Tải bản đầy đủ (.doc) (91 trang)

Sự nghiệp nghiên cứu, phê bình văn học của kiều thanh quế luận văn thạc sĩ ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (444.32 KB, 91 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

TRẦN THỊ HUẾ

SỰ NGHIỆP NGHIÊN CỨU, PHÊ BÌNH VĂN HỌC
CỦA KIỀU THANH QUẾ

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

NGHỆ AN - 2012


2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

TRẦN THỊ HUẾ

SỰ NGHIỆP NGHIÊN CỨU, PHÊ BÌNH VĂN HỌC
CỦA KIỀU THANH QUẾ
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VĂN HỌC
MÃ SỐ: 60.22.32

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ VĂN DƯƠNG


MỤCAN
LỤC
NGHỆ
- 2012


3
MỤC LỤC


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Kiều Thanh Quế có một sự nghiệp văn học đa dạng, phong phú.
Ở tư cách là một người sáng tác, ông là tác giả của một số tiểu thuyết,
truyện ngắn. Nhưng trên hết, Kiều Thanh Quế là nhà nghiên cứu, phê bình
văn học xuất sắc ở Nam Bộ trước 1945. Tuy nhiên, khi nhắc đến thành tựu
lí luận phê bình văn học Việt Nam hiện đại, tên tuổi tác giả này thường lép
sau các tên tuổi khác, hoặc ít được nhắc đến.
1.2. Hiện nay, các công trình nghiên cứu, phê bình văn học của Kiều
Thanh Quế đã và đang được sưu tầm, giới thiệu nhằm tìm hiểu sự nghiệp
của ông trọn vẹn, đầy đủ hơn.
1.3. Tìm hiểu sự nghiệp nghiên cứu, phê bình văn học của Kiều Thanh
Quế là dịp để nhìn rõ và kỹ đóng góp của ông đối với đời sống văn học
Việt Nam hiện đại.
Trên đây là những lý do giải thích tại sao chúng tôi tìm hiểu đề tài này.
2. Lịch sử vấn đề
Bằng Giang, trong cuốn Mảnh vụn văn học sử, Nxb Chân Lưu, Sài Gòn,
1974, cho rằng: “Trong lịch sử văn học Việt Nam, chắc không thiếu những
trường hợp hoặc một bút hiệu nào đó rất quen thuộc từ trước “những ngày

binh lửa cháy quê hương” lại biến mất như Kiều Thanh Quế” [17, 178]. Bằng
Giang muốn lưu ý rằng, vì nhiều lý do khác nhau, nhà phê bình này trong một
thời gian dài không được nhắc tới.
Hoài Anh, trong bài viết Kiều Thanh Quế - nhà nghiên cứu phê bình
hiếm có của Nam Bộ, in trong sách Chân dung văn học, Nxb Hội Nhà văn
Hà Nội, 2001, khẳng định: “Kiều Thanh Quế là nhà nghiên cứu - phê bình
văn học hiếm có của Nam Bộ” [1, 939].


2
Nguyễn Huệ Chi, trong cuốn Từ điển văn học bộ mới, Nxb Thế giới,
2004, đánh giá: “Kiều Thanh Quế là cây bút phê bình cấp tiến, đã ghi được
dấu mốc đáng kể vào bước đi lên của bộ môn phê bình văn học non trẻ ở
Việt Nam trước 1945” [7, 749].
Tương tự ý kiến của Hoài Anh, Đoàn Lê Giang, trong bài Văn học
Quốc ngữ Nam Bộ từ cuối thế kỷ XIX đến 1945 - thành tựu và triển vọng
nghiên cứu đăng trên tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 7/2006, nhận định:
“Kiều Thanh Quế có thể coi như nhà phê bình văn học chuyên nghiệp duy
nhất của văn học Nam Bộ” [2, 12]. Cũng Đoàn Lê Giang, trong bài Văn
học Nam Bộ 1932 - 1945 (Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 12/2011), tái
khẳng định: “Kiều Thanh Quế là nhà phê bình viết khoẻ nhất, chuyên
nghiệp nhất ở Nam Bộ, chưa có ai trong văn học Nam Bộ thời kì ấy viết
nhiều với một diện quan tâm rộng như ông” [18, 29 - 30].
Phan Mạnh Hùng, trong bài viết Kiều Thanh Quế nhà nghiên cứu phê
bình văn học đăng trên tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 3/2007, đánh giá:
“Ông là một trong số ít các cây bút nghiên cứu, phê bình của Nam Bộ có
công đối với sự phát triển của phê bình văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX
và đến nay vẫn cần được khám phá thêm” [24, 62].
Nguyễn Hữu Sơn - Phan Mạnh Hùng, trong bài giới thiệu đầu sách
Cuộc tiến hóa văn học Việt Nam (Nxb, Thanh niên, Hµ Néi, 2009), cho

rằng: “Kiều Thanh Quế là một nhà yêu nước, một cán bộ cách mạng chân
chính nhưng trước hết ông là một nhà văn, một cây bút phê bình xuất sắc
của Nam Bộ và của cả nước giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX” [45, 6].
Đoàn Ánh Dương, trong bài Kiều Thanh Quế và cuộc tiến hoá của phê
bình văn học (Báo Văn nghệ, số 46/2011), nhận định: “Kiều Thanh Quế
(1914 - 1947) là một trong những cây bút phê bình hàng đầu của văn học
Quốc ngữ Nam Bộ, cũng là một tiếng nói khá độc đáo trong giới phê bình
văn học Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945” [11, 18].


3
Như vậy, trong thời gian gần đây sự nghiệp nghiên cứu phê bình
văn học của Kiều Thanh Quế đã được quan tâm tìm hiểu, nghiên cứu.
Nhưng phần lớn đó chỉ là những bài nhỏ, thường đi vào khái quát một
số đặc điểm về con người và sự nghiệp sáng tác mà hiếm những công
trình nào nghiên cứu sự nghiệp nghiên cứu, phê bình của Kiều Thanh
Quế một cách có hệ thống. Nhưng chính những bài viết ấy lại là những
gợi ý bổ ích đối với chúng tôi trong việc nghiên cứu đề tài.
3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi tư liệu khảo sát
LÊy sự nghiệp nghiên cứu, phê bình văn học của Kiều Thanh Quế làm
®èi tîng nghiªn cøu, luận văn tập trung khảo sát:
3.1. Các công trình nghiên cứu, phê bình văn học của Kiều Thanh Quế
trước 1945 được tập hợp và in chung trong cuốn sách nhan đề Cuộc tiến
hoá văn học Việt Nam, Nxb Thanh niên, 2009.
3.2. Các công trình nghiên cứu, phê bình văn học của các nhà nghiên
cứu, phê bình khác cùng thời với ông để so sánh, đối chiếu.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn nhằm tìm hiểu:
- Vị trí của Kiều Thanh Quế trong bối cảnh nghiên cứu, phê bình văn
học Việt Nam nói chung, văn học Nam Bộ nói riêng nửa đầu thế kỷ XX.

