Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Quản lý các công ty cổ phần tại tổng công ty xây dựng công trình giao thông i bộ giao thông vận tải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1023.62 KB, 82 trang )

7 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

GIANG ĐỨC THANH

QUẢN LÝ CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN TẠI TỔNG
CÔNG TY XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG I
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

HÀ NỘI – 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

GIANG ĐỨC THANH

QUẢN LÝ CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN TẠI TỔNG
CÔNG TY XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG I
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ: 60 34 04 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN THANH CHƢƠNG
XÁC NHẬN CỦA GVHD

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ

HÀ NỘI - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đề tài luận văn “ Quản lý các công ty cổ phần
tại tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1- Bộ giao thông vận tải.” là
công trình nghiên cứu độc lập của tác giả dƣới sự hƣớng dẫn của TS. Nguyễn
Thành Chƣơng.
Các tài liệu, số liệu mà tác giả sử dụng có nguồn trích dẫn hợp lý, đáng
tin cậy và không vi phạm pháp luật.
Kết quả nghiên cứu của luận văn chƣa đƣợc công bố trên bất kỳ ấn
phẩm, công trình nghiên cứu nào.
Tác giả xin cam đoan những điều trên là đúng sự thật, nếu sai, tác giả
xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
HỌC VIÊN

Giang Đức Thanh


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin cảm ơn TS. Nguyễn Thanh Chƣơng - giảng viên trƣờng Đại
học Giao thông vận tải Hà Nội đã tận tình hƣớng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá
trình thực hiện và hoàn thành Luận văn này.
Tôi xin cảm ơn Ban Chủ nhiệm Khoa sau Đại học và các thầy, cô giáo

trong Khoa Kinh tế - Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã
giúp đỡ, truyền đạt kiến thức để chúng tôi hoàn thành khoá học;
Tôi xin cảm ơn Lãnh đạo các Vụ, Ban, Ngành của Bộ giao thông; tổng
công ty xây dựng công trình giao thông 1; các công ty thành viên đã giúp đỡ
tôi trong quá trình nghiên cứu, thu thập số liệu để thực hiện đề tài này.
Tôi xin cảm ơn lãnh đạo và các kiểm toán viên vụ kiểm toán doanh
nghiệp- Kiểm toán nhà nƣớc.
Tôi xin cảm ơn các chuyên gia, các học giả, các nhà nghiên cứu đã cho
tôi các ý tƣởng và các đánh giá khoa học để tham khảo.
Trân trọng cảm ơn./.
HỌC VIÊN

Giang Đức Thanh


TÓM TẮT LUẬN VĂN BẰNG TIẾNG VIỆT
Tên luận văn: Quản lý các công ty cổ phần tại tổng công ty xây dựng
công trình giao thông 1 – Bộ giao thông.
Tác giả: Giang Đức Thanh
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Bảo vệ năm:2015
Giáo viên hƣớng dẫn: TS.Nguyễn Thanh Chƣơng
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
- Mục đích nghiên cứu
+ Đánh giá một cách khoa học và trung thực về công tác quản lý các
công ty cổ phần tại tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1- Bộ giao
thông bao gồm quản lý phần vốn nhà nƣớc tại các công ty cổ phần và quản lý
các hoạt động khác.
+ Đề xuất giải pháp và kiến nghị cho các nhà quản lý.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:Phải đƣa ra đƣợc báo cáo khoa học và có tính

ứng dụng cao về công tác quản lý các công ty cổ phần ở cả hai góc độ đã nêu
trong mục đích nghiên cứu.
Những đóng góp của luận văn:
- Về phƣơng pháp nghiên cứu: Vận dụng linh hoạt sự kết hợp các
phƣơng pháp cổ kinh điển và hiện đại, giữa lý luận và thực tiễn làm cho các
nghiên cứu mang tính khoa học và thực tế.
- Về nội dung: Vấn đề nghiên cứu là đề tài đang rất đƣợc quan tâm, gắn
liền với thực tế và có tính ứng dung cao đó là quản lý các công ty cổ phần tại
tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1- Bộ giao thông vận tải.


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................... i
DANH SÁCH BẢNG ....................................................................................... ii
DANH SÁCH HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ .................................................................. iii
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ
KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN TẠI CÁC TỔNG
CÔNG TYCÓ HÌNH THỨC CÔNG TY MẸ - CÔNG TY CON. ................... 5
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về quản lý các công ty cổ phần tại các
tổng công ty có hình thức công ty mẹ- công ty con. ..................................... 5
1.2. Cơ sở khoa học về quản lý các công ty cổ phần tại tổng công ty ( công
ty mẹ)............................................................................................................. 9
1.2.1. Các vấn đề chung về quản lý các công ty cổ phần tại các tổng
công ty. ...................................................................................................... 9
1.2.2. Nội dung quản lý các công ty cổ phần tại tổng công ty. ............... 19
1.2.3. Kinh nghiệm quản lý các công ty cổ phần tại các tổng công ty hoạt
động theo mô hình công ty mẹ - công ty con........................................... 21
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý các công ty cổ phần tại tổng
công ty. .................................................................................................... 23

