Tải bản đầy đủ (.docx) (90 trang)

SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP TEACCH ĐỂ QUẢN LÝ HÀNH VI TĂNG ĐỘNG CỦA TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỈ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 90 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT

CHU THỊ HẠNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP TEACCH
ĐỂ QUẢN LÝ HÀNH VI TĂNG ĐỘNG
CỦA TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỈ

CHUYÊN NGÀNH: GIÁO DỤC TRẺ KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ

Người hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Hoa

HÀ NỘI - 2015


LỜI CẢM ƠN
Bằng tấm lòng biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô
giáo, Th.S Nguyễn Thị Hoa – người ln nhiệt tình, quan tâm, hướng dẫn chỉ
bảo em trong quá trình nghiên cứu đề tài này. Mặc dù công việc bận rộn
nhưng cô luôn dành thời gian để động viên, đưa ra những góp ý và giúp đỡ
em hồn thành bài khóa luận tốt nghiệp. Một lần nữa em xin cảm ơn cô, chúc
cô luôn mạnh khỏe, công tác tốt và thành công trong sự nghiệp trồng người.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy, các cô khoa Giáo Dục Đặc
Biệt của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Đặc biệt là cô giáo, Th.S Đỗ Thị
Thảo và TS Nguyễn Nữ Tâm An đã tạo cơ hội cho em xuống trung tâm của
các cô để làm thực nghiệm cho đề tài của mình và có những góp ý để em hồn
thành bài khóa luận.
Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Trường Mầm


non Ánh Sao Mai và Trung tâm Khánh Tâm đã hết lòng giúp đỡ em trong
suốt thời gian thực hiện khóa luận để em thu được kết quả tốt nhất cho đề tài
của mình.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng chắc chắn khóa luận khơng tránh
được những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự thơng cảm và gốp ý tận
tình của các thầy cô và những người quan tâm đến vấn đề được trình bày
trong khóa ln.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 4 năm 2015
Sinh viên
Chu Thị Hạnh


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
RLPTK

Rối loạn phổ Tự kỉ

Gv

Giáo viên

ADHD

Tăng động giảm tập trung

KTTT

Khuyết tật trí tuệ



MỤC LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục trẻ khuyết tật nói chung và trẻ rối loạn phổ Tự kỉ (RLPTK)
nói riêng đang ngày càng nhận được sự quan tâm của xã hội. Số lượng trẻ
RLPTK ngày càng gia tăng. Tại Khoa Phục hồi chức năng - Bệnh viện Nhi
Trung ương, trẻ RLPTK đến khám năm 2007 tăng gấp 50 lần so với năm
2000; số trẻ RLPTK đến điều trị năm 2007 tăng gấp 33 lần so với năm 2000
[3]. Qua đây đòi hỏi nghành giáo dục nước ta phải tìm ra biện pháp để giáo
dục trẻ RLPTK một cách hiệu quả. Các nhà tâm lý, giáo dục trên thế giới đã
và đang tiến hành các nghiên cứu để tìm ra các phương pháp giáo dục trẻ
RLPTK như TEACCH của tiến sĩ Eric Schopler; Phân tích hành vi ứng dụng
(ABA) của các nhà hành vi học Baer, Wolf, Risley; Dựa trên sự phát triển, sự
khác biệt cá nhân và các mối quan hệ (DIR) của Stanley Greespan Weider…
Nhưng khi áp dụng vào Việt Nam thì cịn gặp nhiều khó khăn do sự khác biệt
về văn hóa, xã hội và ngơn ngữ…
Ở Việt Nam hiện nay các cơ sở chăm sóc và giáo dục sử dụng khá
nhiều các phương pháp giáo dục trẻ RLPTK. Tuy nhiên việc áp dụng các
phương pháp còn chưa được triệt để do vậy hiệu quả can thiệp chưa được cao.
Do đó vấn đề giáo dục cho trẻ RLPTK cần được đầu tư và quan tâm để xây
dựng các biện pháp và hoạt động giáo dục cho phù hợp và có hiệu quả hơn.
Giáo dục trẻ RLPTK là vấn đề khó, địi hỏi người giáo viên cần kiên
trì, có chun mơn và có nhiều sự sáng tạo để đưa ra các biện pháp, hoạt động
phù hợp với trẻ thì mới có hiệu quả cao. Một trong những cách làm hiệu quả
đó là quản lý tốt hành vi của trẻ RLPTK, đặc biệt là hành vi tăng động. Đây là
việc làm quan trọng và cần thiết để làm nền tảng cho trẻ RLPTK học tập tốt
và là điều kiện để trẻ học được trong mơi trường hịa nhập.


5


Dạy trẻ RLPTK theo phương pháp TEACCH có tính cấu trúc giúp trẻ tập
trung một cách thích hợp vào các nhiệm vụ mà không phải lo lắng, giúp trẻ tiếp cận
với chương trình học tập và các hoạt động trong đời sống có hiệu quả. Ưu điểm lớn
nhất của phương pháp TEACCH là tập trung vào từng cá nhân và dựa vào những
điểm mạnh của từng trẻ để thiết lập mơi trường và thói quen sinh hoạt tự lập.
Phương pháp TEACCH là một phương pháp giáo dục cho trẻ RLPTK có
hiệu quả cao và được nhiều nước trên thế giới đã và đang áp dụng rộng rãi. Tôi
cảm thấy rất tâm đắc và muốn tìm hiểu sâu hơn về phương pháp này, đặc biệt là
sử dụng phương pháp này để quản lý hành vi tăng động của trẻ RLPTK.
Với tất cả lý do trên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Sử dụng phương
pháp TEACCH để quản lý hành vi tăng động của trẻ rối loạn phổ Tự kỉ”
với mong muốn là góp một phần cơng sức của mình cho giáo dục trẻ khuyết
tật nói chung và trẻ RLPTK được hiệu quả hơn.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về RLPTK, phương pháp
TEACCH, đề tài xây dựng một số hoạt động sử dụng phương pháp TEACCH
để quản lý hành vi tăng động của trẻ RLPTK.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình quản lý hành vi cho trẻ RLPTK.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Sử dụng phương pháp TEACCH để quản lý hành vi tăng động cho trẻ
RLPTK.
4. Giả thuyết khoa học
Hiện nay giáo viên gặp nhiều khó khăn trong vấn đề quản lý hành cho
trẻ RLPTK do khách quan cũng như chủ quan. Hành vi tăng động là hành vi

xuất hiện nhiều ở trẻ RLPTK. Việc ứng dụng hiệu quả phương pháp
TEACCH có thể làm giảm hành vi hành vi tăng động của trẻ RLPTK.
6


