cây bầu trong điều kiện bình thường, sau đó phun nước có
bổ sung 250ppm – 500ppm KNO 3 qua lá trong quá trình nghiên cứu. Cây
sinh trưởng bình thường khi phun qua lá 250ppm KNO 3 nhưng khối lượng
của cây giảm xuống 76,91%, diện tích lá giảm 50% khi phun qua lá 500ppm
KNO3. Như vậy, nồng độ muối KNO 3 ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng của
cây bầu [59].
Từ tháng 7 năm 2004 đến tháng 9 năm 2006, V. D. Tafouo, S.
Braconnier, M. Kenn, Ndongo Din, J. R. Priso, N. L. Djiotie và Amougou

Ako đã nghiên cứu những đặc điểm sinh lí và sinh thái của cây bầu
(Lagenaria siceraria) và dưa hấu (Citrullus lanatus) trong điều kiện gây mặn.
Các tác giả đánh giá quá trình sinh trưởng của cây, hàm lượng nước liên kết,
12


hàm lượng diệp lục và mối tương quan giữa ion K + và Na+ trong lá, khối
lượng quả dưới ảnh hưởng của nồng độ muối khác nhau: 0, 50, 100, và
200mM NaCl. Kết quả nghiên cứu cho thấy: tốc độ sinh trưởng của cây giảm
khi nồng độ muối tăng, hàm lượng ion K + cao ở cây dưa hấu, cây bầu sinh
trưởng trong điều kiện mặn tốt hơn cây dưa hấu [64].
Áp suất thẩm thấu thấm, hàm lượng muối cao làm suy giảm hàm lượng
diệp lục a và b trong lá, cây sinh trưởng chậm, số lượng lá vàng và chết tăng,
ion Na+ và ion Cl- trong lá tăng cao. Kết luận này cùng được các tác giả
Alpaslan và Gunes (2001), Duan (2006), Huang (2009), đưa ra khi nghiên
cứu ảnh hưởng của áp thấp thẩm thấu và môi trường mặn đến sự sinh trưởng
và phát triển của thực vật [37], [47], [53].
Amal M., El-Shraiy, M. A. Mostafa, Sanaa A. Z. và S. M. A. Shehata
đã đưa nghiên cứu khả năng giảm tác hại của muối lên cây dưa chuột ghép.
Các tác giả thực hiện đề tài từ năm 2008 đến 2010, tiến hành gây mặn trong
70 ngày, sau đó đánh giá ảnh hưởng của muối đến quá trình sinh trưởng, sinh
lí, sinh hóa của cây dưa chuột ghép. Trong điều kiện stress muối, quá trình
sinh trưởng và phát triển của cây dưa chuột ghép ít bị ảnh hưởng hơn so với
cây dưa chuột không ghép. Thể hiện: cây dưa chuột ghép chịu ảnh hưởng của
stress muối có khối lượng quả giảm 31%, khối lượng tươi của cây đạt 69%,
chiều cao cây 86%, diện tích lá 102% so với cây dưa chuột trồng ở điều kiện
bình thường; trong khi cây dưa chuột không ghép trong điều kiện thí nghiệm
có khối lượng quả giảm 56%, khối lượng tươi của cây 44%, chiều cao cây
83% và diện tích lá 57%. Do đó, khi ghép dưa chuột với gốc bầu sẽ làm giảm
tác hại của muối đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây [39].

Năm 2008, Victor Dersire Tafouo và cộng sự đã nghiên cứu ảnh hưởng
của stress muối đến sinh trưởng và sinh thái của ba giống bầu Cucurbita
lanatus, C. moshata và Lagenaria siceraria. Nhóm tác giả tiến hành nghiên
cứu ảnh hưởng của các giống bầu ở 4 nồng độ muối: 0, 50, 100 và 200mM
13


