Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Tìm hiểu hiệu quả tu từ của phép điệp trong các văn bản thơ thuộc chương trình tiếng việt ở tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (418.7 KB, 55 trang )

Khoa Giáo dục Tiểu học

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

LÊ THỊ THÚY NGÂN

TÌM HIỂU HIỆU QUẢ TU TỪ CỦA PHÉP
ĐIỆP TRONG CÁC VĂN BẢN THƠ THUỘC
CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG VIỆT Ở TIỂU
HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Tiếng Việt

Người hướng dẫn
Th.S – GVC: Phan Thị Thạch

Hà Nội - 2012

Lê Thị Thúy Ngân


Khoa Giáo dục Tiểu học

LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian cố gắng, nỗ lực của bản thân, đề tài khóa luận đã
được hoàn thành. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Phòng Đào tạo
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, tới các thầy cô giáo trong Khoa Giáo dục
Tiểu học đã tạo điều kiện thuận lợi để em hoàn thành đề tài khóa luận của
mình.


Đặc biệt, em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn tới cô giáo,Th.S Phan
Thị Thạch đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo tận tình để em hoàn thành tốt
khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 5 năm 2012
Sinh viên thực hiện

Lê Thị Thúy Ngân

Lê Thị Thúy Ngân


Khoa Giáo dục Tiểu học

LỜI CAM ĐOAN
Đề tài “Tìm hiểu hiệu quả tu từ của phép điệp trong các văn bản thơ
thuộc chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học” được nghiên cứu và hoàn thành
trên cơ sở kế thừa và phát huy những công trình nghiên cứu có liên quan của
các tác giả khác, cộng với sự cố gắng, phấn đấu của bản thân và sự giúp đỡ
nhiệt tình của cô giáo, Th.S. Phan Thị Thạch.
Chúng tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu này chưa được tác giả nào
nghiên cứu.

Hà Nội, tháng 5 năm 2012
Sinh viên thực hiện

Lê Thị Thúy Ngân

Lê Thị Thúy Ngân



Khoa Giáo dục Tiểu học

KÍ HIỆU VIẾT TẮT

Chủ ngữ

:C

Học sinh

: HS

Nhà xuất bản

: Nxb

Sách giáo khoa

: SGK

Tiếng Việt

: TV

Trang

: tr.


Trạng ngữ

: TRN

Văn bản

: VB

Vị ngữ

:V

Lê Thị Thúy Ngân


Khoa Giáo dục Tiểu học

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ........................................................................................... 2
3. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 4
4. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 4
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 5
6. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 5
7. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 5
NỘI DUNG ................................................................................................... 7
Chương 1 : Cơ sở lí luận chung ................................................................... 7
1.1.Cơ sở ngôn ngữ học.................................................................................. 7

1.1.1.Phép điệp ............................................................................................... 7
1.1.1.1.Khái niệm ........................................................................................... 7
1.1.1.2. Phân loại các kiểu điệp trong tiếng Việt............................................. 7
1.1.2. Văn bản, các đặc trưng của văn bản .................................................... 13
1.1.2.1. Khái niệm ........................................................................................ 13
1.1.2.2. Các đặc trưng của văn bản ............................................................... 13
1.2. Cơ sở lí luận văn học ............................................................................. 15
1.2.1. Định nghĩa về thơ ............................................................................... 15
1.2.2. Đặc trưng của thơ ............................................................................... 15
1.3. Cơ sở tâm lí học .................................................................................... 17
1.3.1. Năng lực tư duy của HS tiểu học ........................................................ 17
1.3.1.1. Khái niệm tư duy ............................................................................. 17
1.3.1.2. Hai giai đoạn của tư duy .................................................................. 17
1.3.1.3. Năng lực tư duy của HS tiểu học ..................................................... 18
1.3.2. Đặc điểm về tình cảm, cảm xúc .......................................................... 18
Lê Thị Thúy Ngân


Khoa Giáo dục Tiểu học

1.3.3. Năng lực sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp và tư duy của HS tiểu học ... 19
1.4. Tiểu kết ................................................................................................. 20
Chương 2: Miêu tả kết quả thống kê, phân loại phép điệp trong các
văn bản thơ thuộc chương trình SGK Tiếng Việt lớp 2, 3 ....................... 21
2.1. Xác định tiêu chí thống kê, phân loại phép điệp .................................... 21
2.2. Miêu tả kết quả thống kê, phân loại phép điệp trong các văn
bản thơ. ........................................................................................................ 22
2.3. Nhận xét sơ bộ từ kết quả thống kê, phân loại. ...................................... 27
Chương 3 : Hiệu quả tu từ của phép điệp trong các văn bản thơ thuộc
chương trình Tiếng Việt lớp 2, lớp 3 ......................................................... 30

3.1. Phép điệp tu từ với việc triển khai nội dung chủ đề của tác phẩm .......... 30
3.2. Hiệu quả của phép điệp tu từ đối với việc nhấn mạnh nội dung
được phản ánh trong tác phẩm ...................................................................... 35
3.3. Phép điệp tu từ với việc tạo tính liên kết trong tác phẩm thơ ................. 38
3.4. Hiệu quả của phép điệp tu từ đối với việc tạo nhạc điệu cho thơ ........... 41
Kết luận....................................................................................................... 47
Tài liệu tham khảo...................................................................................... 49

