1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Chất lượng đội ngũ đảng viên suy cho đến cùng là một trong những nhân tố
quyết định đến sự vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức của Đảng và thắng lợi
của cánh mạng Việt Nam. Để nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên phải thực hiện
tốt công tác đảng viên bao gồm: Cụ thể hóa tiêu chuẩn, giáo dục, rèn luyện, đào tạo,
bồi dưỡng, kiểm tra, giám sát, đánh giá phân loại, khen thưởng, kỷ luật đảng viên; kết
nạp đảng viên…và quản lý đảng viên. Trong đó, quản lý đảng viên là một trong
những khâu đặc biệt quan trọng, liên quan và chi phối phần lớn các khâu của công tác
đảng viên. Chính vì vậy, quản lý đảng viên là một nhiệm vụ rất quan trọng và thường
xuyên của các cấp ủy đảng, nhất là cấp ủy cơ sở và mỗi tổ chức cơ sở đảng (TCCSĐ).
Trong những năm gần đây, do yêu cầu bức thiết của nhiệm vụ chính trị thời kỳ
đổi mới, công tác đảng viên nói chung và quản lý đảng viên nói riêng đã được các
cấp ủy đặc biệt coi trọng và đã đạt được kết quả quan trọng góp phần to lớn vào thực
hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan, đơn vị. Tuy nhiên, trước
tác động của mặt trái cơ chế thị trường và những tiêu cực khác trong xã hội, bên cạnh
phần lớn đảng viên kiên định vững vàng vượt qua khó khăn, thử thách vươn lên hoàn
thành tốt nhiệm vụ và trưởng thành, đóng góp to lớn vào thành tựu công cuộc đổi mới
thì một bộ phận không nhỏ đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối
sống. Công tác quản lý đảng viên của các cấp ủy, tổ chức đảng còn nhiều yếu kém,
bất cập nhất là nội dung, hình thức, phương pháp quản lý đảng viên trong điều kiện
mới. Đặc biệt, nhiệm vụ quản lý đảng viên của các cấp ủy, tổ chức đảng trong các
doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước (DNNKVNN) chưa được chú trọng đúng tầm.
Cùng với cả nước, các tỉnh đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) đang có bước phát triển
mạnh mẽ, nhất là trong công nghiệp, dịch vụ. Các cấp ủy, tổ chức Đảng và đội ngũ
đảng viên trong các DNNKVNN đã có vai trò lớn hơn đối với sự phát triển của doanh
nghiệp và địa phương. Việc xây dựng các tổ chức đảng vững mạnh, nâng cao chất
lượng đội ngũ đảng viên trong các doanh nghiệp là rất cần thiết. Mặc dù đã có nhiều
cố gắng nhưng các tổ chức Đảng trong các DNNKVNN phát triển còn chậm, hiệu
quả hoạt động còn thấp. Công tác phát triển đảng viên gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là
việc quản lý đảng viên còn lúng túng, chưa có hiệu quả và chưa trở thành nền nếp.
Nguyên tắc, quy trình, thủ tục quản lý đảng viên còn bị vi phạm… Chính vì vậy, tăng
cường quản lý đảng viên trong các DNNKVNN là vấn đề cấp thiết hiện nay. Nghiên
cứu một cách cơ bản, hệ thống toàn diện các giải pháp khả thi phát huy ưu điểm; khắc
phục những khuyết điểm hạn chế về công tác quản lý đảng viên; tăng cường quản lý
đảng viên trong các DNKNN ở ĐBSH trong những năm tới góp phần vào sự phát
triển của các doanh nghiệp và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với các doanh
nghiệp thực sự là vấn đề cấp thiết và cấp bách hiện nay. Để góp phần giải quyết vấn
đề nêu trên tôi chọn đề tài:“Quản lý đảng viên trong các doanh nghiệp ngoài khu vực
nhà nước ở đồng bằng sông Hồng giai đoạn hiện nay" làm luận án tiến sỹ góp phần
giải quyết những vấn đề về lý luận và thực tiễn cấp thiết đang đặt ra.
2
2. Mục đích, nhiệm vụ của luận án
Mục đích: Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý đảng
viên trong các DNNKVNN ở ĐBSH, Luận án đề xuất các giải pháp khả thi tăng
cường quản lý đảng viên trong các doanh nghiệp đến năm 2025.
Nhiệm vụ: 1) Tổng quan các công trình khoa học tiêu biểu trong và ngoài nước
liên quan đến đề tài luận án. 2) Khái quát hoá các tỉnh, thành phố ở ĐBSH; đặc điểm
của các DNNKVNN, các tổ chức Đảng, đoàn thể và đội ngũ đảng viên trong các
doanh nghiệp trên địa bàn các tỉnh, thành phố ĐBSH.3) Luận giải và làm rõ khái
niệm, vai trò, đặc điểm, nội dung, phương thức quản lý đảng viên trong DNNKVNN
ở ĐBSH.4) Đánh giá đúng thực trạng quản lý đảng viên trong các DNNKVNN ở
ĐBSH từ năm 2005 đến nay, làm rõ những nguyên nhân của thực trạng, rút ra những
kinh nghiệm và những vấn đề đặt ra cần giải quyết. 5) Đề xuất mục tiêu, phương
hướng và những giải pháp chủ yếu, khả thi tăng cường quản lý đảng viên trong các
DNNKVNN ở ĐBSH đến năm 2025.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
- Đối tượng nghiên cứu của luận án là: quản lý đảng viên của các tổ chức Đảng
trong các DNNKVNN ở ĐBSH giai đoạn hiện nay.
- Phạm vi nghiên cứu: luận án chủ yếu tập trung khảo sát, đánh giá thực trạng,
chất lượng quản lý đảng viên trong các DNNKVNN ở ĐBSH từ năm 2005 đến nay
và đề xuất phương hướng, giải pháp khả thi tăng cường quản lý đảng viên trong các
doanh nghiệp đến năm 2025.
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của luận án
- Cơ sở lý luận: luận án được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về xây dựng Đảng, nhất là
về đảng viên và công tác đảng viên trong điều kiện thực hiện chủ trương phát triển
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đồng thời luận án tiếp thu, kế
thừa kết quả nghiên cứu về lý luận của các công trình khoa học có liên quan.
- Cơ sở thực tiễn: Cơ sở thực tiễn của luận án là kết quả quản lý đảng viên của
cấp ủy, tổ chức đảng trong các DNNKVNN ở ĐBSH từ năm 2005 đến nay; các báo
cáo tổng kết về công tác xây dựng Đảng, công tác đảng viên của các cấp uỷ và
TCCSĐ trong các DNNKVNN ở ĐBSH từ năm 2005 đến nay.
- Phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng phương pháp luận trên cơ sở
phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử của
chủ nghĩa Mác- Lênin và các phương pháp nghiên cứu khoa học liên ngành và
chuyên ngành như: phân tích - tổng hợp, lôgic - lịch sử, hệ thống, thống kê, so sánh,
điều tra, khảo sát, phỏng vấn chuyên gia, nhất là tổng kết thực tiễn để nghiên cứu và
viết luận án.
5. Đóng góp mới về mặt khoa học của luận án.
1) Luận giải và làm rõ khái niệm, vai trò, đặc điểm, nội dung, phương thức quản
lý đảng viên trong DNNKVNN ở ĐBSH. 2) Đánh giá đúng thực trạng quản lý đảng
viên trong các DNNKVNN ở ĐBSH từ năm 2005 đến nay, rút ra những nguyên nhân
của thực trạng, những kinh nghiệm và những vấn đề đặt ra cần giải quyết. 3) Đề xuất
mục tiêu, phương hướng và 2 giải pháp có tính đặc thù, chủ yếu, khả thi nhằm tăng
cường quản lý đảng viên trong các DNNKVNN ở ĐBSH giai đoạn hiện nay: Thứ
nhất, Tăng cường sự phối hợp giữa cấp ủy Đảng với chủ doanh nghiệp trong công tác
3
quản lý đảng viên; Thứ hai, Đề ra những quy định để nâng cao tính tự quản của mỗi
đảng viên trong DNNKVNN.
6. Ý nghĩa thực tiễn của luận án
Thứ nhất,Làm rõ khái niệm, vai trò, đặc điểm, nội dung, phương thức quản lý
đảng viên trong các DNNKVNN ở ĐBSH hiện nay. Thứ hai, Tổng kết những kinh
nghiệm về quản lý đảng viên trong các DNNKVNN ở ĐBSH từ năm 2005 đến nay.
Thứ ba, Đề xuất một số giải pháp đặc thù, khả thi tăng cường quản lý đảng viên của
các tổ chức đảng trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước ở ĐBSH đến năm 2025.
