Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CHỦ NHIỆM LỚP 6 THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.65 KB, 7 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BÁO CÁO TÓM TẮT
SÁNG KIẾN, CẢI TIẾN ĐỀ NGHỊ XÉT CÔNG NHẬN
DANH HIỆU CHIẾN SĨ THI ĐUA CẤP HUYỆN
_____________
Kính gửi: Ban thi đua – Khen thưởng huyện.
I. SƠ LƯỢC BẢN THÂN
- Họ và tên: NGUYỄN THỊ KIM CƯƠNG

Năm sinh: 1988

- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: ĐHSP Sinh học
- Chức năng nhiệm vụ được phân công: Dạy Sinh 6,7 và chủ nhiệm
lớp 6A3
- Đơn vị công tác: Trường THCS Thạnh Lợi
II. NỘI DUNG
1. Thực trạng
- Tình hình của tập thể lớp 6A3 của trường THCS Thạnh Lợi.
Trước khi thực hiện đề tài qua giảng dạy và tìm hiểu và trao đổi với đồng
nghiệp tôi nhận thấy: Một số học sinh có biểu hiện sai lệch nhận thức về
sự phát triển bất thường của cơ thể không như trước nữa các em lo lắng
không biết hỏi ai, tại sao có những thay đổi như: về sự phát triển của cơ
thể, sự vụn về của tay chân, sự nóng giận bất thường không kiểm soát
được, có sự quan tâm đến bạn khác giới, môi trường học tập thay đổi có
quá nhiều môn, mỗi môn lại có 1 giáo viên đảm nhận và có những cách
dạy khác nhau. Trong khi ở tiểu học các em chỉ học có 1 giáo viên. Các
em chưa thích nghi với sự thay đổi lớn này.
- Trường thcs Thạnh Lợi là một trường nằm trong xã Thạnh Lợi là
xã ở vùng sâu vùng xa trong địa bàn huyện Tháp Mười thuộc tỉnh Đồng
Tháp kinh tế gặp nhiều khó khăn, trong gia đình sự quan tâm của phụ




huynh về biến đổi tâm sinh lí của các con trong tuổi dậy thì chưa đúng
theo khoa học.
- Bản thân các em còn quá rụt rè, chưa mạnh dạn trao đổi những
thắt mắc về sự thay đổi trên cơ thể và tâm lí cùng với những người có
hiểu biết như giáo viên, ông bà, cha mẹ.....
- Tôi là một giáo viên dạy môn Sinh học. Bản thân củng có chút ít
kiến thức về vấn đề cần thiết này. Tôi có một số giải pháp để giải quyết
được vấn đề trên và nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh đầu cấp.
Đó là lí do tôi chọn đề tài “ Tư vấn có hiệu quả giúp học sinh lớp 6a3 ở
trường THCS Thạnh Lợi biết về sự biến đổi tâm sinh lí tuổi dậy thì”
2. Tên sáng kiến và lĩnh vực áp dụng
2.1. Tên sáng kiến kinh nghiệm
Tư vấn có hiệu quả giúp học sinh lớp 6a3 ở trường THCS Thạnh
Lợi biết về sự biến đổi tâm sinh lí tuổi dậy thì.
2.2. Lĩnh vực áp dụng
Sáng kiến này tôi áp dụng trực tiếp ở lớp 6A3 và các học sinh ở
trường THCS Thạnh Lợi.
3. Mô tả nội dung, bản chất của sáng kiến
3.1. Mục đích
- Hình thành ở học sinh nhận biết được sự thay đổi trên cơ thể
mình và rèn luyện cho mình một thói quen tốt kích thích sự phát cơ thể
theo hướng tốt nhất.
- Giúp các em thoát khỏi tình trạng bối rối trước sự thay đổi của
cơ thể, các em sẽ hiểu hơn về bản thân mình. Các em không rơi vào tình
trạng hay nặng hơn là sự tự kỷ.
- Giúp các em hòa đồng với các bạn tránh được sự kỳ thị của các
bạn. Các em sẽ giao tiếp tốt hơn hòa nhập với cộng đồng xung quanh.
- Nhận thức rõ yêu cầu và cách để tiếp thu kiến thức bài học một

