Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

Mối liên quan của đa hình đơn nucleotide APOE rs429358 và rs7412 tới rối loạn chuyển hóa lipid máu ở trẻ em nam tại một số trường tiểu học Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 77 trang )

Khóa luận tốt nghiệp
Nội

Đại học Sư phạm Hà

MỤC LỤC
Trang
PHẦN I. MỞ ĐẦU.............................................................................................................................. 1

1. Đặt vấn đề ........................................................................................................1
1.1. Lý do chọn đề tài ...........................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................2
1.3. Nội dung nghiên cứu......................................................................................3
2. Tổng quan tài liệu ...........................................................................................3
2.1. Tổng quan về lipid và rối loạn chuyển hóa lipid............................................3

2.1.1. Lipid và chuyển hóa lipid trong cơ thể ..................................................................................................3
2.1.1.1. Vai trò của lipid...............................................................................................................................3
2.1.1.2. Đặc tính của lipid.............................................................................................................................4
2.1.1.3. Dạng tồn tại của lipid trong cơ thể.................................................................................................4
2.1.1.4. Lipoprotein......................................................................................................................................6
2.1.1.5. Chuyển hóa lipid trong cơ thể.........................................................................................................7
2.1.2. Đại cương rối loạn chuyển hóa lipid máu..............................................................................................9
2.1.2.1. Định nghĩa.......................................................................................................................................9
2.1.2.2. Phân loại..........................................................................................................................................9
2.1.2.3. Nguyên nhân.................................................................................................................................10
2.1.2.4. Điều trị ..........................................................................................................................................12

2.2. Đại cương về gen đa hình Apolipoprotein E ...............................................13

2.2.1. Vị trí......................................................................................................................................................14


2.2.3. Cấu trúc chung......................................................................................................................................14
2.2.4. Gen APOE là một gen đa hình đơn nucleotide.....................................................................................15
2.2.5. SNP rs429358 và rs7412 trên gen APOE..............................................................................................16
2.2.6. Vai trò của APOE trong chuyển hóa lipid ............................................................................................16

2.3. Các nghiên cứu mối liên quan của gen APOE SNP rs429358 và rs7412 tới
rối loạn chuyển hóa lipid.....................................................................................18

2.3.1. Một số nghiên cứu trên đối tượng người trưởng thành.....................................................................18
2.3.2. Một số nghiên cứu trên đối tượng trẻ em...........................................................................................19

PHẦN II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................21

1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................21
2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu................................................................21
2.1. Thời gian nghiên cứu....................................................................................21
2.2. Địa điểm nghiên cứu....................................................................................21
3. Vật liệu nghiên cứu........................................................................................21
3.1. Trang thiết bị................................................................................................22
3.2. Hóa chất .......................................................................................................22
Trần Thị Khánh Huyền

1

Khoa Sinh học


Khóa luận tốt nghiệp
Nội


Đại học Sư phạm Hà

4. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................23
4.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn chuyển hóa lipid máu..................................23
4.2. Thiết kế nghiên cứu......................................................................................23
Sử dụng nghiên cứu bệnh chứng (case - control study) để tìm hiểu mối liên hệ
giữa gen đa hình APOE rs429358 và rs7412 với RLCHLM..............................23
4.3. Cỡ mẫu và quy trình chọn mẫu....................................................................23
4.3.1. Cỡ mẫu cho nghiên cứu bệnh chứng...................................................................................................23
4.3.2. Quy trình chọn mẫu..............................................................................................................................24

4.4. Các phương pháp thu thập thông tin............................................................24
4.4.1. Phương pháp tính tuổi.........................................................................................................................24
4.4.2. Phương pháp đo chiều cao đứng.........................................................................................................25
4.4.3. Phương pháp xác định cân nặng..........................................................................................................25
4.4.4. Phương pháp tính chỉ số khối cơ thể...................................................................................................26
4.4.5. Phương pháp đo vòng eo, vòng mông.................................................................................................26
4.4.6. Phương pháp phỏng vấn thu thập thông tin........................................................................................26

4.5. Xét nghiệm sinh hóa máu.............................................................................27
4.6. Sai số và khống chế sai số............................................................................28
4.7. Các phương pháp sinh học phân tử..............................................................28
4.7.2. Phương pháp xác định kiểu gen...........................................................................................................28

4.8. Phương pháp điện di ....................................................................................31
4.8.1. Phương pháp điện di trên gel agarose.................................................................................................31
4.8.1. Phương pháp điện di trên gel polyacryamide .....................................................................................32

4.9. Phương pháp xử lý số liệu............................................................................34
5. Đạo đức trong nghiên cứu............................................................................35

PHẦN III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................................................................. 36

1. Kết quả xác định kiểu gen bằng phương pháp RFLP – PCR...................36
2. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu...................................................................39
3. Tỷ lệ kiểu gen và alen của đa hình APOE rs429358 và rs7412 ở học sinh
nam tại một số trường tiểu học Hà Nội...........................................................40
4. Phân tích các biến liên quan đến rối loạn chuyển hóa lipid máu theo kiểu
gen của đa hình APOE .....................................................................................44
4.1. Phân tích các biến liên quan đến rối loạn chuyển hóa lipid máu theo kiểu
gen của đa hình APOE trên từng SNP................................................................44
4.2. Phân tích các biến liên quan đến rối loạn chuyển hóa lipid máu theo kiểu
gen của đa hình APOE trên cả 2 SNP rs429358 và rs7412.................................45

Trần Thị Khánh Huyền

2

Khoa Sinh học


Khóa luận tốt nghiệp
Nội

Đại học Sư phạm Hà

5. Phân tích ảnh hưởng của đa hình APOE đối với nguy cơ mắc rối loạn
chuyển hóa lipid máu ở trẻ em nam tại một số trường tiểu học Hà Nội......46
5.1. Phân tích ảnh hưởng của đa hình APOE rs 429358 đối với nguy cơ mắc rối
loạn chuyển hóa lipid máu ở trẻ em trẻ em nam tại một số trường tiểu học Hà
Nội.......................................................................................................................46

5.1.1. Phân tích đơn biến ảnh hưởng của đa hình APOE rs429358 đối với nguy cơ mắc rối loạn chuyển hóa
lipid máu ở đối tượng nghiên cứu..................................................................................................................46
5.1.2. Phân tích đa biến ảnh hưởng của đa hình APOE rs429358 đối với nguy cơ mắc rối loạn chuyển hóa
lipid máu ở trẻ em nam tại các trường tiểu học Hà Nội................................................................................48

5.2. Phân tích ảnh hưởng của đa hình APOE rs7412 đối với nguy cơ mắc rối
loạn chuyển hóa lipid máu ở trẻ em nam tại một số trường tiểu học Hà Nội.....50
5.2.1. Phân tích đơn biến ảnh hưởng của đa hình APOE rs7412 đối với nguy cơ mắc bệnh rối loạn chuyển
hóa lipid máu trên đối tượng nghiên cứu......................................................................................................50

5.3. Phân tích đơn biến ảnh hưởng kết hợp của hai SNP rs429358 và rs7412 trên
gen APOE đối với nguy cơ mắc bệnh rối loạn chuyển hóa lipid máu ở trẻ em
nam tại một số trường tiểu học Hà Nội...............................................................51
5.3.1. Phân tích đơn biến ảnh hưởng của đa hình APOE đối với nguy cơ mắc bệnh rối loạn chuyển hóa
lipid máu ở trẻ em tiểu học Hà Nội................................................................................................................51
5.3.2. Phân tích đa biến ảnh hưởng của đa hình APOE rs429358 và rs7412 đối với nguy cơ mắc bệnh rối
loạn chuyển hóa lipid máu ở học sinh tiểu học Hà Nội..................................................................................53

