Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Xây dựng quy trình quản lý các công trình cấp nước tập trung nông thôn áp dụng tại huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.77 MB, 92 trang )



1





ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN




Nguyễn Thị Hương




XÂY DỰNG QUY TRÌNH QUẢN LÝ CÁC CÔNG TRÌNH
CẤP NƢỚC TẬP TRUNG NÔNG THÔN
ÁP DỤNG TẠI HUYỆN BÌNH LỤC, TỈNH HÀ NAM



LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC







Hà Nội - 2013







2



























ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN




Nguyễn Thị Hương



XÂY DỰNG QUY TRÌNH QUẢN LÝ CÁC CÔNG TRÌNH
CẤP NƢỚC TẬP TRUNG NÔNG THÔN
ÁP DỤNG TẠI HUYỆN BÌNH LỤC, TỈNH HÀ NAM


Chuyên ngành: Khoa học Môi trƣờng
Mã số: 608502

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

Cán bộ hƣớng dẫn: Tiến sỹ Huỳnh Phú


Hà Nội - 2013



3
MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN: 1
MỤC LỤC: 2
DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH: 5
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT: 6
MỞ ĐẦU: 7
CHƢƠNG I. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH CẤP NƢỚC SẠCH NÔNG THÔN Ở
VIỆT NAM VÀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU: 9
1.1. Khái niệm về nƣớc sạch : 9
1.2. Tổng quan tình hình cấp nƣớc sạch nông thôn ở Việt Nam: 11
1.2.1. Đánh giá điều kiện nguồn nước ảnh hưởng đến việc cấp nước sạch: 11
1.2.2. Điều kiện KTXH tác động đến việc cấp nước sạch: 16
1.2.3. Kết quả thực hiện về cấp nước sạch ở Việt Nam: 19
1.2.4. Những vấn đề đặt ra đối với cấp nước sạch nông thôn: 29
1.2.5. Cơ sở lý luận đánh giá công trình CNTTNT theo hướng PTBV: 30
1.2.6. Phương pháp đánh giá công trình CNTTNT theo hướng PTBV: 38
1.3. Tổng quan điều kiện tự nhiên, KTXH tác động đến cấp nước sạch nông thôn tại
khu vực nghiên cứu: 40
1.3.1. Điều kiện tự nhiên: 40
1.3.2. Điều kiện KTXH: 43
1.3.3. Đánh giá khả năng cấp nước cho sinh hoạt: 43
CHƢƠNG II. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU : 45
2.1. Đối tượng nghiên cứu: 45
2.2. Phạm vi nghiên cứu: 45
2.3. Phương pháp nghiên cứu: 47
CHƢƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN: 51

3.1. Đánh giá kết quả thực hiện cấp nước nông thôn tại khu vực nghiên cứu: 51
3.1.1. Hiện trạng sử dụng nước sinh hoạt của người dân trước năm 1990: 51
3.1.2. Kết quả thực hiện chương trình cấp nước sinh hoạt của Chính phủ từ năm 1990
đến nay: 51
3.2. Đánh giá sự PTBV của công trình CNTTNT tại khu vực nghiên cứu: 52


4
3.2.1. Bền vững về nguồn nước: 52
3.2.2. Bền vững về quản lý, vận hành: 52
3.2.3. Bền vững khi có sự tham gia của cộng đồng: 55
3.2.4. Bền vững về tài chính: 55
3.2.5. Bền vững về công nghệ : 57
3.2.6. Bền vững về tổ chức: 58
3.2.7. Đánh giá chung sự PTBV của các công trình CNTTNT theo phương pháp trọng
số: 58
3.2.8. Đánh giá tồn tại trong công tác quản lý, vận hành các công trình CNTTNT tỉnh
huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam : 60
3.3. Đánh giá hiệu quả môi trường từ công trình CNTTNT: 64
3.3.1. Bảo vệ nguồn tài nguyên nước ngầm và loại bỏ ô nhiễm Asen: 64
3.3.2. Nước sạch và sức khoẻ của người hưởng lợi: 64
3.3.4. Tác dụng tích cực đến hệ thống giáo dục tại địa phương: 64
3.4. Tác động tích luỹ từ hệ thống công trình CNTTNT đến hệ thống môi trường xã hội
và tài nguyên nước tại khu vực nghiên cứu: 65
3.5. Đề xuất quy trình quản lý công trình CNTTNT theo hướng PTBV áp dụng tại
huyện Bình lục tỉnh Hà Nam: 68
3.5.1. Quản lý tài nguyên nước và môi trường lưu vực: 68
3.5.2. Thực hiện quy trình quản lý vận hành bền vững: 69
3.5.3. Quản lý tài chính: 70
3.5.4. Cộng đồng tham qia quản lý công trình CNTTNT: 72

3.5.5. Quản lý công nghệ trong cấp nước và bảo vệ môi trường lưu vực: 73
3.5.6. Tổ chức quản lý, vận hành công trình CNTTNT: 74
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ: 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO: 80
PHỤ LỤC




5
DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH
I. Danh mục bảng
1. Bảng 01. Các chỉ tiêu giám sát cấp độ A theo QCVN 02:2009/BYT: 12
2. Bảng 02. Trữ lƣợng động thiên nhiên nƣớc ngầm: 13
3. Bảng 03. Mô đun dòng ngầm: 14
4. Bảng 04. Kết quả thực hiện Chƣơng trình MTQG về Nƣớc sạch từ 2005-2012: 20
5. Bảng 05. Điểm tổng hợp theo từng tiêu chí có gắn trọng số: 40
6. Bảng 06. Kết quả phân tích chất lƣợng nƣớc tại các công trình CNTTNT khu vực
nghiên cứu: 54
7. Bảng 07. Mô hình quản lý, vận hành các công trình CNTTNT tại khu vực nghiên
cứu: 58
8. Bảng 08. Bảng tổng hợp kết quả đánh giá PTBV công trình theo phƣơng pháp trọng
số: 60


6
II. Danh mục hình
1. Hình 01. Sơ đồ hệ thống cấp nƣớc tập trung sử dụng nƣớc ngầm: 24
2. Hình 02. Sơ đồ hệ thống cấp nƣớc tập trung sử dụng nƣớc mặt: 25
3. Hình 03. Biểu đồ phân loại các mô hình quản lý công trình CNTTNT: 26

4. Hình 04. Tiếp cận khái niệm kinh tế, xã hội, sinh thái trong PTBV: 33
5. Hình 05. Mô hình công nghệ áp dụng trƣớc năm 2005: 57
6. Hình 6. Mô hình công nghệ áp dụng sau năm 2005: 57


7
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ADB Ngân hàng Phát triển Châu á
AusAID Cơ quan phát triển Quốc tế Úc
CĐQL Cộng đồng quản lý
CNTTNT Cấp nƣớc tập trung nông thôn
CNH-HĐH Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá
DANIDA Cơ quan hỗ trợ phát triển Quốc tế Đan mạch
KTXH Kinh tế xá hội
LienAID Tổ chức phát triển Singapore
MTQG Mục tiêu Quốc gia
PTBV Phát triển bền vững
PTNT Phát triển nông thôn
QCVN Quy chuẩn Việt Nam
UNDP Cơ quan phát triển Liên hợp quốc
UBND Uy ban Nhân dân
UNICEF Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc
VSMTNT Vệ sinh môi trƣờng nông thôn
WB Ngân hàng Thế giới
WHO Tổ chức Y tế Thế giới


