Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

CUỘC KHỞI NGHĨA CỦA KHÚC THỪA DỤ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.69 KB, 5 trang )

CUỘC KHỞI NGHĨA CỦA KHÚC THỪA DỤ (905 -907)
I.

Tiểu sử Khúc Thừa Dụ :
Khúc Thừa Dụ (trị vì: 905-907) mất năm 907, là người đặt cơ sở cho nền độc
lập dân tộc Việt sau gần 1000 năm bị các triều đại Trung Hoa đô hộ.
Ông quê ở Hồng Châu (Ninh Giang, Hải Dương). Là một dòng họ lớn lâu đời.
Ông thương người, được dân chúng mến phục.
( show hình ảnh trong khi nói).

II.Nguyên nhân – hoàn cảnh xảy ra cuộc khởi nghĩa:
Hoàn cảnh: Triều đại nhà Đường sắp sụp đổ, Trung Quốc rơi vào thời kỳ đại
loạn .Cuối thế kỷ 9, chính quyền trung nghĩa nhà Đường suy yếu nghiêm trọng. Nạn cát
cứ của quân phiệt địa phương ngày càng ác liệt. Khởi nghĩa Hoàng Sào (874-884) đã làm
triều đình nhà Đường rung chuyển. Việc cai trị ở An Nam trở nên lỏng lẻo. Năm này,
Chu Toàn Dục bị bãi chức Tiết độ sứ. Sau khi Độc Cô Tổn, viên Tiết độ sứ ngoại tộc cuối
cùng rời khỏi đất An Nam, chớp thời cơ chính quyền trung ương nhà Đường rệu rã, chính quyền
đô hộ như rắn mất đầu, nhân dân Việt lại một lần nữa kiên quyết đứng dậy tự quyết định lấy. Việc

cai trị ở An Nam trở nên lỏng lẻo. Cuộc tranh giành phe phái trong hàng ngũ thống trị
khiến Độc Cô Tổn bị bãi chức. Viên Tiết độ sứ cuối cùng của nhà Đường phải bỏ trốn ra
đảo Hải Nam và bỏ mạng ở đấy.
2.Nguyên nhân xảy ra cuộc chiến: với tình thế hoàn cảnh cấp bách, cộngVới
bản tính thương người nhân độ của mình, Khúc Thừa Dụ không thể ngồi yên
đứng nhìn nhân dân lầm than trong thời buổi loạn lạc.nhân danh là hào trưởng
một xứ, Thừa Dụ tự xưng là Tiết độ sứ nổi dậy khởi nghĩa
III. Nét chính về diễn biến:
Năm 905, nhân sự suy yếu của nhà Đường, Khúc Thừa Dụ được nhân dân ủng
hộ, đã đưa quân ra chiếm đống thành Đại La (HÀ Nội). Tự xưng là Tiết Độ sứ,cai quản
An Nam.
Diễn biến chi tiết : Khi Có tin mật báo từ Đại La về: Độc Cô Tổn đã bị bắt và bị đầy đi


Hải Nam. Chính quyền đô hộ nhà Đường mất người tổn quản như rắn mất đầu đang
hoang mang dao động. Là người hào trưởng có tầm nhìn xa, hiểu biết rộng, Khúc Thừa
Dụ thấy rõ đây là cơ hội ngàn năm có một của dân tộc mà ông mong đợi từ lâu đã tới.
Ông gấp rút chuẩn bị cuộc hội kiến này với một ít thủ lĩnh là để cùng xem xét tình hình,
thống nhất cho những việc hệ trọng nay mai.
tất cả đều thống nhất rằng:Cơ hội ngàn năm có một đối với dân tộc đã đến. Phải chớp
thời cơ và có kế sách hành động mau lẹ để biến ước mơ ngàn năm của dân tộc thành
hiện thực. Cuối cùng các ý kiến đều quy tụ vào hai việc phải gấp rút hành động là Khởi
nghĩa và đánh chiếm Đại La. Hai ngày sau lễ tuyên thệ, cuộc hành quân đánh chiếm
Đại La diễn ra đúng như kế hoạch đã định.


