Tải bản đầy đủ (.pdf) (207 trang)

Luận án tiến sĩ chuyên ngành Lịch sử thế giới cận đại và hiện đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 207 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
------

LÊ THÀNH NAM

CHÍNH SÁCH CỦA MỸ
ĐỐI VỚI CÁC CƯỜNG QUỐC CHÂU ÂU TRONG
VIỆC MỞ RỘNG LÃNH THỔ
(1787 – 1861)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

HÀ NỘI - 2011


2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
------

LÊ THÀNH NAM

CHÍNH SÁCH CỦA MỸ
ĐỐI VỚI CÁC CƯỜNG QUỐC CHÂU ÂU TRONG
VIỆC MỞ RỘNG LÃNH THỔ
(1787 – 1861)
Chuyên ngành: Lịch sử Thế giới Cận đại và Hiện đại


Mã số

: 62.22.50.05

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Trần Thị Vinh

2. PGS.TS. Lê Văn Anh
HÀ NỘI - 2011


3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu đã nêu trong luận án là trung thực,
chính xác. Những kết luận khoa học của luận án chưa
từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận án

Lê Thành Nam


4

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU ...........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .................................................................4
3. Mục đích và nhiệm vụ .......................................................................13
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.....................................................14
5. Các nguồn tư liệu .............................................................................15
6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu................................16
7. Đóng góp của luận án........................................................................17
8. Bố cục luận án ...................................................................................17
Chương 1: CƠ SỞ CHÍNH SÁCH CỦA MỸ ĐỐI VỚI
CÁC CƯỜNG QUỐC CHÂU ÂU TRONG
VIỆC MỞ RỘNG LÃNH THỔ (1787 – 1861) ...........................................19
1.1. Bối cảnh quốc tế và khu vực Bắc Mỹ .............................................19
1.1.1. Bối cảnh quốc tế ......................................................................19
1.1.2. Bối cảnh khu vực Bắc Mỹ ........................................................24
1.2. Sự thành lập nước Mỹ và chính sách đối ngoại
thời kỳ lập quốc................................................................................29
1.2.1. Sự thành lập nước Mỹ ..............................................................29
1.2.2. Chính sách đối ngoại thời kỳ lập quốc ....................................38
1.3. Sự phát triển kinh tế - xã hội ...........................................................41
1.3.1. Sự phát triển kinh tế và nhu cầu bành trướng ra
bên ngoài ..................................................................................41
1.3.2. Những mâu thuẫn xã hội nảy sinh ............................................48


5

1.4. Cơ sở tư tưởng của chính sách mở rộng lãnh thổ ...........................52

1.5. Sắc lệnh Tây Bắc năm 1787 – cơ sở pháp lý đối với
chính sách mở rộng lãnh thổ .............................................................60
Tiểu kết chương 1 ...................................................................................63
Chương 2: CHÍNH SÁCH CỦA MỸ ĐỐI VỚI CÁC
CƯỜNG QUỐC CHÂU ÂU TRONG VIỆC MỞ RỘNG
LÃNH THỔ (1787 – 1861) ............................................................................65
2.1. Chính sách của Mỹ đối với Pháp ở lãnh thổ Louisiana...................65
2.2. Chính sách của Mỹ đối với Tây Ban Nha ở khu vực
Tây Nam và lãnh thổ Floridas..........................................................78
2.2.1. Vấn đề khu vực Tây Nam.........................................................78
2.2.2. Vấn đề lãnh thổ Floridas...........................................................83
2.3. Chính sách của Mỹ đối với Anh ở khu vực Tây Bắc, lãnh thổ
Oregon, Texas và California ............................................................98
2.3.1. Vấn đề khu vực Tây Bắc ...........................................................98
2.3.2. Vấn đề lãnh thổ Oregon ...........................................................103
2.3.3. Vấn đề lãnh thổ Texas..............................................................118
2.3.4. Vấn đề lãnh thổ California.......................................................131
Tiểu kết chương 2...............................................................................141
Chương 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ CHÍNH SÁCH CỦA MỸ
ĐỐI VỚI CÁC CƯỜNG QUỐC CHÂU ÂU
TRONG VIỆC MỞ RỘNG LÃNH THỔ (1787 – 1861).........................142
3.1. Nguyên nhân thành công của chính sách
mở rộng lãnh thổ (1787 – 1861) ...................................................142
3.2. Đặc điểm chính sách của Mỹ đối với các cường quốc
châu Âu trong việc mở rộng lãnh thổ (1787 – 1861).....................152


6

3.3. Hệ quả của chính sách mở rộng lãnh thổ (1787 – 1861)...............161

Tiểu kết chương 3 .................................................................................181
KẾT LUẬN ..................................................................................................183
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ .........................................189
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................190
PHỤ LỤC .....................................................................................................201


7

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Trong bất cứ thời đại nào, chính sách đối ngoại luôn giữ một vị trí đặc
biệt quan trọng đối với mỗi quốc gia và là một trong số những yếu tố quyết
định vị thế quốc gia trong quan hệ quốc tế. Chính sách đối ngoại chẳng những
là phương tiện cơ bản để bảo vệ lợi ích, an ninh quốc gia mà còn góp phần
quyết định chiều hướng phát triển của quốc gia.
Là một quốc gia trẻ, ra đời cách đây chưa lâu so với chiều dài lịch sử
của nhân loại, thế nhưng nước Mỹ sớm vươn lên trở thành cường quốc hàng
đầu thế giới. Mặc dù là quốc gia “sinh sau đẻ muộn” so với các cường quốc
khác nhưng Mỹ đã trở thành “nhân vật” không thể thiếu trên bàn cờ chính trị
quốc tế. Điều dễ dàng nhận thấy, nước Mỹ là một trong số ít các quốc gia trên
thế giới có được vị thế và thành tựu như vậy trên lĩnh vực đối ngoại. Có nhiều
cách lý giải khác nhau, tùy theo cách tiếp cận vấn đề của các nhà nghiên cứu,
nhưng điều có thể khẳng định chắc chắn là những thành tựu của chính sách
đối ngoại của nước Mỹ hiện nay có mối liên hệ chặt chẽ từ lịch sử hình thành
và phát triển của đất nước này.
Vào cuối thế kỷ XVIII, với thắng lợi cuộc Chiến tranh giành độc lập
của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ, một thiết chế nhà nước cộng hòa tư sản đầu
tiên của “người Âu nằm ngoài lãnh địa châu Âu”, khai sinh ở Tây bán cầu –