- Đóng góp của Kiều Thanh Quế trong việc nghiên cứu, phê bình các
hiện tượng văn học dân tộc.
- Đóng góp của Kiều Thanh Quế trong việc tiếp nhận, giới thiệu các
giá trị văn học thế giới vào Việt Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng những phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:
- Phương pháp thống kê, miêu tả
- Phương pháp đối chiếu, so sánh
- Phương pháp phân tích, tổng hợp


4
6. Cấu trúc luận văn
Tương ứng với nhiệm vụ đặt ra, ngoài Mở đầu, Kết luận, Tài liệu
tham khảo, luận văn được triển khai qua ba chương:
Chương 1. Kiều Thanh Quế trong bối cảnh nghiên cứu phê bình văn
học Việt Nam nói chung, văn học Nam Bộ nói riêng nửa đầu thế kỷ XX
Chương 2. Kiều Thanh Quế với văn học dân tộc
Chương 3. Kiều Thanh Quế với các giá trị văn học thế giới


5
Chương 1
KIỀU THANH QUẾ TRONG BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU, PHÊ BÌNH
VĂN HỌC VIỆT NAM NÓI CHUNG, VĂN HỌC NAM BỘ NÓI RIÊNG
NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX
1.1. Tổng quan về sự phát triển của hoạt động nghiên cứu, phê bình
văn học Việt Nam nói chung, văn học Nam Bộ nói riêng nửa đầu thế kỷ XX
1.1.1. Hoạt động nghiên cứu, phê bình văn học Việt Nam nửa đầu
thế kỷ XX

Từ đầu thế kỷ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945, văn học Việt
Nam đã từng bước phát triển mạnh mẽ theo hướng hiện đại hóa, đạt được
những thành tựu phong phú, rực rỡ với một nhịp độ mau lẹ chưa từng có.
Có được bước ngoặt kỳ diệu đó trước hết là nhờ sức sống tinh thần bền bỉ,
mãnh liệt của dân tộc, được tiếp sức bởi các phong trào đấu tranh yêu nước
và cách mạng suốt gần nửa thế kỉ, đặc biệt từ sau 1930 với sự ra đời của
Đảng Cộng sản. Sự phát triển của văn học thời kỳ này còn do sự thức tỉnh,
trỗi dậy mạnh mẽ của cái tôi cá nhân sau hàng trăm năm bị xã hội kìm hãm.
Chính cái tôi cá nhân này là một trong những động lực tạo nên những thành
tựu rực rỡ của văn học Việt Nam theo hướng hiện đại hóa.
Văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến Cách mạng tháng Tám năm
1945 có vị trí hết sức quan trọng trong toàn bộ tiến trình văn học dân tộc.
Một mặt, nó kế thừa tinh hoa truyền thống văn học dân tộc trong suốt 10
thế kỉ, mặt khác, mở ra một thời kì văn học mới - thời kì văn học hiện đại,
có khả năng hội nhập với nền văn học chung của thế giới.
Thể loại lý luận nghiên cứu, phê bình văn học xuất hiện ở Việt Nam
khá sớm. Bởi công việc phân tích, lý giải, bình luận, ghi chép, biên soạn,
các tác phẩm, tác giả đã được ông cha ta tiến hành ít nhất từ thế kỉ XIV XV qua những bài tựa, bạt, bình, trao đổi đều mang nội dung nhận định,


6
tổng kết trên cơ sở phân tích, đánh giá, gởi mở định hướng... nhằm mục
đích khẳng định thêm giá trị tác phẩm. Dương Quảng Hàm, trong Việt Nam
văn học sử yếu, quan niệm thể văn phê bình như sau: “Thể văn phê bình là
thể văn ta mới mượn của Pháp văn. Không phải xưa kia các cụ không phê
bình, nhưng các lời phán đoán khen chê của các cụ chỉ xen vào trong một
bài văn hoặc một cuốn sách chứ chưa hề biệt lập thành một văn thể riêng.
Mãi đến gần đây các văn gia mới phỏng theo thể phê bình của người Pháp
mà viết tác phẩm thuộc thể ấy” [20, 289].
Đầu thế kỷ XX những biến đổi xã hội ở các mặt kinh tế, văn hóa, khoa

học kỹ thuật đưa đến những biến đổi về thế giới quan, nhân sinh quan. Văn
hóa dân tộc tiếp bước hòa nhịp với văn hóa khu vực, hội nhập khu vực và
thế giới, chịu ảnh hưởng của ý thức hệ hiện đại: Tư sản và vô sản. Bên
cạnh, những thể lọai truyền thống có những thể loại mới hình thành trong
đó có nghiên cứu, phê bình văn học. Theo Mã Giang Lân, lý luận nghiên
cứu, phê bình văn học Việt Nam thực sự có dấu hiệu hiện đại vào đầu thế
kỷ XX: “Tăng cường tư duy phân tích lý luận sử dụng một số khái niệm
mang tính công cụ để tiếp cận đối tượng, văn học được coi như một đối
tượng khoa học được nhìn nhận đánh giá dưới nhiều góc độ” [26, 345].
Những năm đầu thế kỷ, do tồn dư của nền văn học trung đại hay nói đúng
hơn chúng ta vừa phát huy vừa kế tục truyền thống dân tộc, khuynh hướng
phê bình truyền thống của phần đông các nhà Nho đầu thế kỷ còn chịu ảnh
hưởng quan niệm văn học phong kiến. Hoạt động nghiên cứu, phê bình của
thời điểm này chủ yếu bám sát vào các tác phẩm cụ thể để nhận xét một vài
phương diện nghệ thuật. Với các bài phê bình của Phan Khôi trong Nam
âm thi thoại, Phan Kế Bính trong Việt Hán văn khảo, Lê Thước trong Sự
nghiệp và thi văn của Uy Viễn tướng công Nguyễn Công Trứ.
Tờ Đông Dương tạp chí (1913) ra đời đã hưởng ứng cuộc vận động
truyền bá chữ Quốc ngữ: “Cổ vũ dân tộc An Nam ai cũng dùng chữ Quốc