PHẦN IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................................... 58

1. Kết luận .........................................................................................................58
Nghiên cứu của chúng tôi thu được một số kết quả như sau:.......................58
2. Kiến nghị........................................................................................................58
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................................. 59

[21] C. Garcés, M. Benavente, H. Ortega, R. Rubio, M. A. Lasunción,
F. Rodríguez Artalejo, J. F. Pardo and M. De Oya (2002), “Influence of
Birth Weight on the Apo E Genetic Determinants of Plasma Lipid Levels in
Children”, Pediatric Research 52, pp 873–878...............................................60
[37] KATAN MB, GRUNDY SM, JONES P, LAW M, MIETTINEN T, PAOLETTI R (2003),

“EFFICACY AND SAFETY OF PLANT STANOLS AND STEROLS IN THE MANAGEMENT
OF BLOOD CHOLESTEROL LEVELS”, MAYO CLIN PROC 78 (8), PP 965-78..................62
[46] M. ERDOGAN , Z. EROGLU, C. BIRAY , M. KARADENIZ , S. CETINKALP , B.
KOSOVA ,C. GUNDUZ , N. TOPCUOGLU, G. OZGEN, C. YILMAZ (2009). “THE
RELATIONSHIP OF THE APOLIPOPROTEIN E GENE POLYMORPHISM TURKISH TYPE

Trần Thị Khánh Huyền

3

Khoa Sinh học


Khóa luận tốt nghiệp
Nội

Đại học Sư phạm Hà

2 DIABETIC PATIENTS WITH AND WITHOUT NEPHROPATHY”, J ENDOCRINOL
INVEST 219.................................................................................................................................... 63

Trần Thị Khánh Huyền

4

Khoa Sinh học


Khóa luận tốt nghiệp
Nội


Đại học Sư phạm Hà

PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
1.1. Lý do chọn đề tài
Từ những năm cuối của thế kỉ XX, các bệnh rối loạn chuyển hóa đã
trở thành một trong những mục tiêu điều trị trọng tâm của y học [2], trong
đó rối loạn chuyển hóa lipid máu là (RLCHLM) nguyên nhân trực tiếp của
nhiều bệnh nguy hiểm như đái tháo đường, tăng huyết áp, đột quỵ, tai biến
mạch máu não, gan nhiễm mỡ và đặc biệt là các bệnh tim mạch...
Điều đáng lo ngại là tỷ lệ mắc RLCHLM ở trẻ em đang ngày một gia tăng,
tỉ lệ thuận với tỉ lệ trẻ thừa cân, béo phì đặc biệt là ở các thành phố lớn. Một
nghiên cứu ở trẻ em 4 - 9 tuổi tại một số trường quận Hoàn Kiếm, Hà Nội cho
thấy tỷ lệ trẻ thừa cân béo phì có tăng triglyceride (TG) máu là 30,7%; tăng
cholesterol tổng số (Cholesterol Total, CT) là 15,3%; tăng lipoprotein tỉ trọng
thấp - cholesterol (Low Density Lipoprotein - Cholesterol, LDL-C) là 12,6%
và giảm lipoprotein tỉ trọng cao - cholesterol (High Density Lipoprotein
-Cholesterol, HDL-C) là 5,3% [12]. Nghiên cứu của Yoshinaga và cs (2005) ở
Nhật Bản cho thấy tỷ lệ trẻ thừa cân - béo phì có tăng TG máu là 31% [51].
Nguyên nhân gây RLCHLM có thể là nguyên phát (do gen di truyền) hoặc
thứ phát (do thói quen ăn uống, sinh hoạt và hoạt động thể lực). Nguyên nhân
nguyên phát gây ra do một hoặc nhiều gen đột biến làm tổng hợp quá mức
hoặc đào thải ít TG hay cholesterol hoặc tổng hợp không đủ hay đào thải quá
mức HDL. Những rối loạn tiên phát là nguyên nhân hàng đầu gây rối loạn lipid
máu ở trẻ em, do đó nếu được phát hiện và can thiệp sớm có thể ngăn ngừa
được nguy cơ mắc bệnh tim mạch khi trưởng thành [3].
Những nghiên cứu gần đây đã cho thấy có tới 95 locus gen độc lập có liên
quan đến các chỉ số lipid máu ở người trưởng thành [25]. Tuy nhiên, đã có nhiều
nghiên cứu chỉ ra rằng sự ảnh hưởng gen đến RLCHLM không đồng nhất giữa

các dân tộc khác nhau, ở độ tuổi và giới tính khác nhau… Một trong những gen
được nghiên cứu khá nhiều về mối liên quan với RLCHLM ở trẻ em là gen
Trần Thị Khánh Huyền

1

Khoa Sinh học


Khóa luận tốt nghiệp
Nội

Đại học Sư phạm Hà

ApolipoproteinE (APOE). Theo Emmi Tikkanen và cộng sự, sự có mặt của alen
E4 có khả năng làm tăng mức LDL-C, TC và TG huyết tương (P < 0,001), đồng
thời làm giảm lượng HDL-C ở trẻ từ 3 đến 6 tuổi [25]. Khi nghiên cứu ở trẻ em
béo phì Bồ Đào Nha (2009), Henrique Nascimento và cộng sự cũng chỉ ra rằng
những trẻ mang alen E4 có giá trị TC, LDL-C, apo B cao hơn đáng kể, đồng thời
có mức TG cao nhất và giá trị HDL-C, apo AI thấp nhất [36]. Bên cạnh đó,
nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng các bé trai thường có xu hướng mắc RLCHLM
cao hơn so với các bé gái trong độ tuổi từ 6- 11 tuổi [30],[36] cho thấy ngoài
yếu tố di truyền, RLCHLM còn chịu ảnh hưởng của một số yếu tố khác trong đó
có giới tính.
Mặt khác, RLCHLM ở trẻ em nếu không được phát hiện, ngăn chặn và
chữa trị sớm có thể dẫn đến mắc các bệnh tim mạch và hội chứng chuyển hóa
(HCCH) ở giai đoạn trưởng thành. Do đó, việc phát hiện các gen có liên quan
tới nguy cơ mắc RLCHLM ở trẻ em có thể giúp cảnh báo, đề phòng mắc bệnh,
can thiệp kịp thời, ngăn ngừa sự xuất hiện các biến chứng và cải thiện nguy cơ
tim mạch trong tương lai.

Tại Việt Nam, hiện nay đã có một số nghiên cứu về gen APOE nhưng chủ
yếu là trên bệnh Alzheimer ở người trưởng thành [7], [13] nhưng các nghiên cứu
về ảnh hưởng của gen APOE đến RLCHLM trên đối tượng trẻ em vẫn còn hạn
chế. Do vậy, để có thêm những dữ liệu về gen liên quan đến RLCHLM ở trẻ em
Việt Nam, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu: “Mối liên quan của đa hình đơn
nucleotide APOE rs429358 và rs7412 tới rối loạn chuyển hóa lipid máu ở trẻ
em nam tại một số trường tiểu học Hà Nội”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định tần số alen, sự phân bố kiểu gen của đa hình đơn nucleotide
(Single nucleotde polymorphism, SNP) rs429358 và rs7412 nằm trên gen APOE
ở trẻ em nam tại một số trường tiểu học Hà Nội.
- Phân tích mối liên quan của từng SNP rs429358 và rs7412 trên gen
APOE với RLCHLM ở trẻ em nam tại một số trường tiểu học Hà Nội.
- Phân tích ảnh hưởng kết hợp của 2 SNP rs429358 và rs7412 trên gen
APOE với RLCHLM ở trẻ em nam tại một số trường tiểu học Hà Nội.

