ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
KHOA LỊCH SỬ
-----000-----
VI TRUNG DANH
CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI PHỤ NỮ BỊ BẠO LỰC
GIA ĐÌNH (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI
XÃ NGHĨA MAI, HUYỆN NGHĨA ĐÀN, TỈNH
NGHỆ AN)
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
NGÀNH: CƠNG TÁC XÃ HỘI
KHĨA 34 (2010 – 2014)
Cán bộ hướng dẫn:
HỒ SỸ THÁI
HUẾ, 05/2014
Báo Cáo Tốt Nghiệp Cử Nhân CTXH
GVHD: Hồ Sỹ Thái
Lời Cảm Ơn
Sau quá trình thực tập thực tế tại xã Nghĩa Mai, Huyện
Nghĩa Đàn, Tỉnh Nghệ An trong một thời gian tơi đã hồn
thành bài báo cáo với đề tài“Cơng tác xã hội với phụ nữ bị
bạo hành gia đình tại xã Nghĩa Mai, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh
Nghệ An” Để hoàn thành bài báo cáo và đạt được kết quả
như vậy đó là sự đóng góp và giúp đỡ tận tình của các thầy
cơ giáo trong Khoa Lịch Sử thuộc trường Đại Học Khoa
Học Huế. Đặc biệt tôi xin cảm ơn thầy Hồ Sỹ Thái đã
hướng dẫn cho tôi thực hiện đề tài cũng như bài niên luận
này. Đồng thời tôi xin chân thành cảm ơn Ủy ban xã Nghĩa
Mai, chính quyền địa phương và bà con các thơn trong xã
đã hướng dẫn và cung cấp cho tôi nhưng thông tin hữu ích
để tơi hồn thành bài báo cáo này!
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Huế, ngày 1 tháng 05 năm 2014
Sinh viên thực hiện:
Vi Trung Danh
SV: Vi Trung Danh Lớp CTXHK34
Báo Cáo Tốt Nghiệp Cử Nhân CTXH
GVHD: Hồ Sỹ Thái
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài........................................................................................1
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu..................................................................3
3. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................5
3.1. Mục tiêu chung.......................................................................................5
3.2. Mục tiêu cụ thể.......................................................................................6
4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu............................................6
4.1. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................6
4.2. Khách thể nghiên cứu.............................................................................6
4.3. Phạm vi nghiên cứu................................................................................6
5. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................7
5.1. Phương pháp luận...................................................................................7
5.2. Phương pháp nghiên cứu........................................................................7
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KHÁI
NIỆM LIÊN QUAN...............................................................................................10
1.1. Tổng quan về địa bàn xã Nghĩa Mai, Huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An
.....................................................................................................................10
1.1.1. Điều kiện tự nhiên.............................................................................10
1.1.2. Điều kiện kinh tế, văn hố, xã hội và an ninh- quốc phịng..............10
1.2. Các khái niệm có liên quan..................................................................12
1.2.1. Gia đình.............................................................................................12
1.2.2. Bạo hành gia đình..............................................................................12
1.2.3. Cơng tác xã hội..................................................................................13
1.2.4. Phương pháp cơng tác xã hội với cá nhân.........................................14
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG BẠO HÀNH GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI PHỤ NỮ
TRÊN ĐỊA BÀN XÃ NGHĨA MAI, HUYỆN NGHĨA ĐÀN, TỈNH NGHỆ AN
................................................................................................................................. 14
2.1. Thực trạng bạo hành gia đình đối với phụ nữ......................................14
2.1.1. Nguyên nhân BHGĐ.........................................................................17
2.1.2. Các hình thức BHGĐ đối với phụ nữ................................................21
2.1.3. Hậu quả BHGĐ.................................................................................21
2.2. Những hoạt động của chính quyền xã Nghĩa Mai trong việc phòng
chống BHGĐ đối với phụ nữ......................................................................24
2.2.1. Những kết quả đạt được....................................................................24
2.3.2. Thuận lợi, khó khăn...........................................................................25
CHƯƠNG 3. CƠNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN VỚI PHỤ NỮ BỊ BẠO HÀNH
GIA ĐÌNH TẠI XÃ NGHĨA MAI, HUYỆN NGHĨA ĐÀN, TỈNH NGHỆ AN 27
SV: Vi Trung Danh Lớp CTXHK34
Báo Cáo Tốt Nghiệp Cử Nhân CTXH
GVHD: Hồ Sỹ Thái
3.1. Ý nghĩa của việc thực hiện CTXH với phụ nữ bị bạo hành gia đình tại
xã Nghĩa Mai...............................................................................................27
3.2. Thực hành CTXH với phụ nữ bị bạo hành gia đình tại xã Nghĩa Mai. 27
3.2.1. Tiến trình ..........................................................................................27
3.2.2. Các bước tiến hành CTXH với cá nhân.............................................29
3.3. Đánh giá hiệu quả của hoạt động CTXH với phụ nữ bị bạo hành gia
đình tại xã Nghĩa Mai,Huyện Nghĩa Đàn,Tỉnh Nghệ An............................37
3.3.1. Kết quả đạt được................................................................................37
3.3.2. Bài học kinh nghiệm..........................................................................38
KẾT LUẬN ...........................................................................................................38
1. Kết luận...................................................................................................38
2. Kiến nghị.................................................................................................40
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................42
PHỤ LỤC 1............................................................................................................44
SV: Vi Trung Danh Lớp CTXHK34
Báo Cáo Tốt Nghiệp Cử Nhân CTXH
GVHD: Hồ Sỹ Thái
DANH MỤC VIẾT TẮT
BHGĐ
BHGĐ ĐVPN
CTXH
HLHPN
TAND
TNXH
: BẠO HÀNH GIA ĐÌNH
: BẠO HÀNH GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI PHỤ NỮ
: CƠNG TÁC XÃ HỘI
: HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ
: TÒA ÁN NHÂN DÂN
: TỆ NẠN XÃ HỘI
SV: Vi Trung Danh Lớp CTXHK34
Báo Cáo Tốt Nghiệp Cử Nhân CTXH
GVHD: Hồ Sỹ Thái
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Gia đình là tế bào của xã hội, là nơi duy trì nịi giống, là nơi quan trọng
hình thành và phát triển nhân cách của một con người.
Gia đình đóng một vai trị hết sức to lớn, có chức năng quan trọng. Thế
nhưng, trong gia đình Việt Nam hiện nay nảy sinh một vấn đề nhận được sự
quan tâm của các cấp ban ngành và khơng cịn là vấn đề của riêng cá nhân
nào đó là nạn bạo hành gia đình đang có chiều hướng gia tăng.
Thời đại ngày nay là thời đại quá độ lên chủ nghĩa xã hội, lực lượng sản
xuất mang tính xã hội hoá ngày càng cao, các lĩnh vực của đời sống xã hội
đều rất phát triển như kinh tế, chính trị, văn hố, khoa học - kỹ thuật…Sự
phát triển đó đều xuất phát từ việc thoả mãn nhu cầu của con người, hay nói
cách khác con người là trung tâm của sự phát triển xã hội. Trên thế giới hiện
nay, phụ nữ chiếm gần nửa dân số, là một lực lượng lao động to lớn, góp phần
rất quan trọng vào việc xây dựng gia đình và đất nước, thúc đẩy sự tiến bộ và
phồn vinh trên trái đất. Tuy nhiên, chưa ở nước nào phụ nữ thực sự được hồn
tồn bình đẳng, chị em vẫn phải chịu nhiều thiệt thòi so với nam giới và ở
nhiều nơi phụ nữ vẫn cịn bị áp bức, bóc lột nặng nề.