Hợp chúng quốc Mỹ (The United States of America), hay còn gọi là Mỹ hoặc
Hoa Kỳ. Sau khi lập quốc, các chính phủ Mỹ nối tiếp nhau, bên cạnh việc giải
quyết nhiều vấn đề quốc nội nhằm hướng đến quá trình nhất thể hóa dân tộc,
còn phải hoạch định và thực thi chính sách đối ngoại sao cho phù hợp thực lực
của quốc gia trong việc bảo vệ nền cộng hòa non trẻ. Hơn nữa, sự hình thành


8

và phát triển của nước Mỹ diễn ra trong bối cảnh quốc tế phức tạp. Trong các
thế kỷ XVIII – XIX, các cường quốc châu Âu với những tham vọng khác nhau
đã đẩy mạnh hơn việc tìm kiếm những vùng đất mới và thị trường mới, trong
đó có châu Mỹ. Trong khi ở Trung và Nam lục địa châu Mỹ, thực dân Tây
Ban Nha và Bồ Đào Nha đã hoàn thành công cuộc xâm lược ở các thế kỷ
trước thì ở phía Bắc, Anh, Pháp và Nga cũng tìm mọi cách biến nơi đây thành
“vùng đất cấm” dành cho việc khai thác thương mại. Dưới nhãn quan chính
trị của các chính phủ Mỹ, sự hiện diện của các cường quốc châu Âu ở Tây bán
cầu đã tạo ra thế bao vây, kìm hãm sự lớn mạnh của nhà nước cộng hòa non
trẻ này ở những mức độ khác nhau.
Để phá vỡ tình trạng trên, đồng thời xuất phát từ việc đảm bảo an ninh
quốc gia, trong giai đoạn 1787 - 1861, các chính phủ Mỹ nối tiếp nhau thực
hiện các kế sách ngoại giao khôn khéo đối với từng cường quốc châu Âu
(Anh, Pháp, Tây Ban Nha, ...) nhằm từng bước đẩy lùi sự hiện diện của họ ở
Bắc Mỹ, khu vực cận kề và gắn liền với những quyền lợi sống còn của nước
Mỹ. Hệ quả của đường lối đối ngoại này là lãnh thổ quốc gia được mở rộng, vị
thế của Mỹ được nâng lên trên trường quốc tế, đồng thời tạo ra tiền đề khách
quan cho chính sách đối ngoại Mỹ ở những thời kỳ tiếp theo. Cũng thông qua
việc đối phó với các cường quốc châu Âu, nền ngoại giao Mỹ từng bước được
định hình và phát triển. Trên một phương diện khác, việc thực thi chính sách
đối với các cường quốc châu Âu trong việc mở rộng lãnh thổ đã khơi sâu hố

ngăn cách giữa miền Nam với miền Bắc, đẩy nước Mỹ vào cuộc Nội chiến
kéo dài từ năm 1861 đến năm 1865.
Cùng với di sản đối ngoại, nước Mỹ là quốc gia có những nét đặc trưng về
vị trí địa lý, về lịch sử hình thành cư dân, về sự tiềm ẩn phong phú của nguồn tài
nguyên thiên nhiên. Người Mỹ “coi sứ mạng duy nhất của họ là trở thành tấm


9

gương cho toàn thế giới noi theo, nhằm truyền bá nền tự do dân chủ và thực hiện
chính sách đối ngoại không giống bất kỳ quốc gia nào” [16, tr. 50].
Với những nhận thức như trên, việc triển khai nghiên cứu chính sách
đối ngoại của nước Mỹ nói chung, đặc biệt là chính sách của Mỹ đối với các
cường quốc châu Âu trong việc mở rộng lãnh thổ (1787 – 1861) nói riêng, vừa
có ý nghĩa về mặt khoa học vừa có ý nghĩa thực tiễn:
Về ý nghĩa khoa học, việc nghiên cứu đề tài giúp hiểu rõ về cơ sở chính
sách của Mỹ đối với các cường quốc châu Âu trong việc mở rộng lãnh thổ giai
đoạn 1787 - 1861; về các biện pháp khác nhau trong chính sách đối ngoại của
giới cầm quyền Washington để bảo vệ lợi ích dân tộc mỗi khi đối phó với các
quốc gia châu Âu; về những phương thức ngoại giao khác nhau của nước Mỹ
trong việc mở rộng lãnh thổ; về sự khai thác triệt để tình hình quốc tế của các
chính phủ Mỹ nhằm phân hóa kẻ thù; về nguyên nhân thành công và những
thành quả chính sách đối ngoại mở rộng lãnh thổ của Mỹ; về những đặc trưng
chính sách đối ngoại của Mỹ, về con đường vươn tới vị trí siêu cường của
quốc gia này trong thế giới ngày nay; về những mặt tích cực và hạn chế của
việc thực thi đối ngoại mở rộng lãnh thổ của chính giới Mỹ. Ngoài ra, luận án
sẽ phác họa lại những mối quan hệ quốc tế trong giai đoạn 1787 - 1861, đặc
biệt là đối với các quốc gia Tây Âu, khu vực Bắc Mỹ và Mỹ latinh, những quốc gia
và khu vực, ở những mức độ khác nhau, đã tác động đến chính sách đối ngoại mở
rộng lãnh thổ của nước Mỹ theo những chiều hướng thuận nghịch.