1.2.5. Vai trò và ý nghĩa của quản lý các công ty cổ phần tại các tổng
công ty hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con

....................................24

CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .................. 26
2.1. Quy trình nghiên cứu ........................................................................... 26
2.1.1. Xác định vấn đề nghiên cứu .......................................................... 26
2.1.2. Ý nghĩa và vai trò của nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng . 27
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu luận văn ....................................................... 28


2.2.1. Các phương pháp cụ thể sử dụng để thực hiện luận văn.............. 29
2.2.2. Nguồn số liệu và xử lý số liệu ....................................................... 31
2.3. Thiết kế nghiên cứu luận văn ............................................................... 32
2.3.1. Quy trình thiết kế nghiên cứu ........................................................ 32
2.3.2. Tổ chức thực hiện nghiên cứu ....................................................... 33
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN TẠI
TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG 1 - BỘ
GIAO THÔNG VẬN TẢI .............................................................................. 34
3.1. Tổng quan về các công ty cổ phần tại tổng công ty xây dựng công trình
giao thông 1- Bộ giao thông. ....................................................................... 34
3.1.1. Giới thiệu về Tổng công ty công trình giao thông 1- Bộ giao thông. . 34
3.1.2. Giới thiệu về các công ty cổ phần tại tổng công ty xây dựng công
trình giao thông 1- Bộ giao thông vận tải............................................... 42
3.2. Thực trạng về quản lý các công ty cổ phần tại tổng công ty công trình
giao thông 1- Bộ giao thông vận tải. ........................................................... 44
3.2.1. Thực trạng kế hoạch quản lý các công ty cổ phần tại tổng công ty
xây dựng công trình giao thông 1- bộ giao thông. ................................. 44
3.2.2. Thực trạng công tác tổ chức quản lý các công ty cổ phần tại tổng

công ty xây dựng công trình giao thông 1 – Bộ giao thông.................... 46
3.2.3. Thực trạng công tác kiểm tra giám sát quá trình quản lý các công
ty cổ phần tại tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 – Bộ giao
thông vận tải. ........................................................................................... 47
3.3. Các thành công, hạn chế và tác nhân ảnh hƣởng trong quản lý các
công ty cổ phần tại tổng công ty công trình giao thông 1- bộ giao thông
vận tải. ........................................................................................................ 48


3.3.1. Thành công và hạn chế trong công tác quản lý các công ty cổ
phần tại tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1- Bộ giao thông
vận tải. ..................................................................................................... 48
3.3.2. Các tác nhân ảnh hưởngđến quản lý các công ty cổ phần tại tổng
công ty xây dựng công trình giao thông 1- Bộ giao thông vận tải ......... 24
CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ VỀ QUẢN LÝ CÁC CÔNG TY
CỔ PHẦN ....................................................................................................... 52
4.1. Mục tiêu phát triển hạ tầng giao thông và nhiệm vụ của tổng công ty xây
dựng công trình giao thông 1-Bộ giao thông vận tải trong xu thế hội nhập. ... 52
4.1.1. Mục tiêu phát triển hạ tầng giao thông đến 2020 tầm nhìn đến
2030 ......................................................................................................... 52
4.1.2. Nhiệm vụ của tổng công ty trong xu thế hội nhập ........................ 55
4.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý các công ty cổ phầntại
tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1- Bộ giao thông vận ................ 56
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 63
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 65


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT


Ký hiệu

Nguyên nghĩa

1

BCTC

Báo cáo tài chính

2

CIENCO 1

Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1

3

CP

Cổ phần

4

CTCP

Công ty cổ phần

5


Cty

Công ty

6

ĐBQH

Đại biểu quốc hội

7

DNNN

Doanh nghiệp nhà nƣớc

8

GTVT

Giao thông vân tải

9

KTNN

Kiểm toán nhà nƣớc

10


NXB

Nhà xuất bản

11

QLDA

Quản lý dự án

12

QLDN

Quản lý doanh nghiệp

13

XDCT

Xây dựng công trình

i


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 3.1. Nguồn vốn chủ sở hữu qua các năm của Tổng công ty xây dựng
công trình giao thông 1 ................................................................................... 38
Bảng 3.2. Tỷ lệ vốn của tổng công ty tại các đơn vị trong Tổng công ty tại

6/2015. ............................................................................................................. 39
Bảng 3.3. Sản lƣợng thực hiện qua các năm .................................................. 41
Bảng 3.4. Doanh thu tổng công ty qua các năm ............................................ 42
Bảng 3.5. Lợi nhuận/ vốn đầu tƣ vào các công ty cổ phần tại tổng công ty xây
dựng công trình giao thông 1- bộ giao thông vận tải ...................................... 49

ii


DANH SÁCH HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1. Sơ đồ quản lý................................................................................... 10
Hình 3.1. Sơ đồ tổ chức tổng công ty xây dựng công trình giao thông1 ...... 35
Hình 3.2. Sơ đồ tổ chức công ty cổ phần ....................................................... 43
Hình: 3.3. Mô hình quản lý hiện nay của tổng công ty xây dựng công trình
giao thông 1- Bộ giao thông vận tải. ............................................................... 50
Hình 4.1. Sơ đồ tổ chức tổng công ty xây dựng công trình giao thông1 ...... 59