Thứ tư, Kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các
tổ chức đảng trong các DNNKVNN ở ĐBSH . Luận án có thể dùng làm tài liệu tham
khảo phục vụ nghiên cứu, giảng dạy, học tập môn học xây dựng Đảng Cộng sản Việt
Nam trong hệ thống Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và các trường chính trị
tỉnh, thành phố, trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện ở các tỉnh, thành phố
ĐBSH.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình khoa học của tác giả đã công
bố liên quan đến đề tài, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm tổng
quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài và 4 chương với 8 tiết.
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1. Những công trình nghiên cứu ở Việt Nam
1.1. Các đề tài, hộ i thả o khoa họ c
- Tô Huy Rứa “Làm người cộng sản trong giai đoạn hiện nay” Chương trình
khoa học xã hội cấp nhà nước KHXH [75]; Đỗ Ngọc Ninh, vai trò của đội ngũ đảng
viên là cán bộ hưu trong hoạt động của tổ chức đảng ở khu vực đồng bằng Bắc bộ
hiện nay [62]; Lâm Quốc Tuấn, Đảng viên làm kinh tế tư nhân ở Thành phố Hà Nội
giai đoạn hiện nay, Đề tài khoa học cấp bộ, Hà Nội [93]; Huỳnh Thị Gấm (2011),
Xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Miền
Đông Nam Bộ giai đoạn hiện nay, Đề tài khoa học cấp bộ [44]; Phùng Anh Tuấn
(2011), Quản lý đảng viên thường xuyên làm việc xa nơi cư trú, đảng viên là sinh
viên tốt nghiệp chưa có việc làm ổn định - Thực trạng và giải pháp, Đề tài khoa học
cấp bộ [95]; Các Đề tài nhánh: Thực trạng và một số kiến nghị về công tác quản lý
đảng viên lưu học sinh và lao động xuất khẩu tại khu vực Châu Á và Nam Thái Bình
Dương” do Hà Văn Thích làm chủ nhiệm; “Thực trạng và giải pháp công tác quản lý
đảng viên là lưu học sinh, tu nghiệp sinh và lao động xuất khẩu ở Nhật Bản, Hàn
Quốc” do Nguyễn Văn Quán làm chủ nhiệm ; “Thực trạng đội ngũ đảng viên và
công tác quản lý đảng viên lưu học sinh, đảng viên lao động xuất khẩu tại Trung
Quốc và Đài Loan” của Nguyễn Xuân Định; “Thực trạng và giải pháp công tác quản
lý đảng viên là lưu học sinh, lao động xuất khẩu ở một số nước ASEAN”; Đề tài khoa
học cấp bộ “Phát triển đảng viên mới trong công nhân các loại hình doanh nghiệp,
thực trạng và giải pháp”, do TS Lê Thanh Hà làm chủ nhiệm, Viện Công nhân Công đoàn, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam [45].
1.2. Các sách đã xuất bản
4
- Dương Xuân Ngọc (2004), Giai cấp công nhân Việt Nam trong sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội [63]; Bùi Thị
Thanh Hà (2003), Công nhân công nghiệp trong các doanh nghiệp liên doanh ở nước
ta thời kỳ đổi mới, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội [43]; Trần Trung Quang (1999), Tổ
chức đảng ở doanh nghiệp ngoài quốc doanh và phương thức hoạt động trong cơ chế
thị trường hiện nay, chủ biên, Nxb Lao động, Hà Nội [73]; Đinh Ngọc Giang (2011),
Chuẩn hóa chức danh Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, (Qua khảo sát ở các tỉnh đồng
bằng sông Hồng), Nxb CTQG, Hà Nội [43].
1.3. Các luận văn, luận án
- Bùi Thị Oanh (2009), Quản lý đội ngũ đảng viên là cán bộ, công chức phường
ở thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay, luận văn thạc sĩ chuyên ngành Xây
dựng Đảng Cộng sản Việt Nam, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí
Minh, Hà Nội [ 70]; Tôn Mạnh (2008), Công tác quản lý đảng viên ở đảng bộ các cơ
quan Dân chính Đảng, tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay, luận văn thạc sĩ,
chuyên ngành Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam, Học viện Chính trị - Hành chính
quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội [61]; Nguyễn Văn Doãn (2008), Quản lý đảng viên là
người Công giáo ở các đảng bộ xã của huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang trong giai
đoạn hiện nay, luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam,
Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội [30].
1.4. Các bài viết trên báo, tạp chí
- Tăng cường xây dựng tổ chức đảng, đoàn thể trong doanh nghiệp các khu công
nghiệp, Hội nghị chuyên đề, Tạp chí Xây dựng Đảng số 11-2004. Hanh Nguyên
(2013), “Một số vấn đề của tổ chức đảng trong doanh nghiệp ngoài nhà nước ở Hà
Nội”, Báo Nhân dân, thứ 6 ngày 4/10/2013, trang Hà Nội. Cầm Thị Lai (2009), “Vấn
đề phát triển đảng viên trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh”, Tạp chí Xây dựng
Đảng [55]; Phạm Ngọc Dũng (2009), “Bình Dương với công tác phát triển tổ chức
đảng trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh”, Tạp chí Cộng sản, chuyên đề cơ sở
(32)[ 31]; Phạm Xuân Hà (2010), “Đồng Nai xây dựng tổ chức đảng trong các doanh
nghiệp ngoài quốc doanh”, Tạp chí Cộng sản, chuyên đề cơ sở (40) [50] . Trương
Văn Tiếp (2007), “Công tác xây dựng Đảng trong các doanh nghiệp ngoài quốc
doanh ở Long An: Thực trạng và một số kiến nghị”, Tạp chí Cộng sản, (777). Trần
Xuân Thiện (2010), “Xây dựng tổ chức đảng và phát triển đảng viên trong doanh
nghiệp ngoài quốc doanh ở Vĩnh Long”, Tạp chí Xây dựng Đảng, (12). Cao Khoa
Bảng (2011), “Xây dựng tổ chức đảng trong doanh nghiệp tư nhân ở Hà Nội”, Tạp
chí Xây dựng Đảng, (10) [1]. Hồng Vân (2011), “Vì sao đảng viên bỏ sinh hoạt
đảng?”, Tạp chí Xây dựng Đảng, 2011 (11) [ 98]; Trần Duy Hưng (2010), “Quản lý
đảng viên đi làm ăn xa ở Nam Định”, Tạp chí Xây dựng Đảng, (10) [51].
2. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA NƯỚC NGOÀI
2.1. Những công trình nghiên cứu ở Trung Quốc
- Sách: Bộ Tổ chức Thành ủy Thẩm Quyến (1996), Sổ tay công tác tổ chức đảng
của đặc khu Thẩm Quyến (tài liệu tham khảo), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội [25];
Sách viết về công tác quản lý đảng viên. Sách: Nxb Chính trị quốc gia (2004), Hội
thảo lý luận giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc, Xây
dựng Đảng cầm quyền - kinh nghiệm của Việt Nam, kinh nghiệm của Trung Quốc, Hà
Nội. Lý Bồi Nguyên (2013), “Thực tiễn và sự tìm tòi về xây dựng tổ chức cơ sở và
5
xây dựng đội ngũ đảng viên của Đảng Cộng sản Trung Quốc”, trong Xây dựng Đảng
trong sạch vững mạnh trong tình hình mới, kinh nghiệm Trung Quốc - kinh nghiệm
của Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội [68]. Luận án tiếp thu, kế thừa những
kinh nghiệm về sự phối hợp trong công tác quản lý đảng viên của Đảng Cộng sản
Trung Quốc để đề xuất những giải pháp cụ thể, khả thi.
- Lý Bồi Nguyên, Cục trưởng Cục Giáo dục cán bộ, Ban Tổ chức Trung ương
Đảng Cộng sản Trung Quốc với bài “Thực tiễn và sự tìm tòi về xây dựng tổ chức cơ
sở và xây dựng đội ngũ đảng viên của Đảng Cộng sản Trung Quốc”. Tạp chí Nghiên
cứu Trung Quốc (Số 9, 2011), đề cập vấn đề xây dựng Đảng trong doanh nghiệp phi
công hữu và kết nạp chủ doanh nghiệp tư nhân vào Đảng Cộng sản Trung Quốc [ 69].
