Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Thực trạng xuất khẩu mặt hàng gia vị của việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.58 KB, 25 trang )

LỜI NÓI ĐẦU

Để đáp ứng yêu cầu của giai đoạn hiện nay đòi hỏi phải tăng cường
công tác quản lý kinh tế trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân nói chung và
các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nói riêng. Đồng thời để thực hiện
phương trâm giáo dục của Đảng và Nhà nước “ Học đi đôi với hành, lý
thuyết gắn liền với thực tế ” nhằm đào tạo những cán bộ quản lý kinh tế có
trình độ chuyên môn và thực tế vững vàng, cho nên hàng năm Nhà trường
đều cho sinh viên các lớp cuối khoá đi thực tập để tìm hiểu thực tế, bổ
xung cho phần lý thuyết đã được học ở trường, bước đầu biết vận dụng
kiến thức đó vào công tác, rền luyện kỹ năng nghề nghiệp đồng thời rèn
luyện tinh thần trách nhiệm, xác định tác phong lề lối làm việc nghiêm túc,
bên cạnh đó thực tập còn giúp cho sinh viên tìm hiểu được vấn đề mới
trong cơ chế quản lý kinh doanh.
Bản thân em là một trong những sinh viên đựơc tập tại Viện nghiên
cứu Thương mại. Trong thời gian thực tập tại Viện được sự giúp đỡ của
ban lãnh đạo và thầy giáo hướng dẫn, cùng với sự phấn đấu lỗ lực của bản
thân em đến nay đã hoàn thành nội dung chương trình thực tập.
Do thời gian cũng như điều kiện thực tập còn hạn chế chắc chắn bài
viết không tránh khỏi những khiếm khuyết, em mong muốn nhận được ý
kiến đóng góp của các thầy cô trong khoa.
Em xin chân thành cảm ơn !


CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ NƠI THỰC TẬP
A. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN VIỆN
NGHIÊN CỨU THƯƠNG MẠI.
Viện Nghiên cứu Thương mại là một đơn vị sự nghiệp nghiên cứu
khoa học trực thuộc Bộ Thương mại, được thành lập trên cơ sở hợp nhất
Viện Kinh tế kỹ thuật Thương mại và Viện kinh tế đối ngoại.
Viện Nghiên cứu Thương mại được hình thành trên cơ sở pháp lý


sau:
- Nghị định 95/CP ngày 04/12/1993 của Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Thương mại.
- Quyết định 721 Ttg ngày 08/11/1995 của Thủ Tướng Chính phủ về
sửa đổi một số tổ chức trực thuộc Bộ Thương mại.
- Quyết định số 71/TM - TCCB ngày 27/01/1996 của Bộ Trưởng Bộ
Thương mại về chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và tổ chức bộ máy của
Viện Nghiên cứu Thương mại.
Sơ đồ quá trình hình thành viện nghiên cứu thương mại:

Viện KTKT
T. Nghiệp
Viện KTKT
Viện

Thương Mại

KHKT&KTVT
2
Viện
Khoa Th¬ng
Viện m¹i
NC&PTDL
KTĐNg

Viện
Nghiên cứu
Thương Mại



Viện
Kinh tế
Đối ngoại

Trong đó:
- Viện Kinh tế Kỹ thuật Thương nghiệp được thành lập theo quyết
định số 58 NT/QD1 (11/10/1971) của Bộ Trưởng Bộ nội thương (nay là
Bộ thương mại). Trụ sở tại: 17 - Yết Kiêu - TP Hà Nội
- Viện Kinh tế Kỹ thuật & Kinh tế Vật tư được thành lập theo quyết
định 246 VTQD (10/5/1983). Trụ sở tại: 37 - Nguyễn Bỉnh Khiêm - TP Hà
Nội.
- Viện Kinh tế Đối ngoại được thành lập theo quyết định số
97/HĐBT (01/06/1988) của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính Phủ).
Trụ sở tại: 46 - Ngô Quyền - TP Hà Nội
- Viện Kinh tế Kỹ thuật Thương mại, được thành lập trên cơ sở hợp
nhất hai Viện: Viện Kinh tế Kỹ thuật Thương nghiệp & Viện Khoa học Kỹ
thuật và Kinh tế Vật tư theo quyết định số 156 TMDL/ TCCB
(02/03/1992) của Bộ trưởng Bộ Thương mại & Du lịch (nay là Bộ Thương
mại). Trụ sở tại: 17 - Yết Kiêu - TP Hà Nội
3
Khoa Th¬ng m¹i


- Viện Kinh tế Đối ngoại được thành lập do sự hợp nhất giữa hai
Viện: Viện Nghiên cứu & Phát triển Du lịch và Viện Kinh tế Đối ngoại
theo quyết định 157 TMDL/ TCCB (02/03/1992).
- Viện Nghiên cứu Thương mại là kết quả của sự hợp nhất giữa hai
Viện: Viện Kinh tế Kỹ thuật Thương mại & Viện Kinh tế Đối ngoại theo
quyết định 721 Ttg của Thủ Tướng Chính Phủ (08/11/1995).
B.CƠ CẤU TỔ CHỨC, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ - BỘ MÁY

QUẢN LÝ CỦA VIỆN NGHIÊN CỨU THƯƠNG MẠI:
I. Cơ cấu tổ chức:
Tổ chức bộ máy của Viện nghiên cứu Thương mại gồm:
 Lãnh đạo Viện:
- Viện trưởng: Chịu trách nhiệm chung về công tác toàn Viện trước
Bộ Trưởng Bộ Thương Mại, thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
của Viện trong phạm vi cả nước và là người quyết định cuối cùng những
vấn đề đã được tập thể lãnh đạo Viện thảo luận. Viện trưởng trực tiếp chỉ
đạo công tác tổ chức, cán bộ, tài chính, kế toán, thi đua, khen thưởng, đối
ngoại. Trực tiếp phụ trách chung về công tác chuyên môn, trực tiếp phụ
trách văn phòng Viện.
- Phó Viện trưởng: Các phó Viện trưởng có nhiệm vụ và quyền hạn
giúp Viện trưởng chỉ đạo một số mặt hoặc một số lĩnh vực công tác và
chịu trách nhiệm trước Viện trưởng về nhiệm vụ được phân công. Các phó
Viện trưởng có nhiệm vụ báo cáo Viện trưởng về việc mình đã quyết
định. Đối với những công việc vượt thẩm quyền thì trước khi quyết định
Phó Viện trưởng phải xin ý kiến Viện trưởng.
+ Phó Viện trưởng thường trực:
Phó Viện trưởng thường trực có quyền thay mặt Viện trưởng điều
hành các mặt công tác của Viện khi Viện trưởng vắng mặt; chỉ đạo, quyết
định một số việc được Viện trưởng uỷ quyền; phối hợp, điều hành các mặt
công tác thuộc lĩnh vực phụ trách của các Phó Viện trưởng khác; trực tiếp
giải quyết hoặc xin ý kiến của Viện trưởng để giải quyết công việc thuộc
lĩnh vực công tác mà Phó Viện trưởng phụ trách vắng mặt. Phó viện
trưởng thường trực trực tiếp theo dõi công tác nghiên cứu khoa học và đào
tạo; trực tiếp chỉ đạo ban nghiên cứu thị trường, phòng khoa học và đào
tạo.
+ Các Phó Viện trưởng khác:
4
Khoa Th¬ng m¹i



