Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng mô hình trường học sinh thái tại một số trường Tiểu học thuộc thị xã Phúc Yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 108 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2





TRỊNH VÂN KIỀU HOA






NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC XÂY DỰNG MÔ
HÌNH TRƢỜNG HỌC SINH THÁI TẠI MỘT SỐ
TRƢỜNG TIỂU HỌC THUỘC THỊ XÃ PHÚC YÊN





LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC











HÀ NỘI, 2013



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2





TRỊNH VÂN KIỀU HOA






NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC XÂY DỰNG MÔ
HÌNH TRƢỜNG HỌC SINH THÁI TẠI MỘT SỐ
TRƢỜNG TIỂU HỌC THUỘC THỊ XÃ PHÚC YÊN

Chuyên ngành: Sinh thái học
Mã số: 60 42 01 20



LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS. TSKH Trần Đình Lý






HÀ NỘI, 2013



LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình làm luận văn thạc sĩ, ngoài những nỗ lực của bản thân,
tôi còn nhận được sự giúp đỡ, sự động viên ủng hộ của các thầy cô, các anh
chị, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành
và sâu sắc nhất đến:
GS. TSKH Trần Đình Lý, người đã luôn tận tình hướng dẫn tôi trong
suốt quá trình nghiên cứu, chỉ bảo tôi không chỉ như một người thầy giáo
đáng kính mà thực sự thầy như một người ông mà tôi vô cùng kính trọng.
Phòng Sinh thái thực vật thuộc Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật đã
nhiệt tình giúp đỡ tôi các dụng cụ thí nghiệm để thực hiện đề tài này.
Phòng GD&ĐT Phúc Yên, trường Tiểu học Ngọc Thanh A, Tiền Châu B,
Nam Viêm đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình nghiên cứu.
Ban giám hiệu, Phòng Sau đại học và Khoa Sinh học trường Đại học Sư
phạm Hà Nội 2 đã đào tạo về kiến thức, phương pháp nghiên cứu và tạo điều

kiện để tôi được học tập, thực hiện nghiên cứu đề tài này.
TS Hoàng Nguyễn Bình và TS Hà Minh Tâm, người đã nhiệt tình truyền
đạt những kiến thức cơ bản cho tôi trong quá trình thực hiện nghiên cứu.
Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc, Phòng GD&ĐT Tam Đảo, trường THCS Tam
Đảo, bạn bè đồng nghiệp đã luôn tạo điều kiện, động viên khích lệ tôi trong
suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng, con xin được bày tỏ lòng thành kính, biết ơn sâu sắc đến Gia
đình đã luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất cho con được học hành và luôn là
điểm tựa vững chắc cho con vượt qua mọi khó khăn trong cuộc đời.
Hà Nội, ngày 01 tháng 07 năm 2013
Tác giả luận văn
Trịnh Vân Kiều Hoa



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác . Tôi cũng xin cam đoan
rằng mọi sự giúp đơ
̃
cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các
thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày 01 tháng 07 năm 2013
Tác giả luận văn





Trịnh Vân Kiều Hoa


MỤC LỤC
Trang

Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các kí hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3
5. Phƣơng pháp nghiên cứu 4
6. Những đóng góp mới của đề tài 4
Chƣơng 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 5
1.1. Một số khái niệm cơ bản 5
1.2. Tiêu chuẩn công nhận trƣờng học sinh thái 12
1.3. Những lợi ích của mô hình trƣờng học sinh thái 14
1.4. Hiện trạng và xu thế phát triển trƣờng học sinh thái 16
1.5. Khái quát chung về khu vực nghiên cứu 18
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu 22
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 22




Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 25
3.1. Thực trạng chất lƣợng môi trƣờng và giáo dục bảo vệ môi trƣờng 25
3.2. Một số đề xuất xây dựng mô hình THST 48
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 83
A. KẾT LUẬN 83
B. KIẾN NGHỊ 85
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 86

PHỤ LỤC



DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

Kí hiệu, chữ cái viết tắt
Nội dung
BĐKH
Biến đổi khí hậu
BVMT
Bảo vệ môi trƣờng
dB
Decibel
DIY
Do It Yourself - Tự làm
HS
Học sinh
GDBVMT
Giáo dục bảo vệ môi trƣờng

GV
Giáo viên
PTBV
Phát triển bền vững
TCVN
Tiêu chuẩn Việt Nam
THST
Trƣờng học sinh thái




