Tải bản đầy đủ (.docx) (106 trang)

Tìm hiểu thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết “Sông”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (529.7 KB, 106 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1

Lý do chọn đề tài
1.1. Thế giới nghệ thuật của nhà văn là “một thế giới sống động, đầy
ắp xung đột, buồn vui, hạnh phúc, đau đớn. Thế giới đó là văn bản hình
tượng - văn bản nội tại của văn bản ngôn từ” [46;81]. Đó là một thế giới độc
đáo, được cấu thành từ những yếu tố đặc biệt: “Thế giới nghệ thuật có không
gian riêng, thời gian riêng, có quy luật tâm lý riêng, có quan hệ xã hội riêng,
quan niệm đạo đức, thang bậc giá trị riêng”… [18;303]. Tuy nhiên, nó cùng
thống nhất ở chỗ: “thế giới nghệ thuật là thế giới tư tưởng, thế giới thẩm mĩ,
thế giới tinh thần của con người” [46;82].
Nghiên cứu về cấu trúc của thế giới nghệ thuật sẽ hình thành trong
chúng ta một cái nhìn mới mẻ, nhiều chiều về mối quan hệ giữa tác phẩm
nghệ thuật của nhà văn với thực tại đời sống. Vì vậy, khi nghiên cứu sự
nghiệp của một nhà văn dường như chúng ta khó tránh khỏi việc tìm hiểu,
đánh giá thế giới nghệ thuật của nhà văn đó.
1.2. Nhà văn trẻ Nguyễn Ngọc Tư từ khi xuất hiện trên văn đàn đã sớm
trở thành một “hiện tượng” đặc biệt, là đối tượng trong một số cuộc tranh
luận văn chương, thu hút sự quan tâm của rất nhiều bạn đọc.
Tuy tuổi đời còn trẻ nhưng chị đã gặt hái được nhiều thành công trong
sự nghiệp cầm bút: Giải nhất cuộc vận động sáng tác văn học tuổi hai mươi;
Giải B của Hội nhà văn Việt Nam 2001, 2004. Chị còn là một trong những
gương mặt tiêu biểu năm 2004 do Trung ương Đoàn trao tặng.
Năm 2005, Nguyễn Ngọc Tư làm khuấy động văn đàn với tập truyện
“Cánh đồng bất tận”. Ngay từ khi mới ra đời, tác phẩm đó đã gây nên cơn sốt
dư luận. Có rất nhiều lời khen, tiếng chê về tác phẩm này. Nhưng dù đáp số là
như thế nào thì nó cũng là một cú huých mạnh mẽ đẩy văn học từ chỗ yên ắng
đến chỗ sôi động. Tập truyện “Cánh đồng bất tận” đã được Hội nhà văn Việt
Nam trao giải “Hiện tượng văn học trong năm”.
11




Sau tiếng vang của “Cánh đồng bất tận”, không ít người cho rằng
Nguyễn Ngọc Tư khó vượt qua đỉnh cao ấy. Thế nhưng, bằng nỗ lực tự đổi
mới chính mình, sau một thời gian tạm thu mình vào những tập tản văn, chị
đã tiếp tục thực hiện bước đột phá mới khi cho ra đời tiểu thuyết đầu tay
“Sông” (2012).
1.3. Tiểu thuyết “Sông” của Nguyễn Ngọc Tư mới ra đời vào tháng 9
năm 2012, đến thời điểm này cũng vừa tròn một năm. “Sông” gây được sự
chú ý và quan tâm của đông đảo bạn đọc với số lượng đầu sách bán ra rất
chạy, nhưng đến nay, khi khảo sát trên những diễn đàn và những trang nghiên
cứu văn học thì những bài viết về tác phẩm còn rất ít với số lượng chưa vượt
quá con số mười.
Với niềm yêu thích những sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư cùng sự khâm
phục tài năng và nghị lực tự đổi mới mình của chị, bằng luận văn này, chúng
tôi muốn tìm hiểu thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết “Sông” với hi vọng có
một cái nhìn tổng thể, toàn diện về sự đổi mới ngòi bút của Nguyễn Ngọc Tư
2

trong thể loại tiểu thuyết.
Lịch sử vấn đề
Cùng với Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Đình Tú, Võ Thị Hảo…
Nguyễn Ngọc Tư là một cây bút trẻ tuổi tiêu biểu trong nền văn xuôi đương
đại. Xuất hiện lần đầu với tập truyện “Ngọn đèn không tắt”(2000), bằng văn
phong nhẹ nhàng, trong trẻo, in đậm dấu ấn sông nước miền Nam, Nguyễn
Ngọc Tư đã giành được sự quan tâm đặc biệt của công chúng yêu thích văn
học và giới phê bình.
Nhà văn Nguyễn Quang Sáng: “Ngọn đèn không tắt đã tạo nên một
không khí rất tự nhiên về màu sắc, hương vị của mảnh đất cuối cùng của Tổ
quốc – mũi Cà Mau, của những con người tứ xứ, về mũi đất của rừng, của

sông nước, của biển cả mà cha ông ta dày công khai phá” [41].

22


Năm 2005, Nguyễn Ngọc Tư cho ra mắt tập truyện ngắn mang tên
“Cánh đồng bất tận”. Tập truyện đã nhận được sự phản hồi tích cực của dư
luận và trở thành một “hiện tượng” của văn học Việt Nam với 108.000 bản
được tiêu thụ tính đến năm 2010, nhất là sau khi bộ phim dựa trên truyện vừa
cùng tên được ra mắt cùng năm. Cùng trong năm 2005, truyện “Cánh đồng
bất tận” được đứng đầu trong một cuộc bình chọn truyện ngắn đặc sắc trên
báo Văn nghệ. Vào năm 2006, tập truyện đoạt Giải thưởng Hội Nhà văn Việt
Nam dành cho tác phẩm xuất sắc. Năm 2007, tác phẩm được dịch và xuất bản
tại một số nước trên thế giới.
Nhà văn Hữu Thỉnh đã nhận xét: “Với Cánh đồng bất tận, Nguyễn
Ngọc Tư đã có sự bứt phá rất ngoạn mục, tự vượt lên chính mình và tạo nên
những bất ngờ thú vị cho giới nhà văn” [26;1].
Nhà văn Chu Lai khẳng định: “Cánh đồng bất tận viết về những con
người Nam Bộ với tính cách đặc thù: chân thực, hồn nhiên, chất phác và bản
năng. Cốt truyện mang tính chất cổ điển, không có gì mới nhưng tác giả viết
bằng thứ ngôn ngữ và hơi văn lạ, tạo được sức rung chuyển thẩm mỹ” [26].
Năm 2012, Nguyễn Ngọc Tư “đổi món” với “Sông”. Từ địa hạt truyện
ngắn và tản văn chị đã “lấn sân” sang tiểu thuyết. Tiểu thuyết “Sông” ít nhiều
gây tò mò và háo hức cho bạn đọc bởi lẽ đây là cuốn tiểu thuyết đầu tay của một
cây bút Nam Bộ đã gặt hái được những thành công nhất định trên lĩnh vực
truyện ngắn và tản văn. Người ta tò mò vì muốn biết một Nguyễn Ngọc Tư viết
tiểu thuyết ra sao; người ta háo hức vì với những thành quả Ngọc Tư đạt được
trong truyện ngắn và tản văn sẽ hứa hẹn một thành công khác trong “Sông”.
Trần Ngọc Sinh đã có lời nhận xét ngắn gọn nhưng bao quát về tiểu
thuyết “Sông”: “Đẹp. Đáo để. Trần tục và hư ảo” [3]. Câu nói của Trần

Ngọc Sinh như đã nắm bắt được cái “thần” của tác phẩm.
Trần Hữu Dũng qua bài viết: “Nguyễn Ngọc Tư và sông” nhận xét:
“Nguyễn Ngọc Tư đang vạch một hướng đi mới, nhưng nếu nhìn ngoái lại thì

