Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

niên luận: Số phận người vợ lẽ trong kho tàng ca dao và truyện cổ tích của người Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.38 KB, 35 trang )

MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................Trang
1. Lí do chọn đề tài...........................................................................................3
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề............................................................................3
3. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................4
3.1.
Phương pháp thống kê, so sánh...............................................................4
3.2.
Phương pháp phân tích tổng hợp.............................................................5
3.3.
Phương pháp so sánh, đối chiếu..............................................................5
4. Mục đích, ý ngĩa của đề tài...........................................................................5
5. Cấu trúc niên luận.........................................................................................6
B. PHẦN NỘI DUNG

Chương I. Điểm tương đồng giữa hình tượng người vợ lẽ trong ca dao và
trong tuyện cổ tích
Hình tượng văn học và hình tượng người vợ lẽ trong văn học dân gian. 6
1.1.1. Hình tượng nhân vật trữ tình trong ca dao.........................................7
1.1.2. Hình trượng nhân vật trong truyện cổ tích.........................................9
1.1.3. Bối cảnh lịch sử xã hội.....................................................................10
1.2.
Nội dung biểu hiện................................................................................12
1.2.1. Phẫn uất về kiếp chồng chung..........................................................12
1.2.2. Sự bần cùng hóa của người nông dân...............................................14
1.2.3. Sự phụ thuộc của cha mẹ, chế độ phong kiến..................................16
1.3.
Than thân...............................................................................................18
1.4.
Giá trị của người vợ lẽ tượng trưng cho người phụ nữ cổ xưa..............21
1.1.



Chương II. Điểm khác biệt về hình tượng người vợ lẽ giữa ca dao và truyện
cổ tích.
2.1. Nội dung.........................................................................................................24
2.2. Hình thức nghệ thuật......................................................................................26
C. KẾT LUẬN
Phần phụ lục..........................................................................................................31
Nguyễn Thanh Hằng – K57 Sư phạm Ngữ VănPage 1


Tài liệu tham khảo.................................................................................................35

A.
1.

PHẦN MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài

Ca dao và truyện cổ tích chiếm một vị trí không nhỏ trong đời sống văn học dân
gian việt nam. Sự phong phú về hai mặt thể loại này luôn khiêu gợi chúng ta tò mò
và muốn khám phá để rồi sau đó giúp ta có thể hiểu được những tâm tư, tình cảm
Nguyễn Thanh Hằng – K57 Sư phạm Ngữ VănPage 2


cũng như tâm hồn của nhân dân được hòa vào trong ca dao và biết được những
triết lí sâu sắc của nhân dân được gử gắm vào trong tuyện cổ tích. Mặt khác, điều
đó còn giúp ta hiểu được những bản sắc của văn hóa Việt Nam, giúp cho việc lựa
chọn những giá trị tốt đẹp để xây dựng nhân cách con người. Theo nghiên cứu và
sưu tầm của cá nhóm tác giả như: Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên, Võ Quang
Nhơn với cuốn Văn học dân gian Việt Nam. Vũ Ngọc Phan với cuốn tục ngữ ca

dao và quyển 2,tập II tuyển tập văn học dân gian đã nói lên khá đầy đủ các thể loại
của văn học dân gian. Trong quá trình tiếp cận đó tôi nhận thấy có một bộ phận
sáng tác đề cập đến số phận người vợ lẽ và những nét riêng về số phận của họ
trong ca dao và truyện cổ tích. Do vậy để mở rộng khảo sát hơn tôi dã mạnh dạn
chọn đây là đối tượng khảo sát chính cho niên luận của mình với đề tài: Số phận
người vợ lẽ trong kho tàng ca dao và truyện cổ tích của người Việt
2.

Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Ca dao, truyện cổ tích là một thể loại ra đời từ rất sớm, nó trải qua một quá

trình lâu dài với những chặng đường hình thành và biến đổi. Vì thế trong văn học
dân gian đã có nhiều các công trình nghiên cứu của các tác giả thuộc nhiều lĩnh
vực khác nhau như: Công trình nghiên cứu biểu tượng trong thơ ca dân gian người
Việt về con cò, cái bống của Vũ Ngọc Phan, rồi ca dao có mở đầu bằng từ “thân
em”, rồi “trách giận” hay tìm hiểu về một lĩnh vực cụ thể nào đó trong truyện cổ
tích. Giáo trình Văn học dân gian Việt Nam có nhóm tác giả Đinh Gia Khánh, Chu
Xuân Diên, Võ Quang Nhơn đã đề cập đến hình ảnh người phụ nữ dưới chế dộ
phong kiến xưa. Trong cuốn tục ngữ ca dao của Vũ Ngọc Phan, phương pháp
nghiên cứu dân gian của Chu Xuân Diên và quyển 2, tập II tuyển tập văn học dân
gian đã có ít nhiều đề cập đế hình ảnh người phụ nữ.

Nguyễn Thanh Hằng – K57 Sư phạm Ngữ VănPage 3


Với chuyên luận Thi pháp ca dao, nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Kính đã
tìm hiểu các vấn đề ngôn ngữ hình tượng, kết cấu, thể thơ, thi pháp diễn xướng,
thời gian, không gian nghệ thuật trong ca dao. Theo tác giả thì không gian nghệ
thuật trong ca dao truyền thống chủ yếu là không gian trần thế, đời thường, bình dị,
phiếm chỉ với những nhân vật chưa được cá thể hóa, mang tâm trạng tình cảm

chung của nhiều người.
Nhưng đối với đề tài số phận người vợ lẽ trong ca dao và truyện cổ tích của
người Việt thì đây cũng là một đề tài mới và chưa có nhiều người nghiên cứu.
Từ những công trình nghiên cứu trên đây, tôi có thể nhận diện rõ hơn về nội
dung cũng như nghệ thuật của các bài ca dao và cổ tích khác nhau. Từ đó làm nền
tảng vững chắc cho tôi thực hiện niên luận này.
Vậy qua bài niên Luận này tôi đi tìm hiểu và trình bày về số phận người vợ
lẽ trong ca dao và trong truyện cổ tích để so sánh, làm rõ hơn về số phận cũng như
cuộc đời và con người của họ.
3.

Phương pháp nghiên cứu

3.1: Phương pháp thống kê, so sánh
Phương pháp thống kê và so sánh là một phương pháp dùng trong khoa học
nghiên cứu. Nó đòi hỏi sự tỉ mỉ, miệt mài, cần cù và độ chính xác của người nghiên
cứu. Thông qua phương pháp này ta sẽ khảo sát những bài ca dao, truyện cổ tích đề
cập đến hình tượng người vợ lẽ. qua đó khái quát được những nội dung, hình thức
nghệ thuật mà các tác giả dân gian sáng tạo nên. Không những vậy, thông qua
phương pháp này chúng ta có thể biết thêm được nhiều các câu ca dao, truyện cổ
tích một cách cụ thể và đáng tin cậy.