Chính vì vậy, bình đẳng nam nữ một cách tồn diện, triệt để là lý tưởng
mà nhân loại đã theo đuổi hàng nhiều thế kỷ. Đầu thế kỷ XIX, nhà tư tưởng xã
hội chủ nghĩa không tưởng Pháp S.Phuriê đã cho rằng: Trình độ giải phóng phụ
nữ là thước đo trình độ phát triển của xã hội. Luận điểm này tiếp tục được
khẳng định trong học thuyết Mác ngay từ khi nó ra đời và phát triển ở trình độ
mới cao hơn trong các giai đoạn tiếp theo. Những quan điểm trên đã cổ vũ cho
nhiều phong trào đấu tranh đòi quyền bình đẳng giữa nam và nữ, trở thành một
trong những mục tiêu phấn đấu của nhiều quốc gia, dân tộc trên thế giới.
Phải nói rằng đây là một thực trạng đã và đang diễn ra mang tính tồn
cầu, trong đó Việt Nam không phải là ngoại lệ. Theo báo cáo của Bộ Văn hoá,
Thể thao và Du lịch Việt Nam đã chỉ ra một trong năm tồn tại yếu kém của
ngành năm 2008, đó là: tình trạng bạo lực gia đình, bạo lực đối với người già,
phụ nữ và trẻ em gây nhức nhối công luận [4].
Hiện nay, trên các phương tiện thơng tin đại chúng, khơng ít các trường
SV: Vi Trung Danh Lớp CTXHK34
1
Báo Cáo Tốt Nghiệp Cử Nhân CTXH
GVHD: Hồ Sỹ Thái
hợp bệnh nhân nhập viện vì chấn thương do các tác nhân bạo lực gia đình gây
ra, có những trường hợp rất man rợ và đáng thương tâm. Nhiều vụ ly hơn ra
tồ là ngun nhân của nạn bạo hành gia đình. Phụ nữ là những đối tượng
nhạy cảm, vì vậy, các triệu chứng trầm cảm, stress mạnh, nguy hại hơn là sự
suy giảm thần kinh đã trở thành bệnh là những di hậu của nạn bạo hành gia
đình. Khơng chỉ thế, người phụ nữ còn là đối tượng hứng chịu những tổn hại
về sinh lý dưới tác động của hành vi bạo lực về tình dục. Trong khi đó, tổn
thất cho việc giải quyết vấn đề bạo lực gia đình là khơng nhỏ, bao gồm nhiều
khoản chi phí cho các dịch vụ hỗ trợ luật pháp, cơng an, tịa án, xã hội; cho
công tác tuyên truyền, y tế, giáo dục. Đồng thời, phụ nữ - nạn nhân bạo lực
gia đình sẽ giảm năng suất lao động, giảm khả năng tạo thu nhập và việc làm.
Trong những năm qua, cùng với các chủ trương phát triển kinh tế,
chính trị, an sinh xã hội cũng được chú trọng. Vấn đề phụ nữ, giới và bình
đẳng giới ngày càng được quan tâm. Đối tượng là phụ nữ ngày càng được tín
nhiệm, đề cử vào các vị trí quan trọng trong xã hội. Tuy nhiên, trong quan hệ
gia đình, nhiều trường hợp phụ nữ vẫn là những nạn nhân chính của nạn bạo
lực gia đình.
Theo thống kê của tịa án nhân dân tối cao, trung bình một năm trên cả
nước có tới 8.000 vụ ly hơn mà ngun nhân do bạo lực gia đình. Cũng theo
số liệu thống kê của bệnh viện, các trung tâm, phịng cấp cứu lớn của cả nước,
có trên 27% phụ nữ bị ngược đãi nhập viện, hơn 10% điều trị y khoa nghiêm
trọng hàng năm do nguyên nhân bạo lực gia đình. Đối với tỉnh Quảng Nam,
hàng năm, có trên 40% số vụ ly hôn mang yếu tố bạo lực gia đình, liên quan
đến bạo lực về thể xác, về tinh thần và chiếm số lượng lớn (xấp xỉ 46%) gồm
cả yếu tố bạo lực tinh thần và thể xác. Nhiều phụ nữ nhập viện, thương tích,
chấn thương do hậu quả của nạn bạo hành gia đình, có cả trường hợp nạn
nhân đang được điều trị tại bệnh viện còn nhận cả những lời đe dọa về tinh
thần và tính mạng, nhiều phụ nữ trú ngụ tại nhà tạm lánh để được giúp đỡ.
[12;2]
Có thể nói vấn đề đấu tranh giải phóng cho phụ nữ là một trong những vấn
đề vô cùng quan trọng không những đối với xã hội mà nó cịn là vấn đề bức xúc
trong gia đình Việt Nam nói chung và gia đình ở tỉnh Nghệ An nói riêng, đặc
biệt là ở xã Nghĩa Mai - địa bàn mà tôi đang nghiên cứu.
SV: Vi Trung Danh Lớp CTXHK34
2
Báo Cáo Tốt Nghiệp Cử Nhân CTXH
GVHD: Hồ Sỹ Thái
Trong xã hội hiện nay, mơi trường gia đình ln được quan tâm đặc
biệt. Gia đình có tốt thì xã hội mới ổn định và phát triển. Chính vì vậy, muốn
xây dựng chủ nghĩa xã hội thì điều quan trọng nhất là phải thấy được vị trí,
vai trị của gia đình và có những biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn những yếu
tố trực tiếp tác động đến sự bền vững của gia đình. Trong đó bạo lực gia
đình đối với phụ nữ là một nội dung quan trọng mà chủ nghĩa xã hội cần
quan tâm nghiên cứu. Đặc biệt, ở Việt Nam, trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội, vấn đề này phải được quan tâm, nghiên cứu để đưa ra giải pháp
khắc phục triệt để tận gốc rễ sâu xa của nó. Phải đi vào nghiên cứu thực trạng
ở từng cơ sở, địa phương, để đưa ra giải pháp phù hợp với đặc điểm của từng
địa phương.
Nghĩa Mai là một xã vùng núi của tỉnh Nghệ An, với 3 dân tộc anh em
cùng chung sống xen kẽ với nhau là: Thái, Thổ và Kinh. Vì xã đa số là đồng bào
dân tộc thiểu số và hạn chế trong việc tiếp cận với cách thức sản xuất mới nên
cịn gặp rất nhiều khó khăn. Hiện nay, đời sống vật chất và tinh thần của người
dân ở đây đang dần được cải thiện và nâng cao nhưng mặt bằng dân trí vẫn cịn
thấp và phát triển khơng đều. Nhiều quan niệm, tư tưởng phong kiến, nhất là tư
tưởng “trọng nam khinh nữ” vẫn chưa được xoá bỏ. Họ vẫn phải chịu thiệt thòi
cả về mặt vật chất lẫn tinh thần, vẫn phải chịu sự bất bình đẳng trong mọi lĩnh
vực của đời sống xã hội và trong gia đình. Đặc biệt là tình trạng bạo lực trong
gia đình đối với phụ nữ đang gây nhiều bức xúc trong xã Nghĩa Mai. Với những
lý do nêu trên, tôi đã chọn đề tài: “Công tác xã hội với phụ nữ bị bạo hành gia
đình tại xã Nghĩa Mai, Huyện Nghĩa Đàn, Tỉnh Nghệ An” làm báo cáo tốt
nghiệp của mình. Với mong muốn tìm hiểu thực trạng thực hiện cơng tác
phịng chống nạn bạo hành gia đình và các yếu tố tác động đến q trình thực
hiện cơng tác đó ra sao, để đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào việc
nghiên cứu, từ đó đưa ra các giải pháp đề xuất và kiến nghị với chính quyền
địa phương nhằm tháo gỡ, cải thiện và nâng cao đời sống sức khỏe nhân dân
địa phương nói chung và bảo vệ quyền lợi cho phụ nữ xã nhà nói riêng.