Các Phó Viện trưởng khác trực tiếp chỉ đạo nghiên cứu ở các lĩnh
vực: Hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, tham gia các định chế khu vực
và quốc tế, chỉ đạo công tác thông tin tư liệu. Đồng thời, các Phó Viện
trưởng thay mặt Lãnh đạo Viện tổ chức và thực hiện các mối quan hệ với
tổ chức Đảng cơ quan Bộ, Công đoàn Ngành và công tác đoàn thanh niên.
 Các tổ chức trực thuộc:
1/ Ban Nghiên cứu Chiến lược phát triển Thương mại:
* Chức năng: Ban Nghiên cứu Chiến lược phát triển Thương mại
(gọi tắt là Ban chiến lược) thuộc Viện Nghiên cứu Thương mại có chức
năng nghiên cứu xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển thị trường
thương mại cả nước và các vùng lãnh thổ, đồng thời làm công tác tư vấn
và đào tạo về lĩnh vực này.
* Nhiệm vụ: Ban Chiến lược có các nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
 Nghiên cứu lý luận và phương pháp luận về xây dựng chiến lược
và quy hoạch phát triển thị trường thương mại và những vấn đề lý luận cơ
bản về kinh tế thương mại.
 Nghiên cứu xác lập luận cứ khoa học và xây dựng chiến lược quy
hoạch phát triển thị trường thương mại cả nước và các vùng lãnh thổ.
 Tư vấn và thực hiện các dịch vụ xây dựng chiến lược và quy hoạch
phát triển thị trường thương mại của các địa phương (tỉnh, thành phố,) và
các doanh nghiệp thương mại, tham gia các luận chứng và thẩm định các
dự án đầu tư quan trọng về thương mại.
 Nghiên cứu chiến lược phát triển thị trường thương mại của các
nước trên thế giới và khu vực tác động đến chiến lược phát triển thương
mại Việt Nam.
 Nghiên cứu dự báo thị trường thương mại trong và ngoài nước, thu
thập, xử lý, lưu trữ và sử dụng các thông tin về thị trường thương mại và
các thông tin có liên quan khác phục vụ cho việc xây dựng chiến lược và

quy hoạch thương mại.
 Tham gia đào tạo cán bộ đại học và trên đại học, tham mưu giúp
lãnh đạo Viện về công tác chuyên môn và các công tác khác khi Viện
trưởng giao.

5
Khoa Th¬ng m¹i


 Tổ chức công tác nghiên cứu và bồi dưỡng, nâng cao trình độ
chuyên môn, phương pháp nghiên cứu cho cán bộ công nhân viên trong
Ban.
 Kiến nghị lãnh đạo Viện về việc tuyển dụng, đề bạt, miễn nhiệm,
khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chế độ chính sách đối với cán bộ
công nhân viên thuộc phạm vi quản lý của Ban.
* Cơ cấu tổ chức:
 Lãnh đạo Ban: Lãnh đạo Ban bao gồm Trưởng Ban và các Phó
Ban, có nhiệm vụ chỉ đạo, điều hành toàn diện các mặt công tác của Ban
trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao.
Trưởng Ban chịu trách nhiệm trước lãnh đạo Viện về toàn bộ công
tác của Ban. Các Phó Ban giúp việc Trưởng Ban và chịu trách nhiệm trước
Trưởng Ban về công tác được Trưởng Ban phân công.
Cán bộ, nhân viên trong Ban có trách nhiệm hoàn thành tốt chức
trách và nhiệm vụ được giao.
 Các nhóm công tác:
Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu toàn bộ nội
dung nghiên cứu của Ban được chia thành các nhóm sau đây:
Nhóm 1: Chiến lược quy hoạch phát triển ngành hàng tư liệu sản
xuất (về vật tư) - chủ yếu là những loại vật tư quan trọng và thông dụng.
Nhóm 2: Chiến lược quy hoạch phát triển ngành hàng công nghiệp

tiêu dùng (trọng tâm là các mặt hàng cơ bản thiết yếu).
Nhóm 3: Chiến lược quy hoạch phát triển ngành hàng nông lâm thuỷ
sản và dịch vụ thương mại.
Nhóm 4: Nghiên cứu chiến lược - quy hoạch phát triển thị trường
thương mại của một số nước trên thế giới và khu vực có ảnh hưởng lớn
đến phát triển thị trường thương mại Việt Nam.
Nhóm 5: Nghiên cứu lý luận và phương pháp luận về xây dựng chiến
lược và quy hoạch phát triển thị trường thương mại và những vấn đề lý
luận cơ bản về kinh tế thương mại; đồng thời tổng hợp kết quả nghiên cứu
của tất cả các nhóm.
2/ Ban nghiên cứu chính sách và cơ chế quản lý Thương mại:
* Cơ cấu tổ chức:
6
Khoa Th¬ng m¹i


 Lãnh đạo Ban: Gồm Trưởng Ban và các Phó Ban có nhiệm vụ chủ
đạo, điều hành toàn diện các mặt công tác của Ban trên cơ sở chức năng,
nhiệm vụ được giao (theo quy định của Viện). Trưởng Ban chịu trách
nhiệm trước lãnh đạo Viện về toàn bộ công tác của Ban. Các Phó Ban giúp
việc Trưởng Ban và chịu Trách nhiệm trước Trưởng Ban về công việc
được Trưởng Ban phân công.
 Các nhóm nghiên cứu: Các cán bộ nghiên cứu trong Ban có trách
nhiệm hoàn thành tốt chức trách và nhiệm vụ được giao theo từng nhóm.
Nhóm 1: Chính sách phát triển ngành hàng tư liệu sản xuất.
Nhóm 2: Chính sách phát triển ngành hàng công nghiệp tiêu dùng.
Nhóm 3: Cơ chế quản lý Thương mại.
Nhóm 4: Chính sách phát triển TM với thị trường ngoài nước (Mỹ,
EU, ASEAN).
Nhóm 5: Nghiên cứu lý luận và phương pháp luận về xây dựng chính