iii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đề án tái cơ cấu nền kinh tế là một quyết sách của chính phủ mà sự cần
thiết và hợp lý là khách quan, khoa học. Quy mô của đề án là tất cả các ngành,
các cấp và mục tiêu trƣớc mắt là cổ phần hóa toàn bộ các doanh nghiệp nhà
nƣớc trừ một số doanh nghiệp đặc thù. Xây dựng công trình giao thông có ý
nghĩa vô cùng lớn lao trong phát triển kinh tế xã hội, do đó cổ phần hóa các
doanh nghiệp nhà nƣớc trong lĩnh vực xây dựng công trình giao thông là vấn
đề cấp bách để tăng sức mạnh trong lĩnh vực này.
Về đặc thù, ngành giao thông vận tải nói chung và lĩnh vực xây dựng

công trình giao thông nói riêng đóng vai trò to lớn trong công cuộc đổi mới và
phát triển kinh tế xã hội tại mỗi quốc gia. Tại Việt nam xây dƣng hạ tầng giao
thông vốn là một lĩnh vực có sự can thiệp khá sâu của nhà nƣớc, chi phí cho
đảm bảo và phát triển hạ tầng giao thông là ngân sach nhà nƣớc. Các đơn vị thi
công xây lắp trong ngành giao thông thời gian trƣớc đây là các doanh nghiệp nhà
nƣớc thuộc Bộ giao thông hoặc các tổng cục, cục thuộc Bộ hoặc các Sở giao
thông các tỉnh, thành phố. Trong tình hình mới, việc nâng cao hiệu quả đầu tƣ hạ
tầng giao thông cũng nhƣ hiệu quả sản xuất kinh doanh thì nhà nƣớc đã xã hội
hóa trong vấv đề đầu tƣ hạ tầng giao thông và tƣ nhân hóa các đơn vị thi công.Vì
sự thay đổi mang tính bƣớc ngoạt đó, các tổng công ty xây dựng công trình giao
thông thuộc bộ giao thông thực hiện cổ phần hóa toàn bộ theo lộ trình.
Sản phẩm ban đầu của lộ trình cổ phần hóa là các tổng công ty biền
thành các công ty mẹ và các đơn vị thành viên trở thành các công ty con hoặc
công ty liên kết dƣới hình thức các công ty cổ phần. Theo xu hƣớng đó, tổng
công ty xây dựng công trình giao thông 1- Bộ giao thông cũng đƣợc hoạt
động theo hình thức công ty me – công ty con.

1


Việc xuất hiện các đơn vị trong tổng hoạt động theo hình trên làm vai
trò quản lý của tổng công ty có nhiều vấn đề phát sinh đó là các vấn đề liên
quan đến quản lý các công ty cổ phần bao gồm các công ty con và các công ty
liên kết tại tổng công ty.
Trên ý nghĩa đó, tôi chọn đề tài: “ Quản lý các công ty cổ phần tại
tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1- Bộ giao thông vận tải ” làm
luận văn thạc sỹ của minh.
2. Câu hỏi nghiên cứu của đề tài là:
Quản lý các công ty cổ phần tại tổng công ty xây dụng công trình giao
thông 1- Bộ giao thông vân tải là gì? Làm thế nào để quản lý các công ty cổ

phần tại tổng công ty nhằm đạt đƣợc mục tiêu của chủ thể quản lý?
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
+Mục tiêu nghiên cứu của luận văn
Nghiên cứu, làm rõ cơ sở lý luận vàthực trạng nhằm quản lý khoa học
và hiệu quả các công ty cổ phần, chỉ ra kết quả, hạn chế và nguyên nhân đồng
thời đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý các công ty cổ phần tại
tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1- Bộ giao thông.
+ Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
- Làm rõ chủ thể quản lý các công ty cổ phần tại tổng công ty xây dựng
công trình giao thông 1- Bộ giao thông vận tải.
- Làm rõ bản chất quản lý các công ty cổ phần tại tổng công ty xây
dựng công trình giao thông 1- Bộ giao thông vận tải.
- Làm rõ cơ sở lý luận và thực trạng vấn đề quản lý các công ty cổ phần
tại tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 – Bộ giao thông vận
tải.Trong đó chỉ rõ mục tiêu, tiêu chí và công tác thực hiện quản lý và kiểm
tra giám sát quản lý các công ty cổ phần tại tổng công ty.

