Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

MUA BÁN DOANH NGHIỆP THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (347.75 KB, 60 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

ĐẶNG THỊ THANH

MUA BÁN DOANH NGHIỆP THEO QUY ĐỊNH
CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: LUẬT KINH DOANH
Hệ đào tạo: Chính quy
Khóa học: QH-2011-L

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. Phan Thị Thanh Thủy

HÀ NỘI, 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp đại học là công trình nghiên cứu của
riêng tôi dưới dự hướng dẫn của TS. Phan Thị Thanh Thủy. Các kết quả nêu trong
Khóa luận tốt nghiệp chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số
liệu, ví dụ và trích dẫn trong Khóa luận tốt nghiệp đảm bảo tính chính xác, tin cậy
và trung thực. tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các
nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo
vệ Khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN



Đặng Thị Thanh


MỤC LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
M&A

: Mergers and Acquisitions

BLDS

: Bộ luật Dân sự

LDN

: Luật Doanh nghiệp

LCK

: Luật Chứng khoán

ĐHĐCĐ

: Đại hội đồng cổ đông

HĐTV


: Hội đồng thành viên

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thương trường là chiến trường, thất bại của người này là cơ hội cho người
khác. Bối cảnh toàn cầu hóa và khủng hoảng kinh tế đã đẩy nhiều doanh nghiệp lâm
vào tình trạng khó khăn, để tránh nguy cơ phá sản không ít doanh nghiệp đã lựa chọn
cách thức mua bán, sáp nhập doanh nghiệp (M&A) như một giải pháp cứu cánh.
Trên thế giới, hoạt động M&A được hình thành khá sớm và được coi là một
trong những giải pháp tổ chức lại doanh nghiệp, đồng thời cũng tạo ra xu thế tập trung
lại để thống nhất, tập hợp nguồn lực tài chính, công nghệ, nhân lực, thương hiệu nhằm
nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, hoạt động này đã được pháp luật các nước
thừa nhận và có khung pháp lý điều chỉnh, nhất là các nước có thị trường M&A phát
triển như Châu Âu, Nhật Bản, Mỹ…Ở Việt Nam, hoạt động M&A đã xuất hiện hơn 10
năm và theo đánh giá của nhiều chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước thì Việt Nam là
“mảnh đất hứa” cho thị trường M&A trong thời gian tới.
Để thị trường M&A phát triển năng động và ổn định cần dỡ bỏ những rào
cản trong hoạt động thương mại, tài chính này, trong đó hệ thống pháp luật là một
yếu tố quan trọng. Tuy nhiên, pháp luật M&A của Việt Nam còn đang được quy
định rải rác ở các văn bản quy phạm pháp luật khác nhau và chưa có sự thông nhất,
hơn nữa mới chỉ quy định một cách chung chung, về mặt hình thức mà chưa có quy
định cụ thể về mặt nội dung. Điều này gây khó khăn cho các chủ thể tham gia giao
dịch cũng như cơ quan quản lý nhà nước.
M&A là một thuật ngữ song hành được kết hợp bởi hai thành tố là “sáp
nhập” và “mua bán” doanh nghiệp. Hiện nay, pháp luật Việt Nam đã có những quy

định chi tiết về hoạt động sáp nhập nhưng lại chưa có quy định thống nhất và cụ thể
về hoạt động “mua bán” nên việc nghiên cứu vấn đề này là cần thiết.
Bên cạnh đó Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 8 ngày 16/11/2014 đã thông
qua LDN 2015, luật này có hiệu lực từ ngày 01/07/2015. Sự ra đời của luật này
được đánh giá là sẽ tạo điều kiện cho thị trường M&A phát triển thuận lợi. Vậy sẽ
có những thay đổi gì trong luật mới này?

1


Từ những yêu cầu trên, tác giả chọn đề tài “mua bán doanh nghiệp theo quy
định của pháp luật Việt Nam hiên hành” cho khóa luận của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Liên quan đến vấn đề mua bán doanh nghiệp, đã có một số đề tài nghiên cứu
như: Nguyễn Đình Cung, Lưu Minh Đức (2008), “Thâu tóm và hợp nhất nhìn từ
khía cạnh quản trị công ty: lý luận, kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam”, tạp
chí quản lý kinh tế; Phùng Ngọc Việt Nga (2012) “Hoàn thiện pháp luật về sáp nhập
và mua lại doanh nghiệp phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam”- luận văn
thạc sỹ luật học; Nguyễn Thị Ngọc Giao (2013), “Pháp luật về mua bán công ty cổ
phần ở Việt Nam”, luận văn thạc sỹ luật học ; Mai Vân Anh (2009)“Hợp đồng mua
bán doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam”, luận văn thạc sỹ; Trần Thị Bảo Ánh
(2014) “Pháp luật về mua bán doanh nghiệp ở Việt Nam”, luận án tiến sỹ luật học;
Phạm Trí Hùng (2012) “Khung pháp lý điều tiết sáp nhập, mua lại doanh nghiệp ở
Việt Nam” …những công trình nghiên cứu này đã có những phân tích cụ thể trong
hoạt động mua bán doanh nghiệp, tuy nhiên với sự ra đời của LDN 2015 thì việc
đánh giá sự tiến bộ của luật mới cũng như dự đoán cho xu hướng phát triển thị
trường mua bán doanh nghiệp trong thời gian tới là điều cần thiết.
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về mua bán doanh nghiệp cũng như
pháp luật về mua bán doanh nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện

hành; tìm ra những điểm mới trong LDN 2015 sẽ có hiệu lực vào tháng 7/2015 cũng
như đưa ra dự đoán cho thị trường mua bán doanh nghiệp trong thời gian tới; chỉ ra
những bất cập mà LDN mới cũng như các luật liên quan chưa giải quyết được từ đó
đưa ra kiến nghị để hoàn thành khung pháp luật cho hoạt động M&A nói chung và
mua bán doanh nghiệp nói riêng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Hoạt động mua bán doanh nghiệp diễn ra rất phức tạp vì nó liên quan tới rất
nhiều văn bản luật khác nhau và các ngành nghề khác nhau, vì vậy mua bán doanh
nghiệp cũng có những đặc thù khác nhau, chẳng hạn mua bán các ngân hàng thương

2


mại sẽ khác so với các công ty chứng khoán, cũng như các doanh nghiệp thông
thường. Ngoài ra, các loại hình công ty khác nhau thì hoạt động mua bán cũng sẽ
khác nhau, mua bán các doanh nghiệp tư nhân khác với các công ty trách nhiệm
hữu hạn (TNHH) cũng như khác so với công ty cổ phần (CTCP), trong đó, trong
công ty cổ phần lại chia ra, công ty cổ phần đại chúng và công ty cổ phần chưa đại
chúng thì hoạt động mua bán cũng sẽ khác nhau về phương diện pháp lý. Tuy
nhiên, đối tượng nghiên cứu trong khóa luận này là các công ty cổ phần và công ty
TNHH nhưng với điều kiện là sắp cổ phần hóa và hoạt động mua bán là đối với các
công ty trong nước không có yếu tố nước ngoài.
Hoạt động mua bán doanh nghiệp trải qua nhiều khâu, đây là một hoạt động
tài chính, thương mại nên liên quan đến cả lĩnh vực kinh tế và pháp luật, khóa luận
chỉ nghiên cứu vấn đề trên cơ sở pháp luật.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả đã sử dụng phép biện chứng duy
vật của triết học Mác- Lênin làm cơ sở phương pháp luận cho việc nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là tùy theo các chương khác nhau mà
phương pháp phân tích, diễn dịch, quy nạp hay so sánh được thực hiện.