DANH MỤC CÁC BẢNG

STT
Nội dung
Trang
1
Bảng 3.1. Diện tích bình quân/1HS ở các trƣờng tiểu học
25
2
Bảng 3.2. Hiện trạng số HS bình quân/ 1 lớp
26
3
Bảng 3.3. Diện tích phòng học bình quân/HS
26
4
Bảng 3.4. Hiện trạng sân trƣờng
27
5

Bảng 3.5. Hiện trạng tiếng ồn tại 3 trƣờng tiểu học đƣợc khảo
sát
28
6
Bảng 3.6. Độ chiếu sáng trung bình trong phòng học tháng
12/2012
31
7
Bảng 3.7. Độ chiếu sáng trung bình trong phòng học tháng
03/2013
32
8
Bảng 3.8. Độ chiếu sáng trung bình trong phòng học tháng
05/2013
32
9
Bảng 3.9. Hiện trạng nhiệt độ phòng học ở các trƣởng tiểu
học
34
10
Bảng 3.10. Hiện trạng chiều cao bàn, ghế ở trƣờng tiểu học
35
11
Bảng 3.11. Nguồn nƣớc và các hoạt động sử dụng nƣớc trong
nhà trƣờng
37
12
Bảng 3.12. Danh sách cây xanh tại các trƣờng tiểu học
40



13
Bảng 3.13. Độ che phủ cây xanh tại các trƣờng tiểu học đƣợc
khảo sát
44
14
Bảng 3.14. Đề xuất danh sách cây nên trồng tại sân trƣờng.
50
15
Bảng 3.15. Đề xuất danh sách cây xanh nên trồng trên lan can
53
16
Bảng 3.16. Đề xuất danh sách cây xanh nên trồng trong lớp
học
58
17
Bảng 3.17. Đề xuất danh sách cây trồng bổ sung
61
18
Bảng 3.18. Đề xuất dự án DIY theo từng lứa tuổi
66
19
Bảng 3.19. Đề xuất danh sách những kĩ năng sống nên đƣợc
dạy cho học sinh tiểu học.
69
20
Bảng 3.20. Đề xuất hoạt động ngoại khóa cho câu lạc bộ Môi
trƣờng
72





DANH MỤC CÁC HÌNH

STT
Nội dung
Trang
1
Hình 1.1. Lợi ích của công trình xanh
10
2
Hình 1.2. Biểu tƣợng của THST
11
3
Hình 1.3. Bản đồ hành chính thị xã Phúc Yên
19
4
Hình 3.1. Sơ đồ phòng học
27
5
Hình 3.2. Hiện trạng tiếng ồn trong giờ học
29
6
Hình 3.3. Biểu đồ hiện trạng tiếng ồn trong giờ ra chơi
29
7
Hình 3.4. Đồ thị độ sáng trung bình trong phòng học - Tháng
12/2012
33

8
Hình 3.5. Đồ thị độ sáng trung bình trong phòng học - Tháng
03/2013
33
9
Hình 3.6. Đồ thị độ sáng trung bình trong phòng học - Tháng
05/2013
33
10
Hình 3.7. Chậu trồng hoa trên lan can
56
11
Hình 3.8. Mô hình vƣờn túi
60
12
Hình 3.9. Một số sản phẩm dành cho chƣơng trình DIY
67
13
Hình 3.10. Chƣơng trình dạy kĩ năng sống cho trẻ em
68
14
Hình 3.11. Những kĩ năng sống cơ bản.
71


15
Hình 3.12. Mô phỏng “Nếu mọi ngƣời đều sống nhƣ …”
74
16
Hình 3.13. Cách tính Dấu chân sinh thái và Sức tải sinh học.

75
17
Hình 3.14. Dấu chân sinh thái của Việt Nam
76
18
Hình 3.15. Đồ thị mô tả mối tƣơng quan giữa dấu chân sinh
thái và sức tải sinh học
77
19
Hình 3.16. Mô hình lớp học tại THST
83