7
ngữ mà thế vào cái lối khó khăn, học suốt đời mà chẳng ai biết được lấy
cách dùng chữ mà thôi, chứ đừng nói học nữa. Đó là việc tối yếu của bản
báo”. Mục Bình phẩm sách mới do các nhà Nho thực hiện như Nguyễn Đỗ
Mục, Phạm Duy Tốn, Phan Kế Bính... một mặt, giới thiệu và bình phẩm
các tác phẩm văn học cổ Việt Nam, mặt khác phiên dịch và giới thiệu các
tác phẩm văn học Pháp.
Bốn năm sau, tờ Nam phong tạp chí (1917) xuất hiện. Đây là tạp chí
có tính chất bách khoa, chủ xướng cho đăng các công trình dịch thuật, khảo

cứu về khoa học... và là cuốn tạp chí bổ ích cho nhiều trí thức Nho học và
Tây học lúc bấy giờ. Mục Văn bình luận trên tạp chí đã thu hút sự quan tâm
của độc giả. Phạm Quỳnh là người có nhiều bài viết phê bình trên Nam
phong tạp chí tuyên bố mình là người thực hành phương pháp nghiên cứu
phê bình của phương Tây mà cụ thể là của Pháp.
Phan Khôi cũng là một học giả được đánh giá tích cực trong làng phê
bình những năm đầu thế kỷ XX. Ông chủ yếu quan tâm tới các danh nhân
trong nền văn học truyền thống như Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Trần
Tế Xương...
Có thể nói rằng, các nhà nghiên cứu, phê bình văn học thời kỳ đầu của
thế kỷ XX vừa tiếp nối truyền thống nghiên cứu, phê bình trung đại đồng
thời đi tiên phong cho nền phê bình mới khi khuynh hướng nghiên cứu phê
bình mới ra đời. Các nhà nghiên cứu, phê bình đã tiếp thu được những tinh
hoa của nền văn học phương Tây mà cụ thể là nền văn học Pháp. Ví dụ,
những bài nghiên cứu, phê bình về một số tác phẩm văn học Pháp của
Phạm Quỳnh trên Nam phong tạp chí từ 1917 như Chúa bể (1917), Cái
nghĩa chết (1917), Phục thù cho cha (1918)… và những bài phê bình về
Truyện Kiều trên Nam phong tạp chí của Phạm Quỳnh, Vũ Đình Long,
Nguyễn Tường Tam, Nguyễn Triệu Luật từ những năm 1919 trở đi…


8
Nghiên cứu, phê bình mới tuy ra đời muộn, nhưng đã tỏ rõ tinh thần
đổi mới về quan niệm văn học. Sang đầu những năm ba mươi, càng về giai
đoạn sau có nhiều cây bút tham gia sôi nổi. Khuynh hướng nghiên cứu, phê
bình mới làm thay đổi diện mạo của phê bình văn học những năm ba mươi
của thế kỷ XX. Do tiếp thu nền văn học phương Tây, nhiều nhà phê bình
tìm cho mình hướng đi mang tính khách quan, khoa học không còn yếu tố
chủ quan như lối phê bình trước nữa. Chính vì thế, nhiều nhà nghiên cứu,
phê bình đã thực nghiệm trên các công trình nghiên cứu, phê bình của

mình. Trương Tửu nghiên cứu, phê bình Truyện Kiều cho chúng ta một
phương pháp phê bình khách quan khoa học, Vũ Ngọc Phan với công
trình Nhà văn hiện đại phê bình văn học theo phương pháp khoa học...
Tính ưu việt của nghiên cứu, phê bình hiện đại này là phương pháp phân
tích, nghiên cứu, phê bình linh hoạt và có hệ thống hơn. Như vậy, với việc
tiếp thu học tập phương Tây, các nhà nghiên cứu, phê bình không thụ động
máy móc, vừa tiếp thu vừa có tinh thần đổi mới phù hợp với hoàn cảnh và
trình độ tri thức của độc giả.
Nửa đầu thế kỷ XX, phê bình văn học đã có những bước tiến nhanh
chóng và sôi động tạo nên môi trường, không khí tranh luận học thuật rộng
rãi và có nhiều thành tựu lớn: Hiện đại hoá bản thân thể loại và góp phần
hiện đại hoá các thể loại khác như thơ, tiểu thuyết, kịch… Phê bình văn học
được chuyên sâu hơn, hiện đại hơn từ quan niệm đến thao tác tiếp cận đối
tượng. Đặc biệt từ năm 1932, văn học Việt Nam phát triển rực rỡ nổi lên
với phong trào Thơ mới hòa chung nền văn học thế giới. Nghiên cứu, phê
bình văn học phát triển một cách mạnh mẽ thành một bộ môn khoa học độc
lập. Nó đóng một vai trò quan trọng trong đời sống văn học. Chưa bao giờ
hoạt động nghiên cứu, phê bình sôi động như những năm này với những
công trình nghiên cứu, phê bình: Quốc văn cụ thể (1932) của Bùi Kỷ, Phê
bình và cảo luận (1933) của Thiếu Sơn, Duy tâm và duy vật (1935) của


9
Hải Triều, Chương Dân thi thoại (1936) của Phan Khôi, Hàn Mạc Tử
(1941) của Trần Thanh Mại, Thi nhân Việt Nam (1942) của Hoài Thanh
& Hoài Chân, Nguyễn Du và Truyện Kiều (1942) của Trương Tửu, Nhà
văn hiện đại (1942) của Vũ Ngọc Phan, Việt Nam văn học sử yếu (1943)
của Dương Quảng Hàm, Khảo luận về Kim Vân Kiều (1943) của Đào
Duy Anh, Văn học khái luận (1944) của Đặng Thai Mai... Phù hợp với tiến
trình phát triển xã hội nói chung và nền văn học Việt Nam nói riêng, càng

về sau càng xuất hiện nhiều nhà nghiên cứu, phê bình hoạt động một cách
có quy mô và sôi nổi hơn. Từ đó, khuynh hướng phê bình văn học nổi lên
mấy điểm đáng chú ý: Mang đậm dấu ấn chủ quan, tìm cái đẹp và biểu
dương cái đẹp của tác phẩm. Lối phê bình này có mầm mống từ những bài
bình thơ văn quen thuộc ở Việt Nam và phương Đông, đến đây có thêm
phương pháp phê bình ấn tượng của phương Tây du nhập vào tạo nên sức
hấp dẫn và tính thuyết phục cao. Với những kinh nghiệm, vốn sống, tri thức
và những quan niệm nhân sinh, xuất hiện nhiều cây bút nghiên cứu, phê
bình chuyên nghiệp như Thiếu Sơn, Hoài Thanh, Vũ Ngọc Phan, Đinh Gia
Trinh, Trương Tửu... Bên cạnh các nhà phê bình chuyên nghiệp còn phải kể
đến các nhà văn, nhà thơ tham gia phê bình văn học như Xuân Diệu, Lưu
Trọng Lư, Thạch Lam, Nguyễn Tuân…
Vậy, so với thời trung đại, bước sang thiên niên kỷ mới, nghiên cứu,
phê bình văn học hiện đại Việt Nam phát triển mạnh cả về số lượng lẫn
chất lượng. Chính khuynh hướng nghiên cứu, phê bình hiện đại góp phần
làm cho không khí hoạt động văn học thay đổi. Theo Mã Giang Lân:
“Dương Quảng Hàm, người có công đầu trong việc biên soạn lịch sử văn
học Việt Nam theo thi pháp học với cái nghĩa của khái niệm thuật ngữ này.
Việt Nam văn học sử yếu (1943) được phác thảo từ những năm 20 tên sách
Quốc văn trích diễm (1925). Tác giả dành nhiều thời gian công sức, cẩn
trọng giám định, hiệu đính, chọn lọc và sắp xếp tư liệu xung quanh các vấn