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
SV: Vi Trung Danh Lớp CTXHK34
3
Báo Cáo Tốt Nghiệp Cử Nhân CTXH
GVHD: Hồ Sỹ Thái
Phụ nữ có vai trị ngày càng quan trọng trong mọi lĩnh vực. Họ là lực
lượng lao động chiếm hơn 40% dân số, phụ nữ có vai trị hết sức to lớn trong
cơng cuộc xố đói giảm nghèo. Đầu tư cho phụ nữ là một trong những biện
pháp hiệu quả giúp phục hồi kinh tế thế giới. Nhận thấy vai trò quan trọng của
phụ nữ trong xã hội hiện đại và tác hại của BHGĐVPN là hết sức to lớn, vì
vậy đã có rất nhiều tác giả trong và ngồi nước viết về BHGĐ.
Bạo lực gia đình đối với phụ nữ là một biểu hiện của bất bình đẳng giới
và với tính chất là một sự sai lệch chuẩn mực xã hội. Vì thế, nó đã thu hút
được nhiều nhà khoa học, xã hội học, phụ nữ học trên thế giới quan tâm
nghiên cứu từ những năm 60 của thế kỷ XX.
Trong tác phẩm “tình u đến sự sống sót - sự bạo lực tình dục của đàn
ơng và cuộc sống của phụ nữ” của Dee.L.Rgrlam và đồng nghiệp đã trình bày
ảnh hưởng bạo hành của nam giới đối với phụ nữ và tâm lí của họ. Bà
Dee.L.Rgrlam đã đưa ra lăng kính của nữ quyền để chữa trị cho họ trong mối
quan hệ nam nữ.
Tác phẩm “Bạo lực - Sự im lặng và giận dữ - các bài viết của phụ nữ
như là một tội lỗi” do DeirdreLashgari chủ biên. Tác phẩm là cơ sở cho các
nhà nnữ quyền trình bày về sự im lặng, sự tức giận và nhu cầu nói lên tiếng
nói chống lại bạo hành. Nhiều hình thức bạo hành như áp bức tình dục, sự
đối kháng giữa mẹ và con gái , các chủ đề về giới với chủng tộc và giai cấp
mà tác phẩm đã đề cập đến.
Ở Việt Nam, vấn đề bạo lực trong gia đình bắt đầu được quan tâm
nghiên cứu từ những năm 90 của thế kỷ XX. Sau Hội nghị quốc tế về bạo lực
trên cơ sở giới tổ chức ở Bali năm 1993 và Hội nghị quốc tế về phụ nữ lần thứ
4 tổ chức tại Bắc Kinh năm 1995,“bạo lực trong gia đình” đã được khẳng
định là một chủ đề quan trọng trong nghiên cứu xã hội phục vụ cho công cuộc
phát triển. Trên cơ sở định nghĩa của Liên hợp quốc về bạo lực đối với phụ
nữ, các nghiên cứu về bạo lực gia đình của Việt Nam đã đưa ra nhiều phân
loại khác nhau về các hành vi bạo lực trong gia đình. Trong đó hầu hết các
nghiên cứu đều đề cập đến hành vi bạo lực về thể chất với các tên gọi khác
nhau như ngược đãi thân thể (Vũ Mạnh Lợi và cộng sự, 1999), hay bạo hành
thể xác (Lê Phương Mai, 2000; Nguyễn Thị Hoài Đức, 2001), hay cưỡng bức
thân thể (Bùi Thu Hằng, 2001). Bên cạnh đó các tác giả này cũng đề cập đến
SV: Vi Trung Danh Lớp CTXHK34
4
Báo Cáo Tốt Nghiệp Cử Nhân CTXH
GVHD: Hồ Sỹ Thái
các hành vi bạo lực về tâm lý, tinh thần, tình cảm và tình dục. Ngồi ra,
nghiên cứu của Lê Thị Quý (2000) và Lê Ngọc Văn (2004) phân loại bạo lực
thành hai loại là bạo lực nhìn thấy được và bạo lực khơng nhìn thấy được…
Nhìn chung các nghiên cứu đều đưa ra kết luận rằng gốc rễ của nạn bạo lực
trên cơ sở giới là sự bất bình đẳng và quan hệ giới.
Cuốn “Bạo lực gia đình - một sự sai lệch giá trị” của Lê Thị Quý Đặng Vũ Cảnh Linh, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2007 tập trung nghiên
cứu tình trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam hiện nay, những
nguyên nhân và hậu quả của bạo lực gia đình và đặc biệt là cơng tác phịng
chống bạo lực gia đình - những bài học kinh nghiệm của Việt Nam.
Cuốn “Bình đẳng giới ở Việt Nam” của Trần Thị Vân Anh - Nguyễn
Hữu Minh (chủ biên), NXB khoa học xã hội, Hà Nội, 2008 đã góp phần
nghiên cứu về vấn đề bạo lực gia đình ở Việt Nam dưới góc độ giới, đồng
thời dành hẳn một chương để đưa ra những quan niệm chung nhất về bạo lực
gia đình và làm rõ các yếu tố tác động đến hành vi bạo lực.
Ngồi ra, cịn rất nhiều giáo trình, luận văn, luận án hay các tạp chí
thơng tin khoa học về phụ nữ có đăng các báo cáo phân tích và đánh giá về
vấn đề bình đẳng giới và bạo lực gia đình đối với phụ nữ.
Như vậy, có thể thấy vấn đề bạo lực trong gia đình đã được nhiều nhà
khoa học quan tâm nghiên cứu. Trong quá trình thực hiện đề tài này tác giả đã
tiếp thu được rất nhiều luận điểm cho đề tài của mình. Tuy nhiên tác giả nhận
thấy ở mỗi cơng trình trên vẫn cịn một số vấn đề chưa được đề cập hoặc đề
cập chưa sâu, đặc biệt là việc khắc phục vấn đề bạo lực trong gia đình đối với
phụ nữ và quan trọng là quá trình can thiệp của nhân viên CTXH trong vấn đề
BHGĐVPN. Cho đến nay vẫn chưa có một cơng trình nghiên cứu chuyên biệt
nào với đề tài này, tác giả chọn đề tài này vì muốn chỉ ra thực trạng bạo lực
gia đình ở xã Nghĩa Mai và ứng dụng CTXH trong q trình can thiệp để từ
đó tìm ra phương hướng, giải pháp để khắc phục và góp phần vào cơng cuộc
giải phóng phụ nữ nói chung.
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu chung
- Tìm hiểu thực trạng BHGĐVPN tại xã Nghĩa Mai, huyện Nghĩa Đàn,
tỉnh Nghệ An.
SV: Vi Trung Danh Lớp CTXHK34
5
Báo Cáo Tốt Nghiệp Cử Nhân CTXH
GVHD: Hồ Sỹ Thái
- Nghiên cứu cịn hướng đến việc tìm ra một số giải pháp thiết thực và
cụ thể cho việc nâng cao hiệu quả của q trình thực hiện cơng tác phịng
chống BHGĐVPN.
Đặc biệt là thông qua đề tài này để ứng dụng CTXH vào quá trình can
thiệp BHGĐVPN.
3.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu thực trạng BHGĐVPN trên địa bàn xã Nghĩa Mai, tìm hiểu
những thành tựu mà xã đã đạt được và khó khăn gặp phải trong thời gian qua
trong cơng tác can thiệp và phịng chống nạn BHGĐ.
- Tìm hiểu nguyên nhân và những yếu tố ảnh hưởng đến q trình can
thiệp và phịng chống nạn BHGĐ trên địa bàn xã.
- Tìm ra mối liên quan giữa BHGĐVPN với đời sống của mọi người
dân nhất là ngưòi phụ nữ địa phương cũng như sự phát triển kinh tế xã hội của
toàn xã.