sách và cơ chế quản lý Thương mại.
* Chức năng: Nghiên cứu việc đổi mới và hoàn thiện chính sách, cơ
chế quản lý Thương mại.
* Nhiệm vụ: Ban nghiên cứu chính sách và cơ chế quản lý Thương
mại có các nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Nghiên cứu lý luận và phương pháp luận về xây dựng chính sách và
cơ chế quản lý Thương mại.
- Nghiên cứu xác lập luận cứ khoa học và xây dựng chính sách theo
cơ chế quản lý Thương mại.
- Tư vấn và thực hiện các dịch vụ xây dựng chính sách và cơ chế
quản lý Thương mại.
- Nghiên cứu chính sách phát triển Thương mại với thị trường ngoài
nước.
3/ Ban nghiên cứu thị trường:
* Cơ cấu tổ chức:
- Lãnh đạo Ban: Gồm Trưởng Ban và các Phó Ban có nhiệm vụ chủ
đạo, điều hành toàn diện các mặt công tác của Ban trên cơ sở chức năng,
nhiệm vụ được giao (theo quy định của Viện)
. Trưởng Ban chịu trách
nhiệm trước lãnh đạo Viện về toàn bộ công tác của Ban. Các Phó Ban giúp
7
Khoa Th¬ng m¹i


việc Trưởng Ban và chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban về công việc được
Trưởng Ban phân công.
- Các nhóm nghiên cứu: Các cán bộ nghiên cứu trong Ban có trách
nhiệm hoàn thành tốt chức trách và nhiệm vụ được giao theo từng nhóm.
Nhóm 1: Nghiên cứu thị trường ngoài nước (quan hệ cung cầu, giá
cả, xu hướng phát triển của thị trường).

Nhóm 2: Nghiên cứu thị trường trong nước (quan hệ cung cầu, giá
cả, xu hướng phát triển của thị trường).
Nhóm 3: Nghiên cứu kinh tế thế giới, các tổ chức kinh tế và thương
mại quốc tế và các vấn đề liên quan đến việc Việt Nam tham gia các tổ
chức này.
Nhóm 4: Nghiên cứu thị trường hàng hoá trong nước và thế giới.
* Chức năng:
- Nghiên cứu và dự báo liên quan đến quan hệ cung cầu, xu hướng
phát triển thị trường trong và ngoài nước.
- Nghiên cứu kinh tế thế giới, các tổ chức kinh tế và thương mại quốc
tế, các vấn đề liên quan đến việc Việt Nam tham gia các tổ chức này.
* Nhiệm vụ:
- Nghiên cứu để định hướng phát triển thị trường trong và ngoài
nước.
- Nghiên cứu nền kinh tế thế giới và sự vận động của nó ảnh hưởng
tới phát triển của nền kinh tế Việt Nam như thế nào.
- Nghiên cứu xu hướng phát triển của thị trường thế giới.
- Nghiên cứu thị trường hàng hoá trong nước và thế giới.
Phòng hợp tác
4/ Phòng thông tin:
* Cơ cấu tổ chức:
+ Lãnh đạo phòng: Bao gồm Trưởng phòng và các Phó trưởng
phòng. Lãnh đạo phòng có nhiệm vụ điều hành mọi hoạt động thuộc chức
năng, nhiệm vụ của phòng. Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Lãnh
đạo Viện về toàn bộ công tác của phòng trong phạm vi nhiệm vụ được
8
Khoa Th¬ng m¹i


giao. Các Phó trưởng phòng giúp việc Trưởng phòng và chịu trách nhiệm

trước Trưởng phòng về các việc được Trưởng phòng phân công.
+ Các nhóm công tác:
Nhóm 1: Nhóm thư viện
- Nhóm thư viện chịu trách nhiệm về việc bổ xung, quản lý và khai
thác các tài liệu trong và ngoài nước phục vụ cho công tác nghiên cứu của
Lãnh đạo Bộ, Lãnh đạo Viện và các nghiên cứu viên trong Viện.
- Cung cấp những tài liệu, tư liệu cần thiết cho Lãnh đạo Bộ khi có
nhu cầu.
- Lập hệ thống hồ sơ tư liệu về tình hình kinh tế, xã hội đặc biệt là
các vấn đề về phát triển kinh tế, thương mại trong nước, các nước và các
khu vực trong thị trường ngoài nước và trên thế giới.
Nhóm 2: Nhóm ấn phẩm : Nhóm này có nhiệm vụ huy động thông
tin từ mọi nguồn trong và ngoài Viện, chịu trách nhiệm về việc tổ chức và
biên soạn các ấn phẩm định kỳ, các chuyên đề về thị trường, hàng hoá, các
chính sách phát triển thương mại trong và ngoài nước.
Nhóm 3: Nhóm máy tính : Là bộ phận có trách nhiệm khai thác
thông tin từ mạng Internet, Vivanet, Vitranet và cập nhật các thông tin cần
thiết để báo cáo Lãnh đạo Viện và phục các Ban nghiên cứu.
* Chức năng:
- Tổ chức và thực hiện hoạt động thông tin thương mại và ngân hàng
dữ liệu phục vụ hoạt động nghiên cứu của Viện và các tổ chức có liên
quan.
- Hợp tác nghiên cứu và trao đổi thông tin khoa học thương mại với
các nhà khoa học, các tổ chức thông tin trong và ngoài nước.
* Nhiệm vụ:
- Thường xuyên bổ xung và khai thác có hiệu quả các tư liệu, tài liệu
trong và ngoài nước thông qua hệ thống thư viện.
- Định kỳ ra ấn phẩm phục vụ công tác nghiên cứu của Lãnh đạo Bộ,
các cơ quan chức năng và nghiên cứu viên trong Viện.
- Tổ chức ngân hàng dữ liệu, trao đổi thông tin với các tổ chức

nghiên cứu và các nhà khoa học trong nước và quốc tế.
4.1. Phòng hợp tác Quốc tế.
9
Khoa Th¬ng m¹i