2.2. Những công trình nghiên cứu ở Lào
- Lăm lợt Hỏm bút xạ vông(2001), Nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên nông
thôn tỉnh Khăm Muộn hiện nay, Luận văn thạc sỹ chính trị học, Học viện Chính trị Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội [54]. Trên cơ sở nội dung, phương thức
đó, luận văn đã đánh giá thực trạng ưu, khuyết điểm của đội ngũ đảng viên và các
biện pháp nâng cao chất lượng đảng viên của các tổ chức đảng, đề ra các giải pháp
khả thi để tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên ở nông thôn tỉnh Khăm
Muộn nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào. Pheng sỏn Khu thoong khăm (2008),
Chất lượng đội ngũ đảng viên ở nông thôn các tỉnh miền trung nước Cộng hoà Dân
chủ Nhân dân Lào trong giai đoạn hiện nay, Luận án Tiến sỹ chính trị học, chuyên
ngành xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia
Hồ Chí Minh, Hà Nội.Tác giả luận án quan tâm đến một trong những giải pháp mà
luận án đưa ra là tăng cường công tác quản lý đảng viên ở nông thôn trong tình hình
mới. Chăn thạ nỏm Băn đa vông (2011), Quản lý đội ngũ đảng viên là cán bộ trong
hệ thống chính trị các huyện ở thành phố Viêng Chăn giai đoạn hiện nay, Luận văn
thạc sỹ khoa học chính trị, chuyên ngành xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam, Học
viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
2.3. Công trình của các nhà khoa học trong nước nghiên cứu về kinh nghiệm
của nước ngoài
Hoài Nam, Đảng Cộng sản Trung Quốc với việc cho phép đảng viên làm kinh tế
tư nhân, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc số 3- 2006 [64]. Luận án tiếp thu kinh
nghiệm phát triển đảng viên từ chủ DNNKVNN của Đảng Cộng sản Trung Quốc để
nghiên cứu sâu hơn về công tác phát triển đảng viên trong giới chủ doanh nghiệp.
Tóm lạ i, Qua sự phân tích một số công trình nghiên cứu trong và ngoài nước
trên, có thể thấy công cuộc cải cách vì CNXH do Đảng Cộng sản lãnh đạo, các nước
xã hội chủ nghĩa như Trung Quốc, Lào, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn
về nhiều mặt. Với chính sách phát triển kinh tế thị trường hay phát triển kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, các thành phần kinh tế phi công hữu ra đời rất
nhanh với số lượng và ngày càng nâng cao chất lượng hoạt động, đóng góp to lớn cho
sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước. Đã có nhiều bài viết mang tính tổng kết
thực tiễn khá sâu sắc, khẳng định sự cần thiết phải phát triển, củng cố và hoàn thiện
hệ thống tổ chức đảng trong các DNNKVNN, đề xuất thực thi các hình thức, phương
pháp hoạt động phù hợp, tăng cường công tác phát triển đảng viên mới, nâng cao chất
lượng, uy tín của đội ngũ đảng viên trong DNNKVNN.
6
Chương 2
QUẢN LÝ ĐẢNG VIÊN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI KHU VỰC
NHÀ NƯỚC Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
VÀ THỰC TIỄN
2.1. Tổ chức đảng và đội ngũ đảng viên trong các doanh nghiệp ngoài khu
vực nhà nước ở đồng bằng sông Hồng giai đoạn hiện nay
2.1.1. Khái quát về các tỉ nh, thành phố đồ ng bằ ng sông Hồ ng
ĐBSH gồm 10 tỉnh và 2 thành phố. Năm 2008, sau khi sáp nhập tỉnh Hà Tây
vào thành phố Hà Nội, ĐBSH còn 9 tỉnh (Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Vĩnh
Phúc, Quảng Ninh, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình) và 2 thành phố (Hà
Nội, Hải Phòng). Các tỉnh ĐBSH có những đặc điểm cơ bản sau đây:
Thứ nhất, Các tỉnh ĐBSH là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng của cả
nước. ĐBSH có thành phố Hà Nội - Thủ đô, trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế,
văn hóa, xã hội, an ninh quốc gia, trái tim của cả nước. Thứ hai, các tỉnh ĐBSH có
tiềm năng to lớn, vị trí địa lý thuận lợi cho sự phát triển nhanh về mọi mặt. Thứ ba,
các tỉnh ĐBSH có truyền thống lịch sử, văn hoá lâu đời, nhiều di tích lịch sử gắn liền
với quá trình dựng nước và giữ nước oanh liệt của dân tộc. Thứ tư, các tỉnh ĐBSH
vừa có nét văn hoá thuần Việt, đặc trưng truyền thống vừa đa dạng, phong phú, sớm
tiếp cận với nền văn hoá thế giới. Thứ năm, ĐBSH có tam giác kinh tế Hà Nội - Hải
Phòng - Quảng Ninh. Thứ sáu, các tỉnh ĐBSH đang phải giải quyết nhiều bất cập do
sự chuyển đổi nhanh chóng của nền kinh tế - xã hội.
2.1.2. Khái quát về các doanh nghiệ p ngoài khu vự c nhà nư ớ c ở đồ ng bằ ng
sông Hồ ng
- Các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước: Là các doanh nghiệp vốn trong
nước mà nguồn vốn thuộc sở hữu tập thể, tư nhân hay một nhóm người hoặc có sở
hữu Nhà nước nhưng chiếm từ 50% vốn điều lệ trở xuống.
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: Là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực
tiếp của nước ngoài, không phân biệt tỷ lệ vốn của bên nước ngoài đóng góp là bao
nhiêu, gồm: Các doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài; Các doanh nghiệp liên
doanh giữa nước ngoài với các đối tác trong nước.
Những mặt tích cực: Thứ nhất, Những năm gần đây, thực hiện đường lối đổi mới
của Đảng, số lượng các DNNKVNN ở ĐBSH tăng khá nhanh. Thứ hai, các
DNNKVNN ở ĐBSH có quy mô sản xuất kinh doanh ngày càng tăng và tập trung
chủ yếu vào các lĩnh vực thương mại, công nghiệp nhẹ, chế biến nông, lâm sản. Thứ
ba, lao động làm việc trong các DNNKVNN ở ĐBSH có trình độ học vấn, chuyên
môn, kỹ thuật cao, các chủ doanh nghiệp ngày càng có nhiều kinh nghiệm sản xuất –
kinh doanh: Thứ tư, các DNNKVNN đã thu hút khá lớn vốn và lao động vào sản xuất
– kinh doanh, góp phần giải quyết việc làm và đời sống cho người lao động. Thứ
năm, DNNKVNN sản xuất kinh doanh đạt kết quả khá cao, đóng góp lớn vào ngân
sách Nhà nước, góp phần đáng kể trong giải quyết các vấn đề xã hội.
Những mặt hạn chế: Thứ nhất, phần lớn các DNNKVNN có quy mô nhỏ, mặt
bằng sản xuất chật hẹp, tình độ công nghệ thấp, trang thiết bị lạc hậu. Thứ hai, các
DNNKVNN đầu tư khá nhiều vào lĩnh vực thương mại, dịch vụ, bất động sản nhưng
hiệu quả kinh tế - xã hội chưa cao. Thứ ba, nhiều doanh nghiệp còn biểu hiện cạnh
tranh không lành mạnh, nhiều doanh nghiệp không thực hiện đúng quy định của pháp
7
luật. Thứ tư, các tổ chức chính trị - xã hội trong các doanh nghiệp chậm được thành
lập, hiệu quả hoạt động thấp.
Nguyên nhân của những tiêu cực và hạn chế
Thứ nhất, phần lớn các DNNKVNN chưa có tổ chức đảng, còn ở những doanh
nghiệp đã thành lập được tổ chức đảng thì vị trí, vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ
chức Đảng ở đó lại chưa phát huy tốt. Thứ hai, hầu hết các DNNKVNN mới thành,
nhiều chủ doanh nghiệp còn thiếu kiến thức về pháp luật, kiến thức về quản lý kinh
tế. Thứ ba, công tác quản lý nhà nước đối với DNNKVNN còn nhiều yếu kém, tình
trạng trốn thuế, làm hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng vẫn còn nhiều nhưng chưa
có biện pháp khắc phục có hiệu quả.