33


người đọc vẫn thấy con đường ấy bắt đầu từ hành trình đã qua của một
Nguyễn Ngọc Tư mà độc giả từng yêu mến” [8].
Tác giả Mai Anh Tuấn cho rằng: “Sông là sự hợp thức giữa tiểu thuyết
và lối viết du khảo. Cứ mỗi nơi nhân vật đi qua đều để lại tên người, tên đất.
Con người dấn về phía trước còn những địa danh lùi lại phía sau. Sông Di vì
thế có thể coi là một thực thể vùng miền. Nhưng mặt khác, sông Di cũng là
con sông trong tâm tưởng. Nhân vật xuôi theo dòng sông thực thể nhưng lại
đi ngược con sông tâm tưởng. Tiểu thuyết của Nguyễn Ngọc Tư chứa đựng
cảm thức của giới trẻ về sự biến mất, nhưng biến mất là để trục vớt ký ức của
mình” [4].
Trong bài viết : “Đọc tiểu thuyết Sông của Nguyễn Ngọc Tư - khảo
về sự biến mất”, tác giả Mai Anh Tuấn cũng viết: “Với Sông, Nguyễn Ngọc
Tư càng cho thấy mình là người tận lực với cơ địa văn hóa vùng miền, bởi,
xét rộng hơn, phần lớn những không gian nổi bật, những hình tượng nghệ
thuật vươn tới biểu tượng trong tác phẩm Nguyễn Ngọc Tư, một cách chủ ý,
đều dấp dính sông nước và những hắt bóng của nó như lời ăn tiếng nói,
phong cảnh tập tục, đến nhân tình thế thái” [59].
Về những sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư, đa số ý kiến đều khẳng định
rằng chị là một nhà văn luôn trăn trở nghĩ suy về cuộc sống và thân phận của
con người. Chị đã từng nói: “Khi viết về thân phận, nỗi đau, sự bối rối
thường trực của con người trước những biến cố của cuộc đời, tôi luôn ao ước
những trang viết của mình có được sự rung cảm như những giọt nước mắt.
Khi ấy, trong lòng các bạn, tôi không còn là cô gái Việt Nam viết về Việt

Nam, mà là một nhà văn viết về thân phận con người, như các bạn” [22].
Trong “Sông” hiện lên thân phận của những con người cô đơn đang lang
thang kiếm tìm bản thể “trên con đường không dấu chân”.
Có nhiều người quan tâm tới thế giới nghệ thuật trong sáng tác của
Nguyễn Ngọc Tư qua ở các phương diện như: nghệ thuật xây dựng nhân vật;
quan điểm nghệ thuật về con người...Đa số các ý kiến đều đánh giá cao tài
44


năng của chị trong việc lựa chọn các chi tiết, hình ảnh, chất giọng, ngôn
ngữ…xây dựng thành công con người Nam Bộ.
Huỳnh Công Tín trong bài “Nguyễn Ngọc Tư – nhà văn trẻ Nam Bộ”
viết: “Nhân vật trong tác phẩm của chị là những con người Nam Bộ với
những cái tên hết sức bình dị, chân chất kiểu Nam Bộ…Đó là những người
sinh sống bằng những ngành nghề cũng gắn liền với quê hương sông nước
Nam Bộ. Đặc biệt vùng đất và con người Nam Bộ trong sáng tác của chị
được dựng lại bằng chính chất liệu của nó là ngôn ngữ và văn phong nhiều
chất Nam Bộ của chị” [57].
Càng ngày Nguyễn Ngọc Tư càng nhận được nhiều yêu mến của độc
giả bởi chất giọng Nam Bộ mộc mạc, thấm đượm yêu thương. Nhà văn
Nguyên Ngọc đã nhận định: “Mấy năm nay chúng ta đều rất thích Nguyễn
Ngọc Tư. Cô ấy như một cái cây tự nhiên mọc lên giữa rừng chàm, rừng
đước Nam Bộ vậy, tươi tắn lạ thường, đem đến cho văn học một luồng gió
mát rượi, tinh tế mà chân chất, chân chất mà tinh tế” [65].
Dạ Ngân trong bài viết “May mà có Nguyễn Ngọc Tư” cũng đánh giá
cao nghệ thuật xây dựng nhân vật của chị, đặc biệt là về ngôn ngữ và giọng
văn: Sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư “được diễn tả bằng thứ ngôn ngữ Nam
Bộ lấp lánh và một giọng văn dung dị, đặc biệt ấm áp” [31].
Cùng với các bài viết, tác phẩm bình luận, nghiên cứu, sáng tác của
Nguyễn Ngọc Tư còn là đề tài cho các công trình nghiên cứu của nhiều thế hệ

sinh viên, học viên. Có thể kể đến những công trình sau:
Luận văn thạc sĩ của Phạm Thị Thái Lê: “Quan niệm nghệ thuật về con
người trong truyện Nguyễn Ngọc Tư”, ĐHSP Hà Nội, 2007.
Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Bích: “Thế giới nhân vật trong
truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư”, ĐHSP Hà Nội, 2009.
Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Kiều Oanh: “Thế giới nghệ thuật
truyện Nguyễn Ngọc Tư”, ĐHSP Hà Nội, 2006.
Luận văn thạc sĩ của Ngô Thị Thúy Hà: “Cảm thức cô đơn trong
truyện Nguyễn Ngọc Tư”, ĐHSP Hà Nội, 2011.
55


Luận văn thạc sĩ của Bùi Thị Nga: “Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn
Nguyễn Ngọc Tư”, ĐHSP Hà Nội, 2008.
Nhìn chung, các ý kiến trên báo chí và những công trình nghiên cứu
khoa học đã đề cập đến thế giới nghệ thuật của Nguyễn Ngọc Tư ở một số
khía cạnh sau:
a. Thế giới nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư là những
con người Nam Bộ nghèo khổ, lam lũ, bình dị nhưng có tấm lòng cao thượng,
vị tha và luôn luôn tin tưởng vào ngày mai.
b. Không gian trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư là không gian
đời tư và không gian lưu lạc được chuyển hóa cùng thời gian sự kiện, đan xen
giữa quá khư và hiện tại.
c. Ngôn ngữ và giọng điệu trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư thường
in đậm dấu ấn vùng sông nước Nam Bộ.
Nguyễn Ngọc tư là nhà văn thu hút được đông đảo người quan tâm,
nghiên cứu. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại thì chưa thực sự có công
trình nào nghiên cứu một cách hệ thống thế giới nghệ thuật của Nguyễn Ngọc
Tư dựa trên một tác phẩm cụ thể. Kế thừa thành tựu của người đi trước, trong
luận văn này tôi sẽ tập trung khảo sát thế giới nghệ thuật của Nguyễn Ngọc

Tư ở một tác phẩm cụ thể từ nhiều phương diện để làm sáng rõ tư duy nghệ
thuật tiểu thuyết cũng như quan niệm nghệ thuật mới của chị về cuộc đời và
3

con người.
Đối tượng – Phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Tiểu thuyết “Sông” của Nguyễn Ngọc Tư (2012), Nhà xuất bản Trẻ,
Hà Nội.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Xuất phát từ quan niệm thế giới nghệ thuật là một cấu trúc chỉnh thể
được hình thành dựa trên nhiều bình diện, chúng ta phải xem xét thế giới nghệ

4

thuật tiểu thuyết “Sông” từ nhiều góc độ, phương diện khác nhau.
Nhiệm vụ nghiên cứu
+ Tìm hiểu thế giới nhân vật trong tiểu thuyết “Sông”
+ Phân tích tổ chức không gian – Thời gian trong tiểu thuyết “Sông”
66


5
1

+ Phân tích đặc điểm ngôn ngữ và giọng điệu trong tiểu thuyết “Sông”
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích – tổng hợp
Vận dụng phương pháp này, chúng tôi tiến hành khảo sát tác phẩm, tập
trung chú ý các yếu tố chính để làm nổi bật nội dung tư tưởng và hình thức

nghệ thuật tiểu thuyết “Sông”. Từ đó, chúng tôi rút ra những nhận xét chung
khái quát, tiêu biểu về thế giới nghệ thuật trong tác phẩm.
Phương pháp so sánh
Để khẳng định sự độc đáo trong thể loại tiểu thuyết của Nguyễn Ngọc