6. Những điểm mới của khóa luận
Khóa luận đã nêu ra những điểm mới sau đây:
- Góp phần làm sáng tỏ những vấn đề pháp lý cơ bản của hoạt động mua
bán doanh nghiệp
- Đưa ra khái niệm khái quát về mua bán doanh nghiệp từ đó đưa ra những
đặc trưng pháp lý cơ bản hoạt động mua bán doanh nghiệp.
- Nêu ra khung khổ pháp lý mua bán doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay
bao gồm thực trạng pháp lý và thực tiễn thực thi pháp luật.
- Nêu ra những điểm mới trong LDN 2005 liên quan đến mua bán doanh
nghiệp cũng như đưa ra những dự đoán cho việc thực thi luật mới trong giai đoạn
sắp tới.

3


- Đưa ra các kiến nghị nhằm góp phần xây dựng và hoàn thiện pháp luật về
mua bán doanh nghiệp.
7. Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung khóa
luận được trình bày thành ba chương
Chương 1: những vấn đề lý luận về mua bán doanh nghiệp
Chương 2: thực trạng pháp luật về mua bán doanh nghiệp
Chương 3: kiến nghị hoàn thiện pháp luật về mua bán doanh nghiệp.

4


CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG
VỀ MUA BÁN DOANH NGHIỆP
1.1.


Lịch sử ra đời của hoạt động mua bán doanh nghiệp

1.1.1. Lịch sử ra đời và phát triển của hoạt động mua bán doanh nghiệp
trên thế giới
Giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là thời kỳ đỉnh cao trong quá trình tập
trung tư bản của nền kinh tế thế giới cùng sự phát triển với tốc độ nhanh chóng của các
cường quốc mới nổi như Hoa Kỳ, Đức, Nhật Bản…Đây được coi là thời kỳ chuyển
giao từ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh sang chủ nghĩa tư bản độc quyền với sự hình
thành của các tập đoàn công nghiệp khổng lồ, chính sự chuyển giao này đã dẫn đến sự
phát triển của hoạt động M&A, mà thông qua đó các công ty có thể thực hiện việc thâu
tóm quyền lực quản trị của mình tại doanh nghiệp cũng như thâu tóm thị trường, từ đó
đến nay trên thế giới xuất hiện 5 làn sóng mua bán công ty. [30].
Làn sóng thứ nhất những năm 1897-1904: làn sóng này được coi là khởi
đầu của hoạt động mua bán công ty trên thế giới, do quá trình bùng nổ nhanh
chóng của nền kinh tế, hệ thống giao thông được nâng lên một tầm cao mới, hệ
thống văn bản pháp luật về công ty được quy định đầy đủ. Trong thời gian này
chủ yếu các hoạt động mua bán diễn ra giữa các công ty phát triển công nghiệp
nặng, vì vậy số lượng các vụ mua bán còn rất hạn chế. Tuy nhiên đợt sóng này
chấm dứt nhanh chóng do khủng hoảng kinh tế những năm 1903 và sự sụp đổ
của thị trường chứng khoán năm 1904. Điển hình trong giai đoạn này là vụ
PepsiCo mua 80% cổ phần nước uống hoa quả Sandora LLC Ucraina[31]
Làn sóng thứ hai những năm 1916- 1929: làn sóng này được khởi tạo từ sự
bùng nổ của kinh tế thế giới sau chiến tranh thế giới thứ nhất, nhu cầu về các mặt
hàng nhu yếu phẩm tăng mạnh tạo đà thuận lợi cho các công ty phát triển mạnh mẽ
và cạnh tranh trên thị trường, sự phát triển về khoa học công nghệ cũng tạo điều
kiện thuận lợi cho các công ty tăng năng suất lao động, cải tiến chất lượng hàng
hóa. Hàng loạt các vụ mua bán diễn ra trong các lĩnh vực luyện kim, hóa dầu, thuốc,
5



phương tiện vận tải với sự tham gia của một số ngân hàng đầu tư trong những
thương vụ này. Làn sóng thứ hai chấm dứt sau đại khủng hoảng kinh tế khởi nguồn
từ sự sụp đổ thị trường chứng khoán ngày 29/10/1929.
Làn sóng thứ ba là những năm 60 của thế kỷ XX: kinh tế thế giới lại trải qua
một thời kỳ phát triển mạnh sau cuộc đại chiến thế giới thứ hai, thị trường chứng
khoán trở lại cùng với đó là sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, sự lớn mạnh không
ngừng của các tập đoàn tài chính tạo đà cho các cuộc mua bán diễn ra sôi nổi trong
thời kỳ này.
Làn sóng thứ tư là những năm 80 của thế kỷ XX: thế giới bắt đầu xuất hiện
những nền kinh tế mới bên cạnh Mỹ và các nước Châu Âu như: Nhật Bản, Hàn
Quốc, Singapore…tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ trên toàn cầu, rất nhiều đổi mới
được diễn ra trong các lĩnh vực về tài chính, ngân hàng kèm theo đó là sự sụp đổ
của các tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới tạo cơ sở cho nhiều hoạt động mua bán
công ty được diễn ra. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, các yếu tố bổ trợ chưa đủ
mạnh để đẩy hoạt động mua bán công ty thực sự phát triển tương xứng với tình hình
của nền kinh tế khi đó.
Làn sóng chuyển nhượng thứ năm là từ năm 1992 đến nay: đây là thời
điểm để các hoạt động mua bán công ty diễn ra sôi nổi, đa dạng về cách thức
cũng như giá trị. Từ năm 1995 trở đi, không năm nào số lượng các giao dịch
xuống dưới con số 15000 vụ, đặc biệt là năm 2000 số lượng giao dịch là 35000
vụ với tổng giá trị lên tới 3500 tỷ USD, và năm 2007 với 3000 vụ tương ứng với
giá trị là 4000 tỷ USD. Trong số đó có rất nhiều thương vụ có giá trị lớn như:
Vodaphone Airtouch PLC mua lại Mannesmann năm 1999 với trị giá 183 tỷ
USD; American Online Inc (AOL) mua lại Time Warner với trị giá 165 tỷ vào
năm 2000 [31]. Thế kỷ XXI cũng là lúc kinh tế thế giới chứng kiến hoạt động
M&A không chỉ bó hẹp trong phạm vi các nền kinh tế phát triển mà còn lan tỏa
sang các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển như Hàn Quốc, Singapore, Nga,
Ấn Độ, Trung Quốc, Trung Đông…sự bùng phát của hoạt động chuyển nhượng
cũng trùng khớp với sự khôi phục dần thị trường tài chính và nền kinh tế sau khi