cách nhanh nhất. Nhanh chóng thoát khỏi tình trạng lúng túng khi sang


ngôi trường học tập mới. Có sự thay đổi cách học phù hợp theo yêu cầu
của thời đại hội nhập ngày.
3.2. Nội dung
Tư vấn cho học sinh về sự phát triển tâm sinh lí của các em qua
những kiến thức:
- Sự biến đổi về mặt giải phẩu sinh lí.
+ Sự phát triển cơ thể của thiếu niên diễn ra mạnh mẻ nhưng
không cân đối.
+ Hoạt động thần kinh cấp cao của tuổi thiếu niên cũng có những
nét riêng biệt.
+ Đặc điểm của sự phát triển trí tuệ của lứa tuổi học sinh
trung học cơ sở.
- Sự thay đổi của điều kiện sống.
+ Đời sống gia đình của học sinh trung học cơ sở.
+ Đời sống trong nhà trường của học sinh trung học cơ sở cũng
có nhiều thay đổi.
• Sự thay đổi về nội dung dạy học.
• Sự thay đổi về phương pháp dạy học và hình thức học tập.
+ Đời sống của học sinh trung học cơ sở trong xã hội: Thiếu niên
thích làm công tác xã hội.
- Giao tiếp của thiếu niên với người lớn: Ở tuổi thiếu niên xuất
hiện một cảm giác rất độc đáo.
- Giao tiếp của học sinh trung học cơ sở với bạn bè.
+ Một đặc trưng quan trọng trong quan hệ với bạn bè cùng tuổi
là sự xuất hiện những sắc thái mới trong quan hệ với bạn khác giới những
cảm xúc giới tính.
+ Sự giao tiếp ở lứa tuổi học sinh trung học cơ sở là một loại

hoạt động đặc biệt.
- Sự hình thành tự ý thức của học sinh trung học cơ sở.


- Sự hình thành đạo đức của học sinh trung học cơ sở.
- Sự hình thành tình cảm của học sinh trung học cơ sở.
3.4. Phương pháp
3.4.1. Tổ chức buổi nói chuyện ngoài giờ tư vấn về sự biến đổi
mặt giải phẩu sinh lí và sự phát triển trí tuệ học sinh
- Lập kế hoạch thực hiện gồm: Thời gian, địa điểm, nội dung cần
truyền đạt.
- Cách chọn chủ đề: Dựa vào những biểu hiện bắt thường của các
em trong tháng mà các em không hiểu tại sao như thế.
- Cách tổ chức:
+ Diễn một tiểu phẩm có liên quan. Gây chú ý cho các em, gợi sự
tò mò muốn hiểu rõ hơn và cách giải quyết.
+ Tăng sự chủ động nêu ra tình huống mình gặp phải hay những
thắt mắc.
+ Giải thích các thắt mắc của các em.
3.4.2. Phương pháp lồng ghép trong tiết sinh hoạt khoảng 15’
tư vấn về sự thay đổi của điều kiện sống
- Tạo cho mỗi học sinh đều cơ hội đứng trước lớp kể về đặc điểm
gia đình và cách học tập của bản thân mình. Bắt đầu từ lớp trưởng, ban
cán sự lớp, thành viên còn lại.
- Tổ chức cho học sinh chia sẽ cách học của mình cho các bạn
tham khảo.
- Lắng nghe những tâm sự về việc các em gặp phải khi mới
đến học trong trường.
3.4.3. Tổ chức buổi hoạt động ngoài trời thu hút sự tham gia
của tất cả các em, tạo cơ hội cho các em thể hiện khả năng giao tiếp

của mình từ đó có thể tư vấn cho các em nhận ra cách giao tiếp hợp lí
hơn trong các trường hợp