10
đề tác giả tác phẩm theo nguyên tắc “lấy sự thực làm trọng”. Với Việt Nam
văn học sử yếu, Dương Quảng Hàm đã xử lý một cách khoa học, một khối
lượng lớn tư liệu thể hiện khả năng khái quát và sự hiểu biết sâu sắc văn
học Việt Nam...” [26. 353]. Bằng vốn kiến thức và sự hiểu biết của mình,
Dương Quảng Hàm giúp cho độc giả hiểu thêm chuyên ngành văn học sử.
Đồng thời, thấy được một tinh thần khoa học tỉ mỉ, chính xác, độ tin cậy

cao và đúng mực.
Trên con đường hiện đại hóa nghiên cứu, phê bình văn học, mỗi nhà
nghiên cứu, phê bình chọn cho mình một hướng nghiên cứu, phê bình
riêng, nhưng tất cả đều có một tinh thần chung “đổi mới tư duy, quan điểm
thẩm mỹ, vận dụng phương pháp và thao tác mới, tiếp thu tri thức Tây học
trên “ tinh thần nòi giống”. Tiếp theo là hình thành những khuynh hướng,
những phong cách độc đáo, hiện rõ dấu ấn cá nhân với những quan niệm
nhân sinh thẩm mỹ riêng” [26, 359].
Hiện đại hóa chuyển biến mạnh mẽ tiến dần vào lĩnh vực chuyên sâu.
Tuy không rạch ròi, rõ ràng chính xác, nhưng tính lý luận ngày càng đậm,
thể hiện sự vận động của nền văn học, đồng thời thể hiện trình độ tư duy lý
luận ở một trình độ nhất định. Từ 1932, nhiều công trình nghiên cứu các tri
thức lý luận về thể loại, quan hệ giữa nhà văn và bạn đọc... trở nên cập nhật
và phong phú hơn.
Nghiên cứu, phê bình văn học hiện đại thực sự khẳng định được
sự có mặt của mình trong đời sống văn học nước nhà bằng những hoạt
động sôi nổi có tính chuyên nghiệp. Đội ngũ các nhà nghiên cứu, phê
bình trong thời gian này là những cây bút trẻ, sung sức trong nghiệp
vụ chuyên môn, có trình độ học vấn nhất định. Các tạp chí cũng đã đi
vào hệ thống xây dựng một chuyên mục riêng. Hoạt động nghiên cứu,
phê bình cũng tạo cho mình bước đi theo từng giai đoạn để lại những
dấu ấn riêng, tạo tính ưu việt cho “sản phẩm” của mình. Mặc dù sinh


11
hoạt trong hoàn cảnh xã hội đặc biệt, chịu sự chi phối của xã hội thuộc
địa, hoạt động nghiên cứu, phê bình văn học còn chịu nhiều thiệt thòi
đó là sự kiểm duyệt khắt khe của chính phủ Pháp. Trong một thời gian
ngắn, nền văn học Việt Nam nói chung và hoạt động nghiên cứu, phê
bình văn học Việt Nam nói riêng có nhiều chuyển biến. Những thành

tựu trong nghiên cứu, phê bình văn học hiện đại còn non trẻ nhưng đã
biết vận dụng thời cơ để từng bước trưởng thành.
Qua nghiên cứu ở trên, chúng ta thấy diện mạo của nghiên cứu,
phê bình văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX liên tục phát triển nhanh
chóng, phong phú, sôi động tạo nên môi trường tranh luận học thuật
rộng rãi. Quá trình hiện đại hóa bản thân thể loại góp phần hiện đại
hóa các thể loại khác. Đồng thời nghiên cứu, phê bình văn học giai
đoạn này bộc lộ rõ tính dân chủ và vai trò, ý thức cá nhân của tác giả.
Mặc dù, những vấn đề lý luận chưa thật hoàn chỉnh, nhưng hoạt động
nghiên cứu, phê bình văn học giai đoạn này rất năng động, mang tính
thời sự cao. Quá trình hiện đại hóa nghiên cứu, phê bình văn học
những năm đầu thế kỷ XX nằm trong quỹ đạo hiện đại hóa văn học
Việt Nam nói chung. Mặc dù ở giai đoạn đầu nghiên cứu, phê bình văn
học có phần kế thừa nghiên cứu, phê bình truyền thống.
1.1.2. Hoạt động nghiên cứu, phê bình văn học Nam Bộ những năm
đầu thế kỷ XX
Văn học Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XX là một bộ phận máu thịt của văn
học dân tộc. Từ khi hình thành cho đến 1945, vùng văn học này đã có một
đời sống rất sôi nổi với hàng trăm cây bút và hàng mấy trăm tác phẩm,
cuốn hút độc giả.
Văn học Nam Bộ đã đánh dấu cho bước đi của nền văn học Việt Nam.
Những năm đầu thế kỷ XX, văn học Nam Bộ đạt được nhiều thành tựu
quan trọng, trở thành bộ phận tiên phong của văn học dân tộc. Một trong


12
những thể loại phát triển mạnh lúc bấy giờ là tiểu thuyết, trong khi đó, các
miền khác ở đất nước chưa biết “tiểu thuyết” là gì? Các tên tuổi lớn của
văn học Quốc ngữ Nam Bộ như: Trương Vĩnh Ký - nhà văn hóa, người viết
ký sự Quốc ngữ đầu tiên, Nguyễn Trọng Quản - nhà tiểu thuyết Quốc ngữ

đầu tiên, Trương Minh Ký - nhà văn, dịch giả văn học Pháp đầu tiên,
Huỳnh Tịnh Của - nhà văn ngữ văn học Quốc ngữ tiên phong, Hồ Biểu
Chánh - nhà tiểu thuyết xã hội - đạo lý cự phách… Các nhà văn ấy và hàng
chục nhà văn khác nữa với hàng mấy trăm tác phẩm đã xây dựng nền móng
đầu tiên. Từ đó mới phát triển ra miền Bắc, miền Trung, tạo thành tòa lâu
đài của văn học thế kỷ XX, khẳng định sức sống mãnh liệt của dân tộc.
Theo thống kê ban đầu, những tác giả có tác phẩm được xuất bản
từ 1930 đến 1945 còn lưu lại đến nay lên đến hơn 150 người. Văn học
Nam Bộ 1932 - 1945 là một phần của đời sống tinh thần và tâm hồn
của người Việt ở Nam Bộ. Tuy nhiên, từ trước đến nay, việc nghiên
cứu về mảng văn học này chưa được chú ý vì nhiều lý do, trong đó chủ
yếu là do khó khăn về tư liệu và thói quen thưởng thức. Văn học Nam
Bộ là những tư liệu vô giá lưu giữ cho chúng ta ngôn ngữ của người
Việt ở Nam Bộ cách đây hàng trăm năm. Nó là cứ liệu không gì thay
thế để nghiên cứu về tiếng Việt Nam Bộ. Nhà văn Nam Bộ viết văn
làm thơ, ngoài những lý do về cảm xúc còn có ý muốn lưu giữ cho con
cháu, cho dân tộc tiếng Việt ngọt ngào, đằm thắm như những người
phụ nữ Nam Bộ, hay là sự khỏe khoắn, bộc trực của những người đàn
ông Nam Bộ. Văn học Quốc ngữ Nam Bộ cũng là tư liệu quý báu để
tìm hiểu đời sống, xã hội, phong tục tập quán, tính cách của người
Nam Bộ. Sự trưởng thành của văn học Nam Bộ được đánh dấu bằng sự
xuất hiện những nhà nghiên cứu, phê bình văn học chuyên nghiệp:
Thiếu Sơn, Trúc Hà, Kiều Thanh Quế, Phan Văn Hùm, Ca Văn
Thỉnh…


