Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

skkn một số giải pháp hướng dẫn thao tác thực hành thí nghiệm môn hoá học lớp 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.99 KB, 22 trang )

MỤC LỤC
NỘI DUNG
Mục lục
Bản cam kết
I.TÓM TẮT ĐỀ TÀI
II. GIỚI THIỆU
1. Hiện trạng

TRANG
2
3
4
4,5

2. Giải pháp thay thế

5

3. Vấn đề nghiên cứu

5

4. Giả thuyết nghiên cứu
III. PHƯƠNG PHÁP

6
6

1. Khách thể nghiên cứu

6,7



2. Thiết kế

7,8

3. Qui trình nghiên cứu

8

4. Đo lường
a. Sử dụng công cụ đo, thang đo
b. Kiểm chứng độ giá trị nội dung
c. Kiểm chứng độ giá trị tin cậy
IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU THU ĐƯỢC VÀ BÀN LUẬN
1. Phân tích kết quả dữ liệu
2. Bàn luận
V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHHỊ
1. Kết luận

9
10
10,11

2. Khuyến nghị
11,12
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO
13
VII. PHỤ LỤC
14-21
Danh sách các sáng kiến kinh nghiệm đã viết

22
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc

BẢN CAM KẾT
1


I.TÁC GIẢ
Họ và tên: Đỗ Thị Anh
Ngày, tháng , năm sinh: 03/ 9/1980
Đơn vị: THCS TT Cát Bà
II. ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG
Tên đề tài: (( Một số giải pháp hướng dẫn thao tác thực hành thí nghiệm môn
Hoá học lớp 8))
III. CAM KẾT
Tôi xin cam kết sáng kiến kinh nghiệm này là sản phẩm của cá nhân tôi. Nếu có
xảy ra tranh chấp về quyền sở hữu một phần hay toàn bộ sáng kiến kinh nghiệm, tôi
hoàn toàn chịu trách nhiệm trước lãnh đạo sở giáo dục và đào tạo về tính trung thực
của ban cam kết này.

Cát Hải, ngày 10/01/2013
Người cam kết

Đỗ Thị Anh

I.TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Hoá học là môn khoa học thực nghiệm, nhưng không phải học sinh nào cũng biết
làm thí nghiệm và quan sát, nhận xét được hiện tượng thí nghiệm nhất là đối với học
2



sinh lớp 8.Nhiều em lúng túng không biết thao tác thí nghiệm ra sao? Khi quan sát
thấy hiện tượng cũng không biết mô tả như thế nào? Dẫn đến nhiều em lười chú ý vào
bài và kết quả là chất lượng bộ môn không cao.
Giải pháp của tôi đưa ra là kết hợp với việc giáo viên cho học sinh làm lần lượt
tất cả các thí nghiệm đảm bảo trong chuẩn kiến thức kỹ năng yêu cầu, thì còn có thể
thành lập các câu lạc bộ hoá học để thu hút sự quan tâm chú ý cuả học sinh yêu bộ
môn, từ đó tạo động lực để nâng cao chất lượng giảng dạy.
Giáo viên áp dụng phương pháp bàn tay nặn bột trong những tiết thực hành để
học sinh tự phát huy năng lực suy nghĩ và khám phá bản thân.
Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương: Hai lớp 8A1 và 8A4
trườngTHCS TT Cát Bà. Lớp 8A1 là lớp thực nghiệm và lớp 8A4 là lớp đối chứng.
Lớp thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế (( Một số giải pháp hướng dẫn
thao tác thực hành thí nghiệm môn Hoá học lớp 8))
Kết quả cho thấy tác động đã ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của học sinh. Lớp
thực nghiệm đã đạt kết quả cao hơn so với lớp đối chứng. Điều đó chứng minh rằng
việc dành thời gian để học sinh thực hành theo phương pháp bàn tay nặn bột đã nâng
cao hiệu quả trong việc tiến hành thí nghiệm trong thực hành thí nghiệm hoá 8.
II. GIỚI THIỆU
1. Hiện trạng
Hoá học là môn khoa học thực nghiệm nhưng nhiều học sinh thao tác thực hành
thí nghiệm còn lúng túng. Khả năng quan sát và giải thích hiện tượng hoá học còn
yếu. Nhất là học sinh lớp 8 khi các em mới bắt đầu học môn hoá, kĩ năng học bộ môn
là chưa có nên nhiều năm chất lượng giảng dạy bộ môn là chưa cao.Khi làm thí
nghiệm chỉ có học sinh khá, giỏi tích cực chủ động tiến hành. Còn nhiều em học trung
bình, yếu thì chưa chú ý.Vậy làm thế nào để học sinh tham gia tích cực các hoạt động
giáo viên giao cho, biết tự mình làm thí nghiệm – quan sát, giải thích hiện tượng rồi
3