NaCl. Dựa vào kết quả về số lượng lá, hàm lượng diệp lục a, b và ion K +
trong lá, thời gian sinh trưởng, khối lượng và chất lượng quả, quá trình sinh
trưởng của Lagenaria siceraria ít bị ảnh hưởng bởi stress muối so với 2 giống
còn lại [65].
Tác giả Farsiaini A và đồng tác giả trong nghiên cứu của mình đã chỉ ra
rằng có sự suy giảm về tỉ lệ nảy mầm; chiều dài rễ mầm và thân mầm; khối
lượng tươi, khối lượng khô của rễ mầm và thân mầm khi cây ngô được trồng
trong môi trường có NaCl ở các nồng độ khác nhau [49]. Kulkami cũng có kết
luận tương tự trên đối tượng là cây cà chua [55].
Al-Rawi và các tác giả khác khi nghiên cứu về phản ứng nảy mầm của
đậu xanh cũng đã kết luận các chỉ tiêu tỉ lệ nảy mầm, chiều dài thân mầm,
khối lượng tươi và khối lượng khô của cây đều bị ảnh hưởng khi áp suất thẩm
thấu của môi trường nuôi cấy tăng lên [38].
Cũng bằng cách sử dụng NaCl để tạo áp suất thẩm thấu của môi trường
trồng cây keo giậu, Anthraper và đồng tác giả (2003) đã cho rằng áp suất
thẩm thấu của môi trường làm giảm khối lượng khô của mô, làm giảm nitơ
tổng số trong lá, rễ. Tuy nhiên những ngày đầu, áp suất thẩm thấu không ảnh
hưởng tới hoạt động của enzim nitrogenaza [40].
Theo Halit (2009), áp suất thẩm thấu tạo ra bởi NaCl có ảnh hưởng tới
tỉ lệ nảy mầm, chiều dài rễ mầm, thân mầm, khối lượng tươi của rễ mầm và
thân mầm, ít ảnh hưởng tới khối lượng khô của rễ mầm và thân mầm, cùng
với sự tăng lên của áp suất thẩm thấu thì làm tích lũy thêm hàm lượng đường
tan, tăng hoạt độ của enzim


amilaza [51]. Một số tác giả khác đã nghiên

cứu về ảnh hưởng của các nồng độ muối NaCl khác nhau đến các đặc điểm
hình thái và sinh lí ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau của cây đậu xanh
thấy chiều cao của cây, chiều dài của rễ, hàm lượng diệp lục a và b, cường độ
14


quang hợp, khối lượng tươi và khối lượng khô của cây giảm khi nồng độ
muối tăng.
Shabina Syeed và N.A. Khan (2004) nghiên cứu ảnh hưởng của nồng
độ muối khác nhau đến hoạt độ của enzim cacboxydaza, catalaza, oxidaza ở
đậu xanh cho kết quả khi nồng độ muối tăng (0mM NaCl – 100mM NaCl)
hoạt độ của enzim catalaza và enzim oxidaza tăng còn hoạt độ của enzim
cacboxydaza, nitơ tổng số trong lá, cường độ quang hợp, khối lượng tươi và
khối lượng khô của cây giảm [63].
1.2.3.2. Một số nghiên cứu về thực vật chịu mặn ở Việt Nam
Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị Lang nghiên cứu khả năng chịu mặn của
một số giống lúa tại Đồng bằng sông Cửu Long tiến hành tạo môi trường mặn
bằng cách hòa tan NaCl trong nước cất xử lý mặn trong 3 tuần, sau đó theo
dõi các chỉ tiêu và thấy rằng: khối lượng khô của rễ mầm và thân mầm đều
chịu ảnh hưởng của mặn [5].
Nguyễn Tường Vân, Lê Trần Bình, Lê Thị Muội (1994) tiến hành đánh
giá khả năng chịu mặn muối NaCl của các giống lúa CR203, C8, C0 ở mức
độ mô sẹo, sau khi chuyển vào môi trường bổ sung NaCl 1% và 2%. Sau 12
tuần theo dõi cho thấy khả năng chịu muối của giống C0 cao nhất và giống
CR203 có khả năng chịu muối thấp nhất [4].
Năm 1999, Võ Minh Thứ đã nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh lí, sinh
hóa của 4 giống lúa khác nhau thấy nồng độ muối tăng thì hàm lượng đường

khử tăng, trong khi đó hàm lượng đường tổng số giảm [33].
Điêu Thị Mai Hoa và Trần Thị Thanh Huyền (2007), sự biến đổi hàm
lượng amino axit prolin ở rễ và lá cây đậu xanh có những biến đổi rõ rệt dưới
tác động của stress muối NaCl. Thời gian 30 ngày tuổi, các giống đậu xanh có
hàm lượng prolin trong rễ và lá giảm so với đối chứng. Thời gian 40 ngày
tuổi, các giống đậu xanh có hàm lượng prolin trong rễ và lá tăng (% so với đối
chứng: 237,5% ở rễ, 282,3% ở lá) [14].
15