- Lập kế hoạch thực hiện gồm: Thời gian, địa điểm, nội dung cần
cho sự giao tiếp ở các em.
- Cách tổ chức:
+ Tổ chức những trò chơi cho các em tham gia nhóm tăng cường
tình đoàn kết của các em.
+ Đặt ra tình huống cho các nhóm thảo luận giải quyết tăng khả
năng làm việc giúp các em hoà nhập tốt hơn.
+ Cho các em tự vấn đáp giữa các nhóm giáo viên là người
định hướng cho các em.
+ Tạo cơ hội các em làm người quản trò tăng khả năng lãnh đạo,
phản ứng nhanh và giải quyết các tình huống xảy ra.
3.4.4. Rèn luyện sự hình thành tự ý thức, đạo đức của học sinh
trung học cơ sở
- Được thực hiện thường xuyên trong các buổi chào cờ.
- Trong 15’ đầu giờ, phải giúp các em trước hết là phải tuân
thủ nội quy lớp, trường có sự giám sát của giáo viên chủ.
- Cho các em tự quản một số tiết để đánh giá sự ý thức của các
em.
3.4.5. Tư vấn hình thành tình cảm của học sinh trung học cơ
sở theo hướng tốt
- Trong trường tổ chức một nhóm tư vấn học đường có kinh
nghiệm và có thời gian trực ở trực thông báo chính thức cho học biết,
học sinh có nhu cầu tư vấn sẽ đến gặp. Khi đó giáo viên sẽ lắng nghe
tâm tư tình cảm của các em. Người tư vấn sẽ nêu ra các câu hỏi phù hợp
để các em nhận ra được phải làm gí cho đúng, các em sẽ nêu ra cách giải
quyết cho chính bản thân thực hiện.

- Chia nhóm cho các em trồng hoa và chăm sóc cây xanh, hình
thành ở các em sự quan tâm đến thiên nhiên và có trách nhiệm chăm sóc
cây xanh tạo môi trường xanh, sạch, đẹp.


- Tổ chức những buổi đến thăm, nghe những câu chuyện người có
công với cách mạng, di tích lịch sử, hình thành ở các em lòng biết ơn các
anh hùng liệt sĩ và lòng yêu quê hương đất nước. Các em thấy được sự
cần thiết phải bảo vệ và xây dựng đất nước Việt Nam tự do,văn minh,
công bằng, giàu, mạnh.
4. Khả năng và phạm vi áp dụng sáng kiến
4.1. Khả năng áp dụng
Cách áp dụng, thực hiện các phương pháp trong sáng kiến này rất
đơn giải, dễ dàng có thể thực hiện riêng lẻ ở từng lớp hay đồng bộ toàn
khối 6. Có hiệu quả cao, ta nhanh chóng đánh giá kết quả qua thái độ học
tập và giao tiếp của các em.
4.2. Phạm vi áp dụng
Đề tài đã được áp dụng đối với học sinh lớp 6 của trường THCS
Thạnh Lợi – Tháp Mười – Đồng Tháp nhưng được thực hiện cụ thể ở lớp
6A3.
5. Những lợi ích và hiệu quả mang lại khi nhân rộng sáng kiến
Một số giải pháp đã được thực hiện trong việc tư vấn cho học sinh
hiểu rõ sự thay đổi của cơ thể về các mặt: sinh lí tuổi dậy thì, tình cảm
của trẻ mới lớn, cách ứng sử giao tiếp với mọi người được tốt hơn.
Quan trọng là các em tìm ra được cách học phù hợp bản thân
mình, phát huy được tính tích cực chủ động học hỏi của các em. Hình
thành cho học sinh khả năng tự học, tự nghiên cứu.
Nếu được áp dụng rộng rãi trong tất cả học sinh lớp 6 trong
huyện, thì sẽ cải thiện và nâng cao chất lượng giáo dục của học sinh đầu
cấp.

Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm, cải tiến giải pháp, kỹ thuật
mới của bản thân tôi đã thực hiện trong năm học 2015 – 2016 tại lớp
6A3.


Kính đề nghị Hội đồng xét duyệt sáng kiến xem xét, công nhận
sáng kiến cấp huyện.
Thủ trưởng đơn vị
(ký tên, đóng dấu)

Thạnh Lợi,ngày 10 tháng 3 năm 2015
Người báo cáo
(ký, ghi rõ họ tên)

Nguyễn Thị Kim Cương



×