2

Tư, trong phạm vi giới hạn của đề tài, chúng tôi sử dụng phương pháp so
sánh, đối chiếu. Cụ thể: So sánh phong cách viết tiểu thuyết của Nguyễn
Ngọc Tư với phong cách viết truyện ngắn. Ngoài ra, chúng tôi còn so sánh
phong cách viết tiểu thuyết của chị với phong cách viết tiểu thuyết của những
cây bút cùng thời.
Phương pháp tiếp cận hệ thống
Để hiểu được thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết “Sông” của Nguyễn

3

Ngọc Tư, luận văn chú trọng vào việc tìm ra những yếu tố tạo nên chỉnh thể
và quy luật cấu trúc của nó. Mọi đối tượng, vấn đề khảo sát đều được chúng
tôi đặt trong hệ thống này.
Phương pháp phân loại, thống kê
Chúng tôi sẽ tiến hành phân loại và thống kê những yếu tố liên quan

4

đến nội dung của đề tài bằng những số liệu cụ thể. Qua đó làm sáng rõ luận
6

điểm được đưa ra trong phạm vi đề tài.
Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và phần thư mục tham khảo, luận văn
được triển khai trong ba chương chính:
Chương 1: Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết “Sông”
Chương 2: Không gian – Thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết
“Sông”
Chương 3: Ngôn ngữ và giọng điệu tiểu thuyết “Sông”

77


88


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT “SÔNG”
1.1. Quan niệm về văn chương và sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư
1.1.1. Văn chương là tiếng vọng của tâm hồn
Nguyễn Ngọc Tư đã từng nói: “Tôi viết như cảm xúc của mình, bởi
trước khi tôi viết cho ai đó thì tôi viết cho mình” [63]. Theo chị, yếu tố làm
nên thành công của một tác phẩm văn học chính là cảm xúc chân thật được
khơi dậy từ tâm hồn của nhà văn. Thực tế luôn chứng minh rằng sự sáng tạo
và cảm xúc của nhà văn không phải bỗng dưng có được nếu không được rèn
luyện, nuôi dưỡng và trải nghiệm từ cuộc sống. Sự sáng tạo nào cũng vậy, nếu
không xuất phát từ cảm xúc chân thật thì khó có thể thăng hoa. Nguyễn Ngọc
Tư sinh ra và lớn lên ở vùng đất Cà Mau, nơi có những con người trọng tình,
mến khách. Tình đất, tình người là suối nguồn cảm xúc vô tận cho những
sáng tác của chị. Những số phận ngang trái, cuộc đời hẩm hiu, hoàn cảnh éo
le được chị soi chiếu qua lăng kính tâm hồn và hình thành nguồn cảm xúc
phong phú. Từ đó, chị đã tự khẳng định một phong cách riêng, một lối viết
dung dị thấm đượm tình người.

1.1.2. Viết văn là hành trình “Bước ra cánh đồng và đi đến dòng sông”
Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn luôn nỗ lực đổi mới ngòi bút. Chị tâm sự:
“mình đã đi xa, phải thay đổi, chỉ có độc giả là vẫn ở đó để nói về những
điều đã cũ” [4]. Chị không bao giờ dừng lại ở “cánh đồng” – nơi có hào
quang rực rỡ mà quyết định bước sang “dòng sông” để trải nghiệm “những
trận mưa rào đầu tiên”. Sự thay đổi của Nguyễn Ngọc Tư từ truyện ngắn
sang tiểu thuyết, từ văn phong nhẹ nhàng, nhiều xót xa sang sắc lạnh, dửng
dưng theo chị là một lẽ tất nhiên “cây đến mùa thì thay lá, quả đến mùa thì
chín, rụng”. Đối với nhà văn, cái lớn nhất là vận động và đi tới, bỏ hào quang
lại sau lưng và tìm kiếm những điều mới mẻ cho mình.
1.1.3. Viết văn là hành trình theo đuổi biểu tượng “giọt nước mắt”
99


Nguyễn Ngọc Tư đã từng nói: “Nếu vẽ một biểu tượng của nghề viết
mà tôi đang đeo đuổi, tôi sẽ vẽ hình ảnh của giọt nước mắt”. Với chị, mỗi
“giọt nước mắt” là một thân phận, một nỗi đau của kiếp người trước những
biến cố trong cuộc sống. Khi một nhà văn chạm tới biểu tượng “giọt nước
mắt”, có nghĩa nhà văn đó đã thành công trong việc truyền tải cảm xúc đến
người đọc. Người đọc sẽ cảm kích trước những thân phận bất hạnh được nói
tới trong tác phẩm.
Ở tiểu thuyết “Sông”, Nguyễn Ngọc Tư đã giúp người đọc chạm tới
“giọt nước mắt”. Dọc theo dòng Di giang là thân phận đau khổ của bao kiếp
người. Đó là hình ảnh của người đàn bà tự vẫn bằng những hạt sắn độc; cô gái
bỏ đi biệt xứ bởi sự đồn thổi của người đời vì thằng con trai cô sinh ra không
biết của chồng hay của bố chồng ; cái chết thảm của những cô gái “ăn
sương” và bao người dân khu chợ Yên Hoa bởi “những ngôi nhà lần lượt đổ
vào sông sau những trận mưa dầm”; hay những người phụ nữ dân tộc Đào
vùng cao nguyên Thượng Sơn mưu sinh bằng cách bán con...Thân phận con
người hiện lên vừa đau khổ, vừa mong manh, ở đâu cũng có những cái chết

thê thảm, tức tưởi của những thân phận phải gánh chịu những va đập đau đớn
của cuộc đời.
1.2. Quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Ngọc Tư
Quan niệm nghệ thuật về con người là một tiêu chí quan trọng để đánh
giá giá trị của một tác phẩm văn học. Nó được xem như một nhân tố cơ bản là
điểm xuất phát cho mọi sự sáng tạo của nhà văn. Những phương tiện, thủ
pháp nghệ thuật được sử dụng trong tác phẩm từ việc xây dựng nhân vật đến
tổ chức kết cấu cốt truyện hay ngôn ngữ, giọng điệu trần thuật đều góp phần
thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn. Con ng i trong
v n h c th i k
i mi
c các nhà v n quan ni m không còn n gi n,
xuôi chi u. Thay vào ó , nhà v n nhìn con ng i cái nhìn a chi u, chân
th c và toàn di n h n. Ti u thuy t là th lo i có kh n ng bao quát hi n th c
10


r ng l n và i sâu khám phá i t , tâm h n con ng i m t cách toàn di n.
Vi c chuy n t th lo i truy n ng n sang ti u thuy t ã kh ng nh b c ti n
m i trong vi c th hi n quan ni m ngh thu t v con ng i c a Nguy n Ng c
T . Trong ti u thuy t “Sông”, Nguy n Ng c t ã c t ngh a các v n
cu c
s ng liên quan n con ng i theo h ng a chi u, g n v i cu c s ng nhân
sinh. S ra i c a ti u thuy t “Sông” v i nh ng quan ni m ngh thu t m i
m v con ng i ã kh ng nh s thay i sáng t o c a Nguy n Ng c T ,
giúp nhà v n i sâu khám phá th gi i bên trong y bí n và ph c t p c a
con ng i.
1.2.1. Nhà văn nhìn con người từ chiều sâu nội tâm
Nguyễn Ngọc Tư khai thác những vấn đề của cuộc sống không phải ở
bề rộng mà ở bề sâu. Thoát khỏi những lo toan bộn bề của cuộc sống, chị đã

