Tải bản đầy đủ (.ppt) (17 trang)

NGUYÊN NHÂN tại SAO GIÁ lúa của NGƯỜI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (330.28 KB, 17 trang )

CHÀO MỪNG THẦY VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI
PHẦN TRÌNH BÀY CỦA NHÓM 3

NGUYÊN NHÂN TẠI SAO GIÁ LÚA CỦA NGƯỜI
NÔNG DÂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY ĐANG Ở MỨC THẤP. NÓ
ẢNH HƯỞNG NHƯ THẾ NÀO ĐẾN ĐỜI SỐNG CỦA
NGƯỜI NÔNG DÂN. CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ GIẢI
QUYẾT TÌNH HÌNH VÀ TÍNH HIỆU QUẢ CỦA CÁC
GIẢI PHÁP ĐÓ.


I. TÌNH HÌNH
1. Tình hình giá lúa của người nông dân đồng
bằng Sông Cửu Long trong những năm gần
đây:
- Giá lúa trên thị trường
liên tục giảm do thị
trường xuất khẩu gạo
gặp khó khăn, nhiều
thương lái không mua
lúa gây tâm lý hoang
mang trong dân.
- Trước tình hình giá gạo
xuất khẩu giảm mạnh
đã kéo theo giá thu
mua lúa gạo ở khu vực
ĐBSCL giảm nhanh.


2. Nguyên nhân giá lúa


giảm mạnh
- Nguyên nhân giá gạo
xuất khẩu giảm mạnh
và thị trường gạo thế
giới đang diễn biến
khó lường do thông tin
Thái Lan có chủ
trương giải phóng
lượng gạo tồn kho lên
tới 20 triệu tấn. Kéo
theo giá gạo thực tế
chào xuất khẩu của
doanh nghiệp trong
nước cũng đã giảm
mạnh.


- Theo nhiều chuyên gia trong ngành chế biến, xuất
khẩu gạo, giá lúa gạo phẩm chất thấp của Việt
Nam đang chịu tác động rất lớn từ các nước: Ấn
Độ, Pakistan. Dự báo, các nước này sẽ xuất 1
lượng lớn gạo phẩm chất thấp với giá rẻ hơn
nhiều so với gạo cùng loại của Việt Nam. Vì vậy,
đây có thể là nguyên nhân khiến giá lúa gạo liên
tục giảm trong thời gian qua.



II. THỰC TRẠNG
Nông dân làm lúa ở đồng bằng sông

Cửu Long (ĐBSCL) năng suất ngày càng một
tăng, nhưng đời sống ngày càng một nghèo
đây là một nghịch lý:
Chúng ta điều biết: Nông dân nghèo vì
Chính phủ khống chế giá lúa gạo trong nước
để chống lạm phát; nông dân nghèo vì cứ
trúng mùa thì mất giá; nông dân nghèo vì mất
mùa cũng mất giá; nông dân nghèo vì gạo
xuất khẩu bị bán với giá thấp;


Nông dân nghèo vì giá lúa không tăng,
nhưng mọi mặt hàng nhu yếu cần dùng mỗi
năm mỗi tăng đến chóng mặt; nông dân
nghèo vì sản xuất nhỏ lẻ đất đai manh
mún…Thực trạng người nông dân đang phải
đối mặt như câu cửa miệng họ nói với nhau
thời gian gần đây: “Năm ngoái chết 7 còn 3,
năm nay chết 2 còn 1”., Có thể nói, chưa bao
giờ người nông dân ĐBSCL thấy kiệt sức như lúc
này. Nhiều nông dân ĐBSCL đang bức xúc khi
sản xuất lúa đã lâm vào tình trạng khó khăn kéo
dài trong suốt 2 năm qua, nhưng cơ quan quản lý
và chính quyền các cấp vẫn chưa đưa ra được
giải pháp cụ thể nào.


khiến cuộc sống của người nông dân vẫn
mãi bấp bênh theo mùa vụ. 2 năm trở lại
đây, giá trị sản xuất trên 1ha đất trồng lúa

đang chững lại; thu nhập của người trồng
lúa đang giảm dần do giá bán (đầu ra) không
tăng nhưng chi phí đầu vào như vật tư, phân
bón lại tăng liên tục. Người trồng lúa vẫn
đang không biết đến bao giờ có được khoản
lợi nhuận 30% mà các nhà quản lý đã cam
kết.


người nông dân trồng lúa đang kiệt sức vì
giá cả bấp bênh, càng sản xuất càng thua
lỗ, họ lại gặp phải rất nhiều khó khăn trong
tiếp cận nguồn vốn vay, khiến nhiều gia
đình đã phải chấp nhận đi vay “tín dụng
đen”.
Vẫn biết rằng khó khăn của ngành nông
nghiệp ĐBSCL hiện nay có rất nhiều
nguyên nhân, nhưng nhiều chuyên gia cũng
thẳng thắn cho rằng, có một nguyên nhân
quan trọng là do chúng ta buông lỏng quản
lý, phát triển thiếu quy hoạch, đặc biệt là
không có cơ chế hỗ trợ người nông dân