Về ý nghĩa thực tiễn, việc nghiên cứu đề tài giúp hiểu rõ, về sự manh
nha của chính sách “ngoại giao dollars” – thực chất là chính sách “cây gậy
và củ cà rốt”, một công cụ mà giới cầm quyền Mỹ vận dụng để giải quyết mối
quan hệ quốc tế trong suốt thế kỷ XX và thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XXI; sự


10

vận dụng yếu tố tôn giáo trong quá trình hoạch định và triển khai chính sách
đối ngoại của nước Mỹ ở thủa ban đầu.
Trong bối cảnh hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đang thực hiện “đa
phương hóa, đa dạng hóa” các mối quan hệ nhằm thực hiện công cuộc đổi mới
đất nước, đồng thời với phương châm “Việt Nam muốn là bạn với tất cả các
nước trong cộng đồng thế giới”, đặc biệt là nước Mỹ, một đối tác quan trọng mà
chúng ta cần phải tính đến trong các mối bang giao quốc tế hiện nay. Vì vậy, việc
tìm hiểu, nghiên cứu chính sách của Mỹ đối với các cường quốc châu Âu trong
việc mở rộng lãnh thổ (1787 – 1861) là vấn đề mang tính cấp thiết.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Là một cường quốc hàng đầu thế giới đương đại, chính sách đối ngoại
của Mỹ nói chung, chính sách của Mỹ đối với các cường quốc châu Âu trong
việc mở rộng lãnh thổ (1787 – 1861) nói riêng, luôn luôn dành được một phần
sự “ưu ái” của nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới, bởi có nhiều ẩn số cần phải
giải mã trong chính sách đối ngoại của cường quốc này. Các nhà nghiên cứu
Việt Nam cũng nằm trong xu thế đó.
2.1. Đã từ lâu, các nhà sử học Việt Nam quan tâm nghiên cứu lịch sử
chính sách đối ngoại Mỹ. Việc nghiên cứu đó bước đầu cho ra đời các công
trình dưới nhiều nhóm khác nhau, song tựu trung gồm 3 nhóm cơ bản:
Nhóm thứ nhất: Bao gồm các giáo trình lịch sử thế giới đại cương và
những công trình về lịch sử nước Mỹ. Trước hết, phải kể đến các bộ giáo trình
“Lịch sử thế giới cận đại” và “Lịch sử quan hệ quốc tế, Tập 1” do Vũ Dương

Ninh chủ biên (Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2002 & 2005); “Lịch sử thế giới cận
đại, Tập 1” do Phan Ngọc Liên chủ biên (Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội,
2008). Ba công trình này đề cập những vấn đề nổi bật của chính sách đối
ngoại Mỹ trong giai đoạn cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX, như: Liên


11

minh Mỹ – Pháp trong cuộc Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh
ở Bắc Mỹ (1778 – 1783), sự ra đời học thuyết Monroe (1823), những nội
chung chính của học thuyết này và quá trình hiện thực hóa của nó ở khu vực
Mỹ latinh. Bên cạnh các nội dung nêu trên, các tác giả đã nêu ra một số sự
kiện cơ bản liên quan đến sự bành trướng, mở rộng lãnh thổ nước Mỹ trong
suốt chiều dài lịch sử (như vấn đề Louisiana, California, Hawaii và Philippin).
Trên một phương diện rộng hơn, chủ đề này còn được phản ánh trong
một số công trình mang tính tổng quát, như: “Lịch sử Hoa Kỳ từ độc lập đến
Chiến tranh Nam Bắc” của Nguyễn Thế Anh (Nxb Lửa thiêng, Sài Gòn,
1969); “Hợp chủng quốc Hoa Kỳ” của Đào Duy Ngọc, Nguyễn Thái Yên
Hương, Bùi Thái Sơn (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1994); “Lịch sử nước
Mỹ” của Nguyễn Nghị, Lê Minh Đức (Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội,
1994). Các công trình trên đã phác thảo vài nét “chấm phá” về chính sách đối
ngoại mở rộng lãnh thổ của Mỹ trong giai đoạn đặt ra, chẳng hạn như “vấn đề
lãnh thổ Louisiana”, “vấn đề lãnh thổ Floridas”, “vấn đề lãnh thổ Oregon”
trong chính sách của Mỹ đối với các cường quốc châu Âu. Do được trình bày
dưới dạng thông sử, các vấn đề nêu trên chưa được phân tích để làm rõ mối
quan hệ biện chứng của chúng đối với lịch sử nước Mỹ.
Nhìn chung, các công trình trong nhóm này bước đầu đề cập đến nội
dung của đề tài song chỉ dừng lại ở những nét đại cương, chưa đi sâu phân tích
bản chất chính sách đối ngoại Mỹ trong giai đoạn 1787 – 1861, đặc biệt là vấn đề
mở rộng lãnh thổ.

Nhóm thứ hai: Bao gồm các chuyên khảo về các vấn đề của lịch sử nước
Mỹ. Trong một thập kỷ trở lại đây, cùng với sự phát triển của chuyên ngành Hoa
Kỳ học ở các viện nghiên cứu và trường đại học, đã xuất hiện một số công trình


12

nghiên cứu đi sâu vào những khía cạnh cụ thể của nước Mỹ, trong đó chính sách
đối ngoại không phải là ngoại lệ.
Ở nhóm này có một số công trình, như: “Liên bang Mỹ đặc điểm xã hội –
văn hóa” của Nguyễn Thái Yên Hương (Viện Văn hóa và Nxb Văn hóa – Thông
tin, Hà Nội, 2005); “Hoa Kỳ văn hóa và chính sách đối ngoại” của Nguyễn Thái
Yên Hương, Lê Mai Phương (Nxb Thế giới, Hà Nội, 2008), ngoài việc trình bày
quá trình hình thành nhà nước Liên bang Mỹ và đặc điểm xã hội – văn hóa, đã
tập trung phân tích những yếu tố văn hóa tác động lên quá trình hoạch định và
thực thi chính sách đối ngoại của Mỹ trong lịch sử cũng như trong giai đoạn hiện
nay. Chủ đề của luận án được các tác giả trình bày một cách ngắn gọn trong
chương 3, mục 4 với tiêu đề: “Mở rộng Liên bang về không gian”.
Tiếp đến, trong các công trình, như “Hoa Kỳ tiến trình văn hóa chính trị”
của Đỗ Lộc Diệp (Trung tâm Nghiên cứu Bắc Mỹ, Trung tâm Khoa học xã hội
Nhân văn Quốc gia, Nxb Khoa học Xã hội, 2006); “Học thuyết ‘Sứ mệnh bành
trướng” và ảnh hưởng tới chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ” của Nguyễn Lan
Hương (Viện Nghiên cứu châu Mỹ, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, 2006);
“Chế độ tổng thống Mỹ” của Nguyễn Anh Hùng (Nxb Lao động, Hà Nội, 2010)
đã trình bày những yếu tố chính trị, văn hóa - xã hội, vai trò cá nhân của tổng
thống tác động đến chính sách đối ngoại của Mỹ.
Cũng trong xu hướng trên, có một số luận văn thạc sĩ đã bảo vệ thành
công, đề cập trực tiếp hoặc gián tiếp đến chính sách đối ngoại của Mỹ, như
“Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ từ sau Nội chiến đến kết thúc Chiến tranh
thế giới thứ nhất” của Dương Quang Hiệp (Đại học Sư phạm Huế, 2004).