4.1. Chức năng: Hợp tác nghiên cứu trao đổi thông tin khoa học,
thương mại với các tổ chức nghiên cứu và các nhà khoa học trong và ngoài
nước.
4.2. Nhiệm vụ: Phòng Hợp tác Quốc tế có các nhiệm vụ chủ yếu sau:
1. Nghiên cứu phát triển quan hệ Hợp tác Quốc tế với các tổ chức
Quốc tế, các khu vực thị trường và các nước nhằm phát triển thương mại
Việt Nam.
2. Hợp tác nghiên cứu với các tổ chức, các doanh nghiệp và các nhà
khoa học để phát triển hợp tác quốc tế về kinh tế thương mại.
3. Tư vấn và thực hiện các dịch vụ nghiên cứu hợp tác quốc tế.
4. Tham gia, giúp lãnh đạo Viện làm công tác đối ngoại của Viện.
5. Tổ chức bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn,
phương pháp nghiên cứu cho cán bộ của phòng.
6. Kiến nghị với lãnh đạo Viện trong việc tuyển dụng cán bộ, đề bạt,
khen thưởng và miễn nhiệm cán bộ, thực hiện các chính sách cán bộ của
phòng thuộc phạm vi quản lý.
4.3. Cơ cấu tổ chức: Dự kiến 7 người và cộng tác viên.
1. Lãnh đạo phòng: Lãnh đạo Phòng Hợp tác Quốc tế gồm: một
trưởng phòng và hai phó phòng.
Trưởng phòng phụ trách chung và chịu trách nhiệm trước Viện về
toàn bộ hoạt động của phòng. Các phó phòng giúp việc cho trưởng phòng
và chịu trách nhiệm trước trưởng phòng những công việc được trưởng
phòng phân công.
Cán bộ của phòng có trách nhiệm hoàn thành tốt công việc được

phòng phân công đảm nhiệm
2. Các nhóm công tác:
Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ nêu trên, Phòng Hợp tác Quốc tế
được chia thành các nhóm sau đây:
Nhóm 1: Nghiên cứu phát triển quan hệ hợp tác quốc tế với các tổ
chức quốc tế và các nhà khoa học khu vực châu Á - Thái Bình Dương bao
gồm các nước và các tổ chức ASEAN, APEC, (Đ/c Vũ Tiến Dương,
trưởng phòng phụ trách)
10
Khoa Th¬ng m¹i


Nhóm 2: Nghiên cứu hợp tác quốc tế với các nước, khu vực thị
trường châu Úc, châu Phi (Đ/c Hồ Trung Thanh, phó phòng phụ trách) .
Nhóm 3: Nghiên cứu hợp tác quốc tế khu vực châu Âu và ITC (Đ/c
Trần Ngọc Thịnh phụ trách)
Nhóm 4: Nghiên cứu hợp tác quốc tế khu vực châu Mỹ, theo dõi hoạt
động của các tổ chức WTO, WB, ADB (Đ/c Nguyễn Thanh Nga phụ
trách).
Nhóm 5: Nghiên cứu công tác môi trường trong thương mại.
Trên cơ sở phân công các nhóm nêu trên, Phòng Hợp tác Quốc tế bố
trí tương đối ổn định để tạo điều kiện thu thập thông tin, hệ thống hoá tài
liệu, tư liệu cập nhật giúp lãnh đạo Viện có cơ sở khoa học, làm căn cứ để
thực hiện chức năng hợp tác quốc tế của Viện

4.4. Tổ chức nghiên cứu các đề tài nghiên cứu khoa học:
Trưởng phòng chịu trách nhiệm tổ chức công tác nghiên cứu khoa
học theo quy chế của Viện và nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của Bộ, Tổ
chức cho cán bộ phòng tham gia đấu thầu, nhận ký kết các hợp đồng
nghiên cứu triển khai….

4.5. Kinh phí: Kinh phí sinh hoạt áp dụng theo quy chế của Viện và
một số quy định của Phòng.
5/ Phòng quản lý khoa học và đào tạo:
* Cơ cấu tổ chức:
+ Lãnh đạo phòng: Bao gồm Trưởng phòng và Phó trưởng phòng
+ Các nhóm công tác:
Nhóm 1: Nhóm làm công tác quản lý khoa học.
Nhóm 2: Nhóm làm công tác đào tạo sau đại học
Nhóm 3: Nhóm xúc tiến hoạt động liên kết nghiên cứu khoa học với
các cơ quan trong và ngoài nước
* Chức năng:

11
Khoa Th¬ng m¹i


- Tổ chức đăng ký, triển khai nghiên cứu và đánh giá các đề tài
nghiên cứu khoa học ở các cấp cơ sở, cấp Bộ, cấp Nhà nước trên cơ sở
chức năng, nhiệm vụ của Viện.
- Xúc tiến hoạt động nghiên cứu và hợp tác nghiên cứu với các Bộ,
ngành, địa phương.
- Thực hiện công tác đào tạo sau đại học theo chức năng, nhiệm vụ
được phân công.
* Nhiệm vụ:
- Tổ chức và quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học theo quy chế
của nhà nước.
- Tuyển sinh, đào tạo nghiên cứu sinh và đào tạo các lớp nghiệp vụ,
ngoại ngữ theo quy chế của Nhà nước và yêu cầu của Lãnh đạo Bộ.
6/ Văn phòng Viện:
* Cơ cấu tổ chức:

- Lãnh đạo văn phòng: gồm Chánh văn phòng và phó văn phòng
- Các nhóm công tác:
Nhóm 1: Nhóm tổ chức, lao động và tiền lương.
Nhóm 2: Nhóm tài chính - kế toán.
Nhóm 3: Nhóm hành chính, văn thư, lễ tân.
Nhóm 4: Nhóm phụ trách công tác quản trị.
* Chức năng:
Điều hành các hoạt động của Văn phòng để trợ giúp các Phòng, Ban
thực hiện chức năng chủ yếu và cơ bản của Viện là nghiên cứu khoa học
và đào tạo.
* Nhiệm vụ:
- Cùng với Lãnh đạo Viện tổ chức, sắp xếp bộ máy của cơ quan và
mọi vấn đề có liên quan đến nhân sự của cơ quan.
- Thực hiện công tác tài chính theo quy định của Nhà nước.
- Điều hành mọi hoạt động trong cơ quan dựa trên cơ sở những quy
định của Nhà nước đối với cơ quan hành chính sự nghiệp.

12
Khoa Th¬ng m¹i


- Đảm bảo cơ sở vật chất kỹ thuật và các điều kiện khác để hoạt động
của cơ quan nghiên cứu khoa học được tiến hành một cách có hiệu quả
nhất.
7/ Trung tâm tư vấn và đào tạo thương mại (ICTC).
* Cơ cấu tổ chức:
- Lãnh đạo trung tâm: gồm Giám Đốc và Phó Giám Đốc trung tâmcó
nhiệm vụ chỉ đạo, điều hành toàn diện các mặt công tác của trung tâm trên
cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao (theo quy định của Viện).
- Các tổ công tác:

Nhóm 1: Làm công tác tư vấn.
Nhóm 2: Làm công tác đào tạo.
* Chức năng và nhiệm vụ:
- Tổ chức các hoạt động tư vấn về phát triển thương mại, đầu tư và
trợ giúp các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
- Tổ chức thực hiện đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao trình độ,
đào tạo sau và trên đại học về thương mại.
8/ Phân Viện tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Địa chỉ: 35 - 37 Bến Chương Dương - Quận I - TP Hồ Chí Minh
Phân Viện là bộ phận đại diện cho Viện nghiên cứu thương mại thực
hiện hoạt động của Viện tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh
phía nam.
Hoạt động của Phân Viện được tiến hành theo quy định của Nhà nước
dưới sự giám sát của Viện nghiên cứu thương mại và các cơ quan chức
năng có thẩm quyền.
II/ Chức năng, nhiệm vụ của Viện Nghiên cứu Thương mại:
Viện Nghiên cứu Thương mại có chức năng nghiên cứu chiến lược,
quy hoạch phát triển thương mại, chính sách, cơ chế quản lý thương mại
và thực hiện các hoạt động thông tin, đào tạo và tư vấn thương mại với các
nhiệm vụ sau:
1/ Nghiên cứu luận cứ khoa học phục vụ cho việc xây dựng chiến
lược, quy hoạch phát triển thương mại và thị trường.