2.1.3. Tổ chứ c đả ng và độ i ngũ đả ng vi ên trong các doanh nghiệ p ngoài khu
vự c nhà nư ớ c ở đồ ng bằ ng sông Hồ ng
* Về tổ chức Đảng và đội ngũ đảng viên:
Đảng bộ tỉnh Hải Dương thành lập 15 tổ chức đảng trong DNTN và doanh
nghiệp có vốn đầu nước ngoài với tổng số 151 đảng viên (trong đó tổ chức đảng
DNTN có 12 chi bộ với 112 đảng viên; tổ chức đảng doanh nghiệp có vốn ĐTNN có
03 chi bộ với 39 đảng viên). Có 05 đảng viên là chủ doanh nghiệp. Ở Đảng bộ tỉnh
Hà Nam đã thành lập được 53 TCCSĐ với 714 đảng viên (chiếm 2,27% so với tổng
số doanh nghiệp). Ở đảng bộ tỉnh Nam Định thành lập được 146 TCCSĐ trong doanh
nghiệp tư nhân và 1 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, với tổng số 3417 đảng
viên. Ở Đảng bộ tỉnh Hưng Yên có 81 TCCSĐ, gồm 38 TCCSĐ trong công ty cổ
phần tư nhân và công ty TNHH, 43 TCCSĐ trong công ty cổ phần có vốn nhà nước
không chi phối, với tổng số 1.666 đảng viên. Đảng bộ tỉnh Thái Bình có 169 TCCSĐ
trong các loại hình DNNKVNN với tổng số 4.963 đảng viên. Đảng bộ tỉnh Ninh
Bình, Hiện nay, toàn tỉnh có 58 tổ chức đảng trong DNNKVNN với 1.222 đảng viên,
đặc biệt là đã kết nạp được 08 đảng viên mới là chủ doanh nghiệp tư nhân. Đảng bộ
tỉnh Bắc Ninh có 97 tổ chức đảng trong tổng số 4.344 DNNKVNN (chiếm 2,23%),
trong đó có: 52 TCCSĐ, 45 chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở. Số lượng đảng viên
trong các doanh nghiệp là 1.013 đảng viên, tăng 73 đảng viên, chiếm 2,6% tổng số
đảng viên của đảng bộ tỉnh. Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh có 97 TCCSĐ với 4.508 đảng
viên (chiếm 4,9% số đảng viên trong đảng bộ tỉnh). Hầu hết các tổ chức đảng trong
DNNKVNN trực thuộc các huyện, thị, thành ủy. Trong 4.508 đảng viên trong
DNNKVNN, có 90 chủ doanh nghiệp là đảng viên; 556 đồng chí cấp ủy viên thuộc
các tổ chức đảng trong DNNKVNN, trong đó 71 bí thư cấp uỷ là giám đốc, chủ
doanh nghiệp. Ở Đảng bộ Thành phố Hà Nội có 1.071 tổ chức đảng trong các
DNNKVNN với tổng số 21.829 đảng viên; tổng số đảng viên là chủ DNTN được kết
nạp vào đảng là 1.903 đồng chí, chủ yếu các chủ DNTN được kết nạp vào đảng khi là
chủ DNNN, hiện đang giữ các chức danh chủ tịch hội đồng thành viên). Ở Đảng bộ
Thành phố Hải Phòng, số TCCSĐ trong các doanh nghiệp tư nhân sớm được hình
thành và từng bước tăng về số lượng. Tính đến tháng 12 năm 2014 số TCCSĐ ở
doanh nghiệp tư nhân là 90, trong tổng số 7.232 doanh nghiệp, chiếm 1,2%. Trong
đó có 17 đảng bộ cơ sở, 73 chi bộ cơ sở với 1.600 đảng viên. Trong 90 TCCSĐ, có
20 TCCSĐ trong công ty trách nhiệm hữu hạn; 70 TCCSĐ là công ty cổ phần tư
nhân, tăng 38 TCCSĐ so với 2005, gấp 8,1 lần so với năm 1997. Ở Đảng bộ tỉnh
Vĩnh Phúc,Tính đến tháng 9 năm 2014 có 6.044 DNNKVNN đầu tư vào địa bàn tỉnh
8
với tổng số vốn đăng ký là 37.440 tỷ đồng. Trong tổng số DNNKVNN của tỉnh Vĩnh
Phúc có 115 tổ chức đảng với 3.572 đảng viên.
* Về hoạ t độ ng: Tổ chức Đảng và đảng viên là cầu nối liền những người lao
động trong doanh nghiệp với tổ chức đảng. Việc quản lý đảng viên chủ yếu thông qua
sinh hoạt chi bộ, quản lý thông qua công việc, quản lý nơi cư trú… Tuy nhiên, sự gắn
bó giữa đảng viên với tổ chức Đảng còn lỏng lẻo, sự dàng buộc của tổ chức Đảng với
đảng viên còn rất yếu. Những mặt hạn chế nêu trên của các tổ chức đảng và đội ngũ
đảng viên trong các DNNKVNN ở ĐBSH do những nguyên nhân chủ yếu sau:
Thứ nhất, cấp ủy nhiều nơi chưa nhận thức sâu sắc sự cần thiết phải thành lập
tổ chức đảng trong các DNNKVNN; Những đảng viên là chủ doanh nghiệp chưa
được chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện những quy định hiện hành của Đảng. Thứ hai,
nhiều đảng viên trong các DNNKVNN chưa muốn chuyển sinh hoạt Đảng trong các
DNNKVNN, hoặc chưa sẵn sàng cho việc thành lập tổ chức Đảng. Thứ ba, bề ngoài
thì các chủ doanh nghiệp ủng hộ việc thành lập tổ chức Đảng trong doanh nghiệp của
họ. Họ không công khai chống đối việc đó, nhưng họ chần chừ, lảng tránh, tìm cách
khéo léo trì hoãn. Thứ tư, DNNKVNN là một loại hình kinh tế mới ở nước ta. Việc
chỉ đạo xây dựng tổ chức Đảng là vấn đề mới và rất khó. Hiện nay chưa có chuẩn
mực về mô hình tổ chức, về phương thức lãnh đạo.
2.2. Khái niệm, vai trò, nội dung, phương thức quản lý đảng viên trong các
doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước ở đồng bằng sông Hồng giai đoạn hiện
nay
2.2.1. Khái niệ m, vai trò quả n lý đả ng viên trong các doanh nghiệ p ngoài
khu vự c nhà nư ớ c ở Đồ ng bằ ng Sông Hồ ng
2.2.1.1. Khái niệm quản lý đảng viên trong các doanh nghiệp ngoài khu vực
nhà nước ở Đồng bằng sông Hồng
Quản lý đảng viên trong DNNKVNN ở ĐBSH giai đoạn hiện nay là toàn bộ
hoạt động của tổ chức đảng (cấp uỷ, chi bộ) nhằm nắm chắc những thông tin về việc
thực hiện nhiệm vụ của đảng viên để giáo dục, rèn luyện, góp phần nâng cao chất
lượng đảng viên, xây dựng tổ chức đảng trong DNNKVNN trong sạch, vững mạnh.
Về chủ thể quản lý: Chủ thể quản lý đảng viên trong các DNNKVNN là tổ chức
Đảng (bao gồm cấp uỷ đảng có thẩm quyền quản lý đảng viên diện cấp uỷ cấp trên cơ
sở quản lý), đặc biệt là cấp uỷ, chi bộ Đảng trong các DNNKVNN - nơi đảng viên
trực tiếp sinh hoạt và các cơ quan quản lý DNNKVNN; Cấp uỷ cấp trên cơ sở; Đảng
ủy (Chi uỷ chi bộ cơ sở): Thực hiện vai trò quản lý thông qua các chủ doanh nghiệp,
đoàn thể chính trị - xã hội trong DNNKVNN.
Lực lượng tham gia quản lý : Đảng viên trong tổ chức Đảng, tổ chức chính trị xã hội, quần chúng nhân dân nơi đảng viên công tác và sinh hoạt; Cơ quan quản lý
nhân lực trong các DNNKVNN.
Đối tượng quản lý: đảng viên và đội ngũ đảng viên trong các DNNKVNN ở
ĐBSH. Mọi đảng viên với tư cách là thành viên của tổ chức Đảng (cấp uỷ, chi bộ):
phẩm chất, năng lực, các mối quan hệ xã hội, lịch sử chính trị, hồ sơ, thẻ đảng của
từng đảng viên của tổ chức Đảng trong DNNKVNN.
Về mục đích: Quản lý đảng viên nhằm nắm chắc những thông tin có liên quan về
việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của đảng viên theo Điều lệ Đảng và các quy định
khác của Đảng.
