Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Tóm tắt tìm hiểu hiệu quả tu từ của phép điệp trong các văn bản thơ thuộc chương trình tiếng việt ở tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.66 KB, 19 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

LÊ THỊ THÚY NGÂN

TÌM HIỂU HIỆU QUẢ TU TỪ CỦA PHÉP ĐIỆP
TRONG CÁC VĂN BẢN THƠ THUỘC
CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC

TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Tiếng Việt

Người hướng dẫn
Th.S – GVC: Phan Thị Thạch

Hà Nội - 2012
1


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Thơ là một trong những thể loại đặc thù của văn bản nghệ
thuật ngôn từ. Từ khi thể loại này được ra đời đến nay đã có không
biết bao nhiêu người bàn về nó. Mỗi một người lại góp một cách
cảm nhận và lời bàn luận riêng về thơ.
Nhà thơ Tố Hữu cho rằng:
“Nhà thơ là sự thể hiện con người và thời đại, là tiếng nói
đồng ý, đồng chí, đồng tình.”
Nhà thơ Đuy Bec lây nhận thức : “Thơ là người thư kí trung
thành của những trái tim.”
Với mong muốn góp thêm một tiếng nói nhỏ bé của mình để


làm giàu hơn những lời bàn luận về thơ - một thể loại mà cách dùng
ngôn ngữ trong đó có phép điệp đã tạo ra cái ma lực đặc biệt làm say
đắm lòng người, chúng tôi đã lựa chọn đề tài: “Tìm hiểu hiệu quả tu
từ của phép điệp trong các văn bản thơ thuộc chương trình Tiếng
Việt ở Tiểu học.”
2.

Lịch sử vấn đề.
Nghiên cứu về thơ, về cách dùng ngôn ngữ trong thơ là một

vấn đề đã được nhiều người quan tâm, tìm hiểu. Tuy nhiên mỗi
người lại nghiên cứu thơ ở những khía cạnh khác nhau.
2.1. Nghiên cứu thơ từ góc nhìn của lí luận văn học

2


Chúng tôi có thể kể ra đây tên tuổi của một số nhà lí luận văn
học tiêu biểu, cùng với những thành tựu về thơ:
- Bùi Công Hùng, “Góp phần tìm hiểu nghệ thuật thơ ca”, Nxb Khoa
học xã hội, Hà Nội, 1983.
- Nguyễn Xuân Nam, “Thơ, tìm hiểu và thưởng thức”, Nxb Tác
phẩm mới, 1985.
- Mã Giang Lân, “Tìm hiểu thơ”, Nxb Thanh niên, 1997.
- Trần Đình Sử, “Những thế giới nghệ thuật thơ”, Nxb Giáo dục,
1997.
- Đỗ Lai Thúy, “Mắt thơ”, Nhà văn hóa thông tin, 2000.
2.2. Nghiên cứu về thơ từ góc nhìn của các nhà ngôn ngữ học
Ta có thể kể ra đây một số tên tuổi như:
- Phan Ngọc, “Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong

Truyện Kiều”, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, 1983.
- Đinh Trọng Lạc (Chủ biên), Nguyễn Thái Hòa, “Phong
cách học Tiếng Việt”, Nxb Giáo dục, 1993, 1995, 1998.
Ở các công trình nghiên cứu trên, các nhà khoa học chủ yếu
tập trung trình bày các nội dung như: Định nghĩa - khái niệm thơ;
các đặc trưng của thơ, một số vấn đề lí luận cơ bản về phép điệp hay
cách phân loại phép điệp.
Ngoài ra, nghiên cứu về phép điệp cũng thu hút nhiều bạn
sinh viên khoa Ngữ Văn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Nhưng,
các đề tài nghiên cứu của họ chỉ đề cập tới một phép điệp cụ thể
như: điệp từ ngữ, điệp ngữ âm hoặc điệp cú pháp trong thơ của một
tác giả trong nền thơ Việt Nam hiện đại.