- Đánh giá hậu quả nghiêm trọng của BHGĐVPN.
- Nâng cao năng lực và nhận thức của người dân về vấn đề phụ nữ bị
BHGĐ.
- Tiến hành các hoạt động CTXH với nhóm, CTXH với cá nhân nhằm
hạn chế tình trạng BHGĐVPN trên địa bàn xã Nghĩa Mai. Từ đó đưa ra một
số kết luận và khuyến nghị.
4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Công tác xã hội với phụ nữ bị bạo hành gia đình tại xã Nghĩa Mai,
huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An
4.2. Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu là nhóm đối tượng bao gồm: Các cán bộ xã,
thơn; người chồng gây bạo hành; phụ nữ đã kết hôn - nạn nhân của BHGĐ do
người chồng gây ra xảy ra trên địa bàn nghiên cứu
4.3. Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi không gian: Nghiên cứu được tiến hành trên cơ sở khảo sát
thực tế tại Xã Nghĩa Mai, Huyện Nghĩa Đàn,Tỉnh Nghệ An.
SV: Vi Trung Danh Lớp CTXHK34
6
Báo Cáo Tốt Nghiệp Cử Nhân CTXH
GVHD: Hồ Sỹ Thái
* Phạm vi thời gian: Nghiên cứu trong giai đoạn 2008-2013.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Nghiên cứu này vận dụng quan điểm chủ nghĩa duy vật biện chứng và
chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin và quan điểm của Đảng,
Nhà nước về việc thực hiện các chính sách, pháp luật đối với phụ nữ bị
BHGĐ. Đồng thời sử dụng các lý thuyết CTXH vào nghiên cứu này:
-Lý thuyết hành vi.
-Lý thuyết hành động xã hội.
-Lý thuyết nhu cầu.
-Lý thuyết hệ thống trong CTXH.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp thu thập thông tin
- Phương pháp quan sát:
Phương pháp này được sử dụng để tìm hiểu địa bàn thông qua tri giác
trực tiếp về xã Nghĩa Mai, Huyện Nghĩa Đàn, Tỉnh Nghệ An về quá trình xảy
ra các hành vi BHGĐ q trình thực hiện cơng tác phịng chống BHGĐVPN
để có thơng tin với độ chính xác cao, bản thân quan sát và ghi nhận đầy đủ
qua quan sát thấy được. Những thông tin này được bổ sung làm cho thông tin
thu được qua các tài liệu đầy đủ hơn.
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi:
Tiến hành nghiên cứu dựa trên mẫu phiếu điều tra của trung tâm
phịng chống BHGĐVPN với người dân ở các xóm: Lai Châu,xã Nghĩa Mai,
Huyện Nghĩa Đàn, Tỉnh Nghệ An. Bên cạnh đó mẫu phiếu điều tra cịn được
cá nhân ngừơi nghiên cứu bổ sung và chỉnh sửa sao cho phù hợp với điều
kiện của địa phuương.
- Phương pháp phỏng vấn sâu cá nhân:
Cuộc nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp phỏng vấn sâu.
Những vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu được soạn thảo chi tiết thành
một đề cương để người phỏng vấn sử dụng trong quá trình tiến hành các cuộc
SV: Vi Trung Danh Lớp CTXHK34
7
Báo Cáo Tốt Nghiệp Cử Nhân CTXH
GVHD: Hồ Sỹ Thái
phỏng vấn. Đây là những phỏng vấn để xem xét nghiên cứu một cách sâu sắc
có căn cứ và cũng là để hiểu sâu bản chất nguồn gốc vấn đề đang nghiên cứu.
Phương pháp này phục vụ cho việc khai thác sâu các thơng tin định tính như
nhận thức và hành vi của người dân về BHGGĐ, về bình đẳng giới, về quyền
phụ nữ…,đánh giá của họ về những ngưỡi xung quanh cũng như th độ của
cộng đồng khi nói đến BHGĐVPN.
Phỏng vấn sâu ở đây được tiến hành với hơn 10 người bao gồm: Những
người dân địa phương cả nam lẫn nữ trong độ tuổi đã lập gia đình, cán bộ
cơng chức đứng đầu các ngành văn hóa, y tế, giáo dục và xã hội , đoàn thể
trên địa bàn xã. Phỏng vấn sâu ở đây cồn có ý nghĩa minh họa và khẳng định
kết quả nghiên cứu bởi những thơng tin qua phân tích tài liệu, qua quan sát
địa bàn xã trong những năm gần đây.
* Phương pháp phân tích, xử lí thơng tin
Phương pháp phân tích và xử lí số liệu:
Phân tích tài liệu là phương pháp thu thập thơng tin gián tiếp thơng qua
nguồn tài liệu có sẵn. Những nguồn tài liệu này đã có trước khi nghiên cứu.
Để báo cáo thực tập được hoàn thiện đầy đủ nội dung và thông tin
phong phú, tác giả đã khai thác thu thập và xử lí thống kê được từ nhiều
nguồn khác nhau. Phương pháp phân tích tài liệu là một phương pháp quan
trọng trong nghiên cứu của đề tài. Tài liệu thu thập được từ các báo cáo tổng
kết năm của UBND xã Nghĩa Mai phản ánh tình hình kinh tế - xã hội của xã
nhà. Ngồi ra, còn sử dụng một số tài liệu của trạm y tế xã, số liệu thống kê của
hội phụ nữ xã trong vài năm trở lại đây và sử dụng một số tài liệu liên quan tới
phụ nữ,…như Tạp chí Xã hội học, Tạp chí Dân số và phát triển, tài liệu chuyên
ngành dân số, y tế, tài liệu tập huấn cho q trình thực hiện cơng tác phịng
chống BHGĐ…Các thơng tin trong các tài liệu này được xử lí, phân tích và
nêu ra nhằm giải quyết các vấn đề trong giả thuyết nghiên cứu.
*Phương pháp công tác xã hội cá nhân:
Thơng qua q trình hoạt động nhóm, chúng tơi đã chọn ra 1 cá nhân
đặc biệt để tiến hành thực hành CTXH với cá nhân đó là thân chủ: Vi Thị
Cáng (xóm Lai Châu, xã Nghĩa Mai ,Huyện Nghĩa Đàn, Tỉnh Nghệ An).
SV: Vi Trung Danh Lớp CTXHK34
8
Báo Cáo Tốt Nghiệp Cử Nhân CTXH
SV: Vi Trung Danh Lớp CTXHK34
GVHD: Hồ Sỹ Thái
9
Báo Cáo Tốt Nghiệp Cử Nhân CTXH
GVHD: Hồ Sỹ Thái
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ
CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN
1.1. Tổng quan về địa bàn xã Nghĩa Mai, Huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1.1. Lịch sử hình thành lập: Xã Nghĩa Mai được hình thành trước năm
1995 đến nay .
1.1.1.2. Vị trí địa lý
Xã Nghĩa Mai là một xã ở phía Tây Bắc Huyện Nghĩa Đàn cách trung
tâm huyện 15km ,cách Thành Phố Vinh >100km , phía Bắc giáp xã Nghĩa
Yên , phía Đơng giáp xã Nghĩa Hưng, phía Nam giáp xã Nghĩa Hồng, phía
Tây giáp xã Nghĩa Thịnh.
1.1.1.3. Địa hình- khí hậu
Nhìn chung xã Nghĩa Mai có địa hình đồi núi, nằm trải dọc sát nguồn
song Hiếu và núi bọc nên địa hình khá phức tạp.
Xã Nghĩa Mai nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới ẩm, chịu ảnh hưởng
của gió mùa với 2 mùa mưa và mùa khô.
