Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Chuyển đổi mô hình hoạt động của nhà xuất bản lao động xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (774.73 KB, 76 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

NGUYỄN HÙNG SƠN

CHUYỂN ĐỔI MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG
CỦA NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG XÃ HỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

Hà Nội – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------------------NGUYỄN HÙNG SƠN

CHUYỂN ĐỔI MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG
CỦA NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG XÃ HỘI
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60 34 04 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. CHU ĐỨC DŨNG
XÁC NHẬN CỦA
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN


XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ
CHẤM LUẬN VĂN

PGS.TS Chu Đức Dũng

TS Nguyễn Trúc Lê
Hà Nội - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của tôi. Các số
liệu, tƣ liệu đƣợc dựa trên nguồn tin cậy, có thực và dựa trên thực tế thu thập
và phân tích của tôi. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về công trình nghiên
cứu của mình.
Học Viên

Nguyễn Hùng Sơn


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin gửi lời cảm ơn và biết ơn sâu sắc
tới PGS.TS. Chu Đức Dũng - Viện trƣởng Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới,
ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Sự giúp
đỡ tận tình, những lời khuyên bổ ích và những góp ý của Thầy đối với bản
thân luận văn là động lực giúp tôi hoàn thành đề tài của mình.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các Thầy, Cô trong khoa Kinh tế
Chính trị Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã nhiệt tình
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.
Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng nỗ lực, tìm tòi, nghiên cứu để hoàn thiện
luận văn, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận đƣợc

những đóng góp tận tình của quý thầy cô và các bạn.
Học Viên

Nguyễn Hùng Sơn


MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... i
DANH MỤC BẢNG BIỂU .............................................................................. ii
DANH MỤC HÌNH .......................................................................................... ii
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ
LUẬN VÀ THỰC TIỄN MÔ HÌNH MỘT SỐ NHÀ XUẤT BẢN................. 9
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu ........................................................................ 9
1.1.1 Ở thể loại sách ................................................................................. 10
1.1.2 Ở thể loại luận văn, luận án ........................................................... 10
1.2 Cơ sở lý luận và thực tiễn mô hình hoạt động một số nhà xuất bản hiện nay 10
1.3 Chuyển đổi mô hình hoạt động tại các nhà xuất bản ...................................... 20
Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ....................... 22
2.1 Quy trình nghiên cứu ......................................................................................... 22
2.1.1 Xác định vấn đề nghiên cứu ............................................................. 22
2.1.2 Tìm hiểu cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu ................................ 22
2.1.3 Tìm hiểu tổng quan tình hình nghiên cứu ........................................ 22
2.1.4 Nghiên cứu định tính........................................................................ 22
2.1.5 Nghiên cứu định lượng .................................................................... 23
2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................... 23
2.2.1 Phương pháp luận............................................................................ 23
2.2.2 Phương pháp nghiên cứu ................................................................. 24
2.2.3. Nguồn số liệu và xử lý số liệu ......................................................... 25
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN ĐỔI MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG TẠI

NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG XÃ HỘI ...................................................... 27
3.1 Thực trạng của Nhà xuất bản Lao động Xã hội .............................................. 27
3.1.1 Khái quát chung về Nhà xuất bản Lao động Xã hội ........................ 27


3.1.2 Chức năng nhiệm vụ: ....................................................................... 27
3.1.3 Mô hình hoạt động ........................................................................... 28
3.1.4 Kết quả hoạt động SXKD ................................................................. 30
3.1.5 Một số chỉ tiêu khác: ........................................................................ 31
3.1.6 Chỉ tiêu đánh giá khác .................................................................... 34
3.1.7 Đánh giá chung ............................................................................... 34
3.1.8 Đánh giá đối với từng đơn vị phụ thuộc .......................................... 36
3.2 Chuyển đổi mô hình hoạt động của nhà xuất bản ........................................... 41
3.2.1 Sự cần thiết phải chuyển đổi ............................................................ 41
3.2.2. Cơ sở pháp lý để chuyển đổi mô hình ............................................. 43
3.2.3 Các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể ......................................................... 44
3.2.4. Nội dung cơ bản của chuyển đổi: .................................................. 44
3.2.5 Quá trình thực hiện chuyển đổi: ...................................................... 47
3.2.6 Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển đổi ........................ 48
3.2.7 Mô hình Công ty TNHH MTV sau chuyển đổi................................. 49
3.3.4 Đánh giá kết quả chuyển đổi ........................................................... 53
Chƣơng 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG TẠI NHÀ
XUẤT BẢN VÀ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT ............................................................ 54
4.1 Giải pháp hoàn thiện mô hình hoạt động ......................................................... 54
4.1.1 Mô hình và cơ cấu tổ chức và nhân sự: ........................................... 54
4.1.2 Định hướng phát triển và giải pháp thực hiện ................................ 55
4.2 Đề xuất ................................................................................................................ 58
4.2.1 Với Chính phủ .................................................................................. 58
4.2.2 Với các Bộ - ngành: ......................................................................... 61
4.2.3 Với Nhà xuất bản: ............................................................................ 62

KẾT LUẬN ..................................................................................................... 63
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. ....................................................... 64