Lê Thị Thúy Ngân


Trường ĐHSP Hà Nội 2

GVHD: Phan Thị Thạch
MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Thơ là một trong những thể loại đặc thù của văn bản nghệ thuật ngôn
từ. Từ khi thể loại này được ra đời đến nay đã có không biết bao nhiêu người
bàn về nó. Mỗi một người lại góp một cách cảm nhận và lời bàn luận riêng về
thơ.
Nhà thơ Tố Hữu cho rằng:
“Nhà thơ là sự thể hiện con người và thời đại, là tiếng nói đồng ý, đồng
chí, đồng tình.”
Nhà thơ Đuy Bec lây nhận thức : “Thơ là người thư kí trung thành của
những trái tim.”
Nhà thơ Mã Giang Lân (1997) xuất phát từ nhận xét về tính chất đặc
thù của thơ dân tộc đã phần nào lí giải hiện tượng vì sao nhiều người tìm tòi,
nghiên cứu về thơ và sự cần thiết phải tiếp tục tìm hiểu về nó.
“Thơ Việt Nam, thơ Á Đông nói chung đa dạng phong phú, uyển

chuyển, hàm súc, hiện tượng thơ biến hóa, dù là thơ cổ mang nhiều nét tượng
trưng ước lệ vẫn nói lên được nhiều mặt đời sống tinh thần của con người. Do
vậy, từ nhiều môi trường, hoàn cảnh khác nhau, từ những địa vị xã hội và tư
thế khác nhau con người đã tìm đến thơ và bàn luận về nó.”
Với mong muốn góp thêm một tiếng nói nhỏ bé của mình để làm giàu
hơn những lời bàn luận về thơ - một thể loại mà cách dùng ngôn ngữ trong đó
có phép điệp đã tạo ra cái ma lực đặc biệt làm say đắm lòng người, chúng tôi
đã lựa chọn đề tài: “Tìm hiểu hiệu quả tu từ của phép điệp trong các văn bản
thơ thuộc chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học.”

Lê Thị Thúy Ngân - K34 A - Giáo dục Tiểu học

1


Trường ĐHSP Hà Nội 2

GVHD: Phan Thị Thạch

2. Lịch sử vấn đề
Nghiên cứu về thơ, về cách dùng ngôn ngữ trong thơ là một vấn đề đã
được nhiều người quan tâm, tìm hiểu. Có thể khái quát việc nghiên cứu thơ
theo mấy hướng cơ bản sau:
2.1. Nghiên cứu thơ từ góc nhìn của lí luận văn học
Chúng tôi có thể kể ra đây tên tuổi của một số nhà lí luận văn học tiêu
biểu, cùng với những thành tựu về thơ:
- Bùi Công Hùng, “Góp phần tìm hiểu nghệ thuật thơ ca”, Nxb Khoa
học xã hội, Hà Nội, 1983.
- Nguyễn Xuân Nam, “Thơ, tìm hiểu và thưởng thức”, Nxb Tác phẩm
mới, 1985.

- Mã Giang Lân, “Tìm hiểu thơ”, Nxb Thanh niên, 1997.
- Trần Đình Sử, “Những thế giới nghệ thuật thơ”, Nxb Giáo dục, 1997.
- Đỗ Lai Thúy, “Mắt thơ”, Nhà văn hóa thông tin, 2000.
- Trần Đình Sử (Chủ biên), La Khắc Hòa, Phùng Ngọc Kiên, Nguyễn
Xuân Nam,
“Lí luận văn học, tập 2, Tác phẩm và thể loại”, Nxb Đại học Quốc Gia
Hà Nội, 2010.
Trong những công trình khoa học kể trên, các tác giả chủ yếu tập trung
trình bày những vấn đề lí luận cơ bản về thơ như:
- Định nghĩa - khái niệm về thơ
- Nêu đặc trưng của thơ về mặt kết cấu, hình tượng nghệ thuật, nhân vật
trữ tình, giọng điệu, các phương thức thể hiện. Các thể thơ trong nền thi ca
Việt Nam và các khuynh hướng thơ.
Vì mục đích trình bày kết quả nghiên cứu về những vấn đề lí luận có
liên quan đến thể loại thơ trong sự phân biệt với các thể loại văn học khác;

Lê Thị Thúy Ngân - K34 A - Giáo dục Tiểu học

2


Trường ĐHSP Hà Nội 2

GVHD: Phan Thị Thạch

cho nên việc nghiên cứu hiệu quả của một biện pháp tu từ như phép điệp
không thuộc đối tượng và phạm vi nghiên cứu của các nhà lí luận văn học.
2.2. Nghiên cứu về thơ từ góc nhìn của các nhà ngôn ngữ học
Thông qua những công trình khoa học, một số nhà Việt ngữ học đã góp
thêm những phát hiện mới về thơ, làm phong phú hơn những nội dung nghiên