3


Tổng thuật tình hình nghiên cứu về phép điệp, chúng ta thấy
đây không phải là một vấn đề hoàn toàn mới vì đã có nhiều người
quan tâm nghiên cứu. Nhưng “Tìm hiểu hiệu quả tu từ của phép điệp
trong các văn bản thơ thuộc chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học”
chắc chắn là một vấn đề không cũ vì nó chưa trùng lặp với bất kì
một đề tài nào.
3. Đối tượng nghiên cứu
Tìm hiểu hiệu quả tu từ của phép điệp trong VB thơ thuộc
chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học.
4. Mục đích nghiên cứu
Việc thực hiện đề tài này của chúng tôi nhằm: Làm giàu vốn
hiểu biết cho bản thân về thơ; cách dùng phép điệp để tạo giá trị
nghệ thuật, giá trị nội dung cho tác phẩm thuộc thể loại này. Từ đó,
trang bị cho bản thân những cách thức cần thiết giúp học sinh (HS)

tiểu học tiếp cận với văn bản thơ để nâng cao năng lực cảm thụ về
thơ.
5.Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Tổng hợp những vấn đề lí luận về thơ, về cách dùng
phép điệp trong thơ.
5.2. Thống kê, khảo sát những cách dùng phép điệp (điệp
ngữ âm, điệp từ ngữ, lặp cú pháp) trong các VB thơ thuộc phạm vi
nghiên cứu.
5.3. Sử dụng các phương pháp nghiên cứu để chỉ ra hiệu quả
của phép điệp trong việc tạo giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cho

4


các VB thơ thuộc chương trình sách giáo khoa (SGK) Tiếng Việt lớp
2, lớp 3.
6. Phạm vi nghiên cứu
6.1. Giới hạn nội dung nghiên cứu
Bám sát đối tượng, thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu để
đạt mục đích đã đặt ra.
6.2. Giới hạn, phạm vi thống kê, khảo sát
Tập trung khảo sát, thống kê việc sử dụng phép điệp trong
68 bài thơ thuộc phân môn Tập đọc, Chính tả của SGK Tiếng Việt
lớp 2, lớp 3.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp tổng hợp
7.2. Phương pháp thống kê, phân loại
7.3. Phương pháp phân tích ngữ cảnh
7.4. Ngoài các phương pháp kể trên, trong quá trình xử lí đề
tài, chúng tôi còn sử dụng một số phương pháp khác như: miêu tả, so

sánh,…

5


NỘI DUNG
Chương 1
Cơ sở lí luận chung
Ở chương 1, chúng tôi đã lựa chọn một số lí thuyết thuộc đại
cương ngôn ngữ, phong cách học và tâm lí học để xác định cơ sở lí
luận cho đề tài khóa luận của mình.
1.1.

Cơ sở ngôn ngữ học

1.1.1.

Phép điệp

1.1.1.1.

Khái niệm

“Điệp là một biện pháp tu từ, trong đó, cá nhân có ý thức sử dụng
lặp lại các phương tiện ngôn ngữ (ngữ âm, từ ngữ, hoặc câu) nhằm
một mục đích tu từ - nghĩa là nhằm diễn đạt sâu sắc, sinh động và
độc đáo một nội dung tư tưởng, tình cảm nhất định, trong một hoàn
cảnh giao tiếp nhất định.”
1.1.1.2.


Phân loại các kiểu điệp trong Tiếng Việt
Căn cứ vào bình diện mà phép điệp được sử dụng, chúng tôi

phân chia thành: điệp ngữ âm, điệp từ ngữ và điệp cú pháp (lặp cú
pháp).
a.

Điệp ngữ âm và những kiểu điệp ngữ âm trong tiếng Việt


Khái niệm
Điệp ngữ âm là một biện pháp tu từ, trong đó người nói có ý

thức sử dụng các yếu tố âm thanh ngôn ngữ theo một quy luật nào đó
nhằm mục đích tu từ.


Một số kiểu điệp ngữ âm trong tiếng Việt
6


 Điệp phụ âm đầu
Điệp phụ âm đầu là một trong những biện pháp tu từ ngữ
âm, trong đó, người nói sử dụng các tiếng có phụ âm đầu giống nhau
nhằm tạo âm hưởng và sức biểu cảm cho lời.


Điệp vần
Điệp vần là biện pháp tu từ ngữ âm, trong đó, cá nhân người


nói có ý thức sử dụng các tiếng có vần giống nhau, hoặc gần giống
nhau để tạo vần điệu cho lời.


