Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM QUẢN LÝ CHUYÊN MÔN THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.48 KB, 6 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BÁO CÁO TÓM TẮT
SÁNG KIẾN, CẢI TIẾN ĐỀ NGHỊ XÉT CÔNG NHẬN
DANH HIỆU CHIẾN SĨ THI ĐUA CẤP HUYỆN
_____________
Kính gửi: Ban thi đua – Khen thưởng huyện.
I. SƠ LƯỢC BẢN THÂN
- Họ và tên: Nguyễn Cao Tùng
Năm sinh: 1984
- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: ĐHSP Vật Lý.
- Chức năng nhiệm vụ được phân công: Quản lý chuyên môn.
- Đơn vị công tác: Trường THCS Thạnh Lợi.
II. NỘI DUNG
1. Thực trạng:
Do ảnh hưởng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, sự phát triển kinh tế- xã hội
ngày càng sâu sắc, đa dạng và phức tạp, đời sống tâm lý học sinh, đặt biệt là học
sinh cấp THCS đang có những biến động to lớn với nhiều biểu hiện đáng lo
ngại. Các em thường gặp những khúc mắt trong học tập, tâm sinh lí, trong mối
quan hệ với thầy cô, gia đình, bạn bè... nếu không được điều chỉnh, giải tỏa kịp
thời, thì rất dễ dẫn đến hậu quả đáng tiếc; nhẹ thì chán học, bỏ học; nặng thì
trầm cảm, bạo lực học đường,... thậm chí tự kỷ, gây hậu quả nghiêm trọng.
Hiện nay, đất nước ta đang trong thời kì đổi mới, Thạnh Lợi cũng đang dần
phát triển. Bên cạnh những thành tựu về mọi lĩnh vực kinh tế, khoa học công
nghệ, văn hóa... Song sẽ có nhiều mặt tiêu cực tác động đến tâm lý, đạo đức, tư
duy và lối sống của nhân dân. Đặc biệt, sự tác động của chúng ảnh hưởng đến
lối sống, đạo đức của một bộ phận không nhỏ thế hệ trẻ, nhất là các em học sinh.
Cụ thể ở trường THCS Thạnh Lợi, tình hình học sinh vi phạm nội qui của
trường có chiều hướng tăng, học sinh ít gần gũi, bày tỏ ý kiến với thầy cô, học
sinh có hành vi bạo lực học đường; thiếu tôn trọng thầy cô, xem thường bạn bè,
mọi người xung quanh; không hiếu thảo với ông bà cha mẹ; các em mê games


bỏ học... ngày càng tăng.
Công tác tư vấn học đường (TVHĐ) từ lâu đã trở nên quen thuộc với công
tác giáo dục của trường THCS Thạnh Lợi. Tuy vậy, việc tìm hiểu tầm quan
trọng, xây dựng đội ngũ tư vấn viên và tạo điều kiện cho các tư vấn viên hoạt
động trong môi trường giáo dục của nhà trường chưa được quan tâm đúng mức;
nhà trường chưa bố trí được cán bộ, giáo viên có kinh nghiệm trong công tác tư
vấn tâm lý; thiếu kinh phí hoạt động. Đội ngũ cán bộ tư vấn tâm lý phần lớn là
các giáo viên kiêm nhiệm, các chế độ đãi ngộ chưa được quan tâm, quy định cụ
thể; chưa được đào tạo bài bản về chuyên môn nghiệp vụ, chưa được tham gia
các lớp tập huấn, bồi dưỡng nên chất lượng tư vấn chưa đáp ứng được yêu cầu.