rút ra kết luận về tính chất hoá học của chất. Học sinh thảo luận theo nhóm rồi tiến
tới thảo luận toàn lớp báo cáo các nội dung kiến thức đã tìm kiếm được.Nắm được bài
ngay tại lớp, tạo hứng thú cho học sinh học các bài tiếp theo, giúp các em luôn mong
chờ đến giờ học môn Hoá? Đó là câu hỏi đặt ra cho mỗi giáo viên trong đó có cá nhân
tôi.
2.Giải pháp thay thế
Thay vì dạy theo các mức ít tích cực trong thực hành thí nghiệm như học sinh chỉ
quan sát các thí nghiệm do giáo viên thực hiện để chứng minh cho một tính chất, một
hiện tượng mà học sinh được biết qua sách giáo khoa hoặc qua thông báo; hay thí
nghiệm do nhóm học sinh thực hiện để chứng minh cho một tính chất, một hiện tượng
đã biết. Mà thay vào đó là các thí nghiệm được thực hiện theo hướng tích cực như học
sinh nghiên cứu thí nghiệm do giáo viên biểu diễn, các em nắm được mục đích thí
nghiệm, quan sát mô tả hiện tượng, giải thích hiện tượng. Từ đó rút ra kết luận về tính
chất của chất, về khả năng phản ứng…; hay mức độ rất tích cực đó là nhóm học sinh
trực tiếp thực hiện nghiên cứu thí nghiệm, học sinh nắm được mục đích thí nghiệm,
nhóm học sinh làm thí nghiệm, quan sát mô tả hiện tượng, giải thích hiện tượng. Từ
đó rút ra kết luận về tính chất của chất, về khả năng phản ứng…
3.Vấn đề nghiên cứu
Việc giao nhiệm vụ cho nhóm học sinh tự mình tiến hành thí nghiệm để rút ra tính
chất của chất, có thu hút được sự tập trung của các em vào tiết học để nâng cao chất
lượng học tập của các em không?

4.Giả thuyết nghiên cứu
Việc giao nhiệm vụ cho nhóm học sinh tự mình đề xuất phương án và tiến hành thí
nghiệm, quan sát mô tả hiện tượng, giải thích hiện tượng từ đó rút ra các kết luận về

4



tính chất của chất … bắt buộc các em phải tự mình vận động để chiếm lĩnh kiến thức,
từ đó giúp các em nắm được kiến thức liên quan tới bài học và hiểu bài.
III. PHƯƠNG PHÁP
1.Khách thể nghiên cứu
Tôi lựa chọn 2 lớp 8A1 và 8A4 trường THCS TT Cát Bà để nghiên cứu. Đây là 2
lớp tôi trực tiếp giảng dạy bộ môn Hóa nên thuận lợi cho việc nghiên cứu và ứng
dụng.
Hai lớp tôi lựa chọn có những điểm tương đương nhau về trình độ học tập của học
sinh năm học trước và điểm số các môn học:

Lớp Tổng

Học lực

số học

Hạnh kiểm

G

K

Tb

Yếu

T

K


Tb

Yếu

32

6

12

14

0

18

13

0

1

8A4
32
2.Thiết kế

7

14


11

0

20

10

2

0

sinh
8A1

Tôi lựa chọn lớp 8A1 là nhóm thực nghiệm và 8A4 là nhóm đối chứng.Tôi khảo
sát trước tác động được thực hiện nhằm thu thập được khả năng nắm được bài của học
sinh.Kết quả kiểm tra thấy điểm trung bình của hai lớp là có sự khác nhau, do đó tôi
dùng phép kiểm chứng T-Test để kiểm chứng sự chênh lệch điểm số trung bình của
hai lớp trước tác động.
Bảng 2. Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương

TBC
P=

Đối chứng

Thực nghiệm

5,7


6,0
0,132
5


P = 0,132 > 0,05, từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai lớp thực
nghiệm và lớp đối chứng là không có ý nghĩa, hai lớp được coi là tương đương.
Sử dụng thiết kế 2: Kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm tương đương
(được mô tả ở bảng 3):
Bảng 3. Thiết kế nghiên cứu
Nhóm