Tại Lỗ xá - cánh quân chính đi đánh Đại La đã tụ họp đông đủ. Đuốc và nến đồng
loạt tất. Trăng rằm tháng bảy hạ thấp.Sang đúng canh một của ngày 16 thì Khắc Thừa
Dị cùng mấy tùy tùng đã sang được sông. Tin từ phía Tây báo tới. Đêm rằm 15 rạng 16
của Đại La trôi quá chậm. Bỗng trống cầm canh trên chòi canh chính của phủ đô hộ
chuyển nhịp bốn. Giờ Dần đã tới!
Khúc Thừa Dụ nhảy phóc lên mình ngựa lao lên hướng phía cổng chính Đại La. Ba
tiếng pháo lệnh nổ vang báo lệnh tiến công thành.Quân sĩ tiến vào nội thành như thách
cuốn. Họ nhanh chóng đánh, chiếm các đồn trú. Tiến canh của địch. Riêng cửa thành
chính Bắc và chính Đông, không có nội ứng, cuộc chiến đấu diễn ra có phần ác liệt.
Hàng loạt thang giây có móc sắt vắt qua thành lũy. Thanh đao, mã tấu chém tre dọn lối
mở đường. Các chiến sĩ giáo mác, câu liêm tua tủa leo lên chiếm lĩnh mặt thành, vừa
reo hò vừa xốc tới chiến đấu với địch trên mặt thành. Giặc bị đánh bất ngờ la hét om
sòm, chống cự yếu ớt rồi lật lượt giơ tay xin hàng, xin cứu mạng. Cuộc chiến đấu diễn
ra nhanh gọn như chỉ trong chớp mắt. Khi trời vừa ló rạng Đông, hắt những tia nắng
ban mai đầu tiên lên bầu trời xanh thẳm thì cũng là lúc các nghĩa quân đã chiếm xong
các công sở quan trọng trong nội thành của địch. Lá cờ cá hai chữ “ứng nghĩa” nhanh
chóng được kéo lên, tung bay trên nóc phủ đường Đô hộ.Đại La hôm nay, mọi người
đều như dậy sớm hơn mọi ngày. Họ túm năm, tụm ba bàn tán xôn xao về chuyện Đại

La chỉ trong một đêm mà thật khác lạ: Các cánh quân khởi nghĩa, đoàn nọ gặp đoàn kia
kể lại vụ việc của mình, nói cười rôm rả.
Mặt trời đã ửng đỏ chân trời đông rồi từ từ lên cao, tỏa những ánh nắng vàng rực rỡ
xuống Đại La vừa giải phóng.

Sau khi đã nắm được quyền lực thực tế trên đất Tĩnh Hải quân, ông đã cho xây dựng
chính quyền dựa trên danh xưng của chính quyền đô hộ nhà Đường. Nhưng thực chất đó
là một chính quyền độc lập và tự do do người Việt đứng đầu.
. Ngày 7-2-906 vua Đường phải phong thêm cho Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ Khúc Thừa Dụ tước
"Đồng bình chương sự". Khúc Thừa Dụ phong cho con là Khúc Hạo chức vụ "Tĩnh Hải hành
quân tư mã quyền tri lưu hậu" tức là chức vụ chỉ huy quân đội và sẽ thay thế cha nắm quyền
hành Tiết độ sứ .Ngày 23 tháng 7 năm 907, Khúc Thừa Dụ mất.Khúc Hạo đã tiên hành

một số cải cách về kinh tế, hành chính nhằm ổn định tình hình xã hội. Dù ông không
xưng vương xưng đế, nhưng đời sau nhớ ơn và gọi ông là Khúc Tiên chủ.

(Nói thêm về KHúc Hạo)Khúc Hạo ; trị vì: 907-917) hoặc Khúc Thừa Hạo . Ông được
coi là người thực hiện cải cách hành chính đầu tiên ở Việt Nam.Ông đã kế tiếp sự nghiệp
của cha một cách tài tình để củng cố sự nghiệp độc lập của Việt Nam lúc đó từ tay Trung
Quốc
II.