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

STT

Ký hiệu

Nguyên nghĩa

1

BTV

Biên tập viên

2

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

3

CTCP

Công ty Cổ phần


4

CT-XH

Chính trị - Xã hội

5

DNNN

Doanh nghiệp Nhà nƣớc

6

KT – XH

Kinh tế - xã hội

7

LDN

Luật Doanh nghiệp

8

LDNNN

Luật Doanh nghiệp Nhà nƣớc


9

MTV

Một thành viên

10

NXB

Nhà xuất bản

11

QLXB

Quản lý xuất bản

12

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

13

TP

Thành phố


14

TW

Trung ƣơng

15

UBND

Ủy ban nhân dân

i


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Stt

Bảng

Nội dung

Trang

1

Bảng 3.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

31


2

Bảng 3.2 Một số chỉ tiêu đánh giá khác

35

DANH MỤC HÌNH

Stt

Hình

1

Hình 1.1

Nội dung
Mô hình tổ chức Công ty TNHH MTV Tài nguyênMôi trƣờng và Bản đồ Việt Nam

ii

Trang
16


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1 Do yêu cầu quản lý của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường
Doanh nghiệp Nhà nƣớc đã tồn tại phổ biến từ lâu và từng là thành

phần quan trọng nhất trong nền kinh tế nƣớc ta. Tuy vậy, mãi tới năm 1995,
mới có những nỗ lực đầu tiên để “công ty hóa” về mặt ý niệm đối với DNNN.
Vào những năm 2005 – 2006, áp lực và yêu cầu gia nhập Tổ chức
Thƣơng mại Thế giới WTO ngày càng gia tăng; và việc gia nhập WTO cũng
đã ngày càng trở nên bức thiết. Một khuôn khổ pháp lý thống nhất về đầu tƣ
và thƣơng mại, bình đẳng, không phân biệt đối xử và phù hợp với các nguyên
tắc thƣơng mại quốc tế là một trong những điều kiện không thể thiếu để nƣớc
ta có thể gia nhập WTO. Trƣớc đòi hỏi của cơ chế thị trƣờng và sự cạnh tranh
trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế (AFTA và WTO) các doanh
nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp Nhà nƣớc phải có sự đổi mới,
phát huy nội lực để đầu tƣ phát triển nhằm nâng cao tính cạnh tranh đối với
các doanh nghiệp trong nƣớc cũng nhƣ quốc tế. Đòi hỏi đặt ra trong xu thế
toàn cầu hoá là phải tái cơ cấu các doanh nghiệp Nhà nƣớc tạo sân chơi bình
đẳng hơn giữa các doanh nghiệp trong nền kinh thế thị trƣờng.
Thực tế cho thấy, trong hơn 20 năm qua, Việt Nam đã không ngừng cải
cách, số lƣợng doanh nghiệp nhà nƣớc đã giảm từ hơn 12.000 doanh nghiệp
những năm 1990, xuống còn 5.600 doanh nghiệp hiện nay; trong đó, chỉ còn
800 doanh nghiệp nhà nƣớc giữ 100% vốn, số còn lại đã cổ phần hóa ở các
mức độ khác nhau.
Hiện nay chƣa thể thay đổi, vì 95% vẫn là của Nhà nƣớc nên cách vận
hành doanh nghiệp, quản trị doanh nghiệp vẫn nhƣ cũ. Nhƣ vậy, hiệu quả
trong tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nƣớc cần đƣợc xem lại.
1


Thủ tƣớng Chính phủ đã phê duyệt Đề án Tái cơ cấu DNNN giai đoạn
2011 – 2015 tại quyết định 929/QĐ-TTg. Theo đó, DNNN đƣợc chia làm 3
nhóm: Nhà nƣớc nắm giữ 100% vốn, trên 50% và các đơn vị thua lỗ kéo dài,
cần bán vốn.
Năm 2015 là năm cuối của “Đề án tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nƣớc, trọng

tâm là các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nƣớc giai đoạn 2011-2015.
Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005 có hiệu lực thi
hành từ ngày 01/7/2006 trong đó quy định các doanh nghiệp Nhà nƣớc sẽ
phải chuyển đổi mô hình sang công ty cổ phần hoặc trách nhiệm hữu hạn
trong một lộ trình là 4 năm kể từ khi Luật Doanh nghiệp có hiệu lực. Luật
Doanh nghiệp Nhà nƣớc đã hết hiệu lực thi hành từ 1/10/2010, các doanh
nghiệp Nhà nƣớc đang hoạt động theo Luật DNNN sẽ phải chuyển đổi mô
hình tổ chức mới cho phù hợp.
Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 đã có hiệu lực thi hành từ ngày
01-7-2015.
1.2 Do yêu cầu quản lý của ngành xuất bản:
Luật Xuất bản chỉ quy định các NXB đƣợc tổ chức và hoạt động theo 2
loại hình là doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện và sự nghiệp có thu. Nhƣng
trên thực tế, 63 NXB hiện nay đƣợc tổ chức hoạt động dƣới nhiều mô hình
khác nhau tùy thuộc vào cơ quan chủ quản, trong đó 27 NXB tổ chức hoạt
động theo loại hình doanh nghiệp, 33 NXB hoạt động theo loại hình sự
nghiệp có thu. Do việc chuyển đổi, sắp xếp lại DNNN, một số NXB chuyển
sang mô hình tổ chức không nằm trong sự điều chỉnh của Luật Xuất bản nhƣ
Công ty mẹ - công ty con (NXB Giáo dục) hoặc chuyển đổi sang công ty
TNHH một thành viên 100% vốn Nhà nƣớc (6/27 NXB hoạt động theo loại
hình doanh nghiệp). Mô hình tổ chức của các NXB đang là một trong những
vƣớng mắc cơ bản hạn chế sự đầu tƣ, phát triển của từng NXB nói riêng và cả
2