tập trung bút lực vào việc miêu tả nội tâm của nhân vật bằng cách khai thác
thế giới tâm hồn của họ. Qua đó, thế giới nội cảm của mọi tầng lớp xã hội, từ
trí thức đến nông dân; từ nhà báo, phóng viên đến những cô gái điếm, những
đứa trẻ mồ côi…hiện lên sinh động. Nguyễn Ngọc Tư có khả năng đi sâu vào
mọi ngóc ngách trong tâm hồn nhân vật, thấu hiểu tâm trạng của những kiếp
người đang sống trong sự kì thị, hoài nghi của xã hội. Trong tiểu thuyết
“Sông”, chị bước vào thế giới đồng tính để hiểu và viết về tình yêu của họ.
Những giằng co, day dứt, đau đớn đan xen với nỗi nhớ nhung, khắc khoải…
được miêu tả thật sâu sắc. Bên cạnh đó, với tấm lòng bao dung và tâm hồn
đồng cảm trước những con người gặp hoàn cảnh éo le trong cuộc sống, chị đã
lý giải sâu sắc những hành động “trơ trẽn” của nhân vật. Chẳng hạn hành
động mở to mắt nhìn vào máy quay của một cô gái điếm theo chị đó không
phải ánh mắt trơ trẽn như nhiều người nhận xét, đó là ánh mắt đau đớn, uất
hận của đứa trẻ bị cha mẹ bỏ rơi, nó giương lên như muốn nói: “Tôi ở đây nè,
ba mẹ ở đâu?”

11


Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn có cái nhìn nội tâm, khả năng đồng cảm,
thấu hiểu tâm lý con người. Với ngòi bút sắc sảo, chị đã xây dựng kiểu nhân
vật tâm lí hết sức ấn tượng, để lại nhiều day dứt trong lòng ngừơi đọc.
1.2.2. Con người là hiện thân của bi kịch
Là nhà văn viết về thân phận con người, Nguyễn Ngọc Tư đã nhìn
thẳng vào hiện thực để phản ánh những bi kịch khốc liệt của đời sống nhân
sinh. Nhân vật trong sáng tác của chị là những con người nhỏ bé, khao khát
yêu thương nhưng luôn gặp nghịch cảnh, éo le, ngang trái. Đó là Ân , Xu,
Bối, Ánh, San …trong tiểu thuyết “Sông”; ông Năm Nhỏ trong truyện ngắn
“Cải ơi”; ông Tư Nhớ trong truyện ngắn “Đau gì như thể”; Nương, Sương,
Út Vũ trong truyện ngắn “Cánh đồng bất tận”. Họ chấp nhận sống chung với

bi kịch hoặc giải thoát khỏi bi kịch bằng cách kết thúc cuộc đời mình. San
giải thoát bi kịch bằng việc tìm đến một giấc ngủ không bao giờ tỉnh dậy; Ân,
Xu giải thoát bi kịch bằng việc thả “quách” vào“rốn Túi”... Cái chết “tự
nguyện” như một sự giải thoát khỏi nghịch cảnh, một cơ hội cuối cùng để họ
tìm lại bản thể đã mất.
Phần lớn nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư sống trong địa
hạt của nỗi buồn, cô đơn và bi kịch. Điều đó làm day dứt tâm thức người đọc,
khiến người đọc phải suy nghĩ, trăn trở về số phận con người.
1.2.3. Con người được đặt trong cái nhìn dân chủ
Từ những năm 80 trở đi, dân chủ hóa là xu hướng chính bao trùm nền
văn học nước ta. Nó thấm sâu và được thể hiện ở nhiều cấp độ, bình diện của
đời sống văn học, trong đó có quan niệm nghệ thuật về con người. Khác với
con người chính trị, con người sử thi trong nền văn học giai đoạn trước, ở giai
đoạn văn học sau này, con người được nhìn nhận trong mối quan hệ nhân
sinh. Con người không chỉ được xét trong mối quan hệ của nó với xã hội mà
còn được xem xét cả ở mối quan hệ với chính nó. Qua đó, những bi kịch khốc
liệt của cuộc đời, những tính cách, số phận mỗi con người được chị viết ra hết
12


sức sinh động và chân thật. Trong các sáng tác của mình, Nguyễn Ngọc Tư đã
xây dựng kiểu nhân vật tự nhận thức. Đây là kiểu nhân vật tự lý giải, phán xét
bản thân và xã hội qua những xung động nội tâm mạnh mẽ. Hình tượng nhân
vật hiện lên đầy bản lĩnh, quyết đoán, dám đối diện với chính mình, dám phê
phán cái xã hội mình đang sống. Đó là nhân vật Bách trong tiểu thuyết
“Sông” với phát ngôn đầy cá tính “tụi này không nhận lấy cái nước đang nợ
nần ngập đầu này đâu, trả bao giờ mới xong” [62;24]. Qua đó đưa ra một
cách nhìn, cách hiểu và cách đánh giá mang đậm tính chủ quan.
Bên cạnh đó, quan niệm dân chủ của nhà văn đối với nhân vật của mình
còn được thể hiện ở việc nhà văn coi nhân vật như những người bạn đồng

hành: nhà văn hiểu thấu nhân vật, nhân vật phát biểu suy nghĩ của nhà văn.
Trong tiểu thuyết “Sông”, nhân vật đã thay lời tác giả nói lên nhiều triết lý
sâu sắc về cuộc đời. Chẳng hạn: “Nhưng khổ nỗi tiền là thứ người ta thấy
không bao giờ là đủ” hay “chẳng ai cho không ai cái gì”. Chính vì vậy,
Nguyễn Ngọc Tư đã xây dựng nên nguyên tắc thể hiện con người rất riêng,
tạo nên phong cách đặc thù của chị. Qua đó, đời sống hiện tại với những mối
quan hệ nhân sinh, ứng xử của con người được soi chiếu ở mọi góc cạnh.
1.3. Những hình tượng nhân vật tiêu biểu trong tiểu thuyết “Sông”
Nhân vật là yếu tố hàng đầu của tác phẩm văn học. Nhân vật văn học là
sự thể hiện quan niệm nghệ thuật của nhà văn về con người, vì vậy “số phận
con người trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhà văn. Nhiều cuốn tiểu
thuyết đã hướng tới miêu tả số phận những con người bình thường với những
bi kịch của đời họ. Bi kịch giữa khát vọng và thực trạng, giữa cái muốn vươn
lên và cái kìm hãm, giữa nhân bản và phi nhân bản” [27;230]. Tiểu thuyết
ngoài khả năng tái hiện bức tranh toàn cảnh của đời sống xã hội còn có khả
năng đi sâu khám phá số phận con người. Từ sau 1975, con người trở về với
muôn mặt đời thường của một xã hội nhiều biến động. Bối cảnh đó đã thúc

13


đẩy ý thức cá nhân thức tỉnh, làm đổi thay quan niệm về con người, các nhà
văn đã nhìn nhận con người như một cá thể bình thường trong đời sống. Nhân
vật trong tiểu thuyết là những con người sống với nhiều mảnh đời, nhiều bi
kịch cá nhân khác nhau “đầy những vết dập xóa trên thân thể trong tâm hồn”.
Đó là bi kịch của nhân vật Kiên trong “Nỗi buồn chiến tranh” (Bảo Ninh);
Tính trong “Thoạt kì thủy” (Nguyễn Bình Phương); Ân, Xu, Bối, San trong
“Sông” (Nguyễn Ngọc Tư). Con người xuất hiện trong tiểu thuyết là con
người trần thế với những mâu thuẫn tất yếu của nó: ánh sáng – bóng tối; cao
cả - thấp hèn; rồng phượng - rắn rết; ý thức – vô thức. Nói như nhà Ngữ văn