9
2.2.1.2. Vai trò của quản lý đảng viên
Quản lý đảng viên góp phần quan trọng vào việc nâng cao vai trò, uy tín của
TCCSĐ trong DNNKVNN. Quản lý đảng viên giúp cấp uỷ, chi bộ trong DNNKVNN
nắm vững tình hình chất lượng đảng viên để tiến hành mọi mặt công tác xây dựng
Đảng, nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên. Quản lý đảng viên góp phần nắm chắc
ưu điểm của đảng viên để phát huy, khuyết điểm để khắc phục, đồng thời ngăn ngừa
những tác động tiêu cực đối với đảng viên. Quản lý đảng viên góp phần quan trọng
vào việc xây dựng tổ chức đảng, đoàn thể chính trị - xã hội trong DNNKVNN
2.2.1.3. Đặc điểm đội ngũ đảng viên trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà
nước ở đồng bằng sông Hồng
Thứ nhất, phần lớn đảng viên trong DNNKVNN ở các tỉnh ĐBSH xuất thân từ
nông dân, điều kiện kinh tế khó khăn. Thứ hai, đảng viên trong DNNKVNN của các
tỉnh ĐBSH được kết nạp từ quần chúng ưu tú ở nhiều nguồn khác nhau và rất ít người
được kết nạp từ chính DNNKVNN. Thứ ba, phần lớn đảng viên trong DNNKVNN ở
ĐBSH làm việc xa nhà, không ổn định về nơi làm việc nên chỗ ở cũng bị thay đổi
thường xuyên. Thứ tư, đảng viên trong DNNKVNN ở ĐBSH ít có điều kiện học tập,
sinh hoạt để nâng cao trình độ lý luận chính trị và tay nghề. Thứ năm, tâm lý tự ti,
ngại tham gia các hoạt động chính trị - xã hội là khá phổ biến trong đội ngũ đảng viên
ở DNNKVNN
2.2.2. Nộ i dung, phư ơ ng thứ c quả n lý đả ng viên trong doanh nghiệ p ngoài
khu vự c nhà nư ớ c ở đồ ng bằ ng sông Hồ ng giai đoạ n hiệ n nay
2.2.2.1. Nội dung quản lý đảng viên trong doanh nghiệp ngoài khu vực nhà
nước ở đồng bằng sông Hồng
- Quản lý về số lượng đảng viên
- Quản lý về chất lượng đội ngũ đảng viên: Nội dung quản lý chất lượng đảng
viên nói chung bao gồm các hoạt động nhằm làm cho đảng viên thực hiện đầy đủ,
đúng đắn những tiêu chuẩn đảng viên và nhiệm vụ của đảng viên theo quy định của
Điều lệ Đảng. Nội dung quản lý đảng viên cũng còn bao gồm các hoạt động nhằm
làm cho đảng viên thực hiện đúng đắn những quyền của đảng viên theo quy định của
Điều lệ Đảng. Quản lý về chất lượng đảng viên có thể được thể hiện qua các yếu tố
sau: quản lý về chính trị, tư tưởng; quản lý về đạo đức, lối sống; quản lý công tác
thực tiễn, thực hiện nhiệm vụ và học tập; quản lý về quan hệ xã hội; Quản lý về cơ
cấu đội ngũ đảng viên; Quản lý hồ sơ và thẻ đảng viên; Quản lý chất lượng đảng viên
phải được thể hiện trước hết qua việc đánh giá chất lượng đảng viên hằng năm. Việc
đánh giá, phân loại chất lượng đảng viên thực hiện theo Hướng dẫn số 27 HD/BTCTW ngày 25/9/2014 của Ban Tổ chức Trung ương.
2.2.2.2. Phương thức quản lý đảng viên trong doanh nghiệp ngoài khu vực nhà
nước: Thứ nhất, quản lý đảng viên thông qua nhiệm vụ được giao và nhiệm vụ đảng viên.
Thứ hai, quản lý đảng viên thông qua việc quản lý của chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ
sở. Thứ ba, thông qua chi uỷ, ban Mặt trận Tổ quốc nơi cư trú. Thứ tư, quản lý đảng
viên thông qua các tổ chức chính trị - xã hội trong doanh nghiệp ngoài khu vực nhà
nước và các tổ chức trong hệ thống chính trị của địa phương và nhân dân. Thứ năm,
quản lý đảng viên thông qua công tác kiểm tra, giám sát của cấp uỷ các cấp, chi bộ.
Thứ sáu, quản lý đảng viên thông qua hồ sơ và thẻ đảng viên. Thứ bảy, quản lý đảng
viên thông qua việc tự quản, tự rèn luyện của mỗi đảng viên.
10
Chương 3
QUẢN LÝ ĐẢNG VIÊN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
NGOÀI KHU VỰC NHÀ NƯỚC Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG GIAI
ĐOẠN HIỆN NAY – THỰC TRẠNG NGUYÊN NHÂN VÀ KINH NGHIỆM
3.1. Thực trạng đội ngũ đảng viên trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước ở
đồng bằng sông Hồng
3.1.1. Ư u điể m
3.1.1.1. Về số lượng đảng viên
Về số lượng đảng viên trong DNNKVNN ở các tỉnh, thành phố Đồng bằng
sông Hồng tăng dần hằng năm như sau: Đối với Đảng bộ tỉnh Hải Dương, trong
doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có tổng số 151 đảng
viên (doanh nghiệp tư nhân có 112 đảng viên; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài có 39 đảng viên; có 05 đảng viên là chủ doanh nghiệp). Ở Đảng bộ tỉnh Hà
Nam có 714 đảng viên (doanh nghiệp cổ phần nhà nước dưới 50% vốn có 171 đảng
viên; doanh nghiệp tư nhân có 384 đảng viên; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài có 159 đảng viên). Ở Đảng bộ tỉnh Nam Định, có 3417 đảng viên, trong
đó:công ty cổ phần có vốn nhà nước dưới 50% với 2.099 đảng viên; công ty cổ phần
tư nhân với 555 đảng viên; doanh nghiệp tư nhân: có 498 đảng viên; doanh nghiệp
thành lập theo Luật Hợp tác xã: có 233 đảng viên; công ty trách nhiệm hữu hạn tư
nhân: với 25 đảng viên; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có 07 đảng viên. Ở
Đảng bộ tỉnh Hưng Yên toàn tỉnh có 1.666 đảng viên. Số đảng viên trong doanh
nghiệp ngoài khu vực nhà nước chiếm 3,19% tổng số đảng viên của đảng bộ tỉnh. Ở
Đảng bộ tỉnh Ninh Bình, có 1.222 đảng viên (tăng 236 đảng viên so với năm 2008),
đặc biệt là đã kết nạp được 08 đảng viên mới là chủ doanh nghiệp tư nhân. Ở Đảng
bộ tỉnh Bắc Ninh, Số lượng đảng viên trong các doanh nghiệp là 4344 đảng viên,
bằng 2,6% tổng số đảng viên của đảng bộ tỉnh. Ở Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh, toàn
tỉnh có 4.508 đảng viên trong các DNNKVNN, trong đó: 3699 đảng viên trong doanh
nghiệp có 100% vốn trong nước, 104 đảng viên trong doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài; 78 doanh nghiệp có đảng viên nhưng chưa có tổ chức đảng với 173 đảng
viên sinh hoạt ở các chi bộ khu dân cư. Có 124 đảng viên là chủ doanh nghiệp. Ở
Đảng bộ Thành phố Hà Nội có 21.829đảng viên. Trong đó: 15.949 đảng viên trong
các doanh nghiệp có vốn nhà nước dưới 50%; 1.915 đảng viên trong các loại hình
doanh nghiệp tư nhân; 308 đảng viên trong các doanh nghiệp liên doanh với nước
ngoài; doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài với 342 đảng viên. Trong các doanh
nghiệp hợp tác xã phi nông nghiệp có 79 đảng viên. Ở Đảng bộ Thành phố Hải
Phòng có 1.600 đảng viên. TCCSĐ trong các doanh nghiệp liên doanh với nước
ngoài và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, năm 2009 với 330 đảng viên. Ở Đảng
bộ tỉnh Thái Bình có 169 TCCSĐ trong các loại hình DNNKVNN với tổng số 4.963
đảng viên, Ở Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc có 6.044 doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn tỉnh.
Trong tổng số doanh nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc có 115 tổ chức Đảng với 3.572 đảng
viên. Trong đó có 63 TCCSĐ với 1.452 đảng viên sinh hoạt trong các DNNKVNN.
3.1.1.2. Về chất lượng đảng viên
Phần lớn đội ngũ đảng viên giữ gìn phẩm chất, thấy rõ trách nhiệm của mình,
tích cực học tập nâng cao trình độ về mọi mặt, chấp hành tốt chủ trương, đường lối,
11
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Trong điều kiện thế giới có nhiều biến
động chính trị và những khó khăn trong nước, nhất là những khó khăn của các
DNNKVNN khi nền kinh tế thế giới suy giảm nhưng tuyệt đại đa số đảng viên đều
trung thành với mục đích lý tưởng cách mạng của Đảng, chấp hành nghiêm chỉnh
Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà
nước; hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; phục tùng tuyệt đối sự phân công của chủ
doanh nghiệp và nhiệm vụ do TCCSĐ giao. Nhiều đảng viên trong DNNKVNN đều
tích cực học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ kiến thức, năng lực công tác, phẩm chất
chính trị, đạo đức cách mạng, có lối sống lành mạnh; đấu tranh chống chủ nghĩa cá
nhân, cơ hội, cục bộ, quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác.
Chấp hành quy định của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không
được làm. Đa số đảng viên trong DNNKVNN đều có mối liên hệ chặt chẽ với công
nhân, tôn trọng, phát huy quyền làm chủ, quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần và
bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động; tham gia xây dựng, bảo vệ đường
lối, chính sách và tổ chức của Đảng; phục tùng kỷ luật, giữ gìn đoàn kết thống nhất
trong Đảng; thường xuyên tự phê bình và phê bình, trung thực với Đảng; làm công
tác phát triển đảng viên; sinh hoạt đảng và đóng đảng phí đúng quy định.