8
MỞ ĐẦU

Cấp nƣớc và vệ sinh môi trƣờng nông thôn đã trở thành một bộ phận quan
trọng trong chính sách phát triển nông thôn và bảo vệ môi trƣờng trong thời kỳ công
nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay. Nƣớc sạch là nhu cầu cơ bản, có tính chất sống
còn, có tác động đến mọi lĩnh vực đời sống và sự phát triển KTXH. Nâng cao số
ngƣời đƣợc sử dụng nƣớc sạch đã đƣợc cộng đồng quốc tế quan tâm và xác định là
một trong những mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ.
Ở nƣớc ta, vấn đề cấp nƣớc và vệ sinh môi trƣờng nông thôn luôn đƣợc Đảng
và Nhà nƣớc quan tâm, hoạch định và thực thi những chính sách phù hợp với từng
giai đoạn phát triển. Điều đó đƣợc thể hiện rõ trong nhiều văn bản về chiến lƣợc,
chính sách, kế hoạch phát triển KTXH và đã trở thành cam kết của Việt Nam với
cộng đồng quốc tế.
Đến hết năm 2012, theo kết quả Chƣơng trình MTQG Nƣớc sạch và
VSMTNT, cả nƣớc đã có 81% dân số nông thôn đƣợc sử dụng nƣớc hợp vệ sinh,
trong đó có 42% sử dụng nƣớc đạt QCVN 02:2009/BYT. Cùng với các công trình
cấp nƣớc nhỏ lẻ hộ gia đình, các công trình cấp nƣớc tập trung nông thôn không
ngừng đƣợc quan tâm phát triển. [4]
Công trình cấp nƣớc tập trung nông thôn ngày càng đƣợc mở rộng nhờ kiểm
soát tốt hơn cả về số lƣợng, chất lƣợng nƣớc và thuận lợi cho ngƣời sử dụng. Nhất
là trong tình hình nguồn nƣớc ngày càng cạn kiệt và suy thoái, công trình cấp nƣớc
tập trung càng phát huy các ƣu điểm vƣợt trội.
Huyện Bình lục, tỉnh Hà Nam nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ, có địa
hình trũng, vào trƣớc những năm 1960, cuộc sống của ngƣời dân nông thôn ở đây
còn khó khăn. Nƣớc sinh hoạt của ngƣời dân đƣợc lấy từ 3 nguồn nƣớc là nƣớc
mƣa, nƣớc ao hồ, sông lạch tự nhiên, nƣớc giếng làng (từ nƣớc ngầm tầng nông).
Từ năm 2000 đến nay, nhờ sự hỗ trợ của Chính phủ, các nhà tài trợ và sự ƣu tiên
trong chính sách đầu tƣ của địa phƣơng mà nhiều công trình cấp nƣớc tập trung đã
và đang đƣợc xây dựng nhằm phục vụ tốt hơn cuộc sống của ngƣời dân. Tuy nhiên,
hiện nay, một số công trình đƣợc xây dựng đã xuống cấp, các mô hình quản lý
Formatted: Indent: Left: 0 cm, Right:
0 cm, Space After: 0 pt, Line spacing:

1,5 lines
Formatted: Normal, Line spacing: 1,5
lines, Tab stops: Not at 1,27 cm
Formatted: Space After: 0 pt, Line
spacing: 1,5 lines


9
không bền vững, quy trình quản lý công trình cấp nƣớc tập trung chƣa tuân thủ các
quy trình của sản xuất cung ứng nƣớc sạch, cân đối thu chi không bảo đảm, duy tu
bảo dƣỡng không thƣờng xuyên, công tác tuyên truyền vận động nhân dân hƣởng
ứng sử dụng nƣớc sạch đảm bảo vệ sinh chƣa thƣờng xuyên, chất lƣợng nguồn nƣớc
cấp sinh hoạt cho ngƣời dân chƣa đảm bảo, không phát huy hết hiệu quả sau đầu tƣ.
Đặc biệt vấn đề bảo vệ đầu nguồn, hầu hết các công trình cấp nƣớc sử dụng nguồn
nƣớc sông tƣới tiêu nông nghiệp, thiếu công tác bảo vệ khu vực đầu nguồn, làm
tăng thời gian lắng lọc, tăng hóa chất xử lý, làm tăng giá thành nƣớc sạch.
Trƣớc thực trạng đó, cần thiết thực hiện đề tài “Xây dựng quy trình quản lý
các công trình cấp nước tập trung áp dụng tại huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam”, góp
phần tạo cơ sở khoa học nâng cao chất lƣợng nƣớc cấp và đề xuất những giải pháp
bảo vệ nguồn tài nguyên môi trƣờng khu vực và hƣớng tới phát triển phát triển bền
vững. Đề tài hƣớng tới mục tiêu nghiên cứu nhƣ sau:
- Đánh giá tổng quan tình hình sử dụng nguồn nƣớc cho sinh hoạt của ngƣời
dân trong khu vực nghiên cứu từ trƣớc những năm 1990 và kết quả thực hiện
Chƣơng trình cấp nƣớc sạch của địa phƣơng từ những năm 1990 đến nay;
- Đánh giá hiệu quả hoạt động các công trình công trình CNTTNT tại khu
vực nghiên cứu theo hƣớng PTBV;
- Xây dựng quy trình quản lý các công trình CNTTNT tại khu vực nghiên
cứu theo hƣớng PTBV.





