Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Anhchị bình luận và so sánh nghề luật và đào tạo luật ở Anh và Mỹ, bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.73 KB, 14 trang )

MỤC LỤC


MỞ BÀI
Xã hội ngày càng phát triển, vì vậy cần có một hệ thống pháp luật hoàn thiện
để đáp ứng nhu cầu của xã hội ngày càng tăng. Vì sự phát triển của cơ sở hạ
tầng luôn chậm hơn sự phát triển của kiến trúc thượng tầng nên chúng ta càng
cần phải nghiên cứu và cải tiến hệ thống pháp luật, bằng cách nghiên cứu pháp
luật của các quốc gia khác để tìm ra những điểm tốt nên học hỏi, đặc biệt là
nghiên cứu và so sánh pháp luật của các quốc gia phát triển hàng đầu thế giới
như Anh Mỹ- hai cường quốc phát triển bậc nhất thế giới, để xem hệ thống pháp
luật của họ như thế nào, hay hay dở, và chúng ta có thể áp dụng những điều gì
vào Việt Nam. Với mục đích trên, nhóm em xin chọn và làm rõ đề tài “Anh/chị
bình luận và so sánh nghề luật và đào tạo luật ở Anh và Mỹ, bài học kinh
nghiệm cho Việt Nam”.


NỘI DUNG
I.
1.
-

So sánh đào tạo luật ở Anh và Mỹ
Sự giống nhau giữa đào tạo luật ở Anh và Mỹ
Thứ nhất, tiêu chuẩn đầu vào là sinh viên luật ở Anh và Mỹ là rất khắt khe, chỉ
những người thật sự ưu tú và xuất sắc mới có thể trở thành sinh viên luật. Ở
Anh các thí sinh muốn thi vào khoa luật của một trường đại học nào đó phải có
điểm thi đầu vào đạt mức “A”, do đó trong tiềm thức của người Anh đã trở
thành sinh viên luật thì sinh viên đó hiển nhiên phải tốt nghiệp đại học và có
bằng cử nhân luật. Ở Mỹ, một số khoa luật chỉ chọn được một sinh viên trong


-

số năm hoặc mười người dự tuyển.
Thứ hai, về nội dung đào tạo đó là các môn học được đưa vào chương trình
giảng dạy cũng tương tự như các môn học ở nhiều nơi trên thế giới đó là: luật
hợp đồng, bồi thường trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng, sở hữu, tố tụng, luật
hình sự, luật hiến pháp. Và tiếp theo là những môn học chuyên ngành và thảo

-

luận.
Thứ ba, để lấy được bằng cử nhân luật mỗi sinh viên phải theo học 3 năm tại

-

khoa luật.
Thứ tư, cả Anh và Mỹ đều có chương trình đào tạo sau đại học.
Thứ năm, về phương pháp giảng dạy, ở Anh và ở Mỹ đều chú trọng phương
pháp giảng dạy lấy sinh viên là trung tâm, sinh viên chủ động tích cực tham gia
bài học, còn giảng viên chỉ là người hướng dẫn nhằm phát huy tối đa khả năng

2.
o

của sinh viên.
Sự khác nhau giữa đào tạo luật ở Anh và Mỹ
Mục tiêu đào tạo
Ở Anh, Đào tạo luật hướng tới hai cấp độ mục tiêu: mục tiêu thứ nhất là
nhằm trang bị kiến thức khoa học pháp lý (academic) cho người học. Với mục
tiêu này, người học sẽ được cấp bằng cử nhân luật sau khi kết thúc khóa học.

Mục tiêu thứ hai là dạy nghề, với mục tiêu này người học sẽ được cấp chứng chỉ
hành nghề luật.