Chương 1 của công trình này đã khái quát chính sách đối ngoại của Mỹ trước
khi cuộc Nội chiến Nam Bắc (1861 - 1865) diễn ra, như “chính sách biệt lập”
ở những thập kỷ đầu tiên sau khi giành được độc lập của nhà nước cộng hòa


13

Mỹ; về học thuyết Monroe và Mỹ latinh; chính sách bành trướng vùng Viễn
Tây; “Sự tham gia của các cường quốc châu Âu trong cách mạng Mỹ từ năm
1774 đến năm 1783” của Trịnh Nam Giang (Đại học Sư phạm Hà Nội, 2008),
bên cạnh việc phân tích vai trò và thái độ của các cường quốc châu Âu đối với
cách mạng Mỹ là nội dung chủ đạo, luận văn phân tích những nỗ lực của
ngoại giao Mỹ trong cuộc Chiến tranh giành độc lập. Những thành quả đối
ngoại trong giai đoạn này là tiền đề, cơ sở cho chính sách đối ngoại Mỹ ở giai
đoạn tiếp theo.
Bên cạnh luận văn thạc sĩ, chủ đề của luận án còn được phản ánh rải rác
trong các bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành “Châu Mỹ ngày nay” và
“Nghiên cứu quốc tế”, như: “Xu hướng chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ
trong lịch sử” của Lê Thu Hằng (Châu Mỹ ngày nay, số 5/1999); “Một số suy
nghĩ về “Chủ nghĩa cô lập” trong lịch sử nước Mỹ” của Vương Hiểu Đức
(Châu Mỹ ngày nay, số 4(40)/2001); “Chủ nghĩa biệt lệ trong chính sách đối
ngoại của Mỹ” của Nguyễn Thị Nga (Châu Mỹ ngày nay, số 3(72)/2004). Các
bài viết này đề cập đến những xu hướng nổi bật trong chính sách đối ngoại của
Mỹ trong lịch sử. Ngoài ra, còn có một số bài nghiên cứu bàn về chủ đề của
luận án dưới góc độ văn hóa, kinh tế, chính trị và vai trò của cá nhân trong quá
trình hoạch định chính sách đối ngoại của Mỹ, như “Một vài khía cạnh về cơ
chế hoạch định chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ” của Nguyễn Thị Hạnh
(Châu Mỹ ngày nay, số 10(05)/2002); “Tìm hiểu logic kinh tế trong chính
sách đối ngoại của Hoa Kỳ” của Nguyễn Đình Luân (Nghiên cứu Quốc tế, số
3(58)/2004); “Nguồn gốc lịch sử của học thuyết “sứ mệnh bành trướng”

trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ” và “Các luận điểm và biểu hiện của
học thuyết sứ mệnh bành trướng trong chính sách đối ngoại Hoa Kỳ” của
Nguyễn Lan Hương (Châu Mỹ ngày nay, số 10(103)/2006 & số
11(129)/2008); “Vai trò của Tổng thống trong quá trình hoạch định chính


14

sách đối ngoại của Mỹ” của Lê Linh Lan (Nghiên cứu Quốc tế, số
6(37)/2000).
Nhóm thứ ba: Bao gồm các công trình dịch thuật, một mảng sử liệu
quan trọng liên quan đến chính sách đối ngoại của nước Mỹ. Trước năm 1975
có các công trình, như “Mỹ quốc sử lược” của Franklin Escher (Như Nguyện
dịch và xuất bản, Sài Gòn, 1958); “Những tài liệu căn bản về lịch sử Hoa Kỳ”
của Richard B. Morris (Việt Nam khảo dịch xã, Sài Gòn, 1969); “Lịch sử Hoa
Kỳ” của Franck L. Schoell (Việt Nam khảo dịch xã, Sài Gòn, 1972). Ba công
trình này đã tập trung trình bày lịch sử phát triển nước Mỹ từ khi C. Columbus
phát hiện ra châu Mỹ đến những năm 50 của thế kỷ XX. Chính sách của Mỹ
đối với các cường quốc châu Âu cũng được phản ánh ít nhiều trong những
công trình này.
Sau năm 1975, nhất là khi Việt Nam và Mỹ bắt đầu thiết lập quan hệ
ngoại giao vào giữa thập niên 90 của thế kỷ trước, cả hai quốc gia đã có những
bước tiến mới trong việc thúc đẩy hợp tác, nhất là trên lĩnh vực văn hóa - giáo
dục. Theo đó, một số công trình tiếng Anh của các sử gia Mỹ được chuyển tải
sang tiếng Việt, như: “Bốn mươi ba đời Tổng thống Hoa Kỳ” của William A.
Degregori (Hội khoa học Lịch sử Việt Nam, Hà Nội, 2006); “Niên giám lịch
sử Hoa Kỳ” của Arthur M. Schlesinger (Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2005);
“Khái quát về lịch sử Hoa Kỳ” của Howard Cincotta (Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội, 2000); “Lịch sử Hoa Kỳ - Những vấn đề quá khứ” của Irwin Unger
(Nxb Từ điển Bách khoa, 2009) và “Lịch sử dân tộc Mỹ” của Howard Zinn