học xuất sắc người Nga Mikhail Bakhtin “con người không bao giờ trùng
khít với chính mình”. PGS.TS Nguyễn Bích Thu cũng nhận xét: “Nhà văn đã
nhận diện con người đích thực với nhiều kiểu dáng nhân vật, biểu hiện phong
phú và đa dạng nhu cầu tự ý thức, sự hòa hợp giữa con người tự nhiên, con
người tâm linh và con người xã hội” [52]. Sự tìm tòi, khám phá bề sâu tâm
thức con người hình thành những kiểu nhân vật mới như: nhân vật cô đơn,
nhân vật lạc thời, nhân vật kiếm tìm, nhân vật tâm linh, nhân vật vô thức…
Trong các tiểu thuyết xuất hiện đầu thế kỷ XXI, “Sông” của Nguyễn
Ngọc Tư gây chú ý tới bạn đọc bởi lẽ đây là cuốn tiểu thuyết đầu tay của cây
bút nữ Nam Bộ đã gặt hái được những thành công nhất định trên địa hạt
truyện ngắn và tản văn. Tiếp cận với tiểu thuyết “Sông”, chúng tôi nhận
thấy thế giới nhân vật hiện lên rất đa dạng, phong phú, nhiều kiểu loại. Từ
đây, chúng tôi phân chia nhân vật trong tác phẩm thành những kiểu loại sau:
Nhân vật kiếm tìm, nhân vật cô đơn, nhân vật tâm linh và vô thức
1.3.1. Nhân vật kiếm tìm
Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn có ý thức trong việc kiếm tìm những điều
mới lạ. Không dừng lại ở “cánh đồng”, chị đã đi tới “dòng sông”, dù hướng
đi đó còn nhiều thử thách với cây bút lần đầu viết tiểu thuyết. Trong bài
14


phỏng vấn của mình, chị đã nói: “Tôi nghĩ mình vừa mới bước ra khỏi ngôi
nhà ấm cúng kia thôi, gặp vài trận mưa đầu tiên. Nhưng nếu gặp bụi gai tôi
sẽ không ngần ngại nhảy, dĩ nhiên là tôi phải nhìn thấy một cái gì lóe lên
trong ấy, và hào hứng nghĩ đây có thể là thứ mình tìm, mình phải bới nó ra
mới được” [54]. Trong tiểu thuyết “Sông”, chị đã gửi gắm vào nhân vật khát
vọng tìm kiếm chân lý để được sống là chính mình. Đây cũng là kiểu nhân vật
xuất hiện phổ biến trong văn học Việt Nam đương đại, thể hiện toàn vẹn và
sâu sắc quan niệm về con người dưới cái nhìn nhân bản.
Hệ thống nhân vật với hành trình kiếm tìm bản ngã trong tiểu thuyết

“Sông” xuất hiện tương đối nhiều. Đó là Ân, Bối, Xu, Ánh, Phụng…mỗi
người một cuộc sống, một khát vọng, một mục đích kiếm tìm khác nhau
nhưng họ cùng mang trong mình tâm trạng hoài nghi, mất niềm tin vào giá trị
cuộc sống. Càng cô đơn, lạc lõng họ càng khao khát kiếm tìm dù thứ mà họ
tìm không có hình khối, màu sắc, nó chập chờn, mơ hồ như ảo ảnh. Thậm chí
chính bản thân họ cũng không biết mình tìm gì. Nói như Nguyễn Ngọc Tư:
“Sông đơn giản là câu chuyện của thằng bé nào đó, một hôm làm mất trái
bóng. Nó đi tìm kiếm trái bóng, trải qua hành trình cực khổ. Rồi cuối cùng,
nó phát hiện ra cái thứ nó tìm kiếm không phải là trái bóng mà là một điều gì
đó mông lung chính nó cũng không biết rõ” [4].
Khi đọc những trang đầu của tác phẩm hẳn không ít người nghĩ đây là
một tiểu thuyết du khảo nói về chuyến đi “phượt” của ba chàng trai Ân, Xu,
Bối. Tuy nhiên, bằng giọng văn “nhẩn nha mà xoáy sâu”, Nguyễn Ngọc Tư đã
hé mở dần từng khúc đoạn của truyện. Người đọc vỡ òa khi nhận ra đây không
phải một cuốn tiểu thuyết du khảo nói về chuyến thám hiểm sông Di đơn thuần.
Đây chính là cuộc dấn thân, kiếm tìm bản thể của mỗi người nhằm trả lời những
câu hỏi mang tính bản thể luận như: “Ta là ai, sao ta là ta mà không là họ, sao
ta ở đây với những người này mà không cùng người khác” [62;53].
15


Trong xã hội hiện đại con người luôn đứng trước nguy cơ nhoè mờ căn
cước. Ở tiểu thuyết “Sông”, hình ảnh con người luôn xuất hiện trong trạng thái
“đi tìm căn cước”. Nhân vật chính xuất hiện trong truyện là Ân, một người bị
rơi vào tình trạng “mất căn cước”. Mở đầu câu chuyện là việc Ân sắp xếp đồ
đạc để chuẩn bị cho chuyến du khảo tới thượng nguồn sông Di, hoàn thành cuốn
kí sự mà “sếp” anh giao phó. Ngoài ra, anh còn có mục đích cá nhân, đó là ra đi
với “hy vọng học được cách quên”. Tuy nhiên, trên hành trình ấy ý định ban đầu
của Ân đã vô tình biến mất. Chuyến đi đã giúp anh tìm kiếm được những chân lý
thuộc về bản ngã mà chính anh chưa bao giờ nghĩ tới. Nếu như cuộc sống trước

đây của Ân chỉ là “làm việc, ngồi quán, tụ tập và làm tình” thì giờ đây, mỗi
bước chân của anh là một bước ngoặt thay đổi cuộc đời. Sông Di đã cuốn anh đi,
lạc khỏi dòng chảy của cuộc đời nhàm chán, tầm thường, tẻ nhạt để tìm về dòng
chảy mà ở đó anh được là chính mình.
Hành trình số phận và cuộc kiếm tìm bản ngã của Đình Ân được hình
dung qua việc lắp ghép, chắp nối từ những mảnh vụn của hiện thực. Chuyến
du khảo sông Di của Ân trước hết là một cuộc trốn chạy hiện tại. Sự giằng co
giữa ý thức và vô thức được đẩy lên đỉnh điểm khi Tú – người tình đồng tính,
người Ân coi là cả sinh mạng của mình đột nhiên lấy vợ với lý do “làm vừa
lòng người lớn”. Ân đã quyết định từ bỏ cuộc sống hiện tại, “xách ba lô và
đi” để thực hiện hành trình tìm lại bản thể của mình. Tìm về quá khứ chính là
cánh cửa đầu tiên đưa Ân đến với bản ngã của mình. Ân luôn bị ám ảnh bởi
cái tôi quá khứ đang lấn át cái tôi hiện tại và tương lai. Cuộc sống quanh anh
giờ chỉ còn những hoài niệm. Hành trình đi ngược sông Di chính là cuộc hành
trình tìm về ký ức, hồi tưởng lại quá khứ với những những biến cố, sự kiện
trong đời ảnh hưởng đến con người hiện tại của Ân. Hai người quan trọng
nhất trong cuộc đời anh là mẹ và Tú. Trước đây, họ là những người quyết
định bản ngã của anh “Họ vui cậu vui họ buồn cậu buồn”. Tuy nhiên, trên
16


hành trình thám hiểm sông Di, khi chuẩn bị tới rốn Túi, anh đã nhận ra vị trí
của mình trong mối quan hệ với những người anh yêu thương. Nếu trước đây
Ân coi cuộc sống của Tú là của mình, không có Tú anh như một người đi biển
quên mất la bàn. Ân luôn cống hiến hết mình cho tình yêu và tuyệt đối hóa
tình yêu “Tình yêu là thứ khiến người ta thấy cả thiên hạ đã biến mất, chỉ còn
mỗi một người, mỗi một thứ đáng để sống cho nó và vì nó” [62;77]. Giờ đây,
Ân nhận ra Tú không phải là bản ngã của mình, anh cảm thấy tức giận và thất
vọng khi Tú luôn“lửng lơ trong tình yêu”, như một kẻ “nằm dưới gốc sung
há miệng chờ sung rụng”. Anh nhận ra nỗi thất vọng của anh với Tú “không