2


- Đƣa ra các giải pháp và kiền nghị cho các cơ quan quản lý nhà nƣớc
về công tác quản lý các công ty cổ phần tại tổng công ty xây dựng công trình
giao thông 1- bộ giao thông vận tải..
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
+ Đối tƣợng nghiên cứu: những vấn đề có liên quan đến quản lý các
công ty cổ phần tại tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 – Bộ giao
thông vận tải .
+Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi về không gian: Nghiên cứu khảo sát trong khuôn khổ tổng
công ty công trình giao thông 1- Bộ giao thông vận tải

- Về thời gian: Nghiên cứu với dữ liệu đƣợc thu thập trong khoảng thời
gian từ 2013 đến tháng 6 năm 2015. Lý do chọn thời điểm năm 2013 là thời
điểm nghiên cứu vì tháng 3 năm 2013 là thời điểm cổ phần các đơn vị thuộc
tổng công ty thành các công ty cổ phần và tổng công ty hoạt động theo hình
thức công ty mẹ - công ty con.
5. Đóng góp mới của luận văn
- Hoàn thiện thêm cơ sở lý luận và rút ra kinh nghiệm thực tiễn về quản
lý các công ty cổ phần tại Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1- Bộ
giao thông vận tải.
- Phân tích và đánh giá hoạt động quản lý các công ty cổ phần tại tổng
công ty xây dựng công trình giao thông 1- Bộ giao thông vận tải.
-Đƣa ra một số giải pháp và kiến nghị về công tác quản lý các công ty cổ
phần tại tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1- bộ giao thông vận tải.
6. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh sách tài liệu tham khảo, danh sách
bảng và phụ lục, luận văn gồm 4 chƣơng:

3


Chƣơng 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở khoa học về quản
lý công ty cổ phần tại tổng công ty theo hình thức công ty mẹ- công ty con.
Chƣơng 2. Phƣơng pháp và thiết kế nghiên cứu đề tài.
Chƣơng 3. Thực trạng về quản lý các công ty cổ phần tại tổng công ty
xây dựng công trình giao thông 1 – Bộ giao thông vận tải.
Chƣơng 4. Giải pháp và kiến nghị về quản lý các công ty cổ phần tại
tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 – Bộ giao thông vận tải.

4



CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ
QUẢN LÝ CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN TẠI CÁC TỔNG CÔNG TYCÓ
HÌNH THỨC CÔNG TY MẸ - CÔNG TY CON.
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về quản lý các công ty cổ phần tại
các tổng công ty có hình thức công ty mẹ- công ty con.
Cùng với sự phát tiển của các thành phần kinh tế khác, các DNNN
thuộc Bộ Giao thông vận tải vừa đƣợc phát triển, mở rộng, vừa đƣợc sắp xếp,
cơ cấu lại và từng bƣớc chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trƣờng. Thực
hiện một số quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đƣợc Chính phủ giao đối với
doanh nghiệp, Bộ GTVT đã chỉ đạo các doanh nghiệp xây dựng chiến lƣợc
phát triển, cơ cấu tổ chức, ngành nghề kinh doanh theo đúng mục tiêu, phù
hợp năng lực của doanh nghiệp. Bƣớc đầu, Bộ giao thông vận tải đã chỉ đạo
cổ phận hóa một số doanh nghiệp trực thuộc tổng công ty công ty công trình
giao thông 1- Bộ giao thông vận tải thành các công ty cổ phần.
Việc quản lý các công ty cổ phần tại tổng công ty công trình giao thông 1
– Bộ giao thông vận tải cũng đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến vấn đề này.
Theo Paul H.Allen trong cuốn “Tái lập doanh nghiệp”: Xu hƣớng
nghiên cứu trên thế giới tập trung vào cách thức và phƣơng pháp tiến hành tái
cấu trúc của Doanh nghiệp có hiệu quả và từ đó tái lập Doanh nghiệp. Nhƣng
chƣa đủ để tiến hành một cuộc cách mạng nhƣ tái lập.
Hai nhà kinh tế Mỹ nổi tiếng M.Hamer và J.Champy tác giả cuốn “ Tái
lập công ty ” cho rằng “Tái lập là sự suy nghĩ lại một cách căn bản và thiết kế
lại tận gốc quy trình hoạt động kinh doanh để đạt đƣợc sự cải thiện vƣợt bậc đối
với các chi tiêu cốt yếu và có tính nhất thời nhƣ giá cả, chất lƣợng, sự phục vụ và
nhanh chóng” [11, trang 55, dòng 6-9].Trong nghiên cứu của mình, các tác giả