cứu về thể loại này. Có thể kể ra đây một số tác giả của những công trình tiêu
biểu như:
- Phan Ngọc, “Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều”,
Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, 1983.
- Đinh Trọng Lạc (Chủ biên), Nguyễn Thái Hòa, “Phong cách học
Tiếng Việt”, Nxb Giáo dục, 1993, 1995, 1998.
Trong hai công trình nghiên cứu (1983,1995), Phan Ngọc đã góp thêm
một cách định nghĩa mới về thơ từ góc nhìn ngôn ngữ học. Bằng những hiểu
biết phong phú của một nhà ngôn ngữ học, ông đã nghiên cứu Truyện Kiều để
chỉ ra cá tính sáng tạo của Nguyễn Du trong cách dùng ngôn ngữ nghệ thuật.
Theo hướng đó, ông đã tìm hiểu phong cách của tác giả trong thơ Nguyễn
Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, đồng thời, đề xuất một số mẹo dịch thơ từ chữ
Hán sang chữ Việt.
Các nhà phong cách học như: Đinh Trọng Lạc, Cù Đình Tú, Nguyễn
Thái Hòa,…trong các giáo trình nghiên cứu về phong cách học Tiếng Việt đã
dành một phần đáng kể để giới thiệu khái quát về phép điệp trong hệ thống
các biện pháp tu từ tiếng Việt. Ở đây, họ đã trình bày một số vấn đề lí luận cơ
bản như: khái niệm về phép điệp, cách phân loại phép điệp,… Mặc dù trong
các giáo trình đó, các tác giả có lấy các ví dụ thơ nhưng nhằm mục đích minh
họa để soi sáng một lí thuyết nào đó của phong cách học.
2.3. Việc nghiên cứu về phép điệp của sinh viên trường Đại học sư phạm Hà
Nội 2.

Lê Thị Thúy Ngân - K34 A - Giáo dục Tiểu học

3


Trường ĐHSP Hà Nội 2


GVHD: Phan Thị Thạch

Gần đây, nghiên cứu phép điệp trong các văn bản (VB) nghệ thuật cũng
thu hút nhiều sinh viên khi làm khóa luận tốt nghiệp. Có thể kể ra đây những
đề tài khóa luận và tác giả đã thực hiện đề tài đó:
- “Hiệu quả tu từ của phép điệp ngữ trong thơ Việt Nam hiện đại”,
Nguyễn Tố Tâm, sinh viên K24B, khoa Ngữ Văn, 2002.
- “Hiệu quả tu từ của phép điệp từ ngữ trong thơ Nguyễn Bính”, Trần
Thị Thanh Bình, sinh viên K28, khoa Ngữ Văn, 2006.
- “Hiệu quả của phép lặp cú pháp trong một số văn bản chính luận”,
Đinh Thị Hồng Duyên, sinh viên K29, khoa Ngữ Văn, 2007.
- “Hiệu quả tu từ của phép điệp ngữ trong thơ lục bát hiện đại Đồng
Đức Bốn”, Trần Thị Minh Yến, sinh viên K31, khoa Ngữ Văn, 2009.
Nhìn chung việc nghiên cứu về phép điệp trong thơ thu hút nhiều bạn
sinh viên khoa Ngữ Văn, trường Đại học sư phạm Hà Nội 2. Song, các đề tài
nghiên cứu của họ chỉ đề cập tới một phép điệp cụ thể như: điệp từ ngữ, điệp
ngữ âm hoặc điệp cú pháp trong thơ của một tác giả trong nền thơ Việt Nam
hiện đại.
Tổng thuật tình hình nghiên cứu về phép điệp, chúng ta thấy đây không
phải là một vấn đề hoàn toàn mới vì đã có nhiều người quan tâm nghiên cứu.
Nhưng “Tìm hiểu hiệu quả tu từ của phép điệp trong các văn bản thơ thuộc
chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học” chắc chắn là một vấn đề không cũ vì nó
chưa trùng lặp với bất kì một đề tài nào.
3. Đối tượng nghiên cứu
Tìm hiểu hiệu quả tu từ của phép điệp trong VB thơ thuộc chương trình
Tiếng Việt ở Tiểu học.
4. Mục đích nghiên cứu
Việc thực hiện đề tài này của chúng tôi nhằm: Làm giàu vốn hiểu biết
cho bản thân về thơ; cách dùng phép điệp để tạo giá trị nghệ thuật, giá trị nội


Lê Thị Thúy Ngân - K34 A - Giáo dục Tiểu học

4


Trường ĐHSP Hà Nội 2

GVHD: Phan Thị Thạch

dung cho tác phẩm thuộc thể loại này. Từ đó, trang bị cho bản thân những
cách thức cần thiết giúp học sinh (HS) tiểu học tiếp cận với văn bản thơ để
nâng cao năng lực cảm thụ về thơ.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Tổng hợp những vấn đề lí luận về thơ, về cách dùng phép điệp
trong thơ.
5.2. Thống kê, khảo sát những cách dùng phép điệp (điệp ngữ âm, điệp
từ ngữ, lặp cú pháp) trong các VB thơ thuộc phạm vi nghiên cứu.
5.3. Sử dụng các phương pháp nghiên cứu để chỉ ra hiệu quả của phép
điệp trong việc tạo giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cho các VB thơ thuộc
chương trình sách giáo khoa (SGK) Tiếng Việt lớp 2, lớp 3.
6. Phạm vi nghiên cứu
6.1. Giới hạn nội dung nghiên cứu
Bám sát đối tượng, thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu để đạt mục đích
đã đặt ra.
6.2. Giới hạn, phạm vi thống kê, khảo sát
Tập trung khảo sát, thống kê việc sử dụng phép điệp trong 68 bài thơ
thuộc phân môn Tập đọc, Chính tả của SGK Tiếng Việt lớp 2, lớp 3.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp tổng hợp
Đây là phương pháp được tác giả khóa luận vận dụng để tổng hợp

những vấn đề lí luận có liên quan đến thơ, đến phép điệp trong các công trình
nghiên cứu của các nhà khoa học.
Phương pháp này còn được chúng tôi vận dụng để rút ra hoặc nhận xét
các kết luận từ kết quả nghiên cứu về phép điệp.