Cơ sở vật chất, các tài liệu phục vụ cho tổ chức tư vấn còn thiếu thốn, nội dung
tư vấn tâm lý chưa được nghiên cứu, chỉ đạo đầy đủ, bài bản; thêm vào đó, cách
tổ chức tư vấn tâm lý trong trường học vẫn chưa thực sự hấp dẫn, nhiều học sinh
có tâm lý ngại đến phòng tư vấn, ngại bày tỏ với thầy cô, nên việc nắm bắt tâm
lý trong học sinh còn gặp nhiều khó khăn. Các hoạt động tư vấn tâm lý với giáo
dục sức khỏe giới tính, kỹ năng sống, hướng nghiệp chưa thu hút được nhiều
học sinh tham gia, thiếu tính chủ động.
Đặc biệt, Một bộ phận không nhỏ gia đình học sinh thiếu sự quan tâm đến
việc học tập của con em, thiếu sự quan tâm đến việc phát triển tâm lý và giáo
dục con em mình; nhiều gia đình chưa nhận thức được tầm quan trọng của giáo
dục gia đình đối với học sinh, còn có tình trạng phó mặc cho nhà trường, coi
trách nhiệm trong việc giáo dục học sinh là của nhà trường.. Bên cạnh, công tác
phối hợp giữa nhà trường và gia đình học sinh trong quản lý, giáo dục học sinh
còn nhiều hạn chế nên việc phát hiện sớm và phối hợp xử lý, can thiệp kịp thời
đối với các học sinh có những biểu hiện khác thường, cần được giúp đỡ còn
nhiều khó khăn.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu để tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả hoạt động công tác “tư vấn học đường” ở trường chúng tôi là việc làm hết

sức cần thiết và cấp bách. Xuất phát từ những lí do nói trên, tôi xin đề xuất sáng
kiến như sau:
2. Tên sáng kiến và lĩnh vực áp dụng:
2.1. Tên sáng kiến kinh nghiệm:
"Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Tư vấn học đường tại
trường THCS Thạnh Lợi" trong giai đoạn mới.
2.2. Lĩnh vực áp dụng:
Sáng kiến kinh nghiệm chỉ áp dụng trong lĩnh vực tư vấn học đường,
giáo dục đạo đức học sinh. Cụ thể đã áp dụng tại trường THCS Thạnh Lợi.
3. Mô tả nội dung, bản chất của sáng kiến:
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, phân tích thực trạng hoạt động tư vấn học
đường ở đơn vị, tôi xin đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tư
vấn học đường tại trường THCS Thạnh Lợi thuộc huyện Tháp Mười, nhằm tạo
nên sự chuyển biến tích cực về công tác tư vấn giáo dục đạo đức, hướng nghiệp
cho học sinh trong nhà trường, góp phần tổ chức quản lí giáo dục đạo đức học
sinh và nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo.
3.1. Giải pháp 1: Xây dựng và hoàn thiện tổ “Tư vấn học đường” hoạt
động hiệu quả.
3.3.2. Mục đích
Xây dựng kế hoạch hoạt động bài bản, tạo mọi điều kiện vật chất để tư
vấn viên định hướng cho những học sinh gặp khó khăn về tâm lý, tình cảm,
những bức xúc của lứa tuổi, những vướng mắc trong học tập, sinh hoạt, trong
hướng nghiệp, hoặc những khó khăn học sinh, cha mẹ học sinh gặp phải trong
quá trình học tập và sinh hoạt. Góp phần ổn định đời sống tâm hồn, tình cảm và


giúp học sinh vượt qua khó khăn, vươn lên trong học tập, hạn chế học sinh bỏ
học.
3.3.2. Nội dung
Thành lập tổ tư vấn giáo dục mà trong đó, các thành viên của tổ tư vấn