hoàn toàn vì yêu, mà vì một người bạn chiến đấu đã bỏ cuộc. Tú đã buông
xuôi”. Với Ân“bỏ lại một người bạn dọc đường là bất nhẫn”. Lúc này, Ân có
nhiều thứ đáng bận tâm hơn là cứ mãi nhớ về một người đã “buông xuôi”.
Tình yêu không còn giữ vị trí độc tôn trong anh nữa, nó đã vắt kiệt niềm đam
mê, sự kỳ vọng của anh. Lúc này, anh giống như “một người quyết đến thiên
hà Andromède để được nhìn mặt trời bằng mắt thường, nhưng khi nhìn thẳng
vào mặt trời anh ta chỉ thấy một thứ kém lộng lẫy, tắt hào quang và nó chỉ
giống như một vì sao trong hàng vạn vì sao khác” [62;191]. Và anh “không
muốn nhìn mặt trời đã không còn chói lóa”. Trong cuộc hành trình này, Ân
không chỉ nhận ra vị trí của mình trong Tú, Ân còn nhận ra vị trí của anh với
mẹ. Đối với mẹ, anh chỉ là một con nợ “mình sống đây là vay mẹ một món
nợ. Và sống đây là để trả món nợ ấy”. Chính vì vậy, quyết định cuối cùng của
anh là sẽ không quay trở về Sài Gòn, nơi có mẹ và Tú mà anh sẽ tiếp tục cuộc
hành trình đến điểm cuối cùng của dòng Di giang, “không phải vì Xu nói sẽ
thấy nhớ” mà là vì “bỏ lại một người bạn ở dọc đường là bất nhẫn”. Cũng
như Xu, Ân cũng không ưa bị phản bội. Khao khát tìm lại mình ngày càng
cháy bỏng khi Ân đi đến rốn Túi – nơi con người tìm đến giải quyết những
phân vân. Lúc đó anh đã nhận ra rằng, số phận con người đâu phải chỉ được
17


quyết định bởi những điều tưởng như to lớn, vĩ đại mà “số phận con người ta
cũng có khi do mấy thứ bâng quơ ra định đoạt” [62;223]. Điều đó khiến anh
có đủ tự tin để thực hiện hành động “dùng ngón chân rút cái cuộn cao su bịt
lỗ dò” để đưa “quách” ra ngoài rốn Túi mà không thấy “có chút tội lỗi nào
vì đã đưa họ ra đây và buộc họ chơi trò đó”. Quyết định sẽ giúp Ân tìm được
câu trả lời xác thực nhất về những gì còn và mất; những điều nên giữ và
những điều nên quên…Nguyễn Ngọc Tư để truyện có một cái kết mở, mặc dù
nhân vật đã không dám đương đầu với hiện thực, lựa chọn cho mình con
đường dễ dàng để kết thúc cuộc hành trình nhưng người đọc vẫn bán tín bán

nghi hi vọng sự lội ngược dòng của số phận. Có thể các nhân vật sẽ sống sót
và bơi vào bờ, trở thành con người hoàn toàn mới, được sống cho riêng mình,
hoặc họ sẽ chìm vào dòng sông, biến mất giữa dòng đời và để lại một dấu hỏi
cho nhiều người.
Trong “Sông”, thấp thoáng những mảnh đời được ghép lại với nhau.
Kẻ này người kia tồn tại giữa dòng chảy nửa hư nửa thực mang tên “sông”,
mang tên “đời” để dấn thân vào những chuyến đi. Hai người bạn đồng hành
cùng Ân trong chuyến đi thám hiểm sông Di là Xu và Bối. Họ là những người
tình cờ gặp nhau qua mạng, chỉ biết nhau vỏn vẹn qua cái tên. Tuy nhiên với
Ân đó là một sự may mắn vì “những kẻ xa lạ không cần biết quá khứ của
nhau đôi khi có thể đi cùng nhau một hành trình dài dễ dàng hơn là những
gương mặt quen nhìn thấu những rạn vỡ của nhau”. Người đồng hành cùng
Ân từ đầu đến cuối chặng đường là Xu. Đằng sau vẻ bụi bặm, dữ dằn của
gương mặt có vết sẹo dài là một tâm hồn khao khát yêu thương. Trong anh
luôn ẩn chứa nỗi đau về gốc gác. Suốt cuộc đời anh mải miết đuổi theo câu
hỏi “mình đến từ đâu?”. Có lẽ vì thế mà anh yêu thích loài hoa dại – thứ hoa
không tên, không lai lịch, gốc gác. Xu luôn hận những người đã sinh ra anh
nhưng anh vẫn muốn biết họ là ai? Quê hương anh ở đâu? Khi đến vùng dân
18


tộc Đào, chứng kiến cảnh bán con của những người mẹ trẻ, một suy nghĩ lóe
lên trong đầu Xu: anh có thể cũng là một thằng bé người Đào bị mẹ chúng
mang đi bán? Suy nghĩ đó khiến anh dằn vặt, đau khổ vì “bị bỏ rơi còn ngon
lành hơn bị bán”. Không chỉ tìm kiếm cội nguồn của mình, Xu còn mải miết
kiếm tìm chân lý của tình yêu. Thứ anh căm ghét nhất chính là sự phản bội.
Như bao người khác, Xu đã yêu, được yêu, nhưng anh không may mắn được
hưởng hạnh phúc một cách trọn vẹn khi nhiều lần bị bạn gái phản bội. Anh
luôn đau đáu tìm đáp án cho câu hỏi “sao ta giữ lại được người đàn bà ta
thích?”. Đáp án về lai lịch, gốc gác và tình yêu của Xu có lẽ mãi là một bí ẩn,

vì “trên đời này có bao nhiêu câu hỏi máu thịt bày ra mà có được trả lời cho
rốt ráo đâu. Thứ mà người ta gọi là cuối cùng chưa chắc đã là cuối cùng”.
Nếu Xu tìm được câu trả lời chân thực cho mình liệu anh có vui? Hay sự thù
hận và đau thương sẽ ngày một xâm lấn bản thể vốn mỏng manh và yếu ớt
của anh? Có lẽ hành động trút bỏ những phân vân nơi rốn Túi của Ân và Xu
là cảnh cửa duy nhất giúp họ tìm lại chính mình như nỗ lực cuối cùng để giải
thoát bản thể.
Bối là nhân vật biến mất giữa chừng nhưng chuyến đi ngắn ngủi của
anh có thể xem như một hành trình tìm kiếm. Cuộc sống giả tạo, nhàm chán
bên những người “ít nhìn mặt nhau như nhìn mặt sách” đã thôi thúc Bối ra đi
tìm sự hứng thú trong cuộc đời để biết rằng mình vẫn đang tồn tại. Anh tìm
bản ngã của mình qua “một tia sét lóe lên, một bầu trời đen tối đầy thịnh nộ,
một cơn lốc xoáy” [62;44]. Kịch tính luôn đưa anh tới tận cùng khoái cảm mà
theo Ân đó là “thứ khoái cảm có chút gì đó bệnh hoạn” [62;44]. Thế nhưng,
một tiếng sấm động trời, một tia sét cháy khét, một ánh chớp chói lòa có đánh
thức được tâm hồn chai sạn của Bối? Hay nó chỉ làm anh khoái cảm trong
giây lát? Có lẽ thứ anh mà anh đang mải miết tìm kiếm chính là tiếng nói sẻ
chia, quan tâm, đồng cảm của con người. Qua đó ta thấy được những tiêu cực,
19


mặt trái của cuộc sống trong nền kinh tế thị trường. Đặc biệt, đó là sự suy
thoái về đạo đức, nhân phẩm của con người, mà biểu hiện rõ nhất đó chính là
thái độ thờ ơ, vô cảm đối với mọi sự vật, sự việc diễn ra xung quanh mình.
Cách sống này dường như đang lan tỏa trong xã hội với một tốc độ chóng
mặt, ko chỉ trong giới trẻ mà đã len lỏi vào khắp mọi giới.
Nhân vật trong “Sông” hiện lên như những người sống mà không có
điểm tựa, không có trọng lượng để được hút vào một nơi chốn vững chắc nào đó
trong cuộc đời, họ cứ ra đi kiếm tìm mà không biết đích đến là đâu. Người đi
cùng Ân và Xu trong chuyến đi đến hồ Thiên là ông lính già và Phụng. Ông lính