Điêu Thị Mai Hoa, Nguyễn Phương Thảo, Lê Thị Thanh Hiếu (2011),
tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của áp suất thẩm thấu cao đến sự nảy mầm
của đậu xanh kết luận: trong điều kiện áp suất thẩm thấu cao, kết thúc giai
đoạn nảy mầm, giống Vàng Phú Thọ thể hiện khả năng nảy mầm tốt nhất sau
đó đến Tiêu Hải Dương, DX14 và V123 có mức suy giảm khả năng sinh
trưởng mầm mạnh nhất so với đối chứng; hàm lượng axit amin prolin ở giai
đoạn cuối của sự nảy mầm tăng mạnh ở giống Vàng Phú Thọ [16].
Phạm Phước Nhẫn và Phạm Minh Thùy (2011), khi cây lúa bị nhiễm
mặn 2g/l trở lên thì ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây.
Mặn làm giảm chiều cao cây, số rễ/cây, chiều dài rễ, khối lượng khô của rễ và
thân theo mức độ nhiễm mặn và thời gian nhiễm mặn. Hàm lượng prolin
trong thân lúa gia tăng theo mức độ nhiễm mặn nhưng hàm lượng đường tổng
số lại biến đổi phức tạp [28].
1.2.4. Biện pháp làm tăng tính chịu mặn của cây trồng
Để làm giảm bớt tác hại của mặn đến quá trình sinh trưởng, phát triển
và năng suất cây trồng ngoài các biện pháp cải tạo đất, tưới nước đầy đủ, bón
phân hợp lí người ta còn làm tăng tính chống chịu mặn cho cây trồng bằng
một số biện pháp sau [33]:
Xử lí hạt giống trong dung dịch mặn trước khi gieo: để tăng tính chịu
mặn của thực vật cần gieo trước hạt trong dung dịch mặn hoặc ngâm hạt

trong dung dịch mặn trước khi gieo. Cơ sở của phương pháp này là làm cho
các cơ quan còn non thích ứng dần với chất nền mặn. Ở một số cây trồng
như lúa mì, lúa mạch, bông, kê, ngô, cà chua… xử lí hạt trong dung dịch
NaCl hoặc MgSO4 đều làm tăng năng suất cây trồng so với cây trồng không
được xử lí. Chẳng hạn, ở bông xử lí cành trong dung dịch NaCl 2,4% làm
tăng năng suất 58% so với cây bông không xử lí mặn. Hạt kê ngâm vào dung
dịch NaCl 3% trước khi gieo cũng làm tăng năng suất hạt lên 47% so với
cây không được xử lí.
16


Xử lí nguyên tố vi lượng như: Mo, B, Mn, Cu, Zn và một số hợp chất
kích thích sinh trưởng cũng làm giảm thiệt hại của mặn đến cây trồng. theo Lê
Dụ (1973), xử lí Mo cùng với NaCl 0,1% làm tăng một số chỉ tiêu sinh lí, sinh
hóa và năng suất của hạt cây đậu Hà Lan.
Xử lí phitohoocmon ngoại sinh như bezilaminpurin 5microgam/lít cũng
làm tăng tính chịu mặn cho cây trồng.
Trong các biện pháp làm tăng tính chịu mặn của thực vật, sử dụng cây
ghép cũng là một biện pháp được sử dụng phổ biến và mang lại hiệu quả kinh
tế cao.
1.3. Một số nghiên cứu và ứng dụng dưa hấu ghép
1.3.1. Một số nghiên cứu và sản xuất dưa hấu ghép trên thế giới
Ghép là một kĩ thuật có từ rất lâu đời với các loại cây ăn quả. Tuy
nhiên, kĩ thuật ghép không được chú trọng trên cây rau làm gốc ghép, cho đến
năm 1987 khi sản xuất rau bị ảnh hưởng nặng nề bởi các bệnh héo do vi
khuẩn, nấm và tuyến trùng. Nguời dân Nhật Bản và Hàn Quốc đã sử dụng
phương pháp ghép để tránh bệnh héo rũ do nấm Fusarium oxysporum trên cây
dưa hấu. Phương pháp này đã mở ra một hướng mới để phòng trừ các bệnh
sinh ra từ đất đối với cây rau, bởi vì 68% các trường hợp bị bệnh của rau là
bắt nguồn từ đất [51].