Nguyễn Thanh Hằng – K57 Sư phạm Ngữ VănPage 4


3.2

Phương pháp phân tích tổng hợp

Qua phương pháp này ta có thể trình bày rõ về từng thể loại cụ thể và đi sâu vào

các khía cạnh để cảm nhận cùng với đời sống con người. Bên cạnh đó ta có thể
thấy được các bước đi của các nhà nghiên cứu trước đó để rồi áp dụng, sáng tạo
thêm và tìm ra điểm mới mà các tác giả dân gian muốn truyền đạt tới người đọc
thông qua ngôn ngữ.
3.3

Phương pháp so sánh, đối chiếu

Thông qua ca dao và cổ tích để tiến hành phương pháp này để thấy rõ những
đặc điểm và chỉ ra sự kế thừa của các bài, các tác giả khác nhau ở từng thời đại so
với xã hội phong kiến xưa.
4.

Mục đích, ý nghĩa của đề tài

Ca dao là tiếng hát trữ tình phản chiếu đời sống tâm hồn. Nó chứa đựng nhiều
nội dung khác nhau, phản ánh hiện thực đa dạng những tâm trạng, những tư tưởng
và tình cảm của đời sống con người. Nên nhân vật trữ tình trong ca dao nói chung
và số phận người vợ lẽ trong ca dao nói riêng luôn tìm được sự đồng cảm, cảm
thông sâu sắc từ phía người đọc. Còn truyện cổ tích thường có tinh thần lạc quan
phản ánh triết lí sống, đạo lý làm người và ước mơ công lý của nhân dân, phản ánh
mặt tốt, thói xấu ở đời, về sinh hoạt, tư tưởng của con người nên luôn nhận được
sự phê phán, lên án từ phía người tiếp nhận. Vì thế khi đi vào đề tài này tôi mong
muốn có được cách nhìn nhận mới hơn về số phận người vợ lẽ trong một nhóm ca
dao, cổ tích có vị trí không nhỏ trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam.
Thông qua những bài ca dao, truyện cổ tích đề cập đến số phận người vợ lẽ này
chúng ta có thể thấy rõ hơn những đặc trưng thi pháp thể loại của nó và phần nào

Nguyễn Thanh Hằng – K57 Sư phạm Ngữ VănPage 5



thấy được những hình ảnh mà trong đó có một phần thế giới họ luôn khát khao
vươn tới.
Ngoài ra việc thực hiện đề tài này ta sẽ có cái nhìn khách quan sơ bộ và đánh
giá cũng như có cái nhìn mới về mảng đề tài số phận người vợ lẽ để rồi trên cơ sở
đó ta có thể tiếp tục cho các đề tài nghiên cứu khác.
5. Cấu trúc niên luận
Ngoài phẩn mở đầu và phần kết luận ra thì niên luận này gồm hai chương và
phần phụ lục:
Chương I: Điểm tương đồng giữa hình tượng người vợ lẽ trong ca dao và trong
truyện cổ tích.
Chương II: Điểm khác biệt về hình tượng người vợ lẽ trong ca dao và trong
truyện cổ tích.
Phần phụ lục bao gồm: Những bài ca dao, truyện cổ tích nói về số phận người vợ
lẽ do các tác giả dân gian tập hợp, sưu tầm.
Cuối cùng là danh mục tài liệu tham khảo.
Chương I: Điểm tương đồng giữa hình tượng người vợ lẽ trong ca dao và
trong truyện cổ tích.
1.1

Hình tượng văn học và hình tượng người vợ lẽ trong văn học dân gian.
“Văn học dân gian là sáng tác tập thể, truyền miệng của nhân dân lao

động, ra đời từ thời kì công xã nguyên thủy trải qua các thời kì phát triển lâu dài
trong các chế độ xã hội có giai cấp, tiếp tục tồn tại trong thời đại ngày nay”.
[1,tr.7]
Nguyễn Thanh Hằng – K57 Sư phạm Ngữ VănPage 6


Từ khái niệm trên ta thấy văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật

phản ánh sinh động cuộc sống thực tế, chất liệu chủ yếu dùng để sáng tạo nên tác
phẩm văn học dân gian là ngôn từ. Ngông từ đóng vai trò quan trọng để tạo nên nội
dung, ý nghĩa tác phẩm. Văn học dân gian là kết quả của quá trình sáng tác tập thể
và tồn tại được dưới hình thức truyền miệng do đó mà nội dung của nó vô cùng
phong phú. Cho nên bản sắc văn hóa của con gười Việt Nam, đặc biệt là số phận
của người phụ nữ đã được in dậm trong văn học dân gian. Khác với hình ảnh thực
trong xã hội phong kiến, hình ảnh người phụ nữ, đặc biệt hơn là số phận người vợ
lẽ đã được phản ánh trong các thể loại văn học dân gian luôn xuất hiện với giá trị,
vẻ đẹp và thể hiện được khát vọng tự do, khát vọng được đề cao của người phụ nữ.
1.1.1

Hình tượng nhân vật trữ tình trong ca dao
Trong kho tàng ca dao người Việt, hình ảnh người vợ lẽ được nói đến với

những con người đảm đang, có tính kiên nhẫn và có sức chịu đựng cao:
Lấy chồng làm lẽ khổ thay
Đi cấy đi cày chị chẳng kể công
Đến tối chị giữ mất chồng
Chị cho manh chiếu nằm không nhà ngoài
Đến sáng chị gọi: Bớ Hai!
Trở dậy nấu cám, thái khoai, băm bèo
Vì chưng bác mẹ tôi nghèo
Cho nên tôi phải băm bèo, thái khoai