Kiểm tra

Tác động

sau tác động

trước tác động
Thực nghiệm

01

Kiểm tra

Dạy thực hành theo phương pháp tích

03


cực và rất tích cực
Đối chứng

02

Dạy thực hành theo theo phương pháp

04

không tích cực và ít tích cực
Ở thiết kế này, tôi sử dụng phép kiểm chứng T – Test độc lập
3. Quy trình nghiên cứu
a. Chuẩn bị của giáo viên
Lớp đối chứng: Thiết kế giảng dạy theo phương pháp không tích cực là học sinh chỉ
quan sát thí nghiệm do giáo viên biểu diễn để chứng minh cho một tính chất, một hiện
tượng mà các em đã được biết qua sách giáo khoa và theo phương pháp ít tích cực là
nhóm học sinh thực hiện thí nghiệm nhưng chỉ để chứng minh cho một tính chất, một
hiện tượng đã biết.
Lớp thực nghiệm: Thiết kế giảng dạy theo phương pháp tích cực là học sinh nghiên
cứu thí nghiệm do giáo viên biểu diễn nhưng các em nắm được mục đích của thí
nghiệm, quan sát mô tả hiện tượng, giải thích hiện tượng và rút ra kết luận về tính
chất…phương pháp rất tích cực là nhóm học sinh trực tiếp thực hiện thí nghiệm
6


nghiên cứu các em nắm được mục đích thí nghiệm, tự làm thí nghiệm, quan sát mô tả
hiện tượng và giải thích hiện tượng, rút ra kết luận về tính chất…
b. Tiến hành thực nghiệm
Để đảm bảo tính khách quan trong thời gian nghiên cứu, tôi tiến hành giảng dạy
theo lịch phân công của chuyên môn. Thường xuyên quan sát các em trong các giờ

học, lấy ý kiến từ phía học sinh để có những đánh giá chính xác.
4. Đo lường
a. Sử dụng công cụ đo, thang đo
Giáo viên ra đề kiểm tra trước tác động
Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra sau khi học xong các bài học có thực hành thí
nghiệm. Bài kiểm tra sau tác động gồm 10 câu hỏi trắc nghiệm khách quan là các kiến
thức mà các em đã được học. Kiểm tra năng lực vận dụng kiến thức vào làm bài tập
* Tiến hành kiểm tra và đánh giá
Sau khi thực hiện dạy xong các bài học trên, tôi tiến hành kiểm tra 10 phút cuối giờ.
Sau đó chấm bài của các em
b. Kiểm chứng độ giá trị nội dung
Kiểm chứng độ giá trị nội dung năng lực của học sinh là giáo viên trực tiếp đánh
giá, cho điểm những phần mà các em nên bảng trình bày sau thời gian mà giáo viên
qui định.
Giáo viên dựa vào cả sự cố gắng, có tiến bộ để khuyến khích cho điểm các em.
c. Kiểm chứng độ tin cậy
Giáo viên phải thường xuyên kiểm tra học sinh, lấy ý kiến phản hồi đánh giá từ
phía học sinh.
IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ
7


1. Phân tích dữ liệu
Bảng 4. So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động
Đối chứng

Thực nghiệm

Điểm trung bình


6,1

7,2

Độ lệch chuẩn

1,14

1,28

Giá trị p của T - Test

0,0003

Chênh lệch giá trị trung

0,96

bình TB chuẩn ( SMD)
Như trên đã chứng minh rằng kết quả 2 lớp trước tác động là tương đương nhau. Sau
tác động kiểm chứng chênh lệch điểm trung bình bằng T – Test cho kết quả
p = 0,0003, cho thấy: sự chênh lệch giữa điểm trung bình của nhóm thực nghiệm và
nhóm đối chứng rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả điểm trung bình nhóm thực
nghiệm cao hơn điểm trung bình nhóm đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả
của tác động..
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD =

7,2 − 6,1
= 0,96
1,14


Theo bảng tiêu chí Cohen, chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 0,96 cho thấy
mức độ ảnh hưởng của phương pháp dạy thực hành theo hướng tích cực và rất tích cực
đến kết quả học tập của nhóm thực nghiệm là lớn.
Giả thuyết của đề tài (( Một số giải pháp hướng dẫn thao tác thực hành thí nghiệm môn
Hoá học lớp 8)) nâng cao chất lượng của học sinh đã được kiểm chứng.
2. Bàn luận
Kết quả của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là điểm trung bình
= 7,2 kết quả bài kiểm tra của nhóm đối chứng là điểm trung bình = 6,1. Độ chênh
lệch điểm số giữa hai nhóm là 1,1; Điều đó cho thấy điểm trung bình của hai lớp đối