Gốc ghép bầu giúp vỏ dưa hấu mỏng hơn gốc ghép là bí ngô. Nhờ
việc sử dụng giống bầu (Cucurbita ficifolia) làm gốc ghép cho dưa hấu mà
diện tích cây dưa hấu ở Nhật Bản tăng 59% năm 1930 so với năm 1929. Hơn
nữa, công nghệ ghép đã được người dân tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc) ứng
dụng để cứu nguy cho 5.000 ha dưa hấu bị bệnh héo rũ do nấm Fusarium
oxysporum [50].
Để chống bệnh héo rũ do nấm Fusarium oxysporum gây hại dưa hấu,
người ta đã ghép dưa hấu trên gốc bầu. Sau đó lần lượt trên các cây trồng
khác được ứng dụng rộng rãi như cà tím những năm 50, dưa leo những năm
17


60 và cà chua những năm 70 của thể kỉ XX. Số liệu thống kê ở Nhật Bản cho
thấy năm 1990 đã có 92% dưa hấu; 71,7% dưa leo; 43,8% các loại dưa khác;
31,5% cà chua và 19,9% cà tím được trồng bằng phương pháp ghép. Hiện nay
ở Nhật Bản trồng, các loại rau nói trên bằng cách ghép đã đạt gần 100% diện
tích trồng trong nhà kính. Tại các nước tiên tiến đã có máy ghép tự động, ví
dụ như máy ghép cà chua của hãng Takii, 1.200 cây/ giờ. Năm 1992, Onada
và đồng tác giả đã phát minh ra máy ghép nối dùng cho cây dưa hấu, tương tự
ở Hàn Quốc đã có máy ghép dùng cho cây thuộc họ Bầu bí [50], [51].
Hiện nay, một trong những phương pháp tích cực được Nhật Bản, Đài
Loan, Hàn Quốc đã áp dụng thành công hơn 10 năm qua là biện pháp ghép
cây con của dưa hấu lên gốc bầu bí, cây ghép đã đạt được những ưu điểm mà
cây không ghép không có được.
1.3.2. Một số nghiên cứu và ứng dụng dưa hấu ghép ở Việt Nam
Sản xuất rau ở Việt Nam cũng đã biết đến phương pháp ghép từ lâu với
việc ghép dưa hấu lên gốc bầu bí. Nguời dân các tỉnh Kiên Giang, Trà Vinh,
Tiền Giang đã ghép dưa hấu trên gốc bầu để phòng tránh bệnh héo dây do
nấm Fusarium hoặc Pythium.
Ghép dưa hấu đã được áp dụng tại Việt Nam từ năm 1988, chủ yếu ở

Sóc Trăng không những nhằm mục đích kháng bệnh héo rũ mà còn tăng kích
thước quả. Theo Phạm Hồng Cúc và đồng tác giả (1990) cho biết bệnh héo rũ
do nấm Fusarium oxysporum gây hại (người dân còn gọi là bệnh chạy dây)
xuất hiện rất nặng nề trên dưa hấu trồng thẳng trên nền đất trồng liên tục nhiều
năm tại huyện Mỹ Tú của tỉnh Sóc Trăng nhưng không gây hại trên dưa hấu
ghép bầu và cho năng suất cao tăng 31,7% - 34,2%. Ngoài ra, kĩ thuật ghép này
sẽ sử dụng ít thuốc trừ sâu hơn, đem lại sản lượng cao hơn và tạo quả chất
lượng cao hơn.
Theo wed site: nongnghiep.vn (2007), Trung tâm khuyến Nông tỉnh
Lạng Sơn đã áp dụng kĩ thuật ghép dưa hấu trên gốc bầu được xem là một
18