Còn ở Mỹ Hệ thống giáo dục luật ở Mỹ không trực tiếp truyền đạt những
kiến thức thuộc lòng về nội dung của các đạo luật, các án lệ mà lại nhằm vào
việc đào tạo ra những luật sư có khả năng thắng kiện, các giáo sư luật ở Mỹ
hướng tới việc dạy cho các sinh viên mọi kĩ năng cần thiết để thắng kiện hơn là
dạy luật. Việc giáo dục pháp luật ở Mỹ là nhằm đào tạo ra những người không
chỉ biết luật, hiểu luật mà còn biết giải quyết các công việc đa dạng và phức tạp
trong thực tế.
o

Cấp bậc đào tạo
Ở Anh, Đào tạo cử nhân luật là quá trình đào tạo ở bậc đại học do các khoa
luật của các trường đại học đảm nhiệm. Ngoài ra cũng có đào tạo luật ở sau đại
học.
Tại Mỹ, Đào tạo luật chỉ có một bậc duy nhất là đào tạo sau đại học, sinh
viên khoa luật là những người đã tốt nghiệp đại học.

o

Phương pháp giảng dạy
Tại Anh, Các môn học được tiến hành giảng dạy dưới dạng thuyết trình, thảo
luận và phụ đạo. Trong các buổi phụ đạo, sinh viên được phép đưa ra câu hỏi và
giải quyết những khó khăn, thắc mắc của mình. Mỗi sinh viên sẽ học từ 4-5
môn học trong một năm và kết thúc mỗi môn học sinh viên phải viết bài luận để
đánh giá kết quả học tập môn học đó và cuối năm phải thi hết môn dưới dạng
hình thức thi viết. Sinh viên được khuyến khích tham gia vào các buổi thảo luận
và diễn án để rèn luyện kỹ năng lập luận rõ ràng và thuyết phục cho sinh viên.

Tại các buổi diễn án, thường có một giáo sư luật hoặc một người đang hành
nghề luật ở địa phương đóng vai trò chủ tọa và sinh viên được chia ra làm hai
nhóm để cạnh tranh với nhau thông qua việc đưa ra lập luận của nhóm mình đối
với vẫn đề pháp lý được đặt ra trong tình huống giả định.


-

Còn tại Mỹ Phương pháp Socratic (hùng biện) trong truyền đạt kiến thức và hệ
thống tình huống có vị trí rất quan trọng. Với phương pháp tình huống (case
study), sách để giảng dạy thường viết về từng môn học riêng biệt trên cơ sở
phân tích những án lệ đã được chọn lọc đưa vào cuốn sách.
Phương pháp giảng theo tình huống và phương pháp Socratic được sử dụng
chủ yếu ở năm thứ nhất.
Các khóa học được gọi là các seminar với số lượng thường là 20 người và đòi
hỏi sinh viên nghiên cứu rất nhiều. Đặc trưng của các cuộc thảo luận trên lớp là
hướng vào những kết quả nghiên cứu của chính sinh viên. Đến năm thứ 3, sinh
viên trong trường có thể áp dụng phương pháp thực hành trực tiếp (clinical
method).
+ Phương pháp thực tập thực tế cũng là một phần trong chương trình trường
luật đạt tiêu chuẩn đã có cách đây chừng 30 năm. Các khóa này cho sinh viên
các kinh nghiệm thực tế, thường là các phiên tòa, bằng cách cho họ tham gia các
vụ án có thực dưới sự giám sát chặt chẽ của khoa.
+ Sinh viên cũng được tạo cơ hội làm việc độc lập trong các văn phòng luật
và các tòa án.
+ Trước khi đến lớp sinh viên phải đọc các tài liệu gồm: các bản án (case
method), các văn bản pháp luật, học thuyết pháp lý liên quan, một số bài viết về
kinh tế và xã hội (modified case method).

o


Kết thúc đào tạo
Tại Anh, Sau khi có bằng cử nhận luật, tốt nghiệp sinh viên có thể quyết định
trở thành luật sư tranh tụng hoặc luật sư tư vấn. Tùy thuộc vào quyết định của
mình, tốt nghiệp sinh viên sẽ phải theo học những khóa học khác nhau để hành
nghề luật.