5



trên nêu ra các phƣơng thức quản lý các công ty cổ phần nhằm mang lại hiệu quả
cao nhất song ít đề cập đến quản lý nhà nƣớc mà để thị trƣờng tự điều chỉnh.Có
thể nói nƣớc Mỹ là khơi nguồn cho ý tƣởng này và các nhà kinh tế Mỹ cũng là
những ngƣời đầu tiên quan tâm nghiên cứu về nó.
Trong cuốn “ Trí tuệ kinh doanh châu Á ” của tác giả Dayao do An
Trang và các cộng sự dich, bản quyền của xuất bản lao động xã hội, tái bản
lần 2 năm 2012 cũng đã nêu lên khá nhiều vấn đề trong phát triển doanh
nghiệp và các cách thức quản lý các công ty cổ phần cả ở góc độ quản trị
doanh nghiệp và quản lý nhà nƣớc đối với các công ty cổ phần trong xu
hƣớng hội nhập. Nội dung xuyên suốt trong cuốn sach là các dẫn chứng và
các lập luân nhằm khẳng định: “ Trí tuệ của nhà lãnh đạo là tìm ra con đƣờng
đi chính xác và nhanh nhất, quản lý là khâu then chốt để đi đến thành công” ( nhận xét của tác giả luận văn).
Tác phẩm gối đầu cho các nhà quản lý “ Những quy tắc trong quản lý”
của tác giả Richard, Nguyễn Công Điều dịch, nhà xuất bản lao động- 2009.
Trong cẩm nang về quản lý này, tác giả đã đƣa ra các nguyên tắc cơ
bản và triết lý của chúng cũng nhƣ cách sử dụng trong những tình huống thực
tế. Các quy tắc trong quản lý mà tác giả viết ra là kết quả của một quá trình
nghiên cứu và đúc kết qua khảo sát hàng nghìn công ty và nhiều cơ quan quản
lý nhà nƣớc trên thế giới. Đã nhiều quốc gia, các tập đoàn lớn trên thế giới áp
dụng các quy tắc quản lý này, ở xung quanh ta nhiều khi ta thấy sự xuất hiện
của chúng có thể do vô tinh hay áp dụng theo nội dung của cuốn sách một
cách linh động.
Trong cuốn “ Cạm bẫy trong quản lý” của hai tác giả Albright và
Claycarr do Thu Hƣơng Vf Hà Thu biên dich, nhà xuất bản trẻ - 2014 đƣa ra
các dự báo về các rủi ro xảy ra trong quản lý. Các tác giả đã nghiên cứu nhiều
mô hình quản lý và hệ thống hóa một cách khoa học về những sai lầm trong

6



công tác quản lý cũng nhƣ các cách quản lý tồi của các nhà quản lý và hậu
quả của chúng.Thànhquả của các tác giả có đƣợc nhờ công sức và trí tuệ siêu
việt rất đáng ghi nhận.Nhờ có các dự báo này mà các nhà quản lý sẽ đƣa ra
đƣợc các cách thức quản lý an toàn và hiệu quả.
Báo cáo của Bộ GTGT tháng 11/2013 trình VP Chính phủ về “ Kết quả
tái cơ cấu DNNN thuộc Bộ GTVT trong 03 năm 2011-2013”đã đƣa ra đề
xuất, kiến nghị: Sửa đổi, bổ sung Luật Phá sản phù hợp hơn với thực tiễn để
thuận lợi trong quá trình tổ chức thực hiện; Quan tâm, tạo điều kiện hỗ trợ cho
Bộ GTVT trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện Tái cơ cấu DNNN, ban
hành cơ chế, chính sách đặc thù đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh
vực đầu tƣ để phát triển hạ tầng giao thông.
Báo cáo của Vụ quản lý doanh nghiệp 4/2015 trình Bộ trƣởng Bộ giao
thông về “ Kết quả cổ phần hóa Tổng công ty công trình giao thông 1- Bộ
Giao thông vận tải trong 02 năm 2014-2015” đã thống kê những thành tựu và
hạn chế sau 2 năm thực hiện cổ phần hóa tổng công ty xây dựng công trình
giao thông 1- Bộ giao thông vận tải trong đó có các thành tựu về quản lý các
công ty cổ phần tại tổng công ty.
Đề tài luận án tiến sỹ kinh tế “ Đổi mới cơ chế quản lý vốn và tài sản
đối với các tổng công ty 91 phát triển theo mô hình tập đoàn kinh doanh ở
việt nam ” năm 2006 , tác giả Nguyễn Xuân nam đã đƣa ra các cơ sỏ pháp lý
một cách hệ thống cho vấn đề quản lý vốn tại các tổng công ty, tuy nhiên tác
giả chỉ đi sâu nghiên cứu các rủi ro trong công tác quản lý vốn mà chƣa làm
rõ các nội dung của công tác quản lý vốn tại các công ty con và công ty liên
kết tại các tổng công ty.
Đề tài luận văn thạc sỹ của tác giả Phạm Văn Duy, 2014: “ Nâng cao
năng lực quản lý tại công ty cổ phần 492” Trƣờng Đại học giao thông vận tải.
Luận văn đánh giá công tác quản lý tại công ty cổ phần 492, phân tích nguyên