1.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên
Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 20.138,71 ha; Đất thổ cư 54,36 ha;
đất nông nghiệp 815 ha; đất lâm nghiệp 9.376,29 ha ; đất nuôi trồng thủy sản
10,27 ha ; đất chưa sử dụng 1.282,31 ha; đất dùng cho much đích khác 334,84
ha ( dự phịng cho các cơng trình của UBND tỉnh quản lí).
(Trích nguồn UBND xã Nghĩa Mai)
1.1.2. Điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội và an ninh- quốc phòng
1.1.2.1. Điều kiện kinh tế- Điều kiện văn hố- xã hội
* Dân cư
- Số thơn : Có 10 thơn (Lai Châu, Hùng Tiến, Làng Bầu, Làng Nạn,
Bầu Thịnh,Làng Vàng, Yên Lý, Làng Cáo,Làng Nhâm, Làng Bui).
Ranh giới giữa các thôn :
+Lai Châu, Đông giáp Xã Nghĩa Hồng , Tây Giáp Khe Ang , Nam giáp
Nông Trường Cờ Đỏ, Bắc giáp Hùng Tiến.
+ Bầu Thịnh , đông giáp Hùng Tiến ,tây giáp Ang, nam giáp Làng
Nạn ,bắc giáp thôn Nghĩa Yên.
SV: Vi Trung Danh Lớp CTXHK34
10
Báo Cáo Tốt Nghiệp Cử Nhân CTXH
GVHD: Hồ Sỹ Thái
+ Hùng Tiến ,đông giáp rừng, tây giáp Lai Châu, nam giáp Bầu Thịnh,
bắc giápNghĩa Yên.
+Làng Bầu, đông giáp Hùng Tiến , tây giáp rừng dự án , nam giáp rừng
dự án , bắc giápLàng Nạn.
+Làng Nạn, đông giápLàng Bầu, tây giáp Làng Nhâm, nam giáp núi
đá , bắc giáp Khe Ang.
+Bầu Thịnh, đông giápXã Nghĩa Yên, tây giáp Làng Nạn, nam giáp
Làng Vàng.
+Làng Vàng, đông giáp Bầu Thịnh, tây giáp Làng Nhâm, nam giáp
rừng, bắc giáp đồi núi.
+Làng Cáo, đông giáp Làng Xe, tây giáp Làng Dàn, nam giápYên Lý,
bắc giáp núi đá.
+Làng Nhâm, đông giáp Làng Nạn, tây giáp đường tây Núi Đá, nam
giáp xã Nghĩa Thịnh, bắc giápNghĩa Hưng.
+Làng Bui, đông giáp Lai Châu, tây giáp xã Nghĩa Thịnh, nam giáp khe
Ang.
+Yên Lý, đông giáp xã Nghĩa Yên, tây giáp Làng Vàng,nam giáp rừng.
- Dân số :có 3.673 hộ với 11.250 nhân khẩu.
- Cơ cấu độ tuổi :Trẻ em từ dưới 16 tuổi trở xuống :3.596 người(nam :
1.805 ;nữ 1.791) ; người lớn :7.654 người (nam :3.839; nữ : 3.815).
- Người khuyết tật :210 người
- Tỉ lệ hộ nghèo: 19,86%(531 hộ nghèo/1.540 nhân khẩu).
- Tỉ lệ hộ cận nghèo: 20.86% (558 hộ nghèo/2.491 nhân khẩu)
-Tỉ lệ hộ nghèo và cận nghèo:40,73%.
- Dân tộc : Kinh, Thái,Thanh,Thổ.
- Tôn giáo: có 959 người theo đạo thiên chúa.
- Cơ sở hạ tầng:
+ Giao thơng : Có 30 km đường nhựa là đường chính liên xã, Có trên 18
km đường bê tơng nơng thơn, cịn lại chủ yếu là đường cấp phối và đường đất.
+ Thủy lợi: Có 2 hồ chứa (Đập Sơng Sào, Khe Ang), có 2 tram bơm.
+ Điện : Hệ thống điện phủ khắp xã có trên 100% hộ xử dụng điện
nhưng nhiều cụm dân cư mạng lưới điện chưa được an toàn do xây dựng đã
lâu (từ 2002).
+ Trường học : 7 trường gồm có 106 lớp với 4.329 học sinh và 179
giáo viên.
+ Trường mầm non : Có 2 trường 9 khu vực, 18 lớp với 718 học sinh
và 33 giáo viên .
SV: Vi Trung Danh Lớp CTXHK34
11
Báo Cáo Tốt Nghiệp Cử Nhân CTXH
GVHD: Hồ Sỹ Thái
+ Trường tiểu học : Có 3 trường, 9 khu vực, 44 lớp với 1.637 học sinh
và 77 giáo viên.
+ Trường trung học cơ sở: Có 2 trường, 44 lớp với 1.974 học sinh và 69
giáo viên.
+ Trạm y tế : Xây dựng mới năm 1991, gồm 2 dãy nhà 2 tầng.
+ Có một chợ nằm trên địa bàn Làng Nạn.
+ Có một bưu điên trung tâm xã.
+ Cơng sở : UBND được xây dừng từ năm 1988 đáp ứng cho nhu cầu
làm việc.
+ Nước sạch và vệ sinh : Xã chưa có hệ thống cấp thốt nước chung, đa
số người dân dùng nước giếng đào và khoan, tuy nhiên nguồn nhiễm phèn và
đá vôi , tỉ lệ hộ dân không có nhà vệ sinh hoặc sử dụng nhà vệ sinh tạm bở
cịn khá cao (17%).
+ Nhà ở :có 816/2.673 nhà kiên cố , chiếm 30,5%; 1.507/2.673 nhà bán
kiên cố , chiếm 56,4%; 347 nhà tạm chiếm 13%.
(Trích UBND xã Nghĩa Mai)
1.1.2.2. Quốc phòng - an ninh
- Chủ động tăng cường các biện pháp sẵn sàng chủ động chống các âm
mưu và các thế lực thù địch, đảm bảo ổn định chính trị, giữ vững trật tự an
tồn xã hội.
- Tình hình an ninh ở xã tương đối ổn định khơng có vấn đề gì xảy ra
nghiêm trọng .
1.2. Các khái niệm có liên quan
1.2.1. Gia đình
Đối với xã hội học, gia đình thuộc về phạm trù cộng đồng xã hội. Vì
vậy, có thể xem xét gia đình như một nhóm xã hội nhỏ, đồng thời như một thiết
chế xã hội mà có vai trị đặc biệt quan trọng trong q trình xã hội hóa con
người. “Gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù, một nhóm xã hội nhỏ mà các
thành viên của nó gắn bó với nhau bởi quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống
hoặc quan hệ con ni, bởi tính cộng đồng về sinh hoạt, trách nhiệm đạo đức
với nhau nhằm đáp ứng những nhu cầu riêng của mỗi thành viên cũng như để
thực hiện tính tất yếu của xã hội về tái sản xuất con người”.
1.2.2. Bạo hành gia đình
Lâu nay khái niệm bạo lực vẫn thường được hiểu theo nghĩa hẹp của
SV: Vi Trung Danh Lớp CTXHK34
12
Báo Cáo Tốt Nghiệp Cử Nhân CTXH
GVHD: Hồ Sỹ Thái
chuyên ngành chính trị học. Với cách định nghĩa như vậy, bạo lực vẫn thường
được hiểu với tính chất của một phương thức vận động chính trị: “bạo lực là
sức mạnh dùng để trấn áp lật đổ” (Từ điển Tiếng Việt, 2003). Còn theo từ
điển Chủ nghĩa cộng sản khoa học: “Bạo lực là một giai cấp (các nhóm chính
trị - xã hội) nào đó áp dụng những hình thức cưỡng bức khác nhau, kể cả sự
tác động bằng vũ trang, đối với các giai cấp (các nhóm chính trị - xã hội)
khác nhau nhằm mục đích giành lấy hoặc duy trì sự thống trị về kinh tế,
chính trị những quyền hay đặc quyền khác nhau” [6;28].