5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài tập trung giải quyết 3 vấn đề sau:
+ Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về RLPTK, quản lý hành tăng động
của trẻ RLPTK, phương pháp TEACCH.
+ Khảo sát thực trạng về việc sử dụng phương pháp TEACCH để quản
lý hành vi tăng động cho trẻ RLPTK.
+ Đề xuất và tiến hành thử nghiệm một số hoạt động sử dụng phương
pháp TEACCH để quản lý hành vi tăng động của trẻ RLPTK.
6. Giới hạn nghiên cứu
- Giới hạn nội dung nghiên cứu: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu việc
ứng dụng cấu trúc hóa hoạt động trong quản lý tăng động của trẻ RLPTK.
- Giới hạn về khách thể khảo sát: 31 Giáo viên dạy trẻ RLPTK đã và
đang dạy theo phương phápTEACCH.
- Giới hạn địa bàn khảo sát: Trường mầm non Ánh Sao Mai, Trung tâm
Khánh Tâm.
- Giới hạn khách thể thực nghiệm: 01 trẻ RLPTK 6,5 tuổi theo học tại
lớp can thiệp sớm tại Trường Mầm non Ánh Sao Mai-Hà Nội.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Sử dụng phương pháp này nhằm hệ thống hóa, khái quát hóa các vấn đề
lý luận có liên quan đến RLPTK, phương phápTEACCH, quản lý hành vi cho
trẻ RLPTK qua nghiên cứu các tài liệu nước ngồi, giáo trình, luận văn, luận
án,… về RLPTK, phương pháp TEACCH.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp quan sát

Xác định thực trạng việc sử dụng phương pháp TEACCH để quản lý
hành vi tăng động của trẻ RLPTK bằng cách dự giờ các tiết học cá nhân và

7


tiết học nhóm trên lớp của giáo viên và ghi vào phiếu quan sát, sử dụng bảng
quan sát ABC để đánh giá hành vi chức năng của trẻ RLPTK.
7.2.2. Phương pháp phỏng vấn
Tìm hiểu ý kiến của giáo viên và cha mẹ về việc sử dụng phương pháp
TEACCH để quản lý hành vi tăng động của trẻ RLPTK bằng cách tiến hành
phỏng vấn GV và cha mẹ qua phiếu phỏng vấn tìm hiểu quan điểm và cách
thức sử dụng phương pháp TEACCH để quản lý hành vi trẻ RLPTK.
7.2.3. Phương pháp nghiên cứu trường hợp
Tìm hiểu về hành vi của một trẻ RLPTK 6,5 tuổi thông qua nghiên cứu
hồ sơ cá nhân của trẻ, sổ liên lạc, kế hoạch giáo dục cá nhân của trẻ.
7.2.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Đưa ra những kết luận định lượng và định tính về việc sử dụng phương
pháp TEACCH trong việc quản lý hành vi tăng động của trẻ RLPTK, thông
qua việc thiết kế và tổ chức các hoạt động sử dụng phương pháp TEACCH để
quản lý hành vi tăng động của trẻ RLPTK.
7.2.5. Phương pháp sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến
Thu thập các thông tin từ phụ huynh và giáo viên về việc áp dụng phương
pháp TEACCH để quản lý hành vi tăng động của trẻ RLPTK thông qua việc sử
dụng phiếu trưng cầu ý kiến dành cho giáo viên và phụ huynh của trẻ.
7.3. Nhóm phương pháp thống kê tốn học
Đưa ra những kết luận định lượng về việc sử dụng phương pháp
TEACCH để quản lý hành vi tăng động của trẻ RLPTK thơng qua sử dụng
các cơng thức tốn thống kê để xử lý thông tin thu được qua phỏng vấn, điều
tra, quan sát...


8


Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN
CỦA VIỆC SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP TEACCH ĐỂ QUẢN LÝ
HÀNH VI TĂNG ĐỘNG CỦA TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỈ
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1.

Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1.1. Trên thế giới
Giáo dục cho trẻ RLPTK và quản lý hành vi cho trẻ RLPTK đang ngày
càng được quan tâm, trên thế giới có rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu về vấn
đề này với số lượng khổng lồ về trẻ RLPTK và hành vi của trẻ RLPTK. Có thể
chia thành các hướng nghiên cứu sau: Nghiên cứu về nguyên nhân dẫn đến trẻ
RLPTK; đặc điểm của trẻ RLPTK; những khó khăn của trẻ có RLPTK; và các
nghiên cứu ứng dụng phương pháp trị liệu và giáo dục cho trẻ RLPTK…
Can thiệp sớm cho trẻ RLPTK là việc làm rất cần thiết và là một chủ đề
lớn từ trước đến nay. Các nghiên cứu về can thiệp sớm đều chỉ ra lợi ích to
lớn mà trẻ RLPTK được hưởng đó là trì hỗn sự phát triển của bệnh, nhanh
chóng tìm ra các phương pháp để giáo dục cho trẻ, cơ hội để trẻ hòa nhập với
xã hội và học các kỹ năng sẽ dễ dàng hơn. Tóm lại can thiệp sớm sẽ tạo ra sự
phát triển tối ưu nhất cho trẻ RLPTK. Các nghiên cứu về can thiệp sớm cho
trẻ RLPTK có một số kết quả quan trọng thu được như: Hiệu quả của biện
pháp can thiệp sớm; ảnh hưởng của độ tuổi tới hiệu quả can thiệp sớm; điều
kiện để tiến hành can thiệp sớm cho trẻ RLPT; các mơ hình can thiệp sớm cho
trẻ RLPTK hiện nay được xây dựng chủ yếu trên cơ sở phương pháp can thiệp
chuyên biệt như: Trị liệu và giáo dục cho trẻ RLPTK và trẻ có khó khăn về
giao tiếp - TEACCH; phân tích hành vi ứng dụng - ABA; dạy học thông qua

thử nghiệm riêng biệt - DTT; hệ thống giao tiếp bằng trao đổi tranh; điều kiện
để tiến hành can thiệp sớm cho trẻ RLPTK; dạy học tại sàn theo dựa trên sự