6


giảm sút được bắt đầu từ năm 2000. Các giao dịch mua bán hiện tại dường như
chú tâm đến các thỏa thuận mang tính thiện chí hơn là thông qua việc đấu thầu
có tính chất cạnh tranh vì số lượng các giao dịch thông qua đấu thầu giữa các đối
thủ cạnh tranh chỉ ở mức độ khiêm tốn[35].
Gần đây, hoạt động M&A vẫn diễn ra chủ yếu tại Mỹ và châu Âu. Tuy nhiên, tốc
độ tăng M&A tại các châu lục này đã suy giảm và Châu Á đang trở thành miền đất hứa.
Có thể thấy sự suy thoái của nền kinh tế Mỹ khiến cho các quỹ đầu tư, công ty và tập
đoàn lớn trên thế giới nghĩ đến việc chuyển hướng kinh doanh sang các quốc gia có nền
kinh tế phát triển nhanh. Bằng chứng là một loạt các thương vụ M&A mới đây cho thấy
một tỷ lệ lớn các công ty nước ngoài đang tiến vào thị trường châu Á. Và bản thân các
nước đang phát triển cũng mở rộng hoạt động liên doanh, liên kết với nước ngoài để tận
dụng công nghệ, tiếp thu trình độ quản lý, tăng cường thị phần, quy mô và giảm đối thủ
cạnh tranh [39].
M&A trên thế giới đã tồn tại từ rất lâu đời và có lịch sử hàng trăm năm và
được biểu hiện dưới nhiều dạng thức khác nhau. Và cho dù có thực hiện theo
phương thức nào đi chăng nữa, các làn sóng chuyển nhượng đều phát triển theo quá
trình tỷ lệ thuận với sự phát triển của nền kinh tế va thị trường chứng khoán. Nó
chịu sự tác động bởi những thay đổi trong đó có các quy định pháp luật của bộ máy
chính quyền cũng như cũng bị cuốn theo sự thay đổi mang tính đột phá trong kỹ
thuật và công nghệ. Tuy nhiên, hiệu quả mà các hoạt động chuyển nhượng này
mang lại là khả năng đem lại cơ hội phục hồi nền kinh tế thường rất cao.
1.1.2. Sự ra đời và phát triển của hoạt động mua bán doanh nghiệp tại
Việt Nam
Nếu như trước đây cụm từ “M&A” còn khá mới mẻ so với các doanh nghiệp
Việt Nam thì hiện nay nó đang dần trở thành một trào lưu khá quen thuộc và có thể nói
nó đã trở thành một phần không thể thiếu trong điều kiện nền kinh tế thị trường và hội

nhập kinh tế thế giới hiện nay. Ở Việt Nam, hoạt động mua bán doanh nghiệp đã được
quan tâm kể từ khi ban hành LDN 1999, trước đó phần lớn các giao dịch mua bán doanh
nghiệp diễn ra trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo Luật Đầu tư nước

7


ngoài năm 1996, những thương vụ mua bán doanh nghiệp được biết đến vào năm 1995
khi Unilever mua thương hiệu kem đánh răng PS với giá 5 triệu và Colgate
Palmolive mua Dạ Lan với giá 3 triệu USD [40].
Cơ hội thu hút vốn đầy tiềm năng từ thị trường chứng khoán cùng sự kiện
ra đời của Luật Đầu tư 2005 và LDN 2005 và LCK 2006 đã tạo động lực thúc đẩy
tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiêp nhà nước và nỗ lực mở rộng kinh doanh
của khu vực tư nhân, tạo nguồn cung và cầu “hàng hóa- công ty” dồi dào cho các
hoạt động tài chính, đầu tư. Trên một sân chơi phổ biến hơn và khung khổ pháp lý
trở nên thuận lợi hơn các doanh nghiệp Việt Nam ở các thành phần kinh tế nhanh
chóng làm quen và sử dụng M&A như một công cụ chiến lược để phát triển hay
cơ cấu lại doanh nghiệp của mình, đối phó với sức nóng cạnh tranh ngày càng lớn
trên thị trường.
Ngoài ra, kể từ sau thời điểm Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ
chức thương mại thế giới (WTO) vào năm 2007 đã tạo cơ hội thu hút vốn đầy tiềm năng
từ thị trường nước ngoài thì mua bán doanh nghiệp thực sự phát triển một cách mạnh
mẽ.
Các giao dịch M&A đã tăng trưởng một cách đáng kể trong những năm gần
đây như một kênh đầu tư hấp dẫn ở trong và ngoài nước. Nếu năm 2005 chỉ có 18
vụ M&A với tổng giá trị là 61 triệu USD, năm 2006 có 32 vụ với tổng giá trị là 245
triệu USD và riêng trong sáu tháng đầu năm 2007, số vụ M&A đã tăng lên là 46 vụ,
đạt tổng giá trị là 626 triệu USD. Số lượng giao dịch tiếp tục tăng trưởng ấn tượng
trong năm 2011, với mức tăng trưởng 135,2%, tổng giá trị các giao dịch đạt 4,7 tỷ
USD. Nhìn chung, tổng giá trị các thương vụ M&A ước đạt 14,8 tỷ USD, tốc độ

tăng

trưởng

bình

quân

đạt

65%/năm

trong

giai

đoạn

2009-2012.