(Nxb Thế giới, Hà Nội, 2010). Các công trình này chủ yếu đề cập đến lịch sử
nước Mỹ từ khi người Anh đặt chân lên vùng đất Tân thế giới cho đến thời
đương đại. Tuy nhiên, điều cần nhấn mạnh thêm ở đây, nếu như hai công trình
đầu tiên chỉ trình bày biên niên sự kiện lịch sử nước Mỹ, trong đó có sự kiện
đối ngoại thì ba công trình còn lại đã bước đầu phân tích, dẫn chứng minh họa


15

những sự kiện đáng chú ý trong lịch sử nước Mỹ, trong đó có đề cập tới vấn
đề đối ngoại mở rộng lãnh thổ. Những công trình này đã bước đầu phân tích
chủ đề của luận án gắn với tiến trình lịch sử nước Mỹ cũng như những hệ quả
của chính sách.
2.2. Nếu so sánh với các công trình ở Việt Nam, thì các công trình ở
nước ngoài, đặc biệt là ở nước Mỹ, nghiên cứu về chính sách đối ngoại của
quốc gia này nói chung và chính sách của Mỹ đối với các cường quốc châu Âu
trong việc mở rộng lãnh thổ giai đoạn 1787 – 1861 nói riêng, khá phong phú.
Về loại công trình này, chúng tôi chia thành 3 nhóm sau:
Nhóm thứ nhất là các công trình được viết dưới dạng thông sử của Mỹ,
như: “The American Republic to 1865, Vol 1” (Lịch sử cộng hòa Mỹ đến năm
1865, Tập 1) của Richard Hofstadter, William Miller & Daniel Aron, (Prentice
– Hall, Inc, Englewood Cliffs, New Jersey, 1959); “The Oxford History of the
American People, Vol 1 & Vol 2” (Lịch sử dân tộc Mỹ, Tập 1 & 2) của
Samuel Elliot Morison (Oxford University Press, Inc, 1965); “The United
States 1830 – 1850: The Nation and its Sections” (Nước Mỹ từ năm 1830 đến
năm 1850: Quốc gia và những bộ phận của nó) của Frederick Jackson Turner
(W.W. Norton & Company, Inc, New York, 1965); “Nation of Nations (A
Concise Narrative of The American Republic), Vol 1: To 1877” (Dân tộc của
các dân tộc. Lược sử nền Cộng hòa Mỹ đến năm 1877), Tập 1) của James W.
Davidson


&

William

E.

Gienapp

(Mc

Graw

Hill

Companies,

Boston/Massachusetts, 1998); “American History A Survey” (Khái quát lịch
sử nước Mỹ) của Alan Brinkley (McGraw – Hill Higher Education, 2003).
Trong nhóm công trình này do phạm vi nghiên cứu rộng trên nhiều lĩnh vực
khác nhau, bao gồm dân cư, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quân sự v.v.
của nước Mỹ trong suốt tiến trình lịch sử nên nội dung viết về chính sách Mỹ
đối với các cường quốc châu Âu trong vấn đề mở rộng lãnh thổ Bắc Mỹ (1787


16

– 1861) chỉ đề cập sơ lược. Mặt khác, các tác giả đã phân tích một cách cô
đọng tác động của yếu tố kinh tế và xã hội đối với chính sách bành trướng mở
rộng lãnh thổ của giới cầm quyền Mỹ ở nửa đầu thế kỷ XIX.

Nhóm thứ hai là công trình nghiên cứu liên quan trực tiếp đến chính sách
đối ngoại của nước Mỹ, như: “A Diplomatic History of The United States”
(Lịch sử ngoại giao nước Mỹ) của Samuel Bemis (Henry Holt and Company,
New York, 1951); “A History of The United Foreign Policy” (Lịch sử chính
sách đối ngoại Mỹ) của Julius W. Pratt (Prentice-Hall, Inc, New York, 1955);
“A Diplomatic History of the American People” (Lịch sử ngoại giao của dân
tộc Mỹ) của Thomas A. Bailey (Appleton-Century-Crofts, New York Inc,
1958); “American Diplomacy A History” (Lịch sử ngoại giao Mỹ) của Robert
H. Ferrell (W.W. Norton & Company, Inc, New York, 1975); “A History of
American Foreign Policy, Vol 1 (Growth to World Power 1700 – 1914)” (Lịch
sử chính sách đối ngoại Mỹ, Tập 1 (Sự phát triển tới cường quốc thế giới 1700
– 1914) của Alexander DeConde (Charles Scriber’s Sons, New York, 1978);
“The History of American Foreign Policy” (Lịch sử chính sách đối ngoại Mỹ)
của Jerald A. Combs & Arthur G. Combs (The McGraw – Hill Companies, Inc,
1986) “The Cambridge History of American Foreign Relations, Vol 1: The
Creation of a Republican Empire, 1776 – 1865” (Lịch sử quan hệ đối ngoại
Mỹ, Tập 1: Sự thành lập đế chế cộng hòa, 1776 – 1865) của Bradford Perkins
(Cambridge University Press, 1993). Đây là những công trình nghiên cứu về
lịch sử đối ngoại của Mỹ từ trước cuộc Chiến tranh giành độc lập, tức khi nước
Mỹ còn là bộ phận cấu thành của đế quốc Anh, cho đến những năm 50-60 (XX)
với nhiều tư liệu có giá trị. Trong các công trình này, các học giả đưa ra nhiều
cách kiến giải và nhận định khác nhau về chính sách đối ngoại Mỹ, trong đó có
vấn đề đối ngoại mở rộng lãnh thổ ở giai đoạn đặt ra. Hơn nữa, trong thể loại