Trần Thị Khánh Huyền

2

Khoa Sinh học


Khóa luận tốt nghiệp
Nội

Đại học Sư phạm Hà

1.3. Nội dung nghiên cứu
- Sử dụng phương pháp đa hình chiều dài cắt giới hạn đoạn gen khuếch

đại (Restriction Fragment Length Polymorphism - Polymerase Chain
Reaction, RFLP - PCR) để xác định kiểu gen của các đối tượng nghiên cứu,
từ đó xác định sự phân bố alen và kiểu gen của SNP rs429358 và rs7412 trên
gen APOE ở nhóm trẻ mắc RLCHLM (nhóm bệnh) và nhóm trẻ có các chỉ số
lipid máu ở mức bình thường (nhóm chứng) theo tiêu chuẩn chẩn đoán của
chương trình giáo dục quốc gia về cholesterol (National Cholesteron
Education Program, NCEP) [4].
- Nghiên cứu bệnh chứng xác định mối liên quan của SNP rs429358 và
rs7412 trên gen APOE ở các mô hình di truyền khác nhau với RLCHLM ở trẻ.
- Phân tích tương tác của 2 SNP rs429358 và rs7412 trên gen APOE với
RLCHLM ở trẻ em nam tại một số trường tiểu học Hà Nội.
2. Tổng quan tài liệu
2.1. Tổng quan về lipid và rối loạn chuyển hóa lipid
2.1.1. Lipid và chuyển hóa lipid trong cơ thể
2.1.1.1. Vai trò của lipid
Lipid là nguồn năng lượng trực tiếp cho cơ thể, 1g lipid khi bị đốt cháy
trong cơ thể sẽ cung cấp 9,3kcal. Với khẩu phần ăn hợp lý, lipid tham gia cung
cấp 25-30% năng lượng cơ thể. Lipid được oxy hóa để tạo năng lượng tại các tế
bào cơ thể dưới dạng acetyl coenzym A. Riêng tại gan, một lượng nhỏ acetyl
coenzym A được chuyển thành các thể ketone (acetoacetate, β-hydroxybutyrate
và acetone).
Lipid là nguồn năng lượng dự trữ lớn nhất trong cơ thể dưới dạng TG tại
mô mỡ. Mô mỡ chiếm khoảng 15-20% khối lượng cơ thể ở người trưởng thành.
Ở trạng thái bình thường, khối lượng mỡ thay đổi theo tuổi, giới và chủng tộc.
Lipid tham gia cấu trúc cơ thể và một số hoạt chất sinh học quan trọng như:

phospholipid tham gia cấu trúc màng tế bào và là tiền chất của prostaglandin và
leucotrien; cholesterol cần cho sự tổng hợp acid mật, các hormon steroid thượng
thận và sinh dục; mô mỡ đệm dưới da và bọc quanh các phủ tạng.
Trần Thị Khánh Huyền


3

Khoa Sinh học


Khóa luận tốt nghiệp
Nội

Đại học Sư phạm Hà

2.1.1.2. Đặc tính của lipid
Về tính chất lý học: các lipid đều có tỷ trọng nhẹ hơn nước, không tan
trong nước, có khả năng liên kết với protein huyết tương để thành lipoprotein có
tỉ trọng khác nhau (từ 0,9 đến 1,2).
Về tính chất hoá học: Cấu tạo hóa học của lipd gồm 2 nhóm chức là nhóm
rượu (-OH) có thể thực hiện được phản ứng ester hóa với các acid béo và nhóm
(-COOH) gắn với một chuỗi dài hydratcarbon với số nguyên tử carbon chẵn. Từ
đó, lipd được chia làm 2 loại là acid béo no (không chứa liên kết kép trong chuỗi
hydrocarbon) và acid béo không no (chứa liên kết kép trong chuỗi hydrocarbon).
2.1.1.3. Dạng tồn tại của lipid trong cơ thể
Dựa vào cấu tạo hóa học, lipid trong cơ thể gồm 3 nhóm chính, bao gồm:
- Triglyceride: là các este không tích điện của glycerol, có công thức cấu
tạo chung như hình 1.1. R1, R2, R3 là mạch cacbon của các acid béo tương
ứng (Hình 1.1). Các acid béo này có thể giống hoặc khác nhau. Trong tự
nhiên thường gặp các loại TG hỗn hợp (có chứa 3 loại acid béo khác nhau
trong phân tử) [4].

Hình 1.1. Cấu trúc phân tử triglyceride [3][7]
- Phospholipid: là các este của rượu đa chức với các axit béo và có gốc axit

phosphoric cùng với những base N đóng vai trò là những nhóm phụ bổ sung.
Trong thành phần của phospholipid thường có một gốc axit phosphoric, tuy
nhiên ở một vài loại inozitphospholipid lại có 2 gốc axit phosphoric. Các base N
của phospholipid cũng rất khác nhau, thường gặp nhất là dẫn xuất của
Trần Thị Khánh Huyền

4

Khoa Sinh học


Khóa luận tốt nghiệp
Nội

Đại học Sư phạm Hà

etanolamin (colin và serin). Dựa vào nhóm rượu đa chức người ta chia
phospholipid

làm

3

loại

glycerophospholipid,

inozitphospholipid,




sphingolipid (Hình 1.2).

Hình 1.2. Cấu trúc các dạng của phospholipid. (A): Cấu trúc của
glycerophospholipid; (B): Cấu trúc của inozitphospholipid; (C): Cấu
trúc của sphingolipid [3] [7]
- Cholesterol:



các

sterol,



bản

chất



dẫn

xuất

của

cyclopentanoperhydrophenantren gồm 3 vòng 6 cạnh và 1 vòng 5 cạnh, nhóm
phân cực (-OH) ở C3, phần không phân cực là bộ khung hydrocarbon các vòng

và chuỗi hydrocarbon ở C17 (Hình 1.3). Cholesterol được tổng hợp chủ yếu trong
gan nhưng cũng có nhiều trong mô thần kinh, máu, tinh trùng, lớp mỡ dưới da…

Hình 1.3. Cấu trúc phân tử cholesterol [4]
Trần Thị Khánh Huyền

5

Khoa Sinh học


Khóa luận tốt nghiệp
Nội

Đại học Sư phạm Hà

2.1.1.4. Lipoprotein
* Cấu trúc: Lipoprotein là sự kết hợp của lipid và protein. Trong đó,
protein đặc hiệu trong thành phần của lipoprotein được gọi là apolipoprotein hay
apoprotein (apo).
Phần lõi của lipoprotein là TG cùng với cholesterol este hóa không phân
cực, xung quanh được bao bọc bởi phần vỏ phân cực, ưa nước bao gồm
phospholipid, cholesterol tự do và các loại apo nhất định (hình 1.4).

Hình 1.4. Cấu trúc của lipoprotein [64][67]
Hầu hết lipoprotein được tạo thành ở gan, vì hầu như toàn bộ mỡ trong máu
do gan sản xuất, trừ TG của chylomicron là do hấp thu từ ruột. Gan cũng chính
là nơi sản xuất protein chuyển chở lipid, gọi là apo-protein.
* Phân loại: Dựa vào nồng độ TG trong máu, lipoprotein được chia làm
các loại khác nhau do lipoprotein chứa nhiều TG có tỷ trọng thấp, lipoprotein

chứa ít TG sẽ có tỉ trọng cao [10], cụ thể là:
- Chylomicron (CM): trong thành phần chứa khoảng 84 - 87% là TG, là
loại lipoprotein có kích thước lớn nhất (từ 0,01 đến 0,1 mm), được tổng hợp ở
ruột non, chủ yếu vận chuyển mỡ từ niêm mạc ruột đến gan [11].
- Lipoprotein tỷ trọng rất thấp (Very low density lipoprotein, VLDL):
chứa 50 - 60% là TG [11]. Được tổng hợp trong gan, có vai trò vận chuyển TG
và cholesterol đến mô xung quanh.