Tại Mỹ, Độ tuổi trung bình cho tốt nghiệp sinh viên luật là 29 tuổi. Kết thúc
khóa học luật, sinh viên cần phải lấy bằng Jurist Doctor. Sau khi có bằng JD
sinh viên muốn hành nghề luật sư thì cần phải vượt qua được kì thi do đoàn luật
sư của một bang nào đó tổ chức và đánh giá.
3.
II.
1.

Bình luận của nhóm về vấn đề đào tạo luật ở Anh và Mỹ
So sánh nghề luật ở Anh và Mỹ
Sự giống nhau giữa nghề luật ở Anh và Mỹ
Ở Mỹ và Anh, nghê luật sư đều là những nghê nghiệp danh giá vì đòi hỏi
nhiều trí tuệ và khả năng.
Ở Anh và một số bang của Mỹ thì các luật sư chịu sự quản lý của hội luật sư
hoặc đoàn luật sư. Ở Anh luật sư tư vấn chịu sự quản lý của Hội luật sư, luật sư
tranh tụng chịu sự quản lý của Đoàn Luật sư của England và xứ Wales. Còn ở
Mỹ, khoảng một nửa số bang Mỹ đòi hỏi người hành nghề luật phải là thành
viên của đoàn luật sư bang mình. Tức là hội luật sư hay đoàn luật sư đại diện
cho lợi ích của các luật sư và ban bố quy chế cưỡng chế thi hành các quy chế
Luật sư ở Anh và Mỹ có thể hành nghề độc lập hoặc thành lập các công ty
Luật
Xuất phát từ đặc điểm hệ thống tranh tụng đối kháng nên các luật sư ở Anh

hay ở Mỹ luôn có sự cạnh tranh lớn và có vai trò chủ động, kết quả bản án phụ
thuộc vào tài tranh tụng của luật sư còn Tòa án chỉ đóng vai trò thụ động, trung
lập, lựa chọn lập luận và chứng cứ thuyết phục hơn để phán quyết.

2.
-

Sự khác nhau giữa nghề luật ở Anh và Mỹ
Về điều kiện hành nghề luật sư:
Ở Mỹ để được hành nghề luật sư thì nhất thiết phải có giấy phép hành nghề
tức là là phải tham gia khóa học nghề luật. Điều kiện tiên quyết để được tham
gia khóa học này là bắt buộc phải có bằng cử nhân luật và phải vượt qua được


kỳ thi do đoàn luật sư của một bang nào đó tổ chức và đánh gia theo ủy quyền
của tòa án tối cao bang đó.
Tuy nhiên ở Anh học viên có thể tham gia khóa học thực hành luật mà không
cần có bằng cử nhân luật của Anh Quốc, nhưng họ phải có một bằng đại học
khác và tham dự khóa học kéo dài 1 năm để lấy bằng Diplom về luật. Khác với
Mỹ việc trở thành luật sư ở Anh không nhất thiết phải do đoàn luật sư của bang.
Mà được đảm nhiệm bởi một số cơ sở đào tạo được luật gia chấp nhận mở lớp
hành nghề luật.
-

Phân loại luật sư:
Ở Mỹ một luật sư thực hành được gọi là “luật sư” (attorney) khi bào chữa,
còn bình thường thì người đó là luật sư thông thường nghĩa là không có sự phân
biệt giữa luật sư tư vấn và luật sư tranh tụng (bào chữa).
Khác hẳn với Mỹ, ở Anh có sự phân biệt rõ ràng giữa luật sư tư vấn và luật
sư tranh tụng với chức năng hoàn toàn khác nhau. Phần lớn luật sự ở Anh là luật

sư tư vấn. bất kỳ một tổ chức cá nhân nào cần đến sự trợ giúp hay tư vấn pháp
luật đều đến tìm luật sư tư vấn. Còn luật sư tranh tụng là các chuyên gia biện hộ
có quyền tham dự tất cả các phiên xử tại tất cả các tòa án và cơ quan tài phán.
Luật sư tranh tụng không được quyền liên he trực tiếp với khách hàng. Họ chỉ
có thể tiếp nhận với khách hàng sau khi được một luật sư tư vấn nào đó giới
thiệu.