17

công trình này, do đối tượng nghiên cứu rộng nên các học giả chưa thể phân
tích những tác động của chính sách đối ngoại mở rộng lãnh thổ.
Nhóm thứ ba là các công trình đi sâu vào những vấn đề cụ thể của lịch

sử đối ngoại Mỹ, như các công trình chuyên khảo: “U.S. Foreign Policy:
Shield of the Republic” (Chính sách đối ngoại Mỹ: Sự bảo vệ nền cộng hòa)
của Walter Lippman (Little, Brown and Company, Boston, 1941); “The
American People and Foreign Policy” (Dân tộc Mỹ và Chính sách đối ngoại)
của Gabriel A. Almond (Frederick A. Praeger, New York, 1960); “Foreign
Policy of the Founding Fathers” (Chính sách đối ngoại của những bậc tiền
bối) của Paul A. Varg (Michigan State Univeristy Press, 1963); “The doctrines
of American Foreign Policy (Their Meaning, Role, and Future)” (Những học
thuyết trong chính sách đối ngoại Mỹ (Ý nghĩa, vai trò và tương lai)) của C.V.
Crabb (Louisiana State University Press Baton Rouge, London, 1982);
“United States Expansionism and Bristish North America, 1775 – 1871” (Chủ
nghĩa bành trướng Mỹ và Bắc Mỹ thuộc Anh, 1775 - 1871) của Reginald C.
Stuart (The University of North Carolina Press, 1988). Các công trình này đã
phân tích những nỗ lực của các chính phủ Mỹ trong việc hoạch định những
“đối sách” khi quan hệ với các cường quốc châu Âu.
Ở một khía cạnh khác, các học giả Mỹ đặc biệt lưu tâm đến quan hệ nước
Mỹ với Mỹ Latinh, khu vực mang tính sống còn đối với quốc gia này, đồng thời
trong từng thời điểm lịch sử nhất định có tác động đến chính sách đối ngoại mở
rộng lãnh thổ của nước Mỹ. Chủ đề này được khảo cứu trong công trình, như:
“The Latin American Policy of the United States: An Historical Interpretation”
(Chính sách Mỹ latinh của Mỹ: Một diễn giải lịch sử) của Samuel Flagg Bemis
(W.W. Norton & Company, Inc, New York, 1943); “A Survey of United States –
Latin American Relations” (Khái quát quan hệ Mỹ – Mỹ latinh) của J. Lloyd
Mecham (Houghton Mifflin Company, 1959); “The Mexican American War”


18

(Cuộc chiến tranh Mỹ - Mexico) của Emily Raabe, (The Rosen – Publishing
Group, Inc, New York, 2003).

Ngoài những công trình mang tính cá nhân như đã nêu, ở nước Mỹ còn
có những công trình nghiên cứu mang tính tập thể liên quan đến nội dung luận
án. Tiêu biểu cho hướng này là: “Issues in American Diplomacy, Vol 1: The
Formative Year to 1895” (Những vấn đề ngoại giao của nước Mỹ, Tập 1: Từ
năm hình thành đến 1895) do Armin Rappaport chủ biên (McMillian
Company, New York, 1965);“Encyclopedia of American Foreign Policy
(Studies of Principal Movements and Ideals)” (Bách khoa toàn thư về chính
sách đối ngoại Mỹ (Những khảo cứu về các quan niệm và sự vận động chủ yếu)),
bao gồm 3 tập do Alexander DeConde chủ biên (Charles Scribner’s Sons, New
York, 1978). Đây là các công trình nghiên cứu quy tụ hầu hết các học giả hàng
đầu nước Mỹ về lĩnh vực đối ngoại. Dưới nhiều chủ điểm khác nhau, các tác giả
làm rõ những yếu tố, động lực và các biện pháp thực hiện của chính sách đối
ngoại Mỹ từ khi lập quốc đến thời đương đại. Vấn đề đối ngoại mở rộng lãnh thổ
cũng được các tác giả phân tích trong một số bài viết ngắn gọn.
Điểm qua các công trình nghiên cứu mà chúng tôi tiếp cận được, có thể
rút ra những nhận xét sau:
Thứ nhất, tại Việt Nam, chủ đề “Chính sách của Mỹ đối với các cường
quốc châu Âu trong việc mở rộng lãnh thổ” hầu như chưa được đề cập một
cách chuyên sâu trong bất cứ công trình chuyên khảo nào, nếu có chăng chỉ
được phác thảo vài nét “chấm phá” trong một số công trình thông sử nước
Mỹ hoặc các công trình mang tính văn hóa xã hội của nước Mỹ.
Thứ hai, ở nước ngoài, nhất là tại Mỹ, chủ đề của luận án được xâu
chuỗi trong những tác phẩm lịch sử Liên bang Mỹ từ khi lập quốc cho đến
thời đương đại hoặc lịch sử đối ngoại Mỹ hoặc những bài viết được tập hợp


19

trong bộ Bách khoa toàn thư đối ngoại của Mỹ. Do được kết cấu chung những
vấn đề khác nên các tác giả chưa đi sâu phân tích những nguyên nhân thành

công, hệ quả của chính sách cũng như chưa đặt vấn đề trong mối quan hệ biện
chứng lịch sử nước Mỹ; mặt khác một số vấn đề được lý giải theo quan điểm
của Mỹ nên việc đánh giá chưa thực sự khách quan.
Tuy nhiên, các công trình nêu trên có ý nghĩa gợi mở để chúng tôi hình
thành đề tài và là những tư liệu quý, có giá trị tham khảo trong việc triển khai
thực hiện đề tài.
3. Mục đích và nhiệm vụ
Mục đích của luận án là khôi phục một cách hệ thống bức tranh toàn
diện về chính sách của Mỹ đối với các cường quốc châu Âu trong việc mở
rộng lãnh thổ ở khu vực Bắc Mỹ (1787 – 1861). Trên cơ sở đó, luận án làm rõ
những đặc trưng của chính sách đối ngoại Mỹ thông qua việc phân tích, đánh
giá mục tiêu, biện pháp thực hiện và kết quả đạt được của chính sách đối ngoại
Mỹ trong thời gian này.
Để thực hiện mục tiêu trên, tác giả luận án tập trung giải quyết những
nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
Một là, hệ thống hóa chính sách của Mỹ đối với các cường quốc châu
Âu trong việc mở rộng lãnh thổ (1787 – 1861) dựa trên cơ sở tư liệu hiện có.
Hai là, phân tích, đánh giá cơ sở, mục tiêu, biện pháp và kết quả đạt
được chính sách của Mỹ đối với các cường quốc châu Âu trong việc mở rộng
lãnh thổ (1787 – 1861).
Ba là, rút ra một số nhận xét khi nghiên cứu chính sách của Mỹ đối với
các cường quốc châu Âu trong việc mở rộng lãnh thổ (1787 – 1861).