Các nhà khoa học đã phân chia các dạng thức bạo lực trong xã hội: có
thể là bạo lực về chính trị, khủng bố, lật đổ hoặc bạo lực về kinh tế, tranh
giành lợi nhuận; bạo lực ở cấp độ giai cấp hoặc ở cấp độ các nhóm và tầng
lớp xã hội; bạo lực trong phạm vi địa phương, hoặc trong phạm vi gia đình;
bạo lực giữa các cá nhân với cá nhân. Từ đó ta có thể thấy, bạo lực gia đình là
một dạng thức của bạo lực trong xã hội,“Nó là việc các thành viên trong gia
đình vận dụng sức mạnh để xử lý các vấn đề trong gia đình” [15;7].
Bạo lực gia đình là hiện tượng phổ biến trên thế giới nhưng vẫn có rất
nhiều người nhận thức chưa đúng về nó. Luật phịng, chống bạo lực gia đình
của Quốc hội nước ta chỉ rõ: “Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên
gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh
tế đối với các thành viên khác trong gia đình” [2;25].
Như vậy, bạo lực gia đình bao gồm các yếu tố bạo hành về thể chất, về
tinh thần và cả về kinh tế. Ngoài ra, theo phân loại các hình thức bạo lực gia
đình cịn bao gồm cả yếu tố bạo lực tình dục. Những hành vi bạo lực gia đình
gây ra để lại nhiều tổn hại đối với cộng đồng xã hội, đối với con người, đặc
biệt đối với nạn nhân bị bạo hành - đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp.
1.2.3. Cơng tác xã hội
Hiện có nhiều định nghĩa khác nhau về cơng tác xã hội. Có hai định
nghĩa đáng chú ý là:
• Định
nghĩa của Hiệp hội quốc gia nhân viên xã hội Mỹ (NASW 1970): "Công tác xã hội là một chuyên ngành để giúp đỡ cá nhân, nhóm hoặc
cộng đồng tăng cường hay khơi phục việc thực hiện các chức năng xã hội của
họ và tạo những điều kiện thích hợp nhằm đạt được các mục tiêu đó”.
• Định nghĩa của Hiệp hội nhân viên công tác xã hội Quốc tế thông qua
SV: Vi Trung Danh Lớp CTXHK34
13
Báo Cáo Tốt Nghiệp Cử Nhân CTXH
GVHD: Hồ Sỹ Thái
tháng 7 năm 2000 tại Montréal, Canada (IFSW): "Nghề Công tác xã hội thúc
đẩy sự thay đổi xã hội, giải quyết vấn đề trong mối quan hệ của con người,
tăng năng lực và giải phóng cho người dân nhằm giúp cho cuộc sống của họ
ngày càng thoải mái, dễ chịu. Vận dụng các lý thuyết về hành vi con người và
hệ thống xã hội, Công tác xã hội tương tác vào những điểm giữa con người
với môi trường của họ. Nhân quyền và Công bằng xã hội là các nguyên tắc
căn bản của nghề".
1.2.4. Phương pháp công tác xã hội với cá nhân.
“Công tác xã hội là phương pháp can thiệp để giúp một cá nhân thốt
khỏi những khó khăn trong đời sống vật chất và tinh thần; chữa trị, phục hồi
sự vận hành các chức năng xã hội của họ; giúp họ nhận thức và giải quyết
các vấn đề xã hội bằng khả năng của chính mình”. [11;112]
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG BẠO HÀNH GIA ĐÌNH ĐỐI
VỚI PHỤ NỮ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ NGHĨA MAI, HUYỆN
NGHĨA ĐÀN, TỈNH NGHỆ AN
2.1. Thực trạng bạo hành gia đình đối với phụ nữ
Một trong những vấn đề bức xúc hiện nay là tình trạng một bộ phận
phụ nữ và trẻ em trở thành nạn nhân của các hành vi ngược đãi diễn ra ngay
trong gia đình, do chính người chồng gây ra. Cũng như các vấn đề xã hội
khác, nó chịu tác động của những thay đổi về mơi trường kinh tế, văn hố, xã
hội. Mặc dù đã có sự ngăn chặn khá kiên quyết của pháp luật, chính quyền,
SV: Vi Trung Danh Lớp CTXHK34
14
Báo Cáo Tốt Nghiệp Cử Nhân CTXH
GVHD: Hồ Sỹ Thái
của các đoàn thể nhưng thực tế tại cộng đồng dân cư, khơng phải cặp vợ
chồng nào cũng có thể sống một cách hoàn toàn êm ấm hạnh phúc. Bạo lực
trong gia đình khi lén lút, lúc cơng khai, đã và đang xảy ra phá vỡ hạnh phúc
của một số gia đình, nhất là các cặp vợ chồng trẻ. Vì vậy chúng ta cần phải
đấu tranh nhằm ngăn chặn, tiến tới xố bỏ hồn tồn các hành vi bạo lực gia
đình đối với phụ nữ.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, bạo lực gia đình bao gồm nhiều
dạng. Trong xã hội Việt Nam nó thường diễn ra dưới hai hình thức: “bạo lực
nhìn thấy được” và “bạo lực khơng nhìn thấy được”. Hai dạng bạo lực này ở
nơi này được thể hiện trong mối quan hệ khăng khít, ở nơi khác lại được thể hiện
trong sự độc lập, tách biệt lẫn nhau. Điều này phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể
của từng gia đình, vào nhận thức và hành động của các thành viên trong gia
đình.
Thứ nhất: bạo lực nhìn thấy được
Vấn đề bạo lực và các hành vi bạo lực trong gia đình là một vấn đề
phức tạp, thể hiện ở nhiều góc độ. Trong thực tế, các nghiên cứu chủ yếu tập
trung ở các hành vi bạo lực nhìn thấy được mà ít có những phân tích sâu đối
với những hành vi bạo lực khơng nhìn thấy được trong gia đình.
Bạo lực nhìn thấy được đó là bạo lực về thân thể, tình dục với các hành
vi đánh đập, hành hạ đến thương tích phải tìm đến cái chết; hay bị hành hạ
chửi rủa hắt hủi khi không sinh được con trai; người chồng đòi lấy vợ hai
hoặc người chồng khinh bỉ coi vợ như người ở…Ta có thể nhận thấy đây là
một dạng bạo lực rất nguy hiểm. Nó làm cho người phụ nữ bị tổn thương, đau
đớn hoặc đơi khi mất đi cả tính mạng của mình.
Thực trạng bạo lực gia đình nói chung, bạo lực nhìn thấy được nói
riêng của tồn xã Nghĩa Mai ngày càng tăng với con số đáng lo ngại. Năm
2009 có 11 vụ bạo lực do mâu thuẫn gia đình bị đánh đập ngược đãi. Đến
năm 2010 con số này là 13 vụ, năm 2011 số vụ bạo lực ở mức nghiêm trọng
là 15 vụ. Tổng là 39 vụ cả nghiêm trọng và nhẹ. Như vậy, tình trạng bạo hành
gia đình trên địa bàn xã đang có chiều hướng ngày càng gia tăng.[8]
Thực trạng này ngày càng phổ biến khắp các cơ sở thơn xóm trong tồn
xã, chiếm tỷ lệ lớn trong các vụ án về hơn nhân và gia đình. Theo thống kê
của công an xã, hiện nay các vụ ly hơn do bạo lực gia đình gây ra với các
SV: Vi Trung Danh Lớp CTXHK34
15
Báo Cáo Tốt Nghiệp Cử Nhân CTXH
GVHD: Hồ Sỹ Thái
nguyên nhân: rượu chè, ngoại tình, cờ bạc, kinh tế..