-

Về hoạt động:
Mặc dù đều phát triển theo hướng chuyên môn hóa, nhưng sự chuyên môn
hóa ở Mỹ và Anh cũng có sự khác biệt. Ở Mỹ theo xu hướng chuyên môn hóa
các công ty luật đã chia thành nhiều nhóm và mỗi nhóm tập trung một lĩnh vực
cụ thể. Ví dụ các nhóm hành nghề tranh tụng, nhóm chuyên môn trong lĩnh vực
thuế, luật công ty, luật chống độc quyền, luật môi trường, luật dân sự…


Còn ở Anh, các công ty luật ở địa phương cung cấp dịch vụ trên các lĩnh vực
luật gia đình, luật dân sự, chứng thực chúc thư, giao dịch tài sản… Các công ty
lớn ở thành phố thường chuyên sâu vào luật công ty, luật thương mại, luật thuế,
luật ngân hàng, kiện tụng dân sự hay luật lao động…
3.

Bình luận của nhóm về nghề luật của Anh và Mỹ
Mỗi nước có một cách xây dựng hệ thống nghề luật riêng của nước mình, do
đó có thể rút ra một số ưu nhược điểm:
Điều kiện hành nghê luật ở Anh không quá gò bó như ở Mỹ. Dựa trên một số
quan điểm thì đây có thể là mặt thuận lợi hơn, khi mà luật sư ở Anh là những
người có kinh nghiệm ở không chỉ ngành luật mà còn 1 số ngành khác, Và
những người ở chuyên ngành khác đó nếu chuyên tâm học hành và nghiên cứu

luật trong một năm thì sẽ được hành nghề. Chính hiểu biết ở ngành khác có thể
sẽ là thế mạnh đối với luật sư Anh. Tuy nhiên trên một số quan điểm thì cho
rằng việc nghiên cứu pháp luật như vậy là chưa chuyên sâu và có thể hơi vội
vàng đối với một luật sư. Do đó luật sư ở Mỹ với vốn kiến thức sâu về pháp luật
sẽ có thể giỏi hơn trong quá trình tư vấn cũng như tranh tụng.
Về việc phân chia luật sư tư vấn và luật sư tranh tụng như ở Anh là một điểm
hạn chế hơn so với luật sư ở Mỹ. Vì cả hai kỹ năng này đếu rất cần thiết cho
mọi luật sư. Việc phân chia như thế sẽ gây ra mâu thuẫn giữa thực tế hay lý
thuyết pháp luật.

III.

Nguyên nhân của sự khác biệt giữa hai quốc gia Anh và Mỹ
Nước Mỹ ra đời là sự liên hiệp của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ. người Anh
đã mang hệ thống pháp luật của mình đến với các thuộc địa này. Mặc dù có
nguồn gốc từ hệ thống pháp luật Anh nhưng từ sau năm 1776, khi Mỹ tuyên bố
độc lập, pháp luật Anh và Mỹ trở thành 2 hệ thống pháp luật độc lập và phát
triển theo những hướng khác nhau, kéo theo sự khác biệt nhất định trong hệ