Nguyễn Thanh Hằng – K57 Sư phạm Ngữ VănPage 7


Qua bài ca dao trên ta thấy người làm lẽ ở đây thường làm đủ mọi việc trong
cuộc sống từ đi cấy, đi cày rồi nấu cám, thái khoai, băm bèo mà không một lời than
thở nào, đến cả đi cấy, đi cày những công việc được cho là của đàn ông nhưng họ

vẫn làm mà không kể công mà chỉ nói lý do rằng nhà nghèo nên đã đẩy họ tới việc
phải làm các công việc như băm bè, thái khoai. Người vợ lẽ trong ca dao mà các
tác giả dân gian hay nhắc tới thường có sức chịu đựng cao. Nhìn chung trong cuộc
sống đời thường của họ từ lúc sinh ra đã mang thân phận nghèo nên phải cam chịu
số phận, điều đó đồng nghĩa với việc tự do yêu đương là điều không thể và việc
đảm đang, nhẫn nại và cam chịu cũng là điều đương nhiên.
Thân phận của người phụ nữ cũng phải chịu nhiều bất hạnh, dường như họ ý
thức được giá trị nhân phẩm của mình nhưng đành cam chịu và không một chút
phản kháng để rồi chính họ đã rơi vào một bi kịch của thân phận, của hôn nhân.
Ca dao xưa nói về số phận người vợ lẽ cũng khá nhiều. Hầu như hình ảnh của
họ hiện lên đều là những con người đảm đang, câu ca dao dưới đây sẽ nói một cách
hóm hỉnh về hình ảnh đảm đang của người làm lẽ xưa.
-Trên trời có vẩy tê tê
Một ông bảy vợ chẳng chê vợ nào
một vợ tát nước bờ ao
Phải trận mưa rào đứng núp bờ ao
Một vợ thì đi buôn bè
Cơn sóng, cơn gió nó đè xuống sông
Một vợ thì đi buôn bông
Chẳng may cơn táp nó giông lên trời
Một vợ thì đi buôn vôi
Khi vôi phải nước nó sôi ầm ầm
Nguyễn Thanh Hằng – K57 Sư phạm Ngữ VănPage 8


Một vợ thì đi buôn mâm
Không may mâm thủng lại nằm ăn toi
Một vợ thì đi buôn nồi
Không may nồi méo, một nồi hai vung.
Một vợ thì đi buôn hồng

Không may hồng bẹp, một đồng ba đôi
Than rằng: "Ðất hỡi, trời ơi!
Trời cho bảy vợ như tôi làm gì?
Văn học dân gian không chỉ đem đến cho con người hiểu được số phận người
vợ lẽ trong ca dao. Để biết thêm về hình ảnh cũng như con người của họ, ta đi tìm
hiểu thêm các nhân trong những câu truyện cổ tích.
1.1.2

Hình tượng nhân vật trong truyện cổ tích
Nếu như trong ca dao hội tụ khá đầy đủ những đức tính tốt đẹp của người phụ

nữ làm vợ của người Việt xưa thì đến với truyện cổ tích thì những người làm vợ
cũng có nhiều nét đẹp như vậy. Nhưng vẻ đẹp đó lại được hội tụ ở người vợ cả, còn
số phận người làm lẽ lại thể hiện ít hơn rất nhiều, thậm chí là không có được những
đức tính tốt đẹp này.
Trong văn học dân gian, truyện cổ tích là hiện thân của những giấc mơ đẹp của
người Việt cổ hướng tới một xã hội công bằng, con người được sống trong no ấm
dân chủ, hạnh phúc. Các tác giả dân gian đã thể hiện những giấc mơ đó thật rõ ràng
qua cái thiện và cái ác. Trong truyện cổ tích, tiêu chí của cái thiện nằm ở chính
nghĩa. Có nghĩa thì sẽ gặp được người tốt giúp đỡ, nhận được những phép màu kỳ
diệu. còn cái ác, cái phi nghĩa thì nhất định sẽ bị trừng trị thích đáng. Bởi thế mà số
phận người vợ lẽ trong truyện cổ tích thường có sự phân tuyến rõ ràng theo hướng
“tuyệt đối” tốt hoặc xấu. cũng không có nhân vật nào bí ẩn. Dường như hình ảnh
Nguyễn Thanh Hằng – K57 Sư phạm Ngữ VănPage 9


người vợ lẽ hiện lên trong cổ tích thường đa số là những người xấu. người gì ghẻ.
Còn nhân vật đại diện cho lý tưởng tốt đẹp lại là người vợ cả, những người có số
phận bi thảm, là những con người “thấp cổ bé họng”, thậm chí họ phải chết đi sống
lại rất nhiều lần nhưng cuối cùng lại được hưởng tự do và hạnh phúc. Số phận như

vậy tiêu biểu là Tấm (Tấm Cám). Hình tượng này đại diện cho tính hiền thảo của
người phụ nữ. Bên cạnh đó còn có nàng Trang Lan (Chàng Tơ Rá Trang Lan),
nàng Ủa (Chàng Lú Nàng Ủa)… Cũng như hình tượng người vợ lẽ trong ca dao
thì họ là những người phụ nữ giàu lòng nhân hậu bao dung.
Thực tế trong lịch sử dân tộc ta từ bao đời nay cũng xuất hiện rất nhiều những
hình ảnh người phụ nữ đại diện cho nhiều cái đẹp với nhiều đức tính gương mẫu
mà không chỉ có những người làm lẽ mới có. Khác với hình ảnh người phụ nữ,
những người vự lẽ trong ca dao thì ở đây họ là những con người cụ thể. Đó là hình
tượng Hai Bà Trưng. Đây là hình tượng người phụ nữ Việt Nam đầu tiên đứng lên
lãnh đạo nhân dân giành độc lập tự do cho dân tộc. Về thi văn thì có nữ sĩ Đoàn
Thị Điểm, Bà Huyện Thanh Quan, nữ sĩ Hồ Xuân Hương… là những cánh hồng
tươi thắm trong vườn hoa văn học.
1.1.3

Bối cảnh lịch sử xã hội
Văn học dân gian ra đời từ thời kì công xã nguyên thủy nên trải qua suốt bốn

nghìn năm lịch sử, văn học dân gian truyền thống đã là một tư liệu quá báu giúp
chúng ta dựng lại một cách khái quát những chặng đường lịch sử của dân tộc từ
thủa xưa đến bây giờ. Nó là một loại hình nghệ thuật mang giá trị thẩm mĩ đặc sắc.
Điều dó được thể hiện trong cả ca dao và truyện cổ tích.
Khi nhắc đến ca dao và truyện cổ tích thì ta thấy khác hẳn với thần thoại hay
các thể loại khác của văn học dân gian. Truyện cổ tích xuất hiện phần lớn khi công
xã thị tộc tan rã và đuợc thay thế bằng các gia đình riêng lẻ, khi xã hội có phân
Nguyễn Thanh Hằng – K57 Sư phạm Ngữ VănPage 10


chia giai cấp. Thời kì đó là thời kì phong kiến, lúc đó chính là lúc số phận con
người bị ràng buộc bởi những lễ giáo phong kiến, không được tự do lựa chọn và
quyết định số phận của mình. Đó cũng là lúc tôn giáo phát triển mạnh mẽ. Mà tôn