9


phát triển, sự khác biệt cá nhân và mối quan hệ- DIR… Như vậy các chương
trình can thiệp sớm cho trẻ RLPTK trên thế giới được xây dựng dựa trên các
phương pháp can thiệp, đặt trong một chỉnh thể với quy trình chặt chẽ gồm
các bước chẩn đốn - đánh giá - can thiệp sớm - giáo dục hòa nhập. Tuy
nhiên, các mơ hình can thiệp sớm đều được tiến hành tại các quốc gia có điều
kiện tốt (về đội ngũ chuyên gia, cơ sở vật chất, hệ thống chính sách và đặc
biệt là tính hệ thống của các quy trình can thiệp sớm) nên khơng thể áp dụng
trực tiếp vào các quốc gia mà chưa có đầy đủ điều kiện. Nên việc áp dụng lại
cần có sự điều chỉnh cho phù hợp với văn hóa, bản sắc dân tộc và kinh tế của
từng vùng miền. Chính vì vậy, việc tiến hành các nghiên cứu ứng dụng là hết
sức cần thiết để có thể vận dụng những kinh nghiệm của các nước tiên tiến
vào bối cảnh cụ thể của từng nước…[4]
Vào đầu những năm 60 của thế kỷ 20 RLPTK được xem là một rối loạn
cảm xúc và cha mẹ trẻ là ngun nhân chính dẫn đến điều đó. Thuật ngữ
“refrigeration mother” (bà mẹ tủ lạnh) thường xuyên được sử dụng để chỉ
những người cha, người mẹ có con RLPTK bởi quan điểm đó là những người
lạnh lùng, thờ ơ và đơi khi có những hành vi hắt hủi, khơng ai khác chính họ
là nguyên nhân dẫn đến vấn đề RLPTK ở đứa trẻ. Trong bối cảnh đó, chương
trình TEACCH ra đời bởi các chuyên gia tâm lý, các nhà nhà nghiên cứu
thuộc trường đại học Bắc Carolia - Mỹ và người có cơng lớn nhất trong việc
xậy dựng và phát triển chương trình TEACCH là tiến sĩ Erric Schopler. Khởi
đầu từ dự án nghiên cứu trẻ em, một dự án nhằm cung cấp các dịch vụ dành
cho trẻ Tự kỉ và gia đình các em, đến năm 1972, tại Bắc Carolia, chương trình
TEACCH chính thức được đưa vào sử dụng với tư cách là một chương trình

giáo dục và trị liệu cho trẻ RLPTK tại Bắc Carolia.
Ngay từ khi sáng lập, Eric Schopler và các đồng sự của mình tin rằng
RLPTK là một dạng rối loạn phát triển (chứ khơng phía là rối loạn cảm xúc)

10


cha mẹ không phải là nguyên nhân dẫn đến con bị RLPTK và họ hồn tồn có
thể trở thành những người “giáo viên” tốt của con mình. Đây cũng là ý tưởng
cho việc phát triển các dịch vụ can thiệp không chỉ trực tiếp hướng đến đứa
trẻ mà gián tiếp thơng qua gia đình của các em.
Division TEACCH được ra đời từ dự án nghiên cứu trẻ em và kể từ khi
thành lập tới nay, tại đây đã can thiệp cho khoảng 5000 cá nhân RLPTK ở các độ
tuổi khác nhau. Division TEACCH tiếp nhận các cá nhân RLPTK ở mọi khả
năng và độ tuổi. Bắt đầu bằng việc chẩn đoán các dấu hiệu bất thường trong độ
tuổi 2 đến 4 tuổi. Gia đình trẻ phải học để có những hiểu biết cơ bản về RLPTK
dưới sự hướng dẫn của các nhân viên Division TEACCH. Tại Bắc Carolia Mỹ
có 9 trung tâm Division TEACCH đặt rải rác. Các trung tâm này cung cấp các
dịch vụ cho các cá nhân Tự kỉ từ 1 đến 70 tuổi trong khu vực của mình.
Ngày nay TEACCH được sử dụng khá nhiều bang ở Mỹ và đã vượt qua
biên giới của nước Mỹ phổ biến tại các nước thuộc Châu Âu, Châu Á và Nam
Mỹ, đặc biệt là tại Anh vào những năm 1990, TEACCH bắt đầu được phổ biến
một cách rộng rãi tại Anh. Kể từ đó đến nay, hiệp hội các chuyên gia sử dụng
TEACCH tại Anh đã phối hợp với Division TEACCH tiến hành đào tạo cho hơn
15000 cha mẹ và chuyên viên về TEACCH, báo cáo về hiệu quả của TEACCH
ở Anh được chứng minh ở cả môi trường giáo dục chuyên biệt và giáo dục hòa
nhập. Năm 2003, Gary Mesibov và Marie Hower đã viết cuốn sách có tên
Accessing the Curriculum for pupil with Autistic Disorder. Trong đó giới thiệu
những nghiên cứu điển hình trên trẻ em Anh có áp dụng phương pháp TEACCH
và đưa ra những đánh giá hiệu quả của việc áp dụng phương pháp TEACCH tại

Anh. Cuốn sách đã khẳng định tính hiệu quả cao của phương pháp này.
Có thể nói, TEACCH là một trong những phương pháp giáo dục trẻ
RLPTK phổ biến uy tín nhất hiện nay. Chúng ta có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin
về phương pháp này trên các website bằng nhiều thứ tiếng khác nhau.