10
CHƢƠNG I
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH CẤP NƢỚC SẠCH NÔNG THÔN Ở VIỆT
NAM VÀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.1. Khái niệm về nƣớc sạch
- Nƣớc sạch vừa là nhu cầu vừa là điều kiện tối cần thiết cho đời sống con
ngƣời. Không có nƣớc thì không có cuộc sống trên trái đất. Con ngƣời cần đến nƣớc
từ khi mới trào đời cho đến khi mất đi. Với khả năng phi thƣờng của con ngƣời,
ngƣời ta có thể nhịn ăn đƣợc 1 tháng song lại không thể chịu khát quá 1 tuần.
- Nƣớc có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc sống con ngƣời nhƣng đó phải là
nguồn nƣớc sạch. Ngƣợc lại nếu nguồn nƣớc bị ô nhiễm sẽ có tác hại rất lớn đối với
sức khỏe của cộng đồng. Nguồn nƣớc sông ngòi, ao hồ bị ô nhiễm chủ yếu do chất
thải của con ngƣời và động vật. Việc ô nhiễm có lúc trở thành nguồn truyền bệnh
rất nguy hiểm, lan truyền gây tử vong cho nhiều ngƣời. Theo số liệu thống kê của tổ
chức Y tế Thế giới (WHO) thì nƣớc bẩn dùng cho sinh hoạt là nguyên nhân gây nên
hơn 80% các loại bệnh tật của con ngƣời.
- Theo quan niệm của WHO, nƣớc sạch là nƣớc không mùi, không màu,
không vị và không chứa các chất tan, các vi khuẩn không nhiều quá mức cho phép
và tuyệt đối không có vi sinh vật gây bệnh. Tiêu chuẩn Quốc tế là tiêu chuẩn của
WHO ban hành năm 1984 về 4 mặt là: chất vô cơ tan, vi sinh vật, chất hữu cơ và
vật lý.
- Nƣớc sạch của Việt Nam đƣợc định nghĩa tại Điều 3 của Luật Tài nguyên
Nƣớc đƣợc Quốc hội thông qua năm 2012 " Nƣớc sạch là nƣớc có chất lƣợng đáp
ứng quy chuẩn kỹ thuật về nƣớc sạch của Việt Nam".
- Bộ Y tế đã ban hành hai Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia mới là: Quy chuẩn
kỹ thuật Quốc gia về chất lƣợng nƣớc ăn uống (QCVN 01:2009/BYT) và Quy
chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lƣợng nƣớc sinh hoạt (QCVN 02:2009/BYT), kèm
theo Thông tƣ số 05/2009/TT-BYT ngày 17/9/2009 với 14 chỉ tiêu chất lƣợng

(Bảng 01 dƣới đây ) [7]



11
Bảng 01. Các chỉ tiêu giám sát cấp độ A theo QCVN 02:2009/BYT

TT
Tên chỉ tiêu
Đơn vị
tính
Giới hạn tối đa cho phép
Phƣơng pháp thử
Mức độ
giám
sát
I
II
1
Màu sắc
TCU
15
15
TCVN 6185 - 1996
(ISO 7887 - 1985) hoặc SMEWW 2120
A
2
Mùi vị
-
Không có

mùi vị lạ
Không có
mùi vị lạ
Cảm quan, hoặc SMEWW 2150 B và 2160 B
A
3
Độ đục
NTU
5
5
TCVN 6184 – 1996 (ISO 7027 - 1990)
hoặc SMEWW 2130 B
A
4
Clo dƣ
mg/l
0,3-0,5
-
SMEWW 4500Cl hoặc US EPA 300.1
A
5
pH
-
6,0 - 8,5
6,0 - 8,5
TCVN 6492:1999 hoặc SMEWW 4500 - H+
A
6
Hàm lƣợng Amoni
mg/l

3
3
SMEWW 4500 - NH3 C hoặc SMEWW 4500 - NH3 D
A
7
Hàm lƣợng Sắt tổng số
(Fe2+ + Fe3+)
mg/l
0,5
0,5
TCVN 6177 - 1996 (ISO 6332 - 1988) hoặc SMEWW 3500 -
Fe
B
8
Chỉ số Pecmanganat
mg/l
4
4
TCVN 6186:1996 hoặc ISO 8467:1993 (E)
A
9
Độ cứng tính theo CaCO3
mg/l
350
-
TCVN 6224 - 1996 hoặc SMEWW 2340 C
B
10
Hàm lƣợng Clorua
mg/l

300
-
TCVN6194 - 1996
(ISO 9297 - 1989) hoặc SMEWW 4500 - Cl- D
A
11
Hàm lƣợng Florua
mg/l
1.5
-
TCVN 6195 - 1996
(ISO10359 - 1 - 1992) hoặc SMEWW 4500 - F-
B
12
Hàm lƣợng Asen tổng số
mg/l
0,01
0,05
TCVN 6626:2000 hoặc SMEWW 3500 - As B
B
13
Coliform tổng số
VK/
100ml
50
150
TCVN 6187 - 1,2:1996
(ISO 9308 - 1,2 - 1990) hoặc SMEWW 9222
A
14

E. coli hoặc Coliform
chịu nhiệt
VK/
100ml
0
20
TCVN6187 - 1,2:1996
(ISO 9308 - 1,2 - 1990) hoặc SMEWW 9222
A
Ghi ch: - VK : Vi khuẩn
- Giới hạn tối đa cho phép I: Áp dụng đối với các cơ sở cung cấp nước.
- Giới hạn tối đa cho phép II: Áp dụng đối với các hình thức khai thác nước của cá nhân, hộ gia đình (các hình thức cấp nước bằng
đường ống chỉ qua xử lý đơn giản như giếng khoan, giếng đào, bể mưa, máng lần, đường ống tự chảy).


12
1.2. Tổng quan tình hình cung cấp nƣớc sạch nông thôn ở Việt Nam
1.2.1. Đánh giá điều kiện nguồn nước ảnh hưởng đến việc cấp nước sạch
Việt Nam có tổng diện tích 331.000 km
2
trên đất liền và 1 triệu km
2
diện
tích lãnh hải nằm ở vĩ độ 23
0
22 đến 8
0
30 Bắc và kinh độ 102
0
10 đến 109

0
21 Đông,
nằm ở Đông Nam Á với chiều dài biên giới đất liền hơn 6780km và 3260km bờ
biển cùng hàng trăm đảo lớn nhỏ thuộc quần đảo Trƣờng sa, Hoàng sa, Bạch Long
vĩ với các mạng lƣới Sông lớn nhƣ nhƣ sông Hồng, Sông Mê Công, Sông Mã,
Sông Cả [2]
Nhận xét: Với vị trí đặc biệt đó, nguồn nƣớc tƣơng đối phong phú để phục vụ
cho cấp nƣớc sạch. Nguồn nƣớc chủ yếu đƣợc dùng để cấp nƣớc sinh hoạt bao gồm
nguồn nƣớc mƣa, nƣớc mặt và nƣớc ngầm.
a. Nƣớc mƣa
- Lƣợng mƣa hàng năm của Việt Nam tƣơng đối lớn, trung bình từ 1.800mm
đến 20.000 mm song phân bố không đều cả về không gian và thời gian và tạo nên
những vùng có lƣợng mƣa lớn xen kẽ các vùng có lƣợng mƣa nhỏ trong phạm vi
toàn lãnh thổ.
- Theo các tài liệu khí tƣợng thì nhìn chung, lƣợng mƣa năm trung bình năm
ở Việt Nam biến đổi trong phạm vi khá lớn, từ 600  800mm ở vùng ven biển miền
Trung (Bình Thuận, Ninh Thuận) đến trên 4.000  5.000mm ở các vùng Bắc
Quang, Nam Châu lãnh, Trà Mi - Ba Tơ Phần lớn lãnh thổ Bắc Bộ, Tây Nguyên
và Nam Bộ có lƣợng mƣa năm trong khoảng 1.600mm  2.400mm, trong đó:
+ Đồng bằng Bắc Bộ: 1.600  1.800mm
+ Đồng bằng Nam Bộ: 1.400  2.800mm [2]
- Một đặc điểm của mƣa là sự phân bố không đều theo thời gian trong năm,
chia 2 mùa rõ rệt phụ thuộc vào 2 mùa gió chính, đó là mùa mƣa và mùa khô (mùa
mƣa ít). Hai mùa này khác nhau về lƣợng mƣa, thời gian xuất hiện và kết thúc mƣa,
thời gian mƣa và độ ổn định tƣơng đối của mƣa.