thống pháp luật của 2 quốc gia kể cả đào tạo luật và nghề luật. Và nguyên nhân
dẫn đến sự khác biệt trên là do Anh là một quốc gia có dân cư gần như thuần
nhất còn Mỹ lại là nước có dân số chủ yếu là dân nhập cư, đa tôn giáo, đa sắc
tộc đi cùng với lối sống và đặc trưng về nền kinh tế xã hội cũng khác nhau, nên
trong cách suy nghĩ và tư duy pháp lý có những điểm khác biệt là điều tất yếu.
Bên cạnh đó, nhà nước Mỹ được tổ chức dưới dạng cộng hòa liên bang, trong
đó các bang có chủ quyền độc lập của riêng mình. Trên thực tế, sự độc lập này
đã mất dần theo thời gian nhưng với tư cách là một tực thể pháp lý, các bang
này vẫn tồn tại riêng rẽ với hệ thống chính phủ của riêng mình. Thực tiễn cho
thấy trên nhiều lĩnh vực và với nhiều người, pháp luật của bang quan trọng hơn

pháp luật liên bang. Mỗi bang không chỉ có chính phủ mà còn có cả hiến pháp
riêng mặc dù hầu hết hiến pháp của các bang được soạn thảo theo mô hình hiến
pháp liên bang, với cùng cơ cấu tổ chức chính phủ bang và những quyền dân sự
cũng như quyền công dân tương tự nhau giữa các bang.
Ở Mỹ, đào tạo luật là đào tạo sau đại học nhằm trang bị cho sinh viên những
kiến thức hành nghề luật. Do đó, Mỹ đào tạo cử nhân luật kết hợp với đào tạo
nghề để sinh viên khi ra trường có thể làm được việc ngay. Các trường đào tạo
luật ở Mỹ chủ yếu dạy sinh viên cách tìm hiểu pháp luật để từ đó sinh viên áp
dụng một cách chủ động các kiến thức trong nhà trường với kiến thức tực tiễn.
Ở Anh chỉ yêu cầu hiểu biết về luật ở bậc đại học còn Mỹ lại yêu cầu cao hơn
là phải đủ kỹ năng để giải quyết vụ việc thực tế, phù hợp với xã hội đa dạng,
phức tạp và luôn thay đổi nên phương pháp đào tạo giữa hai nước có sự khác
nhau.
Mỹ không chia thành luật sư tư vấn và luật sư tranh tụng nên khi đào tạo luật
cũng không có sự phân chia mà đào tạo chung tại trường đại học.
IV.
1.

Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Những kinh nghiệm từ Mỹ có thể tiếp thu và ứng dụng ở Việt Nam .


-

Ở nước ta, hầu như chất lượng đầu vào của các trường luật còn thấp, không biết
đó có phải là nguyên nhân sinh viên luật sau khi ra trường thất nghiệp nhiều hay
không? Có điều cần thiết phải nâng cao chất lượng đầu vào vì ngành luật là một
ngành học khó, cần sự thông minh và linh hoạt. Xét trên phương diện vĩ mô,
cần có sự cân bằng về cung và cầu số lao động trong lĩnh vực này thì mới có thể
thu hút được sinh viên. . . Mỹ là nhà nước liên bang nên họ có nhiều hệ thống

pháp luật là điều đương nhiên.Việt Nam là nhà nước đơn nhất, chỉ có duy nhất
một hệ thống pháp luật nên chỉ có thể nhất quán một chương trình đào tạo luật.
Tuy nhiên, cần cho sinh viên có nhiều lựa chọn hơn với các môn học bắt buộc
trong năm nhất, các môn học tự chọn và các cơ hội thực tập, học hỏi kinh