11


Hiện nay TEACCH được tiếp cận ở hai phương diện chính, phương
diện thứ nhất là chương trình can thiệp cho trẻ RLPTK và phương diện thứ
hai là phương pháp can thiệp cho trẻ RLPTK. Chương trình TEACCH cung
cấp cho các cá nhân RLPTK và gia đình cá nhân đó các dịch vụ can thiệp và
đào tạo.[1]
1.1.1.2. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, RLPTK chỉ thực sự được biết đến từ những năm đầu thế
kỉ 21 và các nghiên cứu về RLPTK cũng chỉ mới được tiến hành trong một
vài năm gần đây. Điểm qua các nghiên cứu về RLPTK ở Việt Nam, chúng tơi
thấy có các điểm nổi bật sau:
Thứ nhất, các nghiên cứu cịn rời rạc, nhỏ lẻ, thiếu tính hệ thống và phối
hợp từ các cách tiếp cận khác nhau. Chính vì vậy, kết quả nghiên cứu chưa đủ sức
tác động đến chính sách xã hội cũng như đề xuất những cơ chế, hệ thống chăm
sóc và giáo dục phù hợp cho gia đình trẻ và bản thân trẻ có RLPTK.
Thứ hai, ở Việt Nam vấn đề quản lý hành vi cho trẻ RLPTK vẫn còn là
một vấn đề mới và có rất ít các nghiên cứu về vấn đề này. Các nghiên cứu chủ
yếu xoay quanh về việc đưa ra các biện pháp để phát triển một số kĩ năng hay
đặc điểm của trẻ RLPTK như trong khóa luận tốt nghiệp của Bùi Thị Như
Trang với đề tài “ Một số biện pháp tăng cường khả năng tập trung chú ý cho
trẻ Tự kỉ” năm 2011. Đề tài “Biện pháp phát triển kỹ năng luân phiên trong
giao tiếp cho trẻ mắc hội chứng Tự kỉ” của Đoàn Thị Thu trong khóa luận tốt
nghiệp vào năm 2009. Những nghiên cứu về hành vi tăng động thì khơng có

một nghiên cứu nào đi sâu hay làm rõ về việc đưa ra các biện pháp khắc phục
mà chỉ được nhắc đến trong việc mô tả đặc điểm hành vi của trẻ Tự kỉ trong
đó có hành vi tăng động.
Thứ ba, phần lớn các nghiên cứu hiện nay ở Việt Nam vẫn sử dụng tên
gọi “Rối loạn Tự Kỉ” và tiếp cận chủ yếu dừng lại ở nhóm trẻ Tự kỉ điển hình.

12


Một số ít nghiên cứu đã sử dụng thuật ngữ “Rối loạn phổ Tự Kỉ”, tuy nhiên
việc phân loại thuộc các RLPTK vẫn chưa rõ trong chuẩn đoán, nghiên cứu
và trong tổ chức can thiệp.
Thứ tư, các nghiên cứu chủ yếu theo hướng ứng dụng các phương pháp
can thiệp phổ biến như: ABA, TEACCH, PECS…Tuy nhiên quy mơ thực
hiện cịn nhỏ, hẹp và chưa rõ mức độ thích ứng trong bối cảnh Việt Nam cũng
như các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thích ứng của các phương pháp
này trong bối cảnh Việt Nam.[4]
Như vậy, nghiên cứu và thực tiễn can thiệp sớm cho trẻ RLPTK ở Việt
Nam còn thiếu tính hệ thống, lẻ tẻ và manh mún. Khả năng ứng dụng các
nghiên cứu trong thực tế chưa cao.
Tại Việt Nam, cho đến nay, mới chỉ có rất ít những tài liệu về phương
pháp TEACCH. Hiện chỉ có một số tài liệu tiêu biểu như:
Tác giả Nguyễn Văn Thành trong cuốn sách trẻ em Tự kỉ - phương
pháp giáo dục cơ bản về phương pháp TEACCH. Trong cuốn sách này, tác giả
Nguyễn Văn Thành mới chỉ dừng lại ở việc giới thiệu phương pháp
TEACCH, các điểm chính trong phương pháp này mà tác giả cho là rất hữu
ích trong giáo dục trẻ em mắc rối loạn Tự kỉ.
Trong tài liệu sự lĩnh hội và phát triển giao tiếp ngôn ngữ và lời nói,
Keith Arkin, chun gia về giao tiếp, ngơn ngữ và lời nói của tổ chức VSO,
cũng bàn đến phương pháp này nhưng chỉ với tính chất giới thiệu.

Trong bài giới thiệu các phương pháp trị liệu cho trẻ RLPTK, Tăng
Ngọc Thùy Giang cũng đã giới thiệu về TEACCH với tư cách là một phương
pháp trị liệu cho trẻ RLRTK tuy nhiên giới thiệu này cịn mang tính sơ lược.
Nghiên cứu áp dụng phương pháp TEACCH can thiệp cho trẻ RLPTK
cũng đã được nghiên cứu một cách cụ thể trên trẻ Tự kỉ ở Việt Nam với tên đề
tài “Áp dụng phương pháp TEACCH can thiệp cho trẻ rối loạn Tự kỉ” năm

13


2010 – 2014. Tuy nhiên những nghiên cứu về mặt áp dụng phương pháp
TEACCH để can thiệp, phát triển một kĩ năng cụ thể thì lại chưa có.
Như vậy, chúng ta chưa có một nghiên cứu cụ thể nào về phương pháp
TEACCH để quản lý hành vi hiếu động trong giáo dục cho trẻ RLPTK ở Việt
Nam. Đây là một điều trăn trở vì trên thực tế, TEACCH là một phương pháp
giáo dục trẻ RLPTK rất phổ biến, đã được áp dụng trên thế giới hơn 40 năm
qua và được ghi nhận là rất hiệu quả trong giáo dục trẻ RLPTK. Việc nghiên
cứu, ứng dụng phương pháp này trong giáo dục trẻ RLPTK sẽ góp phần quan
trọng vào việc giải quyết những vấn đề mà giáo dục cho trẻ em có nhu cầu
đặc biệt nói chung, giáo dục cho trẻ RLPTK nói riêng ở nước ta đang gặp
phải - thiếu phương phương pháp.
1.1.2.