13
- Mƣa trong mùa khô chủ yếu là mƣa phùn, lƣợng mƣa không đáng kể vì vậy
không có ý nghĩa với cung cấp nƣớc. Mƣa lớn thƣờng xuyên có khả năng xảy ra

trong mùa mƣa với cƣờng độ mạnh.
Nhận xét: Mùa mƣa kéo dài khoảng 4  6 tháng ở Bắc Bộ, Tây Nguyên và
Nam Bộ. Ở phía đông Trƣờng Sơn, mùa mƣa rất ngắn, chỉ kéo dài khoảng 3 tháng.
Vì vậy, việc sử dụng nguồn nƣớc mƣa để cấp nƣớc cho ăn uống là có thể đƣợc
nhƣng để mục đích sinh hoạt khác thì không thể thỏa mãn đặc biệt trong mùa khô.
Do vậy cần có các nguồn nƣớc khác sử dụng kết hợp, bổ sung. [2]
b. Nƣớc mặt
- Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới có lƣợng mƣa lớn nên nguồn nƣớc mặt
rất phong phú. Do cấu trúc địa chất, địa hình ở 3/4 diện tích toàn lãnh thổ là đồi núi
đã tạo nên mạng lƣới sông suối dày đặc với mật độ sông suối tính theo những dòng
chảy thƣờng xuyên là 0,60km/km
2
trung bình trên toàn lãnh thổ. Tuy nhiên, mật độ
sông suối có sự dao động lớn giữa các vùng, trong đó mật độ sông suối nhỏ nhất là
0,3 km/km
2
và lớn nhất là 4 km/km
2
. [10]
- Về chất lƣợng nƣớc mặt, nhìn chung không đảm bảo tiêu chuẩn chất lƣợng
nƣớc phục vụ cho ăn uống về khía cạnh độ trong, hàm lƣợng hữu cơ và vi sinh. Vì
vậy trƣớc khi sử dụng cần có phƣơng pháp xử lý nƣớc. Ở vùng cửa sông, nƣớc biển
theo thuỷ triều xâm nhập vào sông làm cho nƣớc sông bị nhiễm mặn. Vùng này
không sử dụng nƣớc mặt cho mục đích ăn uống và sinh hoạt đƣợc. [12]
Nhận xét: Từ những kết quả trên cho thấy, nguồn tài nguyên nƣớc mặt tƣơng
đối phong phú nếu đƣợc xử lý tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng nguồn
nƣớc tại chỗ cho các mục đích nói chung và ăn uống sinh hoạt nói riêng.
c. Nƣớc ngầm
- Nƣớc ngầm đã và đang là đối tƣợng chủ yếu đƣợc khai thác phục vụ cho
nhiều mục đích, trong đó có ăn uống và sinh hoạt.

- Trên lãnh thổ Việt Nam, nƣớc ngầm chứa giữ trong các lỗ hổng và khe nứt
của các loại đất đá khác nhau (chủ yếu là trầm tích bỏ rời, trầm tích lục nguyên,


14
phun trào xâm nhập cacbonat, biến chất và hỗn hợp) có tuổi già nhất (Ackeozoi)
đến tuổi trẻ nhất (Đệ tứ).
- Theo các tác giả của Tiểu ban soạn thảo kế hoạch tổng thể cấp nƣớc sinh
hoạt nông thôn đến năm 2000, tổng trữ lƣợng động thiên nhiên của nƣớc ngầm trên
toàn Việt Nam là 1.513,5 m
3
/s (không kể phần hải đảo) và phân bố trên miền địa
chất thủy văn theo (Bảng 02 dƣới đây).
Bảng 02. Trữ lượng động thiên nhiên nước ngầm
Miền địa chất, thủy văn
Trữ lượng động
thiên nhiên (m
3
/s)
Tỷ lệ so với trữ lượng
thiên nhiên toàn lãnh thổ
(%)
Đông Bắc Bộ (I)
Tây Bắc Bộ (II)
Đồng bằng Bắc Bộ (III)
Bắc Trung Bộ (IV)
Nam Trung Bộ (V)
Đồng bằng Nam Bộ (VI)
238,700
241,827

88,865
466,993
318,850
158,250
16
16
6
31
21
10
(Nguồn: Cục Quản lý Tài nguyên Nước)
Với từng loại đất đá có đặc điểm thành tạo và điều kiện cung cấp nên mức độ
giàu nƣớc và khả năng khai thác cũng khác nhau. Đặc trƣng này đƣợc thể hiện qua
mô đun dòng chảy ngầm ( Bảng 03).


15
Bảng 03. Mô đun dòng ngầm
Miền địa
Chất thủy văn
Mô đun dòng ngầm (l/s km
2
)

Diện tích phân bố (km
2
)
Bở rời
Phun
Trào

Lục
nguyên
Các-
bonat
Biến
chất
Hỗn
hợp
Xâm
nhập

Đông Bắc Bộ
220
175
2  3
35
2  20
12.942
2,5
4.690
220
3.147
2 20
20.753
2  20
6.182
Tây Bắc Bộ
27
506
2  7

590
2  10
5080
2  20
6700
220
13.940
210
12.382
2  10
3.300
Đồng bằng
Bắc Bộ
0,410
14.500






Bắc Trung Bộ
220
7.085
2 20
2.220
220
18.665
210
3.360

220
5.290
220
14.200
2  10
7.420
Nam Trung Bộ
210
15.340
2  10
19.875
27
19.725

220
8.300

2  20
22.165
Đồng bằng
Nam Bộ
0,050,005
54.000






(Nguồn: Cục quản lý Tài nguyên Nước)

- Về chất lƣợng nƣớc với những công trình khai thác nƣớc với chiều sâu
tƣơng đối lớn có thể sử dụng trực tiếp cho sinh hoạt không cần phải xử lý. Trừ
những vùng nƣớc ngầm bị nhiễm mặn không đáp ứng nhu cầu cho mục đích ăn
uống, còn lại các thành phần hóa học khác phần lớn tƣơng đối phù hợp với cơ thể
con ngƣời. Nhiều nơi trong nƣớc ngầm, hàm lƣợng sắt thƣờng lớn hơn giới hạn cho
phép (Fe > 0,5 mg/1) nên cần xử lý nƣớc trƣớc khi sử dụng.
d. Đánh giá về ảnh hƣởng của nguồn nƣớc đến việc cấp nƣớc sạch
- Lƣợng mƣa hàng năm của Việt Nam thuộc loại tƣơng đối lớn (1.800mm -
2.000mm) với chất lƣợng nƣớc tốt để phục vụ cho cấp nƣớc sinh hoạt. Song do
phân bố không đều theo không gian và thời gian. Mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 11
chiếm từ 70% đến 80%, mùa kiệt từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau lƣợng mƣa chỉ