13
Khoa Th¬ng m¹i


2/ Nghiên cứu việc đổi mới và hoàn thiện chính sách và cơ chế quản
lý thương mại.
3/ Nghiên cứu kinh tế thế giới, các tổ chức kinh tế và thương mại

quốc tế và các vấn đề liên quan đến việc Việt Nam gia các tổ chức này.
4/ Nghiên cứu và dự báo liên quan đến quan hệ cung cầu, xu hướng
phát triển thị trường trong và ngoài nước.
5/ Tổ chức điều tra khảo sát, tổng kết thực tiễn về hoạt động thương
mại, chính sách, cơ chế quản lý và tổng quan thị trường.
6/ Tổ chức các hoạt dộng tư vấn về phát triển thương mại, đầu tư và
trợ giúp phát triển các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
7/ Tổ chức thực hiện đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ thương mại và đào
tạo tiến sĩ khoa học trong lĩnh vực thương mại.
8/ Tổ chức và thực hiện hoạt động thông tin thương mại và xây dựng
cơ sở dữ liệu phục vụ hoạt động của Viện và Bộ Thương Mại.
9/ Hợp tác nghiên cứu và trao đổi thông tin khoa học thương mại với
các tổ chức nghiên cứu, các nhà khoa học trong và ngoài nước.
Mối quan hệ giữa Viện Nghiên cứu Thương mại với các Vụ chức
năng trong Bộ Thương mại.
Hiện nay Bộ Thương mại có các Vụ chức năng làm tham mưu cho
Lãnh đạo Bộ trong các lĩnh vực như sau:
1/ Các Vụ làm tham mưu cho Lãnh đạo Bộ về thị trường nước ngoài,
khu vực và vấn đề hội nhập như:
+ Vụ Chính sách Thị trường các nước khu vực Châu Á Thái Bình
Dương.
+ Vụ Chính sách Thị trường các nước Châu Âu - Mỹ.
+ Vụ Chính sách Thị trường các nước Châu Phi-Tây Nam Á và Trung
Cận Đông.
+ Vụ Chính sách Thương mại đa biên và hội nhập quốc tế.
+ Cục xúc tiến Thương mại.
2/ Các Vụ làm tham mưu cho Lãnh đạo Bộ về cơ chế chính sách thị
trường trong nước và xuất nhập khẩu gồm:
+ Vụ quản lý xuất nhập khẩu.
14

Khoa Th¬ng m¹i


+ Vụ Kế hoạch - Thống kê.
+ Vụ Đầu tư.
+ Vụ Chính sách thị trường trong nước.
+ Vụ Chính sách thị trường miền núi.
+ Cục quản lý thị trường.
3/ Các Vụ chuyên ngành bao gồm:
+ Vụ tổ chức cán bộ.
+ Vụ Kế hoạch - Thống kê.
+ Vụ Pháp chế.
+ Vụ Khoa học.
+ Vụ Tài chính Kế toán.
+ Thanh tra Bộ
+ Cục Quản lý Chất lượng hàng hoá và Đo lường.
Theo chức năng và nhiệm vụ của các Vụ trong Bộ nêu trên Viện
Nghiên cứu Thương mại là đơn vị hành chính sự nghiệp giúp Bộ nghiên
cứu tổng hợp các nhiệm vụ do Bộ Thương mại yêu cầu. Viện Nghiên cứu
không trực tiếp soạn thảo các văn bản về quản lý Nhà nước về Thương
mại, Viện sẽ làm tư vấn và giúp Bộ nghiên cứu các vấn đề về chiến lược
phát triển của ngành, nghiên cứu các định hướng lớn về phát triển kinh tế
thương mại của đất nước, trên cơ sở đó đưa ra các ý kiến có ý nghĩa chiến
lược giúp Bộ đón trước được định hướng, đưa ra các số liệu có tính chất
chỉ đạo, điều hành của Bộ sau này.
Viện Nghiên cứu Thương mại có các đồng chí cán bộ, chuyên viên
chuyên nghiên cứu thị trường trong nước, thị trường khu vực và chiến lược
hoà nhập quốc tế của nước ta, giúp Lãnh đạo Bộ đưa ra các chính sách phù
hợp với cơ chế của các nước để hàng hoá của Việt Nam thâm nhập vào thị
trường tốt nhất.

Trên cơ sở phát triển kinh tế thương mại với các nước Viện tham gia
giúp lãnh đạo Bộ soạn thảo các hiệp định thương mại sẽ tiến hành ký kết
với các nước.
Viện Nghiên cứu Thương mại cùng với các Vụ thị trường ngoài nước
nghiên cứu chiến lược phát triển kinh tế thương mại của các nước để có
các chính sách đúng đắn của ta trên con đường hội nhập quốc tế. Viện làm
15
Khoa Th¬ng m¹i


tư vấn cho Lãnh đạo Bộ về bước đi và tiến trình hội nhập quốc tế, giúp Bộ
tham khảo kỹ nghệ của các nước trong hội nhập.
Đối với thị trường trong nước Viện đã tham gia nghiên cứu chiến
lược phát triển thị trương trong nước, cơ chế chính sách điều hành nhằm
ổn định thị trường trong nước và phát triển thị trường ngoài nước, Viện
nghiên cứu về quan hệ cung cầu hàng hoá, chiến lược mặt hàng, chiến lược
thực hiện các mặt hàng chính sách xã hội nhằm từng bước thực hiện môi
trường thương mại và môi trường kinh doanh và hướng dẫn được người
tiêu dùng.
Viện cùng với các Vụ nghiên cứu quy hoạch phát triển thương mại
dài hạn 5 - 10 - 20 năm tới dự báo về xu hướng thị trường mặt hàng trên
thị trường trong nước và quốc tế.
Viện còn cùng với các Vụ chuyên môn triển khai nghiên cứu công
tác nghiên cứu khoa học, công tác quản lý tài chính kế toán nhằm giúp
cho Lãnh đạo Bộ chỉ đạo vấn đề vốn trong kinh doanh, vốn trong thương
mại và các dự án kinh tế.
III/ Quyền hạn:
+ Viện Nghiên cứu Thương mại có Tư cách pháp nhân, được mở tài
khoản tại ngân hàng, kho bạc Nhà nước và sử dụng con dấu theo quy định
của Nhà nước. Phân Viện tại Thành phố Hồ Chí Minh có con dấu và tài