Điệp thanh
Điệp thanh là cách cá nhân có ý thức sử dụng các tiếng cùng

mang một thanh điệu để tạo ra sự trùng lặp về âm vực (độ cao), tức
là để tạo ra một yếu tố làm nên tính nhạc cho lời.
b. Điệp từ ngữ và các kiểu điệp từ ngữ trong Tiếng Việt
b1. Khái niệm
Điệp từ ngữ là biện pháp tu từ ngữ nghĩa trong đó, cá nhân
có ý thức sử dụng lặp lại một số các từ ngữ có hình thức giống nhau
nhằm mục đích tu từ.
b2. Một số kiểu điệp từ ngữ trong Tiếng Việt
 Điệp cách quãng
Những từ ngữ có hình thức giống nhau được cá nhân lặp lại
có ý thức và giữa chúng có các từ ngữ khác đan xen, đó là kiểu điệp
cách quãng.
 Điệp nối tiếp liên tục (điệp liền)

7


Điệp liền là sử dụng lặp lại các từ ngữ có hình thức ngữ âm
giống nhau và các từ đó được đặt ở vị trí liền nhau trong một ngữ
đoạn.
 Điệp nối tiếp cuối đầu (điệp móc xích)
Những từ, ngữ có hình thức ngữ âm giống nhau được cá
nhân sử dụng lặp lại có ý thức và được sắp xếp ở vị trí cuối ngữ đoạn

liền trước, đầu ngữ đoạn liền sau. Cách sử dụng từ ngữ như vậy sẽ
cho ta kiểu điệp nối tiếp cuối đầu.
 Điệp vòng tròn
Điệp vòng tròn là cách cá nhân có ý thức sắp xếp các từ, ngữ
lặp lại ở các vị trí: mở đầu và kết thúc một ngữ đoạn. Ngữ đoạn đó
có thể là một câu, một đoạn VB hay một VB.
c. Điệp cú pháp (lặp cú pháp)
Điệp cú pháp là cách cá nhân có ý thức sử dụng lặp lại hai
hay nhiều kết cấu của các câu, các vế câu hoặc các thành phần câu
nhằm mục đích tu từ.
(Bạn đọc xem ví dụ trong khóa luận, mục 1.1.1.2, trang 7)
1.1.2.

Văn bản, các đặc trưng của văn bản

1.2.1.1. Khái niệm
“Văn bản là một loại đơn vị được làm thành từ một khúc
đoạn lời nói hay lời viết, hoặc lớn hoặc nhỏ, có cấu trúc, có đề tài…
loại như một truyện kể, một bài thơ, một đơn thuốc, một biển chỉ
đường,…”
(Bách khoa thư ngôn ngữ và ngôn ngữ học, 1994, R. E. Asher chủ
biên - Dẫn theo Diệp Quang Ban, 2003, tr. 50)
8


1.1.2.2.

Các đặc trưng của văn bản

a.


Về mặt kết cấu

b.

Về mặt nội dung

c.

Về mặt chức năng

d.

Mạch lạc và liên kết

e.

Về số lượng phương tiện được dùng để tạo lập văn bản.

g.

Tính trọn vẹn, tương đối của văn bản.

1.2. Cơ sở lí luận văn học
1.2.1. Định nghĩa về thơ
Có rất nhiều cách định nghĩa về thơ, bạn đọc có thể xem chi
tiết một số định nghĩa tiêu biểu đã nêu trong khóa luận, mục 1.2.1,
trang 15.
1.2.2. Đặc trưng của thơ
Trong bài “Mấy ý nghĩ về thơ”, Nguyễn Đình Thi đã chỉ ra

thơ có những đặc trưng cơ bản sau :
( Xem trong khóa luận, mục 1.2.2, trang 15)
1.3. Cơ sở tâm lí học
HS tiểu học nằm trong độ tuổi từ 6 đến 11 tuổi. giai đoạn
này, các em có nhiều biến đổi quan trọng về tâm, sinh lí. Dặc biệt,
các em luôn thích những điều mới lạ, thích khám phá, hay tò mò,…
1.3.1. Năng lực tư duy của học sinh tiểu học
1.3.1.1. Khái niệm tư duy
1.3.1.2. Hai giai đoạn của tư duy
( Xem trong khóa luận, mục 1.3.1.1 ,1.3.1.2, trang17)
1.3.1.3. Năng lực tư duy của học sinh tiểu học
9