13
1.1.2.1. Thiu Sn
Thiu Sn tờn tht l Lờ S Quý. ễng ngi min Bc nhng thnh
danh trờn t Nam B. Thu nh, ụng chu cuc sng vt v, sm phi

sng thiu tỡnh cm gia ỡnh. Cha ụng l mt cụng chc ho hoa, cụng vic
thng xuyờn phi luõn phiờn nay õy mai ú. Sau khi sinh Thiu Sn, ụng
ó chia tay vi v v ly tip hai v na. Thiu Sn sng vi cha. T nh
ụng bc l tỡnh yờu vn hc, ham mờ c sỏch, hn th na ụng ó c
sỏch nc ngoi, th dch mt s sỏch nc Phỏp m ụng yờu thớch.
Do hon cnh gia ỡnh, ụng khụng c n hc y , khụng thi u
thnh chung. Trong cuc thi tuyn nhõn viờn bu in ụng Dng t
chc ti H Ni, Thiu Sn tham gia thi v u, nhng li c a vo
lm vic ti Gia nh. Tỡnh yờu vn hc ó sm a ụng tham gia vo ngh
bỏo. n vi ngh bỏo, ụng la chn cho mỡnh bỳt danh Thiu Sn vi
s lý gii: "Ngi ta chớ hoc gi cho sụng, hoc nỳi. sụng thỡ
nc chy hoi hoi. Cũn nỳi thỡ c yờn mt ch. Tụi khụng thớch s
lu ng. Tụi thớch s vnh cu nờn tụi la nỳi. Nhng tụi mun cho cỏi
nỳi ca tụi phi cng rn xanh ti, phi cú cỏi trỏng khớ ca thiu thi.
Bi th nờn tụi mi ly bỳt hiu: Thiu Sn". T y, cuc i v s
nghip ca ụng gn lin vi vựng t Nam B. Bỳt danh Thiu Sn ó
tr nờn quen thuc vi c gi t nhng nm u ca th k XX vi c
mt lot bi phờ bỡnh vn hc trờn tp chớ Nam phong tp chớ, sau ú cỏc
t Tiu thuyt th by, i Vit tp chớ, Ph n tõn vn. ễng th bỳt
nhiu th loi nh: Tiu thuyt, hi ký, tiu lun chớnh tr - tiu lun xó
hi, Tn vn Có thể khẳng định rằng sự nghiệp trớc tác của Thiu Sn
quả thật phong phú với nhiều thể loại trên nhiều lĩnh vực khác nhau, nhng nhắc tới Thiếu Sơn trớc hết là nhắc tới một nhà nghiờn cu,phê bình
văn học.
Thi gian sau, Thiu Sn ó tp hp cỏc bi phờ bỡnh vn hc ó ng
bỏo ca mỡnh in thnh tp sỏch Phờ bỡnh v co lun (1933), tp sỏch phờ


14
bình văn học đầu tiên của nước ta viết bằng chữ Quốc ngữ. Cũng chính từ
cái mốc đáng nhớ ấy mà mãi cho đến sau này, dù phần lớn quãng đời còn

lại của Thiếu Sơn là hoạt động báo chí, người ta vẫn nhắc đến ông như một
nhà văn, một nhà nghiên cứu, phê bình văn học có đóng góp cho nước nhà.
Cuốn sách đưa lại tên tuổi cho người cầm bút. Trong Từ điển văn học (bộ
mới), 2004, Nxb Thế giới, mục Thiếu Sơn, Vũ Thanh viết: “Với Phê
bình và cảo luận, ông được coi là một trong những người mở đầu cho
phê bình văn học bằng chữ Quốc ngữ ở Việt Nam. Trước đó trong văn
học Việt Nam, thể văn này chỉ xuất hiện trong những lời bình chú tuỳ
hứng hay thi thoại xen lẫn trong những cuốn biên khảo để bình giá tác
phẩm, chứ chưa tồn tại như một thể loại độc lâp (...)” [7, 1680]. Cũng
trong năm 2004, trong cuốn Văn học Việt Nam thế kỷ XX (Phan Cự Đệ
chủ biên), khi đề cập đến các khuynh hướng trong phê bình văn học Việt
Nam giai đoạn 1932 - 1945, Trần Đình Sử đã xếp Thiếu Sơn vào nhóm
các nhà phê bình có xu hướng tổng kết: “Ông là người cho xuất bản cuốn
sách phê bình văn học đầu tiên, có ý thức trưng ra một thể loại phê bình
mới, phê bình nhân vật và có quan điểm rõ ràng. Gọi là tác giả có xu hướng
tổng kết là vì cuốn sách này đã trình bày lần đầu tiên chín chân dung các
nhà văn đầu thế kỷ” [7, 1680].
Trong tác phẩm Phê bình văn học - con vật lưỡng thê ấy, Nxb Hội Nhà
văn, 2010, ở phần hai Phê bình văn học Việt Nam nhìn nghiêng từ phương
pháp, Đỗ Lai Thuý đã có những phân tích sắc sảo, tinh tế về Thiếu Sơn cũng
như công trình Phê bình và cảo luận của ông: “Trước hết, Thiếu Sơn có
quan niệm mới về văn chương, chống lại quan niệm văn chương công cụ của
Nho giáo (…). Vì thế, không phải ngẫu nhiên mà ông chính là người châm
ngòi cho cuộc tranh luận “Nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân
sinh” (…). Bản thân ông đã đi đầu trong việc trở thành một nhà phê bình có
chuyên môn. Sự xuất hiện cuốn Phê bình và cảo luận của Thiếu Sơn, là