khoản riêng.
+ Viện Nghiên cứu Thương mại có quyền quản lý cán bộ, cơ sở vật
chất kỹ thuật và kinh phí được cấp theo quy định của Nhà nước.
+ Có quyền ký hợp đồng nghiên cứu triển khai với các tổ chức trong
nước và ngoài nước để thực hiện nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm
về các hợp đồng đã ký.
+ Có quyền tham dự các cuộc họp về phương hướng và kế hoạch,
các hội thảo về phát triển thương mại.
CHƯƠNG II: HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÁC
HOẠT ĐỘNG KHÁC CỦA VIỆN NGHIÊN CỨU THƯƠNG MẠI
TRONG THỜI GIAN QUA.
I/ Những kết quả đạt được:
1/ Về công tác nghiên cứu khoa học:
- Các đề tài nghiên cứu Viện nhận nhiệm vụ nhà nước giao:
16
Khoa Th¬ng m¹i


Thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học chuyển tiếp của năm 1997
và chương trình công tác năm1998, Lãnh đạo Viện đã cùng Lãnh đạo các
đơn vị tập trung chỉ đạo thực hiện nghiêm túc kế hoạch tiến độ thực hiện
của 25 đề tài cấp Bộ đã được Bộ giao nhiệm vụ và cấp kinh phí.
Trong năm 1998 Viện đã phối hợp với Bộ tổ chức nghiệm thu chính
thức 2 đề tài, đồng thời Viện đã nghiệm thu cấp cơ sở 6 đề tài, đã xúc tiến
tổ chức hội thảo giữa kỳ 11 đề tài cấp Bộ.
Năm 1999 Viện đã xây dựng chương trình nghiên cứu khoa học dài
hạn của Viện: “ Luận cứ khoa học của việc xây dựng chiến lược phát triển,
chính sách và cơ chế quản lý Thương mại Việt Nam đến năm 2020” và các
đề tài bổ xung trong năm 1999.
Năm 2000 Viện đã tổ chức nghiệm thu được 26 đề tài thuộc chương

trình nghiên cứu năm1998, 1999, 2000 và chuẩn bị kế hoạch nghiên cứu
năm 2001 - 2005.
Đầu năm 2001, 6 đề tài cấp Bộ đã được triển khai, 4 đề tài cấp Nhà
Nước Viện đã trúng thầu được tổ chức thực hiện. Đến cuối năm 2001, hầu
hết các đề tài đã được hội thảo trung gian, nghiệm thu từng phần theo tiến
độ đã được đăng ký.
Viện cũng xây dựng đề cương nghiên cứu và thực hiện giai đoạn 1 đề
tài cấp nhà nước về thị trường hàng hoá và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
hướng về xuất khẩu.
Thực hiện dự án hợp tác quốc tế và dự án tay đôi.
Triển khai xong giai đoạn 1 và phần đầu giai đoạn 2 dự án “Hỗ trợ
xây dựng năng lực của Bộ thương mại Việt Nam” do Phần Lan tài trợ.
Tiếp tục xúc tiến đề cương dự án “Xúc tiến xuất nhập khẩu của Việt
Nam” và triển khai vào các năm tiếp theo.
Triển khai đúng tiến độ dự án cấp nhà nước về thương mại và môi
trường.
Dự án “Nghiên cứu ảnh hưởng đầu tư nước ngoài đến cơ cấu xuất
nhập khẩu”, tiềm năng xuất khẩu của 20 ngành hàng đã kết thúc. Các dự
án về hồ sơ mặt hàng đã hội thảo lần thứ nhất, dự án về công nghệ thông
tin triển khai nghiên cứu đảm bảo đúng tiến độ. Dự án nghiên cứu đầu tư
nước ngoài vào Việt Nam hợp tác với Úc đã kết thúc.

17
Khoa Th¬ng m¹i


- Các đề tài khoa học do Viện hợp đồng nghiên cứu với các đơn vị và
địa phương.
Bảo vệ xong đề tài quy hoạch thương mại tỉnh Lạng Sơn, Quảng
Ninh, Hà Tây, Bà Rịa Vũng Tầu, Đăk Lăk, Vĩnh Long, Long An, Tây

Ninh, Bình Định, Thái Bình, Hải Dương, Hà Giang, Lào Cai, Hải Phòng,
Ninh Bình...và đang triển khai ở các tỉnh khác, quan hệ hợp tác mậu dịch
Việt - Trung, hoàn thành đề tài trợ giá miền núi, bắt đầu triển khai thực
hiện 3 hợp đồng công nghệ thông tin giữa Viện và ban quản lý dự án
CNTT Bộ thương mại (Phân hệ quản lý chủ thể các doanh nghiệp thương
mại, Phân hệ lưu trữ, tra cứu thông tin thương mại).
- Một số nhiệm vụ nghiên cứu đột xuất do Bộ giao:
Tham gia với các địa phương xây dựng đề án chuyển dịch cơ cấu
kinh tế hướng về xuất khẩu; đã tổ chức khảo sát và báo cáo về quá trình
thực hiện đề tài “Tổ chức và phát triển thị trường nông thôn”; tham gia ban
cổ phần hoá doanh nghiệp thương mại của Bộ và xây dựng quy chế
“Khuyến khích xuất khẩu hàng qua chế biến”; xây dựng báo cáo về tình
hình mậu dịch biên giới Việt - Trung; tình hình kinh tế và thị trường hàng
hoá các nước EU (10/1998), thế giới (1995 - 1997, 1998); dự thảo nghị
định quản lý Rượu để Bộ trình Chính phủ ban hành; tham gia xây dựng
các nghị định hướng dẫn thi hành bộ luật thương mại, tham gia tổ công tác
liên vụ về chiến lược hội nhập vao WTO; phân tích khả năng cạnh tranh
của hàng hoá Việt Nam và tổ chức thị trường trong nước.
Tham gia hội thảo khoa học, phối hợp nghiên cứu với các Trường,
Viện, Ban kinh tế TW, Ban nghiệp vụ của thủ tướng, Bộ kế hoạch và đầu
tư, Phòng thương mại công nghiệp Việt Nam, Văn phòng Chính phủ và
tham gia hợp tác công tác nghiên cứu giữa Viện Nghiên cứu thương mại
với Viện nghiên cứu kinh tế tỉnh Vân Nam - Trung Quốc. Năm 2001, Bộ
thương mại còn giao cho Viện nghiên cứu các vấn đề sau: Chiến lược phát
triển kinh tế Việt Nam, chiến lược hội nhập vào các tổ chức kinh tế quốc
tế; đàm phán song biên về gia nhập WTO, nghiên cứu các giải pháp về
thương mại giúp kiềm chế lạm phát, tỉ giá hối đoái; bảo hộ sản xuất trong
nước, bảo vệ người tiêu dùng, ISO 9000, 14000.
Tổ chức đào tạo nghiên cứu sinh cấp tiến sĩ, đồng thời đào tạo bồi
dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và ngoại ngữ. Phối hợp

với Liên hợp quốc thực hiện dự án R.A.C; Tư vấn cho Uỷ ban quốc gia,
18
Khoa Th¬ng m¹i