ngành xuất bản nói chung. Việc chuyển đổi sang một mô hình tổ chức mới
không nằm trong sự điều chỉnh của Luật Xuất bản đang có những bất cập về
việc thực hiện tôn chỉ, mục đích của hoạt động xuất bản, sự chỉ đạo của cơ
quan chủ quản và việc bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo. Ngoài ra còn làm
xuất hiện những chức danh không đƣợc quy định trong Luật Xuất bản nhƣ

chủ tịch công ty, kiểm soát viên…
Nhƣ vậy theo yêu cầu pháp lý của Nhà nƣớc, doanh nghiệp Nhà nƣớc
bắt buộc phải tái cơ cấu và sắp xếp lại cho phù hợp với tình hình mới.
Từ năm 2008 đến nay nhất là từ năm 2012-2014, chịu ảnh hƣởng chung
của khủng hoảng kinh tế toàn cầu đồng thời chịu tác động mạnh mẽ từ sự
bùng nổ công nghệ số và ebook do vậy ngành xuất bản gặp vô vàn khó khăn
và chƣa tìm đƣợc hƣớng tháo gỡ!
Tính đến ngày 31-12-2013, các NXB trong cả nƣớc đã đăng ký 52.325
cuốn, đã in ấn 23.603 cuốn với 256.161 triệu bản. Nhƣ vậy, số lƣợng in ấn
mới đạt 45,1%. Điều đó cũng có nghĩa là, tỷ lệ xuất bản chƣa đạt 50% so với
kế hoạch đặt ra. Năm 2013, sức mua của thị trƣờng xuất bản phẩm giảm đã
ảnh hƣởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các đơn vị xuất bản. Sách
tiêu thụ chậm, nợ đọng của nhiều NXB lên cao. ( Nguồn: Báo cáo tóm tắt
hoạt động xuất bản năm 2013 của Cục Xuất bản, in và phát hành - Bộ Thông
tin và Truyền thông)
Trong số 20 NXB hoạt động theo mô hình doanh nghiệp thì đã có một
NXB tự trả giấy phép, dừng hoạt động, còn hơn một nửa trong số 19 NXB
còn lại thì sản xuất kinh doanh thua lỗ trong năm 2013, bốn doanh nghiệp nhà
nƣớc đến nay vẫn chƣa đƣợc chuyển đổi trong khi Luật Doanh nghiệp nhà
nƣớc đã hết hiệu lực từ năm 2010... Lâu nay, mô hình và cơ chế hoạt động
NXB luôn là vấn đề "nóng" của ngành. ( Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác
xuất bản năm 2013 của Vụ Báo chí-Xuất bản - Ban Tuyên giáo Trung ƣơng),
3


Trong 64 NXB của cả nƣớc, chỉ có 4 đơn vị làm ăn thực sự ổn định,
có lãi, nộp đủ nghĩa vụ thuế đối với nhà nƣớc. Đó là NXB Giáo dục, NXB
Chính trị quốc gia-Sự thật, NXB Trẻ và NXB Kim Đồng. Một vài NXB khác
cũng có thể trụ vững đƣợc. Còn lại phần lớn các NXB đều ít nhiều gặp khó
khăn, thậm chí có NXB tồn tại lay lắt, bên bờ vực thẳm và có NXB chuẩn bị

“cáo phó”!
Tính đến ngày 31-12-2014, 63 NXB trong cả nƣớc đã đăng ký 37.081
cuốn, đã in ấn 20.119 cuốn đạt 54.3% so với kế hoạch đặt ra.
Năm 2014 cũng chỉ có 4 đơn vị làm ăn thực sự ổn định, có lãi, nộp đủ
nghĩa vụ thuế đối với nhà nƣớc. Đó là NXB Giáo dục, NXB Chính trị quốc
gia-Sự thật, NXB Trẻ và NXB Kim Đồng. Các Nhà xuất bản khác cũng vẫn
trong tình trạng cầm chừng, nhiều NXB làm ăn thua lỗ, nợ thuế, nợ tiền thuê
nhà ... ( Nguồn: Báo cáo tóm tắt hoạt động xuất bản năm 2014 của Cục Xuất
bản, in và phát hành - Bộ Thông tin và Truyền thông)
Thách thức lớn nhất hiện nay đối với các nhà xuất bản chính là làm thế
nào để vừa hoàn thành chức năng là công cụ sắc bén của Đảng trên lĩnh vực
văn hoá tƣ tƣởng lại vừa đảm bảo công ăn việc làm, ổn định đời sống cho
CBCNV, đóng góp đầy đủ cho ngân sách nhà nƣớc đồng thời phát triển kinh
tế trong cơ chế thị trƣờng theo định hƣớng của nhà nƣớc.
Mâu thuẫn lớn nhất của các doanh nghiệp nhà nƣớc trong lĩnh vực xuất
bản là mâu thuẫn giữa mục tiêu kinh tế và mục tiêu chính trị - xã hội! Các
NXB vừa phải đảm đƣơng nhiệm vụ trong lĩnh vực công tác văn hóa, tƣ
tƣởng, vừa phải tự hạch toán kinh doanh, bảo đảm đời sống ngƣời lao động,
thực hiện các chính sách về thuế đất, thuế thu nhập doanh nghiệp...
Chính phủ đã có quyết định các Nhà xuất bản trong giai đoạn hiện nay
khi chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nƣớc chỉ đƣợc áp dụng 1 trong 2 loại mô
hình: Cty TNHH một thành viên 100% vốn Nhà nƣớc hoặc đơn vị hành chính
4