Trần Thị Khánh Huyền

6

Khoa Sinh học


Khóa luận tốt nghiệp
Nội

Đại học Sư phạm Hà

- Lipoprotein tỷ trọng thấp (Low Density Lipoprotein, LDL): chuyên
chở phần lớn lượng cholesterol có trong máu, cung cấp cholesterol cho các
tế bào ngoại biên. Sự liên kết giữa LDL và các thụ thể bề mặt của các tế bào
có ảnh hưởng đến việc kiểm soát và điều chỉnh nồng độ cholesterol máu.
Cholesterol kết hợp với LDL được ký hiệu là LDL-C là dạng cholesterol gây
hại cho cơ thể, chúng vận chuyển cholesterol thấm vào thành mạch máu.
Nồng độ LDL-C cao liên hệ với tăng nguy cơ bệnh tim mạch. Vì vậy, LDL-C
được coi là cholesterol xấu.
- Lipoprotein tỷ trọng trung gian (Intermediate Density Lipoprotein, IDL):
có tỷ trọng trung gian giữa VLDL và LDL. IDL được tạo thành từ VLDL, sau

đó một số được giữ lại ở gan, số còn lại ở hệ tuần hoàn và chịu sự phân hủy tiếp
tục của các TG để chuyển thành LDL.
- Lipoprotein tỷ trọng cao (High Density Lipoprotein, HDL): Nồng độ
HDL tỷ lệ nghịch với nồng độ TG, với khối lượng cơ thể; HDL tăng ở người
hoạt động thể thao, năng vận động và giảm ở những người bị đái tháo đường,
suy thận [6]. Là lipoprotein phóng thích cholesterol, được tổng hợp cả ở tế bào
ruột và gan, một phần được hình thành do chuyển hóa của VLDL trong máu
ngoại vi. Có khoảng 1/3 đến 1/4 cholesterol máu được vận chuyển bởi HDL.
Cholesterol kết hợp với HDL được ký hiệu là HDL - C là một dạng cholesterol
có lợi cho cơ thể, chúng chống lại quá trình xơ mỡ động mạch bằng cách mang
cholesterol dư thừa ứ đọng từ trong thành mạch máu trở về gan.
2.1.1.5. Chuyển hóa lipid trong cơ thể
Quá trình chuyển hóa lipid trong cơ thể được chia thành hai con đường,
ngoại sinh và nội sinh, phụ thuộc phần lớn vào nguồn gốc của lipid trong cơ thể.

Trần Thị Khánh Huyền

7

Khoa Sinh học


Khóa luận tốt nghiệp
Nội

Đại học Sư phạm Hà

Hình 1.5. Sự chuyển hóa lipid trong cơ thể [21]
* Con đường ngoại sinh
Gọi là ngoại sinh vì các lipid, bao gồm triglyceride, phospholipid và

cholesterol được đưa từ bên ngoài (thức ăn, thức uống) để vào cơ thể. Sau khi
chúng ta ăn chất béo (mỡ), TG và cholesterol được hấp thu vào tế bào niêm
mạc ruột non dưới dạng acid béo và cholesterol tự do. Những chất béo này liên
kết với apoB-48 trong CM. Những CM mới ra đời được tiết ra từ các tế bào
biểu mô ruột vào mạch bạch huyết tới gan vào máu và cuối cùng là các mô
trong cơ thể, trong đó mô mỡ là nơi tiếp nhận chính. Tại mô, CM được thủy
phân thành các acid béo tự do và glycerol nhờ enzyme lipoprotein lipase (LPL)
trên bề mặt tế bào nội mạc mao mạch. 70 - 80 % TG trong CM được thủy
phân, phóng thích ra acid béo tự do và glycerol đi vào tế bào cơ và tham gia
vào quá trình sinh năng lượng, một phần đi vào các tế bào mỡ và tái tạo lipid
dự trữ. CM mất dần TG và mất apoC trả về cho HDL rồi trở thành CM dư có
thành phần cholesterol este cao hơn TG được vận chuyển về tế bào gan. Tế bào
gan hấp thụ các CM dư nhờ các receptor đặc hiệu. Thời gian tồn tại của CM rất
ngắn chỉ vài phút trong huyết tương (gây màu trắng sữa). Tại gan, cholesterol
được chuyển thành acid mật, muối mật và đào thải theo đường mật xuống ruột
non, một phần CT và TG tham gia tạo VLDL. VLDL rời gan vào hệ tuần hoàn
để bắt đầu con đường vận chuyển hay chuyển hoá lipid nội sinh [14] [28].
Trần Thị Khánh Huyền

8

Khoa Sinh học


Khóa luận tốt nghiệp
Nội

Đại học Sư phạm Hà

* Con đường nội sinh

Phần lớn cholesterol và một số TG có nguồn gốc tại gan do đó chúng sẽ
được chuyển hóa theo con đường nội sinh dưới dạng VLDL. Các lipoprotein sẽ
vận chuyển lipid theo những con đường khác nhau, cụ thể là VLDL, IDL, LDL
vận chuyển cholesterol từ gan tới các tế bào ngoại biên; còn HDL thì ngược lại,
chúng sẽ vận chuyển cholesterol từ tế bào ngoại biên về gan để oxi hóa và đào
thải ra ngoài theo đường mật.
TG đóng vai trò quan trọng trong vận chuyển năng lượng từ thức ăn vào
trong tế bào và được vận chuyển chủ yếu trong các tiểu thể CM và VLDL. CM
được cấu tạo ở ruột từ acid béo trong thức ăn được hấp thụ qua tĩnh mạch cửa
vào gan và qua ống bạch mạch ngực vào đại tuần hoàn để chuyển năng lượng từ
thức ăn và mô mỡ. VLDL được tổng hợp ở gan, từ kho dự trữ mỡ và
carbohydrat của gan. VLDL cũng làm nhiệm vụ chuyển năng lượng vào tế bào.
Phần còn lại chuyển hóa thành LDL cung cấp cholesterol cho nhu cầu tế bào.
Phần LDL thừa sẽ được tập trung về gan và lượng cholesterol trong LDL này sẽ
được giải phóng đào thải qua mật. HDL cũng được tổng hợp ở gan và ruột non,
làm nhiệm vụ vận chuyển ngược cholesterol từ các mô về gan.
2.1.2. Đại cương rối loạn chuyển hóa lipid máu
2.1.2.1. Định nghĩa
RLCHLM là tình trạng tăng cholesterol và triglyceride một cách bất
thường, hoặc giảm nồng độ HDL-C, giảm nồng độ LDL-C làm tăng nguy cơ
mắc các bệnh tim mạch.
Hiện nay có 2 định nghĩa về RLCHLM được công nhận rộng rãi là định
nghĩa của WHO và của chương trình giáo dục quốc gia về cholesterol (National
Cholesteron Education Program, NCEP) [4],[16],[27].
2.1.2.2. Phân loại
Bảng 1.1. Phân loại rối loạn lipid máu theo NCEP [27]
Loại Lipid
LDL-C