-

nghiệm thực tế.
Về phương pháp đào tạo, phải nói rằng phương pháp tình huống và phương
pháp Socractic là phương pháp đặc trưng của đào tạo luật. Mấy năm gần đây,
đào tạo luật ở Việt nam đã bắt đầu theo hình thức tín chỉ, đây chính là hình thức
tốt nhất áp dụng phương pháp Socratic, phương pháp tình huống, để sinh viên
có thể rèn luyện khả năng hùng biện, óc phán đoán tình huống, nhất là các buổi
thảo luận (Seminar). Trong các buổi học, cần thiết phải lập các phiên tòa giả
định, bên cạnh đó, cần phải tham khảo hệ thống giáo trình và tài liệu giảng dạy
của Mỹ để hoàn thiện hệ thống giáo trình luật cho mình. Tuy nhiên, do Mỹ và
Việt Nam thuộc hai hệ thống pháp luật khác nhau nên khi vận dụng cần phải tôn
trong những nguyên tắc của việc đào tạo luật ở nước ta. Như chúng ta đã biết
Hệ thống Luật Pháp ở Việt nam còn chưa phát triển. Vậy đâu là điểm nhấn quan
trọng để vượt qua khó khăn này: Đó chính là chỉnh đốn lại phương pháp dạy và
học ở các cơ sở Đào tạo Luật. Chỉ có thể cho ra đời 1 thế hệ cử nhân Luật và
luật sư xuất sắc thì Luật Pháp Việt nam trong tương lai mới có thể khởi sắc
được. Ở VN cách dạy Luật còn nặng về lý thuyết. Giáo trình thì tràng giang đại
hải làm cho sinh viên thấy phát chán khi học. Vậy phải đưa sinh viên hướng vào
thực tế_rèn luyện kĩ năng tư duy như: Trong quá trình giảng dạy đưa ra cho sinh
viên nhiều cách tiếp cận vấn đề,tránh sự nhàm chán lại có thể trao dồi cho sinh


viên khả năng tư duy vấn đề phản xạ tình huống; Biên soạn nhiều hơn nữa các
sách Luật tình huống; Các trường ĐH ko ngừng liên kết với các cơ quan pháp lý

như tòa án,viện kiểm soát...cho sinh viên đóng vai để làm các nghiệm vụ
chuyên môn,vừa có thể giúp sinh viên củng cố lại kiến thức vừa giúp cho họ có
thể ko bở ngỡ sau khi ra trường,liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp giúp sinh
-

viên có thể hướng vào thực tế; Gửi các sinh viên sang Mỹ du học.
Việc cầm cân nảy mực, kiến tạo công lý giữa các cá nhân và cộng đồng, người
làm nghề luật phải là người thấu hiểu sự đời. Vì lẽ ấy, người ta cho rằng việc
dạy nghề luật chỉ nên dành cho những người đã có một bằng đại học, tức là chỉ
dạy ở bậc sau đại học. Ý tưởng này đã thành tục lệ ở Hoa Kỳ, nay đang lan rất
nhanh sang châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc và kể cả Trung Quốc, nơi người ta
thành lập các trung tâm đào tạo cao học huấn luyện nghề luật cho học viên là
những người đã một bằng tốt nghiệp đại học. Đây cũng là phương pháp đào tạo

-

nghề luật có chất lượng mà Việt Nam nên học tập.
Luật học không chỉ là lý thuyết, dạy luật trước hết là dạy nghề. Trong số đó các
tín chỉ bắt buộc không nên vượt quá 30%, phần 70% còn lại nên cho học viên tự
chọn theo sở thích hành nghề sau này, ví dụ luật sư kinh doanh, luật sư tư vấn,
luật sư bào chữa, công lại tòa án, thi hành án, điều tra viên, công chứng hay các
nghề luật khác. Trong số các tín chỉ tự chọn đó, ít nhất 10% phải được tích lũy
trong các trung tâm thực hành nghề luật (law clinic) dưới sự hướng dẫn của
giảng viên hoặc thực tập trong các cơ quan tư pháp hay các văn phòng luật sư

2.
-

với những đề án cụ thể được giảng viên chấp nhận.
Những kinh nghiệm từ Anh có thể tiếp thu và ứng dụng ở Việt Nam.