8


chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, lớp được tác động có điểm trung bình
cao hơn lớp đối chứng.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD = 0,96. Điều này
có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là lớn.
Phép kiểm chứng T – Test điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động của hai lớp là
p = 0,0003< 0,001. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch điểm trung bình của nhóm
không phải là do ngẫu nhiên mà là do tác động, nghiêng về nhóm thực nghiệm.
* Hạn chế: Việc rèn cho học sinh tự tiến hành thí nghiệm theo hướng tích cực là một
giải pháp rất tốt và hiệu quả. Không chỉ nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn mà
còn rèn cho học sinh phương pháp nghiên cứu khoa học bộ môn.Tuy nhiên bên cạnh
những học sinh có ý thức thái độ nghiêm túc, ham học hỏi thì còn có những học sinh ý
thức học chưa tốt còn dựa vào bạn và ỷ lại. Do đó người giáo viên phải giám sát giao
việc cụ thể, phân các nhóm đều từ đầu năm học để có thể theo dõi sự tiến bộ của học
sinh yếu, giáo viên phải biết thiết kế bài học hợp lí, kĩ năng thực hành thành thạo và sử
lí được các tình huống xảy ra.
V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận
Qua thực tế vận dụng phương pháp dạy học bằng thực hành thí nghiệm kết hợp
với một số phương pháp bổ trợ khác khi dạy về tính chất hoá học bản thân tôi nhận
thấy rằng:
Với học sinh phương pháp dạy học bằng thực hành thí nghiệm tạo điều kiện thuận
lợi nhất cho học sinh tự lực, chủ động sáng tạo trong việc tìm kiếm nguồn tri thức
mới. Học sinh được thực sự đóng vai trò của người nghiên cứu, chủ động làm ra các
hiện tượng, thay đổi điều kiện quan sát từ đó tạo cho các em đi sâu tìm hiểu nguyên
nhân, bản chất của hiện tượng hoá học.Trong thực hành thí nghiệm học sinh nhận
thức được mục đích thí nghiệm, các điều kiện thí nghiệm tự tiến hành thí nghiệm, các
9


em tự quan sát những diễn biến của quá trình thí nghiệm bằng việc thiết lập mối quan
hệ nhân quả giữa các hiện tượng. Theo cách đó các kiến thức mới đã được học sinh tự
tìm ra từ hoạt động thực hành thí nghiệm của bản thân. Song song với quá trình học
sinh chiếm lĩnh kiến thức thì phương pháp thực hành thí nghiệm hoá học còn giúp cho
học sinh rèn luyện được kĩ năng trong lao động sản xuất. Đồng thời cũng rèn luyện
cho học sinh tính cẩn thận khi tiếp xúc với hoá chất, đồ dùng thí nghiệm để đảm bảo
an toàn trong thực hành thí nghiệm cũng như an toàn trong lao động sản xuất. Kết quả
học tập của học sinh cũng được nâng lên như phần kết quả thử nghiệm tôi đã trình
bày. Chất lượng học sinh giỏi tăng lên là điều kiện thuận lợi để giáo viên lựa chọn,
bồi dưỡng học sinh giỏi.
2. Khuyến nghị
Để đạt được kết quả thật sự thì giáo viên phải thực hiện thường xuyên phương
pháp này đối với lớp để các em quen với yêu cầu của cô đưa ra. Khi dạy theo phương
pháp này thì giáo viên không còn là người (( rót )) kiến thức cho học sinh mà phải là
người tổ chức, hướng dẫn học sinh tự tìm tòi chiếm lĩnh tri thức khoa học. Khi lên lớp
giáo viên là huấn luyện viên giao nhiệm vụ, hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt
động học tập. Giáo viên chỉ theo dõi, đôn đốc, kiểm tra giúp học sinh đạt được kết

quả. Giáo viên chỉ uốn nắn khi học sinh thực sự gặp khó khăn và làm trọng tài cho các
cuộc thảo luận trước khi kết luận về tính chất hoá học của chất. Vì vậy đòi hỏi mỗi
giáo viên phải không ngừng tự nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho mình.
Khi thực hiện giảng dạy buộc mỗi giáo viên phải thiết kế các kĩ thuật dạy thích hợp,
vận dụng một cách linh hoạt để giúp học sinh tìm ra con đường ngắn nhất nhưng hiệu
quả giải quyết vấn đề với từng mục tiêu cụ thể của tiết học.
Để thực hiện thành công đề tài này đòi hỏi phải có cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ
dùng thí nghiệm để cho học sinh thực hành nghiên cứu. Vì vậy mỗi giáo viên hoá học
phải chủ động tìm kiếm đồ dùng thí nghiệm, hoá chất dễ tìm như nước vôi trong, muối
ăn, đường…
10


Mỗi học sinh cũng phải chủ động chuẩn bị đồ dùng thí nghiệm theo nội dung yêu cầu
của bài học.
Với các cấp quản lý giáo dục cần tạo điều kiện đầu tư các trang thiết bị, đồ dùng thí
nghiệm, hoá chất và cả tài liệu tham khảo để học sinh có đủ điều kiện nghiên cứu.
Giáo viên phải quan tâm đến đối tượng trung bình, yếu vì nếu không quan tâm đến
đối tượng này thì chỉ có học sinh khá giỏi thực hiện được nhiệm vụ giáo viên đưa ra.
Về phía cha mẹ học sinh: cần quan tâm hơn nữa đến con em mình để nhắc nhở
động viên uốn nắn việc học cũng như sinh hoạt hàng ngày của các em.
Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm mà tôi đã thực hiện trong năm học vừa qua,
chắc chắn con nhiều hạn chế, rất mong nhận được sự góp ý của các bạn đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!
Cát Bà, ngày 10/01/2013
Người viết