Một số vấn đề lí luận về rối loạn phổ Tự kỉ
1.1.2.1. Khái niệm RLPTK
Hiện nay có rất nhiều khái niệm khác nhau về RLPTK. Dưới đây là
một số khái niệm được sử dụng khá phổ biến:
Theo từ điển bách khoa Columbia (1969): RLPTK là một dạng khuyết
tật phát triển có nguyên nhân từ những rối loạn thần kinh làm ảnh hưởng đến
chức năng cơ bản của não bộ. RLPTK được xác định bởi phát triển khơng

bình thường về kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tương tác xã hội và suy luận. Nam
nhiều gấp 4 lần nữ. Trẻ có thể phát triển bình thường đến 30 tháng tuổi.
Năm 1999, tại Hội nghị toàn quốc về Tự kỉ ở Mỹ, các chuyên gia cho
rằng nên xếp Tự kỉ vào nhóm các rối loạn phát triển diện rộng và đã thống
nhất đưa ra định nghĩa cuối cùng về Tự kỉ như sau: Tự kỉ là một dạng bệnh
trong nhóm rối loạn phát triển lan tỏa, ảnh hưởng đến nhiều mặt của sự phát
triển nhưng ảnh hưởng nhiều nhất đến kĩ năng giao tiếp và quan hệ xã hội.
Một khái niệm tương đối đầy đủ và được sử dụng phổ biến nhất là khái
niệm của tổ chức Liên hiệp quốc đưa ra vào năm 2008, trong đó Tự kỉ được

14


định nghĩa như sau: Tự kỉ là một dạng khuyết tật phát triển tồn tại suốt cuộc
đời, thường xuất hiện trong 3 năm đầu đời. Tự kỉ là do rối loạn thần kinh ảnh
hưởng đến chức năng hoạt động của não bộ. Tự kỉ có thể xảy ra với bất cứ cá
nhân nào khơng phân biệt giới tính, chủng tộc hoặc điều kiện kinh tế - xã hội.
Đặc điểm của Tự kỉ là những khiếm khuyết về tương tác xã hội, giao tiếp
ngơn ngữ và phi ngơn ngữ, và có sở thích mang tính hạn hẹp và lặp đi lặp lại.
Có nhiều khái niệm khác nhau về Tự kỉ, song nhìn chung đều thống
nhất ở quan điểm: Tự kỉ là một dạng khuyết tật phức tạp, được đặc trưng bởi
ba khiếm khuyết: về giao tiếp, tương tác xã hội và có hành vi, sở thích, hoạt
động mang tính hạn hẹp, lặp đi lặp lại. RLPTK bao gồm các rối loạn có
chung đặc điểm như trên nhưng khác nhau về phạm vi, mức độ nặng, khởi
phát và tiến triển của triệu chứng theo thời gian.
RLPTK bao gồm: Rối loạn Tự kỉ (Autism Disorder), hội chứng
asperger, rối loạn bất hòa nhập ấu thơ (Childhood Disintegrative Disorder –
CDD), rối loạn Rett (Rett Disorder), rối loạn phát triển diện rộng không xác
định (Pervasive Developmental Disorder – Not Otherwise Speciied – PDDNOS). Tất cả các RLPTK đều có thiếu hụt trong chức năng giao tiếp, chức
năng xã hội và khả năng tưởng tượng, nhưng chúng khác nhau về phạm vi,

mức độ nặng, khởi phát và tiến triển của hội chứng theo thời gian.[1]
1.1.2.2. Tiêu chí chẩn đoán RLPTK
Theo sổ tay chẩn đoán và thống kê những rối nhiễu tinh thần (DSM IV)
thì các tiêu chí chẩn đoán RLPTK như sau:
A. Một tập hợp gồm 6 (hoặc nhiều hơn) các tiêu chí thuộc nhóm (1), (2) và
(3), trong đó có ít nhất 2 tiêu chí từ nhóm (1) và 1 tiêu chí từ nhóm (2) và (3).
(1). Giảm khả năng tương tác xã hội thể hiện ở ít nhất 2 trong số các
biểu hiện sau:

15


a. Giảm khả năng rõ rệt trong việc sử dụng các hành vi phi ngôn ngữ đa
dạng như ánh mắt, nét mặt, tư thế cơ thể và các cử chỉ để tạo ra sự liên hệ
mang tính chất xã hội.
b. Khơng có khả năng xây dựng các mối quan hệ với các bạn đồng
trang lứa phù hợp với mức độ pháy triển.
c. Thiếu sự đòi hỏi tự nhiên đối với việc chia sẻ niềm vui, sở thích, các
mối quan tâm hay các thành tích đạt được với người khác (ví dụ như không
bao giờ mang hay chỉ cho người khác xem những thứ mình thích).
d. Thiếu sự trao đổi về tình cảm hoặc xã hội.
(2). Giảm khả năng trong giao tiếp thể hiện ít nhất 1 trong số các biểu
hiện sau:
a. Chậm hoặc hồn tồn khơng phát triển kỹ năng nói (khơng có ham
muốn bù đắp lại hạn chế này bằng cách giao tiếp khác, ví dụ như cử chỉ điệu
bộ thuộc kịch câm).
b. Với những cá nhân có thể nói được thì lại suy giảm khả năng thiết
lập và duy trì đối thoại.
c. Sử dụng ngơn ngữ trùng lặp, rập khuôn hoặc sử dụng ngôn ngữ khác
thường.

d. Thiếu hoạt động/cách chơi đa dạng, trị chơi đóng vai, hoặc thiếu hoạt
động/cách chơi bắt chước mang tính xã hội phù hợp với mức độ phát triển.
(3) Những kiểu hành vi, những mối quan tâm và hoạt động lặp đi lặp lại
hoặc rập khn, thể hiện ở ít nhất 1 trong các biểu hiện sau:
a. Quá bận tâm đến một hoặc một số những mối quan hệ có tính chất
rập khn và bó hẹp với mức độ tập trung hoặc cường độ bất thường.
b. Gắn kết cứng nhắc với những thủ tục hoặc nghi thức riêng biệt và
khơng mang tính chức năng.