Uỷ ban nhân dân các tỉnh, tư vấn cho các công ty thương mại trong và
ngoài nước tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế.
Năm 2002 đã tổ chức nhiệm thu 10 đề tài nghiên cứu khoa học, hộ
thảo lần đầu hai đề tài cấp Nhà nước. Năm 2003 đã tổ chức hội thảo ba đề
tài cấp Bộ, bảo vệ cơ sở 5 đề tài cấp Bộ: 1đề tài đạt xuất sắc, 3 đề tài đạt
khá, 1 đề tài đạt yêu cầu.
Đề tài cấp Nhà nước do trung tâm tư vấn làm chủ nhiệm đã bảo vệ
xong phần cơ sở. 6 tháng đầu năm 2003 Viện nghiên cứu thương mại đã
tham gia đấu thầu 12 đề tài nghiên cứu khoa học
3/ Công tác thông tin khoa học:
Cung cấp thông tin và bản tin cho thương vụ Việt nam tại các nước
và phối hợp với thương vụ nghiên cứu những vấn đề thương mại và hợp
đồng ngoại thương là thư viện phục cho công tác nghiên cứu của Ngành.
Biên soạn và phát hành một số cuốn sách: Khủng hoảng tài chính tiền tệ
Châu Á, nguyên nhân và bài học; những điều cần biết về WTO; cơ hội đầu
tư thương mại Việt - Úc; thị trường Nhật Bản; tổ chức Thương mại thế
giới và triển vọng gia nhập WTO của Việt Nam.
II/ Những tồn tại và nguyên nhân:
- Về mặt cơ cấu tổ chức: Việc phân các ban nghiên cứu trong đó quy
định chức năng, nhiệm vụ nghiên cứu của từng ban vẫn chưa hợp lý, vẫn
còn tình trạng nghiên cứu chồng chéo giữa các ban. Có những mặt hàng,
thị trường các Ban cùng nghiên cứu giống nhau. Chuyên môn hoá trong
nghiên cứu cho các chuyên viên vẫn chưa xác định rõ. Việc phối hợp
nghiên cứu giữa các phòng ban trung tâm còn nhiều hạn chế.
- Lực lượng nghiên cứu đông nhưng chưa mạnh, trình độ cán bộ

nghiên cứu chưa đồng đều. Nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được đòi hỏi
thực tiễn hoạt động thương mại. Một số cán bộ năng lực nghiên cứu còn
yếu, có đồng chí thiếu tính chủ động, sáng tạo trong công tác nghiên cứu
khoa học. Một số ít còn lơ là việc học tập và phấn đấu vươn lên.
- Việc phân công công việc trong từng Ban vẫn chưa hợp lý: trên
thực tế vẫn còn tình trạng công việc tập trung vào một số ít cán bộ, một số
ít chưa trực tiếp tham gia nghiên cứu hoặc không chủ động tìm kiếm đề tài
nghiên cứu tạo việc làm. Điều này do nhiều nguyên nhân, xong nguyên
nhân chính là do việc tổ chức lao động ở từng đơn vị trong Viện còn chưa
19
Khoa Th¬ng m¹i


hợp lý. Do vậy Viện vẫn chưa huy động, khai thác và tận dụng được hết
lực lượng lao động hiện có.
- Viện vẫn chưa khai thác hết khả năng nghiên cứu của Viện, hợp tác
quốc tế giữa Viện với các Trung tâm kinh tế lớn trên thị trường thế giới
chưa được triển khai.
- Việc ứng dụng giữa các sản phẩm nghiên cứu của Viện với hoạt
động thực tiễn ở các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế.
CHƯƠNG III:PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ CỦA VIỆN NGHIÊN
CỨU THƯƠNG MẠI TRONG THỜI GIAN TỚI.
I/ Phương hướng hoạt động:
- Về công tác tổ chức: kiện toàn bộ máy tổ chức, chức năng, nhiệm
vụ của Viện trong kế hoạch cải cách hành chính và kiện toàn chức năng,
nhiệm vụ tổ chức bộ máy của Bộ. Sau khi có quy định bổ nhiệm lại cán
bộ Viện sẽ tổ chức lấy phiếu tín nhiệm làm cơ sở bổ nhiệm lại cán bộ để
mọi người xác định lại trách nhiệm cá nhân, tạo nhiều động lực để từng
bước nâng cao uy tín của Viện.
- Về công tác nghiên cứu khoa học: Viện tiếp tục thực hiện công tác

nghiên cứu khoa học theo sự chỉ đạo của Bộ thương mại và bám sát hoạt
động của Bộ.
- Về công tác đào tạo sau đại học: Viện tiếp tục thực hiện công việc
đào tạo nghiên cứu sinh khoá 1, 2, 3, 4, 5 và chuẩn bị tuyển nghiên cứu
sinh khoá 6.
- Về công tác tư vấn và đào tạo: Viện tiếp tục làm công tác tư vấn
cho các doanh nghiệp Việt Nam, các tổ chức, công ty và cá nhân nước
ngoài tham gia trong lĩnh vực thương mại. Đồng thời Viện sẽ mở các lớp
ngắn hạn bồi dưỡng về thương mại, về Hiệp định Thương mại Việt Nam Hoa Kỳ. Tổ chức các lớp học tiếng Anh thương mại cho các cán bộ quản
lý và các doanh nghiệp.
II/ Nhiệm vụ của Viện trong thời gian tới:
- Nghiên cứu luận cứ khoa học phục vụ cho việc xây dựng chiến lược
quy hoạch phát triển thương mại và thị trường.
20
Khoa Th¬ng m¹i


- Nghiên cứu việc đổi mới và hoàn thiện chính sách, cơ chế quản lý
thương mại.
- Nghiên cứu nền kinh tế thế giới, các tổ chức kinh tế, thương mại
khu vực và thế giới, các vấn đề liên quan đến việc Việt Nam tham gia các
tổ chức này.
- Nghiên cứu và dự báo quan hệ cung cầu, xu hướng phát triển thị
trường trong và ngoài nước và những vấn đề có liên quan đến thương mại.
- Tổ chức điều tra, khảo sát tổng kết thực tiễn về hoạt động thương
mại, chính sách, cơ chế quản lý và tổng quan thị trường. Tổ chức các hoạt
động tư vấn và phát triển thương mại, đầu tư và trợ giúp phát triển các
doanh nghiệp trong và ngoài nước.
- Tổ chức thực hiện đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao trình độ,
đào tạo sau đại học và đào tạo tiến sĩ về thương mại.