Trần Thị Khánh Huyền


mmol/l
<2,6
2,6-3,3

mg/dl
<100
100-129
9

Phân loại
Tối ưu
Gần tối ưu

Khoa Sinh học


Khóa luận tốt nghiệp
Nội

TC
HDL-C

TG

Đại học Sư phạm Hà

3,4-4,1
4,2-4,9
< 4,9

<5,2
5,2-6,2
< 6,2
<1,0
>1,6
<5,2
5,2-10,2
10,3-26
>26

130-159
160-189
<190
<200
200-239
>240
<40
>60
<200
200-399
400-1000
>1000

Giới hạn cao
Cao
Rất cao
Mong muốn
Giới hạn cao
Cao
Thấp

Cao
Bình thường
Giới hạn cao
Cao
Rất cao

Có 2 cách phân loại chính để phân loại RLCHLM là phân loại theo rối loạn
thàn phần lipid máu của Degenes [5] và phân loại theo Fredrickson/ phân loại
quốc tế dựa trên cơ sở tăng lipoprotein [13], [24].
Hiện nay, cách phân loại mới nhất và được sử dụng rộng rãi nhất là theo
NCEP [27]. Cách phân loại này cho biết sự thay đổi các thành phần lipid máu
gây xơ vữa động mạch và các thành phần lipid máu làm giảm xơ vữa động
mạch, đồng thời cũng cho biết mức độ rối loạn của các thành phần trên thông
qua việc xác định đầy đủ các thông số sau khi ăn từ 9-12 giờ (Bảng 1.1).
2.1.2.3. Nguyên nhân
Nguyên nhân gây RLCHLM có thể do yếu tố di truyền (nguyên nhân
nguyên phát) hoặc do các yếu tố bên ngoài như lối sống, chế độ ăn uống, chế độ
làm việc (nguyên nhân thứ phát).
* Nguyên nhân nguyên phát: RLCHLM là một dạng bệnh di truyền
hiếm gặp do sự ảnh hưởng của các gen như APOA5, APOB, APOE... Một hoặc
nhiều gen bị đột biến sẽ gây ra sự tăng quá mức hoặc giảm đào thải TG, LDLC. Một số trường hợp phát hiện có rối loạn di truyền gây giảm các yếu tố tham
gia chuyển hóa lipoprotein máu như: Giảm lipoprotein lipase (LPL) gây giảm
thủy phân TG, hoặc giảm Apo-CII (đồng yếu tố của LPL) dẫn đến giảm hoạt
tính của LPL. Hoặc giảm enzyme hepatic triglyceride lipase dẫn đến giảm thủy
phân TG trong IDL, gây tăng IDL. Các rối loạn nguyên phát là nguyên nhân
chủ yếu gây ra RLCHLM máu ở trẻ em. Tuy nhiên, theo nghiên cứu liên tục

Trần Thị Khánh Huyền

10


Khoa Sinh học


Khóa luận tốt nghiệp
Nội

Đại học Sư phạm Hà

của Emi và cộng sự trong 42 năm (3 - 45 tuổi) trên 2443 đối tượng cho thấy
hầu hết các gen có liên quan đến RLCHLM đều có ảnh hưởng khác nhau ở các
độ tuổi khác nhau (Hình 1.6) [25].

Hình 1.6. Ảnh hưởng khác nhau của các gen tới chỉ số HDL-C (trái) và LDL-C
(phải) trong các độ tuổi khác nhau. Màu sắc và kí hiệu * khác nhau
biểu thị giá trị P khác nhau. (*: P < 0,05; **: P < 0,01; ***: P <
0,001) [25]
Xét gen HNF41 tại SNP rs1800961 cho thấy người có kiểu gen mang alen
T có nồng độ HDL-C thấp hơn và LDL-C cao hơn so với người không mang
alen T nhưng alen này ít hoặc không ảnh hưởng tới trẻ từ 3-6 và 6-9 tuổi. Mặt
khác, đa hình SNP rs629301 trên gen SORT1 gây ảnh hưởng lớn tới chỉ số LDLC và TC ở độ tuổi từ 9 – 45 tuổi mà không hề có ảnh hưởng tới trẻ từ 3-6 tuổi.
Ngược lại, đa hình ABCA1 rs1883025 gây tăng TC và giảm HDL-C rõ rệt ở trẻ
từ 3-6 và từ 6-9 tuổi nhưng không ảnh hưởng tới 2 chỉ số này ở người trưởng
thành. Như vậy, để có thể đánh giá được ảnh hưởng của các yếu tố di truyền tới
RLCHLM, cần phải nghiên cứu ở các độ tuổi khác nhau hoặc thời gian nghiên
cứu thích hợp để có kết luận chính xác nhất.
* Nguyên nhân thứ phát: Có nhiều yếu tố gây nên RLCHLM thứ phát, như:
- Một số bệnh rối loạn điều hòa nội tiết liên quan đến chuyển hóa lipid như
đái tháo đường, bệnh thận gây rối loạn các hormon, cụ thể như: hormon làm
tăng thoái hóa lipid, hormon kích thích tổng hợp triglyceride [1].


Trần Thị Khánh Huyền

11

Khoa Sinh học


Khóa luận tốt nghiệp
Nội

Đại học Sư phạm Hà

- Việc sử dụng thuốc điều trị các bệnh khác: Nhiều loại thuốc làm tăng
nồng độ TG chẳng hạn như nhóm thuốc lợi tiểu thiazides, một số thuốc tim
mạch như thuốc ức chế bêta giao cảm, sulfonamides, ACE-I, NSAIDS,
azathioprine, retinoids.
- Chế độ dinh dưỡng cũng góp phần không nhỏ trong việc làm tăng khả
năng mắc RLCHLM. Một nghiên cứu trên 1062 trẻ bảy tháng tuổi trong suốt 4
năm của Leena Rask-Nissilä và cộng sự cho thấy những trẻ được can thiệp chế
độ ăn uống với chất béo chiếm từ 30% đến 35%, năng lượng hàng ngày, tỉ lệ
acid béo bão hòa/ không bão hòa đơn/ không bão hòa đa là 1:1:1, lượng
cholesterol < 200mg/ngày có hàm lượng cholesterol huyết thanh thấp hơn so với
nhóm trẻ không có sự can thiệp [17].
- Hoạt động thể lực cũng là một trong những nguyên nhân gây RLCHLM.
Ở những người lao động chân tay hoặc thường xuyên rèn luyện thể lực, cơ tim
có khả năng thích ứng tốt hơn khi gắng sức, làm giảm thiểu lượng LDL-C, đồng
thời tăng HDL-C, làm tiểu cầu ít bị kết dính nên ít có khả năng đông vón máu.
- Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như uống rượu nhiều kích thích
gan tổng hợp thêm acid béo và giảm quá trình oxy hóa acid béo làm cho gan

tăng sản xuất VLDL giàu TG hay hút thuốc lá cũng làm tăng nguy cơ lên gấp
nhiều lần. Theo ước tính của Law M thì cứ 1% nồng độ lipid máu tăng sẽ đi
cùng với tăng 2,7% nguy cơ bệnh tim mạch [40].
Tuy nhiên RLCHLM cũng có thể do nguyên nhân ngẫu nhiên như mang
thai. Trong thời gian này, hàm lượng hormone estrogen cao, kích thích gan tăng
sản xuất lipoprotein giàu TG làm cho nồng độ TG tăng dần, với nồng độ TG
máu tăng lên nhiều gấp ba lần
trong ba tháng cuối của thai
kỳ so với trước khi mang thai
[20].
2.1.2.4. Điều trị
Theo Viện tim mạch
Việt Nam, quá trình điều trị
RLCHLM cần tuân thủ
nguyên tắc chung theo sơ đồ
sau:

Trần Thị Khánh Huyền

12

Khoa Sinh học


Khóa luận tốt nghiệp
Nội

Đại học Sư phạm Hà

Hình 1.7. Sơ đồ nguyên tắc điều trị

rối loạn chuyển hóa lipid
máu [66]

Thông thường có 2 nhóm thuốc phổ biến nhất được áp dụng vào điều trị.
Nhóm thứ nhất là các thuốc nhóm fibrat làm giảm dòng acid béo về gan, làm
giảm tổng hợp VLDL, làm tăng độ thủy phân VLDL, giảm hình thành LDL nhỏ
và đặc dễ gây xơ vữa động mạch, giảm oxy hoá LDL: kết quả là giảm TG máu,
giảm VLDL và LDL, tăng HDL. Nhóm thứ hai là nhóm các thuốc statin có tác
dụng ức chế men HMG CoA reductase làm cản trở quá trình nội sinh CT trong
tế bào, làm tăng tổng hợp các thụ thể cho LDL để tăng thoái hóa LDL theo con
đường các thụ thể. Qua đó, các statin làm giảm TG máu, tăng nhẹ HDL và giảm
CT. Khi dùng thuốc giảm TG máu phải được sự chỉ định và theo dõi của bác sĩ
vì thuốc ngoài tác dụng hạ TG máu còn gây tác dụng phụ.
Tuy nhiên việc điều trị RLCHLM ở trẻ em còn nhiều tranh luận do chế độ
ăn khó áp dụng, tính an toàn và hiệu quả của việc dùng thuốc hạ lipid máu lâu
dài vẫn còn hạn chế. Theo Viện Hàn lâm Nhi khoa của Hoa Kỳ (AAP) khuyến
cáo điều trị bằng chế độ ăn cho trẻ có LDL-C > 100mg/dL.
Thuốc hạ lipid máu được chỉ định cho trẻ trên 8 tuổi và mắc một trong các
tình trạng sau:
+ Đáp ứng kém với phương pháp điều chỉnh qua chế độ ăn, LDL-C > 190
mg/dL, gia đình không có người sớm mắc các bệnh tim mạch.
+ Nếu LDL-C > 160 mg/dL, tiểu sử gia đình có người mắc bệnh tim mạch
sớm, hoặc có nhiều hơn 2 yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
+ Ngoài các yếu tố trên còn có một số các yếu tố bổ sung như hút thuốc lá,
huyết áp thấp, HDL-C thấp (< 35mg/dL), béo phì và ít hoạt động thể lực...
2.2. Đại cương về gen đa hình Apolipoprotein E
Gen đa hình Apolipoprotein E (APOE) là gen cấu trúc, tổng hợp nên
protein kí hiệu là apoE, kết hợp với chất béo, trở thành một lipoprotein. ApoE có
trong lipoprotein tỉ trọng thấp (LDL), chịu trách nhiệm một phần để loại bỏ
Trần Thị Khánh Huyền


13

Khoa Sinh học


Khóa luận tốt nghiệp
Nội

Đại học Sư phạm Hà

cholesterol trong máu qua đó ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa cholesterol,
liên quan trực tiếp đến các bệnh tim mạch. Các dạng của apoE cũng liên quan
tới tỉ lệ mắc bệnh Alzheimer, đái tháo đường type 2 [52], [58], [49].

Hình 1.8. Cấu trúc protein được tổng hợp từ đồng dạng APOE2, E3, E4 [67]
APOE là gen đa hình đơn nucleotide, trong đó hai đa hình đơn nucleotide
(SNP) rs429358 và rs7412 tại exon 4 làm phát sinh ba biến thể, được biết đến là
E2, E3, và E4 lần lượt mã hóa ba đồng dạng protein apoE2, apoE3, và apoE4;
trong đó E3 là dạng tự nhiên với tần số cao nhất trong quần thể người.
2.2.1. Vị trí
APOE nằm trên NST số 19q13.2, từ nucleotide 45 409 039 đến 45 412 650,
cùng nhóm gen liên kết với APOC1 và APOC2.

Hình 1.9. Vị trí của gen APOE trên NST19 ở người [65]
2.2.3. Cấu trúc chung
Trình tự nucleotide hoàn thiện của gen APOE bao gồm cả 856 nucleotide
gần đầu 5’ và 629 nucleotide gần đầu 3’, đồng thời xác định được tiền mRNA
được mã hóa từ gen APOE gồm 4 exon được ngăn cách bởi 3 intron. Tất cả các
intron bắt đầu bằng các nucleotide G - T và kết thúc bằng nucleotide A - G - phù

hợp với trình tự nối exon - intron ở sinh vật có nhân điển hình. Chiều dài của các

Trần Thị Khánh Huyền

14

Khoa Sinh học


Khóa luận tốt nghiệp
Nội

Đại học Sư phạm Hà

exon lần lượt là 44, 66, 193 và 860 nucleotide; độ dài các intron lần lượt là 760,
1092, và 582 nucleotide tính từ đầu 5’ đến 3’.
So sánh với trình tự trên mRNA tương ứng, các intron đầu tiên ở vùng
không mã hóa 5’ tương ứng với guanine ở vị trí -78 trên mRNA. Intron thứ 2 là
codon mã hóa cho glycine ở vị trí -4 của vùng peptide tín hiệu, tương ứng với
guanine ở vị trí -12 trên mRNA; và intron thứ 3 xảy ra ở codon mã hóa arginine
ở vị trí -61 trong protein huyết tương trưởng thành tương ứng với guanine ở vị
trí -182 ở mARN [61].
Tổng chiều dài của gen APOE và mRNA tương ứng của nó là 3597 và
1163 nucleotide, tương ứng với sản phẩm là 1 protein huyết tương [61]. Ngoài
ra có 4 chuỗi họ Alu liên kết với gen APOE: một chuỗi Alu ở cuối gen và 2
chuỗi Alu ở intron thứ 2. Kiến thức về cấu trúc của gen sẽ cho phép tiếp cận các
đặc trưng phân tử của gen APOE.
2.2.4. Gen APOE là một gen đa hình đơn nucleotide
NST số 19 có tổng chiều dài 56 044 000 bp, trong đó chứa 25 676 SNP
[61]. Phân tích các locus của gen APOE đã cho thấy mức độ đa dạng di truyển

của APOE một cách toàn diện. Bốn vùng đối mã khác nhau gồm 2 SNP phổ biến
nhất (tại các điểm 3937 và 4075) là vùng xác định các đồng dạng của APOE và
các biến thể khác tại vị trí 4036 (Arg 142 Cys) có liên quan đến tăng lipid loại
III [31]. Các biến thể khác tại vị trí 3106 (Leu 28 Pro) không liên quan tới bất kì
quá trình rối loạn lipid nào [23].
Các SNP ở khu vực lân cận đầu 5’có thế làm thay đổi biểu hiện gen và liên
quan đến bệnh Alzheimer và bệnh tim mạch [44][45][50]. Một trong số các SNP
được biết đến là -419A/T, -424C/T. Chúng có liên quan tới việc tăng nguy cơ mắc
bệnh Alzheimer nhưng lại độc lập với trạng thái của alen E4 [19], [37]. Một vùng
khác quy định các biến thể, kí hiệu là Th1/E47c hoặc -219 G/ T cũng có liên quan
tới nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và bệnh tim mạch [45]. Điều thú vị là các SNP
tại -471A/T và -427 C/T có liên quan đến một chuỗi Alu. Tuy nhiên, các SNP này
cũng được liên kết với 1 trình tự Alu xác định nhưng sự thay thế trong trình tự
Alu thường không liên quan đến chức năng và quy định của gen.