20

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu là chính sách của Mỹ đối với các cường quốc
châu Âu trong việc mở rộng lãnh thổ (1787 – 1861). Để có thể hiểu được nội
dung này, luận án sẽ tìm hiểu những vấn đề sau:

- Những cơ sở về chính trị - ngoại giao, kinh tế - xã hội, tư tưởng và bối
cảnh quốc tế, khu vực có ảnh hưởng trực tiếp đến việc hoạch định và thực thi
chính sách của Mỹ đối với các cường quốc châu Âu trong việc mở rộng lãnh thổ.
- Tiến trình thực thi chính sách của Mỹ đối với các cường quốc châu Âu
trong việc mở rộng lãnh thổ (1787 – 1861), cụ thể là luận án làm rõ chính sách
mở rộng lãnh thổ của Mỹ đối với Pháp, Tây Ban Nha và Anh.
- Nguyên nhân thành công, đặc điểm và hệ quả chính sách của Mỹ đối
với các cường quốc châu Âu trong việc mở rộng lãnh thổ (1787 – 1861).
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
+ Về phạm vi không gian: luận án làm rõ chính sách của Mỹ đối với các
cường quốc châu Âu, cụ thể là Anh, Pháp và Tây Ban Nha - những quốc gia
có quyền lợi trực tiếp của mình ở khu vực Bắc Mỹ. Đây là khu vực mà chính
sách đối ngoại Mỹ ưu tiên hướng đến, đồng thời phản ánh thành quả của chính
sách này. Nói cách khác, không gian nghiên cứu của luận án bao gồm toàn bộ
lãnh thổ nội địa nước Mỹ ngày nay. Bên cạnh đó, trong từng trường hợp nhất
định, phạm vi không gian của luận án còn được mở sang một số quốc gia châu
Âu có liên quan đến chính sách mở rộng lãnh thổ của Mỹ
+ Về phạm vi thời gian, giới hạn từ năm 1787 đến năm 1861. Năm
1787, cụ thể là, ngày 13-7-1787, Quốc hội Mỹ thông qua Sắc lệnh Tây Bắc,
đặt cơ sở pháp lý cho tổ chức lãnh thổ phía Tây, đồng thời mở ra đường lối đối
ngoại mở rộng lãnh thổ, gạt bỏ ảnh hưởng các cường quốc châu Âu (Pháp,
Tây Ban Nha và Anh) ở phía bên kia dãy Appalachians. Năm 1861, cụ thể là,


21

ngày 12-4-1861, tại nước Mỹ bùng nổ cuộc Nội chiến Nam Bắc, kết thúc quá
trình đối ngoại mở rộng lãnh thổ của các chính phủ Mỹ. Nội chiến được xem
là một trong những kết quả của quá trình bành trướng mở rộng lãnh thổ. Tại
thời điểm này, nước Mỹ về cơ bản hoàn chỉnh lãnh thổ nội địa như hiện nay.

Tuy nhiên, hai mốc thời gian này không có nghĩa là sự phân định máy
móc, không cho phép luận án mở rộng nghiên cứu giai đoạn trước và sau để
làm rõ nội dung đề tài.
5. Các nguồn tư liệu
Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ của đề tài, luận án tập trung khai
thác và sử dụng của nguồn tư liệu chủ yếu sau đây:
- Các hiệp ước, các công hàm ngoại giao, các sắc lệnh, những thông
điệp liên bang, những tập hồi ký của các Tổng thống, Ngoại trưởng và Công
sứ có liên quan đến chính sách đối ngoại mở rộng lãnh thổ của Mỹ với các
cường quốc châu Âu. Đây là những tư liệu gốc được in trong các công trình,
như: “The States of the Union Messages of the Presidents 1790 – 1966, Vol 1
(1790 – 1860)” của Arthur M. Schlesinger - 1966; “Basic documents in USA
foreign policy” của Thomas Brockway – 1968; “Documents of American
History” của Henry Steele Commanger - 1968; “Documents of American
Diplomacy (From the American Revolution to the Present)” của Michael D.
Gambone – 2002 .v.v…
- Các công trình có nội dung phản ánh trực tiếp đến lịch sử ngoại giao
của Mỹ nói chung và giai đoạn 1787 - 1861 nói riêng, như: “A Diplomatic
History of The United States” của Samuel Bemiss – 1951; “A History of
American Foreign Policy, Vol 1 (Growth to World Power 1700 – 1914)” của
Alexander DeConde – 1979; “The History of American Foreign Policy” của
Jerald Combs và Athur Combs – 1986 và “The Cambridge History of


22

American Foreign Relations, Vol 1: The Creation of a Republican Empire
1776 – 1865” của Bradford Perkins – 1993 .v.v...
- Một số trang website trên mạng Internet, như:
/> />- Ngoài ra, luận án còn sử dụng các công trình chuyên khảo về lịch sử

thế giới, lịch sử quan hệ quốc tế, lịch sử ngoại giao và các bài nghiên cứu liên
quan đến nội dung đề tài công bố trên các tạp chí chuyên ngành.
6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
- Về phương pháp luận: Luận án quán triệt quan điểm chủ nghĩa Mác –
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về
nghiên cứu khoa học lịch sử, đặc biệt là chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà
nước ta. Những quan điểm này được xem là kim chỉ nam trong quá trình xử
lý, hệ thống tư liệu và hình thành luận án.
- Về phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu lịch sử là
phương pháp cơ bản để thực hiện đề tài. Theo đó, luận án vận dụng linh hoạt
các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành: sưu tầm, chọn lọc, phân loại, tổng
hợp, so sánh, đối chiếu ... để xử lý tư liệu trước khi tạo dựng bức tranh toàn
diện về chính sách của Mỹ đối với các cường quốc châu Âu trong việc mở
rộng lãnh thổ Bắc Mỹ (1787 – 1861). Đồng thời, tác giả luận án sử dụng
phương pháp phân tích để đánh giá cơ sở, mục tiêu, biện pháp cũng như
những kết quả đạt được của Mỹ khi thực hiện chính sách đối ngoại này. Bên
cạnh đó, phương pháp logic và phương pháp nghiên cứu quốc tế cũng được
tác giả vận dụng để giải quyết những vấn đề do đề tài đặt ra.