15
“một viên đá tảng trên con đường trở thành chuyên nghiệp của phê bình văn

học Việt Nam” [62, 96].
Nhìn chung những ý kiến đánh giá về công lao của Thiếu Sơn đối với
sự nghiệp nghiên cứu, phê bình văn học nước nhà là tương đối thống nhất:
Thiếu Sơn là một trong những người đã có công lớn trong việc đặt nền
móng cũng như đi tiên phong trong sự nghiệp nghiên cứu, phê bình văn
học Việt Nam hiện đại nói chung, Nam Bộ nói riêng. Ông được xem là nhà
phê bình văn học có tư duy hiện đại, sắc sảo và tinh tế trong nhận định
đánh giá những sáng tác, các chân dung văn học nửa đầu thế kỷ XX.
1.1.2.2. Phan Văn Hùm
Phan Văn Hùm (1902 - 1946) bút danh Phù Dao, Huỳnh U Mai,
Tân Việt quê ở làng Búng, huyện Lái Thiêu, tỉnh Thủ Dầu Một (nay là
thị xã Thủ Dầu Một , tỉnh Bình Dương ). Ông xuất thân trong một gia
đình nông dân.
Thuở nhỏ, ông học trường Chasseloup Laubat, Sài Gòn, khi đỗ Trung
học ra Hà Nội học ngành công chánh. Sau khi tốt nghiệp, Phan Văn Hùm
trở về Nam, không ra làm việc cho thực dân mà lui về quê đọc sách, liên
lạc với các nhà yêu nước thời bấy giờ như Phan Văn Trường, Nguyễn An
Ninh, Tạ Thu Thâu, Mai Bạch Ngọc, Nguyễn Văn Bá...
Năm 1929, Phan Văn Hùm bị thực dân bắt vì bị vu cáo là “đánh lính
kín”. Thời gian trong tù, ông viết quyển Ngồi tù Khám lớn, đây cũng là mốc
đánh dấu sự nghiệp văn chương của mình. Quyển Ngồi tù Khám lớn nhằm
vạch tội thực dân Pháp cố tình vu khống và gài bẫy bắt nhà yêu nước Nguyễn
An Ninh, đồng thời lên án chế độ cai trị tàn nhẫn và nhà tù hà khắc của thực
dân ở Đông Dương. Một năm sau (1930), Phan Văn Hùm ra tù và sang Pháp
du học chuyên về triết học tại trường Đại học Sorbonne ( Pháp). Tốt nghiệp
năm 1933, ông trở về quê hương, không làm công chức, mà chỉ viết báo và
dạy học tại các trường tư thục, cùng Phan Văn Chánh, Nguyễn Phi Oanh, Tạ


16

Thu Thâu... Ông thường xuyên viết bài đăng trên các báo: Mai, Phụ nữ tân
văn, Việt Thanh, Dân quyền, Thần chung, Văn Lang...
Năm 1936, ông cùng Tạ Thu Thâu, Nguyễn Văn Tạo đắc cử vào Hội
đồng Thành phố Sài Gòn. Đến năm 1939, ông ứng cử vào Hội đồng Quản
hạt Nam Kì và đắc cử nhưng bị thực dân gian lận. Do một số bài đăng trên
các báo, nhất là báo La Lutte, ông bị thực dân bắt giam và kết án đày đi
Côn Đảo. Năm 1942, ông được trả tự do, nhưng vẫn bị quản thúc tại Tân
Uyên (Biên Hòa).
Ngoài một nhà hoạt động chính trị, Phan Văn Hùm còn là một nhà
nghiên cứu, phê bình văn học những năm đầu thế kỷ XX. Ông từng xuất
bản nhiều sách Ngồi tù Khám lớn (báo Thần chung xuất bản, 1929), Biện
chứng pháp (Đỗ Phương Quế, 1937),… Nghiên cứu về Vương Dương
Minh, viết nhiều bài khảo cứu về các vấn đề triết học, y học cổ truyền, phật
giáo, lịch sử trên các báo Tri tân, Văn Lang, Đồng Nai, Phụ nữ tân văn...
Cách mạng tháng Tám thành công, ông hăng hái tham gia các công tác
ở Sài Gòn. Ông mất vào đầu năm 1946 tại miền Đông Nam Bộ.
Cuốn hồi ký của Bác sĩ Trần Ngươn Phiêu viết về ông: “Phan Văn
Hùm, Thân thế và sự nghiệp”. Tác giả viết khá kỹ về thân thế và sự nghiệp
của nhà ái quốc trí thức Phan Văn Hùm. Ông đã ghi lại những sự kiện lịch
sử qua cái nhìn trung thực và giá trị của một bác sĩ về một giai đoạn lịch sử
đen tối ở miền Nam. Bác sĩ Trần Ngươn Phiêu đã bày tỏ hoàn cảnh của
mình khi viết về Phan Văn Hùm: Trong hoàn cảnh khó khăn hiện tại,
không thể về Việt Nam sưu tầm tài liệu, sách vở - nhất là vì sách vở miền
Nam, sau 30/4/1975, đã bị nhà cầm quyền ra chỉ thị ngu xuẩn cho một lũ
thừa hành dốt nát thiêu hủy - nên tôi chỉ làm được có bấy nhiêu. Trước bàn
thờ ông Phan Văn Hùm ở nhà giáo sư Phan Kiều Dương ở Paris, tôi đã hứa
cố gắng viết một quyển sách về đời ông. Mặc dầu biết không có tài, nhưng
tôi đã viết với tất cả tấm lòng, để ghi lại phần nào cuộc đời và sự nghiệp



17
của một nhà cách mạng, một học giả mà dân chúng miền Nam hằng mến
phục và thân thương tặng cho danh hiệu “Cọp Đồng Nai.”
1.1.2.3. Phan Khôi
Phan Khôi (1887-1959) là người miền Trung, nhưng có thời gian sống
và hoạt động báo chí, văn học ở Sài Gòn. Ông học giỏi Nho văn và đỗ tú
tài năm 19 tuổi.
Trước Cách mạng, năm 1907, Phan Khôi ra Hà Nội tham gia phong
trào Đông Kinh nghĩa thục và công tác với tạp chí Đăng cổ tùng báo.
Được một thời gian, ông về Hải Phòng, rồi sau đó về quê hương tham gia
phong trào Văn thân. Tại quê nhà, ông tham gia biểu tình đòi giảm thuế.
Ông bị bắt giam tại nhà tù Quảng Nam. Năm 1914, ông được ân xá. Ra tù,
Phan Khôi trở ra Hà Nội cộng tác cho báo Nam phong. Chỉ một thời gian
ngắn, ông lại trở vào Sài Gòn.
Phan Khôi góp mặt với báo chí Sài Gòn từ năm 1919 và từ đó đến
đầu thập niên 1940 đã liên tục gắn với đời sống văn chương báo chí Sài
Gòn. Môi trường báo chí văn chương Sài Gòn đã là nơi nuôi dưỡng cây
bút Phan Khôi từ điểm định hình đến độ trưởng thành. Tờ báo đầu tiên ở
Sài Gòn mà Phan Khôi đăng bài có lẽ là tờ Lục tỉnh tân văn. Thời gian
cộng tác với tờ báo này cũng rất ngắn, chỉ trong vòng vài tháng. Ông lại
trở ra Hà Nội cộng tác với các tờ Thực nghiệp dân báo và tạp chí Hữu
thanh, nhận lời cộng tác dịch Kinh Thánh Ki-tô giáo cho Hội Thánh Tin
lành. Vài ba năm sau, Phan Khôi lại vào Nam. Vì một lý do gì đó, Phan
Khôi phải chạy xuống Cà Mau ẩn náu nơi nhà một người bạn là chủ đồn
điền, dành thời gian tự học thêm tiếng Pháp qua thư từ với Djean de la
Bâtie, một nhà báo tự do người Pháp ở Sài Gòn. Phan Khôi góp mặt với
báo Chương Sài Gòn có thể tính từ đầu năm 1928. Thời kỳ này kéo dài
đến năm 1933 hoặc 1934, gắn với các tờ Đông Pháp thời báo, Thần chung,
Phụ nữ tân văn, Trung lập. Ông viết nhiều mảng như sáng tác, dịch thuật,