già tìm đến hồ Thiên để lãng quên ký ức chết chóc và tìm sự thanh thản cho tâm
hồn. Tuy nhiên, kí ức đó hãi hùng sẽ không bao giờ được dòng nước hồ Thiên
gột rửa một khi ông lính già còn chạy trốn quá khứ và sống giả tạo ở hiện thực.
Ông chỉ có thể làm thanh sạch tâm hồn khi dám đối diện với chính mình, dùng
dòng nước của Sự Thật để gột rửa tâm hồn. Ngày giải phóng đất nước thay vì
nói về những chiến công hào hùng, hiển hách ông hãy đối diện với sự thật, nói
về cái chết, sự đớn hèn của cả ta và địch. Dù chương trình có thể không thành
công, dù năm sau ông không còn được lên truyền hình với tư cách là một anh
hùng nữa nhưng tâm hồn của ông sẽ thôi khắc khoải, dày vò. Nhưng cái đích đó
đơn giản đến mức chưa bao giờ xuất hiện trong suy nghĩ của ông già. Có lẽ cả
đời ông sẽ không đến được cái đích của sự thanh thản, bình yên.
Phụng ra đi với mục đích giải thoát cho linh hồn người anh song sinh
và học cách sống cho chính mình, vì “trước giờ cô ta toàn sống nhờ cuộc đời
người khác. Giờ sống cho mình, không biết phải bắt đầu từ đâu” [62;169]. Cô
bắt đầu lao vào cuộc tìm kiếm bản thể một cách vụng về do “trực giác cùn
lụt, không nhận biết được những dấu hiệu” [62;192]. Đã có lúc Phụng nghĩ
cảm giác ái ân, khoái cảm chính là thứ cô đang tìm kiếm, nhưng cái mà Phụng

20


thật sự cần tìm chính là cảm giác an toàn – thứ cảm giác con người sống trong
xã hội hậu hiện đại luôn thiếu.
Nhà triết học hiện sinh Pháp Jean – Paul Sartre đã nói đến cái chết như
là sự lãng quên của thân xác và nó không thể làm cho cuộc sống mất hết ý
nghĩa. Lạc vào tiểu thuyết “Sông”, ta bắt gặp những con người tìm đến cái
chết như một sự giải thoát. Họ coi cái chết như một điểm bắt đầu trong hành
trình tìm kiếm sự sống. San là cô gái có cá tính mạnh mẽ, luôn tìm mọi cách
để thể hiện khát vọng yêu thương, dâng hiến và khát vọng tìm về bản ngã. Cả
cuộc đời San luôn kiếm tìm đáp số cho câu hỏi “mình thích gì?”. Đến cuối

cuộc đời chị đã tìm thấy câu trả lời đơn giản đến mức không bao giờ chị nghĩ
đến: Chị thích ngủ vì ngủ chính là con đường dẫn chị tới “hang ổ của quên”
[62;179]. Chìm vào giấc dài không dứt chính là lối thoát để chấm dứt hiện tại
đau khổ của chị. Bên cạnh cái chết của San ta còn bắt gặp nhiều cái chết khác
như cái chết gieo mình từ vách núi của Son và người đàn bà bắt Sùng Trứng
không tên, cái chết treo cổ tự tử của chị Ba Út Hết… Đó là cái chết của những
người khao khát kiếm tìm con đường giải thoát đau khổ khi họ hoàn toàn cảm
thấy mất đi chất keo “tình người” gắn kết họ với cuộc sống.
Càng dấn bước trên hành trình tìm kiếm, nhân vật của Nguyễn Ngọc
Tư càng hoang mang, hoài nghi, ngờ vực, không phân biệt được thực hư, thật
ảo. Phải chăng, sự hoang mang, hụt hẫng, mất mát chính là bản chất của kiếm
tìm? Con người càng muốn biết rõ về một điều gì đó, người ta càng thấy mù
mờ về bản chất của nó? Nếu San tìm kiếm giấc ngủ để quên đi nỗi đau hiện
tại thì Ánh đã chọn cách bỏ đi. Là người có cá tính mạnh, Ánh luôn ưa khám
phá, mạo hiểm. Chị “thích trà trộn vào thiên hạ sống nhiều đời sống khác”.
Chị luôn tìm kiếm câu trả lời cho những vấn đề “nóng” của xã hội “Chị làm
công nhân giày da để trả lời cho câu hỏi tại sao những đứa trẻ sơ sinh bị kiến
ăn ở bãi rác gần khu công nghiệp ngày càng nhiều, chị xin rửa chén trong
21


nhà hàng chuyên thịt động vật có tên trong sách đỏ, để chứng minh bọn ăn
chúng phần lớn là quan chức” [62;64]. Tuy nhiên, hiện thực cuộc sống chỉ
khiến chị thêm hoang mang, bế tắc. Khi bất lực trước những vấn đề không lời
giải đáp chị đã quyết định dứt bỏ cả người tình và sự nghiệp đang trên đà rực
rỡ để ra đi. Có lẽ Ánh muốn ra khỏi cuộc sống xô bồ, hỗn tạp của xã hội
đương đại để chìm vào dòng sông, tìm kiếm sự thanh thản cho riêng mình.
Cuộc sống của con người luôn tỉ lệ nghịch với khát vọng kiếm tìm.
Cuộc sống ngắn ngủi bao nhiêu thì khát vọng kiếm tìm lớn bấy nhiêu. Càng
cô đơn, lạc lõng họ càng khao khát kiếm tìm. Có người nói cuộc sống của con

người là một vòng tuần hoàn khép kín, điểm tận cùng chính là cái chết. Thế
nhưng, cuộc sống không hoàn toàn vô nghĩa như ta vẫn tưởng. Nằm trong
cuộc sống tuần hoàn đó là những nỗ lực, khát vọng của con người luôn muốn
vượt lên chính mình, tìm lại phần bản thể bị che khuất. Có thể nói, tiểu thuyết
“Sông” của Nguyễn Ngọc Tư chỉ khoác “tấm áo” của một tiểu thuyết du
khảo. Cái đích nhà văn muốn hướng tới chính là khát vọng kiếm tìm của mỗi
cá nhân. Họ ra đi để kiếm tìm lẽ sống, để khẳng định sự tồn tại của mình, tìm
cách vượt lên sự vô nghĩa, trống rỗng, tầm thường và tẻ nhạt của cuộc đời.
1.3.2. Nhân vật cô đơn
Sau 1975, với sự đổi mới trong tư duy nghệ thuật của nhà văn và nhu
cầu tự ý thức trước sự đổi thay của đời sống xã hội, con người cô đơn đã trở
thành một kiểu nhân vật xuất hiện phổ biến trong văn học. Không ít nhà văn
đương đại đi vào khám phá những dạng thức cô đơn của con người. Trong
sáng tác của Phạm Thị Hoài ta thấy hiện lên một thế giới vô hồn, trống rỗng
với những kiếp người phù du, cô độc (Thiên sứ, Chín bỏ làm mười); bao
trùm lên tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương là một thế giới khủng hoảng
niềm tin vào con người, sự đổ vỡ của những thang bậc giá trị đạo đức trong
xã hội (Thoạt kì thủy, Ngồi)… Nguyễn Ngọc Tư quan niệm cái Tôi nhà văn
22


là cái Tôi cô đơn: “Tôi cũng như những con người trong Cánh đồng bất tận,
sống giữa nhiều người, sống giữa cộng đồng, sống giữa biển người nhưng có
cảm giác như bị bỏ rơi”. Bằng cái tôi cô đơn của người nghệ sĩ và khả năng
nắm bắt tâm lý cũng như những biến động của đời sống xã hội, chị đã khai
thác trạng thái cô đơn một cách tinh tế và sâu sắc. Đi sâu vào tiểu thuyết
“Sông”, ta thấy kiểu nhân vật cô đơn được nhà văn miêu tả đậm nét. Cô đơn
như một nỗi ám ảnh thường xuyên truy bức, dồn nén cuộc sống của con
người. Nói như PGS.TS Nguyễn Thị Bích Thu: “Cô đơn là vấn đề của mỗi
bản thể, cá nhân nhưng nó không hẳn là vấn đề riêng tư nhỏ bé. Có thể nói