1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Báo cáo về Chỉ số rủi ro khí hậu toàn cầu 2011 do Germanwatch công bố
đã chỉ ra Việt Nam là một trong số năm nƣớc chịu tác động nặng nề nhất của
biến đổi khí hậu (BĐKH) trên toàn thế giới trong giai đoạn từ năm 1999 đến
2009 43. Ngày nay, những hiểm họa suy thoái môi trƣờng và BĐKH đang
ngày càng đe dọa đến sự tồn tại của loài ngƣời và các sinh vật trên khắp hành
tinh xanh. Trong Quyết định phê duyệt Chiến lƣợc Bảo vệ môi trƣờng Quốc
gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ ban
hành ngày 5/9/2012 đã nêu rõ bảo vệ môi trƣờng (BVMT) là yêu cầu sống
còn của nhân loại, là trách nhiệm của toàn xã hội, là nghĩa vụ của mọi ngƣời
dân 26. Theo kinh nghiệm từ các nƣớc tiên phong trong lĩnh vực BVMT cho
thấy rằng trong tất cả các biện pháp BVMT thì giáo dục BVMT có thể đạt đến
hiệu quả cao nhất, kinh tế và bền vững nhất.
Nhận thức rất rõ tính cấp thiết của việc giáo dục BVMT và giáo dục
BĐKH, ngay từ năm 2001 Chính phủ Việt Nam đã đƣa ra nội dung giáo dục

BVMT vào hệ thống giáo dục quốc dân 5. Năm 2012, Việt Nam đã đăng kí
tham dự Năm môi trƣờng ASEAN 2012. Với chủ đề “Nâng cao nhận thức
môi trƣờng thông qua trƣờng học sinh thái”, Năm môi trƣờng 2012 tập trung
vào vai trò của trƣờng học trong việc nâng cao nhận thức về môi trƣờng cũng
nhƣ giáo dục thế hệ trẻ về tầm quan trọng của việc BVMT và bảo tồn thiên
nhiên.
Vĩnh Phúc là một tỉnh nằm trong khu vực châu thổ sông Hồng thuộc
trung du và miền núi phía Bắc, là khu vực chuyển tiếp giữa miền núi và đồng
bằng với 3 vùng sinh thái chính: đồng bằng ở phía Nam, trung du ở phía Bắc
và vùng núi ở Tam Đảo. Thị xã Phúc Yên là một trong hai trung tâm kinh tế,
2

văn hóa, chính trị, hành chính lớn của tỉnh, có vị trí chiến lƣợc, có giao thông
thuận lợi, gần với thủ đô Hà Nội, và sân bay quốc tế Nội Bài. Thị xã Phúc
Yên còn là một trong những trung tâm công nghiệp của tỉnh.
Vấn đề nâng cao nhận thức môi trƣờng hiện nay cũng rất đƣợc nhân dân
thị xã Phúc Yên quan tâm. Việc nâng cao nhận thức của học sinh đặc biệt ở
lứa tuổi học sinh tiểu học sẽ góp phần tích cực trong việc thay đổi hành vi,
thái độ của học sinh, giáo viên trong nhà trƣờng, định hƣớng đúng đắn tới
những chủ nhân tƣơng lai của đất nƣớc, đồng thời góp phần lan tỏa rộng lớn
tới ý thức của cộng đồng.
Theo hƣớng tiếp cận giáo dục BVMT là “giáo dục về môi trƣờng, giáo
dục trong môi trƣờng, giáo dục vì môi trƣờng”, việc xây dựng trƣờng học sinh
thái với môi trƣờng xanh - sạch - đẹp, có nhiều hoạt động ngoại khóa thiết
thực chung tay BVMT là hoàn toàn phù hợp và cần thiết để thay đổi hành vi,
nâng cao nhận thức của giáo viên và học sinh.
Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu cơ sở
khoa học xây dựng mô hình trƣờng học sinh thái tại một số trƣờng tiểu
học thuộc thị xã Phúc Yên”. Nghiên cứu này cung cấp những dữ liệu để đề
xuất xây dựng mô hình trƣờng học sinh thái, góp phần nâng cao chất lƣợng

giáo dục BVMT, thực hiện hiệu quả chủ trƣờng đƣa giáo dục BVMT vào các
trƣờng tiểu học tại thị xã Phúc Yên.
2. Mục đích nghiên cứu
- Xác định cơ sở khoa học để xây dựng mô hình trƣờng học sinh thái
đảm bảo phát triển bền vững phù hợp với các điều kiện sinh thái môi trƣờng.
- Nâng cao nhận thức về BVMT cho giáo viên, nhân viên và học sinh
trong các trƣờng tiểu học, góp phần thay đổi hành vi và thái độ của cộng đồng
với vấn đề BVMT.
3