23

7. Đóng góp của luận án
Trước hết, luận án là công trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu một
cách có hệ thống về chính sách của Mỹ đối với các cường quốc châu Âu trong
việc mở rộng lãnh thổ (1787 – 1861), góp phần khỏa lấp khoảng trống trong
các nghiên cứu về chính sách đối ngoại Mỹ thời cận đại.
Thứ hai, từ sự phân tích cơ sở, mục tiêu, biện pháp thực hiện, đặc biệt
những kết quả đạt được của chính sách đối ngoại Mỹ trong vấn đề mở rộng
lãnh thổ, luận án đã rút ra một số nhận xét về chính sách đối ngoại của Mỹ

trong giai đoạn này.
Thứ ba, xác lập một hệ thống tư liệu có giá trị tham khảo liên quan đến
chính sách đối ngoại Mỹ thời cận đại. Trên cơ sở đó, luận án là tài liệu tham
khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập lịch sử chính sách đối ngoại
Mỹ, đặc biệt là đối với sinh viên chuyên ngành lịch sử, quan hệ quốc tế và
những ai quan tâm đến vấn đề này.
Cuối cùng, trong chừng mực nhất nhất định, kết quả nghiên cứu của
luận án sẽ góp phần cung cấp những dữ liệu mang tính lịch sử về hệ thống
chính trị và đối ngoại Mỹ cũng như luận cứ khoa học trong việc hoạch định
chính sách, phương thức ngoại giao trong quan hệ đối với Mỹ.
8. Bố cục luận án
Ngoài phần mở đầu (18 trang), kết luận (6 trang), tài liệu tham khảo (11
trang) và phần phụ lục, nội dung luận án được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở chính sách của Mỹ đối với các cường quốc châu Âu
trong việc mở rộng lãnh thổ (1787 – 1861). Chương này
phân tích những yếu tố thúc đẩy chính giới Mỹ bành trướng
mở rộng lãnh thổ ra bên ngoài. Đó là sự ra đời nhà nước Mỹ
và chính sách đối ngoại thời kỳ lập quốc; sự phát triển kinh


24

tế - xã hội; yếu tố tư tưởng chi phối trong quá trình hoạch
định và thực thi chính sách mở rộng lãnh thổ; sắc lệnh Tây
Bắc (1787) cơ sở pháp lý của chính sách mở rộng lãnh thổ.
Ngoài ra, luận án phân tích bối cảnh quốc tế, mà trước hết là
tình hình các cường quốc châu Âu, và khu vực Bắc Mỹ, đã
tác động đến quá trình bành trướng mở rộng lãnh thổ của
chính giới Mỹ (46 trang)
Chương 2: Chính sách của Mỹ đối với các cường quốc châu Âu trong

việc mở rộng lãnh thổ (1787 – 1861), trình bày tiến trình
thực thi chính sách của Mỹ đối với Pháp ở lãnh thổ
Louisiana; đối với Tây Ban Nha ở khu vực Tây Nam và lãnh
thổ Floridas; đối với Anh ở khu vực Tây Bắc, lãnh thổ
Oregon, Texas và California (77 trang)
Chương 3: Một số nhận xét về chính sách của Mỹ đối với các cường
quốc châu Âu trong việc mở rộng lãnh thổ (1787 – 1861),
phân tích những nguyên nhân mang lại thành công cho chính
giới Mỹ trong việc mở rộng lãnh thổ, đặc điểm và hệ quả của
chính sách mở rộng lãnh thổ (40 trang)


25

Chương 1

CƠ SỞ CHÍNH SÁCH CỦA MỸ
ĐỐI VỚI CÁC CƯỜNG QUỐC CHÂU ÂU TRONG
VIỆC MỞ RỘNG LÃNH THỔ (1787 – 1861)
1.1. Bối cảnh quốc tế và khu vực Bắc Mỹ
1.1.1. Bối cảnh quốc tế
Vào thời điểm cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, bối cảnh quốc tế diễn
ra những chuyển biến quan trọng, trong đó, nét đáng chú ý là toàn bộ châu Âu
phong kiến và cả nước Anh tư sản bị lôi cuốn vào dòng xoáy của những sự
kiện liên quan đến nước Pháp.
Ngày 14-7-1789, cách mạng tư sản Pháp nổ ra và nhanh chóng giành
thắng lợi bước đầu. Tin tức này lan truyền khắp nơi. Dưới nhãn quan của
những người tiến bộ, sự kiện này là điểm mở đầu cho một kỷ nguyên mới, kỷ
nguyên của “Tự do – Bình đẳng – Bác ái”. Những quốc gia láng giềng chịu
ảnh hưởng mạnh mẽ của cuộc cách mạng tư sản này. “Nếu như với nhân dân

bị áp bức khát khao thoát khỏi ách cường quyền chuyên chế, những tin tức từ
Paris cách mạng đem đến hi vọng và niềm tin, thì những kẻ đại diện cho chế
độ cũ – vua, quý tộc và tăng lữ của các quốc gia quân chủ - lại hoảng sợ
trước sự lớn mạnh của phong trào cách mạng” [41, tr. 25]. Đế quốc Áo, Nga
và vương quốc Phổ coi cách mạng Pháp là kẻ thù nguy hiểm, lo ngại “hiệu
ứng” của nó sẽ đe dọa sự tồn vong của chế độ quân chủ. Nước Anh tư sản
cũng có thái độ thù địch với cách mạng Pháp vì không muốn có một đối thủ
cạnh tranh trên thương trường. Tất cả điều này giải thích tại sao các quốc gia
phong kiến lớn nhỏ ở châu Âu cùng với nước Anh tư sản “hợp lực” với nhau
hòng “quay ngược bánh xe lịch sử”. Song, âm mưu của các thế lực phản cách


×