16
chiếm khoảng 20% - 30%. Do vậy, cần có các giải pháp thu hứng nƣớc mƣa, xây
dựng các công trình thủy lợi (Hồ chức, đập dâng ) để kết hợp việc thu giữ nƣớc
cấp nƣớc sinh hoạt kết hợp tƣới tiêu vào mùa khô.
- Lƣợng mƣa cao tạo thuận lợi cho mạng sông suối phát triển với mật độ cao
(thay đổi từ 0,15km/km
2
đến hơn 2km/km
2
) với tổng lƣu lƣợng dòng chảy rất lớn.
Chỉ tính 10 con sông lớn nhất đã có lƣu lƣợng dòng chảy của sông có thể cung cấp
khoảng 12m
3
/ngƣời-ngày so với nhu cầu sử dụng nƣớc cho mục đích sinh hoạt
trung bình cao là 0,1 m
3
/ngƣời/ngày. [9]

- Chất lƣợng nƣớc mặt nhìn chung biến đổi mạnh, dễ bị ô nhiễm nên sử dụng
cho mục đích ăn uống và sinh hoạt cần thiết phải có biện pháp xử lý nƣớc và không
kinh tế. Ở nhiều vùng nguồn nƣớc mặt bị xâm nhập mặn (khoảng 100 km ở đồng
bằng sông Cửu Long và 40 km ở đồng bằng sông Hồng), bị nhiễm hóa chất, chất
thải công nghiệp và sinh hoạt nặng nề không sử dụng đƣợc để cấp nƣớc. Ngoài ra lũ
lụt gây nhiều khó khăn cho việc khai thác nƣớc mặt ở vùng trũng đồng bằng sông
Hồng, sông Cửu Long và ven biển Bắc trung bộ.
- Trên toàn lãnh thổ, khoảng 75% là vùng núi và trung du đƣợc cấu thành từ
các loại đá cứng và 25% là vùng đồng bằng, ven biển đƣợc thành tạo từ các loại bồi
tích bở rời của sông và biển.
- Nƣớc ngầm tồn tại trong các trầm tích bở rời là nguồn nƣớc chủ yếu, phân
bố khá đồng đều và dễ khai thác. Nƣớc ngầm trong các loại đá cứng có trữ lƣợng
hạn chế hơn, phân bố rất không đồng đều theo không gian và khó khăn trong khai
thác.
- Chất lƣợng nƣớc ngầm tƣơng đối tốt và phù hợp với nhu cầu sinh hoạt của
con ngƣời trừ một số vấn đề sau đây ở những phạm vi nhất định:
+ Nhiễm mặn chủ yếu ở phần ven biển đồng bằng sông Hồng và sông Cửu
Long.
+ Hàm lƣợng sắt và mangan cao nên cần phải xử lý trƣớc khi sử dụng. Hiện
tƣợng này phổ biến ở hầu hết 2 đồng bằng (sông Hồng và sông Cửu Long) tuy
nhiên các công nghệ xử lý tƣơng đối đơn giản, không quá tốn kém.


17
+ Ảnh hƣởng của việc sử dụng ngày càng gia tăng phân bón hóa học và
thuốc trừ sâu.
Kết luận chung: Tài nguyên nƣớc của Việt Nam có khả năng thỏa mãn nhu
cầu ăn uống và sinh hoạt của ngƣời dân nông thôn nói riêng và toàn quốc nói chung
nếu đƣợc xử lý tốt. Tuy nhiên do sự phân bố không đồng đều theo không gian và
thời gian cũng nhƣ những vấn đề về chất lƣợng nƣớc nên cần phải khai thác sử

dụng một cách hợp lý để đạt hiệu quả về kinh tế - kỹ thuật và không làm suy kiệt và
ô nhiễm nguồn nƣớc.
1.2.2. Điều kiện KTXH tác động đến việc cấp nước sạch
a. Mục tiêu phát triển KTXH
- Nƣớc sinh hoạt là một trong những nhu cầu cơ bản thiết yếu trong đời sống
hàng ngày của mọi ngƣời và đƣợc nhiều nƣớc trên thế giới quan tâm. Nó đƣợc xem
là một trong những chỉ tiêu để đánh giá chất lƣợng cuộc sống của con ngƣời. Với ý
nghĩa quan trọng đó, ngay từ những năm 1960, Đảng và Chính phủ đã phát động
phong trào toàn dân tham gia xây dựng 3 công trình “Giếng nƣớc, nhà tiêu, nhà
tắm” do ngƣời dân tự bỏ kinh phí để đầu tƣ với các loại hình công trình đơn giản.
- Bắt đầu từ năm 1982, chƣơng trình do UNICEF tài trợ triển khai có tính thử
nghiệm về mô hình cấp nƣớc đối với hộ dân ở một số vùng kinh tế mới tại 3 tỉnh
Minh Hải (Bạc Liêu và Cà Mau), Kiên Giang và Long An. Sau đó, dự án phát triển
dần và mở rộng trên phạm vi cả nƣớc vào năm 1987. Từ đó cho đến năm 1994,
Chƣơng trình nƣớc sạch nông thôn chủ yếu làm nhiệm vụ tiếp nhận viện trợ của
UNICEF để xây dựng các công trình cấp nƣớc với mục tiêu là giúp đỡ ngƣời nghèo,
phụ nữ và trẻ em ở các vùng sâu, vùng xa và vùng miền núi khó khăn. Các loại hình
công trình cấp nƣớc giai đoạn này nhìn chung có qui mô nhỏ, kỹ thuật công nghệ
đơn giản, giá thành thấp. Việc quản lý vận hành bảo dƣỡng các công trình cũng đơn
giản nhất là đối với các công trình cấp nƣớc tự chảy.
- Cùng với sự tăng trƣởng của nền kinh tế và quá trình đô thị hóa - hiện đại
hóa nông thôn Việt Nam, nhiều cụm dân cƣ tập trung, nhiều thị trấn thị tứ mới đƣợc
hình thành làm tăng nhanh nhu cầu cung cấp nƣớc sinh hoạt. Do đó phƣơng thức


18
cung cấp nƣớc sinh hoạt cũng đòi hỏi phải có sự thay đổi cho phù hợp với thời kỳ
CNH - HĐH đất nƣớc.
- Để đáp ứng yêu cầu trên Thủ tƣớng Chính phủ có Chỉ thị 200/TTg ngày
29/4/1994 về đảm bảo nƣớc sạch cho ngƣời dân và phê duyệt Chƣơng trình MTQG