16


c. Có những biểu hiện mang tính rập khn (ví dụ như gõ tay hoặc vặn
tay, hoặc có kiểu di chuyển cả than ngườ mội cách phức tạp, đi trên các đầu
ngón chân…).
d. Bận tâm dai dẳng với những bộ phận của vật thể.
B. Chậm hoặc thực hiện một cách khơng bình thường các chức năng ở
ít nhất một trong các lĩnh vực sau, với mức khởi đầu trước tuổi lên 3:
(1) – Tương tác xã hội
(2) – Sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp xã hội
(3) – Chơi/ hoạt động mang tính biểu tượng hoặc tưởng tượng.
C. Rối loạn không bao gồm hội chứng rett hay rối loạn bất hòa nhập
thời ấu thơ.[3]
1.1.2.3. Hành vi của trẻ RLPTK
a. Khái niệm hành vi
Có rất nhiều khía cạnh khác nhau khi xem xét vấn đề về hành vi. Quan
điểm của các nhà sinh học những phản ứng để con người thích ứng với những
kích thích mơi trường (những kích thích có tính sinh học).
Theo chủ nghĩa hành vi quan niệm: Hành vi cá nhân khơng chỉ phản
ứng với những kích thích có tính sinh học mà cịn phản ứng với tác nhân

khích thích mơi trường.
Quan điểm của các nhà tâm lý học cho rằng: Hành vi là yếu tố bên ngoài,
tâm lý là yếu tố chủ quan bên trong. Hành vi của mỗi các nhân được điều chỉnh
bởi cấu trúc tâm lý bên trong của chủ thể, biểu hiện bên ngoài bằng hoạt động.
Như vậy, có thể hiểu hành vi bắt đầu xuất hiện từ những kích thích bên
ngồi làm nảy sinh những nhu cầu cá nhân của chủ thể. Hành vi được biểu hiện
thơng qua hoạt động. Như vậy, có thể thấy rằng, thông qua các tác động môi
trường, chúng ta hồn tồn có thể hình thành được những hành vi mong muốn ở
trẻ, đồng thời thay đổi các yếu tố kích thích để kiểm sốt, điều chỉnh những hành

17


vi bất thường ở trẻ. Như vậy vai trò của giáo viên, người chăm sóc rất quan trọng
đối với trẻ. Việc tạo ra các hoạt động, tổ chức hoạt động phù hợp với khả năng
nhu cầu của trẻ, điều chỉnh yếu tố môi trường sẽ giảm bớt những hành vi bất
thường, kích thích để trẻ thực hiện những hành vi tích cực.
b. Khái niệm biện pháp quản lý hành vi:
*Khái niệm biện pháp: Theo từ điển Tiếng việt của viện ngơn ngữ học
thì biện pháp được hiểu là cách làm cách giải quyết một vấn đề.
* Khái niệm biện pháp quản lý hành vi: Với trẻ mắc RLPTK, giải quyết
tốt vấn đề hành vi là một thách thức lớn. Trẻ có thể biểu hiện hành vi khơng
phù hợp. Những hành vi này thường đem lại thái độ khó chịu cho những
người xung quanh trẻ, làm ảnh hưởng đến quá trình tham gia vào các hoạt
động học tâp, vui chơi của trẻ.
Những khó khăn của trẻ sẽ được giảm thiểu khi có những biện pháp tác
động một cách có hệ thống và phù hợp với trẻ. Qua đó những hành vi khơng
mong muốn sẽ giảm dần đồng thời hình thành những hành vi người khác
mong muốn ở trẻ. Có thể hiểu rằng, biện pháp quản lý hành vi là một hệ
thống chương trình được thiết kế nhằm mục đích giảm thiểu những hành vi

khơng mong muốn, hình thành và duy trì và phát triển những hành vi mong
muốn.[2]
c. Đặc điểm hành vi tăng động của trẻ RLPTK
Trẻ RLPTK có rất nhiều hành vi bất thường như là hành vi rập khuôn,
hành vi tự kích thích, hành vi chống đối, hành vi ù lì… Bên cạnh các hành vi
này thì hành vi tăng động khơng thể khơng nói đến ở trẻ RLPTK. Tăng động
là một trong những hành vi gây nhiều khó khăn cho giáo viên trong quá trình
dạy học và giáo dục đối với trẻ RLPTK. Vì vậy các giáo viên và nhà quản lý
giáo dục đang tìm tịi các cách thức và phương pháp nhằm quản lý hành vi

18


cho trẻ RLPTK nói chung và hành vi tăng động nói riêng để việc giáo dục và
dạy học cho trẻ RLPTK đạt kết quả cao nhất.
Hành vi tăng động ở trẻ RLPTK thể hiện ở chỗ trẻ thường đi lại chạy
nhảy liên tục, chúng không thể tập trung hướng vào một hoạt động nào đó đủ
dài và chúng khơng thể kiểm soát mức độ hoạt động của bản thân và biểu hiện
ra bằng việc: chân tay luôn hoạt động, không thể ngồi yên được một chỗ, la
hét…với tần số xảy ra thường xuyên và với cường độ mạnh.Trẻ thường dễ bị
mất tập trung và bị phân tán với cả những khích thích rất nhỏ. Ví dụ như tiếng
quạt trần trong lớp học có thể khiến chúng bị xao lãng, cái lắc lư của quả
bóng cũng làm trẻ cảm thấy tị mị và muốn khám phá. Nhiều trẻ khơng đồng
ý hoặc khơng được đáp ứng thường la hét, khóc, ném đồ, đá, nhảy, lắc, lăn
đùng ra đất để đạt được mục đích là được quan tâm hoặc được đáp ứng. Có
trẻ lại có hành vi trong giờ học như ln chân ln tay hoạt động lúc thì vẫy
tay, cắn móng tay, đập bàn đập ghế và phá rối các hoạt động của giáo viên và
các bạn khác như cấu, đánh bạn, cướp đồ chơi của bạn, không hợp tác với
giáo viên như vứt đồ dùng dạy học, phá hay cho đồ dùng vào mồm. Biểu hiện
hành vi tăng động của trẻ RLPTK thường rất dễ nhận ra và với tần suất nhiều

trong một hoạt động hay trong một ngày.
d. Nguyên nhân dẫn đến hành vi tăng động của trẻ RLPTK.
Thứ nhất, do đặc điểm hoạt động thần kinh ở trẻ. Ở những trẻ này, quá
trình hưng phấn và ức chế của hệ thần kinh mất cân bằng. Ở đó q trình
hưng phấn ln chiếm ưu thế hơn so với q trình ức chế.
Thứ hai, có thể là do sự củng cố khơng hợp lý của giáo viên. Chẳng hạn
trẻ có hành vi tăng động như thường xuyên la hét trong giờ học. Biện pháp
của giáo viên là nhắc nhở và cho trẻ đứng ra ngồi khơng được học trong giờ
nữa nhưng điều này lại làm cho trẻ thích thú, trẻ cảm thấy được mọi người
chú ý đến và việc không phải học lại càng làm cho trẻ thích hơn. Biện pháp