Giai đoạn đầu tiểu học (giai đoạn lớp 1, 2, 3), tư duy cụ thể
chiếm ưu thế, tư duy trừu tượng bắt đầu được hình thành nhưng còn
yếu.
Giai đoạn sau (giai đoạn lớp 4, 5), tư duy trừu tượng dần
phát triển hơn, chiếm ưu thế hơn so với tư duy cụ thể.
1.3.2. Đặc điểm về tình cảm, cảm xúc
Các em HS tiểu học rất dễ xúc cảm, xúc động, khó kìm hãm
được tình cảm của mình trước những cái đẹp, cái mới lạ và ngộ
nghĩnh. Song, tình cảm của các em chưa sâu sắc, rất dễ biến đổi. Do
đó, ở lứa tuổi này, các em cần được bồi đắp sâu sắc về tình cảm, để
làm cho những tình cảm tốt đẹp bền vững hơn.
1.3.3. Năng lực sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp và tư duy của học
sinh tiểu học
Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp và là công cụ để “hiện thực
trực tiếp tư tưởng”. Ở lứa tuổi này, các em đã biết vận dụng vốn
ngôn ngữ mà mình tích lũy được để trao đỏi tâm tư, tình cảm, cảm

xúc với mọi người. Bên cạnh đó, các em cũng đã biết trình bày
những nhận thức của mình về thế giới xung quanh cho mọi người
hiểu.
1.4. Tiểu kết
Như vậy, ở chương 1, chúng tôi đã lựa chọn được những cơ
sở lí luận vững chắc. Những lí luận có tính chất liên nghành đó sẽ là
những cơ sở đáng tin cậy để chúng tôi thực hiện những nhiệm vụ,
mục đích nghiên cứu của mình.

10


Chương 2
Miêu tả kết quả thống kê, phân loại phép điệp trong các văn bản
thơ thuộc chương trình SGK Tiếng Việt lớp 2, 3
Ở chương 2, chúng tôi đã lựa chọn một số phương pháp:
phương pháp thống kê, phân loại; phương pháp tổng hợp, so sánh.
Đồng thời, xác định một số tiêu chí thống kê, phân loại phép điệp để
thống kê, khảo sát việc vận dụng phép điệp trong 68 bài thơ thuộc
chương trình SGK Tiếng Việt lớp 2, 3.
Kết quả thống kê, khảo sát thu được như sau:
 Điệp ngữ âm
Tiểu loại này có 2137 trường hợp, chiếm tỉ lệ là 66,3 % trên
tổng số phép điệp.
Trong đó:
- Kiểu điệp phụ âm đầu có 925 trường hợp, chiếm tỉ lệ 43,3 %
tổng số điệp ngữ âm.
- Kiểu điệp vần có 1212 trường hợp, chiếm xấp xỉ 56,7 % trên
tổng số điệp ngữ âm.
 Điệp từ ngữ

Tiểu loại điệp này có 909 trường hợp, chiếm tỉ lệ 28,2 %
tổng số điệp tu từ. Trong đó :
- Kiểu điệp cách quãng có 785 trường hợp, chiếm tỉ lệ 86,3 %
tổng số điệp từ ngữ.
11