Bạo lực gia đình khơng chỉ xảy ra ở vùng sâu, vùng xa với những người có
trình độ học vấn thấp mà cịn ở thành phố, trong những gia đình có học vấn cao,
có địa vị xã hội. Nhiều trường hợp các nạn nhân che giấu, âm thầm chịu đựng;
một số bị đánh đập quá mức thì chỉ đến tâm sự với cán bộ cơ sở, khơng muốn
cơng khai.
Có rất nhiều ngun nhân dẫn đến việc ly hơn của các gia đình nhưng
nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng này vẫn là do mâu thuẫn gia đình và tệ
đánh đập ngược đãi. Trong đó phụ nữ ln là người gánh chịu hậu quả. TS.
Hoàng Bá Thịnh (Trung tâm nghiên cứu giới gia đình và mơi trường trong phát
triển) cho rằng: “Bạo lực gia đình là một hiện tượng xã hội, nó chịu sự tác động
của nhiều yếu tố kinh tế, văn hoá, xã hội khác nhau... Điều dễ nhận thấy là, bạo
lực giới trong gia đình có xu hướng phổ biến hơn ở các cộng đồng có mức sống
và dân trí thấp, hoặc tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn còn nặng nề” .[13;65]
Nghĩa Mai với đặc điểm là một xã miền núi với hơn 80% là dân tộc.
Chính vì vậy trình độ dân trí cịn rất thấp, bên cạnh đó còn chịu ảnh hưởng
của truyền thống xưa, tập tục lạc hậu vẫn ăn sâu bám rễ trong tư tưởng mỗi
người nơi đây nên việc nhận thức về bạo lực trong gia đình chưa đúng đắn.
Theo thống kê của xã thơng qua Các cuộc thảo luận nhóm, phỏng vấn
sâu cho thấy phần lớn người dân đều khơng có nhận thức rõ ràng về bạo lực
gia đình, khái niệm bạo lực chưa được nghe nói đến hoặc ở mức độ rất mơ hồ.
Theo kết quả khảo sát phiếu điều tra hộ gia đình, có tới 63,3% số người được
hỏi chưa bao giờ nghe nói tới bạo lực gia đình và 36,8% đã được nghe nói
nhưng hiểu biết rất mơ hồ.
Trên thực tế thơng tin về bạo lực gia đình đối với người dân, đặc biệt là
các dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa chủ yếu qua các cuộc họp tổ, xã, và do
chính quyền cơ sở cung cấp. Phần lớn các hộ gia đình người dân khơng có các
phương tiện nghe nhìn. Việc triển khai các chính sách, đường lối, thực hiện chủ
trương pháp luật của nhà nước chủ yếu dựa vào đội ngũ cán bộ cơ sở. Tuy nhiên,
trình độ nhận thức của đội ngũ cán bộ cơ sở còn rất hạn chế. Với cách nghĩ đơn
giản, nhiều chị em phụ nữ chấp nhận những hành vi thô bạo của các ông chồng
với quan điểm cho rằng “phải biết thơng cảm”, chỉ có một số hành vi được xác
định khá rõ là hành vi bạo lực gia đình như đánh đập, chửi mắng. Còn những
SV: Vi Trung Danh Lớp CTXHK34
16
Báo Cáo Tốt Nghiệp Cử Nhân CTXH
GVHD: Hồ Sỹ Thái
người nam giới lại có xu hướng phủ nhận tình trạng bạo lực gia đình tại địa
phương hay gia đình.
Thơng thường, người phụ nữ khi bị chồng đánh đập, chửi bới sẽ cam
chịu, chờ đợi sự tỉnh ngộ của đức ông chồng, khơng muốn làm to chuyện vì
quan niệm xấu chàng hổ ai… Chỉ có những trường hợp nào nghiêm trọng đến
tính mạng thì lúc đó, chị em mới nói ra nỗi khổ nhục mình phải chịu.
Chẳng hạn như trường hợp của chị Lường Thị N xóm Lai Châu là một
người hiền lành chăm chỉ hết lịng vì chồng, vì con. Chồng chị là anh Lò Văn
P lại là người hay uống rượu và mỗi khi say xỉn lại về nhà mắng chửi đánh
đập vợ mình. Mặc dù vậy chị N vẫn cắn răng chịu đựng, thế nhưng chị càng
nhịn thì chồng chị lại lấn tới và gần đây chị đã bị chồng đánh trọng thương
phải vào viện điều trị và sau nhiều lần hai bên gia đình, cán bộ thơn, toà án
huyện hoà giải nhưng chị N vẫn kiên quyết ly hơn.
Qua khảo sát thực tế cho thấy tình trạng bạo lực trong gia đình diễn ra
phổ biến ở các gia đình dân tộc, với nhiều hình thức khác nhau. Ở cấp độ
nguy hiểm nhất là tình trạng tự tử do mâu thuẫn gia đình, mâu thuẫn vợ chồng
khá nhiều.
Đối với người dân tộc thiểu số, do phong tục tập qn lạc hậu, tuy tình
trạng ly hơn khơng nhiều nhưng thực tế người vợ thường phải cam chịu và
chấp nhận kể cả trong trường hợp người chồng rất vũ phu, đối xử tệ bạc, đã
dẫn họ đến cái chết bằng cách tự tử. Vì vậy, số vụ tự tử liên quan đến bạo lực
gia đình ở các dân tộc trên địa bàn xã Nghĩa Mai là khá nhiều.
Trước thực trạng nêu trên, trong những năm qua Hội liên hiệp phụ nữ
tỉnh mà ở đây là chi hội xã Nghĩa Mai đã có nhiều giải pháp hữu hiệu nhằm
giảm thiểu nạn bạo hành trong gia đình, về cơ bản đã trả lại những quyền tự
do, bình đẳng cho chị em phụ nữ.
2.1.1. Nguyên nhân BHGĐ
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bạo hành trong đời sống gia đình, vợ
chồng. Có thể kể đến các nguyên nhân sau:
* Nguyên nhân về kinh tế
Thực tế cho thấy mối liên hệ giữa bạo hạnh trong gia đình với sự nghèo
khổ. Cuộc sống khó khăn chật vật sẽ gây sự căng thẳng và lo nghĩ về mặt tinh
SV: Vi Trung Danh Lớp CTXHK34
17
Báo Cáo Tốt Nghiệp Cử Nhân CTXH
GVHD: Hồ Sỹ Thái
thần, từ đó sảy ra những cuộc cãi vã, đánh đập nhau trong gia đình.
Ở Nghĩa Mai, BHGĐ do nguyên nhân kinh tế là phổ biến nhất, tính đến
năm 2011, trong tổng số 8 vụ liên quan đến BHGĐ thì đã có đến 3 vụ là do kinh
tế gia đình khó khăn dẫn đến các thành viên trong gia đình gây gổ với nhau.
Ví dụ: Trường hợp của gia đình chị Vi Thị Cảnh cũng là một trong số
các trường hợp có hành vi BHGĐ do nguyên nhân kinh tế (sẽ trình bày cụ thể
trong trường hợp này ở chương 3).
* Nguyên nhân về học vấn
Các vợ chồng có học vấn thấp thường là nguyên nhân sảy ra những
cuộc bạo hành trong gia đình. Do sự nhận thức của họ khơng cao nên họ sẵn
sàng “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” đối với vợ và con, tuy nhiên đối với
những cặp vợ chồng có trình độ học vấn cao cũng vẫn sẩy ra những cuộc bạo
hành, nhưng thường là những cuộc bạo hành về mặt tinh thần theo kiểu
“chiến tranh lạnh”, “bạo hành câm”.Và cũng tương ứng với kết quả điều tra
của cả nước là yếu tố học vấn có tác động không nhỏ đến khả năng xảy ra bạo
lực gia đình. Phụ nữ có học vấn cao bị ngược đãi ít hơn so với nhóm học vấn
khác. Cụ thể ở hành vi bị chửi [2;315].