tiến bộ kĩ thuật mới trong nghề trồng dưa hấu thương mại được phổ biến giúp
hạn chế sự gây hại của bệnh héo rũ trên cây dưa hấu do nấm Fusarium gây
nên, nhất là các ruộng dưa được trồng nhiều vụ liên tục. Theo wed site:
trangvang.nongnghiep.vn (2008), ở Đá Bạc vào vụ Đông – Xuân trước đây
trồng dưa hấu ít bị bệnh lợi nhuận cao hơn hẳn so với trồng rau màu khác từ
15 – 25 triệu/ha. Nhưng những năm gần đây, người dân trồng dưa thường bị
thiệt hại nặng do cây bị bệnh héo rũ, mỗi năm trung bình bệnh này gây hại
40% diện tích dưa hấu trong xã. Để phòng bệnh héo rũ trên cây dưa hấu đạt
hiệu quả cao thì Ủy ban nhân dân xã Đá Bạc, huyện Châu Đức phối hợp với
Trung tâm khuyến Nông và Giống Nông nghiệp tỉnh và Viện Khoa học Kỹ
thuật Nông nghiệp miền Nam thực hiện mô hình ghép dưa hấu vào gốc bầu,
nhằm mục đích tăng sức đề kháng cho cây dưa hấu. Trồng dưa hấu ghép trên
gốc bầu bước đầu đã cho kết quả khả quan, thu lợi nhuận cao và hướng tới
xây dựng thương hiệu cho quả dưa hấu.
Nước ta thuộc vùng nhiệt đới, nóng ẩm rất thuận lợi cho bệnh héo rũ do
nấm Fusarium oxysporum phát triển. Vì vậy, việc nghiên cứu áp dụng biện
pháp ghép dưa hấu trên gốc bầu là một hướng mới và có triển vọng trong quá

trình sản xuất dưa hấu

19


CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 4 giống bầu: bầu Sao, bầu Nậm,
bầu Nhật, bầu Trắng do Viện Nghiên cứu Rau quả - Viện Khoa học Nông
nghiệp Việt Nam cung cấp.

a. Hạt giống
b. Cây con
Hình 1. Giống bầu Trắng

a. Hạt giống

b. Cây con
Hình 2. Giống bầu Nhật

20


a. Hạt giống

b. Cây con
Hình 3. Giống bầu Nậm

a. Hạt giống


b. Cây con
Hình 4. Giống bầu Sao

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian
- Thời gian nghiên cứu: 5/2012 – 7/2013.
- Thời gian viết luận văn và bảo vệ: 7/2013 – 10/2013.
Địa điểm nghiên cứu
Bộ môn Công nghệ sinh học - Viện Nghiên cứu Rau quả - Viện Khoa
học Nông nghiệp Việt Nam.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
21


2.3.1. Thí nghiệm trồng bầu dựa theo phương pháp thủy canh cải tiến của
Trung tâm nghiên cứu rau châu Á
- Thí nghiệm gây mặn bao gồm 4 công thức
Thành phần
Công thức
Đối chứng
100 mM NaCl
150mM NaCl
200 mM NaCl

Nước (l)

Môi trường Knop (l)

Muối NaCl (g)


30
30
30
30

0,03
0,03
0,03
0,03

0
175,50
263,25
351,00

- Mỗi công thức thí nghiệm lặp lại 4 lần.
- Nắp thùng xốp được khoan 8 lỗ có kích thước phù hợp với rọ nhựa.
- Ngâm hạt trong nước ấm trong 3h rồi tiến hành gieo hạt bầu vào rọ
nhựa chứa giá thể GT5 với độ sâu 2cm. Sau khi gieo hạt được 20 ngày, hạt
nảy mầm và xuất hiện 2 lá thì đặt rọ vào các lỗ khoan trong nắp hộp.
- Trong thời gian thí nghiệm theo dõi thường xuyên mực nước trong
hộp, nếu lượng dung dịch tụt xuống 5cm so với mép hộp thì bổ sung thêm
dung dịch.
- Quan sát và thu mẫu lá đem phân tích chỉ tiêu sinh lí, hóa sinh sau 15
ngày xử lí mặn.