7



nhân và đƣa ra 5 giải pháp nhăm nâng cao năng lực quản lý tại công ty. Trong
đó có giải pháp về vai trò của quản lý thƣơng hiệu rất mới.
PGS.TS Tràn Đình Thiên- Viện Kinh tế Việt Nam phát biểu tại Buổi
hội thảo “Tổ chức kiểm toán quá trình thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế ” do
Kiểm toán nhà nƣớc phối hợp với Hội kế toán công chứng anh thực hiện tại
Hà nội tháng 12/2013, cho rằng: Tái cơ cấu nền kinh tế gắn liền với hoạt
động Kiểm toán. Tái cơ cấu phải lựa chọn “tọa độ đột phá”. Tái cơ cấu vẫn
chƣa thực sự diện ra tại Việt Nam. Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nƣớc: không
thẻ làm đại trà kiểu phong trào; không thể Tái cơ cấu “Từ dƣới lên” cũng
không phải theo cách “dƣới” xin “trên” cho đổi mới; chọn 3-4 Tập đoàn để tái
cơ cấu “mẫu” trong thời gian ngắn, sau đó rút kinh nghiệm làm đại trà. Công
tác kiểm toán phải đƣợc thực hiện định kỳ và nghiêm túc để quản lý phần
vốn nhà nƣớc tại các công ty cổ phần có vốn nhà nƣớc.
TS. Trần Du Lịch- Phó trƣởng đoàn ĐBQH TP. Hồ Chí Minh trong
chuyên đề “Tái cơ cấu nền kinh tế- một năm nhìn lại” đăng trên Tạp chí
Nghiên cứu khoa học kiểm toán của Kiểm toán nhà nƣớc số 66-Tháng 4/2013
đã đƣa ra 9 giải pháp cho tái cơ cấu DNNN. Trong các giải pháp đó tác giả đã
phân tích khá kỹ về vai trò của quản lý nhà nƣơc trong công tác cổ phần hóa
và quản lý các công ty cổ phần nhƣ thế nào nhắm đảm bảo sự phát triển ổn
định và bền vững.
Chuyên gia Kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng: cần phải tạo lập khuôn
khổ pháp lý và chính sách cho tái cơ cấu DNNN, cần đổi mới tƣ duy về vai
trò của Nhà nƣớc và thị trƣởng, thay đổi hẳn quan niệm về vai trò và chức
năng của nhà nƣớc, của DNNN nói chung và tập đoàn, tổng công ty Nhà
nƣớc nói riêng trong nền kinh tế thị trƣờng. Bà khẳng định vai trò của các
công ty cổ phần nhƣng cũng rất lo ngại cho sự phát triển của mô hình
doanh nghiệp này trong nền kinh tế thị trƣờng trong khi quản lý nhà nƣớc


8


về loại hình doanh nghiệp này còn chƣa thực sự thống nhất từ các cơ quan
quản lý nhà nƣớc.
Trong quá trình nghiên cứu có tham khảo tài liệu của các Chuyên gia
kinh tế, các học giả, và tự tìm hiểu trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng
cũng nhƣ thực tế tại các công ty cổ phần tại tổng công ty công trình giao
thông 1 – Bộ giao thông..
Kết luận:Trong các nghiên cứu của các Tác giả đa số đều đƣa ra các
cách thức chung, các cơ sở lý luận cho công tác quản lý các công ty.Những
khó khăn, thuận lợi, sự đƣợc mất trong quá trình cổ phần hóa và các giải pháp
tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nƣớc cũng đƣợc nhiều công trình nghiên cứu đề
cập.Có công trình nghiên cứu cũng đề cập đến quản lý công ty cổ phần ở góc
độ quản lý vi mô, có những nghiên cứu cũng đã đề cập đến vai trò quản lý nhà
nƣớc đối với các công ty cổ phần ở các khía cạnh cụ thể. Song chƣa có nghiên
cứu nào đi sâu nghiên cứu bản chất của quản lý các công ty cổ phần tại tổng
công ty đó là quản lý vốn đầu tƣ dạng cổ đông góp vốn, đây là khoảng trống
cho nghiên cứu của luận văn.
1.2. Cơ sở khoa học về quản lý các công ty cổ phần tại tổng công ty ( công
ty mẹ)
1.2.1. Các vấn đề chung về quản lý các công ty cổ phần tại các tổng công ty.
1.2.1.1.Các khái niệm liên quan đến quản lý các công ty cổ phần tại các tổng
công ty.
- Quản lý nói chung là sự tác động có tổ chức, có mục đích của chủ thể
quản lý lên đối tƣợng quản lý và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả
các nguồn lực để đạt đƣợc các nục tiêu đặt ra trong sự vận động của sự vật.
Quản lý vừa là khoa học vừa là nghệ thuật, quản lý là một tất yếu khách quan
của quá trình xã hội hóa sản xuất. Có nhiểu mô hình quản lý khác nhau tùy
vào mục tiêu của nhà quản lý, song mô hình tổng quát về hệ thống quản lý


9


đều bao gồm chủ thể quản lý, đối tƣợng quản lý và mục tiêu của công tác
quản lý nhƣ trong hình 1.1. Khoa học quản lý luôn phát triển và ngày càng
hoàn thiện do vai trò của quản lý là vô cùng quan trọng , xã hội phát triển
càng nhanh càng đa dạng thì khoa học quản lý càng phát triển để phù hợp với
sự phát triển đó. Các ngành khoa học tự nhiên và xã hội ngày càng phát triển
là cơ sở phát triển các công cụ tiế bộ trong khoa học quản lý, đồng thời các
kết quả nghiên cứu về tâm lý học và xã hội học cũng làm cho quản lý có yếu
tố mềm dẻo và linh hoạt nhƣ một nghệ thuật đỉnh cao.