sự nghiệp có thu. Thủ tƣớng Chính phủ đã có quyết định số 37/2014/QĐ-TTg
ngày 18/6/2014 về việc ban hành tiêu chí, danh mục phân loại doanh nghiệp
nhà nƣớc. Theo quyết định này các Nhà xuất bản nằm trong danh mục các
ngành nhà nƣớc nắm giữ 100% vốn điều lệ của doanh nghiệp.
1.3 Do yêu cầu của chính Nhà xuất bản Lao động-Xã hội

Nhà xuất bản Lao động Xã hội là doanh nghiệp Nhà nƣớc nhƣng không
đơn thuần chỉ làm công tác xuất bản mà còn hoạt động trên các lĩnh vực In,
phát hành và kinh doanh thiết bị dụng cụ dạy nghề. Do vậy việc chuyển đổi
sang đơn vị sự nghiệp có thu là không thực hiện đƣợc và bắt buộc phải
chuyển thành Công ty TNHH MTV.
Thủ tƣớng Chính phủ đã có Văn bản số 2194/TTg-ĐMDN ngày
12/12/2013 về việc phê duyệt Phƣơng án sắp xếp, ĐMDN 100% vốn nhà
nƣớc giai đoạn 2013-2015, đổi mới doanh nghiệp 100% vốn nhà nƣớc thuộc
Bộ Lao động- Thƣơng binh và Xã hội.
Ngày 24/12/2014 Bộ trƣởng Bộ Lao động, Thƣơng binh và Xã hội đã
ký quyết định số 1697/QĐ-LĐTBXH chuyển đổi Nhà xuất bản Lao động Xã
hội thành Công ty TNHH một thành viên Nhà xuất bản Lao động Xã hội.
Đến nay Nhà xuất bản đã hoàn thành các thủ tục chuyển đổi mô hình
hoạt động, 1/8/2015 đã đi vào hoạt động theo mô hình mới. Tuy nhiên trong
quá trình thực hiện còn rất nhiều bất cập chƣa giải quyết đƣợc những khó
khăn vƣớng mắc cần tháo gỡ. Công tác chuyển đổi mới chỉ làm đƣợc phần
sắp xếp về mô hình tổ chức, những tồn tại về tài chính chƣa giải quyết đƣợc;
những tồn tại về nhân sự cũng chỉ mới giải quyết đƣơc 05 trƣờng hợp về hƣu
trƣớc tuổi mà không thực hiện đƣợc tái sắp xếp, theo quan điểm cá nhân của
học viên, việc chuyển đổi tại Nhà xuất bản còn mang nhiều tính hình thức,
"Bình mới, Rƣợu cũ ", chƣa giúp đƣợc nhiều trong việc giải quyết đƣợc
những tồn tại của Nhà xuất bản. Hiệu quả thu đƣợc sau chuyển đổi sẽ rất nhỏ.
5


Trong khuôn khổ của đề tài, học viên đề cập đến việc xem xét chuyển
đổi mô hình hoạt động tại Nhà xuất bản Lao động Xã hội sang Công ty
TNHH một thành viên 100% vốn Nhà nƣớc, nhằm đƣa ra các khuyến nghị để
hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý đảm bảo cho hoạt động của Nhà xuất bản
hoạt động theo đúng định hƣớng của Chính phủ đồng thời có thể mang lại

hiệu quả cao nhất cho đơn vị.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Hoàn thiện mô hình hoạt động tại Công ty TNHH một thành viên Nhà
xuất bản Lao động Xã hội.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Các vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến công tác chuyển đổi Doanh
nghiệp Nhà nƣớc.
+ Các vấn đề thực tiễn trong chuyển đổi doanh nghiệp: Cơ sở pháp lý
khi chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nƣớc thành Công ty TNHH 1TV;
+ Thực trạng công tác chuyển đổi doanh nghiệp tại Nhà xuất bản Lao
động Xã hội.
+ Các nhân tố chính ảnh hƣởng đến hiệu quả công tác chuyển đổi
doanh nghiệp và hoạt động sau chuyển đổi tại NXB Lao động Xã hội .
+ Quan điểm, phƣơng hƣớng và giải pháp hoàn thiện việc chuyển đổi
tại Nhà xuất bản Lao động Xã hội.
3. Đối tƣợng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu quá trình chuyển đổi mô hình hoạt động
tại Nhà xuất bản Lao động Xã hội.
4. Phạm vi nghiên cứu
4.1. Phạm vi về thời gian
Luận văn nghiên cứu thực trạng công tác chuyển đổi mô hình doanh
nghiệp tại Nhà xuất bản Lao động từ năm 2014 đến nay.
6


4.2. Phạm vi về không gian
Luận văn nghiên cứu thực trạng công tác chuyển đổi mô hình doanh
nghiệp tại Nhà xuất bản Lao động Xã hội.
4.3. Phạm vi về nội dung