- Kiểu điệp nối tiếp liên tục có 48 trường hợp sử dụng, chiếm
xấp xỉ 5,3 % tỉ lệ điệp từ ngữ.
- Kiểu điệp móc xích có 44 trường hợp sử dụng, chiếm xấp xỉ
4,8 % trên tổng số điệp từ ngữ.
- Kiểu điệp vòng tròn có 32 trường hợp sử dụng, chiếm xấp xỉ
3,5 % trên tổng số điệp từ ngữ.
 Lặp cú pháp
Tiểu loại điệp này có 176 trường hợp sử dụng, chiếm xấp xỉ
5,5 % trên tống số điệp tu từ. Trong đó :
- Lặp cú pháp sóng đôi có 142 trường hợp sử dụng,chiếm xấp xỉ
80,7 % tỉ lệ lặp cú pháp.
- Kiểu lặp nhiều kết cấu cú pháp có 34 trường hợp sử dụng,
chiếm xấp xỉ 19,3 % tỉ lệ điệp cú pháp.
(Bạn đọc xem các ví dụ trong khóa luận, mục 2.2,từ trang
22 đến trang 27)
Từ những kết quả ở trên, chúng tôi bước đầu đưa ra nhận xét
sau :
Thông qua khảo sát, thống kê, phân loại phép điệp trong 68
bài thơ thuộc phân môn Tập đọc, Chính tả của SGK Tiếng Việt 2, 3,
chúng tôi bước đầu rút ra một số nhận xét sơ bộ sau :
Điệp là một biện pháp tu từ được các nhà thơ sử dụng trong
hầu hết các bài thơ dành cho HS tiểu học. Tuy vậy, tỉ lệ từng kiểu
điệp được sử dụng trong thơ có sự chênh lệch rõ ràng. Trong ba kiểu

điệp tu từ thì điệp ngữ âm chiếm tỉ lệ cao nhất (khoảng 66,3 %), điệp

12


từ ngữ được vận dụng với tỉ lệ thấp hơn (khoảng 28,2%) và điệp cú
pháp ít được các nhà thơ vận dụng hơn cả (khoảng 5,5%).
Ở từng kiểu điệp, những tiểu loại điệp cũng được các nhà
thơ vận dụng với tỉ lệ không đồng đều. Chẳng hạn, tron điệp ngữ âm
thì điệp vần chiếm tỉ lệ 56,7%, điệp phụ âm đầu chiếm tỉ lệ 43,3%.
Việc vận dụng điệp ngữ âm với tỉ lệ của từng kiểu điệp cụ thể như
vậy rất phù hợp với đặc điểm của âm tiết và đặc điểm của thể loại
thơ tiếng Việt. Trong âm tiết tiếng Việt, vần là bộ phận chính tạo ra
chất thơ. Điệp vần không chỉ góp phần tạo nhạc điệu mà đó còn là
cách tạo ra chất keo dính nhằm liên kết các tiếng trong câu thơ, đoạn
thơ và bài thơ.
Thơ khác thể loại văn suôi chính là ở nhạc tính. Thơ tiếng
Việt rất giàu nhạc điệu. Để làm nên nhạc điệu bên ngoài (nhạc điệu
được tổ chức bằng ngôn ngữ) thì các đơn vị âm thanh đóng vai trò
quan trọng. Những điều đó cho thấy vì sao các tác giả SGK, khi
chọn tác phẩm thơ cho chương trình dạy học về tiếng Việt ở tiểu
học, lại chú trọng tới các tác phẩm sử dụng thành công biện pháp
điệp ngữ âm.
Trong các kiểu điệp từ ngữ, điệp cách quãng chiếm tỉ lệ cao
nhất (86,3%). Trái ngược với tỉ lệ sử dụng điệp cách quãng, điệp nối
tiếp liên tục được vận dụng trong thơ là 5,2% và điệp nối tiếp cuối đầu (điệp móc xích) chỉ chiếm 4,8%. Sự chênh lệch rất khác biệt tỉ lệ
sử dụng các kiểu điệp từ ngữ như vậy là trùng hợp với kết quả thống
kê của một số sinh viên đã nghiên cứu về biện pháp tu từ này trong
thơ của một tác giả. Có hiện tượng chênh lệch đó còn vì việc vận
13



dụng điệp nối tiếp liên tục và điệp móc xích bị quy định rất chặt chẽ
về vị trí các từ tham gia tổ chức biện pháp tu từ đó. Đó cũng là một
trong những nguyên nhân mà hai kiểu điệp từ ngữ đã nêu ít được sử
dụng trong thơ dành cho HS tiểu học.
Trong ba kiểu điệp tu từ (điệp ngữ âm, điệp từ ngữ, điệp cú
pháp) thì điệp cú pháp chiếm tỉ lệ ít hơn cả (khoảng 5,5%). Điều này
cũng dễ hiểu, bởi lẽ các bài thơ (đoạn thơ) giới thiệu trong SGK
Tiếng Việt đều rất ngắn, việc khai triển chủ đề luôn luôn bị giới hạn.
Ở kiểu điệp cú pháp thì tỉ lệ sử dụng lặp cú pháp sóng đôi chiếm
80,7% các trường hợp điệp này. Trong các VB thơ, điệp cú pháp
sóng đôi vừa có chức năng khai triển chủ đề, lại vừa có tác dụng tạo
sự hài hòa, cân xứng để làm đẹp cho lời thơ.