3.1.2. Khuyế t điể m
Về số lượng đảng viên: Mặc dù chất lượng đảng viên là yếu tố quyết định đến
phẩm chất, năng lực của đội ngũ đảng viên nhưng cũng cần tính đến yếu tố số lượng
đảng viên. Chỉ khi nào có số lượng đảng viên cần thiết mới đáp ứng được yêu cầu
thành lập tổ chức đảng, bảo đảm quy mô lãnh đạo của tổ chức đảng. Tuy nhiên, công
tác xây dựng, phát triển tổ chức đảng và kết nạp đảng viên trong các loại hình doanh
nghiệp này còn chậm và gặp nhiều khó khăn, chưa đạt được yêu cầu nêu trong Chỉ thị
07-CT/TW của Bộ Chính trị. Nhiều doanh nghiệp đủ số lượng đảng viên nhưng chưa
thành lập được tổ chức Đảng; một số đảng viên làm việc ổn định ở doanh nghiệp
nhưng vẫn sinh hoạt đảng ở nơi cư trú, cá biệt có đảng viên không nhận là đảng viên
do sợ ảnh hưởng đến việc làm; nhiều doanh nghiệp nhỏ ở nông thôn số lượng công
nhân ít và không ổn định hoặc đảng viên doanh nghiệp là người thân trong gia đình,
dòng họ, nên cấp ủy cấp trên còn ngại thành lập các tổ chức đảng, đoàn thể nhân dân
trong doanh nghiệp đó…
Về chất lượng đảng viên: Trong điều kiện kinh tế thị trường, bản thân là lao
động làm thuê cho chủ doanh nghiệp nên khó tránh khỏi những tâm tư, tuy vẫn trung
thành với mục đích lý tưởng cách mạng của Đảng, chấp hành nghiêm chỉnh Cương
lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước
nhưng vẫn có một bộ phận đảng viên băn khoăn, thiếu tin tưởng vào sự lãnh đạo của
Đảng, thậm chí có một bộ phận không thiết tha với Đảng. Do công việc bận rộn, thiếu
thời gian nên một bộ phận đảng viên trong DNNKVNN chưa tích cực học tập, rèn
luyện, nâng cao trình độ kiến thức, năng lực công tác, phẩm chất chính trị, đạo đức
cách mạng. Tinh thần đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, cục bộ, quan liêu,
tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác trong doanh nghiệp còn yếu,
thậm chí thờ ơ với mọi vấn đề diễn ra trong doanh nghiệp. Chất lượng đảng viên
được thể hiện ở kết quả phân loại đảng viên trong những năm qua (Phụ lục1).
3.2. Thực trạng quản lý đảng viên trong các doanh nghiệp ngoài khu vực
nhà nước ở đồng bằng sông Hồng
12
3.2.1. Ư u điể m
Về nội dung quản lý đảng viên:
Quản lý số lượng đảng viên: Trong quá trình thành lập các TCCSĐ, nếu doanh
nghiệp nào chỉ có 1-2 đảng viên đều được giới thiệu sinh hoạt ghép. Ở các chi bộ,
TCCSĐ đều có sổ theo dõi sự biến đổi các thông tin về số lượng đảng viên được kết
nạp mới; số đảng viên qua đời; số đảng viên chuyển đi, chuyển đến; số đảng viên bị
xóa tên trong danh sách đảng viên của đảng bộ. Ở những doanh nghiệp đã có 1-2
đảng viên phải chuyển sinh hoạt ghép thì công tác phát triển đảng viên mới được chú
trọng đặc biệt. Mục tiêu trước mắt là kết nạp để có đủ điều kiện thành lập chi bộ, tạo
điều kiện bước đầu hết sức quan trọng trong công tác xây dựng Đảng ở DNNKVNN.
Quản lý chất lượng đội ngũ đảng viên: Về cơ bản, các cấp uỷ đảng, nhất là đảng
ủy, chi uỷ đã chủ động nắm được đội ngũ đảng viên của mình về phẩm chất, năng
lực, quá trình biến đổi về chất lượng đảng viên. Đó là các thông tin về đảng viên như
trình độ bằng cấp, chế độ học tập, bồi dưỡng về chuyên môn, lý luận chính trị. Những
diễn biến về tư tưởng của đảng viên đều được quan tâm. Những dấu hiệu lệch lạc về
quan điểm, lập trường chính trị của người đảng viên được phân tích, phê phán kịp
thời. Do nhiều tác động của xã hội, do việc làm đời sống của công nhân, của đảng
viên còn nhiều khó khăn, có lúc đảng viên bi quan chán nản nên cấp uỷ đảng đã
thường xuyên định hướng, giáo dục, giúp đỡ đảng viên có suy nghĩ và hành động
đúng đắn theo đúng quy định về tư cách của người đảng viên Cộng sản.
Quản lý cơ cấu đội ngũ đảng viên. Trong điều kiện ngày càng khó khăn trong
việc kết nạp đảng viên trong các DNNKVNN ở ĐBSH, việc theo dõi, đánh giá, nhận
định cơ cấu đội ngũ đảng viên được các cấp ủy ở các tỉnh ĐBSH coi trọng. Những
bất hợp lý trong cơ cấu như điều kiện, hoàn cảnh và nguồn kết nạp đảng viên được
chú trọng tìm ra các biện pháp khắc phục. Đó là cơ cấu ngành chuyên môn, ngày
càng thấp tỷ lệ đảng viên là người trực tiếp sản xuất vào Đảng. Độ tuổi bình quân
không được cải thiện theo hướng trẻ hoá. Tỷ lệ nữ, người dân tộc vào Đảng đã ít
lại còn ít hơn so với nam giới.
Về quản lý hồ sơ và thẻ đảng viên:Việc phát thẻ và quản lý thẻ đảng viên được
tiến hành thường xuyên nghiêm túc theo hướng dẫn của cấp trên. Đảng ủy có thẩm
quyền xét và làm thủ tục đề nghị về phát thẻ đảng viên, cấp lại thẻ đảng viên bị mất
hoặc bị hỏng; tổ chức lễ phát thẻ đảng viên; định kỳ mỗi năm một lần tổ chức kiểm
tra thẻ đảng viên; thu hồi thẻ đảng viên của người đã ra khỏi Đảng nộp lên cấp ủy cấp
trên.
Về phương thức quản lý đảng viên trong doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước:
1) Các cấp uỷ đảng đã chú trọng việc giao nhiệm vụ cho đảng viên để quản lý đảng
viên. 2) Các cấp uỷ đảng đã chú trọng việc thông qua chi bộ, doanh nghiệp - nơi đảng
viên sinh hoạt, công tác để thực hiện nhiệm vụ quản lý đảng viên. 3) Các cấp uỷ đảng
thường xuyên nắm thông tin từ chi uỷ, khu dân cư nơi cư trú để nắm đảng viên. 4)
Các cấp uỷ còn thông qua các quan hệ xã hội của đảng viên để quản lý đảng viên;
Các cấp uỷ coi trọng việc kiểm tra, giám sát để thực hiện nhiệm vụ quản lý đảng
viên; Các cấp uỷ đã chú trọng thông qua hồ sơ lý lịch của đảng viên để quản lý
đảng viên. 5) Các cấp uỷ còn thường xuyên động viên, nhắc nhở mỗi đảng viên cần
phát huy vai trò tự quản, tự rèn luyện để phấn đấu vươn lên.
3.2.2. Khuyế t điể m
13
Về nội dung quản lý đảng viên: 1) Một số cấp uỷ đảng vẫn còn coi nhẹ việc quản
lý số lượng đảng viên. 2) Một số chi bộ, cấp uỷ còn lúng túng trong việc quản lý chất
lượng đội ngũ đảng viên. 3) Không ít cấp uỷ chưa chú trọng quản lý về cơ cấu đội
ngũ đảng viên. 4) Hiệu quả công tác quản lý hồ sơ và thẻ đảng viên ở nhiều tổ chức đảng
chưa cao.
Về phương thức quản lý đảng viên trong doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước:
Nhiều cấp uỷ chưa chú trọng phương thức quản lý đảng viên thông qua việc giao
nhiệm vụ cho đảng viên. Vẫn còn tình trạng sinh hoạt đảng hình thức chiếu lệ, cốt
cho xong. Việc phân công nhiệm vụ cho đảng viên không rõ ràng nên kỳ họp tháng
sau việc kiểm điểm cũng chung chung, không rõ ràng. Qua kiểm tra sổ sinh hoạt của
chi bộ và ghi chép của đảng viên rất ít đảng viên được giao nhiệm vụ cụ thể về công
tác chuyên môn, công tác đảng hay công tác vận động quần chúng. Kể cả những đảng
viên được phân công giúp đỡ, bồi dưỡng quần chúng kết nạp nhưng cũng hiếm khi
báo cáo kết quả phấn đấu của quần chúng với chi bộ trong thời gian theo dõi; Công
tác kiểm tra, giám sát của cấp uỷ các cấp với đảng viên tuy có triển khai nhưng kết
quả hết sức hạn chế. Hoạt động kiểm tra đảng viên trong DNNKVNN thường ít và
đơn giản hơn nhiều so với các loại hình tổ chức đảng khác.