18
nghiên cứu, phê bình văn học nhưng thành danh nhất vẫn là phê bình văn
học. Ông cũng là một học giả nhiệt tình quan tâm tới các nhà văn, nhà thơ
trong văn học quá khứ như Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Du, Trần Tế
Xương...
Trên báo Phụ nữ tân văn, khi viết về Phan Khôi, Thiếu Sơn khẳng
định rằng trong văn giới, Phan Khôi là người tai mắt; trong báo giới,
Phan Khôi là bậc đàn anh. Đóng góp của Phan Khôi là ở “công lập
ngôn”. Qua hoạt động báo chí, Phan Khôi đã góp phần thống nhất ngôn
ngữ trên cả nước. Đó cũng là một trí thức Nho học đã sở đắc được cái
mới và tạo thành một khuynh hướng riêng. Đồng thời, Thiếu Sơn cũng
nhận ra rằng Nho học là gốc rễ của Phan Khôi trong khi Tây học là
“người tình mới”.
1.2. Kiều Thanh Quế - nhà nghiên cứu, phê bình văn học xuất sắc
ở Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XX
1.2.1. Kiều Thanh Quế - con người và cuộc đời
Kiều Thanh Quế sinh năm 1914 ở làng Hắc Lăng, xã Tam Phước (nay
thuộc xã Tam An, huyện Long Đất, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) trong một gia
đình có truyền thống yêu nước. Cha ông là Kiều Văn Mười, mẹ là Tô Thị
Lê. Kiều Thanh Quế là anh cả của hai người em, em trai là Kiều Nguyên
Trung và em gái là Kiều Thị Vạn. Trong kháng chiến, họ đều tích cực tham
gia vào các phong trào khởi nghĩa chống giặc. Hiện nay, chỉ còn người em
trai Nguyễn Văn Trung sống ở Thị xã Bà Rịa - Vũng Tàu.
Thời thơ ấu và niên thiếu, Kiều Thanh Quế sống trong gia đình trung lưu
tại Bà Rịa. Ông được gia đình nuôi ăn học. Khi còn nhỏ, ông học ở Bà Rịa,
sau đó lên Sài Gòn học ở trường Pétrus Ký. Trong thời gian học tại trường
Pétrus Ký, ông đã hăng hái tham gia vào các tổ chức yêu nước. Không khí
đấu tranh sôi động của nhân dân đã nhen nhóm trong tính cách và tâm hồn
của chàng trai trẻ tuổi những tình cảm yêu nước. Cũng trong thời gian này,



19
Kiều Thanh Quế có nhiều điều kiện để dùi mài kinh sử. Sau khi lấy bằng
thành chung, ông xin vào dạy học ở Trường trung học Nguyễn Văn Khuê,
nhưng chỉ hai năm sau xin nghỉ. Do nhiều biến cố trong lịch sử, đất nước đang
trong công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, bằng tình yêu quê hương
đất nước, ông không trực tiếp cầm gươm giáo ra chiến trường, mà bằng ngòi
bút tấn công rất mạnh vào bọn thực dân. Tinh thần chống Pháp không chỉ thể
hiện bằng những bài viết đăng trên báo mà qua hành động. Cũng bằng ngòi
bút của mình, Kiều Thanh Quế với nhiều bút danh khác nhau như Mộc Khuê,
Tô Kiều Phương, Quế Lang, Nguyễn Văn Hai đã tấn công một người Ấn có
quốc tịch Pháp thu thuế chợ Lương Điền. Dưới quyền cai trị của bọn thực dân
Pháp, ông đã bị quản thúc tại Bà Rá (1939), một thời gian sau chuyển về Cần
Thơ (1940). Cuối năm 1942, mãn hạn quản thúc, Kiều Thanh Quế trở về Sài
Gòn dạy môn Việt văn tại trường Nguyễn Văn Khuê. Tại đây, ông tiếp tục
cộng tác với tạp chí Tri tân. Năm 1943-1944, ông cùng Ngươn Long - đại
diện Nhà xuất bản Đức Lưu Phương ra thăm Hà Nội, nhưng lại gặp máy bay
Đồng minh ném bom. Ông trở về Nam, tiếp tục cộng tác viết bài cho Tri tân.
Sau Cách mạng tháng Tám, năm 1945, Kiều Thanh Quế hăng hái tham
gia cuộc đấu tranh bảo vệ nền độc lập dân tộc. Trở về quê hương, Kiều
Thanh Quế ngày càng gắn bó với lực lượng vũ trang và trở thành người của
Quốc vệ đội do Đoàn Hồng Tâm làm chỉ huy trưởng. Thật không may do
nhiễu loạn thông tin và bởi đòn phản gián của quân Pháp, vào một ngày
đầu tháng 4/1947, hơn một trăm cán bộ chiến sĩ và nhân viên thuộc hai đơn
vị Ty Công an và Quốc vệ đội Bà Rịa bị bắt, trong đó có cả trưởng ty Công
an Huỳnh Công Vinh. Riêng Kiều Thanh Quế và chỉ huy trưởng Quốc vệ
đội Đoàn Hồng Tâm bị án oan vào ngày 7/4/1947.
Kiều Thanh Quế là một nhà yêu nước, một cán bộ cách mạng chân
chính đồng thời cũng là nhà văn, nhà nghiên cứu, phê bình. Nhưng trước