Lê Thị Thúy Ngân - K34 A - Giáo dục Tiểu học

5


Trường ĐHSP Hà Nội 2

GVHD: Phan Thị Thạch

7.2. Phương pháp thống kê, phân loại
Phương pháp này được chúng tôi vận dụng để thống kê số lượng VB
thơ trong chương trình Tiếng Việt lớp 2, lớp 3, đồng thời thống kê, phân loại
việc sử dụng phép điệp trong các VB đó.
7.3. Phương pháp phân tích ngữ cảnh
Trong khóa luận, chúng tôi sử dụng phương pháp này để phân tích các
ngữ liệu có sử dụng phép điệp nhằm chỉ ra hiệu quả của biện pháp tu từ đó.
7.4. Ngoài các phương pháp kể trên, trong quá trình xử lí đề tài, chúng tôi
còn sử dụng một số phương pháp khác như: miêu tả, so sánh,…

Lê Thị Thúy Ngân - K34 A - Giáo dục Tiểu học

6


Trường ĐHSP Hà Nội 2


GVHD: Phan Thị Thạch

NỘI DUNG
Chương 1
Cơ sở lí luận chung
1.1.

Cơ sở ngôn ngữ học

1.1.1. Phép điệp
1.1.1.1. Khái niệm
Trong giáo trình “Phong cách học Tiếng Việt”, các nhà khoa học chưa
nêu ra một định nghĩa chung nhất, mang tính khái quát về phép điệp. Dựa vào
lí luận về từng kiểu điệp mà họ đã trình bày, chúng tôi bước đầu đưa ra cách
hiểu như sau về phép điệp:
“Điệp là một biện pháp tu từ, trong đó, cá nhân có ý thức sử dụng lặp
lại các phương tiện ngôn ngữ (ngữ âm, từ ngữ, hoặc câu) nhằm một mục đích
tu từ - nghĩa là nhằm diễn đạt sâu sắc, sinh động và độc đáo một nội dung tư
tưởng, tình cảm nhất định, trong một hoàn cảnh giao tiếp nhất định.”
1.1.1.2. Phân loại các kiểu điệp trong Tiếng Việt
Căn cứ vào bình diện mà phép điệp được sử dụng, chúng tôi phân chia
thành: điệp ngữ âm, điệp từ ngữ và điệp cú pháp (lặp cú pháp).
a. Điệp ngữ âm và những kiểu điệp ngữ âm trong tiếng Việt
 Khái niệm
Điệp ngữ âm là một biện pháp tu từ, trong đó người nói có ý thức sử
dụng các yếu tố âm thanh ngôn ngữ theo một quy luật nào đó nhằm mục đích
tu từ.
 Một số kiểu điệp ngữ âm trong tiếng Việt
 Điệp phụ âm đầu


Lê Thị Thúy Ngân - K34 A - Giáo dục Tiểu học

7


Trường ĐHSP Hà Nội 2

GVHD: Phan Thị Thạch

Điệp phụ âm đầu là một trong những biện pháp tu từ ngữ âm, trong đó,
người nói sử dụng các tiếng có phụ âm đầu giống nhau nhằm tạo âm hưởng
và sức biểu cảm cho lời.
Ví dụ 1:
Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông.
(Truyện Kiều, Nguyễn Du)
Ví dụ 2:
Lưng giậu phất phơ làn khói nhạt
Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.
(Thu ẩm, Nguyễn Khuyến)
Ví dụ 3:
Nỗi niềm chi rứa Huế ơi !
Mà mưa xối xả trắng trời Thừa Thiên.
(Tố Hữu)
 Điệp vần
Điệp vần là biện pháp tu từ ngữ âm, trong đó, cá nhân người nói có ý
thức sử dụng các tiếng có vần giống nhau, hoặc gần giống nhau để tạo vần
điệu cho lời.
Ví dụ 1:

Câu hát căng buồm với gió khơi,
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời,
Mặt trời đội biển nhô màu mới,
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.
(Đoàn thuyền đánh cá, Huy Cận)

Lê Thị Thúy Ngân - K34 A - Giáo dục Tiểu học

8


Trường ĐHSP Hà Nội 2

GVHD: Phan Thị Thạch

Ví dụ 2:
Dòng sông mới điệu làm sao
Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha
Trưa về trời rộng bao la
Áo xanh sông mặc như là mới may.
(Dòng sông mặc áo, Nguyễn Trọng Tạo)
Ví dụ 3:
Lá bàng đang đỏ ngọn cây
Sếu giang mang lạnh đang bay ngang trời.
(Tố Hữu)
 Điệp thanh
Điệp thanh là cách cá nhân có ý thức sử dụng các tiếng cùng mang một
thanh điệu để tạo ra sự trùng lặp về âm vực (độ cao), tức là để tạo ra một yếu
tố làm nên tính nhạc cho lời.
Ví dụ 1:

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.
(Tây Tiến, Quang Dũng)
Ví dụ 2:
Hãy nghe tiếng của ngàn xác chết
Chết bi thảm, chết một ngày bi thiết.
(Tố Hữu)
Ví dụ 3:
Sương nương theo trăng ngừng lưng trời
Tương tư nâng lòng lên chơi vơi.
(Xuân Diệu)
b. Điệp từ ngữ và các kiểu điệp từ ngữ trong Tiếng Việt
 Khái niệm

Lê Thị Thúy Ngân - K34 A - Giáo dục Tiểu học

9


Trường ĐHSP Hà Nội 2

GVHD: Phan Thị Thạch

Điệp từ ngữ là biện pháp tu từ ngữ nghĩa trong đó, cá nhân có ý thức sử
dụng lặp lại một số các từ ngữ có hình thức giống nhau nhằm mục đích tu từ.
 Một số kiểu điệp từ ngữ trong Tiếng Việt.
 Điệp cách quãng
Những từ ngữ có hình thức giống nhau được cá nhân lặp lại có ý thức
và giữa chúng có các từ ngữ khác đan xen, đó là kiểu điệp cách quãng.
Ví dụ 1:
Chỉ mong người sống có tình

Cho sông hết lũ, cho mình vẫn ta
Cho sao thành dải ngân hà
Thương yêu chỉ biết thật thà thế thôi.
(Xéo gai anh chẳng sợ đau, Đồng Đức Bốn)
Ví dụ 2:
Bé học giỏi, bé nết na
Bé là cô Tấm, bé là con ngoan.
(Cô Tấm của mẹ, Lê Hồng Thiện)
 Điệp nối tiếp liên tục (điệp liền)
Điệp liền là sử dụng lặp lại các từ ngữ có hình thức ngữ âm giống nhau
và các từ đó được đặt ở vị trí liền nhau trong một ngữ đoạn.
Ví dụ 1 :
Đêm qua dưới bến xuôi đò
Thương nhau qua cửa tò vò nhìn nhau
Anh đi đấy, anh về đâu
Cánh buồm nâu, cánh buồm nâu, cánh buồm…
(Vô đề, Nguyễn Bính)

Lê Thị Thúy Ngân - K34 A - Giáo dục Tiểu học

10


Trường ĐHSP Hà Nội 2

GVHD: Phan Thị Thạch

Ví dụ 2 :
Con chim chiền chiện
Bay vút, vút cao

Lòng đầy yêu mến
Khúc hát ngọt ngào.
(Con chim chiền chiện, Huy Cận)
 Điệp nối tiếp cuối đầu (điệp móc xích)
Những từ, ngữ có hình thức ngữ âm giống nhau được cá nhân sử dụng
lặp lại có ý thức và được sắp xếp ở vị trí cuối ngữ đoạn liền trước, đầu ngữ
đoạn liền sau. Cách sử dụng từ ngữ như vậy sẽ cho ta kiểu điệp nối tiếp cuối
đầu.
Ví dụ 1:
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai.
(Chinh phụ ngâm, Đoàn Thị Điểm)
Ví dụ 2:
Lá ngô lay ở bờ sông
Bờ sông vẫn gió, người chưa thấy về.
(Bờ sông vẫn gió, Trúc Thông)
 Điệp vòng tròn
Điệp vòng tròn là cách cá nhân có ý thức sắp xếp các từ, ngữ lặp lại ở
các vị trí: mở đầu và kết thúc một ngữ đoạn. Ngữ đoạn đó có thể là một câu,
một đoạn VB hay một VB.

Lê Thị Thúy Ngân - K34 A - Giáo dục Tiểu học

11


Trường ĐHSP Hà Nội 2


GVHD: Phan Thị Thạch

Ví dụ 1:
Rơi rơi, dìu dịu, rơi rơi…
Trăm muôn giọt lệ nối lời vu vơ.
(Buồn đêm mưa, Huy Cận)
Ví dụ 2:
Chim ri là dì sáo sậu
Sáo sậu lá cậu sáo đen
Sáo đen là em tu hú
Tu hú là chú bồ các
Bồ các là bác chim ri.
(Đồng dao)
c. Điệp cú pháp ( lặp cú pháp)
Điệp cú pháp là cách cá nhân có ý thức sử dụng lặp lại hai hay nhiều
kết cấu của các câu, các vế câu hoặc các thành phần câu nhằm mục đích tu từ.
Ví dụ 1 :

Từ những năm đau thương chiến đấu
TRN
Đã ngời lên nét mặt quê hương
V

C

Từ gốc lúa bờ tre hồn hậu
TRN
Đã bật lên những tiếng căm hờn.
V


C
(Đất nước, Nguyễn Đình Thi)