3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề sau:
- Khảo sát các điều kiện vệ sinh trong các trƣờng học thông qua một số
chỉ tiêu sau:
+ Qui mô trƣờng học.
+ Tiếng ồn, chiếu sáng, nhiệt độ trong phòng học.
+ Kích thƣớc của bàn ghế.
+ Các công trình vệ sinh khác.
- Khảo sát hiện trạng vƣờn trƣờng và các cây đƣợc trồng trong trƣờng.
+ Thống kê thành phần cây xanh.
+ Xác định các loài cây độc hại, cây không phù hợp trong trƣờng học.
+ Xác định tỉ lệ che phủ của cây xanh.
- Đƣa ra định hƣớng xây dựng trƣờng học sinh thái; xác định đƣợc danh
sách các loại cây nên trồng trong phạm vi trƣờng học và đề xuất đƣợc một số
hoạt động trong việc giáo dục BVMT.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: không gian và hiện trạng một số trƣờng tiểu học
tại thị xã Phúc Yên.
- Phạm vi nghiên cứu: chúng tôi tiến hành điều tra mẫu gồm 3 trƣờng
tiểu học đó là trƣờng tiểu học Ngọc Thanh A, trƣờng tiểu học Nam Viêm,

trƣờng tiểu học Tiền Châu B.
+ Không gian nghiên cứu: thị xã Phúc Yên
+ Thời gian nghiên cứu: từ tháng 9/2012 đến tháng 7/2013.

4

5. Phƣơng pháp nghiên cứu
+ Phƣơng pháp quan sát thực địa
+ Phƣơng pháp đo đạc
+ Phƣơng pháp chuyên gia
+ Phƣơng pháp xử lí số liệu đã thu thập
+ Phƣơng pháp mô phỏng
6. Những đóng góp mới của đề tài:
- Ý nghĩa khoa học:
+ Kết quả của đề tài góp phần xây dựng cơ sở khoa học để đề xuất xây
dựng mô hình trƣờng học sinh thái ở cấp tiểu học tại thị xã Phúc Yên.
+ Đây là một hƣớng nghiên cứu mới về hệ sinh thái đô thị, khi chúng ta
thực hiện đƣợc mô hình này, nó sẽ góp phần tác động lớn đến nhiều thế hệ
đặc biệt ở lứa tuổi các em đang ngồi trên ghế nhà trƣờng
+ Kết quả nghiên cứu sẽ là căn cứ đáng tin cậy góp phần định hƣớng về
qui định cây xanh trong trƣờng học đô thị.
- Ý nghĩa thực tiễn:
+ Góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục bảo vệ thiên nhiên, BVMT tại
khối trƣờng tiểu học thuộc thị xã Phúc Yên.
+ Đề xuất đƣợc mô hình xây dựng trƣờng học sinh thái, trƣờng học thân
thiện tại thị xã Phúc Yên.
5

Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số khái niệm cơ bản.

1.1.1. Khái niệm sinh thái học (Ecology)
Thuật ngữ “Sinh thái học” đƣợc bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp là Oikos
logos trong đó oikos là nơi ở, logos là khoa học. Khái niệm “sinh thái học”
đƣợc Ernst Haekel - nhà bác học ngƣời Đức đƣa ra vào năm 1869, là khoa
học về các mối quan hệ giữa sinh vật và môi trƣờng xung quanh. 19, 40
Cho đến nay có nhiều định nghĩa khác nhau về sinh thái học nhƣng đều
có nội hàm tƣơng đồng với định nghĩa của Ernst Haekel:
- Sinh thái học là ngành khoa học nghiên cứu sự tƣơng tác giữa các sinh
vật sống với nhau và với môi trƣờng của chúng. 29
- Sinh thái học là ngành khoa học nghiên cứu mối tƣơng tác giữa các tổ
chức sống với nhau và với môi trƣờng vật lí của chúng. 37
- Sinh thái học là môn khoa học nghiên cứu mối quan hệ giữa các thành
viên trong quần xã và giữa các quần xã với môi sinh của chúng. 39
- Sinh thái học - ngành khoa học nghiên cứu mối liên hệ giữa các tổ chức
sống với nhau và với môi trƣờng sống của chúng - là một lĩnh vực phức tạp
và thú vị trong sinh học mà có những tác động quan trọng đối với mỗi chúng
ta. 42
1.1.2. Khái niệm hệ sinh thái
Có nhiều định nghĩa khác nhau về hệ sinh thái:
- Hệ sinh thái là một hệ thống bao gồm quần xã sinh vật với môi trƣờng
vật lí mà nó tồn tại, ở đó các sinh vật tƣơng tác với nhau và với môi trƣờng để
phát triển ổn định theo thời gian thông qua hoạt động của các chu trình sinh
địa hóa và sự biến đổi năng lƣợng. 24
6

- Hệ sinh thái là một hệ thống hoàn chỉnh tƣơng đối ổn định, bao gồm
quần xã sinh vật và khu vực sống của quần xã (sinh cảnh). Sự tác động qua lại
giữa quần xã và sinh cảnh tạo nên những mối quan hệ dinh dƣỡng xác định,
cấu trúc của tập hợp loài trong quần xã, chu trình tuần hoàn vật chất giữa các
sinh vật trong quần xã và các nhân tố vô sinh.