Chương 3
Hiệu quả tu từ của phép điệp trong các văn bản thơ thuộc
chương trình Tiếng Việt lớp 2, lớp 3
Ở chương này, chúng tôi đã sử dụng phương pháp phân tích
ngữ cảnh, phương pháp miêu tả để phân tích một số ví dụ tiêu biểu
nhằm chỉ ra tác dụng của phép điệp tu từ đối với việc triển khai nội
dung chủ đề của tác phẩm ; nhấn mạnh nội dung được phản ánh
trong tác phẩm ; tạo tính liên kết và tạo nhạc điệu cho các văn
bản thơ ở tiểu học.
(Bạn đọc tham khảo phần phân tích các ví dụ trong khóa
luận, mục 3.1, 3.2, 3.3, 3.4, từ trang 30 đến trang 41)
14


Thông qua việc phân tích hiệu quả của phép điệp ở 14 ví dụ

trên, chúng ta có thể thấy rõ hơn tác dụng của biện pháp tu từ này
trong các tác phẩm thơ. Phép điệp tu từ có thể được vận dụng ở ba
bình diện sử dụng ngôn ngữ trong tác phẩm thơ (bình diện ngữ âm từ vựng, ngữ nghĩa và ngữ pháp). Trong từng hoàn cảnh sử dụng cụ
thể, các nhà thơ nếu vận dụng đúng lúc, đúng chỗ và sáng tạo có thể
góp phần tạo ra hiệu quả cao trong việc phản ánh nội dung, tư tưởng
và làm nên đặc sắc nghệ thuật cho tác phẩm. Trong các tác phẩm thơ
dành cho HS tiểu học, phép điệp tu từ được các nhà thơ vận dụng
còn giúp các em nhớ lâu hơn vì nội dung và hình ảnh được tái hiện ở
đó; đồng thời nó giúp các em dễ thuộc và yêu thích thơ hơn vì nhạc
điệu hấp dẫn của nó.

15


KẾT LUẬN
Từ những kết quả nghiên cứu về khóa luận, chúng tôi bước
đầu rút ra một vài kết luận sau :
1.

Trong các bài thơ ở tiểu học, biện pháp điệp tu từ được các tác

giả sử dụng rộng rãi, khai thác một cách triệt để, linh hoạt. Tất cả
các bài thơ thuộc phạm vi khảo sát đều có sử dụng phép điệp và số
lượng sử dụng mỗi tiểu loại điệp không đồng đều nhau. Có loại được
sử dụng rất nhiều, cũng có loại được sử ít. Phép điệp tu từ xuất hiện
một cách đa dạng, phong phú về tiểu loại, độc đáo về cách tổ chức
từng tiểu loại ấy. Ở mỗi tiểu loại lại có nhiều kiểu điệp. Cùng vận
dụng một kiểu điệp nhưng do cách thức tổ chức tài tình, khéo léo của
nhà thơ mà phép điệp tu từ đã mang lại sự hấp dẫn, cảm giác mới lạ
đến với người đọc, nhất là với các bạn đọc nhỏ tuổi.

2.

Có thể nói, hiệu quả mà phép điệp tu từ mang lại là vô cùng lớn

lao. Nó không chỉ giúp duy trì chủ đề chung của tác phẩm, khai triển
nội dung chủ đề ấy mà còn giúp nhấn mạnh nội dung được phản ánh
trong tác phẩm. Đồng thời, phép điệp cũng tạo ra chất kết dính chặt
chẽ để gắn kết các câu trong mỗi đoạn với nhau và các đoạn trong
cùng một bài. Vì thế, hơi thơ, ý thơ trở nên liền mạch, thông suốt ;
cảm xúc trong thơ luôn dạt dào, không bị hụt hẫng, đứt quãng.
Ngoài ra, cũng nhờ phép điệp mà mỗi bài thơ lại có âm hưởng,
giai điệu hấp dẫn, lôi cuốn người đọc. Chính những âm hưởng, vần
điệu, nhịp điệu được tạo ra nhờ phép điệp đó đã đem lại cho các bài
thơ ở tiểu học những vẻ đẹp đầy sức quyến rũ.
16


3.