hết, nhắc đến Kiều Thanh Quế là nhắc đến một cây bút nghiên cứu, phê


20
bình cấp tiến đã ghi được dấu mốc đáng kể vào bước đi lên của bộ môn
nghiên cứu, phê bình văn học non trẻ ở Việt Nam trước 1945. Theo Thanh
Lãng, ông là “người thứ nhất phác họa một bộ mặt của văn học mới, ghi
nhận sự diễn tiến của văn học mới”`, “Kiều Thanh Quế có thể coi như nhà
phê bình văn học chuyên nghiệp duy nhất của văn học Nam Bộ” (Đoàn Lê
Giang). Ông được khẳng định là nhà nghiên cứu, phê bình xuất sắc của
Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XX. Đến nay, một số tác phẩm của ông thuộc lĩnh
vực nghiên cứu, phê bình đã và đang được tập hợp in lại. Tên tuổi của ông
cũng chính thức được khẳng định trong một số bộ lịch sử văn học, tuyển
tập phê bình, từ điển văn học...
1.2.2. Khái quát về sự nghiệp nghiên cứu, phê bình văn học của
Kiều Thanh Quế đến với sự nghiệp văn học từ những năm 1930, thử
bút qua nhiều thể loại: Truyện ngắn, tiểu thuyết, dịch thuật... với nhiều bút
danh khác nhau như Mộc Khuê, Nguyễn văn Hai, Tô Kiều Phương... Ông
còn là cộng tác viên với nhiều báo, tạp chí và nhà xuất bản trong Nam
ngoài Bắc như: Mai, Tin điện Sài Gòn, Văn Lang tuần báo, Tiểu thuyết thứ
bảy, Tạp chí Tri tân, Độc lập. So với các tác giả cùng thời, số lượng tác
phẩm mà Kiều Thanh Quế để lại quả là không nhỏ.
Ngay ở giai đoạn đầu cầm bút cộng tác với báo Mai do Đào Trinh
Nhất (1900 - 1951) làm chủ bút, nhà nghiên cứu, phê bình Kiều Thanh Quế
mới ngoài hai mươi tuổi đã có được tiếng nói thực sự tự tin. So với các cây
bút sáng tác và nghiên cứu, phê bình cùng trang lứa, Kiều Thanh Quế đã là
hiện tượng một trí thức trẻ tài năng và bản lĩnh. Mới bước vào nghề nhưng
Kiều Thanh Quế đã tạo lập được phong thái nghiên cứu, phê bình đúng
nghĩa, có nghề và đứng từ góc độ nghề nghiệp mà xem xét tác phẩm, chưa
nhuốm các bệnh phê bình văn chương xu thời, quảng cáo, áp đặt một chiều,

công thức máy móc. Các bài phê bình của ông mang tính thời sự nóng bỏng,
thể hiện một con người luôn đứng giữa đời sống nghiên cứu, phê bình văn


21
học, như: Bỉ vỏ của Nguyên Hồng (Mai, 22/6/1938 ), Làm đĩ, Thanh niên
S.O.S, Người đàn bà trần truồng và quan niệm tình dục trong văn chương
Việt Nam (Mai, 27/ 9/ 1939), “Trở vỏ lửa ra” Phan Khôi, hay là trả Phan
Khôi lại địa hạt của Phan Khôi (Mai, 29/9/1939), Ngược dòng (Mai,
11/8/1939), Lều chõng (Tri tân, số 23/1941), Cuộc kỳ ngộ Lan Khai-Sweig
“Tội và thương” gặp “La peur” (Tri tân, số 46/1942), Phê bình “Hàn Mạc
Tử” của Trần Thanh Mại (Tri tân, số 46/1942), Phê bình quảng cáo (Tri tân,
số 98/1943), Phê bình văn học sử (Tri tân, số 118/1943), Vì yêu chân lý (Tri
tân, số142/1944), Đại chúng văn học (Tri tân, số 151/1944). Những bài này
về sau được tập hợp lại và biên soạn thành các bộ sách nghiên cứu, phê bình
như: Phê bình văn học, Ba mươi năm văn học, Cuộc tiến hóa văn học Việt
nam, Đàn bà và nhà văn, Xuân phong văn tập, Vũ Trọng Phụng và chủ
nghĩa tả thiệt xã hội, Cuộc vận động cứu nước trong “ Việt Nam quốc
sử”...
Trong khoảng mười năm cầm bút - thời gian không dài , sự nghiệp của
Kiều Thanh Quế nổi trội hơn cả là thể loại nghiên cứu, phê bình văn học.
Bằng Giang cho rằng, ở vào giai đoạn này, Kiều Thanh Quế là một trong
những cây bút “viết khỏe nhất” cho tạp chí Tri tân.
Điều đáng nói ở đây là lĩnh vực nghiên cứu, phê bình vốn đòi hỏi cả
nguồn kiến văn sâu rộng và những trải nghiệm cá nhân, sự nhạy cảm và
tinh thần nhập cuộc, năng lực bao quát vấn đề và bản lĩnh phát hiện “tính
vấn đề” trong những vấn đề mà đời sống văn chương đang đặt ra, vậy mà,
nhà phê bình trẻ Kiều Thanh Quế đã làm được... Với những bài nghiên cứu,
phê bình, ông mới thực sự có niềm tin vào tài năng và con đường văn
chương mà mình đã chọn.

Bên cạnh nghiên cứu, phê bình, Kiều Thanh Quế còn sáng tác dịch
thuật. Thể loại tiểu thuyết, truyện ký, được ông viết vào những năm trước
Cách mạng: Hai mươi tuổi (1940), vừa có tập truyện Đứa con của tội ác


22
(1941). Tập sau được chia thành hai chương, thực chất là hai truyện (Đứa
con của tội ác và Đêm hè).
Thể loại dịch thuật: Sách Nam - mô A - di - đà Phật (1941), sách Một
ngày của Tolstoi (1942)...
1.3. Quan niệm của Kiều Thanh Quế về nghiên cứu, phê bình văn học
Với các công trình nghiên cứu, phê bình dài hơi xét trong khoảng từ
năm 1935- 1945 của mình, Kiều Thanh Quế đã cho thấy rằng nhiệm vụ của
người làm phê bình văn học là chú ý đến sự kiện trong đời sống văn học và
cố gắng tác động, thúc đẩy cho văn học phát triển. Việc các nhà nghiên
cứu, phê bình văn học như Kiều Thanh Quế thời bấy giờ, chờ đón và vui
mừng giới thiệu những đứa con tinh thần của nhà văn trên báo chí, đồng
thời chú ý tổng kết từng phong trào, từng thời kỳ văn học, từng năm, qua
bước chuyển của đời sống văn học, buộc những ai làm văn hóa, văn học
hôm nay đáng phải suy nghĩ. Trong khi, vào thời điểm đầu thế kỷ XX, giữa
sự bề bộn và phức tạp của đời sống văn học, báo chí, không ít nhà nghiên
cứu, phê bình tự hạ thấp giá trị và chức năng của nghiên cứu, phê bình văn
học thì Kiều Thanh Quế đã chỉ ra điều này: “Lối phê bình quảng cáo của
nhiều nhà báo nước ta (và cả nước Pháp nữa) chỉ giá trị bằng những lời rao
của bọn trẻ bán báo - không hơn không kém! Hoặc nhận tiền của nhà xuất
bản, hoặc cảm tình riêng với tác giả, các nhà phê bình quảng cáo hạ giá
ngòi bút, viết lên mạt báo những lời ca ngợi, xem hớ hênh đến buồn cười”
[45, 101].
Kiều Thanh Quế cũng định nghĩa thể văn nghiên cứu, phê bình, giới
thiệu khái quát tình hình đời sống nghiên cứu, phê bình văn chương đương

đại. Theo ông: “Phê bình văn học chính là linh hồn của đời sống văn học.
Nhà phê bình chân chính là người có đủ lực lượng, quyền hạn, điều kiện để
không phải làm việc quảng cáo như bọn con buôn, trả thù như đàn bà hay
tiểu nhân, mà để chính đáng giới thiệu những nhân tài không may bị chìm


×