phải có uy tín được học sinh và phụ huynh kính trọng, phải có kinh nghiệm, tâm
huyết, tinh thần trách nhiệm cao, phải am hiểu tâm lý lứa tuổi học sinh để việc
tư vấn có hiệu quả.
Tổ tư vấn thực hiện 2 nhiệm vụ trọng tâm:
- Tư vấn tâm lý: nhằm trợ giúp đối tượng được tư vấn nhận ra chính mình,
từ đó tự thay đổi hành vi, thái độ, tự tái lập lại thế cân bằng tâm lý của bản thân
ở trình độ cao hơn.
- Tư vấn giáo dục: nhằm can thiệp, phát hiện, phòng ngừa, hỗ trợ, uốn
nắn, giáo dục đạo đức học sinh trong quá trình học tập.
3.3.3. Các bước tiến hành
- Ra quyết định thành tổ tư vấn giáo dục. Hoàn chỉnh các hồ sơ về thành
lập, các nội quy hoạt động, danh sách tổ tư vấn (cán bộ, viên chức, giáo viên
trong trường).
- Tổ tư vấn lên kế hoạch và thực hiện về tư vấn tâm lý bên trong nhà
trường.
- Nhà trường bố trí một phòng riêng biệt để phục vụ cho công tác tư vấn.
Bố trí các thùng thư riêng cho học sinh, giáo viên và phụ huynh học sinh.
- Tổ tư vấn hoạt động thường xuyên (Từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần) do các
cán bộ, giáo viên trong tổ tư vấn tâm lý trực tiếp hỗ trợ tư vấn cho học sinh.
Hàng tuần GVCN lập danh sách học sinh chưa ngoan, có biểu hiện, dấu hiệu
tiêu cực báo cáo về tổ tư vấn để tổ có phương án hỗ trợ, giúp đỡ.
- Tổ chức các hoạt động, hình thức tư vấn sẽ được tổ chức xen kẽ tùy theo
thời điểm, nhu cầu của học sinh.
- Hàng tháng tổ tư vấn có báo kết quả hoạt động về trường qua họp chi bộ,
họp hội đồng sư phạm. Tổ chức sơ tổng kết hoạt động của tổ vào cuối HKI và
năm học.
3.2. Giải pháp 2: Nâng cao ý thức, trách nhiệm, kĩ năng tư vấn đội ngũ
tư vấn viên.
3.2.1. Mục đích
Nâng cao ý thức, trách nhiệm, năng lực thực hiện công tác tư vấn giáo dục

học sinh cho đội ngũ cán bộ, giáo viên làm công tác tư vấn.
Giúp CBQL, giáo viên, đội ngũ tư vấn hiểu tầm quan trọng, mục đích, ý
nghĩa của công tác “Tư vấn học đường”, từ đó tăng cường học tập, nghiên cứu
các kĩ năng tư vấn giáo dục học sinh đạt hiệu quả.
3.2.2. Nội dung
Tuyên truyền, quán triệt các văn bản chỉ đạo của Phòng Giáo dục về tổ
chức Tư vấn học đường.
Tổ chức tập huấn, hội thảo trao đổi kinh nghiệm trong công tác Tư vấn
học đường nhằm nâng cao kĩ năng tư vấn cho đôi ngũ tư vấn viên.


Mời thầy cô có chuyên môn về trường hướng dẫn tổ chức và chia sẽ kinh
nghiệm trong công tác tư vấn cho giáo viên trường.
3.3.3. Các bước tiến hành
Ngay từ đầu năm học, nhà trường xây dựng và triển khai kế hoạch hoạt
động tổ tư vấn học đường;
Thành lập tổ tư vân tâm lý do một thành viên BGH trực tiếp phụ trách.
Phổ biến về mục đích, nội dung của hoạt động tư vấn tâm lý học đường để giáo
viên, học sinh, cha mẹ học sinh hiểu và có cái nhìn đúng đắn về công tác tư vấn.
Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ cho giáo viên quản lý học đường
để chuẩn bị nguồn nhân lực đủ chất lượng phục vụ hoạt động tư vấn tâm lý học
đường trong năm học và các năm tới.
Tổ chức các buổi hội thảo, chuyên đề, mời giáo viên có chuyên môn, có
kinh nghiệm trong công tác “tư vấn học đường” về chia sẽ kinh nghiệm cho tư
vấn viên của trường.
Tổ chức đánh giá, sơ kết, tổng kết công tác Tư vấn học đường:
- BGH kiểm tra định kỳ, thường xuyên, đột xuất, trực tiếp hoặc gián tiếp,
nắm tình hình triển khai thực hiện kế hoạch của tổ và từng thành viên của tổ để
đánh giá, rút kinh nghiệm về tinh thần, trách nhiệm của tổ.
- Cuối học kì, cuối năm học tổ chức sơ, tổng kết kết quả thực hiện kế