giáo là sản phẩm mê muội của loài nguời, khi khả năng và sự hiểu biết của cha ông
ta rất hạn chế. Ở nước ta lúc đó Đạo Phật đã dùng phật Thoại và Đạo Thần tiên đã
dùng Tiên Thoại để làm cho giáo lí của mình đi sâu vào quần chúng nhân dân.
Những câu chuyện kể về các vị thần giúp đỡ như cô Tấm (Tấm cám) đuợc tiên
giúp đỡ và đuợc hồi sinh đến bốn lần, vợ của Rồng (Vợ chồng chàng rồng) cũng vì
cá nuốt mà đuợc sống. Hơn nữa truyện cổ tích lúc đó chủ yếu phản ánh cuộc đấu
tranh xã hội, nội dung của chính lịch sử đó. Truyện cổ tích sản sinh trong một giai
đoạn lịch sử dài. Ở nước ta hơn hai nghìn năm duới chế độ phong kiến kể từ sau
khi nước Âu Lạc bị xâm luợc, đó là thời đại của truyện cổ tích. Tóm lại, nguồn gối
chính
Cùng với truyện cổ tích thì ca dao cũng xuất phát từ hoàn cảnh thực tế xã hội
lúc bấy giờ. Lúc đó xã hội phong kiến ảnh hưởng mạnh mẽ của tư tưởng nho giáo
nên con người, nhất là những số phận phụ nữ, những con người hỏ bé, những
người vợ lẽ được cho là thấp kém nhất của xã hội thì không được hưởng một hạnh
phúc thực sự. Ca dao dân ca phản ánh lịch sử lúc đó. Hơn nữa, ca dao còn có mặt
ngay trong lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân lao động, nên có còn là kho tài
liệu về phong tục tập quán của nhân dân ta thời kỳ đó. Theo phó Giáo sư, Tiến sĩ
Đặng Văn Lung, trưởng ban văn học dân gian phát biểu: “Tất cả các dân tộc trên
thế giới suốt mấy nghìn năm, chỗ nào cũng có ca dao và dân ca”. Và “Nó tồn tại
từ rất lâu, từ hàng ngàn năm trước và như các nhà khoa học nghiên cứu trước đây,
các học giả đã nói ca dao ra đời khi trong lòng mình có những điều muốn thể hiện
ra, muốn nói lên. Những điều đó được gọi là ca dao” [9].

Nguyễn Thanh Hằng – K57 Sư phạm Ngữ VănPage 11


1.2 Nội dung biểu hiện
1.2.1 Phẫn uất về kiếp

chồng chung


Cuộc đời phụ nữ đâu chỉ phải gánh chịu những bất hạnh trong tình yêu, khi
đã tìm được bến đỗ của cuộc đời, cứ ngỡ rằng họ sẽ hạnh phúc, thế nhưng họ cũng
phải đối mặt với vô vàn những trái ngang, nghịch cảnh. Nổi bật lên trong ca dao
xưa là nỗi đau của những thân gái phải chịu kiếp “chồng chung”:
Gió lùa bụi chuối sau hè
Anh mê vợ bé bỏ bè con thơ
Gió đưa bụi trúc ngã quỳ
Thương cha phải chịu lụy dì, dì ơi!
Nếu như trong văn học trung đại việt Nam ta được biết đến nữ sĩ Hồ Xuân
Hương với kiếp “Lấy chồng chung” của “Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng” thì đến
với ca dao xưa ta lại thấy cái kiếp chồng chung đó được thể với nội dung trữ tình,
phong phú hơn.
Ca dao tiếng nói trữ tình ngọt ngào, sự giận giữ, phẫn uất được thốt ra cũng
mang đậm tâm tư tình cảm của con người bởi những hiệp vần thơ và thanh điệu
cùng những cặp lục bát. Còn cổ tích là những câu chuyện có cốt truyện mang nhiều
yếu tố li kỳ với những số phận có đường đi muôn ngả. Khác với hình ảnh những
người vợ lẽ trong ca dao thì người vợ lẽ ở đây được các tác giả dân gian đã thể
hiện là những con người độc ác, là những mụ gì ghẻ, những người đi tìm hạnh
phúc nhờ sự tranh cướp nhưng chính những tâm địa độc ác đó lại không tìm được
bến đỗ của mình. Còn hân vật đại diện cho lý tưởng tốt đẹp thì thấp cổ bé họng và
phải chết đi nhiều lần sống lại như cô Tấm trong Tấm cám, như em Lu trong Hai
chị em Vùi và Lu, hay với số phận của cô em trong Chàng rể Cóc... Đây đều là
Nguyễn Thanh Hằng – K57 Sư phạm Ngữ VănPage 12


những số phận nghiệt ngã khi có một kẻ thứ 3 xen ngang vào giữ cuộc sống hạnh
phúc của họ, nhưng chỉ vì thấp bé, chí vì không có tiếng nói trong xã hội nên sự
phẫn uất đó phải nhờ những vị thần hay những đấng siêu nhiên giúp đỡ. Điều đó
cũng tạo nên yếu tố li kỳ trong truyện cổ tích. Cũng chính sự quan tâm đến số phận

những con người nhỏ bé đó đã thể hiện giá trị nhân đạo của cổ tích, phẩm chất của
người phụ nữ chính là đại diện cho phẩm chất cao quý của nhân dân.
Nỗi đau của những người vợ cả có lẽ không được đề cập một cách rõ nét
trong ca dao, bởi ít nhất họ cũng có danh phận. Ngược lại đối với truyện cổ tích thì
lại được nhắc đến nhiều. Nhưng trong niềm cảm thương cho những kiếp chồng
chung, thấp thoáng đâu đó ta bắt gặp trong ca dao có những nạn nhân của thói “có
mới nới cũ”. Người đời thường nói: đàn ông yêu bằng mắt. Bởi vậy, những người
vợ cả thường là những kẻ yếu thế trong cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa chốn tình
trường. Nhưng xét cho cùng, sự phai tàn xuân sắc của họ là kết quả của những
tháng năm dài hi sinh vì chồng, vì con. Ấy vậy mà đáp lại mong ước giản dị của
họ là sự phụ bạc phũ phàng của những ông chồng gió trăng:
-Gió đưa bụi chuối sau hè
Anh mê vợ bé bỏ bè con thơ
Con thơ tay ẵm tay bồng
Tay dắt mẹ chồng, đầu đội thúng bông.
Hay:
-Sông bao nhiêu nước cũng vừa
Trai bao nhiêu vợ cũng chưa bằng lòng.
Như vậy, ca dao và truyện cổ tích đã nói lên được những tâm tư, tình cảm và
sự phẫn uất của con người đặc biệt là những người làm vợ, làm lẽ trong xã hội
Nguyễn Thanh Hằng – K57 Sư phạm Ngữ VănPage 13


phong kiến xưa. Ở hai thể loại này của văn học dân gian đã cho ta thấy hình ảnh
cũng như số phận của họ đều là nạn nhân của nhiều tầng áp bức và là hạng người
đau khổ nhất. Đời sống của họ đầy rẫy sự chịu đựng. Nếu có niềm vui nào thì cũng
chỉ là niềm vui hi sinh cho chồng con.
1.2.2