Trong đó, định nghĩa đƣợc nhiều nhà khoa học tán đồng là:
Hệ sinh thái là một hệ thống chức năng và cấu trúc cơ sở bao gồm sinh
vật và môi trƣờng tác động lẫn nhau và ở đó thực hiện vòng tuần hoàn vật
chất, dòng năng lƣợng và dòng thông tin. 22
1.1.3. Khái niệm phát triển bền vững.
Trong học thuyết Tam Tài (thiên - địa - nhân), Khổng Tử coi “Trời - Đất
- Ngƣời” là tƣơng đồng. Thuyết này cho rằng con ngƣời phải hòa đồng với vũ
trụ ngay cả trong những hành động nhỏ nhất. Điều đó có nghĩa là con ngƣời
cần phải bảo vệ sự hòa điệu với vũ trụ để có thể phát triển bền vững (PTBV).
Aristote coi môi trƣờng là nơi các cá thể đấu tranh để tồn tại, tái tạo là để
nhằm PTBV. Những ý tƣởng về BVMT, PTBV,… đã sớm xuất hiện từ xƣa
nhƣng phải đến những năm của thế kỷ XX chúng mới chuyển hoá thành các
phong trào, các khẩu hiệu lớn. Năm 1915, Uỷ ban BVMT Canada đƣợc thành
lập nhằm khuyến khích con ngƣời sống hòa hợp với thiên nhiên và cho rằng
mỗi thế hệ có quyền hƣởng thụ lợi ích từ thiên nhiên và cần phải duy trì cho
thế hệ tƣơng lai. 16
Vào năm 1962, với sự ra đời của cuốn sách “Mùa xuân câm lặng” của nữ
văn sĩ Rachel Carson, ngƣời dân Mỹ đã thay đổi mạnh mẽ nhận thức về môi
trƣờng. Cuốn sách đã nêu ra những hiểm họa của thuốc trừ sâu DDT khiến
không ít ngƣời tại thời điểm đó phải bất ngờ. Thuốc trừ sâu DDT từng đƣợc
biết đến là thuốc trừ sâu mạnh nhất thế giới, chỉ với một lần phun, nó có thể
7

tiêu diệt loài sâu bệnh trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng đồng thời cũng tiêu
diệt luôn những loài côn trùng có hại khác, và lƣu lƣợng tồn dƣ đƣợc coi nhƣ
một độc chất trong môi trƣờng. Cuốn sách của tác giả Rachel Carson đã góp
phần thúc đẩy nhận thức và các chính sách về môi trƣờng của ngƣời dân Mỹ.
Năm 1970, Chƣơng trình Con ngƣời và Sinh quyển đƣợc UNESCO
thành lập với mục tiêu là phát triển cơ sở khoa học cho việc sử dụng hợp lí và
bảo tồn các tài nguyên của sinh quyển và cải thiện quan hệ toàn cầu giữa loài