- Luận văn tập trung nghiên cứu về thực trạng công tác chuyển đổi mô
hình doanh nghiệp tại Nhà xuất bản Lao động Xã hội.
- Đề xuất giải pháp hoàn thiện mô hình hoạt động của Công ty TNHH
một thành viên Nhà xuất bản Lao động Xã hội.
5. Câu hỏi nghiên cứu
Giải pháp nào để hoàn thiện mô hình hoạt động của Công ty TNHH một
thành viên Nhà xuất bản Lao động Xã hội nhằm nâng cao chất lƣợng, hiệu
quả trong sản xuất kinh doanh?
6. Đóng góp của Luận văn
Nhà xuất bản Lao động Xã hội cũng nhƣ các DNNN khác trong ngành
xuất bản đang phải chuyển đổi mô hình hoạt động sang Công ty TNHH một
thành viên, mặc dù mỗi đơn vị có đặc thù khác nhau, trong luận văn thông
qua phân tích, đánh giá tổng quát về thực trạng chuyển đổi mô hình hoạt động
tại Nhà xuất bản Lao động Xã hội, tác giả nêu quan điểm và đề xuất một số
giải pháp thiết thực, khả thi để có thể nâng cao hiệu quả công tác chuyển đổi
đặc biệt có thể giúp cho việc hoàn thiện mô hình quản lý của Công ty TNHH
một thành viên Nhà xuất bản Lao động Xã hội.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phần nội
dung chính của đề tài đƣợc kết cấu thành 4 chƣơng.
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ
LUẬN VÀ THỰC TIỄN MÔ HÌNH MỘT SỐ NHÀ XUẤT BẢN
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
7


CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN ĐỔI MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG TẠI
NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG XÃ HỘI
CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG VÀ Ý
KIẾN ĐỀ XUẤT


8


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ
THỰC TIỄN MÔ HÌNH MỘT SỐ NHÀ XUẤT BẢN
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Đảng và Chính phủ đã chú trọng nhiều đến công tác tái cơ cấu doanh
nghiệp nhà nƣớc, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nƣớc, năm 2014,
công tác này đã đƣợc đẩy mạnh và đạt đƣợc kết quả tích cực, vƣợt bậc so với
những năm gần đây. Cơ chế, chính sách về đổi mới tổ chức, hoạt động và quản lý,
sắp xếp, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nƣớc đã đƣợc ban hành tƣơng đối đầy đủ,
đồng bộ, tạo khung pháp lý thuận lợi cho việc triển khai thực hiện.
Chính phủ đã ban hành các Nghị định về chế độ giám sát, kiểm tra việc
thực hiện chiến lƣợc, kế hoạch, mục tiêu, nhiệm vụ đƣợc giao của doanh nghiệp;
giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với doanh nghiệp nhà nƣớc trong chấp hành
pháp luật và tuân thủ các quy định của chủ sở hữu; Điều lệ mẫu của công ty
trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nƣớc làm chủ sở hữu...
Nhƣng hiện tại hầu hết các tài liệu, nghiên cứu tập trung vào công tác
sắp xếp, cổ phần hoá doanh nghiệp mà ít chú trọng đến việc chuyển đổi doanh
nghiệp Nhà nƣớc thành Công ty TNHH một thành viên. Rất ít luận văn viết
về đề tài này, hầu hết mọi ngƣời tập trung vào đề tài cổ phần hoá doanh
nghiệp nhà nƣớc.
Sách viết riêng về đề tài này cũng rất ít, việc thực hiện chuyển đổi chủ yếu
dựa vào các nghị định, thông tƣ hƣớng dẫn và chính sách chung của nhà nƣớc.
Trên phƣơng diện nghiên cứu khoa học, việc chuyển đổi doanh nghiệp
nhà nƣớc thành công ty TNHH một thành viên là một chủ đề ít đƣợc đề cập
riêng, chủ yếu là đi kèm với công tác cổ phần hoá kể cả các thể loại nhƣ sách,
đề tài nghiên cứu khoa học, luận văn, luận án, báo, tạp chí ....

9


1.1.1 Ở thể loại sách
Một số công trình nghiên cứu đã đƣợc công bố có liên quan đến vấn đề
nghiên cứu mà tác giả đƣợc biết đến nhƣ:
+ Nguyễn Thanh Vân (2006), “Hỏi đáp Luật doanh nghiệp nhà nước”
Nxb. Thống kê;
+ Thạc sỹ. Hoàng Anh Tuyên (2007), “ Luật doanh nghiệp và 134 câu
hỏi đáp “, Nxb. Lao động Xã hội;
+ Thạc sỹ. Nguyễn Thị Khế (2007), “Pháp luật về tổ chức các hình
thức kinh doanh”, Nxb. Tƣ pháp;
Các sách trên chủ yếu chỉ đƣa ra các lý luận chung về việc áp dụng
Luật Doanh nghiệp cho các doanh nghiệp.
1.1.2 Ở thể loại luận văn, luận án
Công tác chuyển đổi doanh nghiệp nhà nƣớc cũng mang nhiều tính lý
luận và mang tính định hƣớng nhƣ:
+ Nguyễn Thị Tú Anh (2008), Những giải pháp sắp xếp lại CTNN
nhằm thực hiện LDN 2005, Luận văn Thạc sỹ luật học;
+ Lê Thị Tú Hồng (2006), “CTTNHH một thành viên theo LDN 2005 –
Những vấn đề lý luận và thực tiễn”; Luận văn Thạc sỹ luật học Trƣờng Đại
học Luật Hà Nội.
Các luận văn chỉ mang tính định hƣớng và giải pháp chung mà không
chỉ ra đƣợc một mô hình cụ thể.
1.2 Cơ sở lý luận và thực tiễn mô hình hoạt động một số nhà xuất bản
hiện nay
Hoạt động xuất bản bao gồm các lĩnh vực xuất bản, in và phát hành
xuất bản phẩm.
Hoạt động xuất bản thuộc lĩnh vực văn hóa, tƣ tƣởng thông qua việc
sản xuất, phổ biến những xuất bản phẩm đến nhiều ngƣời nhằm giới thiệu tri