Trần Thị Khánh Huyền

15

Khoa Sinh học


Khóa luận tốt nghiệp
Nội

Đại học Sư phạm Hà

2.2.5. SNP rs429358 và rs7412 trên gen APOE

Hình 1.10. Sự khác nhau về trình tự amino acid trong phân tử protein ở các

đồng dạng của Apolipoprotein E [64]
Gen APOE gồm 195 SNP [70], trong đó hai SNP tại exon 4 (rs429358 và
rs7412) làm phát sinh ba biến thể của APOE, được biết đến là E2, E3, và alen E4,
mà lần lượt mã hóa ba đồng dạng protein (ApoE2, ApoE3, và ApoE4) khác nhau
ở trình tự amino acid ở vị trí 112 và 158 tức là cysteine- cysteine ở APOE2,
cysteine- arginine ở APOE3 và arginine- arginine ở APOE4 (Hình 1.9) [42].
2.2.6. Vai trò của APOE trong chuyển hóa lipid
ApoE được tổng hợp bởi
một số mô bao gồm gan, não,
mô cơ và động mạch. Phần
lớn các apoE được tìm thấy
trong huyết tương liên kết với
lớp lipoprotein đặc trưng và
có nguồn gốc chủ yếu từ gan.
ApoE được tham gia nhiều
bước trong quá trình cân bằng
Hình 1.11. Vai trò của ApoE với cơ thể người [69]
lipid và lipoprotein nội mô với
lipoprotein giàu TG và HDL.
ApoE cũng đóng vai trò quan trọng trong nội cân bằng chất béo trong não, động
mạch và mô mỡ thông qua quá trình tổng hợp các tế bào thần kinh đệm, các tế
bào mỡ, các đại thực bào. Ngoài ra apoE còn ảnh hưởng tới phản ứng miễn dịch
và kháng viêm, quá trình oxy hóa, sự phát triển và di cư của cơ trơn. Vì vậy,
protein đa chức năng này được cho là có ảnh hưởng tới trạng thái bình thường
và sinh lý bệnh ở nhiều mức khác nhau, được xem là chất vận chuyển lipid,
protein tín hiệu trong máu, gan và động mạch (Hình 1.10) [21].

Trần Thị Khánh Huyền

16


Khoa Sinh học


Khóa luận tốt nghiệp
Nội

Đại học Sư phạm Hà

* ApoE tham gia quá trình sản xuất lipoprotein giàu TG
ApoE cũng liên quan đến quá trình đồng hóa trong việc cân bằng VLDL
nội mô. Nồng độ apoE cao trong gan dẫn đến kết quả là sự tăng sản xuất
VLDL, TG. Khi nồng độ apoE tăng cao sẽ hoạt hóa thụ thể, giải phóng hoàn
toàn lipoprotein. Ngược lại, khi nồng độ apoE giảm sẽ kích thích tăng TG máu
(Hình 1.11).
Mặc dù tế bào gan và các tế bào Kupfer sản xuất ra apoE nhưng vai trò của
tế bào Kupffer ít được chú ý trong quá trình cân bằng VLDL nội mô [21].

Hình 1.11. Sơ đồ quá trình sản xuất lipoprotein giàu triglyceride [64]
* ApoE và cân bằng HDL nội mô
ApoE giống như Apo A-I, tương tác với ABCA1 để tạo ra các hạt HDL
mới. Các phân tử HDL cũng có thể phát sinh do sự sản sinh VLDL của tế bào
gan. Khi đó các apoE và apoC sẽ liên kết trên bề mặt của các phức hợp VLDLapoB1 để chuyển đổi thành HDL từ các phân tử giàu TG. Do đó, apoE trên HDL
giảm khi sự hấp thụ chất béo trong cơ thể tăng cao. Trên phân tử HDL chứa
apoE và apo A-I nhưng tỉ lệ apoE sẽ cao hơn apoA-I nên apoE có khả năng điều
hòa lõi trung gian mở rộng của HDL tốt hơn. Mặt khác, việc tích lũy hoặc các
biến đổi trong hoạt động của HDL dưới sự kiểm soát của protein vận chuyển
lipid huyết tương thường được tăng lên khi có apoE [21].
* Apo E trong não
Apo E đóng 1 vai trò quan trọng trong hệ thống thần kinh. Nó được sản

xuất trong các tế bào thần kinh đệm, và đóng vai trò như một protein vận chuyển
Trần Thị Khánh Huyền

17

Khoa Sinh học


Khóa luận tốt nghiệp
Nội

Đại học Sư phạm Hà

cholesterol giữa tế bào hình sao và các noron trong suốt quá trình sinh trưởng và
phát triển. Trong hệ thần kinh trung ương, ApoE được sản xuất bởi các tế bào
hình sao, có nhiệm vụ vận chuyển cholesterol tới các tế bào thần kinh thông qua
các thụ thể của apoE- một trong các thụ thể của lipoprotein mật độ thấp (LDL)
[4][5]. Điều đó cho thấy apoE có thể ảnh hưởng tới hoạt động của các tế bào
thần kinh, gây nên nguy cơ suy giảm nhận thức ở bệnh nhân Alzheimer và các
bệnh thần kinh trung ương khác.
* Apo E ảnh hưởng đến nội cân bằng trong mô mỡ
Apo E có mặt chủ yếu trong các tế bào mô mỡ và 1 phần trong các đại
thực bào. Vì khối lượng mô mỡ lớn nên hàm lượng apoE trong cơ thể tương đối
cao. Xét lượng apoE ở 2 con chuột, con chuột béo phì di truyền do thiếu apoE có
lượng mỡ cơ thể tích lũy thấp hơn và tế bào mỡ nhỏ hơn so với chuột kiểm
chứng nhưng biểu hiện dung nạp glucose cao hơn, độ nhạy cảm của insulin cũng
cao hơn. VLDL cung cấp acid béo tới các mô mỡ khác bằng cách phân giải lipid
ở lipoprotein hoặc nhập bào. Do đó, nồng độ apoE ở mô mỡ sẽ suy giảm khi
mắc bệnh béo phì và tăng ở những người ăn chay. Ảnh hưởng của apoE ở mô
mỡ tới cân bằng nội năng lượng trong cơ thể và bệnh xơ vữa động mạch đang

được tích cực nghiên cứu.
2.3. Các nghiên cứu mối liên quan của gen APOE SNP rs429358 và rs7412
tới rối loạn chuyển hóa lipid
Gen APOE được nghiên cứu khá nhiều vì nó đóng vai trò quan trọng trong
vận chuyển lipid, trao đổi chất, cũng như tham gia điều hòa miễn dịch, liên quan
trực tiếp đến hàng loạt bệnh ở người [55], [38]. Tính đến tháng 1/2015, trên cơ
sở dữ liệu HuGE (Human Genome Epidemiology) đã có 3617 bài báo công bố
các nghiên cứu về gen APOE, trong đó có 119 bài liên quan đến các bệnh động
mạch vành, 57 bài chỉ ra mối liên quan đến tăng lipid máu, 43 bài liên quan đến
tăng cholesterol, 33 bài liên quan đến tăng TG, và 29 bài liên quan đến
RLCHLM [71]. Tuy nhiên tổng hợp các nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng của gen
APOE không đồng nhất giữa các độ tuổi, quần thể người và giới tính khác nhau.
2.3.1. Một số nghiên cứu trên đối tượng người trưởng thành
(1) Năm 1994, Schachter và cộng sự đã tiến hành một nghiên cứu bệnh
chứng 338 người cao tuổi. Nghiên cứu đã chỉ ra alen E4 của APOE thúc đẩy xơ
Trần Thị Khánh Huyền