3.2.3. Nguyên nhân, kinh nghiệ m và mộ t số vấ n đề đặ t ra về quả n lý đả ng viên
trong các doanh nghiệ p ngoài khu vự c nhà nư ớ c ở đồ ng bằ ng sông Hồ ng
Nguyên nhân: Nguyên nhân của ưu điểm
Thứ nhất, Đảng đã đề ra đường lối đổi mới đúng đắn và nhiều quyết định quan
trọng trong công tác xây dựng Đảng. Thứ hai, các cấp uỷ đảng đã có nhiều cố gắng
trong công tác xây dựng Đảng trong điều kiện đầy khó khăn thiếu thốn. Thứ ba, đã
bước đầu quan tâm công tác sắp xếp, bố trí cán bộ; chăm lo công tác đào tạo, bồi
dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác đảng, đoàn thể trong doanh
nghiệp. Thứ tư, phát huy được ý thức tự giác của đảng viên. Thứ năm, có sự ủng hộ
của chủ DNNKVNN, sự tham gia quản lý của các chi bộ nơi đảng viên cư trú và quần
chúng nhân dân
Nguyên nhân của những hạn chế, khuyết điểm
* Nguyên nhân chủ quan: Thứ nhất, sự chỉ đạo của các cấp uỷ đảng chưa thực sự
quyết liệt. Các ban tham mưu, tổ chức đảng các cấp chưa dành nhiều công sức cho
việc triển khai công tác xây dựng tổ chức đảng trong DNNKVNN. Thứ hai, một số
đảng bộ, chi bộ trong DNNKVNN vẫn còn thụ động, trông chờ, ỷ lại vào cấp trên,
chưa có biện pháp cụ thể thực hiện nhiệm vụ của công tác quản lý đảng viên. Thứ ba,
việc chỉ đạo, hướng dẫn, giúp đỡ của cấp ủy cấp trên trực tiếp có lúc chưa kịp thời.
Thứ tư, nhiều chủ DNNKVNN chưa hiểu đúng và chưa ủng hộ công tác xây dựng
Đảng trong doanh nghiệp. Thứ năm, nhiều đảng viên chưa tự giác, thậm chí muốn từ
bỏ danh hiệu đảng viên của mình. Do không xác định đúng đắn lập trường, quan
điểm, khi gặp khó khăn, nhất là khi giới chủ không ủng hộ, nhiều đảng viên đã từ bỏ
Đảng hoặc hoạt động cầm chừng, thậm chí chỉ còn mang danh đảng viên.
* Nguyên nhân khách quan: Thứ nhất, do đường lối đổi mới đang trong quá trình
hoàn thiện, đổi mới chính trị chưa theo kịp với đổi mới kinh tế. Thứ hai, tác động của
mặt trái cơ chế thị trường. Thứ ba, nhiều loại hình DNNKVNN mới ra đời, các cấp
ủy trong doanh nghiệp ngoài nhà nước chưa có kinh nghiệm trong công tác xây dựng
tổ chức Đảng, đoàn thể ở DNNKVNN.
14
3.2.3.2. Những kinh nghiệm
Trước hết, cần nâng cao nhận thức ý thức cho các cấp uỷ đảng và đảng viên về
sự cần thiết phải có tổ chức đảng trong DNNKVNN. Thứ hai, cần phải hoàn thiện
chủ trương, chính sách, pháp luật. Nhà nước phải tạo được hệ thống pháp lý thuận lợi
cho hoạt động của tổ chức Đảng, đoàn thể trong DNNKVNN. Thứ ba, các ban tham
mưu, tổ chức Đảng và cấp ủy các cấp phải tích cực nghiên cứu, tham mưu cho Đảng
về cơ chế, nghiệp vụ đặc thù trong công tác xây dựng Đảng nói chung và quản lý
đảng viên cho DNNKVNN nói riêng. Thứ tư, phát huy vai trò của cấp uỷ đảng, đoàn
thể và đội ngũ đảng viên trong DNNKVNN. Thứ năm, tranh thủ sự ủng hộ của chủ
doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, sự phối hợp quản lý của các chi bộ nơi đảng
viên cư trú và phát huy vai trò của quần chúng nhân dân trong công tác quản lý đảng
viên.
3.2.3.3. Những vấn đề đặt ra đối với công tác quản lý đảng viên trong doanh
nghiệp ngoài khu vực nhà nước ở Đồng bằng sông Hồng: Thứ nhất, lấy ngăn chặn,
phòng ngừa những sai phạm của đảng viên là chính. Thứ hai, phải đảm bảo tính chân
thực, khách quan những thông tin về đảng viên để có những nhận xét, đánh giá chính
xác. Thứ ba, phải xử lý kịp thời, đúng mức những thông tin quan trọng có liên quan
đến đảng viên. Thứ tư, phải phát huy vai trò của tổ chức đảng, đoàn thể chính trị - xã
hội cả trong cơ quan, đơn vị và nơi đảng viên cư trú. Thứ năm, quản lý đảng viên
phải nhằm phát huy tính tự giác và vai trò tự quản của đảng viên.
Chương 4
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ TĂNG CƯỜNG
QUẢN LÝ ĐẢNG VIÊN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI KHU VỰC
NHÀ NƯỚC Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG ĐẾN NĂM 2025
4.1. Những yếu tố tác động và mục tiêu, phương hướng tăng cường quản lý
đảng viên trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước ở đồng bằng sông
Hồng đến năm 2025
4.1.1. Dự báo nhữ ng yế u tố tác độ ng đế n quả n lý đả ng viên hiệ n nay
4.1.1.1. Tình hình thế giới
Tình hình thế giới có nhiều thay đổi đang tác động nhiều mặt và chi phối mạnh
mẽ đến đảng viên, quần chúng nhân dân, giai cấp công nhân, đội ngũ đảng viên nói
chung và đảng viên trong DNNKVNN. Với sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng
khoa học - công nghệ, của kinh tế thị trường và toàn cầu hóa, sự hình thành và phát
triển của nền kinh tế tri thức đã trở thành xu thế tất yếu khách quan, không chỉ đối với
các nước phát triển mà đối với cả các nước đang phát triển, kể cả Việt Nam. Hiện nay
trên thế giới hoà bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, nhưng sẽ có những diễn
biến phức tạp mới, tiềm ẩn nhiều bất trắc khó lường. Kinh tế thế giới mặc dù có dấu
hiệu phục hồi sau khủng hoảng, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, tiềm ẩn những bất ổn
mới.
4.1.1.2. Tình hình trong nước
Công cuộc đổi mới qua gần 30 năm đạt được thành tựu to lớn và có ý nghĩa
lịch sử, tạo ra cho đất nước thế và lực, sức mạnh tổng hợp lớn hơn nhiều so với trước
để tiếp tục tiến hành công cuộc đổi mới đạt thành tựu lớn hơn. Tuy nhiên kinh tế tăng
trưởng chậm lại, hoạt động của các doanh nghiệp, kết quả sản xuất, kinh doanh của
15
doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, sức cạnh tranh còn thấp trong khi hội nhập
quốc tế ngày càng sâu rộng. Bên cạnh đó là thiên tai, dịch bệnh gây thiệt hại nặng nề.
Nhu cầu bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường
ngày càng cao. Kinh tế nước ta đã bắt đầu phục hồi, lấy lại đà tăng trưởng sau thời kỳ
suy giảm. Quan hệ quốc tế ngày càng rộng mở. Cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn
Đảng, thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (Khoá XI). Hiến pháp nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam đã được Quốc hội khóa XIII thông qua (2013), có hiệu lực,
là cơ sở và căn cứ đặc biệt quan trọng để mọi hoạt động của Đảng, các cấp ủy, tổ
chức đảng, cán bộ, đảng viên, các tổ chức trong hệ thống chính trị và nhân dân theo
Hiến pháp. Tuy nhiên, nước ta vẫn đứng trước những thách thức lớn, có những thách
thức mới gay gắt hơn, đan xen nhau phức tạp, tác động tổng hợp gây bất trắc khó
lường. Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế
giới vẫn là thách thức lớn và có những phức tạp mới. Mặt trái của kinh tế thị trường,
mở cửa, hội nhập quốc tế tác động mạnh không chỉ trong xã hội, đối với nhân dân,
mà còn vào trong Đảng, đối với cán bộ, đảng viên; sự phân hoá giàu nghèo. Các thế
lực thù địch vẫn tiếp tục tăng cường chống phá Đảng, phá hoại sự nghiệp đổi mới.