Bảng 2: Mối quan hệ giữa trình độ học vấn với mức dộ bạo hành trên
địa bàn xã Nghĩa Mai
Trình độ học vấn
Tỷ lệ bị chửi
Tỷ lệ bị đánh
Mù chữ
37,1%
14,1%
Từ lớp 1 – 5
30,2%
8,8%
Từ lớp 6 – 9
22,4%
5,5%
Từ lớp 10 – 12
17,4%
5,1%
Từ cao đẳng đại học trở lên.
9,6%
0,9%
Nguồn: Sưu tầm
* Nguyên nhân về nhận thức
Nhiều kẻ bạo hành có những hành động, cử chỉ lời nói xúc phạm và gây
tổn thương tới người khác nhưng họ khơng cho đó là bạo hành. Họ chưa hiểu
rõ bạo hành là như thế nào mà thường nghĩ bạo hành đơn giản là đánh đập,
hành hạ nhưng thực ra bạo hành không chỉ làm tổn thương về mặt thể chất mà
còn cả về mặt tinh thần như: lạnh nhạt, hững hờ, thiếu quan tâm, vv… Chính
SV: Vi Trung Danh Lớp CTXHK34
18
Báo Cáo Tốt Nghiệp Cử Nhân CTXH
GVHD: Hồ Sỹ Thái
vì thiếu kiến thức về bạo hành nên nhiều kẻ bạo hành đã thực hiện hành vi
bạo hành với người khác mà không hề hay biết.
Trong tất cả các trường hợp BHGĐ tại xã Nghĩa Mai, dù ngun nhân
chính là gì thì cũng khơng thể thiếu ngun nhân về nhận thức, chính về nhận
thức của người dân về BHGĐ kém thì mới dẫn đến các nguyên nhân khác, và
ở đây, nguyên nhân BHGĐ do nhận thức là chiếm khoảng 65%.
* Nguyên nhân do tàn dư về xã hội:
Trước hết là do tư tưởng độc quyền, gia trưởng của người chồng, coi
khinh vợ, tự cho mình có quyền được đối xử tàn bạo với vợ nhưng vợ thì
khơng được làm những điều đó với chồng.
Do mềm yếu và tính cam chịu của phụ nữ Á Đơng nên người vợ thường
khơng dám có những hành vi biểu hiện chống trả, từ đó khiến cho người
chồng càng ngày càng lấn át người vợ.
Do người phụ nữ luôn cho rằng bị bạo hành là một chuyện xấu, chuyện
riêng trong gia đình, nếu có ai biết được thì khơng những “xấu chàng” mà cịn
“hổ thiếp” nên ln dấu kín và khơng cho ai biết, chuyện chỉ được nói ra khi
nó đã trở nên nghiêm trọng.
* Nguyên nhân bất bình đẳng giới
Hiện nay trên thực tế mặc dù đã có nhiều phụ nữ đã vươn lên những địa
vị cao và quan trọng trong xã hội, xong tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn còn
tồn tại trong xã hội. Trước hết là trong gia đình, họ hàng, gia tộc. Họ dễ đồng
tình, bênh vực cho những hành động đối xử bất bình đẳng của nam giới đối
với nữ giới và cho rằng người vợ phải có gì đó thì người chồng mới đối xử
như vậy.
* Nguyên nhân do cờ bạc, rượu chè
Trong bối cảnh chung của Việt Nam là: vui nhậu, buồn nhậu, hội ngộ,
chia ly, chúc mừng cũng nhậu. Có khi người ta mượn rượu để giải quyết một
vấn đề gì đó về tâm lý như: áp lực căng thẳng, xung đột nội tâm, những
buồn chán, thất bại, vv… Khi đã có hơi men trong người thì thơng thường
họ khơng cịn đủ lý trí và sự tỉnh táo để kiểm sốt hành vi của mình, và đơi
khi họ cũng mượn cớ có hơi men để cho mình cái quyền làm tổn thương
người khác.
Với những gia đình có vợ hoặc chồng đam mê cờ bạc đỏ đen cũng là
nguyên nhân chính dẫn đến những cuộc bạo hành.
SV: Vi Trung Danh Lớp CTXHK34
19
Báo Cáo Tốt Nghiệp Cử Nhân CTXH
GVHD: Hồ Sỹ Thái
* Nguyên nhân từ tình dục
Sinh hoạt tình dục là một yếu tốt quan trọng trong đời sống vợ chồng,
nhưng có những ơng chồng có những hành động bạo hành với vợ như: cưỡng
ép giao hợp, đòi làm những kiểu mà người vợ khơng thích hoặc là bạo dâm
đối với vợ gây đau đớn và tổn thương về mặt tâm lý cho người vợ.
Có thể là do người vợ khơng muốn quan hệ, hoặc chiều chồng mà cho
quan hệ nhưng lại tỏ ra miễn cưỡng và không mặn mà khiến cho chồng ngờ
vực, ghen tng rồi chì chiết, hành hạ vợ. Tuy nhiên phụ nữ cũng có những
người vợ quá mạnh, ln địi hỏi người chồng phải đáp ứng, hoặc lấy
chuyện tình dục ra để trừng trị mỗi khi người chồng mắc lỗi.
Vì đây là ngun nhân mang tính tế nhị nên khi thu thập thông tin
chúng tôi không được cung cấp một cách chính xác, thân chủ cố tình che dấu
cho trường hợp của gia đình mình.
* Nguyên nhân do ngoại tình
Đây là nguyên nhân trực tiếp của những trận bạo hành trong gia đình.
Người vợ hoặc chồng đi ngoại tình về nhà rồi kiếm cớ đay nghiến, dằn hắt vợ
hoặc chồng con nhưng phổ biến hơn vẫn là người chồng. Chồng có thể đánh
đập, chửi bới, lăng nhục thậm chí là chê bai vợ để biện minh cho hành động
ngoại tình của mình. Có những trường hợp vợ chồng nghi ngờ nhau ngoại
tình rồi tìm cách xỉa xói, ghen tng, gây gổ và thậm chí cịn đánh đập vợ.
* Ngun nhân do xung đột gia đình
Vấn đề ni dạy con cái để xẩy ra những tranh cãi bất đồng. Vấn đề chi
tiêu mua sắm không thống nhất, vấn đề trách nhiệm của mỗi người trong gia
đình và thiết lập các mối quan hệ với những người bên ngoài, vv….
* Nguyên nhân từ hai bên gia đình
Sự tác động của hai bên gia đình, đặc biệt là gia đình nhà chồng. Chuyện
mẹ chồng nàng dâu, mẹ vợ và chàng rể và các mối quan hệ khác trong gia
đình một khi “cơm khơng lành, canh khơng ngọt” là ngun nhân chính khiến
cho vợ hoặc chồng có những hành động hoặc lời nói bạo hành với người kia.
* Những ngun nhân khác
Ngồi các ngun nhân chính gây nên tình trạng bạo lực gia đình đối với
phụ nữ đã kể trên thì cũng cần phải kể đến một số nguyên nhân như: do nhận
thức về giới và sự bình đẳng giới cịn hạn chế; tác động của các chất kích
thích, của thói trăng hoa, Sự cuồng tín tơn giáo, chênh lệch học vấn, suy thối
lối sống, đạo đức, lấy nhau khơng xuất phát từ tình yêu,…;sự khủng hoảng
SV: Vi Trung Danh Lớp CTXHK34
20