18

Khoa Sinh học


Khóa luận tốt nghiệp
Nội

Đại học Sư phạm Hà

vữa động mạch sớm, so với nhóm kiểm soát (P < 0,001), trong khi tần số của
alen E2 lại liên quan với tăng lipid máu loại III và IV (P < 0,01) [54].
(2) Nghiên cứu của Martin và cộng sự kéo dài từ năm 1999 đến năm

2000 trên 1708 đối tượng từ 35 đến 74 tuổi gồm 2 nhóm nam và nữ đã chỉ ra
ảnh hưởng của các biến thể APOE tới các chỉ số lipid. Trong đó, ở cả 2 giới,
alen E4 có xu hướng làm giảm HDL-C và tăng LDL-C so với người không
mang alen E4 [44].
(3) Năm 2004, Roberto và cộng sự tiến hành nghiên cứu mối liên quan của
đa hình APOE ở người trưởng thành giữa 2 giới nam và nữ. Nghiên cứ này được
thực hiện 2723 người trong độ tuổi từ 30 đến 62 tuổi, bao gồm: 1315 nam và
1408 nữ. Kết quả về ảnh hưởng của kiểu gen được phân tích trên cả 2 giới [57].
Trong đó:
+ Ở nam giới: người mang alen E4 có nồng độ TC cao nhất và HDL-C thấp
nhất so với người mang không mang alen E4.
+ Ở nữ giới: người mang alen E4 có nồng độ TC, LDL-C cao nhất và
HDL-C thấp nhất so với người mang không mang alen E4.
(4) Năm 2011, Richard và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu trên 166 người
trưởng thành gồm 82 nam và 84 nữ. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra sự khác biệt
về chỉ số lipid giữa 2 giới và giữa các kiểu gen [56]. Trong đó:
+ Nam giới có chỉ số HDL-C thấp hơn và LDL-C cao hơn so với nữ giới
+ Người mang alen E4 có nguy cơ mắc RLCHLM cao hơn so với người
không mang alen E4 trong kiểu gen.
2.3.2. Một số nghiên cứu trên đối tượng trẻ em
(1) Năm 1997, nghiên cứu của Palier và cộng sự trên 137 trẻ từ 6- 11 tuổi với
2 nhóm béo phì và nhóm chứng, đã chỉ ra rằng những trẻ mang alen E2 trong kiểu
gen có nguy cơ mắc RLCHLM cao hơn những trẻ không mang alen E2.
(2) Năm 2004, Nghiêm Nguyệt Thu và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu ở
348 bé gái từ 7- 9 tuổi với 2 nhóm thành thị và nông thôn. Kết quả cho thấy
những trẻ mang alen E4 có nồng độ LDL-C cao hơn những trẻ không mang
alen E4 trong kiểu gen, trong khi nồng độ HDL-C ở những trẻ mang alen E4
lại thấp hơn [50].
Trần Thị Khánh Huyền


19

Khoa Sinh học


Khóa luận tốt nghiệp
Nội

Đại học Sư phạm Hà

(3) Năm 2009, Henrique Nascimento và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu
bệnh chứng trên trẻ em béo phì ở Bồ Đào Nha, cho thấy những trẻ mang alen E4
có giá trị TC, LDL-C, apo B cao hơn đáng kể, đồng thời có mức TG cao nhất và
giá trị HDL -C và apo AI thấp nhất [33].
(4) Năm 2000, nghiên cứu của Myoung Hee Han và cộng sự trên 119 trẻ
gồm 2 nhóm: 89 trẻ béo phì và 30 trẻ bình thường cũng đã chỉ ra mối liên quan
của gen APOE tới RLCHLM. Kết quả nghiên cứu cho thấy trẻ mang alen E2 có
nồng độ TC, LDL-C thấp hơn so với tổng mẫu. Tuy nhiên với nhóm béo phì,
nồng độ LDL-C ở những trẻ mang alen E4 có xu hướng tăng cao trong khi
HDL-C có xu hướng giảm so với những trẻ không mang alen E4 [48].
(5) Nghiên cứu ảnh hưởng của trọng lượng sơ sinh trên yếu tố quyết định di
truyền apoE của lipid máu, Garces & cộng sự (2002) đã đánh giá kiểu gen
APOE và lipid huyết tương, nồng độ apolipoprotein trong 933 trẻ em (491 nam
và 442 nữ), tuổi từ 6 đến 8 năm (trung bình 6,7 năm), với trọng lượng khi sinh
đã biết. Nghiên cứu đã chỉ ra ảnh hưởng lớn của đa hình APOE tới cholesterol
tổng số (TC), LDL cholesterol (LDL -C), và mức độ apoB của cả hai giới. Sự
giảm TC, LDL-C và apoB kết hợp với alen E2 càng rõ hơn khi trọng lượng sơ
sinh thấp và có thể được giải thích bởi sự tương tác tích cực giữa cân nặng khi
sinh và alen E2 thể hiện bằng cách phân tích hồi quy tuyến tính [21].
Như vậy, các nghiên cứu đều đã chỉ ra được mối liên quan giữa đa hình

SNP rs429358 và rs7412 với RLCHLM trên các quần thể người, nhóm tuổi và
giới tính khác nhau.

Trần Thị Khánh Huyền

20

Khoa Sinh học


Khóa luận tốt nghiệp
Nội

Đại học Sư phạm Hà

PHẦN II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu được chọn ra dựa vào kết quả điều tra sàng lọc trên
7.500 trẻ em 6 - 11 tuổi tại 31 trường tiểu học của Hà Nội trong đề tài cấp sở
khoa học công nghệ, Hà Nội: “Nghiên cứu mối liên quan của gen và lối sống
đối với nguy cơ mắc bệnh béo phì ở trẻ em tiểu học Hà Nội”. 397 trẻ em nam
tiểu học từ 6 - 11 tuổi tại 30 trường tiểu học nội & ngoại thành ở Hà Nội đã
được chọn ra để tiến hành nghiên cứu.
- Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu: đối tượng thu thập đủ số liệu và
thông tin cần thiết.
- Tiêu chuẩn loại trừ trẻ khỏi nghiên cứu: đối tượng bị mắc bệnh tâm
thần; mắc các bệnh cấp tính hoặc các bệnh mãn tính như lao, nhiễm HIV/AIDS,
đang điều trị rối loạn lipid máu (hay dùng thuốc chống rối loạn lipid), hay thuốc
giảm cân.
2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

2.1. Thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 10/2013 đến tháng 4/2015.
2.2. Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu này được tiến hành tại các địa điểm sau :
- Phòng y tế của 29 trường tiểu học tại 8 quận (huyện) Hà Nội : H. Đông
Anh, Q. Thanh Xuân, H. Từ Liêm, H. Thanh Trì, Q. Hoàng Mai, Q. Hai Bà
Trưng, Q. Hoàn Kiếm, Q. Đống Đa.
- Bộ môn sinh lý người và động vật, khoa Sinh học, trường Đại học Sư phạm
Hà Nội.
- Phòng xét nghiệm mẫu máu: Bệnh viện Medlatec, 42-44 Nghĩa Dũng, Ba
Đình, Hà Nội.
- Phòng thí nghiệm di truyền phân tử, Viện vệ sinh dịch tễ trung ương, 1
Yesxanh, Hà Nội.
3. Vật liệu nghiên cứu

Trần Thị Khánh Huyền

21

Khoa Sinh học


×