Tìm hiểu hiệu quả sử dụng phép điệp trong các bài thơ thuộc

SGK Tiếng Việt tiểu học, chúng tôi nhận thấy phép điệp là một
trong các biện pháp tu từ được sử dụng ở cả ba bình diện (ngữ âm, từ
ngữ và cú pháp). Cách vận dụng linh hoạt, nhuần nhuyễn, sáng tạo
biện pháp tu từ này của các tác giả không chỉ đem lại giá trị nội dung
tư tưởng, giá trị nghệ thuật cho tác phẩm thơ, mà nó còn có giá trị
giáo dục đối với HS tiểu học. Nhờ có tác dụng nhấn mạnh nội dung,
khai triển chủ đề, phép điệp trong thơ giúp HS dễ dàng thu nhận nội
dung được phản ánh trong tác phẩm. Phép điệp là một trong những
biện pháp được nhà thơ sử dụng để tạo nhạc điệu cho lời. Nó góp

phần làm nên sức quyến rũ đối với HS tiểu học, giúp các em tưởng
tượng để tâm hồn bay bổng hơn. Thông qua các bài thơ có sử dụng
phép điệp tu từ, HS học tập được rất nhiều ở những cách sử dụng
tiếng Việt để diễn đạt đúng và hay một nội dung bằng ngôn ngữ
chính thống của cộng đồng.
4.

Nhận thức rõ vai trò của phép điệp trong thơ, chúng tôi đã rất cố

gắng bám sát đối tượng để hoàn thành nhiệm vụ, mục đích nghiên
cứu đã đặt ra. Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian, lại thêm những bỡ
ngỡ vì lần đầu thực hiện một đề tài nghiên cứu, cho nên khóa luận sẽ
không tránh khỏi hạn chế. Vì vậy,tôi rất mong nhận được sự đóng
góp nhiệt tình của thầy cô và các bạn để khóa luận được hoàn thiện
hơn.

17


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Nguyễn Thái Hòa (1982), Phong cách học tiếng Việt, Nxb Giáo

dục, Hà Nội.
2.

Đỗ Hữu Châu (2001), Đại cương ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục,

Hà Nội.

3.

Đỗ Hữu Châu (Chủ biên), Bùi Minh Toán (2003), Đại cương

ngôn ngữ học, tập một, Nxb Giáo dục.
4.

Nguyễn Thiện Giáp, Đoàn Thiện Thuật, Nguyễn Minh Thuyết

(2008), Dẫn luận ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục.
5.

Bùi Văn Huệ (2005), Giáo trình tâm lí học tiểu học, Nxb Đại

học Sư phạm.
6.

Đinh Trọng Lạc (1964), Giáo trình Việt ngữ, tập 3, Nxb Giáo

dục, Hà Nội.
7.

Đinh Trọng Lạc (Chủ biên), Nguyễn Thái Hòa (1993, 1995,

…), Phong cách học tiếng Việt, Nxb Giáo dục.
8.

Đinh Trọng Lạc (1997), Phong cách học tiếng Việt, Nxb Giáo

dục, Hà Nội.

9.

Đinh Trọng Lạc (1999), 99 phương tiện và biện pháp tu từ

tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
10. Cù Đình Tú (1983), Phong cách học tiếng Việt và đặc điểm tu
từ tiếng Việt, Nxb ĐH & THCN, Hà Nội.
11. Nguyễn Quang Uẩn - Trần Hữu Luyến - Trần Quốc Thành,
Tâm lí học đại cương, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
12. SGK Tiếng Việt lớp 2, 3, 4, 5, 2010, Nxb Giáo dục.
18


13. SGK Ngữ Văn 10, tập hai, Nxb Giáo dục.
14. Sách giáo viên Ngữ Văn 10, tập hai, Nxb Giáo dục.
16. SGK Ngữ Văn 12, tập một, Nxb Giáo dục.

19



×