Đỗ Thị Anh

TÀI LIỆU THAM KHẢO

STT

TÊN TÀI LIỆU

NHÀ XUẤT BẢN

1

Tài liệu nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

Nhà xuất bản đại học

của BGD & ĐÀO TẠO
2

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên theo các chu kì

quốc gia Hà Nội
Sở GD&ĐT
Hải Phòng
11


3

Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THCS

Bộ GD&ĐT

môn Hóa

4

Các văn bản học thay sách môn Hóa

Sở GD&ĐT
Hải Phòng

5

Sách giáo viên, sách giáo khoa môn Hóa 9

Bộ GD&ĐT

PHỤ LỤC CỦA ĐỀ TÀI
I. BÀI GIẢNG MINH HOẠ
Tiết 20
BÀI THỰC HÀNH 3
DẤU HIỆU CỦA HIỆN TƯỢNG VÀ PHẢN ỨNG HOÁ HỌC
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Học sinh phân biệt được hiện tượng vật lí và hiện tượng hoá học.
- Nhận biết được dấu hiệu có phản ứng hoá học xảy ra.
2. Kĩ năng
- Quan sát, mô tả, giải thích các hiện tượng hoá học.
- Viết tường trình thí nghiệm.
- Rèn kĩ năng thao tác với dụng cụ và hoá chất.
3. Thái độ
- Giáo dục HS yêu thích bộ môn, ham học hỏi, tìm tòi, khám phá kiến thức.
4. Trọng tâm
- Phân biệt hiện tượng vật lí và hiện tượng hoá học.

12


- Điều kiện xảy ra phản ứng hoá học và dấu hiệu để nhận biết phản ứng hoá học xảy
ra.
II. Chuẩn bị
1.Giáo viên
- Dụng cụ: 4 nhóm mỗi nhóm gồm:
+ Giá thí nghiệm, ống thuỷ tinh hình chữ L , đèn cồn, đế sứ, 5 ống nghiệm, công tơ
hút, kẹp gỗ, cốc thuỷ tinh.
+ Hoá chất: KMnO4, Na2CO3, Ca(OH)2
2.Học sinh: Đọc trước nội dung bài thực hành để nắm được mục đích, cách tiến
hành thí nghiệm.
III. Nội dung bài
Hoạt động1. Kiểm tra sự chuẩn bị
1. Ổn định lớp: chia lớp học thành 8 nhóm
2. Kiểm tra dụng cụ
- GV: Yêu cầu HS báo cáo việc chuẩn bị bài thực hành ở nhà
- HS: Đại diện nhóm HS báo cáo
+ Mục tiêu của bài thực hành, cách tiến hành thí nghiệm
- GV: Yêu cầu HS kiểm tra dụng cụ, hoá chất theo yêu cầu của bài
Hoạt động 2. Tiến hành thí nghiệm
Hoạt động của thầy và trò
GV: Hướng dẫn một số thao tác thực
hành như:
+ Rót chất lỏng vào ống nghiệm
+ Hoà tan chất rắn trong ống nghiệm có
nước
+ Lắc ống nghiệm
+ Đun nóng ống nghiệm

+ Thổi hơi thở vào chất lỏng trong ống
nghiệm qua ống dẫn thuỷ tinh.
+ Đưa tàn đóm lên miệng ống nghiệm
HS: Nắm các thao tác tiến hành thí
nghiệm
GV: Yêu cầu HS nêu dụng cụ, hoá chất,
cách tiến hành thí nghiệm
HS: Trả lời
GV:Nhận xét, đánh giá, hoàn thiện
GV: Yêu cầu nhóm HS tiến hành thí
nghiệm theo các bước trong SGK

Nội dung

1. Thí nghiệm 1
Hoà tan và đun nóng KMnO4
+ Tiến hành: SGK tr 52
+ Hiện tượng: 2 ống có màu khác nhau
+ Kết luận:
Phần 1 xảy ra hiện tượng vật lí
Phần 2 xảy ra hiện tượng hoá học
13


HS: Tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn
trong SGK, quan sát, ghi chép hiện tượng.
GV: Quan sát các nhóm thực hành, giúp
đỡ nhóm yếu.
GV: Yêu cầu HS báo cáo kết quả thí
nghiệm