Sự bần cùng hóa của người nông dân

Trong ca dao và cổ tích xưa, đặc biệt là ca dao, cổ tích nói về các mối quan

hệ trong gia đình thì số phận người phụ nữ gần như là chủ đạo. Ở trong ca dao
thường thì mượn hình ảnh con cò, con tằm… để thể hiện số phận bé mọn của
mình, bởi ở đó họ tìm thấy những nét trương đồng của những loài vật thâm thuộc
ấy.
Mặt khác, số phận của những con người này đi vào cảnh bần cùng hóa chính
là những hình ảnh thực của những người mẹ, người chị mà đặc biệt hơn cả là
những người vợ với nhiều số phận cay đắng khác nhau. Họ mang trong mình nhiều
vẻ đẹp nhưng dường như họ lại không có tiếng nói trong xã hội, thậm chí không có
sự lựa chọn cho hạnh phúc và cuộc sống tương lai của mình.
Nếu như những người phụ nữ nói chung và những người vợ lẽ nói riêng
trong cuộc sống hiện đại họ có quyền tự do yêu đương, tìm hiểu, có quyền lụa chọn
cho hạnh phúc riêng của chính mình thì số phận người vợ, người phụ nữ hiện lên
trong những câu ca dao xưa lại ngược lại. Thậm chí họ bị xem như những món
hàng, đồ vật để trao đổi hoặc mua được:
Thân em như chổi đầu hè
Phòng khi mưa gió đi về chùi chân
Chùi rồi lại vứt ra sân

Nguyễn Thanh Hằng – K57 Sư phạm Ngữ VănPage 14


Gọi người hàng xóm có chân thì chùi
Cuộc sống của họ không biết đến ngày mai, không biết rồi tương lai sẽ như
thế nào. Đặc biệt là những số phận làm lẽ. Họ chịu cảnh chung chồng, chịu những
số phận hẩm hiu. Nếu như đàn ông cới năm thê bảy thiếp thì ngược lại với gái
chính duyên lại chỉ có một chồng. Những người như vậy mang tiếng là có chồng
nhưng lại phải chịu cảnh chung chồng với người khác, một hạnh phúc được hưởng
không trọn vẹn. Nhiều đêm quạnh hiu trống vắng trong cô đơn lạnh lẽo. Thậm tệ

hơn nữa họ còn phải chịu cảnh ghen ghét, lòng đố kỵ, sự tàn ác và ích kỷ của
những người vợ cả để rồi đẩy con người đến bước đường cùng của sự sống.
Số phận con người bị rơi vào cảnh bần cùng hóa như vậy không chỉ có ở
trong ca dao mà còn được các tác giả dân gian thể hiện cả trong những câu chuyện
cổ tích chắc hẳn ai cũng có mật lần được nghe, được học. Tiêu biểu nhất vẫn là
truyện Tấm Cám. Tấm là một người vợ, nhưng là người vợ cả và phải chịu những
số phận chẳng kém gì những người vợ lẽ trong ca dao. Nhưng ở đây lại có phần bi
thảm hơn. Dường như giữa những người vợ họ chịu chung một số phận, rơi vào
còn đường ngõ cụt, thậm chí ở trong cổ tích thì những người phụ nữ không có
tiếng nói còn phải nhiều lần chết đi rồi sống lại mơi có thể tìm được hạnh phúc
chân chính của chính mình. Như cô Tấm phải trải qua nhiều kiếp nạn lúc thì hóa
thân thành khung cửi, thành con chim sẻ rồi lại quả thị. Nhưng cuối cùng cái thiện
vẫn thắng cá ác và những số phận như thế lại trở về với cuộc sống nguyên bản của
nó. Bên cạnh đó còn có hàng loạt các câu chuyện khác cũng được kể, đặc tả về số
phận cũng như con người của họ như truyện Inh và Ính, Chàng Tơ Rá Trang Lan…
Còn người làm lẽ trong cổ tích lại còn có một kết cục chung nhất, đó là cái ác chết
đi, cái thiện ở lại rồi để lại đó bao bài học về sự sống, số phận cho con người bao
hế hệ.

Nguyễn Thanh Hằng – K57 Sư phạm Ngữ VănPage 15


Dù ở trên bất cứ phương diện nào đi chăng nữa suy cho cùng thì số phận
người phụ nữ xưa đặc biệt là những người vợ lẽ đã cho thấy họ không có quyền lựa
chọn cho cuộc sống của họ giữa sự sống, ước mơ và những lý tưởng cao đẹp về
một cuộc sống hạnh phúc hơn, họ bị rơi vào cảnh bần cùng hóa bởi lẽ họ còn bị
ràng buộc ở một nền gia đình và một chế độ lễ giáo phong kiến lạc hậu xưa.
1.2.3 Sự phụ thuộc của cha mẹ, chế độ phong kiến
Ca dao và cổ tích rất phong phú và đa dạng phản ánh mọi mặt của đời sống con
người và xã hội. Thông qua ca dao và truyện cổ tích cách tác giả dân gian đã phản

ánh một cách chân thực cuộc sống của người nông dân và lên án xã hội thối nát đó
đã đẩy con người vào cảnh khốn cùng. Một xã hội đó đãng lẽ ra phải được loại bỏ.
Dưới chế độ phong kiến xưa, con người bị bóp nghẹt quyền sống, quyền tự do yêu
đương và quyền theo đưởi ước mơ, hưởng hạnh phúc chính đáng của mình. Văn
học dân gian là một bộ môn đã khái quát một cách đầy đủ nhất số phận của con
người đặc biệt là hình ảnh người phụ nữ được nhắc đến nhiều.
Người xưa có câu “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” quả đúng như vậy. Nếu như ở
thời hiện đại con cái có quyền tự do yêu đương, tự do lựa chọn và tìm hiểu lẫn
nhau thì ngược lại với chế độ xã hội phong kiến bất công đó cha mẹ đặt đâu thì con
phải ngồi đó. Con cái không có quyền lựa chọn cho hạnh phúc riêng của chính
mình, đặc biệt là nữ nhi. Thậm chí chính học còn không biết được những người mà
mình sắp phải lấy là ai, người như thế nào. Sự phụ thuộc đó được thể hiện trong
các câu chuyện cổ tích. Trong quyển II, tập 2 tuyển tập văn học dân gian của GS
Chu Xuân Diên có rất nhiều truyện cổ tích được nói đến việc cha mẹ ép gả con cái
đi lấy chồng như truyện Hoàng Tử Rắn là một ví dụ điển hình. Vì công cụ làm
ruộng đã bị rắn lấy đi mà người cha đã phải gả đi cô con gái út của mình đi làm vợ
rắn để lấy lại vật dụng làm ruộng nuôi sống ca gia đình. Tương tự vậy có truyện
Nguyễn Thanh Hằng – K57 Sư phạm Ngữ VănPage 16


chàng rồng, chàng rể cóc... Các nhân vật người cha định gả trong truyện không hề
biết mặt mũi về người chồng mà cô sắp lấy cho tới khi nhận lời hiếu để cứu cha thì
mới biết thân thế của chồng mình, rồi cô ưng thuận và có một hạnh phúc về sau.
Về điểm này, không chỉ có trong những câu chuyện cổ tích mà còn trong cả ca
dao cũng thể hiện rất rõ sự phụ thuộc, ép đặt của cha mẹ lên hạnh phúc con cái.
Trong xã hội thối nát đó, cái xã hội mà con người, những số phận nhỏ bé sẽ không
có sự lựa chọn mà chỉ biết chấp nhận sự bất hạnh:
Ở đời nên phải chiều đời
Chồng hời như cú, vợ thời như tiên
Bởi chưng bố mẹ em tham học, tham tiền