Năm 2013 cũng chứng kiến nhiều thương vụ mua bán sáp nhập với quy mô lớn
trong nhiều lĩnh vực từ kinh tế, sản xuất công nghiệp, bất động sản đến dịch vụ.
Trong quý I/2013 thị trường M&A diễn ra 14 thương vụ với tổng giá trị 675,5 triệu
USD với những thương vụ quy mô lớn thuộc về lĩnh vực bất động sản. Điển hình
như việc chuyển nhượng Trung tâm thương mại Vincom Center A tại TP.HCM của
Vingroup cho Công ty Cổ phần Tập đoàn phát triển hạ tầng và bất động sản Việt
8


Nam (VIPD Group) với trị giá 470 triệu USD. Thị trường cũng chứng kiến các các

công ty trong nước có tiềm lực tài chính mạnh như Đất Xanh Group, Hanel,
Vingroup đang đẩy mạnh mua lại các dự án bất động sản thương mại có vị trí đắc
địa, hợp nhất các công ty nhỏ thuộc cùng lĩnh vực hoạt động. Đây cũng là xu thế
chính trong các thương vụ M&A của các doanh nghiệp trong nước[41].
Có thể nhận thấy, M&A giúp tái cấu trúc lại doanh nghiệp, loại bỏ những
doanh nghiệp yếu kém về tài chính cũng như nhiều yếu tố khác để hình thành nên
những doanh nghiệp có qui mô lớn, đủ sức cạnh tranh trên thị trường. M&A cũng
được nhìn nhận như con đường ngắn nhất để thu hút vốn nước ngoài vào Việt Nam,
qua đó giúp các doanh nghiệp trong nước có khả năng tiếp cận công nghệ mới, kỹ
năng cũng như cách quản lý doanh nghiệp hiệu quả từ các đối tác nước ngoài.
Với những thương vụ mua bán đình đám đã nêu trên có thể thấy rằng, các nhà
đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài đã thấy được những cơ hội lớn tại thị trường
Việt Nam. Bởi lẽ thông qua việc mua lại doanh nghiệp nhà đầu tư có thể tiếp cận thị
trường một cách nhanh nhất dựa trên những giá trị sẵn có của công ty bị mua, bị sáp
nhập tại Việt Nam. Đồng thời, việc đầu tư bằng hình thức này sẽ làm tăng giá trị của
doanh nghiệp mới ở Việt Nam bằng thương hiệu, uy tín, chất lượng, hiệu quả, công
nghệ, kỹ năng, kinh nghiệm quản trị..
1.2. Khái niệm, vai trò của hoạt động mua bán doanh nghiệp
1.2.1. Khái niệm và các đặc trưng của hoạt động mua bán doanh nghiệp
“Mua bán doanh nghiệp” thường được nhắc đến trong thuật ngữ “sáp nhập
và mua lại” là thuật ngữ được dịch từ “merger and acquisition- M&A”. ngoài thuật
ngữ được dịch khá thông dụng là “sáp nhập và mua lại”[37] M&A còn được dịch là
“thâu tóm và hợp nhất”[19], tuy nhiên ý nghĩa nội hàm của chúng không thay đổi.
Về lý thuyết, "sáp nhập và mua lại doanh nghiệp" để chỉ hoạt động kinh doanh và
quản trị rất phổ biến ở các nền kinh tế phát triển[20, tr.18 -19].
Định nghĩa theo một số từ điển và chuyên gia
Invest dictionary (Mỹ) “ sáp nhập và mua lại là một khái niệm chung chỉ sự
kết hợp giữa các công ty với nhau. Sáp nhập (merger) là việc hai công ty nhập thành

9



một công ty mới, còn thâu tóm (acquisition) để chỉ việc chuyển giao sở hữu một
công ty sang một công ty khác mà không xuất hiện thêm công ty mới”.
Theo US history encyclopedia: sáp nhập (merger) là sự kết hợp giữa hai
công ty để hình thành một công ty mới, còn thâu tóm là việc một công ty này tìm
cách nắm quyền kiểm soát một công ty khác.
Theo Sherman, A.J. [32] “sáp nhập là sự kết hợp giữa hai hay nhiều công ty
mà qua đó tài sản và nghĩa vụ của công ty bán được chuyển giao sang cho công ty
mua. Mặc dù có thể có sự thay đổi về cấu trúc tổ chức nhưng công ty mua vẫn giữ
bản sắc ban đầu sau cuộc sáp nhập. Thâu tóm/mua lại (acquitition) là việc mua lại
một tài sản, ví dụ như một nhà máy, một chi nhánh hoặc thậm chí cả một công ty
nhằm mở rộng thị trường và đa dạng hóa sản phẩm; ngoài ra thâu tóm còn bao gồm
cả việc mua lại cổ phần chi phối”.
Theo từ điển luật học (2012) “sáp nhập và mua lại” là sự kết hợp hai hay
nhiều công ty khi một trong hai công ty bị hấp thụ bởi công ty còn lại, công ty yếu
hơn sẽ mất đi tư cách pháp lý và trở thành một phần của công ty mạnh hơn- chủ thể
vẫn giữ lại tư cách pháp lý của mình.
Pháp luật các nước coi M&A là một hình thức đầu tư trực tiếp, cụm từ này
được phát âm cùng nhau, cùng nghĩa với nhau nhưng khi để độc lập thì lại mang
những ý nghĩa và cách thức tiến hành hoàn toàn khác nhau. theo đó:
Acquisition- mua lại là hoạt động của một doanh nghiệp khi muốn nắm giữ
hoặc tìm cách kiểm soát hoạt động của một công ty khác thông qua việc mua một
phần tài sản hoặc cổ phần chi phối đủ để khống chế toàn bộ hoạt động của công ty
mục tiêu hay nói cách khác nếu như một công ty chiếm lĩnh được hoàn toàn một
công ty khác và đóng vai trò là người chủ sở hữu mới thì việc mua lại công ty đối
tác được gọi là mua lại (38, Tr. 7-8). Trên góc độ pháp lý công ty bị mua sẽ
ngừng hoạt động, công ty tiến hành mua lại sẽ nắm giữ quyền quản lý hoạt động
công ty của công ty kia, tuy nhiên cổ phiếu của công ty đi mua lại vẫn được giao
dịch bình thường. Một công ty có thể mua lại công ty khác bằng tiền mặt, cổ