tại Quyết định số 237/1998/QĐ-TTg ngày 03/12/1998 và Chiến lƣợc Quốc gia
Nƣớc sạch Việt Nam đến năm 2020 tại Quyết định số 104/2000/QĐ-TTg ngày
20/8/2000. Từ đó đến nay, Chƣơng trình thực sự có sự biến đối cả về lƣợng và chất.
Việc thực hiện mục tiêu của Chƣơng trình cũng là một trong những giải pháp quan
trọng để thực hiện vấn đề xóa đói giảm nghèo đang đƣợc Chính phủ coi là mục tiêu
xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc. Chính phủ đã xây
dựng và phê duyệt Chiến lƣợc toàn diện về tăng trƣởng và xóa đói giảm nghèo tại
Quyết định số 2685/VPCP-QHQT ngày 21/5/2000 với mục tiêu đến 2005 có 60%
dân nông thôn có nƣớc sạch và đến năm 2010 đảm bảo 80% dân số nông thôn đƣợc
sử dụng nƣớc hợp vệ sinh. Chƣơng trình MTQG cấp Nƣớc sạch và VSMTNT còn
đóng vai trò quan trọng và góp phần thực hiện công cuộc CNH-HĐH nông thôn
Việt Nam.
b. Điều kiện KTXH vùng nông thôn ảnh hƣởng đến cấp nƣớc sạch
- Trong 13 năm trở lại đây, tình hình kinh tế xã hội Việt Nam mặc dù phải
đối mặt với những khó khăn thách thức to lớn nhƣng nhờ thực hiện các chính sách
và giải pháp phù hợp, phát huy nội lực kết hợp với sự hỗ trợ có hiệu quả của cộng
đồng Quốc tế nên nền kinh tế Việt Nam đã phát triển khá. Tốc độ tăng trƣởng GDP
bình quân trong 10 năm qua là 7,5%/năm. Đối với nông nghiệp đƣợc duy trì và phát
triển khá cao, tác động có tính quyết định cho công cuộc xóa đói giảm nghèo thông
qua an ninh lƣơng thực, tạo việc làm và tăng thu nhập cho dân cƣ nông thôn. Sản
xuất nông nghiệp đạt tốc độ tăng trƣởng khá và toàn diện, bình quân 1991 - 2000
đạt 5,6%. Lƣơng thực có hạt bình quân đầu ngƣời từ 303kg năm 1990 lên 440 vào
năm 2000. Kinh tế nông thôn phát triển đa dạng hơn, nhiều vùng sản xuất nông sản
hàng hóa qui mô lớn gắn với công nghiệp chế biến; các làng nghề dần đƣợc khôi
phục và phát triển; sản xuất trang trại phát triển nhanh. Đời sống của ngƣời dân


19
nông thôn đã đƣợc cải thiện do kết quả của một số Chƣơng trình dự án lớn đƣợc
triển khai. Trong đó có Chƣơng trình MTQG cấp Nƣớc sạch và VSMTNT.

- Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam phát triển chƣa vững chắc. Năm 2001,
tăng 6,8% chƣa đạt đƣợc mức tăng trƣởng của những năm giữa thập kỷ 90 vì những
yếu tố không thuận lợi do thiên tai gây ra. Trong nông nghiệp chuyển đổi cơ cấu
kinh tế còn chậm, lao động thiếu việc làm và không có tay nghề cao, năng suất lao
động thấp, một số sản phẩm tiêu thụ còn khó khăn. Môi trƣờng bị xuống cấp, tài
nguyên bị khai thác quá mức và cạn kiệt; điều kiện vệ sinh môi trƣờng nông thôn,
vùng miền núi còn thấp kém. Phần lớn thu nhập của ngƣời dân vùng nông thôn thấp
do điều kiện nguồn lực hạn chế (đất đai, lao động, vốn ) nhất là vùng thƣờng
xuyên bị thiên tai, vùng miền núi vùng sâu vùng xa còn nhiều khó khăn. Tỷ lệ đói
nghèo còn cao (năm 2000 là 17,2% số hộ trên toàn quốc).
- Thiếu các cơ chế chính sách nhằm thu hút đƣợc sự đầu tƣ từ các thành phần
kinh tế đặc biệt là khu vực tƣ nhân. [2]
c. Đánh giá điều kiện KTXH vùng nông thôn ảnh hƣởng đến nhiệm vụ giải quyết
nƣớc sạch [16]
- Giải quyết nƣớc sạch và ở vùng nông thôn Việt Nam có vị trí đặc biệt quan
trọng vì đây là nhu cầu cơ bản thiết yếu của mọi ngƣời của tất cả các quốc gia trên
thế giới. Đặc biệt đối với Việt Nam nó trở thành công cụ quan trọng để thực hiện
Chiến lƣợc về tăng trƣởng và xóa đói giảm nghèo đồng thời góp phần quan trọng
vào công cuộc CNH- HĐH nông thôn Việt Nam. Điều này đã đƣợc thể hiện tại các
quyết định của Chính phủ và chính sách ƣu tiên đầu tƣ.
- Mặc dù là nhu cầu thiết yếu cơ bản của cuộc sống song do hạn chế về
nguồn lực (vốn, lao động, đất đai ) cũng nhƣ nhận thức của ngƣời dân nông thôn
nên để đẩy nhanh tốc độ cung cấp nƣớc sinh hoạt cho ngƣời dân nông thôn bên
cạnh việc hình thành một hệ thống chính sách nhất là chính sách đầu tƣ để tạo hành
lang pháp lý nhằm thu hút sự đầu tƣ của mọi thành phần kinh tế còn cần phải thực
hiện tốt việc nâng cao hiệu quả đầu tƣ. Trong đó bao gồm cả quan tâm đến vấn đề
PTBV của các công trình đã đƣợc xây dựng, kết hợp với tuyên truyền giáo dục nâng


20

cao nhận thức của cộng đồng để họ từ chỗ thụ động trông chờ vào nhà nƣớc trở nên
tự giác tham gia tích cực vào Chƣơng trình cấp nƣớc.
1.2.3. Kết quả thực hiện cấp nước sạch nông thôn ở Việt Nam
- Chiến lƣợc Quốc gia về cấp nƣớc và vệ sinh nông thôn Việt Nam đến năm
2020 đƣợc Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 104/2000/TTg ngày 20/8/2000
với các mục tiêu:
+ Đến năm 2010 đảm bảo 80% dân nông thôn đƣợc cấp nƣớc sạch sinh họat
với tiêu chuẩn 60l/ngƣời/ngày.
+ Đến năm 2020 đảm bảo hầu hết ngƣời dân nông thôn đƣợc đảm bảo việc
cung cấp nƣớc sạch đạt Quy chuẩn Quốc gia.
- Đến nay, Chƣơng trình đã thực hiện đƣợc gần 13 năm và đã đạt đƣợc một
số kết quả đáng kể, góp phần cải thiện điều kiện sống của ngƣời dân và làm thay đổi
bộ mặt của vùng nông thôn Việt Nam. [4]
1.2.3.1. Kết quả về mục tiêu
Chƣơng trình đã cơ bản đạt đƣợc chỉ tiêu về cấp nƣớc sạch đƣợc Chính phủ
giao kế hoạch hàng năm.
- Mục tiêu cấp nƣớc: Kết quả 5 năm (1999 - 2003) Chƣơng trình đã cấp nƣớc
cho hơn 14 triệu ngƣời nâng tỷ lệ dân số có cơ hội sử dụng nƣớc sạch từ 32% năm
1998 lên 54% vào cuối năm 2003 tăng 22%, bình quân 4,4%/năm; kết quả sau 13
năm (1999-2012) cơ hội ngƣời dân đƣợc tiếp cận nƣớc sạch là 81%, trong đó có
42% ngƣời dân đƣợc tiếp cận nƣớc sạch theo QCVN 02: 2009/BYT. Đây là kết quả
hết sức có ý nghĩa nếu so sánh với tỷ lệ 32% của cả 40 năm trƣớc đây.