Ở Anh, đào tạo nghề luật tiếp nhận cả người có bằng cử nhân luật và người
không có bằng cử nhân luật nhưng phải có một bằng đại học khác. Những người
không có bằng cử nhân luật nhưng đã có một bằng đại học chỉ có thể học nghề
sau khi đã tham dự khóa học kéo dài một năm để vượt qua kì thi sát hạch nghề
nghiệp phổ thông hoăc học lấy bằng diplom về luật.Ở Việt Nam, chỉ khi nào
hoàn tất khóa học 4 năm trong trường đại học mới có thể có cơ hội làm thẩm
phán, luật sư, kiểm sát viên. Thời gian để đào tạo một cử nhân luật thành luật sư


chỉ mất chưa đầy 1 năm, trong khi ở Anh, quá trình đào tạo này phải mất 3 đến
4 năm.
Việc đào tạo luật sư ở Anh không chú trọng tính bài bản mà thiên về thực
tiễn, các luật sư Anh được đào tạo chủ yếu về thủ tục tố tụng và thu thập, xác
minh chứng cứ bởi theo pháp luật Anh. Ở Việt Nam, việc đào tạo cần giảm bớt
tính hàn lâm và đưa các vụ việc thực tiễn vào giảng dạy các môn luật, mời các
luật sư và thẩm phán có uy tín đến giảng bài, tăng tỷ lệ các câu hỏi về thực tiễn
pháp luật là xu hướng tất yếu trong đào tạo để cấp bằng cử nhân luật. Cùng với
đó là việc tăng thời gian đào tạo để trở thành luật sư.
- Tiền lệ đào tạo luật sư tranh tụng qua các bữa ăn trưa ở Inn of Court của
Anh có thể là gợi ý để đa dạng hoá hoạt động đào tạo, tổ chức các cuộc gặp thân
mật giữa các thẩm phán, luật sư có uy tín để truyền đạt kinh nghiệm cho các
sinh viên, học viên và luật sư tập sự trong đào tạo luật sư ở Việt Nam. Cần
nhiều hơn nữa các buổi đàm thoại, tư vấn trực tiếp hoặc trả lời qua e- mail.
- Mô hình đào tạo luật ở Anh cho thấy: Cần chú trọng đào tạo nghề luật ngay
ở trường đại học, đặc biệt về phương pháp đào tạo để ngay từ trên ghế nhà
trường, sinh viên luật đã được rèn luyện tư duy nhanh nhạy, khả năng thuyết
trình trước đám đông, cùng các kĩ năng thực tế cần thiết khác, tạo tiền đề cho
việc hành nghề sau này.
- Nhà nước cần đầu tư hơn nữa cho đào tạo luật trong những năm tới, cùng
với đó là việc tăng cường liên kết đào tạo với các trường đại học luật, các hội

luật gia ở Anh và trên toàn thế giới.
KẾT LUẬN
Qua bài viết trên, chúng em mong muốn người đọc có thể hiểu thêm về sự
giống và khác nhau giữa hai hệ thống pháp luật ở Anh, Mỹ. Mong muốn nghề
luật sẽ ngày càng trở lên phát triển và coi trọng hơn ở Việt Nam, và pháp luật
của nước ta có thể học hỏi những điểm tốt và phù hợp với điều kiện kinh tế xã
hội Việt Nam, để Việt Nam có thể trở thành một quốc gia có hệ thống pháp luật
hoàn thiện và phát triển so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Cùng


với đó là sự phát triển đồng bộ về kinh tế xã hội, xây dựng một đất nước “dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
Do kiến thức còn hạn hẹp, trong bài viết khó tránh khỏi những sai sót, mong
thầy cô nhận xét để bài viết của nhóm em được hoàn thiện. Nhóm em xin chân
thành cám ơn.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình luật so sánh- Đại học Luật Hà Nội- NXB Công an nhân dân- năm
2012.
2. Luật so sánh- Bogdan Michael, Người dịch: Lê Hồng Hạnh, Dương Thị Hiền,
Trung tâm học liệu- Đại học sư phạm Hà Nội, 1994



×