phiếu hay kết hợp cả hai loại trên, một hình thức khác phổ biến trong những

10


thương vụ mua bán nhỏ hơn là mua tất cả tài sản của công ty bị mua, lúc này
công ty bị mua chỉ là vỏ bề ngoài (chỉ còn lại tiền mặt và nợ nếu có nợ phát sinh
trước đó) và cuối cùng sẽ phải thanh lý hoặc chuyển sang một lĩnh vực kinh
doanh khác. Có ba hình thức mua lại là mua lại thân thiện, mua lại thôn tính và
mua lại ngược.
Merger- sáp nhập được hiểu là khi hai hay nhiều công ty kết hợp với nhau
thành một thực thể và chỉ công ty nhận sáp nhập tiếp tục tồn tại tư cách pháp lý.
Thông thường bên mạnh hơn sẽ là bên nhận sáp nhập[33]. Sáp nhập được chia
thành nhiều loại: sáp nhập theo chiều ngang, sáp nhập theo chiều dọc và sáp nhập
kết hợp.
Trong tài liệu nghiên cứu về mua lại sáp nhập của trường Đại Học Kinh
Doanh Edingurgh, thuộc trường Đại học Heriot- Watt đã chỉ ra một số điểm khác
nhau giữa “mua lại” và “sáp nhập”. Theo đó, “trong một giao dịch sáp nhập, quá
trình thương lượng, đàm phán giữa các bên thường được thực hiện trước khi đi đến
sự kết hợp giữa chúng, còn trong giao dịch mua lại quá trình thương lượng không
nhất thiết cần thực hiện vì vậy có thể xuất hiện mua lại với tính chất thân thiện họăc
thù địch”[34].
Hai thuật ngữ Merger và Acquisition khi để độc lập mang những ý nghĩa và
cách thức tiến hành hoàn toàn khác nhau, tuy nhiên trên thế giới vẫn thường sử
dụng hai thuật ngữ chung này thành cụm từ M&A vì trong nhiều trường hợp mua
lại sẽ dẫn đến kết quả cuối cùng là sáp nhập.
Khái niệm mua bán doanh nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam
Ở Việt Nam, quan niệm về “mua bán doanh nghiệp” chưa có sự thống nhất và
được ghi nhận trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau, cụ thể như sau:
- LDN 2005, đạo luật căn bản về thành lập, tổ chức hoạt động các loại hình

doanh nghiệp không đưa ra định nghĩa về “mua bán doanh nghiệp”, tuy nhiên lại có
quy định riêng về “bán doanh nghiệp tư nhân” tại điều 145, việc bán loại hình doanh
nghiệp này đơn giản hơn so với công ty TNHH hay công ty cổ phần do tính chất một
chủ. Như vậy LDN chỉ thừa nhận mua bán doanh nghiệp tư nhân. Đối với các doanh

11


nghiệp là công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty hợp danh luật này không có quy
định cho phép các doanh nghiệp này được bán toàn bộ doanh nghiệp của mình.
- Trước đây tại Nghị định 103/1999/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày
10/09/1999 về giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp nhà nước và sau
này nghị định 109/2008/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 10/10/2008 về bán,
giao doanh nghiệp 100% vốn nhà nước quy định “bán doanh nghiệp là việc chuyển
sở hữu có thu tiền toàn bộ doanh nghiệp hoặc bộ phần doanh nghiệp sang sở hữu
tập thể, cá nhân hoặc pháp nhân” (khoản 1, điều 3). Định nghĩa này cho biết quan
hệ chuyển giao quyền sở hữu và đối tượng của quan hệ mua bán là một phần hoặc
toàn bộ tài sản của doanh nghiệp.
- Luật Cạnh tranh 2004: “mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp mua
toàn bộ hoặc một phần tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ
hoặc một phần ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại”(khoản 3, điều 17); điều 34
Nghị định 116/2005/NĐ-CP ngày 15/09/2005, Nghị định quy định chi tiết một số điều
của Luật Cạnh tranh quy định “kiểm soát hoặc chi phối toàn bộ hoặc một nghành nghề
của doanh nghiệp khác là trường hợp một doanh nghiệp (sau đây gọi là doanh nghiệp
kiểm soát) giành được quyền sở hữu của doanh nghiệp khác (sau đây gọi là doanh
nghiệp bị kiểm soát) đủ chiếm được trên 50% quyền bỏ phiếu tại đại hội đồng cổ đông,
hội đồng quản trị hoặc ở mức mà theo quy định của pháp luật hoặc điều lệ của doanh
nghiệp bị kiểm soát đủ để doanh nghiệp kiểm soát chi phối các chính sách tài chính và
hoạt động của doanh nghiệp bị kiểm soát nhằm thu được lợi ích kinh tế từ hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp bị kiểm soát”. Với quy định này của Luật Cạnh tranh thì

khái niệm tài sản chỉ được hiểu theo nghĩa hẹp.
Thực tế cho thấy rằng, để phù hợp với thực tiễn hoạt động mua bán doanh
nghiệp cũng như thông lệ quốc tế thì “tài sản” nên được hiểu theo nghĩa rộng như
quy định của Bộ Luật Dân sự theo đó “tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và
các quyền tài sản” (điều 163, BLDS 2005) trong đó các loại giấy tờ có giá như trái
phiếu, cổ phiếu, kỳ phiếu…, và các quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền và

12


có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự, kể cả quyền sở hữu trí tuệ (điều 181,
BLDS 2005).
Một số chuyên gia pháp lý dường như đồng quan điểm khi cho rằng: “do
mục tiêu của hoạt động M&A là kiểm soát hoạt động của công ty nên việc mua bán
không chỉ diễn ra đơn thuần với việc mua bán tài sản thông thường mà phải thỏa
thuận mua bán các yếu tố liên quan đến thương hiệu, tên thương mại, lợi thế kinh
doanh, nhãn hiệu hàng hóa, hệ thống nhân sự, hệ thống khách hàng và những vấn đề
có liên quan khác”[25; tr279, 280].
- Luật Đầu tư 2005 quy định mua lại bên cạnh hình thức sáp nhập doanh
nghiệp tại điều 21 theo đó hoạt động mua lại và sáp nhập được coi là một trong
những hình thức đầu tư trực tiếp. Việc mua lại doanh nghiệp có thể thực hiện dưới
hình thức mua một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp hoặc chi nhánh. Như vậy, LDN
không thừa nhận hình thức mua lại doanh nghiệp nhưng Luật Đầu tư lại thừa nhận
hình thức này, tuy nhiên Luật Đầu tư lại không đưa ra khái niệm thế nào là mua lại
doanh nghiệp. Chú ý rằng, điểm khác biệt chính giữa LDN 2005 và Luật Đầu tư
2005 là “đối tượng” điều chỉnh. LDN 2005 quy định việc thành lập và tổ chức hoạt
động của một công ty, sau đó, khi công ty được thành lập, nó sẽ tiến hành đầu tư
vào một dự án nào đó, gọi là dự án đầu tư và Luật Đầu tư chủ yếu điều chỉnh hoạt
động của dự án đầu tư đó.
Như vậy, pháp luật Việt Nam chưa có một quan điểm thống nhất về khái

niệm mua bán doanh nghiệp, trong khi đó pháp luật thế giới lại đề cập đến mua bán
doanh nghiệp trong một thuật ngữ chung là M&A.
Từ nghiên cứu pháp luật các nước cũng như Việt Nam, có thể đưa ra khái
niệm “mua bán doanh nghiệp” như sau: “Mua bán doanh nghiệp là một vụ giao dịch
mà ở đó một cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp được biết đến như một bên đề nghị
(bên mua) giành quyền quản lý hoạt động cũng như tài sản của công ty bị mua lại”.
từ đây có thể rút ra một số đặc trưng pháp lý của hoạt động mua bán doanh nghiệp:
Thứ nhất, mua bán doanh nghiệp là một giao dịch dân sự, mang bản chất
pháp lý của quan hệ mua bán- có sự chuyển quyền sở hữu có thu tiền. Tuy nhiên,