10


thức thuộc các lĩnh vực của đời sống xã hội, giá trị văn hóa dân tộc và tinh
hoa văn hoá nhân loại, đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần của nhân dân, nâng
cao dân trí, xây dựng đạo đức và lối sống tốt đẹp của ngƣời Việt Nam, mở
rộng giao lƣu văn hóa với các nƣớc, phát triển kinh tế - xã hội, đấu tranh
chống mọi tƣ tƣởng và hành vi làm tổn hại lợi ích quốc gia, góp phần vào sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Ngành xuất bản Việt Nam có thể đƣợc tính kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí
Minh sáng lập tờ báo Thanh niên và xuất bản tác phẩm Đường Kách mệnh ,
khai sinh nền báo chí - xuấ t bản cách mạng Việt Nam , giới xuất bản, báo chí
nƣớc ta luôn luôn gắn bó, đồng hành cùng dân tộc, đã có đóng góp quan trọng
vào những thắng lợi vô cùng oanh liệt của dân tộc.
Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, ngành xuất bản cách mạng đã
hình thành và trở thành vũ khí sắc bén góp phần đắc lực cho công tác tƣ tƣởng
của Đảng, nhằm tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân hăng hái tham gia
xây dựng và bảo vệ chính quyền non trẻ.
Trƣớc yêu cầu về sách báo của cán bộ và nhân dân, các nhà xuất bản,
các xí nghiệp in, cơ sở phát hành lần lƣợt đƣợc thành lập nhƣ: Nhà xuất bản
Sự thật, Văn hoá cứu quốc, Lao động, Vệ quốc quân; các cơ sở in nhƣ Việt
Nam quốc gia ấn thƣ cục, Cứu quốc lao động. Công tác phát hành trƣớc còn
riêng lẻ sau đƣợc tập trung thành Tổng phát hành sách báo cứu quốc.
Năm 1952 cuộc kháng chiến trƣờng kỳ của dân tộc chuyển sang giai
đoạn mới, đòi hỏi về sách báo ngày càng tăng cả về số lƣợng và chất lƣợng,
trong bối cảnh cần có một tổ chức thống nhất điều hành để đáp ứng đƣợc yêu
cầu của nhiệm vụ mới, theo đề nghị của Nha Tuyên truyền Văn nghệ (nay là
Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch), ngày 10/10/1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã ký Sắc lệnh 122/SL thành lập Nhà In quốc gia, mở ra thời kỳ mới cho sự


11


nghiệp xuất bản ở nƣớc ta. Đến nay ngày 10/10/1952 đƣợc coi là ngày thành
lập ngành xuất bản – in – phát hành.
Trải qua hơn 60 năm xây dựng và phát triển, ngành Xuất bản, In và
Phát hành sách đƣợc đánh dấu bằng các mốc thời gian:
- Thời kỳ thứ nhất (1952-1975): Đây là thời kỳ tạo dựng nền móng,
hình thành và từng bƣớc phát triển nền xuất bản cách mạng. Các xuất bản
phẩm đã góp phần vào chiến thắng của toàn dân tộc, thống nhất đất nƣớc.
Thời kỳ này đã xuất bản đƣợc 31.215 tên sách với 529.384.562 bản. Trong
đó, có nhiều tác phẩm tiêu biểu: Sống nhƣ anh; Bất Khuất; Bộ sách ngƣời tốt,
việc tốt; Những lá thƣ từ tuyến đầu Tổ quốc…
- Thời kỳ thứ hai (1976-1985): Sau khi đất nƣớc thống nhất, các xuất
bản phẩm xuất bản đã góp phần có hiệu quả trong việc khôi phục và phát triển
kinh tế, phản ánh cuộc đấu tranh về sự lựa chọn con đƣờng XHCN. Thời kỳ
này, sách đã góp phần khẳng định chân lý độc lập dân tộc gắn liền với
CNXH, phản ánh đƣờng lối, chính sách, quan điểm của Đảng trong nhiệm vụ
xây dựng CNXH, bảo vệ Tổ quốc và nhiệm vụ quốc tế. Sau khi đất nƣớc
thống nhất, các xuất bản phẩm đã góp phần có hiệu quả trong việc khôi phục
và phát triển kinh tế. Số sách xuất bản 22.000 tên sách với 533.362.000 bản.
Những tác phẩm tiêu biểu nhƣ: Tuyển tập Hồ Chí Minh; Dưới lá cờ vẻ vang
của Đảng, vì độc lập tự do, vì CNXH…
- Thời kỳ thứ ba (1986-2001): Đây là thời kỳ đổi mới đất dƣới sự lãnh
đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, các xuất bản phẩm đã góp phần giữ vững
ổn định chính trị - xã hội, nâng cao dân trí, phát triển kinh tế. Tốc độ phát
triển của ngành năm sau cao hơn năm trƣớc. Năm 2001, Xuất bản, phát hành
tăng gấp 3,2 lần về bản; in tăng 4,4 lần về trang in so với năm 1986. Nhiều bộ
sách có giá trị cao, các công trình nghiên cứu về chính trị, văn hóa, nghệ
thuật, khoa học công nghệ, quản lý kinh tế…đã đƣợc xuất bản. Các tác phẩm