ngƣời và môi trƣờng. Đến tháng 6/1972, trong Hội nghị của Liên Hợp quốc
về Con ngƣời và Môi trƣờng đƣợc tổ chức tại Stockhom (Thụy Điển) với sự
tham gia của 113 quốc gia đã bƣớc đầu đƣa ra những nỗ lực chung của toàn
thể nhân loại nhằm giải quyết các vấn đề môi trƣờng toàn cầu.
Năm 1980, Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (IUCN), Chƣơng
trình Môi trƣờng Liên Hợp Quốc (UNEP) và Quỹ Bảo vệ Thiên nhiên Thế
giới (WWF) đã đƣa ra “Chiến lƣợc bảo tồn thế giới”. Trong chiến lƣợc này,
thuật ngữ PTBV lần đầu tiên đƣợc nhắc tới, tuy nhiên mới chỉ nhấn mạnh ở
góc độ bền vững sinh thái.
Năm 1987, khái niệm PTBV đƣợc thể hiện trong bản báo cáo “Tƣơng lai
chung của chúng ta” (Our Common Future, thƣờng đƣợc gọi là Báo cáo
Brundtlan) trong đó có nêu “PTBV(sustainable development) là sự phát triển
nhằm thỏa mãn các yêu cầu hiện tại nhƣng không tổn hại cho khả năng thỏa
mãn nhu cầu của các thế hệ tƣơng lai …”.16, 44
Năm 1996 Uỷ ban quốc tế giáo dục thế kỷ XXI công bố báo cáo “Giáo
dục: một kho báu tiềm ẩn” nêu 4 mục tiêu học tập (biết, làm, chung sống, tồn
tại) sau đổi thành “Học để biết cách học, học để làm, học để cùng chung sống
và học để sáng tạo”. Cùng với đó trong hội nghị “Các tôn giáo thế giới và môi
sinh” của Trung tâm Nghiên cứu Tôn giáo (ÐH Harvard) những tác phẩm
8

"Confucianism and Ecology” (Nho giáo và Sinh thái), "Buddhism and
Ecology" (Phật giáo và Sinh thái) đã khẳng định tách thiên nhiên, con ngƣời,
tâm linh sẽ không thể PTBV.
Trong Hội nghị thƣợng đỉnh Thế giới về PTBV Johannesburg – 2002:
khái niệm PTBV là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ hợp lí và hài
hòa giữa ba mặt của sự phát triển. Đó là phát triển kinh tế, công bằng xã hội
và BVMT”. Hội nghị cũng đã vạch ra những mục tiêu bao gồm xóa nghèo
đói, phát triển những sản phẩm tái sinh hoặc thân thiện với môi trƣờng, nhằm
thay thế các sản phẩm gây ô nhiễm, bảo vệ và quản lý các nguồn tài nguyên

thiên nhiên. Các đại diện của các quốc gia tham gia Hội nghị cũng cam kết
phát triển chiến lƣợc về PTBV tại mỗi quốc gia trƣớc năm 2005.
Tại Việt Nam, trong quá trình phát triển, chúng ta cần thực hiện 8
nguyên tắc chủ yếu sau nhằm PTBV: 7
- Con ngƣời là trung tâm của PTBV. PTBV nhằm đáp ứng đầy đủ mọi
nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân, xây dựng đất nƣớc giàu mạnh, xã
hội công bằng, dân chủ và văn minh.
- Phát triển kinh tế song hành với bảo đảm an ninh lƣơng thực, năng
lƣợng để PTBV. Khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên
thiên nhiên trong giới hạn cho phép về mặt sinh thái và môi trƣờng lâu bền.
- Bảo vệ và cải thiện chất lƣợng môi trƣờng phải đƣợc coi là một yếu tố
không thể tách rời của quá trình phát triển. Xây dựng hệ thống pháp luật đồng
bộ và có hiệu lực về công tác BVMT. Yêu cầu BVMT luôn đƣợc coi là một
tiêu chí quan trọng trong việc lập quy hoạch, kế hoạch, chƣơng trình phát
triển kinh tế - xã hội và trong PTBV.
- Quá trình phát triển phải đảm bảo một cách công bằng nhu cầu của thế
hệ hiện tại và các thế hệ tƣơng lai. Tạo ra những nền tảng vật chất, tri thức và
9

văn hóa tốt đẹp cho những thế hệ mai sau; sử dụng tiết kiệm những tài nguyên
không thể tái tạo; giữ gìn và cải thiện môi trƣờng sống, phát triển hệ thống
sản xuất sạch và thân thiện với môi trƣờng. Sống lành mạnh, hài hòa, gần gũi
và yêu quý thiên nhiên.
- Khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực cho công nghiệp hóa,
hiện đại hóa. Công nghệ hiện đại, sạch và thân thiện với môi trƣờng cần đƣợc
ƣu tiên sử dụng rộng rãi trong các ngành sản xuất.
- Phải huy động tối đa sự tham gia của mọi ngƣời có liên quan trong việc
lựa chọn các quyết định về phát triển kinh tế, xã hội và BVMT.
- Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và chủ động hội nhập kinh tế thế
giới để PTBV. Chủ động phòng ngừa, ngăn chặn những tác động xấu đối với

môi trƣờng do quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế gây ra.
1.1.4. Khái niệm trường học sinh thái.
Trong bối cảnh khí hậu toàn cầu đang có những diễn biến phức tạp, khó
dự đoán nhƣ hiện nay thì xây dựng các công trình sinh thái là một xu hƣớng
tất yếu của thế giới để đối phó kịp thời. Việc xây dựng các công trình xanh
đem lại những lợi ích tất yếu cho cả chủ công trình, chủ đầu tƣ và khách hàng.
10