hoạch. Đánh giá, so sánh mức độ hoàn thành nhiệm vụ. Thực hiện phê bình,
khen thưởng, ghi nhận vào kết quả thi đua của từng bộ phận, cá nhân.
Ngoài 2 giải pháp cơ bản nêu trên. Để công tác tư vấn học đường đạt
hiệu quả cao cần phải nghiên cứu thực hiện các giải pháp nhỏ sau:
Tổ TVHĐ cần có xây dựng mạng lưới cộng tác viên là giáo viên chủ
nhiệm, cán bộ lớp, cán bộ đoàn thể,… để nắm bắt tình hình nhằm chủ động tư
vấn hay tư vấn phòng ngừa; không thụ động chờ các em tự đến nhờ tư vấn.
Thành viên phụ trách TVHĐ thường xuyên chủ động giới thiệu đến HS
hoạt động của công tác tư vấn tâm lý, trả lời thắc mắc của các em…. tạo cho
người học có nhu cầu và kích thích nhu cầu sử dụng tư vấn tâm lý học đường để
nâng cao chất lượng cuộc sống, học tập của các em.
Trường bố trí một phòng TVHĐ ở nơi kín đáo, lịch sự tạo tâm lý thoải mái,
gần gũi cho các em khi đến liên hệ.
Tổ tư vấn sẽ phối hợp chặt chẽ với các lực lượng khác trong và ngoài nhà
trường khi thấy cần thiết có sự hỗ trợ đặc biệt.
Không chỉ tư vấn cho HS mà còn phải tư vấn cho cả CMHS để họ biết
cách quản lý con em mình và phát hiện sớm những tâm tư, biểu hiện của các em
thì việc tư vấn cho các em mới thực sự hiệu quả.
Quán triệt các thành viên tổ tư vấn phải thân thiện, khéo léo gợi mở để
người được tư vấn tự nhiên “trải lòng” và phải giữ bí mật thông tin mà họ tiết lộ.
Để HS chủ động đến với phòng TVHĐ và chia sẻ, đội ngũ tư vấn viên phải sắm
tròn 2 vai, vừa là thầy cô, vừa phải là bạn, có như vậy các em mới tin tưởng,
đồng cảm để chia sẻ những điều khúc mắc. Ngoài ra, cần xây dựng quan hệ lành
mạnh với đồng nghiệp, CMHS và HS.
Các thành viên Tổ TVHĐ thường xuyên đổi mới nội dung và hình thức hoạt
động TVHĐ; Trực tiếp tham mưu cho nhà trường về các nội dung liên quan đến


công tác tư vấn trường học và chủ động thực hiện công tác, trong đó có 3 hoạt
động cơ bản gồm: Tư vấn trực tiếp cho HS, thầy cô giáo, CMHS bằng nhiều