12


tiêu biểu: Trọn bộ Hồ Chí Minh toàn tập; Bộ tuyển tập văn học Việt Nam thế
kỷ XX; Từ điển bách khoa Việt Nam…
- Thời kỳ thứ tư (2002-2008): Đây là thời kỳ phát triển vƣợt bậc của
ngành xuất bản, các xuất bản phẩm đã phục vụ đắc lực công cuộc đổi mới và
hội nhập quốc tế của đất nƣớc, làm giàu thêm các giá trị văn hoá Việt Nam.
Hiện nay cả nƣớc đã có 64 nhà xuất bản, khoảng 1.500 cơ sở in và khoảng
13.700 nhà sách, hiệu sách, trung tâm sách…; 119 công ty phát hành sách cấp
tỉnh thuộc lĩnh vực thông tin – truyền thông, văn hóa, giáo dục – đào tạo; 75
công ty trách nhiệm hữu hạn kinh doanh xuất bản phẩm. Sự phát triển nhanh
về số lƣợng nhà sách, công ty phát hành sách trên phạm vi toàn quốc đã góp
phần đáp ứng nhu cầu nâng cao dân trí, về văn hóa đọc ngày càng đa dạng của
xã hội.
- Thời kỳ thứ năm (2009-2014): Chịu ảnh hƣởng chung của khủng
hoảng kinh tế toàn cầu đồng thời chịu tác động mạnh mẽ từ sự bùng nổ công
nghệ số và ebook, thị trƣờng xuất bản phẩm truyền thống bị thu hẹp trong bố i
cảnh hàng loạt doanh nghiệp rơi vào tình trạng đóng băng , ngƣ̀ng hoa ̣t đô ̣ng
và phá sản , thì các doanh nghiệp xuất bản cũng chịu ảnh hƣởng không n hỏ.
Mặt khác Chính phủ thắt chặt chi tiêu công, nguồn ngân sách chi cho công tác
thông tin tuyên truyền cũng bị giảm mạnh do vậy ngành xuất bản gặp vô vàn
khó khăn và chƣa tìm đƣợc hƣớng tháo gỡ!
Trong 64 NXB của cả nƣớc, chỉ có 4 đơn vị làm ăn thực sự ổn định, có
lãi, nộp đủ nghĩa vụ thuế đối với nhà nƣớc. Đó là NXB Giáo dục, NXB Chính trị
quốc gia-Sự thật, NXB Trẻ và NXB Kim Đồng. Một vài NXB khác cũng có thể
trụ vững đƣợc. Còn lại phần lớn các NXB đều ít nhiều gặp khó khăn, thậm chí
có NXB tồn tại lay lắt, bên bờ vực thẳm và có NXB chuẩn bị “cáo phó”!

13



Không ít cơ quan chủ quản lúng túng, bị động, chƣa điều chỉnh đƣợc
mô hình và cơ chế hoạt động NXB phù hợp. Lâu nay, mô hình và cơ chế hoạt
động NXB luôn là vấn đề "nóng" của ngành.
Các Nhà xuất bản hiện nay đang hoạt động theo năm mô hình chính:
DNNN, Công ty Mẹ - Công ty con, Công ty TNHH MTV 100% vốn Nhà
nƣớc, Đơn vị sự nghiệp có thu và NXB Tƣ nhân.
* Doanh nghiệp Nhà nước: Nhƣ NXB Lao động Xã hội, NXB Thế dục
Thể thao ..
Đây là mô hình hoạt động của 1 số NXB còn tồn tại từ những năm
trƣớc đang trong giai đoạn bắt buộc phải chuyển đổi mô hình hoạt động theo
yêu cầu quản lý của Nhà nƣớc.
Đặc điểm cơ bản của mô hình này là:
- Doanh nghiệp nhà nƣớc là tổ chức kinh tế đƣợc nhà nƣớc thành lập để
thực hiện các mục tiêu do nhà nƣớc giao.
- Doanh nghiệp nhà nƣớc do nhà nƣớc đầu tƣ vốn cho nên tài sản trong
doanh nghiệp thực sự là sở hữu nhà nƣớc, nhà nƣớc quản lý sử dụng tài sản
theo quy định của chủ sơ hữu là nhà nƣớc
- Doanh nghiệp nhà nƣớc có tƣ cách pháp nhân vì có đủ các điều kiện
của pháp nhân theo quy định của pháp luật
- Doanh nghiệp nhà nƣớc là doanh nghiệp chịu trách nhiệm hữu hạn,
nghĩa là nó tự chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác trong phạm
vi số tài sản do doanh nghiệp quản lý
- So với Doanh nghiệp tƣ nhân, Doanh nghiệp Nhà nƣớc thƣờng đƣợc
cho là kém hiệu quả hơn, lợi nhuận thấp hơn. Tuy nhiên, trong khi các công
ty tƣ nhân chỉ phải tối đa hóa lợi nhuận cho cổ đông, Doanh nghiệp Nhà nƣớc
thƣờng phải gồng gánh một số trách nhiệm xã hội, hoạt động vì lợi ích của
ngƣời dân nhƣ ổn định công ăn việc làm, nâng cao đời sống CBCNV, đóng
đầy đủ các hoại bảo hiểm, đóng góp cho ngân sách... Điều đó dẫn đến việc