Nét đặc sắc của cuộc khởi nghĩa:


Biết lựa chọn thời cơ thích hợp ( Có tin mật báo từ Đại La về: Độc Cô Tổn đã bị bắt và bị

đầy đi Hải Nam. Chính quyền đô hộ nhà Đường mất người tổn quản như rắn mất đầu
đang hoang mang dao động. Là người hào trưởng có tầm nhìn xa, hiểu biết rộng, Khúc
Thừa Dụ thấy rõ đây là cơ hội ngàn năm có một của dân tộc mà ông mong đợi từ lâu

đã tới. Ông gấp rút chuẩn bị cuộc hội kiến này với một ít thủ lĩnh là để cùng xem xét
tình hình, thống nhất cho những việc hệ trọng nay mai.)

Tìm hiểu kĩ càng tình hình của địch, của ta.
Trước khi trận đánh diễn ra Khúc Thừa Dụ vẫn bình tĩnh cương quyết và không ngừng
tiếp thu ý kiến sách lược của các bô lão cũng như những người tham gia trận chiến.
III.

Đánh nhanh thắng nhanh (chỉ trong vòng một đêm cùng với sự quyết liệt
trong cách đánh của binh sĩ. )
Ngoài ra cuộc khởi nghĩa này còn đặc sắc ở chỗ nó cũng với Khúc Thựa Dụ
đã tạo nên một cột mốc quan trọng lịch sử như ý nghĩa sau đây:

Ý nghĩa lịch sử của trận đánh:

Cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta suốt nghìn năm Bắc thuộc đã giành được
thắng lợi về căn bản,- Lật đổ ách đô hộ của nhà Đường. giành độc lập tự chủ. - Đánh dấu
thắng lợi căn bản trong cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta . đặc biệt là những
cải cách của Khúc Hạo trong toàn bộ tiến trình khởi nghĩa của nhân dân ta trong thời Bắc
thuộc, đặt nền móng cho sự thắng lợi quan trọng của khởi nghĩa Ngô Quyền- cuộc khởi
nghĩa mở ra một thời đại đọc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc ta. ( năm 938)
IV.

Nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm:

1/Nguyên nhân thắng lợi:
Biết nắm lấy vận hội: Cuối thế kỷ 9, chính quyền trung ương nhà Đường suy yếu nghiêm
trọng. Nạn cát cứ của quân phiệt địa phương ngày càng ác liệt, khởi nghĩa Hoàng
Sào(874-884) làm triều đình nhà Đường càng thêm suy yếu. Và khúc thừa dự đã biết
vận dụng cơ hội đó để bắt đầu cuộc khởi nghĩa.

Có những cải cách hành chính phù hợp: Ngày 23 tháng 7 năm 907, Khúc Thừa Dụ
mất, Khúc Hạo lên kế vị và phong cho con là Khúc Thừa Mỹ[3] làm "Tĩnh Hải hành quân
tư mã quyền tri lưu hậu" để kế vị. Nhà Hậu Lương lên thay nhà Đường công nhận ông
làm "An Nam đô hộ, sung Tiết độ sứ". Khúc Hạo là nhà cai trị ôn hoà nhưng rất vững
vàng.
Khúc Hạo đã tiến hành cải cách quan trọng về các mặt. Đường lối chính trị của ông
được sử sách tóm lược ngắn gọn song rất rõ ràng: "Chính sự cốt chuộng khoan dung,
giản dị, nhân dân đều được yên vui". Khúc Hạo sửa lại chế độ điền tô, thuế mà lực dịch


nặng nề của thời thuộc Đường. Ông ra lệnh "bình quân thuế ruộng, tha bỏ lực dịch, lập
sổ hộ khẩu, kê rõ quê quán, giao cho giáp trưởng (quản giáp) trông coi".
Khúc Hạo đã có những cố gắng đầu tiên nhằm xây dựng chính quyền độc độc lập,
thống nhất từ trung ương đến xã. Ông chia cả nước thành những đơn vị hành chính
các cấp: lộ, phủ, châu, giáp, xã. Mỗi xã đặt ra xã quan, một người chánh lệnh trưởng và
một người tá lệnh trưởng.
Cuộc KN về cơ bản thắng lợi nhờ có sự ủng hộ của nhân dân và nguyên nhân dẫn đến
việc thất bại, đánh mất quyền tự chủ cũng vì mất sự ủng hộ của nhân dân .