Cho nên cú ở với tiên cùn đời
Bao giờ mãn kiếp con cú kia ơi
Thì tiên với cú mới rời được nhau.
Hay:
Đường đi những ngách cùng lau
Cha mẹ tham giàu ép gả duyên con.

Điều đó đồng nghĩa với việc làm tròn bổn phận của một chữ “hiếu”, đó là phải
đạo đối với cha mẹ. những đạo lí như vậy là một trong những đức điển hình của
người phụ nữ xưa nói riêng và những người phụ nữ Việt Nam nói chung và là nét
đẹp của văn hóa Việt Nam thời bấy giờ.

Nguyễn Thanh Hằng – K57 Sư phạm Ngữ VănPage 17


1.3

Than thân
Văn học dân gian phản ánh đa dạng về mọi mặt của đời sống con người, xã hội

cũng như phản ánh tâm tư tình cảm của con người. Khi đến với ca dao để tìm hiểu
về số phận người vợ lẽ thì ở đó ta thấy phần lớn những bài ca dao nói về số phận
người vợ lẽ đều mở đầu bằng từ “thân em” đều diễn tả thân phận, cuộc đời bị phụ
thuộc, không được quyền quyết định, chịu thân phận không có tình yêu để rồi từ đó
gợi cho người đọc, người nghe sự đồng cảm sâu sắc. Đó cũng là lời chung của
người phụ nữ về thân phận nhỏ bé, yếu ớt đắng cay và tội nghiệp của họ dưới chế
độ xưa.
Những người phụ nữ ở đây than cho số kiếp của một kẻ lẻ mọn:
Thân em làm lẽ chẳng hề
Như chính như thất mà lê giữa đường

Số kiếp như vậy nhưng nào có ai hiểu hết được những nỗi niềm mà họ không
thể bày tỏ. Họ chỉ biết mượn ca dao để bày tỏ những phiền muộn đang còn chứa
chất ở trong lòng:
Thân em làm lẽ vô duyên
Mỗi ngày một trận đồn ghen tơi bời
Ai ơi ở vậy cho rồi
Còn hơn làm lẽ chồng người khổ ta
Đọc ca dao ta mới thấy vỡ lẽ ra rằng cái “kiếp chồng chung”, “chồng người” lại
đắng cay và khổ đau bội phần hơn cái kiếp không chồng.

Nguyễn Thanh Hằng – K57 Sư phạm Ngữ VănPage 18


Nếu như bi kịch thân phận hay bi kịch bị phụ tình là những bi kịch rất dễ nhận
thấy ở người phụ nữ trong ca dao thì bi kịch đến với người phụ nữ trong cổ tích
gần như tương tự như vậy. Những người phụ nữ ở đây từ lúc sinh ra đã bất hạnh,
họ phải chịu cảnh mồ côi, rồi nhà nghèo. Những những đau khổ của người mồ côi
là có thực và phổ biến. Còn hạnh phúc mà họ hưởng được là hiếm hoi, phần lớn chỉ
là mơ ước. Để phản ánh ước mơ về hạnh phúc qua các nhân vật như thế tác giả dân
gian đã tìm ra hướng đi may mắn cho họ. Điều đó thể hiện tinh thần lạc quan yêu
đời, hi vọng ở tinh thần lạc quan, dân chủ và công bằng ở nhân dân lao động.
Ở truyện cổ tích thì nỗi đau đó tập trung thể hiện ở người vợ cả với cuộc sống
bất hạnh. Còn người vợ lẽ kia thì có một cuộc sống cũng không hẳn là bất hạnh
nhưng lại không như ý muốn của mình nên thường hay cướp chồng người khác để
rồi đẩy mình vào bi kịch với sự thả thù của vợ cả. Cám (Tấm Cám) cướp chồng
Tấm, Chị của Lu (Hai chị em Vùi và Lu) cướp chồng em rồi đến người chị của
nàng Ủa (Truyện Chàng Lú nàng Ủa). Dường như những mâu thuẫn xảy ra trong
truyện đều là do người chị gây ra. Không có hạnh phúc, mất đi hạnh phúc liệu có
đau đớn hơn khi phải xé lẻ hạnh phúc. Nhất là trong hôn nhân, nơi mà mỗi con
người như chúng ta đều mong muốn được hưởng một hạnh phúc trọn vẹn, tuyệt

đối.
Giữa cái xã hội bất công, xã hội mà ở đó không có công lý, không có một sự
bình đẳng nào thì những người phụ nữ, người vợ, những số phận bất hạnh kia họ
chỉ còn biết than thân, trách phận, trách sao số mình sinh ra lại khổ, lại rơi vào
cảnh trớ trêu. Họ không thể làm được gì ngoài cam chịu số phận bởi ngoài kia là
một xã hội quá tàn nhẫn và bất công:
Bao giờ bánh đúc có xương
Thì bà gì ghẻ mới thương con chồng
Nguyễn Thanh Hằng – K57 Sư phạm Ngữ VănPage 19