21
Bảng 04. Kết quả thực hiện mục tiêu Chương trình MTQG về Nước sạch
(2005 - 2012)

TT
Địa điểm
Dân số
nông thôn
đến năm
2012
Dân số nông thôn đƣợc hƣởng nƣớc sạch
Đến năm 1998
Đến hết năm 2012
Số ngƣời
Tỷ lệ
%
Số ngƣời
Tỷ lệ
%
1
2
3
4
5=4/3
6
7=6/3

Tổng cộng
64.146.907
20.541.000
32
51.958.995
81
1

Miền núi phía bắc
9.996.778
2.280.000
23
7.775.274
78
2
Đồng bằng sông
Hồng
14.067.074
5.625.000
38
11.675.671
83
3
Bắc trung bộ
8.662.979
2.798.000
30
6.192.909
71
4
Duyên hải miền
Trung
6.435.653
2.259.000
33
5.473.444
85
5

Tây Nguyên
4.063.473
1.042.000
34
3.179.965
78
6
Đông Nam Bộ
6.355.859
1.731.000
36
5.921.558
93
7
Đồng bằng sông
Cửu Long
14.565.081
4.806.000
32
11.404.354
78
(Nguồn: Chương trình MTQG nước sạch và VSMTNT)
Nhận xét: Nhờ có chủ trƣơng ƣu tiên đầu tƣ của Chính phủ đã làm tăng
nhanh tốc độ giải quyết nƣớc sinh hoạt cho các vùng trọng điểm nhƣ vùng Miền núi
phía bắc và Đồng bằng sông Cửu long đã có mức tăng trƣởng cao nhất (46% so với
bình quân 45% của cả nƣớc). Trong đó, các địa phƣơng có tỷ lệ ngƣời đƣợc cấp
nƣớc sinh hoạt cao nhƣ: tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (96%); Bình Dƣơng (97%); Hà
Nam (75%); Hải Phòng (93%)
- Qua thời gian triển khai Chƣơng trình, cho thấy nguồn vốn ngân sách và
Quốc tế chỉ đáp ứng đƣợc 60% so với nhu cầu để đạt đƣợc mục tiêu của Chƣơng

trình. Do vậy tốc độ tăng trƣởng tỷ lệ ngƣời đƣợc cấp nƣớc sinh hoạt không chỉ phụ
thuộc vào khả năng hỗ trợ ngân sách của nhà nƣớc mà còn phụ thuộc vào thu nhập,
mức sống của ngƣời dân, tính hiệu quả của đầu tƣ, tính bền vững của công trình sau
xây dựng, trình độ nhận thức của dân


22
1.2.3.2. Kết quả về huy động nguồn lực
- Từ trƣớc những năm 1993, nguồn vốn đầu tƣ cho Chƣơng trình chủ yếu là
vốn viện trợ của UNICEF và một phần vốn đối ứng của Chính phủ. Tuy nhiên, ở
mức độ rất hạn chế so với nhu cầu; Chƣơng trình MTQG Nƣớc sạch VSMTNT;
Chiến lƣợc Quốc gia đã đƣợc Chính phủ phê duyệt, bên cạnh nguồn vốn ngân sách
của nhà nƣớc tăng đều mỗi năm (từ 120% - 130%), nguồn vốn Quốc tế cũng tăng
đáng kể. Từ chỗ chỉ có nguồn viện trợ của UNICEF là chủ yếu, đến nay Chƣơng
trình đã nhận đƣợc sự viện trợ của các tổ chức nhƣ DANIDA, JICA, ADB, WB,
CEDIF, AusAID và các tổ chức phi chính phủ khác. Thông qua các hoạt động tuyên
truyền giáo dục, nhận thức của ngƣời dân cũng đƣợc tăng lên rõ rệt. Từ chỗ chỉ
trông chờ vào nhà nƣớc, đến nay ở nhiều vùng ngƣời dân đã tự giác tham gia và
đóng góp kinh phí công sức của mình để cải thiện điều kiện về cấp nƣớc và vệ sinh
cho gia đình.
- Kết quả về huy động nguồn lực sau 13 năm thực hiện theo Chƣơng trình
MTQG nhƣ sau: [3], [4]
+ Tổng mức đầu tƣ khoảng: 52.500 tỷ đồng trong đó:
+ Ngân sách Trung ƣơng hỗ trợ: 16.000 tỷ đồng (chiếm 31%)
+ Ngân sách địa phƣơng: 5.200 tỷ đồng (chiếm 10%)
+ Quốc tế tài trợ: 10.000 tỷ đồng (chiếm 19%)
+ Quỹ tín dụng ƣu đãi : 15.300 tỷ đồng (chiếm 29%)
+ Tín đóng góp và dân tự làm: 6.000 tỷ đồng (chiếm 11%)
- Tuy nhiên, để thực hiện đƣợc MTQG đã đƣợc Chính phủ phê duyệt, với
nguồn lực trên mới chỉ đáp ứng đƣợc 60% trong đó nguồn vốn ngân sách mới đáp

ứng đƣợc khoảng 31% so với nhu cầu. Vì vậy, Chƣơng trình MTQG đang nghiên
cứu xây dựng để trình Chính phủ Nghị định xã hội hóa Chƣơng trình cấp nƣớc sạch.
Trong đó, việc xây dựng cơ chế tín dụng ƣu đãi nhằm huy động nguồn lực từ các
thành phần kinh tế bao gồm cả khu vực tƣ nhân và ngƣời sử dụng để đầu tƣ cho
Chƣơng trình. [3], [4]


23
1.2.3.3. Kỹ thuật công nghệ áp dụng [17]
Trong những năm qua, nhiều loại hình công nghệ đã đƣợc áp dụng theo
hƣớng đa dạng hóa, phù hợp với điều kiện, phong tục tập quán và khả năng tài
chính của từng vùng. Bên cạnh việc áp dụng công nghệ mới để góp phần CNH-
HĐH nông thôn còn tập trung vào nâng cao và cải tiến các công nghệ truyền thống.
Các mô hình công nghệ cấp nƣớc đƣợc áp dụng tại nông thôn, bao gồm:
a. Công trình cấp nƣớc nhỏ lẻ
Giếng khoan nhỏ bơm tay, bơm điện; giếng khơi và giếng đào; giếng mạch
lộ, lu và bể chứa nƣớc mƣa. Loại hình công trình cấp nƣớc nhỏ lẻ chỉ phù hợp với
vùng dân cƣ phân tán, trình độ khoa học kỹ thuật thấp.
b. Công trình cấp nƣớc tập trung
Đây là giải pháp cấp nƣớc hoàn chỉnh tƣơng tự cấp nƣớc tại các thành phố.
Trong điều kiện nông thôn Việt Nam giải pháp này đã đƣợc sử dụng và phát triển.
Theo kết quả Chƣơng trình MTQG Nƣớc sạch và VSMTNT, đến hết năm 2012,
tổng cả nƣớc có khoảng 10.782 công trình cấp nƣớc tập trung đang hoạt động. Các
mô hình cấp nƣớc tập trung bao gồm:
- Hệ thống cấp nƣớc tự chảy:
+ Từ nguồn nƣớc ngầm (mạch lộ) hoặc nƣớc mặt (khe, suối ) ở trên các vị
trí cao sau khi đƣợc tập trung và xử lý nƣớc ở các công trình đầu mối đƣợc dẫn
xuống các khu vực dân cƣ ở phía dƣới bằng trọng lực theo các đƣờng ống dẫn kín
bằng nhựa HDPE hoặc ống sắt tráng kẽm (GI). Các điểm dùng nƣớc đƣợc cấu tạo
bằng các cụm vòi hoặc các bể nhỏ tại các cụm dân cƣ hoặc đến từng hộ gia đình.