hình thức (tư vấn cá nhân hoặc theo nhóm tại phòng tư vấn, tư vấn chuyên đề tại
lớp học, hội trường, sân cờ, hoặc tại gia đình); Tư vấn gián tiếp thông qua hộp
thư, hộp thư điện tử, điện thoại và mạng xã hội: facebook, yahoo, gmail, zalo; …
4. Khả năng và phạm vi áp dụng sáng kiến:
4.1. Khả năng áp dụng: Công tác tư vấn học đường trong nhà trường là
một trong những nội dung rất quan trọng giúp quản lý giáo dục đạo đức cho học
sinh góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Các giải pháp nêu trên sẽ
dễ dàng áp dụng ở các trường học. Đồng thời đây cũng là những giải pháp phù
hợp với thực tiễn, chắc chắn nó sẽ góp phần nâng cao được chất lượng giáo dục
đạo đức học sinh.
4.2. Phạm vi áp dụng: Sáng kiến bước đầu chỉ áp dụng đối học sinh của
trường THCS Thạnh Lợi.
5. Những lợi ích và hiệu quả mang lại khi nhân rộng sáng kiến:
Đề tài áp dụng từ đầu năm học 2015-2016 đến nay qua kết quả kiểm tra
chất lượng hạnh kiểm học sinh ở 2 lần như sau:
Thời gian kiểm

Đánh giá hạnh kiểm
Tốt (%)
Khá (%)
Tb (%)
Yếu (%)
tra
Tháng 10/2015
80.69
16.6
2.32
0.39
HKI
91,62

8,38
Đánh giá
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Kết quả hạnh kiểm bước đầu có nhiều tiến bộ và chiều hướng chuyển
biến rất tích cực; trong thời gian qua, trường không xảy ra tình trạng bạo lực học
đường; học sinh vi phạm giảm, chưa có tình trạng học sinh vi phạm nội qui đến
mức kỷ luật, học sinh bỏ học giảm…
Công tác tư vấn từ đầu năm học 2015-2016 đến nay tăng nhiều hơn so
với cùng thời điểm ở năm học trước. Nhà trường tổ chức tư vấn được 24 lượt
cho học sinh, 8 lượt cho cha mẹ học sinh đến liên hệ công tác ở các lĩnh vực sau:
Học sinh bỏ học quay lại trường: 2 học sinh.
Tư vấn sức khỏe: 17 học sinh.
Tư vấn mâu thuẫn của học sinh: 3 học sinh
Tư vấn học sinh khuyết tật: 2 học sinh.
Tư vấn gia đình có hoàn cảnh khó khăn: 8 lượt phụ huynh.
Qua quan sát thực tế ở học sinh và chất lượng hoạt động của tổ tư vấn
trong thời gian qua. Tôi tin chắc rằng, tổ tư vấn học đường của trường sẽ hoạt
động hiệu quả hơn, góp phần quan trọng giúp công tác quản lý, giáo dục đạo
đức cho học sinh dẽ dàng hơn. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
toàn diện ở học kì 2 và các năm tiếp theo. Đồng thời, nếu sáng kiến của bản thân
được nhân rộng sẽ mang lại hiệu quả như sau:
- Góp phần làm phong phú thêm hệ thống các giải pháp mang lại hiệu
quả cao trong công tác tư vấn học đường và quản lí, giáo dục đạo đức học sinh.
Góp phần nâng cao được chất lượng giáo dục đạo đức học sinh.


- Giúp nhà trường xây dựng được cơ chế phối hợp đồng bộ giữa nhà

trường – gia đình và xã hội thực hiện công tác tư vấn tâm lí, giáo dục đạo đức
cho học sinh, có các biện pháp tích cực để huy động sự nhiệt tình của đội ngũ
cán bộ, giáo viên và nhân viên, các lực lượng trong và ngoài nhà trường thực
hiện tốt nhiệm vụ giáo dục học sinh.
Trên đây là sáng kiến, cải tiến giải pháp mới trong quản lí giáo dục đạo đức
học sinh của bản thân tôi trong năm 2015-2016. Kính đề nghị Hội đồng xét
duyệt sáng kiến xem xét, công nhận đề tài sáng kiến cấp huyện./.
Thủ trưởng đơn vị

Thạnh Lợi, ngày 10 tháng 3 năm 2016
Người báo cáo

Nguyễn Cao Tùng



×