2/Bài
học
kinh
nghiệm:
Việt Nam sau hơn 1000 năm Bắc thuộc không thể vùng đứng dậy ra nắng gió. Mặt
khác,ảnh hưởng của chính sách đồng hoá của phương bắc đã ăn sâu người Việt. việc khơi
dậy tinh thần "độc lập, tự chủ" của người Việt là quan trọng.chính sách dưỡng sức dân
bên trong, hoà hoãn với bên ngoài là cần thiết để tạo điều kiện cho các thế hệ sau đứng
vững thành một cõi độc lập. Ngoài ra, chúng ta cũng phải noi gương đức tính của Khúc
thừa Dụ và cái tài của cha con ông. Biết lựa chọn thời cơ mà đánh, mà một khi đánh thì
phải dùng mưu trí và ý chí ngoan cường.

Những đóng góp và vị trí của Khúc Thừa Dụ cho đến nay:
.Khúc Thừa Dụ được xem là người mở đầu cho chính sách ngoại giao khôn khéo của
người Việt đối với triều đình phương Bắc.Tuy còn chính quyền vẫn còn mang danh hiệu
của nhà Đường, nhưng về thực chất, Khúc Thừa Dụ đã xây dựng một chính quyền tự chủ,
về cơ bản kết thúc ách thống trị hơn 1.000 năm của phong kiến phương Bắc : "độc lập thật
sự, thần thuộc trên danh nghĩa". ,xóa bỏ thực chất của chính quyền đô hộ nhưng khéo léo
lợi dụng bộ máy và danh nghĩa của bọn đô hộ cũ để chuyển sang giành quyền độc lập
dân tộc một cách vững chắc. Lịch sử ghi nhận công lao của ông như là người đầu tiên

đặt cơ sở lấy lại nền độc lập dân tộc từ khi nước Nam Việt rơi vào tay nhà Hán.
( Show hình ảnh nhà thờ khúc thừa dụ)


Đây là những câu hỏi trả lời khi cô hỏi thêm:
-Nhà Đường phong Khúc Thừa Dụ làm tiết độ sứ có ý nghĩa gì?
Là chức quan của nhà Đường, thể hiện quyền thống trị của nhà Đường với An Nam Chứng tỏ An Nam vẫn thuộc nhà Đường.
-Những việc làm của Khúc Hạo :
Khúc Hạo đã tiến hành cải cách quan trọng về các mặt. Đường lối chính trị của ông được sử sách
tóm lược ngắn gọn song rất rõ ràng: "Chính sự cốt chuộng khoan dung, giản dị, nhân dân đều
được yên vui". Khúc Hạo sửa lại chế độ điền tô, thuế mà lực dịch nặng nề của thời thuộc Đường.
Ông ra lệnh "bình quân thuế ruộng, tha bỏ lực dịch, lập sổ hộ khẩu, kê rõ quê quán, giao cho giáp
trưởng (quản giáp) trông coi".


Khúc Hạo đã có những cố gắng đầu tiên nhằm xây dựng chính quyền độc lập, thống nhất từ
trung ương đến xã. Ông chia cả nước thành những đơn vị hành chính các cấp: lộ, phủ, châu, giáp,
xã. Mỗi xã đặt ra xã quan, một người chánh lệnh trưởng và một người tá lệnh trưởng. Một số xã
ở gần nhau thời thuộc Đường gọi là hương nay đổi là giáp, mỗi giáp có một quản giáp và một
phó tri giáp để trông nom việc kê hộ khẩu, nhân khẩu và việc thu thuế. Theo sách "An Nam chí
nguyên", Khúc Hạo đặt thêm 150 giáp, cộng với những giáp trước đây nhà Đường đặt, cả thảy

toàn bộ Tĩnh Hải quân có 314 giáp.
-Những việc làm của Khúc Hạo nhằm mục đích gì?
Cuộc sống của người Việt do người Việt tự cai quản, không lệ thuộc nhà Đường, người Việt tự
quyết định tương lai của mình.



×