Lê Thị Thúy Ngân - K34 A - Giáo dục Tiểu học

12


Trường ĐHSP Hà Nội 2

GVHD: Phan Thị Thạch

Ví dụ 2 :
Pháp chạy. Nhật hàng. Vua Bảo Đại thoái vị.
C

V

C

V

C

V

(Tuyên ngôn độc lập, Hồ Chí Minh)
1.1.2. Văn bản, các đặc trưng của văn bản
1.2.1.1. Khái niệm
“Văn bản là một loại đơn vị được làm thành từ một khúc đoạn lời nói

hay lời viết, hoặc lớn hoặc nhỏ, có cấu trúc, có đề tài…loại như một truyện
kể, một bài thơ, một đơn thuốc, một biển chỉ đường,…”
(Bách khoa thư ngôn ngữ và ngôn ngữ học, 1994, R. E. Asher chủ biên - Dẫn
theo Diệp Quang Ban, 2003, tr. 50)
1.1.2.2. Các đặc trưng của văn bản
a. Về mặt kết cấu
Mỗi VB có một khuôn hình riêng (kết cấu riêng). Các VB thơ thuộc thể
loại VB nghệ thuật. Theo Đinh Trọng Lạc, đây là loại VB có khuôn hình mềm
dẻo.
b. Về mặt nội dung
Mỗi VB thường thể hiện một chủ đề. Chủ đề đó được khai triển và duy
trì theo mục đích giao tiếp của người tạo lập VB.
c. Về mặt chức năng
Bùi Minh Toán - Lê A - Đỗ Việt Hùng (1997), quan niệm:
“Văn bản vừa là phương tiện, vừa là sản phẩm của hoạt động giao tiếp
bằng ngôn ngữ.”
Từ đó, các tác giả khẳng định:
“Văn bản cũng đảm nhận hai chức năng chính: là phương tiện giao tiếp
và là công cụ tư duy của con người.”

Lê Thị Thúy Ngân - K34 A - Giáo dục Tiểu học

13


Trường ĐHSP Hà Nội 2

GVHD: Phan Thị Thạch

Tuy vậy, trong từng phạm vi giao tiếp, sự thể hiện các chức năng cơ

bản trên ở mỗi loại VB lại có sự khác biệt. Ngôn ngữ văn chương có thể đảm
nhiệm nhiều chức năng như: phản ánh, biểu cảm, truyền cảm, thẩm mĩ, giải
trí,…
d. Mạch lạc và liên kết
Trong cuốn “Ngữ pháp Tiếng Việt” (2000), Diệp Quang Ban cho rằng:
“Ở mỗi VB, mạch lạc là yếu tố rất quan trọng. Nó là cái làm cho VB là
“văn bản”.”
Theo cách trình bày của tác giả,chúng ta có thể hiểu mạch lạc được thể
hiện trước hết ở cách diễn đạt trong sáng, trôi chảy một nội dung tư tưởng,
tình cảm. Nhờ vậy, tính thống nhất của đề tài chủ đề được đảm bảo.
Trong VB, liên kết cũng là yếu tố không thể thiếu. Để đảm bảo tính
mạch lạc, chặt chẽ của VB, người tạo lập phải sử dụng kết hợp các phép liên
kết hình thức (phép nối, phép thế, phép điệp, phép liên tưởng) và phép liên kết
nội dung (liên kết chủ đề, liên kết lô gích).
e. Về số lượng phương tiện được dùng để tạo lập văn bản
Thông thường VB được tạo ra bằng nhiều câu. Ở đó, các câu được trình
bày theo quan hệ tuyến tính và chúng được tổ chức theo một kết cấu (một
khuôn hình nhất định).
Diệp Quang Ban (2000) cho rằng : Đây chính là cơ sở hiện thực cho
mạch lạc và liên kết.
g. Tính trọn vẹn, tương đối của văn bản.
Theo Diệp Quang Ban (2000), đặc trưng này của văn bản được thể hiện
ở các yếu tố định biên đầu và cuối VB. Nhờ có đặc trưng này, VB thực sự là
một chỉnh thể thống nhất, trọn vẹn cả về nội dung và hình thức.

Lê Thị Thúy Ngân - K34 A - Giáo dục Tiểu học

14



Trường ĐHSP Hà Nội 2

GVHD: Phan Thị Thạch

1.2. Cơ sở lí luận văn học
Các nhà khoa học khi nghiên cứu về đặc trưng thể loại đã trình bày một
số lí thuyết cơ bản về thơ như sau :
1.2.1. Định nghĩa về thơ
Có rất nhiều cách định nghĩa về thơ và chúng ta có thể kể ra đây một số
định nghĩa tiêu biểu :
La Mac Tin cho rằng : “Thơ là sự hiện thân cho những gì thầm kín của
con tim và thiêng liêng nhất của tâm hồn con người và cho những hình ảnh
tươi đẹp nhất, âm thanh huyền diệu nhất trong thiên nhiên.”
Ở Việt Nam, mỗi một nhà khoa học hoặc nhà thơ, từ một góc nhìn cụ
thể đã đưa ra cách định nghĩa riêng về thể loại này.
Đề cao mối quan hệ giữa thơ với cuộc đời, Lưu Trọng Lư (1961) cho
rằng : “Thơ là sự sống tập trung cao độ, là cái lõi của cuộc sống.”
Từ góc nhìn của một nhà ngôn ngữ học, Phan Ngọc viết : “Thơ là cách
tổ chức ngôn ngữ hết sức quái đản để bắt người tiếp nhận phải nhớ, phải cảm
xúc và suy nghĩ do chính hình thức tổ chức ngôn ngữ này.”
(Mã Giang Lân, tr.15)
Tổng hợp các định nghĩa vầ thơ của Đông, Tây, Kim Cổ, Mã Giang
Lân đã đưa ra một cách hiểu về thơ như sau : “Thơ là một thông báo thẩm mĩ
trong đó có kết hợp bốn yếu tố Ý – Tình – Hình – Nhạc.”
1.2.2. Đặc trưng của thơ
Trong bài “Mấy ý nghĩ về thơ”, Nguyễn Đình Thi đã chỉ ra thơ có
những đặc trưng cơ bản sau :
a. Thơ là tiếng nói đầu tiên, tiếng nói thầm kín và là tiếng nói mãnh liệt
nhất của tâm hồn thi sĩ trước cuộc sống. Theo tác giả : “Cảm xúc là phần
xương thịt hơn cả của đời sống tâm hồn.”