từng cuộc đời riêng của mỗi cá nhân gộp lại thành vấn đề của cộng đồng, xã
hội. Con người cô đơn khi thiếu sự đồng cảm, thiếu tiếng nói chung. Trạng
thái cô đơn thường được thể hiện ở sự trống trải trong tâm hồn” [53].
Trong tiểu thuyết “Sông”, ta bắt gặp cái tôi cô đơn của những cá nhân
trước cộng đồng. Họ là những người thiếu vắng sự quan tâm của gia đình và
đánh mất niềm tin vào tình yêu, hạnh phúc. Ân xuất hiện với một lý lịch mà
nhiều người mơ ước. Anh có đủ tiêu chuẩn của một công dân có địa vị, học
thức trong xã hội. Ngoài ra, anh còn là người sở hữu gương mặt thư sinh, dễ
gây thiện cảm. Nhưng đó chỉ là cái vỏ bề ngoài hoàn hảo nhằm che đậy những
trăn trở bên trong. Ân là người có ý thức sâu sắc về bản thể, anh như một con
cá lội ngược dòng, sống giữa biển người mà luôn thấy mình lạc lõng. Ngay
từ khi còn trong bụng mẹ Ân đã không được chào đón. Anh luôn nghĩ “mình
sinh ra là nỗi thất vọng của người khác” [62;26]. Bà ngoại tàn nhẫn đến mức
dùng đòn gánh đánh vào bụng mẹ Ân cho trụy thai mới thôi. Lần đầu tiên gặp
bà ngoại, cái mà anh nhận được là “cú xô làm đầu cậu va vào góc ván, phù
bánh cam”. Khoảng cách ruột thịt giữa anh và bà ngoại được định hình, từ đó
không bao giờ anh đến gần bà ngoại nữa. Ân cũng có cha nhưng cha Ân chưa
bao giờ sống đúng nghĩa một người cha chân chính. Khi Ân sinh ra ông mới

23


chỉ là một cậu “sinh viên thực tập quê xứ xa mù”, chưa đầy hai mươi tuổi. Ân
cũng không phải niềm ao ước, tự hào của cha. Khi biết mình có con, ông đã
không ngần ngại mà nói: “Tưởng bỏ rồi. Kêu bỏ rồi mà. Giữ làm gì cho khổ
thân”. Chưa bao giờ ông xưng hô cha – con với Ân, đôi khi “ông gọi cậu
bằng tên, nếu không thì xưng hô trống không, vì gọi cha con thì cứng lưỡi”.
Từ nhỏ đến lớn Ân không hề mơ ước có một người cha, chưa bao giờ anh hỏi
mẹ tại sao mình không có cha. Ngày Ân gặp cha, câu đầu tiên anh nói với cha
không phải tiếng gọi thân thương như bao đứa trẻ khác dành cho cha mình mà

đó lại là một câu chửi thề: “Ụ móa mày”. Tình cảm huyết thống không hề
được nhen nhóm trong hai cha con “cha con cậu mãi mãi chẳng có cảm giác
máu thịt với nhau”. Trong phạm vi quan hệ gia đình, người Ân quan tâm nhất
là mẹ. Thế nhưng mẹ Ân là một phụ nữ hướng ngoại, mối quan tâm lớn nhất
của bà là nhan sắc và đàn ông. Chính vì thế, chưa bao giờ bà quan tâm Ân
muốn gì ngoài việc bắt Ân phải quan tâm tới những điều bà muốn “mẹ không
có thói quen lắng nghe cậu nói. Việc lắng nghe, là của cậu. Việc nhận kỳ
vọng và yêu thương, là của cậu”.
Ngay chính con người anh cũng đi ngược với tự nhiên. Từ nhỏ Ân đã
không bình thường như những cậu bé khác, Ân thuộc giới tính thứ ba. Anh
mang trong mình mặc cảm lạc loài khi biết mình là kiểu đàn ông chỉ xúc cảm
với người đồng giới. Sự khác biệt này đẩy anh vào trạng thái hoàn toàn cô độc
khi không tìm thấy sự đồng cảm, sẻ chia. Trong vô thức, anh đã tự tách biệt
mình ra một thế giới khác. Người duy nhất khiến Ân lấy lại được sự cân bằng
trong cuộc sống chính là Tú. Tú là người anh đặt vào đó tất cả niềm tin, hy
vọng nhưng cuối cùng cũng trở thành nỗi bất hạnh lớn nhất của anh. Tình yêu
đổ vỡ, Ân thấy hụt hẫng và đánh mất niềm tin vào giá trị của tình yêu “Tú để
cậu một mình, cho cậu thấy cậu đang lặp lại cuộc đời của mẹ. Xúng xính
khoác lên người những thứ gọi là tình yêu, những người gọi là người yêu, để

24


lúc bất trắc không có ai ở bên mình. Lúc cần không có, lúc có lại chẳng cần”
[62;167]. Tú rẽ dòng để chấp nhận một cuộc hôn nhân “muốn ói”. Còn Ân
chấp nhận đơn độc ra đi để lãng quên “thứ đã từng là sinh mạng” của mình.
Ở một số nhân vật khác trong “Sông”, nỗi cô đơn hiện hữu như một
định mệnh. Nó là sự mất mát, đổ vỡ tình yêu, hạnh phúc do sự thờ ơ, lạnh
lùng, tàn nhẫn của con người tạo thành. Xu là nhân vật bị rơi vào trạng thái
“mất căn cước” hoàn toàn. Không gia đình, không quê hương anh sống mà

không cần biết ngày mai ra sao khi không tìm thấy ý nghĩa của cuộc sống và
sự tồn tại. Trong Xu là quá khứ đau thương của một thằng bé mồ côi được tìm
thấy trong “đống thùng xốp đựng trái cây”. Anh là một trong bảy đứa trẻ “tái
nhợt, rúm ró” mà cảnh sát tìm thấy. Ngay lúc đó, Xu được đôi vợ chồng ở
Thới Lai nhận nuôi. Sau hai mươi ngày Xu được trả lại khi không bố mẹ nuôi
của anh không lấy được những đồng tiền thương hại của những người có lòng
trắc ẩn nữa. Đứa trẻ đó tiếp tục được chuyển đến tay một bà góa. Sau khi bà
chết vì “dòi đã rúc đến xương” Xu được đưa về trại mồ côi. Ngay từ lúc còn
là đứa trẻ sơ sinh, trong vô thức Xu đã mang cảm thức cô đơn. Nỗi cô đơn
khiến trái tim đứa trẻ sơ sinh chai cứng đến nỗi nó không hề cất lên bất kì một
tiếng khóc nào. Trái tim đó ngày càng băng giá hơn khi anh bắt đầu nhận thức
được cuộc sống “từ điển đời tôi không hề có chữ khóc”. Nó đúng như lời Xu
nói “Người tỉnh càng mất nhiều, càng chai lì, càng thản nhiên” [62;111].
Những tưởng tình yêu có thể sưởi ấm được trái tim giá băng, nhưng tình yêu
chỉ khiến Xu thêm lạnh. Anh chưa bao giờ được hưởng niềm hạnh phúc một
cách trọn vẹn. Anh đã từng yêu nhưng tình yêu luôn quay lưng với anh. Mối
tình đầu anh trao cho cô gái mười bảy tuổi nhưng đau đớn thay, cô gái đó đã
phản bội anh đi theo người khác. Đã nhiều lần Xu chứng kiến “những cô gái
của mình bỏ đi với người khác”, điều đó khiến anh mất niềm tin vào cuộc
sống, nhào nặn anh thành một người lạnh lùng, vô cảm.

25


×