14


các Doanh nghiệp Nhà nƣớc không hƣớng đến và cũng không cần cố gắng tối
đa hóa lợi nhuận nhƣ các công ty tƣ nhân.
* Công ty Mẹ - Công ty con: Hiện chỉ có Nhà xuất bản Giáo dục.
Mô hình này đƣợc Thủ tƣởng Chính phủ và Bộ Giáo dục và đào tạo thí
điểm áp dụng với NXB Giáo dục chuyển đổi trong năm 2013. Hiện nay mô
hình này cũng đang đƣợc Chính phủ xem xét lại và chƣa cho nhân rộng.
Mô hình này nhằm đổi mới tổ chức quản lý, chuyển từ liên kết hành
chính giữa Nhà xuất bản Giáo dục với các đơn vị thành viên sang cơ chế đầu
tƣ tài chính là chủ yếu, xác định rõ quyền lợi, trách nhiệm về vốn và lợi ích
kinh tế, thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lƣợng quản lý,
hiệu quả đầu tƣ, uy tín và khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng trong nƣớc và
quốc tế.
Mô hình tổ chức Công ty mẹ - Công ty con NXBGD là mô hình tổ chức
sản xuất kinh doanh của các doanh nghịêp có tƣ cách pháp nhân, bao gồm
Công ty mẹ là NXBGD - Bộ GD&ĐT với 100% vốn nhà nƣớc và các Công ty
con là các Công ty cổ phần;
Mô hình này nhằm đổi mới tổ chức quản lý, chuyển từ liên kết hành
chính giữa Nhà xuất bản Giáo dục với các đơn vị thành viên sang gắn kết với
nhau thông qua quan hệ chiến lƣợc kinh doanh, về đầu tƣ vốn, về lợi ích kinh
tế theo quy định của pháp luật.
Điều kiện áp dụng mô hình này: Công ty Mẹ phải có vốn tối thiểu là
30 tỷ đồng. Các công ty con phải đủ điều kiện để thành lập doanh nghiệp độc
lập, có tƣ cách pháp nhân đầy đủ.
* Công ty TNHH MTV 100% vốn Nhà nước: Nhƣ Nhà xuất bản Nông
nghiệp, NXB Tài nguyên – Môi trƣờng và Bản đồ Việt Nam ...
Đây là mô hình Công ty TNHH một thành viên theo hình thức chỉ có
một sáng lập viên là Nhà nƣớc, Nhà nƣớc sở hữu 100% vốn điều lệ. Công ty

15


trách nhiệm hữu hạn một thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và
nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tƣ cách pháp nhân kể
từ ngày đƣợc cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không đƣợc quyền phát
hành cổ phần.
Mô hình này các NXB vừa phải thực hiện nhiệm vụ chính trị vừa phải
thực hiện theo Luật doanh nghiệp với mục tiêu lợi nhuận là chỉ tiêu bắt buộc!

16


Hình 1.1: Mô hình tổ chức Công ty TNHH MTV Nhà xuất bản Tài
nguyên- Môi trƣờng và Bản đồ Việt nam
(Nguồn: Công ty TNHH MTV NXB Tài nguyên - Môi trường
và Bản đồ Việt Nam)
Theo quan điểm của cá nhân học viên : Mô hình này hiện nay chƣa
mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, mang nặng tính hình thức và chuyển
đổi chủ yếu là nhằm mục đích đổi tên cho phù hợp với Luật Doanh nghiệp
hiện hành vì bản chất của nó vẫn là Nhà nƣớc sở hữu 100% vốn, và lợi ích
chƣa gắn với trách nhiệm của lãnh đạo! Vẫn tồn tại tƣ tƣởng lãi chia nhau, lỗ
nhà nƣớc chịu!
* Đơn vị hành chính sự nghiệp có thu:
Đây là mô hình đơn vị sự nghiệp công lập có nguồn thu sự nghiệp, do cơ
quan nhà nƣớc có thẩm quyền thành lập, là đơn vị dự toán độc lập, có con dấu và
tài khoản riêng, tổ chức bộ máy kế toán theo quy định của Luật kế toán.
Mô hình này có đặc điểm:

- Thứ nhất, những hoạt động của các đơn vị này có tính chất xã hội,
khác với những loại hình dịch vụ thông thƣờng, nó phục vụ các lợi ích tối cần
thiết của xã hội để đảm bảo cho cuộc sống đƣợc bình thƣờng. Những loại dịch
vụ thông thƣờng đƣợc hiểu là những hoạt động phục vụ không tạo ra sản
phẩm mang hình thái hiện vật, còn dịch vụ mà các đơn vị sự nghiệp cung cấp
là những hoạt động phục vụ nhu cầu thiết yếu của xã hội, bất kể các sản phẩm
đƣợc tạo ra có hình thái hiện vật hay phi hiện vật.
- Thứ hai, việc trao đổi dịch vụ công giữa các đơn vị sự nghiệp và các
tổ chức,cá nhân không thông qua quan hệ thị trƣờng đầy đủ, nghĩa là nó
không giống với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Có những dịch
vụ mà ngƣời sử dụng chỉ phải đóng phí hoặc lệ phí, có những dịch vụ thì phải

17


×