Hình 1.1. Lợi ích của công trình xanh
Lợi ích của công trình xanh trong kiến trúc đã đƣợc Hội đồng Công trình
Xanh Thế giới công nhận. Đối với trƣờng học sinh thái (THST), những lợi ích
của nó đem lại không chỉ đối với kiến trúc nói riêng mà còn đem lại lợi ích
cho những thành viên trong nhà trƣờng và cộng đồng nói chung.
11

Hiện nay, chúng ta có rất nhiều quan điểm khác nhau về trƣờng học sinh
thái. Ở mỗi quan điểm, các tác giả lại sử dụng những tiêu chí khác nhau,
nhƣng trong đó đều có một số điểm thống nhất là hƣớng tới xây dựng một
không gian trƣờng học thân thiện, gần gũi với thiên nhiên, đồng thời thúc đẩy
các hoạt động giáo dục hƣớng tới bền vững, thích ứng với BĐKH.
Theo KTS.TS Trần Thanh Bình - Viện trƣởng Viện nghiên cứu Thiết kế
trƣờng học, khi nói tới THST có nghĩa là đề cập ở cả 3 mức: công trình sinh
thái (Ngôi nhà, lớp học đƣợc thiết kế mang ý nghĩa sinh thái hay phỏng sinh
học), tổ hợp sinh thái (khu lớp học giảng đƣờng, cụm kí túc xá, …) và công
viên sinh thái (trƣờng học tập trung có qui mô diện tích lớn, có tỉ lệ cây xanh,
mặt nƣớc cao, và giao thông chủ yếu là không khói). 4
Theo quan điểm sinh thái nhân
văn của UNEP, THST là một chƣơng
trình quản lí môi trƣờng mang tính

giáo dục cao về PTBV cho các
trƣờng học với sự tham gia của toàn
bộ học sinh, giáo viên, nhân viên của
trƣờng học liên kết với cộng đồng địa
phƣơng cùng thực hiện một chƣơng
trình hành động vì môi trƣờng rất lí
tƣởng nhằm cải thiện môi trƣờng, tạo
hiệu ứng lớn đến cuộc sống của các
thành viên nhà trƣờng, cộng đồng.
45

Hình 1.2. Biểu tƣợng của THST
Theo quan điểm ASEAN, trƣờng học sinh thái đƣợc công nhận là cơ sở
giáo dục cấp tiểu học, trung học mà công nhận các phƣơng thức môi trƣờng
12

bền vững và mang đến các chính sách trƣờng học thân thiện với môi trƣờng,
chƣơng trình giảng dạy và thực hành vì lợi ích của nhà trƣờng và cộng đồng
địa phƣơng. 31
Theo quan điểm của các nhà giáo dục Việt Nam, THST là trƣờng học
xanh – sạch – đẹp có nghĩa là trƣờng học thân thiện với môi trƣờng, đảm bảo
không gian an toàn, xanh và sạch, cảnh quan phù hợp, đƣợc phát động và tích
hợp trong nghiên cứu chuyên sâu, và có các chƣơng trình học tập liên quan
đến môi trƣờng. 31
Bên cạnh đó, theo quan điểm của Hội kiến trúc sƣ Việt Nam trong hội
thảo “Hƣớng tới nền kiến trúc xanh Việt Nam”, các chuyên gia đã chia sẻ
quan điểm “Chúng ta đừng quá lo lắng về khái niệm ngôi nhà xanh và đừng
cho nó là điều xa vời thực tế, nhất là với điều kiện kinh tế còn khó khăn hiện
nay.…Thực ra khái niệm kiến trúc xanh (green building) cũng rất gần với
khái niệm kiến trúc sinh thái (ecological architecture) hay kiến trúc môi

trƣờng (environmental architecture), nói gọn là công trình kiến trúc đƣợc làm
ra sao cho ít ảnh hƣởng nhất đến môi trƣờng và dựa vào môi trƣờng, dựa vào
thiên nhiên để hòa nhập với thiên nhiên một cách tối ƣu. Thiên nhiên có ánh
sáng, gió, nƣớc, không khí, cây xanh… Vì vậy tại sao chúng ta không tận
dụng và khai thác chúng một cách tối đa vào kiến trúc?” Do đó, việc xây
dựng mô hình THST dựa trên những công trình chúng ta có sẵn là hoàn toàn
khả thi.
1.2. Tiêu chuẩn công nhận trƣờng học sinh thái
1.2.1. Quản lí và chính sách trong trường học
- Thiết lập tầm nhìn và thực hiện các chƣơng trình nhằm thay đổi môi
trƣờng trong trƣờng học.
- Tạo các chính sách cho môi trƣờng.
13