Người phụ nữ xưa phải sống trong xã hội đầy rẫy những bất công, cho dù thế
họ vẫn luôn khắc khoải, khao khát được thoát khỏi cuộc sống tăm tối, tủi nhục đó:
Em như con hạc đầu đình
Muốn bay không cất nỗi mình mà bay.
Qua những lời ca dao đó chúng ta có thể thấy được cuộc sống đầy bất hạnh của
người phụ nữ ngày xưa. Họ mượn ca dao để nói lên tiếng nói từ trong tâm khảm
của mình. Ở họ còn có những phẩm chất vô cùng đáng quý. Qua những câu ca ấy,
chúng ta cảm nhận được cả tiếng nói phê phán, lên án sự bất công, những hủ tục
lạc hậu của xã hội lúc bấy giờ đã đè nặng lên số phận người phụ nữ để họ phải chịu
bao nhiêu trái ngang, cay đắng.
Sự bất công, bất bình đẳng đó không chỉ có trong ca dao xưa mà ngay cả truyện
cổ tích cũng được nói đến nhiều. Nhưng số phận phải chịu đựng lại rơi vào mẹ con
người vợ cả để rồi xảy ra mâu thuẫn hạnh phúc giữa gì ghẻ và con chồng. Nhưng
để có những mâu thuẫn, xung đột đó còn phải có yếu tốt kì ảo làm kéo dài thêm
những kiếp nạn mà các nhân vật phải trải qua. Như ở truyện cổ tích vợ chồng
chàng rồng thì hai mẹ con nhà vợ rồng phải trải qua kiếp nạn sống trong bụng cá
cho tới khi cá chết dạt vào bờ mới chui ra được. Tất nhiên ở những thể loại truyện
cổ tích khác như Thạch Sanh, Sọ Dừa… cũng không dễ dàng gì để đi đến một hạnh
phúc. Nhưng khác với truyện cổ tích sinh hoạt thì trên hành trình các nhân vật đã

đi một chiều ở một kiếp, một hình hài mà không chịu vất vả là mấy.
Việc kéo dài cuộc đời các nhân vật như vậy tác giả dân gian muốn kể thêm
những bất hạnh, những bất công mà con người bé nhỏ, lương thiện phải ghánh chịu
trong cuộc đấu tranh với cái ác. Mặt khác nhân dân còn muốn nhấn mạnh một đạo
lý rằng con người ta muốn có hạnh phúc vững bền thì phải liên tục đấu tranh và
đấu tranh đến cùng không mệt mỏi, không đầu hành bằng chính sức sống của

Nguyễn Thanh Hằng – K57 Sư phạm Ngữ VănPage 20


mình. Chỉ khi đó hạnh phúc mới trọn vẹn. Cả hai khía cạnh đều nâng cao tầm sống
và giá trị hạnh phúc của con người.
1.4

Giá trị của người vợ lẽ tượng trưng cho hình ảnh người phụ nữ cổ xưa.
Trải qua các thời đại, ở lĩnh vực nào thì người phụ nữ Việt Nam nói chung và

những người vợ lẽ nói riêng đều có những đóng góp đáng kể cho sự tồn tại, phát
triển và tiến bộ của dân tộc, vì thế mà họ đã chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng
trong tâm thức của mọi người dân Việt Nam. Đối với xã hội phong kiến thì người
phụ nữ có địa vị thấp kém, bị khinh rẻ, bị trói buộc bởi những luôn lí hà khắc.
Nhưng niềm tin của họ vẫn sáng ngời, họ sẵn sàng đấu tranh cho bản thân để tìm
lại tự do, hạnh phúc cho cuộc đời mình.
Nói người vợ lẽ tượng trưng cho người phụ nữ cổ xưa, quả đúng như vậy.
Những người phụ nữ xưa trong cuộc sống, họ không chỉ cam chịu cho số phận. Để
có một cuộc sống tự do và một hạnh phúc tốt đẹp hơn, họ chỉ còn cách đứng lên
đấu tranh. Nững người vợ lẽ trong văn học dân gian xưa dường như đã một phần
nào đó họ ý thức được thực tại của xã hội lúc bấy giờ. Cứ tưởng rằng bén đỗ cuộc
đời họ sẽ không có tương lai. Nhưng không, họ đã vượt qua khỏi sự rào cản của
một xã hội thối át đó để vùng dậy tìm cho mình một cuộc sống tốt đẹp hơn. Đó

cũng là lúc họ đang ý thức được giá trị thực tại của mình.
Nếu như ở dòng văn học cách mạng giai đoạn kháng chiến chống Pháp có nhân
vật Mị đã đi vào trang Văn của Tô Hoài với một sức mạnh phản kháng mạnh mẽ,
không cam chịu số phận tủi nhục, Mị đại diện cho những người phụ nữ để khao
khát một cuộc sống tốt đẹp hơn thì đến với ca dao xưa ta lại thấy sự khao khát của
người phụ nữ ở đây không phải là khao khát mang tính bản năng thuần túy mà là
một khát kháo cho hạnh phúc chính đáng nhất của con người. Vì thế mà họ đã
nhắn nhủ nhau rằng:
Nguyễn Thanh Hằng – K57 Sư phạm Ngữ VănPage 21


-Đói thì ăn nắm lá sung
Chồng một thì lấy, chồng chung thì đừng
Một thuyền một lái chẳng xong
Một chĩnh đối gáo còn nong tay vào.
-Chồng con là cái nợ nần
Thà rằng ở vậy nuôi thân béo mầm.
Người phụ nữ không phải chỉ biết có chịu đựng. Trong văn học dân gian Việt
Nam, tiếng nói đấu tranh của người phụ nữ đã từng đẻ ra nhiều tác phẩm có nội
dung xã hội sâu sắc. Trong ca dao, nhiều câu hát trữ tình đã trở thành những câu
hát cửa miệng của nhân dân. Những bài ca mang nội dung đấu tranh này trình bày
một nét nổi bật của tâm trạng người phụ nữ, đó là tình trạng phản ánh mạnh mẽ đối
với tình trạng sống cay cực của mình. Tục ngữ Việt Nam có câu: “Con giun xéo
lắm cũng phải quằn”. Nhiều câu ca dao của người phụ nữ thể hiện thái độ dứt
khoát trong cuộc đấu tranh để thoát khỏi những ràng buộc của thành kiến xã hội.
Ca dao xưa đem đến cho chúng ta thấy ở đó toát lên những mảnh đời, những số
phận trắc ẩn và không có phần mạnh mẽ. Khi đến với cổ tích cũng vậy, ta thấy rõ
thêm phần trắc ẩn đó. Họ cũng đại diện cho nhiều lớp phụ nữ khác cùng cảnh đứng
lên đấu tranh cho số phận, cũng khát khao hạnh phúc. Nhưng cái hạnh phúc mà
người vợ lẽ trong cổ tích lại không phải là một hạnh phúc chính đáng nhất. Ở đó có

sự giành giật, có sư ghen tuông đáng sợ để rồi đẩy những thân phận thấp kém hơn
vào con đừng bần cùng của số phận. Nhưng rồi chính cái hạnh phúc mà họ cướp
được lại bị đè nén bởi công lí của cái thiện. Bởi lẽ cho dù thời gian hay có khó
khăn như thế nào đi chăng nữa thì cái thiện nhất định sẽ thắng cái ác và lương thiện