Theo đó, có thể nhiều DNNKVNN làm ăn khó khăn hơn, số công nhân có thể giảm
mạnh, đời sống tiếp tục khó khăn. Những nhân tố thuận lợi và khó khăn trên sẽ tác
động trực tiếp đến quản lý đảng viên trong các DNNKVNN.
4.1.2. Mụ c tiêu, phư ơ ng hư ớ ng quả n lý đả ng viên trong doanh nghiệ p ngoài
khu vự c nhà nư ớ c ở đồ ng bằ ng sông Hồ ng đế n năm 2025
4.1.2.1. Mục tiêu
Mục tiêu của quản lý đảng viên trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước
ở ĐBSH là để nắm chắc tình hình đội ngũ đảng viên, từ đó có biện pháp tăng cường
quản lý, giáo dục, rèn luyện nhất là tư tưởng, chính trị, đạo đức lối sống của đảng
viên nhằm góp phần giữ vững và phát huy vai trò của đội ngũ đảng viên trong
DNNKVNN ở ĐBSH thời gian tới.
4.1.2.2. Phương hướng
Phương hướng của quản lý đảng viên trong các DNNKVNN ở ĐBSH :- Thực
hiện đúng quan điểm, nguyên tắc quản lý đảng viên là quản lý tất cả mọi đảng viên,
kể cả đảng viên là cán bộ lãnh đạo, không để một đảng viên nào đứng ngoài sự quản
lý của tổ chức đảng; quản lý mọi mặt, thường xuyên; phải dựa vào dân để quản lý
đảng viên; Quản lý toàn diện đảng viên về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, hoạt
động công tác, trình độ năng lực, quan hệ xã hội, hồ sơ; diễn biến số lượng, cơ cấu
của đội ngũ đảng viên; Thực hiện nghiêm túc công tác phát thẻ đảng viên, quản lý hồ
sơ đảng viên, giới thiệu sinh hoạt đảng theo đúng quy định của Điều lệ Đảng; Thực
hiện đúng đắn, khoa học việc xây dựng và quản lý các cơ sở dữ liệu về đảng viên;
Thực hiện đúng chế độ báo cáo về đảng viên hằng năm.
4.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản lý đảng viên trong các
doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước ở đồng bằng sông Hồng đến năm 2025.
4.2.1. Nâng cao nhậ n thứ c, trách nhiệ m củ a các cấ p uỷ đả ng, đả ng viên về
công tác quả n lý đả ng viên trong các doanh nghiệ p ngoài khu vự c nhà nư ớ c ở
đồ ng bằ ng sông Hồ ng
16
4.2.2. Thự c hiệ n có hiệ u quả công tác quả n lý đả ng viên trên cả ba mặ t: tư
tư ở ng chính trị , đạ o đứ c lố i số ng; quá trình công tác và hồ sơ đả ng viên
4.2.3. Nâng cao năng lự c lãnh đạ o và sứ c chiế n đấ u củ a chi bộ trong các doanh
nghiệ p ngoài khu vự c nhà nư ớ c, đẩ y mạ nh tự phê bình và phê bình
4.2.4. Tăng cư ờ ng sự tham gia quả n lý củ a tổ chứ c Công đoàn và các đoàn thể
trong doanh nghiệ p ngoài khu vự c nhà nư ớ c và cấ p uỷ nơ i đả ng viên cư trú.
4.2.5. Phố i hợ p chặ t chẽ giữ a cấ p uỷ đả ng vớ i chủ doanh nghiệ p ngoài khu
vự c nhà nư ớ c trong công tác quả n lý đả ng viên
4.2.6. Nâng cao ý thứ c, trách nhiệ m tự quả n lý củ a mỗ i đả ng viên trong các
doanh nghiệ p ngoài khu vự c nhà nư ớ c ở đồ ng bằ ng sông Hồ ng
4.2.7. Tăng cư ờ ng sự lãnh đạ o, chỉ đạ o, kiể m tra, giám sát củ a cấ p uỷ cấ p trên
đố i vớ i cấ p uỷ trong doanh nghiệ p ngoài khu vự c nhà nư ớ c.
KẾT LUẬN
1. Trong gần 30 năm thực hiện đường lối đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh
đạo đã khuyến khích mọi nguồn lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đã xuất nhiều hình thức sở hữu,
nhiều thành phần kinh tế, hình thức tổ chức kinh doanh và hình thức phân phối. Cùng
với sự phát triển chung đó, các DNNKVNN ở ĐBSH ra đời và phát triển rất mạnh.
Theo đó, các tổ chức đảng trong DNNKVNN ở ĐBSH ra đời và từng bước phát huy
vai trò, khẳng định tính tất yếu phải thành lập các tổ chức Đảng ở đó, đáp ứng yêu
cầu của DNNKVNN.
2. Quản lý đảng viên trong các DNNKVNN có vai trò rất quan trọng nhằm tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng đối với các loại hình DNNKVNN, góp phần nâng cao
chất lượng đảng viên, xây dựng tổ chức đảng trong DNNKVNN trong sạch, vững
mạnh.
3. Trong những năm qua, phần lớn đội ngũ đảng viên trong các DNNKVNN giữ
gìn phẩm chất đạo đức, thấy rõ trách nhiệm của mình, tích cực học tập nâng cao trình
độ về mọi mặt, chấp hành tốt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật
của Nhà nước. Trong điều kiện thế giới có nhiều biến động chính trị và những khó
khăn trong nước, nhất là những khó khăn của các DNNKVNN khi nền kinh tế khu
vực và thế giới suy giảm nhưng tuyệt đại đa số đảng viên đều trung thành với mục
đích lý tưởng cách mạng của Đảng, chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị,
Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước; hoàn thành tốt
nhiệm vụ được giao; phục tùng tuyệt đối sự phân công của chủ doanh nghiệp và
nhiệm vụ do TCCSĐ giao. Tuy nhiên, công tác xây dựng Đảng, phát triển TCCSĐ và
quản lý đảng viên trong các DNNKVNN ở ĐBSH còn nhiều khó khăn, yếu kém.
4. Để tăng cường quản lý đảng viên trong các DNNKVNN ở ĐBSH đáp ứng yêu
cầu nhiệm vụ công tác quản lý đảng viên trong giai đoạn hiện nay cần đề ra các giải
pháp sau: Thứ nhất, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của các cấp ủy đảng,
đảng viên và quần chúng về việc xây dựng, phát triển tổ chức đảng trong các
DNNKVNN ở ĐBSH hiện nay. Thứ hai, thực hiện có hiệu quả việc quản lý đảng
viên trên cả ba mặt: tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống; quá trình công tác và hồ sơ
đảng viên. Thứ ba, nâng cao chất lượng sinh hoạt của chi ủy, chi bộ, đẩy mạnh tự phê
bình và phê bình trong sinh hoạt đảng. Thứ tư, tăng cường sự tham gia quản lý của
17
nhân dân và cấp ủy, ban Mặt trận Tổ quốc nơi cư trú đối với mọi hoạt động của đảng
viên. Thứ năm, tăng cường sự phối hợp giữa cấp ủy đảng với chủ DNNKVNN trong
công tác quản lý đảng viên. Thứ sáu, đề ra những quy định nâng cao ý thức, trách
nhiệm tự quản lý của mỗi đảng viên trong DNNKVNN. Thứ bảy, tăng cường sự lãnh
đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của cấp ủy cấp trên đối với cấp ủy trong DNNKVNN.
5. Quản lý đảng viên trong các DNNKVNN ở ĐBSH giai đoạn hiện nay là vấn
đề rất lớn và khó cần được tổ chức nghiên cứu công phu, với quy mô lớn và thời gian
dài. Kết quả nghiên cứu của luật án chỉ là một phần rất nhỏ. Do trình độ và năng lực
của nghiên cứu sinh còn nhiều hạn chế. Tác giả luật án rất mong nhận được những ý
kiến đóng góp của các thầy, cô giáo, các nhà khoa học, các tỉnh, thành ủy, các cấp ủy
trực thuộc, cán bộ hoạt động thực tiễn ở các tỉnh, thành phố ĐBSH và đồng nghiệp.
Song tác giả cũng hy vọng luận án sẽ góp phần nâng cao chất lượng quản lý đảng
viên trong các DNNKVNN ở ĐBSH đạt chất lượng tốt hơn, đáp ứng yêu cầu, nhiệm
vụ công tác xây dựng Đảng trong những năm tới đối với các loại hình doanh nghiệp
này.