? Thí nghiệm nào xảy ra hiện tượng hoá
học.
2. Thí nghiệm 2
Thực hiện phản ứng với Ca(OH)2
GV: Yêu cầu HS nêu dụng cụ, hoá chất,
a. Tiến hành: SGK
cách tiến hành thí nghiệm
Hiện tượng:
HS: Trả lời
- Ống 1. không hiện tượng gì xảy ra
GV:Nhận xét, đánh giá, hoàn thiện
- Ống 2. Nước vôi trong bị vẩn đục
GV: Yêu cầu nhóm HS tiến hành thí
Kết luận: ống 2 có phản ứng hoá học xảy
nghiệm theo các bước trong SGK
ra
HS: Tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn b. Tiến hành: SGK
trong SGK, quan sát, ghi chép hiện tượng. Hiện tượng:
GV: Quan sát các nhóm thực hành, giúp
- Ống 1. không hiện tượng gì xảy ra
đỡ nhóm yếu.
- Ống 2. Xuất hiện kết tủa trắng
GV: Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả
Kết luận: ống 2 có phản ứng hoá học xảy
thí nghiệm
ra
Hoạt động 3. Củng cố
GV: Phát đề kiểm tra 10 phút
Câu 1.Cho các hiện tượng sau:
1. Pháo hoa sáng trên bầu trời

2. Nước uống trở thành nước đá trong tủ lạnh
3. Nước sôi
4. Nến cháy sáng
5. Bếp điện nóng đỏ khi cắm vào ổ điện
Hiện tượng hoá học là:
A. 1 và 4
B. 1 và 2
C. 2 và 4
D. 4 và 5
Câu 2. Muốn tăng tốc độ hoà tan của chất rắn vào chất lỏng, người ta thường:
A. Đổ chất lỏng vào chất rắn
B. Không khuấy trộn
C. Nghiền nhỏ chất rắn
D. Hạ nhiệt độ của chất lỏng
Câu 3. Chất tạo ra khi nhiệt phân KMnO4 là:
A. Khí hiđrô
B. Khí Oxi
C. Khí nitơ
D. Khí cacbonic
Câu 4. Khi thổi hơi thở vào nước vôi trong, hiện tượng xảy ra là:
A. Không có hiện tượng gì
B. Có tạo kết tủa màu xanh
C. Có tạo chất rắn màu đỏ
D. Có kết tủa màu trắng tạo thành
Câu 5. Rửa ống nghiệm bằng cách:
A. Cho nước vào ống nghiệm và lắc
B. Cho nước vào ống nghiệm
C. Dùng chổi rửa xoay nhẹ, đồng thời kéo lên kéo xuống vài lần
D. Cả B và C
14



Câu 6. Khi mở nút chai nước giải khát có ga thấy sủi bọt lên.Quá trình này là:
A. Hiện tượng vật lí
B. Hiện tượng hoá học
C. Gồm cả hiện tượng vật lí và hoá học
D.Không là hiện tượng vật lí, không là hiện tượng hoá học
Câu 7. Dùng kẹp gỗ kẹp ống nghiệm theo cách nào trong số các cách sau:
A.Kẹp 1/3 ống nghiệm kể từ trên xuống
B.Kẹp 1/3 ống nghiệm kể từ đáy lên
C.Kẹp ở 1/2 ống nghiệm
D. Kẹp ở sát miệng ống nghiệm
Câu 8.Trong các hiện tượng dưới đây, hiện tượng hoá học là:
A. Sự bay hơi nước
B. Lưỡi cuốc bị gỉ
C. Sự hoà tan đường
D. Cồn để trong lọ hở bị bay hơi
Câu 9.Trong các hiện tượng dưới đây, hiện tượng vật lí là:
A. Muối ăn cho vào trong nước thành dung dịch muối ăn
B. Rượu nhạt lên men thành giấm
C. Nung đá vôi thành vôi sống
D. Tôi vôi
Câu 10.Ghép nội dung cột A với nội dung cột B để đảm bảo độ tinh khiết của hoá
chất trong khi làm thí nghiệm
A
B
a. Khi lấy hoá chất làm thí
1. Phải kiểm tra xem lọ đã sạch và khô chưa. Nếu
nghiệm
không thì phải rửa sạch và làm khô để đảm bảo độ

tinh khiết của hoá chất
b. Khi rót hoá chất khỏi bình
2. Phải đọc kĩ nhãn và xem hoá chất có đúng với yêu
cầu của thí nghiệm không
3. Chú ý hướng nhãn lọ lên phía trên để tránh hoá
chất có thể chảy theo thành lọ làm hỏng nhãn
GV: thu bài kiểm tra, chấm kết hợp với tường trình thí nghiệm và thao tác thực hành
trên lớp lấy điểm bài 15 phút
Hoạt động 4. Hướng dẫn viết báo cáo tường trình thí nghiệm
GV: Yêu cầu hs viết báo cáo tường trình thí nghiệm theo mẫu ( về nhà)
STT
Mục đích
Tiến hành
Hiện tượng
Kết luận (viết PT chữ) nếu
thí nghiệm
thí nghiệm
quan sát
xảy ra phản ứng hoá học
1
2
Hoạt động 5. Công việc cuối buổi thực hành
GV: yêu cầu nhóm HS
- Rửa dụng cụ thí nghiệm
- Lau bàn thí nghiệm sạch sẽ, cất dụng cụ đúng nơi qui định
Hướng dẫn về nhà
Làm tường trình thí nghiệm, chuẩn bị nội dung bài((Định luật bảo toàn khối lượng))
* Rút kinh nghiệm giờ dạy
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