Trong chuỗi giá trị lúa gạo cái gốc là nông dân,
nhưng “ cái gốc” này từng bị thiệt đơn, thiệt kép.
Nếu là người trồng lúa thì việc đảm bảo mức lời
30% mỗi vụ cũng đã khó, nếu một năm làm 3 vụ
mức lời lí thuyết mỗi vụ 30% đã là quá thấp lại
phải chịu áp lực giá leo thang liên tục. Nếu trên cơ

sở mỗi hộ 4 người thì 1 năm mỗi nông dân chỉ đạt
thu nhập trung bình 4,2 triệu đồng tương đương
200 USD. Công cuộc tái cơ cấu nông nghiệp bao
gồm sản xuất lúa hàng hóa có nội dung trồng cây
gì, nuôi con gì đang được đề cập nhiều hơn. Tuy
nhiên hãy xem đại đa số người dân gắn bó suốt
đời này, đời khác với cây lúa


Cứ mỗi khi xuất khẩu khó doanh nghiệp xuất
khẩu gạo lại đổ lỗi cho chất lượng gạo ta
kém, thương lái mua dìm giá để bán cho
doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp. Nhưng
phải nói rằng dù có làm gạo thuần thì qua
các hệ thống đấu trộn cuả các thương nhân
cũng thành gạo mà bản thân nhà xuất khẩu
không bao giờ nấu cho nhà mình ăn.


Nông dân Đ BSCL có tập quán sản xuất nông sản
hàng hóa. Nếu thấy bất lợi hoặc chỉ nghĩ rằng
trồng cây này có lời hơn cây kia họ sẽ chặt bỏ cây
này trồng cây mới, lên liếp ruộng lúa để làm vườn
hay hạ thấp đất vườn để gieo cấy lại lúa. Tình thế
tiến thoái lưỡng nan của nông dân trồng lúa là
diện tích nhỏ lẽ, manh mún sao có thể làm giàu
được đến chi tiêu hàng ngày cũng còn khó. Trồng
rau màu như ngô, đậu đỗ, củ quả... cũng không
đơn giản nếu không chuẩn bị thị trường. Chỉ khi
có doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm thì việc

chuyển dịch mới thoát cảnh vết xe đổ như việc
trồng rồi chặt những loại cây khác


III. CÁC GiẢI PHÁP ĐỂ GiẢI QUYẾT TÌNH
HÌNH VÀ TÍNH HIÊU QUẢ CỦA CÁC GIẢI
PHÁP
-Chính phủ đã có chủ trương
mua 1 triệu tấn lúa tạm trữ.
- Chính sách trợ cấp tín dụng thu mua tạm trữChính sách quy định giá sàn thu mua lúa, đảm
bảo nông dân lãi ít nhất 30%
- Chính sách hỗ trợ sản xuất
- Phó Thủ tướng chỉ đạo, vùng nào sản xuất lúa
kém hiệu quả nên chuyển qua nuôi trồng các loại
con, cây khác


Cần nâng cao chất lương gạo – xây dựng một
thương hiệu lúa gạo của Việt Nam. "Thay vì xuất
khẩu gạo ồ ạt với giá thấp, Việt Nam nên hướng
đến xuất khẩu tập trung vào những loại gạo phẩm
cấp cao. Và để tạo môi trường có tính cạnh tranh
hơn trong xuất khẩu lúa gạo, Việt Nam chỉ cần
giới hạn quản lý ở chất lượng.
- Tích cực tìm thêm các hợp đồng xuất khẩu gạo
trên thị trường truyền thống và mở rộng sang thị
trường mới.
- Tăng cường liên kết 4 nhà: Nhà nước – Nhà
khoa học – Nhà Doanh nghiệp – Nhà nông, triển
khai chương trình cánh đồng mẫu lớn



- Phải tuyên truyền sâu rộng về mối quan hệ giữa
sản xuất và xuất khẩu.
- Để xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam, chúng
ta cần chú vào bốn khâu sau:
+ Chọn, tạo và phổ biến cho nhân dân các giống
lúa có chất lượng cao hơn, năng suất cao hơn.
+ Tổ chức sản xuất theo mô hình cánh đồng mẫu
lớn cũng như những hình thức tổ chức để có sản
lượng hàng hóa lớn và đồng đều với giá thành
rẻ hơn.
+ Hỗ trợ doanh nghiệp và nông dân xây dựng
kho, dự trữ, bảo quản đảm bảo chất lượng ổn
định.
+Xúc tiến thương mại.


- Có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thu mua
gạo tạm trữ xuất khẩu và chính sách trợ giá cho
nông dân.
- Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ kịp thời
doanh nghiệp xuất khẩu mua gạo xuất khẩu như
giãn nợ cho các doanh nghiệp có hàng tồn kho
lớn để ổn định giá gạo trong nước cũng như xuất
khẩu .
- Cần đẩy mạnh xây dựng được các vùng
nguyên liệu ổn định, từ đó trồng lúa theo quy
chuẩn VietGAP hay GlobalGAP để thực sự xây
dựng được thương hiệu.



- Cần đẩy mạnh liên kết người nông dân với hợp
tác xã; liên kết hợp tác xã với các doanh nghiệp
để hình thành những cánh đồng lớn.
- Đẩy mạnh tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp bền
vững, tổ chức lại mô hình sản xuất theo hướng
sản xuất gắn với tiêu thụ. Có chính sách hiệu quả
hơn để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào địa
bàn nông thôn nhằm cung ứng đầu vào, giải quyết
đầu ra.
- Đẩy mạnh Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu
tiên dùng hàng Việt Nam” hơn nữa để người Việt
Nam ưu tiên dùng gạo Việt Nam.



×