Lê Thị Thúy Ngân - K34 A - Giáo dục Tiểu học

15


Trường ĐHSP Hà Nội 2

GVHD: Phan Thị Thạch

b. Thơ phải có tư tưởng,có ý thức về bất cứ cảm xúc tình tự nào cũng dính
liền với suy nghĩ của con người. Nhưng tư tưởng trong thơ không phải là cầu
kì, mơ hồ mà đó là tư tưởng gắn liền với cuộc sống ở trong cuộc sống.
c. Tình cảm, cảm xúc, tư tưởng trong thơ phải được biểu hiện bằng hình
ảnh. Hình ảnh thơ là những hình ảnh thật nảy lên khi tâm hồn thi sĩ sống trong
một cảnh huống, một trạng thái nào đó. Những hình ảnh đó phải thực và đẹp,
phải có sức lôi cuốn, lay động người đọc.Theo Nguyễn Đình Thi, hình ảnh
thơ trước hết là những hình ảnh tự nhiên mà nhà thơ phát hiện từ cuộc sống.
Nhưng đó là sự phát hiện tinh tế để nhận ra, nó rất gần gũi nhưng lại rất mới,
rất lạ.
d. Tiếng nói trong thơ rất kì diệu
Sự kì diệu đó thể hiện ở các chữ, các tiếng trong thơ ngoài chức năng
biểu hiện ý niệm còn có chức năng biểu cảm, truyền cảm và gợi lên những
điều nằm ngoài các phương tiện ngôn ngữ. Chính sự kì diệu đó đã làm nên
đặc thù “Thi tại ngôn ngoại” cho thơ.
Sự kì diệu của tiếng nói trong thơ còn thể hiện ở nhịp điệu của nhạc
thơ. Theo Nguyễn Đình Thi, nhịp điệu trong thơ trước hết biểu hiện ở cái
nhạc điệu bên ngoài, được tổ chức bằng sự ngắt nghỉ giữa các tiếng, sự lên
bổng xuống trầm nhờ vận dụng thanh điệu. Tuy vậy, để làm nên cái tinh điệu
cho thơ còn có một thứ nhạc rất quan trọng, đó là nhạc điệu bên trong tâm

hồn của thi sĩ - thứ nhạc điệu tạo ra từ sự giao hòa của hình ảnh, tình và ý
trong thơ.
Từ việc chỉ ra những đặc trưng, đặc thù của thơ, Nguyễn Đình Thi đã
nhấn mạnh: “Thơ là tổng hợp, là kết tinh. Văn xuôi không được phép đòi hỏi
mười phân hoàn hảo, nhưng thơ luôn đòi hỏi sự toàn bích”.
(SGK Ngữ Văn 12, tập 1, tr.58, 59)

Lê Thị Thúy Ngân - K34 A - Giáo dục Tiểu học

16


Trường ĐHSP Hà Nội 2

GVHD: Phan Thị Thạch

1.3. Cơ sở tâm lí học
Các em HS tiểu học ở Việt Nam cũng như rất nhiều các quốc gia khác
trên thế giới đều có độ tuổi từ 6 đến 11 tuổi. Đây là giai đoạn, ở các em có
nhiều biến đổi quan trọng về tâm, sinh lí. Ở tuổi này, do phải chuyển đột ngột
từ hoạt động chơi là chủ yếu sang hoạt động học là chủ yếu nên các em có rất
nhiều bỡ ngỡ, đặc biệt là đầu năm học lớp 1. Từ lớp 2 trở đi, các em sẵn sàng
hơn trong học tập, thích nghi tốt hơn với các hoạt động có kỉ cương của nhà
trường. Tuy nhiên, do đặc điểm lứa tuổi, các em luôn thích những điều mới lạ,
thích những gì nổi bật, gây ấn tượng mạnh, thích khám phá, tìm hiểu, hay tò
mò về mọi thứ xung quanh mình dẫn đến sự biến đổi mạnh mẽ về tâm lí. Sau
đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kĩ hơn về một số đặc điểm tâm lí của các em
HS tiểu học.
1.3.1. Năng lực tư duy của học sinh tiểu học
1.3.1.1.


Khái niệm tư duy

Theo giáo trình “Tâm lí học đại cương” của Nguyễn Quang Uẩn - Trần
Hữu Luyến - Trần Quốc Thành thì tư duy được định nghĩa như sau:
“Tư duy là một quá trình tâm lí phản ánh những thuộc tính bản chất,
những mối liên hệ và quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật, hiện
tượng trong hiện thực khách quan mà trước đó ta chưa biết.”
1.3.1.2.