- Thành lập một tổ chức giúp quản lí và giám sát các chƣơng trình THST
phát triển môi trƣờng bền vững.
- Chuẩn bị ngân sách và báo cáo tài chính liên quan đến hoạt động môi
trƣờng trong và ngoài trƣờng học.
- Hệ thống báo cáo.
1.2.2. Chương trình giảng dạy và hoạt động học tập
- Giáo dục môi trƣờng đƣợc tuyên truyền trong các môn học khác nhau
và quá trình này có sự liên kết hợp tác.
- Phát triển năng lực đối với đội ngũ giảng dạy.
- Cần dựa trên bối cảnh từng địa phƣơng.
- Có sự hỗ trợ giảng dạy và nguồn tài nguyên (bao gồm cả các tài nguyên
sẵn có liên quan đến giảng dạy môi trƣờng).
- Các câu lạc bộ môi trƣờng hoạt động hiệu quả, sôi nổi.
1.2.3. Cơ sở vật chất và hoạt động môi trường
- Cơ sở vật chất thân thiện với sinh thái môi trƣờng.
- Sự thay đổi tích cực tới môi trƣờng.

- Không gian xanh.
- Sự hỗ trợ giảng dạy, nguồn tài nguyên (gồm cả các tài nguyên sẵn có
liên quan đến giảng dạy môi trƣờng).
- Có các chƣơng trình thực hành thân thiện với môi trƣờng.
1.2.4. Các đối tác và quan hệ cộng đồng
- Số lƣợng đối tác.
- Qui mô của các đối tác.
- Qui mô của sự hỗ trợ.
14

- Thực hiện các hoạt động tiếp cận cộng đồng. 31
1.3. Những lợi ích của mô hình trƣờng học sinh thái.
THST là chƣơng trình có sự tham gia tự nguyện, tạo điều kiện rất tốt cho
học sinh trải nghiệm các hoạt động đặc biệt ở lứa tuổi cấp tiểu học với vai trò
là công dân tí hon trƣờng học. Chƣơng trình không chỉ mang lại lợi ích cho
trƣờng học mà còn đem lại lợi ích tới toàn cộng đồng
- Tăng cường nâng cao nhận thức môi trường: Học sinh, giáo viên và
nhân viên nhà trƣờng đƣợc khuyến khích sử dụng những kiến thức mới về
môi trƣờng trong cuộc sống hàng ngày tại trƣờng học. Điều này giúp những
ngƣời tham gia thấy mối liên quan giữa kiến thức chúng ta tiếp thu và thực
hành vận dụng trong cuộc sống.
- Cải thiện môi trường học đường: Học sinh, giáo viên và nhân viên
nhà trƣờng có thể hợp tác với nhau trong các vấn đề nhƣ giảm thiểu rác thải
và vận hành trƣờng học một cách có ý thức về môi trƣờng. Nhờ vậy, hoạt
động giáo dục BVMT có thể đƣợc thực hiện với hƣớng tiếp cận Giáo dục về
môi trƣờng, giáo dục trong môi trƣờng và giáo dục vì môi trƣờng.
- Trao quyền chủ động cho HS: Thông qua quá trình tham gia tự
nguyện, tích cực vào THST, học sinh có thể kiểm soát môi trƣờng của chính
mình, học hỏi và tự tin đƣa ra quyết định về làm thế nào để cải thiện môi
trƣờng học tập cũng nhƣ môi trƣờng sống tại từng gia đình và môi trƣờng

cuộc sống trong tƣơng lai. Cùng với đó, khi học tập trong THST, học sinh có
thể năng động hơn do có sự tham gia vào các chƣơng trình DIY (Do it
yourself) - tự làm các sản phẩm tái chế
- Sự tham gia của cộng đồng địa phương: Những doanh nghiệp địa
phƣơng có kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực quản lý môi trƣờng có thể hợp

×