15


…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

II. ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG
ĐỀ KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG
Câu 1.Cho các hiện tượng sau:
1. Pháo hoa sáng trên bầu trời
2. Nước uống trở thành nước đá trong tủ lạnh
3. Nước sôi
4. Nến cháy sáng
5. Bếp điện nóng đỏ khi cắm vào ổ điện
Hiện tượng hoá học là:
A. 1 và 4
B. 1 và 2
C. 2 và 4
D. 4 và 5
Câu 2. Muốn tăng tốc độ hoà tan của chất rắn vào chất lỏng, người ta thường:
A. Đổ chất lỏng vào chất rắn
B. Không khuấy trộn
C. Nghiền nhỏ chất rắn
D. Hạ nhiệt độ của chất lỏng
Câu 3. Chất tạo ra khi nhiệt phân KMnO4 là:
A. Khí hiđrô
B. Khí Oxi
C. Khí nitơ
D. Khí cacbonic
Câu 4. Khi thổi hơi thở vào nước vôi trong, hiện tượng xảy ra là:

A. Không có hiện tượng gì
B. Có tạo kết tủa màu xanh
C. Có tạo chất rắn màu đỏ
D. Có kết tủa màu trắng tạo thành
Câu 5. Rửa ống nghiệm bằng cách:
A. Cho nước vào ống nghiệm và lắc
B. Cho nước vào ống nghiệm
C. Dùng chổi rửa xoay nhẹ, đồng thời kéo lên kéo xuống vài lần
D. Cả B và C
Câu 6. Khi mở nút chai nước giải khát có ga thấy sủi bọt lên.Quá trình này là:
A. Hiện tượng vật lí
B. Hiện tượng hoá học
C. Gồm cả hiện tượng vật lí và hoá học
16


D.Không là hiện tượng vật lí, không là hiện tượng hoá học
Câu 7. Dùng kẹp gỗ kẹp ống nghiệm theo cách nào trong số các cách sau:
A.Kẹp 1/3 ống nghiệm kể từ trên xuống
B.Kẹp 1/3 ống nghiệm kể từ đáy lên
C.Kẹp ở 1/2 ống nghiệm
D. Kẹp ở sát miệng ống nghiệm
Câu 8.Trong các hiện tượng dưới đây, hiện tượng hoá học là:
A. Sự bay hơi nước
B. Lưỡi cuốc bị gỉ
C. Sự hoà tan đường
D. Cồn để trong lọ hở bị bay hơi
Câu 9.Trong các hiện tượng dưới đây, hiện tượng vật lí là:
A. Muối ăn cho vào trong nước thành dung dịch muối ăn
B. Rượu nhạt lên men thành giấm

C. Nung đá vôi thành vôi sống
D. Tôi vôi
Câu 10.Ghép nội dung cột A với nội dung cột B để đảm bảo độ tinh khiết của hoá
chất trong khi làm thí nghiệm
A
B
a. Khi lấy hoá chất làm thí
1. Phải kiểm tra xem lọ đã sạch và khô chưa. Nếu
nghiệm
không thì phải rửa sạch và làm khô để đảm bảo độ
tinh khiết của hoá chất
b. Khi rót hoá chất khỏi bình
2. Phải đọc kĩ nhãn và xem hoá chất có đúng với yêu
cầu của thí nghiệm không
3. Chú ý hướng nhãn lọ lên phía trên để tránh hoá
chất có thể chảy theo thành lọ làm hỏng nhãn
ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG
Câu 1. A ( 1,0đ)
Câu 2. C (1,0đ)
Câu 3. B (1,0đ)
Câu 4. D (1,0đ)
Câu 5. D (1,0đ)
Câu 6. C (1,0đ)
Câu 7. A (1,0đ)
Câu 8. B (1,0đ)
Câu 9. A (1,0đ)
Câu 10. Mỗi ý đúng 0,5 đ (a – 2; b – 3)
17



III. Bảng điểm
LỚP THỰC NGHIỆM
STT

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19

HỌ VÀ TÊN

PHẠM THỊ PHƯƠNG ANH
ĐẶNG THỊ CHÂM ANH
HOÀNG TIẾN ANH
VŨ THỊ NGỌC ÁNH

NGUYỄN NGỌC BÍCH
PHẠM THỊ KIM CHI
ĐINH TIẾN ĐẠT
NGUYỄN VĂN HẢI
NGUYỄN ANH HẬU
TRẦN HUY HOÀNG
NGUYỄN QUÝ HOÀNG
ĐỖ VĂN HÙNG
BÙI QUỐC HUY
NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN
NGUYỄN LAN HƯƠNG
ĐẶNG ANH KHÁNH
VŨ NGUYỄN QUYỀN LINH
COÓC TIẾN MẠNH
PHẠM BÍCH NGỌC