13


đối tượng mua bán không phải là tài sản đơn thuần như các giao dịch dân sự thông
thường mà là “doanh nghiệp- một thực thể pháp lý, một hàng hóa đặc biệt”, “hàng
hóa- doanh nghiệp” bao gồm tài sản hữu hình và giá trị tiềm năng của doanh nghiệp
như: tên thương mại, nhãn hiệu hàng hóa, hệ thống khách hàng và các yếu tố khác liên
quan đến sản nghiệp thương mại.
Thứ hai, chủ thể thực hiện là bên bán hoặc bên mua
Bên bán là chủ sở hữu doanh nghiệp. Bên mua có thể là doanh nghiệp, cá
nhân, tổ chức và phải thỏa mãn điều kiện không bị cấm góp vốn vào doanh nghiệp
theo quy định tại khoản 4 điều 13, LDN 2005.
Thứ ba, mua bán doanh nghiệp có nội dung là sự chuyển giao toàn bộ quyền
và nghĩa vụ pháp lý của doanh nghiệp mục tiêu. Bao gồm chuyển giao tài sản,
quyền và nghĩa vụ pháp lý khác như các nghĩa vụ và quyền lợi về lao động, quyền
và nghĩa vụ đối với khách hàng, chủ nợ và con nợ.
Thứ tư, mục đích của hoạt động mua bán là giành quyền chi phối đối với
hoạt động của doanh nghiệp vì thế hậu quả pháp lý chỉ có thể dẫn đến việc chấm
dứt hoạt động kinh doanh của chủ đầu tư mà không chấm dứt hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp, chủ đầu tư sẽ mất đi tư cách chủ sở hữu toàn bộ hoặc một phần

doanh nghiệp đã bán. Nói cách khác doanh nghiệp vẫn tồn tại trước, trong và sau
quá trình mua bán.
Thứ năm, mua bán doanh nghiệp được thể hiện thông qua hợp đồng mua bán
doanh nghiệp, hợp đồng mua bán là sự thỏa thuận về việc chuyển giao quyền sở
hữu một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp.
Thứ sáu, mua bán doanh nghiệp phải được sự thừa nhận của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền thông qua các thủ tục pháp lý nhất định. Xuất phát từ bản chất
doanh nghiệp được sinh ra thông qua thủ tục đăng ký. Vai trò của nhà nước với tư
cách người công nhận sự thỏa thuận nên nhà nước sẽ là người đặt ra các khung pháp
lý để các bên liên quan tuân thủ và cân nhắc hành vi của mình.
1.2.2. Vai trò của hoạt động mua bán doanh nghiệp

14


Khi nói đến M&A, người ta thường đề cập đến mặt tích cực của nó với cụm
từ “giá trị cộng hưởng”, giá trị này được đánh giá là mang lại lợi ích cho tất cả các
bên tham gia.
- Đối với các doanh nghiệp đang làm ăn thua lỗ, bị suy thoái hoặc lợi thế
cạnh tranh bị giảm sút, thiếu sự thích nghi với môi trường kinh doanh mới…thì
M&A là lời giải giúp họ tránh thua lỗ triền miên. Ngay cả với các doanh nghiệp
đang hoạt động bình thường, M&A cũng là cách thức giúp họ mở rộng quy mô,
tăng cơ hội kinh doanh, mở rộng thị trường và giành thị phần của đối thủ cạnh
tranh. Bởi vì M&A không chỉ giúp các doanh nghiệp thu hút thêm vốn như thị
trường chứng khoán mà còn thiết lập một mối quan hệ đối tác chiến lược với người
mua, tăng thêm giá trị lâu dài và bền vững cho doanh nghiệp bằng năng lực quản lý,
nhân sự giỏi, các bí quyết công nghệ, kết hợp với hệ thống phân phối sẵn có của
người mua.
- Đối với nhà đầu tư, M&A là một cách thức hiệu quả để họ bước vào thị trường
một cách nhanh chóng mà không cần mất thời gian để tìm kiếm một dự án hay làm các

thủ tục hành chính, bên cạnh đó M&A cũng giúp các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí
“bôi trơn” khi thành lập một doanh nghiệp mới và các chi phí phát sinh khác.
1.3. Pháp luật về mua bán doanh nghiệp
Mua bán doanh nghiệp có tính phức tạp, bao trùm tất cả các vấn đề về tài
sản, nguồn vốn, thị trường, thương hiệu, cấu trúc quản lý, nhân sự, văn hóa… mua
bán doanh nghiệp được nghiên cứu dưới góc độ kinh tế, tài chính, pháp lý và nội
dung nghiên cứu về mua bán doanh nghiệp khác nhau do tiếp cận ở các góc độ khác
nhau. Pháp luật mua bán doanh nghiệp có thể được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa
hẹp. Theo nghĩa rộng: pháp luật mua bán doanh nghiệp là tổng hợp các quy phạm
pháp luật thuộc nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau điều chỉnh các quan hệ xã hội
phát sinh trong quá trình các bên tiến hành hoạt động mua bán doanh nghiệp. Theo
nghĩa hẹp pháp luật mua bán doanh nghiệp là hệ thống các quy phạm pháp luật điều
chỉnh trực tiếp các quan hệ xã hội phát sinh giữa bên mua, bên bán doanh nghiệp
trong việc ký kết hợp đồng mua bán doanh nghiệp và quan hệ giữa cơ quan quản lý
15


nhà nước có thẩm quyền với doanh nghiệp trong việc đăng ký thay đổi chủ sở hữu
doanh nghiệp hoặc thực hiện kiểm soát nhà nước về tập trung kinh tế. Pháp luật về
mua bán doanh nghiệp theo nghĩa hẹp bao gồm các quy định cụ thể điều chỉnh trực
tiếp mối quan hệ giữa các bên tham gia thương vụ mua bán doanh nghiệp. Cụ thể
pháp luật về mua bán doanh nghiệp theo nghĩa hẹp với nội hàm: quy định về các
hình thức mua bán doanh nghiệp; quy định về chủ thể với vai trò là bên bán, bên
mua doanh nghiệp; quy định về hợp đồng mua bán doanh nghiệp; quy định về thủ
tục mua bán doanh nghiệp; quy định về kiểm soát doanh nghiệp dưới góc độ của
pháp Luật Cạnh tranh.
Hiện nay, trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam chưa có văn
bản quy phạm pháp luật luật hay văn bản dưới luật quy định về hoạt động mua bán
doanh nghiệp mà chỉ có quy định rải rác trong các văn bản với những nội dung chủ
yếu sau:

- BLDS 2005: bộ luật này không quy định về việc mua bán pháp nhân mà
chỉ quy định các hành vi mang tính chất hệ quả của hành vi mua bán pháp nhân đó
là quy định về hợp nhất, sáp nhập pháp nhân tại điều 94, điều 95.
- LDN 2005: chưa đưa ra khái niệm thế nào là hoạt động mua bán doanh
nghiệp mà chỉ đưa ra khái niệm “bán doanh nghiệp tư nhân” với hình thức đơn giản
như bán tài sản thông thường của doanh nghiệp tư nhân và các quy định về hợp
nhất, sáp nhập công ty như là hình thức tổ chức lại doanh nghiệp. Tuy nhiên, LDN
đã có những quy định tạo cơ sở cho hoạt động mua bán doanh nghiệp như quy định
về quyền bán các tài sản có giá trị trên 50% tài sản của công ty khi có sự đồng ý của
75% số cổ phần có quyền biểu quyết dự họp; quyền tự do chuyển nhượng cổ phần
của cổ đông, đảm bảo quyền chủ sở hữu công ty cho người góp vốn, quy định cụ
thể về mức biểu quyết thông qua quyết định của công ty.
- Luật Đầu tư 2005: khoản 5, khoản 6 điều 21 và điều 25, quy định việc sáp
nhập, mua lại doanh nghiệp, mua cổ phần là các hình thức đầu tư trực tiếp. Tuy
nhiên luật không có quy định cụ thể về cách thức tiến hành hoạt động mua bán.

16


LDN và Luật Đầu tư là các văn bản điều chỉnh trực tiếp hoạt động mua bán
doanh nghiệp tại Việt Nam. Tuy nhiên, không văn bản nào chứa đựng những quy
định rõ ràng dẫn đến một khoảng trống pháp lý rất lớn liên quan đến hoạt động này.
- Luật Cạnh tranh 2004 quy định hợp nhất, sáp nhập, mua lại doanh nghiệp
là các hình thức tập trung kinh tế, đây là văn bản quy định rõ nhất về việc tiến hành
mua bán doanh nghiệp. Tuy nhiên do nhìn nhận hoạt động này dưới khía cạnh tập
trung kinh tế nên chưa bộc lộ cụ thể những đặc điểm pháp lý của hoạt động này,
việc kiểm soát của cục quản lý cạnh tranh cũng chỉ diễn ra khi xuất hiện những giao
dịch rơi vào ngưỡng cạnh tranh phải khai báo hoặc bị cấm.
- LCK 2006, sửa đổi 2010. LCK điều chỉnh hoạt động giao dịch chứng
khoán của các công ty đại chúng. Luật này là cơ sở để thực hiện mua bán công ty

thông qua chào mua công khai (điều 32), quy định về bảo vệ cổ đông thiểu số khi
việc chào mua dẫn đến nắm 80% cổ phiếu; quy định về nghĩa vụ báo cáo của cổ
đông sở hữu 5% cổ phiếu có quyền biểu quyết trở lên phải báo cáo công ty đại
chúng, Ủy ban Chứng khoán nhà nước(điều 29), quy định này giúp cho cổ đông
công ty sớm phát hiện mục tiêu thôn tính công ty của nhà đầu tư.
- Các quy định liên quan còn được xuất hiện tại một số văn bản khác như
luật các tổ chức tín dụng 2010; Nghị định109/2008/NĐ-CP hướng dẫn giao, bán,
khoán doanh nghiệp 100% vốn nhà nước; Nghị định 102/2010/NĐ-CP hướng dẫn
thi hành LDN 2005.
Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động mua bán doanh nghiệp hiện nay của Việt
Nam chưa thống nhất và đồng bộ, vì vậy gây nhiều quan ngại cho các nhà đầu tư.

17


TIỂU KẾT
Hoạt động mua bán doanh nghiệp có vai trò quan trọng đối với các chủ thể
tham gia cũng như đối với nền kinh tế trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới đang
diễn ra nhanh chóng. Mua bán doanh nghiệp đã hình thành từ lâu trên thế giới và ở
Việt Nam tuy hình thành khá muộn nhưng xu thế phát triển trong tương lai là điều
chắc chắn.
Trong chương 1, tác giả đã nêu sơ lược về lịch sử phát triển của hoạt động
mua bán doanh nghiệp trên thế giới cũng như Việt Nam, vai trò của hoạt động này
cũng như đưa ra quan niệm về “mua bán doanh nghiệp” và nêu tổng thể về pháp
luật mua bán doanh nghiệp tại Việt Nam. Mục đích của nghiên cứu này là đưa ra cái
nhìn tổng quát về hoạt động mua bán doanh nghiệp cũng như pháp luật mua bán
doanh nghiệp ở Việt Nam.

18



CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT MUA BÁN DOANH
NGHIỆP TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1. Thực trạng pháp luật và thực tiễn thực thi pháp luật về mua bán
doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay.
Như nhận định ở chương 1, hiện nay Việt Nam chưa có một văn bản thống
nhất điều chỉnh hoạt động mua bán doanh nghiệp nên việc tìm hiểu pháp luật về
mua bán doanh nghiệp dựa trên những quy định của các văn bản chủ yếu sau: LDN
2005, Luật Đầu tư 2005, LCK 2006 (sửa đổi 2010), Luật Cạnh tranh 2004; BLDS
2005; Bộ luật Lao động 2013. Các văn bản quy phạm pháp luật này quy định về
hoạt động mua bán doanh nghiệp trên những khía cạnh sau: quy định về phương
thức, trình tự, thủ tục mua bán; các trường hợp hạn chế mua bán; định giá doanh
nghiệp; hợp đồng mua bán doanh nghiệp; vấn đề hậu mua bán doanh nghiệp.
2.1.1. Quy định phương thức, trình tự, thủ tục mua bán.
Mua bán doanh nghiệp có hai phương thức chủ yếu là mua bán trực tiếp và
mua bán thông qua mua cổ phần chi phối. Sau đây là quy định pháp luật về trình tự,
thủ tục của hai phương thức này.
2.1.1.1. Mua bán trực tiếp
Có 2 loại là mua bán toàn bộ doanh nghiệp và mua bán một phần doanh nghiệp.
A.Mua bán toàn bộ doanh nghiệp
Hình thức này thường được tiến hành với những công ty có số lượng cổ đông
ít, có tài sản ở quy mô nhỏ và trung bình. Hình thức mua bán này được thực hiện
bằng một trong những cách thức sau:
+ Chào mua công khai
Bên mua sau khi tính toán, xác định giá trị công ty sẽ công khai đưa ra một mức
giá cao hơn hẳn mức giá thị thường (hoặc mức giá đã được định giá) để tiến hành mua
lại, giá chào mua đủ hấp dẫn với bên bán để đa số cổ đông đồng ý tán thành việc từ bỏ
quyền chủ sở hữu công ty để nhận lại số tiền lớn hơn rất nhiều số tiền mình đã tiến
hành đầu tư, nếu thấy số cổ đông đồng ý tán thành bán công ty đủ lớn thì công ty bán