19


đó của giáo viên khơng được coi là một hình phạt hiệu quả trong việc ngăn
chặn hành vi la hét của trẻ.
Thứ ba, là mỗi giáo viện lại củng cố và đưa ra các hình phạt khác nhau
mỗi khi trẻ có những hành vi tăng động. Sự củng cố và hình phạt của giáo
viên lại khơng có sự thống nhất. Giáo viên dạy tiết nhóm lại có các biện pháp
khác với các giáo viên dạy tiết cá nhân như là nhắc nhở, phạt đứng ở dưới
lớp, cho ngồi riêng một chỗ…. Vì vậy trẻ khơng hiểu được hậu quả của việc
thực hiện hành vi này của mình nên hành vi có thể khơng được ngăn chặn.
Thứ tư, trẻ cảm thấy bối rối trong việc bắt đầu công việc, không biết
hoạt động này làm như thế nào? Khi nào bắt đầu, khi nào kết thúc hoạt động?
Vì vậy khi tham ra vào các hoạt động trẻ cảm thấy bị động dẫn đến hiệu quả
công việc không cao, trẻ cảm thấy chán nản nên sẽ xuất hiện các hành vi
không mong muốn trong đó có hành vi tăng động.
Từ những biểu hiện trên về hành vi tăng động, ta thấy được những tác
hại và nguy hiểm trong việc giáo dục và dạy học cho trẻ RLPTK. Qua đó thấy
được tầm quan trọng và cấp bách của việc quản lý hành vi tăng động. Nếu

không quản lý được hành vi tăng động cho trẻ RLPTK thì việc giáo dục và
dạy học sẽ gặp nhiều khó khăn và cơng tác hịa nhập trẻ RLPTK với xã hội
ngày càng bị đẩy xa..
1.1.3. Một số vấn đề lí luận về phương pháp TEACCH
1.1.3.1. Khái niệm
TEACCH là chữ viết tắt của Treatment and Education of Autistic and
Related Communication Handicapped Children – TEACCH là phương pháp
giáo dục hướng dẫn trẻ Tự kỉ kỹ năng sống tự lập, hòa nhập khi trưởng thành
và rèn luyện khả năng sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp. Phương pháp này được
áp dụng rộng rãi tại các trường công lập Hoa Kỳ. Phương pháp này do ông
Eric Schopler đưa ra vào thập niên 70. Ơng Schople ơng đã khẳng định rằng:

20


Phương pháp dạy dỗ và hướng dẫn trẻ Tự kỉ cần xây dựng dựa trên sở trường,
sở thích, và nhu cầu của các em. TEACCH chủ trương thiết lập môi trường rõ
ràng: Phịng học có lối thiết kế bàn ghế gọn ghẽ, học sinh có thời khóa biểu
chính xác, học sinh hiểu rõ luật lệ của lớp, giáo viên sử dụng nhiều hình ảnh
để hỗ trợ lời giảng…[7]
- Mục đích của TEACCH:
+ Tạo tối đa những gì có thể tiếp thu bằng kênh thị giác (tập trung thế
mạnh của trẻ RLPTK - tri giác, ghi nhớ bằng hình ảnh tốt).
+ Giúp trẻ dễ dàng hiểu và đốn được những gì đang và sẽ xảy ra.
+ Để hạn chế những vấn đề về hành vi của trẻ.
+ Hỗ trợ sự độc lập.
+ Dạy các hành vi phù hợp.
- TEACCH tiếp cận ở 2 phương diện:
 TEACCH trên phương diện là chương trình can thiệp cho trẻ rối loạn Tự kỉ.
Với phương diện TEACCH là chương trình can thiệp cho trẻ Tự kỉ thì

ngun tắc hoạt động chính và dịch vụ của TEACCH là:
+ Các nguyên tắc hoạt động chính của chương trình TEACCH:


Cải thiện sự thích ứng: Qua 2 chiến lược cải thiện sự kỹ năng bằng dạy học có ý
nghĩ và sự điều chỉnh môi trường giúp trẻ khắc phục những khó khăn.



Cộng tác của cha mẹ: Cha mẹ làm việc với các chuyên gia như một nhà đồng
trị liệu. Do vậy các bài dạy của TEACCH không chỉ được thực hiện tại các
trung tâm mà còn được thực hiện tại nhà.



Đánh giá cho việc trị liệu cá nhân: Chương trình giáo dục được thiết kế cho
mỗi cá nhân trên cơ sở đánh giá khả năng và nhu cầu của cá nhân đó.



Cấu trúc hóa dạy học: Ngun tắc này được xem là chủ chốt trong chương
trình TEACCH, nó định hướng việc xem xét TEACCH với tư cách là một

21


phương pháp giáo dục, nó dựa trên thực tế trẻ Tự kỉ được hưởng lợi từ môi
trường giáo dục được cấu trúc hóa hơn là mơi trường giáo dục tự do.



Nâng cao kĩ năng: Việc đánh giá sẽ nhận ra những kĩ năng đang còn là tiềm
năng phát triển để tập trung can thiệp.