ĐIỂM KT TRƯỚC
TÁC ĐỘNG

ĐIỂM KT SAU
TÁC ĐỘNG

7
6
6
5
6
7
8
6

7
5
6
5
4
7
7
7
5
6
6

9
7.5
7
6.5
9
8.5
8
6
7
6
5
8
5
7.5
9
8.5
8
7

8
18


20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32

NGUYỄN MINH NGỌC
PHẠM THANH QUANG
HỒ ĐỨC QUÂN
NGUYỄN DANH THÁI
HOÀNG THỊ BÍCH THẢO
BÙI VĂN TIẾN
ĐỖ DIỆU LINH TRANG
HOÀNG THỊ NINH TRANG
NGUYỄN MINH TRINH
PHẠM THỊ HẢI TÚ
ĐẶNG VĂN TUẤN
HÀ VÂN UYÊN

BÙI THỊ NHƯ Ý

6
7
7
5
5
5
5
4
6
7
6
7
5

7
7
7
9
6.5
6
7.5
4.5
7
9
5
8
6.5


LỚP ĐỐI CHỨNG
STT

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22

HỌ VÀ TÊN

ĐINH THỊ LAN ANH
HOÀNG VÂN ANH

LUYỆN HUY BÁCH
TRẦN THỊ QUỲNH CHI
NGUYỄN VĂN DŨNG
NGUYỄN TIẾN DUY
LÊ HỮU ĐIỆP
NGUYỄN VIỆT HOÀNG
BÙI THU HIỀN
VŨ MINH HIẾU
ĐỖ PHI HÙNG
HOÀNG THỊ HƯƠNG
NGUYỄN THỊ LINH
NGUYỄN THÀNH LONG
NGUYỄN ĐỨC LONG
BÙI VĂN MẠNH
TRẦN THỊ MY
NGUYỄN NGỌC MỸ
NGUYỄN THỊ NGA
NGÔ THỊ HỒNG NGỌC
TRẦN THỊ NGỌC
ĐINH VĂN NGỌC

ĐIỂM KT TRƯỚC
TÁC ĐỘNG

ĐIỂM KT SAU
TÁC ĐỘNG

7
6
6

5
5
4
4
7
5
6
6
6
6
5
5
5
5
7
6
6
7
6

7
6
6.5
7
7,5
4
4
5
7
6.5

6.5
4
5.5
7
7
6.5
6
8
5.5
7
7
6
19


23
24
25
26
27
28
29
30
31
32

NGUYỄN THÀNH NGUYÊN
ĐỖ TRUNG QUYẾT
ĐINH THỊ RẮM
ĐẶNG DUY THÀNH

ĐOÀN THẾ THÀNH
PHẠM THỊ THẢO
CÙ THỊ THU
VŨ THỊ THANH THUỶ
PHÙNG MINH TOÀN
NGUYỄN VĂN TRƯỜNG

5
7
6
7
7
5
7
4
5
4

5
7
8
6
5.5
8
5.5
5.5
5
4.5

DANH SÁCH CÁC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ VIẾT


STT

Tên sáng kiến kinh nghiệm

Thuộc thể loại

Năm viết

Xếp loại
cấp trường

1

Giáo dục bảo vệ môi trường
qua dạy học môn Sinh học 6

Sinh 6

2004

B

2

Phát huy khả năng tự quản của
học sinh qua bộ môn
HĐGDNGLL

HĐGDNGLL 6


2006

B

3

Phát huy tính tích cực của học
sinh qua thực hành thí nghiệm
hoá học

Hoá 8,9

2008

A

4

Sử dụng thí nghiệm trong thực
hành hoá học THCS

Hoá 8,9

2009

A

5


Sử dụng thí nghiệm trong thực
hành hoá học lớp 9

Hoá 9

2010

A

20


6

7

Đổi mới phương pháp dạy học
bài lý thuyết môn hoá 9 tại
trường THCS TT Cát Bà

Hoá 9

2012

Một số giải pháp hướng dẫn

Hoá 8

2013


A

thao tác thực hành thí nghiệm
môn Hoá học lớp 8

KẾT QUẢ CHẤM
Kết quả chấm hội đồng cấp trường

Kết quả chấm hội đồng cấp cụm

- Tổng điểm:…………………………… - Tổng điểm:……………………………
- Xếp loại: ……………………………... - Xếp loại: ……………………………...

T/M HĐKH

T/M HĐKH

21


Kết quả chấm hội đồng cấp huyện
- Tổng điểm:……………………………
- Xếp loại: ……………………………...

T/M HĐKH

22




×