Hình 5. Gieo hạt bầu trong rọ nhựa

22



Cây bầu

Lỗ khoan

Thùng xốp chứa
dung dịch Knop
Hình 6. Thí nghiệm trồng bầu trong dung dịch thủy canh

Hình 7. Tổng thể thí nghiệm
2.3.3. Các phương pháp phân tích các chỉ tiêu sinh lí, hóa sinh
2.3.3.1. Xác định hàm lượng diệp lục tổng số
Xác định hàm lượng diệp lục tổng số bằng phương pháp quang phổ
theo phương trình của (Wettstein, 1957) [26].
Phương pháp tiến hành :
Cân chính xác 40 mg lá tươi nghiền nhỏ nghiền nhỏ bằng cối, chày sứ.
Cho vào cối sứ 10ml axeton 80% đến khi thành khối đồng thể. Chuyển dịch

23


nghiền sang phễu lọc thủy tinh gắn với bình Bunsen. Nối bình với máy hút
chân không và hút, đổ 2ml axeton để tráng phễu tiếp tục hút cho đến khi giọt
axeton trên phễu nhỏ xuống không còn màu xanh. Chuyển dung dịch diệp lục
vào bình định mức có dung tích 50ml và dùng axeton lên thể tích đến vạch
10ml. So màu trên máy quang phổ ở bước sóng 663nm và 645nm.
Tính kết quả :
Nồng độ diệp lục được xác định theo công thức Wettstein :
Hàm lượng diệp lục tổng số được tính như sau :
C(a+b)(mg/l) = 8,02xE663+20,2xE645

Hàm lượng diệp lục trong 1g lá tươi được tính theo công thức:
A=

C.V
(mg/g lá tươi)
P.1000

Trong đó :
E663 và E645: Kết quả đo mật độ quang học (OD) ở bước sóng 663 nm và
645 nm.
C(a+b): Hàm lượng diệp lục a và b (diệp lục tổng số) (mg/l)
A: Hàm lượng diệp lục trong 1g lá tươi
C: Nồng độ diệp lục trong dịch chiết (mg/l)
V: Thể tích dịch chiết sắc tố (10 ml)
P: Khối lượng mẫu (mg)
1000 : Hệ số chuyển ml ra l.
2.3.3.2. Xác định hàm lượng nước liên kết trong mô lá
Theo mô tả của Nguyễn Duy Minh [26].
Cắt lá ngoài vườn cho vào túi nilon đưa nhanh vào phòng thí nghiệm,
đem cân. Ngâm lá trong dung dịch xaccaroza 70%, thời gian là 6 giờ ở nhiệt
độ phòng. Sau đó thấm khô lá, đem cân và sấy khô lá ở nhiệt độ 105°C trong
3 giờ để xác định khối lượng khô. Sự chênh lệch giữa khối lượng sau khi
ngâm và khối lượng khô cho biết lượng nước liên kết trong lá.
24


Công thức tính hàm lượng nước liên kết:
Nước liên kết:
Y=


A− X
.100
a− X

Trong đó:
Y: % nước liên kết
A: Khối lượng lá sau khi ngâm trong dung dịch xaccaroza 70% (g)
a: Khối lượng lá ban đầu (g)
X: Khối lượng khô (g)
2.3.3.3. Chỉ tiêu khả năng giữ nước
Cắt lá (lá thứ 4 đếm từ dưới lên) vào buổi sáng cho vào túi nilon và đưa
nhanh vào phòng thí nghiệm, ở đó đem cân và để héo, mỗi mẫu lặp lại 4 lần.
Thời gian để héo 30 phút tương đương với mẫu mất nước khoảng 40% tổng
lượng nước. Kết quả thực nghiệm cho thấy giống thể hiện rõ khả năng chịu
mặn và khi lá mất từ 40-50% lượng nước tổng số, lúc đó các cơ chế giữ nước
của hệ keo bắt đầu hoạt động. Sau khi để héo, cân lại mẫu sau đó đem sấy khô
3 giờ ở 105°C để xác định khối lượng khô của mẫu.
Khả năng giữ nước được xác định bằng công thức:
X=

B −b
.100%
V

Trong đó:
B: Khối lượng tươi trước khi gây héo (g)
b: Khối lượng tươi sau khi gây héo (g)
V: Lượng nước tổng số (ml)
X: Khả năng giữ nước ( %) là lượng nước mất khi gây héo/ tổng lượng
nước.

2.3.3.4. Xác định hàm lượng axit amin prolin
25


×