Chủ thể quản lý
Mục tiêu
Đối tƣợng quản lý

Hình 1.1. Sơ đồ quản lý.
Nguồn: Quản lý nhà nước về kinh tế,GS.TS Phan Huy Đường
- Quản lý nhà nƣớc: “ Quản lý nhà nƣớc là một dạng quản lý do nhà
nƣớc làm chủ thể, định hƣớng điều hành, chi phối v.v... để đạt đƣợc mục tiêu
kinh tế xã hội trong những giai đoạn lịch sử nhất định” – Quản lý nhà nƣớc về
kinh tế, trang 27,GS.TS Phan Huy Đƣờng, Nhà xuất bản đại học quốc gia Hà
nội,2012.
-Công ty cổ phần là loại hình kinh tế tƣ nhân đƣợc phát triển đến một
trình độ nhất định. Tại đây, nhiều tổ chức, cá nhân cùng tham gia góp vốn và

10



điều hành hoạt động của công ty thông qua hội đồng quản trị và ban lãnh đạo
dƣới sự tín nhiệm của hội đồng thành viên.
+ Luật doanh nghiệp năm 2005 định nghĩa : “ Công ty cổ phần là doanh
nghiệp trong đó:
Vốn điều lệ đƣợc chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác
củadoanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp
Cổ đông có quyền tự do chuyển nhƣợng cổ phần của mình cho ngƣời
khác, trừ trƣờng hợp pháp luật có quy định khác;
Cổ đông có thể là tổ chức; cá nhân; số lƣợng cổ đông tối thiểu là ba và
không hạn chế số lƣợng tối đa;
Công ty cổ phần có tƣ cách pháp nhân kể từ ngày đƣợc cấp giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh;
Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại ra công
chúng để huy động vốn ”
+ Đặc điểm của công ty cổ phần:
Vốn điều lệ của công ty cổ phần đƣợc chia thành nhiều phần bằng nhau
gọi là cổ phần. Ngƣời chủ sở hữu vốn cổ phần đƣợc gọi là cổ đông. Mỗi cổ
đông có thể mua một hoặc nhiều cổ phần;
Công ty cổ phần có thể phát hành nhiều loại cổ phần, trong đó có cổ
phần phổ thông. Ngoài cổ phần phổ thông, công ty có thể phát hành cổ phần
ƣu đãi, bao gồm: Cổ phần ƣu đãi biểu quyết, cổ phần ƣu đãi cổ tức, cổ phần
ƣu đãi hoàn lại và cổ phần ƣu đãi khác do Điều lệ công ty quy định.
Cổ đông có quyền tự do chuyển nhƣợng cổ phần của mình cho ngƣời
khác, trừ trƣờng hợp đó là cổ phần ƣu đãi biểu quyết và cổ phần của cổ đông
sáng lậpđăng ký kinh doanh. Đặc điểm này của công ty cổ phần đã cho phép các

11



nhà đầu tƣ có khả năng chuyển đổi hình thức và mục tiêu đầu tƣ một cách linh
hoạt. công ty trong ba năm đầu kể từ ngày công ty đƣợc cấp Giấy chứng nhận.
Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác
của công ty trong phạm vi số vốn góp công ty. Đặc điểm này cho thấy, các cổ
đông chỉ chịu trách nhiệm pháp lý hữu hạn đối với phần vốn góp của mình
vào công ty ( Khác với tính trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh
trong công ty hợp danh, chủ doanh nghiệp tƣ nhân trong doanh nghiệp tƣ nhân.
Công ty đƣợc quyền phát hành chứng khoán các loại ra công chúng để
huy động vốn. Đặc điểm này cho thấy khả năng huy động vốn của công ty là
rất lớn và rộng rãi trong công chúng.
Số lƣợng cổ đông của công ty cổ phần tối thiểu là ba và không hạn chế
số lƣợng tối đa ( Khác với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
là số thành viên không đƣợc quá 50 ). Trong quá trình hoạt động, cổ đông
đƣợc quyền tự do chuyển nhƣợng cổ phần của mình ( Trừ trƣờng hợp pháp
luật có quy định khác). Vì vậy, số lƣợng cổ đông của công ty cổ phần thƣờng
là rất đông.
-Công ty cổ phần có vốn nhà nƣớc là công ty cổ phần mà có thành viên
góp vốn là nhà nƣớc hoặc một tổ chức có sử dụng vốn nhà nƣớc.
Quá trình hình thành và phát triển của loại hình công ty cổ phần có vốn
nhà nƣớc:
Khi nền kinh tế Việt nam còn chƣa chuyền thành nền kinh tế thị trƣờng
định hƣớng xã hội chủ nghĩa nhƣ hiện nay, thành phần kinh tế tƣ nhân chƣa
đƣợc chấp nhận,tất cả các doanh nghiệp trong đó có các công ty hoạt động
trong lĩnh vực xây dựng công trình giao thông. Trong tình hình mới, Đảng và
Nhà nƣớc chủ trƣơng chuyển nền kinh tế quan liêu bao cấp sang nền kinh tế
thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa với nhiều thành phần kinh tế. Để phù
hợp với xu thế phát triển chung của khu vực, chính phủ Việt nam đã tái cơ