Nguyễn Thanh Hằng – K57 Sư phạm Ngữ VănPage 22


nhất định sẽ được hưởng hạnh phúc. Chính nhân vật Cám trong truyện Tấm cám
thì đáng để người đời lên án và để lại cho bao người những bài học hay về hạnh
phúc, về số phận cũng như kiếp làm lẽ của những người vợ. Cám là đại diện cho
những vợ gì ghẻ trong truyện cổ tích với một người độc ác, độc đoán khi năm lần,
bảy lượt đẩy Tấm đến cái chết. Những người vợ như thế ta không chỉ bắt gặp ở
Cám (Tấm Cám) mà còn có bao nhiêu những hình ảnh khác cũng vậy. Người chị
của Lu trong hai chị em Vùi và Lu cũng là một đển hình. Người chị cũng nhiều lần
liên tiếp giành giật hạnh phúc của em rồi dẫn em đi chơi vào rừng để đẩy em
xuống vực. Trong cổ tích có truyện người gì ghẻ độc ác cũng là một minh chứng
cho lớp gì ghẻ tàn độc này.
Những mảnh đời phụ nữ xưa từ khắp các nẻo đường đời về trong văn học dân
gian với một tiếng than thân chung: Bất hạnh. Nhưng qua ca dao và truyện cổ tích
ta không chỉ thấy được những khoảng tối trong cuộc đời của họ mà dường như ta
còn thấy được tiếng nói phản kháng đấu tranh của nhân dân ở trong đó được cất lên
bằng một niềm tin, niềm hi vọng về một tương lai hạnh phúc:
Chớ tham ngồi mũi thuyền rồng
Tuy rằng tốt đẹp, nhưng chồng người ta
Chớ tham vóc lĩnh trừu hoa
Lấy chồng làm lẽ người ta giày vò.
Những con người, rồi nhưng kiếp làm lẽ trong văn học dân gian lúc này họ đã ý
thức được giá trị nhân phẩm của mình. Dù là một tiếng ca, một lời than hay một
câu chuyện cổ tích được các tác giả dân gian sáng tạo ra nhưng tiếng nói có trong

những tác phẩm đó là tiếng nói đau đớn của những số phận, tiếng nói đó đã đại
diện cho cả một cộng đồng dân tộc để khẳng định giá trị của mình.

Nguyễn Thanh Hằng – K57 Sư phạm Ngữ VănPage 23


Như vậy trong văn học dân gian việt nam, hình tượng người phụ nữ nói chung
và những người vợ lẽ nói riêng đã có một vị thế quan trọng, họ được đề cao, được
nói lên khát vọng tự do, họ đấu tranh cho khát vọng hạnh phúc của mình. Mặc dù
số phận và cuộc đời cũng như vị trí của người phụ nữ trong xã hội cũ, xã hội phong
kiến thường chịu nhiều bất công, oan khổ. Nhưng trong văn học dân gian thì hình
tượng người phụ nữ vẫn là một hình tượng đẹp tượng trưng cho người phụ nữ cổ
xưa.
Chương II: Điểm khác biệt về hình tượng người vợ lẽ giữa ca dao và truyện
cổ tích
2.1 Nội dung
Quá trình phát triển lịch sử của dân tộc Việt Nam là quá trình lao động sáng
tạo và cũng là quá trình đấu tranh chống những giai cấp áp bức nhân dân lao động.
Cuộc đấu tranh xã hội của nhân dân Việt Nam ở tất cả các thời kỳ lịch sử đã từng
là đề tài phong phú cho các sáng tác dân gian. Dưới chế độ phong kiến, nhất là vào
những suy thoái, cuộc đấu tranh đó diễn ra thường xuyên trên hai lĩnh vực chính:
Đấu tranh chống giai cấp địa chủ và đấu tranh chống chính quyền phong kiến. Vì
vậy ca dao, dân ca trữ tình lấy đề tài trong đời sống xã hội chủ yếu ra đời trong
thời kì lịch sử này, phản ánh những tâm trạng đau khổ, uất ức, thái độ phản kháng
của nhân dân lao động bị đè nặng dưới ách thống trị nặng nề của giai cấp địa chủ
và chính quyền phong kiến [1, tr458].
Cùng với các đề tài về tình yêu nam nữ, đề tài đời sống xã hội thì đề tài đời
sống sinh hoạt gia đình mà ta đang nhắc đến trong nghiên cứu này với những tiếng
hát trữ tình đã vang lên với nhiều âm điệu khác nhau: Khi là tiếng hát ca ngợi tình
yêu đối với gia đình, khi là tiếng than thở, khi là tiếng hát phẫn uất đấu tranh.

Những âm điệu khác nhau như vậy chính là cơ sở cho việc hình thành nhiều chủ đề

Nguyễn Thanh Hằng – K57 Sư phạm Ngữ VănPage 24


khác nhau. Nhưng xét ở trong phạm vi nghiên cứu về đề tài số phận người vợ lẽ thì
ta thấy các tác giả dân gian hướng về chủ đề người phụ nữ lao động Việt Nam.
Nếu như ca dao ở chủ đề mà ta đang xét lấy đề tài từ chính đời sống sinh
hoạt gia đình thì cổ tích có các hệ thống nhân vật, trong đó nhân vật chính lại lấy
đề tài nguyên mẫu trong xã hội loài người. Nếu có một số nhân vật là thần linh
hoặc được xây dựng trên cơ sở nhân cách hóa các hiện tượng thiên nhiên thì đó
cũng chỉ là nhân vật phụ. Bởi dân gian luôn muốn cái thiện chiến thắng cái ác nên
tạo ra các câu chuyện cổ tích mong muốn giáo dục và nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ
và giáo dục nhân cách của con người.
Như vậy, trong sinh hoạt văn học dân gian số phận người vợ lẽ được bộc lộ
một cách rõ nét ở ca hai thể loại ca dao và truyện cổ tích. Nhưng ở ca dao dường
như hình ảnh người vợ lẽ được in đậm và được nhắc đến nhiều hơn. Bởi lẽ có sự
đồng cảm của nhân dân ở trong đó. Còn đến với cổ tích thì ta thấy hình ảnh người
vợ lẽ hiện lên như mờ nhạt với những mụ gì ghẻ, những kẻ độc ác. Đại diện cho
cái xấu của xã hội nên những số phận , những con người bị đè nén, bị áp bức được
quan tâm hơn và phản ánh tương đối toàn diện hơn những cuộc đời và những con
người.
2.2 Hình thức nghệ thuật.
Trong văn học dân gian, khi đến với ca dao ta thấy ca dao được đặc trưng
bởi chất trữ tình với thể thơ lục bát được vận dụng một cách hồn nhiên, phóng túng
và những biến thể của nó như là một đặc trưng riêng của ca dao với ngôn từ giản
dị, ngắn gọi, gần với lời nói sinh hoạt đời thường của con người.
Thân em làm lẽ chẳng hề
Như chính như thất mà lê giữa đường
Hay:

Nguyễn Thanh Hằng – K57 Sư phạm Ngữ VănPage 25


×