- Tổ chức và thực hiện hoạt động thông tin thương mại và cơ sở dữ
liệu phục vụ hoạt động của Viện và các tổ chức có liên quan.
- Hợp tác nghiên cứu và trao đổi thông tin khoa học thương mại với
các tổ chức nghiên cứu, các nhà khoa học trong và ngoài nước.
- Thường xuyên quán triệt công tác nghiên cứu của Viện để đáp ứng
với sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước.
- Phối hợp thực hiện tốt Bộ luật lao động và luật công đoàn như đóng
bảo hiểm y tế, BHXH.., giải quyết các chế độ, việc làm. Tham gia hướng
nghiên cứu khoa học của Viện, thực hiện tốt việc đề xuất nghiên cứu; nội
dung nghiên cứu và ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ cho hoạt
động thương mại và thực hiện các nhiệm vụ của Viện, đáp ứng yêu cầu
của Bộ, của ngành trong điều kiện nền kinh tế mở.
- Triển khai công tác nghiên cứu của Viện đã được Hội đồng khoa
học các cấp phê duyệt.
- Triển khai đúng tiến độ các đề tài, dự án chuyển tiếp 2000, 2001 và
các đề tài dự án được Bộ phê duyệt cho kế hoạch 2002,2003.
- Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ đột xuất do Bộ giao.
- Thực hiện tốt các đề tài, dự án hợp tác quốc tế và các dự án tay đôi
Viện ký với các đơn vị trong và ngoài nước.
-Thực hiện tốt dự án quy hoạch thương mại Bộ giao và các Dự án
Viện ký hợp đồng với các địa phương.
21
Khoa Th¬ng m¹i


-Hoàn thành đúng tiến độ đào tạo nghiên cứu sinh tiến sĩ khoá 1, 2,
3, 4, 5 đẩy mạnh tiến độ đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ và ngoại ngữ trong
kế hoạch Bộ giao và kế hoạch của Viện.
- Hoàn thiện quy chế dân chủ ở Viện và các quy định về lề lối làm
việc, quản lý tài chính, quản lý khoa học, quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật.

- Duy trì và phát huy, mở rộng có hiệu quả hơn về công tác thông tin
tư liệu, tư vấn dịch vụ.
- Kiện toàn một bước về tổ chức cán bộ lãnh đạo các cấp của Viện
theo hướng tinh giản gọn nhẹ chất lượng hiệu quả. Đối với cán bộ nghiên
cứu khoa học theo hướng chuyên gia, chuyên sâu theo lĩnh vực, theo
ngành và vùng lãnh thổ.
- Tổ chức tốt việc sửa chữa cải tạo nâng cấp cơ sở vật chất và mua
sắm thiết bị, đảm bảo tài chính của Viện để tạo điều kiện và phục vụ cho
việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của Viện.
- Phối hợp với các tổ chức đoàn thể để thực hiện tốt nhiệm vụ của
Viện các nghị quyết của Đảng, chế độ chính sách Nhà nước.

III/ Nhận xét về kết quả thực tập, một số ý kiến đề xuất và dự
kiến đề tài luận văn tốt nghiệp
Trong thời gian thực tập tại viện nghiên cứu thương mại, được
sự giúp đỡ hết sức nhiệt tình của ban lãnh đạo viện cùng với sự phấn đấu
lỗ lực của bản thân em đã thu thập và tích luỹ được những kiến thức rất
quan trọng cho mình và bài luận văn sắp tới.
Cũng trong thời gian thực tập này em nhận thấy Viện vẫn còn một số
hạn chế mà trong thời gian tới Viện cần khắc phục. Để góp một phần nhỏ
sức mình vào công việc khắc phục hạn chế dưới đây :
- Về cơ cấu tổ chức của Viện nên được tinh giản gọn nhẹ theo hướng
chất lượng hiệu quả. Viện duy trì thuờng xuyên chế độ bổ nhiệm, miễn
nhiệm cán bộ làm việc chưa có chất lượng để làm cơ sở phát triển cán bộ
của Viện.
- Về lực lượng nghiên cứu đông nhưng chưa mạnh, trình độ cán bộ
nghiên cứu chưa đồng đều do đó ảnh hưởng rất nhiều tới hoạt động của
Viện.
22
Khoa Th¬ng m¹i



- Viện nên đẩy mạnh công tác đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình
độ chuyên môn, nghiệp vụ và ngoại ngữ hơn nữa cho các cán bộ và nhân
viên trong Viện.
-Việc triển khai các đề tài khoa học cấp Bộ của Viện cần phải xúc
tiến nhanh hơn nữa để năm 2003 có nhiều đề tài cấp Bộ và đấu thầu đề tài
cấp Nhà nước.
- Cơ sở vật chất của Viện cần phải được đầu tư hơn nữa để đảm bảo
cho việc nghiên cứu khoa học nhất là mảng thông tin về thị trường ngoài
nước.
- Viện cần phối hợp, nghiên cứu, trao đổi thông tin với các tổ chức
trong và ngoài nước đặc biệt là những trung tâm kinh tế lớn như Thái Lan,
EU, Mỹ.
- Viện cũng nên đẩy mạnh công tác tư vấn cho các doanh nghiệp Việt
Nam, các tổ chức, công ty và cá nhân nước ngoài có tham gia hoạt động
trong lĩnh vực Thương mại.
- Công tác nghiên cứu của Viện cần phải bám sát thực tiễn hơn.
- Viện nên khuyến khích, khen thưởng những cá nhân đã hoàn thành
xuất sắc công việc được giao.
Trên đây là một số ý kiến đề xuất mang tính cá nhân, nhưng em hy
vọng sẽ được các cấp lãnh đạo của Viện xem xét và áp dụng để xây dựng
Viện ngày càng phát triển đáp ứng với yêu cầu của lãnh đạo Bộ trong tiến
trình hội nhập khu vực và quốc tế.
Từ những kiến thức đã tích luỹ được trong 4 năm học và trong thời
gian thực tập em đã có Dự kiến về đề tài luận văn của mình là “ Thực
trạng và biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng gia vị ra thị trường thế
giới ”.

Bài luận văn được chia thành 3 phần, bao gồm:

- Phần I: Khái niệm, các hình thức và vai trò của xuất khẩu
- Phần II: Thực trạng xuất khẩu mặt hàng gia vị của việt nam
- Phần III: Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng
gia vị
23
Khoa Th¬ng m¹i


24
Khoa Th¬ng m¹i


25
Khoa Th¬ng m¹i


×