12



cấu nền kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng ƣu tiên cho thành
phần kinh tế tƣ nhân. Đây là cơ hội xuất hiên và phát triển hình thức công ty
cổ phần đặc biệt là trong các ngành mũi nhọn nhƣ hạ tầng giao thông.
-Quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp khi chuyển sang nền kinh tế thị
trƣờng có những đặc điểm sau:
Một là: Quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp phải phù hợp với thể
chế kinh tế thị trƣờng, lấy cơ chế thị trƣờng làm nền tảng để định hƣớng cho
việc áp dụng các công cụ quản lý.
Hai là: Việc quản lý đối với doanh nghiệp đƣợc tiến hành theo các
phƣơng pháp và với những công cụ khác với phƣơng pháp và công cụ quản lý
ở giai đoạn trƣớc đó, pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý nhà nƣớc đối
với kinh tế đƣợc tăng cƣờng. Do nền kinh tế nƣớc ta đã đƣợc đa dạng hoá về
hình thức sở hữu và chuyển sang cơ chế thị trƣờng. Với đối tƣợng này, Nhà
nƣớc không thể không quản lý bằng pháp luật. Tình trạng buông lỏng kỷ luật,
kỷ cƣơng, sự hữu khuynh trong chức năng tổ chức, giáo dục, chức năng
chuyên chính của nhiều cơ quan quản lý nhà nƣớc về kinh tế, tình trạng xem
nhẹ pháp chế trong hoạt động kinh tế của nhiều doanh nhân đã làm cho trật tự
kinh tế của nƣớc ta trong những năm qua có nhiều rối loạn, gây tổn thất
không nhỏ cho đất nƣớc nói chung, Nhà nƣớc nói riêng, làm giảm sút nghiêm
trọng uy tín và làm lu mờ quyền lực của Nhà nƣớc ta. Để khắc phục tình trạng
trên, cần phải tăng cƣờng lập pháp và tƣ pháp. Về lập pháp, phải từng bƣớc
đƣa mọi quan hệ xã hội trên lĩnh vực kinh tế vào khuôn khổ pháp luật, các
đạo luật phải đƣợc xây dựng đồng bộ, chính xác, có chế tài rõ ràng và đúng
mức. Trong tƣ pháp, mọi việc phải nghiêm, từ khâu giám sát, phát hiện, điều
tra, công tố đến khâu xét xử, thi hành án, không để xảy ra tình trạng lọt tội
phạm, có tội phạm không bắt, bắt rồi không xét xử hoặc xét xử nhẹ, xử rồi
không thi hành án, thi hành án nửa vời, v.v.

13



Ba là: Nƣớc ta đã trở thành thành viên của nhiều tổ chức quốc tế
(ASEAN, APEC,…), đặc biệt ngày 01/11/2006 nƣớc ta đã trở thành thành
viên thứ 150 của WTO. Ký nhiều hiệp định song phƣơng và đa phƣơng (Hiệp
định thƣơng mại Việt Nam – Hoa Kỳ, Việt Nam – EU, ký và triển khai thực
hiện AFTA,…).Chức năng chính của quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp
nói chung và đối với doanh nghiệp nói riêng là định hƣớng về mặt chiến lƣợc
cho sự phát triển của các doanh nghiệp đƣợc thực hiện gián tiếp qua các công
cụ chính sách kinh tế vĩ mô, công cụ pháp luật; hình thành môi trƣờng hoạt
động cho các doanh nghiệp mà cơ bản là môi trƣờng pháp lý và thể chế; hỗ
trợ và điều tiết hoạt động của các doanh nghiệp bằng các công cụ kinh tế vĩ
mô; kiểm tra, giám sát sự tuân thủ pháp luật của các doanh nghiệp; tham gia
khắc phục những khuyết tật của thị trƣờng. Nhà nƣớc phải đặc biệt coi trọng
và thực hiện tốt chức năng hỗ trợ công dân lập thân, lập nghiệp về kinh tế, coi
đó là một trong những nét đặc thù của sự đổi mới chức năng quản lý nhà nƣớc
về kinh tế so với trƣớc thời kỳ đổi mới.Mục tiêu chủ yếu của quản lý nhà
nƣớc đối với doanh nghiệp nói chung và đối với các công ty cổ phần nói
riêng là nhằm tạo môi trƣờng hoạt động thuận lợi, bình đẳng, cạnh tranh; đảm
bảo để doanh nghiệp tuân thủ pháp luật; bảo đảm hiệu lực, hiệu quả của quản
lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp.
- Những vấn đề riêng có của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất
kinh doanh, cần đƣợc Nhà nƣớc quản lýxuất phát từ chính các đặc điểm của
doanh nghiệp. Dƣới đây sẽ phân tích một số khó khăn, hạn chế của doanh
nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh cần đƣợc Nhà nƣớc can thiệp.
+ Thiếu vốn sản xuất kinh doanh: Để tiến hành bất cứ hoạt động sản
xuất kinh doanh nào cũng cần phải có vốn. Vốn là điều kiện tiên quyết, có ý
nghĩa quyết định tới các bƣớc tiếp theo của quá trình kinh doanh. Phần lớn
các doanh nghiệp vừa và nhỏ đều rất hạn chế về vốn tự có, nên nhu cầu về


14


×