Hai giai đoạn của tư duy

a. Tư duy cảm tính
Đây là quá trình con người nhận thức hiện thực khách quan bằng trực
quan sinh động thông qua cảm giác, tri giác.
b. Tư duy lí tính
Đây là quá trình con người nhận thức hiện thực khách quan bằng khái
niệm, phán đoán và suy luận thông qua phân tích, so sánh, tổng hợp,…

Lê Thị Thúy Ngân - K34 A - Giáo dục Tiểu học

17


Trường ĐHSP Hà Nội 2
1.3.1.3.

GVHD: Phan Thị Thạch

Năng lực tư duy của học sinh tiểu học


Căn cứ vào độ tuổi và đặc điểm tâm lí của HS mà người ta chia đặc
điểm tư duy của HS tiểu học thành hai giai đoạn:
- Giai đoạn đầu tiểu học: lớp 1, 2, 3
- Giai đoạn sau: lớp 4, 5
Quá trình phát triển tư duy của HS tiểu học thể hiện rõ ở từng độ tuổi
gắn với từng lớp học. Đối với các em HS giai đoạn đầu tiểu học, tư duy cụ thể
chiếm ưu thế, tư duy trừu tượng bắt đầu được hình thành nhưng còn yếu. Khả
năng khái quát hóa còn yếu, các em thường căn cứ vào dấu hiệu bề ngoài, trực
quan, chưa chú ý đến bản chất, dấu hiệu chung của sự vật, hiện tượng trong
thế giới khách quan.
Ở giai đoạn sau (lớp 4, 5), giai đoạn này tư duy cụ thể vẫn tiếp tục phát
triển, nhưng tư duy trừu tượng dần hình thành, dần chiếm ưu thế hơn so với
giai đoạn đầu. Nghĩa là, HS có khả năng thực hiện các thao tác trí tuệ với
ngôn ngữ và các loại khoa học của các môn học để tiếp thu tri thức. Các em
đã biết quan sát, tìm ra dấu hiệu đặc trưng bản chất, biết phân biệt chi tiết, từ
đó, biết so sánh, tổng hợp, có khả năng tri giác sự vật như một chỉnh thể
thống nhất, có mục đích, phương hướng rõ ràng. Các em bước đầu biết nhận
thức các sự vật, hiện tượng bằng khái niệm đơn giản, có khả năng lập luận
trong phán đoán của mình.
1.3.2. Đặc điểm về tình cảm, cảm xúc
Theo giáo trình “Tâm lí học đại cương” : “Tình cảm là những thái độ
thể hiện sự rung cảm của con người đối với những sự vật, hiện tượng có liên
quan tới nhu cầu và động cơ của họ.”
Như vậy, tình cảm là một mặt rất quan trọng trong đời sống tâm lí của
con người. Đối với HS tiểu học, tình cảm, cảm xúc có vị trí đặc biệt vì nó là
khâu quan trọng gắn liền nhận thức với hoạt động của trẻ. Tình cảm tích cực

Lê Thị Thúy Ngân - K34 A - Giáo dục Tiểu học


18


Trường ĐHSP Hà Nội 2

GVHD: Phan Thị Thạch

không chỉ kích thích các em nhận thức mà còn đưa các em tới các hành động
tích cực. Ở tuổi này, các em rất dễ xúc cảm, xúc động, khó kìm hãm được tình
cảm của mình trước những cái đẹp, cái mới lạ và ngộ nghĩnh. Song, tình cảm
của các em chưa sâu sắc, rất dễ biến đổi. Đơn giản như: Hôm nay các em rất
thích bộ đồ chơi này nhưng ngay ngày mai các em lại có thể chán ngay những
đồ chơi đó và chuyển sang thích một bộ đò chơi mới, khác lạ hơn. Do đó, ở
lứa tuổi này, các em cần được bồi đắp sâu sắc về tình cảm, để làm cho những
tình cảm tốt đẹp bền vững hơn.
1.3.3. Năng lực sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp và tư duy của học sinh tiểu học
Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp của con người và cũng là công cụ để
“hiện thực trực tiếp tư tưởng”.
Tìm hiểu về vốn ngôn ngữ và năng lực sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp
của HS tiểu học, ta thấy: Khi chưa đến trường, trẻ em đã tích lũy được một
vốn từ ngữ Tiếng Việt thông qua việc giao tiếp với người thân và bè bạn. Tuy
nhiên, vốn từ ngữ đó còn rất mỏng. Từ khi bước vào học tiểu học, vốn từ ngữ
dần được phát triển. Các em có thể sử dụng vốn từ sẵn có để thổ lộ tâm tư,
tình cảm, nguyện vọng với mọi người xung quanh.
Việc sử dụng ngôn ngữ để nhận thức và phản ánh nhận thức (để tư duy)
của HS tiểu học cũng có những điểm khác biệt:
Ở giai đoạn đầu tiểu học, khả năng tư duy của các em chủ yếu bằng
trực quan. Ở thời kì này, các em bước dầu biết vận dụng ngôn ngữ để trình
bày một cách đơn giản nhất về cái mà mình biết được cho bạn bè, thầy cô và
mọi người trong gia đình hiểu. Đến giai đoạn sau, khả năng tư duy trừu tượng

phát triển. Đó cũng là lúc vốn ngôn ngữ của các em ngày một phong phú, đa
dạng. Các em đã biết sử dụng ngôn ngữ để phân tích, so sánh các sự vật, hiện
tượng mà mình nhận thức được.

Lê Thị Thúy Ngân - K34 A - Giáo dục Tiểu học

19


×