19


sẽ tiến hành ĐHĐCĐ đối với công ty cổ phần (điều 97, LDN 2005) hoặc họp HĐTV
đối với công ty TNHH (điều 50, LDN 2005). LDN đã có quy định về bảo vệ cổ đông
thiểu số, cũng như thành viên yếu thế trong công ty khi khoản 6 điều 97 cho phép “cổ
đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông trong thời hạn
liên tục ít nhất 6 tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại điều lệ công ty được
quyền triệu tập họp ĐHĐCĐ nếu Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát không triệu tập”;
đối với công ty TNHH thì khoản 3 điều 50 cho phép “thành viên hoặc nhóm thành viên
sở hữu trên 25% vốn điều lệ hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn do điều lệ công ty quy định
có quyền triệu tập họp HĐTV nếu chủ tịch HĐTV không triệu tập”.
Quyết định bán sẽ được thông qua khi ít nhất 75% tổng số phiếu biểu quyết của
tất cả cổ đông dự họp ĐHĐCĐ chấp thuận (điểm b, khoản 3, điều 104, LDN 2005)
hoặc ít nhất 75% tổng số vốn góp của các thành viên dự họp HĐTV chấp thuận (điểm
b, khoản 2, điều 52, LDN 2005).
+ Chào bán công khai
Để thực hiện chào bán, các cổ đông phải tiến hành các thủ tục liên quan đến
việc ra quyết định bán công ty như đã phân tích ở trên, giá chào bán trong trường hợp
này có thể bằng hoặc thấp hơn giá trị tài sản định giá của công ty. Sau khi ĐHĐCĐ
hoặc HĐTV ra quyết định bán công ty, người đại diện theo pháp luật hoặc người được
cử thực hiện giao dịch sẽ thông báo thông tin lên các phương tiện đại chúng. Nếu có
nhà đầu tư đồng ý thực hiện giao dịch hai bên sẽ tiến hành gặp gỡ, đàm phán và thương
thảo hợp đồng.
Chào mua công khai và chào bán công khai là giai đoạn đầu tiên của một
thương vụ mua bán doanh nghiêp, sau khi bên mua và bên bán đã gặp nhau ở nhu cầu
chuyển nhượng công ty và giá thành, hai bên sẽ tiếp tục tiến hành các thủ tục tiếp theo
đó là ký kết hợp đồng mua bán công ty. Hợp đồng này sẽ là căn cứ pháp lý để thực
hiện các thủ tục tiếp theo như thanh toán, chuyển giao quyền sở hữu và thủ tục đăng ký
với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Sau khi tiến hành ký kết hợp đồng, bên mua và bên bán thực hiện những cam
kết đã được hai bên thỏa thuận trong hợp đồng. Theo đó, nghĩa vụ chính của bên bán là

20


chuyển quyền sở hữu công ty cho bên mua và thực hiện các thủ tục thông báo việc bán
công ty đối với chủ nợ và các chủ thể có liên quan; còn bên mua có thể tiến hành một
trong hai thủ tục: đăng ký kinh doanh lại để hoạt động theo mô hình công ty mẹ- con
hoặc tiến hành hợp nhất, sáp nhập cho công ty bị mua lại trước khi tiến hành hoạt động
sản xuất kinh doanh bình thường. Các thủ tục này được thực hiện như sau:
Thứ nhất, Đăng ký kinh doanh lại để hoạt động theo mô hình công ty mẹ
-con. Công ty mẹ và công ty con hoạt động dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu
hạn hoặc công ty cổ phần. Khi một công ty tiến hành mua toàn bộ một công ty khác
và trở thành công ty mẹ thì công ty bị mua lại trở thành công ty có một chủ sở hữu,
vì vậy theo quy định của pháp luật công ty bị mua sẽ phải thay đổi để hoạt động
dưới mô hình công ty TNHH 1 thành viên. Hồ sơ chuyển đổi hình thức công ty
được nộp tới phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi có trụ sở của công ty con, sau
khi được cơ quan đăng ký kinh doanh cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho
công ty con, thương vụ mua bán công ty coi như hoàn thành đối với bên mua kể từ
thời điểm này[13]. Đăng ký kinh doanh lại để hoạt động theo mô hình công ty mẹ
con là giải pháp có hiệu quả nhất trên thực tế đối với công ty mua vì khi tiến hành
thực hiện kinh doanh theo mô hình này công ty mẹ không phải đăng ký kinh doanh
lại, công ty con về cơ bản mất đi tư cách pháp lý, quá trình sản xuất kinh doanh vẫn
được diễn ra bình thường, công ty mẹ có thể khai thác ngay lại thế kinh doanh từ
tên thương mại, thương hiệu, hệ thống khách hàng và các lợi thế khác.
Thứ hai, tiến hành hợp nhất, sáp nhập công ty mua lại: LDN chưa có quy
định về các hình thức hợp nhất, sáp nhập theo con đường thôn tính công ty mà mới
chỉ quy định các hình thức hợp nhất, sáp nhập dựa trên sự thỏa thuận, vì vậy để tiến
hành hợp nhất, sáp nhập thì trong hồ sơ tiến hành thủ tục là hợp đồng hợp nhất, sáp

nhập. Đối với trường hợp mua lại toàn bộ công ty thì sẽ không thể có loại hợp đồng
này. Vì vậy, việc thực hiện hợp nhất, sáp nhập trên chỉ đơn giản là hợp nhất, sáp
nhập về mặt tài sản giữa công ty mua và công ty bị mua lại và thủ tục tiến hành sẽ
khác so với quy định tại điều 152. 153 LDN 2005. Theo đó thủ tục như sau: Đối với
công ty bị mua: tiến hành thủ tục đóng mã số thuế[18]. Đối với công ty mua: sau khi

21


×