+ Tuỳ thuộc vào lƣu lƣợng nguồn nƣớc, chênh lệch độ cao và khoảng cách
đến điểm dân cƣ và mật độ dân cƣ mà quy mô của hệ thống dẫn nƣớc tự chảy thay
đổi từ nhỏ đến lớn và có thể cung cấp cho vài chục, vài trăm ngƣời tới hàng ngàn
ngƣời. Tuy nhiên do hệ thống dẫn nƣớc tự chảy thích hợp với vùng núi phía Bắc và
Tây Nguyên, nơi mật độ phân bố dân cƣ không lớn vì vậy thƣờng có quy mô từ nhỏ
đến trung bình.


24
+ Những ƣu điểm nổi bật của cung cấp nƣớc bằng tự chảy gồm: Chi phí xây
dựng thƣờng thấp, nƣớc cung cấp thƣờng xuyên trong cả ngày và đêm; Chi phí vận
hành và bảo dƣỡng rất thấp, thậm chí nhiều trƣờng hợp rất thấp do không cần điện
năng, nƣớc chảy theo trọng lực và cấu thành hệ thống tự chảy đơn giản và phù hợp
với phong tục tập quán sử dụng nƣớc của đồng bào dân tộc ít ngƣời. Điểm chủ yếu
cần phải chú trọng khi xây dựng các hệ thống dẫn nƣớc tự chảy là sự ổn định lƣu
lƣợng và chất lƣợng nguồn nƣớc. Nguồn nƣớc cấp cho các hệ thống dẫn nƣớc tự
chảy thƣờng bị ảnh hƣởng của các yếu tố thời tiết và thay đổi tƣơng đối lớn, mặt
khác do các hoạt động của con ngƣời nhƣ phá rừng, đốt rừng trồng nƣơng rẫy.
- Hệ thống bơm dẫn:
+ Đây là các hệ thống cấp nƣớc tập trung có nguồn nƣớc là các giếng khoan
đƣờng kính lớn hoặc sông, hồ, suối. Nƣớc có thể phải xử lý hoặc không. Sau đó
đƣợc đẩy vào hệ thống ống dẫn bằng các máy bơm áp lực. Nƣớc theo ống dẫn tới
các điểm dùng tập trung hoặc các hộ gia đình.
+ Loại hình công nghệ cấp nƣớc này rất phù hợp với vùng tập trung cƣ dân
nhƣ thị xã, thị trấn, huyện lỵ và trung tâm các xã, mặt khác giảm đƣợc nguy cơ ô
nhiễm môi trƣờng và nâng cao mức độ phục vụ. Với những ƣu điểm trên số lƣợng
các hệ thống bơm dẫn nƣớc ngày càng phát triển mạnh mẽ trên khắp các vùng nông
thôn và càng đƣợc hiện đại hoá bởi các thiết bị và công nghệ xử lý nƣớc có khả
năng cung cấp nƣớc sạch đạt tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế nhƣ hệ thống cấp nƣớc
huyện Hƣng Nguyên, tỉnh Nghệ An (thiết bị của hãng Vector Venture - Mỹ)

- Công trình cấp nƣớc tập trung nông thôn:
Là công trình hạ tầng cung cấp nƣớc, có hệ thống phân phối nƣớc đến khách
hàng dùng nƣớc khu vực nông thôn nhằm phục vụ nhu cầu nƣớc để sinh hoạt, bao
gồm công trình sử dụng nƣớc ngầm và nƣớc mặt.
* Hệ thống cấp nƣớc tập trung sử dụng nƣớc ngầm
+ Là hệ thống cấp nƣớc cho nhiều hộ gia đình; nƣớc bơm từ giếng khoan
(nguồn nƣớc ngầm), sau xử lý (nếu cần) đƣợc dẫn đến các hộ sử dụng bằng bơm
điện và hệ thống đƣờng ống dẫn nƣớc.
Formatted: Right: -0 cm, Space
Before: 0 pt, After: 0 pt, Line spacing:
1,5 lines


25








Hình 01. Sơ đồ hệ thống cấp nước tập trung sử dụng nước ngầm
(Nguồn: Trung tâm Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn)
+ Nguyên lý hoạt động
Nƣớc đƣợc bơm từ giếng khoan khai thác lên công trình xử lý. Nƣớc sau xử
lý đƣợc đƣa về bể chứa nƣớc sạch bằng hệ thống đƣờng ống kỹ thuật. Sau đó, nƣớc
đƣợc cung cấp tới các hộ tiêu thụ bằng hệ thống đƣờng ống có đài nƣớc hoặc không
có đài nƣớc.
Trƣờng hợp có đài nƣớc: nƣớc từ bể chừa đƣợc bơm lên đài, đài nƣớc sẽ làm

nhiệm vụ điều hoà áp lực và phân phối lƣu lƣợng. Trong trƣờng hợp này bơm làm
việc theo một chế độ, dùng để bơm nƣớc lên đài khi cần thiết.
Trƣờng hợp không có đài nƣớc: nƣớc từ bể chứa đƣợc bơm trực tiếp vào
mạng lƣới ống phân phối, cung cấp nƣớc cho các hộ sử dụng. Trong trƣờng hợp
này, bơm làm việc theo nhiều chế độ khác nhau tuỳ thuộc vào nhu cầu sử dụng
nƣớc.
* Hệ thống cấp nƣớc tập trung sử dụng nƣớc mặt
+ Là hệ thống cấp nƣớc cho nhiều hộ gia đình; nƣớc đƣợc bơm từ sông, hồ
sau khi xử lý đƣợc dẫn đến các hộ sử dụng bằng bơm điện và hệ thống đƣờng ống
dẫn nƣớc.

Giếng
khoan
Trạm
bơm
cấp I
Dàn
mƣa
(Tháp
làm
thoáng)
Bể
lắng
(Lọc
nổi)
Bể lọc
nhanh

Điểm
tiêu thụ

nƣớc
Mạng
lƣới
đƣờng
Trạm
bơm cấp
II
Đài
nƣớc

Hoá chất
Thiết bị
khử
trùng
Bể chứa
nƣớc
sạch

×