Trị liệu nhận thức và hành vi: Phát triển nhận thức luôn đồng hành với trị liệu
về hành vi bởi lẽ những vấn đề về hành vi có thể dẫn đến những khó khăn
trong nhân thức.
+ Những dịch vụ của chương trình TEACCH:
TEACCH được xem là một chương trình lớn với các dịch vụ tồn diện
hướng tới trẻ Tự kỉ và gia đình các em. Trong đó, đào tạo và dịch vụ là hai
chương trình cơ bản nhất.
- Đào tạo: Từ năm 1972 chương trình TEACCH cung cấp các dịch vụ
đào tạo dành cho giáo viên, các chuyên gia trị liệu và các bậc phụ huynh. Nội
dung của các chương trình đào tạo mà TEACCH tiến hành hướng vào việc
cung cấp nhận thức về Tự kỉ và bồi dưỡng những kĩ năng làm việc với trẻ trên
cơ sở phương pháp TEACCH. Các khóa tập huấn thường do các nhân viên
thuộc Division TEACCH, Bắc Carolia tiến hành. Một số chủ đề chính: Cơ sở
của TACCH- những chiến lược ban đầu cho sử dụng TEACCH; Tự kỉ chức
năng cao, Apserger và dạy hoc có cấu trúc…
- Can thiệp: Tại Division TEACCH, Bắc Carolia đã có khoảng hơn 5000
trẻ em mắc chứng Tự kỉ được can thiệp. Cùng với sự phổ biến rộng rãi của
TEACCH, Tại Anh, Đức , Pháp… rất nhiều trẻ em Tự kỉ được tiến hành can
thiệp. Hiện nay Division TEACCH đang điều hành khoảng 130 lớp học dành
cho trẻ Tự kỉ, một số trung tâm dành cho các thanh niên và người lớn Tự kỉ.



TEACCH trên phương diện là phương pháp can thiệp cho trẻ RLPTK
Bản chất của TEACCH là q trình dạy học có cấu trúc. Hiểu một cách

đơn giản thì dạy học có cấu trúc chính là cách thiết kế và tổ chức hoạt động

22


dạy học theo khn khổ, trình tự, logic, ổn định. Phương pháp TEACCH
hướng đến việc thiết kế một hệ thống dạy học có cấu trúc, trong đó, tạo tối đa
những gì tiếp thu bằng kênh thị giác và giảm thiểu những hướng dẫn bằng lời.
Cách làm này tận dụng những thế mạnh của trẻ Tự kỉ - khả năng tri giác, ghi
nhớ bằng hình ảnh và dùng những thế mạnh này khắc phục những khó khăn
của trẻ. Đồng thời, việc sử dụng cấu trúc giúp trẻ Tự kỉ dễ dàng hiểu và đoán
được nhưng điều đang và sẽ xảy ra. Đã có nhiều nghiên cứu đánh giá hiệu quả
sử dụng phương pháp TEACCH, trong đó nhấn mạnh rằng: Sự cải thiện
những vấn đề về hành vi và giao tiếp của trẻ Tự kỉ là điều dễ dàng nhận thấy
sau khi được can thiệp bằng phương pháp TEACCH. Ngoài ra hoạt động dạy
hoc có cấu trúc giúp Trẻ Tự kỉ tập trung một cách thích hợp vào nhiệm vụ,
tiếp cận chương trình học tập và tăng cường tính tự lập.[1]
Tóm lại, TEACCH là một cách tiếp cận theo suốt cuộc đời nhằm giúp
trẻ Tự kỉ có một cuộc sống hữu ích trong cộng đồng. Cách tiếp cận này bắt
đầu cung cấp các thơng tin thị giác, cấu trúc và dự đốn vì người ta nhận ra là
kênh học tập thuận lợi nhất là thơng qua thị giác. TEACCH cịn là một
chương trình thiết kế trong đó người ta dạy các kĩ năng mới trong một tình
huống một thầy một trị với giáo viên/ người lớn; các kĩ năng hiện tại được
thực hành trong tình huống độc lập; và cơ hội tương tác xã hội diễn ra trong
hoạt động nhóm.
1.1.3.2. Những ứng dụng của phương pháp TEACCH


Cấu trúc hóa mơi trường vật chất
Trẻ RLPTK thường gặp khó khăn trong việc nhận ra mục đích sử dụng

của các mơi trường, đâu là chỗ vui chơi, đâu là chỗ tập thể, đâu là chỗ cá
nhân… Vì vậy chúng ta cần cấu trúc hóa mơi trường vật chất giúp trẻ RLPTK
phân biệt được các khu vực.

23


Hiểu một cách đơn giản, cấu trúc hóa mơi trường vật chất là sự thiết kế,
sắp xếp về vị trí, không gian, đồ vật,… theo một trật tự, một cấu trúc logic, ổn
định, phù hợp. Việc cấu trúc hóa mơi trường vật chất giúp trẻ mắc RLPTK
hiểu, đoán biết được những thứ xung quanh. Mình sẽ đi đâu, đi đến đó bằng
cách nào, đâu là chỗ mình phải đến để học, để chơi, để ngủ…? Điều này giúp
trẻ trở nên tự tin, hạn chế những hành vi gây rối trong lớp học.

* Mục tiêu của cấu trúc hóa mơi trường vật chất
+ Tạo ra những danh giới rõ ràng giữa các khu vực khác nhau.
+ Đánh dấu các khu vực khác nhau tương ứng với các hoạt động.
+ Giảm thiểu những kích thích thị giác và thính giác ảnh hưởng đến
việc tham gia các hoạt động của trẻ.[5]


Lịch bằng hình ảnh
Trẻ RLPTK thường gặp khó khăn với những thay đổi không được báo
trước. Do vậy mọi hoạt động diễn ra trong ngày của trẻ cần được sắp xếp theo
thứ tự thời gian, được minh họa bằng hình ảnh giúp trẻ dễ dàng nhân ra các

24


hoạt động mình sẽ phải thực hiện trong thời gian nhất định, trẻ sẽ cần biết

mình sẽ làm gì và làm vào lúc nào.

* Mục tiêu của việc sử dụng lịch bằng hình ảnh:
+ Xây dựng lịch theo các thói quen hằng ngày
+ Khi chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác
+ Xử lý những tình huống gây căng thẳng
+ Xây dựng một thói quen mới


Cấu trúc hóa hoạt động
Trẻ RLPTK thường gặp khó khăn trong việc nhớ trình tự các bước của
hoạt động, điểm khởi đầu và kết thúc của một cơng việc, trẻ có thể bỏ dở một
công viêc giữa chừng, không biết thực hiện các bước tiếp theo của cơng
viêc… Cấu trúc hóa hoạt động giúp trẻ nhận ra điều người lớn trông đợi ở trẻ
trong một hoạt động cụ thể từ đó có thể hồn thành cơng việc, thâm chí những
trẻ lớn có thể thực hiện cơng việc một cách độc lập. Cấu trúc hóa hoạt động
có thể sử dụng trong các hoạt động nhóm.

25


×